Lời giới thiệu: Con người và thơ của Tố Hữu đã phản ảnh chế độ XHCN Việt Nam: bịp bợm, trơ trẽn, thối hoắc, đội trên, đạp dưới có 102 (một không hai) trên hành tinh này. (Mời quý vị đọc thêm “thơ” của nhà thơ “To Hell” ở phần dưới bài chủ). TVG *
Tố Hữu, vai kép nịnh trong tuồng chèo! .
Nhà thơ To Hell (Hình: Cadn.com.vn)
Có hai lý do để cho Việt Nam ngày nay là một đất nước có nhiều tượng đài và nhà lưu niệm nhiều nhất trên trái đất này, thứ nhất là để lưu lại những vết tích của những người Cộng sản, sợ rồi một ngày kia sẽ mai một, hai là chủ trương “có làm có ăn” của viên chức đảng ngày nay.
Như dư luận đã từng kêu ca về tượng đài Hồ chí Minh ở Sơn La, hay khu lăng mộ cho cán bộ cao cấp Cộng sản, tất cả đều không dưới 1.4 nghìn tỉ (600$ triệu), trong khi đất nước còn nghèo, nợ công cao, trường học và bệnh viện còn nhếch nhác. Bây giờ Việt Nam lại bỏ ra 25 tỉ đồng (khoảng $8.3 triệu) để xây một nhà lưu niệm cho Tố Hữu quả là một điều phí phạm, không“khốn nạn thì cũng thần kinh!”(*)
Chúng ta nên nhớ rằng hiện nay Tố Hữu đã có một nhà lưu niệm tại Hà Nội, khánh thành năm 2009, vì sao Thừa Thiên lại khùng điên dựng thêm một nhà tưởng niệm nữa?
Nhưng trước hết Tố Hữu là ai?
Tư Lành Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 gốc ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. Người ta xem Tố Hữu như một nhà thơ tiêu biểu cho Cộng Sản Việt Nam, và tự cổ chí kim chưa có ai nhờ thơ mà “ăn nên làm ra” như Tố Hữu. Ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, phó thủ tướng.
Trong nước hô hào cho rằng việc xây dựng nhà lưu niệm Tố Hữu là một việc làm “mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ!” Sự nghiệp cao quý đó là gì? Nhà văn Nguyễn Trọng Khang trong nước đã ca tụng rằng:
“Thứ khiến hậu thế nhớ về họ, làm hậu thế mê say cả khi người viết nó không còn trên thế giới này nữa, đấy chính là những tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm sống thì nhà văn còn sống, dẫu nơi lưu trữ những tác phẩm ấy có trong một cung điện, một viện bảo tàng hay chỉ trong căn nhà nhỏ trên một ngọn đồi hoang vu đi nữa.”
Thật sự là những bài thơ của Tố Hữu còn sống không? Hình tượng Staline, Lenin đã bị chôn vùi bên kia trời Âu. Ở Trung Cộng người ta công nhận Mao Trạch Động đã mắc phải lỗi lầm khi cầm quyền và đã làm nhiều tội ác trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Hồ Chí Minh đã phơi bày nhiều tội ác và các bản chất xấu xa, phàm tục và dối trá của y. Những bài thơ tanh mùi máu của một thời chém giết, đấu tố, của Tố Hữu ngày nay không còn ai muốn nhớ nữa! Những tác phẩm ấy thực sự đã chết, thì nhà thơ này cũng đã chết theo. Người ta thường nói Tố Hữu là người học trò thân cận của Hồ Chí Minh, và là người làm thơ ca tụng Hồ Chí Minh nhiều nhất. Trong thế giới Cộng Sản, những người viết văn, làm thơ này được gọi là “văn công,” “văn nô” không còn chút liêm sỉ. Ca tụng làm cho chính người được ca tụng, cũng phải lấy làm ngượng.
Thợ nịnh, trên đời này, khó có ai qua mặt Tố Hữu. Trong thơ Tố Hữu, trên thân thể “bác Hồ” từ sợi tóc trên đầu cho đến ruột gan, đôi dép râu đi dưới chân “bác” đều là những thứ thơm tho, siêu phàm.
Tóc:
“Bác về tóc có bạc thêm
Năm canh, bốn biển có đêm nghĩ nhiều.”
Mắt:
“Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi
Ta lớn cao lên bay bỗng diệu kỳ.”
“Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.”
Tay và Trán:
“Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vừng trán ngời đôi mắt.”
“Trán mênh mông thanh thản nụ cười…”
Bàn tay:
“Bàn tay con nắm tay Cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.”
Máy đánh chữ – Chiếc gậy:
“Máy chữ thôi reo nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn.”
Đôi dép râu:
“Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian!”
Áo:
“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị.”
Cho đến thanh gỗ trong nhà sàn, chiếc chiếu, cái tủ cũng là đề tài cho Tố Hữu:
“Nhà gác đơn sơ một góc vườn.
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn.
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối.
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.”
Cả con cá trong ao:
“Cá ơi! Em có biết không.
Trọn đời Bác nặng một lòng vì dân!”
May mà Bác không thích nuôi chó!
Đó là xu nịnh trong thơ. Còn ngoài đời Tố Hữu là tay nịnh hót có hạng.
Sách chép, trong một buổi hội, Hồ Chí Minh yêu cầu Tố Hữu ngâm một bài thơ tặng hội nghị. Tố Hữu khôn khéo nói rằng:
– “Thưa Bác, thưa các đồng chí. Bác chỉ thị cho tôi đọc một bài thơ với các đồng chí, nhưng mà tôi nghĩ chúng ta vừa được nghe bài thơ hay nhất, những lời nói rất là ấm áp của Bác với tất cả chúng ta hôm nay. Vì thế nên bất cứ câu thơ nào có vần có nhạc cũng đều vô duyên trong lúc này!”
Trong một lần khác, Hồ Chí Minh nói với Tố Hữu:
– “Chú không được sùng bái cá nhân.”
Tố Hữu:
– “Dạ, chỉ sợ sùng bái không đúng thôi, nhưng mà sự sùng bái của chúng ta là lòng kính yêu vô hạn của tất cả chúng ta đối với Bác là hoàn toàn chính đáng!”
Những lời lẽ tâng bốc này được các cán bộ cao cấp đứng chung quanh nham nhở vỗ tay hoan hô nhiệt liệt y như lúc Hồ Chí Minh sàm sỡ ôm nữ diễn viên Trà Giang trước mặt “triều đình” vậy.
Không phải Tố Hữu chỉ nịnh Hồ Chí Minh mà là tên nịnh quốc tế, ca ngợi các lãnh tụ phong trào Cộng Sản thế giới như Liên Xô của Stalin:
Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Trung Cộng của Mao Trạch Đông:
Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ,
Quê Hồng quân vạn lý trường chinh!
Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ.
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.
Cuba của Fidel Castro:
Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma.
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta.
Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!
Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?
và cả Ba Lan:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan.
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng.
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn!
Vì nhu cầu của đảng, Tố Hữu kể lại, khi làm bài thơ “Bà má Hậu Giang” năm 1941 và bài “Lá thư Bến Tre” năm 1962, ông chưa từng đặt chân đến Nam Bộ, chưa hề biết đất Bến Tre. “Nghĩ đến phong trào đấu tranh trong đó, muốn góp một tiếng nói đồng cảm mà thôi… Lúc bấy giờ cứ nghĩ Bến Tre chắc phải rất nhiều tre, không ngờ sau này đất nước thống nhất, vô mới hay ở đó chỉ có dừa!”
Nhà thơ Xô Viết Mayakovsky có trường ca “Lê Nin” nổi tiếng viết về vị lãnh tụ Cộng Sản, thì Tố Hữu có trường ca “Theo chân Bác” được viết năm 1970. Trong khi đánh giá về vai trò lớn lao của nhà thơ Mayakovsky, Stalin đã từng nói:
– “Mayakovsky là nhà thơ ưu tú nhất của chủ nghĩa xã hội!”
Nhưng Hồ Chí Minh, dù được tâng bốc lên mây xanh, chưa bao giờ khen thơ Tố Hữu! (Nguyên Hạnh) Chính Tố Hữu cũng công nhận điều này. Trong tập phê bình tiểu luận “Chân dung và đối thoại,” nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng Tố Hữu đã thừa nhận:
“Bác chưa bao giờ khen thơ tôi.”
Điều này như có vẻ hơi lạ!
Qua nhận định của Trần Đăng Khoa thì:
“Tố Hữu thường tự hào cho mình là người giác ngộ sớm, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng và có nhãn quan chính trị tốt. Tệ hơn, ông tin rằng người lãnh đạo cộng sản nào cũng vĩ đại. Sai lầm lớn nhất của ông là lớn tiếng khen Stalin và Mao. Trong khi đó, Hồ Chí Minh có vẻ không hề đánh giá cao Mao và Stalin, chưa từng nhắc đến tên hai vị này trong bất cứ bài nói hay bài viết nào.”
Trong bài “Sáng tháng Năm,” Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng kết thúc ông làm một câu làm Hồ Chí Minh phật lòng:
“Việt Nam có Bác Hồ. Thế giới có Stalin. Việt Nam phải tự do. Thế giới phải hòa bình!”
Hồ Chí Minh luôn là người cao ngạo, tự cho mình là anh hùng, đâu muốn đứng sau Stalin!
Không phải làm thơ ca tụng máu, Tố Hữu, trong thời gian làm ủy viên Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam, cầm đầu công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là đao phủ thủ không nương tay, mang món nợ máu với nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.
Y đã lên án:
“Lật bộ áo ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”
“Nhóm ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi ‘trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ,’ thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.” Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ!”
Phan Khôi, Trần Duy, Thụy An, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt… đã bị mạt sát, trù dập đến chết hay thân tàn, ma dại… ngày nay chưa bao giờ được phục hồi danh dự, Cộng Sản lại muốn vinh danh Tố Hữu, dựng lên cái xác chết thối tha, bị dân tộc nguyền rủa, để làm gì?
Sau này khi làm Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế, Tố Hữu đã có một “sáng kiến để đời” là phát hành tờ giấy bạc $30.00. Dư luận cho rằng một ông Phó Thủ Tướng mà chưa biết hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) là hệ đếm dùng số 10 làm cơ số.
Tố Hữu thể hiện khuôn mặt của vai kép nịnh trong gánh tuồng chèo, với hình dung của một kẻ tiểu nhân, chuyên luồn cúi (tâng bốc nịnh bợ lãnh tụ) để thăng tiến và dèm pha người trung trực (vụ nhân văn giai phẩm).
Xác chết như thế tưởng đã được chôn sâu dưới ba thước đất, nay lại được chế độ này dựng lại thây ma, tổ chức đình đám, kèn trống giữa thái độ lạnh nhạt, coi khinh của quần chúng! Đó là những chuyện không lạ vẫn thường xảy ra trong chế độ Cộng Sản!
Khi nhà thơ Tố Hữu qua đời, nhiều người làm văn học nghệ thuật đã lên tiếng về Tố Hữu. Từ bên Pháp, Đặng Tiến, qua đài BBC, đã thọc ống đu đủ xum xoe ca tụng chữ “thắm” trong câu “Tháng tám mùa Thu xanh thắm” của Tố Hữu – cứ như một… “đối tượng Đảng” không bằng.
Theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì, vì ông Đặng Tiến không hiểu tiếng Việt mới khen nhặng sị chữ “thắm” chứ ngôn ngữ Việt Nam chỉ có “xanh thẫm” chứ làm gì có “xanh thắm”. Còn chữ “mùa Thu xanh thắm” nếu đúng thì đó là tiếng nói nhân dân vẫn nói chứ có gì là nghệ thuật đâu. Cũng theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì Tố Hữu là “con chim đầu đàn của một nền văn thơ nô dịch, một nền văn chương viết trong cũi sắt.” Cũng theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì cuộc đời Tố Hữu có thể nói là “một chuỗi làm thơ, nhưng là một loại thơ rất ô nhục.” Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã dẫn chứng những bài vè rất “cao cường” của người dân đã đáp ứng lại với những vần thơ nô dịch của Tố Hữu. Thí dụ như khi Tố Hữu nhố nhăng ca tụng Liên Sô khi “Ga-ga-rỉn bay vào vũ tru” – nói theo cách nói của nhà thơ Bút Tre – có mang theo Phạm Tuân (thay vì trước đó đàn anh Liên Sô mang theo con chó Leika), bằng câu thơ “đôi dép lốp bước lên tàu vũ trụ” thì người dân miền Bắc đã đốp chát bằng mấy câu thơ:
“Phạm Tuân quê ở Thái Bình
Quê hương đói khổ dứt tình bỏ đi
Sao không xin gạo, xin mì
Bay lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?”
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết trong đời làm thơ Tố Hữu rất mị dân như trong bài thơ “Bầm ơi,” Tố Hữu tỏ ra thương xót những phụ nữ già ở nông thôn đau khổ khi viết những câu thơ:
“Bầm ơi! Có rét không bầm?
Hiu hiu gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân bước dưới bùn, tay hái mạ non.”
Thì người dân trả lời Tố Hữu bằng những câu thơ mỉa mai, cay độc như sau:
“Bầm ơi! Có rét mặc bầm
Volga con cỡi, gà hầm con sơi.
Con đi vui lắm, Bầm ơi
Xin Bầm cứ ở nhà ngồi nhá khoai!”
Và nhà thơ Tố Hữu cũng đã làm thơ ca tụng các Bác Lê, Bác Sít, Bác Mao, Bác Hồ.REPORT THIS AD
Về “sự nghiệp ca tụng Bác Lê, Bác Sít và các Bác khác,” theo Lão Móc thì, nhà thơ Tố Hữu là một con người nghĩa nhân, chung thủy.
Xin quý độc giả đừng có vội mắng “Việt kiều” Lão Móc bắt chước Việt-kiều-yêu-nước Đặng Tiến xum xoe bợ đỡ cai thầu của “nền văn chương cũi sắt” là Tố Hữu để được ông Nguyễn Bá Chung, người đã tự khoe là đã phải đóng tiền hối lộ để được đi du học trong lúc những người cùng lứa tuổi với ông phải đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ chế độ tự do ở miền Nam, vận động với Trung tâm William Joiner để viết “căn cước đỏ” cho người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản ở giai đoạn 2 – như Việt-kiều-yêu-nước Đặng Tiến.
Lão Móc nói nhà thơ Tố Hữu là một con người nghĩa nhân, chung thủy là có lý do.
Như chúng ta đã biết, Tố Hữu ngoài mấy câu thơ lố bịch:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Tương mình thương một, thương ông thương mười”
khóc Sít-ta-lin chết vào năm 1953, còn có mấy câu thơ “nâng bi” Lénin rất nặng mùi nô bộc như:
“… Hôn dùm anh nền đá lát công trường
Nơi yêu dấu Lénin từng dạo bước.”
Ở các quốc gia thuộc Liên Sô cũ trước đây có rất nhiều công trình mang tên Lénin, và dĩ nhiên cũng có rất nhiều tượng của Người được dựng lên khắp chốn. Chuyện đó rất dễ hiểu bới vì Người, theo các sách vở của nhà nước ta, là “cha đẻ của cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại”, là “người sáng lập ra Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên trên thế giới.”
Thành phố lớn thứ hai của Liên Sô mang tên Người. Ở Moscow có quảng trường mang tên Leninsky mà Tố Hữu đã từng đòi hôn… “nơi yêu dấu Lénin từng dạo bước.” Vô số những con đường mang tên Lénin, những cung văn hóa mang tên Lénin, những viện bảo tàng mang tên Lénin, những nhà máy mang tên Lénin, những cây cầu, những phi trường mang tên Lénin… Còn nếu nói về những bức tượng của Người thì nhan nhản khắp nơi, hang cùng, ngõ hẹp nào cũng có.
“… Nếu phải liệt kê đầy đủ các công trình mang tên Người trên toàn Liên Sô, có lẽ phải nhiều quyển sách mới đủ… Chứng tỏ người được toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn sâu xa…” (Phan Định, Lê-nin và tuổi trẻ, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1981, trang 25, 26).
Vào thời điểm 1981, lúc quyển sách “Lê-nin và tuổi trẻ” của tác giả Phan Định được xuất bản, chỉ riêng một đoạn trên đây đã mang một phần rưỡi sự thật.
Sự thật là muốn liệt kê hết các công trình mang tên Lénin phải cần đến một quyển tự điển. Đúng. Đó là một sự thật. Còn phân nửa sự thật kia là chuyện toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn sâu xa. Điều này vào năm 1981 chưa được kiểm chứng rõ ràng, chuyện Người được toàn dân Liên Sô yêu mến và biết ơn tới mức nào chưa ai biết. Làm sao ta có thể biết người khác suy nghĩ điều gì trong đầu, nếu họ không nói ra điều ấy?
Thế nên ta chỉ tạm cho cái phần sau đoạn viết của tác giả Phan Định chứa được phân nửa sự thật. Nhưng hỡi ơi, nếu phân nửa cái hot dog vẫn là hot dog và người ta có thể sơi nó một cách ngon lành thì phân nửa sự thật lại không thể là sự thật.
Mười năm sau khi tác giả Phan Định bóp trán chế tạo ra lòng yêu mến và biết ơn sâu xa đối với Lénin thì “Tổ quốc Liên Sô” của ông Phan Định tan rã. Người dân của các nước thuộc Liên Sô cũ đã thể hiện lòng yêu mến và biết ơn sâu xa đối với Người bằng cách cho dẹp các bức tượng của Người, xóa tên Người trên hầu hết các nơi, kể cả “thành phố Léningrad rực rỡ tên vàng” cũng chung số phận.
Chuyện xóa tên Người khắp Liên Sô rất tốn tiền. Chỉ riêng trên nước Nga, số phí tổn này ước tính là 275 triệu dollars. Nhưng cho tới bây gờ, người ta mới thấy rằng con số ấy chưa thấm vào đâu. Một cựu công dân Liên Sô, từng được nhà nước Liên Sô phong là Đại kiện tướng Công huân, vô địch thế giới về môn Cờ Vua là Gary Kasparov đã tặng 2 triệu dollars để góp phần tống tang cái tên Lénin. *
Chuyện đoán mò, nói ẩu của ngài Phan Định xảy ra đã lâu, năm 1981. Chẳng biết bây giờ tác giả quyển sách “Lê-nin và tuổi trẻ” có còn dám đọc lại những gì mình đã viết hay không. Nhưng Lénin nếu bị hất hủi ngay trên quê hương của Người thì Người vẫn còn một điều an ủi.
-Nè ông Móc, người Việt Nam quả là những con người chung thủy.
-Dĩ nhiên rồi, thưa Bác Lê! Nói về đức tính chung thủy của người Việt Nam chúng tôi thì một quyển sách dày như quyển tự điển cũng không nói hết. Mà tại sao Bác Lê lại biết được là dân tộc chúng tôi chung thủy?
-Tôi đọc trên tờ Sàigòn Giải phóng số Xuân 1993, có một ông Tố Hữu nào đó làm thơ hứa tặng tôi một chậu quất. Thế trái quất nó ra làm sao vậy, ông Móc?
-Trái ấy bên xứ Nga của Bác không có đâu. Ở miền Bắc nước tôi gọi là trái quất, ở miền Nam gọi là trái tắc hoặc trái hạnh, nó giống như trái quýt nhưng nhỏ hơn.
-Thế trái quýt nó ra làm sao?
-Bác hỏi ấm ớ bỏ mẹ! Đâu, bài thơ ấy đâu?
-Đây, sao ông Tố Hữu nói láo quá, hứa tặng một chậu quất mà tôi đợi hoài không thấy.*
“… Lênin ơi,
Hà Nội vang tiếng pháo mừng Xuân
Con cháu Bác Hồ
Chung thủy, nghĩa nhân.
Xin dâng Người
Bồn quất đỏ Nhật Tân…”
(Tố Hữu 1993)
Thế thì ông Lénin nhận xét sai bét. Rõ ràng là người Việt Nam rất nghĩa nhân và chung thủy. Nhưng không phải giống như ông Tố Hữu nói. Ngay trên đất quê hương của bác Lê mà Bác còn bị đồng hương xem như một thứ của nợ cần xóa cho sạch thì ở Việt Nam ông Tố Hữu vẫn còn cất giọng “… Lênin ơi…”
Đấy là một sự nâng bi quá trễ tràng. Đồng ý là nhà thơ Tố Hữu có biệt tài làm thơ nâng bi. Nhưng phải chọn bi mà nâng chớ. Quả bi Lênin nó vừa cũ vừa xấu, tội gì mà hì hục nâng lên, nâng xuống
-Thế ông bảo tôi phải nâng cái gì bây giờ. Ao ước ôm hôn má Bác Hồ, ôm hôn “chòm râu mát rượi hòa bình” thì lão Nguyễn Chí Thiện bảo “làm chó gì có hàm râu mát rượi hòa bình,” lão lại hỗn hào bảo “râu của Bác Hồ là râu của con yêu râu xanh…” Mấy chục năm nay tôi làm hàng ngàn bài thơ như thế, có sao đâu?
-Ông đã từng làm tới Phó Thủ Tướng mà chả khôn tí nào. Bên Nga họ đã dẹp Bác Lê, ông lại còn nâng bi Bác, trễ quá rồi. Bi Bác Lê, Bác Sít, Bác Mao, Bác Hồ chả có bi nào ra hồn. Bi nào cũng vừa xấu, vừa hôi, mó vào làm gì. Ông đã về vườn đuổi gà, thời giờ rảnh cũng nhiều, đi theo tôi, tôi chỉ cho mấy cái bi vừa đep, vừa thơm, tha hồ mà nâng.
-Bi nào thế?
-Ông muốn bi sáu bó trở lên thì có Liz Taylor của Mỹ, B.B. của Pháp, Sophia Loren của Ý…, còn nếu muốn bi ba mươi mấy, bốn mươi thì có Chân Trân, Lý Nhược Đồng bên Hồng Kông, Củng Lợi, Chương Tử Di của Trung Hoa lục địa, còn nếu ông muốn trẻ nữa thì…
-Chà, thế cũng đủ rồi. Các bi ấy quả là thơm thật. Nhưng bây giờ tôi quay ra bỏ không nâng bi các Bác nữa thì như thế mất lập trường và thiếu thủy chung! Thế nên tôi quyết tâm nâng bi các Bác đến hơi thở cuối cùng!
*“Thủy, có khi viết là Thỉ, trong tiếng Hán có nghĩa là ban đầu, trước hết. Chung có nghĩa là chấm dứt, cuối cùng. Thủy chung, hay thỉ chung được giải thích là trước sao, sau vậy. Trước như thế nào thì sau giữ luôn như vậy cho đến cùng, không thay lòng đổi dạ.” (Tự điển Lê Ngọc Trụ – Lê Văn Đức).
Nếu thủy chung là trước sao, sau vậy thì “đồng chí” nhà thơ Tố Hữu, đệ nhất cai thầu của “nền văn nghệ cũi sắt” đúng là một con người chung thủy. Khi còn trẻ “đồng chí” làm thơ ca tụng Bác Lê, Bác Sít; tới tuổi trung niên, “đồng chí” vẫn làm thơ ca tụng Bác Sít, Bác Lê. Quá tuổi cổ lai hy cho tới lúc… hai năm mươi, “đồng chí” vẫn làm thơ ca tụng Bác Lê, Bác Sít. Thế thì “đồng chí” thủy chung quá đi chứ! Thế thì “đồng chí” hơn hẳn các Việt kiều yêu nước ở hải ngoại – những kẻ đã liều chết vượt biển tìm tự do, nay, lại muối mặt tiếp tay với Việt Cộng kêu gọi hòa hợp, hòa giải, kêu gọi dẹp bỏ cờ vàng ba sọc đỏ, xoá bỏ hận thù xây dựng đất nước… để kiếm chút cơm thừa, canh cặn cuối đời!
*
… Brigite Bardot ơi,
Sàigon vang tiếng pháo mừng Xuân
Lão Móc lang bang,
Xin dâng Nàng
Một khúc thơ ngang…
Đó là bài thơ nâng bi mà Lão Móc sáng tác năm 1993, sau khi đọc bài thơ của nhà thơ lớn Tố Hữu. Năm 1963, tức ba chục năm trước đó, Lão Móc cũng đã từng làm nhiều bài thơ nâng bi B.B., Liz Taylor, Sophia Loren… mặc dù những bài thơ nâng bi bất hủ ấy đã bị tiện nội của Lão Móc phủ phàng đem đi cân ký-lô. Nhưng rõ ràng, Tố Hữu và Lão Móc đều là những người thủy chung đấy chứ?!
Để hiểu thêm Tố Hữu
Vương Trí Nhàn
Nhà phê bình văn học từ Hà Nội
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
Về thơ: Chế Lan Viên có Stalin không chết, mở đầu bằng mấy câu
Stalin mất rồiĐồng chí Stalin đã mất!Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
Ở đoạn dưới:
Mẹ hiền ta ơiEm bé ta ơiĐồng chí Stalin không bao giờ chết
…Triệu triệu mẹ già em dạiĐều là súng Stalin để lạiGiữ lấy hòa bình thế giớiTiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời
Trước bài Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu là bài Nhớ đồng chí Stalin của Huy Cận. Tiếp đó các bài của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn.
Xuân Diệu có bài Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin:
Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyếnTừ bao lâu yêu Người tận tủy xươngTiếng khóc đây là tất cả can trườngThấy Người thật là bát cơm miếng bánhNgười gắn với chúng con trong vận mệnh
Về phần văn xuôi: Phan Khôi có bài Một vị học giả mác-xít thiên tài. Trước khi viết kỹ về cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, Phan Khôi có đoạn dạo đầu ngắn:
Đối với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ.
Lê Đạt thì xuất hiện như một phóng viên, ghi lại không khí một nhà máy trong rừng khi nghe tin Stalin mất. Bài viết khoảng 3.000 chữ này kể chuyện cái chết của Stalin đã gợi lên niềm xúc động to lớn, từ đó đánh thức tinh thần lao động sáng tạo của cả một tập thể công nhân gang thép.
Xin phép mở một dấu ngoặc. Ngoài các bài Liễu, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Tế Hanh còn có bài thơ ngắn sau đây, viết trong đợt thăm Trung Quốc 1962. Tôi vẫn thường nhẩm lại mỗi khi nhớ tới đời sống tinh thần của chúng tôi những năm 1965 về trước.
Hồ Nam xe chạy không dừng bướcDãy núi cao liền dãy núi caoQuê hương lãnh tụ mây thêu nắngThấy mặt trời lên nhớ bác Mao
Tôi muốn thầm nói với Tế Hanh: Anh không việc gì phải xấu hổ cả. Hồi ấy, bao nhiêu người nghĩ thế, chứ đâu phải riêng anh!
Nhà thơ bơ vơ
Trở lại chuyện Tố Hữu. Nếu có ai hỏi tôi thích bài nào của Tố Hữu nhất, tôi sẽ nói rằng đó là cụm mấy bài ông làm hồi đi tù, in trong phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
Bài Nhớ đồng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớHiu quạnh bên trong một tiếng hò
Bài Tiếng hát đi đầy
Hỡi những anh đầu đi trước đóBiết chăng còn lắm bạn đi đầy
Những bài thơ này có cái giọng mà sau này không bao giờ Tố Hữu có nữa. Nhà thơ bơ vơ trong cảnh đơn độc ở núi rừng. Phải làm thơ, phải lấy thơ để tự khẳng định, thơ cất lên không để cho ai mà trước tiên để cho mình.
Sinh thời, Tố Hữu hay nói, đại ý hãy coi ông là nhà cách mạng, sau đó mới là nhà thơ. Như thế tức là ông cũng đã biết chỗ đứng của mình trong lịch sử.
Có điều không phải luôn luôn người ta làm được đúng như những điều người ta tự xác định. Là một người hết sức nhạy cảm và sẵn có cả chất mệ của quê hương, ông thừa biết nhiều khi dân văn nghệ ca ngợi thơ ông vì ông là quan chức phụ trách người ta, nắm sinh mệnh của người ta. Song nếu đủ sáng suốt để từ chối những lời nịnh bợ thường trực thì ông đã không còn là ông nữa. Lẽ đời là vậy, lúc được được quá cái đáng được, thì lúc mất cũng mất quá cái đáng mất. Nhưng về phần chúng ta, mỗi lần đả động đến ông, tôi nghĩ nên phân biệt đang nói về ông như một quan chức cao cấp hay nói về ông như một nhà thơ.
Ngược điều mình nghĩ
Khoảng năm 1973, Hà Nội có một triển lãm điêu khắc với ngôn ngữ khá hiện đại của Nguyễn Hải và Lê Công Thành. Chính Tố Hữu cũng rất thích - sang Hội nhà văn nghe ngóng về. Nguyễn Khải báo cho tôi biết tin vui đó. Nhưng rồi hóa ra chúng tôi mừng hụt. Mấy vị to hơn tới xem cho là không được. Và người ta lại thấy Tố Hữu cho truyền đi nhận định không thể tìm tòi kiểu ấy, mà hãy trở lại với thứ điêu khắc mô phỏng đời thường, kiểu Trần Văn Lắm! Tức là cũng như chúng ta, Tố Hữu cũng có lúc phải làm ngược điều mình nghĩ.
Trước đó năm 1965, Nguyễn Thành Long bị nạn với bút ký Cái gốc. Bài ký cũng chẳng có chuyện gì đen tối lắm, chỉ tả phụ nữ trong chiến tranh quá nhếch nhác, nên bị Đảng đoàn Hội phụ nữ kêu.Theo chỗ tôi nhớ, lúc đầu Nguyễn Thành Long rất tự tin, vì Tố Hữu đã nhắn xuống tỏ ý bênh, “họ có Đảng đoàn thì mình cũng có Đảng đoàn chứ “( ý nói Đảng đoàn phụ nữ và Đảng đoàn văn nghệ-- hai cấp tương đương nhau ). Thế nhưng bên phụ nữ kiện lên trên và cuối cùng văn nghệ thua.
Những năm chiến tranh, thỉnh thoảng một số anh em viết trẻ chúng tôi cũng được gọi đi nghe Tố Hữu nói chuyện. Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn.
Ông cũng thường nói là nổi tiếng ở nước ngoài thì dễ, nổi tiếng ở trong nước mới khó. Lại có lần khuyến khích lớp trẻ, ông bảo phải biết đấu tranh cho chân lý, khi cần phải cắn xé(!). May mà bọn tôi đã nghe nhiều về tính đồng bóng của ông, nên chẳng mấy cảm động, nhớ đâu hình như chính Xuân Quỳnh bảo rằng có mà ông cho ghè gẫy răng.
Tố Hữu quản cán bộ cấp dưới thế nào? Nguyễn Khải nhận xét có vẻ như càng những người bất tài và có khuyết điểm ông lại càng thích dùng. Những ông A ông B từng bị Tố Hữu mắng như tát nước vào mặt lại rất vững vàng trong vị trí của mình. Vì ông thừa biết loại đó bảo thế nào họ cũng phải nghe.
Một lần, khoảng những năm trước 1980, tôi ngồi với Nguyễn Khải, Xuân Sách, cùng giở một số báo Tết. Khi ấy Tố Hữu đã đi phụ trách kinh tế, nhưng các số báo tết vẫn có bài của ông.
Nguyễn Khải sát hạch tôi: -Thằng Nhàn hãy thử bình một câu xem nào.
Tôi lúc đầu cũng chỉ biết nói như mọi người: -Thế là được một nhà kinh tế mà mất một nhà thơ.
Nguyễn Khải gạt phắt đi: -Không được. Trong cơn bí, tôi phụt ra một ý mà trước đó tôi không hề nghĩ: -Người làm ra những bài thơ như thế này thì chắc làm kinh tế cũng không ra gì!
Bấy giờ Nguyễn Khải mới cười, bảo ra tôi cũng bắt đầu biết rồi đấy.
Tháng 5/1953, Tố Hữu viết bài thơ ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG để bày tỏ tình cảm khi nghe tin Stalin từ trần. Đã 59 năm trôi qua kể từ khi bài thơ ra đời, cũng là số năm cho một người chuẩn bị về nghỉ hưu. Đây là bài thơ đặc biệt, đứng cuối cùng trong tập thơ Việt bắc (1954) của Tố Hữu, tuy nhiên những lần tái bản tập Việt bắc về sau thì không thấy bài thơ này nữa.
Trong chương trình văn học ở phổ thông mà mình được học những năm 1970 cũng không có bài này. Mình cũng nhớ trong chương trình văn học thời đó có rất nhiều bài thơ của Tố Hữu, gần 30 bài thì phải, không hiểu sao lại không có bài này.
Một lần ngồi uống bia với một giáo sư hàng đầu về Văn học, mình hỏi: thưa Thầy, vì sao những bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, về Lê-nin thì được đưa vào chương trình phổ thông, còn bài này ca ngợi Stalin thì bọn em không được học? Thầy từ tốn bảo: cậu đừng hỏi khó tớ!
Bài ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG thì mình có ấn tượng khá mạnh, nhất là những câu mình tô màu đỏ. Cũng chỉ biết là ấn tượng thôi chứ khó giải thích là ấn tượng gì và ấn tượng thế nào. Bà con cũng đừng hỏi khó mình nhé, he he.
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng Áo Ông trắng giữa mây hồng Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin! Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu nòi Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu Có người mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Có người mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp dày vò Có người mới có tự do tháng ngày Ngày mai dân có ruộng cày Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai Một vai ơn Bác một vai ơn Người Con còn bé dại con ơi Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con Ông dù đã khuất không còn Chân Ông còn mãi dấu son trên đường Trên đường quê sáng tinh sương Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng Ngàn tay trắng những băng tang Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!
(5-1953)
Tố Hữu, Nhà Thơ Biết Tiên Tri TQ sẽ xâm lăng chiếm đất chiếm biển VN
***
Tố Hữu, Nhân Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Trung Quốc
(Đại thi hào Tố Hữu, Nguyên Phó Thủ Tướng VNDCCH, Uỷ Viên Trung Ương Đảng –Trích Tập Thơ Gió Lộng – Xuất bản 1961 tại Hà Nội -)
Đường Sang Nước Bạn
Đường sang nước bạn chiều xuân Con tàu liên vận vui chân dặm trường Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
Chào Trung-quốc, giang sơn hùng vĩ, Quê Hồng-quân Vạn Lý Trường Chinh! Hồn các anh xưa, những người chiến sĩ, Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh. Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam-Ninh, Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi, Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi, Vai làm thang, lưng làm cầu. Rừng thẳm sông sâu, Không thể gì ngăn được! Ôi tiếng sáo Ly Quê thuở trước,
Hồng-quân đi đến đâu “Sông phải rẽ nước, Núi phải cúi đầu” Các anh đi, lay động địa cầu.
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ, Máu Xô-viết mới đầm đià đất Nghệ. Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người, Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời. Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi!
Từ ấy, đã biết bao đèo suối, Chúng tôi đi, theo lối các anh đi, Mười lăm năm trường kỳ kháng chiến,
Như các anh đã đi, đã đến, Như các anh, giành biển, giành trời,
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi, Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội. Hôm nay tôi đi từ Hà Nội, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Con tàu đưa tôi đến Trung-hoa: Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất, Ồ tất cả của ta đây, sướng thật !
Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay Cuốn hồn ta như tỉnh như say, Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép Đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp. Ôi buổi bình minh dày dọc đường Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương, Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết, Ngạt ngào đồng xanh mịn phấn hương. Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy, Hoa đào đôi bím nở trong sương. Làng hay phố đó, tường vôi mới, Băng đá tan trên dòng Trường-giang… Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi, Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi! Em mặc áo hoa, cúi đi hài ấm, Em nói em cười má em đỏ thắm; Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành, Phơi phới đời em cao vút như dương xanh.
Trung-quốc đó: Sức thanh xuân bừng dậy, Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy Mấy nghìn năm đày đọa tháp Lôi-phong Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng! Trung-quốc đó: Bàn tay nào huyền diệu Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu, Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn, Như mặt người tươi dần những đường nhăn, Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy, Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!
Văn Thiên Tường ơi! Nếu anh sống lại Đến bến bờ Bột-hải Thăm Sơn-hải-quan Anh sẽ không còn khóc mãi Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng Đắp Trường Thành Vạn Lý Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị Khắp công trường rộn rã như ong Vui chồng vui vợ Vai gánh vai gồng Bạt núi khơi sông Mùa đông không lạnh nữa Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm Cướp thời gian thay búa thay liềm! Ôi hai chữ Tự-do: Đôi hài vạn dặm, Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm Tôi đã trông, tôi đã thấy: Nơi đây Hai mươi năm nhảy vọt một ngày Sáu trăm triệu bàn tay: Một núi Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi! Quang vinh thay Đảng những con người Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm trời “Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng”
Mao Trạch Đông! Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng Đẹp như một ngọn cờ Hồng Trên mặt người, mặt đất mênh mông.
Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó Một tia lửa nhỏ Trong xóm nhỏ Tương-đàm (a) Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam Thành ngọn lửa hôm nay: Trung-quốc ! Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc, Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người.
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả! Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!
**************
(a) Tương-đàm: Quê hương Mao chủ tịch.
(b) People’s Liberation Army của Trung Quốc khai sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1927 ---------------------------
Như các anh đã đi, đã đến, Như các anh, giành biển, giành trời,
ĐẠI TIÊN TRI THẬT!
Chiến tranh biên giới: Nhìn lại để trân quý nền hòa bình hiện tại súyt thành thuộc địa TQ sau khi tàn sát dân Nam
Khi chiến tranh 1979 TQ xâm lăng VN, Tố Hữu đã thức trắng đêm cầu nguyện cho TQ đại thắng
Bài viết cung cấp cho độc giả cách nhìn nhận về nguyên nhân của cuộc chiến tranh từ tư liệu hồi ức của các cựu quân nhân Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc
Ông Đặng Tiểu Bình - lãnh đạo Trung Quốc đã có những phát biểu, tuyên bố trước về một cuộc chiến tranh đối với Việt Nam.
Trong chuyến đi thăm Mỹ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình trao đổi với Tổng thống Jimmy Carter về một số chính sách của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh: “Trung Quốc vẫn phải dạy cho Việt Nam một bài học. Liên Xô có thể sử dụng Cuba, Việt Nam, và sau đó Afghanistan phát triển thành một nước ủy nhiệm. Trung Quốc đang tiếp cận vấn đề này từ một thế mạnh. Hành động sẽ rất hạn chế”.
Ngày 17/2/1979, lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta. Ảnh: Thường Thanh
Khi trao đổi với báo chí Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Vai trò của người Việt Nam sẽ còn tồi tệ hơn người Cuba”. Và rằng: “Chúng tôi gọi người Việt Nam là những người Cuba của Phương Đông. Nếu bạn không dạy họ những bài học cần thiết, thì điều đó sẽ chẳng xảy ra”.
Rời nước Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình qua Nhật nhằm lôi kéo nước này vào “mặt trận” cô lập Việt Nam. Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Masayoshi Ohira, ông nhắc lại quan điểm của Trung Quốc: Việt Nam phải bị “trừng phạt” vì Campuchia và cam kết: “Duy trì phát triển lâu dài của hòa bình và ổn định quốc tế… [nhân dân Trung Quốc] sẽ quyết định hoàn thành các nhiệm vụ của chúng ta, và sẽ không vô ngại những điều cần thiết”.
Đó chính là những lời rào trước, đón sau hay nói cách khác là tuyên bố về việc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa mà lãnh đạo Trung Quốc quyết ý thực hiện đối với Việt Nam.
Ngày 17/2/1979, giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự đối với Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.400km.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, Trung Quốc đã đánh thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam (có những nơi quân đội Trung Quốc vào sâu từ 15 đến 20 km) ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, tiến hành các cuộc sát hại nhân dân, đốt phá và cướp bóc các thành phố, thị xã, làng mạc. Với hành động đó, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và được quốc tế công nhận.
Đáp lại hành động của Trung Quốc, Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, tiến hành cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng biên giới phía Bắc.
Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu
Trước tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân dân Việt Nam, ngày 5/3/1979, giới cầm quyền Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân. Thể hiện thiện chí hòa bình, khi Trung Quốc rút quân, Đảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố không truy kích.
Từ ngày 6/3/1979, phía Trung Quốc vừa rút quân, vừa đánh phá, gây thiệt hại về người và của đối với đồng bào các dân tộc ở một số vùng giáp biên giới.
Đến ngày 18/3, Trung Quốc mới rút hầu hết quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận quân chủ lực Trung Quốc “vẫn chiếm đóng trái phép một số nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có nơi sâu trong nội địa Việt Nam từ 200-600m; thường xuyên gây xung đột vũ trang, làm cho tình hình trên tuyến biên giới tiếp tục căng thẳng kéo dài”.
Từ năm 1980, quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng pháo, súng cối bắn phá trên toàn tuyến biên giới; đồng thời, tổ chức nhiều đợt tấn công lấn chiếm nhiều điểm trên khu vực biên giới thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc lựa chọn Hà Tuyên và lấy Vị Xuyên làm điểm tấn công lấn chiếm sau ngày 18/3/1979. “Từ một địa bàn được xác định là hướng thứ yếu, Vị Xuyên nhanh chóng trở thành một điểm nóng, một mặt trận điểm trong chính sách gặm nhấm, gây xung đột biên giới của nhà cầm quyền Bắc Kinh”.
Cuối năm 1988, giới cầm quyền Trung Quốc cho quân dừng hoạt động pháo kích sang đất Việt Nam. Đầu năm 1989, quân Trung Quốc rút khỏi các điểm lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở Bắc Vị Xuyên và dừng hoạt động lấn chiếm trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.
Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đến đây, cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung mới thật sự chấm dứt.
Ý đồ gây chiến của Trung Quốc
Bên cạnh việc khai thác các tư liệu hồi ký và phỏng vấn về hồi ức của các cán bộ, cựu quân nhân Việt Nam đã được công bố trên các sách báo, chúng tôi còn trực tiếp phỏng vấn 3 người từng tham gia chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trên tuyến biên giới phía Bắc trong những năm 1979-1989.
Một người là đại tá, nguyên Trung đoàn trưởng, tác chiến ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979; một đại tá, nguyên chiến sĩ đồn công an vũ trang, tác chiến ở mặt trận Cao Bằng, từ năm 1979-1981; và một thượng sĩ, cựu binh trung đoàn, chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng, từ năm 1986-1988.
Các cựu binh Việt Nam cho rằng có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến:
Thứ nhất, xuất phát từ tham vọng bá quyền, bành trướng, xâm lược Việt Nam của giới cầm quyền Trung Quốc. Đại tá N.C.N. - nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 540, Sư đoàn 338, Quân đoàn 14, tác chiến ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979, nói: “Họ muốn thôn tính mình. Họ muốn mua chuộc mình không nổi, nên họ xâm lược mình. Họ bắt buộc mình theo họ".
Đại tá N.C.S. nguyên là chiến sĩ đồn công an vũ trang Bí Hà (nay là đồn biên phòng Thị Hoa, thuộc Hạ Lang), huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Cao Bằng cho rằng: “Trung Quốc có âm mưu đánh chiếm vào biên giới của ta. Xâm phạm chủ quyền biên giới. Mục đích của họ là đánh chiếm thị xã Cao Bằng. Theo Trung Quốc là 'chiến tranh tự vệ', nhưng họ đánh sâu vào lãnh thổ của ta như vậy thì rõ ràng là họ đã tiến hành một cuộc 'chiến tranh xâm lược'”.
Nguyên nhân thứ hai của cuộc chiến được các cựu binh Việt Nam lý giải là Trung Quốc muốn đỡ đòn cho tập đoàn Khmer Đỏ trên chiến trường Campuchia nên đã tấn công Việt Nam ở vùng biên giới phía Bắc.
Ông N.T.Đ. nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 427, Sư đoàn 392, Quân khu 1, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Cao Bằng nói: “Khi tôi tham gia trên chiến trường, mình vẫn nghe đài bên kia phát, là lũ 'tiểu bá' vô ơn, đánh các đồng chí Campuchia… Phải dạy cho Việt Nam một bài học… Từ 'tiểu bá' chính là ám chỉ Việt Nam đánh Campuchia. Về chính thức, Trung Quốc không nói đỡ đòn cho Campuchia. Còn thực tế là như vậy (Việt Nam buộc phải rút một bộ phận quân đội từ Campuchia về hỗ trợ)”.
Thứ ba, theo các cựu binh Việt Nam, Trung Quốc phát động chiến tranh là để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đang chống phá Việt Nam lúc đó, qua đó tập trung nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch “4 hiện đại hóa” ở trong nước.
Thứ tư, việc gây ra cuộc chiến còn là hành động trả đũa của Trung Quốc đối với các động thái ngoại giao của Việt Nam với Liên Xô. Đại tá N.C.N. cũng cho rằng: “Họ đánh mình để làm mình hoang mang, để mình không quan hệ với Liên Xô nữa. Trung Quốc ý đồ thế”.
Và đây cũng là cách mà ông N.T.Đ. lý giải về nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Ông nói: “Theo cá nhân tôi được biết, thế giới lúc bấy giờ, hệ thống chủ nghĩa xã hội có sự rạn nứt. Vị trí của Việt Nam rất quan trọng, nắm được Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến Đông Nam Á. Liên Xô có quân đội đóng tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Do đó, Việt Nam trở thành một mắt xích cực kỳ quan trọng. Trung Quốc chưa thuyết phục Việt Nam bằng nhiều thứ và chưa thuyết phục được ai bằng kinh tế. Trung Quốc chỉ còn cách sử dụng quân sự.
Đặng Tiểu Bình nói “dạy cho Việt Nam một bài học” tức là đánh để Việt Nam biết ai là quan trọng. Đặng Tiểu Bình nói “Chổi ngắn không quét được nhện xa” là như thế.
Nguyên nhân thứ năm được các cựu binh Việt Nam nhắc đến là Trung Quốc muốn phá hoại tiềm lực của Việt Nam.
Có thể thấy rằng mục tiêu kìm hãm sự phát triển, muốn Việt Nam bất ổn cả về kinh tế, chính trị, quân sự và đối ngoại, hòng tách và cô lập Việt Nam ra khỏi các liên minh đối ngoại, hợp tác để phát triển đất nước sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng là một trong nhiều lý do quan trọng để Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh.
10 năm ròng rã đầy hy sinh
Sẽ còn có nhiều những lý giải khác nhau nữa về nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979-1989), song qua khảo cứu tư liệu hồi ký và phỏng vấn một số cán bộ, quân nhân Việt Nam, có thể thấy hầu hết thông tin đều cho rằng người gây ra cuộc chiến này là Trung Quốc và đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên
Từ 5 nguyên nhân được các cựu binh Việt Nam đưa ra thì có thể thấy, đó đều là những nguyên nhân, lý do vô lý xuất phát từ lợi ích của Trung Quốc, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế.
Đương nhiên, tư liệu hồi ký và phỏng vấn của quân nhân Việt Nam mà chúng tôi đã đề cập ở trên là chưa nhiều; những thông tin trong hồi ức về nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh còn ít, chưa phản ánh đầy đủ về nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới 1979-1989. Thêm vào đó, tư liệu hồi ký và phỏng vấn là những ghi chép lại bằng trí nhớ về những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ, do đó mang đậm tính chủ quan và phụ thuộc độ lãng quên thông tin của tác giả cung cấp.
Vì vậy, để nghiên cứu khách quan, toàn diện về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, cần tiếp tục nghiên cứu và phải nghiên cứu nghiêm túc, đa chiều với nhiều phía, nhiều phương pháp tiếp cận, xóa bỏ những “e ngại” về chính trị - đối ngoại.
Nghiên cứu về cuộc chiến tranh này không phải để khơi lại, gây chia rẽ thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, mà nhằm tôn vinh những quân nhân Việt Nam đã tham gia chiến đấu và trân quý nền hòa bình hiện tại.
Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên năm 2019, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viết trong Sổ tưởng niệm: “Ngày 17/2/2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2/1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”.
Sám Hối trước khi lìa đời
Bài thơ“Giết, giết nữa…”của nhà thơ Tố Hữu.
Trong đó có những đoạn, có những câu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng đây là bài thơ“phi nhân đáng hổ thẹn”vì cái ác, sự khát máu được đây cao tới tột đỉnh. Có lẽ trong thơ ca cách mạng xét trên quy mô toàn thế giới chẳng có nhà thơ cách mạng nào lại “đỏ” đến mức này.
Có đúng là của Tố Hữu?
Tố Hữu có“Cô gái sông Hương, bài ca mở đường, Trần Thị Lý, Bầm ơi, Bà má Hậu Giang…”tràn đầy tinh thần con người. Ông nhỏ lệ với cô ca kỹ bán mình kiếm tiền trên dòng sông Hương“Thuyền em rách nát còn lành được không”; bầm gan với mẹ già nua tuổi tác phải xuống đồng cây lúa trong giá lạnh buốt tim để có thóc gạo nuôi quân đánh giặc: “Bầm ra ruộng cấy Bầm run”;hoặc rên xiết cảm nhận nỗi đau bị tra tấn của Trần Thị Lý như chính mình bị tra tấn:“Điện giật, dui đâm, dao cắt, lửa nung”…Không có một lương năng lương thiện thì khó có thể viết được những bài thơ, câu thơ chan chứa tình sẻ chia giữa người với người như vậy. Một người có tấm lòng như vậy, sao lại có thể viết ra những câu thơ mà sự khát máu đã đạt tới đỉnh như vậy? Thật khó tin. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng nghi ngờ sự chuẩn xác này.
Không tin. Nhưng bài thơ vẫn còn đó, chỉ vào Google gõ vài chữ“giết, giết nữa”,chỉ trong mươi giây là nó hiện hình ra cùng tác giả rành rành là nhà thơ Tố Hữu.
Bạn bè Tố Hữu, anh em nhà Tố Hữu, Đồng chí nhà Tố Hữu đâu rồi, sao không ai lên một tiếng, dù chỉ hai chữ “đình chính”. Trong trường hợp này “không lên tiếng” có nghĩa là ghi nhận bài thơ này do chính Tố Hữu làm ra.
Con người không phải là thánh nhân, mà thánh nhân “nói 10 điều có điều không dùng được, tiều phu nói 10 điều cũng có điều dùng được – Khổng Tử”, phải chăng đây là điều mà Tố Hữu “nói ra” nhưng không dùng được? Nhưng là không dùng được với ai? Hãy xem bài thơ ấy ra đời trong hoàn cảnh nào:
- 586.000 nạn nhân trong cải cách ruộng đất.
Trong đợt cải cách ruộng đất đẫm máu diễn ra trong các năm 1955-1956 ở miềm Bắc có 586.000 nạn nhân của cải cách ruộng đất.
Gần đây người ta lại đưa ra con số nạn nhân “chính xác nhất” là 172.008 người, trong đó có 123.266 người (71,66%) được chính thức xác nhận là oan. Con số này ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẩm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc:Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị. Tuy nhiên con số này cũng còn mang tính mù mờ.
Trước hết, con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do:
1. Tài liệu nói rằng, đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được qui định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người.
2. Không có, hay chỉ có rất ít người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả. Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai.
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%); Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%); Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%); Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%); Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.
Ông Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Ông Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc.
Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương, người được cho là tác giả của câu thơ:
“Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”.
tiếp tục lên, tới chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, tức Phó Thủ tướng thứ nhất nước Việt Nam thống nhất. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau:
”Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị qui oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị qui oan”.
Các cán bộ tôm tép của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.
Phải chăng nhà thơ đã bị phong trào cách mạng thôi thúc mà viết ra hoặc ông sợ cái lòng thương người như thương cô gái sông Hương sẽ bị quy là “lòng tốt tiểu tư sản” mà vội vàng “giết giết nữa…” làm cái vung che đậy để khỏi bị liên lụy? Hẳn nhận xét này cũng mang tính nghi nghờ rất nhiều.
Ca ngợi giết đồng bào là 'phát triển nền văn hóa dân tộc'!?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Tố Hữu là nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam, thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc, trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc”, đó là nhận định của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam tại hội thảo “Tố Hữu với văn hóa dân tộc”, được tổ chức ngày 16/10/2015 tại Hà Nội. (1)
Bài thơ này của Tố Hữu được đọc đi đọc lại trên các đài phát thanh và các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ cao trào Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu, thập niên 1950, mà nhiều cụ lớn tuổi ngày nay ở miền Bắc còn thuộc lòng. Nhưng vì ngày nay nhắc lại nó khủng khiếp, xấu hổ quá nên “đảng ta” xóa đi cái tên Tác Giả Tố Hữu.
Giết không một phút nghỉ, giết liền tay nhân dân đồng bào mình thì còn ai chăm sóc ruộng đồng cho lúa tốt?
Chỉ có giết thật nhiều (gần 200.000 xác người CCRĐ) lấy máu xương làm phân bón thì họa may ruộng đồng lúa mới tốt. Và giết, giết nữa… thì người dân mới sợ. Dù có đói khát cũng nộp “thuế máu xong” để nuôi nấng đảng sống bền lâu, mà chung lòng với quốc tế CS quên đi tiền nhân tổ tiên để duy nhất để chỉ tôn thờ Mao Tàu và Stalin Nga?
Thật rùng rợn, hãi hùng, một sự tung hô vong bản man dại mà chắc chắn “vô tiền khoáng hậu” không một áng thơ văn nào từ quá khứ và tương lai có thể so sánh sự khủng khiếp ấy được! Mà đó lại là: “…thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc”(?).
Một dân tộc lấy “giết nhau không một phút nghỉ” làm nét đẹp tâm hồn? – Trời hỡi? Nghe như vang vọng tiếng tru của loài lang sói đang say mồi….
Chưa hết. Nếu hiện nay có ai đó chịu khó, dịch bài thơ “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin” của “thi xu hào” đảng CSVN Tố Hữu ra Anh ngữ, rồi nhờ các nhà bình luận thi ca văn học khắp thế giới tham khảo và có ý kiến thì đoan chắc là có đến 101% người ta sẽ ôm bụng cười ngất và xác quyết rằng nó là sản phẩm nhảm nhí của một kẻ tâm thần. Bởi đọc lên thì cảm nhận ngay nó là một vết nhơ bẩn thỉu trong văn học không thể tẩy xóa, như đoạn thơ:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin”
Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con Việt Nam khi tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai là Stalin xa lạ?
Trẻ mới tập nói làm sao nói được cái từ đa âm tiết xịt xoạt như thế, lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể:
“Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười”
Một kẻ xa lạ chưa từng diện kiến (!?).
“Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ (Tố Hữu) đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại” (Lại Nguyên Ân)
“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người (Stalin) bấy nhiêu !” (Tố Hữu)
Chỉ có loại “tâm thần” nặng mới loạn ngôn ca ngợi tôn vinh còn hơn cả cha mẹ vợ con mình một kẻ giết người được liệt vào hàng đồ tể khát máu nhất của toàn nhân loại. Mà tàng thư chứng tích lưu trữ tại nước Nga (nơi sinh ra Stalin) và thế giới không còn ai nhầm lẫn được, ghi rất rõ.
Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản sắt máu. Là kẻ xếp hàng đầu trong danh sách các tên độc tài kẻ thù của nhân loại với Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi v.v…
Suốt thời kỳ cầm quyền của ông ta, trước thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi, sợ họ làm phản.
Khi thế chiến II xảy ra Stalin đã ký tên ra lệnh xử bắn thêm 44.000 người nữa.
Tháng 3- 9/1940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.
Tính riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, tổng số (không thể kiểm kê hết) lên đến vài chục triệu sinh mạng. Ngày nay số phận Stalin nằm ở các bãi rác.
Stalin tương đồng với “WC” mang ra bãi rác – TT/Putin thương tiếc nạn nhân của Stalin.
Ngày 25/11/2010, Một nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga với 342 phiếu thuận, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của Stalin
Ngày 7/4/2011, Thủ tướng Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố “Stalin là kẻ giết người”.
Gần đây nhất ngày 5/3/2013 Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó: Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag .
Mao Trạch Đông - Một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20
Cũng trong danh sách này Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra tên đồ tể “Mao Trạch Đông” Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm gây ra cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói CCRĐ và Cách Mạng Văn Hóa tại lục địa Trung Hoa.
Gần đây nhất, ngày 9/9/2015 tròn 39 năm ngày mất của Mao Trạch Đông tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông.
“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất, chỉ riêng 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại. (2)
Suỵt ! Có ca ngợi thì nói khe khẻ đủ cho Hội Nhà Văn ta nghe thôi …
“Dù ai chửi ngã chửi nghiêng, Tớ quyết bám ghế như kiềng ba chân”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng chủ tọa cuộc “Hội Thảo” này, rất yêu mến Tố Hữu, ông phát biểu: “Tố Hữu là một nhân cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của cách mạng, Tố Hữu góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc”.... (Một nềm Văn hóa mới… Giết,giết nữa, cho lúa tốt, thuế mau xong!?)
Được biết “thi xu hào” Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942 thuộc gia đình bần cố nông, 10 tuổi phải đi phu kím sống làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp, 1954 hòa bình lập lại năm 12 tuổi ông mới được đến trường học.
Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông (lớp 9) nhập ngũ, trở thành người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, làm cán bộ tiểu đội, (!?) viết báo và làm cán bộ tuyên huấn.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y vào năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, của Tạp Chí Thú Y… hội viên cao cấp Hội Nhà văn CHXHCN/VN từ năm 1976. Chỉ mới lớp 9 nhưng Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhờ có quá trình Trưởng ban Chăn nuôi, Tạp Chí Thú Y nên được “tín nhiệm” đắc cử CT/Hội nhà văn 3 nhiệm kỳ liên tiếp!? (Wikipedia)
Trong văn hóa Việt, lịch sử Kinh Đô Thăng Long xưa Hà Nội cho thấy “kẻ sĩ Bắc Hà” (sĩ phu trí thức Bắc Hà) là những hạt ngọc trai với hào quang khí phách truyền thống qua tư cách các đại sĩ phu: Nguyễn Công Trứ - Chu Văn An - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thiếp- Ngô Thì Nhậm - Phan Huy Ích... và gần hơn là Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Khắc Viện, Trần Độ, Vi Đức Hồi... Nhân cách “kẻ sĩ Bắc Hà” trong họ luôn gạt qua một bên nợ áo cơm trói buộc, chấp nhận sống cảnh thanh bần nhưng coi trời bằng vung luôn giữ gìn nhân cách độc đáo của kẻ sĩ không “mang thân về với triều đình, vào luồn ra cúi tội tình tấm thân”
Mọi cuộc hội thảo chính trị đều được nhà nước “đảng ta” tài trợ chi trả bằng kinh phí như hội thảo này. Nhưng nhiều lắm thì mỗi quan chức có bài viết và đọc tham luận cũng chỉ năm ba triệu, số tiền chẵng bõ bèn gì để phải bán rẻ nhân cách ngợi ca một “thi xu hào” vong bản tôn thờ 2 “đảo phủ” gớm giếc (Mao và Stalin) mà nhân loại hiên nay nguyền rủa.
Ai cuối đời cũng chỉ mình không về với đất, ngày nay hiệu quả còn hơn cả bia miệng, không gian lưu trữ mạng điện tử, USB, CD sẽ là chứng nhân của bất cứ ai bán rẽ truyền thống suy đồi đạo lý, nhục mạ tinh thần kẻ sĩ.
Loài vật khi ăn cũng biết lựa cái gì ăn được. Chỉ có loài bọ hung hay vi khuẩn trong môi trường yếm khí tối tăm sinh ra để tiêu hóa chất thải thì chúng mới ăn mà không phân biệt sạch hay bẩn.
Các nỗ lực của Stalin dưới vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong bối cảnh Thế chiến 2 sắp nổ ra đã dẫn đến sự leo thang trong việc bắt giữ và xử bắn nhiều người bị tình nghi là gián điệp cho Đức, đỉnh điểm là năm 1937-1938 (khoảng thời gian đôi khi được gọi là "Yezhovshchina", hay thời kỳ Yezhov).[27] Khoảng 700.000 trong số này đã bị tuyên án tử hình, những người khác thiệt mạng từ đánh đập và tra tấn trong khi bị "tạm giữ điều tra"[28] và trong các Gulag (trại cải tạo) vì đói, nhiễm bệnh tật và làm việc quá sức.[29]
Các vụ bắt giữ thường được viện dẫn các bộ luật về chống phản cách mạng, trong đó bao gồm việc không báo cáo các hành động mưu phản và, trong một sửa đổi luật năm 1937, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong các vụ điều tra của Cục An ninh Nhà nước của NKVD (GUGB NKVD) vào tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938, ít nhất là 1.710.000 người đã bị bắt và 724.000 người bị tuyên án tử hình.[30]. Phần lớn các phạm nhân là các cựu "kulaks" và gia đình của họ, với 669.929 người bị bắt và 376.202 bị xử bắn.[31]
Về đàn áp giáo sĩ, Michael Ellman đã nói rằng: "... các hoạt động chống lại giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga và của các tôn giáo khác (Binner & Junge 2004) năm 1937 - 38 cũng có thể hội đủ điều kiện như là nạn diệt chủng"[32] Trích dẫn các tài liệu nhà thờ, Alexander Nikolaevich Yakovlev đã ước tính rằng hơn 10.000 linh mục, tu sĩ và nữ tu đã được bị xử bắn trong thời gian này vì bị kết án làm gián điệp hoặc âm mưu nổi loạn.[33]
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thời Mao Trạch Đông
Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo chính thức nắm quyền tại Trung Hoa đại lục sau cuộc nội chiến đẫm máu giữa Trung Hoa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Kể từ đó, Mao Trạch Đông nắm quyền tại Trung Quốc từ 1949 đến 1976, các chính sách và chủ trương kinh tế sai lầm của Mao trong thập niên 1960 đã khiến cho nông nghiệp đình trệ, gián tiếp làm hàng chục triệu người chết vì nạn đói (khoảng 4-5% dân số Trung Quốc thời bấy giờ)[34][35]
Cải cách ruộng đất và trấn áp phản cách mạng
Các vụ xử bắn quy mô lớn đầu tiên tại Trung Quốc dưới thời Mao diễn ra trong cuộc cải cách ruộng đất và cuộc trấn áp những người phản cách mạng (thường là những người theo phe Trung Quốc Quốc dân Đảng (Đảng Quốc Dân)). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng "một phần mười tá điền, địa chủ [ước tính khoảng 50 triệu người] cần phải bị loại bỏ" để cải cách ruộng đất.[35]
Cuộc đàn áp những người bị cho là phản cách mạng chủ yếu nhắm vào thành viên của Đảng Quốc Dân, vốn là phe đối lập của Đảng Cộng sản, những người từng cộng tác với quân Đế quốc Nhật Bản xâm lược (Hán gian), và những quan chức bị tình nghi là phản bội lại Đảng Cộng sản.[36] Ước tính đã có khoảng 712.000 đến 2 triệu người bị xử bắn trong thời kỳ này.[37] Hơn một triệu người bị đưa vào các trại cải tạo lao động và khoảng 1.200.000 người bị theo dõi.[38][39]
Cách mạng văn hóa (1966–1976)
Sau khi kế hoạch Đại nhảy vọt thất bại, Mao Trạch Đông dần mất đi tiếng nói trong Đảng Cộng sản. Để củng cố lại quyền lực, Mao khởi xướng cuộccách mạng văn hóanăm 1966 với mục đích loại bỏ những "tư sảntự do" để tiếp tục cuộccách mạng vô sản, đồng thời cũng loại bỏ những người bất đồng ý kiến với Mao, bao gồm các quan chức khác như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.[40]Chính những vụ thanh trừng chính trị đã củng cố lòng trung thành của quân đội với Mao.[41]
Hàng triệu người Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc xử bắn trong giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ của cuộc cách mạng văn hóa. Những người bị cho là gián điệp, "phản bội", "tư sản" hay những tầng lớp địa chủ và tá điền là nạn nhân của những vụ tử hình trước công chúng, đánh đập, tra tấn, kết án tù và phải chịu điều kiện y tế thấp kém. Ước tính hàng trăm ngàn người đã bị xử bắn, bỏ đói hoặc bị bắt lao động khổ sai. Hàng triệu người khác bị lưu đày. Giới trẻ từ thành phố bị buộc phải rời đến vùng nông thôn để lao động chân tay.[43]
Trong cuộc cách mạng văn hóa, một "đội quân" bao gồm các học sinh, sinh viên mang tên Hồng vệ binh được sử dụng để khai trừ những người bị cho là "phản cách mạng".[44] Tháng 8 năm 1966, hơn 100 giáo viên đã bị chính học sinh của mình giết hại tại phía Tây của Bắc Kinh.[45]
Ngoài những đối thủ chính trị, cuộc cách mạng văn hóa còn lan tới các dân tộc thiểu số trên Trung Hoa đại lục. Tại tỉnh Nội Mông Cổ, hơn 790.000 người Mông Cổ bị bắt, trong đó 22.900 người bị đánh đập tới chết hoặc bị xử bắn.[46] Tại các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, các trường học của người Triều Tiên bị phá hủy.[47] Những người dân Tây Tạng cũng lâm vào cảnh tương tự, nhiều người bị bắt giữ và tra tấn vì bị kết tội âm mưu nổi loạn; đến cuối năm 1979, hàng chục nghìn nhà sư và ni cô Phật giáo Tây Tạng bị xử bắn hoặc tra tấn.[48]
Giai đoạn hậu Mao Trạch Đông
Sự kiện Thiên An Môn (1989)
Sự kiện Thiên An Môn (hay còn được gọi làSự kiện ngày 4 tháng 6六四事件,Thảm sát Quảng trường Thiên An MônhoặcPhong trào Dân chủ năm 1989八九民运) là một chuỗi các cuộc biểu tình củasinh viên,trí thứcvà quần chúng (đứng đầu là các sinh viên) tạiQuảng trường Thiên An Môn,Bắc Kinh, Trung Quốc, kéo dài từ ngày15 tháng 4đến4 tháng 6năm1989.[49]Quần chúng biểu tình đòi hỏi"một đảng Cộng sản không tham nhũng", yêu cầutự do ngôn luận,tự do báo chívà một xã hộidân chủ.[50]Tại đỉnh điểm của cuộc biểu tình, có tới một triệu người tụ tập tại Thiên An Môn để phản đối vấn nạn tham nhũng của chính quyền.[51]Không chỉ tại Bắc Kinh mà cuộc biểu tình còn có sức lan tỏa rộng khắp Trung Quốc đại lục, các thành phố lớn khác (Thượng Hải,Hồng Kông...) và cả bên ngoài Trung Quốc.[52][53]
Chính phủ Trung Quốc quyết định giải tán biểu tình bằng vũ lực: hơn 250.000 tiểu đội đã được điều động đến Bắc Kinh bằng đường bộ và đường không.[55] Ban đầu, hàng chục nghìn người biểu tình đã bao vây Bắc Kinh, chặn đứng quân đội và còn thúc giục họ cùng tham gia biểu tình.[56] Chính phủ nhận ra rằng phương pháp này không hiệu quả, do đó đã điều động các toán quân rút ra ngoại thành Bắc Kinh, trong khi các phong trào biểu tình ngày càng mạnh mẽ hơn, đỉnh điểm là các ngày từ 1 đến 3 tháng 6 năm 1989.[57] Cuối cùng, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định tấn công Thiên An Môn: tối ngày 3 tháng 6, nhiều xe bọc thép cùng quân đội vũ trang được trang bị súng trường tiến vào quảng trường cùng với các xe ủi. Hàng ngàn người đã cố gắng bao vây, phản kháng lại quân đội, song bị bắn chết ngay trên quảng trường.[58] Các nhân chứng, gồm phóng viên Kate Adie của Đài Truyền hình Vương quốc Anh đã xác nhận những hành động "bắn bừa bãi" của quân đội trong Quảng trường Thiên An Môn, các xe ủi cán nát cả xe cộ lẫn những người tháo chạy, nhiều người van xin song cũng bị bắn hoặc đánh đập bằng dùi cui.[59]
Tới 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau cuộc thỏa hiệp giữa sinh viên và chính phủ, quân đội quyết định dọn dẹp lại quảng trường.[60] Tuy vậy, phần lớn sinh viên vẫn kiên quyết tiếp tục biểu tình tại Quảng trường.[58] Quân đội lúc này bắt đầu dọn dẹp lại Thiên An Môn, ngoài ra còn đánh đập các sinh viên và thu hồi, phá hủy những đoạn phim quay được và đe dọa "nếu không cút đi hậu quả sẽ rất tệ".[61] Đến tầm 5-6 giờ sáng, các sinh viên bắt đầu rút khỏi Quảng trường, nắm tay nhau và hát vang bài Quốc tế ca trên Đại lộ Trường An. Tuy vậy, quân đội vẫn tiếp tục bắn hạ vài sinh viên cùng với những người khác là phụ huynh của họ trên Đại lộ.[62] Quảng trường Thiên An Môn sau đó đã bị quân đội phong tỏa hai tuần.[63]
Vụ việc được đưa ra cộng đồng quốc tế ngày 5 tháng 6 năm 1989, một ngày sau khi vụ tấn công đẫm máu xảy ra trên quảng trường.[64] Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng đã giết 300 người và làm bị thương 2.000 dân thường.[65] Tuy vậy, các nguồn từ quốc tế ước tính số người chết cao hơn các báo cáo chính thức của Trung Quốc: tờ The New York Times ước tính có hơn 400-800 người chết, còn thời báo Time ước tính hơn 2.600 người bị thiệt mạng.[66][67] Sau sự kiện Thiên An Môn, các vụ giam giữ, tra tấn và quấy rối những người có liên quan đến các sinh viên tham gia biểu tình vẫn diễn ra, bao gồm có các bậc phụ huynh của họ.[68]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954–1975)
Tháng 11 năm 1953, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam tiến hànhcải cách ruộng đất.[69]Theo Luật Cải cách ruộng đất thì Cải cách ruộng đất có mục tiêu"thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn".[70]
Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách thu được kết quả tốt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, khiến họ phấn chấn và tích cực chi viện cho kháng chiến chống Pháp.[71] Tuy nhiên, trong giai đoạn sau (từ giữa 1955), do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phương hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phương đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền.[72]
Về phía người dân, trình độ nhận thức thấp của đa số người dân Việt Nam khi đó đã dẫn tới sự quá khích, lạm dụng việc xét xử để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền. Sự quá khích này có nguyên nhân từ đời sống khốn khó của đại đa số nông dân thời bấy giờ, họ phải chịu nhiều uất ức do bị giai cấp địa chủ chèn ép. bóc lột trong suốt thời Pháp thuộc khi mà tình trạng tham nhũng và nạn cường hào ác bá hoành hành ở nông thôn khiến người nông dân nghèo không được luật pháp bảo vệ. Khi có cơ hội, sự kìm nén này bung ra, trở thành một phong trào mang tính trả thù, người dân coi mọi địa chủ đều là kẻ xấu cần phải tiêu diệt (dù không phải mọi địa chủ đều phạm tội ác, nhưng quần chúng quá khích sẽ không quan tâm tới điều đó, họ chỉ quan tâm đối tượng có phải là địa chủ hay không). Theo William Duiker thì đây là một vấn đề không tránh khỏi, xảy ra trong mọi cuộc cách mạng, khi nỗi uất hận tích lũy qua nhiều thế hệ có cơ hội được giải tỏa, quần chúng nhân dân sẽ tấn công dữ dội nhằm tiêu diệt toàn bộ giai cấp từng thống trị họ (trong Cách mạng Anh 1644 hoặc Cách mạng Pháp 1789, người dân Anh, Pháp đều tổ chức truy lùng, giết hại hàng loạt các quý tộc, tăng lữ thời kỳ phong kiến).[73]
"Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học".[77]
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956 tại Hà Nội đã nhận định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất, đề ra những biện pháp sửa chữa khuyết điểm trong việc thi hành chính sách.[78]
Sau khi cải cách hoàn thành đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.
Tố Hữu Nhà thơ viết về Đảng hay nhất
Các nhà thơ Việt Nam sống và trưởng thành trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc đều đã từng có những bài thơ về Đảng hoặc có những câu thơ viết về Đảng, nhưng viết nhiều và viết hay về Đảng có lẽ không ai qua được nhà thơ Tố Hữu.
Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, Ông cũng được coi là nhà thơ lãng mạn Cách mạng lớn nhất. Hiếm có một nhà thơ nào trên thế giới mà có thơ ảnh hưởng lớn đến công cuộc giải phóng đất nước như nhà thơ Tố Hữu. Có thể nói thơ Tố Hữu đã theo sát từng chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bây giờ muốn tìm hiểu tình hình cách mạng Việt Nam cứ lần theo những bài thơ của Tố Hữu là được sáng tỏ. Hầu hết các chiến sĩ cách mạng sống trong nhà tù Thực dân đế quốc đều đã từng đọc thơ Tố Hữu và thơ Tố Hữu là vũ khí lợi hại của họ để những người chiến sĩ đấu tranh trực diện với kẻ thù. Tố Hữu cũng là nhà thơ hàng đầu viết về mùa xuân. Nhớ lại những năm kháng chiến ác liệt, cứ đến thời khắc giao thừa mọi người đều chờ đợi được nghe lời thơ chúc tết của Bác Hồ, sau đó là chờ nghe những bài thơ xuân của Tố Hữu, qua giọng ngâm truyền cảm của các Nghệ sỹ như Bạch Tuyết, Châu Loan, Linh Nhâm… Người khắc họa thành công nhất về hình tượng con người Việt Nam, không ai khác cũng chính là Tố Hữu. Những hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam, về anh bộ đội cụ Hồ, sau này là Anh giải phóng quân qua thơ Tố Hữu đều lấp lánh vẻ đẹp về lòng quả cảm, về tình thương yêu. Đặc biệt chân dung Bác Hồ được Tố Hữu khắc họa rất thành công, đó là hình ảnh vừa giản dị, gần gũi yêu thương vừa mang tầm vóc lớn lao của thời đại. Tố Hữu cũng là nhà thơ viết về Bác hay nhất. Riêng chủ đề viết về Đảng, có lẽ Tố Hữu cũng là người thành công nhất, Ông có nhiều bài thơ có tựa đề về Đảng như: “Ba mươi năm đời ta có Đảng” viết năm 1960, bài thơ: “Với Đảng mùa xuân “ viết năm 1977. bài : “Đảng và thơ” viết năm 1987, Có điều kỳ lạ là tất cả những bài thơ có tựa đề về Đảng của Tố Hữu đều được viết vào dịp tết đến xuân về và được đăng ở những số báo tết. Ngoài những bài thơ có tựa đề về Đảng thì những bài thơ xuân của Tố Hữu đều có phần trang trọng để viết về Đảng:
Bài ca Xuân 61:
Trái tim Anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ phần để em yêu
Bài ca Xuân 68:
Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng
Người chưa đưa ta lên được sao kim
Nhưng người đã cho ta một linh hồn và một trái tim.
Bài thơ: Với Đảng Mùa xuân, viết năm 1977:
Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu đứng dậy
Vững hai chân đứng thẳng làm người.
Những câu thơ viết về Đảng bao giờ cũng được viết bằng tình cảm trân trọng nhất, tự hào nhất. Đảng vừa gần gũi như một người đồng chí mà cũng hết sức thiêng liêng cao cả và vĩ đại.
Viết nhiều về Đảng nhưng bài thơ được nhiều người nhắc đến nhất có lẽ là bài: “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, Bài thơ được viết đúng dịp sinh nhật Đảng 3-2-1960. Ở bài thơ này, Tố Hữu còn lập riêng một kỷ lục. Đó là bài thơ viết về Đảng dài nhất, cả bài thơ có 257 câu, được viết theo thể thơ: Song thất lục bát. Nhiều người còn coi đây là một trường ca ca ngợi Đảng. Trong bài thơ, nhà thơ đã có những câu thơ khái quát về Đảng rất hay:
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.
Có nhiều lý giải để cắt nghĩa: Vì sao Tố Hữu lại viết nhiều và viết hay về Đảng như thế? Nhưng lý do dễ hiểu nhất, đó chính là: Ông sớm đến với Đảng, đây là một may mắn và vinh dự cho Ông và cũng là may mắn lớn cho Cách mạng Việt Nam. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi các thi sĩ Việt Nam còn chìm đắm trong đau thương mất mát về việc nước mất nhà tan thì Tố Hữu đã hồ hởi, say sưa với lý tưởng mới, với ánh sáng mới. Đó là ánh sáng của Đảng và Ông đã đi theo lý tưởng ấy và phụng sự Đảng đến hơi thở cuối cùng.
Hữu Lợi
(báo Đảng Ninh Thuận)
Thơ Tố Hữu chan chứa ân tình với Đảng
04:01, 28/01/2021
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị đón chào xuân mới Tân Sửu, trong ta lại trào lên cảm xúc khi đọc lại những vần thơ tin yêu, đằm thắm, ân tình của nhà thơ Tố Hữu viết về Đảng.
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị đón chào xuân mới Tân Sửu, trong ta lại trào lên cảm xúc khi đọc lại những vần thơ tin yêu, đằm thắm, ân tình của nhà thơ Tố Hữu viết về Đảng.
Bác Hồ nói chuyện với các nhà văn, nhà thơ Tố Hữu, Phan Tứ, Trần Đình Vân. Ảnh tư liệu
Trong thơ Tố Hữu, chúng ta tìm thấy sự gặp gỡ giữa thơ với đất nước, thơ với cách mạng và với Đảng, thơ với Nhân dân; trong đó nổi bật nhất là thơ viết về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Ông từng tâm sự rằng: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ. Đối với tôi: trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ” và chính từ cái duyên kiếp ấy, mà ông có những vần thơ rất hay về Đảng. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới thời Pháp thuộc, anh là lá cờ Đảng nêu lên thành thơ cái lý tưởng, cái triết học, cái lối sống đúng đắn duy nhất lúc bấy giờ: Đã vay dòng máu thơm thiên cổ/Phải trả ta cho mạch giống nòi...”.
Có thể nói, thật hiếm có nhà thơ nào viết thơ về Đảng nhiều và thành công như Tố Hữu; bởi cuộc đời ông gắn liền với cách mạng và Đảng. Đó cũng là nguồn cảm hứng, chắp cánh cho hồn thơ của ông bay cao để viết nên những vần thơ, bài thơ tin yêu, đằm thắm, chan chứa ân tình nhất với Đảng. Có thể nói, viết về Đảng, ngợi ca Đảng, có lẽ hay nhất, gần gũi và cùng chung một cung bậc cảm xúc với mỗi chúng ta, vẫn là những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu. Đọc thơ viết về Đảng của nhà thơ Tố Hữu, ta như được tiếp thêm sức mạnh, niềm tin về Đảng kính yêu.
“Từ ấy” tập thơ đầu tay của Tố Hữu là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lý tưởng cách mạng, trong đó có bài thơ Từ ấy được viết vào năm 1938, giây phút bừng sáng của lý tưởng khi ông được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đánh dấu cái mốc quan trọng trong cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ Tố Hữu. Điều này đã được nhà thơ xác nhận: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Đó là niềm náo nức, reo vui của tâm hồn trẻ tràn đầy nhiệt huyết khi gặp được lý tưởng cách mạng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”. Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng; là tiếng nói thơ ca khơi dậy từ tấm lòng yêu thương và gắn bó với đất nước, với Đảng và đồng hành với con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo.
So với các nhà thơ cùng thế hệ, Tố Hữu đã chọn cho mình một con đường đi riêng cho thi ca: “Ta đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ/ Không áo cơm, cù bất cù bơ”. Với “Từ ấy”, Tố Hữu đã khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam. Cái mặt trời chân lý hay chính là ngọn lửa của lý tưởng cách mạng trong những vần thơ đầu viết về Đảng của nhà thơ cách mạng đã từng thôi thúc, giục giã biết bao thanh niên tìm đến với Đảng. Và cũng chính ngọn lửa lý tưởng ấy cứ thắp sáng mãi trong hồn thơ ông, theo ông đi suốt các thời kỳ cách mạng, nung nấu trong lòng nhà thơ ý chí tranh đấu mãi không thôi, “Ngực còn thoi thóp, tim còn đập/ Còn nghiến răng giương thẳng nghĩa kỳ!”, để nhằm mục đích “Quyết hy sinh, phá tan hết gông xiềng/ Cho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập!”.
Tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu ra đời trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, được coi như là “tiếng hát” toàn dân kháng chiến. “Việt Bắc” của Tố Hữu giống như một bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến; ở đó, Đảng và Bác Hồ luôn gắn chặt với nhau như một lẽ tự nhiên, tạo nên nguồn cảm ứng để Tố Hữu tự hào cất lên vần thơ: “Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ/ Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại” (Sáng tháng Năm - 1951) và ở đó cũng thể hiện sự lạc quan, tin tưởng; lòng biết ơn lâu bền, sâu nặng đối với Đảng:
Lòng ta ơn Ðảng đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa nước non Hồng
Còn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.
Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH, Tố Hữu đã có nhiều bài thơ, vần thơ tri ân, nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với Nhân dân được in trong tập thơ “Gió lộng”; một tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là niềm vui chưa trọn vẹn vì: “Ðường giải phóng mới đi một nửa/ Nửa mình còn trong nước lửa sôi”. Tập thơ “Gió lộng”, có nhiều bài thơ, vần thơ hay ca ngợi Đảng, nhưng có lẽ bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” là bài thơ trọn vẹn nhất viết về Đảng. Đó cũng là bài thơ có sức lay động lòng người, được nhiều người biết đến, thậm chí nhiều người không biết chữ cũng thuộc lòng bài thơ.
Đoạn mở đầu bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, Tố Hữu như vỡ òa lên trong niềm vui sướng đến tột độ khi được viết nên những vần thơ ca ngợi Đảng: “Anh chị em ơi/ Ba mươi năm đời ta có Đảng/ Hôm nay ôn lại quãng đường dài.../ Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay/ Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm...”. Sở dĩ nhà thơ trào lên niềm xúc động tự hào là bởi trước khi có Đảng, dân ta sống trong cảnh nô lệ, tối tăm, mù mịt không biết đi về đâu: “...Thuở nô lệ, thân ta nước mất/ Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm/ Một đời đau suốt trăm năm/ Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao.../ Xóm làng ta xơ xác héo hon/ Nửa đêm thuế thúc trống dồn/ Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy/ Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ/ Anh chạy vào đất đỏ làm phu/ Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng...”. Từ khi có Đảng, Nhân dân ta đi theo Đảng làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến tàn bạo, giành lại cuộc sống độc lập, tự do cho dân tộc: “Trăm năm mất nước mất nhà/ Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười/ Ta đã đứng nên người độc lập/ Cao bằng người, nào thấp thua ai?”.
Cụm pa nô chào mừng Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Và từ đây Đảng đã lãnh đạo Nhân dân xây dựng một cuộc sống mới, có cơm ăn, áo mặc, có học hành, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Dân có ruộng, dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê…/ Màu áo mới nâu non nắng chói/ Mái trường tươi roi rói ngói son…/ Núi rừng có điện thay sao/ Nông thôn có máy làm trâu cho người”. Đối với Tố Hữu, cũng như mọi người dân Việt Nam, vào những năm 60 thế kỷ 20, mặc dù cuộc sống chưa phải giàu sang, nhưng có được như thế cũng là một điều hạnh phúc lớn lao mà trước khi có Đảng chưa ai từng nghĩ tới.
Sở dĩ Đảng ta làm được những điều kỳ diệu cho đất nước và cho Nhân dân là bởi: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây, xương sắt da đồng/ Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta Mác-Lênin vĩ đại/ Đã hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người...”. Mặc dù có phần cường điệu hóa khi ca ngợi công lao của Đảng, nhưng vẫn rất chân thật, khi Đảng như có phép mầu nhiệm, có thể nghe hiểu thấu nỗi thống khổ cơ hàn của hàng triệu người dân mất nước. Điều đó cũng đã diễn tả đúng niềm sung sướng, tự hào cao độ về Đảng quang vinh của một nhà thơ nguyện suốt đời sống chết vì Đảng.
Trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, Tố Hữu cũng đã lý giải một cách đúng đắn, sâu sắc về cội nguồn sức mạnh của Đảng được bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bởi khi Đảng chiếm trọn được niềm tin yêu của dân, thì dù trong hoàn cảnh nào Nhân dân vẫn sẵn sàng: “Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng” và luôn đi theo Đảng, bảo vệ Đảng đến cùng: “Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình”. Và Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn công lao của Đảng: “Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ/ Ta nhớ người đau khổ nuôi ta:/ Ơn Người như mẹ như cha/ Lòng dân yêu Đảng như là yêu con!”.
Nói về công lao to lớn của Đảng đối với đất nước, Tố Hữu bao giờ cũng gắn liền với công lao của Bác Hồ kính yêu, bởi Bác là người đã sáng lập, rèn luyện và lãnh tạo Đảng ta: “Đời ta có Bác xông pha dẫn đường/ Người đi trước, nghìn sương muôn tuyết/ Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta/ Bạc phơ mái tóc người Cha/ Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”. “Ba mươi năm đời ta có Đảng” là bài ca ân tình với Đảng; một bài đúc kết, tổng kết bằng thơ về công ơn to lớn của Đảng với dân tộc, với mỗi người dân Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của dân tộc, thơ Tố Hữu lại tiếp tục là khúc ca nâng bước ta ra trận; tiếp tục kêu gọi, cổ vũ, động viên Nhân dân hai miền Nam, Bắc, theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ cùng nhau sát cánh trên một chiến tuyến đánh quân thù cho tới ngày toàn thắng. Và từ tâm hồn của một nhà thơ đã tự nguyện hiến dâng “trái tim” cho Đảng “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều” lại tiếp tục cất lên những vần thơ đằm thắm ca ngợi Đảng sáng ngời. Năm 1961, sau Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng thành công, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng CNXH, bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, mở ra con đường đi lên hạnh phúc rộng thênh thênh. Trong “Bài ca mùa xuân 1961”, Tố Hữu đã rất xúc động và thấm thía công ơn của Đảng trong việc xây dựng con người mới XHCN: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người, sống để yêu nhau/ Đảng cho ta trái tim giàu/ Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!”.
Bài thơ “Chào Xuân 67”, Tố Hữu lại có những vần thơ hết sức tâm đắc về bản chất nhân nghĩa, ân tình của Đảng, kết tinh cao đẹp cho truyền thống nhân nghĩa của dân tộc:
Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa
Kiếp tỳ nô vùng dậy chém nghê kình!
Và một năm sau, mùa xuân Mậu Thân - Cuộc tổng tiến công lịch sử, trong “Bài ca Xuân 68”, trái tim nhà thơ cách mạng Tố Hữu lại dành cho Đảng những lời tri ân sâu sắc nhất:
Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng
Người chưa đưa ta lên được sao Kim
Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim
Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận
Biết đi tới và làm nên thắng trận!
Đến “Bài ca Xuân 71”, Tố Hữu lại ca ngợi Đảng có tầm mắt nhìn xa trông rộng: “Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng/ Mỗi bước đi gần, nâng ước mơ xa/ Hòn than nhỏ cũng bừng lên ánh sáng/ Một Thác Bà reo, gọi điện sông Đà”.
Trong bài thơ “Một nhành xuân”, Tố Hữu lại viết: “…Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi/ Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người/ Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ/ Ôi những ngày xưa… Mưa xứ Huế/ Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!/ Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nước mắt…/ Từ vô vọng, mênh mông đêm tối/ Người đã đến. Chói chang nắng dội / Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu...”. Và chính Đảng đã đem đến cho ta một “Cuộc sống thật là đáng sống”, vì vậy, nhà thơ đã mạo muội thay mặt Nhân dân “Xin dâng tấm lòng ta ơn Đảng/ 50 năm/ Đêm hóa trăng rằm/ Tỏ mặt người, mặt đất”; đó cũng chính là “Một nhành xuân, của Đảng”.
Báo đảng Lâm Đồng
ĐỌC LẠI NHỮNG VẦN THƠ TỐ HỮU VIẾT VỀ ĐẢNG
10:02 | 25/01/2021
KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2021)
Khi nhận xét về những bài thơ viết về Đảng của Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: “Trong các tác giả thơ hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ viết về Đảng sớm nhất, nhiều nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất”. Nhân dịp kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng, xin được nói một vài cảm nhận về những bài thơ viết về Đảng của Tố Hữu.
Đúng như vậy, trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ viết về Đảng sớm nhất. Nhớ lại những năm ba mươi của thế kỷ trước, cả dân tộc sống trong vòng nô lệ. Văn học lãng mạn lấy đề tài chủ yếu trong thiên nhiên, trong tình và mộng... nhưng rồi rốt cuộc sa vào chán nản, không tìm được lối ra. Văn học hiện thực hướng về đề tài nông dân, trí thức tiểu tư sản nghèo, nhưng kết thúc các tác phẩm thường là cái nhìn bi quan. Giữa lúc ấy thì thơ Tố Hữu ra đời, đem đến cho thơ ca nước nhà luồng sinh khí mới. Và bài thơ đầu tiên viết về Đảng, trong cuộc đời Tố Hữu là bài “Từ ấy” được sáng tác ở Huế năm thi sĩ 18 tuổi (7/1938). Đây là bài thơ có ý nghĩa đặc biệt trong đời thơ của ông. Nó ra đời vào thời điểm người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng, đánh dấu cuộc hội ngộ đầy ấn tượng giữa lý tưởng cộng sản, tuổi trẻ và thơ, cuộc hội ngộ ấy đã tạo nên chất men say của tình yêu đằm thắm giữa nhà thơ trẻ với lý tưởng cách mạng, trước hết là niềm vui trong trẻo, tin yêu, nhân hậu, niềm vui của người sống trong đêm dài nô lệ được bắt gặp ánh sáng huy hoàng, rực rỡ của chủ nghĩa Mác Lênin: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
Khi được giác ngộ lý tưởng, nhà thơ đã khẳng định một quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó mật thiết, hài hòa giữa cái tôi và cái ta chung của mọi người, của quần chúng cách mạng. Khi cá nhân hòa vào tập thể rộng lớn thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội:“Tôi buộc lòng tôi với mọi người/ Để tình trang trải với muôn nơi/ Để hồn tôi với bao hồn khổ/ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Có thể xem bài thơ “Từ ấy” là kỷ niệm “mối tình đầu” của Tố Hữu đối với Đảng, mối duyên đầu của tuổi trẻ đối với lý tưởng, trong mối tình đầu ấy, có niềm vui sướng, say mê, hạnh phúc ngập tràn, có tình cảm chân thành, trong sáng và hết sức nồng nhiệt khi bắt gặp lý tưởng.
Hai mươi hai năm sau, trong không khí sôi nổi cả dân tộc hướng tới ngày kỷ niệm ba mươi năm thành lập Đảng, Tố Hữu sáng tác trường ca “Ba mươi năm đời ta có Đảng” (1960). Bài thơ được viết trên nền của lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc từ ngày có Đảng, bởi vậy, giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ, bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi, hùng tráng. Lúc này Tố Hữu đã bốn mươi tuổi đời, hai mươi hai tuổi Đảng, đã dạn dày trong đấu tranh, những câu thơ về Đảng mang đậm chất suy tưởng. Hình tượng Đảng đầy hoành tráng, Đảng đã cho chúng ta tất cả: “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng/ Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng, niềm tin/ Đảng ta, Mác Lênin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”. Bài thơ này lấy cảm hứng từ sự kiện chính trị (Đảng 30 tuổi) nhưng không hề tồn tại dưới dạng lý trí khô khan mà bừng lên khí sắc, gây được cảm hứng và niềm tin. Tình cảm đối với Đảng thật là thiêng liêng, sâu nặng, son sắt, thủy chung: “Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng/ Tấm lòng son chói sáng nghìn thu.../ Chết nằm xuống còn hôn cờ Đảng/ Chết còn trao súng đạn quên đau”. Những câu thơ giàu hình tượng và đầy dũng khí: “Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo, giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình”. Và điều đặc biệt là lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng Việt Nam, hình tượng Đảng đã quyện hòa với hình tượng Bác: “Người đi trước nghìn sương muôn tuyết/ Dắt dìu dân nước Việt Nam ta/ Bạc phơ mái tóc người Cha/ Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”.
Từ sau bản trường ca ấy cho đến cuối đời, Tố Hữu có mười ba bài thơ viết về Đảng, trong số đó có hai bài chỉ viết về Đảng (Với Đảng mùa xuân, Một nhành xuân) và mười một bài có một số câu thơ viết về Đảng (Bài ca mùa xuân 1961, Chào xuân 67, Bài ca xuân 68, Chuyện thơ, Theo chân Bác, Bài ca xuân 71...). Đọc kỹ mười ba bài, ta thấy so với những bài thơ làm thời tuổi trẻ, giờ đây, thơ Tố Hữu viết về Đảng có nhiều phát hiện mới và mang tầm khái quát cao hơn. Đảng là sự kết tinh truyền thống nhân nghĩa bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc: “Cám ơn Đảng đã cho ta dòng sữa/ Bốn nghìn năm chan chứa ân tình/ Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa/ Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình” (Chào xuân 67). Nhà thơ đã khẳng định chủ nghĩa nhân văn cao cả trong phẩm chất cách mạng của Đảng: “Có gì đẹp trên đời hơn thế?/ Người yêu người, sống để yêu nhau/ Đảng cho ta trái tim giàu/ Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay” (Bài ca mùa xuân 1961). Đảng đã cho ta một vị trí mới, một chỗ đứng mới, một tư thế mới - tư thế của người làm chủ đất nước, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân: “Ta đã đứng nên người độc lập/ Cao bằng người, nào thấp thua ai?/ Tay ta, tay búa, tay cày/ Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình/Những người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây”. Sự gắn bó ruột thịt giữa dân với Đảng thể hiện trong những câu thơ lục bát đầy hình tượng: “Ơn người như mẹ, như cha/ Lòng dân yêu Đảng như là yêu con”. Đảng là nhà chiến lược vĩ đại có tầm nhìn xa, trông rộng, thấu suốt quá khứ, hiện tại, thấy trước tương lai: “Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng/ Mỗi bước đi gần, nâng ước mơ xa” (Bài ca xuân 71). Đảng là mùa xuân, là niềm tin, là ánh sáng, Đảng dạy cho ta biết làm người: “Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng/ Người chưa đưa ta lên được sao Kim/ Nhưng đã cho ta linh hồn và một trái tim/ Biết lẽ phải, yêu thương, căm giận/ Biết tiến tới và làm nên thắng trận” (Bài ca xuân 68). Có thể nói, những bài thơ Tố Hữu viết về Đảng có sức chiếm lĩnh trái tim người đọc rất nhanh chóng, mạnh mẽ, không chỉ ở sự lôi cuốn của dòng cảm xúc, ở màu sắc phong phú, đa dạng của hình tượng Đảng mà còn ở sự sắc sảo, tinh tế trong cảm nhận và suy tưởng. Đằng sau mỗi dòng thơ là tiếng đập của trái tim dạt dào của người thi sĩ: “Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy?/ Hỡi em yêu! Mà má em đỏ dậy?/ Như buổi đầu hò hẹn say mê/ Anh nắm tay em sôi nổi, vụng về. Mà nói vậy: “Trái tim anh đó!/ Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu” (Bài ca mùa xuân 1961).
Mười tám năm đã trôi qua kể từ ngày Tố Hữu đi xa nhưng những bài thơ của ông vẫn còn sống mãi với thời gian./
Đây là những câu thơ đầu tiên trong bài thơ dài của Tố Hữu: “Ba mươi năm đời ta có Đảng” ông viết năm 1960 trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng.
Mặc dù thơ Tố Hữu rất đa dạng, phong phú với nhiều loại đề tài về Đảng, về Bác Hồ, về nhân dân với tình yêu nước, yêu người thấm đẫm; song khi nhắc đến thơ ông, bài thơ này vẫn cứ sáng lên bởi vẻ đẹp chân phương mộc mạc; bởi sự gần gũi với hồn thơ dân tộc. Bài thơ như một pho sử viết về sự ra đời và đấu tranh cách mạng của Đảng. Do yếu tố lịch sử, bài thơ cũng chỉ mới khái quát từ khi Đảng khai sinh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh giải phóng ở miền Nam. Pho sử ấy đã khái quát cả một thời đoạn dài nước mất trong tay các thế lực phong kiến, đế quốc. Đấy là: “Thuở nô lệ dân ta mất nước/ Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm/ Một đời đau suốt trăm năm/ Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao!”. Ở một thời đoạn gần hơn, dưới ách thực dân Pháp, những hình ảnh đau thương hiện lên thật rõ ràng và xa xót: “Xóm làng ta xơ xác héo hon/ Nửa đêm thuế thúc trống dồn/ Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy/ Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ/ Anh chạy vào đất đỏ làm phu... Kiếp người cơm vãi cơm rơi/ Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi…”.
Có lẽ vì thế mà tác giả đã không kìm nén nổi khi viết về sự kiện Đảng ra đời bằng một tiếng reo vui: “Lần đêm bước đến khi hừng sáng/ Mặt trời lên cờ Đảng giương cao!”. Từ đây, tác giả cũng đã khái quát bằng các hình ảnh rất đẹp, lớn lao và chính xác về quá trình 30 năm đấu tranh và lãnh đạo nhân dân: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng/ Đảng ta muôn vạn công nông/ Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta Mác-Lênin vĩ đại/ Đã hồi sinh trả lại cho ta/ Trời cao đất rộng bao la/ Bát cơm tấm áo, hương hoa hồn người…”.
Dung lượng lớn của bài thơ sau đoạn trích trên đây, chính là lịch sử đấu tranh 30 năm của Đảng. Kể từ “Trống Xô Viết Nghệ An vang động” rồi “Chống phát xít cường quyền hiếu chiến” để tiến tới ngày 2.9.1945: “Mùa thu cách mạng thành công/ Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao”. Chẳng bao lâu sau, đất nước lại bước vào kháng chiến 9 năm: “Chín năm kháng chiến thánh thần/ Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn”. Viết về giai đoạn này, có đoạn tác giả như bồi hồi suy tưởng: “Chín năm nắng núi mưa ngàn/ Nắng mưa có Đảng, cơ hàn có nhau”.
Sau chiến thắng Điện Biên “Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!” đất nước đã có hoà bình trên miền Bắc. Nhưng còn một nửa- miền Nam: “Nửa mình còn trong lửa nước sôi/ Một thân không thể chia đôi/ Lửa gươm không thể cắt rời núi sông”. Chính ở đoạn thơ rất “tâm tư” này, nhiều câu thơ đã được các thế hệ cách mạng thuộc lòng và xem như chân lý. Đấy là: “Máu kêu trả máu đầu van trả đầu!/ Miền Nam đi trước về sau/ Con đường Cách mạng dài lâu đã từng/ Đuốc đã mọc thành rừng gỗ cứng/ Gió càng lay càng dựng thành đồng/ Trăm sông về một biển Đông/ Bắc Nam lại sẽ về trong một nhà!”.
Như một bản trường ca về Đảng, Tố Hữu không quên để có được chiến thắng vĩ đại này, không thể không nhắc tới những tấm gương quả cảm sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Nhớ những anh chị mất trên đường/ Tù lao máy chém, chiến trường/ Dẫu tan nát thịt còn vương vấn hồn/ Chết nằm xuống còn hôn cờ Đảng/ Chết còn trao súng đạn quên đau/ Chết còn cởi áo trao nhau/ Miếng cơm dành để người sau ấm lòng….”. Ông cũng không quên công lao của nhân dân vĩ đại, những “bà má Hậu Giang, mẹ Suốt, mẹ Tơm, bà Bủ, bà Bầm…” ở mọi miền Tổ quốc: “Ta nhớ người đau khổ nuôi ta/ Ơn người như mẹ như cha/ Lòng dân yêu Đảng như là yêu con/ Nghèo rau cháo từng lon gạo bữa/ Dành cho ta chút sữa cầm hơi/ Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta...”. Phần kết bài thơ, những tâm tình yêu quý trân trọng nhất của nhà thơ là dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sáng sự nghiệp của Đảng: “Ba mươi năm bước đường qua/ Đời ta có Bác xông pha dẫn đường/ Người đi trước nghìn sương muôn tuyết/ Dắt dìu dân nước Việt Nam ta/ Bạc phơ mái tóc người cha/ Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”. Cũng là dễ hiểu rằng sau này khi Bác mất, chính Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác đặc biệt hay và xúc động trong các bài: Bác ơi và Theo chân Bác.
Chính là nhờ vào “Lòng dân yêu Đảng như là yêu con” như Tố Hữu nhận thức và viết trong bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” mà chúng ta phát hiện ra một đặc điểm lớn trong thơ Tố Hữu. Đấy là lòng biết ơn sâu sắc với nhân dân. Tiếng thơ không còn một giọng cảm thông, bi luỵ như trước Cách mạng Tháng Tám 1945, khi ông viết đến những phận đời nghèo khổ như chị vú em, cô gái sông Hương hoặc em bé bán bánh bột lọc… nữa. Nhân dân trong thơ Tố Hữu sau này đã có các chân dung cao đẹp như những tượng đài. Như mẹ Tơm “Buồng Mẹ, buồng tim giấu chúng con/ Đêm đêm chó sủa làng bên động/ Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”. Ngay cả khi mẹ đã mất rồi, thì mẹ vẫn “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời…”. Như mẹ Suốt: “Một tay lái chiếc đò ngang/ Bên sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày/ Sợ chi sóng gió tàu bay/ Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua…”.
Vô vàn hình ảnh cao đẹp của nhân dân có trong thơ Tố Hữu. Những bà Bủ, bà Bầm, bà má hay cô gái Bắc Giang phá đường cản địch, cô dân quân bắt sống phi công Mỹ... Nhưng trên những nẻo đường công tác, có cả những người không biết mặt biết tên trong thơ Tố Hữu vẫn cứ sáng ngời lên. Để ông lại tiếp tục suy nghĩ về những tình cảm cao đẹp mà Đảng đã dày công hun đúc. Trong bài Những ngọn đèn, đoạn cuối là: “Ôi biết bao tình, bạn nhớ không?/ Ngọn đèn đồng chí giữa cơn dông/ Tôi không rõ mặt người em ấy/ Chỉ thấy trong đêm một bóng hồng…”.
Thật khó tìm được một hình tượng nghệ thuật nào lại tuyệt vời như thế; khi viết về tình đồng chí, tình người trong một đêm chiến tranh (22.10.1965). Đây là cả một hồn thơ núi sông tích tụ trong tâm hồn một nhà thơ Cộng sản.
N.Q.V
Rồi đến bài trường ca “Theo chân Bác”, Tố Hữu đi đến một sự hài hòa khái quát cao độ khi nhà thơ đặt hình ảnh Đảng - Bác trong mối quan hệ gắn bó với dân tộc và thời đại: “Thời đại lớn cho ta đôi cánh/ Không gì hơn Độc lập Tự do!/ Bốn mươi thế kỷ cùng ta đánh/ Có Đảng ta đây, có Bác Hồ”.
Đối với Tố Hữu, thơ không chỉ là sự dâng trào cảm xúc, mà thơ còn truyền tải những tư tưởng, tình cảm lớn lao về đất nước, con người, nhất là về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Và thơ Tố Hữu đã nói đúng và cảm nhận rất sâu sắc về cái điều vĩ đại nhất của Đảng ta mà từ bao đời nay chưa ai làm được, đó là sự đổi đời cho dân tộc. Đảng đã hồi sinh, trả lại cho ta tất cả, từ Tổ quốc bao la, trời cao đất rộng, đến cả cuộc sống vật chất, tinh thần “Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”. Rõ ràng, Tố Hữu đã trở thành nhà thơ thuộc về Đảng thân yêu của mình và Đảng là một phần máu thịt không thể thiếu trong sự nghiệp sáng tạo thi ca của nhà thơ. Chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đón chào xuân mới, mừng Đảng quang vinh, đọc lại những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta càng cảm động và biết ơn công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đem lại hạnh phúc cho đất nước và Nhân dân Việt Nam.