‘Ngư dân tự vệ’ VN có địch nổi ‘vùng xám’ của TQ? Trung Quốc ngang nhiên thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn năm 2023 cấm toàn bộ các nghề và các tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt thủy sản hoạt động trừ nghề câu trong thời gian từ 12 giờ (giờ Trung Quốc) ngày 01 tháng 5 năm 2023 đến 12 giờ ngày 16 tháng 8 năm 2023 tại vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên trong đó bao gồm cả phạm vi vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 8/5/2023, Bộ NNPTNT đã có công văn số 2806BNN-TCTS gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển liên quan đến việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn trên biển Đông.
Trong công văn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến ký nêu rõ, Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn năm 2023 cấm toàn bộ các nghề và các tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt thủy sản hoạt động trừ nghề câu trong thời gian từ 12 giờ (giờ Trung Quốc) ngày 01 tháng 5 năm 2023 đến 12 giờ ngày 16 tháng 8 năm 2023 tại vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên trong đó bao gồm cả phạm vi vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Trước tình hình nêu trên, Bộ NNPTNT đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thông báo ngay cho ngư dân biết về việc tạm ngừng đánh cá có thời hạn của phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc Trung Quốc đơn phương tạm ngừng đánh cá tại vùng biển có phạm vi xác định nêu trên đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông và không có giá trị.
Các địa phương tiếp tục động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn ngư dân tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá trên các vùng biển thông qua hệ thống giám sát tàu cá, có biện pháp cảnh báo cho các tàu cá khi cần thiết và đặc biệt quản lý chặt chẽ việc xuất/cập bến của tàu cá hoạt động trong thời gian này.
Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương kịp thời thông báo các vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân về đường dây nóng của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024-62737323.
Ngày 8/5/2023, Bộ NNPTNT đã có công văn số 2806BNN-TCTS gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển liên quan đến việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn trên biển Đông.
Trong công văn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến ký nêu rõ, Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn năm 2023 cấm toàn bộ các nghề và các tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt thủy sản hoạt động trừ nghề câu trong thời gian từ 12 giờ (giờ Trung Quốc) ngày 01 tháng 5 năm 2023 đến 12 giờ ngày 16 tháng 8 năm 2023 tại vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên trong đó bao gồm cả phạm vi vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Trước tình hình nêu trên, Bộ NNPTNT đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thông báo ngay cho ngư dân biết về việc tạm ngừng đánh cá có thời hạn của phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc Trung Quốc đơn phương tạm ngừng đánh cá tại vùng biển có phạm vi xác định nêu trên đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông và không có giá trị.
Các địa phương tiếp tục động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn ngư dân tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá trên các vùng biển thông qua hệ thống giám sát tàu cá, có biện pháp cảnh báo cho các tàu cá khi cần thiết và đặc biệt quản lý chặt chẽ việc xuất/cập bến của tàu cá hoạt động trong thời gian này.
Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương kịp thời thông báo các vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân về đường dây nóng của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024-62737323.
‘Ngư dân tự vệ’ VN có địch nổi ‘vùng xám’ của TQ?
ng ánh sáng màu xám bạc chênh chếch nơi đầu Bãi Tư Chính, các tàu tuần tiễu nhỏ của Hải quân Việt Nam và cả ‘lực lượng ngư dân tự vệ’ đi cùng đang rơi một tình trạng giằng xé cực kỳ khó chịu và khó gỡ: chiến thuật ‘vùng xám’ của người đồng chí tốt Bắc Kinh.
Màu xám chênh chếch
Theo định nghĩa của giới chuyên gia quân sự, chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài loại hình tàu hải giám và tàu dân quân biển, tàu thương mại dân sự cũng là một thành phần nằm trong chiến thuật ‘vùng xám’ sâu hiểm ấy của Trung Quốc.
Khi cái màu xám chênh chếch của nắng chiều đã ngả sang màu tối trong tiết hè nồng nực nén bão của năm 2019, hiện tượng ngày càng nhiều chấm đen lấm tấm của các tàu dân sự lảng vảng xung quanh tâm điểm là tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 ở khu vực Bãi Tư Chính, cùng với hiện tượng ‘đảng anh’ Trung Quốc điều động thêm tàu nghiên cứu vào khu vực này và cho tập trận máy bay SU-35 trên Biển Đông, chẳng hề phát ra tín hiệu tốt lành nào mà có thể khiến ‘đảng em’ Việt Nam kê cao gối ngủ ngày.
Đã rất rõ là phía Trung Quốc đang chơi một trò rất khó chịu: chiến thuật dân sự – quân sự hỗn hợp.
Một tổng kết của giới nghiên cứu cho biết vào năm 2014, loại hình tàu thương mại dân sự cũng đã xuất hiện trong vụ giàn khoan HD-981, để cùng với các tàu hải giám tham gia trực tiếp chặn đường ngăn cản các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Còn theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu C4ADS tại Mỹ, đã có tới khoảng 30 tàu thương mại dân sự được cho là hiện diện quanh giàn khoan HD-981 hồi năm 2014, trong đó chỉ có 10 tàu có thể xác định danh tính. Báo cáo được đăng trên trang của Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC) cho biết đã có ít nhất 3 tàu thương mại quốc doanh Trung Quốc tiến hành các hành vi phun nước, đâm va và rượt đuổi các tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam. Theo dõi đường đi của các con tàu cho thấy chúng phối hợp với nhau, cũng như phối hợp với các tàu Trung Quốc khác trên thực địa.
Việc Trung Quốc sử dụng tàu thương mại dân sự và tàu dân quân biển trong chiến thuật ‘vùng xám’ cho thấy nhiều khả năng Bắc Kinh muốn kéo dài vụ xâm phạm Bãi Tư Chính, còn kéo dài tới bao lâu thì còn tùy thuộc vào một số yếu tố như Trung Quốc có đạt được mục đích hoặc một phần mục đích gây áp lực buộc Việt Nam phải chia bôi tài sản dầu khí khai thác được, yếu tố về mức độ phản ứng của Việt Nam, yếu tố phản ứng của quốc tế, đặc biệt là của Mỹ, đối với Trung Quốc…
Vậy Việt Nam có gì trong tay để đối phó với ‘vùng xám’?
Lực lượng ngư dân tự vệ?
Trên phương diện giấy tờ, chính thể Việt Nam xem ra chẳng thiếu thứ gì. Và ở mức độ ‘dưới ngưỡng chiến tranh’ mà chưa cần thiết phải nổ súng vào tàu Trung Quốc, Việt Nam cũng có lực lượng ngư dân tự vệ của nó.
Trong một lần hiếm hoi, lực lượng dân sự có một chút dân quân trên đã được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đề cập trong bài “Việt Nam tăng cường lực lượng ‘ngư dân tự vệ’ để đối phó với Trung Quốc” của tác giả Ralph Jennings, vào tháng Tư năm 2018. Bài này cho biết lực lượng ngư dân tự vệ được tăng cường trong năm 2009 khi Quốc hội Việt Nam thông qua một đạo luật cho phép ngư dân tự vệ hộ tống các tàu cá. Theo một nghiên cứu năm 2017 của các học giả thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, 13 đội “ngư quân” (của Việt Nam) yểm trợ hơn 3.000 ngư dân đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Trung Quốc kiểm soát Hoàng Sa, nhưng Việt Nam tuyên bố chuỗi đảo này là thuộc chủ quyền của mình. Hơn 10.000 ngư dân và khoảng 2.000 tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa được cấp ống nhòm hồng ngoại, theo nghiên cứu của Singapore. Việt Nam đã ban hành một nghị định vào năm 2014 để trợ giúp các ngư dân, những người có tàu "công suất lớn hiện đại" - thường là các tàu thép, mở rộng phạm vi hoạt động. Theo nghị định này, các ngân hàng Việt Nam đã cho các ngư dân vay 176 triệu USD để nâng cấp khoảng 400 tàu…
Nhưng trong thực tế, chính thể Việt Nam đã làm được gì cho “lực lượng ngư dân tự vệ” và sử dụng lực lượng này có hiệu quả hay không ? Sự thật trần trụi và đau đớn
Mặc dù cảnh tượng côn đồ và giết người của tàu Trung Quốc đối với tàu ngư dân Việt đã xảy ra từ rất nhiều năm và đặc biệt từ năm 2011 trở đi, nhưng phải đến tháng Sáu năm 2016 mới lần đầu tiên xuất hiện một quan chức phụ trách các vấn đề liên quan tới ngư dân - ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - đề cập một cách bình thản “Hơn 4.000 tàu cá Việt Nam gặp nạn với hơn 2.300 ngư dân thương vong, mất tích trên biển chỉ trong hơn hai năm qua”.
Ngay cả thời gian gần đây khi Việt Nam có một chút nhúc nhích từ tư thế “đu dây” sang “dựa Mỹ đối Trung”, một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu Việt Nam đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.
Một Việt Nam đương đại đang hiện ra trên bản đồ thế giới với câu châm ngôn “ngư dân bám biển, hải quân bám bờ”.
Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào án ngữ ở Biển Đông năm 2014 khiến hàng ngàn tàu cá của ngư dân Việt phải chịu cảnh nằm bờ treo niêu, cho tới nay lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn không có động tác thực chất và hiệu quả nào để hộ tống ngư dân ra khơi - như cách người Philippines và người Nhật đã làm đúng thiên chức “quân với dân như cá với nước.
Không những tư thế “bám bờ” vẫn kiên định một cách phủ phục đến khó tưởng tượng nơi quân chủng hải quân và cảnh sát biển, những hứa hẹn của chính phủ “cho ngư dân vay tiền đóng tàu sắt” từ giữa năm 2014 đã trôi ngược lên Trung Nam Hải. Sau một thời gian tuyên truyền lẫn tuyên giáo như thể nhà nước sẽ làm tất cả cho ngư dân của mình, một lần nữa trong rất nhiều lần người dân lại mất nốt những hy vọng xót xa còn lại. Bị giới ngân hàng chỉ biết “còn đảng còn tiền” bày ra vài chục loại thủ tục và ngâm hồ sơ đến cả năm trời, chỉ có khoảng 10% ngư dân được giải ngân. Nhiều ngư dân khác đã phải nuốt giận rút hoặc hủy hồ sơ vay vốn. Kết luận thật đắng chát: Lực lượng ngư dân tự vệ của Việt Nam không chỉ phải chịu rủi ro nguy hiểm từ “tàu không rõ quốc tịch”, mà còn bị chính những người cùng quốc tịch lừa gạt một cách không thể nhẫn tâm hơn. Bởi ngay cả những ngư dân vay được ngân hàng và được ngân hàng giải ngân để “đóng tàu sắt” để đối phó với tàu cá và tàu hải giám của Trung Quốc cũng bị chính những doanh nghiệp đóng tàu lừa gạt bằng… vỏ thép Trung Quốc.
Vào năm 2016, bất chấp Nghị định 67 của Chính phủ Việt Nam về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời mà được kỳ vọng sẽ “giúp ngư dân thực hiện giấc mơ đóng tàu to, hiện đại để vươn khơi bám biển dài ngày”, đã có đến vài chục tàu vỏ thép của ngư dân miền Trung - trị giá hàng trăm chục tỷ đồng - vừa đóng mới và đi chuyến biển đầu tiên đã bị hư hỏng, phải nằm bờ. Còn một số cơ sở đóng tàu lại “qua cầu rút ván” khi xảy ra hậu quả đó. Thậm chí một trong những doanh nghiệp đóng tàu có nhiều dấu hiệu gian dối như thế lại thuộc… Bộ Công an.
Nhưng cho tới nay, đã chẳng có bất kỳ doanh nghiệp đóng tàu gian dối nào bị truy tố. Về thực chất, kế hoạch “đóng tàu sắt” của Việt Nam cho tới nay đã gần như phá sản, hoàn toàn trái ngược lại với hình ảnh hàng chục ngàn tàu sắt của ngư dân Trung Quốc được Bắc Kinh trang bị đến nơi đến chốn để ồ ạt đánh bắt cá ở Biển Đông và còn xông thẳng vào vùng hải phận Việt Nam trước cơn “ngủ ngày” của Hải quân và Cảnh sát biển nước Việt.
Song vẫn chưa hết.
Vào khoảng thời gian hàng đàn tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính, ngư dân Việt không chỉ bị hành hạ bởi kẻ cướp bên ngoài mà còn bởi ‘nội xâm’ bên trong: theo quy định mới trong Luật Thủy sản 2017 và Công văn số 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25 tháng 3 năm 2019, tàu cá có chiều dài dưới 15 m không được ra vùng biển xa bờ, mà chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý. Quy định ‘hành là chính’ này đã khiến hàng ngàn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam không thể ra khơi, chủ tàu phải chịu lỗ, còn ngư dân thì mất việc.
Vậy thì lấy đâu ra tinh thần và vật chất cho ‘lực lượng ngư dân tự vệ’ để lao thuyền ra Biển Đông đối đầu với hàng ngàn tàu sắt kiên cố của Trung Quốc? Hay lại ‘chống ngập bằng lu, chống giặc bằng cờ’ theo lối chính quyền phát miễn phí hàng chục ngàn lá cờ đỏ sao vàng cho những ngư dân đang muốn bục mặt vì lo lắng và sợ hãi, vừa thuyết mị vừa gây áp lực buộc họ phải xông lên nơi đầu sóng ngọn gió, trong lúc những quan chức cao cấp của đảng như Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng vẫn uốn mình sang Bắc Kinh ‘triều kiến’ và học hỏi về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc lẫn cái vùng xám của ‘đại cục’ ở Biển Đông, còn Bộ Giao thông Vận tải thì ra sức ‘cõng rắn cắn gà nhà’ bằng cách mời mọc và bảo vệ cho nhiều chục doanh nghiệp Trung Quốc tấn công vào mảng xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam và có thể cả dự án đường sắt cao tốc chạy từ Sài Gòn đến tận… Trung Quốc?
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. Các bài viết của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Trước sự nhu nhược bất động vì khiếp sợ TQ của chính quyền CSVN,
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Theo Hội Nghề cá Việt Nam, đây là lệnh cấm lập lại đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế.
Hội Nghề cá Việt Nam vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2023.
Vừa qua, phía Trung Quốc đã ban hành Lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-5-2023 đến 16-8-2023, bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Hội Nghề cá Việt Nam, đây là lệnh cấm lập lại đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế; trong đó, có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).
Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong một thời gian dài như vậy sẽ cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cho nên, lệnh cấm phi lý này sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc; đồng thời sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Lệnh cấm đánh bắt cá sai trái nói trên của phía Trung Quốc. Đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hội Nghề cá Việt Nam sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, Hội Thủy sản, Hội Nghề cá địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau và các đơn vị liên quan chủ động, tích cực thông tin, tuyên truyền để ngư dân chấp hành đúng pháp luật khi đánh bắt trên biển; hỗ trợ, vận động ngư dân yên tâm ra khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trước đó, chiều 20-4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, cho biết về phản ứng của Việt Nam trước "lệnh cấm đánh bắt cá" của Trung Quốc ở Biển Đông từ ngày 1-5 đến 16-8, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam đối với "lệnh cấm đánh bắt cá" mà Trung Quốc đơn phương ban hành trái phép ở Biển Đông.
Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao,"lệnh cấm đánh bắt cá" này, đã xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông”.
Kịch thơ Xuân Khải Hoàn Trên Đảo Hoàng Sa
Xuân Khải Hoàn
Trên Đảo Hoàng Sa Kịch thơ 3 màn
Màn 1
Ở một làng đánh cá ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Gian nhà hẹp, bàn ghế không thứ tự. Hai vợ chồng đang ngồi cạnh nhau bên chiếc bàn ăn. Người đàn bà nét mặt buồn bã, chốc chốc lại thở dài. Người đàn ông có vẻ tư lự, đăm chiêu, nhưng ánh mắt tỏa ra một nét cương nghị, cứng rắn. Hai người ngồi nhìn ra hướng biển, chừng như đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Lát sau anh quay nhìn vợ với ánh mắt long lanh và giọng nói cương quyết:
"Không thể được, em ơi, không thể được Mặt trời lên anh sẽ quyết ra khơi Mấy tuần nay lương thực cạn khô rồi Ta chẳng lẽ ngồi bó tay đợi chết?"
(Người đàn bà, thảng thốt): "Đừng anh! Bọn Hán tặc đang lộng hành chém giết Làng chài ta lắm kẻ chẳng quay về Tàu tuần dương chúng vây bủa tư bề Anh ra biển chỉ làm mồi cho chúng"
(nhìn quanh quất) "trong nhà ta còn dăm đồ hữu dụng sao không bán đi mua gạo sống qua ngày?" (nhìn xuống chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay) "chiếc nhẫn này và cả cặp bông tai chắc đủ để nhà ta ăn một tháng"
Người đàn ông, đau xót: "Nghe em nói anh càng căm giặc Hán và thêm thù Bắc bộ phủ ngoài kia Chúng làm dân ta nhục nhã ê chề Hận mất đất biết bao giờ rửa được Vua quan Hà thành một lũ hèn khiếp nhược sợ Hán triều hơn cả sợ cha ông e có ngày chúng mang cả Thăng Long Cúi đầu xuống dâng lên ngài Đại Hán"
(ngừng một phút rồi anh lại nhìn ra phía biển) "Anh đã quyết thì xin em đừng cản cuộc đời anh gắn bó với trùng khơi cá biển Đông nuôi sống biết bao người Kho thực phẩm của tiền nhân để lại Bọn Hán tặc quyết chiếm toàn Đông hải Tội ác này trời đất chẳng dung tha Hoàng Sa, Trường Sa, hai đảo của ta dưới gót giặc, lòng ta đau như cắt"
(Người đàn bà đưa một ngón tay lên miệng như ra hiệu cho chồng im lặng) "Anh nói khẽ, kẻo có người mách vặt Lại vào tù thì khổ lắm anh ơi!"
(có tiếng trẻ khóc) "Ôi con ta lại thức dậy nữa rồi chắc đói sữa, biết lấy gì cho bú"
(bước tới nôi bồng con lên dỗ) "nín đi con, nhà mình đang khốn khó chờ mẹ đi xin sữa ở nhà bên mẹ cúi đầu cầu nguyện với ơn Trên cho ba khỏi rơi vào tay giặc biển Quê hương ta đang trong hồi nguy biến Mất chủ quyền nên khổ lắm, con ơi!"
(Đứa bé ngưng khóc. Đặt con vào nôi, Người đàn bà quay lại ngồi bên chồng) "Hàng xóm ta cũng có kẻ nhiều lời Thích tố cáo để lấy lòng quan lớn"
Người đàn ông, có vẻ hơi thất vọng, ngao ngán: "Dân tộc ta vùi trong cơn bão lớn Ngày như đêm không thấy mặt trời lên Lính triều đình toàn một lũ kên kên Mắt háu đói lượn vòng quanh xác chết Bọn đầu xỏ bạc tiền ăn không hết nhà chúng xây trên máu lệ dân lành Tiếng dân than tưởng thấu đến trời xanh sao lắm kẻ vẫn lầm than đói lạnh Trót sinh ra trên quê hương bất hạnh Ngày qua ngày không thấy nẻo tương lai"
(Người đàn bà): " Hơn tháng qua ta như kẻ lưu đày Biển trước mặt mà quá tầm tay với Hải quân ta lại yếu hèn quá đỗi Khi dân cần họ trốn cả nơi đâu Không dám ra khơi đối mặt quân Tầu xấu hổ thế còn dám nhìn ai nữa"
(Người đàn ông): "Ta phải tự đốt cho mình ánh lửa còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm đen Anh thèm nghe tiếng sóng vỗ bên thuyền thèm nhìn cá nặng quằn manh lưới nhỏ đã làm bạn với muôn trùng sóng cả xa một ngày ray rứt biết bao nhiêu anh mơ ngày lấy lại biển thân yêu Ta mặc sức vẫy vùng cho thỏa chí Xây lăng tẩm, dựng bia thờ liệt sĩ Các anh hùng tử trận tại Hoàng Sa Gươm anh linh hạm trưởng Ngụy văn Thà sẽ chói rạng trên muôn trùng sóng bạc Năm bảy tư quân ta không hèn nhát Dù thế cô vẫn liều chết không hàng quyết không thèm làm tôi tớ ngoại bang Lấy thân xác làm rào ngăn bước giặc Sao ngày nay bọn Hà thành nô nặc lại cam tâm dâng đất tổ cho người một vết nhơ lưu lại đến muôn đời nhục hơn cả vua hèn Lê Chiêu Thống"
(Người đàn bà): "Anh yêu ơi, lưới trời cao lồng lộng một mảy lông không thoát được ra ngoài Triều nhà Hồ tồn tại đến ngày nay nhờ quyền lực toát ra từ họng súng Bao năm qua bà con ta điêu đứng mà quan lại triều đình tài sản khắp nơi bạc triệu trong tay, hôm sớm chơi bời xây biệt thự huy hoàng như điện ngọc họ không thấy mưu Hán triều thâm độc chúng đưa dân lập nghiệp khắp quê mình Tây Tạng xưa đang sống cảnh thanh bình cũng vì chúng mà nhà tan cửa nát nửa thế kỷ qua lòng người phẫn uất chúng luôn tay đàn áp thật dã man Đức Đạt Lai phải vượt núi băng ngàn ra hải ngoại để tìm phương giải cứu Bọn Mao, Đặng khác chi loài dã thú lấy bạo quyền bảo vệ thế độc tôn đưa chiến xa về giữa Thiên An Môn xích sắt nghiến vào đầu dân vô tội"
(Người đàn ông): "Sao thế giới vẫn bình chân như vại Để chúng ngang nhiên bắn giết dân lành Sẽ có ngày đất hạn trổ chồi xanh sông nhẫn nhục nước dâng thành cuồng lũ Em có biết chuyện người dân nước Lỗ? Sau nhiều năm trên ngọn lửa hung tàn Bỗng một ngày đứng dậy rất hiên ngang Giết bạo chúa, giương cao cờ dân chủ Cả Liên Xô cũng cam đành thúc thủ Trước cao trào tranh đấu của nhân dân Các nước Đông Âu nối gót Ba Lan Đảng Cộng sản sớm chiều thành cát bụi"
(Người đàn bà): "Dân ta sống bao nhiêu năm hờn tủi Biết có ngày quật khởi được hay không?"
(Người đàn ông): "Em yêu ơi, hãy vững dạ chờ mong Ngày giải phóng sẽ không còn xa mấy Tức nước vỡ bờ, lời xưa còn đấy Căm hờn này mai sẽ hóa cuồng phong quét sạch quân Tàu ra khỏi biển Đông Quét luôn cả bọn ươn hèn phản quốc Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc vẫn muôn đời là máu thịt dân ta chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đống Đa sẽ là đuốc soi đường cho dân tộc Ta không thể cứ ngồi đây than khóc Không cứu ta, ai sẽ cứu đời ta?
(nhìn ra ngoài, thấy mặt trời đã lên) Chút nữa đây anh sẽ kéo thuyền ra Mai tôm cá sẽ đầy khoang em nhé nếu anh lọt vào tay quân cướp bể thì xin em dạy dỗ lũ con mình Dạy con trai trang lịch sử quang vinh Những gương sáng của lớp người đi trước Dạy cho con đừng ươn hèn nhu nhược Để một ngày ta chiếm lại Hoàng Sa đập tan lũ tội đồ cộng sản thối tha xây dựng lại một chính quyền dân chủ Em hãy nhớ những lời anh nhắn nhủ Thôi bây giờ anh sửa soạn ra khơi"
(Từ phía trong, một cậu bé khoảng 15, 16 tuổi chạy ra nói) "Ba đừng đi, nguy hiểm lắm ba ơi Mẹ nói biển quân Tàu đang cướp bóc!"
(Người đàn ông): "Đã đến giờ sao con chưa đi học Rồi chiều về nhớ giúp mẹ trông em Ba mong sao tôm cá được nhiều thêm Để Tết đến con có quần áo mới Hãy nhìn kìa! Các bạn con đã tới Nhanh lên con, đừng để chúng trông chờ"
(Cậu bé lui ra. Người đàn ba bước tới ôm chồng dặn dò): "Anh ra khơi, em mong đợi từng giờ gặp bọn chúng, xin anh đừng chống cự Nếu chúng đuổi, đi ngay đừng do dự Dù lưới đầy cũng chớ tiếc nghe anh! Em chỉ mong anh trở lại yên lành Còn mạng sống là ta còn tất cả"
(Người đàn ông): "Anh sẽ về với khoang thuyền khẳm cá cả nhà ta sẽ rộn tiếng vui cười"
(Người đàn ông quay lưng bước ra cửa, hướng về bãi đậu thuyền)
Màn 2
Trời quang, mây tạnh, biển êm. Xa xa có vài chiếc thuyền đánh cá khác cũng đang giăng lưới. Đứng trên thuyền nhìn quanh quất, người đàn ông vừa mừng vừa lo khi không thấy có bóng tàu tuần của Trung cộng. Trông về hướng Hoàng Sa, anh ngậm ngùi:
"Hoàng Sa ơi, đảo tiền nhân để lại Sao bây giờ chia cách khỏi quê hương Bè lũ Bắc kinh ôm mộng bá đồ vương biết bao giờ mới dừng chân xâm lược Ôi ta vẫn nghe trên trời mây nước tiếng quân Nam ngày trước mãi rền vang Ngụy Văn Thà phút cuối vẫn hiên ngang đem xương máu giữ thơm vùng biển mẹ Bao nhiêu năm dân Nam còn rơi lệ Tiếc thương người vì nước đã hy sinh Đáng giận thay bọn cẩu tặc triều đình không dám khắc tên người lên bia đá vết nhơ này biết ngày nao bôi xóa cho dân ta đứng dậy ngẩng cao đầu? nước Việt ta tuy nhỏ bé hơn Tàu nhưng nhất định không để người sai khiến"
(Một vài chiếc tàu lạ xuất hiện phía trước) "Ôi, trước mặt ta có phải là tàu chiến của quân thù Trung Cộng xâm lăng? Đang từ từ tiến đến vẻ hung hăng Nhưng ta quyết không quay đầu trốn chạy"
(Chiếc chiến hạm của TC tiến đến rất gần chiếc thuyền đánh cá của người đàn ông. Người đàn ông nhìn chăm chăm vào chiếc tàu lớn, có vẻ lo ngại:) "Chúng đã đến sát bên ta rồi đấy Cờ năm sao đang ngạo nghễ tung bay lũ chúng mày cứ tự tiện ra tay ăn hiếp kẻ trong tay không tấc sắt"
(Chiếc chiến hạm TC đến sát bên thuyền người đàn ông. Một tên thủy thủ TC bắt loa hét lớn): "Này tên kia! Hãy rời ngay tức khắc Vùng biển này là biển của Trung Hoa Ngươi há chẳng nghe lệnh Đại Hán ban ra buộc tất cả các tàu bè Giao Chỉ Không được xa bờ quá mười hai hải lý Nếu không tuân thì chớ trách thiên triều Lệnh đã ra, ngươi buộc phải nghe theo Nếu chậm trễ e không toàn mạng sống"
(Người đàn ông cười khẩy) : "Biển của ngươi? Lấy chi làm bằng chứng! Trung cộng các người chỉ ỷ thế hiếp cô Mấy ngàn năm không từ bỏ mưu đồ Thôn tính hết cả vùng Đông Nam Á Vua quan chúng bay mặt chai mày đá luôn giở trò cả vú lấp miệng em"
(Một tên khác xuất hiện, hình như là cấp chỉ huy của tên thủy thủ kia, bảo thả dây xuống cho người đàn ông leo lên tàu lớn.) "Giao Chỉ các người chẳng học hỏi gì thêm Ngàn năm trước ngàn năm sau vẫn vậy Trung quốc ta không bao giờ ngần ngại Lấy binh quyền để chiếm thế thượng phong Bước quân ta đi đất lỡ trời long Ai muốn sống phải cúi đầu thần phục"
(Người đàn ông, lúc bấy giờ đã có mặt trên chiếc chiến hạm của TC:) "Ta thà chết chớ không ham sống nhục Việt Nam ta anh dũng đã bao đời Đến ngày nay bọn Hồ tặc dở hơi Nên mới để cho chúng mày thao túng Cha ông ta đã bao lần vượt sóng Ra Hoàng Sa từ thế kỷ mười lăm Bia chủ quyền hiện hữu mấy trăm năm Đã xác nhận Hoàng Sa là đất Việt Bao nhiêu năm quân các người trốn biệt Chờ Đồng Minh triệt thoái khỏi miền Nam Để chiếm Hoàng Sa cho thỏa lòng tham Rồi trâng tráo đòi độc quyền Đông Hải Vùng biển này là của toàn nhân loại Không của ngươi và cũng chẳng riêng ai Việt Nam ta từ lập quốc đến nay Luôn chiến đấu cho vẹn toàn lãnh thổ Trung cộng các ngươi hàm hồ ngoan cố Ỷ số đông luôn lấy thịt đè người Từ đó đến nay mấy chục năm rồi Không trưng được bằng chứng nào xác thực Đảo Hoàng Sa nằm trọn trong hải vực và nối liền thềm lục địa nước ta Cồn, đụn, bãi chìm, bờ cạn, thủy tra còn in dấu tiền nhân ta thủa trước"
(Tên sĩ quan cười ngạo mạn) "Ngươi đã quên luật yếu thua, mạnh được Trung quốc ta nay vị thế siêu cường Tiếng thiên triều vang vọng đến muôn phương Đế quốc Mỹ cũng e dè ngần ngại"
(vung tay chỉ một vòng biển với vẻ mặt dương dương tự đắc) "Toàn biển này là thiên triều lãnh hải sử nước ta ghi chú rất phân minh Hải quân ta sau bao cuộc hành trình Đã thu thập biết bao là dữ kiện"
(Người đàn ông:) "Lời các ngươi nghe sặc mùi ngụy biện Sử các ngươi cạo sửa biết bao lần Các nước Tây phương từ thế kỷ mười lăm Đã minh chứng Hoàng Sa là của Việt Ngươi cũng chẳng có danh từ nào rõ rệt Để đặt tên cho các đảo phương Nam Càng ba hoa càng lộ mặt gian tham càng tranh biện lại càng thêm lếu láo Khi gọi Cửu Châu, khi đổi là Thất Đảo Lúc lỡ lời lại gọi ấy Hoàng Sa! Mà Hoàng Sa là tên của xứ ta dùng để gọi Bãi cát vàng giữa biển"
(Tên sĩ quan:) "Vua các người đã cúi đầu dâng hiến Đảo Hoàng Sa và cả đảo Trường Sa Nam Hải đây cũng là của Trung Hoa chân lý ấy không bao giờ thay đổi"
(Người đàn ông:) "Dân Việt ta không bao giờ thứ lỗi Lũ tội đồ Hồ, Giáp, Duẫn, Đồng, Chinh Phản bội quê hương, mãi quốc cầu vinh Cũng vì chúng mà dân ta điêu đứng cũng vì chúng mà các ngươi thao túng Đoạt Hoàng, Trường Sa, chế ngự biển Đông Phá rừng Tây nguyên, chặn nước Cửu Long Rừng hết củi, sông cạn nguồn, hết cá càng tự cao, càng xưng hùng xưng bá sẽ có ngày ngươi thất bại chua cay"
(Tên sĩ quan chỉ tay vào mặt người đàn ông, hét lớn) "Ta ra lệnh ngươi phải cút khỏi nơi đây chớ chậm trễ sẽ không toàn tính mạng Và kể từ nay cũng đừng bén mảng Đến nơi này chỉ chuốc họa vào thân"
(Người đàn ông leo xuống thang dây, vừa leo vừa ngước lên nói) "Sẽ có ngày dân ta nổi dậy dẹp tan Lũ cộng sản giành độc quyền cai trị Lấy Bãi Cát Vàng cùng Trường Sa Vạn Lý Từng tấc rừng, tấc biển của tiền nhân Ta sẽ đuổi chúng bay con cháu Thoát Hoan chạy như vịt về bên kia biên giới "
(Người đàn ông đã đặt chân xuống thuyền của anh. Tên thủy thủ TC rút thang dây, chiếc chiến hạm lùi ra. Tên sĩ quan cười ha hả) "Đến số chết mà ngươi còn lớn lối Ta sẽ cho ngươi về ứng đối với Long vương Để An Nam chúng bay không còn dám khinh thường Thấy Đại Hán phải cúi đầu phủ phục"
(Hắn ta quay lại nói gì đó với tên phụ tá. Giây sau chiếc chiến hạm thay vì lui ra lại bắt đầu chạy lên gần chiếc thuyền nhỏ.) (Người đàn ông:) "Ta thà chết chứ không chịu nhục Muốn giết ta thì cứ việc thi hành Một lũ hèn mà cứ tưởng hùng anh Dùng tàu lớn uy hiếp thuyền nhỏ bé"
(Tên sĩ quan) : "Ha ha ha! Người trối trăn quá trễ Ta cho ngươi về với Ngụy Văn Thà Ngươi to gan dám lăng mạ nước ta Một trọng tội không thể nào tha thứ"
(Chiếc chiến hạm TC đâm mạnh vào hông chiếc thuyền đánh cá của người đàn ông. Chiếc thuyền đánh cá vỡ ra làm đôi. Người đàn ông chìm xuống rồi lại trồi lên, bám được một mảnh ván, chừng như đang tìm cách bơi vào một hướng nào đó. Chiếc chiến hạm từ từ chuyển hướng đi, vẫn còn thấy tên sĩ quan TC đứng trên chiến hạm cười ha hả.)
Màn 3
Tháng 1/ 2020...Cuộc chiến đấu chống cộng của dân Việt trong và ngoài nước đã đạt được thắng lợi cuối cùng. Chính quyền Hà Nội sụp đổ toàn diện, đảng CSVN tan rã, hầu hết các đảng viên cao cấp lớp chạy thoát ra nước ngoài, lớp bị giết, một số rất lớn bị bắt và đưa vào các trại tạm giam chờ ngày ra tòa xử. Cơ cấu chính quyền mới được thành lập, Việt Nam Cộng Hòa được chọn làm quốc hiệu, cờ vàng ba sọc đỏ được tiếp tục chọn làm cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền VNCH chính thức và công khai vô hiệu hóa tất cả mọi văn kiện vã hiệp ước do chính quyền CSVN ký kết với Trung Cộng, ra tối hậu thư yêu cầu TC phải triệt thoái ra khỏi Hoàng Sa và Trường Sa trước ngày 19/1/2020 (đúng 46 năm sau ngày trận hải chiến giữa TC và VNCN diễn ra). Đã không chịu rút quân, ngày 20/1/2020 TC còn ngoan cố đưa tàu chiến đến HS và TS nhằm củng cố hệ thống phòng thủ của chúng tại đây. Không lâu sau khi rời khỏi đảo Hải Nam, tàu tiếp viện của TC bị chận đánh tan tành. Hải Quân VNCH dốc toàn lực cùng lúc tiến chiếm cả hai đảo HS và TS. Với chiến thuật thần tốc và dưới sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo, toàn bộ quân trú phòng TC bị đánh tan trong vòng năm ngày. Ngày 25 tháng 1 năm 2020, đúng ngay vào ngày Tết Canh Tý, chính quyền VNCH tuyên bố chiến tranh giữa hai nước chấm dứt, Việt Nam toàn thắng, thu hồi hai hải đảo với nhiều chiến lợi phẩm và toàn bộ cơ sở, dinh thự, đồn lũy, công sự phòng thủ của địch. Quân TC đầu hàng rất đông, trong số có cả tên đề đốc chỉ huy trưởng hạm đội Hải Nam kiêm nhiệm tư lệnh HQ Trung cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa. Chiến hạm "Cát Vàng" của HQ VNCH là chiến hạm lập được nhiều chiến công đầu và loại rất nhiều tàu địch ra khỏi vòng chiến ngay những phút đầu tiên. Vị hạm trưởng của chiếc tàu này, một thanh niên rất trẻ, không ai khác hơn mà chính là trưởng nam của người ngư phủ bị tàu TC đâm chìm mười lăm năm về trước. Tàu của anh được dùng làm nơi tạm giam tên đề đốc Trung Cộng để chờ giải giao về đất liền xét xử. Đứng trên đài chỉ huy nhìn xuống vùng biển bao la trước mặt nay đã sạch bóng quân thù, anh cất tiếng ngâm:
"Thương quá Hoàng Sa đất nước tôi Trong tay quân giặc bấy lâu rồi Gót giày xâm lược đau lòng cát Chim chóc xa bầy, biển hận sôi..."
(Rời đài chỉ huy, anh bước xuống phòng họp của chiến hạm và ra lệnh cho viên sĩ quan phụ tá dẫn tên đề đốc TC lên. Chỉ ghế mời tên đô đốc ngồi, anh cất tiếng): "Này đề đốc! Bây giờ ngươi đã biết Dân Việt ta chưa khuất phục bao giờ Tự ngàn xưa câu Nam quốc sơn hà Đã in đậm trên từng trang sử máu Hán triều các ngươi hôn quân vô đạo Đã bao đời dòm ngó đất phương Nam mấy ngàn năm chưa sạch máu gian tham xua quân chiếm hết biển này, đảo nọ Nay phận ngươi như cá nằm trong rọ có lời gì muốn tỏ với ta không?"
(Đề đốc TC): "Cảm ơn ngài đã mở lượng khoan hồng cho ta sống để còn về cố quốc Bao nhiêu năm quân ta gieo tang tóc cho Việt Nam và các nước lân bang Chính quyền Bắc kinh tội ác vô vàn Ta cấp nhỏ phải chờ nghe sai khiến Lệnh truyền ta phải đưa tàu ra biển Họ bảo rằng để bảo vệ Nam Sa Ta biết Nam Sa không phải của nước ta Mà thực sự là Hoàng Sa của Việt Họ còn buộc ta thẳng tay tiêu diệt mọi thuyền bè lảng vảng đến chung quanh"
(Hạm trưởng VNCH): "Kẻ tay không sao ngươi giết cho đành Man rợ thế sao xứng danh cường quốc"
(nhìn thẳng vào mặt tên đề đốc TC) "À! có phải chính ngươi mười lăm năm về trước Lái chiếc tàu sát hại phụ thân ta?"
(Đề đốc TC nhíu mày như để nhớ lại): "Có phải cha ngài rời hải phận quá xa Thuyền đánh cá lọt vào khu vực cấm? Có một chiếc thuyền do chính ta đánh đắm nhưng biết đâu không phải phụ thân ngài Người ngư phủ kia tranh luận rất tài Đã dám cãi tay đôi cùng chính ủy Lập luận của anh ta chắc như thành lũy Chính ủy ta đuối lý phải làm thinh Hắn lại là người không muốn bị ai khinh Nên bắt ta giết người ngư phủ ấy Lệnh ban ra nên ta nào dám cãi Phải cho tàu đâm thẳng chiếc thuyền con Ta phục người đàn ông lòng dạ sắt son Đến phút cuối vẫn không hề run sợ Ta thấy hắn bập bềnh trên sóng vỗ Ôm mảnh cây cố gắng lội vô bờ Tội nghiệp anh ta trôi nổi vật vờ nhưng ta phải lái tàu sang hướng khác"
(Biết được ai là người đã giết cha mình, viên hạm trưởng VNCH quắc mắt long lanh nhìn thẳng vào mắt tên đề đốc): "Ôi, chính là cha ta! Cha ta chết không vẹn toàn thân xác Nửa thân người vào bụng lũ kình ngư nửa thân kia theo sóng giạt vào bờ Hình ảnh đó bao giờ ta xóa được. À, thì ra chính ngươi là tên khiếp nhược Đã cam đành giết hại kẻ tay không Ta muốn giết ngươi cho hả dạ vừa lòng Moi gan mật tế hồn cha oan thác Ngươi đã làm gia đình ta tan nát cũng vì ngươi mà mẹ góa con côi Ta sẽ mang ngươi ra giữa biển khơi cho ngươi chết như cha ta đã chết"
(Tên đề đốc TC cúi đầu khẩn khoản:) "Tôi rất đáng bị trời tru đất diệt chỉ mong ngài rộng lượng thứ tha cho!"
(Hạm trưởng VNCH, mím môi) : "Ngươi đường đường là một vị quan to Sao xin xỏ như phường vô liêm sỉ Làm tướng như ngươi còn chi dũng khí Lộ mặt hèn loài úy tử tham sinh Tướng nước Nam ta đức trọng quỉ thần kinh Trước cái chết vẫn không hề nao núng"
(Nói xong, viên hạm trưởng VNCH đứng dậy chắp tay sau đít đi tới đi lui như đang suy nghĩ lung lắm. Chập sau anh quay lại nói với tên đề đốc TC): "nhưng thôi, ta sẽ tha cho ngươi được toàn mạng sống Sẽ giải ngươi về cho thượng cấp của ta Người sẽ được đưa ra xét xử trước tòa cho ngươi biết thế nào là công lý Dân Việt ta vốn dĩ hòa vi quý không hung hăng, không chuốc oán gây thù dẫu cho ngươi là một kẻ tội đồ ta vẫn lấy tình thương mà đối xử""
(Tên đề đốc TC): "Cảm ơn ngài đã mở lòng tha thứ Cả một đời tôi nguyện sẽ ghi ơn"
(Ra hiệu cho sĩ quan phụ tá đưa tên đề đốc TC xuống phòng giam, viên hạm trưởng bước ra trước mũi tàu đứng lặng nhìn trời nuớc bao la. Mặt biển dưới ánh nắng mặt trời đầu xuân long lanh ngàn con rắn bạc. Trong gió Xuân mơn man, anh cảm xúc cất tiếng ngâm):
"Hoàng Sa, Hoàng Sa, Hoàng Sa ơi Hải đảo thân yêu đã phục hồi Cúi lạy hồn cha về chứng giám Mùa xuân chiến thắng khắp nơi nơi!"