Tội ác CSBV tàn nhẫn với những người đồng bào VN chưa từng có trong lịch sử nhân loại
08.12.2023 20:01
Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo"
Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tập cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tập trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên" (thông cáo ngày 11-6).
Bản tường trình tháng 4 năm 1983 của Ginetta Sagan và Stephen Denney (Aurora Foundation), căn cứ trên những kết quả điều tra và phỏng vấn, đã cho biết: "Rất ít, nếu có, người đi học tập cải tạo được thả về sau thời hạn mười ngày hay một tháng... Trong số hơn một triệu người đã đi vào các trại học tập cải tạo (trên 150 trại rải rác khắp nước Việt Nam) thì có khoảng 500.000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200.000 người đã ở trong trại từ hai năm đến bốn năm; 240.000 người đã phải chịu đựng ít nhất năm năm trong cảnh tù đày; và cho đến nay (4-1983) vẫn còn ít nhất là 60.000 người đang bị giam giữ...".
Chúng ta thông cảm cho sự ngập ngừng, dè dặt của Sagan và Denney khi đưa ra những con số thống kê về tù cải tạo. Những con số ấy chỉ gợi lên được một ý niệm, chứ không thể có được giá trị dữ kiện. Làm sao đòi hỏi số thống kê chính xác về những nạn nhân của một chế độ mà sự dối trá vốn được coi là nguyên tắc chỉ đạo căn bản?
Phần tường trình về "học tập cải tạo" chiếm 26 trang trong bản tường trình của Aurora Foundation, nhằm minh chứng một trong những hiện tượng vi phạm nhân quyền trầm trọng đang xảy ra tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 30-4-1975 đến 30-4-1983. Thật ra, trước đó, miền Bắc suốt hai mươi mốt năm sống dưới chế độ Cộng Sản đã không được biết đến nhân quyền là gì. Nếu nói về văn kiện chính thức, thì chế độ "học tập cải tạo" đã được ban hành do Nghị quyết số 49 (ngày 20-6-1961) và Thông cáo số 121 (ngày 8-9-1961). Sự ban hành ấy có nghĩa là: mọi thành phần bị coi như đối nghịch, phản động, đã từng (hoặc đang) ở trong các nhà tù thì nay đều bị Đảng và Nhà nước "gom" lại trong một loại nhà tù mới, tổ chức quy mô hơn, theo đúng khuôn mẫu của các nước Cộng Sản đàn anh. Loại nhà tù này đặc sắc hơn những nhà tù bình thường khác ở chỗ nó có thể thỏa mãn cùng một lúc nhiều mục tiêu. Thí dụ mục tiêu an ninh (giam giữ vô hạn định những thành phần nguy hiểm mà khỏi phải mất công thực hiện các thủ tục pháp lý, đồng thời luôn luôn giữ được sự chủ động kiểm soát khối lượng tù nhân tùy theo tình hình an ninh nội chính); mục tiêu chính trị (có điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình tẩy não và nhồi sọ tư tưởng Cộng Sản, mặt khác tạo không khí thường xuyên khủng bố tinh thần nhân dân bằng hình thức đe dọa gián tiếp, nhờ đó dễ dàng tiến hành các kế hoạch chính trị); mục tiêu kinh tế (xử dụng không công một khối nhân lực đáng kể trong những công tác kiến thiết, sản xuất, và phục vụ bộ máy lãnh đạo; đồng thời tránh được trách nhiệm phối trí khối nhân lực này vào một guồng máy kinh tế vốn đang lâm vào cảnh khiếm dụng) v.v...
Chế độ "học tập cải tạo" được mở rộng ngay sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, dĩ nhiên vẫn với sự áp dụng những phương pháp quản lý cũ, và vẫn nhắm vào những mục tiêu cũ, nhưng đặc biệt có phần khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn trong cung cách quản lý. Nguyên nhân có thể là vì lòng căm thù (pha lẫn mặc cảm) đối với thành phần tù nhân mới. Nguyên nhân cũng có thể là vì sự suy đồi trầm trọng trong tình hình chính trị và kinh tế sau khi hoàn thành cuộc cưỡng chiếm đã khiến cho điều kiện ăn ở của tù nhân trong các trại học tập trở thành tồi tệ vượt ngoài sức tưởng tượng, thí dụ khẩu phần thường lệ của tù nhân cùng với những thực phẩm do thân nhân tiếp tế đã bị cắt xén hoặc tước đoạt nhằm cung ứng bù đắp cho chính những cán bộ quản giáo. Tính chất phi nhân của chế độ "học tập cải tạo", thể hiện qua những sự thật khủng khiếp, chỉ từ sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ mới bắt đầu được phanh phui trước dư luận thế giới. Và được phanh phui bởi nguồn tài liệu đắt giá: tiếng nói của những người đã sống sót và đã vượt thoát, sau khi trở về từ các "trại học tập".
ĐẠI HỌC MÁU là một trong những tiếng nói đó. Không phải là tiếng nói đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải là tiếng nói sau cùng. 822 trang sách, chia thành 70 chương, chỉ là lời tường trình của một chứng nhân về những điều mắt thấy tai nghe trong 4 "trại học tập": Trảng Lớn, An Dưỡng, Suối Máu và Hàm Tân. Đó là những nơi mà Hà Thúc Sinh, một sĩ quan thuộc binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã sống từ ngày 26-6-1975 đến ngày 9-2-1980, nghĩa là trong 4 năm 7 tháng 14 ngày.
Tháng 11-1980, Hà Thúc Sinh bắt đầu viết ĐẠI HỌC MÁU tại đảo Pulau Bidong, mảnh đất tự do đầu tiên mà anh đặt chân tới sau khi vượt thoát khỏi Việt Nam. Bản thảo được hoàn tất vào tháng 12-1984 tại San Diego (California), mảnh đất tự do thứ hai của anh. Viết ĐẠI HỌC MÁU, Hà Thúc Sinh chẳng qua chỉ làm tiếp công việc đã từng được làm bởi nhiều người khác (và hẳn còn đang được tiếp tục làm bởi nhiều người khác nữa). Đó là nói lên tiếng nói của sự thật, cái sự thật bi thảm và kinh tởm về chế độ "học tập cải tạo" của Cộng Sản, cái sự thật mà cho đến giờ phút này vẫn còn hoặc chưa được biết tới đầy đủ, hoặc bị cố tình tảng lờ, cố tình phủ nhận, bởi những con người may mắn của một thế giới tự do nhất định không chịu tỉnh ngủ.
Nghĩ cho cùng, tiếng nói của sự thật vốn không phải là thứ tiếng nói êm tai, dễ nghe. Và người ta có lẽ thích nhìn văn chương như cánh cửa mở ra một thế giới bình an, hạnh phúc, hơn là một thế giới đày đọa, khốn cùng. Tiếc thay, trên mặt địa cầu hiện nay có những bức màn sắt được dựng lên để chận bít tất cả mọi cửa ngõ dẫn đến bình an và hạnh phúc. Ngày nào những bức màn sắt đó chưa sụp đổ, ngày đó văn chương còn phải tiếp tục đóng vai trò của những viên đạn xuyên phá, của những hồi chuông cảnh tỉnh và báo động.
Trong một bản "nhạc tù" viết tại trại Hàm Tân năm 1980, Hà Thúc Sinh đã tự nhủ rằng, nếu còn sống mà trở về, anh sẽ chỉ xin được làm "một đời thằng mõ không công". Anh đã sống sót, đã trở về. Và anh đang làm đúng cái công việc mà khi ở trong tù anh ước nguyện. Làm thay cho những người bạn đã không được may mắn sống sót để trở về cùng anh. Làm thay cho những người bạn mà anh chỉ biết cầu nguyện rằng đến giờ này vẫn còn sống sót để sẽ có ngày trở về. Đồng thời, cũng làm thay luôn cho những người tuy đã may mắn sống sốt trở về, nhưng khi may mắn thêm lần nữa là thoát thân được đến vùng tự do thì lại đổi tính đổi nết, trở thành nhân từ và đãng trí.
Tám trăm trang ĐẠI HỌC MÁU được kết thúc bằng một hoạt cảnh xảy ra bên một con suối trong trại Hàm Tân, khi tác giả cùng mấy anh em bạn tù vừa được "lệnh tạm tha", hí hửng đi tắm rửa, bị một tên an ninh vòng đai trông thấy, quát hỏi:
" - Mấy thằng tù kia, đội nào nhà nào mà giờ này còn tắm ở đây?
" - Báo cáo cán bộ, tụi tôi được thả rồi, được tự do rồi.
"Tên công an thứ hai nghe vậy vội chen vào:
" - Này, ăn nói với cán bộ mà vô phép thế đấy phỏng? Mày tưởng thế là mày tự do đấy phỏng?"
Hà Thúc Sinh kết thúc bản tường trình ở đấy: câu hỏi chót đã không được trả lời. Nhưng đã được ghi lại nguyên văn để gửi đến chúng ta.
Thỉnh thoảng người Cộng Sản lại buột miệng hỏi một câu, mà ít ai chịu để ý nghe. Nếu để ý nghe, thế giới tự do hẳn đã đỡ tốn rất nhiều thời giờ, bút giấy và xương máu NXB Nhân Văn . một tên quản giáo từ ngoài bước vào. Hắn trừng mắt lấy uy và tự động... hô lấy một mình.
- Nghiêm!
Như một phản ứng tự nhiên, tù đứng phắt cả dậy.
Tên quản giáo đảo mắt nhìn chung quanh và bắt đầu "lên lớp". Tôi không ngờ các anh nại vô nễ như thế. Quân trường ngụy có dạy các anh cách chào kính cấp trên không? Nần sau, thấy quản ráo vào, trưởng phòng phải hô nên thật nớn nghiêm! Nghe rõ không?
- Rõ!
Một vài tiếng lác đác trả lời. Tên quản giáo chưa hết bực. Hắn lên lớp tiếp.
- Dù gì các anh cũng từng nà sỹ quan. Sỹ quan mà ba nô ba niếc nuộm thuộm như thế kia à?
- Ba nô ba niếc nuộm thuộm vì nâu nắm thiếu cái n... ồ...n!
Một câu trả lời vu vơ, khe khẽ từ một góc nào đó nổi lên nhưng cũng đủ làm tên quản giáo điên máu.
- Anh nào ăn lói với Cách mạng mà mất rậy thiếu ráo rục như thế?
Hắn vừa hỏi vừa trừng đôi mắt đỏ gay vào một góc phòng. Không ai trả lời. Một lần nữa hắn hỏi như hét. Thằng lào? Thằng lào anh hùng nhận coi?
Chắc chắn là chẳng có ai lại anh hùng trong trường hợp này, và sự thiếu anh hùng tính trong đám tù mở đầu cho một cuộc trù ếm chửi rủa dài dài cho cả phòng từ đó về sau. Tên quản giáo như để bõ tức và củng cố uy tín của mình trong cương vị làm thầy ngay từ những giây phút đầu, hắn tiếp tục mạt sát và giảng đạo. Lói các anh rõ. Kể từ đây, các anh phải ý thức cho đúng vị trí mới của mình. Học tập cải tạo phải nghiêm túc, ăn lói phải khiêm tốn, lễ độ. Nịch sử đã sang trang. Kẻ chống đối như kẻ vừa nói câu khi nãy chắc chắn không sớm thì muộn sẽ bị bánh xe nịch sử nghiền nát. Các anh phải nhớ ngày hôm nay các anh chỉ còn có quyền sống để học tập cải tạo, còn tất cả các quyền khác đã hoàn toàn chấm dứt, kể cả quyền... nói tục. Vả nại, trong chế độ đặt trên cơ sở đạo đức cách mạng của ta không chấp nhận nói tục. Các anh chỉ có hai con đường, một, học tập cải tạo tiến bộ để trở về nàm người công rân nương thiện của xã hội xã hội chủ nghĩa; hai, các anh sẽ tự xử nấy mình nếu thấy rằng xã hội này không thích hợp với các anh. Xã hội này sẽ không có con đường... con c... Có nghĩa nà con đường... nưng chừng, ở giữa.
Câu ví von đầy đạo đức Cách mạng của tên quản giáo làm đám tù buột miệng cười hô hố.
- Cười cái rì?
Cái cười hô hố của bọn tù chạm nọc tên quản giáo một cách nặng nề. Mắt trợn trắng miệng sùi bọt mép, cơn giận của hắn vỡ tung ra như một căn bệnh ung thư tưởng không còn thuốc chữa. Hắn xốc tới một người đứng gần nhất chộp lấy cổ áo. ĐM. cười cái gì? Mày...
Tuy nhiên chưa nói hết câu hắn đã phải buông cổ áo người đối diện ra. Một tên quản giáo khác bất chợt bước vào.
- Chuyện gì thế đồng chí Cư?
- Thưa đồng chí, tôi...
Cái nóng của tên quản giáo có tên Cư chợt nguội tức khắc như một cục than hồng bị ném vào một cái thùng đựng nước tiểu.
- Cho anh em bầu bán gì chưa?
- Dạ... đang tiến hành.
- Các khối khác người ta bắt đầu cả rồi!
Tên quản giáo mới đến mặc dù cũng không mang quân hàm, nhưng căn cứ theo sự khúm núm thủ lễ của tên quản giáo Cư, mọi người đều đoán rằng y phải có một chức vụ gì cao trong tiểu đoàn.
Sau khi lườm người đồng chí của mình một cái thật kín đáo, y quay sang đám tù. Bằng một giọng mật ngọt chết ruồi, y nhập đề ngay. Thế này nhé, thẳng thắn với các đồng chí, à quên, thẳng thắn với các anh, đồng chí Cư làm như ban nãy là có sai đường lối. Nhân danh cán bộ đảng, tôi... dàn hòa.
Y tằng hắng, vén cao tay áo rồi tiến lên một bước và tiếp tục. Khối này hơi đặc biệt, phải không? Vậy thì tôi sẽ đích thân làm việc với các đồng chí, à quên, với các anh, nhé! À mà hôm nay các anh đã thấy thoải mái chưa nào?
Câu hỏi vu vơ lấy lòng của tên cán bộ Đảng không được ai trả lời. Và hình như chính y cũng chẳng cần ai trả lời. Y ào ào nói tiếp. Theo chương trình của ban chỉ huy trại, kể từ ngày hôm nay các anh sẽ được Trên chiếu cố hơn để bắt đầu bước vào học tập. Cái kiến con ong còn biết tổ chức, thượng tầng kiến trúc, hạ tầng cơ sở tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt tập thể. Chả nhẽ ta lại không? Thế cho nên Cách mạng yêu cầu các anh phải có ý thức cao về tổ chức hệ thống điều hành và có tinh thần cao chấp hành theo mệnh lệnh của hệ thống tổ chức ấy, mà tới đây, tôi và đồng chí Cư sẽ giúp đỡ các anh phương pháp bầu bán sao cho tốt, đạt được yêu cầu của Cách mạng. Các anh có nghe rõ không? Mấy anh ở góc dưới kia kìa?
Vài tiếng lác đác trả lời. Như chưa vừa ý, tên cán bộ Đảng hỏi lại. Các anh có nghe tôi hỏi không? Các anh ngồi dưới góc nhà kia có nghe tôi rõ không?
- Rõ!
- Thế thì tốt!
Tên cán bộ Đảng nói đoạn xoay qua nói nhỏ với tên quản giáo Cư một điều gì đó. Sau khi tên Cư bỏ đi, y quay trở lại với đám tù. Đề nghị với các anh, y tiếp. Chúng ta cùng ngồi cả xuống làm việc thoải mái hơn.
Mọi người chỉ chờ có thế. Y cũng ngừng nói và bước ra đứng gần phía cửa, thỉnh thoảng ngó lung ra ngoài như chờ đợi ai. Bây giờ Vĩnh mới chú tâm quan sát kỹ tên cán bộ Đảng. Đầu tiên là khuôn mặt của y, một khuôn mặt xương xẩu, lạnh tanh và tái như đã mất ba phần tư máu trong thân thể. Đôi mắt một to một nhỏ nằm láo liên dưới cặp lông mày thưa thớt như gái vô mao. Chiếc mũi khoằm của y lúc nào cũng như đề phòng sự quật khởi của hàm răng vẩu đầy bựa cơm nằm trơ thổ địa bên dưới. Tên quản giáo Cư đã quay trở lại. Hắn chìa cho tên cán bộ Đảng một tờ giấy. Tên cán bộ Đảng cầm lấy và xoay mặt về phía tù. Y cất tiếng. - Thôi bây giờ thì ta triển khai công tác bầu bán nhá, mình quân sự cả, cơ cấu tổ chức chỉ cần nói sơ qua các anh cũng nắm vững rồi. Bây giờ theo đúng thể thức dân chủ tôi hướng dẫn các anh bầu ra một trưởng khối, hai phó khối một đặc trách hậu cần và một đặc trách điều hành các công tác lao động hàng ngày. Khối ta từ nay sẽ gọi là khối 10. Y chợt ngó vào tờ giấy rồi tiếp. Khối ta có 120 người, phải không? Vậy thì ta sẽ chia làm 12 tổ, mỗi tổ 10 người gồm một tổ trưởng và một tổ phó. Nói tới đây, y lại ngừng lại, đôi mắt nhấp nháy nhìn vào lũ tù. Thế nào, các anh có ý kiến gì không?
-...?
Không nghe ai đáp ứng, tên cán bộ Đảng lại tiếp.
- Nhất trí cả chứ? Thế thì tốt thôi! Nói đoạn y lại ngó vào tờ giấy. Thế thì là thế này, nhé. Để tranh thủ thời gian cho các anh nghỉ ngơi, chúng tôi đề nghị một số các anh học viên cải tạo trong anh em ra tranh cử, nhé. Các anh có nhất trí không nào?
Không ai trả lời. Nhất trí cả phải không? Thế thì tốt thôi! Bây giờ tôi đọc tên ai người ấy đứng lên nhá. Nói xong, theo đúng thể thức dân chủ kiểu Cộng sản, y nâng tờ giấy lên tận mắt và bắt đầu ê a đọc một lô tên tuổi. Những nhân vật được chọn từ trước lục đục đứng lên. Có kẻ hăng hái, có người hơi ngỡ ngàng không hiểu tại sao y lại gọi tên mình.
Kết quả cuộc bầu cử được thành công mỹ mãn, mà nói theo kiểu Việt cộng thì... đây là một thắng lợi lớn trong bước đầu của ta! Trương Thành Trai, trung úy phi công F5, khối trưởng. Nguyễn Ngọc Đỉnh, trung úy y sỹ, khối phó hậu cần. Quách Tứ, trung úy phi công trực thăng, khối phó điều hành kiêm tổ trưởng tổ A.3.
Feb 22, 2022 · [English below] Ông Chu Lynh - Người Sống Sót Từ Lao Tù Cộng Sản | Lịch Sử Qua Chuyện Kể | VHMLịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện ...
Ông chulynh, ngƯỜi sỐng sÓt tỪ lao tÙ cỘng sẢn (vhm) Posted on November 3, 2022 by TamAn This entry was posted in HỒI-KÝ BÚT-KÝ , VĂN HÓA, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT , VIDEO by TamAn .
Videos. Live. Đăng nhập. Films. Movies Movies 2023 Movies 2022 Movies 2021 Movies 2020 Movies 2019 Movies 2018 Movies before 2018 TV Dramas United States of America Korea Japan
Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo"