Lãnh đạo CSVN quyết tâm ủng họ Nga xâm lăng Ukraine và trung thành với chủ nghĩa Mác Lê chống lại nhân loại
24.02.2023 10:09
VN trung thành Nga bỏ phiêu trăng 5 lân - Đã đến lúc toán thề giới lên án và đồng lòng cấm vận tẩy chay hàng hóa và bang giao với nước độc tài độc ác CSVN, nạn nhan sắp tới của TQ xâm lăng thống trị sáp nhập lãnh thổ, và LHQ cũng như toàn thế giới sẽ bỏ phiếu trắng. Các lãnh đạo CSVN đã chuyển hầu hết tài sản và gia đình qua Tây phưong chuẩn bị giao nước cho TQ
CSVN bị lên án LHQ lên án Việt Nam bỏ phiếu trắng chống lại thế giới và nghị quyết hòa bình Ukraine của LHQ trong khi Campuchia và các nước ĐNÁ cùng thế giới bỏ phiếu thuận. Thừa lệnh TBT Nguyễn Phú Trọng nhận từ Moscova Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ một lần nữa bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine tròn một năm. Nghị quyết "tái khẳng định cam kết đối với chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận, mở rộng ra cả lãnh hải của Ukraine." và cũng "nhắc lại yêu cầu của mình rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình đi ngay ngay lập tức, triệt để và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận và kêu gọi chấm dứt chiến sự". Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống. Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.
Cụ thể, đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Việt Nam đã bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, nằm trong nhóm nước thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi 5/11/2022 nhấn mạnh đường lối đối ngoại Việt Nam "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Ông Chính nói "Chúng ta ứng xử với những vấn đề quốc tế phức tạp vừa qua, ví dụ như vấn đề Ukraine thì thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh khó khăn và trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến."
Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
Facebook tên Le Nguyen Duy Hau nhận xét:
"Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân n
NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH
Chụp lại hình ảnh,
Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng cho cuộc biểu quyết mới nhất của Đại hội đồng LHQ
"Điều này không có gì ngạc nhiên vì họ là những quốc gia cộng sản độc đảng có quan hệ lâu đời với Nga và trước đó là Liên Xô," Sebastian Strangio nhận định trên The Diplomat.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì chống lại áp lực và tiếp tục với chiến lược không chỉ trích trực tiếp Nga.
Cụ thể, đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Việt Nam đã bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, nằm trong nhóm nước thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi 5/11/2022 nhấn mạnh đường lối đối ngoại Việt Nam "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Ông Chính nói "Chúng ta ứng xử với những vấn đề quốc tế phức tạp vừa qua, ví dụ như vấn đề Ukraine thì thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh khó khăn và trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến."
Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
Facebook tên Le Nguyen Duy Hau nhận xét:
"Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ.
"Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân," người này kết luận.
Việt Nam và Nga có mối quan hệ tin cậy ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay, ông Bill Hayton, học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc từng viết trên BBC.
"Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây. Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội," ông Bill Hayton nhận định.
Hiện hơn 80% số lượng vũ khí tại Việt Nam cho đến nay vẫn được nhập khẩu từ Nga.hư Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ.
"Điều này không có gì ngạc nhiên vì họ là những quốc gia cộng sản độc đảng có quan hệ lâu đời với Nga và trước đó là Liên Xô," Sebastian Strangio nhận định trên The Diplomat.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì chống lại áp lực và tiếp tục với chiến lược không chỉ trích trực tiếp Nga.
Cụ thể, đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Việt Nam đã bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, nằm trong nhóm nước thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi 5/11/2022 nhấn mạnh đường lối đối ngoại Việt Nam "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Ông Chính nói "Chúng ta ứng xử với những vấn đề quốc tế phức tạp vừa qua, ví dụ như vấn đề Ukraine thì thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh khó khăn và trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến."
Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
Facebook tên Le Nguyen Duy Hau nhận xét:
"Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ.
"Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân," người này kết luận.
Việt Nam và Nga có mối quan hệ tin cậy ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay, ông Bill Hayton, học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc từng viết trên BBC.
"Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây. Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội," ông Bill Hayton nhận định.
Hiện hơn 80% số lượng vũ khí tại Việt Nam cho đến nay vẫn được nhập khẩu từ Nga.
Bà Nataliya Zhynkina: ‘Chúng tôi không sợ Nga đe doạ’
Báo chí Việt Nam im lặng đồng lõa ủng hộ Nga
Về lá phiếu trắng mới nhất của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ, báo chí trong nước hầu hết chỉ đưa tin về cuộc bỏ phiếu, chứ không đề cập Việt Nam bỏ phiếu như thế nào, dù đây là những tờ báo phục vụ chính cho độc giả trong nước.
Đơn cử, báo Tuổi Trẻ viết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh tròn một năm chiến sự.
"Nghị quyết này - không mang tính ràng buộc - được thông qua với số quốc gia ủng hộ áp đảo, gồm 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống (Nga, Belarus, Triều Tiên, Mali, Nicaragua, Syria và Eritrea) và 32 nước (trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ) bỏ phiếu trắng." dẫn báo Tuổi Trẻ.
Tương tự, VnExpress cũng đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi nghị quyết và dẫn lời Đại sứ Mỹ tại LHQ nhận định "nghị quyết "sẽ đi vào lịch sử", thể hiện lập trường quốc tế về hòa bình."
Tuy nhiên, trang tin điện tử này cũng không để cập tới Việt Nam bỏ phiếu gì, dù nhắc tên Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
Tại Việt Nam, nhiều trang sứ quán các nước như Anh Quốc, Canada, EU, Ba Lan... đã lên án chỉ trích công khai sự xâm lược của Nga và ủng hộ mạnh mẽ Ukraine cũng như một nền hòa bình thế giới.
Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.
Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.
Trên trang Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam, nhiều người vào bình luận trước kết quả bỏ phiếu, thể hiện sự thất vọng, để lại lời xin lỗi về lá phiếu của Việt Nam.
Nhiều người cho rằng Việt Nam "ngoài lề" trong khối ASEAN vì hầu hết các thành viên của khối này đều bỏ phiếu ủng hộ. Chỉ có Việt Nam, Lào thuộc nhóm thiểu số. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ tư, báo chí Việt Nam cũng không nhắc đến lá phiếu trắng dù có đưa tin về nội dung Nghị quyết.(theo BBC)
Đây là lần thứ năm Việt Nam bỏ phiếu có lợi cho Nga, quốc gia đồng minh lâu đời và là nhà cung cấp vũ khí chính cho quốc gia Đông Nam Á này.
Ngày 1 Tháng Ba, 2022, khi bỏ phiếu cho nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Ngày 24 Tháng Ba, 2022, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Ngày 7 Tháng Tư, 2022, đại hội đồng đề nghị trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Ngày 12 Tháng Mười, 2022, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Lần này, cũng như mọi lần trước, truyền thông trong nước đưa tin đầy đủ, nhưng không nhắc chi tiết Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Mặc dù nghị quyết hôm Thứ Năm không mang tính bắt buộc, nhưng có ảnh hưởng chính trị khắp thế giới, và kết quả cho thấy đây là một hành động mạnh mẽ được cộng đồng quốc tế nêu bật thông điệp là Moscow phải chấm dứt hành động xâm lăng.
Ông Dmytro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố cuộc bỏ phiếu là bằng chứng rõ ràng hơn nữa cho thấy không chỉ khối dân chủ Tây phương ủng hộ đất nước của ông.
“Cuộc bỏ phiếu này bất chấp lập luận rằng miền Nam bán cầu không đứng về phía Ukraine. Nhiều quốc gia đại diện cho Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á đã bỏ phiếu ủng hộ chính nghĩa của Ukraine,” ngoại trưởng của Ukraine nói.
Trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng với Việt Nam có cả Trung Quốc và Ấn Độ, giống như mọi lần trước.
Bảy quốc gia bỏ phiếu chống là Bắc Hàn, Belarus, Eritrea, Mali, Nicaragua, Nga, và Syria. Đây là những quốc gia có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga.
'phật lòng cường quốc' ân nhân Bùi Thư, BBC
Vai trò,BBC News Tiếng Việt
Chuyên gia nhận định rằng, các lá phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga cho thấy nước này rất thận trọng và tránh “phật lòng” các cường quốc, bao gồm Nga.
Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ một lần nữa bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh tròn một năm chiến sự.
Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống.
Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào (do VN áp lực) trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.
Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng cho cuộc biểu quyết mới nhất của Đại hội đồng LHQ
Việt Nam tiếp tục "nước đôi"
Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng, các lá phiếu của Việt Nam cho thấy quốc gia này vẫn rất thận trọng trong phản ứng đối với cuộc chiến Ukraine, duy trì chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm “tổn thương” hay “phật lòng” các cường quốc, bao gồm Nga.
"Nga có vị thế quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam: là đối tác chiến lược toàn diện (giữ vị thế hàng đầu trong thang đo thứ bậc về đối tác của Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc).
"Nga có mối quan hệ truyền thống và gắn bó trong lịch sử qua sự ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, kiên trì hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông bất chấp áp lực từ Trung Quốc.
"Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam phải “biết thời, biết thế”, đồng thời chú ý tôn trọng và giữ thể diện cho các cường quốc. Từ ứng xử của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Ukraine, cho đến nay, có thể khẳng định Hà Nội đặc biệt coi trọng yếu tố truyền thống và hữu nghị trong quan hệ với Nga," tiến sĩ nhận định.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì với đường lối đối ngoại mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh là "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
Theo tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, chính nghĩa, theo lối nói của Việt Nam, là ủng hộ hoà bình, an ninh, đề cao hợp tác và không ủng hộ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng không gây chiến với các quốc gia khác.
"Chính sách Quốc phòng “bốn không” của Việt Nam, ban hành năm 2019, đã khẳng định tính chất hoà bình và tự vệ. Tuy nhiên, các lá phiếu của Việt Nam, dù không sai về khía cạnh luật pháp quốc tế, có thể gây quan ngại rằng Việt Nam đang xem trọng lợi ích thực dụng hơn là đề cao các tiêu chuẩn quốc tế.
"Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hội nhập kinh tế mạnh mẽ, mạng lưới đối tác được mở rộng, và việc được các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đánh giá cao, có thể củng cố sự tự tin của Hà Nội. Tình thế lưỡng nan về cân bằng giữa lợi ích và nguyên tắc. Có lẽ, vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng không đủ sức thay đổi phương cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề Ukraine," ông Sáng nêu quan sát.
Việt Nam và Trung Quốc "chung chí hướng"?
Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.
Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.
Tuy nhiên, dưới quan sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Tâm Sáng, ông cho rằng có sự khác biệt căn bản về cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
"Trung Quốc đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Nga, và quan hệ hai nước đang phát triển cả về kinh tế và an ninh. Với những khác biệt về lợi ích và ý thức hệ, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chung tay thiết lập một mặt trận chung chống lại Mỹ và đồng minh.
"Dù Trung Quốc khẳng định mong là bên hoà giải và khuyến khích đối thoại giữa Nga và Ukraine nhưng về cơ bản, Bắc Kinh đang tính toàn những lợi ích tốt nhất cho mình trong khi tránh can thiệp vào cuộc chiến," ông Sáng phân tích.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự khác biệt, tức về phía Việt Nam, quốc gia này luôn thận trọng và nỗ lực tối đa để tránh bị lôi kéo vào nền chính trị cường quyền (great-power politics).
"Là quốc gia tầm trung, Việt Nam thiên về kêu gọi đối thoại, hoà giải. Và không giống như Trung Quốc có thể xem cuộc chiến tại Ukraine là cơ sở để xử lý mối quan hệ phức tạp với Đài Loan, Việt Nam quan sát cuộc chiến với sự thận trọng hơn và nỗ lực không để trở thành một Ukraine thứ hai, nhất là khi Việt Nam tồn tại bên cạnh một láng giềng hùng mạnh và tham vọng như Trung Quốc," ông Sáng kết luận.
Kỷ niệm 104 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11-2021):
Muôn đời nhớ ơn Nga cứu giúp VN giải phóng để thành XHCN.
Về cuộc “gặp gỡ” giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh tụ Lênin đã giúp hạt giống CS khai hóa dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Irkutsk trên sông Angara, trong chuyến năm Liên Xô năm 1955. (Ảnh: TTXVN)
(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn hoạt động cách mạng ở châu Âu đã rất mong muốn được gặp mặt lãnh tụ của phong trào cộng sản thế giới Lênin nhưng Người đã không có may mắn đó. Bởi khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô thì Lênin đang ốm nặng, chỉ thời gian ngắn sau Lênin qua đời. Nhưng trên phương diện gặp gỡ về lý tưởng cách mạng thì Hồ Chí Minh đã gặp Lênin rất nhiều lần…
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử đã nêu lại quá trình Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô: “Tháng 6, ngày 13. Buổi tối, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Xô, đất nước mà Người mơ ước được đặt chân tới. (…) Tháng 6, ngày 30. Nguyễn Ái Quốc đến cảng Petrograd. Lần đầu tiên Người đặt chân lên mảnh đất của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Người đã xuất trình hộ chiếu mang tên Chen Vang để bộ đội biên phòng đóng dấu thị thực nhập cảnh…”.
Trên đất Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động tích cực, trong đó viết khá đều đặn cho các tờ Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière, dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân, tham gia Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, gặp nhà thơ Osip Mandelstam… Cuối năm 1923, Người vào học Trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông. Lúc này Lênin đang ốm nặng, nên Đại hội Quốc tế Cộng sản phải tạm hoãn...
Ngày 21/1/1924, Lênin từ trần... Sau này, Hồ Chí Minh kể lại sự kiện đau buồn đó: “Vào một ngày tháng 1/1924, chúng tôi đang ăn bữa sáng tại quán cơm ở tầng dưới khách sạn thì được tin Lênin mất. Không ai muốn tin điều đó, nhưng khi ngoảnh lại, chúng tôi thấy lá cờ của Xô viết Moskva đã bỏ rủ. Một sự xúc động lớn xâm chiếm tâm hồn chúng tôi, bữa ăn bị bỏ dở, vì không ai thấy đói nữa: Lênin đã mất. Thế là tôi chưa được gặp Lênin và đó là một điều ân hận lớn trong đời tôi. Khi tôi đến nước Nga, Người đã ốm nặng và đang chữa bệnh ở Gorki, cho nên không đến thăm được”.
Thực ra, cuộc “gặp” lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và Lênin đã diễn ra từ năm 1920 sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Vẫn theo Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử: “Tháng 7, sau ngày 17. Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II, về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các đảng cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói: ‘Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III’”.
“Thật vậy, sau khi đọc và nghiên cứu toàn văn Sơ thảo (…), Nguyễn Ái Quốc có cảm giác sâu sắc là Lênin vừa trao cho đồng chí bí quyết dẫn tới sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc. Bí quyết đó là: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”. Tức là Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc vấn đề cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Nói cách khác, điều mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm, mơ ước với tất cả nhiệt tình yêu nước sôi nổi của mình, đã hiện ra sáng tỏ dưới mắt của đồng chí. (…) Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng nếu không có sự liên kết đấu tranh với các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng vô sản ở các nước đế quốc cũng không thể có được”[1].
Như vậy, nhờ có học thuyết của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy con đường rõ rệt để giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam. “Cuộc gặp” này thực sự mang tính bước ngoặt lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, cũng có thể nói là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Chính “cuộc gặp” đó đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước thành một nhà cộng sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào Lăng viếng lãnh tụ Lênin trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga, năm 1957. (Ảnh tư liệu)
Bước chuyển đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là quyết định ủng hộ thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, họp ở thành phố Tours (Đại hội Tours) vào cuối năm 1920. Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rose, người ghi biên bản tốc ký Đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc: “Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?”. Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu”. Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ lúc này, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngày 23/1/1924, Nguyễn Ái Quốc cùng một số học sinh Trường Đại học Phương Đông tham dự lễ tang Lênin do Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức. Chỉ ít ngày sau, ngày 27/1/1924, Báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô đã đăng bài của Nguyễn Ái Quốc với tiêu đề Lênin và các dân tộc thuộc địa nói lên niềm tiếc thương về sự ra đi của Lênin và lòng khao khát tự do, độc lập của các dân tộc thuộc địa khắp năm châu được ánh sáng học thuyết Lênin vạch đường, chỉ lối.
Hoàn toàn tin tưởng theo Lênin, phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, ngày 1/7/1924, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi cần tập trung sức lực để thực hiện những di huấn của Lênin. Người nhấn mạnh trong phần kết luận: “Vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”.
Học tập chủ trương, sách lược của Lênin, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã viết cuốn sách Ðường kách mệnh làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Trong tác phẩm quan trọng này, Người đã chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. (…) Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư[2] và Lênin”.
31 năm sau khi Lênin qua đời, ngày 13/6/1955, Bảo tàng Phòng làm việc và nơi ở của Lênin chính thức mở cửa. Người nước ngoài đầu tiên đến thăm Bảo tàng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc của những năm tháng sống và học tập, làm việc ở Liên Xô trước đây. Trên trang đầu của cuốn Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng mạng vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Tinh thần Lênin muôn đời bất diệt”[3].
Năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, đăng báo Nhân dân ngày 22/4/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát vai trò to lớn của chủ nghĩa Lênin: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Dù không có cuộc gặp trên thực tế giữa Hồ Chí Minh và Lênin nhưng đã có sự gặp gỡ của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Lênin, đó được xem là một cuộc gặp lịch sử. Có thể nói, cuộc gặp ấy về lý thuyết không chỉ làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ đến tương lai của nhân loại!
Nguyễn Minh Hải
--------
[1] Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, tái bản lần thứ 10, 2011, tr. 97-98.
[2] Cách gọi tên của Karl Marx theo phiên âm Hán Việt trước đây.
[3] Mai Trang, Cuộc gặp lịch sử giữa Hồ Chí Minh với V.I.Lenin, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 22/4/2013.
59 năm bài thơ khóc Stalin: ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Tháng 5/1953, Tố Hữu viết bài thơ ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG để bày tỏ tình cảm khi nghe tin Stalin từ trần. Đã 59 năm trôi qua kể từ khi bài thơ ra đời, cũng là số năm cho một người chuẩn bị về nghỉ hưu. Đây là bài thơ đặc biệt, đứng cuối cùng trong tập thơ Việt bắc (1954) của Tố Hữu, tuy nhiên những lần tái bản tập Việt bắc về sau thì không thấy bài thơ này nữa.
Trong chương trình văn học ở phổ thông mà mình được học những năm 1970 cũng không có bài này. Mình nhớ thời gian mình học phổ thông, mình thuộc loại học sinh lười học nhưng ngoan hiền dễ bảo (bây giờ còn hơn thế nữa, hi hi). Mình cũng nhớ trong chương trình văn học thời đó có rất nhiều bài thơ của Tố Hữu, gần 30 bài thì phải (*), không hiểu sao lại không có bài này.
Một lần ngồi uống bia với một giáo sư hàng đầu về Văn học, mình hỏi: thưa Thầy, vì sao những bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, về Lê-nin thì được đưa vào chương trình phổ thông, còn bài này ca ngợi Stalin thì bọn em không được học? Thầy từ tốn bảo: cậu đừng hỏi khó tớ!
Mình nhớ lúc mình và bà xã mình còn yêu nhau, đã có lần tụi mình giận nhau 2 tuần chỉ vì … thơ Tố Hữu. Bà xã mình vốn là người ái mộ thơ Tố Hữu một cách đặc biệt, một lần cắc cớ hỏi theo kiểu trắc nghiệm cảm xúc: Anh còn nhớ những bài thơ của Tố Hữu ở trường phổ thông? Cảm xúc của anh về những bài thơ này thế nào?... Đại loại thế. Mình ngây thơ, cho rằng cô ấy cũng hiểu và cảm thơ Tố Hữu như mình nên thật thà đáp: Anh chỉ nhớ tên một số bài thôi, chứ không có cảm xúc gì. Không ngờ cô ấy trừng mắt, đùng đùng bỏ ra về. May nhờ cả hai đứa đều yêu thơ của Xuân Quỳnh nên sau 2 tuần thì “sự cố thơ” được khắc phục. Từ đó đến nay mình tuyệt nhiên không dám nhắc lại chủ đề năm xưa…
Riêng bài ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG thì mình có ấn tượng khá mạnh. Mình choáng với một số câu, nhất là những câu mình tô màu đỏ. Cũng chỉ biết là ấn tượng và choáng thôi chứ khó giải thích là ấn tượng gì và choáng như thế nào. Bà con cũng đừng hỏi khó mình nhé, he he.
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng Áo Ông trắng giữa mây hồng Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin! Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu nòi Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu Có người mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Có người mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp dày vò Có người mới có tự do tháng ngày Ngày mai dân có ruộng cày Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai Một vai ơn Bác một vai ơn Người Con còn bé dại con ơi Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con Ông dù đã khuất không còn Chân Ông còn mãi dấu son trên đường Trên đường quê sáng tinh sương Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng Ngàn tay trắng những băng tang Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!
(5-1953)
Một bức tượng của Stalin "được" Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia)đưa từ Quảng trường trung tâm về "cất" trong một nhà kho
ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN BANG NGA TRAO TẶNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG GIẢI THƯỞNG LÊNIN
Chiều 15-12, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra trọng thể Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lênin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang (LB) Nga.
Đồng chí Leonid Kalashnikov, Phó chủ tịch Đảng Cộng sản LB Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và Kiều bào của Duma Quốc gia Nga, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản LB Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và lãnh đạo các cơ quan hợp tác về quốc phòng, văn hóa, khoa học của LB Nga tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Leonid Kalashnikov. Ảnh: TTXVN
Phát biểu tại buổi tiếp và tại Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lênin, đồng chí Kalashnikov khẳng định: Giải thưởng Lênin là phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga.
Việc Đảng Cộng sản LB Nga trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý này nhân dịp kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của V. Lênin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Tổng Bí thư-nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại LB Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam-LB Nga.
Thành công của Việt Nam là minh chứng sinh động cho CNXH được hiện thực hóa. Đồng chí Kalashnikov nhấn mạnh, Đảng Cộng sản LB Nga luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Đảng Cộng sản Việt Nam và mong muốn hợp tác giữa hai Đảng tiếp tục được tăng cường, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga phát triển toàn diện vì lợi ích của nhân nhân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự xúc động và cảm ơn Đảng Cộng sản LB Nga đã trao tặng Giải thưởng mang tên Lênin cao quý, coi đó không chỉ là sự ghi nhận đối với cá nhân đồng chí mà còn là sự trân trọng và tình cảm của Đảng Cộng sản LB Nga, đất nước và nhân dân Nga đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô trước đây, LB Nga ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên định con đường đi lên CNXH.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những thành tựu mà LB Nga đạt được trong phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc tế và sự phát triển của Đảng Cộng sản LB Nga.
Tổng Bí thư chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình, hiệu quả mà nhân dân Liên Xô trước đây, LB Nga ngày nay luôn dành cho nhân dân Việt Nam và khẳng định sẽ cùng Đảng Cộng sản LB Nga và các đối tác Nga tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Nguồn: QĐND onlin
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia phát biểu trong phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) tại trụ sở LHQ ngày 23/9/2022.
Dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine.
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa” trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TT Vladimir Putin gặp Thủ tướng Hun Sen tại Dinh thự Bocharov Ruchey ở Sochi, Nga ngày 19/5/2016 khi các lãnh đạo các quốc gia ASEAN đến Nga tham dự hội nghị cấp cao Nga-ASEAN.
Việt Nam “là đồng minh thân của Nga”?
Al Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
Theo trang Khmer Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP PHOTO/ CAMBODIA'S GOVERNMENT CABINET/ KOK KY
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên trang Khmer Times, mục Ý kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại sứ quán nước này.
Theo một bài trên báo Đảng Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine.
Putin không phải sẽ thắng mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe diều hâu Nga, Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo các báo Âu Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức tại Hà Nội trước khi phái đoàn Đức hội đàm với phía Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ vào chiều Chủ nhật 13/11.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á, kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp 500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ, lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham House tại Anh.
Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine
Tròn một năm trước, Putin xua quân đội và người dân Nga vào một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Cho đến nay, dù có nói gì đi nữa, thì ai cũng hiểu cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là lời nói dối nhằm che đậy cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Và cho dù biện minh bằng cách nào thì bản chất cuộc chiến tranh của Putin phát động tại Ukraine vẫn rất rõ ràng: một cuộc chiến tranh xâm lược theo đúng luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, chuyện chính trị quốc tế vốn phức tạp và không phải lúc nào cũng có một phe chính nghĩa, một phe phi nghĩa. Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn. Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine. Lập luận cho rằng tuy số phiếu trắng và chống có phần ít hơn nhưng nó đến từ các quốc gia đông dân, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga) nên đó mới là đại diện cho quan điểm đa số thì lại là một lập luận tự bắn vào chân mình.
Trật tự thế giới mà Việt Nam đang tham gia vào được lấy cảm hứng từ trật tự Westphalia và Hiến chương Liên Hiệp Quốc: theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu chỉ vì cuộc chiến này, hay vì tình yêu mù quáng nào đó với quá khứ của Liên Xô, hay sự sùng bái với Putin, mà ta chấp nhận rằng nước nào càng đông dân thì càng có chính nghĩa, thì cần nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia đông dân nhất, và càng đang sống kế bên một quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta.
Đã không đứng về phe đa số, vậy Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không? Điều quan trọng cần phải định nghĩa “chính nghĩa” ở đây là gì. Nếu chính nghĩa là các bên kiềm chế, hạn chế xung đột, hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế như đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từng tuyên bố, vậy chúng ta giải thích thế nào với các phiếu trắng (tôi không ý kiến gì, không có quan điểm gì?) với các nghị quyết của Đại Hội Đồng? Tất nhiên, sẽ có người nói rằng các nghị quyết kia thường bị thiên lệch sang phe phương Tây, chẳng hạn như nghị quyết ngày 2/3/2022 lên án gay gắt Nga và cho rằng hai xứ tự trị mà Nga công nhận là bất hợp pháp là hơi gây tranh cãi, hay nghị quyết ngày 7/4/2022 (nghị quyết duy nhất Việt Nam bỏ phiếu chống) đòi loại bỏ Nga ra khỏi HĐ Nhân quyền là quá đáng, hay thậm chí nghị quyết ngày 12/10/2022 lên án các cuộc bỏ phiếu ở bốn vùng thuộc Ukraine bị Nga sát nhập là chưa thỏa đáng. Nhưng Việt Nam giải thích thế nào với việc tiếp tục bỏ phiếu trắng với nghị quyết ngày hôm nay mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua?
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chắc có lý do gì đó quá đáng, thì hãy cùng xem một số điểm có thể gây tranh cãi của nghị quyết mà Việt Nam cho rằng quá tranh cãi và không có ý kiến:
– Lên án các hậu nhân quyền và nhân đạo của cuộc chiến của Nga tại Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào các hạ tầng dân sự trên khắp cõi Ukraine (không nói rõ ai tấn công các hạ tầng này) >>> Điều này có phải lẽ phải không?
– Nhắc lại yêu cầu rằng Nga phải rút quân ngay lập tức, toàn bộ, và vô điều kiện khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine, và kêu gọi chấm dứt xung đột >>> Điều này có gì trái với các nguyên tắc mà Việt Nam vẫn theo đuổi? Có phải là lẽ phải không?
– Yêu cầu các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế bao gồm việc đối xử tốt với tù bình chiến tranh và chấm dứt tấn công vào các cơ sở dân sự của Ukraine >>> có gì gây tranh cãi? Có khó để có ý kiến không?
– Nhấn mạnh yêu cầu phải quy trách nhiệm cho các tội ác nghiêm trọng đã xảy ra trong lãnh thổ Ukraine và đảm bảo việc xét xử công bằng (mà không nói là do Nga hay Ukraine gây ra, tức là ai gây ra tội ác đều phải bị xử lý) >>> đây nếu không phải lẽ phải thì là gì?
Không chống, không ủng hộ, thậm chí không đề xuất sửa đổi nếu thấy có gì lăn tăn, Việt Nam đơn giản bỏ phiếu trắng và nói rằng tôi không can dự. Rốt cuộc thì làm sao mà sự đi dây này lại là “đứng về chính nghĩa”? Mình trộm nghĩ, nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mình hy vọng Việt Nam đã có câu trả lời, chứ không phải để lơ cho nó qua.
Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ. Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân.
Hy vọng rằng chúng ta không phải rơi vào tình huống mà đến lượt chúng ta lên án sự yên thân của kẻ khác. Và hy vọng rằng khi nhìn thấy sự phản ứng khác nhau của Việt Nam với những đối tượng khác nhau trong cùng một hành vi, mọi người hiểu ai mới thật sự là côn đồ.
Tiếc quá! Bài trước của Lê Nguyễn Duy Hậu khách quan, khoa học & nhân văn bao nhiêu, bài này lại quay ngược 180o. Hint: Lê Nguyễn Duy Hậu nên đọc những gì mình viết ra . Cái tật trí thức nhà mềnh, nhổ đấy rùi liếm đấy hổng nên truyền lại cho con cháu . Hy vọng tới Lê Nguyễn Vô Hậu là tiệt nòi, lộn, chấm dứt
“theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn xem đây là chủ nghĩa tốc kê nít (tokenism) thuộc tư duy thổ tả, và vì vậy, ông ta ghét cay ghét đắng . Chính vì vậy, không dưới 1 lần, ổng tự thú nhận đã loại thẳng tay applications nghiên cứu sinh nếu người đó là Trung Quốc . Thực tế thì cái “quyền bình đẳng ngang nhau” chỉ là 1 thứ duy ý chí, sự áp đặt just fo the sake of varieties, mà bỏ qua những yếu tố tự nhiên khách . Có nghĩa lập luận cho rằng phiếu chống chiếm 1 phần (rất) đáng kể của nhân loại khá vững chãi, nếu không nói là vững chãi nhất . Vì nếu không, ta phải chọn tyranny of minority, sự đô hộ của thiểu số . Cái này có dân chủ không, mỗi người tự rút ra kết luận riêng .
“ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta”
Hoàn toàn không có cơ sở . Tại sao Ta đã có thể biến hiểm họa đen của phong kiến thành thời cơ vàng cho chính mình ? Câu trả lời, chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Những gì chúng ta/tụi bay đã làm không chống lại chúng ta hôm nay thì khả năng những gì Ta đang làm sẽ chống lại chúng ta là bao nhiêu ? Bài trước đã chứng minh chính nghĩa của quá khứ, và để lấy 1 cái móc thèo đảnh để mắc sự ủng hộ U Cà, đám thoái hóa 1 lần nữa lại chính nghĩa hóa quá khứ, 1 thứ ăn mày quá khứ . Then, lập luận “những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta” hoàn toàn không có cơ sở .
“Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không?”
Có . Nếu quá khứ đã trở thành chính nghĩa, trí thức Việt đang dùng báo chí nước ngoài như nhà xí đã làm cho Nam Hàn phải nghĩ lại về hành động giúp Ngụy ngày xưa, và Lê Nguyễn Duy Hậu ủng hộ chuyện này . Đấy, chính nghĩa đấy là đâu nữa . Chính nghĩa, chân lý hay sự thật … rõ ràng ở Việt Nam là những gì được thiểu số to mồm tin là như thế . Nếu đã chọn tin vào cái chính nghĩa của quá khứ, then, you should be OK với lá phiếu chính nghĩa & sự thật của chính quyền (rất) xứng đáng với mình .
1 câu hỏi rất hay “nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào?”
2 hào của tớ . Như Phạm Đoan Trang mê Beatles, tớ sẽ lấy cảm hứng từ bài “Imagine” của John Lennon “Imagine no countries”, tớ sẽ xóa sạch đường biên giới giữa Nga & Ukraine, trả Ukraine về lại cố quận. Là 1 người vẫn đam mê 2 chữ “thống nhứt”, tớ cũng sẽ xóa lun đường biên giới giữa nhà & quê hương . No hell below us, above us only China. Nothing to fight or die for. You may say im a dreamer, but im not the only one. Hope someday you’ll join us, & the world will be as one.
Ngày 23.02.2023 141/193 quốc gia đã bỏ phiếu đồng thuận Nghị Quyết của Liên hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine.
32 quốc gia đã bỏ phiếu trắng trong đó có Việt Nam. Duy chỉ có 6 nước Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syrien công khai ủng hộ Nga nên đã bỏ phiếu chống lại Nghị quyết của LHQ.
Trong cuộc phỏng vấn tại New York, bà Baerbock, bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức đã nói, rằng thế giới thông cảm với những nước bỏ phiếu trắng về vụ Nga xâm lược Ukraine. Những nước đó họ không muốn mất lòng Nga, và mặt khác, họ cũng không ủng hộ cuộc xâm lăng của Nga. Thực ra họ bị Nga áp lực vì quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại, lịch sử với Nga.
Bà Baerbock cho rằng, nước nào bỏ phiếu trắng vụ Nga-Ukraine đồng nghĩa là họ ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp quốc, có điều họ không dám công khai chống Nga như 141 quôc gia đã bỏ phiếu. Ngay cả Trung quốc và Iran đồng minh của Putin cũng không dám bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết LHQ.
Như vậy Putin rất nhục nhã bẽ bàng trước toàn thế giới, cho dù Nga có uốn lưỡi đổ tội Nazi hay giải phóng gì đi chăng nữa. Mặt nạ của Putin giờ đã rơi xuống. Đánh Ukraine cả năm trời còn không xong, thế mà vẫn già mồm hù thiên hạ.
Với cuộc xâm lăng vô nghĩa này, quân đội Nga ngày càng kiệt quệ trước ý chí của dân quân Ukraine. Ngày tàn của Putin sẽ không xa.
Tố Hữu và những vần thơ về Cách mạng tháng Mười Nga
(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 9/12/2002), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương và Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, là người có tình cảm sâu sắc với đất nước Liên Xô.
Nhà thơ Tố Hữu. Ảnh: Internet
Liên Xô là quê hương của V.I.Lênin, của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Liên Xô là cứu tinh cho nhân loại khi đã kết liễu chủ nghĩa phát xít, kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Đất nước này còn là thành trì hòa bình của thế giới, là ngọn cờ cổ vũ cho phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Bởi vậy, những vần thơ về Liên Xô của nhà thơ Tố Hữu luôn có một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Viết về Cách mạng tháng Mười, nhà thơ Tố Hữu dành những lời ngợi ca thật đẹp:
Cách mạng tháng Mười
Đảng Cộng sản Liên Xô từ đó
Với Lê-nin, làm lại loài người
Với Lê-nin, làm thế kỷ hai mươi
Trong đêm tối, mở chân trời hừng hực
(Với Lê-nin, 1958)
Ta sống lại, làm người, được sống
Ta đứng lên vĩnh viễn là người
Trái đất bỗng giật mình chuyển động
Từ hôm nay, Cách mạng tháng Mười
(Bay cao, 1959)
Trời sắp rạng đông
Lê-nin bước đi, sôi nổi, giữa rừng thông
Cỏ đồng ngập lối
Mà như cùng muôn triệu công nông
Xông vào Cung điện Mùa Đông
(Lều cỏ Lê-nin, 1970)
Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lenin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông. Ảnh Internet
Nhà thơ Tố Hữu còn cảm nhận Lê-nin sống mãi trong sự nghiệp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới:
Tôi đã đi
Giữa mùa hè chín mẩy
Xi-bê-ri hay Tbi-li-xi
Đâu đâu tôi cũng thấy Lê-nin
Mỗi công trường xưởng máy
Lê-nin, ấy là lò thép chảy
Thành những óc tim, lửa cháy bừng bừng
Trên thảo nguyên, đồng nội, núi rừng
Lê-nin, ấy là nguồn điện lực
Với Xô viết, làm thiên đường sáng rực!
Khắp những nẻo đường náo nức tôi đi
Hiển hiện Lê-nin phơi phới diệu kỳ
(Với Lê-nin, 1958)
Viết về những ngày cuộc chiến chống lại phe phát xít của Liên Xô, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
Diệu kỳ thay! Hai trăm ngày Xta-lin-grát
Nở muôn năm một thế giới hồng
…
Pháo đài đây, ngôi nhà Pav-lốp
Năm mươi tám ngày bão sắt, chẳng rung
Anh lính trẻ vào Bá-linh cùng tướng quân Chu-cốp
Chẳng biết đâu mình cũng anh hùng!
(Xta-lin-grát, một ngày xuân, 1970)
Liên Xô lâm vào khủng hoảng, những kẻ phản bội quay lưng, đòi phá bỏ tượng đài, hạ bệ lãnh tụ nhưng nhà thơ Tố Hữu vẫn kiên định tư tưởng của mình. Đúng vào dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Chân lý vẫn xanh tươi”. Bài thơ có đoạn:
Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung
Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát?
Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát
Và cả bay quân cướp nước, giết người
Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi
Cách mạng tháng Mười vẫn mở đường đi tới.
(Chân lý vẫn xanh tươi, 7/11/1991)
Đúng như nhận định của nhà thơ Tố Hữu: “Chân lý vẫn xanh tươi”. Trong bài phát biểu vào ngày 30/12/1999 với tiêu đề: “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ”, Vladimir Putin khi đó là Thủ tướng Liên bang Nga đã đánh giá rằng: “Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng... Nếu chúng ta không nhận thức chính xác về vị trí của người dân và xã hội thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt, lúc này sai lầm sẽ càng trầm trọng hơn”.
Ngày 31/12/1999, Boris Yeltsin, nhân vật “nã đạn vào quá khứ” khi cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động và là nhân vật chính khiến Liên Xô tan rã tuyên bố từ chức, quyền Tổng thống thuộc về Thủ tướng Putin. Từ đó đến nay, vị cựu trung tá Ủy ban An ninh quốc gia (KGB) thời Liên Xô liên tiếp được nhân dân Nga tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Liên bang Nga (1999-2000, 2008-2012), Tổng thống Liên bang Nga (2000-2004, 2004-2008, 2012-2018, 2018-2024).
Người dân và lực lượng khởi nghĩa diễu hành tại Saint-Peterburg chúc mừng thành công của cuộc Cáchmạng ngày 7-11-1917. Ảnh Internet
Ông Putin từng bày tỏ: “Tôi rất thích và cho đến nay vẫn thích tư tưởng cộng sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là những lý tưởng tốt đẹp”. Bởi vậy, tháng 7/2001, trong buổi họp báo tại Mátxcơva, các nhà báo của tờ “Đoàn Thanh niên Cộng sản” (Komsomol) và báo “Chân lý” đã đề cập tới vấn đề đổ vỡ của Nhà nước Liên Xô. Có nhà báo đã hỏi: “Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?”, thì ông Putin khẳng định: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm”.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Nga tháng 2/2013, ông Putin đã gửi thư chúc mừng. Trong thư, ông bày tỏ niềm tin tưởng rằng, Đảng Cộng sản Liên bang Nga sẽ ngày càng phát triển, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Không dừng lại ở đó, ông Putin còn ra sắc lệnh lấy ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917) làm ngày Đoàn kết dân tộc hằng năm. Ngày 2/3/2018, tại Kaliningrad, khi được hỏi - nếu có cơ hội, ông muốn thay đổi điều gì trong lịch sử Nga - thì ông Putin trả lời sẽ tìm cách ngăn Liên Xô tan rã.
Trong đời mỗi nhà thơ Việt Nam ai cũng có ít nhất một lần viết về Bác, ai cũng có những câu thơ hay về Bác. Và có lẽ, Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác hay nhất.
Tháng Tám, trong cái nắng nồng cuối hạ đã nghe hơi thu dìu dịu khi cơn mưa đầu mùa tưới tắm lên những cánh đồng lúa đang thì ngậm sữa và dọc các con phố, lá đã khởi vàng. Lòng người nghe mênh mang tiếng thu gọi về bâng khuâng, xao xuyến.
Cùng với sự kính trọng, ngưỡng mộ vị lãnh tụ thiên tài, Nhân dân Việt Nam nói riêng, giai cấp vô sản toàn thế giới nói chung biết ơn V.I. Lê-nin vì Người đã khai sáng một con đường cho các dân tộc bị nô lệ, áp bức, đau khổ. Hình ảnh Lê-nin gắn với Cách mạng tháng Mười Nga - “vầng mặt trời chói lọi, chiếu sáng khắp năm châu”. NGUYỄN VĂN TOÀN
60 năm hoạt động không ngừng nghỉ vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Nga
Ngày 31 tháng Bảy năm nay là ngày kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Hội Hữu nghị Nga – Việt.60 năm trước, ngày 31 tháng 7 năm 1958, tại thủ đô Moscow, diễn ra Đại hội thành lập Hội Hữu nghị Xô – Việt với nhiệm vụ vô cùng cao cả là phổ biến thông tin về Việt Nam, lịch sử quang vinh của đất nước cũng như sự nghiệp kiến thiết trong thời kỳ hiện đại, giúp Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện một cách có hiệu quả chính sách liên quan tới Việt Nam.
Những tháng năm không thể nào quên
Hội Hữu nghị Xô – Việt đã đứng ra tổ chức hoặc phối hợp tổ chức những hoạt động quần chúng quy mô rất lớn đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam như Tháng hoặc Mười ngày Hữu nghị, Đoàn kết với Việt Nam, Ngày Việt Nam ở Liên Xô, Ngày các nước cộng hòa Xô-viết tại Việt Nam. Trong khuôn khổ những sự kiện đó, rất nhiều công dân Liên Xô đã có dịp đi thăm Việt Nam, hàng nghìn người Việt Nam được sang thăm đất nước Xô-viết anh em.
Trong những năm Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Hữu nghị Xô - Việt cùng với nhiều đoàn thể xã hội của Liên Xô đã tổ chức phong trào ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam sâu rộng, mạnh mẽ. Hàng nghìn cuộc mít-tinh tại các nhà máy, xí nghiệp, trường học, nông trang, nông trường có rất đông người tham gia đòi đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân khỏi Việt Nam. Hàng nghìn hoạt động văn hóa, tuyên truyền giới thiệu về Việt Nam, ca ngợi tinh thần lao động cần cù và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Những năm tháng đó, trên các trang báo Liên Xô thường xuyên nổi bật tin, ảnh về những hoạt động đoàn kết với Việt Nam, những khẩu hiệu "Chúng tôi luôn sát cánh với các bạn, nhân dân Việt Nam anh hùng!", "Việt Nam anh hùng, trái tim chúng tôi hòa nhịp với các bạn!", "Liên Xô – Việt Nam: sức mạnh của tình đoàn kết", "Việt Nam nhất định thắng!", "Không được đụng đến Việt Nam", "Hòa bình cho Việt Nam", "Mỹ cút khỏi Việt Nam" …
Năm 1975 chiến tranh tại Việt Nam kết thúc. Bắt đầu thời kỳ khôi phục đất nước sau chiến tranh. Ai cũng biết rằng Liên Xô đóng góp vai trò lớn lao trong quá trình này. Hội hữu nghị Xô – Việt cũng đã tìm ra cách thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực này. Các thành viên của Hội đã tổ chức các sự kiện tại các cơ sở trợ giúp kỹ thuật tại Việt Nam, tại các xí nghiệp của Liên Xô, nơi có các thanh niên Việt Nam làm việc, trong các trường đại học Liên Xô có sinh viên Việt Nam học tập. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Hội Hữu nghị Xô – Việt là thúc đẩy việc phát triển các mối quan hệ trực tiếp giữa các địa phương Liên Xô và Việt Nam. Đến giữa những năm 80, Hội Hữu nghị Xô – Việt đã là một trong những tổ chức xã hội đông đảo, mạnh nhất ở Liên Xô, có 7 phân Hội nước cộng hòa Xô-viết, 40 chi hội khu, tỉnh, thành phố, trên 3 nghìn chi hội cơ sở. Hội Hữu nghị Xô – Việt cũng đã mở Văn phòng đại diện của Hội tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hoạt động của Hội Hữu nghị Xô – Việt được đánh giá rất cao ở Liên Xô cũng như ở Việt Nam.
Sau khi Liên Xô tan rã, ngay trong năm 1991, dựa trên truyền thống hoạt động và tổ chức của Hội Hữu nghị Xô – Việt, các thành viên cốt cán của Hội Hữu nghị Xô – Việt trước đây cùng những người hoạt động tích cực vì quan hệ hữu nghị, hợp tác Nga – Việt đã thành lập một tổ chức mới là Hội Hữu nghị với Việt Nam của Liên bang Nga. Chủ tịch Hội là ông Evgheni Glazunov, một nhà Việt Nam học; Chủ tịch danh dự của Hội là Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động Việt Nam, đại biểu Đuma Quốc gia Nga, nhà du hành vũ trụ German Titov.
Hội Hữu nghị Nga – Việt năng động và sáng tạo
Trong bối cảnh kinh tế và chính trị mới, Hội vẫn tiếp nối truyền thống của năm xưa. Tháng 4 năm 2007, Đại hội lần thứ IV của Hội Hữu nghị với Việt Nam bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới và quyết định thành lập Hội Hữu nghị Nga – Việt (ORVD). Hội đăng ký hoạt động chính thức tại Bộ Tư pháp LB Nga, trở thành người kế thừa về mặt pháp lý và về truyền thống của Hội Hữu nghị Xô – Việt và Hội Hữu nghị với Việt Nam của LB Nga. Giáo sư, Tiến sĩ Vladimir Buyanov, Giám đốc Học viện Kinh tế và Luật pháp Moscow, cựu chuyên gia Liên Xô tại công trình nhà máy nhiệt điện Phả Lại, được bầu làm Chủ tịch Hội.
Những năm qua Hội Hữu nghị Nga – Việt rất năng động, sáng tạo trong các hoạt động hữu nghị, hợp tác với Việt Nam. Hội hữu nghị Nga – Việt có nhiều hoạt động tích cực phổ biến thông tin tới người dân Nga về cuộc sống hiện đại của Việt Nam, nhằm củng cố hợp tác giữa hai nước Nga và Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục và văn hóa. Ngoài những hoạt động truyền thống như gặp gỡ, giao lưu, thăm viếng lẫn nhau, Hội Hữu nghị Nga – Việt đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học – thực tiễn, triển lãm về quan hệ giữa hai nước; Hội đã xuất bản 12 đầu sách về Việt Nam và quan hệ Xô – Việt/Nga – Việt, trong đó có Tuyển tập Văn kiện Đại hội XI và XII Đảng Cộng sản Việt Nam bằng tiếng Nga, sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội có sáng kiến trồng cây Hữu nghị tại khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh ở Moscow (Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trồng hai cây tại đây); Hội Hữu nghị Nga – Việt đã vận động tài trợ và quyên góp kinh phí phối hợp Hội Hữu nghị Nga – Việt xây dựng Tượng đài German Titov tại đảo Titov ở Vịnh Hạ Long, cùng Hội Hữu nghị Việt Nga tổ chức thi vẽ tranh thiếu nhi "Em vẽ nước Nga, em vẽ Việt Nam" và nhiều hoạt động khác.
Hội Hữu nghị Nga – Việt đã thành lập Trung tâm Kinh doanh trực thuộc Hội để kết nối, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp và địa phương hai nước Việt – Nga… Hàng năm Hội Hữu nghị Nga – Việt tổ chức khoảng 50 hoạt động khác nhau nhằm giới thiệu, thông tin quảng bá về Việt Nam và quan hệ Nga – Việt, thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác giữa nhân dân hai nước. Hội Hữu nghị Nga – Việt rất chú trọng triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân trong giới trẻ. Về tổ chức, hiện nay Hội Hữu nghị Nga – Việt có gần 5 nghìn hội viên, với các chi hội ở Moscow, Saint Peterburg, Ekaterinburg, Vladivostok và 15 thành phố khác của LB Nga.
Đánh giá hoạt động của Hội Hữu nghị Nga – Việt trong giai đoạn hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: Một điều hết sức quan trọng là Hội hoạt động tích cưc trong việc thiết lập và mở rộng các mối quan hệ nhân đạo, thực hiện những dự án về văn hóa và giáo dục cần thiết, giúp cộng đồng hai nước hiểu biết về nhau tốt hơn. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng cho rằng, «phần nhiều, nhờ nỗ lực của Hội hữu nghị Việt-Nga mà quan hệ hai nước bước lên một bậc mới, trở thành quan hệ đối tác chiến lược và đang tiếp tục phát triển thành công».
Trong buổi gặp mặt đại diện lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga – Việt và một số tổ chức xã hội Nga có nhiều đóng góp củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga ngay sau khi mới nhận nhiệm vụ làm Đại sứ nước ta tại Liên bang Nga đầu năm 2018, Đại sứ Ngô Đức Mạnh đánh giá cao tình cảm thủy chung, sâu sắc và sự giúp đỡ, ủng hộ quý giá của Hội Hữu nghị Nga – Việt dành cho Việt Nam và coi đây là tài sản vô giá của hai nước Việt Nam và LB Nga, được các thế hệ đi trước đặt nền móng và truyền lại cho các thế hệ nối tiếp để cùng nhau tiếp tục vun đắp phát triển cho tình hữu nghị và đối tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.
Hội Hữu nghị Nga – Việt đã ba lần được tặng Huân chương Hữu nghị vì những đóng góp to lớn vào việc phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân hai nước. Nhiều chi hội và cán bộ, hội viên của Hội Hữu nghị Nga – Việt cũng được tặng Huân chương Hữu nghị và những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, Học viện Kinh tế và Luật pháp Moscow – một cơ sở đào tạo ngoài công lập, chỗ dựa chính của Hội, đang đối mặt với những khó khăn, thách thức trong kinh doanh theo cơ chế mới của Nga và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp hai nước đối với Hội Hữu nghị Nga – Việt khá hạn hẹp, đã ảnh hưởng rất mạnh tới hoạt động thực tế của Hội. Nhưng chúng ta tin rằng, với sự nỗ lực của các cán bộ, hội viên của Hội, cùng với sự giúp đỡ ủng hộ của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của hai nước, Hội Hữu nghị Nga – Việt sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tình cảm ngày càng nồng ấm giữa hai dân tộc, tiếp tục đóng góp phần mình vào việc củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga trong thời gian tới. Đúng như Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga Trần Bình Minh đã khẳng định trong Hội nghị tổng kết sáu tháng hoạt động của Hội Hữu nghị Việt – Nga mới đây rằng Hội Hữu nghị Việt – Nga luôn luôn sát cánh với những người bạn Nga, cùng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn, ra sức gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị anh em, sự hợp tác hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Hải Phương, viết từ Moscow
Quan hệ Việt Nam – Nga: Trang sử về tình hữu nghị xuyên suốt nhiều thập niên
SKĐS - Năm 2021 đánh dấu tròn 20 năm thiết lập Đối tác chiến lược Việt Nam-Nga, và năm 2022 hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trả lời báo chí Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, quan hệ Việt Nam-Nga ngày nay được kế thừa từ truyền thống hết sức quý báu, sát cánh bên nhau, thủy chung son sắt và đặc biệt được tôi rèn qua thử thách, nhất là trong những năm tháng gian khó của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 20 cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
"Trải qua 71 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, với sự hy sinh và nỗ lực to lớn của nhân dân hai nước, tôi rất vui mừng chứng kiến sự tin cậy chính trị, gắn bó anh em ngày càng sâu sắc cũng như những thành quả tốt đẹp trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng
Mối quan hệ truyền thống lâu đời, sâu sắc giữa 2 nước, 2 dân tộc không bao giờ phai mờ dù trong bối cảnh nào và bất kỳ thời gian nào."
Chủ tịch nướcNguyễn Xuân Phúccho biết, với tầm quan trọng của quan hệ truyền thống tin cậy, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga, ông đã chọn Nga là một trong những nước đi thăm đầu tiên trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt-Nga cũng như với cá nhân Tổng thống V. Putin, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Trên tinh thần đó, trong chuyến thăm lần này, dự kiến Chủ tịch nước và Tổng thống V. Putin sẽ cùng nhìn lại quan hệ hai nước thời gian qua, trao đổi và thống nhất các phương hướng lớn mang tầm chiến lược. Đồng thời quyết định các biện pháp cụ thể tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, đổi mới hợp tác thiết thực, hiệu quả nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga lên tầm cao mới về quan hệ chính trị, đối ngoại, hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, quốc phòng, an ninh, đào tạo nguồn nhân lực...
Đặc biệt, hợp tác về khôi phục đi lại và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19,... cũng là chủ đề mà hai nước quan tâm tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn trở ngại.
Chủ tịch nước tin rằng, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hai bên, chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này sẽ góp phần tạo động lực, đột phá mới làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định và cùng phát triển thịnh vượng của khu vực và trên thế giới.
Theo Chủ tịch nước, kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19, Việt Nam và Nga đã có nhiều hành động sẻ chia thiết thực và cụ thể, thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Chính phủ và nhiều địa phương, hội đoàn của Việt Nam đã trao tặng vật tư y tế chống dịch, để chia sẻ với Chính phủ, người dân Nga trong cuộc chiến chống đại dịch. Ở chiều ngược lại, Việt Nam rất trân trọng và cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời và quý báu của Liên bang Nga về vaccine Sputnik V, nhiều vật tư, y tế phòng chống COVID-19.
Đặc biệt, Việt Nam đánh giá cao và chúc mừng Nga là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine phòng COVID-19 và mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nga trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc điều trị COVID-19
Vào cuối tháng 9/2021 vừa qua, lô vaccine Sputnik V đầu tiên gồm gần 740.000 liều của Nga đã được chuyển giao cho Việt Nam. Cùng với đó, Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã bắt đầu đóng ống 1 triệu liều vắc xin Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam, tạo tiền đề cho doanh nghiệp hai nước triển khai các dự án sản xuất vắc xin và thuốc điều trị quy mô lớn hơn tại Việt Nam.
Chủ tịch nước đánh giá, điều này thể hiện sự tin cậy sâu sắc trong quan hệ hai nước và có ý nghĩa như một hình mẫu về hợp tác sẻ chia cùng nhau trong đại dịch giữa các quốc gia.
Infographic Quan hệ Việt Nam – Nga: Trang sử về tình hữu nghị xuyên suốt nhiều thập niên. (Nguồn: Viet Nam Net)
Việt – Nga mối quan hệ của tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô (trước đây) được hình thành từ rất sớm. Người kiến tạo và đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đó chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, tháng 6-1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới đất nước của V. I. Lê-nin khi tìm ra chân lý thời đại, rằng “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người”, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Và tháng 7/1955, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Liên Xô nhằm củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước.
Nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ hào hiệp. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Vôrôsilốp (tháng 5/1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.
Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên Xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như trường Đại học Bách Khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô). Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Và thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm cuối thập kỷ 1980, Liên Xô thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt-Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt-Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được coi trọng và phát triển. Quan hệ hai nước dần phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 16/6/1994, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tiếp đó, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang Nga tháng 8/1998 đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định: Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Và khuôn khổ quan hệ Việt-Nga trong thế kỷ XXI đã được chính thức hóa bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam (28/2 đến 2/3/2001). Việt Nam và Liên bang Nga đã ký hơn 30 văn kiện cấp Nhà nước và Chính phủ, một cơ sở pháp lý đồ sộ cho sự phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước trong giai đoạn mới.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên bang Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Kinh tế, thương mại, nhờ “lực đẩy” của hợp tác chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt - Nga ngày càng có những thay đổi tích cực, nhất là những năm gần đây đã ghi nhận những bước tiến về chất. Về thương mại, nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Nga chỉ đạt hơn 363 triệu USD, năm 2010 tăng lên gần 2 tỷ USD, đến 10 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 3,77 tỷ USD (giảm 1,93% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,3 tỷ USD (tăng 12,5%), nhập khẩu 1,47 tỷ USD (giảm 18,3%).
Tháng 7/2012 trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Khuôn khổ hợp tác này đã tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, có thể nói quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực này đặc biệt ấn tượng, là điểm sáng với sự tin cậy lẫn nhau rất cao và ngày càng được củng cố thông qua các chuyến thăm các cấp, nhất là cấp cao cũng như thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường niên, như Đối thoại chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng...Chỉ trong ba năm 2017 - 2019, hai nước đã tiến hành 7 chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nga vào tháng 6/2017; Tổng thống V. Pu-tin dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào năm 2017 và có cuộc gặp cấp cao bên lề Hội nghị; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga (tháng 9/2018); Thủ tướng Đ. Medvedev thăm Việt Nam (tháng 11-2018); Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Nga V. Volodin thăm Việt Nam tháng 12-2018 (trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã thành lập Ủy ban liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Đu-ma Quốc gia Nga); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga vào tháng 5/2019; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu tiên thăm Nga trên cương vị Chủ tịch Quốc hội (tháng 12/2019).
Về đầu tư, điểm mới đáng chú ý là đầu tư của Việt Nam vào Nga trong những năm gần đây tăng nhanh. Nếu tính đến tháng 10/2019, Nga có 123 dự án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam (trừ dầu khí) với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD, thì tổng số vốn đầu tư của Việt Nam vào Nga lên tới gần 3 tỷ USD với 22 dự án, nổi bật là đầu tư khai thác các mỏ dầu khí của Nga, hoạt động của Trung tâm đa chức năng Hà Nội - Mát-xcơ-va. Ngoài ra có hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ với 100% vốn của người Việt Nam đang hoạt động sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả tại Nga.
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống, được coi là hiệu quả nhất trong nhiều thập niên qua, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hiện được coi là lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Nga, đặc biệt là dầu khí. Điều đáng nói là giờ đây hợp tác dầu khí Việt - Nga đã có sự phát triển mang tính đột phá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Bên cạnh Liên doanh Vietsovpetro, Gazprom và Rosneft đang gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam, còn có liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí ở cả hai nước.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữa hai nước, được đánh giá là ổn định, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và đạt hiệu quả cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục coi Nga là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực này. Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nga lần thứ tư tổ chức tại Mát-xcơ-va (tháng 12/2018), lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất nhận định quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột và là hướng ưu tiên phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.
Quan hệ Việt - Nga trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục, cũng ngày càng đạt kết quả cao hơn. Hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - công nghệ phát triển khá năng động, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt - Nga. Điểm sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực này là Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ hỗn hợp đa ngành về nhiệt đới - được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Điều làm nên sự gắn bó lâu dài của quan hệ hữu nghị Việt - Nga chính là sự đồng điệu về tâm hồn và tình cảm, là sự tương đồng về cốt cách dân tộc mạnh mẽ và bản lĩnh kiên cường, là ý chí và khả năng vượt qua những thách thức nghiệt ngã, không chịu khuất phục trước cường quyền, đặc biệt là những điểm song trùng về lợi ích quốc gia - dân tộc. Tình hữu nghị giữa hai dân tộc được xây đắp trong những năm tháng cam go đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của Việt Nam, được thử thách qua những biến thiên, thăng trầm của bối cảnh thế giới và khu vực cũng như của hai nước. Tự hào nhìn lại chặng đường 70 năm quan hệ hợp tác hữu nghị, chúng ta tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga tiếp tục phát triển, vượt qua mọi thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Tác giả: KCT. Thân Văn Tròn, Học Viện Lục Quân VN
hắt chặt tình hữu nghị với những người bạn Nga trong chiến địch
đặc biệt giaỉ phóng Ukraine
Ngày 22-10, Hội Hữu nghị Việt - Nga tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (9-10-2007 - 9-10-2022). Trong 15 năm qua, lãnh đạo và các thành viên của hội đã nỗ lực làm cầu nối thắt chặt hơn mối quan hệ thân thiết giữa người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với những người bạn Nga.
Nhiều hoạt động ý nghĩa
Cách đây 15 năm, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Hội Hữu nghị Việt - Nga nhằm tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Khánh Hòa với các công dân Nga. Từ đó đến nay, hội đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện tại, hội có hơn 200 hội viên, phần lớn là những người đã học tập, công tác tại Liên Xô cũ và Liên bang Nga.
Lãnh đạo Trung ương Hội Hữu nghị Việt - Nga trao bằng khen cho các cá nhân trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt - Nga.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thanh - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga, tuy hội mới thành lập 15 năm nhưng mối quan hệ ngoại giao giữa nhân dân trong tỉnh với những người bạn Nga đã được kết nối từ năm 1978. Khi đó, nhiều chuyên gia là quân nhân Liên Xô đã đến công tác tại Trường Sĩ quan Không quân, Học viện Hải quân, các đơn vị đóng quân ở khu vực bán đảo Cam Ranh. Đến năm 1980, Chi hội Việt - Xô TP. Nha Trang được thành lập và đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với chuyên gia Liên Xô. Năm 1999, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh đã thành lập Chi hội Hữu nghị Việt - Nga. Dù trải qua những hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Khánh Hòa với những người bạn Nga vẫn luôn được giữ vững và không ngừng bồi đắp để thêm bền chặt.
Trong thời gian qua, Hội Hữu nghị Việt - Nga đã vượt qua những khó khăn, làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị, phát triển quan hệ nhiều mặt giữa nhân dân hai bên. Hàng năm, hội đều tổ chức kỷ niệm các ngày lễ của Việt Nam và Liên bang Nga. Vào những dịp này, hội thường tổ chức đoàn đại biểu đến đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài hữu nghị Việt - Nga (TP. Cam Ranh); tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, biểu diễn văn nghệ. Hội cũng thực hiện các triển lãm ảnh về nước Nga và quan hệ Việt - Nga; phối hợp với các đối tác để dạy tiếng Nga cho người Việt Nam; đặt các ấn phẩm báo, tạp chí của nước Nga phát cho hội viên; tham gia đón các đoàn khách mời từ Liên bang Nga đến tỉnh…
Đặc biệt, trong các đợt giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, Hội Hữu nghị Việt - Nga đã tích cực hỗ trợ hàng trăm người Nga sinh sống trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng, cùng các nhu yếu phẩm.
Tiếp tục gắn kết tình hữu nghị
Thời gian qua, Hội Hữu nghị Việt - Nga đã chú trọng phát triển hội viên trong các tầng lớp nhân dân, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên. Hội cũng vận động thành lập 2 chi hội Việt - Nga ở Chi nhánh ven biển Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Trường Đại học Nha Trang… Theo ông Lê Trung Hưng - Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh, những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Hội Hữu nghị Việt - Nga đã đóng góp lớn vào thành công chung trong công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh, tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh Nha Trang - Khánh Hòa mến khách, giàu lòng nhân ái trong cảm nhận của bạn bè quốc tế. Thời gian tới, hội cần tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức của tỉnh để đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân.
Ông Phạm Thư - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt - Nga cho rằng, Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa là một trong những tổ chức hội có nhiều hoạt động nổi bật và hiệu quả trong cả nước, thể hiện rõ vai trò trong việc gắn kết tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga nói chung và nhân dân Khánh Hòa với những người bạn Nga nói riêng. Hội đã huy động được sự tham gia, vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động. Hội cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự ủng hộ của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức trong tỉnh để có được những tiền đề nhằm nâng cao hoạt động của hội; quan tâm làm tốt công tác nhân sự cho đại hội nhiệm kỳ sắp tới, để hội có những bước phát triển mới.
Trải qua 15 năm gắn kết mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Khánh Hòa với những người bạn Nga, Hội Hữu nghị Việt - Nga đã nhận được nhiều bằng khen của các cơ quan Trung ương và của tỉnh. Điều đó phần nào thể hiện sự ghi nhận của các cấp lãnh đạo, cũng như niềm tin của người dân trong tỉnh và công dân Nga đối với tổ chức hội.
Cấm vận quốc tế là gì ? Khái niệm về cấm vận quốc tế
Cấm vận quốc tế là hạn chế, đình chỉ, ngăn cản hoặc chấm dứt môt cách chính thức quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại của quốc gia hay tổ chức quốc tế đối với quốc gia hoặc nhóm quốc gia khác.
Chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ thiết bị quân sự, hoặc phong tỏa hoàn toàn hoạt động buôn bán với một nước nào đó. Chính sách cấm vận có thể do một nước, nhưng cũng có thể do nhiều nước hoặc tất cả các nước (thông qua Liên hợp quốc) áp đặt đối với một nước. Đây là một cách để trừng phạt nước đó nhằm làm thay đổi đường lối chính trị mà chính phủ của nó theo đuổi.
2. Khái niệm cấm vẫn quốc tế
Cấm vận quốc tế là hạn chế, đình chỉ, ngăn cản hoặc chấm dứt môt cách chính thức quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại của quốc gia hay tổ chức quốc tế đối với quốc gia hoặc nhóm quốc gia khác.
Cấm vận hay Biện pháp trừng phạt kinh tế là các hình phạt thương mại và tài chính được áp dụng bởi một hoặc nhiều quốc gia đối với một quốc gia, nhóm hoặc cá nhân tự quản có mục tiêu. Các biện pháp trừng phạt kinh tế không bắt buộc phải áp đặt vì hoàn cảnh kinh tế, chúng cũng có thể bị áp đặt cho nhiều vấn đề như chính trị, quân sự và xã hội. Các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể được sử dụng để đạt được các mục đích trong nước và quốc tế. Cấm vận là hình thức phổ biến của các nước tư bản phát triển thường áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, không phải mọi cuộc cấm vận đều đạt được kết quả mong muốn vì cấm vận không chỉ gây thiệt hại cho nước chịu cấm vận mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả nước tiến hành cấm vận. Hơn nữa, nó còn đẩy những người dân vô tội vào cảnh thiếu thốn, khổ cực và có tác động sâu sắc đến quan hệ kinh tế giữa các nước.
Thực tiễn quan hệ quốc tế có những cuộc cấm vận do một số nước thực hiện để chống lại quốc gia khác.
– Một lệnh cấm vận có nghĩa là cản trở, tác động vào các nước khác …. theo nghĩa chung, là lệnh cấm giao dịch kinh tế theo thuật ngữ thương mại, là cấm một phần hoặc hoàn toàn thương mại với một quốc gia/nhà nước hoặc một nhóm các quốc gia cụ thể. Các lệnh cấm vận được coi là biện pháp ngoại giao mạnh mẽ được áp đặt trong một nỗ lực, bởi quốc gia áp đặt, nhằm khơi gợi một kết quả lợi ích quốc gia nhất định từ quốc gia mà nó được áp đặt. Các lệnh cấm vận thường được coi là rào cản pháp lý đối với thương mại, không bị nhầm lẫn với phong tỏa, thường được coi là hành động chiến tranh.
Cấm vận có thể có nghĩa là hạn chế hoặc cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tạo ra hạn ngạch về số lượng, áp dụng phí cầu đường đặc biệt, thuế, cấm vận chuyển hàng hóa hoặc phương tiện vận tải, đóng băng hoặc thu giữ hàng hóa, tài sản, tài khoản ngân hàng, hạn chế vận chuyển các công nghệ hoặc sản phẩm cụ thể (công nghệ cao)/
– Hiện nay, biện pháp trừng phạt được áp dụng ngày càng nhiều trong quan hệ quốc tế và nâng lên mức cao hơn là cấm vận. Từ cấm vận một số mặt hàng xuất nhập khẩu mở rộng ra cấm vận toàn diện kinh tế, thương mại. Từ cấm vận kinh tế, thương mại mở rộng sang cấm vận nhiều lĩnh vực khác.
Ngoài các biện pháp do Liên hợp quốc quyết định, một số nước lớn, nhất là Mỹ cũng áp dụng biện pháp trừng phạt, cấm vận ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc nhằm thực hiện ý đồ chiến lược, thể hiện vị thế, sức mạnh, quyền lực trong quan hệ quốc tế.
Trừng phạt, cấm vận từ chỗ là 1 công cụ pháp lý quốc tế, buộc các quốc gia phải tuân thủ “luật chơi chung”, đã trở thành vũ khí ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự, “trò chơi quyền lực” của các nước lớn.
4. Một số ví dụ điển hình về cấm vận quốc tế
– Năm1960, Mỹ cấm xuất khẩu sang Cuba các loại hàng hóa, nguyên liệu, máy móc thiết yếu và cấm nhập khẩu đường, mặt hàng chiến lược của Cuba. Năm 1962, lệnh cấm vận mở rộng bao gồm hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Trong hơn 60 năm, Mỹ đã ban hành 6 đạo luật bổ sung lệnh cấm vận Cuba, lập kỷ lục cấm vận dài nhất trong lịch sử hiện đại. Theo Cuba, tính đến 4/2019, riêng ngành y tế đã thiệt hại hơn 160 triệu USD. Dưới tác động của Mỹ, một số tập đoàn, công ty của các nước khác có quan hệ làm ăn với Mỹ cũng phải thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế Cuba.
– Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận toàn diện Việt Nam. Mỹ cấm vận miền Bắc Việt Nam từ năm 1964, khi bắt đầu tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Năm 1975, sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước, Mỹ mở rộng cấm vận cả nước, nhằm rửa hận thất bại trong chiến tranh xâm lược, hỗ trợ chiến lược không đánh mà vẫn thắng.
– Năm 1979, Việt Nam đánh trả quân Khmer Đỏ gây chiến tranh biên giới Tây Nam, giúp nhân dân, lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước, xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Mỹ, phương Tây và một số nước khác vu cáo Việt Nam “xâm lược Campuchia”, bao vây cấm vận toàn diện, cản trở Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, hòng đẩy nước ta vào khủng hoảng, buộc phải chấp nhận các điều kiện áp đặt của họ. Với đường lối đổi mới của Đảng, ngoại giao giữ vai trò tiên phong trong phá bao vây cấm vận. Đến năm 1994, Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận, năm 2016 dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
– Với lý do ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân, năm 1995, Mỹ ban hành lệnh cấm vận thương mại Iran. Thực chất là làm kinh tế suy sụp, xã hội bất ổn, kích động bạo loạn lật đổ chính phủ Iran, bị cho là có tham vọng trở thành cường quốc khu vực, đối thủ tranh giành vị thế với Mỹ. Cấm vận ngăn chặn Iran trở thành cường quốc khu vực, tranh giành vị thế với Mỹ
– Năm 2015, Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức (nhóm P5+1) và Iran ký thỏa thuận hạt nhân quốc tế mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), lệnh cấm vận được dỡ bỏ.
– Năm 2018, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vì lý do Iran không tuân thủ đầy đủ các điều khoản đã ký kết, áp dụng trở lại lệnh cấm vận. Các quốc gia, tập đoàn, công ty làm ăn với Iran đều bị Mỹ trừng phạt.
– Năm 2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bác bỏ đề xuất của Mỹ gia hạn lệnh cấm vận Iran.
Ngoài ra, Mỹ, Israel còn đe dọa sử dụng biện pháp vũ trang ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Gần đây, Iran tố cáo Israel đứng sau hành động ám sát tướng lĩnh, nhà khoa học hạt nhân của họ.
Có thể thấy, Trừng phạt, cấm vận được áp dụng ngày càng nhiều trong cạnh tranh lợi ích giữa các nước lớn.
Điển hình là giữa Mỹ và đồng minh với Nga, Trung Quốc. Năm 2014, Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh cấm vận Nga vì lý do sáp nhập bán đảo Crimea, cô lập Nga khỏi nền kinh tế thế giới. Năm 2017, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật “Chống lại sự xâm lược của chính phủ các nước Nga, Iran, Triều Tiên” nhưng chủ yếu là Nga! Với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử ở Mỹ, hoạt động “thiếu minh bạch” tại Ukraine, Syria, các vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, chính trị gia đối lập Alexei Navalny… lệnh cấm vận tiếp tục bổ sung, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế then chốt (xuất khẩu năng lượng, vũ khí…). Mỹ còn đóng cửa một số tổ chức, cơ quan ngoại giao, cấm một số quan chức, tập đoàn, công ty của Nga nhập cảnh vì liên quan đến lý do cấm vận.
– Trong những năm gần đây, trừng phạt, cấm vật quốc tế đang là một cuộc chiến của các thế lực giữa các quốc gia lớn trên thế giới, các lệnh trừng phạt kinh tế trở thành “cuộc chiến thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc. Đằng sau trừng phạt là sự cạnh tranh quyền lực giữa 2 cường quốc hàng đầu. Vị thế nền kinh tế và khoa học công nghệ số 1 thế giới, sức mạnh, niềm tự hào của Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc soán ngôi, thậm chí có lĩnh vực đã bị qua mặt.
Từ cuộc chiến thương mại, trừng phạt mở rộng sang lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao (đóng cửa một số lãnh sự quán, cấm nhập cảnh các cá nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt giữ cá nhân nghi làm gián điệp, che dấu thân phận liên quan đến quân đội, cấm Tập đoàn công nghệ và truyền thông hàng đầu Huawei…) và văn hóa (đóng cửa các Viện Khổng tử, ngừng các chương trình hợp tác văn hóa với Trung Quốc).
Gần đây, xảy ra đối đầu ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Australia. Với lý do Australia ủng hộ Mỹ trong cạnh tranh thương mại, điều tra nguồn gốc virus corona, tích cực tham gia hoạt động của Bộ Tứ, ủng hộ hoạt động FONOP ở Biển Đông, Trung Quốc trừng phạt thương mại, áp đặt thuế đối với lúa mạch, tạm ngừng nhập khẩu thịt bò, mở các cuộc điều tra về rượu là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia.
5. Hậu quả của trừng phạt, cấm vận quốc tế
Các biện pháp trừng phạt, cấm vận kinh tế nhằm tạo ra các mối quan hệ tốt giữa quốc gia thực thi các biện pháp trừng phạt và người tiếp nhận các biện pháp trừng phạt nói trên. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt này còn gây tranh cãi và trừng phạt kinh tế có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thương mại toàn cầu, gây chia rẽ giữa các quốc gia. Các quốc gia bị cấm vận sẽ chịu thiệt hại về tài chính cũng như các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu, làm cán cân tăng trưởng kinh tế bị thâm hụt, ngân sách nhà nước cũng sẽ bị thiếu hụt trầm trọng.
Một số quốc gia trở nên kiệt quệ, chính phủ không đủ tài chính để nhập khẩu lương thực, thuốc, dụng cụ y tế, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nhất là ở các nước đang phát triển, chậm phát triển. Bên cạnh đó thì, người dân chính là nạn nhân của những lệnh trừng trị, cấm vận này. Các nước bị phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, mất nguồn đầu tư nước ngoài, không thể nhập khẩu công nghệ để phát triển kinh tế, GDP giảm mạnh, số người thất nghiệp tăng cao. Lệnh cấm vận ảnh hưởng đến các hoạt động cứu trợ nhân đạo, thúc đẩy làn sóng tị nạn ở một số khu vực, quốc gia.
Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 và các thiên tai, thảm họa khác, tác động tiêu cực của cấm vận đến người dân càng gia tăng. ẽ gây tác động cực lớn lên số người chết, số người dân phải chịu khổ sở và sự lây truyền dịch bệnh rộng hơn ra khu vực và toàn cầu.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga, Ban liên lạc cựu học viên Công an Việt Nam học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga phối hợp với Học viện Cảnh ...
Tiếc quá! Bài trước của Lê Nguyễn Duy Hậu khách quan, khoa học & nhân văn bao nhiêu, bài này lại quay ngược 180o. Hint: Lê Nguyễn Duy Hậu nên đọc những gì mình viết ra . Cái tật trí thức nhà mềnh, nhổ đấy rùi liếm đấy hổng nên truyền lại cho con cháu . Hy vọng tới Lê Nguyễn Vô Hậu là tiệt nòi, lộn, chấm dứt
“theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn xem đây là chủ nghĩa tốc kê nít (tokenism) thuộc tư duy thổ tả, và vì vậy, ông ta ghét cay ghét đắng . Chính vì vậy, không dưới 1 lần, ổng tự thú nhận đã loại thẳng tay applications nghiên cứu sinh nếu người đó là Trung Quốc . Thực tế thì cái “quyền bình đẳng ngang nhau” chỉ là 1 thứ duy ý chí, sự áp đặt just fo the sake of varieties, mà bỏ qua những yếu tố tự nhiên khách . Có nghĩa lập luận cho rằng phiếu chống chiếm 1 phần (rất) đáng kể của nhân loại khá vững chãi, nếu không nói là vững chãi nhất . Vì nếu không, ta phải chọn tyranny of minority, sự đô hộ của thiểu số . Cái này có dân chủ không, mỗi người tự rút ra kết luận riêng .
“ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta”
Hoàn toàn không có cơ sở . Tại sao Ta đã có thể biến hiểm họa đen của phong kiến thành thời cơ vàng cho chính mình ? Câu trả lời, chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Những gì chúng ta/tụi bay đã làm không chống lại chúng ta hôm nay thì khả năng những gì Ta đang làm sẽ chống lại chúng ta là bao nhiêu ? Bài trước đã chứng minh chính nghĩa của quá khứ, và để lấy 1 cái móc thèo đảnh để mắc sự ủng hộ U Cà, đám thoái hóa 1 lần nữa lại chính nghĩa hóa quá khứ, 1 thứ ăn mày quá khứ . Then, lập luận “những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta” hoàn toàn không có cơ sở .
“Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không?”
Có . Nếu quá khứ đã trở thành chính nghĩa, trí thức Việt đang dùng báo chí nước ngoài như nhà xí đã làm cho Nam Hàn phải nghĩ lại về hành động giúp Ngụy ngày xưa, và Lê Nguyễn Duy Hậu ủng hộ chuyện này . Đấy, chính nghĩa đấy là đâu nữa . Chính nghĩa, chân lý hay sự thật … rõ ràng ở Việt Nam là những gì được thiểu số to mồm tin là như thế . Nếu đã chọn tin vào cái chính nghĩa của quá khứ, then, you should be OK với lá phiếu chính nghĩa & sự thật của chính quyền (rất) xứng đáng với mình .
1 câu hỏi rất hay “nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào?”
2 hào của tớ . Như Phạm Đoan Trang mê Beatles, tớ sẽ lấy cảm hứng từ bài “Imagine” của John Lennon “Imagine no countries”, tớ sẽ xóa sạch đường biên giới giữa Nga & Ukraine, trả Ukraine về lại cố quận. Là 1 người vẫn đam mê 2 chữ “thống nhứt”, tớ cũng sẽ xóa lun đường biên giới giữa nhà & quê hương . No hell below us, above us only China. Nothing to fight or die for. You may say im a dreamer, but im not the only one. Hope someday you’ll join us, & the world will be as one.
Một giấc mơ khá đẹp đấy chớ
Chỉ cần học tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam tuyên bố không chọn phe, chỉ chọn chính nghĩa và lẽ phải.
Vậy khi bỏ phiếu trắng, họ đã bị mù màu chăng ?
Ngày 23.02.2023 141/193 quốc gia đã bỏ phiếu đồng thuận Nghị Quyết của Liên hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine.
32 quốc gia đã bỏ phiếu trắng trong đó có Việt Nam. Duy chỉ có 6 nước Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syrien công khai ủng hộ Nga nên đã bỏ phiếu chống lại Nghị quyết của LHQ.
Trong cuộc phỏng vấn tại New York, bà Baerbock, bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức đã nói, rằng thế giới thông cảm với những nước bỏ phiếu trắng về vụ Nga xâm lược Ukraine. Những nước đó họ không muốn mất lòng Nga, và mặt khác, họ cũng không ủng hộ cuộc xâm lăng của Nga. Thực ra họ bị Nga áp lực vì quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại, lịch sử với Nga.
Bà Baerbock cho rằng, nước nào bỏ phiếu trắng vụ Nga-Ukraine đồng nghĩa là họ ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp quốc, có điều họ không dám công khai chống Nga như 141 quôc gia đã bỏ phiếu. Ngay cả Trung quốc và Iran đồng minh của Putin cũng không dám bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết LHQ.
Như vậy Putin rất nhục nhã bẽ bàng trước toàn thế giới, cho dù Nga có uốn lưỡi đổ tội Nazi hay giải phóng gì đi chăng nữa. Mặt nạ của Putin giờ đã rơi xuống. Đánh Ukraine cả năm trời còn không xong, thế mà vẫn già mồm hù thiên hạ.
Với cuộc xâm lăng vô nghĩa này, quân đội Nga ngày càng kiệt quệ trước ý chí của dân quân Ukraine. Ngày tàn của Putin sẽ không xa.