(Dân trí) - Trong cuộc đời binh nghiệp, ông Phan Xuân Dạch có hơn 10 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa. Với ông, chiến dịch CQ 88, sự kiện trên đảo đá Gạc Ma mãi là ký ức không bao giờ quên.
Trường Sa và những ký ức không quên
Trung tá Phan Xuân Dạch (SN 1943), nguyên là Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân, nguyên Chính ủy Trung đoàn Công binh 83 Hải quân - 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Quần đảo Trường Sa.
Sinh ra và lớn lên tại xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, ông Dạch nhập ngũ năm 1964 và công tác, chiến đấu, học tập ở nhiều đơn vị trong quân đội. Cuộc đời binh nghiệp của mình, ông cùng đồng đội lập nên bao chiến công oai hùng, đặc biệt, là quãng thời gian hơn 10 năm gắn bó với Quần đảo Trường Sa (1981 - 1992).
"Lính Trường Sa ngày ấy rất vất vả, thiếu thốn đủ thứ, nhất là nước sạch, rau xanh, không có thông tin liên lạc. Một năm chỉ có 2 tháng biển lặng để tàu có thể tiếp tế. Có thời điểm vì không có rau xanh, chiến sỹ thiếu chất mà phải ăn cơm chan B1 để đảm bảo sức khỏe", ông Dạch cho biết.
Trung tá Phan Xuân Dạch, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân, nguyên Chính ủy Trung đoàn Công binh 83 Hải quân.
Bên cạnh là một người chỉ huy của lực lượng Hải quân, ông Dạch còn kiêm nhiệm các chức vụ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa. Trên cương vị là Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân, ông Dạch là người biết rất rõ về chiến dịch CQ 88 và cả sự kiện trên đảo đá Gạc Ma năm 1988.
"Giữa năm 1986, Trung Quốc đưa tàu đến gần các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày một nhiều hơn. Để giữ vững chủ quyền, bên cạnh các đảo đã giải phóng, các lực lượng Hải quân tiếp tục triển khai lực lượng đóng giữ trên nhiều đảo như: Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, Đá Đông, Đá Lớn, Tiên Nữ, Tốc Tan, Núi Le", ông Dạch kể.
Tàu HQ 604 (Ảnh tư liệu).
Vào đầu tháng 3/1988, thực hiện chỉ thị từ cấp trên, lực lượng Hải quân Việt Nam tiếp tục triển khai nhiệm vụ xây dựng và đóng giữ các đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma.
Thời điểm này, ông Dạch được cấp trên giao nhiệm vụ lên tàu ra Quần đảo Trường Sa kiểm tra, động viên tinh thần các cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo, nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Cùng đợt còn có biên đội 3 tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 tiến ra Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin.
Vào chiều 13/4/1988, mặc dù bị tàu địch ngăn cản, tuy nhiên cán bộ chiến sỹ trên tàu HQ 604 và HQ 505 đã nâng cao tinh thần cảnh giác, bình tĩnh, khôn khéo xử lý để tiếp cận Gạc Ma và Cô Lin, cắm cờ thể hiện chủ quyền, cũng như chuyển vật liệu lên xây dựng đảo.
Rạng sáng 14/3/1988, tàu HQ 605 cũng đã thả neo, cử cán bộ chiến sỹ lên cắm cờ trên đảo Len Đao.
Bị tàu Trung Quốc liên tục khiêu khích, uy hiếp, bộ đội ta vẫn không hề nao núng, kiên quyết bám các bãi đá. 6h ngày 14/3/1988, phía địch đã thả 3 xuồng chở quân đổ bộ lên Gạc Ma, dựa vào thế đông người, tiến đến hòng giật cờ của ta.
Trước sự quyết tâm bảo vệ đảo, bảo vệ cờ Tổ Quốc của các cán bộ chiến sỹ trên đảo Gạc Ma, quân địch đã nổ súng vào Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó Đảo trưởng.
Gần một giờ sau, không khuất phục được ý chí kiên cường của bộ đội ta, đối phương đã dùng súng bắn xối xả vào các cán bộ, chiến sỹ trên đảo rồi ra xuồng rút về tàu. Tiếp đó, chúng dùng hỏa lực mạnh bắn vào tàu HQ 604 khiến tàu hư hỏng và chìm xuống biển.
Cựu binh Gạc Ma trong một lần thắp hương tưởng niệm, thả hoa đăng tri ân 64 liệt sỹ đã ngã xuống vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Khi thấy tàu HQ 604 bị bắn phá, 2 tàu còn lại là HQ 505 và HQ 605 đã nhanh chóng nổ máy lao thẳng lên bãi Cô Lin và Len Đao, kiên quyết giữ đảo. Thấy vậy, các tàu địch đã nổ súng bắn phá khiến các tàu của ta bị hư hỏng nặng. Sự kiện xảy ra tại Gạc Ma, đã có 64 cán bộ chiến sỹ của ta anh dũng hy sinh.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng với người lính kiên trung
Trên cương vị Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân, thời điểm xảy ra trận hải chiến trên đảo Gạc Ma, ông Dạch cũng có mặt ở Trường Sa và thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác.
"Khi tàu chúng tôi đang ở Sinh Tồn Lớn, cách Gạc Ma khoảng 20km thì tôi nghe tiếng súng, ai cũng lo lắng cho các đồng đội đang ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Sau đó thì nắm được thông tin phía Trung Quốc bắn phá tàu và giết hại nhiều chiến sỹ trên tàu HQ 604, bắn hư hỏng, chìm tàu HQ 605, HQ 505", ông nhớ lại.
Ông Dạch có hơn 10 năm gắn bó với Quần đảo Trường Sa, với ông, Trường Sa là quê hương thứ 2.
Sau khi các tàu của ta bị bắn phá, ông Dạch nhận chỉ thị từ cấp trên, khẩn trương chỉ huy tàu tiến về đảo Tiên Nữ, đề phòng phía Trung Quốc có thể chiếm đảo. Trong tình huống bắt buộc, sẽ cho tàu ủi lên đảo để khẳng định chủ quyền. Bởi Tiên Nữ là đảo xa đất liền Việt Nam nhất, là đảo tiền tiêu thuộc Quần đảo Trường Sa.
"Chúng tôi neo gần đảo Tiên Nữ thì có 2 tàu Trung Quốc xuất hiện, khoảng cách chỉ khoảng 1km. Tôi động viên anh em sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đảo đến cùng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc khi thấy tàu mình xuất hiện và đã có nhà chòi trên đảo thì rời đi", ông Dạch chia sẻ.
Chiếc tàu của ông Dạch và đồng đội sau đó gặp thời tiết xấu, mắc cạn ở đảo Tiên Nữ, được tàu Liên Xô hỗ trợ, lai dắt về đất liền.
Cựu binh Gạc Ma bên mộ Liệt sỹ Trần Văn Phương.
Trong số những người lính, đồng đội của ông Dạch đã anh dũng hy sinh ở Gạc Ma, có 13 người là đồng hương Quảng Bình. Trong đó có Thiếu úy Trần Văn Phương, người trước lúc hy sinh vẫn giữ chặt lá cờ Tổ Quốc và hô lớn: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ Quốc và truyền thống của Quân chủng Hải quân".
Trước khi lên đường ra Gạc Ma, Thiếu úy Phương cũng tìm gặp để chào người thủ trưởng Phan Xuân Dạch. Nào ngờ đó là lần cuối cùng mà vị Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân gặp gỡ người lính, người đồng hương mà ông luôn quý mến.
"Sau khi tập trung để giao nhiệm vụ ra Trường Sa, Phương đã đến gặp tôi chào để lên đường. Tôi cũng đã động viên, dặn dò cậu ấy cố gắng vượt khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn hẹn sẽ gặp lại ở Trường Sa, nào ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng", ông Dạch đượm buồn.
Năm nay đã bước sang tuổi 80, nhưng ông Dạch vẫn khỏe mạnh, với tác phong nhanh nhẹn của con nhà binh. Ông hiện là Trưởng ban liên lạc truyền thống Hội cựu chiến binh Trường Sa tại Quảng Bình.
Ông Dạch và đồng đội hàn huyên, ôn lại kỷ niệm về Trường Sa.
Ông Dạch và những người lính Trường Sa ngày ấy vẫn thường xuyên tổ chức gặp gỡ, giao lưu, ôn lại quá khứ hào hùng một thời và đặc biệt hơn là để tưởng nhớ đến những đồng đội đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Sự kiện Gạc Ma tháng 3/1988 đã lùi vào quá khứ, nhưng mãi là vết hằn đau thương nhắc nhớ thế hệ trẻ rằng "Tổ Quốc luôn là vĩnh cửu, không có sự hy sinh nào cao cả bằng sự hy sinh vì Tổ Quốc". 64 cán bộ chiến sỹ dũng cảm chiến đấu và hóa thành bất tử, các anh đã hy sinh cho Tổ Quốc trường tồn.
Trận hải chiến trong ký ức người lính trở về từ Gạc Ma
(Dân trí) - Với những người lính trở về từ Gạc Ma, sự kiện ngày 14/3/1988 ở đảo Gạc Ma, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là một ký ức đau thương không thể nào quên!
Ngày cưới vội của chàng lính Hải quân
Trận hải chiến Trường Sa đã lùi xa 30 năm, những người lính trận năm xưa giờ trở về với với cuộc sống bình dị, miệt mài lao động trên mảnh đất quê hương. Chúng tôi tìm về xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để thăm lại người thương binh Lê Văn Đông (SN 1966), anh là một trong 9 người lính bị bắt giữ sau sự kiện Gạc Ma và bị cầm tù hơn 3 năm tại Trung Quốc.
Anh Đông sinh ra và lớn lên tại xóm Rẫy, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ vào năm 1985, công tác tại Trung đoàn Công binh 83 Hải Quân (nay là Lữ đoàn 83).
Cựu binh Lê Văn Đông (thứ 2 từ trái qua) trong một lần gặp lại đồng đội
Vào đầu tháng 3/1988, anh Đông được đơn vị cho nghỉ phép về quê, trong dịp này, anh đã làm lễ cưới với chị Nguyễn Thị Thương, một người cùng quê. Chỉ sau ngày cưới đúng 1 ngày, Hạ sĩ Đông nhận được thông báo của đơn vị nên vội lên đường nhận nhiệm vụ.
“Tôi được đơn vị cho về nghỉ phép, công tác xa nhà, lâu lâu mới về nên tôi và vợ, lúc đó là người yêu cũng tranh thủ để làm cái lễ cưới nhỏ. Vừa tổ chức lễ cưới xong thì tôi nhận được điện từ đơn vị thông báo lên đường làm nhiệm vụ mới. Cũng từ đó tôi với vợ không được liên lạc gì cho đến khi Trung Quốc thả tự do”, anh Đông nhớ lại.
Anh Đông sau đó cùng nhiều đồng đội của mình di chuyển đến Quân cảng Cam Ranh, sẵn sàng lên tàu ra đảo Gạc Ma thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảo.
Trận chiến không cân sức và những năm tháng lao tù
17h chiều 13/3/1988, tàu HQ 604 ra đến Gạc Ma, ngay sau đó có 3 tàu Trung Quốc xuất hiện và dùng loa yêu cầu những người lính Việt Nam rời khỏi đảo. Trước những yêu cầu vô lý từ phía tàu Trung Quốc, những người lính trên tàu HQ 604 vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Những tàu Trung Quốc này sau đó đã rời đi.
“Đêm 13/3/1988 hầu như không ai ngủ, người thì tiếp tục bốc hàng hóa trên tàu sang thuyền nhôm để đưa vào đảo, người thì theo dõi động tĩnh từ tàu Trung Quốc. Đến khoảng 6h sáng 14/3, những chiếc tàu của Trung Quốc tiếp tục quay trở lại. Sau đó lính Trung Quốc đã tràn lên đảo, giành giật cờ của mình. Phía Trung Quốc có trang bị súng chứ phía mình được có mấy khẩu thôi.
Khi tôi đang bốc hàng thì nghe tiếng súng nổ, họ bắn đồng chí Nguyễn Văn Phương khi anh đang giữ lá cờ đỏ sao vàng giữa đảo. Sau đó tàu Trung Quốc cũng nổ súng, pháo bắn xối xả về phía đảo và tàu HQ 604. Tôi bị trúng mảnh đạn vào lưng rồi lịm đi. Khi tỉnh dậy đồng đội hy sinh gần hết rồi, còn tàu thì đang chìm. Lúc đó, ai nổi lên trên mặt nước là bị bắn, tôi bám vào mảnh gỗ trôi trên biển khi tỉnh khi mê, không biết tàu Trung Quốc không thấy hay bắn trượt mà không bị dính đạn”, anh Đông tiếp.
Anh Đông với cuộc sống bình dị trên mảnh đất quê hương...
Sau hơn 15 phút bán phá tàu HQ 604 và những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma, tàu Trung Quốc đã rời đi. Cuộc chiến không cân sức đã làm 64 chiến sỹ của chúng ta hy sinh, trong đó Quảng Bình nhiều nhất với 13 người ngã xuống.
Hạ sĩ Lê Văn Đông may mắn với được mảnh gỗ và sau đó là chiếc áo phao tiếp tục trôi dạt trên biển với vết thương trên lưng. Cùng với anh Đông lúc này còn có hạ sĩ Nguyễn Văn Thống, quê tại Bố Trạch (Quảng Bình) cũng đang bị thương rất nặng. Đến 17h chiều ngày 14/3, anh Đông và anh Thống bị một tàu Trung Quốc bắt lên tàu.
Trên tàu Trung Quốc lúc này còn có 7 chiến sỹ khác bị bắt giữ và trói lại trên boong. 9 người lính của chúng ta bị bỏ đói, và đưa về đất liền Trung Quốc.
“3 ngày 3 đêm chúng tôi không được ăn uống gì, nhiều người bị thương cũng không được băng bó. Khi về đến đất liền Trung Quốc thì tôi cùng nhiều chiến sỹ bị thương khác được đưa đi mổ lấy mảnh đạn. Họ trói chúng tôi lại rồi mổ chứ không thuốc thang gì cả. Khi mổ xong họ đưa chúng tôi vào nhà giam rồi mới cho người một bát cháo loãng”, cựu binh Lê Văn Đông kể.
Chị Nguyễn Thị Thương ngay sau ngày cưới cho đến suốt hơn 3 năm sau đó, không hề nhận được dòng tin nào của chồng.
Trong thời gian bị cầm tù, anh Đông cùng các chiến sỹ khác nhiều lần bị đưa ra tra khảo, thế nhưng câu trả lời mà địch nhận được chỉ là “không biết”, “tôi mới nhập ngũ không rõ”.
Sau gần 3 năm rưỡi bị cầm tù, anh Đông cùng 8 chiến sỹ trên tàu HQ 604 mới được trả tự do và đưa trở về Việt Nam. Cũng từ đây anh Đông ra quân và trở về xã Tây Trạch, tiếp tục cuộc sống lao động bình dị trên mảnh đất quê hương.
“Những ngày nghe tin anh mất tích, nhiều chiến sỹ hy sinh tui đã nhiều đêm không ngủ được, cứ nghĩ rằng anh hy sinh rồi. Phải sau hơn 1 năm gia đình mới biết anh còn sống và đang bị cầm tù, hơn 3 năm sau thì vợ chồng mới gặp lại được nhau”, chị Thương, vợ cựu binh Lê Văn Đông chia sẻ.
Sau khi trở về, anh Đông và vợ lại miệt mài lao động, xây dựng kinh tế trên mảnh đất quê hương. Vợ chồng hiện đang đầu tư, trồng cao su trên diện tích 2ha. Bên cạnh đó gia đình anh cũng đang mở rộng mô hình chăn nuôi trang trại, thu nhập mỗi tháng cũng đạt gần 10 triệu đồng.
Tiến Thành - Đặng Tài
Hình ảnh tàu Hải quân Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 30 năm trước
(Dân trí) - Trong sự kiện 14/3/1988, Hải quân nhân dân Việt Nam bị tổn thất gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ hi sinh, 11 chiến sĩ bị thương, 9 chiến sĩ bị bắt giữ 3 năm sau mới được trả về quê hương.
PGS.TS Ngô Văn Minh (bìa phải) tặng bức di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị cho Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa, tháng 12/2020. Ảnh: NVCC
"Tôi quay mặt vào tường bật khóc. Những người lính trạc tuổi đôi mươi đã ngã xuống khi xây dựng và bảo vệ Trường Sa để chúng tôi được ngồi trên giảng đường. Nếu nhập ngũ, rất có thể tôi là người nằm lại ngoài khơi kia", ông Minh kể. Rồi ông quả quyết với người thuyết minh: "Tôi sẽ tìm cho được di ảnh anh Trị".
Niềm tin của ông Minh dựa trên căn cứ "thời điểm các anh nhập ngũ mới hơn 30 năm trước". Rời Cam Lâm, ông kêu gọi các học viên giúp sức, phát động phong trào "tìm ảnh cho anh".
Mỗi lần có dịp đi dạy ở Quảng Bình, ông lại kể câu chuyện về hạ sĩ Trần Quốc Trị, quê xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, hy sinh tại đảo Gạc Ma hơn 30 năm trước nhưng chưa có di ảnh.
Một ngày tháng 10/2020, ông đang giờ nghỉ trưa thì một học viên công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình gọi điện báo tin "thầy ơi tìm được rồi". "Tìm được gì?", ông bật dậy hỏi. Câu trả lời là giấy báo tử, ghi đầy đủ tên cha mẹ, đơn vị nhập ngũ, nhưng vẫn không có di ảnh. Học viên khác tìm được người yêu cũ của liệt sĩ Trị, nhưng bà nói thời đó nghèo khó, hai người không có tiền chụp chung tấm hình.
Học bạ thời xưa của liệt sĩ Trị cũng không ảnh. Thầy Minh lại gợi ý tìm ảnh trong hồ sơ quân nhân. Thông tin phản hồi rằng khi lên đường nhập ngũ, anh Trị vào thẳng Trung đoàn 83 công binh, Bộ tư lệnh Hải quân, rồi ra ngay Trường Sa nên không kịp chụp ảnh. Học viên khác lại nhờ Tư lệnh Hải quân tìm trong hồ sơ quân nhân. Suốt 18 tháng, việc tìm kiếm rơi vào ngõ cụt.
Chân dung liệt sĩ Trần Quốc Trị được tìm thấy trong tàng thư căn cước công dân tỉnh Quảng Bình.
Nhiều đêm mất ngủ, ông Minh chợt nảy ra ý nghĩ tìm trong tàng thư căn cước công dân. Ông phán đoán anh Trị nhập ngũ năm 20 tuổi, có lẽ đã làm chứng minh nhân dân.
Ông lập tức tìm gặp một học viên cũ đang là Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình - chị Trần Thị Hồng Phượng. Với sự trợ giúp của chị, Đội Tàng thư căn cước công dân tìm ngay trong buổi trưa. Khoảng một tiếng sau, chị nhận tin báo: Trong tờ khai chứng minh nhân dân có ảnh chân dung đen trắng, nhưng hồ sơ lưu tên là Trần Văn Trị.
"May mắn thời điểm 1977-1978, khi bắt đầu làm chứng minh nhân dân, ngành công an đã lưu trữ toàn bộ hồ sơ", chị Phượng nói. Chị nhờ đồng nghiệp scan gửi gấp cho thầy Minh.
Nhìn thấy bức ảnh, "tôi không thể kìm lòng, đi nhanh về phòng giảng viên bên cạnh, đóng cửa rồi òa khóc", ông nhớ lại. Dù còn lăn tăn về tên lót "Văn" hay "Quốc", ông linh cảm 99% là ảnh của liệt sĩ Trị bởi tên xã, tên cha mẹ đều trùng như trong giấy báo tử.
Tối đó, ông Minh nhờ hai người dẫn đường về nhà ông Trần Quốc Tuấn, anh trai liệt sĩ Trần Quốc Trị, để đối chứng thông tin. Khi bức ảnh được trưng ra, ông Tuấn òa lên: "đúng em tôi rồi".
"Chúng tôi ôm nhau khóc vì mừng", ông Minh kể. Trên bàn thờ liệt sĩ khi đó chỉ có tấm bằng Tổ quốc ghi công và một khối pha lê, bên trong chứa ADN của anh Trị thay cho di ảnh.
Gần 3 năm sau ngày tìm được di ảnh cho liệt sĩ Trị, ông Minh vẫn thường xuyên giữ liên lạc, hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của gia đình thân nhân Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Tuấn kể, hơn một năm sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, gia đình nhận được giấy báo tử, tấm áo len và chiếc balô của liệt sĩ Trị. Tất cả được đặt lên bàn thờ, cùng tấm ảnh đen trắng nhỏ chừng hai ngón tay, cắt từ ảnh chụp với hai đồng đội đi trên chuyến tàu ra đảo Gạc Ma. Gia đình chưa kịp phóng to bức ảnh thờ thì trận lũ năm 1990 cuốn trôi.
Năm 2008, thợ lặn Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm được một số hài cốt dưới con tàu HQ-604, thuộc cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa). Ông Tuấn được lấy mẫu xét nghiệm ADN và may mắn cùng 7 gia đình khác nhận về một phần hài cốt em trai.
Có được sự xác nhận của gia đình, ông gửi toàn bộ thông tin cho Ban quản lý Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma.
Di ảnh của liệt sĩ Trị ngay lập tức được tạc lên đá, gắn vào ô duy nhất còn trống của nhà lưu niệm, một tấm khác được gửi về gia đình. "Gia đình tôi thực sự biết ơn thầy Minh và sự chung tay của mọi người. Chú Trị đã có ảnh thờ rồi, thân nhân như chúng tôi cũng ấm lòng", ông Tuấn nói.
Ông Võ Duy Trúc, Giám đốc Ban Quản lý khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, cho biết hơn 2 năm qua câu chuyện tìm di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị đã khiến nhiều khách tham quan cảm động. Việc tìm ảnh trong tàng thư căn cước công dân không khó, nhưng phải là người thật tâm huyết mới nghĩ ra hướng tiếp cận này.
Chia sẻ về hành trình hai năm tìm kiếm, PGS.TS Ngô Văn Minh nói: "Tôi chỉ có cơ duyên kết nối, thực hiện tâm nguyện của nhiều người dành cho chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa".
Nguyễn Đông
Trận hải chiến và hơn 1.000 ngày tù đày trong ký ức người lính Gạc Ma
(Dân trí) - Là một trong 9 người bị Trung Quốc bắt giữ, với thương binh Nguyễn Văn Thống, sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 và quãng thời gian hơn 1.000 ngày chịu tù đày ở bán đảo Lôi Châu sẽ mãi là ký ức không quên.
Ký ức không bao giờ quên
Sự kiện Gạc Ma đã lùi xa 34 năm, những người lính hải quân năm xưa giờ trở về với cuộc sống bình dị, miệt mài lao động trên mảnh đất quê hương. Trong những ngày tháng 3, chúng tôi đã có dịp về làng biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), gặp gỡ thương binh Nguyễn Văn Thống (SN 1964) - một trong những người lính Gạc Ma ngày ấy.
Ông Nguyễn Văn Thống - một trong những người lính Gạc Ma năm ấy.
Trở về sau trận hải chiến, cựu binh Nguyễn Văn Thống mang trên mình đầy thương tật, mắt trái bị hỏng, bàn tay biến dạng, ngón gãy, ngón đứt. Với ông Thống, sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 và những năm tháng tù đày ở bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) mãi là ký ức không bao giờ quên.
Trong căn nhà nhỏ ở làng quê nghèo ven biển, ông Thống hồi tưởng về những ngày tháng của hơn 30 năm trước. Vào khoảng 17h chiều 13/3/1988, Trung sỹ Nguyễn Văn Thống cùng đồng đội trên tàu HQ 604 ra đến Gạc Ma. Ngay sau đó, có 3 tàu Trung Quốc xuất hiện và dùng loa yêu cầu những người lính Việt Nam rời khỏi đảo.
Tàu HQ 604 rời cảng Cam Ranh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ngày 10/3/1988 (Ảnh tư liệu).
Trước những yêu cầu vô lý từ phía tàu Trung Quốc, những người lính trên tàu HQ 604 vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Tàu Trung Quốc sau đó đã rời đi, tuy nhiên đến 6h sáng 14/3/1988, chúng đã quay trở lại, cho lính đổ bộ lên đảo cướp cờ. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma cùng đồng đội đã dũng cảm, quyết tâm giữ vững lá cờ Tổ quốc.
"Thời điểm đó, lính Trung Quốc đã nổ súng bắn vào bộ đội ta, anh Phương hy sinh, lúc ngã xuống tay vẫn giữ chặt cán cờ Tổ quốc. Mặc dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng anh em vẫn kiên cường đấu tranh, quyết tâm giữ đảo. Hai tàu Trung Quốc sau đó còn bắn pháo vào tàu 604 khiến tàu hư hỏng nặng và chìm. Bản thân tôi và nhiều đồng đội đang làm nhiệm vụ trên tàu cũng bị thương", ông Thống nhớ lại.
Sau hơn 15 phút bắn phá tàu HQ 604 và những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma, tàu Trung Quốc mới rời đi. Cuộc chiến không cân sức đã làm 64 chiến sỹ hy sinh, trong đó Quảng Bình nhiều nhất với 13 người ngã xuống.
Trở về sau trận hải chiến, ông Thống mang trên mình đầy thương tật, mắt trái bị hỏng, bàn tay biến dạng, ngón gãy, ngón đứt.
Về phía ông Thống, sau khi cố gắng ngụp lặn khỏi con tàu đang chìm dần, người lính này cố níu lấy tấm ván gỗ rồi lênh đênh trên biển suốt cả ngày trời, người đầy vết thương, máu chảy lênh láng. Đến 16h ngày 14/3, ông Thống bị quân Trung Quốc phát hiện và bắt lên tàu, đưa về bán đảo Lôi Châu.
"Khi bị bắt, tôi gần như kiệt sức rồi lịm đi, khi tỉnh dậy thì thấy mình đã ở trong nhà giam rồi. Thời gian đầu bị giam cầm, chúng tôi luôn bị tra khảo, mỗi lần như vậy chúng tôi đều nói không biết, mới nhập ngũ, không rõ", ông Thống kể.
Sau hơn 3 năm 5 tháng giam cầm, hỏi cung nhưng không khai thác được gì từ những người lính hải quân kiên trung, đến tháng 8/1991, phía Trung Quốc đã thả tự do ông Thống cùng 8 chiến sỹ khác của tàu HQ 604.
Khắc khoải gánh nặng mưu sinh
Trở về quê, thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống lấy vợ, được địa phương cấp cho một mảnh đất cạnh chợ của xã Nhân Trạch, tạo điều kiện để ông mưu sinh bằng việc đảm nhận dọn vệ sinh, thu gom rác trong chợ.
Ông Thống nằm trong Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Gạc Ma tại Quảng Bình.
Nằm trong Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Gạc Ma tại Quảng Bình, ông Thống luôn khắc khoải khi đời sống những người đồng đội ai cũng chật vật với gánh nặng mưu sinh. Sau giây phút trầm lặng, ông tâm sự, sau 34 năm rời Gạc Ma, đồng đội người còn người mất, mỗi người một cuộc sống, thế nhưng đa số đều vất vả.
Ngay bản thân ông Thống, dù được bố trí công việc mưu sinh, có lương thương binh nhưng cũng chẳng mấy khấm khá. Cách đây ít năm, vợ chồng thương binh này khi vay mượn tiền cho con trai đi xuất khẩu lao động còn vấp phải đường dây lừa đảo, "tiền mất tật mang".
"Cuộc sống của chúng tôi còn nhiều vất vả với gánh nặng "cơm áo gạo tiền", người thì đau ốm, người vợ con bệnh tật, như anh Sơn ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, một đồng đội thân thiết của tôi giờ sức khỏe yếu nhưng vẫn phải lam lũ. Trước thì làm nghề cắt tóc nuôi con ăn học, giờ ở tuổi già rồi còn phải vào miền Nam lao động mưu sinh", ông Thống tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Thống và các cựu binh Gạc Ma bên mộ Liệt sỹ Trần Văn Phương, người con của quê hương Quảng Bình với câu nói bất tử: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".
Mặc dù còn nhiều gian nan, vất vả, thế nhưng Thương binh Nguyễn Văn Thống cũng vui mừng cho biết, những năm qua, bản thân ông và nhiều cựu binh Gạc Ma khác đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp, chính quyền cũng như các đơn vị, tổ chức.
Suốt nhiều năm qua, cứ đến dịp 14/3, ông Thống và những người đồng đội còn sống trong sự kiện Gạc Ma ngày ấy lại tổ chức gặp gỡ, giao lưu, ôn lại quá khứ hào hùng một thời và đặc biệt hơn là để tưởng nhớ đến những người đồng đội đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Suốt nhiều năm qua, cứ đến dịp 14/3, ông Thống và những người đồng đội còn sống trong sự kiện Gạc Ma ngày ấy lại tổ chức gặp gỡ, giao lưu, ôn lại quá khứ hào hùng một thời.
Cựu binh Gạc Ma trong một lần thắp hương tưởng niệm, thả hoa đăng tri ân 64 liệt sỹ đã ngã xuống vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự kiện Gạc Ma tháng 3/1988 đã lùi sâu vào quá khứ, nhưng mãi là vết hằn đau thương nhắc nhớ thế hệ trẻ rằng "Tổ quốc luôn là vĩnh cửu, không có sự hy sinh nào cao cả bằng sự hy sinh vì Tổ quốc". 64 cán bộ chiến sỹ dũng cảm chiến đấu và hóa thành bất tử, các anh đã hy sinh cho Tổ quốc trường tồn.
Trước đó, vào giữa tháng 3/1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ.
Đến chiều tối ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 thẳng tiến đến Len Đao. Cuộc hải chiến không cân sức diễn ra từ sáng ngày 14/3/1988.
30 năm sau kể từ ngày trận hải chiến nổ ra, nhân dân Việt Nam vẫn khắc khoải tưởng nhớ, hướng về các anh hùng liệt sĩ hi sinh đã hòa máu xương vào biển cả, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Những hình ảnh, tư liệu, kỷ vật... về sự kiện 14/3/1988 cũng được trưng bày trang trọng tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tàu vận tải Đại Khánh (HQ-604) rời cảng Cam Ranh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ngày 10/3/1988Trong sự kiện 14/3/1988, tàu vận tải HQ-604 đã bị quân Trung Quốc bắn chìmTàu HQ-505 - Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trên đường làm nhiệm vụ. Tàu HQ-505 đã bị bắn chìm ngày 15/3/1988 trong sự kiện 14/3/1988Tàu HQ-931 (Đơn vị Anh hùng LLVTND) chở thương binh và chiến sĩ còn sống trở về trong sự kiện 14/3/1988Pháo 37 ly của quân địch bắn vào tàu Việt Nam ngày 14/3/1988Thợ lặn đang tiếp cận tàu HQ-605 bị chìm dưới đáy biển trong sự kiện 14/3/1988Quang cảnh lễ truy điệu các liệt sĩ hi sinh trong sự kiện ngày 14/3/19889 chiến sĩ mặc quân phục hải quân bị bắt giam giữ trong sự kiện 14/3/1988, mãi đến 3 năm sau mới được trả về quê hươngKhu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) ghi công các chiến sĩ anh dũng hi sinh trong sự kiện 14/3/1988Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma là một trong những nơi góp phần bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
Thủy Nguyên
Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo tối cao’
CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Đại tướng Lê Đức Anh
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.
Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình.
Nỗi đau người lính
Tướng Lê Mã Lương
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển.
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"
Hoàng Trần (Danlambao) - Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Tàu Cộng thảm sát trong trận chiến kéo dài 15 phút tại Gạc Ma, Trường Sa. Thủ phạm tiếp tay Trung Cộng chính là đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy giữ chức bộ trưởng quốc phòng, kẻ đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng chống lại bọn giặc xâm lăng.
Ngày 7/5/1988, tức gần 2 tháng sau, Lê Đức Anh đã đích thận đến đảo Trường Sa lớn để bày trò thề thốt trong buổi lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống hải quân Việt Nam.
Lê Đức Anh trong bài phát biểu được gọi
là 'Lời thề Trường Sa' năm 1988
Trong bài diễn văn được bộ máy tuyên truyền CS gọi là "Lời thề Trường Sa" này, Lê Đức Anh khoe khoang những điều được gọi là "chiến công oanh liệt"' của lực lượng hải quân trong cuộc chiến với 'Mỹ-Ngụy'.
Đáng chú ý, "Lời thề Trường Sa" của Lê Đức Anh không hề đả động gì về trận Gạc Ma - nơi Trung Cộng đã ra tay thảm sát 64 người lính Việt Nam cách đó chưa đầy 2 tháng.
Lê Đức Anh khẳng định, trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam, sự giúp đỡ của của Tàu Cộng từ những năm 1950 cho đến 1970 “là rất to lớn và hiệu quả”.
“Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình...
...Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm”. Trích bài phát biểu của Lê Đức Anh tại Trường Sa, ngày 7/5/1988, theo VietNamNet
Sau cùng, trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam vẫn đang trôi dạt dưới đáy biển vì bị hải quân Trung Cộng sát hại, Lê Đức Anh kết thúc bài diễn văn bằng tuyên bố:
“Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta”.
Khi đọc lại những tài liệu trên, chúng ta không khó để có thể đưa ra kết luận về bộ mặt phản quốc, hại dân của tên tội đồ dân tộc Lê Đức Anh. Hội nghị Thành Đô diễn ra sau đó ít lâu, cộng với việc Lê Đức Anh lên làm chủ tịch nước là bằng chứng bán nước không thể chối cãi của tập đoàn CSVN.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, Lê Đức Anh kể rằng khi đến Trường Sa và đọc bài phát biểu trên, ông ta cảm thấy rất "đau lòng". Vở kịch nước mắt cá sấu này cũng chẳng lừa được ai.
Hiện nay, Trung Cộng đã gần như hoàn tất việc xây cất căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn trực tiếp uy hiếp toàn bộ miền Nam Việt Nam. Đây cũng là hậu quả rõ rệt sau những phi vụ bán nước có hệ thống của tên Việt gian Lê Đức Anh và đảng CSVN tại Mật nghị Thành Đô 1990.
Động thái trên như để bào chữa trước các thông tin khẳng định đại tướng Lê Đức Anh khi còn đương chức chính là thủ phạm đã tiếp tay cho Tàu Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma (Trường Sa) vào ngày 14/3/1988.
Trong vai trò là bộ trưởng bộ quốc phòng, Lê Đức Anh đã ra lệnh cho hải quân Việt Nam ‘không được nổ súng’, dẫn đến hậu quả hải quân Trung Cộng dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hành động bán nước của Lê Đức Anh đã được thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông.
Đại tướng "đau lòng"?
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng Việt gian Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai là Lê Mạnh Hà đã giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành Hồ.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên báo VietNamNet hôm 30/11/2014, Lê Đức Anh nói rằng sau khi xảy ra "cuộc đụng độ" tại Gạc Ma, ông ta đã ra Trường Sa và cảm thấy "đau lòng" khi nói "lời thề giữ gìn chủ quyền biển đảo".
"Tôi ra Trường Sa đúng dịp kỷ niệm ngày truyền thống bộ đội Hải quân và ngay sau khi vừa diễn ra cuộc đụng độ giữa bộ đội Hải quân của ta với tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ở các đảo Gạc Ma, Chữ Thập. Lúc bấy giờ, tôi thấy cần thiết phải ra Trường Sa. Khi nói lời thề giữ gìn chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, tôi đau lòng nhìn thấy một đất nước trải qua bao nhiêu năm chiến tranh mà vẫn không trọn vẹn, Hoàng Sa bị lấy mất rồi...", báo VietNamNet trích lời Lê Đức Anh nói.
Trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh vì lệnh không được nổ súng, tên Việt gian Lê Đức Anh có thực sự đau lòng hay không? Chỉ biết rằng sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, tên Việt gian này đã trực tiếp "đi đêm" với Bắc Kinh, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Sám hối hay ngụy biện?
Hậu quả Mật nghị Thành Đô với vai trò của Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh... đã khiến Việt Nam bị mất hàng chục ngàn km vuông lãnh hải, lãnh thổ vào tay Tàu Cộng.
Tàu cộng đã ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Những phát biểu trên của Lê Đức Anh là một lời sám hối lúc tuổi già, hay chỉ là một lời biện minh về hành vi bán nước cho Tàu Cộng?
Nếu thực sự sám hối, Lê Đức Anh hãy công khai cho toàn dân biết về những thỏa ước mà bộ chính trị đảng CSVN đã bí mật ký kết với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ngược lại, mọi lời biện minh đều trở thành giả dối. Lê Đức Anh và bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước dân tộc bởi tội danh phản quốc về hành vi bán nước cho Tàu Cộng.
CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu "đồng chí lãnh đạo cấp cao" là để ám chỉ Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức Bộ trưởng bộ quốc phòng.
Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Tàu cộng, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Tàu Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Tàu Cộng "để bình thường hóa quan hệ". Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn tên Việt gian Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Tàu cộng chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội
của lính Tàu Cộng và chìm dần xuống biển.
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Tàu cộng để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: "Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao".