Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 25903633

 
Khoa học kỹ thuật 03.12.2024 21:38
Dự án chế tạo máy bay không người lái siêu thanh hiện đại nhất thế giới made in Vietnam - Xuất khẩu công nghiệp quốc phòng
22.02.2023 18:50

Giáo sư Nhật 72 tuổi và dự án chế tạo máy bay không người lái ở Việt Nam

List of 14 Different Types of Drones Explained with Photos - Aero Corner 

Giáo sư Nhật 72 tuổi và dự án chế tạo máy bay không người lái ở Việt Nam

Ở vào cái tuổi ngoài thất thập, GS người Nhật Obikane Yasuo không thích ngồi yên một chỗ mà vẫn hăng say đăng ký đi làm tình nguyện viên theo chương trình của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Điểm đến trong gần hai năm vừa qua của ông là Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế với dự án chế tạo máy bay không người lái quan trắc môi trường có thể cất và hạ cánh trên mặt nước đầu tiên tại Việt Nam.

Niềm đam mê UAV

Khuôn mặt hiền từ, tác phong nhanh nhẹn và giọng nói truyền cảm, GS Obikane Yasuo đã khiến cả đoàn chúng tôi đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác khi nói về dự án chế tạo máy bay không người lái quan trắc môi trường ở Việt Nam. Hiện nay, ứng dụng của máy bay không người lái đang gia tăng mạnh mẽ từ các mục đích quân sự cho đến nghiên cứu khoa học, điện ảnh-truyền hình, nông nghiệp, thương mại, vận chuyển, giải trí.

Trước những nhu cầu ngày càng gia tăng đó, sau đợt tham gia tình nguyện ở Mông Cổ cách đây 2 năm, GS Obikane Yasuo đã quyết định nộp đơn ứng tuyển vào Chương trình tình nguyện viên JICA theo yêu cầu từ chính phủ Việt Nam về một người có chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Đầu năm 2018, GS Obikane Yasuo cùng vợ khăn gói lên đường sang Việt Nam.

“Chuyên môn của tôi là kỹ thuật cơ khí. Vì thế, những năm qua, nhiệm vụ hàng ngày của tôi là hướng dẫn kỹ thuật cơ điện tử sử dụng phương tiện bay không người lái và hướng dẫn sản xuất máy bay không người lái. Tôi còn nhớ vào cuối tháng 2 năm ngoái, khi tôi nói với vợ là sẽ sang Việt Nam làm việc, bà ấy đã rất mừng. Bà ấy rất yêu Việt Nam và thích được trở lại Việt Nam trong vai trò mới”, GS Obikane Yasuo cười nói. Ông cũng cho biết, vì đã thực hiện một dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) ở Mông Cổ và cả Bangladesh trước đó nên việc tiếp tục thực hiện chương trình này tại một quốc gia khác cũng không phải là điều gì quá khó khăn.

Với GS Obikane Yasuo, việc chế tạo máy bay không người lái quan trắc môi trường ở Việt Nam có hai ý nghĩa. Thứ nhất, UAV có thể làm được những việc mà bình thường con người không làm được. “Nó có thể đi đến những nơi nguy hiểm mà con người không thể đi đến được. Mục đích đầu tiên của tôi làm máy bay không người lái để quan trắc môi trường. Ví dụ như hiện nay vấn đề môi trường mà Việt Nam đang gặp phải là lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu tác động mạnh đến vùng Mekong, đồng bằng sông Cửu Long…

Tôi mong muốn có thể chế tạo máy bay không người lái, dùng UAV để quan trắc các chỉ số môi trường, làm sao để lấy được các chỉ số ở những nơi xa và khó đến rồi mang về phân tích, đưa ra các giải pháp. Thứ nữa là sản phẩm này được làm vì tính giáo dục bởi vì nó rất là tốt trong quá trình đào tạo. Để có thể làm ra được UAV, cần phải sử dụng rất nhiều công nghệ. Trong quá trình tôi hướng dẫn làm UAV thì có thể giới thiệu cho các sinh viên hoặc thầy cô giáo nhiều công nghệ mới, kỹ thuật mới”, GS Obikane Yasuo tâm sự.

“Thất bại là mẹ thành công”

Cũng theo lời GS Obikane Yasuo, khi sang Việt Nam, ông thực hiện 2 nội dung song song. Nội dung đầu là hoạt động hỗ trợ trường Cao đẳng Công nghiệp Huế trong công tác giảng dạy về cơ khí và nội dung thứ 2 là cùng với các sinh viên, giảng viên của trường chế tạo máy bay không người lái quan trắc môi trường.

“Hai năm làm tình nguyện viên tại một trường đại học ở Mông Cổ giúp tôi nhiều trong quá trình làm quen với việc giảng dạy tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Tuy nhiên, khi tiếp tục nghiên cứu UAV, tôi mới nhận ra rằng rất ít trường đại học ở Việt Nam thực nghiệm công nghệ này. May mắn cho tôi là Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã tạo điều kiện cả về tài chính, cơ sở vật chất lẫn nhân lực hỗ trợ tôi.

JICA cũng hỗ trợ hơn 10.000 USD cho các thí nghiệm về UAV và thí nghiệm về hầm gió. Chúng tôi phải thực hiện dự án từng bước một, từ khâu lựa chọn vật liệu, con chip cho đến việc tìm ra nhà cung cấp và cách thức mua, vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về Việt Nam. Bạn bè và cả vợ tôi, mỗi lần sang Việt Nam hoặc đi về từ Nhật Bản tới Việt Nam đều “xách” theo một vài linh kiện nhỏ mà tôi cần”, GS Obikane Yasuo cho biết thêm.

Mô hình máy bay không người lái mà GS Obikane Yasuo đang chế tạo có thể bay được 3-5km trong vòng 5 phút. Ông cùng các cộng sự và sinh viên đã nghiên cứu và đưa ra 2 loại hình điều khiển UAV này gồm một loại UAV bình thường 2 cánh và một loại UAV có 4 cánh. Loại 4 cánh được đánh giá là nhanh hơn, dễ điều khiển hơn và làm được nhiều việc cùng một lúc. UAV đầu tiên mà GS Obikane Yasuo cùng 4 sinh viên (nay đã tốt nghiệp) của trường Cao đẳng Công nghiệp Huế thực hiện hồi năm 2018 được làm thủ công bằng tre.

“Chúng tôi nhận thấy tre có thể thay cho sợi carbon để chế tạo UAV và tre của Việt Nam thì nhẹ, có độ bền cao. Ngoài ra, bọt biển và một số nguyên liệu khác của Việt Nam cũng được đưa vào sử dụng. Chúng tôi đã thử nghiệm động cơ trong các giờ học, giờ thực hành và thu được kết quả tốt. Khi đó, các sinh viên tham gia chương trình có được lượng kiến thức phù hợp về nghiên cứu chế tạo máy bay, cách điều khiển máy bay và cách sử dụng cảm biến điều khiển máy bay. Và nếu muốn định vị tốt cho máy bay thì phải có một phần mềm tốt. Định vị này cần phải dùng thuật toán và thầy trò chúng tôi một lần nữa lại “lần mò” để tự chế tạo ra định vị giúp điều khiển UAV dễ dàng hơn.

Mục đích của tôi là chế tạo UAV có tính năng sử dụng nhiều việc ở mức cao nhất. Vì thế, sau UAV bằng tre, tôi cùng các cộng sự và sinh viên đã tiếp tục nghiên cứu chế tạo loại UAV mà khi có bão, gió vẫn có thể điều khiển được và có thể cất, hạ cánh trên mặt nước. Nếu thành công, đây sẽ là loại UAV đầu tiên như thế tại Việt Nam. Với tôi, UAV là đam mê và chính nó giúp tôi có thêm động lực để hướng dẫn các sinh viên cùng nghiên cứu”, GS Obikane Yasuo vừa giải thích vừa chỉ về chiếc thuyền mà ông và 4 sinh viên nói trên tự làm.

Chiếc thuyền này đã giúp thử định vị UAV khi nó bay trên mặt nước và hạ cánh. Cứ vài tuần, GS Obikane Yasuo lại cùng các sinh viên và giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ra cơ sở 2 của trường để điều khiển UAV bay thử nghiệm. “Mỗi lần thử nghiệm xong về hỏng bánh lái, chúng tôi lại sửa mất vài tuần. Hồi tháng 9, chúng tôi cũng vừa thử nghiệm UAV quan trắc môi trường hạ cánh trên chiếc thuyền. Khó khăn mà chúng tôi đang vướng chính là khi UAV bay lên cao và xa khoảng hơn 200m thì không nhìn rõ để điều khiển. Tôi đang yêu cầu các sinh viên nghiên cứu lại thuật toán để tạo bộ điều khiển tự lập trình sẵn”, GS Obikane Yasuo kể.

Nói kỹ hơn về dự định tương lai của mình sau khi kết thúc nhiệm kỳ tình nguyện viên vào tháng 3-2020, GS Obikane Yasuo cho biết, đến nay, ông đã đạt được gần 80% mục tiêu đề ra và đang thử nghiệm việc thiết kế, chế tạo hầm gió đầu tiên ở Việt Nam. Hầm gió này dự kiến rộng đủ chứa một UAV bên trong. Thời gian thử nghiệm của hầm gió là 3 tháng và GS Obikane Yasuo hy vọng rằng dự án này sau đó sẽ được tiếp tục phát triển.

“Tôi muốn truyền lửa, đam mê của mình tới các đồng nghiệp, sinh viên. Ở Việt Nam, mọi người đều bận rộn hối hả nên tôi mong muốn Việt Nam trở nên phồn vinh để mọi người có thể thong thả hàng ngày. Tôi muốn phát triển một sản phẩm và xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Đây mới là ý tưởng và tôi đang cố gắng thực hiện. Tôi đã có kinh nghiệm làm việc cho JICA và các chương trình viện trợ phát triển của Nhật Bản ở nước ngoài trong hơn 20 năm.

Tôi cũng đã đi rất nhiều nước và hướng dẫn cho nhiều người. Nhưng tôi vẫn muốn sau khi kết thúc nhiệm kỳ tình nguyện viên JICA vào tháng 3-2020, tôi vẫn có thể quay trở lại Việt Nam làm việc bởi tôi muốn những gì mình khởi xướng về UAV sẽ tiếp tục được phát triển. Đó cũng là lý do tôi muốn xây dựng một nhà máy mà có thể làm ra những sản phẩm như thế tại Việt Nam”, GS Obikane Yasuo nhấn mạnh.

Theo: Huyền Chi

Nguồn: http://cstc.cand.com.vn/


Trò chuyện với “cha đẻ” của miếng dán vaccine thay cho các mũi tiêm nhắc lại

  10:45 | Thứ năm, 10/02/2022 0

Từ khẩu trang sinh học đến miếng dán vaccine thay mũi tiêm, những nghiên cứu của GS-TS Nguyễn Đức Thành, hiện là giảng viên Đại học Connecticut (Mỹ), ngay lập tức tạo được tiếng vang sau khi công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín hàng đầu thế giới với hàng nghìn lượt trích dẫn. Bởi những nghiên cứu này khi được hiện thực hoá sẽ có tác động to lớn đến hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người trên toàn cầu trong tương lai.

Trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị, nhà khoa học sinh ra ở Đã Nẵng không chỉ chia sẻ về những thôi thúc tự thân, trách nhiệm của người làm nghiên cứu trước dịch bệnh COVID-19 hoành hành trên toàn cầu trong hai năm qua mà còn gợi mở về vai trò của một lĩnh vực khoa học đặc biệt trong việc dự báo về những nguy cơ đại dịch bệnh cũng như “vũ khí” phòng vệ của loài người...

Đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu đã được hai năm và làm đảo lộn nhiều thứ, anh đã thích ứng với nó như thế nào?

Cũng giống như bao người khác, lúc dịch xảy ra cuộc sống và công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng. Nhưng may mắn là phòng thí nghiệm (lab) của tôi ở Đại học (ĐH) Connecticut làm nhiều về vaccine (vắc xin) cũng như các công nghệ liên quan đến y sinh. Vì vậy lab đã chuyển hướng, tập trung làm công nghệ đưa vaccine COVID-19 vào cơ thể mà không cần bất cứ mũi tiêm nào.

Nhờ nghiên cứu này lab đã nhận được tiền tài trợ, tiếp tục được làm việc ngay cả trong lúc trường học đóng cửa còn những lab khác phải tạm ngưng hoạt động.

Theo anh cuộc sống và bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện nay đặt ra những yêu cầu gì cho nền y học, cụ thể là lĩnh vực y sinh mà anh đang nghiên cứu?

Có nhiều vấn đề mà khoa học kỹ thuật cần phải giải quyết, không chỉ cho COVID-19 mà cho những bệnh dịch có khả năng xảy ra sau này nữa. Vấn đề thứ nhất, theo tôi nghĩ, đó là phải có một công nghệ có thể tiên đoán được dịch bệnh. Virus sẽ tiến hoá liên tục, không phải chỉ COVID-19 mà sau này chắc chắn sẽ có những loại virus khác có khả năng lây lan còn linh khủng hơn. 

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào y học và công nghệ có thể dự đoán được virus gây bệnh cùng những biến thể của nó có thể xuất hiện.

GS-TS Nguyễn Đức Thành.


Vấn đề thứ hai, chúng ta phải thừa nhận vaccine đang “vũ khí” hiệu quả nhất mà loài người có để chống dịch bệnh, đặc biệt là những dịch bệnh có khả năng lây lan lớn như COVID-19. Quy trình công nghệ sản xuất vaccine (chẳng hạn công nghệ mRNA) đã tiến bộ vượt bậc, thay vì trước đây phải mất vài năm mới có thể ra được một vaccine thì bây giờ chưa đến một năm thì mọi người đã có vaccine để phòng ngừa bệnh.

Sản xuất vaccine thì đã nhanh rồi nhưng công nghệ để phổ cập vaccine đó lại chưa phát triển song hành. Làm thế nào để phổ biến vaccine đó đến được với người dân một cách nhanh, an toàn, hiệu quả nhất, tạo nên hiệu ứng miễn dịch mang tính chất toàn cầu nhanh chóng, vẫn là một thách nhức mà lĩnh vực y sinh cần giải quyết.

Câu hỏi thứ ba là làm thế nào vaccine sản xuất ra được không chỉ nhanh mà có thể đưa đến được những nơi hẻo lánh, những nơi mà người dân rất ít điều kiện để có thể lưu trữ, nhận được vaccine theo những chương trình bình thường, theo đúng lịch trình tiêm - điều vốn rất là bất cập, là rào cản lớn để miễn dịch toàn cầu.

Vấn đề đầu tiên ngoài y sinh rõ ràng cần phải có sự hợp tác rất lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là AI (trí tuệ nhân tạo) mới có thể dự đoán được những loài virus gây bệnh mới. Hai vấn đề còn lại mấu chốt là cần phải có những công cụ để có thể phổ cập vaccine một cách hiệu quả. Lab của tôi đang giải quyết hai vấn đề này.

COVID-19 được coi là vấn đề toàn cầu và dự báo là sẽ còn xuất hiện những đại dịch tương tự trên thế giới trong tương lai. Theo anh có nên cần những hợp tác mang tính toàn cầu, thay vì phụ thuộc vào những công ty/ tập đoàn (chẳng hạn việc sản xuất vaccine) như hiện nay? Nhìn về tương lai, anh có dự báo gì?

Đương nhiên vấn đề giải quyết một dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa rất nhiều nước với nhau vì một nước lớn cũng không thể làm hết được. Sự hợp tác này nên được diễn ra ở lĩnh vực y tế công cộng (Public Health). Còn việc nghiên cứu, sản xuất vaccine rõ ràng các nước đều muốn nhưng để làm được phải hội đủ nhiều điều kiện cơ sở vật chất, con người...

Nơi nào có sẵn nền khoa học mạnh, có sẵn những cơ sở vật chất tốt và quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng tốt cũng như hệ thống nhân lực chuyên môn cao thì nơi đó nên được tập trung để tạo ra vaccine. Đã là nghiên cứu, đặc biệt là công nghệ cao thì khó có thể đại trà, vì cần hội đủ các điều kiện như vừa nêu.

Tôi nghĩ để giải quyết dịch bệnh thì nên tạo điều kiện để một nước nào đấy, một cơ sở nào đấy đã sẵn có nền tảng đảm trách tiếp tục nghiên cứu, phát triển vaccine mới. Còn việc sản xuất có thể chuyển giao công nghệ và giúp những nước khác, hay kỹ thuật tương tự để một khi có một loại dịch bệnh mới xuất hiện thì nước đó có khả năng chế rạo ra một loại vaccine để chống lại virus.

Tôi nghĩ WHO và chương trình COVAX cũng là một cơ chế như vậy nhưng có lẽ vẫn chưa đủ, cần nhiều hơn. Ví dụ do quy mô, số người bị lây nhiễm trong nước lớn nên những tập đoàn sản xuất vaccine của Mỹ cần ưu tiên tập trung cho nước Mỹ trước, dẫn đến khan hiếm vaccine đối với những nước còn lại. Tôi nghĩ cần cơ chế nào đó thoáng hơn, giúp cho các tập đoàn có thể làm được (quy trình sản xuất) vaccine rẻ hơn, bán hoặc phân bổ lại hiệu quả nhất cho cho những đất nước vẫn còn đang phát triển, những nước nghèo.

Năm 2018, anh cùng nhóm nghiên cứu (Nguyen Lab) công bố việc tạo nên những tấm polymer áp điện có khả năng tự tiêu hủy cho các ứng dụng trong y học cấy ghép. Phát minh này lần đầu tiên được sử dụng cho việc lọc bụi bẩn, vi khuẩn và virus với loại khẩu trang kháng khuẩn đặc biệt, không chỉ hiệu quả, giá thành cạnh tranh mà còn tái sử dụng nhiều lần, tự tiêu huỷ. Anh có thể cho biết sản phẩm này đã được thương mại hoá hay chưa?

Sản phẩm hiện tại vẫn chưa được thương mại hoá nhưng chúng tôi đã có một startup, đã mở doanh nghiệp mà CEO một người Việt Nam có nhiều kinh nghiệm làm về sản phẩm khẩu trang. Chúng tôi vẫn đang thực hiện các kế hoạch, tổ chức tuyển người và kêu gọi thêm nguồn tài chính để sớm thương mại hoá sản phẩm này.

Hy vọng một, vài năm nữa khẩu trang đặc biệt này sẽ đến tay người tiêu dùng.

GS-TS Nguyễn Đức Thành với sinh viên và miếng dán áp điện tự tiêu.


Công trình nghiên cứu miếng dán trên da để đưa vaccine phòng COVID-19 vào cơ thể cũng là một công trình tạo tiếng vang trong cộng đồng chuyên môn sau khi tạp chí chuyên ngành nổi tiếng về công nghệ y sinh Nature Biomedical Engineering công bố. Anh có thể cho biết công trình này hiện đã phát triển đến giai đoạn nào? Đóng góp của công trình nghiên cứu này khi thành công là gì?

Thời điểm chúng tôi nghiên cứu công nghệ miếng dán đưa vaccine vào cơ thể thì COVID-19 chưa xảy ra. Lúc nhóm đang tập trung vào một loại vaccine khác chống lại vi khuẩn pneumoccocus gây ra bệnh viêm phổi. Khi COVID-19 xuất hiện và bùng phát ra toàn cầu, lab của tôi nhận được nguồn tài trợ của tổ chức BARDA(*) và chúng tôi bắt đầu tập trung phát triển miếng dán này cho COVID-19.

Hiện tại lab đã làm ra được kết quả rất khả quan, khi tính sinh miễn dịch của miếng dán vaccine trong máu của chuột đạt chỉ số cao tương tự như cách tiêm nhiều mũi mà Moderna từng công bố và có khả năng tiêu diệt các chủng khác nhau của COVID-19 thông qua các thí nghiệm trong lab.

Miếng dán thay mũi tiêm này có khả năng bảo quản được vaccine, không lo bị hỏng trong điều kiện nhiệt độ cao. Điều đặc biệt là một miếng dán chỉ có kích thước bằng đầu ngón tay cái nhưng đủ để tạo hiệu ứng miễn dịch tương tự như những mũi tiêm nhắc lại trong một thời gian dài.

Miếng dán được đặt trực tiếp lên da và phóng thích các vi kim (microneedle) rất nhỏ vào lớp biểu bì (tương tự như mực xăm) để đưa vaccine vào cơ thể người lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài tương tự như các mũ tiêm nhắc lại. Các vi kim này được làm từ loại polymer tự tiêu, siêu nhỏ nên không tác động đáng kể vào dây thần kinh, không gây đau buốt.

Phải luôn sẵn sàng để học hỏi, liên tục học hỏi. Là một giáo sư, nhưng tôi còn phải học nhiều hơn trước đây rất nhiều nhưng điều đó lại làm cho tôi ngày càng thích thú với công việc của mình.

GS-TS Nguyễn Đức Thành

Lab cũng đã gửi mẫu tới một phòng thí nghiệm ở Harvard để làm thí nghiệm dùng kháng thể trong máu chuột để trung hoà virus gây bệnh COVID-19. Kết quả là kháng thể này có khả năng trung hoà và tiêu diệt virus COVID-19, kể cả biến chủng Delta tương tự như cách tiêm nhiều mũi vắc xin phòng COVID-19. Kết quả khả quan này khiến nhóm rất phấn khởi.

Tuy nhiên giai đoạn hiện nay sản phẩm vẫn dừng lại ở nghiên cứu trên chuột. Vì vậy bước tiếp theo chúng tôi cần kiểm tra miếng dán trên loài vật bậc cao gần với người hơn, chẳng hạn như khỉ và sau đó an toàn mới làm thêm thực nghiệm lâm sàng trên người. Hiện tại Chính phủ Mỹ và BARDA đang hỗ trợ chúng tôi thành lập một công ty thứ hai để có thể tiếp nhận thêm nguồn tài trợ nghiên cứu và xa hơn là thương mại hoá miếng dán vaccine.

Tuy nhiên cần phải xác định công nghệ miếng dán vaccine này không thể “đốt cháy giai đoạn” để dùng ngay cho việc chống COVID-19 mà nó còn cần thêm các bước nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện. Nó là công nghệ của tương lai. Vì như đã nói ở trên, không chỉ COVID-19 mà trong tương lai sẽ có những virus mới. Để sản xuất vaccine nhanh thì đã có công nghệ mRNA nhưng phổ biến vaccine đó sớm, hiệu quả, độ phủ rộng thì công nghệ miếng dán vaccine chính là giải pháp.

Với miếng dán vaccine này hoàn toàn có thể được vận chuyển qua đường bưu điện, đến từng nhà để người dân có thể sử dụng như một miếng băng urgo mà không cần phải đi xa, tụ tập đông người nguy cơ lây nhiễm chéo, không cần phải lo lắng về bảo quản cũng như không cần phải lo tiêm nhắc lại. Vì đây là nhiên cứu tâm huyết nên nhóm sẽ tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng tự động hóa để giảm thiểu chi phí sản xuất, giúp đưa sản phẩm đến nhiều người dùng.

Miếng dán vaccine thay cho các mũi tiêm nhắc lại và hình ảnh các vi kim khi được phóng đại.


Ngoài các nghiên cứu về COVID-19, chắc hẳn lab đang theo đuổi nhiều dự án khác về y tế?

Chúng tôi đang phát triển miếng dán cho liệu pháp miễn dịch chống ung thư, các thuốc giảm đau không gây nghiện vào cơ thể và các kháng thể để trị các virus khác. Đặc biệt có một nghiên cứu vừa được tạp chí Science Translational  Medicine (một tạp chí của Science về lĩnh vực y học) chấp nhận xuất bản. Đó là sản xuất ra những miếng sụn đầu gối giả để chữa cho những người bị bệnh viêm khớp.

Vật liệu được sử dụng là tấm polymer áp điện, một sản phẩm mà lab đã nghiên cứu thành công và đã ứng dụng để làm khẩu trang như đã chia sẻ ở trên. Khi cấy ghép vào trong các khớp xương như khớp gối và chịu lực từ cử động của khớp, tấm polymer áp điện này sẽ tạo ra các xung điện để “triệu hồi” các tế bào gốc, kích thích quá trình tiết ra các protein giúp tái tạo miếng sụn bị hư tổn.

Kết quả của kết hợp giữa vật lý trị liệu và miếng polymer áp điện giúp cho miếng sụn được tái tạo rất tốt và có khả năng chữa lành hoàn toàn các tổn thương lớn ở sụn. Đặc biệt là miếng sụn giả này có khả năng tự tiêu.

Có thể thấy viêm khớp, chấn thương do chơi thể thao là căn bệnh rất phổ biến nhưng không có thuốc chữa, nhiều người phải thay nguyên cả một đầu gối rất kinh khủng. Công trình thuộc lĩnh vực y học tái tạo này của chúng tôi mục tiêu là sẽ giải khắc phục lỗ hổng đó.

Từng được quỹ từ thiện của Bill Gates tài trợ để làm nghiên cứu về vaccine tại MIT và Nguyen Lab hiện cũng đang nhận được các nguồn kinh phí lớn cho nghiên cứu, bí quyết nào để anh thuyết phục họ tài trợ?

Cốt lõi vẫn là chất lượng của các sản phẩm về kỹ thuật công nghệ và khoa học mà mình và lab làm ra. Các kết quả nghiên cứu mà lab của chúng tôi làm ra đều được xuất bản trên những tạp chí lớn, uy tín. Những tạp chí lớn lại thường thu hút được rất nhiều sự quan tâm của chính phủ, các nhà tài trợ từ đó họ sẽ tự động tìm đến mình, tài trợ kinh phí để mình tiếp tục làm nghiên cứu. Tuy nhiên, dữ liệu khoa học không chỉ để phục vụ cho mỗi xuất bản mà phải dùng cho các ứng dụng sau này, vì thế phải có chất lượng cao.

Cùng với đó là cần đến những kỹ năng mềm, chẳng hạn khả năng giao tiếp phải tốt. Làm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí nên phải xin tài trợ rất nhiều. Tiền tài trợ do vậy là vấn đề sống còn. Cũng may mắn tôi học từ thầy của mình, từ nững người đi trước, rồi tự học cách thuyết trình, viết lách để có thể trình bày. Cho dù đó là một vấn đề rất phức tạp về mặt khoa học kỹ thuật, thì cũng cần được diễn đạt một cách gọn gàng và dễ hiểu nhất.

Chính sự say mê, yêu thích công việc, làm trong sự tận hưởng cho nên tôi thấy hạnh phúc, cảm giác không có gì khó khăn cả.

GS-TS Nguyễn Đức Thành

Các kỹ năng mềm còn giúp tôi có thể nói chuyện với các bạn đồng nghiệp, những người mình cần hợp tác và cả các bạn sinh viên, giúp họ hiểu những điều mình đang làm, đang cần vì mình không thể làm hết mọi thứ được mà cần những những người thuộc lĩnh vực khác. Khi đã hiểu thì rất dễ để làm việc chung, hợp tác và họ sẽ mang đến những nền tảng, kiến thức, chuyên môn giúp cho công nghệ của mình đạt được kết quả mỹ mãn nhất.

Ví dụ, trước đây có lẽ không ai nghĩ có thể đưa công nghệ chế tạo chip điện tử vào để tạo nên những hạt vắc xin, nhưng hiện nay đây là công trình mà tôi đang làm. Rõ ràng là phải luôn sẵn sàng để học hỏi, liên tục học hỏi. Là một giáo sư, nhưng tôi còn phải học nhiều hơn trước đây rất nhiều nhưng điều đó lại làm cho tôi ngày càng thích thú với công việc của mình.

Ai đó nói rằng để ngồi ở vị trí không ai ngồi được, phải chịu được cảm giác không ai chịu được. Là một trong những kỹ sư trẻ xuất sắc nhất thế giới vì có nhiều sáng chế trong lĩnh vực y sinh, anh có chiêm nghiệm hay đúc kết gì về áp lực mà một người làm nghiên cứu phải trải qua? Và để đạt được vị trí và thành công như hiện nay, chắc hẳn lộ trình và kế hoạch làm việc của anh phải rất đặc biệt?

Công việc của tôi hiện tại là đang phải quản lý một phòng thí nghiệm 12 người, làm rất nhiều nghiên cứu khác nhau, không phải chỉ riêng về COVID-19. Rất vui vì các nghiên cứu của mình đã được mọi người công nhận. Với tôi cuộc sống lâu giờ chủ yếu xoay quanh công việc, gia đình và một ít thời gian cho bản thân như chơi nhạc, thể thao... Ngoài ba việc này ra thì hầu như không còn gì khác, bảy ngày trong tuần đều phải làm việc.

Thực sự thì công việc của một giáo sư ở Mỹ rất bận, mình không có nhiều thời gian để nghỉ. Bởi sinh viên sẽ liên tục nhắn tin, gọi điện, email hỏi xin ý kiến. Ngoài ra phải làm việc để có các dự án nghiên cứu mà mình muốn, kêu gọi nguồn tài trợ nuôi lab, hỗ trợ các bạn làm việc trong lab. Nhưng đây là công việc mà đã từ lâu rất muốn làm nên tôi rất yêu thích nó. Tôi được nghiên cứu, làm ra những sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới con người, chữa được một căn bệnh, giúp được một người bệnh có thể thoải mái hơn điều đó tạo cho mình một cảm giác rất vui sướng. Nó càng thôi thúc mình say mê, cống hiến hết cho công việc.

Chính sự say mê, yêu thích công việc, làm trong sự tận hưởng cho nên tôi thấy hạnh phúc, cảm giác không có gì khó khăn cả.

GS-TS Nguyễn Đức Thành thảo luận về microneedles trong miếng dán vaccine.


Đồng nghiệp đã có nhiều lời khen và truyền thông quốc tế không ít lần tôn vinh thành công nghiên cứu của anh, trong trường hợp này, người phỏng vấn muốn hỏi một câu hơi "ngược dòng" một chút, đó là anh đã học được gì từ những thất bại? Thất bại “đáng giá” nhất của anh là gì?

Từng trải qua nhiều thất bại trong quá trình nghiên cứu nên tôi học được nhiều lắm (cười). Mỗi lần như thế cho tôi một bài học, càng đi qua thì càng tích luỹ được nhiều bài học. Bởi nghiên cứu đó có thể không ra được kết quả như mong đợi, tuy nhiên mình vẫn luôn luôn tìm được ở đó một điều gì đó mới mẻ, là kiến thức mới, công nghệ mới nó có thể không phù hợp cho lĩnh vực này nhưng tốt cho một ứng dụng khác, sau này có thể cần đến. Và kể cả thất bại mình cũng cần có kế hoạch B để đưa những kiến thức mới đấy, kết quả không mong đợi đó thành một cái mới, giúp ích được cho nghiên cứu mới.

Thất bại trong nghiên cứu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là làm những lĩnh vực mới mẻ. Mỗi dự án, mỗi nghiên cứu các thử nghiệm thất bại không thể kể hết được và vì nhiều quá nên chưa bao giờ có dịp ngồi ngẫm lại xem cái nào đáng giá nhất. Cái nào cũng có giá trị đối với mình.

Công trình nghiên cứu nào khiến anh hài lòng nhất?

Nếu mà nói hài lòng thì đến nay tôi vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã làm được bởi vẫn đang dừng lại ở việc thí nghiệm trên các loài vật, vẫn chưa có nghiên cứu nào đi đến cuối đoạn đường là ứng dụng đại trà cho các bệnh nhân hay cho ngành y tế. Nhưng tôi vui vì những kiến thức mình có được và bất cứ công trình nghiên cứu nào trong lab cũng đều khiến cho tôi phấn khích. Dù có thể chưa ứng dụng được ngay cho thời điểm bây giờ, nhưng chúng đều có tầm ảnh hưởng rất lớn khi nghiên cứu thành công. Có thể là vài năm nữa và có lẽ đến lúc đấy tôi sẽ nói được là mình đã hài lòng.

Điều gì đã thôi thúc anh từ một người được đào tạo và làm về kỹ thuật lại “nhảy” qua lĩnh vực y sinh, một địa hạt mới mẻ phải học lại từ đầu?

Bố mẹ và hai chị của tôi đều làm trong lĩnh vực y tế. Vì thế từ nhỏ tôi hiểu được y học có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, đến con người nên tôi rất yêu thích. Hồi đi học, do tập trung quá nhiều về toán, lý nên cái mà tôi tự tin vào thời điểm đó là về kỹ thuật. Khi học những năm cuối ĐH Bách khoa Hà Nội tôi nhận ra có một lĩnh vực mới mà mình có thể sử dụng kiến thức kỹ thuật cho y học, đó chính là kỹ thuật y sinh. Tôi bắt đầu chuyển hướng và cuối năm học ở Bách khoa đã làm được một ít về cảm biến sinh học.

Tôi nghĩ lĩnh vực y sinh hiện được đầu tư rất lớn vì ai cũng thấy được ảnh hưởng của dịch bệnh, thấy được sự cần thiết của công nghệ để giúp giải quyết được những dịch bệnh này. Đấy là cơ hội lớn cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ ở Việt Nam.

GS-TS Nguyễn Đức Thành

Khi học lên tiến sĩ ở ĐH Princeton giáo sư hướng dẫn tôi là một người còn rất trẻ nhưng có rất nhiều công trình về y sinh. Đó có lẽ là giai đoạn chuyển giao giữa một sinh viên học về kỹ thuật đi vào con đường nghiên cứu về y sinh.

Và khi sang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại MIT thì lúc đó tôi hoàn toàn làm về kỹ thuật y sinh, tất cả mọi thứ đều có ứng dụng trên con người. Lab đó là nơi mà đam mê của tôi được thực hiện một cách hoàn chỉnh. Những kiến thức học được lại càng làm cho tôi say mê, thích thú hơn.

Theo anh cơ hội và trách nhiệm của người trẻ, đặc biệt là nhà khoa học trẻ trong bối cảnh hiện nay như thế nào?

COVID-19 và sự tác động lớn của nó cho chúng ta thấy rằng lĩnh vực y sinh có thể giúp được rất nhiều người. Hi vọng các bạn trẻ thấy được lĩnh vực này thú vị và sẽ tìm kiếm được những cơ hội. Nếu ngành này chưa phát triển lắm ở Việt Nam thì các bạn có thể đi học ở nước ngoài, không chỉ lab của tôi mà còn có rất nhiều lab khác ở Mỹ.

Riêng lab của tôi lúc nào cũng rộng mở nếu có các bạn sinh viên Việt Nam thích thú đi theo hướng nghiên cứu này. Trong lab hiện tại cũng có rất nhiều bạn Việt Nam, các bạn làm việc rất tốt, chăm chỉ và thông minh.

Tôi nghĩ lĩnh vực y sinh hiện được đầu tư rất lớn vì ai cũng thấy được ảnh hưởng của dịch bệnh, thấy được sự cần thiết của công nghệ để giúp giải quyết được những dịch bệnh này. Đấy là cơ hội lớn cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ ở Việt Nam.

Nhiều người trẻ vẫn đang khó khăn trong việc định hướng tương lai, hoạch định con đường mà mình theo đuổi. Từ trải nghiệm bản thân anh có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như bí quyết để nuôi dưỡng, theo đuổi đam mê là gì?

Để nuôi dưỡng và theo đuổi đam mê thì bản thân phải luôn luôn nỗ lực học hỏi, rèn luyện từng ngày. Có một định hướng rõ ràng từ sớm thì sẽ tốt hơn. Trước đây tôi luôn định hướng sẽ đi học ở Mỹ và nghiên cứu phát triển về kỹ thuật y sinh. Chính điều đó đã góp phần giúp tôi có được như ngày hôm nay.

Là người tổ chức nhóm nghiên cứu với các thành viên trẻ đến từ nhiều nước, lại được trao Giải thưởng Người mở đường cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, anh có thể chia kinh nghiệm trong việc tập hợp và hướng dẫn các tài năng trẻ trong việc làm việc nhóm?

Đầu tiên phải xác định làm việc nhóm rất quan trọng. Khi làm ở lĩnh vực công nghệ cao, một người chỉ giỏi được một hoặc hai lĩnh vực, không thể nào làm hết tất cả mọi thứ được. Vì vậy cần làm việc nhóm mà trong đó mỗi người sẽ chuyên trách một lĩnh vực khác nhau, hỗ trợ, chia sẻ tri thức cho nhau để làm một sản phẩm mang tính chất đột phá, có tầm ảnh hưởng lớn.

Với lab của tôi để các bạn làm được với nhau tôi phải xác định rõ ràng với họ là mỗi người đều có một giá trị riêng của mình, cần có sự tôn trọng lẫn nhau, không nên ngại nói ra quan điểm, ý tưởng của mình. Điều đó tạo cho họ hiểu được rằng mình đang góp phần làm một nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn, cả nhóm phải cùng chung một chí hướng, bất cứ thứ gì mình làm có thể đóng góp được cho nhau, đều mang lại một giá trị lớn sau này.

Tôi cũng chủ động sắp xếp những người thuộc lĩnh vực khác nhau vào trong nhóm, người ta sẽ học hỏi lẫn nhau. Vừa là đồng nghiệp, vừa là thầy, vừa là trò mà thực sự thì ngay cả tôi cũng vậy, làm việc với các bạn tôi cũng học được rất nhiều từ họ. Chính vì thế mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ.

Anh từng chia sẻ về nguyện vọng tổ chức các chương trình hoạt động cũng như hợp tác các chương trình nghiên cứu với chuyên gia trong nước, hỗ trợ các nhà khoa học trẻ. Anh có thể chia sẻ thêm về những kế hoạch này?

Nếu là một dự án nghiên cứu chính thức thì chưa nhưng tôi đã trao đổi, kết nối các giáo sư trường ĐH Bách khoa với khoa Kỹ thuật Y sinh ĐH Connecticut để tổ chức một hội nghị khoa học. Hiện tại chúng tôi vẫn đang xúc tiến để tiến tới ký kết một văn bản hợp tác chính thức đưa sinh viên qua lại giữa hai trường.

Rất vui khi kết nối được thành công bởi tôi cũng từng là sinh viên, thấy được các bạn Việt Nam rất giỏi, chăm chỉ. Hi vọng từ sự kết nối này sẽ có càng nhiều bạn trẻ Việt Nam có thể qua được bên này, tiếp cận với công nghệ tiên tiến để học hành, nghiên cứu...

GS-TS Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1984) là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Năm 2008 anh nhận học bổng tiến sĩ của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Mỹ và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2013 tại ĐH Princeton. Sau đó, anh làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại HV Công nghệ Massachusetts (MIT) và được ĐH Connecticut bổ nhiệm vị trí Assistant Professor, giảng viên Khoa Cơ khí và Khoa Kỹ thuật Y sinh... 

GS-TS Nguyễn Đức Thành hiện đứng đầu một nhóm nghiên cứu về công nghệ y sinh và vật liệu y sinh của ĐH này. Nhóm thực hiện nghiên cứu đa ngành, tập trung cho những ứng dụng trong y khoa, liên quan đến các lĩnh vực khác nhau bao gồm vật liệu sinh học, dược phẩm, vắc-xin, công nghệ nano, y học tái tạo và thiết bị điện tử y tế. Các nghiên cứu này đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hàng đầu thế giới như Science, Nature Nanotech, Nature Biomedical Engineering, Science Translational Medicine, PNAS... và được The New York Times, The Guardian, BBC... dẫn lại.

TS Thành đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng dành cho giáo sư trẻ xuất sắc trong lĩnh vực y học tái tạo (ACell Young Investigator Award for Regenerative Medicine, 2020), nhà nghiên cứu trẻ tiên phong của Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH Trailblazer Award for Young and Early Investigator 2017), Giải thưởng dành cho 1 trong 18 kỹ sư chế tạo trẻ xuất sắc nhất trên thế giới do Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ trao tặng năm 2018 (2018 SME Outstanding Young Manufacturing Engineer Award), top 10 nhà sáng chế dưới 35 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do MIT bình chọn (MIT top innovators under 35 at Asia Pacific, 2019), top 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019.

Trung Dũng thực hiện

____________________

(*) Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu y sinh học tiên tiến (BARDA)- cơ quan liên bang của Mỹ chuyên tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ phòng chống dịch bệnh đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các loại vaccine và cung cấp tài chính cho hơn 30 dự án, trong đó có các dự án liên quan tới chẩn đoán và điều trị. BARDA đã viện trợ tài chính cho Moderna Inc, Sanofi, Johnson & Johnson và công ty dược phẩm AstraZeneca Plc (Vương quốc Anh).

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất máy bay không người lái hiện đại

Nguyễn Sơn

VTV.vn - Một nhóm kỹ sư người Việt đã nghiên cứu, chế tạo thành công một loại máy bay không người lái, với nhiều tính năng, tác dụng hiện đại.

Các loại máy bay không người lái (drone) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Phổ biến nhất là flycam, được sử dụng để ghi hình trên không, hay hiện đại hơn, thì có các loại máy bay không người lái, được sử dụng để giao hàng, mang vác các phương tiện chữa cháy.

Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự, máy bay không người lái được coi là khí tài không thể thiếu của quân đội tại nhiều quốc gia, khi thể hiện khả năng trinh sát, tấn công vô cùng hiệu quả.

Nằm ở một góc khuất trong Triển lãm quốc phòng quốc tế 2022, nhưng một gian trưng bày tại đây lại thu hút rất đông khách thăm quan cả trong nước và quốc tế bởi sản phẩm đặc biệt. Được thiết kế, chế tạo hoàn toàn bởi các kỹ sư người Việt, chiếc máy bay không người lái được trang bị 4 camera, bay xa 11km và có sức tải 15kg, tương đương 9 quả đạn cối.

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất máy bay không người lái hiện đại - Ảnh 1.

Các loại máy bay không người lái (drone) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Trong tác chiến hiện đại, các loại UAV (Unmanned Aerial Vehicle - máy bay không người lái) mang theo lượng nổ thả vào vị trí quân địch cho thấy hiệu quả cao và chi phí thấp. 

Ngoài mục đích sử dụng như một UAV tấn công, hệ thống giá treo đa năng trên chiếc máy bay này còn có thể sử dụng để thả túi đựng đồ cấp cứu tại những khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc địa bàn bị cô lập, chia cắt mà các phương tiện giao thông không thể tiếp cận được. Trong trường hợp khẩn cấp cần cứu hộ, cứu nạn trên địa hình sông nước, chiêc máy bay này cũng có thể mang theo 4 áo phao cứu sinh để thả chính xác xuống vị trí người gặp nạn.

Mất 8 năm nghiên cứu với rất nhiều phiên bản thử nghiệm, chiếc UAV này có thể gấp gọn trong một chiếc ba lô và chỉ mất 3 phút triển khai để sẵn sàng cất cánh. Dù mang theo được tải trọng lớn nhưng khung thân máy bay lại rất nhẹ bởi được thiết kế hoàn toàn bằng vật liệu carbon. Theo các kỹ sư, việc tự chủ hoàn toàn cả về phần cứng lẫn phần mềm điều khiển là điểm mấu chốt của những sản phẩm phục vụ mục đích quân sự.

Hiện loại phương tiện bay này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Một nhà máy sản xuất với quy mô lớn cũng đang được triển khai xây dựng tại TP Hồ Chí Minh với công suất dự kiến khoảng 1.000 sản phẩm 1 năm. Đây được coi là bước tiến lớn trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái tại Việt Nam.

Máy bay không người lái made in Viet Nam

TPO - Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong hai ngày 4-5/8 diễn ra Triển lãm thành tựu ngành Tài nguyên và Môi trường, giới thiệu đến khách tham quan những sản phẩm, công nghệ nổi bật được ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thời gian qua.
 "Mỏ tiền khủng" được cả thế giới săn lùng,
          có tốc độ tăng giá 550%, VN cũng đang sở hữu thứ "vàng trắng" này
 Cơ quan năng lượng Quốc tế, ước tính nhu cầu về lithium sẽ gấp 42 lần vào 2040 so với năm 2020. Đến cả tỷ phú giàu nhất nhì thế giới Elon Musk cũng phải phàn nàn về mức giá của loại nguyên liệu này, với nhu cầu đối với kim loại này đã vượt xa nguồn cung trong ít nhất 5 năm tới, và sự thiếu hụt có thể kéo dài đến năm 2023.

Tại sao lithium được săn lùng?


Khi ngành công nghiệp ô tô chuyển hướng khỏi nhiên liệu hoá thạch và hướng đến năng lượng pin sạch hơn, lithium đang trở thành tâm điểm chú ý, thậm chí, được mệnh danh là vàng trắng.

Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, tính đến tháng 3/2022 giá lithium đã tăng 550% so với năm trước.

Nhu cầu đối với kim loại này đã vượt xa nguồn cung trong ít nhất 5 năm tới, và sự thiếu hụt có thể kéo dài đến năm 2023, S&P Global Commodity Insight cho biết.

Theo Cơ quan năng lượng Quốc tế, ước tính nhu cầu về lithium sẽ gấp 42 lần vào 2040 so với năm 2020.  
Ảnh: Internet.

Theo đó lithium là kim loại đặc biệt, được dùng trong sản xuất pin của ô tô điện và các thiết bị điện tử loại nhỏ, bộ nguồn gọn nhẹ, sạc được dành cho laptop, điện thoại và các dụng cụ kĩ thuật số khác.
Nhưng để sản xuất pin, quặng lithium thô cần phải được tinh chế và xử lý. Và quá trình này cần rất nhiều vốn và nguồn lực.

Hồi năm ngoái tỷ phú Elon Musk đã có những phàn nàn về chi phí của lithium. Ông đã gọi pin lithium là "dầu mỏ kiểu mới".
  
Ảnh: Internet.

Hiện trên thế giới chỉ một số ít nước sở hữu tài nguyên này, đứng đầu là Bolivia, Chile, Argentina, Trung Quốc, Australia.
Với tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia đang ngày càng đầu tư hơn vào công nghệ xanh, công nghệ tái tạo, điển hình như chuyển đổi từ xe ô tô chạy xăng sang xe điện.
Do đó, lithium đang trở thành kim loại mà cả thế săn lùng.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra, đánh giá của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ giai đoạn 2005-2009 phát hiện tài nguyên quặng lithium tại vùng La Vi, Quảng Ngãi.

Cụ thể quặng lithium tại Quảng Ngãi gồm 40 thân quặng, thân khoáng hoá, chủ yếu là loại hình mạch pegmatoit chứa kim loại lithium và thiếc.

Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ xác định, mỏ quặng lithium tại Quảng Ngãi có trữ lượng khoảng 1 triệu tấn quặng hay khoảng 10.000 tấn Li2O.

Với trữ lượng đang có, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách các nước có quặng lithium của thế giới, đủ điều kiện để khai thác.

Cơn khát pin lithium đối với các nhà sản xuất ô tô.

Trung bình, mỗi chiếc xe điện cần 30-60kg lithium cho khối pin của nó. Các chuyên gia ước tính đến năm 2034, riêng nước Mỹ sẽ cần khoảng 500.000 tấn lithium thô trong một năm để sản xuất pin xe điện.

Nhu cầu lớn lại không muốn lặp lại cuộc khủng hoảng thiếu chip, các nhà sản xuất ô tô đi thẳng đến nguồn cung cấp và đảm bảo nguồn cung cho chính họ.

Vào tháng 7/2022, Ford đã công bố thoả thuận với các công ty lithium sẽ cho phép hãng sản xuất 600.000 ô tô điện mỗi năm bắt đầu từ 2023.
General Motors cũng đã thực hiện được các thoả thuận tương tự.

Theo Wall Street Journal, Tesla cũng đang xem xét kế hoạch xây dựng một cơ sở tinh chế lithium để hỗ trợ cho dây chuyển sản xuất pin ô tô điện.
  
Ảnh: Internet

Nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ cho biết họ muốn xây dựng một nhà máy có khả năng tiếp cận luồng vận chuyển vùng vịnh duyên hải Mexico.
Các địa điểm tiềm năng thuộc các bang Texas và Louisiana đang được Tesla cân nhắc.

Tại Việt Nam, cuối năm 2021, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Nhà máy sản xuất Pin VinES thứ nhất tại Khu kinh tế Vũng Áng với quy mô giai đoạn một là 8ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Nhà máy này sẽ cung cấp pin lithium dành cho các dòng ô tô điện và bus điện của VinFast.

Toàn bộ hạ tầng của nhà máy gồm phân xưởng đúc linh kiện, hàn tổ hợp và đóng gói (pack pin) sẽ được xây dựng nhằm đảo bảo đạt công suất 100.000 pack pin/năm.

Giai đoạn 2 nhà máy sẽ được mở rộng để sản xuất các tế bào pin và nâng cao công suất lên 1 triệu pack. pin/năm.

Việt Nam chủ trương phát triển CNQP tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược tự vệ và xuất khẩu


(Chinhphu.vn) - Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất được các loại vũ khí trang bị hiện đại, vũ khí chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng.
Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 1.

Đại tá Dương Văn Yên trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh QĐND.

Thông tin trên được Đại tá Dương Văn Yên, Phó chủ nhiệm Tổng cục CNQP nhấn mạnh tại Hội thảo “Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước” diễn ra ngày 9/12 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Giới thiệu với các đại biểu quốc tế về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, công nghiệp quốc phòng Việt Nam được ra đời ngay sau khi nước Việt Nam giành được độc lập năm 1945. 

Trải qua gần 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đồng hành cùng mọi thắng lợi của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đang lớn mạnh không ngừng.

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 2.

Bắt đầu với các xưởng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật và đến nay đã hình thành được một hệ thống thống nhất các cơ sở nghiên cứu, sản xuất trải dài trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Hầu hết các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước, giao cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quản lý. 

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong đó, Tổng cục công nghiệp quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý về công nghiệp quốc phòng trên phạm vi cả nước; đồng thời, quản lý, chỉ đạo các công ty sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị trực thuộc. 

Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, hiện nay, năng lực của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 3.

Theo Đại tá Dương Văn Yên, hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng là một trụ cột trong đối ngoại quốc phòng. 

Chủ trương của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng là đa phương hóa, đa dạng hóa các kênh hợp tác, mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài về sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang. 

Nhiều sản phẩm được sản xuất thành công từ kết quả hợp tác chuyển giao công nghệ hay hợp tác nghiên cứu, sản xuất với các nước như súng, tàu quân sự, ngòi đạn, thuốc phóng, thuốc nổ... Đồng thời, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm quốc phòng do Việt Nam sản xuất.

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 4.

Chia sẻ về định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới, Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, Việt Nam chủ động thực hiện phương thức hợp tác quốc tế đa dạng, linh hoạt, đồng bộ cả về chiều rộng và chiều sâu: Chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu phát triển mẫu vũ khí mới, hợp tác về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế; tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hoá sản xuất trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng...

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 5.

Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng

Đề cập tới chính sách phát triển theo hướng lưỡng dụng của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, chính sách này được triển khai đồng bộ theo hai chiều: Một là, đẩy mạnh các lĩnh vực có thế mạnh của công nghiệp quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. 

Hai là, huy động tối đa năng lực sản xuất, công nghệ của các thành phần kinh tế công nghiệp dân sinh cho các hoạt động công nghiệp quốc phòng. 

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 6.

Qua đó, kết hợp chặt chẽ các cơ sở công nghiệp quốc phòng với các cơ sở công nghiệp dân sinh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phải tuân thủ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, sẵn sàng huy động, động viên để sản xuất bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết. 

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 7.

Về chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện đại, Đại tá Dương Văn Yên lưu ý, Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất được các loại vũ khí trang bị hiện đại, vũ khí chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 9.

Trong tham luận của mình, Đại tá Dương Văn Yên cũng đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam theo hướng lưỡng dụng, hiện đại.

Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất vũ khí chiến lược - Ảnh 8.

Phần trình bày về nội dung "công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, phát triển theo hướng lưỡng dụng, hiện đại" của Đại tá Dương Văn Yên đã thu hút sự quan tâm và nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Theo QĐND

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng

10:09 - 05/03/2023

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, đủ sức mạnh, tiềm lực, khả năng phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác tới thăm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và làm việc về hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghệ cao của Viettel.

Tham dự buổi làm việc có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng đã tham quan các sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu do Viettel nghiên cứu và sản xuất gồm 3 lĩnh vực: Quân sự, hạ tầng viễn thông, sản phẩm dân sự.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 2.

Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Viettel nghiên cứu, sản xuất 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao cho Quân đội

Với mục tiêu nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao góp phần hiện đại hóa Quân đội và phát triển đất nước có công nghệ tiệm cận với các nước tiên tiến hàng đầu thế giới, Viettel đã đầu tư nghiên cứu sản xuất công nghệ cao từ năm 2010.

Đối với lĩnh vực quân sự, Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội.

Trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, Viettel làm chủ toàn bộ hệ thống mạng 5G từ trạm thu phát vô tuyến, thiết bị truyền dẫn và mạng lõi. Đến nay, Viettel đã triển khai diện rộng đầy đủ các sản phẩm trong hệ sinh thái 5G.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 3.

Thủ tướng tham quan các sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu do Viettel nghiên cứu và sản xuất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm 2 dòng chip 5G

Đối với nhiệm vụ Thủ tướng giao vào tháng 8/2022 về việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, đến nay, tập đoàn đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm 2 dòng chip 5G.

Hiện nay, Viettel đang đứng vị trí số 1 về pháp nhân Việt Nam đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp. 

Viettel đã được công nhận 18 sáng chế quốc tế (Mỹ), 80 sáng chế trong nước, 19 giải pháp hữu ích, 12 kiểu dáng.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 4.

Hiện nay, Viettel đang đứng vị trí số 1 về pháp nhân Việt Nam đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với chiến lược kết hợp quân sự và dân sự, Viettel đã tối ưu những công nghệ, kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất, sau khi được triển khai cho quốc phòng sẽ được ứng dụng cho dân sự, tạo ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường, cạnh tranh quốc tế.

Giải pháp lưỡng dụng này vừa góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, quốc gia vừa giúp phát triển kinh tế đất nước.

Viettel đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đứng trong danh sách 80 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới về doanh thu, xuất khẩu được sản phẩm quốc phòng, tiến lên danh sách 60 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu vào năm 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những quyết tâm, nỗ lực, tự lực, tự cường của Viettel để đạt được những thành tựu trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 6.

Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa tầm nhìn và sứ mệnh của mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng

Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo" đã cụ thể hóa mục tiêu xây dựng Quân đội đến năm 2025 cơ bản tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Ảnh 7.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa tầm nhìn và sứ mệnh của mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, đủ sức mạnh, tiềm lực, khả năng phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới./.

Hà Văn



 Chế tạo máy bay không người lái  siêu thanh made in Việt Nam




Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 1

Triển lãm giới thiệu đến khách tham quan những thành tựu, kết quả nổi bật của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên 9 lĩnh vực quản lý nhà nước gồm Đất đai, Tài nguyên Nước, Địa chất và Khoáng sản, Môi trường, Khí tượng thủy văn, Biến đổi khí hậu, Đo đạc và bản đồ, Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường Biển và Hải đảo, Viễn thám.

Triển lãm trưng bày thiết bị máy bay không người lái phục vụ công tác đo đạc bản đồ, sản phẩm do các nhà khoa học của Viện Khoa học và Đo đạc bản đồ chế tạo. Đây là kết quả của đề tài Nghiên cứu thiết chế tạo hệ thống UAV bầy đàn và xây dựng phần mềm điều khiển bay chụp ảnh, quét lidar phục vụ công tác tự động, tối đa hóa khả năng thu thập dữ liệu địa không gian.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 2

Thêm một sản phẩm máy bay không người lái của Viện Khoa học và Đo đạc bản đồ.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 3

Mô hình trạm radar thời tiết Nha Trang, dùng để quan trắc, phát hiện, theo dõi mây và các hiện tượng thời tiết. Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trạm radar đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai. Việt Nam hiện vận hành 10 trạm radar. Thời gian tới cần triển khai thêm 5-10 trạm để tiếp tục nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo thời tiết.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 4

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm giới thiệu Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SeAFFGS) vừa được triển khai tại Việt Nam. Hệ thống giúp tăng cường năng lực dự báo lũ quét - một trong những loại hình thiên tai gây tử vong cao nhất nhưng khó dự báo nhất.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 5

Mô hình vệ tinh Micro Dragon do đội ngũ 36 cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế, tích hợp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản, giúp Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ.

< iframe scrolling="no" width="100%" height="100%" style="box-sizing: border-box; display: block; margin: auto; border-width: 0px; border-style: initial;">< /iframe>
...  Thêm một sản phẩm máy bay không người lái của Viện Khoa học và Đo đạc  đồ.
Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 6

Hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động gồm nhiều thành phần như hệ thống giám sát nước mặt tự động, thiết bị đo nồng độ bụi. Trong những năm qua, Việt Nam thúc đẩy tăng cường quan trắc tự động, đặc biệt với các nguồn thải lớn.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 7

Hệ thống quan trắc khí thải tự động.

Chiêm ngưỡng máy bay không người lái made in Viet Nam ảnh 8

Gian hàng triển lãm ảnh đa dạng sinh học, lĩnh vực được Bộ Tài nguyên và Môi trường rất quan tâm thời gian qua. 

Nguyễn Hoài - Trọng Tài

Điều hướng trang





Have you ever think of making your own quadcopter or drone at home. I will show you how can you make this DIY project in simple steps.
YouTube · Million Gears · 30 thg 5, 2020
How to Make a Drone at Home - DIY Quadcopter · Step 1: Amazing Video Tutorial(Shortcut for Those Who Doesn't Like Reading) · Step 2: Materials · Step 3: Frame.
Instructables · Instructables · 22 thg 6, 2018
We are o­n a mission to build a drone community and we believe the best way to do that is by spreading awareness and debunking myths around ...
YouTube · Drona Aviation · 20 thg 12, 2019
Learn - How To Make a Drone at homeflyrobo.in - Best o­nline Shop1, 1000KV Brushless Motor ...
YouTube · Make Your OWN Creation · 27 thg 11, 2020
How to make a mini drone (quadcopter) at home.Drone parts: Receiver : https://goo.gl/1XnNjWRemote : https://goo.gl/x53ocpMotor ...
YouTube · CrLazy · 25 thg 11, 2018
4X XXD HW30A 30A Brushless Motor ESC -- https://goo.gl/Ph7n3G-- Gemfan 8045 Carbon Nylon CW/CCW Propeller -- https://goo.gl/ZaBuEQ ...
YouTube · NDA Hack · 20 thg 8, 2018
How to make a Battery Drone at Home that 100% flyingHow to make a drone at homeHow to make a quadcopter at homeHow to make a helicopter at ...
YouTube · THANG Engineer · 8 thg 11, 2018
How To Make Drone At Home (Quadcopter) Easy -Hello guys,Here you will learn how to make drone at home at the very cheap rate.
YouTube · X - Creators · 5 thg 12, 2017
How to make Drone at Home (Quadcopter) very Easy | DIY Helicopter Can FlyHow to make Drone at Home (Quadcopter) very EasyDIY Helicopter Can ...
YouTube · THANG Engineer · 14 thg 10, 2018
drone #howToMakeDrone Drone. How to make Drone. Helicopter. Remote control Drone. How to make drone at home. How to Make Remote Control ...
YouTube · Zaman Craft · 6 thg 10, 2019



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 244 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 156 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 135 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 135 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.