Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 22863391

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 02.06.2023 11:21
Sau khi đánh chiếm miền Nam phố đổi tên đường cũng thay tên
27.02.2023 07:49

Đổi tên đường ở TP HCM: Hậu quả từ 'áp đặt nhãn quan lịch sử một chiều'?

Đường Lê Thánh Tôn nằm trong danh sách đề xuất cần đổi tên ở TP HCM

Chụp lại hình ảnh,

Đường Lê Thánh Tôn nằm trong danh sách đề xuất cần đổi tên ở TP HCM

Việc hàng loạt con đường bị cho là đặt sai tên, trùng lặp trên địa bàn TP HCM hiện nay một lần nữa khiến một số chuyên gia đưa ý kiến tranh luận và người dân thành phố không khỏi băn khoăn.

Câu chuyện đổi tên đường không đơn giản chỉ là thay tấm biển ghi tên mới, mà còn ảnh hưởng tới đời sống cư dân và hơn hết là truyền lại giá trị lịch sử, nét đẹp văn hoá dân tộc cho thế hệ sau.

BBC News Tiếng Việt đã tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và chuyên gia sử học về vấn đề này.

Từ cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước năm 1975

Thời Pháp thuộc, hầu hết các tên đường ở Sài Gòn đều mang tên của những sĩ quan người Pháp.

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành và thay tên các con đường này sang tiếng Việt.

Trao đổi với BBC, nhà sử học Đinh Kim Phúc nhận định: “Tên đường phố ở Sài Gòn trước năm 1975 được đặt hết sức logic, khoa học và có giá trị giáo dục lịch sử, văn hoá và nhân văn”.

Từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, tên đường phố được quy hoạch theo cụm, theo khu vực, thể hiện chiều dài văn minh lịch sử của nước Việt 4000 năm văn hiến.

Cửa ngõ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu... rồi đến Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Triệu Quang Phục... tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng...

Càng tiến về trung tâm, các tên đường được đặt theo các nhân vật gần hơn với mốc thời gian hiện đại.

Khu vực Bến Thành, quận 1 là tên của những chí sĩ chống Pháp của Việt Nam Quốc dân Đảng như Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Cô Bắc, Phó Đức Chính, Ký Con, Nguyễn Khắc Nhu...

Trong khi đó, khu vực quận 3 có một cụm tên võ tướng triều Tây Sơn như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm… và các nhà văn hoá, thi sĩ nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan…

Bờ sông Sài Gòn thì được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử để ghi nhớ những chiến công lịch sử thời nhà Trần vào thế kỷ 13.

saigon

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Đến cách đặt tên đường ở TP HCM sau năm 1975

Sau sự kiện 30/4/1975, hàng loạt tên đường cũ từ thời Việt Nam Cộng Hoà đã bị bỏ và đổi thành tên khác.

Những cái tên nhân vật như như Gia Long, Minh Mạng… hay lý tưởng cao đẹp Tự Do, Công Lý… chỉ còn trong ký ức của người dân.

Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hoàng Hưng đánh giá rằng việc đổi lại tên đường ở TP HCM sau năm 1975 là không khoa học, xuất phát từ ý tưởng chính trị nhiều hơn.

“Theo tôi nhớ là khi đó có một Hội đồng đặt tên đường bao gồm tất cả đại diện của các cơ quan đoàn thể, bao gồm Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... Mỗi một cơ quan đoàn thể đó có được vài suất tên, nên họ lấy những tên nhân vật từ đoàn hội đó mà không quen thuộc với toàn thể quần chúng nhân dân. Rất lộn xộn và buồn cười”.

Theo ông Hưng đó là lý do khiến những nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá bị mất tên, thay bằng những người mà không ai biết là ai cả, không ai hiểu những người đó có công tích gì, hoặc chỉ có những công tích rất ngắn hạn trong giai đoạn mấy năm.

“Riêng việc lấy những nhân vật có thành tích nhất thời trong một giai đoạn chiến tranh thay những nhân vật lịch sử thì tôi không tán thành. Có những nhân vật như anh du kích đánh vài chiếc xe tăng hay những cán bộ đoàn thanh niên hi sinh trong chiến tranh, tất nhiên là cũng nên công nhận sự hi sinh đẹp đẽ của họ, nhưng nên cân nhắc người nào có đóng góp lớn, ảnh hưởng tới lịch sử... Điều đó rất khập khiễng khi so sánh với công tích lịch sử dài hơi của những nhân vật kia”, ông Hưng nói.

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng do sự nhận thức ấu trĩ về vấn đề bên thắng cuộc - bên thua cuộc, dẫn đến việc xoá sạch các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá đã nằm sâu trong tâm khảm của người dân vùng miền, thay bằng những cái tên xa lạ và không gắn được với đời sống văn hoá của cư dân.

Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hoàng Hưng

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOÀNG HƯNG

Chụp lại hình ảnh,

Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hoàng Hưng

Tiêu chí nào chọn tên cho đường phố?

Một ví dụ đều được nhà sử học Đinh Kim Phúc và nhà nghiên cứu Hoàng Hưng đưa ra là tên đường theo các triều vua Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đều bị bỏ đi sau năm 1975.

“Những nhân vật này bị thành kiến, nhưng thực tế là nhiều vị vua, chúa nhà Nguyễn đã có công trạng mở đất, xây dựng đất nước trong một giai đoạn dài, có nhiều công tích nên cần giữ lại tên của họ”, ông Hưng nói với BBC.

Còn theo ông Phúc, để xét ai có công ai có tội thì phải đặt họ vào hoàn cảnh mà họ sống thời bấy giờ, cống hiến của họ đối với lịch sử dân tộc khi họ còn sinh thời, chứ đừng đem quan điểm hiện nay của thế kỷ 21 đòi hỏi nhân vật đó phục vụ gì cho chúng ta.

“Không có chúa Nguyễn thì đất nước Việt Nam hiện nay có hình chữ S hay không, có bờ cõi như hiện nay hay không. Chúng ta phải đặt vào tổng thể của sự phát triển của dân tộc chứ đừng vì sự yêu ghét, lập trường hay thoả mãn khẩu vị của một ai đó mà làm sai lệch tên đường phố như ngày hôm nay.”

Theo quan điểm của ông Phúc, cần xét đến việc Gia Long có công gì đối với đất nước khi mà trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. “Chúng ta vẫn ca ngợi Gia Long đã đặt viên ngọc tức là Hoàng Sa lên vương miện của người, là xác lập chủ quyền lãnh thổ. Nhưng mặt khác chúng ta mạt sát Gia Long là bán nước thì cuộc đấu tranh giành chủ quyền lãnh thổ như thế nào?”

Tiến sĩ lịch sử Đinh Kim Phúc

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐINH KIM PHÚC

Chụp lại hình ảnh,

Tiến sĩ lịch sử Đinh Kim Phúc

Nhà sử học nêu thêm một ví dụ về Phan Thanh Giản, suy cho cùng thì vị danh sĩ triều Nguyễn này có công hay có tội?

Ông cho rằng: “Việc ông ta cầm chén thuốc độc tự sát thì bản thân ông đã thấy mình có công hay có tội đối với đất nước. Nhưng cả cuộc đời của cụ Phan và những suy tư của cụ đến cuối đời trước tình hình đất nước có đáng trân trọng hay không, và di sản cụ Phan để lại có đáng học tập hay không? Đó là vấn đề đáng bàn chứ không phải vì cụ mở thành, giao thành cho Pháp mà chúng ta mãi mãi lên án cụ Phan.”

Xét về các danh nhân văn hoá, các chuyên gia cho rằng cái cần xem không phải là người đó đóng góp được gì cho cuộc đấu tranh giai cấp, mà phải xem sự nghiệp văn chương, âm nhạc của người đó có sánh tầm với sự nghiệp âm nhạc của dân tộc, hoặc thế giới hay không.

Không thể vì một người có vài bài thơ được dạy trong trường phổ thông, vài bài nhạc được một cộng đồng dân cư nào đó yêu thích rồi được đặt tên đường.

Ông Phúc chia sẻ rằng bản thân ông rất thích nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng ông không đồng ý đem tên Trịnh Công Sơn để đặt tên đường. Vì so sánh như thế là khập khiễng so với bao nhiêu nhà văn hoá như Phạm Duy, hay Tố Hữu… những người có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn nghệ Việt Nam.

Nhà thơ Hoàng Hưng đồng ý và cho rằng dấu ấn và tầm ảnh hưởng của nhạc sĩ Phạm Duy đối với quần chúng, xã hội là không phải bàn cãi, nhưng vì bị định kiến chống cách mạng, tư tưởng chính trị chi phối nên không có tên đường của nhân vật này.

Có áp nhãn quan lịch sử một chiều vào tên đường phố?

Nhà sử học Đinh Kim Phúc cũng cho rằng vấn đề đặt tên đường không phải chỉ ở riêng TP HCM mà có thể nói đây là vấn nạn của các tỉnh thành trên cả nước.

“Mặc dù chính phủ đã có chỉ thị, quy định về vấn đề đặt tên đường, rồi có Hội đồng đặt tên đường trực thuộc Hội đồng Nhân dân ở các địa phương, nhưng việc đặt tên đường vẫn hết sức bất cập”, nhà sử học nêu ý kiến.

Ông đặt câu hỏi: “Ở đâu cũng có Hội đồng đặt tên đường, nhưng những người có chuyên môn chuyên về lịch sử văn hoá dân tộc hay lịch sử văn minh thế giới có hiểu hết được người, địa danh mà mình sẽ biểu quyết đặt tên đường hay không. Hay họ chỉ có quyền phát biểu rồi một người nào đó không có kiến thức về văn hoá lịch sử được quyền đặt ai bỏ ai, thành ra mới trở thành vấn nạn như hiện nay?”

Theo chuyên gia này, các Hội đồng đặt tên đường được lập ra phải bao gồm tất cả các nhà khoa học có chuyên môn, có nghiên cứu và có đề án thuyết minh cho từng tên đường phố, chứ không phải vào nghe dăm ba tiếng đồng hồ rồi giơ tay biểu quyết theo một khẩu vị của ai đó.

Ngoài ra, ông Phúc cũng chỉ ra vấn đề người ta viện cớ không đủ quỹ tên đường để lấy tên cán bộ cao cấp hoặc nguyên thủ quốc gia qua đời vì tuổi già đặt cho tên đường bất chấp người đó có phải là nhân vật lịch sử hay danh nhân văn hoá hay không.

“Tôi cho rằng đó là nguỵ biện. Theo tôi cống hiến của một người chiến sĩ cách mạng không ai qua được một người liệt sĩ. Trong số hơn 40.000 tên liệt sĩ ở Củ Chi tha hồ để chọn vào quỹ tên đường, đừng đem cha mẹ mình ra để mà đặt tên”, ông Phúc bức xúc.

“Đừng bao giờ có quan điểm nay tôi đặt tên đường cho anh để mai đây anh đặt tên đường cho tôi. Đừng tham nhũng trong vấn đề đặt tên đường phố như đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Cũng đừng vì quan điểm của bên thắng trận mà chúng ta tạo ra hiềm khích cho một dân tộc, tạo ra sự nghi kỵ. Khi đó giá trị giáo dục lịch sử, giáo dục văn hoá bằng không, thậm chí còn gây nguy hại, kéo dài sự chia rẽ của dân tộc này sau gần 50 năm chấm dứt chiến tranh”, là kết luận của nhà sử học.

Những con đường Sài Gòn

Sài Gòn của năm 1990
Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn của năm 1990

Trong bài “In Vietnam, a sign of times” đăng trên tờ báo hồi đầu tháng Bảy, tác giả ghé thăm một trong những con đường nổi tiếng nhất đã đổi tên ba lần, từ Catinat thành Tự Do và nay là Đồng Khởi.

Ông viết: “Lịch sử của Catinat- Tự Do- Đồng Khởi là một phần của lịch sử Việt Nam: Nửa thế kỷ qua đã đón các chính thể Pháp, thân Mỹ và cộng sản, cùng sự mở cửa kinh tế, mà mỗi lần lại tạo nên một cái tên mới.”

Catinat nguyên thủy là tên chiến hạm Pháp năm 1856 tham gia đánh chiếm Việt Nam. Trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, con đường trở thành biểu tượng của một Sài Gòn đổ nát, ăn chơi thuốc phiện thời Pháp thuộc.

Chẳng lạ gì khi năm 1954, chính quyền mới đã nói “au revoir” với cái tên cũ, để rồi ông Ngô Đình Diệm đổi tên thành đường Tự Do.

Theo tác giả, mặc dù cái tên mới phù hợp với chính sách thân Mỹ của Tổng thống Diệm, nhưng nó không xóa đi tệ nạn như nhà độc tài theo Thiên Chúa giáo mong muốn.

“Đợt sóng lính Mỹ thập niên 1960 đem đến thêm nhiều ma túy và sex cho đường Tự Do cùng với nhạc rock ‘n’ roll và nạn kẹt xe. Thời đó người Việt có câu đùa rằng, sau khi viên chức thành phố buộc xe chạy một chiều [để giải quyết kẹt xe], thì tự do chỉ là con đường một chiều dành riêng cho người Mỹ.”

Khi ngày càng nhiều cửa tiệm dùng tên Mỹ, chính quyền Sài Gòn phải ra lệnh bảng hiệu chữ Việt to gấp ba lần chữ nước ngoài. Một ví dụ là một quán bar “Texas” được đổi tên thành “Te-xa” với phông chữ lớn hơn.

Sau 1975

Sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên thành phố bằng tên lãnh tụ Hồ Chí Minh, thay tên đường của các nhân vật chống cộng bằng tên các đảng viên Cộng sản.

Một cựu binh Việt Cộng và nay là dược sĩ, Nguyễn Quang Vinh, kể lại với nhà báo: “Đầu tiên họ loan báo tên đường mới trên tivi hay radio. Rồi vài ngày sau, họ trưng lên các biển tên đường mới. Nhiều lúc, nên phải mất thời gian mới quen dần.”

Chiến sĩ cách mạng Nguyễn Kim Bạch, 70 tuổi, tán thưởng: “Thường thì thấy sự thay đổi cũng vui, nhất là khi anh không thích ý nghĩa của tên cũ.”

Nhưng bà Marie Nguyễn, 59 tuổi, rời Việt Nam thập niên 1970 cùng chồng là lính dù miền Nam và nay đi đi về về giữa Việt Nam và Úc, lại không đồng ý.

Sài Gòn của năm 2010
Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn của năm 2010

Bà nói: “Tên cũ là một phần của lịch sử chúng tôi nên tôi thích chúng hơn.”

Có vẻ cố gắng tuyên truyền của người cộng sản gặp lợi thế nhờ dân số trẻ của Việt Nam.

Bà Marie Nguyễn nói: “Người trẻ không có ký ức về quá khứ, giống như mọi người trẻ trên thế giới.”

Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, 24 tuổi, người Nha Trang sống ở TP. Hồ Chí Minh được ba năm trước khi ra nước ngoài du học, cho hay: “Tôi không thấy có thay đổi gì.”

Tác giả cũng đề cập việc những năm gần đây, Việt Nam chia lại địa giới các tỉnh, thành để chỉnh đốn hành chính và theo một số người, để củng cố sự nghiệp cho các đảng ủy viên.

Một vài con phố mang tên Pháp vẫn còn được giữ, vinh danh các nhà khoa học như Louis Pasteur và Marie Curie.

Và riêng một thay đổi, sau gân 50 năm, vẫn chưa được người dân chấp nhận.

Đa số người dân vẫn gọi thành phố của họ là Sài Gòn  thay vì Hồ Chí Minh, chỉ có gọi là thành hồ vì khi mưa xuống hầu hết đường ph !ố Sài Gòn ngập nhu hồ

Thú vị đường quanh Dinh Độc Lập

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, Ngô Đình Diệm giữ chức vụ Thủ tướng sau đó làm Tổng thống VNCH và sống tại Dinh Độc Lập (nay có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II, Văn phòng Chính phủ).
Sau một thời gian, ông thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành Sài Gòn để đổi những tên đường do Pháp đặt sang tên tiếng Việt. Do đó, những con đường xung quanh Dinh Độc Lập cũng được ủy ban này đặt lại bằng những tên gọi mới.
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, cụ thể, con đường trước cổng Dinh Độc Lập chạy thẳng đến Sở thú (nay là Thảo Cầm viên) đặt tên là Đại lộ Thống Nhất. Đến khi Tổng bí thư Lê Duẩn mất, UBND TP.HCM đổi tên Đại lộ Thống Nhất thành đường Lê Duẩn. Con đường này dài chỉ khoảng 2 km, ngay vị trí trung tâm nhưng hiếm khi bị kẹt xe.
Con đường bên trái Dinh đi qua Công viên Tao Đàn được đặt tên là đường Hồng Thập Tự ngụ ý cứu giúp những người gặp hoạn nạn. Hiện nay con đường này có tên mới là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Tương tự, con đường bên phải Dinh có tên Nguyễn Du - một đại thi hào của dân tộc, nhà văn hóa yêu nước. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa con đường này được đặt tên đại thi hào có ý nghĩa cánh tay phải của ông Diệm là những người chuộng văn hóa Việt.
Đại lộ Thống Nhất nay được đổi tên là Lê Duẩn Ảnh: V.P
Chạy ngang trước Dinh Độc Lập là con đường mang tên Công Lý bởi vì con đường này đi ngang tòa án nhân dân thành phố. Sau năm 1975, đường Công Lý được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Còn đường phía sau Dinh được đặt tên là Huyền Trân Công Chúa. Một số tài liệu cho rằng đặt tên như vậy ý muốn nói sau lưng của Ngô Đình Diệm luôn có một người đàn bà. Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác lại viết rằng đặt tên là Huyền Trân Công Chúa vì người này có công mở rộng đất nước.
Đường Công Lý nay được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Ảnh: V.P
Bên cạnh đó, dọc theo Đại lộ Thống Nhất có hai con đường nhỏ mang tên Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes. Trong đó, Hàn Thuyên là người sáng tạo ra chữ Nôm (được người Việt dùng trong gần 10 thế kỷ) để thay cho chữ Hán. Còn Alexandre de Rhodes là người góp phần hình thành chữ Quốc ngữ mà hiện nay chúng ta đang sử dụng bằng công trình Tự điển Việt - Bồ - La (1651) và hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.
Cụm tên đường thi sĩ, nhà cách mạng
Ngoài cụm tên đường thú vị quanh Dinh Độc Lập thì tên đường ở Sài Gòn trước năm 1975 cũng còn những cụm khác như cụm tên đường thi sĩ ở quận 3, cụm nhà cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng ở quận 1, cụm danh nhân đời Trần ở khu Tân Định,…
Tên đường theo cụm thi sĩ tại quận 3 Ảnh chụp màn hình Google maps
Tên đường theo cụm thi sĩ tại quận 3 như: Lê Quý Đôn (nhà thơ thế kỷ 18), Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19), Nguyễn Đình Chiểu (nhà thơ lớn của miền Nam Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19), Lê Ngô Cát (nổi tiếng với tài viết sử bằng thơ, thế kỷ 19), Tú Xương (tên thật Trần Tế Xương, thế kỷ 19), Bà Huyện Thanh Quan (sống ở thế kỷ 19),… 
Tên đường theo cụm những nhân vật tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng tại quận 1 Ảnh chụp màn hình Google maps
Tên đường theo cụm những nhân vật tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) tại quận 1 như: Nguyễn Thái Học (sáng lập VNQDĐ), Cô Giang (tên thật Nguyễn Thị Giang, vợ của Nguyễn Thái Học, Cô Bắc (tên thật là Nguyễn Thị Bắc, em gái Cô Giang) nên đường Cô Bắc nằm song song với đường Cô Giang và hai đường này giao nhau với đường Nguyễn Thái Học. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Ký Con (tên thật là Đoàn Trần Nghiệp),… là những người tham gia tổ chức VNQDĐ nên các tên đường này nằm song song với nhau.
Khu Tân Định được đặt tên theo danh tướng thời Trần Ảnh chụp màn hình Google maps
Khu Tân Định là cụm tên đường liên quan tới danh tướng thời Trần mà ngày nay vẫn giữ nguyên như: Trần Quang Khải (tể tướng đời Trần Thánh Tông) nên con đường này dài nhất khu Tân Định. Cắt dọc Trần Quang Khải có một số đường như: Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Khắc Chân,…
Hiện nay, những cụm trên vẫn được Hội đồng đặt tên đường thành phố vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó một số cụm tên đường mới được hình thành như: cụm đường gắn với tên của các loài hoa ở phường 7, quận Phú Nhuận như: Hoa Lan, Hoa Sứ, Hoa Huệ, Hoa Cúc, Hoa Hồng,…
Cụm đường gắn với tên của những con sông ở khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình như: Tiền Giang, Cửu Long, Đồng Nai, Trà Khúc, Sông Nhuệ, Sông Thao, Sông Đà, Hồng Hà,…giao cắt với những con đường mang tên của những ngọn núi như: Lam Sơn,Yên Thế, Đống Đa, Tản Viên…




Lịch sử về tên đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3 thành phố Hồ Chí Minhtừ đường Lê Văn  Duyệt tp Sài Gòn

Từ ngã sáu Phù Đổng đến ngã tư Bảy Hiền
 
1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 1, phường 5, phường 6 quận 3, quận 10, quận Tân Bình, dài khoảng 4860 mét, qua ngã tư Nguyễn Thị Minh KhaiVõ Văn Tần, ngã ba Nguyễn Thị DiệuHồ Xuân HươngNgô Thời Nhiệm, ngã tư Điện Biên Phủ (trên địa bàn quận 3)
 
2. Lịch sử: Thời Nguyễn gọi đường Sứ Nì là đường sứ thần Chân Lạp sang giao hảo với ta tại thành Gia Định trước khi ra Thuận Hóa. Năm 1865 người Pháp đặt tên đoạn từ ngã sáu đến ranh tỉnh Gia Định là đường Thuận Kiều. Đoạn còn lại gọi là đường Thuộc địa số 1. Năm 1916 đường Thuận Kiều đổi thành đường Verdun. Ngày 25 - 4 - 1947 đoạn từ ngã sáu đến đường Nguyễn Thị Minh Khai đổi tên là Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư đường Nguyễn Văn Thinh) và đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Điện Biên Phủ đổi tên là đường Thái Lập Thành. Ngày 31 - 10 - 1951 đoạn từ Điện Biên Phủ đến ngang Hòa Hưng đổi tên là đường Chanson. Ngày 22 - 3 - 1955 nhập cả 4 đường trên đây làm một gọi là đường Lê Văn Duyệt. Còn đường Thuộc địa số 1 thì đổi là Quốc lộ số 1, ngắt đoạn từ ranh tỉnh Gia Định đến ngã tư Bảy Hiền đặt tên đường Phạm Hồng Thái. Ngày 14 - 8 - 1975 nhập đường Lê Văn Duyệt, Phạm Hồng Thái và Quốc lộ số 1 đến ngã ba Bà Quẹo làm một đường đặt tên Cách Mạng Tháng Tám, sau đó chiều dài con đường mặc nhiên được kéo dài tới cầu Tham Lương. Năm 2000 UBND Thành phố điều chỉnh lại như trên.
 
3. Tiểu sử: CÁCH MẠNG THÁNG 8
 
Mùa thu năm 1945, chiến tranh thế giới sắp kết thúc, quân đội Nhật đại bại trên các mặt trận và nước Nhật sắp phải đầu hàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương triệu tập đại hội Tân Trào, quyết định phát động nhân dân nổi dậy tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến

Ngày 15 - 8 - 1945 nước Nhật đầu hàng Đồng Minh. Lệnh tổng khởi nghĩa được Trung ương ban ra. Đồng bào Hà Nội nổi dậy cướp chính quyền thành công ngày 19 - 8 - 1945. Đồng thời và những ngày tiếp theo, đồng bào các tỉnh lần lượt cướp chính quyền.

Tại Sài Gòn, ngày 25 - 8 - 1945, chính quyền về tay nhân dân. Cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công trên cả nước. Chính quyền cách mạng được thành lập và giữ vững cho đến ngày nay.
 
Thông tin về đường Cách Mạng Tháng 8 được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất. 

Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên. 
Hiện nay, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới đang rơi vào thoái trào, song với những thành quả đã đạt được, các đặc trưng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành và ngày càng hoàn thiện là minh chứng sống động cho sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và chứng minh cho tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta.

Chủ nghĩa xã hội từ chỗ là một trào lưu tư tưởng đã trở thành một phong trào hiện thực. Phong trào hiện thực đó được bắt đầu từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, sau đó đã trở thành một hệ thống thế giới từ giữa thế kỷ XX.

Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện ngay trong các Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng trong thực tế chủ nghĩa xã hội với tư cách là một phong trào hiện thực được bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước. Hiện nay, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới đang rơi vào thoái trào, song với những thành quả đã đạt được, các đặc trưng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành và ngày càng hoàn thiện là minh chứng sống động cho sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và chứng minh cho tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta.

Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sảnthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, bất chấp những thành quả mà chúng ta đã đạt được, các thế lực thù địch không ngừng chống phá khi cho rằng sự biến ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thế kỷ XX đã đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, trên thực tế không còn tồn tại cái gọi là chủ nghĩa xã hội hiện thực nữa. Từ đó họ cho rằng, việc tiếp tục kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội chỉ là ý muốn chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tiếp tục duy trì vị trí độc tôn về quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (?!). Để minh chứng cho các luận điệu này, chúng thường phớt lờ hoặc phủ nhận các thành quả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân chủ, nhân quyền…, mà Việt Nam đã đạt được trong thực tiễn; nguy hiểm hơn, chúng thường lợi dụng, khoét sâu vào các mâu thuẫn xã hội, các mặt trái của cơ chế thị trường, sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên, cùng với những yếu kém trong quản lý xã hội mà chúng ta đang gặp phải để thực hiện ý đồ chính trị của chúng.

Có thể nhận thấy, đây là những quan điểm sai trái, thù địch rất nguy hiểm về chính trị. Nếu không ngăn chặn sẽ tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của nhân dân đối với Đảng và với chế độ. Do vậy, để đấu tranh với các thế lực thù địch về vấn đề này, trước hết cần làm rõ việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là ý muốn chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đó là sự lựa chọn của của chính lịch sử Việt Nam, điều đó xuất phát từ các cơ sở thực tiễn sau đây:

Thứ nhất, con đường cách mạng Việt Nam chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng vô sản.

Chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, từ phong trào yêu  nước theo lập trường phong kiến, đến phong trào cứu nước theo lập trường tư sản, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đi khắp thế giới với mong muốn tìm cho được con đường cứu nước, cứu dân. Trong hành trình đó, với những tìm tòi, trải nghiệm, đặc biệt là sự soi sáng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc - đó là con đường cách mạng vô sản và thực tiễn đã chứng minh cách mạng vô sản là con đường cách mạng phù hợp nhất với dân tộc Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại mới -thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Do vậy, sau khi cuộc các mạng giải phóng dân tộc thành công, việc lựa chọn con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan bởi lẽ mục tiêu của con đường cách mạng vô sản là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Đây là lý do đầu tiên khẳng định, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn khách quan của lịch sử, chứ không phải là sự lựa chọn theo ý muốn chủ quan của cá nhân, hay đảng phái nào mà ai đó có thể tùy tiện gán ghép.

Thứ haisự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là lựa chọn của cách mạng Việt Nam.

Cùng với việc lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc, vấn đề lực lượng nào sẽ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ở Việt Nam khi đó, để đáp ứng nhu cầu có một chính đảng lãnh đạo đã có nhiều đảng phái và tổ chức chính trị được thành lập với mong muốn trở thành chính đảng gánh sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chẳng hạn như: Việt Nam Quang phục hội (năm 1912), Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925); Đảng Thanh niên Cao Vọng (năm 1925), Việt Nam Quốc dân Đảng (năm 1927),…

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có đảng tự tan rã, có đảng bị giải tán, có đảng thì phân lập hoặc chuyển đổi, sáp nhập vào đảng khác… Trong khi đó, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn có tôn chỉ, mục đích và đường lối cách mạng phù hợp với nhu cầu của cách mạng Việt Nam, vì vậy lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất những tổ chức cộng sản này thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng cách mạng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện thành công nhiệm vụ phản đế, phản phong vào năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - chính quyền cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Việt Nam.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng đặt ra những yêu cầu mới, một lần nữa thử thách vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa I năm 1946, nhân dân đã lựa chọn ra 333 đại biểu, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương có 120 đại biểu, Đảng Dân chủ có 46 đại biểu, Đảng Xã hội có 24 điệu biểu và 143 đại biểu không đảng phái. Đáng chú ý, hai tổ chức đối lập là Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) dù không tham gia tranh cử, nhưng đã thông qua chính quyền Pháp ở Đông Dương để đàm phán, thoả thuận, gây sức ép với Việt Minh để được đặc cách thêm 70 “ghế” trong Quốc hội, nâng tổng số đại biểu Quốc hội khóa I lên 403 đại biểu.

Như vậy, trong Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ có duy nhất đại biểu của Đảng Cộng sản (lúc này hoạt động dưới tên gọi Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương và Mặt trận Việt Minh), mà còn có sự tham gia của nhiều đảng phái khác. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã thử thách thành công vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là chính đảng duy nhất phù hợp với cách mạng Việt Nam, có lợi ích thống nhất với lợi ích của đa số nhân dân lao động Việt Nam thể hiện ở mục tiêu việc xây dựng một xã hội mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân lao động - đó chỉ có thể là chủ nghĩa xã hội.

Điều đó minh chứng rằng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam và sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của nhân dân và cách mạng Việt Nam.

Thứ bagiai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam nên chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm quyền làm chủ cho giai cấp công nhân, mang lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Sự thất bại của các phong trào cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với sự thất bại của giai cấp nông dân và giai cấp tư sản trong vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vậy nên, giai cấp phù hợp nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam làm hai nhiệm vụ phản đế và phản phong ở Việt Nam lúc này chỉ có thể là giai cấp công nhân.

Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thực tiễn sinh động nhất minh chứng cho sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói rằng, xóa bỏ chế độ phong kiến không phải là nhiệm vụ của giai cấp công nhân mà là nhiệm vụ của giai cấp tư sản (tác giả nhấn mạnh). Bởi lẽ, theo lôgic chung của lịch sử, khi chế độ phong kiến đã lỗi thời, giai cấp tư sản phải đoàn kết với các giai tầng khác và lãnh đạo họ thực hiện cuộc cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa đến một giới hạn nhất định sẽ thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất mang tính tư nhân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi đó, để tiếp tục mở đường cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển thì giai cấp công nhân phải đoàn kết với các giai tầng khác và lãnh đạo họ thực hiện cuộc cách mạng vô sản để xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, theo lôgic chung của lịch sử, nhiệm vụ của giai cấp công nhân là đoàn kết với các giai tầng khác và lãnh đạo họ thực hiện cuộc cách mạng vô sản để đấu tranh với giai cấp tư sản xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa chứ không phải là xóa bỏ chế độ phong kiến. Vậy nên, ở Việt Nam giai cấp công nhân đã “làm thay” (theo ý của tác giả) nhiệm vụ của giai cấp tư sản. Do đó, sau khi đánh đổ chế độ phong kiến thì tất yếu phải xây dựng một xã hội mang lại lợi ích cho giai cấp công nhân, bảo đảm quyền làm chủ cho giai cấp công nhân, mang lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động - đó chỉ có thể là chủ nghĩa xã hội. Do vậy, việc lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự lựa chọn khách quan của lịch sử, xuất phát từ nhiệm vụ đặc thù của giai cấp công nhân Việt Nam, dù rằng con đường đó sẽ do giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện, nhưng không vì thế mà phụ thuộc vào ý muốn của giai cấp công nhân hay Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là ba lý do cơ bản để luận giải về việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn khách quan của lịch sử, của dân tộc Việt Nam chứ không phải là ý muốn chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của bất cứ một cá nhân, tổ chức riêng biệt nào. Đồng thời, cùng với sự luận giải như trên, không thể phủ nhận rằng, những kết quả thực tiễn mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực đang mang lại cho nhân dân Việt Nam mới là những căn cứ thực tiễn sinh động nhất, chắc chắn nhất để bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch đối với việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nguyễn Văn Thắng Dẫn tin từ thinhvuongvietnam.com

Tâm sự tháng Hai về Việt Nam và Ukraine

  • Tác giả,Võ Ngọc Ánh
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Washington, Hoa Kỳ
Khoa Lê

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHOA LÊ

Chụp lại hình ảnh,

Thành phố San Diego, tiểu bang California biểu tình phản đối Nga xâm lược Ukraine tại thành phố San Diego hồi tháng 2/2022

Trong tháng Hai, người Việt và người Ukraine đang có những kỷ niệm buồn.

Tháng 2/1975, phán đoán sai trong việc phòng thủ ở Cao Nguyên Trung Phần đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa hai tháng sau đó.

Tháng 2/1979, 32 sư đoàn của Trung Quốc đồng loạt tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, gây nên nhiều chết chóc và tàn phá.

Và tháng Hai năm nay là tròn một năm Putin gây cho Ukraine nhiều đau khổ. Hàng ngàn người Ukraine hy sinh trước sự xâm lược của Nga, hàng triệu người rời nhà tránh bom đạn, cơ sở hạ tầng

Nhưng Ukraine không bị nước Nga đè bẹp, bởi họ đang chiến đấu trong ý chí để tồn tại và hướng đến một xã hội dân chủ.

Tin vào cuộc chiến chính nghĩa

Một năm trước tôi đã có những đêm mất ngủ cùng Ukraine. Tỉnh dậy lúc 1, 2 giờ sáng chỉ để cầm điện thoại lên đọc BBC, New York Time, CNN… trong sự lo lắng, thủ đô Kyiv có bị đoàn chiến xa của Nga đè bẹp.

Đó là thời điểm tôi nói chuyện nhiều với những người bạn Ukraine quen trước đó. Tôi có mặt ở một số cuộc vận động quyên góp do cộng đồng Ukraine ở các thành phố lân cận tôi ở tổ chức như sự cảm thông.

Và rồi, có những đêm tôi mang sự háo hức, vui mừng vào giấc ngủ trước sức phản công của quân Ukraine vào mùa thu năm ngoái.

Tôi có những đồng cảm với tình cảnh của Ukraine do người Nga gây ra. Vì dòng máu Việt đang chảy trong tôi qua vô số lần bị Trung Quốc xua quân xâm chiếm với cái lý của kẻ mạnh.

Việt Nam xây dựng nền tự chủ với lịch sử bị các triều đại của Trung Quốc đô hộ trong 1000 năm. Hơn 1000 độc lập sau đó, ở thế kỷ nào các triều đại phong kiến phương Bắc cũng đưa quân xâm lược hòng bắt người Việt phải quy phục.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979

Đây cũng là cách hành xử của nước Nga to lớn nhưng chưa bao giờ từ bỏ tham vọng đế quốc, chiếm đất các nước cạnh mình.

Nằm cạnh một nước Nga hung hăng, với tham vọng thống trị, áp đặt là bi kịch của Ukraine trong quá khứ và hiện tại.

Putin liên tục cầm quyền từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Ông không ngừng thể hiện để trở thành như Peter Đại đế đầu thế kỷ 18, hoặc gần hơn như Stalin dùng bạo lực để áp đặt chủ nghĩa cộng sản tại nhiều quốc gia.

Trong đầu những người cầm quyền ở Trung Quốc và Nga chỉ muốn đồng hóa, đặt ‘vòng kim cô’ lên đầu những ‘hàng xóm’ nhỏ hơn.

Trước sự to lớn của Trung Quốc, trong quá khứ người Việt không ít lần thất thủ, bị đô hộ. Nhưng lịch sử cho thấy người Việt luôn đánh đuổi được quân xâm lược. Bởi người Việt có chính nghĩa trong cuộc chiến bảo vệ độc lập quốc gia.

Nói về tinh thần dân tộc của người Việt, Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo sau khi Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh của Trung Quốc:

“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có”

UKRAINIAN BORDER GUARDS SERVICE

NGUỒN HÌNH ẢNH,UKRAINIAN BORDER GUARDS SERVICE

Chụp lại hình ảnh,

Camera an ninh ghi lại hình ảnh thời điểm các lực lượng Nga vượt chốt, từ vùng Crimea bị chiếm đóng tiến vào miền nam Ukraine

Ở phía đông châu Âu, vào tháng Hai năm ngoái, Putin đưa hơn 100 ngàn quân xâm lược Ukraine với lý do xóa bỏ chính quyền tân phát xít ở Ukraine.

Lý do Nga đưa ra không được một quốc gia có dân chủ và các định chế quốc tế nào chấp nhận.

Bất chấp quân số đông, khí tài hiện đại của người Nga, Ukraine đã chặn bước tiến quân xâm lược, phá hủy ý đồ tiêu diệt chính quyền Kyiv của quân Nga trong vòng ba ngày.

Cũng như quân Trung Quốc vào tháng 2/1979, quân Nga hôm nay không ngại giết dân, phá hoại cơ sở hạ tầng hòng gây tổn thất lớn nhất, và gieo nỗi sợ trong dân.

Nhưng sức kháng cự của Ukraine làm thế giới từ nghi ngờ ban đầu đến thán phục.

Rồi Ukraine từng bước giành thắng lợi trên chiến trường. Đó là nhờ ý thức dân tộc tránh không bị lệ thuộc vào một quốc gia độc tài. Cũng không thể bỏ qua sự giúp sức về vũ khí, kinh tế, ngoại giao… của đa số các nước phát triển nhất trên thế giới.

Ukraine có được điều này bởi họ chiến đấu bằng ý chí và con tim để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của mình và quyền tự quyết của mình.

Khoa Lê

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHOA LÊ

Chụp lại hình ảnh,

Khoa Lê (phải) một người Việt trong cuộc biểu tình phản đối Nga xâm lược Ukraine tại thành phố San Diego hồi tháng 2/2022

Thái độ một đảng viên Cộng sản

Ngày 23/2 vừa rồi, Việt Nam lần thứ năm đi ngược lại việc lên án hành động Nga xâm lược Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Chính quyền cộng sản Việt Nam cho thấy họ nghiêng về sự bao che cho hành động xâm lược của Putin. Cả năm lần bỏ phiếu, Việt Nam như cái bóng của Trung Quốc.

Thái độ của chính quyền cũng thường là suy nghĩ của nhiều đảng viên cộng sản.

Dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi, tôi đi Việt Nam có dịp gặp và nói chuyện với một cán bộ bậc trung của chính quyền Việt Nam mới về hưu.

Câu chuyện của tôi với anh rồi cũng đến cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ, quyền tự quyết của dân tộc Ukraine.

Dù anh cho rằng hành động của người Nga là không được, nhưng anh cũng lên án Ukraine và cả Tổng thống Zelensky.

Theo anh, để Ukraine phải chịu cảnh Nga đưa quân xâm lược là lỗi của Zelensky. Nga và Ukraine là hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng. Ukraine ở trong thế giới Nga để tránh một cuộc chiến vẫn hay hơn tìm đến văn minh phương Tây.

Không biết anh có nhớ Putin đã đưa đội quân hung hãn để sáp nhập Crimea vào nước Nga hồi năm 2014 hay không? Không biết anh có thấy chính nước Nga là tác nhân, kẻ chống lưng, gây xáo trộn, sự nổi loạn của người Nga ở miền Đông của Ukraine?

Như để làm sáng tỏ hơn nhận định của mình, anh nói rằng cha ông ta trong quá khứ vẫn nhìn nhận Trung Quốc như Thiên triều, cống nộp theo định kỳ để bảo vệ sự độc lập và tránh chiến tranh. “Thần phục giả vờ, độc lập thật sự” là thái độ khôn ngoan của các triều đại Việt Nam với Trung Quốc.

Tôi không nghĩ tiêu chuẩn của thế kỷ 19 trở về trước mà con cháu đời sau nghĩ ra để biện hộ cho cha ông lại phù hợp trong bang giao giữa các quốc gia ở thời đại bây giờ. Có chăng đó là mong muốn của kẻ mạnh như Nga và Trung Quốc.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Sử dụng có trách nhiệm nguồn tài trợ

Cách đây bốn năm tôi có gặp một cựu sĩ quan tình báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang định cư tại tiểu bang Minesota, Mỹ. Biện hộ cho việc cho hành động mà tôi gọi tham nhũng trong chiến tranh Việt Nam, ông nói, “Sỹ quan tụi tôi lúc đó chỉ lấy tiền của Mỹ bỏ túi chứ đâu lấy tiền thuế của người dân, nên không thể gọi việc làm này là tham nhũng.”

Trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa nhận được sự tài trợ không nhỏ của Mỹ và nhiều nước đồng minh khác. Nhưng số tiền tài trợ này nhiều khi không được sử dụng đúng mục đích.

Nhiều chuyện kể, tư liệu, lịch sử cho thấy việc tham nhũng trong chính quyền và quân đội của Việt Nam Cộng hòa lúc đó là khá phổ biến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ ngày 30/4/1975, nhưng tham nhũng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa khiến đồng minh Mỹ thấy khó thể bao bọc mãi là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của miền Nam, trong chiến tranh Việt Nam.

Khoa Lê

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHOA LÊ

Chụp lại hình ảnh,

Anh Khoa Lê, người cầm cờ Ukraine, một người Việt sống tại thành phố San Diego, tiểu bang California biểu tình phản đối Nga xâm lược Ukraine tại thành phố San Diego hồi tháng 2/2022

Tôi tin, Ukraine không thể bỏ qua bài học đắt giá của Việt Nam Cộng hòa với đồng minh Mỹ trước đây.

Phát biểu trước các nhà lập pháp Mỹ, Tổng thống Zelensky đã đảm bảo: “Tiền của các bạn không phải là từ thiện. Đó là một khoản đầu tư vào nền dân chủ và an ninh toàn cầu mà chúng tôi xử lý theo cách có trách nhiệm nhất.”

Đến thời điểm này, Ukraine đã cho thấy cam kết đúng lời của Tổng thống Zelensky. Hay ít ra chưa có vụ tham nhũng, hoặc sử dụng không đúng mục đích nào được phát giác tại Ukraine với tiền tài trợ từ các nền dân chủ.

Dù vậy, tại Mỹ nhiều tiếng nói lên tiếng kêu gọi thành lập một ủy ban để giám sát việc tài trợ của Mỹ cho Ukraine để đảm bảo nó được sử dụng đúng mục đích.

Đây là điều tôi nghĩ, Tổng thống Joe Biden khó thể làm lơ trước việc suy giảm sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với cuộc chiến của Ukraine. Thành lập ủy ban này còn là sự tiếp sức để Tổng thống Biden tuyên bố tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Còn người Ukraine rõ ràng đã hiểu được, không một đội quân xâm lược nào đối xử tử tế với người dân quốc gia vừa bị họ đè bẹp. Có chăng là sự tô điểm, ban ơn cho những kẻ đã phản bội lại dân tộc, cộng tác với quân xâm lăng.

Tác giả Võ Ngọc Ánh đang sinh sống tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.

Đường xưa anh vẫn gọi tên emXanh bước bao chiều gió dịu êmNay anh tìm lại con đường cũChỉ thấy quạnh hiu lá bên thềmTrở lại chuyện hai chúng ...
YouTube · Asia Entertainment Official · 12 thg 4, 2016
Con Đường Mang Tên Em - Thanh Tuyền & Chế Linh | Nhạc Sĩ: Trúc Phương | ASIA 24 Đường xưa anh vẫn gọi tên em Xanh bước bao chiều gió dịu êm ...
YouTube · Asia Entertainment Official · 25 thg 7, 2018
CON ĐƯỜNG NGÀY ĐÓ (Acoustic Cover) | ST: Nguyễn Văn Chung | VIDEO LYRICS HDĐĂNG KÝ NHANH: http://bit.ly/nguyenvanchungchannel─────✓ ...
YouTube · NGUYỄN VĂN CHUNG MUSIC · 20 thg 7, 2019
FRIDAY WITH BOLERO là dự án được đầu tư khủng nhất của Tố My trong năm 2019, chia ra làm 25 tập, các sản phẩm được up vào tối thứ 6 hàng ...
YouTube · Tố My · 4 thg 10, 2019
Bài hát: Con Đường MưaSáng tác: Nguyễn Văn ChungLyrics:Nếu ngày xưa bước đi nhanh qua con đường mưaThì anh đã không gặp ngườiNếu ngày xưa em ...
YouTube · AN VŨ · 16 thg 6, 2022
Con Đường Mang Tên Em❖ Sáng Tác: Trúc Phương❖ Ca Sĩ: Trúc Anh❖ Lyric: Trở lại chuyện hai chúng mìnhKhi em với anhVừa biết đam mêTình yêu ...
YouTube · Trúc Anh Official · 18 thg 5, 2022
Bài hát: Con Đường Hai Chúng Mình Nhạc sĩ: Tuấn Quang Ca sĩ: Hồng Quyên ... Giờ có nhớ cũng quên di khi tình đã không ra gì Đường phố cũ còn ...
YouTube · Hồng Quyên Bolero · 26 thg 2, 2022
Đường Xưa | Quốc Dũng - Nguyễn Đức Cường | Hoàng Trang coverNhạc : NS ... bời Với bao ngọt ngào ta vun xới Đã không còn đường xưa thơm nắng ...
YouTube · Trang Hoàng · 5 thg 5, 2020
Tân cổ CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM by Tấn Tài - Phượng Liên - Karaoke Lyrics o­n Smule. ... Nữ: Trở lại con đường ngày xưa ... Nữ: Đường xưa giờ đã thay tên
Cùng thưởng thức những ca khúc tuyệt vời trong album “Ngày Xưa Bây Giờ” do ca sĩ “Thạch Thảo ... Con Đường Mang Tên Chúng Ta - Ngọc Hải .



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Happy Valentine day! [14.02.2023 11:15]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nữ quản lý gốc Việt chết thảm trong kho lạnh ở Mỹ [NEW]
Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay
Tội ác man rợ của người Thái hải tặc đồi với dân tị nạn VN
Nhiều thiếu nữ Nga và Ukraine xinh đến ngỡ ngàng muốn tìm người yêu và chồng VN
Bắt chước đầu bếp Anh làm Thánh Rắc Hành đi tù gần 6 năm bị đảng và nhà nước cho là diểu cợt thái thú Tô Lâm người gốc Hoa lãnh đạo thực quyền tối cao do TQ bỗ nhiệm
Mỹ đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ, thị trường chứng khoán tăng vọt người Việt hãy mua các cổ phiếu tốt nhất kẻo mất cơ hội
Chiến dịch phản công của Ukraine đã bắt đầu, quân Nga tháo chạy, quân đoàn giải phóng đánh vào nội địa Nga
Mặt trận giải phóng Nga Sô lập chiến công rực rỡ
Đảng và nhà nước khuyến khích lai giống để cải thiện chiều cao nỏi giống
Tổng giám đốc IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi kinh tế toàn cầu
Nghe đảng đi thâm đất tổ TQ, 9 người Việt tử vong do tài xế TQ lái
Việt Nam biết bao nhiêu thế kỷ nữa mới được hưởng Dân Chủ để tự do bầu cử như Campuchia và Thái Lan?
VK Mỹ rút tiền trong khi cựu TT Trump hô hào các đại biểu đảng CH chống lại TT Biden cho nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trên thế giới để giúp Nga chiến thằng và TQ vượt Mỹ trả đủa dâm Mỹ không
Nga nói hai tư lệnh chiến trường quân đội thiệt mạng ở Ukraine, tàn quân dẫm đạp nhau vắt giò lên cổ chạy thoát thân
Ngư dân VN chống Tàu cứu nước muôn năm!

     Đọc nhiều nhất 
CIA và vụ đảo chánh sát hại Tổng thổng Ngô Đình Diệm [Đã đọc: 571 lần]
Nghi vần TT Nguyễn Văn Thiệu nộị gián cho CS làm sụp đổ miền Nam bằng lệnh rút quân tức tốc khiến CSBV đuổi theo không kịp! [Đã đọc: 517 lần]
Học đạo đức bác Hồ con giết cha thiêu xác phi tang - Người Việt trở nên bạo động, hung ác thời XHCN [Đã đọc: 306 lần]
Vì sao Mỹ và các đồng minh NATO vẫn còn khiếp sợ Nga không dám gửi chiến đấu cơ tối tân hơn cho Ukraine [Đã đọc: 286 lần]
Trung Quốc+VC đầu độc nhân dân Việt Nam [Đã đọc: 284 lần]
Thảm cảnh người gốc Việt vô gia cư tại Mỹ [Đã đọc: 279 lần]
Giám đốc chủ nhân TQ giết nữ kế toán trẻ đẹp sau khi hiếp dâm [Đã đọc: 272 lần]
Nga mượn tay Việt Nam đàn áp kiều dân Nga tại VN phản đối chiến tranh ở Ukraine [Đã đọc: 249 lần]
Việt Nam phát triển kỹ nghệ quồc phòng đối phó TQ [Đã đọc: 228 lần]
Không sợ hiểm nguyTổng thống Zelensky thăm thành phố Avdiivka giữa lúc quân đội Nga bao vây 3 phía- Cảnh báo Nga sắp dùng bom hạt nhân giết hàng trỉiệu người Ukraine [Đã đọc: 212 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.