Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 25593063

 
Tin tức - Sự kiện 03.10.2024 12:45
Giống như cuộc chiến VN Mỹ và Âu Châu không muốn Ukraine chiến thắng Nga vị sợ Nga trả thù
10.05.2023 20:54

Cựu Tư lệnh NATO tiết lộ lý do phương Tây sợ Ukraine chiến thắng
Giống hệt cuộc chiến VN, Mỹ và Âu Châu chỉ viện trợ cầm chừng không dám đưa các vũ khí tầm xa hiện đại và phản lực cơ F16 vì sơ làm Nga thua sẽ trả thù. 

 Quân đội VNCH ngày xưa anh dũng đánh trận nào thắng trận đó, VC chỉ đánh du kích nổ vài phát rồi trốn nhủi xuống các hầm bí mật hoặc tháo chạy.  Năm 1972 chỉ cầm bồi thêm vài phi vụ B52 Hà Nội đã sẵn sàng gởi thông điệp đầu hàng nhưng Mỹ đã không làm.   Quân đội VNCH có thể hành quân Bắc tiến chiếm miền Bắc không khó nhưng do tâm lý khiếp sợ Nga, Tàu mà Mỹ cầm đoán chỉ viện trợ để phòng thủ chớ không được tấn công, gi61ng như bạn bị đánh chỉ đội mũ bảo vệ đầu chớ không được đánh lại kể thù .

Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Kevin Boylan, “Why Vietnam Was Unwinnable”, The New York Times, 22/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.

Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq.< iframe loading="lazy" src="https://anchor.fm/nghien-cuu-quoc-te/embed/episodes/Vietnam-1967-Ti-sao-M-khng-th-thng-trong-Chin-tranh-Vit-Nam-e1hv5un" width="600px" height="102px" frameborder="0" scrolling="no" style="font-family: Tahoma, Geneva, Verdana; box-sizing: inherit; margin-bottom: 0px; max-width: 100%; vertical-align: middle;">< /iframe>
Những người đưa ra lập luận này cho rằng nước Mỹ đã đến rất gần chiến thắng ở Việt Nam nhưng lại ném đi cơ hội của mình chỉ vì sự tiêu cực của giới báo chí, và kéo theo đó, là thất bại về ý chí chính trị ở quê nhà. Lập luận “chiến thắng bị bỏ lỡ” (lost victory) này bắt nguồn từ chính quyền Nixon và những người ủng hộ họ thời kỳ những năm 1970, sau đó nhận được sự chú ý đáng kể trong thập niên 1980 và 1990, khi nó được một nhóm các nhà sử học xét lại có ảnh hưởng, bao gồm Mark Moyar và Lewis S. Sorley III, nhắc đến.

Sử dụng gợi ý từ những người theo chủ nghĩa xét lại về chiến tranh Việt Nam, những người lạc quan về chiến tranh Iraq lập luận rằng tương tự như việc người Mỹ nghĩ rằng mình đang thua ở Việt Nam trong khi thực tế đang chiến thắng, thì chúng ta cũng chiến thắng ở Iraq bất chấp bằng chứng rõ ràng chỉ ra điều ngược lại. Những người lạc quan lập luận rằng vấn đề ở đây là giống như trong Chiến tranh Việt Nam, các học giả và chính trị gia không chỉ đơn thuần làm suy yếu sự ủng hộ của toàn dân cho cuộc chiến, mà còn cho kẻ thù của chúng ta hy vọng rằng họ có thể chiến thắng bằng cách chờ đợi người Mỹ mất đi ý chí tiếp tục cuộc chiến.

Kiểu lập luận này khiến tôi phải thất kinh bởi nó không khuyến khích một đánh giá thẳng thắn về chiến lược thất bại của Mỹ ở Iraq, nơi đã tạo nên “đám rước hàng tuần” của các cựu binh thương tật ấy. Và tôi cũng biết rằng các tiền đề lịch sử làm cơ sở cho nó đều cực kỳ thiếu sót. Nước Mỹ chẳng hề có “chiến thắng bị bỏ lỡ” nào ở Việt Nam cả; trên thực tế, chiến thắng có lẽ nằm ngoài tầm với ngay từ ban đầu.

Trong giới sử gia chuyên nghiệp có một sự đồng thuận rộng rãi rằng chúng ta thực sự không thể giành chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả những người theo chủ nghĩa xét lại cũng phải thừa nhận tình trạng thiểu số của mình, mặc dù một số người cho rằng đó là bởi vì sự thiên vị chủ nghĩa tự do vốn cắm rễ sâu trong giới nghiên cứu lịch sử. Nhưng những nghi ngờ về khả năng Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến hoàn toàn không chỉ giới hạn trong giới học giả dân sự. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các công trình đã xuất bản của các nhà sử học quân sự chính thức như Tiến sĩ Jeffrey J. Clarke – người mà cuốn sách “Advice and Support: The Final Years, 1965-1973” của ông nhấn mạnh những vấn đề không thể chối bỏ đã dẫn đến thất bại chính sách và chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Sự bi quan cũng tràn ngập trong “Vietnam Declassified: The C.I.A. and Counterinsurgency,” một bộ sách giải mật chính thức của CIA, chắp bút bởi Thomas L. Ahern Jr., một sĩ quan CIA hoạt động tích cực khắp Đông Dương trong thời chiến.

Ngược lại, phe xét lại chủ yếu dựa trên khẳng định rằng thất bại của chúng ta ở Việt Nam về cơ bản là do tâm lý, và theo đó, chiến thắng đã có thể xảy ra nếu giới lãnh đạo chính trị biết cách duy trì sự ủng hộ của toàn dân đối với chiến tranh. Dù các yếu tố tâm lý và ủng hộ toàn dân là rất quan trọng, nhưng thái độ của người Việt Nam, chứ không phải người Mỹ, mới là điều quyết định. Ở Mỹ, ủng hộ toàn dân nhằm chống Cộng sản ở miền Nam Việt Nam đã khởi đầu mạnh mẽ rồi mới hạ nhiệt dần khi chiến tranh ngày một dai dẳng. Tuy nhiên, ở miền Nam Việt Nam, ủng hộ toàn dân cho cuộc chiến luôn nửa vời, và phần lớn (và ở một số vùng là đa số) dân chúng lại ủng hộ Cộng sản.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tham nhũng, phi dân chủ và chia rẽ nội bộ – ngay cả dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, người bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963, và dưới các phe phái quân sự sau nhiệm kỳ của ông – đã chứng tỏ mình không có khả năng cung cấp cho nhân dân và lực lượng vũ trang của mình một lý do chính đáng để tham chiến. Thật không may cho Mỹ và tương lai của người dân miền Nam Việt Nam, những người Cộng sản đã thành công hơn: Bằng cách đánh vào tâm lý chủ nghĩa dân tộc chống “Đế quốc Mỹ” xâm lược và hứa hẹn sẽ cải tổ hệ thống kinh tế xã hội thối nát khiến cho các công dân vĩnh viễn mắc kẹt trong nghèo đói, họ đã thuyết phục hàng triệu người chiến đấu và chết vì họ.

Sự bất cân xứng này là trở ngại không thể vượt qua trên con đường đi đến chiến thắng ở Việt Nam. Đánh bại du kích Cộng sản hẳn đã là chuyện dễ dàng nếu người dân miền Nam không giúp họ ẩn nấp trong chính cộng đồng của mình. Thay vào đó, quân Mỹ và lính miền Nam chỉ có thể mò mẫm đi sau kẻ thù, và hiếm khi có thể đối đầu trực tiếp với nhóm này, trừ phi họ muốn thế.

Và ngay cả khi lính Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam năm 1965, thực chất quân đội miền Nam đã có đủ quân số để có thể tự bảo vệ mình. Rốt cuộc thì lực lượng miền Nam đông hơn lực lượng Cộng sản, được trang bị tốt hơn nhiều, có hỏa lực vượt trội và có lợi thế đáng kể về khả năng cơ động nhờ máy bay vận tải và máy bay trực thăng. Nhưng gót chân Achilles của họ chính là ý chí chiến đấu quá yếu – và thiếu sót này đã không bao giờ được khắc phục.

Vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Trung tướng Arthur S. Collins, chỉ huy toàn bộ quân Mỹ ở khu vực Tây Nguyên từ tháng 02/1970 đến tháng 01/1971, nói với một sử gia quân đội: “Tôi không nghĩ là có cách nào đó để Nam Việt Nam có thể tồn tại, bất kể chúng ta có làm gì cho họ đi chăng nữa. Theo quan điểm của tôi, điểm chí mạng nằm ở câu trả lời mà tôi nghe từ các sĩ quan [Nam Việt Nam] cấp dưới, hầu như không có ngoại lệ, rằng con trai của họ đang theo học ở Pháp, Thụy Sĩ hoặc Mỹ. Nếu họ không chiến đấu cho miền Nam, thì ai sẽ làm điều đó?”

Tất nhiên, bất chấp điểm yếu cơ bản của đồng minh, Mỹ có thể vẫn giành chiến thắng, nếu họ sẵn sàng huy động đầy đủ sức mạnh quốc gia của chính mình. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi phải tăng thuế, huy động lính dự bị, cùng với nhiều hy sinh khác mà Tổng thống Lyndon Johnson không còn dám yêu cầu từ người dân Mỹ nữa.

Trong một bài báo gần đây của New York Times, Moyar, nhà sử học xét lại, đã giải thích về “sự vắng mặt của tổng thống kiêm đội trưởng đội cổ vũ” và quy trách nhiệm cho Johnson vì đã không tạo ra thứ “tâm lý chiến” có thể khiến Việt Nam trở thành một cuộc thập tự chinh của lòng yêu nước (và giúp bịt miệng các nhà phê bình chiến tranh). Moyar lập luận, “Việc công chúng quay lưng với cuộc chiến không phải là điều không thể tránh khỏi; đúng hơn, đó là kết quả của sự thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc giải thích và thuyết phục người Mỹ ủng hộ nó.”

Nhưng Johnson là chính trị gia sắc sảo nhất của Nhà Trắng trong thế kỷ 20, và ông biết rằng mình đang đối mặt với một nghịch lý. Nếu Chiến tranh Việt Nam không yêu cầu nước Mỹ hy sinh quá nhiều và mọi người đều tin rằng chiến thắng là rất gần, thì hầu hết người Mỹ sẽ ủng hộ nó. Nhưng nếu Johnson công khai thừa nhận rằng Nam Việt Nam chẳng thể tồn tại nếu không có sự cam kết đầy đủ của Mỹ, ông hiểu rằng mọi ủng hộ cũng sẽ tan biến.

Một động thái như vậy sẽ tiết lộ những sự thật trần trụi của chiến tranh: rằng chính phủ Nam Việt Nam là một chế độ độc tài chuyên chế, rằng quân đội của họ không muốn chiến đấu, rằng phần lớn dân số sẵn sàng ủng hộ Cộng sản, rằng Bắc Việt đang từng bước leo thang, rằng Johnson đã cam kết tham chiến mà không có kế hoạch giành chiến thắng, và Lầu Năm Góc chẳng hề có ý tưởng rõ ràng về việc khi nào họ mới có thể giành chiến thắng. Johnson biết rõ rằng nếu công chúng chống lại chiến tranh, họ cũng sẽ chối bỏ quyền lãnh đạo của ông, cũng như từ chối chính sách đối nội “Xã hội Vĩ đại” (Great Society) đã từng được yêu mến.

Vì vậy, giống như các tổng thống khác trước và sau ông, Johnson đã cố gắng che giấu thực tế ảm đạm tại Việt Nam khỏi mắt người Mỹ và cố tình đánh lừa họ về thời hạn và chi phí của cuộc chiến. Ông không muốn tạo ra một tâm lý thời chiến – hay kêu gọi huy động toàn lực. Cộng sản đã chẳng cần các nhà báo hay những đoàn người biểu tình chống chiến tranh để vạch trần rằng sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc chiến là rất mong manh. Việc Johnson từ chối tăng thuế hay huy động lính dự bị đã làm rõ mọi chuyện ngay từ đầu – hệt như việc chúng ta không áp dụng thuế mới hoặc huy động lính nhập ngũ kể từ sự kiện 11/9 chính là dấu hiệu cho kẻ thù chúng ta biết rằng ý chí chiến đấu của nước Mỹ đang rất yếu.

Mặc dù Mỹ chắc chắn có đủ phương tiện để thắng thế ở Việt Nam, nhưng cuộc chiến không thể vượt qua mức độ cam kết và hy sinh mà đất nước chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Như nhà sử học nổi tiếng George Herring đã nói, cuộc chiến này “không thể thắng được theo bất cứ nghĩa nào với một cái giá đạo đức hay vật chất mà hầu hết người Mỹ coi là chấp nhận được.”

Có lẽ bài học quan trọng ở Việt Nam là nếu những lý do gây chiến không đủ thuyết phục để các nhà lãnh đạo của chúng ta yêu cầu tất cả người Mỹ phải hy sinh nhằm theo đuổi chiến thắng, thì có lẽ đừng nên tham chiến. Chúng ta không nên đặt gánh nặng hy sinh lên chỉ những người dám mạo hiểm mạng sống và thân thể mình cho đất nước ở một chiến trường nước ngoài xa xôi nào đó.

Kevin Boylan là nhà sử học quân sự tại Đại học Wisconsin-Oshkosh và là tác giả của cuốn “Losing Binh Dinh: The Failure of Pacification and Vietnamization, 1969-1971.” Ông làm việc cho Vụ Kế hoạch Chiến tranh của Bộ Quốc phòng và Quân đội Mỹ từ năm 1995 đến 2005.

guồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu?< iframe loading="lazy" src="https://anchor.fm/nghien-cuu-quoc-te/embed/episodes/Vietnam-1967-Ti-sao-Lin-X-gip--Bc-Vit-e1hkjsc" width="600px" height="102px" frameborder="0" scrolling="no" style="font-family: Tahoma, Geneva, Verdana; box-sizing: inherit; margin-bottom: 0px; max-width: 100%; vertical-align: middle;">< /iframe>

Có phải là bởi tầm quan trọng địa chính trị của Việt Nam? Hay là do mối bận tâm của Moskva về truyền bá tư tưởng cách mạng? Chúng ta thường có thói quen gán cho phía bên kia những tầm nhìn và mục đích mà ta không muốn làm cho bản thân mình. Thực ra, có nét tương đồng đáng kể giữa sự hiện diện của Mỹ và Liên Xô tại Việt Nam. Giống như người Mỹ, điều mà Moskva quan tâm nhất là uy tín của mình trên cương vị một đồng minh và một siêu cường, cũng như tính chính danh trong nước và quốc tế mà uy tín ấy mang lại.

Nikita Khrushchev, người tiên phong xoay trục Liên Xô sang thế giới thứ ba vào thập niên 1950, có rất ít sự quan tâm và kiên nhẫn dành cho Bắc Việt, những người mà ông tỏ ý nghi ngờ, đặc biệt là sau khi Hà Nội bắt đầu nghiêng về phía Trung Quốc trong chia rẽ Xô – Trung.

Việc Bắc Việt Nam đứng về phía Trung Quốc được xem là một động thái chiến thuật khi không có lựa chọn tốt hơn. Chính Khrushchev đã góp phần dẫn đến hành động đổi chiều khi từ chối cung cấp viện trợ, nhưng ông lại đổ lỗi rằng việc đánh mất Bắc Việt là do những mưu mô tưởng tượng của “con cháu gốc Hoa” (Chinese half-breeds) trong hàng ngũ lãnh đạo đảng của Việt Nam. Đối với Khrushchev, vấn đề Việt Nam chỉ là một khía cạnh trong cuộc đấu tranh rộng lớn hơn với Trung Quốc, và cụ thể hơn, chỉ là một khía cạnh khá bên lề.

Tất cả thay đổi khi Khrushchev bị lật đổ trong một cuộc “đảo chính” vào tháng 10/1964. Người kế vị ông, Leonid Brezhnev và Alexei Kosygin, muốn chứng minh rằng họ thực sự trung thành với cam kết khi đồng minh cần cung cấp viện trợ quân sự. Lý do cơ bản là lãnh đạo mới của Liên Xô đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tính chính danh. Giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa đế quốc” sẽ giúp họ được công nhận – bởi nhân dân, anh em và đồng minh của họ, cũng như bởi thế giới nói chung – về tư cách là người thừa kế hợp pháp vai trò lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa. Cũng vì lý do tương tự, Moskva đã cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mao Trạch Đông lại chẳng mảy may đáp lại. Điều này càng trở nên rõ ràng trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Kosygin hồi tháng 02/1965. Vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã nói về sự cần thiết của một “hành động thống nhất” nhằm giúp đỡ nỗ lực chiến tranh của Hà Nội. Mao đáp lại lời đề nghị ấy bằng sự mỉa mai thù địch, tuyên bố trước Kosygin rằng đối đầu Trung – Xô sẽ kéo dài cả một vạn năm. “Mỹ và Liên Xô giờ đây đang quyết định vận mệnh thế giới,” Mao nói một cách chua chát. “Thế thì cứ đi mà tự quyết định.” Ông tỏ ra không chút bận tâm đến chiến sự leo thang ở Việt Nam: “Vậy thì sao? Có gì là khủng khiếp khi một số người phải chết?” – và phản đối lo lắng của Kosygin về xung đột ngày càng sâu sắc bằng lời kêu gọi lạc quan tiến hành một cuộc “chiến tranh cách mạng.”

Khi quan hệ của Moskva với Trung Quốc tiếp tục xấu đi, Hà Nội cũng chuyển dần từ lập trường thân Trung Quốc sang vị thế trung lập hơn. Đó là bởi vì Bắc Việt cần vũ khí của Liên Xô, đặc biệt là các tên lửa phòng không tiên tiến, để tự bảo vệ mình trước các đợt ném bom của Mỹ. Nhưng Cách mạng Văn hóa Trung Quốc cũng là một phần nguyên nhân. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phẫn nộ trước việc Bắc Kinh khuấy động chủ nghĩa cực đoan trong cộng đồng người Hoa khá lớn đang sinh sống ở miền Bắc Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Vinh, vào năm 1967, thời điểm đỉnh cao của sự tham chiến của người Mỹ, nói rằng “Nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng người Việt Nam không sợ người Mỹ mà sợ các đồng chí Trung Quốc.”

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên rõ rệt hơn vào năm 1971, sau chuyến đi bí mật của Henry Kissinger đến Trung Quốc và các thông báo về chuyến thăm sau đó của Nixon. Bắc Việt đã không được hỏi ý kiến và đương nhiên cảm thấy bị phản bội. Nhưng có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn: Người Trung Quốc và người Việt Nam có những quan điểm rất khác nhau về tầm quan trọng tương đối của họ. Các lãnh đạo Trung Quốc coi Bắc Việt là thuộc hạ. Họ đã giúp Bắc Việt. Họ chỉ dẫn cho Bắc Việt. Và cái họ mong chờ là sự thần phục. Nhưng người Việt lại không chịu thần phục. Sau nhiều năm chiến đấu chống lại Mỹ, họ cảm thấy mình có quyền tuyên bố là lãnh đạo cách mạng, ít nhất là ở Đông Nam Á.

Đây là thông điệp mà tướng Võ Nguyên Giáp mang đến Moskva vào tháng 12/1971, khi Bắc Việt đang chuẩn bị cho cuộc tổng  tiến công mùa xuân để giáng đòn cuối cùng vào Nam Việt Nam. Ông Giáp hứa hẹn rằng chiến thắng chung của liên quân Xô – Việt tại Việt Nam sẽ đưa Hà Nội vươn lên hàng ngũ lãnh đạo, đồng thời trở thành đầu cầu của chủ nghĩa xã hội ở thế giới thứ ba. “Chúng tôi muốn thực hiện nhiệm vụ này cùng với Liên Xô, bởi vì không ai có thể làm điều đó mà không có Liên Xô,” ông nói. Các nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ thông điệp này, đặc biệt là sau khi ông Giáp hứa sẽ cho Liên Xô quyền đóng lực lượng hải quân tại Vịnh Cam Ranh mà khi ấy vẫn do Mỹ kiểm soát.

Có những nguy hiểm trong việc ủng hộ thái độ quân sự cứng rắn của Hà Nội. Sự khởi động lại các trận đánh lớn vào tháng 03/1972 đã đe dọa bước tiến trong hòa hoãn Mỹ – Xô. Sau khi người Mỹ đáp trả các chiến dịch phản công của Hà Nội bằng các đợt tấn công ném bom trên diện rộng, một số người trong giới lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Kosygin, đã đề xuất hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Moskva. “Anh đang đùa à?,” Brezhnev hỏi. “Tại sao không chứ!,” Kosygin đáp. “Đây có thể là thứ bom chúng ta cần.” “Đây là một quả bom, đúng vậy,” Brezhnev nhận xét, “nhưng ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn?”

Brezhnev coi hòa hoãn là một thành tựu cá nhân và không sẵn sàng hy sinh nó vì lợi ích của Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng không sẵn lòng gây áp lực với Việt Nam chỉ vì mối quan hệ tốt hơn với Mỹ, ý tưởng mà Kissinger và Nixon gọi là “mối liên hệ” (linkage). Điều mà bộ đôi người Mỹ chưa hiểu rõ là Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực trở thành lãnh đạo toàn cầu của Brezhnev. Sự ủng hộ của Liên Xô dành cho Hà Nội là điều khiến Liên Xô trở thành một siêu cường thực sự và ngang hàng với Mỹ.

Nixon cũng từng nhớ lại việc bị bất ngờ trong Thượng đỉnh Moskva tháng 05/1972, khi Brezhnev, “người mà phút trước còn cười nói vỗ vai tôi, bỗng bất chợt la hét giận dữ,” ông cáo buộc Mỹ đã phạm những tội ác khủng khiếp ở Việt Nam. Brezhnev làm thế bởi ông phải bảo vệ uy tín của mình trước các đồng nghiệp và trước Bắc Việt. “Tôi cho rằng tôi hay các đồng chí của tôi chưa từng phải nói chuyện với bất kỳ ai một cách mạnh mẽ và gay gắt như khi chúng tôi nói chuyện với Nixon về Việt Nam,” Brezhnev sau này kể lại cho Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng như vậy.

Quan hệ Trung-Việt thời điểm đó đã xuống một mức thấp mới. Tính đến mùa hè năm 1973, khi Mỹ đang hoàn thành việc rút quân, Lê Duẩn bắt đầu lo lắng về Trung Quốc, nói với Brezhnev rằng ông nghĩ Mao đã lên kế hoạch “xâm chiếm toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Á khi thời cơ đến.” Brezhnev tiếp tục hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam – lần này là chống lại người hàng xóm phía bắc của họ.

Chi phí tái thiết sau chiến tranh là rất lớn. Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đã thẳng thắn với Brezhnev về những kỳ vọng của Hà Nội: Sẽ phải có một nguồn viện trợ rất lớn từ Liên Xô để giúp “công nghiệp hóa” Việt Nam, từ đó cho toàn bộ Đông Nam Á thấy lợi ích thiết thực của định hướng xã hội chủ nghĩa. “Chúng tôi chẳng có gì cả,” Lê Duẩn nói với Brezhnev, hàm ý rằng mọi thứ sẽ phải đến từ khối Xô Viết trong vòng 10 đến 15 năm tiếp theo.

Brezhnev đồng ý xóa tất cả các khoản nợ của Hà Nội. Đồng thời, họ vẫn tiếp tục cho vay thêm, và đến năm 1990, Việt Nam đã nhận được hơn 11 tỷ đô la viện trợ, hầu hết trong số đó không bao giờ được hoàn trả. Trợ cấp cho Việt Nam trở thành gánh nặng quá lớn đối với nền kinh tế Liên Xô trong thập niên 1980, góp phần khiến cho Moskva kiệt quệ.

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với chiến thắng của phía Liên Xô và Việt Nam, nhưng chí ít là với Moskva, đó là một chiến thắng với cái giá quá lớn. Duy trì các đồng minh phụ thuộc là điều tốt cho uy tín của một siêu cường và cho tính chính danh của các nhà lãnh đạo, nhưng nó không tốt cho ngân sách nhà nước. Chính sách của Nga trong những năm gần đây, đặc biệt là trong các hoạt động tại Syria, gợi nhớ đến những hành động vì tính chính danh trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh ở Việt Nam. Và hậu quả lâu dài của hành động này cũng sẽ không kém phần thảm khốc.(NCQT)



Kiều Anh 

Cựu Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu Philip Breedlove cho rằng phương Tây lo sợ Ukraine chiến thắng vì nguy cơ leo thang hạt nhân và xung đột sẽ lan rộng ra châu Âu.

Cựu Tổng tư lệnh NATO Breedlove cho rằng việc phương Tây cấm Ukraine sử dụng vũ khí do NATO cung cấp để tấn công Nga đang bảo vệ sự an toàn cho Moscow. Ông nhận định, Mỹ đang quá để tâm vào những tuyên bố của Tổng thống Putin khi Moscow đưa ra những cảnh báo răn đe quân sự.

"Phương Tây lo sợ Ukraine chiến thắng. Bởi vì Tổng thống Putin đã đe dọa chúng ta nhiều lần về điều mà chúng ta lo sợ ngay từ đầu cuộc xung đột. Đó là sự leo thang hạt nhân và cuộc xung đột này sẽ lan rộng ra châu Âu", Tướng đã nghỉ hưu Breedlove nhận định.

Cựu Tư lệnh NATO tiết lộ lý do phương Tây sợ Ukraine chiến thắng - Ảnh 1.

Binh lính Ukraine trong một hào chiến. Ảnh: AP

Theo ông, điều đó tức là phương Tây đang đặt Ukraine ở một vị trí khó khăn.

"Chúng ta đang hỗ trợ Ukraine đủ để họ không bị đánh bại trên chiến trường. Nhưng tôi tin rằng, một điều rất rõ ràng là chúng ta sẽ không trao cho Ukraine những gì họ cần để chiến thắng".

Giữa bối cảnh tài liệu mật quan trọng của Lầu Năm Góc bị rò rỉ, Ukraine vẫn giữ bí mật về kế hoạch phản công của mình. Tướng Breedlove cho rằng chiến lược này có thể bắt đầu từ việc ngăn cản Crimea trở thành nơi tổ chức các cuộc tấn công của Nga.

"Tôi hy vọng Ukraine sẽ sử dụng khả năng của mình để chia cắt hành lang trên đất liền tới Crimea và giành lại nguồn cấp nước cho Crimea, chia cắt Cầu Kerch và sau đó tấn công Crimea".

Mới đây, trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh ở Quảng trưởng Đỏ nhân kỷ niệm 78 năm chiến thắng phát xít trong Thế chiến II, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, "nhân loại một lần nữa ở thời điểm bước ngoặt quyết định và một cuộc chiến tranh thực sự đã được phát động để chống lại đất nước chúng tôi".

Tổng thống Putin cáo buộc các nước phương Tây đã kích động xung đột và đảo chính, cũng như phá hủy các giá trị truyền thống để duy trì các quy tắc của mình, đồng thời cho rằng người dân Ukraine đã trở thành "con tin" từ sau cuộc đảo chính năm 2014 và là "quân bài mặc cả trong tay phương Tây".


Nguồn: Sean Fear, How South Vietnam Defeated ItselfThe New York Times, 23/02/2018

Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 30/01/1968, những quả tên lửa đầu tiên của lực lượng Cộng sản bất ngờ đánh vào các tỉnh lỵ trên khắp miền Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, một cuộc tấn công trên bộ nổ ra trên khắp cả nước, và đến sáng hôm sau, phần lớn các đô thị miền Nam đã bị bao vây, bao gồm Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và thậm chí cả Đại sứ quán Mỹ. Trên các tờ báo địa phương, “Năm của Cát” (Year of Sand) – theo hình ảnh các bao cát chặn trước cửa nhà hay cửa sổ – đã thực sự bắt đầu.

Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến.< iframe loading="lazy" src="https://anchor.fm/nghien-cuu-quoc-te/embed/episodes/Vietnam-1967-Vit-Nam-Cng-ha--t-chuc-ly-tht-bi-nh-th-no-e1d51vr" width="600px" height="102px" frameborder="0" scrolling="no" style="font-family: Tahoma, Geneva, Verdana; box-sizing: inherit; margin-bottom: 0px; max-width: 100%; vertical-align: middle;">< /iframe>

Vẫn thường bị coi là chế độ phụ thuộc vào Mỹ, miền Nam Việt Nam là nơi sinh sống của hàng triệu người chống cộng nhiệt thành nhưng chia rẽ bè phái, chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị và các tỉnh lỵ. Đáp lại cú sốc Mậu Thân, họ đã tạm gác lại cuộc cãi vã trước đây và cùng nhau tập hợp trong một sự đoàn kết hiếm có. Đáng tiếc là nguồn năng lượng tích cực ấy lại bị lãng phí một cách vội vàng. Thay vào đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tận dụng cơ hội để nhanh chóng thâu tóm quyền lực, làm tổn hại đến cơ sở hiến pháp cho tính chính danh của ông, và khiến ngay cả những người chống cộng tận tâm nhất cũng phải tuyệt vọng. Sự quyết tâm dâng cao sau Tết Mậu Thân đã chẳng thể chống lại nỗi hoài nghi, cùng lúc đó, niềm tin và cam kết của quân đội cũng dần bị xói mòn.

Kết quả là, khoảnh khắc vốn dĩ đã có thể là bước ngoặt cho đất nước lại trở thành khởi đầu của một kết thúc. Vào ngày chính phủ cuối cùng phải đầu hàng xe tăng Cộng sản trong tháng 04/1975, số phận chính trị của miền Nam đã được định xong.

Khi nhìn lại, Việt Nam Cộng hòa có lẽ là một thử nghiệm chính trị thất bại. Nhưng sau Tết Mậu Thân, những người ủng hộ chính thể này đã nhận ra sự cấp bách mới. Bất chấp bạo lực tàn khốc, phản ứng của người dân miền Nam đối với các đợt tấn công Mậu Thân thể hiện đỉnh cao chủ nghĩa dân tộc chống Cộng trong cả nước.

Lần đầu tiên được đưa lên tiền tuyến trong cuộc chiến, các nhà quan sát chính trị chống cộng ở thành thị đã bắt đầu hành động và đã vượt qua mọi chia rẽ sâu sắc về chính trị, vùng miền và tôn giáo. Họ chuyển nguồn năng lượng mới của mình vào một loạt các nhóm bảo trợ, gồm Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội và Mặt trận Cứu quốc (hay “Liên Minh”, “Liên đoàn”). Hành động tập thể chưa từng có này được thúc đẩy bởi một nhận thức rõ ràng rằng từng phe phái ở miền Nam, nếu hoạt động riêng rẽ, sẽ không thể tự đối đầu với bộ máy chính trị Cộng sản.

Ngoài những biểu hiện lạ thường của một tình đồng chí thân thiết, tình trạng sau Tết Mậu Thân còn thổi bùng sức sống cho hệ thống hiến pháp mới của miền Nam, mà cho đến lúc đó vẫn còn bị phê phán sau cuộc bầu cử tổng thống gian lận diễn ra một năm trước. Khi đất nước quay cuồng trong đổ máu, các thể chế non trẻ như Quốc Hội vừa được hồi sinh đã giúp lên kế hoạch chi tiết cho hợp tác chính trị, đồng thời thành lập một diễn đàn cho những người theo chủ nghĩa lập hiến cộng hòa, những người mà bất kể quan điểm về chế độ quân quản của họ là gì, cũng không nhìn thấy tương lai của mình dưới sự thống trị của Cộng sản.

Phẫn nộ vì bạo lực, những người chỉ trích chính phủ lâu năm bất ngờ dồn dập tố cáo đợt tấn công của Cộng sản. Ngay cả khối Phật giáo Ấn Quang, với hai cuộc nổi dậy từng khiến chính phủ miền Nam phải quy phục vào năm 1963 và 1966, giờ đây quay sang ủng hộ hệ thống hiến pháp mới. Kinh hoàng trước vụ thảm sát ở miền Trung, phe Ấn Quang nhanh chóng xóa bỏ mọi liên hệ với những người Cộng sản. Mặc dù chẳng hề ủng hộ quân đội miền Nam, các lãnh đạo tôn giáo này vẫn quyết định nắm lấy cơ hội dưới chế độ còn đang bấp bênh của Sài Gòn, vốn bị họ đánh giá là kém hơn nhiều so với Hà Nội trong việc thực hiện khát vọng chuyên chế của mình.

Để đạt được điều đó, năm 1970, nhóm Ấn Quang đã hành động bằng cách ủng hộ và thắng thế trong cuộc bầu cử Thượng viện, giành được một phần ba số ghế đang tranh chấp. Đáng chú ý hơn, khi tình hình chính trị xấu đi trong những năm sau đó, phe Ấn Quang cũng không chủ động thách thức nhà nước, ngay cả khi các đảng trung thành truyền thống phải xuống đường trong giận dữ. Khả năng kiềm chế bất ngờ của khối Phật giáo này là một yếu tố then chốt, nhưng lại thường bị bỏ qua, trong việc kéo dài sự tồn tại của miền Nam Việt Nam, và là biểu tượng cho tiềm năng bị lãng phí của hệ thống hiến pháp.

Trong khi đó, được cổ vũ bởi tinh thần quyết tâm và đoàn kết sau Mậu Thân, xã hội dân sự đô thị ở miền Nam đã khẩn thiết yêu cầu nhà nước tận dụng tinh thần ấy bằng cách thực hiện những cải cách cần thiết.

Phan Quang Đán, một nhà lãnh đạo đối lập được ngưỡng mộ vì đã dũng cảm chịu đựng sự tra tấn của chính phủ, là một trong số nhiều người nhanh chóng lên tiếng về những khả năng mới được tìm thấy. Ông tuyên bố Mậu Thân là “cơ hội to lớn để biến một chiến thắng quân sự tạm thời thành một thắng lợi chính trị quyết định – nếu chính quyền miền Nam biết nắm bắt và tiến lên nhanh chóng, tái cấu trúc quân đội và chính quyền, quét sạch tham nhũng, thực hiện cải cách ruộng đất, huy động sự tham gia tích cực của quần chúng và đạt được sự thống nhất quốc gia.”

Chắc chắn đây là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, như phó tổng thống xuất thân quân đội Nguyễn Cao Kỳ nhận xét trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hồi tháng 03/1968, “Tôi biết rằng họ” – cư dân Sài Gòn – “vẫn không ưa gì chúng tôi, nhưng chí ít tôi cũng chắc chắn rằng họ ghét Cộng sản.”

Tuy nhiên, ẩn sau lời lẽ hoa mỹ đặc trưng của Kỳ là một sự thật khó chịu cho các tướng lĩnh cầm quyền của Sài Gòn: Làn sóng giận dữ chống Cộng sau Tết Mậu Thân cũng chẳng thể đảm bảo cho lòng trung thành đối với chế độ quân sự đã từng bị phê phán rất nhiều.

Chẳng hạn, hãy xem xét sự kiện ở cố đô Huế, nơi tin tức về vụ thảm sát của Cộng sản đã làm phẫn nộ và thôi thúc người dân miền Nam. Tuy rằng nỗi đau của Huế vẫn là biểu tượng cho sự tàn bạo của lực lượng Cộng sản, các phản ứng vào thời điểm đó thường mang nhiều sắc thái và nhiều mặt. Được sáng tác sau vụ thảm sát, “Bài ca dành cho những xác người” của Trịnh Công Sơn nhấn mạnh nỗi buồn tập thể hơn là sự đổ lỗi, trong khi cuốn “Giải khăn sô cho Huế” của tiểu thuyết gia Nhã Ca lại gây tranh cãi vì đã giao cho toàn dân tộc trách nhiệm chấm dứt đổ máu.

Trong khi đó, người dân thành phố Huế tức giận không chỉ bởi những vụ bắt cóc và hành quyết của Cộng sản – mà còn bởi hỏa lực bừa bãi của Mỹ. Họ dành sự khinh miệt đặc biệt cho quân đội miền Nam, những kẻ vội vã bỏ chạy khi vừa thấy dấu hiệu rắc rối và rồi quay trở lại cướp phá những gì còn lại khi chiến sự không còn.

Xét về mặt này thì Huế không phải là ví dụ điển hình. Bỏ chạy rồi quay lại cướp bóc là một mô hình lặp đi lặp lại trong hàng ngũ Việt Nam Cộng hòa, những người lặp lại kịch bản như ở Huế tại Sóc Trăng, Đà Lạt và Vĩnh Long, cũng như nhiều tỉnh lỵ khác. Quân đồn trú tại Tuy Hòa, thủ phủ tỉnh Phú Yên, thậm chí còn biến mất trước khi súng kịp nổ ra. Lực lượng tiếp viện cuối cùng đã đến, nhưng chỉ sau khi phe Cộng sản đã rời đi. Ấy thế nhưng quân Việt Nam Cộng hòa vẫn tổ chức một nghi lễ ăn mừng chiến thắng thật hào nhoáng, sau đó là cuộc cướp phá toàn diện thị trấn. Một người dân địa phương rầu rĩ, “Quân đội không đánh bại được Cộng sản, họ đánh bại chúng tôi.”

Phản ứng đối với quân Mỹ cũng chẳng khá hơn. Với hy vọng đánh bật sự kháng cự của Cộng sản, không quân và pháo binh Mỹ đã san bằng thành phố Nha Trang. Ngoài ra, đã có hơn 3.000 ngôi nhà bị phá hủy chỉ riêng ở Quận 8 của Sài Gòn, trong khi khoảng 20.000 cư dân sống tại tỉnh Gia Định gần đó đã lâm vào cảnh mất nhà cửa chỉ vài tuần sau chiến dịch.

Các đợt tấn công trên toàn quốc đã thúc đẩy phản ứng chống Mỹ ngày càng mạnh mẽ. Đầu thập niên 1970, những viên chức người Mỹ thường xuyên phải đối mặt với các cuộc đụng độ trên đường phố và dần dần phải chuyển về những căn cứ xa xôi. Suốt thời gian đó, những người Việt Nam theo thuyết âm mưu đã tung tin đồn C.I.A. thông đồng với các cuộc tấn công của Cộng sản, lấy lý do nhằm đẩy nhanh việc rút quân của Mỹ. Đáp lại, Hạ viện Quốc Hội Việt Nam Cộng hòa đã chính thức trình đơn khiếu nại, và các cơ quan ngôn luận của chính phủ như tờ Công Chúng (The Public) lên tiếng cáo buộc người Mỹ đã phá hủy Huế.

Cú sốc ban đầu khơi dậy quyết tâm mới ở nhiều thành phố, nhưng lại giáng một đòn tâm lý nặng nề lên hầu hết các vùng nông thôn. Chứng kiến sự hèn nhát của quân đội, cảnh quân đội lợi dụng sự khốn khổ của dân và việc quân đội thường chẳng tài nào có thể chống lại các đợt tấn công ban đầu, những người dân nông thôn hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng cũng như mong muốn bảo vệ họ của nhà nước.

Hơn nữa, trái ngược với quan điểm cho rằng Mậu Thân đánh dấu một thất bại không thể cứu vãn đối với phe Cộng sản miền Nam, tình hình sau đó thật ra khá suôn sẻ. Trong phần lớn năm 1968, Cộng sản đã củng cố vị trí của mình tại nhiều vùng đất rộng lớn ở nông thôn, kìm chân bộ binh Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong các căn cứ và các thành phố. Tổn thất ban đầu được bù đắp nhờ lực lượng tiếp viện ngày một đông từ miền Bắc, bất chấp cái giá phải trả là gia tăng căng thẳng vùng miền trong hàng ngũ. Sang năm tiếp theo, sau một cuộc phản công của Mỹ– trong đó hỏa lực đã được sử dụng bừa bãi và dân thường phải hứng chịu thương vong nặng nề – cán cân quân sự đã dần thay đổi, và thậm chí cả khi đó, hành động rút lui của Cộng sản vẫn mang tính chiến thuật.

Khi thấy tinh thần dân chúng ngày càng suy yếu sau những lời hứa chiến thắng hão huyền của họ, lực lượng Cộng sản đã tăng cường sử dụng “cây gậy”, bắt giữ và ám sát những người dám đứng về phía chế độ Sài Gòn. Nhưng họ cũng cẩn thận sử dụng cả “cà rốt.” Ví dụ, ở tỉnh Phước Tuy, cán bộ đã đến từng nhà để hỏi han về các loại thuốc men cần thiết, sau đó họ đi mua ở chợ đen rồi đem phân phát cho dân chúng.

Một phần nhờ những nỗ lực như vậy, mạng lưới chính trị của Cộng sản mới tồn tại nguyên vẹn ngay cả khi tinh thần quân đội bị xuống thấp. Thu nhập của người dân miền Nam thời bấy giờ chỉ đủ để trang trải 30% chi phí sinh hoạt, nhưng việc thu thuế của Cộng sản vẫn tiếp tục tăng nhanh. Sau Mậu Thân, theo báo cáo của C.I.A., Cộng sản vẫn có thể “huy động ngay từ nội bộ miền Nam hầu hết nguồn quỹ và vật tư phi quân sự cần thiết để hỗ trợ cuộc kháng chiến của mình.” Việt Cộng “nắm giữ quyền kiểm soát đáng kể đối với việc sản xuất, chế biến và vận chuyển nhiều mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế miền Nam,” trong khi “hệ thống thuế của họ lấy nguồn thu từ hầu hết mọi phân khúc của nền kinh tế miền Nam.” Ngay cả các đồn điền cao su của hãng Michelin, Pháp, nằm ở tỉnh gần nhất về phía tây Sài Gòn, cũng có các khoản thanh toán định kỳ cho lực lượng Cộng sản.

Nhiều năm sau Mậu Thân, sự hiện diện của Cộng sản xung quanh thủ đô Sài Gòn vẫn rất đáng gờm. Tại tỉnh Long An ở phía nam Sài Gòn, tình báo Mỹ thừa nhận rằng gần một nửa số ủy ban cách mạng cấp thôn của Cộng sản vẫn đang hoạt động với hiệu quả tương tự như chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Việt Cộng tiếp tục “có thể tổ chức lớp học bình thường ở một số khu vực nhất định và thậm chí còn tổ chức các buổi biểu diễn công cộng.”

Lún sâu trong trận chiến chính trị mà họ dần thua cuộc, chính phủ miền Nam thừa nhận rằng cần phải tiến hành cải cách sâu rộng nếu họ muốn có cơ hội thu hút đa số người dân bất mãn ở nông thôn. Nhưng như thường lệ, tiến độ tiếp tục bị trì hoãn suốt nhiều năm do đấu đá chính trị nội bộ kéo dài.

Đối thủ không đội trời chung của Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ hào nhoáng, đã nhanh tay sử dụng Mậu Thân làm bàn đạp để lật ngược thế cờ. Kỳ buộc tội Thiệu không chịu hành động, hứa hẹn chính mình sẽ có những phản ứng quyết liệt hơn, bao gồm cả việc giải phóng miền Bắc bằng vũ lực. Tuy nhiên, ở hậu trường, ông lại cố gắng tìm kiếm hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính quân sự. Khi tin về âm mưu của Kỳ đến tai Đại sứ quán Mỹ, ông liền bị triệu tập để khiển trách; vị phó đại sứ, Samuel Berger, thậm chí đã đập bàn vì quá tức giận.

Nhận được hậu thuẫn của Mỹ, Thiệu lặng lẽ loại trừ những lãnh đạo quân đội vẫn trung thành với Kỳ, trong đó gồm cả một số chỉ huy có năng lực nhất của quân đội.

Hoang tưởng và cô độc, Thiệu liên tiếp tấn công các đối thủ, cả thật lẫn tưởng tượng, trong đó có Trần Ngọc Châu, một chuyên gia về chống nổi dậy. Tuy nhiên, vụ bắt giữ Châu một cách vi hiến đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội trong Quốc Hội, và để trả đũa, Quốc Hội đã tìm cách trì hoãn chương trình Cải cách ruộng đất của Thiệu suốt hơn một năm.

Thiệu chính là động lực thúc đẩy sáng kiến mang tên “Người Cày có Ruộng,” xóa bỏ quan ngại của người Mỹ nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Văn Thân. Dù những người ủng hộ miền Nam luôn xem cải cách ruộng đất là liều thuốc cho việc chính phủ không được lòng dân, kết quả lúc đó lại hoàn toàn trái ngược.

Bước đột phá xuất phát từ việc Sài Gòn thừa nhận những nỗ lực phân chia đất đai mà Cộng sản đã thực hiện trên khắp miền Nam suốt nhiều năm, thậm chí hàng chục năm trước đó. Để tránh nảy sinh hận thù khi những địa chủ vắng mặt quay lại đòi đất bị trưng dụng, chính phủ đã trao quyền sở hữu hợp pháp cho nhóm người được hưởng lợi từ các chiến dịch cải cách ruộng đất trước đây của Cộng sản.

Bất chấp việc nghe có vẻ là một chính sách, cách tiếp cận này đã khiến những người trung thành với chính phủ miền Nam ở nông thôn phẫn nộ, họ cáo buộc nhà nước phản bội vì đã tưởng thưởng cho những kẻ ủng hộ địch. Các cựu binh, những người buộc phải chấp nhận việc đất của mình bị trưng thu, cũng chẳng vui vẻ gì trước tin này.

Tệ hơn nữa, việc triển khai chính sách diễn ra rất chậm, không đồng đều và bị ảnh hưởng bởi tham nhũng. Nhiều năm sau đó, nông dân vẫn phải tiếp tục trả tiền thuê cho mảnh đất mà cả chính phủ lẫn các địa chủ cũ đã ngó lơ không thông báo cho họ biết rằng họ đang nắm quyền sở hữu. Những người tị nạn phàn nàn rằng phần đất họ được chia hoặc là không thể tiếp cận, hoặc không an toàn bởi vì quân đội chẳng quan tâm đến việc bảo vệ an ninh. Các cộng đồng sinh sống ở miền Trung khô cằn của Việt Nam thì than phiền về việc định giá đất dựa trên vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ hơn. Các khoản vay cần thiết nhằm mua các thiết bị nông nghiệp thường xuyên bị các quan chức địa phương vô đạo đức bòn rút, trong khi nhóm dân tộc thiểu số tuyệt vọng trước sự xâm lấn có hệ thống của người Kinh.

Dù cải cách ruộng đất là một nỗ lực đáng hoan nghênh và đã đạt được một số thành công nhất định, nó không thể làm giảm bớt ảnh hưởng của Cộng sản, cũng không thể giảm bớt tình trạng lạm phát và tham nhũng đang tăng vọt. Ở những khu vực mà Cộng sản từng kiểm soát, tác động chỉ là trên lý thuyết chứ không phải thực tế, bởi nông dân được trao quyền sở hữu những vùng đất mà họ cho rằng mình vốn dĩ đã sở hữu từ lâu. Có lẽ, địa chủ vắng mặt là những người được hưởng lợi nhiều nhất, nhận khoản bồi thường hào phóng từ Mỹ cho những tài sản mà họ có rất ít khả năng sẽ giành lại được.

Trong khi đó, quay trở lại các trung tâm đô thị, tinh thần đoàn kết bùng nổ sau Tết Mậu Thân đã nhường chỗ cho sự tức giận khi mức sống giảm mạnh và tham nhũng lan tràn. Các liên minh tôn giáo như Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội được chính phủ hậu thuẫn trên danh nghĩa – dù thực tế họ chẳng được chính phủ quan tâm, chứ đừng nói là tài trợ – bắt đầu sa vào nhiều âm mưu và tranh cãi, trong khi các thành viên ở tỉnh lỵ xa xôi vẫn tiếp tục chờ đợi sự lãnh đạo từ thủ đô trong vô vọng. Sau này, thư ký riêng của Tổng thống Thiệu tiết lộ, nguồn trợ cấp bí mật của C.I.A cho Mặt trận đã bị các quan chức cấp cao bỏ túi để sử dụng vào mục đích cá nhân. Thiếu vắng sự ủng hộ của chính quyền, triển vọng về một mặt trận thống nhất chính trị nhanh chóng chết yểu.

Sau khi tái đắc cử vì các đối thủ của ông rút lui nhằm tỏ ý phản đối, Tổng thống Thiệu lại bận rộn chuẩn bị phương tiện chính trị hẹp của riêng mình: “Đảng Dân chủ”. Trên thực tế, đảng này là bất cứ thứ gì ngoại trừ dân chủ, chủ trương tham gia nghĩa vụ dân sự là bắt buộc, trong khi các đơn vị quân sự bí mật của nó bị so sánh theo hướng bất lợi với Đảng Cộng sản. Nhưng Thiệu, người từ lâu đã chán ngán mọi chống đối dành cho chương trình nghị sự của mình, đã hình dung Đảng Dân chủ như một phương tiện để ràng buộc những người chống Cộng với nhau. Thông qua hàng loạt sắc lệnh tìm cách cấm bất kỳ đảng nào khác hoạt động, ông ép buộc mọi viên chức và sĩ quan quân đội phải gia nhập hàng ngũ của Đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, thay vì tập hợp toàn thể xã hội miền Nam cùng ủng hộ ông cầm quyền, như điều mà Thiệu mù quáng tin tưởng, Đảng Dân chủ ngày càng xa lánh những người chống cộng – nhóm quyết giữ vững lòng trung thành với đảng cũ của họ. Các sắc lệnh về đảng phái chính trị cũng giáng một đòn chí mạng vào Thượng viện, lúc ấy đang là thể chế chính trị độc lập cuối cùng của miền Nam. Một thế hệ chính trị gia nhiệt thành đã giành được nhiều ghế thượng nghị sĩ vào năm 1967, nhưng đến năm 1973, khi Thiệu thay thế Thượng viện bằng bộ máy chính trị gia do chính ông ta lựa chọn, khả năng phản kháng của thể chế này đã bị phá vỡ.

Thời điểm đêm trước khi Thượng viện bị thay thế vào năm 1973, một nhà quan sát đã ghi lại nhận xét đầy thất vọng của một thượng nghị sĩ sắp ra đi: “Thử nghiệm chủ nghĩa hợp hiến được đưa ra hồi năm 1967 nay trở thành công cốc.” Vị thượng nghị sĩ này đã rất ngạc nhiên vào năm 1967, “trước số lượng những cá nhân đủ tiêu chuẩn đã hăng hái tham gia thử nghiệm bằng cách tranh cử vào Thượng viện năm đó … Những người tốt này giờ lại phải lui về ở ẩn,” ông kết luận, “âm thầm chờ đợi một biến động mới trước khi tham gia một lần nữa.”

Trong những năm cuối của cuộc chiến, ngay cả các nhóm Công giáo gốc Bắc chống cộng dữ dội, từ lâu đã là những người ủng hộ trung thành nhất của chính phủ miền Nam, cũng đã mất niềm tin vào khả năng của Việt Nam Cộng hòa trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng cấp quốc gia. Nỗi sợ hãi tràn lan này hoàn toàn trái ngược với nguồn năng lượng dồi dào đã từng tiếp thêm sinh lực cho miền Nam sau Mậu Thân. Và nó đã gây thiệt hại cho quân đội, khi từng cá nhân thuộc mọi cấp bậc trong quân ngũ đều mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo thiếu khả năng của đất nước. Đã chẳng còn tính kỷ luật và sự tự tin nào trong mùa xuân năm 1975, khi quân đội được trang bị hiện đại của miền Nam một lần nữa quỵ gối ngay trong những đợt giao tranh đầu tiên với Cộng sản, và chính những người lính trên đường thoát thân đã dẫn dắt dân thường điên cuồng tháo chạy.

Tuy nhiên, niềm tin vào khái niệm về một miền Nam phi Cộng sản vẫn luôn tồn tại, dù luôn phân tán và vô tổ chức. Dù tốt xấu thế nào, chính quyền miền Nam không đơn thuần là một con rối, và như một thế hệ chính khách người Mỹ đã phát hiện ra, quyền kiểm soát hầu bao ở Sài Gòn không hề ảnh hưởng đến quyền kiểm soát chính trị tại đây. Hơn bất kỳ quyết định nào ở Washington, chính sự thất bại của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong việc đoàn kết và truyền cảm hứng cho các cử tri chủ chốt, và trong việc đảm bảo cơ sở vững chắc ở nông thôn, đã khiến họ bị đánh bại.

Sean Fear là giảng viên lịch sử quốc tế tại Đại học Leeds.


OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DONgày 31 tháng 1 năm 2018, đánh dấu tròn 50 năm ngày lực lượng ...
YouTube · RFA Tiếng Việt · 7 thg 2, 2018
Tải và trải nghiệm Loship ngay tại: https://loship.vn/use-app TRẬN ẤP BẮC 1963 | THẤT BẠI CAY ĐẮNG CỦA LIÊN QUÂN MỸ - VNCH … Show more.
YouTube · BATTLECRY - NGƯỜI KỂ SỬ · 24 thg 8, 2021
Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, trước sức tấn công như vũ bão của quân giải phóng, quân đội Sài Gòn nhanh chóng tan ...
YouTube · THẾ GIỚI NGHIÊNG · 22 thg 5, 2020
GIẢI MÃ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒATrong khi quân đội Sài Gòn cần tới 3 tỉ đô mỗi năm để duy trì bộ máy chiến tranh ...
YouTube · BATTLECRY - NGƯỜI KỂ SỬ · 8 thg 12, 2020
Chiến Dịch LAM SƠN 719 - Thất Bại Ê Chề Cùng Cơn Ác Mộng Kinh Hoàng Của Tướng Đến Lính VNCHCác bạn thân mến, trận Hạ Lào 1971 hay chiến dịch ...
YouTube · CHÂN DUNG LỊCH SỬ · 9 thg 12, 2021
Chiến Dịch Linebacker II – Nguyên Nhân Dẫn Đến Thất Bại Đầy Xấu Hổ Của quân đội Mỹ Và Quân Lực VNCH Mời quí vị cùng theo dõi video sau của ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · 17 thg 12, 2019
HÉ LỘ 7 Nguyên Nhân Khiến Quân Mỹ Thất Bại ĐAU ĐỚN Ở Chiến Trường VNCác bạn thân mến, sau khi trải qua 4 năm đàm phán ở Paris, ...
YouTube · CHÂN DUNG LỊCH SỬ · 15 thg 6, 2021
Mặt Trận Bình Giã 1964 | Quân Giải Phóng Diệt Hàng Loạt Đơn Vị Biệt Động Quân Sừng Sỏ Nhất Của VNCH Chắc hẳn các quí vị đều biết, Trận Bình ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · 15 thg 1, 2021
Việt Nam hóa chiến tranh” hỏng ngay từ đầu vì chiến lược này của Mỹ được giao cho Đại sứ Bunker triển khai, trong khi vị này lại mâu thuẫn ...
VOA Tiếng Việt · VOA · 25 thg 11, 2019

Cuộc rút chạy của Quân đoàn 2 Ngụy vào tháng 3/1975, đã được lịch sử ghi nhận là cuộc rút chạy thảm bại nhất trong cuộc chiến ở Đông Dương ...
YouTube · hồi ức lính chiến · 22 thg 8, 2020



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 163 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 29 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.