Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 25903978

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 03.12.2024 22:50
Giai thoại chuyện tình dâm thi sĩ Hồ Xuân Hương
20.12.2022 12:48

Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm, cũng là bà chúa của sự kiêu ngạo, khinh bạc ( hay ít nhất thì bà cũng muốn người ta nghĩ về bà như vậy). Bà chúa đó không chỉ một lần không thèm nhìn thẳng mà chỉ “liếc mắt trông ngang” với các đấng mày râu. Càng không phải một lần bà chỉ tay day mặt vào “phường lòi tói” ở đời. Ấy vậy mà cũng chính bà chúa đó một lần (có lẽ là duy nhất), phải thật lòng khen ngợi một bài thơ và sau bài thơ đó là một con người , là tuyệt bút, là tài hoa

Đó là mùa đông năm Bính Tuất (?), nhân mùa thi Hương, Cổ Nguyệt quán được Hồ Xuân Hương mở ra để đón tiếp văn nhân tài tử khắp Bắc Hà(???).

Quán mở ra cũng đã khá lâu mà khách ra vào ngày càng thưa thớt. Có lẽ các “thầy khóa” biết mình biết người (dù chỉ mới nghe) nên tránh xa. Một vài chú “dê cỏn buồn sừng” lúc đầu cũng nhắm nhe húc vào nhưng nhận ngay ra không phải là “dậu thưa” mà là tường đá có thể gãy sừng như chơi thì la hoảng, chạy dài.



Thế rồi buổi sáng cận kề ngày thi, giữa lúc chủ quán và hai nữ tỳ đang ngồi chuyện vãn vì vắng khách thì có một người bước vào. Có lẽ vẻ ngoài giản dị nhưng nét mặt khôi ngô tuấn tú đã gây được cảm tình nên lần này đích thân Xuân Hương ra đón khách:

- Thưa, tiên sinh dùng gì?

Khách nói ngay:

Tôi là người phương xa đến, được nghe “Cổ Nguyệt quán” có lệ phải làm một bài thơ trình lên thay lễ nhất kiến, điều đó có đúng không?

Lại một chú dê con nữa chăng?- Hồ Xuân Hương nghĩ thầm- khẽ thở dài, nàng cười nhếch mép:

- Đành rằng lệ quán thì như thế, nhưng nếu tiên sinh chỉ đến để uống rượu thì không kể Vả lại, quán tôi lúc này đang vắng khách lắm.

Chẳng hiểu có nhận ra sự mỉa mai đến cay độc đằng sau câu nói của chủ quán hay không mà khách vẫn tỉnh như thường.

- Tục hay không nên bỏ, lệ cũ chẳng nên thay. Vả lại tôi đến đây không phải chỉ để uống rượu, nên dù bất tài cũng xin được y cựu.

- Vâng, nếu thế thì hay lắm, xin phép được kêu chúng chuẩn bị. Các em đâu, chuẩn bị văn phòng tứ bảo cho tiên sinh đây nhé.

Giấy bút được đưa lên.

- Xin quán chủ cho đề!

- Ồ không! Xin tiên sinh hãy tự chọn lấy thì hơn. Còn nếu tiên sinh muốn, tôi xin có một lời coi như gợi ý vậy thôi. Xin cứ lấy hoàn cảnh giữa hai ta mà làm đề.



Nói xong chủ quán lạnh lùng quay gót. Người khách hơi nhíu mày, có lẽ chàng đã ý thức được sự hóc hiẻm của đề ra.

- Hoàn cảnh giữa ta và nàng Nàng muốn nói gì đây (!).

Khá lâu, bỗng ánh mắt chàng bắt gặp dãy núi Ba Vì xa xa đang bị sương mù ban mai mùa đông che phủ như ẩn như hiện. Một tứ thơ chợt đến, sau một lúc suy nghĩ chàng cầm bút, thấm mực, viết nhanh lên tờ hoa tiên.

Thiên thạch nguyên lai bản thậm huyền

Nhất triêu vân vũ thạch liên thiên



Nhưng rồi lâu lắm, chàng vẫn không hạ bút viết tiép được. Mải cấu tứ bài thơ chàng không hề biết rằng một trong hai cô hầu gái đã nhẹ bước tới gần, lén nhìn qua vai chàng vàtrở lại nói gì với cô chủ mà ba người, cả chủ lẫn tớ đều xuýt xoa. Chang càng không biết họ đã bàn bạc thêm những gì, chỉ đến khi cô hầu gái trở lại bàn, cất tiếng:



- Thưa tiên sinh!

Chàng mới như chợt tỉnh:

- Cô nương bảo gì ạ?

Cô hầu hơi mím môi nhưng vẫn không dấu được nụ cười nửa như tinh nghịch, nửa như diễu cợt :

- Cô tôi bảo ra thưa với tiên sinh, nếu không thể làm được ngay thì đưa về nhà làm tiếp kẻo ngồi đây lâu bất tiện

Aùnh mắt người khách như tối lại nhưng chàng vẫn im lặng.

- Cô tôi còn bảo rằng. - cô hầu ngừng lời, mặt bỗng đỏ lên rồi nói rất nhanh - Nếu tiên sinh không làm được bài thơ ấy thì thôi, đừng cố quá kẻo lỡ ra có chuyện gì thì khốn

Nói xong cô chạy nhanh trở vào, mặt vẫn đỏ bừng như cố nén tiếng cười cứ chờ dịp vỡ oà ra.



Anh mắt người khách tối thêm, chàng mím môi: “Quá lắm!”. Nhưng rồi nét mặt chàng bình tĩnh lại dần, hình như chàng đã hiểu ra mình đang ở đâu và cô chủ quán này là ai. Mà như thế việc vừa rồi có chi là lạ, nếu không như thế mới thật là lạ chứ.

Chợt mỉm cười ranh mãnh như có điều chi thật thích thú, chàng cúi xuống viết nhanh hai câu còn lại của bài thơ rồi bước vội ra khỏi quán chẳng chào ai.



GIAI THOẠI VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG

Hồ Xuân Hương con ông Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783), em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống (1738 - 1786), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lôi, Nghệ An. Mẹ là người xứ Bắc, khi cha và anh mất, Hồ Xuân Hương tuy không còn nhỏ nhưng với thân phận thê thiếp lẽ mọn, hai mẹ con đành phải đưa nhau trở về đất Bắc sinh sống.
Ngôi nhà nhỏ ven Hồ tây thuộc phường Khán Xuân, khu vực núi Nùng (Bách Thảo- Hà Nội) dẫu chỉ tranh tre nứa lá, nơi Hồ Xuân Hương vừa xem sách, làm thơ, vừa dạy học trò nuôi mẹ già. Nhờ nhân thủy hữu tình mà khách khứa dập dìu ra vào khá đông.

Những bài thơ và giai thoại bà để lại trong thời kỳ này khá nhiều. Giai thoại đầu tiên xuất hiện ngay sau khi bà từ Vĩnh Phú về dựng cổ nguyệt đường dạy học, làm thơ.

Hôm ấy một viên quan lớn trong triều đi vãn cảnh hồ Tây. Trời trong, nước xanh- cảnh vật đẹp đến nao lòng vì bao nhiêu tinh tú của đất trời dường như tụ hội cả ở nơi đây. Nơi mà tâm hồn nhạy cảm của bà nhìn ra và quyết định dừng lại an cư lập nghiệp chứ không tiến vào kinh thành Thăng Long - nơi bao văn võ bá quan, dân kinh kỳ kẻ chợ có máu mặt đều tìm vào - vì vị trí khuất nẻo so với kinh thành...

Tiếng quân lính hô hét dẹp đường, cảnh võng lộng nghêng ngang, tiền hô hậu ủng, phá tan cảnh đẹp của bầu trời nơi đây. Xuân Hương đang giặt ở ven hồ thấy chướng tai gai mắt, liền buông rải quần áo ven bờ, điềm nhiên nhìn thẳng vào kiệu của quan đang đi tới, ngẫm nghĩ trong đầu, tìm tứ thơ, rồi đọc to:
Võng điều quan lớn đi trên ấy
Váy rách bà con giặt dưới này.

Ví cái võng điều của quan lớn với váy rách của bà con quả là chua cay. Xem ra, quan thời xưa chả khác quan thời nay là mấy. Trong khi bà con khổ sở, cùng cực thì quan vơ vét hết cho bản thân. Nhà cao cửa rộng, vợ nọ con kia, còn ô dù võng lọng, nghêng ngang, quát lác, chỉ ăn tàn phá hại, có lợi gì cho dân đâu ?

Nghe câu đối, cả thầy, cả tớ trợn mắt nhìn Xuân Hương, thấy phong thái ung dung, ngôn từ sóc lỏi, độc địa, biết không thể là đối thủ để nạt nộ, đành lẳng lặng đi qua như không hề nghe thấy...Chuyện này mà để lan truyền ra khắp kinh thành Thăng Long thì mặt quan thành mặt mo, còn nhục hơn bị bà con dùng váy rách che lên mặt. Từ đó, như quả pháo xịt ngòi, quan mất hẳn thói nghêng ngang, hống hách, đi đâu bỏ hết lính dẹp đường ở nhà, Hồ Tây trở lại với khung trời cao rộng, cây xanh, nước biếc, đẹp mê hồn.

Giai thoại thứ hai bắt nguồn từ hai chữ cổ nguyệt (ghép lại thành chữ Hồ) có người cho là của Chiêu Hổ chòng ghẹo bà.
Người cổ lại còn đeo thói nguyệt
Buồng xuân chi để lạnh mùi hương ?(1)

Câu đối ghép lại đủ cả tên họ bà, còn tách ra lại là sự trách khéo: "Đã tự coi là người cổ hủ, trọng nề nếp, gia phong lại còn thích thói hưởng nguyệt, xem hoa, lả lơi, thi phú ? Đang tuổi xuân thì còn hương sắc, mà không gìn giữ nền nếp, gia phong thì buồng xuân còn để lạnh đến bao giờ ?
Sát nhà là đền Trấn Võ, có gác chuông cao, treo quả chuông lớn, nhiều chàng nho sĩ đến thăm, cũng học đòi, ti toe làm thơ. Vốn táo tợn, Xuân Hương chẳng chịu tha cho những kẻ đầy bồ chữ nghĩa, tưởng thênh thang học rộng, tài cao mà toàn đồ chè chai giấy lộn ấy. Xuân Hương quyết lộn trái chúng ra:
- Được gặp các thầy nơi đền cao cửa kín này thật vinh hạnh, thóang trông đã rõ các thầy tài học uyên bác. Dám xin các thầy một bài thơ được không ạ ?
-Tưởng việc gì chứ thơ thì sẵn lắm, cô cứ ra đề cho.
-Dạ tiện đây xin các thầy vịnh quả chuông luôn, cứ lấy vần uông làm vần.
-Tưởng được gãi đúng chỗ ngứa, ai ngờ vớ phải quả chuông rè, chuông câm, ngoài hai tiếng kêu "bính boong" là hết, biết gắn vần uông vào chỗ nào đây ?
Ngần ngừ, mãi vẫn tắc tị, một thầy đánh liều gạ gẫm :
- Vần uông không ổn cô ạ, hay là...
Biết tỏng mớ chữ nghiã giấy lộn trong đôi bồ của các thầy không mấy đáng giá, Hồ Xuân Hương tung chưởng cho họ rơi từ đỉnh gác chuông tới... tận đáy hồ, không sao mọc mũi sủi tăm lên được:
- Sao lại không ? Em thử làm vài câu cho các thầy nghe nhé :
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông,
Nó bảo nhau rằng ấy cái uông.
Càng ở càng "sặc nước", quần áo ướt sũng sĩnh vì mồ hôi, nước lạnh

Hồ Xuân Hương dội lên đầu, các thầy đành ngớ ngẩn cười trừ rồi cút thẳng. Mỗi lần nhớ lại vần uông, cái chuông của thi sĩ họ Hồ, tên Hương lại buốt tận xương hông, không dám giở trò văn vẻ, chữ nghiã ra trước bàn dân thiên hạ nữa.

Cũng bởi nhà ở gần đền mà Hồ Xuân Hương hay thơ thẩn đi dạo, lần ấy đúng vào dịp Triều đình mở khoa thi, các sĩ tử, văn nhân từ khắp các tỉnh thành trong cả nước dập dìu về kinh thành Thăng Long dự thi rất đông. Trong số đó có “cậu ấm” con quan chánh chủ khảo kỳ thi, cùng đám bạn vàng giầu có. Nhân chơi hồ Hoàn Kiếm thấy cảnh Đền đẹp liền kéo vào. Để tỏ rõ tài thơ phú trước đám bạn vàng, cậu con chánh chủ khảo liền “ Tức cảnh sinh tình” vịnh luôn một bài “thẩn” đề vào ngay vách Đền làm “ kỷ niệm”:
Khen ai đổ đất đắp nên chùa
Một nếp thù lù ở giữa hồ,
Mặt nước bóng chiều đà bảng lảng
Làm sao vẫn chửa thấy chuông khuơ ?

Xuân Hương đang thơ thẩn quanh đó, thấy mọi người cười cợt, chỉ trỏ, liền sà vào, bắt gặp bài thơ và tác giả "rặn thơ" liền ôm bụng cười ngặt nghẽo. Cười chán, bà mượn bút mực, vung tay đề tiếp bài thơ “cảnh tỉnh’ của mình bên cạnh để trả lời “cậu ấm” và một xâu đám bạn lòi tói- những cốc chén, sứt mẻ, rạn vành, gẫy quai, thích chơi trèo của chúng:
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói, nói không nên
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, gặp người khẩu khí chững chạc đến thế, cậu ấm đành phải dựa cột...để nghe cho thủng, xong bấm bụng, xủng xong lốc nhốc kéo cả xâu chuỗi về. Chẳng bao giờ dám khoe dại, khoe khôn nơi vách đền nữa. Đền được trả lại vẻ đẹp cổ kính, u tịch trang nghiêm ban đầu. Vì sau đó chẳng ai dám vượt mặt “Bà chúa Thơ Nôm” để đề “thẩn” lên tường, làm bẩn tường nữa.

Lại một lần nữa, lúc này tiếng tăm của bà đã nổi khắp thành Thăng Long. Đang lững thững từ chùa Trấn Quốc về Cổ Nguyệt đường thì nghe có tiếng lơi lả, chòng ghẹo ở phía sau, biết rõ căn bệnh: ăn không nên đọi, nói chẳng thành lời của các thầy, Xuân Hương lẳng lặng men theo men hồ, đến sát chân núi Nùng, cạnh nhà, mới dùng lời sắc như dao để cắt đuôi:
- Chả mấy khi được gặp các thầy, em xin đọc hầu các thầy một bài nhé:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây chị dạy phép làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.

Nghe khẩu khí biết ngay là Hồ Xuân Hương, các thầy ngượng chín cả người. Tưởng đánh trống qua cửa nhà trời, ai ngờ sấm dội, mưa chan...gẫy cả dùi, vỡ cả trống. Tứ, ngũ túc dúm hết lại, suýt thì lộn cổ xuống hồ. Chờ cho Xuân Hương tung tăng vào hẳn trong nhà, các thầy mới dám xiêu vẹo bước. Thật chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Đã ngứa nọc, buồn sừng lại gặp phải dậu thưa, hoa rữa, gỡ chẳng ra lại còn bị cười lỡm đến thối nọc, gẫy sừng./.

(Theo vanchuongviet )


 
 
 
ôi có thấy trong diễn đàn topic “ Theo gót Hồ xuân hương” của bạn Phương hà Phương. Quá vui mừng tôi đã vào đọc topíc này vì tôi là một người đặc biệt yêu thích bà. Buồn thay khi đọc xong trang ấy tôi lại thấy buồn. Hóa ra một nữ thi sĩ đứng hàng thứ hai của Việt Nam chỉ sau có mỗi cụ Nguyễn Du lại không phải ai cũng hiểu bà. Mà đã không hiểu bà thì làm sao có thể theo chân bà được? Thậm chí đọc topic ấy mà hiểu Hồ xuân Hương như thế thì đã làm méo mó hình ảnh của bà. Đấy chính là nguyên nhân tôi viết bài này.
Tôi không có ý định phê phán bạn Phương Hà Phương và những bạn đã tham gia vào topic ấy. Quyền viết như thế nào là quyền tự do của các bạn. Ở bài viết này tôi chỉ muốn nêu lên những tinh hoa của thơ bà để mọi người hiểu bà hơn và nếu có định theo phong cách của bà thì phải theo cho đúng để tên tuổi của bà mãi mãi không bị hoen ố. Còn nếu không thì đừng nên để dòng chữ “Theo gót Hồ xuân Hương” để làm cho những người yêu mến bà phẫn nộ.
Nói đến Hồ Xuân Hương là người ta nói đến cái “ Dâm” và cái “Tục” trong thơ của bà. Đúng vậy. Những câu như
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Hay
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Hoặc
Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi
Có dâm không? Có tục không?
Rất dâm và rất tục nhưng cái dâm và cái tục ở đây bà dùng nó như một thứ vũ khí để tát vào mặt bọn quan lại thống trị, bọn vua chúa, bọn trí thức nghênh ngáo nhưng đã bị tha hóa về mặt đạo đức. Cái “ Chành ra ba góc da còn thiếu” ấy mà làm mát mặt những “Anh hùng” để” che đầu quân tử” Thì thật chẳng có cái tát nào đau hơn. Nhưng cái tài của bà là ở chỗ: Bị tát đau thì đau thật nhưng không nói được. Hiểu thì hiểu là “ Cái ấy” nhưng nó lại là cái quạt. Phải là người có con mắt sắc sảo, có đầu óc tinh tế mới nhận được ra những cái giống nhau của hai cái rất khác nhau ấy Tôi đoan chắc với các bạn rằng đến tận ngày nay không phải ai cũng nói chắc được cái phần “Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa “ Trong câu thơ là phần nào của cái quạt và phần nào của “Cái ấy” đâu. Và còn điều này nữa không hiểu các bạn có nhận ra không? Trong cái quạt chỉ có hai thứ đó là nan quạt và giấy bồi và giấy bồi lúc thì bà gọi nó là da “ Chành ra ba góc da còn thiếu” Lúc thì bà lại bảo nó là thịt “ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” Chắc rằng ở “Cái ấy” Có một thứ nhìn thì tưởng là thịt nhưng “ Chành ra” Mới biết đó là da. Không biết có đúng không? Các bạn nữ hoặc các bạn nam đã có vợ kiểm tra lại hộ xem. Tôi chưa có vợ nên đoán mò như thế (Đọc đến đây các bạn đừng cho là tôi điêu nhất việt nam thư quán nhé. Nếu có điêu thì cũng chỉ điêu thứ nhì thôi vì thứ nhất đã có người nhận mất rồi). Các bạn thấy chưa muốn học theo bà đâu phải dễ cần phải sắc sảo và tinh tế lắm.
Là một người phụ nữ mà đường tình duyên không mấy thuận lợi lại sống trong một xã hội phong kiến, không thừa nhận tự do yêu đương và người đàn bà nhiều khi bị coi là một thứ đồ chơi bà đã đồng cảm với khát vọng được thương yêu, được hạnh phúc của những người phụ nữ. Những lúc như thế. cái dâm và cái tục của bà đổi khác. Chúng ta thử đọc bài “ Đánh đu “ của bà
Bốn cọc khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai du gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng o­ng ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không
Bài thơ phảng phất, Chỉ phảng phất thôi cảnh sinh hoạt vợ chồng và bà đã ca ngợi nó bằng những hình ảnh bay bổng,
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song
Không có một chút dâm, không có một chút tục nào ở đây.Bà ngợi ca nó bằng tất cả những khao khát được ái ân, được thỏa mãn mà người đàn bà mong muốn. Đọc câu “Gái uốn lưng o­ng ngửa ngửa lòng” của bà ta cảm nhận được sự thỏa mãn, cảm nhận được khát vọng yêu đương toát lên trong câu thơ. Cả bài thơ như một bức tranh trong sáng và đẹp đẽ. Nếu ai đó còn muốn nói đến cái tục trong câu “Trai du gối hạc khom khom cật” của bài thơ thì cũng đành phải nói rằng đây là bức ảnh Nude nhưng là Nude nghệ thuật. Nhưng câu kết của bài thơ lại đột nhiên lắng xuống
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không
Xa xót quá cho thân phận người đàn bà trong chế độ cũ. Một sự đồng cảm? Không! hơn thế nữa. Một tiếng thở dài chắt ra từ chính cuộc đời bà. Đọc thơ HỒ xuân Hương chúng ta bắt gặp không ít những sự đồng cảm như thế
Nhắn nhủ ai về thương đấy với
Thịt da ai cũng thế mà thôi
Một cô gái yếu ớt muốn chống lại cả một xã hội hủ bại. Một người đàn bà muốn đứng lên đòi lại cho mình, cho giới của mình quyền được khao khát. Quyền được yêu đương, quyền được thỏa mãn. Người đàn bà ấy đã dùng đến một thứ thuốc nổ, đó là cái dâm và cái tục để muốn phá bỏ đi cái trật tự xã hội cũ. Cái dâm và cái tục của bà trở thành một thứ vũ khí,một phương tiện để chiến đấu cho một mục đích chứ không phải là cái dâm, cái tục thô thiển mà các bạn trong topic “Theo gót Hồ Xuân Hương” đã nghĩ
Văn hóa phương đông của chúng ta cố tránh nói đến hai từ tình dục. Chinh những vị được goi là “Hiền nhân” “Quân tử” sau khi đã thỏa thuê với năm thê bẩy thiếp,những vua chúa với ba trăm cung nữ, sáu trăm cung tần sau khi đã no xôi chán chè thì lại mặc bố quần áo đạo đức “ Eo ơi Kinh quá. Ai lại nói đến cái ấy” và bà đã vạch mặt bọn đạo đức giả ấy
Chúa dấu vua yêu một cái này
Hay
Hiền nhân quan tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Muốn nói gì thì nói tình dục đóng một vai tò cực kỳ quan trọng ( Nếu như không muốn nói là nhất) trong hôn nhân và trong cuộc sống. Bà là người duy nhất nói thẳng điều đó và ca ngợi nó, Chúng ta đọc lại bài “ Chơi đền Khán xuân”
Êm ái chiều xuân đến khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ xuân gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười
“Ba hồi chiêu mộ xuân gầm sóng” Ba từ” xuân gầm sóng” đã ai diễn tả được cái đam mê, Cái mãnh liệt, Cái khát khao trào dâng được như thế chưa kể cả các nhà thơ hiện đại ngày nay? Chưa ai cả. Bà là người duy nhất dám nói đến những khát khao trần tục của con người
“Một vũng tang thương nước lộn trời” Có một thứ bé lắm chỉ là một cái vũng nhỏ thôi nhưng có thể làm đảo lộn cả đất trời. Câu thơ có tính khái quát quá sâu sắc. Nó đúng cho từng cá nhân chúng ta nhưng cũng đúng cho cả một xã hội. Đọc hai câu này tôi lại nhớ đến câu “
Nhất tiếu khung nhân thành
Tái tiếu khunh nhân quốc
Của nhà thơ Đường xưa. Kể thì đó là một câu thơ hay nhưng còn lâu lắm câu thơ ấy mới sánh được hai câu của bà.
Tôi dẫn bài thơ này ra để các bạn có thể đẽ dàng nhận thấy đặc điểm cái “Dâm” và cái ‘Tục” trong thơ của bà. Khi bà dùng cái dâm và cái tục để làm vũ khí thì bà tả “Cái ấy” rất rõ, rất sắc nét ai cũng nhận ra rồi mang” Cái ấy” chùm vào mặt một kẻ nào đó
“Chành ra ba góc da còn thiếu Mát mặt anh hùng khi tắt gió
----------à
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa Che đầu quân tử lúc sa mưa
Hoặc
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
à
Hòn đá xanh rì lún phún rêu Mỏi gối chồn chân vẫn cố trèo
Còn khi bà dùng cái dâm và cái tục để ca ngợi tình dục, tình yêu thì bà không bao giờ tả “Cái ấy”. Nếu có nói đến những bộ phận trên thân thể người đàn bà thì bà lại tả nó một cách ẩn dụ đầy nên thơ và lãng mạn. và bà khẳng định
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười
Với ý thức mà chúng ta tạm gọi là “Dùng cái dâm và cái tục “ để ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi tình yêu và tình dục vô tình bà đã vẽ được một bức tranh khỏa thân đẹp nhất và có thể nói là duy nhất trong văn thơ cổ điển việt nam. Chắc có bạn sẽ phản đối tôi và dẫn ra câu
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dày đúc sẵn một tòa thiên thai
Của cụ Nguyễn Du trong truyện kiều. Nhưng theo tôi đây chưa phải là một bức tranh khỏa thân. Cụ nguyễn du vẽ Kiều qua chiếc rèm mỏng của buồng tắm Trong bài “ Vịnh thiếu nữ ngủ ngày” thân thể người phụ nữ được bà tả bằng những hình ảnh đầy diễm lệ
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Hãy đặt “Một lạch đào nguyên suối chửa thông” Bên cạnh “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc” bạn sẽ nhận ra có hai Hồ xuân Hưông trong một thân hình. Một Hồ xuân Hương đấu tranh và một Hồ xuân Hương của ái tình
Nhưng dù bất cứ là Hồ xuânHương nào thì trong thơ của bà cũng “ Tục mà không tục. Dâm mà không dâm, trong tục có thanh và trong thanh có tục”. Đấy là một nghệ thuật đã đưa bà lên vị trí nhất nhì trong các nhà thơ Việt Nam.
Tôi rất băn khoăn khi đặt bà dưới cụ Nguyễn du bởi vì kể ra Hồ xuân Hương đoạt nhiều cái nhất hơn cụ Nguyễn Du
Thứ nhất—Bà là người duy nhất với phong cách dùng cái dâm và tục để viết về cuộc đời thì trước bà không có ai và sau bà cũng không có ai (Tất nhiên những bạn đang học theo bà thì không kể). Bà là người duy nhất. Còn với cụ Nguyễn du thì khác, cái cơ bản để tạo nên văn phong của Nguyễn du là lời thơ đẹp đến mức mỹ lệ. Dùng cảnh tả tình, Hình ảnh chọn lọcV…v…Nhưng có một điều Nguyễn Du không phải là duy nhất. Có một truyện nôm khuyết danh, truyện Hoa tiên. Lời thơ cũng cực đẹp phảng phất như truyện kiều đến nỗi người ta còn cho rằng Nguyễn du học ở Hoa tiên và viết nên truyện kiều. Điều đó đúng hay không thì ở đây ta không bàn đến. Nhưng có một điều khẳng định: “về Phong cách viết thì Nguyễn du không phải là duy nhất”. Không phải tìm kiếm đâu xa đọc chinh phụ ngâm của Đoàn thị điểm ta thấy thơ bà cũng đẹp chẳng thua truyện kiều là mấy
Thứ hai—Về ngôn ngữ thơ: Thơ nguyễn du đẹp, mỹ lệ nhưng ông không tạo ra được một ngôn ngữ của riêng mình. Từ ông dùng vẫn là những từ thông thường mà ta vẫn dùng. Nhưng với Hồ xuân hương thì khác Phải nói rằng bà là người duy nhất sáng tạo ra những từ ngữ mà từ trước đến nay không ai dùng. Những từ này vô cùng độc đáo và thú vị
Đêm khuya tỏm cắc một đôi hồi
Từ tỏm cắc không phải là tuyệt bút nữa mà phải gọi là thần bút Hay câu “Thân này đâu đã chịu già tom” Chữ “già tom” Hoặc từ “Khéo khéo phòm” trong câu “Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm” trong bài động Hương tích” V….V..
Những từ như thế là rất mới lạ đã nâng tiếng việt lên thêm một nấc thang mới
Thứ ba—Về tính nhân văn –Đồng cảm với người đàn bà thì có rất nhiều nhà văn, nhà thơ mà không cần nói thì các bạn cũng đã biết. Nhưng xây dựng nên hình tượng người đàn bà mà bóng của nó trùm lên trên bóng của những người đàn ông thì bà là người duy nhất.
Thân này ví đổi làm trai đưộc
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu?
Hay
Cái tội trăm năm chàng chịu cả
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Hình ảnh người đàn ông, đấng mày râu, trở thành vô cùng thảm hại khi bà hạ bút viết một câu
Bố cu lỏm ngỏm bò trên bụng
Và điểm cuối cùng dám nói lên khát vọng luyến ái. Đề cập đến vấn đề tình dục như một nhu cầu, một khát vọng của con người thì bà cũng là người duy nhất và bà đã đi trước thế hệ của bà hàng vài trăm năm
Ở bài này tôi chỉ hạn chế trong vấn đề cái dâm và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương thôi vì về bà còn nhiều điều đáng nói lắm.
Nói đến hồ xuân Hương là người ta nói ngay đến cái dâm, cái tục nhưng xin các bạn nhớ cho rằng những bài như bài cái quạt trong thơ hồ xuân Hương ít lắm chỉ có khoảng dăm bảy bài thôi nên giá trị của thơ bà không chỉ nằm trong cái dâm, cái tục đâu mà sao các bạn chỉ học theo bà cái dâm cái tục ây?. Học theo hồ xuân Hương là học theo những tinh hoa của bà. Cái dâm, cái tục chỉ là một phần rất nhỏ ( Và cũng chỉ là cái vỏ để chở bao nhiêu Đạo bên trong các bạn ạ)
CÁI DÂM TRONG CAO DAO VIỆT NAM

Tình Dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Nghiên cứu sâu về Tình Dục thì không thể bỏ qua khía cạnh văn hóa này, vì ở đó nó thể hiện được quan niệm của mỗi dân tộc, mỗi sắc dân thậm chí là từng vùng nhỏ địa lý, tình dục dược nói đến trong các tác phẫn văn học nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phan Trần, Hoa Tiên… và cũng là một đề tài vô cùng phong phú trong ca dao. Ca dao VN là một loại văn chương bình dân có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng, nó được thể hiện qua lối nói rất giản dị, thẳng thắng, trung thực không màu mè, chải chuốt,là một kho tàng bất tận để khai thác trong nhiều lãnh vực khác. Khảo sát về mặt tình dục trong ca dao VN mới thấy được những nhận xét thật uyên bác rất tinh tế của người nông dân, mới thấy được sự mô tả tâm tư, tình cảm, sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, rất đời thường. Bộ mặt tình dục trong loại văn chương bình dân thể hiện theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của mỗi chữ, mỗi câu nói điều đó có thể làm cho một số nhà” đạo đức ” lên án là dâm ô, tục tĩu, những chuyện không nên nói nơi chỗ đông người. Sự thật là: dù có chỉ trích thế nào đi nữa thì nó vẫn đã tồn tại và sẽ tồn tại vì nó là ý thức châm biếm, óc hài hước của dân tộc, của một lớp người bình dân trong suốt lịch sử tồn tại

Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đè nó nhét cái mả cha nó vào!
Lại có câu:
Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần L.. ám ảnh mà mê mẫn đời
Hóa ra Thần L.. chi phối cả cuộc sống, bởi vậy không lạ khi người Champa đem hai “cái ấy” Yoni và Linga đễ thờ phụng. Ngày xưa người Việt cũng như người Tàu đều có khuynh hướng sùng bái tính dục bao gồm sự sùng bái cơ quan sinh dục, sùng bái chuyện sinh nở, sùng bái vấn đề tính giao. Cho nên trong ca dao người ta nói nhiều đến chuyện này. Ông Đổng, bà Banh có thể xem là biểu tượng về tình dục trong ca dao:

Có chồng từ thuở mười lăm.
Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôi
Đến chừng mười chín đôi mươi
Tôi ngủ dưới đất chàng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn cẳng giường gãy một còn ba!
Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng cô mình thụ thai
Sinh ra được thằng bé con trai
Về sau, giống bố gặp ai nó cũng hàn.

Tròng trành như nón không quai
 Như thuyền không lái như ai không chồng

Thôi thôi, tôi van câu rằng đừng
Tôi lạy cậu rằng đừng
Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa
Tôi về gọi chị tôi ra
Chi tôi đã lớn nguyệt hoa đã từng

Em đừng khinh quân tử nhỏ nhoi
Con lươn bao lớn nó xoi lủng bờ.

Em ơi đừng thấy nhỏ mà rầu
Con o­ng bây lớn đốt cái bầu cù queo!

Em ơi đừng thấy nhỏ mà khinh
Con thằn lằn bây lớn ôm cây cột đình tổ cha!

Chú ý: Tổ cha: tiếng địa phương có nghĩa là rất lớn


Em đừng chê anh nhỏ mà lầm
Hòn đá đập nằm dưới,
hòn đá cầm nằm trên
Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Còn hơn chụp bụp nữa ngoài nữa trong
(Chụp bụp nghĩa là to mà ngắn)

Chẳng thà nó nhỏ mà cong
Còn hơn tổ bố nửa trong nửa ngoài

Cồng cộc bắt cá bầu eo
Chi chê tôi bé, tôi trèo chị coi

Câu đố:
C.. ba chia đút vô l.. ngoáy
Chãy máu ra lè lưởi liếm liền

Câu đố:
Ngất nga ngất ngưỡng tựa cần câu
Tay chân không có miệng trên đầu

Câu đố:
Đi nhai, đứng ngậm ngồi cười.

L.. này L.. chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu đ… dai đau L…

C .. to lo chi đói
Cơm nhà L..vợ
Sờ L..béo, đéo l… gầy
Vú nẫy L.. sưng
Ví phấn với vôi
Ví L.. con đĩ với môi thợ kèn

Bà ba đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng L..

Bà ba đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông L.. bán trăm

Trên trời có ông sao Rua
L.. em tua tủa có thua chi nào.

Lông tơ lún phún mép L..
Lăn tăng con cá diếc lòn vào lòn ra
Cây trời có cái chỉa ba
Thương em thì hãy đem tra nó vào
Trèo lên cây khế giữa ngày
Váy thì trụt mất, lưỡi cày thò ra
Lưỡi cày ba góc chẻ ba
Muốn đem đòn gánh mà tra lưỡi cày

Trời mưa trời gió đùng đùng
Cả bầy C.. lọ mang tơi đi tìm

Cơm ăn mỗi bửa mỗi niêu
Tội gì bắt ốc cho rêu bám L..

Ví ví von von
Anh cho một cái, cỏng con về nhà

Thấy L.. lạ như quạ quạ thấy gà con
Trong nhà đã có đồ chơi
Song le còn muốn của người thêm xinh

Kim mà đâm thịt thì đau
Thịt mà đâm thịt nhớ nhau suốt đời

C.. vạy thì ngoáy L.. già
Ngoáy lui ngoáy tới chết cha L.. già

C.. vạy thì ngoáy l.. già
Ngoáy lui ngoáy tới nó ra nước nhờn

Gió nam non thổi lòn hang chuột
Đ.. em rồi, đ.. nữa được không em

Nhiều phân tốt lúa
Nhiều lụa tốt L..

L… tốt vì lụa Lúa tốt vì phân.

Vú em như quả mướp hương
Tay anh phật thủ đôi đường gặp nhau

Hơn nhau tấm áo manh quần
Cởi ra bóc trần ai cũng như ai

Lở khi ăn miếng trầu xanh
Đêm lo ngày sợ mặt xanh như chàm

L.. vàng, bẹn ngọc, đóc san hô
Chóc ngóc như đóc mồ côi

Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng
mẹ giận mẹ phát ngang hông:
“Đồ con chết chủ đòi chồng thâu đêm”!


Chú ý: Đồ chết chủ, địa phương ngữ, có nghĩa là mất
dạy Phát: đánh vào người bằng bàn tay xòe (phách)

Đêm bảy ngày ba vô ra không kể
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Nhất nguyệt dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia.

Dịch:
Đêm tối uống vài ba chén rượu
Sáng ra lót dạ mấy chung trà
Một lần một tháng e vừa đủ
Chắc chắn lương y khỏi tới nhà

Bảy lượt mổi ngày đòi má nó
Đương nhiên y sĩ phải xông nhà ???

Cha chết không lo, lo trâu méo L…

Áo xông hơi của chàng vắt mắc
Đêm em nằm em đắp lấy hơi
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dãi yếm hơn nghìn chăn bông

Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la

Chú ý: Ngày xưa cái giường của người đàn bà nhà quê là loại giường chỏng đóng bằng tre già, lâu ngày thành xiu lỏng, đụng vào đó kêu cót két, giống như tiếng chuột kêu chút chít. Có lẽ bà mẹ của cô gái kia đã một lần chợt thức giấc vì nghe tiếng chuột kêu, hoặc nghe tiếng giường kêu

Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Con ơi mẹ cũng một lòng như con

Cô Ba, cô Bốn lấy chồng
Cô Năm ở lại giật mồng tăng tăng

Xót lòng mẹ góa con côi
Kiến ăn lần hồị L.. lớn bằng mo

Áo dài chẳng nệ quần thưa
Bảy mươi có của cũng vừa mười lăm

Em ham giàu em lấy thằng bé tí ti
Làng trên xã dưới thiếu gì trai tơ

Ngó lên gò mả, Ngó xuống gò găng
Gặp chị bẻ măng, Trật quần bắt kiến
Thấy tôi hay liếng, Chị bảo bắt giùm
Tôi bắt một đổi, Thấy cái đùm đen thui!

Gió nam non thổi lòn hang cóc
Phận em nghèo nên mồng đóc khô rang

Gió nam tốc dải yếm đào
Sao anh trông thấy oán anh không vào thắp hương

Anh về sương gió lạnh lùng
Ở đây chung gối chung mùng với em

Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp, kẻo gió tây lạnh lùng

Đêm đông trời lạnh như đồng
Mượn chi thì cho mượn, mượn chồng thì không
Làm thân con gái phải lo
Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng

Thương em đút C. qua rào
Không thương rút lại gai quào rách dạ
Thương em đút C. qua rào
Tai nghe chó sủa, rút lại nên bị gai cào xướt dạ

Trăng lên đỉnh núi mu rùa
Cho anh đ. chịu đến mùa anh trả khoai

Vú em như cái chủm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền

Vú em đang giá một tiền
Cho anh bóp cái anh đền năm quan

Nứng L … mà cạ cây vông
Cạ lên cạ xuống gai châm đầy l…

Vân Tiên ngồi dựa gốc môn
Chờ cho trăng lặn sờ L. Nguyệt Nga
Nguyện Nga biết ý không la
Vân Tiên thấy vậy sờ ba bốn lần

Mười ba mười bốn lum săng
Mười lăm mưới sáu lông quăm mép L.
Mười bảy mười tám thẹn thùng
Hai mươi mười chín như khùng như điên

Ra đường con mắt ngó nghiêng
Về nhà chui chốn buồng riêng vê mồng

Dậm chân xuống đất cái đùng
Vỗ L …cái phạch chào anh hùng đến đây!

Dậm chân xuống đất kêu bon
Vọc C. cho cứng chào con nứng L.
Bà Đội cho chí bà Cai
Bà nào hay đố chữ cũng váy ngoài L.. trong

Nứng l… đỏ mặt Nứng C… đỏ lổ tai

Sướng lỗ khu su con mắt (lỗ khu tiếng Huế là hậu môn)

Cực chi da diếc diếc da
Áo em hai vạc trải ra anh nằm

Nứng C. máu Cái L. què

Trăng lên khuất bóng cây dừa
Làm thân con gái phải chừa đi đêm!

Thương em không dám vô nhà
Đi qua đi lại hỏi: “gà bán không?”

Em là con gái đêm hôm
Anh đừng lui tới mà nam nồm tội em!

Chú ý: Nam, nồm: gió nam, gió nồm, đây ý nói tiếng đồn xấu, tiếng chì tiếng bấc.

Thương nhau nào ngại sang giàu
Tối lửa tắt đèn nhà ngói như nhà tranh

Chị kia lớn mổng cao mu
Lại đây cho tôi gởi con cu trọc đầu
Cu tôi vừa mới đâm lông
Cho mượn cái lồng nhốt đỡ vài đêm

Cu tui ăn đậu ăn mè
Ăn chi của chị mà chị đè cu tui
Tui chưa trách chị mà chị lại trách tui
Con chị đi lên đi xuống nên con tui mang bầu

Con chị mang chín tháng không rầu
Con tui mang hai hòn dái nặng đầu quanh năm

Ôi O bán cồm hai lu
Đi mô tui gởi con cu về cùng
Cu tui tui ấp tui bồng
Chớ bỏ vào lồng mà ốm cu tui
(Tiếng Huế goi O là cô )

Thấy đua, thì cũng đua đòi
Thấy tỉa lông nách cũng xoi lông L..

Tham giàu lấy phải thằng Ngô
Đêm nằm như thể cành khô đâm vào

Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già tám mươi
Tiếc thay con ngựa bạch mà thắt cái dây cương thừng
Tiếc thay con người ấy thế ma đi ôm lưng cái lão già

Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông

Hởi cô mặc yếm hoa tầm
Chồng cô đi lính cô nằm với ai
Cô nằm cô đẻ thằng bé con trai
Chồng cô về hỏi: Con ai thế này ?
Con tôi đi kiếm về đây
Có cho nó gọi bằng thầy thì cho

Hởi cô cô yếm thắm bùa đeo
Chồng cô cô bỏ cô theo chồng người

Hỡi nàng má đỏ hồng hồng
Cổ cao, miệng rộng, lông L. vắt vai

Hát cho chó cắn, bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo

Rung rinh nước chãy trên đèo
Bà già lật đật mua heo cưới chồng

Ở đây có đứa lấy trai
Cho nên trời hạn nắng hoài không mưa

Ông già ông đội nón cời
Ông ve con nít ông trời đánh ông
Ông ơi tôi chẳng lấy đâu
Ông đừng cạo mặt nhỗ râu tốn tiền

Tiện đây mận hỏi thăm đào
Vườn hồng đã có kẻ vào hay chưả
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Khứ nhật ngã đề xuân nhất tự
Hà nhân lai đáo phá thành thung
Lang quân bất thức lang quân hận
Tọa tất xuân đề ngọa tất thung

Ngày ấy ta đề “xuân” một chữ
Cớ sao ai lại phá thành “thung”
Bởi chàng không rõ nên chàng giận
Ngồi ắt là “xuân”, nằm ắt “thung”

Ngó vô đám bắp khô bao
Muốn vô mà bẻ người ta rào tứ tung
Một mai trống thủng còn vành
Lấy da trâu bịt lại cũng lành như xưa

Đau bụng, lấy bụng mà chườm
Nhược bằng không khỏi, hắc hương với gừng

Em ơi! Trống lũng khó hàn
Dây dùng khó đứt,
người khôn khó tìm

Nước chãy hòn đá lăn cù
Con chị đã vậy thì bèn con em!

Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui cô chị khi buồn cô em

Mít ngon anh đánh cả xơ
Chị đẹp em đẹp anh sờ cả đôi

Gió đưa bụi chuối sau hè
Đã ve con chị lại tò vè con em!

Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Để em vắng lạnh phòng không một mình

Buồn tình cha chả buồn tình
Biết ai lẻ bạn cho mình kết đôi

Quét nhà long mốt long hai
Cha mẹ đi vắng dẫn trai vô nhà

Chú ý: long mốt long hai: làm dối, quét một chổi sót một chổị Đây ý nói làm thì vụng về, chỉ giỏi đường trai gáị

Chàng vông mà đậm lúa lép
Rựa lụt mà cắt dép da
Trai tơ mà lấy vợ già
Nhai cơm mà sú thưa:”bà nuốt đi”!

Chú ý: chàng vông: chàng bằng gỗ vông, nhe..

Mèo hoang thì chó cũng hoang
Một chàng ăn trộm gặp nàng nhổ môn

Chú ý: nên hiểu theo nghĩa bóng (gian phu dâm phụ)

Cầm chài mà vải bụi tre
Con gái mười bảy đi ve ông già!

Một vợ mà xử không xong
Còn đòi hai vợ cho cong … cái xương suờn
Từ nay sống cũng bằng không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha

Cho dù có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là phí toi
Bây giờ pháo đả tịt ngòi
Gia tài còn lại … một vòi nước trong

Củ lang nấu lộn củ mì
Cháu lấy chồng dì kêu dượng bằng anh

Xứ tôi có núi “Xách Quần”
Lấy ai thì lấy xin đừng lanh chanh
Yêu anh thì giữ lấy anh
Xin đừng ăn tỏi chê hành là hôi

Xách quần chạy ngược chạy xuôi
Chạy mỏi cẳng rồi đứng lại bơ vơ …

Con gái chơi với con trai
Coi chừng cặp vú như hai sọ dừa

Có chồng thì mặc có chồng
Tôi đi ngủ dạo kiếm ít đồng mua rau!

Một hai họ nói rằng không
Dấu chân ai đứng bờ sông hai người

mẹ ơi mẹ bạc như gà
Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con

Ai về nhắn với ông câu
Cá ăn không giật để lâu mất mồi

Cam đường bóc vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh ve để giành

Chú ý: cam đường: loại cam dại trái nhỏ, thường mọc dưới chân núi, mùi thơm như mùi cam, lá giống lá chanh, cây có gai như gai quít, trái chín ăn rất ngọt, trái xanh thì đắng và hơi chua

Thằn lằn tặc lưỡi mái tranh
Đôi ta còn nhỏ để giành mai sau
Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau!

Cô tú kẽo kẹt cậu cai
Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông

Con chim điểu nó biểu con chim huỳnh
Biểu tổ chức, biểu nhỏ, biểu mình ưng ta
Chim chuyền bụi ớt líu lo
Líu lo bụi ớt đừng cho con chim chuyền

Liệu bề dát được thì đau
Đừng gầy rồi bỏ thế gian họ đào

Trời sinh cái cửa ra vào Sao em lại khoe sắc tài
Độc bình để trống nhành mai anh cắm vào!

Chú ý: đào (đào bới): chưởi rủa

Em ơi anh bịnh nhức dầu
Hay đi đái rát lại đau ngọc hành
Thuốc gì đỏ đỏ xanh xanh
Thì em đi lấy cho anh một liều

Sáng trăng tôi được chồng ai
Tôi cột gốc xoài ai chuộc cho tôi
Ba quan tiền điếu bó mo
Con heo đóng cũi tôi cho chuộc chồng

Chú ý: Đại ý: một gã chuyên “hai hoa” bị gái ngoan bắt được trói lại rồi đánh tiếng. Quan tiền điếu bó mo: tiền đúc bằng đồng điếu, tức loại đồng tiền thau. 1 quan = 10 tiền; 1 tiền = 60 đồng. Đem những đồng tiền bó vào mo cau cho dễ mang.

Những mạng thích chí ngao du
Dạo chơi cho biết xuân thu thế nào
Nhất lê, nhì lựu, ba đào
Nhìn xem thấy cảnh muốn vào bẻ bông.

Thương cha nhớ mẹ có hồi
Thương anh lúc đứng lúc ngồi không an
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dãi yếm cho chàng sang chơi
Ước gì dãi yếm em dài
Để em buột lấy những hai anh chàng

Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì theo sau

Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Bo bo giử lấy của trời làm chi

Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng

Trai tơ lấy gái nạ dòng
Cầm bằng uống máu làng trong làng ngoài

Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chửa có chồng, còn đợi chờ ai

Buồng không lần lữa hôm mai
Đầu xanh mấy lúc da mồi tóc sương

Cô kia cắt cỏ bên sông
Cái váy thì cộc, cái lông thì dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Thưa rằng chẳng bán để dài quét sân

Cổ tay em trắng lại vừa tròn
Để cho ai gối đến mòn một bên

Nghiêng tai hỏi nhỏ ông Phật rằng:
Trai thanh lấy gái có chồng được không?

Chơi cho thủng trống long bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống long chiêng
Rồi ra ta sẽ lập nghiêm lấy chồng

Tính quen chừa chẳng được đâu
Vạ làng, làng bắt mấy trâu mặc làng

Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian thường tình

Em mất chồng em chẳng có lo
Anh đây mất vợ nằm co một mình

Em đây là gái năm con
Chồng em rộng lượng em còn chơi xuân

Có chồng càng dể chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai

Hai tay cầm lấy quả hồng
Quả chát phần chồng, quả chín phần trai

Vú sửa mà bửa làm đôi
Nữa cho con bú, nữa cho trai đem về

Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thương chồng thì ít thương trai thì nhiều

Mày ăn cơm hay ăn khoai
Một bài thơ ấy ngâm hai ba lần

Chử tình đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng củ đến chàng là năm
Còn như yêu trộm nhớ thầm
Họp chợ trên bụng đến trăm con người

Đánh tôi thì tôi chịu đau
Tánh tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu

Lẳng lơ chết cũng ra ma
Chính chuyên chết cũng chôn ra ngoài đồng
Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để dành

Cau khô mà bỏ hộp đồng
Mặt mi không xứng làm chồng tau mô

Chưa quen đi lại cho quen
Tuy rằng cửa đóng mà then không gài

Em đang bắc nước sôi sôi
Nghe anh có vợ, quăng nồi đá vung

Gặp nhau từ bến Đại Đồng
Quên nhau hay đã có chồng mà quên

Đêm đêm ngồi dưới bóng trăng
Thương cha nhớ mẹ không bằng thương anh
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Mong cho mau sáng ra đường gặp anh

Thương anh chẳng dám nói ra
Chiều chiều đi dạo vườn hoa khóc ràn
Đêm nằm khô héo lá gan
Mong cho mau sáng ra đàng gặp anh

Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Vui chung với bạn sầu riêng một mình

Ngồi buồn nghĩ càng thấm
Hột cơm tấm cắn làm hai
Rau lang đỡ bữa liễu với mai đừng lìa
Em với anh như khóa với chìa
Đừng để cho ống liệt, khóa với chìa lìa nhau

Chú ý: bụng ống khóa bị hư

Bóng trăng ngã lộn bóng tre
Xin chàng đứng lại mà nghe thiếp thề

Vườn đào, vườn lựu vườn lê
Bởi người lấy nhụy buớm xê ra ngoài

Nghĩ mình lại giận lấy mình
Ao chưa đậu sống rập rình tra khuy

Chú ý: Đậu sống: Ao chưa may đường sống lưng

Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết vị hết thơm
Anh đừng lên xuống đêm hôm
Để thế gian đàm tiếu tiếng bấc tiếng nồm tội em

Tay cầm cọng lạc bẻ cò
Lòng thương da diết, giả đò làm lơ
Thương sao thương dại thương khờ
Trong nhà không dám khóc, ra bụi bờ khóc than

Hai tay vin lầy đòn rồng
Tội trời con chịu theo chồng con cứ theo
Ra đi cha mắng mẹ rầy
Không đi thì sợ ngoài này anh trông

Con cu bay bổng qua sông
Hỏi thăm cô đó có chồng hay chưả
Có chồng năm ngoái ngày xưa
Năm nay chồng để như chưa có chồng

Đói lòng ăn trái khổ qua
Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Tháng năm đi cưới tháng muời có con

Có con nên phải thua người
Mắc cho con bú, mắc cười với con.

Đang khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no con nín, tòm tem thì tòm

* Tục ngữ phong dao (trích “Tục Ngữ Phong Dao” của Nguyễn văn Ngọc) Ca dao

Ba bà đi chợ đường quai,
Vừa đi, vừa tỉa lá khoai bưng L.
Ba bà đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông L. bán trăm.

Nước nóng đổ lọ bình vôi
Tôi ngồi tôi nghĩ bố tôi, tôi buồn
Bố tôi dở dại dở khôn,
Say mê cái L. bỏ mẹ con tôị

Câu đố:
Ba bà mà giang chân ra
Một ông đứng giữa mà tra C. vàọ
(ba ông đầu rau và nồi cơm)

Ba ông ngồi ghế
Một ông cậy thế,
Một ông cậy thần
Một ông tần ngần đút C. vào bếp.
(Bể thổi lửa)

Bì bà, bí bạch chân cò
Bí ba bí bách, nằm co giữa giường
Đoạn rồi sờ vú sờ sườn
Sờ sao cho nó đỡ buồn mà thôị
(Bánh dầy)

Bốn chân chong chóng, hai bụng kề nhau
Cắn giữa phau câu, nghiến đi nghiến lại.
(cối xay)

Bốn chân mà lại có đuôi
Đầu như đầu c., lưng lại gù lưng.
(con chuột)

Cái gì vừa quả vừa hoa,
Con nít cũng thích ông già cũng mê
Ra đường dù thấy tràn trề
Ngắm nhìn thì được, mân mê thì đừng
(hai “quả đào tiên”).

Cái hoa tim tím, cái nhị điều đều,
Đàn ông đâm nhiều, đàn bà đâm ít.
(cái máy khâu)

Canh một thì trải chiếu ra,
Canh hai bóp vú, canh ba sờ l.
Canh tư thì lắc om sòm
Canh năm cuộn chiếu ẳm con ra về.
(Người kéo vó)

Chấm chấm mút mút đút vào lỗ trôn,
Hai cái lông l. cái dài cái ngắn.
(xỏ kim)

Chưa chết đã đem đi chôn
Chưa ra đầu ngõ, vạch lồn xem ghe.
(Người cầm bó rơm xin lửa)

Chưa hỏi đã cưới liền tay
Bức chí ta nên phải lấy mày
Đêm nằm tơ tưởng sờ cùng mó
Mó đến mày, lại sướng đến ta.
(cái quạt)

Gầy gò có bốn cái xương
Cái giải thòng thơng vướng anh c. dàị
(Quả nhãn)

Già thì đặc bí bì bì
Con gái đương thì rỗng toách toành toanh.
(cau lúc già và lúc là cau hoa)

Lồm xồm hai mép những lông
Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào
Chui vào rồi lại chui ra
Năm thì mười họa đàn bà mới chui.
(Cái áo tơi)

Già ăn với cà kheo
Lại thêm c. lõ, lại đèo nắm lông.
(Miếng giầu thuốc)

L. già da dính tận xương
Váy xanh mỏng mảnh lại thương c. dài.
(Cối giã gạo)

Lù lù như mu l. chị
Lị xị như đầu c. tôi
Ngày n_ đi khắp mọi nơi
Đến đêm lại chui vao mu l. chi..
(Con rùa)

Lưng tròn đít lại bảnh bao
Mân mân mó mó đút n_ vào
Thủy hỏa âm dương sôi sình sịch
Âm dương nhị khí sướng làm saọ
(điếu thuốc lào)

Mình bằng quả chuối tiêu
L. bằng vỏ trấu, lổ bằng niêụ
(Con chuột)

Mình tròn, da lại trắng tinh
Hể nóng đến mình thì ưỡn vú ra
Ăn phải thịt gà lại tịt vú đị
(bánh đa sát-kê)

Mình tròn trùng trục, đầu toét toè loe
Đút vào con gái, cô con gái nghe,
Đút vào bà lão, bà lão lắc.
(đôi hoa tai)

Người thì cao lớn trượng phu
Đóng mười lần khố, trật cu ra ngoàị
(cây chuối có hoa)

Rành rành ba góc, giữa con cóc ngồi
Hai bên thiên lôi, hai bên địa võng.
(hai cái vú)

Rau âm phủ nấu với mủ l. tiên
Ngựa cửa quyền nấu với ả l. tranh.
(Măng nấu với rươi, cua nấu với khế)

Thoạt vào thì vén váy lên
Cái dưới mấp máy, cái trên gật gù
(dệt cửi)

Trên lông dưới lông,
tối lồng làm một
(con mắt)

Vừa bằng cổ tay đâm n_ vô l.
Gặp ông quan ôn, bỏ l. mà chạỵ
(Con chuột và con mèo)

Tục ngữ phong dao

Anh em bất nghĩa chi tồn
Anh đánh miếng l. em đánh miếng gh.
Anh em bất nghĩa chi khoèo
Anh thì đ. mèo, em lại cầm đuôị

Bủng người tươi đ.
Ba chiếc sóng cồn, mấy cái lông l. rụng sa.ch.

Bà cốt đánh trống long tong
Nhảy lên nhãy xuống con o­ng đốt l.

Bà đội cho chí bà cai
Bà nào hay đố chữ cũng l. ngoài, váy trong.

C. ai vừa mũi người ấy.

Của l., l. đòi, của c., c. quên.

Có l. thì giữ,
C. ông hay chữ đi đêm.

Con mày con nuôi chẳng bằng con c. làm ra

Chơi no bỏ gio vào đ.
Chồng chết còn chửa hết tang
L. đà ngấm ngáp như mang cá mè.

Đánh đĩ gặp năm toi c.
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
Đủn đỡn như đĩ được cái đanh.
Đẻ con khôn mát l. rời rợi
Đẻ con dại thảm hại cái l.

Đi sau ăn rau bà đẻ,
Ăn giẻ chùi trôn, ăn l. chấm muốị

Đĩ xơ, đĩ xác, đĩ xạc, đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ, đĩ lặn xuống aọ

Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn,
l. Cổ Am, c. Hành Thiện.

Gái đâu có gái lạ đời,
Chỉ còn thiếu một ông trời không chim.

Giữ được đằng trôn, đằng l. quạ mổ.
Trai thấy l. lạ như quạ thấy gà con.

Già thì già tóc, già tai,
Già răng già lợi, đồ chơi không già.

L. rằng l. chẳng sợ ai,
Sợ thằng say rượu, đ. dai đau l.

Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
l. không cạp, l. méo làm bạ

Mưu con đĩ, trí học trò.
May hơn khôn, lớn l. hơn đẹp.
Nuôi con chẳng biết tính con
Hể vú gai gạo thì l. chớp đông.

Nứng c. thì vặc đến nhà
L. còn đau mắt không ra đến ngoàị

No cơm ấm cật dậm dật mọi nơi
Quần áo tả tơi mọi nơi chẳng dật.

Nằm đất hàng hương còn hơn nằm hàng cá
L. cô hàng cá còn nhẵn hơn má anh chàng hương.

Nhăn nhở như l. lở sơn.
Quang không lành, mắng giành không trơn
L. không lành, mắng quanh hàng xóm.
Rền rĩ như đĩ phải tim lạ

Ra đường ai nói thế nào
Về nhà lấy thớt lấy dao băm l.
Thấy đua thì cũng đua đòi
Thấy tỉa lông nách, cũng xoi lông l.

Trân trân như l. trần không đáỵ
Uống rượu ngồi dai, dái mài xuống đất.

Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l. ám ảnh cũng mê mẫn nguờị
Xót lòng mẹ góa con côi
Kiếm ăn lần hồi, l. lớn bằng mo.

Hồ Xuân Hương - “Bà Chúa Thơ Nôm” Của Văn Học Trung Đại VNNhà thơ Hoàng Trung Thông từng viết về Hồ Xuân Hương: “Người ta nói nhiều về Hồ ...
YouTube · Người Nổi Tiếng · Jun 16, 2020
Trong nền văn học Việt Nam, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả ...
Toplist.vn · Hoàng Thùy Linh · Oct 24, 2022
Chính cái “rất sống” đó làm cho thơ Hồ Xuân Hương ở mãi trong lòng Nhân dân. Hãy thử xem một bức tranh “Ngủ quên” của nữ thi sỹ. Không phải chỉ ...
Đại biểu nhân dân Nghệ An · RSpwagonVEVO · Sep 2, 2022
Tiết Lộ Mặt Trái KHÔNG NGỜ Của Nữ Thi Sĩ Hồ Xuân HươngCảm ơn các bạn đã xem video!Nếu thấy hay các bạn nhớ ủng hộ kệnh bằng cách like, ...
YouTube · Việt Sử Toàn Thư · Dec 14, 2020
Tiểu Sử Nữ Sỹ HỒ XUÂN HƯƠNG - Chua Xót Số Phận Đa Tình Suốt Đời Chỉ Làm LẽNội dung: Nữ sĩ họ Hồ là một tài năng thơ ca hiếm thấy và có mối ...
YouTube · Việt Sử Toàn Thư · Apr 1, 2019
Đêm Khuya Nghe Ngâm Thơ Hồ Xuân Hương - Tiếng Thơ Mượt Mà Sâu Sắc Nghe Xong Ngủ NgonNhư chúng ta đã biết, năm 1964, Giáo sư Trần Thanh Mại ...
YouTube · VOV Live · Apr 17, 2022
ĐÁNH ĐU (Hồ Xuân Hương)Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,Trai co gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng o­ng ngửa ...
YouTube · STUDY · Feb 21, 2019
(Baonghean.vn) - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học của Việt Nam và Thế giới. Bà hiện thân cho tinh thần đấu tranh, khát vọng, ...
Báo Nghệ An · Báo Nghệ An · 2 weeks ago
*Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris Sorbonne. Hồ Xuân Hương tên thật là Hồ Phi Mai, đó là lý do khiến Tốn Phong trong 31 bài thơ ...
Vietbao · Tự Lực Bookstore · Dec 1, 2021
Ngâm Thơ Hồ Xuân Hương - Những Bài Thơ Hay Qua Giọng Ngâm Của NSUT Thúy Đạt 2017♪ Ngâm thơ Xuân Quỳnh https://goo.gl/EAI6OL♪ Ca trù 2016 ...
YouTube · NSƯT Thúy Đạt · Aug 23, 2016



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 245 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 157 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 136 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 136 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.