Người Việt ta có cách xưng gọi với người đối thoại khá rạch ròi, rõ ràng, ý nhị và văn hóa. Rất nhiều trường hợp, người nghe sẽ hiểu hoặc đoán được mối quan hệ, vai thứ giữa hai người. Nhất là người Nam bộ. Ví dụ: “Cậu đi chợ mua dùm chị vài ký trái cây” (là cách xưng hô của chị gái với em trai). Hay một cách xưng gọi thân mật, bình dân khác: “Dượng mày mời đám mà anh bận đi không được” (là lời anh vợ nói với em rể)...
Trong quá trình người Việt xuôi về phương Nam đã hình thành lối xưng hô theo thứ như anh hai, chị ba… kể cả người không có mối quan hệ ruột thịt vẫn gọi theo thứ như vậy. Người ta không gọi tên trực tiếp, ví dụ như anh Tấn, chị Hồng… vì như thế là hỗn, nhất là trẻ nhỏ nhất định sẽ bị cha mẹ quở mắng. Bây giờ thói quen văn hóa giao tiếp ấy đang dần mất đi.
Cách xưng hô không những giúp ta phân biệt được thứ tự, vai vế mà còn chứng tỏ sự văn minh lịch sự
Chừng ba bốn thập niên trước, với em mình, khi còn nhỏ, anh chị trong nhà thường gọi là em, thậm chí mày tao hay thằng này con nọ. Nhưng khi người em lập gia đình, tức thì anh chị gọi em mình bằng chú hoặc cậu (em trai), dì hoặc cô (em gái). Hay anh chồng gọi em dâu bằng thím, chị chồng gọi em dâu bằng mợ… cho dù có mặt hay vắng mặt. có nền nếp, gia phong. Mặt khác đó cũng là sự xác tín rằng em mình đã trưởng thành nhằm cân nhắc trong ứng xử. Bên cạnh, xưng gọi như vậy cũng là cách gián tiếp dạy con cháu trong nhà biết cách xưng gọi cho nghiêm túc, phải phép.
Người cha hay người mẹ khi con sai quấy cũng gọi con mình bằng con, xưng cha, mẹ chứ không “mày tao mi tớ”. Họ tin rằng xưng hô như vậy, họ sẽ kiềm chế được cơn nóng giận thái quá, không gây tổn thương cho con mình một cách đáng tiếc.
Vợ chồng cãi vã nhau mà vẫn một mực xưng anh - em, tui - mình thì câu chuyện chắc chắn sẽ ít căng thẳng hơn.
Gần đây người viết có chứng kiến cảnh một người đàn ông chừng tuổi bốn mươi, cãi vã với cô gái chừng ngoài hai mươi, ở trạm xe buýt. Qua câu chuyện, đoán biết họ hoàn toàn xa lạ. Sự xung đột đến “cao trào” mà “hai đàng” vẫn còn xưng gọi anh, em. Và cũng chính vì họ không dẫm lên “đường ranh” văn hóa xưng gọi nên họ có một kết thúc có hậu, không đi đến cuộc “khẩu chiến” hay ấu đả tồi tệ.
Tất nhiên không phải trong hoàn cảnh nào, trường hợp gì cũng đều xưng gọi “ngọt ngào” được. Có khi con người ta cũng nổi giận theo cung bậc trạng thái, cảm xúc mà không giữ được, hoặc không cần giữ cách xưng gọi. Rồi “vãi ra” mày, tao, hắn, nó, lũ khốn, đám gian manh… cũng là lẽ thường tình. Song, dù sao vẫn còn ý thức được cách xưng gọi như người đàn ông và cô gái vừa kể trên, hay đi theo “chủ nghĩa” “chín bỏ làm mười” của ông bà ta dạy thì mọi điều sẽ tốt hơn.
Tiếc thay thế hệ trẻ bây giờ quá nhiều người xem nhẹ cách xưng gọi. Người lớn hơn mình năm bảy tuổi, lại có ăn học đàng hoàng, có địa vị xã hội vẫn bị họ san bằng vai thứ. Cứ mày, tao. Nói chuyện với bậc chú bác thì ngữ điệu ngang phè, “nói trỏng” như bạn bè, không hề phân biệt “chiếu trên chiếu dưới” gì cả. Ấy là chưa nói đến mỗi ngày, trong xã hội càng có nhiều người trẻ, nói chuyện với người lớn tuổi bằng cô chú vẫn “tui với ông, tui với bà”, có khi còn chửi thề một cách rất hồn nhiên. Thật đáng lo ngại!
Cách xưng hô trong giao tiếp tưởng bình thường nhưng thật ra rất hệ trọng.
Cách xưng hô không những giúp ta phân biệt được thứ tự, vai vế mà còn chứng tỏ sự văn minh lịch sự, trong nhiều trường hợp cách xưng hô còn giúp chúng ta tỏ thái độ ôn hòa, nhã nhặn, giảm bớt căng thẳng trong tranh cãi. Tỷ như, hai vợ chồng cãi vã nhau mà vẫn một mực xưng anh - em, tui - mình thì câu chuyện chắc chắn sẽ ít căng thẳng hơn.
Quả thật, cách xưng hô trong giao tiếp tưởng bình thường nhưng thật ra rất hệ trọng. Theo Thegioitiepthi.vn
Đang ngủ, mẹ bất ngờ bị con trai đâm tử vong
Đức Ngọc
21/06/2023 15:41
(NLĐO) - Sau khi đâm mẹ đẻ tử vong, Cụt Văn Lay đã dùng dao tự đâm vào người, cứa cổ mình tự sát
Theo thông tin ban đầu, sự việc đau lòng trên xảy ra vào tối 17-6. Vào thời gian này, bà Cụt M.B. (SN 1963, trú tại xã Bắc Lý) đang nằm ngủ thì bất ngờ bị con trai là Cụt Văn Lay (SN 1999) dùng dao đâm nhiều nhát vào cơ thể. Do vết thương quá nặng, bà B. tử vong tại chỗ.
Đang ngủ, mẹ bất ngờ bị con trai đâm tử vong
Cụt Văn Lay bị thương đang điều trị tại bệnh viện.
Sau khi sát hại mẹ, Lay dùng dao tự đâm vào bụng, cứa cổ để tự sát.
Thanh niên đổ thuốc trừ sâu vào nồi canh của cha mẹ vì bị cấm cản yêu đương
Con rể dùng súng uy hiếp, trói toàn thân mẹ vợ bằng băng keo
Phát hiện sự việc, mọi người đã đưa Lay đi cấp cứu.
Đến ngày 21-6, theo thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, sau nhiều ngày điều trị vết thương thương nặng ở vùng cổ và bụng, hiện sức khỏe của Cụt Văn Lay đã ổn định.
Được biết, gia đình bà Cụt M.B. có 5 người con, gồm 4 trai và 1 gái. Trong đó, Cụt Văn Lay có tiền sử bị bệnh động kinh, mỗi khi thời tiết thay đổi, Lay thường lên cơn, người thân phải trói lại để tránh gây hại đến người khác.
Nghịch tử đâm chết mẹ sau đám tang ông ngoại
Theo Trần Huỳnh (Bình Thuận online)
05/06/2018 10:47
Sau đám tang ông ngoại, Lưu Bùi Bút Bi muốn mượn chìa khóa xe để đi mua thuốc nhưng không được nên đâm vào cổ mẹ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Vụ án xảy ra khoảng 23 giờ 30 ngày 4-6, tại nhà ông Bùi Văn Bé (ngụ thôn Gò Đồn, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).
Nghịch tử đâm chết mẹ sau đám tang ông ngoại - Ảnh 1.
Đối tượng Lưu Bùi Bút Bi
Thông tin ban đầu, trước đó tại nhà ông Bé tổ chức đám tang cho cha và mọi người trong gia đình tề tựu về rất đông. Trong đó, bà Bùi Thị Trúc Linh (SN 1976, ngụ phường Tân An, thị xã La Gi) cùng Lưu Bùi Bút Bi (SN 1998, là con bà Linh), cũng về Tân Thắng chịu tang cha và ông ngoại.
Chiều tối cùng ngày, sau khi lo mọi việc an táng, gia đình tổ chức tụng kinh và ăn uống thì xảy ra sự việc. Bà Linh lúc này ngồi phía trước nhà, thì Bi hỏi mẹ mượn chìa khóa xe đi mua thuốc hút, bà Linh nói khuya không ai bán, nên không giao chìa khóa. Tức mình, Bi vào nhà sau lấy dao ra đâm vào cổ mẹ trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Mặc dù được người nhà đưa đến trạm xá xã cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện thị xã La Gi, nhưng bà Linh chết trên đường đi cấp cứu do vết thương gây mất nhiều máu.
Sau khi gây án, gia đình đã đưa Bi đến công an đầu thú.
Nghịch tử đâm chết mẹ sau đám tang ông ngoại - Ảnh 2.
Mọi người không khỏi bàng hoàng sau khi vụ án xảy ra.
Ngay trong đêm, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, cùng lực lượng pháp y đã đến khám nghiệm hiện trường và tử thi, tiến hành lấy lời khai và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ án, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Giết mẹ, bị cáo dòng hoàng tộc ra tòa ngơ ngác hỏi: "Mẹ còn sống hay đã chết?"
Theo Tố Tâm (Đồng Nai online)
Bị cáo cứ ngồi bình thản, chốc chốc nở nụ cười nhếch mép trông chẳng bình thường. Khi được tòa hỏi, bị cáo còn thắc mắc: "Bị cáo không biết mẹ còn sống hay đã chết?".
Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt bị cáo Tôn Thất Minh (23 tuổi, tạm trú thị trấn Long Thành, huyện Long Thành) mức án tử hình về tội giết người. Đau lòng hơn, nạn nhân trong vụ án chính là mẹ ruột của bị cáo.
Giết mẹ, con ra tòa ngơ ngác hỏi: Mẹ còn sống hay đã chết? - Ảnh 1.
Bị cáo Tôn Thất Minh tại phiên tòa xét xử lưu động.
Đứa con bất hiếu
Sau khi nghe tòa tuyên án, bị cáo Minh vẫn đứng yên vô hồn. Ngồi phía sau bị cáo là hình ảnh người cha già với mái tóc bạc trắng không cầm được nước mắt trước nỗi đau, sự mất mát quá lớn ập đến gia đình ông chỉ vì ma túy.
Ngày 1-5-2017, sau khi sử dụng ma túy, Minh đã đến cửa hàng tạp hóa của mẹ là bà Lê Thị Hoa để xin tiền tiếp tục mua ma túy. Tại đây, bà Hoa cho Minh 20 ngàn đồng và phàn nàn Minh chỉ lo chơi bời không chịu làm ăn. Nghe vậy, Minh đã tức giận xô bà Hoa ngã rồi kéo vào trong bếp, dùng dao giết mẹ.
Sau khi gây án, Minh đã bị mọi người khống chế giao cho công an xử lý. Theo kết luận của Trung tâm pháp y Đồng Nai, bị cáo trước, trong và sau khi gây án bị hạn chế năng lực hành vi do sử dụng ma túy.
Tại phiên tòa xét xử lưu động ở UBND thị trấn Long Thành (huyện Long Thành) vào ngày 27-4, bị cáo Minh được dẫn giải đến phiên tòa từ rất sớm nhưng bị cáo không hề quay lại nhìn người thân. Bị cáo cứ ngồi bình thản, chốc chốc nở nụ cười nhếch mép trông chẳng bình thường. Khi được tòa hỏi, bị cáo còn thắc mắc: "Bị cáo không biết mẹ còn sống hay đã chết?".
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh giữ quyền công tố tại tòa đã cho rằng lời khai của bị cáo trong cả quá trình điều tra không giống như tại phiên tòa. Khi điều tra, bị cáo xác định được hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của mình và liên tiếp khóc nói: "Tội tôi pháp luật xử thế nào cũng được, chỉ xin cho tôi biết mẹ tôi còn sống hay đã chết". Điều này chứng tỏ bị cáo rất có ý thức và hối hận. Thế nhưng khi bị đưa ra xét xử, bị cáo phủ nhận mọi hành vi bằng việc khai không biết, không nhớ.
Bi kịch gia đình
Nhìn con trai đứng trước tòa, ông Tôn Thất Ty (cha bị cáo) như đứt từng khúc ruột. Hơn ai hết, người cha như ông mới là người cảm nhận hết nỗi đau mất vợ và sắp mất con do ma túy mang lại.
Ông Ty và bà Hoa có với nhau 6 mặt con. Cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Khi gia đình còn sinh sống tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào năm 2011, Minh đang học THPT thì bị Công an tỉnh xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Sau đó, 2 vợ chồng ông đưa Minh vào miền Nam để tách con ra khỏi đám bạn hư hỏng vì Minh là con trai duy nhất trong nhà.
Do mải lo làm ăn nên ông Ty không biết chuyện con trai tiếp tục sử dụng ma túy. Ngày Minh ra tay sát hại mẹ cũng là ngày ông về quê lo việc gia đình. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến ông không khỏi day dứt và đau khổ.
Không giống với các phiên tòa hình sự khác, xuyên suốt phiên tòa xét xử bị cáo Minh không nghe một tiếng trách móc, oán hờn gì từ những người đại diện cho bị hại vì họ cũng chính là người thân của bị cáo. Dù rất đau khổ vì mất người thân nhưng họ vẫn tha thiết xin tòa cho bị cáo có cơ hội được sống và làm lại cuộc đời. "Mẹ tôi không thể sống lại nhưng em tôi thì còn quá trẻ nên dại dột. Nếu mẹ còn sống chắc chắn mẹ cũng không nỡ nhìn con bị tử hình. Chúng tôi mong tòa xem xét cho Minh được sống" - anh rể Minh trình bày trước tòa.
Tuy nhiên, xét thấy hành vi giết mẹ của bị cáo là không thể chấp nhận, trái luân thường đạo lý và khó cải tạo nên Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Khi nghe tòa tuyên phạt bị cáo không khóc, không cười và cũng không một lời ăn năn hay xin tha thứ. Chỉ có những người thân trong gia đình bị cáo đã không kìm lòng được, khóc nấc thành tiếng...