Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720572

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 29.03.2024 00:49
Báo cáo của Hoa Kỳ: COVID-19 có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc, đang tung đợt dịch thứ 2 kinh khủng
30.12.2022 23:16

Theo báo cáo mới do các thành viên Đảng Cộng hòa tại Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố, COVID-19 có thể có liên quan đến chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc

Được công bố vào ngày 14/12 bởi Dân biểu Brad Wenstrup (Cộng hòa - Ohio) và các thành viên Cộng hòa khác trong Ủy ban Tình báo (HPSCI) của Hạ viện Mỹ, báo cáo (pdf) nêu rõ rằng “có những dấu hiệu cho thấy SARS-CoV-2 có thể có quan hệ với chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc; SARS-CoV-2 có thể đã lây lan và bùng phát trong cộng đồng do một sự cố liên quan đến phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV)”.

“Ủy ban chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy quân đội Trung Quốc cố tình phát tán SARS-CoV-2”, báo cáo viết.

Tại cuộc họp báo ngày 15/12, Dân biểu Wenstrup đã bàn về những phát hiện mới trong báo cáo. Ông lưu ý rằng nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời.

Ông nói: “Báo cáo này đang cố gắng tìm ra sự thật và chạm đến sự thật. Và, bạn biết đấy, chúng tôi không đổ lỗi, không quy trách nhiệm. Có thể sẽ đến lúc chúng tôi phải làm vậy, nhưng hiện tại, chúng tôi không có bằng chứng theo hướng đó. Nhưng chúng tôi có rất nhiều bằng chứng khiến chúng tôi phải nhướng mày ngạc nhiên và khuyến khích chúng tôi tiến xa hơn”.

Mâu thuẫn trong các báo cáo

Trước đó, vào tháng 10/2021, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) công bố bản cập nhật cho bản đánh giá đã được giải mật (pdf) về nguồn gốc của COVID-19, trong đó khẳng định rằng SARS-CoV-2 “có thể không phải là vũ khí sinh học”.

“Chúng tôi vẫn hoài nghi về các cáo buộc rằng SARS-CoV-2 là vũ khí sinh học vì các cáo buộc đó được đưa ra dựa trên các tuyên bố không hợp lệ về mặt khoa học; những người ủng hộ các cáo buộc đó hoặc không có quyền truy cập trực tiếp vào Viện Virus học Vũ Hán (WIV) hoặc bị nghi ngờ là truyền bá thông tin sai lệch”, bản đánh giá đã được giải mật nêu rõ.

Tuy nhiên, báo cáo ngày 14/12 mới đây lại mô tả bản đánh giá hồi tháng 10/2021 là “gây hiểu lầm”. Báo cáo ngày 14/12 nói rằng bản đánh giá tháng 10/2021 không tiết lộ đầy đủ cho công chúng các thông tin quan trọng - những thông tin mà có sẵn trong phiên bản chưa được giải mật. Đây là động thái mà các đảng viên Cộng hòa trong HPSCI tin rằng “có khả năng bóp méo sự hiểu biết của công chúng về các vấn đề chính".

“Bản đánh giá đã được giải mật tuyên bố rằng IC [cộng đồng tình báo] đã đạt được ‘sự đồng thuận rộng rãi’ rằng virus không được phát triển như một vũ khí sinh học”, báo cáo ngày 14/12 viết. “Tuy nhiên, dù IC đã công bố mức độ tin cậy của họ đối với hầu hết mọi đánh giá khác trong bản đánh giá đã được giải mật — độ tin cậy thấp, độ tin cậy vừa phải, v.v. — IC lại không tiết lộ cho công chúng mức độ tin cậy của họ đối với đánh giá liên quan đến vấn đề vũ khí sinh học”.

Trong bản đánh giá chưa được giải mật, IC tuyên bố họ thiếu thông tin quan trọng liên quan đến việc liệu SARS-CoV-2 có thể có mối quan hệ với chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 14/12, những thông tin này có thể được tìm thấy trong các báo cáo tình báo khác.

“Dựa trên những gì được tìm thấy trong các báo cáo tình báo khác, Ủy ban [HPSCI] đã yêu cầu IC làm rõ về sự không nhất quán trong bản cập nhật cho bản đánh giá - tức là tại sao IC tuyên bố rằng IC không biết câu trả lời cho vấn đề quan trọng này trong khi có bằng chứng cho thấy điều ngược lại?”, báo cáo ngày 14/12 viết.

HPSCI nói trong báo cáo ngày 14/12 rằng họ có “lý do để tin rằng IC đã hạ thấp khả năng SARS-CoV-2 có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc”.

Theo The Epoch Times

Xuân Hoa biên dịch



Vũ khí hóa virus SARS TQ

Tài liệu Mỹ thu được cho thấy các nhà khoa học quân sự Trung Quốc từng thảo luận về việc vũ khí hóa virus SARS 5 năm trước đại dịch Covid-19.

Tài liệu có tiêu đề "Nguồn gốc không tự nhiên của SARS và các loài virus mới do con người tạo ra dưới dạng vũ khí sinh học di truyền" do các nhà khoa học quân đội và các quan chức y tế công cộng cấp cao Trung Quốc soạn thảo năm 2015. Bộ Ngoại giao Mỹ thu được tài liệu khi tiến hành điều tra về nguồn gốc Covid-19, tờ Australian ngày 7/5 đưa tin.

Họ mô tả virus SARS báo trước một kỷ nguyên vũ khí mới và nói rằng chúng có thể được "chuyển đổi nhân tạo thành một loại virus gây bệnh mới nổi ở người, sau đó được vũ khí hóa và giải phóng theo cách chưa từng thấy trước đây".

Từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003, dịch SARS bùng phát ở Hong Kong rồi lan ra toàn cầu, khiến hơn 8.000 người nhiễm và gần 800 người chết. SARS do virus SARS-CoV gây ra, cũng thuộc nhóm virus corona giống virus gây Covid-19.

Người dân đeo khẩu trang trên tàu ở Hong Kong năm 2003, khi dịch SARS đang hoành hành. Ảnh: AFP.

Người dân đeo khẩu trang trên tàu ở Hong Kong năm 2003, khi dịch SARS đang hoành hành. Ảnh: AFP.

Tài liệu liệt kê những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu chiến tranh sinh học. "Nhờ những phát triển trong các lĩnh vực khoa học khác, đã có những tiến bộ lớn trong việc triển khai tác nhân sinh học. Chẳng hạn, khả năng đông khô vi sinh vật mới được phát hiện giúp chúng ta có thể lưu trữ các tác nhân sinh học và phun chúng trong các cuộc tấn công".

Một số quan chức y tế công cộng và quân đội cấp cao của Trung Quốc được liệt kê trong số 18 tác giả của tài liệu, bao gồm cựu phó giám đốc Cục Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc Li Feng. 10 tác giả là các nhà khoa học và chuyên gia vũ khí liên kết với Đại học Y khoa Không quân ở Tây An từng có công trình nghiên cứu về khoa học y tế và tâm lý.

Chủ tịch các ủy ban đối ngoại và tình báo của Anh và Australia, Tom Tugendhat và James Paterson, nói rằng tài liệu này làm dấy lên những lo ngại lớn về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đối với nguồn gốc Covid-19.

Các cơ quan tình báo nghi ngờ Covid-19 có thể là kết quả của một vụ rò rỉ vô tình từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, không có bằng chứng nào cho thấy nó được tung ra có chủ ý.

Paterson cho rằng những tiết lộ này "chứng minh lý do Trung Quốc không minh bạch hoàn toàn về nguồn gốc Covid-19". Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hồi tháng ba nói rằng cần phải điều tra thêm về khả năng xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời chỉ trích cuộc điều tra của chính nhóm chuyên gia WHO - những người cho rằng không có khả năng xảy ra rò rỉ phòng thí nghiệm - là không kỹ lưỡng và bao quát.

Phương Vũ (Theo Australia)

Vũ Hán: Khả năng ‘virus rò rỉ phòng thí nghiệm’ lại được thế giới quan tâm

Joe Biden holds talks with South Korean President Moon Jae-In

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Joe Biden yêu cầu tình báo xem lại giả thuyết về virus ở Vũ Hán

Gần một năm rưỡi kể từ khi dịch Covid-19 được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, câu hỏi làm thế nào mà loại virus này xuất hiện vẫn còn bí ẩn.

Nhưng trong những tuần gần đây, tuyên bố tranh cãi rằng virus có thể đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc - từng bị nhiều người bác bỏ là một thuyết âm mưu vớ vẩn - đã được quan tâm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một cuộc điều tra khẩn cấp sẽ xem xét nguồn gốc có thể của căn bệnh này.

Vậy chúng ta biết gì cho tới nay?

Người ta nghi ngờ rằng virus corona có thể đã rò rỉ, vô tình hoặc theo cách khác, từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nơi loại virus này được phát hiện lần đầu tiên.

Những người ủng hộ giả thiết đã chỉ ra sự hiện diện của một cơ sở nghiên cứu sinh học lớn trong thành phố. Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã nghiên cứu virus corona ở dơi trong hơn một thập niên.

Phòng thí nghiệm nằm cách một khu chợ chỉ vài cây số, nơi xuất hiện bệnh nhiễm trùng đầu tiên ở Vũ Hán.

Những người ủng hộ lý thuyết nói rằng nó có thể đã bị rò rỉ từ cơ sở này và lan ra chợ.

Lý thuyết gây tranh cãi lần đầu tiên xuất hiện từ rất sớm trong trận đại dịch, và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump tin tưởng. Một số người thậm chí còn cho rằng virus có thể do Trung Quốc làm như một vũ khí sinh học.

Huanan Seafood Wholesale Market in January, Wuhan

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chợ hải sản Vũ Hán tháng Giêng

Tuy nhiều phương tiện truyền thông quốc tế khi đó coi thường, bác bỏ là thuyết âm mưu, nhưng ý tưởng này lại nổi lên trong những tuần gần đây.

Tại sao giả thiết này giờ lại xuất hiện?

Bởi vì báo chí Hoa Kỳ đã làm dấy lên những lo ngại mới về giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Và một số nhà khoa học từng hoài nghi về ý tưởng này giờ lại nói họ nghĩ khác rồi.

Một báo cáo của tình báo Hoa Kỳ cho rằng ba nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã được điều trị tại bệnh viện vào tháng 11 năm 2019, ngay trước khi virus bắt đầu lây nhiễm sang người trong thành phố.

"Khả năng đó chắc chắn tồn tại và tôi hoàn toàn ủng hộ một cuộc điều tra đầy đủ về việc liệu điều đó có thể xảy ra hay không", Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Biden, nói với ủy ban thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5.

Tổng thống Biden cho biết ông đã yêu cầu báo cáo về nguồn gốc của Covid-19, "bao gồm cả khả năng virus xuất hiện do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay do tai nạn trong phòng thí nghiệm".

Wuhan Institute of Virology

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Vấn đề này vẫn đang được tranh luận gay gắt.

Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được cho là sẽ đi đến tận cùng nhưng rốt cuộc nhiều chuyên gia tin rằng nó chỉ gây ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Một nhóm các nhà khoa học do WHO chỉ định đã bay đến Vũ Hán vào đầu năm nay với nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đại dịch. Sau 12 ngày ở đó, bao gồm cả chuyến thăm phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".

Nhưng nhiều người đã nghi ngờ những phát hiện của họ.

Một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng đã chỉ trích báo cáo của WHO vì đã không coi trọng lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm - họ chỉ viết vài trang về nó trong báo cáo dài hàng trăm trang.

Các nhà khoa học viết trên tạp chí Science: "Chúng ta phải xem xét các giả thuyết về sự lan tỏa trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm một cách nghiêm túc cho đến khi chúng ta có đủ dữ liệu."

Và ngày càng có nhiều sự đồng thuận giữa các chuyên gia rằng khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm cần được xem xét kỹ hơn.

Ngay cả tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã kêu gọi một cuộc điều tra mới, nói rằng: "Tất cả các giả thuyết vẫn còn bỏ ngỏ và cần được nghiên cứu thêm."

Tiến sĩ Fauci từ Mỹ nói rằng ông "không tin" virus có nguồn gốc tự nhiên. Đây là thay đổi quan điểm chóng mặt từ ông.

Wuhan Institute of Virology

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Trung Quốc đã bác bỏ mọi nghi ngờ và nói virus có thể đã xâm nhập vào nước này trong các chuyến hàng thực phẩm từ ngoại quốc.

Chính phủ Trung Quốc chỉ ra nghiên cứu mới do một trong những nhà virus học hàng đầu của nước này công bố, theo đó, có các mẫu thu thập từ dơi trong một khu mỏ bỏ hoang hẻo lánh.

Giáo sư Shi Zhengli - thường được gọi là "Người dơi của Trung Quốc" - một nhà nghiên cứu tại Viện Vũ Hán, đã công bố một báo cáo vào tuần trước tiết lộ rằng nhóm của bà đã xác định được 8 chủng virus corona tìm thấy trên dơi trong mỏ ở Trung Quốc vào năm 2015.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc chính phủ Mỹ và truyền thông phương Tây tung tin đồn thất thiệt.

Một bài xã luận trên tờ Global Times nói: "Dư luận ở Mỹ đã trở nên cực kỳ hoang tưởng khi nhắc đến nguồn gốc của đại dịch."

Trung Quốc đã đưa ra một giả thuyết khác rằng virus đã đến Vũ Hán do thịt đông lạnh đi từ Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.

Map showing location of Wuhan Institute of Virology in Wuhan city
Chụp lại hình ảnh,

Viện Virus học Vũ Hán

Có giả thuyết nào khác không?

Có, là lý thuyết "nguồn gốc tự nhiên".

Lý thuyết này nói virus lây lan tự nhiên từ động vật mà không có sự tham gia của bất kỳ nhà khoa học hay phòng thí nghiệm nào.

Những người ủng hộ giả thuyết nguồn gốc tự nhiên cho rằng Covid-19 xuất hiện trong cơ thể dơi và sau đó nhảy sang người, rất có thể thông qua một động vật khác, hoặc "vật chủ trung gian".

Ý tưởng đó được báo cáo của WHO ủng hộ, trong đó nói rằng "rất có thể" Covid-19 xảy ra vì một vật chủ trung gian.

Giả thuyết này đã được quốc tế chấp nhận khi bắt đầu đại dịch, nhưng thời gian trôi qua, các nhà khoa học không tìm thấy một loại virus nào ở dơi hay động vật lại phù hợp với cấu tạo di truyền của Covid-19, khiến người ta nghi ngờ giả thuyết này.

Nếu lý thuyết "động vật hoang dã" được chứng minh là đúng, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động như nuôi trồng và khai thác động vật hoang dã. Ở Đan Mạch, lo ngại về sự lây lan của virus thông qua việc nuôi chồn hương đã dẫn đến việc hàng triệu con chồn bị tiêu hủy.

Nhưng cũng có những tác động lớn đối với nghiên cứu khoa học và thương mại quốc tế nếu các lý thuyết liên quan đến rò rỉ trong phòng thí nghiệm hoặc chuỗi thực phẩm đông lạnh được xác nhận.

Vụ rò rỉ virus, nếu đúng, có thể ảnh hưởng đến cách nhìn của thế giới về Trung Quốc, vốn đã bị cáo buộc che giấu thông tin ban đầu quan trọng về đại dịch.

Jamie Metzl, người đã ủng hộ lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm, nói với BBC: "Từ ngày đầu tiên, Trung Quốc đã che đậy kinh khiếp."

"Khi bằng chứng cho giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm ngày càng tăng, chúng ta cần yêu cầu điều tra đầy đủ tất cả các giả thuyết."

Nhưng những người khác thì nói không nên chê Trung Quốc quá nhanh.

"Chúng ta cần phải kiên nhẫn một chút nhưng cũng cần phải ngoại giao. Chúng ta không thể làm việc này nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc," Giáo sư Dale Fisher, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, nói. đài BBC.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.