Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25903915

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 03.12.2024 22:38
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
04.01.2024 21:05

Mặc dầu đã jhưu trí, ông Hun Sen trích tiền túi mỗi tháng tặng bà cụ bán lạc luộc 87 tuổi

Đặc biệt, ngoài khoản hỗ trợ tài chính hàng tháng, ông Hun Sen còn gửi tặng cho cụ bà bán lạc thêm 2 triệu riel (khoảng 12 triệu VND) vào ngày 2/1.

Tờ Khmer Times (Campuchia) ngày 3/1 đưa tin, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tối cao Quốc vương Samdech Techo Hun Sen, đã quyết định trích ngân sách cá nhân 500.000 riel/tháng,khoảng 3 triệu VND, cho một cụ bà 87 tuổi bán lạc luộc. 

"Hôm nay, thông qua ông Seng Teang [Phó Chánh văn phòng Thủ tướng Hun Manet], tôi tìm được cụ bà 87 tuổi bán lạc luộc. Buổi sáng, bà rời Takeo để đi bán ở Phnom Penh và trở về nhà khi trời tối. Tôi khuyên bà đừng đi đường dài bán lạc luộc nữa và thay vào đó sẽ hỗ trợ bà 500.000 riel mỗi tháng", ông Hun Sen chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội Facebook.

Theo báo Campuchia, dù khoản trợ cấp hàng tháng này không quá lớn nhưng cựu Thủ tướng Hun Sen khẳng định “số tiền này còn nhiều hơn số tiền bà thu được mỗi ngày - 5.000 đến 10.000 riel - từ việc bán lạc luộc".

Đặc biệt, ngoài khoản hỗ trợ tài chính hàng tháng, ông Hun Sen còn gửi tặng cho cụ bà bán lạc thêm 2 triệu riel vào ngày 2/1/2024.

“Còn Đảng, còn mình”: Tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độ

Phân tích của Trần Hiếu Chân
2022.07.14
sharethis sharing button
“Còn Đảng, còn mình”: Tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độHình miinh họa: Một viên công an đứng canh trước chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngoài nơi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 17/1/2011
 AFP

Khi phân tích khẩu hiệu của Công an Việt Nam “còn Đảng còn mình”, từ lâu, ông Đoàn Hưng Quốc, Chủ nhiệm Ban Việt học tại trường Đại học Victoria (Úc) đã chỉ ra hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội ở Việt Nam. Thứ nhất, nó trái hẳn với bản chất của công an vốn ở quốc gia nào cũng có, trước hết, để bảo vệ luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ dân chúng. Có lẽ không có ở đâu (trừ các nước độc tài) công an lại tự đồng nhất với đảng cầm quyền và tuyên bố thẳng thừng là “chỉ biết còn Đảng, còn mình” như vậy. Cái sai thứ hai, khẩu hiệu ấy trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an. Riêng về công an, trong một xã hội dân chủ, phải được đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức dân cử chứ không phải bất cứ một đảng phái nào (1). 

Tham nhũng như nấm sau mưa

Nhưng thôi, nói chuyện dân chủ với thể chế toàn trị thì thật hoài công. Sỡ dĩ nhắc lại hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội nói trên để “bổ sung thêm” một cái sai thứ ba nghiêm trọng không kém, đó là là phong trào chống tham nhũng, tiêu cực “không giống ai” ở Việt Nam hiện nay. Cái thể chế chính là nguyên nhân dẫn đến việc các quan chức trong chính quyền mặc sức trục lợi và từ đấy tham nhũng ở Việt Nam nở rộ như rừng nấm mọc sau mưa. Từ đấy có thể suy ra, việc chống tham nhũng trong một thể chế độc đảng, toàn trị là hoàn toàn bất khả. Mới đây nhất, TS. Phạm Quý Thọ vừa có bài phân tích khá đầy đủ về mối tương quan giữa trục lợi và tham nhũng trong chế độ toàn trị qua bài “Quan chức trục lợi phơi bày tính chất nghiêm trọng suy thoái chính trị” trên RFA ngày 9/7/2022. Trong muôn vàn các kiểu và đối tượng trục lợi, thì hành vi trục lợi của quan chức là tồi tệ nhất, luôn dẫn đến tham nhũng, nghĩa là lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm trực tiếp hay gián tiếp chiếm đoạt tài sản của người khác. Thực trạng tham nhũng đang phơi bày tính chất suy thoái nghiêm trọng tư tưởng, đạo đức, lối sống của quan chức. Thay vì thực thi bổn phận, chức trách việc tuân thủ luật pháp chính sách nhà nước, các quan chức lại vi phạm, lạm quyền để vụ lợi. Trong 10 năm (2012-2022) phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam có hơn 19.546 vụ/33.868 bị can đã bị khởi tố, điều tra, phần lớn về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó có 170 cán bộ cấp cao diện TƯ quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên TƯ, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang… (2)

Ngày 12/7/2022 mới đây, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. 11 người bị truy tố tội nhận hối lộ, trong đó có đại tá Phạm Văn Trên – cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh, thượng tá Nguyễn Văn Hùng – cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Trường Long Hòa (tỉnh Trà Vinh), ông Lê Văn Phương – cựu phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh… Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Phan Thanh Hữu (giám đốc một Công ty TNHH) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng. Từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020, Hữu chuyển cho Hùng tổng cộng 5 tỉ đồng. Trong đó, Hữu chi hối lộ giúp Hùng gần 1,7 tỉ đồng, gồm ông Trên 1 tỉ, ông Phương 360 triệu. Như vậy, tổng số tiền Nguyễn Văn Hùng nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020 là tám tỉ đồng. Trừ số tiền đã chuyển giúp cho những người khác, cá nhân Hùng được hưởng 6,3 tỉ đồng (3). 

Trước đó, ngày 11/7/2022, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố Bùi Trung Kiên (SN 1980, nguyên cán bộ Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ và buôn lậu C03) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, đáng chú ý là đường đi của khoản tiền môi giới hối lộ 1,5 triệu USD. Theo kết luận điều tra, năm 2021, Nguyễn Minh Quân (Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức) bị Bộ Công an điều tra về hành vi có dấu hiệu Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức. Sợ bị bắt, ông Quân nhờ ông Kiên giúp đỡ, lo lót để không bị xử lý. Ông Kiên nhận lời và yêu cầu ông Quân đưa chi phí ban đầu 700.000 USD. Ông Quân đã đưa đủ số tiền này. Sau đó, ông Quân nhờ ông Kiên lo giúp luôn cho ông Nguyễn Văn Lợi (Giám đốc một Công ty được trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Thủ Đức) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Kiên yêu cầu ông Quân đưa tiếp cho 1,5 triệu USD. Tổng cộng ông Kiên đã nhận của Quân 2,2 triệu USD (4). 

000_8ZX9LJ.jpg
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại họp báo kết thúc Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021. Ông Trọng là người chủ trương chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình: AFP

Còn thể chế ấy, còn tham nhũng

Mặc dù tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã được đánh giá cải thiện hơn 30 bậc trong thập niên qua trên chỉ số nhận thức về tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn bị xếp ở vị trí thứ 87/180 quốc gia “bị” xếp hạng. Theo Bloomberg, “lò” chống tham nhũng có vẻ như được thổi bùng lên lại khi Việt Nam đang tìm cách củng cố sức hấp dẫn của mình như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài. Phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam tăng cường bắt giữ các cán bộ cấp cao, bao gồm cả Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc và hàng loạt các tướng tá thuộc lực lượng Cảnh sát biển. Ông Trọng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, góp phần đẩy mạnh công tác chống tham nhũng để củng cố niềm tin của nhân dân. Ông Trọng còn ra chỉ thị phải “bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là ‘đấu đá nội bộ’, ‘phe cánh’”. (5)

Vụ xét xử các tướng lĩnh cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là vụ án mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Người đứng đầu ĐCSVN hôm 30/6 nói rằng đã có hơn 7.000 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng trong 10 năm qua và nhắc lại rằng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” khi tệ nạn này là “một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.” Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà quan sát, chiến dịch được gọi là “đốt lò” của ông Trọng phần nhiều là nhằm để thanh trừng nội bộ các phe phái trong Đảng Cộng sản. Cứ thử nhìn vào phong trào diệt tham nhũng hiện nay cho thấy từ hàng bộ trưởng tới thứ trưởng, tướng công an, tướng trong quân đội, đô đốc hải quân, tổng giám đốc các ngân hàng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, huyện ủy, xã ủy bị tù, bị mất chức… cho thấy hệ thống cầm quyền tại Việt Nam đã ung thư, thối rữa như thế nào. Trong nước “đạo đức suy đồi”, “thối nát” không nói mà lại che dấu bằng cách dùng uyển ngữ “biến chất” (?!) (6)

Cổ nhân có câu “Nhà dột từ nóc dột xuống”. Đất nước loạn ly không phải tại dân trước mà chỉ vì “vua” thì u mê ám chướng, quan lại thì tham ô vơ vét. Một đất nước mà “vua” anh minh, trăm quan liêm chính thì đất nước làm sao loạn ly được? Ngoài ra, đất nước lụn bại là vì không có nhân tài hoặc có nhân tài mà không biết sử dụng. Khi có nhân tài thì đất nước phát triển và ngửng mặt với năm châu bốn biển. Ngày xưa Đào Duy Từ không được Chúa Trịnh trọng dụng bèn vào Nam, Chúa Nguyễn biết đây là kỳ tài cho nên đã mở nghiệp lớn ở phương Nam. Ngày nay, ĐCSVN nắm quyền thì cử đảng viên của mình vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Thậm chí bổ nhiệm thẩm phán Tối cao cũng lựa người cùng với lập trường của đảng mình. Thế nhưng đưa bọn “con ông cháu cha, thái tử đảng” vô tài bất tướng vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền thì chúng sẽ phá nát đất nước là chuyện đương nhiên. Cả hai vụ lớn nhất hiện nay (Việt Á và Cục Lãnh sự) đều đánh vào hai lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm: sức khỏe cộng đồng và phúc lợi. Các trường hợp tham nhũng khác phát triển mạnh trong “không gian âm u”, nơi các quan chức nhà nước và những người có vốn tư nhân tranh thủ chia sẻ lợi nhuận bất hợp pháp thông qua thao túng cổ phiếu, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng thương mại hoặc hoàn vốn cho các hợp đồng mua sắm. Vụ bê bối gian lận vé máy bay và hồi hương trực tiếp khai thác nỗi sợ hãi do đại dịch gây ra của những công dân bình thường, là quá dã man. Khi hai bộ trưởng và một thứ trưởng đã kích hoạt kế hoạch bộ thử nghiệm COVID bị tước quyền đảng viên Đảng Cộng sản là một tin lớn và dân chúng hoan hỷ. Cũng không mấy ai cảm thấy thương cảm cho vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, thay vì đảm nhận vị trí đại sứ tại Nhật Bản lại phải ngồi “bóc lịch”.

Ngày 8/7/2022, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước sáu tháng đầu năm 2022, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho thời gian tới. Bộ Chính trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ án tại Cục Lãnh sự, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC... (7) Trước đấy hơn nửa năm, ngày 20/1/2022, tại Hà Nội, cũng cái Ban Chỉ đạo ấy đã tiến hành họp phiên thứ 21 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022. Tại cuộc họp, lời hô hào của ông Trọng “phải tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án...” chỉ là sự báo trước lời kêu gọi hơn nửa năm sau đó (8). Thực tế này minh chứng cho việc “sờ đâu cũng thấy tham nhũng”, mà thực chất là việc thừa nhận công khai sự thất bại của các chiến dịch “đốt lò”. Đấy là sự thất bại được báo trước. Bởi vì ông Trọng đã “chẩn đoán sai” từ gốc căn nguyên của “con bệnh Việt Nam”. Ban chỉ đạo “chẩn đoán” cán bộ tham nhũng vì họ “suy thoái đạo đức”, tham lam, mất đi “chất cách mạng”. Cách chống tham nhũng bằng đức trị này đã bị nhiều ý kiến trong xã hội phản đối, cho là lạc hướng. Từ bên ngoài nhìn vào, các nhà quan sát quốc tế đều coi tham nhũng ở Việt Nam mang tính thể chế, là sản phẩm của chính cách tổ chức nhà nước, quyền lực quá nhiều dành cho Đảng Cộng sản mà không có tam quyền phân lập, báo chí tự do để giám sát. Tóm lại, tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độ “còn Đảng, còn mình”. (9)

____________

Tham khảo: 

1. https://www.voatiengviet.com/a/cong-an-con-dang-con-minh-04-08-2011-119483784/900166.html
2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/officials-rent-seeking-uncovers-regime-degrading-07082022113641.html

3. https://plo.vn/khong-chi-bao-ke-xang-lau-thuong-ta-bien-phong-con-chuyen-giup-tien-hoi-lo-cho-ca-sep-post688601.html

4. https://tienphong.vn/vu-lua-dao-chay-an-khung-duong-di-cua-khoan-moi-gioi-1-5-trieu-usd-post1452588.tpo
5. https://www.voatiengviet.com/a/6639734.html

6. http://www.viet-studies.net/DotHayNoiChu_Calitoday.html

7. https://dantri.com.vn/xa-hoi/day-nhanh-tien-do-dieu-tra-truy-to-vu-viet-a-flc-cuc-lanh-su-20220708204903807.htm

8. https://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-tap-trung-xu-ly-vu-viet-a-va-cac-vu-viec-lien-quan-y-te-`20220120195645758.htm

9. https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-07-11/vietnam-party-boss-is-talking-about-ending-graft-more-than-ever?sref=Rk9EBXHT


Làm sao diệt trừ nạn tham nhũng ở Việt Nam ?

Diễm Thi

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Lực trong một cuộc họp diễn ra hồi trung tuần tháng 10/2023 cho biết, số tiền thu hồi trong các vụ án tham nhũng kinh tế trên 20 nghìn tỷ, cao nhất kể từ năm 2013.

dietthamnhung1

Phiên xử vụ Việt Á hôm 3/1/2024 tại Hà Nội - AFP

Vì sao tham nhũng ngày càng tràn lan

Riêng trong các vụ đại án đang nổi đình nổi đám mấy tháng qua như Việt Á, Chuyến bay giải cứu … số tiền tham nhũng được Bộ Tư pháp báo cáo cho thấy ngày càng nhiều và chức vụ của những quan chức đảng cộng sản Việt Nam tham nhũng ngày càng cao.

Bà Lê Hiền Đức, người được tạp chí "Carnets Du Viet Nam" phỏng vấn vào năm 2013 và được đánh giá là nhân vật có đầy đủ phẩm chất để nói về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, từng nhận định sở dĩ tham nhũng ngày càng nhiều trong 10 năm qua, bởi chính nhà nước Việt Nam chỉ hô hào suông chứ không thực tâm chống tham nhũng (RFA xin trích nguyên văn) :

"Tôi cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chỉ hô hào suông chứ không thực tâm chống tham nhũng, thậm chí còn bao che, dung túng tham nhũng, sống dựa vào tham nhũng. Việc cách đây mấy năm, khi trả lời chất vấn của Quốc hội trên cương vị Phó thủ tướng thường trực, ông Nguyễn Sinh Hùng (nay là Chủ tịch Quốc hội) nói nếu kỷ luật hết cán bộ sai phạm thì lấy ai làm việc cho thấy rõ tham nhũng, sai phạm là thuộc tính, là bản chất của đội ngũ quan chức của Việt Nam hiện nay."

Tham nhũng ở Việt Nam tràn lan thể hiện qua công cuộc đốt lò của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt quan chức vào tù. Ông Trọng cũng từng nói : "Cán bộ, đảng viên phải trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí". Cũng theo ông Trọng, phải "biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp", phải "nhốt quyền lực vào lồng pháp luật để triệt tiêu tham nhũng vì quyền lực sinh ra tham nhũng".

Nói về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam, cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí nêu quan điểm của ông với RFA sáng ngày 4/1/2024 :

"Lâu nay chúng ta nghe bàn về nạn tham nhũng đang rất trầm trọng, nhưng theo quan điểm của tôi, đấy chỉ là cành, nhánh, hoa, quả của cây tham nhũng thôi. Gốc rễ của cây này là tham nhũng về mặt chính trị, tham nhũng về mặt quyền lực nhà nước. Có nghĩa là một nhóm người không do ai bầu lên ; không do ai cử ra mà tự mình chiếm đoạt quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Từ đó nó đẻ ra tất cả các loại tham nhũng khác. Cho nên, chừng nào cái gốc cái rễ đấy còn thì cành nhánh vẫn mọc ra tua tủa. Và đó là cách giải thích dễ hiểu nhất cho tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng."

Giải pháp chống tham nhũng

dietthamnhung2

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ra tòa hôm 3/1/2024. AFP

Nhiều người cho rằng, để diệt trừ tham nhũng thì không thể chỉ "nhốt quyền lực vào lồng" như ông Trọng, mà cần có sự giám sát từ người dân và các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Trong cuốn "Tội phạm tài chính trong hội nhập" của TS. Hà Hoàng Hợp và Phạm Bá Khiêm xuất bản năm 2005, tác giả viết rằng (xin trích) : "Cần có sự tham gia của xã hội dân sự vào hoạt động đánh giá vấn đề tham nhũng, thiết kế và cài đặt các bước cải cách hỗ trợ chống tham nhũng. Các biện pháp và cam kết chống tham nhũng cần được dựa trên cơ sở của việc đánh giá đầy đủ về tham nhũng và tác hại của nó. Sự tham gia của xã hội dân sự có vai trò tiên quyết đối với việc đánh giá tham nhũng. Các biện pháp chính sách và thực hành chỉ có thể thành công khi xã hội dân sự tham gia đầy đủ và phát triển đúng đắn với tư cách là xã hội dân sự thực thụ. Xã hội dân sự với ý thức cao có khả năng giám sát các hoạt động chống tham nhũng, trực tiếp tham gia phòng, chống tham nhũng và xác định những định chế nào là minh bạch."

Là một người làm việc trong ngành tư pháp, luật sư Ngô Anh Tuấn nêu một số giải pháp được cho là có thể "diệt trừ" tham nhũng trong một bài viết trên danh khoản facebook cá nhân của ông mà RFA đã được phép trích đăng :

"Cần có chế độ bầu cử một cách minh bạch, công khai, công bằng ; các ứng viên phải có cam kết rõ ràng và được giám sát, đánh giá sau mỗi một quá trình thục hiện cam kết của mình thay vì chạy chọt để xin phiếu ; Khuyến khích giới tri thức, người giàu tham gia bộ máy quản lý nhà nước, khuyến khích họ làm quan chức để lấy danh thay vì làm quan chức để giàu ; Khuyến khích sự phản biện chính sách của nhiều thành phần trong xã hội để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp ; có như thế mới đánh giá được tính hiệu quả của các cơ quan thẩm quyền lẫn của những người ban hành, vận hành các chính sách ấy nhằm giảm thiểu các rủi ro và hệ luỵ có thể phát sinh…"

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng đưa ra vài giải pháp liên quan đến luật pháp như sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự hiện hành cả về phần chung và phần các tội danh, trong đó có phần tội phạm liên quan tới tham nhũng, cụ thể : có thể thêm hình thức xử phạt theo dạng chung thân không ân xá hoặc bỏ việc tổng hợp hình phạt tù giam tối đa hoặc kết hợp cả hai hình thức trên… Cần bổ sung hình phạt bổ sung bằng tiền theo hướng tăng lên, mức phạt bổ sung ít nhất phải bằng với số tiền mà họ đã tham nhũng hoặc làm thiệt hại cho nhà nước do lỗi cố ý…

Được coi là người chống tham nhũng quyết liệt, ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các bài phát biểu của ông được truyền thông loan, luôn nhắc nhở những người trực tiếp làm công việc phòng, chống tham nhũng phải thật sự liêm chính, trong sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào, bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của kẻ phạm tội.

Vào tháng 11 năm ngoái, nhân chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, hai nước cam kết cùng hợp tác trong công cuộc chống tham nhũng và quan hệ truyền thống giữa hai nước. Cũng trong cuộc gặp này, trưởng Ban Nội chính Trung ương - Phan Đình Trạc đã đưa ra đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ chuyên ngành nội chính, pháp luật, phòng, chống tham nhũng...

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy từng nhận định trong bài viết của RFA về đề xuất trên của Việt Nam rằng : "Việc đưa ra một lời kêu gọi như vậy đồng nghĩa với việc Việt Nam gửi đi một thông điệp về phía Trung Quốc rằng chúng tôi vẫn luôn ngưỡng mộ và học hỏi mô hình của các anh, và chúng tôi sẽ tiếp tục ở trong quỹ đạo của các anh".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 04/01/2024



Nhìn lại cái gọi là "chống tham nhũng"

JB Nguyễn Hữu Vinh

Năm 2023 đã lùi về quá khứ. Một năm trôi đi, chúng ta thấy gì ?

Các hãng thông tấn, báo chí trong nước và trên thế giới đua nhau tổng kết các sự kiện nổi bật của năm, những vấn đề kinh tế, xã hội lớn của đất nước, của thế giới trong năm 2023.

Với hệ thống khổng lồ các cơ quan truyền thông hiện nay, chúng ta có thể đọc được nhiều bản tổng kết từ sơ bộ đến chi tiết về ngành, nghề và các lĩnh vực của họ.

Tại Việt Nam, ngoài những bản tổng kết thành tựu và sự kiện qua một năm mà những con số chẳng mấy có tác động đến cảm xúc của người đọc ngoài những suy nghĩ âu lo, u ám. Dù ở trong các bản báo cáo, tổng kết ấy có nhiều cách sử dụng ngôn ngữ và số liệu nhằm tạo nên những sự tích cực trong suy nghĩ người đọc. Dù có nhiều cách để nhằm biện hộ, lý giải cho những thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch, các lời hứa của các cơ quan, quan chức… nhưng những điều đó không làm thay đổi được một sự thật là mọi mặt đời sống xã hội đang như một con bệnh trầm cảm ngày càng nặng.

thamnhung1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng trung ương (ảnh: Zing.vn)

Công cuộc "chống tham nhũng" : Trách nhiệm người đứng đầu ?

Riêng theo dõi về cái gọi là "Công cuộc chống tham nhũng" mà Đảng cộng sản Việt Nam đã hò hét mấy chục năm qua với biết bao nhiêu sự kiện, biết bao nhiêu thăng trầm, biết bao nhiêu con số và qua đó, người dân thấy biết bao tài nguyên, tiền của, tài sản của nhân dân đã bị đám cướp này biển thủ, phá hoại khủng khiếp ra sao.

Một năm qua, chúng ta thấy vài nét đáng chú ý nào trong cái gọi là "Chống tham nhũng" "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng ?

Mới đây, trên mạng xã hội có câu thơ được truyền bá như sau :

"Ông Trọng có lò mới xây

Ông chặt, ông đốt... những cây ông trồng"

Quả rằng câu thơ dân gian này là bản tổng kết hết sức đầy đủ, sắc bén và có tính khái quát cao về cái gọi là "sự nghiệp chống tham nhũng" nhằm để Xây dựng đảng của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Có thể thấy điều đó rõ ràng qua các con số như sau :

Ngay khi chiếm được cái ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng hò hét loạn xị ngậu rằng : Rằng đảng "coi cán bộ và công tác cán bộ là "cái gốc của mọi công việc", "nguyên nhân của mọi nguyên nhân", "then chốt của then chốt" (Nguyễn Phú Trọng nói về phương án nhân sự khóa 12).

Rằng : "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như : …tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải".

Thế nên, tiêu chuẩn đảng viên nhất là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương phải : "Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng ; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi…".

Thế rồi, sau hai năm hò hét và quyết tâm, thề thốt, với trách nhiệm người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn bộ, kết quả ra sao ?

Sáng ngày 30/6/2022, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì hội nghị. Tại đó, sau 2 nhiệm kỳ 10 năm của Nguyễn Phú Trọng trên chức danh là người đứng đầu đảng, là người tuyển chọn nhân sự, thì con số mà Ban Nội chính đảng đưa ra báo cáo đã là :

"Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên". Hẳn nhiên, con số này là còn thua xa thực tế.

Thế rồi trước những phản ứng của dư luận xã hội, trước những hô hào của Tổng bí thư và hệ thống chính trị, người ta cứ tưởng những con số xót xa đó sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với những đại nạn bị cướp bóc của người dân đỡ hơn. Nhưng không, cũng tại các số liệu do đảng đưa ra, thì con số về kỷ luật đảng của bộ phận chống tham nhũng như sau :

"Trong năm 2023, cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 18.130 đảng viên (tăng 10,64% so với năm 2022), 423 tổ chức đảng (tăng 2,92% so với năm 2022) ; thi hành kỷ luật có 3.073 cấp ủy viên (chiếm 16,94%).

Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 183 tổ chức đảng và 6.302 đảng viên, có 1.975 cấp ủy viên (chiếm 31,34%) ; trong đó, Ủy ban Kiểm tra các địa phương, đơn vị thi hành kỷ luật 154 tổ chức đảng và 6.237 đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 29 tổ chức đảng và 65 đảng viên".

Điều dễ thấy nhất là tất cả chỉ tiêu, các con số đã tăng lên rất nhanh chóng, nếu con số trung bình 10 năm trước là gần 16.800 đảng viên/năm, thì nay đã lên đến 18.130 đảng viên.

Nhưng, đấy chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi cũng theo báo cáo này, thì "Trong năm 2023, Ủy ban Kiểm tra các cấp nhận được 25.401 đơn thư tố cáo, phản ánh tổ chức đảng, đảng viên ; đã giải quyết 46 đơn tố cáo tổ chức đảng, 1.297 đơn tố cáo đảng viên". Nghĩa là con số được giải quyết là 1.343/25.041 chỉ chiếm 5,26% số vụ việc bị tố cáo – Cũng có nghĩa là con số 18.130 đảng viên bị kỷ luật chỉ tương ứng với 5,26% số đảng viên bị tố cáo.

Nhưng chừng đó, cũng đã đủ nói lên sự khốn cùng của đất nước này đã đến mức độ nào. Bởi đi kèm với một đảng viên bị kỷ luật, là hàng chục đảng viên chưa bị kỷ luật khác đang ngày đêm tham nhũng, cướp bóc tài sản và xương máu của nhân dân.

Bởi đi cùng với một cái gọi là kỷ luật, khởi tố đảng viên, là hàng tỷ, chục tỷ tiền của và tính mạng của người dân đã bị bòn rút, đã bị phá hoại.

Bởi đi cùng với một ủy viên trung ương đảng, một ủy viên Bộ Chính trị, một viên tướng tá… kỷ luật hay khởi tố, vào tù là hàng trăm, hàng ngàn tỷ tiền của dân đen đã bị cướp, bị phá.

Và đi cùng một tổ chức đảng bị kỷ luật, là cơ đồ, tài sản và tương lai của một vùng, một ngành, một lĩnh vực đã bị nhấn chìm hàng chục năm hoặc không còn lối thoát để đi đến tương lai.

Điều hài hước, là qua 10 năm của hai nhiệm kỳ trước đây do Nguyễn Phú Trọng làm lãnh đạo tuyệt đối, ngoài việc đạt được 168.000 đảng viên và 2.700 tổ chức đảng bị kỷ luật, thì đảng vẫn xây dựng được 250 văn bản "Xây dựng đảng" – Đây cũng là nguồn cơn của sự độc tài và là nguồn gốc vững chắc cho sự tham nhũng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Và như vậy, thì câu chuyện "Ông chặt, ông đốt những cây ông trồng" là điều vô cùng chính xác…

Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ Chuyến bay giải cứu giữa dịch Covid-19 ngày 11/7/2023 tại Hà Nội. Ảnh : Phạm Kiên/VNA/CVN

Tham nhũng như nước vỡ bờ và sự thoái lui của Nguyễn Phú Trọng

Thế rồi, trước hiện tượng tham nhũng như nước lũ tràn về không thể ngăn chặn bằng bất cứ cách nào, thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện sự bất lực của mình bằng nhiều cách bất chấp luật pháp, bất chấp liêm sỉ và những lời Nguyễn Phú Trọng đã nói ra.

Gần đây, Nguyễn Phú Trọng đã thay vì "kiên quyết", "không có vùng cấm", triệt để đấu tranh đến tận gốc tham nhũng, thù hồi tiền của, phục hồi niềm tin của nhân dân với đảng… Toàn những lời lẽ hô hào choang choảng. Thì nay Nguyễn Phú Trọng buộc phải xuống thang và bó tay trước cả hệ thống đang đi ngược lại những lời hô hào, nhưng việc làm trái ngược của Nguyễn Phú Trọng bằng cách tuyên bố : "Những ai đã nhúng chàm, thì xin nghỉ hoặc nộp lại tiền thì sẽ tha cho" – Điều đó được hiểu rằng cái gọi là "Kiên quyết, triệt để diệt tận gốc nạn tham nhũng"… đã vứt đi.

Điều đó cũng được hiểu rằng một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng đã vứt hết mọi luật lệ, luật pháp để tự đặt ra quy định hình phạt, quy định việc tha bổng, quy định việc thi hành các biện pháp đối với bọn trộm cướp, tham nhũng trong hệ thống.

Bởi theo đúng nguyên tắc, Nguyễn Phú Trọng chỉ là một đảng trưởng của một đảng, chẳng có vai trò gì trong việc quyết định luật pháp chém ông nọ, bỏ ông kia, nuôi ông này theo ý kiến riêng của cá nhân Nguyễn Phú Trọng.

Để thực hiện những ý tưởng trái luật pháp của mình, Nguyễn Phú Trọng dựa vào cái gọi là Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Cái ủy ban đó, chẳng có vị thế nào, vị trí nào được quy định trong Hiến pháp, Pháp luật hiện tại. Nhưng nó là một tổ chức siêu quyền lực hiện nay.

Vậy nó có thể làm được gì ?

Người ta biết, cả hệ thống công an đông nhung nhúc với đủ loại thiết bị, trang bị, cơ quan, đoàn thế để điều tra mà rất nhiều vụ việc không thể điều tra được, rất nhiều vụ án oan sai. Hiện tượng ép cung, tra tấn nạn nhân buộc nhận tội, hiện tượng mớm cung, thông cung đã diễn ra phổ biến đến mức Quốc hội đã nhiều lần kêu lên rằng cần có biện pháp chống dùng nhục hình, nâng cao chất lượng điều tra, tránh án oan, tránh tra tấn… giảm án oan. Vậy mà còn chưa lần ra tội phạm.

Huống chi, cái gọi là Ban Kiểm tra Trung ương hay Ban Nội chính, cũng chỉ là mấy kẻ nằm trong hệ thống "số lượng không nhỏ cán bộ trong đảng thoái hóa, biến chất…" lại ngồi với nhau để định tội, để bày ra hết trò nọ, trò kia cứ như Thánh phán từ trong bụi rậm mà ra cho thiên hạ cứ vậy mà thi hành, mà lạy lục.

Thế nhưng, không có cái Ủy ban đó, thì Nguyễn Phú Trọng biết lấy gì mà hành động. Và lại cứ ma đưa lối, quỷ dẫn đường, cái Ủy ban đó, bằng mọi cách lại đem ra thi thố những ý đồ quái gở của Nguyễn Phú Trọng.

Tại cuộc họp báo chiều 16/8/2023, khi nói về vụ án Việt Á, Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết rằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có chủ trương phân loại xử lý người vi phạm.

thamnhung3

Hai cựu Bộ trưởng cùng hàng chục bị cáo trong vụ Việt Á chuẩn bị hầu tòa

Theo đó, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và Công ty Việt Á ; người cầm đầu, chủ mưu, vụ lợi... "sẽ bị nghiêm trị". Còn những người phạm tội nhận hối lộ, nhưng "không có động cơ vụ lợi" thì sẽ được "Ban Chỉ đạo thống nhất chủ trương tha, miễn.

Chiều 22/11/2023 nói trước báo chí về Đại án Vạn Thịnh Phát, Ban Nội chính Trung ương quyết định rằng người nhận tiền trong vụ Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB nhưng không vụ lợi, sẽ không bị xử lý hình sự mà kỷ luật Đảng, xử lý hành chính.

Nghĩa là đảng lại tiếp tục quyết định xé bỏ luật pháp để cho cái gọi là "Ban Nội chính Trung ương" tùy tiện xử lý trong mọi trường hợp vi phạm luật pháp một cách rõ ràng trước bàn dân thiên hạ.

Trước hết, cần phải nói rõ vài điều rằng : Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn rêu rao rằng đây là một "Nhà nước pháp quyền", mọi lời hô hào xưa nay từ miệng đảng, khẩu hiệu giăng khắp mọi lối xóm đường quan rằng là "Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" thế nhưng, có lẽ đi với những câu khẩu hiệu về những lời nói này của người cộng sản, thì cần ghi chú thêm câu nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu : "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm".

Bởi cái gọi là Hiến pháp và pháp luật ấy, chẳng có ý nghĩa gì đối với đảng, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn luôn đứng ngoài nó và sẵn sàng xé bỏ nó bất cứ lúc nào.

Không lối thoát, bởi thể chế sinh ra tham nhũng

Có thể nói, không phải đến vài ba chục năm gần đây đảng mới hô hào chống tham nhũng và càng chống thì tham nhũng càng lớn. Việc Đảng cộng sản Việt Nam hô hào chống tham nhũng đã có từ khi khai sinh ra đảng. Người ta vẫn truyền tụng câu chuyện Hồ Chí Minh cho xử và kết án tử hình Trần Dụ Châu vào ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên tại phiên tòa đặc biệt xử vụ tham nhũng của Tòa án binh tối cao. Châu bị tước quân hàm Đại tá và khai trừ ra khỏi Đảng ngay tại phiên tòa. Ngày 6/9/1950, Trần Dụ Châu bị thi hành án bằng xử bắn tại Thái Nguyên. Đảng coi đó như là sự trong sạch và thái độ kiên quyết trong đảng.

Thế rồi đảng chỉ từ mấy ngàn, tăng lên mấy triệu và trở thành đại họa cho dân tộc Việt Nam đến nay.

Và lịch sử đó, những diễn biến thời gian mấy chục năm qua suốt quá trình tồn tại và chống tham nhũng đã chứng minh một điều : Sự tồn tại của thế chế cộng sản sự tồn tại của tham nhũng luôn đồng hành với nhau.

Bởi tham nhũng đã trở thành mục đích, là lý tưởng của những cán nhân theo đuổi con đường trở thành đảng viên cộng sản.

Ở đó, là cơ hội để kiếm chức, kiếm quyền, để có cơ hội tham nhũng. Bởi không phải 100% đảng viên đều có cơ hội tham nhũng, nhưng 100% kẻ tham nhũng là đảng viên.

Bởi chỉ có đảng viên mới có thể có chức quyền theo lời Hồ Chí Minh : "Đảng ta là đảng cầm quyền". Mọi thứ được nêu lên rằng là "Lý tưởng, là hy sinh, là giải phóng"… chỉ là sự lừa bịp.

Còn ngày nay, ở xã hội Việt Nam vào Đảng cộng sản là cơ hội để các cá nhân có thể tham nhũng trong xã hội.

Vì vậy, khi cơ chế cộng sản còn tồn tại, thì nạn tham nhũng là đại họa đương nhiên.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 31/12/2024

Mặt trái chống tham nhũng của Đảng

RFA
2022.11.29
sharethis sharing button
Mặt trái chống tham nhũng của ĐảngẢnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
 AFP PHOTO

Reuters hôm 28/11/2022 đăng bài phân tích của tác giả Francesco Guarascio cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu.

Chống chưa đủ…

Cuộc chiến chống tham nhũng theo kiểu Trung Quốc được phát động ở Việt Nam từ năm 2016 đến nay theo ông Francesco Guarascio, đã khiến nhiều quan chức cấp cao vào tù hoặc đang bị điều tra. Điều này khiến các quan chức Chính phủ khác lo ngại và không dám bật đèn xanh cho việc mua bán hàng hóa hay các khoản đầu tư vì sợ bị điều tra tham nhũng.

Bài báo cũng cho rằng một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ nét nhất là lĩnh vực dược phẩm với khoảng 65% các bệnh viện lớn đang lâm vào tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vì lãnh đạo không dám phê duyệt hợp đồng.

Là người có thâm niên trong ngành y, bác sĩ Đinh Đức Long từ Sài Gòn hôm 29/11 cho RFA biết ý kiến của mình:

“Ảnh hưởng bao nhiêu % thì tôi không thể nói được, nhà quản lý có thống kê cụ thể mới biết, nhưng tôi có thể khẳng định ảnh hưởng là chắc chắn. Như việc Bộ trưởng Bộ Y tế bị bắt, một loạt thứ trưởng đi tù, tức là đầu não Bộ Y tế đều vào tù hết. Bây giờ thay bằng một Bộ trưởng mới không có kiến thức y khoa gì cả, về mặt tổ chức chưa từng có trong lịch sử. Xưa nay các bộ trưởng y tế đều là người ngành y, lần đầu tiên bà Đào Hồng Lan không biết gì về ngành y, tốt hay không tốt hơn trước thì phải chờ xem, nhưng ảnh hưởng là có chắc chắn.”

Ảnh hưởng bao nhiêu % thì tôi không thể nói được, nhà quản lý có thống kê cụ thể mới biết, nhưng tôi có thể khẳng định ảnh hưởng là chắc chắn.
-Bác sĩ Đinh Đức Long

Tuy vậy, Bác sĩ Đinh Đức Long thừa nhận cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam là đúng vì thực tế nhiều lãnh đạo vi phạm đã bị đi tù, ông nói tiếp:

“Họ vào tù là do tham nhũng, còn nếu không làm sai thì sợ gì? Không nhận tiền, không thông thầu, lợi dụng quyền lực thì làm sao mà có có sai lầm được? Nhưng không thể vì thế mà nói chống tham nhũng là sai, cho nên anh nào có tật thì giật mình, chứ còn chủ trương chống tham nhũng là đúng, bắt bỏ tù cũng là đúng người đúng tội thôi, không sai ông nào cả, mà là còn bắt chưa hết…”

Nhìn nhận ở góc độ kinh tế thông qua cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam thời gian qua, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, nhận định với RFA hôm 29/11:

“Cuộc chiến chống tham nhũng có tác dụng tích cực là nâng cao trách nhiệm của các người ra quyết định, bảo đảm họ rất thận trọng để không mắc sai phạm. Vấn đề ở đây là hệ thống luật pháp của Việt Nam đang chồng chéo phức tạp, thí dụ vấn đề đất đai thì có luật đất đai, luật về nhà ở, lại có luật về xây dựng… và có rất nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn. Luật pháp chồng chéo như vậy rất có nguy cơ làm việc này đúng luật, nhưng mà người khác viện dẫn các điều luật khác có thể lại là không đúng. Vì vậy có sự dè dặt, điều này cũng thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có tỷ lệ thực hiện đầu tư công là chưa cao, cần phải đẩy mạnh hơn.”

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng sắp tới cần phải điều chỉnh sửa đổi luật pháp, bảo đảm các luật tương thích với nhau và thực hiện tốt hơn nữa công khai minh bạch trong các hoạt động của doanh nghiệp, trong các hoạt động của chính quyền các cấp.

cf23d826-a771-4154-b1b2-d547028cfa08.jpeg
Một người dân đi qua một tấm biển cổ động cho Đại hội Đảng Cộng sản VN 13 ở Hà Nội hôm 18/1/2021 (minh họa). Reuters.

Cần cải cách thể chế

Việt Nam bị xếp hạng 87 trong danh sách 180 quốc gia về tham nhũng theo báo cáo của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố hôm 25/1/2022 .

Theo Reuters, việc chống tham nhũng về dài hạn được nhìn nhận là tích cực nhưng trong ngắn hạn có thể làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nếu việc thực thi pháp luật bị cho là không rõ ràng và có động cơ chính trị.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 29/11 cho rằng, trong một chế độ khi mà mức lương Nhà nước chi trả cho công chức quá thấp, vốn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu dùng cơ bản của họ, thì chuyện quan chức tìm cách “kiếm thêm”, hay còn gọi là tham nhũng, nhờ dựa vào chức vụ của họ là chuyện dễ hiểu. Ông Vũ nói tiếp:

“Nền kinh tế chạy được vì quan chức cần những mắc xích dự án chạy để họ nhận được “phí giấy tờ”. 

Ngược lại, khi các quan chức bị soi xét một cách quá chặt chẽ chuyện tham nhũng, họ dần mất đi động lực để thúc đẩy các dự án chạy. Kết quả là mọi thứ sẽ bị ù lỳ. 

Nhưng nếu không chống tham nhũng, tài sản của chính quyền nhanh chóng rơi vào túi của các quan. Trong những trường hợp khác, tham nhũng bẻ cong công lý và luật lệ, làm tổn hại lợi ích quốc gia. Việc tham nhũng tiếp tục sẽ khiến ngân sách trống rỗng và tài nguyên đất nước rơi vào túi một nhóm nhỏ người.”

Nền kinh tế chạy được vì quan chức cần những mắc xích dự án chạy để họ nhận được “phí giấy tờ”. Ngược lại, khi các quan chức bị soi xét một cách quá chặt chẽ chuyện tham nhũng, họ dần mất đi động lực để thúc đẩy các dự án chạy. Kết quả là mọi thứ sẽ bị ù lỳ.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, song song với chống tham nhũng, muốn bộ máy xét duyệt dự án chạy được, chính quyền buộc phải tăng lương cho những quan chức nằm ở những bộ phận này. Để những vị trí đó trở thành một nơi cạnh tranh và hấp dẫn về đãi ngộ một cách lành mạnh, và luôn sẵn sàng để thay thế những người mới. Ông đưa ra giải pháp:

“Nhưng để có thể trả lương một cách hấp dẫn cho các vị trí trong chính quyền, buộc chính quyền trung ương phải sa thải bớt công chức hành chính, sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn hơn. Chẳng hạn, bỏ bớt lực lượng công an; bỏ bớt các cơ quan của Đảng, tinh giản bộ máy chính quyền các cấp…

Cuộc cải cách hành chính này do đó phải đi cùng một cuộc cải cách thể chế.” 

Ngược lại, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, nếu chỉ chống tham nhũng mà không cải cách thể chế thì cuối cùng mọi thứ sẽ trở về chỗ cũ.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 245 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 157 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 136 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 136 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.