Bắt chước đầu bếp Anh làm Thánh Rắc Hành đi tù gần 6 năm bị đảng và nhà nước cho là diểu cợt thái thú Tô Lâm người gốc Hoa lãnh đạo thực quyền tối cao do TQ bỗ nhiệm
28.05.2023 10:19
'Thánh rắc hành' - Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế Hiện nay quyền lực đều tập trung trong tay những lãnh đạo người gốc Hoa trong đó có Thống chế Đại tướng Công an Tô Lâm người được Bắc Kinh bổ nhiệm nắm thực quyền các lãnh đạo gốc VN như TBT, Thủ tướng, Bộ trưởng khác là người gốc Việt chỉ làm bụ nhìn tô điểm cho chế độ tay sai Bắc Kinh. Do đó mọi hành động được cho là xúc phạm lãnh đạo gốc Hoa đều bị trừng phạt nặng nề. Những công an đàn áp biểu tình,chóngdối đều là người Tàu to con khỏe mạnh khát máu nên đân VN rất khiếp sợ họ
Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Bùi Tuấn Lâm nói với BBC sau phiên tòa về bản án:
"Quan điểm của Bùi Tuấn Lâm là anh ấy thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa thì Lâm rất bình tĩnh, có thể nói Lâm có tinh thần rất bình thản trước bản án được tuyên.
"Với vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm, bản thân tôi cho rằng thứ nhất - không có đủ căn cứ để kết tội anh ấy. Về cáo trạng, chủ yếu dựa trên các kết luận giám định - được thực hiện một cách trái quy định của luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn.
"Vấn đề thứ hai, liên quan đến cấu thành tội phạm. Nội dung khách thể tội phạm ở đây là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi đó, có những vấn đề không liên quan đến nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví như liên quan đến một số tổ chức, một số cá nhân khác - không phải là khách thể tội phạm được quy định tại điều 117.
"Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát cũng không chứng minh được mục đích thực hiện hành vi của Lâm là chống nhà nước Việt Nam, vì Lâm nói mình chỉ thực hiện tự do ngôn luận," LS Việt phân tích tính chất vụ án của ông Lâm.
Luật sư Việt cũng xác nhận với BBC rằng vợ ông Bùi Tuấn Lâm - bà Lê Thị Thanh Lâm không được tham dự phiên tòa:
"Việc này các luật sư cũng đã có ý kiến nhưng Hội đồng xét xử không cho phép, chỉ nói do hội trường dành cho những thành phần khác, những người làm nhiệm vụ và rồi chuyển sang phần khác."
Cũng trong sáng 25/5, bà Lâm gửi thư cho các tổ chức quốc tế và đại diện phái đoàn EU, các Đại sứ quán Mỹ, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, bà Lâm viết bà được thông báo không được vào phiên toà:
“Là vợ cũng như các thành viên thân thiết nhất trong gia đình của anh ấy, tôi tin mình có quyền tham dự quá trình tố tụng để đảm bảo rằng các quyền của anh ấy được bảo vệ và công lý được thực thi.
“Do đó, tôi tìm kiếm hành động khẩn thiết của quý vị trong vấn đề này. Với tư cách là đại diện của các quốc gia tương ứng, tôi mong quý vị thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép tôi tham dự phiên tòa xét xử chồng tôi.”
Trước phiên tòa của chồng mình, ngày 24/5, bà Lê Thị Thanh Lâm nói với BBC rằng dù bản án tòa tuyên bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn là "oan sai" và "vô nhân đạo", vì ông Bùi Tuấn Lâm không có tội.
Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho rằng ông Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và gây hoang mang trong nhân dân”.
Ông Bùi Tuấn Lâm nổi tiếng với biệt danh "Thánh rắc hành" nhờ video đăng hồi 10/11/2021. Trong đó ông Lâm nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae, người phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế vào thời điểm đó.
Trong các 19 bài viết và 25 video đăng trên Facebook lẫn YouTube có nội dung mà Viện kiểm sát cho là vi phạm vào Điều 117 BLHS, không có cái nào liên quan đến video nhại lại Salt Bae.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 24/5 kêu gọi thả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm và bỏ hết mọi bản án nhắm vào ông Lâm.
'Ba hay mùa hè về trước'
Ông Bùi Tuấn Lâm cùng vợ là Lê Thị Thanh Lâm có ba người con gái: An Nhiên (7 tuổi), Bảo Nhiên (6 tuổi) và Tuệ Nhiên (3 tuổi). Quán bún bò của vợ chồng ông tên "Ba cô gái" là vì vậy.
Từ ngày ông Tuấn Lâm bị bắt vào 7/9/2022 tới nay đã hơn tám tháng, vợ cùng ba cô con gái chỉ được gặp ông Lâm duy nhất một lần vào ngày 13/5 vừa rồi. Cuộc đoàn tụ diễn ra vỏn vẹn 10 phút.
"Việc đầu tiên là anh Lâm thông báo cho tôi phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/5, nếu không tôi cũng không biết. Về tinh thần thì anh rất ổn, rất mạnh mẽ nhưng có ốm đi nhiều.
"Mấy đứa nhỏ quá bỡ ngỡ khi gặp ba nên cũng không nói được gì nhiều, chỉ hỏi có nhớ ba không, hỏi thăm sức khỏe nhau và anh dặn tôi phải đòi quyền vào phiên tòa. Lúc gần chia tay thì bốn cha con hát với nhau một bài," bà Lâm kể lại.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ là nhà hoạt động ở Việt Nam có khi hiểu chuyện đến mức làm người lớn cũng phải chạnh lòng. Cả ba cô con gái nhà ông Lâm đều biết ba bị công an bắt đi và ngay cả Tuệ Nhiên - thời điểm đó chỉ mới hơn 2 tuổi.
"Các con tôi đều biết ba đi tù, dù ba vô tội. Vì còn nhỏ nên bé không đo lường được thời gian nên hay hỏi ngây ngô là mùa hè tới trước hay ba sẽ về trước. Tôi trả lời các con: "Đương nhiên là ba về lâu hơn rồi". Nhưng các bé đều rất ngoan và hiểu chuyện," bà Lâm bộc bạch.
Cuộc khám nhà ông Bùi Tuấn Lâm vào ngày 7/9/2022 được bà Lâm mô tả như một cuộc "khủng bố tinh thần" với khoảng 200 người thi hành công vụ được trang bị "súng đạn, dùi cui, đồ phòng hộ".
Theo lời bà Lâm, lúc đó đại gia đình bà có khoảng 20 người, gồm 8 trẻ em, đều bị nhốt trong một phòng kín do một cô an ninh canh gác. Vì phải làm việc với công an khi họ tịch thu máy móc, thiết bị nên dù bà Lâm có xin thì phía cơ quan chức năng cũng không cho bà vào với con.
"Các con tôi bị ảnh hưởng nhiều sau cuộc khám nhà và bắt anh Lâm đi đó, nhất là con bé út. Một cô an ninh nữ chạy xộc lên phòng chúng tôi, dùng mền trùm kín mít bé út lúc đó chỉ hơn 2 tuổi, rồi đưa nó vào phòng nhốt chung với 7 đứa con nít còn lại. Đứa lớn nhất trong đám chỉ có 8 tuổi, bọn trẻ trong nhà hoảng loạn vô cùng trong suốt hai tiếng trời.
"Lúc họ đưa anh Lâm đi xong, cửa mở, tôi nhìn thấy con mình mà rớt nước mắt vì bé khóc như một con chuột ướt. Ba bị bắt đi đột ngột, bé bị sốc như mất đi một người bảo vệ, một người trụ cột nên rơi vào hoảng loạn. Kể từ khi anh Lâm đi, đêm bé ngủ thường lo lắng bất an, hay gào thét gọi ba rồi khóc xong rồi ngủ thiếp đi," bà Lâm thuật lại.
Chồng vắng nhà, bà Lâm một mình chăm lo cho ba cô con gái và cáng đáng cả kinh tế gia đình. Quán bún bò của vợ chồng bà, nơi người dân đổ về ủng hộ như một cách "bỏ phiếu bằng chân" cho những việc ông Bùi Tuấn Lâm làm cũng phải đóng cửa sau đó vài tháng.
"Bán quán phải dậy sớm tầm 4 giờ sáng, con bé út vẫn còn hoảng loạn nên tôi dậy là nó cũng dậy theo. Tôi đẩy tủ ra bán thì bé vật vờ ngồi trong nhà nên tôi phải đổi hướng, làm công việc khác để có thể chăm lo cho tụi nhỏ.
"Có những lúc cũng quá sức với tôi vì hồi xưa việc gì cũng hai người cùng làm. Chăm bọn trẻ thôi cũng hết thời gian, huống chi giờ một mình chăm ba đứa, dạy tụi nhỏ học, đi làm nữa. Nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua vì các con tôi và vì gia đình, bạn bè đều hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất," bà Lâm nói qua điện thoại với BBC.
Lá thư "màu nhiệm"
Chỉ vài ngày trước phiên tòa của chồng mình, bà Thanh Lâm nhận được cuộc gọi của một người lạ nói rằng nhặt được mẩu thư được ông Lâm viết từ trong trại giam.
Sau khi gặp và nhận lấy lá thư của chồng, thực chất chỉ là những mảnh giấy vụn được viết chi chít, to bằng nửa lòng bàn tay ghép lại, bà Lâm tâm sự đó lại là cả phép màu tưới tắm lên cuộc sống của bốn mẹ con:
"Tôi đọc thư chồng vào lúc 12 giờ đêm nên khóc quá trời, sáng hôm sau đọc cho các con rồi bốn mẹ con ôm nhau khóc. Cả gia đình ai đọc cũng thấy những mẩu thư đó là điều kỳ diệu. Trong thư anh viết sẽ không nhận tội và tặng cho bốn mẹ con hai bài thơ con cóc anh làm."
Chụp cho BBC những mảnh giấy của ông Lâm, bà Lâm nói để có thể đọc được, bà đã phải ép các mảnh giấy vào sách cho thẳng thớm. Nhưng bà vẫn nhận ra nét chữ và những tâm tình mà chồng gửi gắm:
"Trong này mọi thứ hiếm hoi và thiếu thốn quá, nên anh không viết nhiều cho em được. Anh gửi vợ đôi chút tâm tư tình cảm của mình cho bốn mẹ con qua 2 bài thơ con cóc này.
"Nếu nó đến được với em là một kỳ tích đối với anh đó...Anh không bao giờ nhận tội, vì có tội gì mà nhận đúng không em."
Về việc bày tỏ chính kiến của chồng mình, bà Lâm nói chưa bao giờ phản đối vì từ lúc chưa lấy nhau, cả hai đều xác định có thể một ngày nào đó, ông Lâm sẽ phải đi tù vì lý tưởng của mình.
"Việc hoạt động xã hội là lý tưởng của chồng tôi nên nếu biểu anh ấy từ bỏ thì anh sẽ không lấy vợ. Tôi và anh Lâm có lý tưởng như nhau nên tôi sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả và chuyện anh Lâm đi tù, tôi cũng đã biết chỉ là một sớm một chiều," bà Lâm diễn giải.
Vợ chồng keo sơn đã được 10 năm, khi chồng thực sự phải đi tù, bà Lâm liên tục cập nhật tình hình, thông tin về vụ án của chồng mình trên Facebook cá nhân cũng như kêu gọi sự chú ý của dư luận về phiên tòa ngày 25/5 của ông Lâm.
Bà nói với BBC, bất kỳ một người vợ nào có chồng là tù nhân chính trị đều sẽ đấu tranh, lên tiếng cho chồng mình bằng tất cả cách có thể và cũng phải dũng cảm nhất có thể:
"Tôi không thấy cô đơn vì có gia đình, anh em bạn bè đồng hành. Và quan trọng nhất, tôi còn ba đứa con nhỏ, một mình tôi không thể cáng đáng và cần người đồng hành nuôi dạy con và tôi sẽ đấu tranh tới cùng khi chồng mình chịu một bản án oan sai."
Ông Bùi Tuấn Lâm bị cáo buộc vi phạm điểm a, b Khoản 1 Điều 117 BLHS, mức án cao nhất ông có thể phải đối mặt là 12 năm tù.
“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm bị kết án 5 năm 6 tháng tù, luật sư nói bản án không công bằng
RFA 2023.05.25
Ông Bùi Tuấn Lâm trong một lần nấu ăn từ thiện trước khi bị bắt giamNhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, người nổi tiếng với biệt danh “thánh rắc hành” bị Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án năm năm sáu tháng tù giam và bốn năm quản chế trong một phiên toà mà luật sư cho là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Ông Lâm, 39 tuổi, bị bắt ngày 07/9/2022, chín tháng sau khi ông đưa video clip rắc hành mà nhiều người cho rằng ám chỉ việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng ở một tiệm ăn sang trọng ở London lên YouTube. Ông bị cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà ngày 25/5, ông Lâm hai luật sư Lê Đình Việt và Ngô Anh Tuấn của Đoàn luật sư Hà Nội bào chữa. Phiên toà kết thúc vào lúc 12 giờ 15 trưa. Luật sư Việt nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau khi rời khỏi phòng xử án cho biết, an ninh cho phiên tòa được siết chặt, hai luật sư bị nhân viên an ninh kiểm tra rất kỹ trước khi bước vào phòng xử án trong khi không một người thân nào của ông Lâm được phép vào quan sát.
Ông cho biết thân chủ của mình rất bình tĩnh trong suốt quá trình xử án, hợp tác với toà:
“Quan điểm của ông Bùi Tuấn Lâm là thừa nhận một số hành vi nhưng không xác định đó là hành vi phạm tội, vì ông cho rằng đó là thực hành quyền tự do ngôn luận.”
Ông Việt cho biết đồng nghiệp của mình, ông Ngô Anh Tuấn bị chủ toạ phiên toà cho cảnh sát tư pháp đuổi ra khỏi phòng xử án khi đến phần tranh luận giữa luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát thành phố. Ông nói:
“Khi sang phần tranh luận, giữa luật sư Ngô Anh Tuấn và đại diện Viện Kiểm sát có những bất đồng. Ông Ngô Anh Tuấn yêu cầu đại diện VKS phải tranh luận để làm rõ những quan điểm của mình và việc đó bị thẩm phán Nguyễn Anh Tuấn ngăn cản.
Sau đó, thẩm phán Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu lực lượng bảo vệ đưa luật sư Ngô Anh Tuấn có phản ứng lại việc mình bị đưa ra ngoài một cách vô lý như thế thì tiếp tục bị thẩm phán chủ toạ buộc ra ngoài.”
Ngoài ra, luật sư Việt còn chỉ ra việc thực thi pháp luật không được thực hiện đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ án, ông cho rằng mình có căn cứ đầy đủ và nêu rất rõ ở toà rằng các kết luận giám định các bài viết, video dùng để buộc tội ông Lâm có rất nhiều vi phạm, trong đó là vi phạm về thẩm quyền giám định, vi phạm về tư cách của người giám định, thậm chí có những cái vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật giám định tư pháp.”
Luật sư Việt, người từng tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị trong nhiều năm qua, kết luận:
“Theo quan điểm của tôi thì với những tình tiết và diễn biến phiên toà hôm nay, việc ra bản án chưa đảm bảo cái sự khách quan cũng không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị cáo Bùi Tuấn Lâm.”
Ông cho biết thêm, ngay sau khi chủ toạ phiên toà công bố bản án, thân chủ của ông tuyên bố sẽ kháng cáo.
Theo cáo trạng ban hành bởi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Lâm bị cho là đăng tải 19 bài viết trên danh khoản Facebook “Peter Lam Bui” và 25 video và bài viết lên kênh YouTube trong thời gian từ ngày 17/4/2020 đến ngày 26/7/2022 với nội dung bị cho là “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” và “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.”
Cáo trạng không nhắc gì đến hành động rắc hành, nhại lại độc tác của "thánh rắc muối" Salt Bae trong video đút món bò dát vàng đắt đỏ cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn tại nhà hàng sang trọng ở London, khi ông này tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP26.
Người thân bị sách nhiễu, đánh đập
Em trai của ông Bùi Tuấn Lâm, ông Bùi Quang Khiêm cho biết gia đình tám người của ông Lâm sáng 25/5 lên tòa án Đà Nẵng để yêu cầu được tham dự phiên tòa nhưng không được phép, với lý do phải có giấy triệu tập của tòa án.
Công an chặn tất cả các đường dẫn tới khu vực toà án, và bố trí nhân viên dày đặc, không cho người dân đi vào khu vực này.
Ông cho biết khi gia đình ngồi ở ngoài toà, an ninh cho người đến quấy rối. Khi phiên toà kết thúc, luật sư đi ra và nói chuyện với gia đình. Khi đó, công an kéo tới hành hung. Ông thuật lại:
“Một đám công an nữ 7-8 đứa quay vào chụp chị Lâm nói là vì chị Lâm chụp ảnh. Gia đình xông vào để cản ra. Mình và em Minh bị một đám an ninh mười mấy thằng đánh hai anh em bầm dập.
Nó đánh vô đầu, vô cổ, nó bóp cổ rồi bịt miệng rồi nó chà xuống đường. Nói chung là cổ rách, tay cũng rách, lưng bầm dập. Nó đánh nhiều lắm.”
Những người mặc thường phục lôi ông Bùi Quang Khiêm và Bùi Quang Minh lên xe 16 chỗ rồi đưa tới Uỷ ban Nhân dân phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, sau đó bà Lê Thanh Lâm cũng bị dẫn giải về đây và họ bị đưa vào ba phòng khác nhau.
Hai em trai của ông Lâm được trả tự do lúc khoảng 2 giờ. Công an còn giữ bà Lâm lại, và cho người mang thiết bị tới để phá khoá điện thoại của bà vì muốn xoá hình ảnh bà chụp được xung quanh tòa án, ông Khiêm nói và cho biết thêm không rõ khi nào bà Lâm được về nhà.
Phóng viên gọi điện cho Công an phường và Uỷ ban Nhân dân phường Hòa Cường Bắc để kiểm chứng thông tin ông Khiêm cung cấp nhưng hai người trực máy của hai cơ quan này nói họ không giữ ai cả, và đề nghị phóng viên đến tận nơi xác minh.
Bình luận về bản án đối với anh trai mình, ông Khiêm nói:
“Bản án này là một bản án bất nhân, đi ngược lại với tính dân chủ và quyền con người. Anh Lâm chỉ là một người dân bày tỏ quan điểm của mình.”
Một người khác trong gia đình cho biết nhiều an ninh mặc thường phục và đeo khẩu trang bịt mặt đã lảng vảng ở khu vực gần nhà ông Lâm từ ba hôm trước để theo dõi mọi hoạt động của gia đình.
Không chỉ đưa người canh gác gần nhà riêng của ông Lâm, công an còn cho người đến gần nhà riêng của một số người hoạt động và thân thân tù nhân lương tâm ở Hà Nội, trong đó có bà Phạm Thị Lân, vợ của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, một blogger của RFA, người đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
Công an Hà Nội cũng triệu tập bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, lên trụ sở công an phường Dương Nội để làm việc vào sáng 25/5 về việc “đưa thông tin và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.” Trong buổi làm việc, công an cũng tra khảo về mối quan hệ giữa bà với gia đình tù nhân lương tâm khác, trong đó có gia đình Bùi Tuấn Lâm.
Ông Lâm là nhà hoạt động thứ tư bị kết án theo Điều 117 kể từ đầu năm đến nay. Ba người còn lại là blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA và ông Trương Văn Dũng đều bị án sáu năm tù còn ông Trần Văn Bang bị án tám năm tù giam.
Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm bị phạt 5 năm 6 tháng tù và 4 năm quản chế
25/05/2023
VOA Tiếng Việt
Công an Đà Nẵng bắt giam ông Bùi Tuấn Lâm ngày 7/9/2022. Photo Congan
Công an Đà Nẵng bắt giam ông Bùi Tuấn Lâm ngày 7/9/2022. Photo Congan
Một tòa án ở Đà Nẵng hôm 25/5 tuyên phạt ông Bùi Tuấn Lâm, người được biết với tên “Thánh rắc hành” 5,5 năm tù giam và 4 năm quản chế trong một phiên xử mà luật sư bào chữa nói rằng quan tòa “không có căn cứ để buộc tội”.
Luật sư bào chữa Lê Đình Việt nói với VOA sau phiên xử ngày 25/5 tại Đà Nẵng:
“Vấn đề căn cứ, theo quan điểm của tôi, không có căn cứ để buộc tội, kết tội đối với anh Bùi Tuấn Lâm”.
“Về thời gian phạt tù, so với các vụ án có tính chất tương tự, tôi nhận thấy rằng số 5 năm 6 tháng tù là mức khá nhẹ so với các vụ việc có cùng tính chất. Còn 4 năm quản chế thì hơn dài”.
Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA.
Bà Lê Thanh Lâm, vợ của ông Lâm, cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho chồng trước tòa án Đà Nẵng nhiều ngày trước khi phiên xử sơ thẩm diễn ra.
Ông Bùi Tuấn Lâm. Photo YouTube Thánh Rắc hành.
XEM THÊM:
Nhà hoat động Bùi Tuấn Lâm bị bắt
Cổng thông tin của chính quyền Đà Nẵng hôm 25/5 dẫn cáo trạng cho biết: “Trong thời gian từ ngày 20/4/2019 đến ngày 07/9/2022, Bùi Tuấn Lâm đã có hành vi soạn thảo, đăng tải 19 bài viết lên tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân “Peter Lam Bui” và 25 video, bài viết lên tài khoản mạng xã hội Youtube (do Lâm tạo ra, quản lý, sử dụng) với nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, phỉ báng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ông Bùi Tuấn Lâm, 39 tuổi, bị công an Đà Nẵng bắt hồi tháng 9/2022 sau nhiều năm phản biện, chỉ trích chính quyền trên mạng cũng như cổ súy cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, vụ bắt giữ đặc biệt thu hút sự chú ý vì nó diễn ra sau khi ông Lâm bị công an triệu tập 2 lần về việc đăng video được đặt tên là “Thánh rắc hành” hồi tháng 11/2021.
Video của ông Lâm có nội dung nhại theo một sự việc đã được ghi hình và lan truyền trên mạng cho thấy đầu bếp “Thánh rắc muối” lừng danh của một nhà hàng cực kỳ đắt đỏ ở châu Âu phục vụ các quan chức cấp cao Việt Nam, trong đó có một người được cho là Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.
Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm trước quán bún bò ở Đà Nẵng. Photo YouTube Thánh Rắc hành.
XEM THÊM:
HRW giục Việt Nam hủy bỏ cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ với Bùi Tuấn Lâm
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nêu nhận định với VOA sau phiên xử:
“Mặc dù cáo buộc là về các bài đăng trên Facebook trong quá khứ, nhưng không lừa được ai. Bộ Công an đang tìm cách trả thù Bùi Tuấn Lâm vì dám chế nhạo Bộ trưởng Tô Lâm ăn bít-tết sang trọng nạm vàng” trong đoạn video khiến người dân Việt Nam thích thú và ngay lập tức được lan truyền rộng rãi, một lần nữa cho thấy sự sáng tạo của phong trào dân chủ mà nhà cầm quyền đang dùng vũ lực và những bản án ngụy tạo để cố gắng dập tắt”.
“Việc xử tù ông Bùi Tuấn Lâm chỉ vì đơn thuần chia sẻ ý kiến của anh ấy trên Facebook cho thấy sự lạm dụng nhân quyền không khoan dung của chính phủ Việt Nam rõ ràng là quyết tâm xóa sạch mọi dấu hiệu bất đồng chính kiến trong nước. Việt Nam đã trở thành một chế độ độc tài toàn trị thuộc hàng tồi tệ nhất ở châu Á, nếu không muốn nói là trên thế giới”, ông cho biết thêm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 25/5 viết trên Twitter: “Ông Bùi Tuấn Lâm bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117, điều luật thường được sử dụng để truy tố những người bảo vệ nhân quyền và những người khác ở Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa trên mạng”.
Một ngày trước phiên xử, tổ chức HRW, kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho “Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm.
Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng chỉ bắt bớ, bỏ tù những người “vi phạm pháp luật”.
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Sau phiên tòa diễn ra chỉ nửa ngày, nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, tự Peter Lâm Bùi, bị kết án năm năm rưỡi tù với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu chống nhà nước.”
Ông Lâm, 39 tuổi, được nhiều người biết với biệt danh mới là “Thánh Rắc Hành” sau khi làm video clip giễu nhại vụ ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, ăn thịt bò dát vàng tại nhà hàng của “Thánh Rắc Muối” Salt Bae ở London, Anh, hồi cuối năm 2021.
Báo VNExpress hôm 25 Tháng Năm cho biết tại phiên tòa, ông Bùi Tuấn Lâm “thừa nhận cáo buộc.” Bản tin dẫn cáo trạng cho hay trước khi bị bắt vào đầu Tháng Chín năm ngoái, ông Lâm từng tham gia các khóa huấn luyện về xã hội dân sự, đấu tranh bất bạo động… Ngoài ra, ông còn bị Công An Đà Nẵng quy kết chuyện “viết bài xuyên tạc chính quyền, câu kết kích động biểu tình gây rối…”
Theo Facebook Peter Lam Bui hiện vẫn hoạt động sau khi ông Lâm bị bắt, tuy đây là “phiên xử công khai” nhưng bà Lê Thanh Lâm, vợ ông Lâm, cùng hai em trai của ông không được vào dự.
Trang này đưa cáo buộc rằng bà Lê Thanh Lâm bị câu lưu sau phiên tòa, trong lúc hai em trai ruột của ông Lâm “bị an ninh đánh rất nhiều.”
Cũng trong hôm 25 Tháng Năm, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) phát đi thông cáo đòi nhà cầm quyền Việt Nam “hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Bùi Tuấn Lâm.”
Thông cáo dẫn bình luận của ông Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á Châu của HRW: “Hình như bất kỳ điều gì cũng có thể bị nhà cầm quyền Việt Nam coi là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ để họ đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến.”
“Danh sách các bài viết và video được liệt kê làm tang vật của hành vi ‘phạm tội’ của Bùi Tuấn Lâm cho thấy Việt Nam sẵn sàng dùng bất cứ điều gì để ngăn chặn mọi lời phê phán chính quyền trên mạng. Đối với giới lãnh đạo Việt Nam, ngay cả bài hát cũng là một mối đe dọa tới vị thế độc tôn quyền lực của họ,” ông Robertson viết thêm.
Cùng ngày, thông cáo của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (AI) cho biết: “Đây là trường hợp điển hình cho thấy tình trạng nhân quyền bị phong tỏa ở Việt Nam, nơi mà ngay cả một lời châm biếm nhẹ nhàng nhất cũng có thể dẫn đến hậu quả bị chính quyền trả đũa. Cộng đồng quốc tế cần yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc tấn công không ngừng vào các quyền cơ bản của người dân.” (N.H.K) [qd]
Yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hướng Dương Hồng 10 khỏi vùng biển Việt Nam
SONG MINH - Thứ năm, 25/05/2023 16:37 (GMT+7)
Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Ngày 25.5.2023, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng các tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Vừa qua, như thông tin đã đưa, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc và triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước. TQ trả lời F U!
Hoạt động của tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông
NHẬT ĐĂNG
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Hình chụp các tàu Trung Quốc neo đậu ở một khu vực thuộc Biển Đông ngày 7-3 trên báo Inquirer - Ảnh: Inquirer
Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay 25-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm này.
"Cần phải nhắc lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia biển và là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình, được xác lập bởi Công ước", bà Thu Hằng nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà nói thêm.
Liên quan tới việc có hay không sự xuất hiện tàu chấp pháp của Việt Nam tại Đá Ba Đầu, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Tôi có thể nói các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982".
Trước đó trong hôm 21-3, truyền thông Philippines đưa tin về sự hiện diện của 220 con tàu Trung Quốc tại một khu vực thuộc biển "Tây Philippines", cách Philippines dùng để chỉ Biển Đông.
Theo đó, Lực lượng đặc trách quốc gia (NTF) ở Biển Đông nói tuần duyên Philippines phát hiện 220 con tàu Trung Quốc này đậu tại một rạn san hô, nghi do dân quân Trung Quốc sử dụng.
Tờ Inquirer còn dẫn lời NTF nói họ lo ngại rằng những con tàu này có thể đánh bắt quá mức, phá hoại môi trường biển, và đe dọa việc đi lại an toàn trên biển.
Phía Philippines cũng nhận định rằng các tàu Trung Quốc neo đậu nêu trên "không thực sự đánh bắt cá", mà thay vào đó "bật đèn ánh sáng trắng toàn bộ vào ban đêm".
Trong một tuyên bố vào chiều ngày 21-3, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định các tàu Trung Quốc này đang nằm trong "vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines", vì vậy đây là một "hành động khiêu khích".
Ông Lorenzana nói: "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm nhập và lập tức rút ngay các tàu đang vi phạm quyền hàng hải và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Philippines".
TTO - Trung Quốc giải thích khoảng 220 tàu dàn đội hình tại Đá Ba Đầu chỉ là tàu cá đang trú ẩn. Cùng ngày, Philippines gửi phản đối tới Trung Quốc về "sự hiện diện bầy đàn và gây đe dọa" của tàu Trung Quốc ở Biển Đông.
piece of beef ribs, you must pay back the gold. Yes. ... hotel, then I let you review the picture of this hotel. ... it, here is the picture. Here it is or else see ...