Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
16.01.2024 09:41
Hạ bệ xong Nguyễn Xuân Phúc phe cánh miền Nam, Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm thừa lệnh TQ bắt giam hết lãnh đạo Nam Cộng Ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên, bị bắt
Ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên, phe Phúc bị bắt
Hai cựu tổng biên tập báo Thanh Niên là ông Nguyễn Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông vừa bị bắt, thông tin từ cơ quan công an cho biết.
Ngày 16/1, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, cho biết Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Công Khế.
Website chính thức của Công an TP HCM viết:
“Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ án ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí’. Quá trình điều tra đến nay xác định: Nguyễn Công Khế - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên và Nguyễn Quang Thông - nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, đã có nhiều vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Khu đất số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.”
Ông Nguyễn Công Khế cùng ông Nguyễn Quang Thông hiện bị cáo buộc đã có những vi phạm về chuyển nhượng cổ phần, chấm dứt hợp đồng khiến toàn bộ khu đất rơi vào tay tư nhân, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Ông Nguyễn Công Khế, 70 tuổi, quê Quảng Nam, giữ cương vị tổng biên tập báo Thanh Niên từ năm 1988 đến 2009. Hiện ông Khế vẫn là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ Phần Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên.
Ông Nguyễn Quang Thông, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nghe công an đọc lệnh bắt giam. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
Ông Nguyễn Quang Thông kế nhiệm vị trí của ông Nguyễn Công Khế từ năm 2009 đến 2021.
Hiện vụ án đang được Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An ở Sài Gòn tập trung “khẩn trương mở rộng điều tra” để làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khác có liên quan, thu hồi tài sản cho nhà nước.
Cũng theo nguồn này, “căn cứ kết quả điều tra, ngày 16/01/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo Điều 219 Bộ Luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên.”
Công an TP HCM cũng cho biết đang “tập trung khẩn trương mở rộng điều tra để làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khác có liên quan, thu hồi tài sản cho Nhà nước.”
Cùng bị bắt với ông Nguyễn Công Khế còn có ông Nguyễn Quang Thông. Công an cho biết các sai phạm của 2 ông này được xác định xảy ra trong thời gian lãnh đạo báo Thanh Niên.
Ông Nguyễn Công Khế sinh năm 1954 tại Quảng Nam, là nhà báo, đồng sáng lập báo Thanh Niên và tổng biên tập báo Thanh Niên từ năm 1988 đến năm 2008.
Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, được nhận huy chương vì sự nghiệp báo chí, trước khi bị bắt là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên
Ông Nguyễn Quang Thông là người kế nhiệm ông Khế trên cương vị tổng biên tập báo Thanh Niên. Ông làm tổng biên tập báo Thanh Niên từ năm 2008 đến năm 2021 thì nghỉ hưu vẫn bị khưi ra hồi tố bỏ tù tịch thu tài sản cho lãnh đạo phía Bắc.
Xử nguyên lãnh đạo Đà Nẵng CTUBND và Phó CTUBND đi tù dài hạn tịch thu tài sản : Ông Trần Văn Minh không thừa nhận sai phạm
Bị cáo Trần Văn Minh khai nhận bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới đồng ý cho chuyển nhượng không qua đấu giá, giảm hệ số sinh lợi, giảm 10% giá tiền sử dụng đất, đổi tên người sử dụng.
Kim Anh-Nguyễn Cúc
Bị cáo Trần Văn Minh (sinh năm 1955, cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2006-2011) tại phiên tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chiều 3/1, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hai bị cáo nguyên là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và đồng phạm về các tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai," bị cáo Trần Văn Minh (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng) khai nhận bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện khi chuyển nhượng các dự án, nhà đất công sản cho các công ty của Vũ "Nhôm" nhưng không thừa nhận việc tạo điều kiện đó là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, trong các dự án bất động sản và nhà đất công sản, bị cáo Trần Văn Minh khai nhận bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới đồng ý cho chuyển nhượng không qua đấu giá, giảm hệ số sinh lợi, giảm 10% giá tiền sử dụng đất, đổi tên người sử dụng.
Tuy nhiên, bị cáo Trần Văn Minh cho rằng việc chỉ đạo này của bị cáo không vi phạm pháp luật.
Khai trước tòa, bị cáo Trần Văn Minh cho rằng việc bị cáo ký các công văn liên quan đến việc cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất đối với các cá nhân, tổ chức đã nộp đủ tiền khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cho phép thay đổi tên người sử dụng đất là căn cứ vào Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ.
Bị cáo Minh cho rằng, trong Nghị định 38 quy định giảm 20% hoặc cho nợ 5 năm tiền sử dụng đất, do đó việc lãnh đạo thành phố Đà Nẵng quyết định chỉ giảm 10% là đã thu lãi cho ngân sách Nhà nước. Bị cáo Minh cũng cho rằng, việc này đã xảy ra hơn 10 năm và được coi là “sáng tạo” của thành phố Đà Nẵng.
Bị cáo Trần Văn Minh cho rằng đã ký các quyết định giao và chuyển nhượng các nhà đất, dự án công sản đúng đối tượng và mức giá chuyển nhượng, theo quy định của pháp luật.
Về việc áp giá đất năm 2007 cho giao dịch bất động sản năm 2009, bị cáo Minh cho rằng, thời điểm năm 2009, thị trường bất động sản của Đà Nẵng đóng băng, gần như không có giao dịch. Vì vậy, việc áp giá năm 2007 cũng đã mang lại thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố Đà Nẵng.
Khai tại tòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cho rằng việc bị cáo ký các văn bản trong quá trình chuyển nhượng nhà đất công sản ở thành phố Đà Nẵng cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) chỉ là một khâu trong quy trình.
Chủ tọa phiên tòa công bố một loạt văn bản do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành, trong đó có văn bản quy định việc giảm 10% tiền sử dụng đất ở thành phố này.
Bị cáo Văn Hữu Chiến xác nhận và khai đó là do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng lúc đó là Trần Văn Minh ký ban hành. Khi bị hỏi có thấy quy định này phù hợp với quy định của pháp luật không, bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng cả thời kỳ dài thành phố Đà Nẵng áp dụng và thấy có hiệu quả.
Quy định này áp dụng trong chuyển nhượng nhà đất công sản. Việc áp dụng là chung không riêng doanh nghiệp nào. Sau này, khi Thanh tra Chính phủ kết luận là trái quy định thì bị cáo Văn Hữu Chiến mới biết là sai.
Trình bày về Dự án 29 ha thuộc Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, bị cáo Văn Hữu Chiến cho biết bị cáo không tham gia từ đầu. Việc bị cáo ký Quyết định số 5870/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 về việc thu hồi, giao cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 của bị cáo Phan Văn Anh Vũ diện tích 29ha không đấu giá quyền sử dụng đất dựa trên cơ sở bản thỏa thuận nguyên tắc giữa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và một Tập đoàn của Hàn Quốc.
Bị cáo Trần Văn Minh cũng cho rằng, vào thời điểm đó bị cáo coi bản thỏa thuận này cũng là một dạng hợp đồng nên đã ký Quyết định số 5870.
Về Dự án Công viên An Đồn cũ và các dự án nhà đất khác, bị cáo Văn Hữu Chiến không tiếp nhận hồ sơ, không giải quyết, không bút phê và chỉ ký khi có đầy đủ hồ sơ và có sự phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Bị cáo Văn Hữu Chiến thừa nhận đã thực hiện hành vi sai phạm, không kiểm tra lại hồ sơ trước khi ký vì tin tưởng vào quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và các cơ quan chuyên môn.
Bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng mình chỉ là một khâu để hoàn thiện quy trình chuyển nhượng, bởi có nhiều giao dịch bị cáo chưa ký thì các cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng đã nộp tiền hết rồi, bị cáo chỉ ký để hoàn thành thủ tục thôi.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2011), thực hiện chỉ đạo của bị cáo Trần Văn Minh, bị cáo Văn Hữu Chiến đã ký ban hành các Quyết định cho phép chuyển nhượng và phê duyệt giá chuyển nhượng các nhà, đất công sản và dự án bất động sản trái quy định của pháp luật, là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trần Văn Minh thực hiện hành vi phạm tội.
Bị cáo Văn Hữu Chiến còn có hành vi ký các văn bản đồng ý với chủ trương của Trần Văn Minh để chỉ đạo cấp dưới hoàn thành các thủ tục cho phép chuyển nhượng và phê duyệt giá đối với 22 nhà, đất công sản không đúng quy trình, trái pháp luật, tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ được mua 15/22 nhà, đất công sản.
Cũng trong phiên xử chiều 3/1, các bị cáo Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Viết Vĩnh (nguyên Chuyên viên, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Đình Thống (nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng) đều thừa nhận việc mua nhà đất công sản của Nhà nước phải thông qua hình thức đấu giá mới đúng pháp luật.
Tuy nhiên, các bị cáo này cho biết đã ký vào các văn bản và phiếu trình, tạo điều kiện cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ được nhận chuyển nhượng các nhà đất công sản là theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng từng thời kỳ.
Sáng 4/1, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo./
(TTXVN/Vietnam+)
Thoát tù nhưng bị Bắc Cộng đưa ra HN đầu độc bằng phóng xạ sau khi định hưu và cái chết của Nguyễn Bá Thanh (1953-2015)
Theo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy (pancytopenia) khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải, mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị đầu độc bằng phóng xạ.
Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và nhiễm nấm.
Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ:
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được.
Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.
Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nảo để ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó ban Tuyên giáo Trung Ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc?. Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ…. Chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể…. Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác:
Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Litvinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Litvinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.
Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Yasser Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.
Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litvinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính „ưu việt“ của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
Polonium 210
Chất độc phóng xạ Polonium210 phát ra tia alpha, không mầu sắc, không mùi vị , chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mang người. Polonium210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma binh thường. Cách sử dung lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoạn của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể .qua đường tiêu hóa/hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu. Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1mm, song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi Polonium210 còn nằm trong dạ dày nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy , tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.
Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được „bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán „rối loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm nay ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng.
Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh „Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủy. Nay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây.
Chỉ có 2 tình huống có thể đã xẩy ra:
Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ:
Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh lại không „điển hình“, như tiên liệu của 1 cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau ngày bị „đầu độc“ ông mới mất.
Nếu đặt tiền đề rằng chứng „rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì „chỉ có“ tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như Yttrium90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lương bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông.
Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ:
Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc,làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm gia Khải cho báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.
Lời kết
Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.
Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin trong lãnh vưc sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và đúng ở khắp nơi. Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những là có vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ gian, còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được.
Trong trường hợp không có yếu tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ Tướng truy tố kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp có yếu tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này. Thủ phạm có phải là ông Nguyễn Xuân Phúc hay không, cũng là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm rõ.
Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.
Trần Trọng Kiên Nguồn: Việt-studies
Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cùng cấp phó
(Dân trí) - Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh bị Thủ tướng kỷ luật khiển trách, còn cấp phó là Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Quang bị cảnh cáo. Ba cựu lãnh đạo tỉnh này cũng bị kỷ luật vì nhiều vi phạm liên quan.
Các quyết định của Thủ tướng về thi hành kỷ luật đối với một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa được ban hành.
Theo đó, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và cảnh cáo cấp phó của ông Thanh là Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Hồng Quang.
Ba cựu lãnh đạo này cũng bị Thủ tướng kỷ luật, trong đó, cựu Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thu bị kỷ luật cảnh cáo; ông Huỳnh Khánh Toàn, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận hình thức kỷ luật tương tự.
Hình thức kỷ luật xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Trần Đình Tùng, cựu Phó Chủ tịch tỉnh.
Những nhân sự này bị kỷ luật do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.
Trước đó, hồi tháng 11/2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận nhiều vi phạm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam.
Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, tập thể đảng trên đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.
Những vi phạm này khiến UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tiếp nhận công dân về nước phòng, chống dịch. Vi phạm còn xảy ra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đối với một số dự án đầu tư và thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) thực hiện. Hậu quả, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng những vi phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Những vi phạm này, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật từ mức khiển trách đến khai trừ Đảng. Trong đó, ông Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn, Nguyễn Hồng Quang bị cảnh cáo về Đảng. Ông Lê Trí Thanh bị khiển trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và một số lãnh đạo Quảng Nam, trong đó có ông Trần Đình Tùng và Bí thư Quảng Nam Phan Việt Cường.
Sau đó, cuối năm 2023, ông Trần Đình Tùng bị Ban Bí thư cách chức Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Đại hội 13, tháng 1-2021, khát khao lưu sử sách nghìn năm, Nguyễn Phú Trọng khẩn khoản đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ghi vào văn kiện đại hội Đảng câu nói bất hảo của ông ta: “Cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay”.
Tròn hai năm sau, quả nhiên, toàn dân thấy đất nước chưa bao giờ được như ngày nay khi có tới hai trong “tứ trụ” viết đơn xin từ chức, điều chưa từng có trong lịch sử chính trường Việt.
Vào trung tuần tháng 1-2023, ông Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước, đã có đơn xin thôi tất cả các chức vụ. Lý do của ông Phúc xin thôi, không phải là vì sức khỏe, mà là nhận trách nhiệm chính trị liên quan đến một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Trước khi viết đơn xin từ chức, ông Phúc đã được Trung ương Đảng ra kết luận cho việc ông ta và gia đình ông ta không dính dáng đến cái gọi là đại án test kit Việt Á.
Theo bước ông Phúc, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng, cũng có đơn xin thôi tất cả các chức vụ, lý do cũng không phải vì sức khỏe, mà vì nhận trách nhiệm chính trị liên quan đến thời kỳ làm Bí thư Quảng Ninh 10 năm trước.
Hai đơn từ chức của hai ông, một ông được xem xét ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán theo nguyện vọng, ông còn lại khi ra tết. Áp lực đủ lớn để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận trách nhiệm chính trị về hàng loạt ủy viên trung ương Đảng trong hai năm qua lũ lượt đi tù, trong khi ông ta là Trưởng tiểu ban nhân sự đại hội 13. Dự kiến sự ra đi của Trọng diễn ra vào mùa hè năm nay, khi Trung ương họp hội nghị giữa kỳ.
Nhưng ông Trọng có từ chức hay không, thì còn phải xem ở mức độ trơ trẽn của ông ta đến đâu, mặc dù luôn mồm nói về việc “nêu gương”.
Mặt khác, cũng còn phải xem các thế lực trong Đảng có muốn ông ta nghỉ hay không. Một khi, họ chưa tìm được “ngọn cờ”, thì ông Trọng, hẳn là vẫn tại vị.
Bây giờ, hãy nói về người đi đầu trong “nêu gương”. Nếu nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị các đồng đảng đánh cho tan tác đến mức buộc phải chọn con đường rút lui cũng đúng; ông ta rút lui để mở đường sống cho các ủy viên trung ương Đảng cũng đúng, vì ông Phúc từ chức, thì mới có lý do để buộc ông Trọng từ chức, ông Trọng từ chức thì gần 200 ủy viên trung ương mới thoát kiếp nạn.
Nếu nói ông Phúc rút lui để bảo toàn mạng cho ông ta cũng đúng, bởi kể từ khi Trần Đại Quang chết, giới chóp bu cung đình đều đã biết đến lời nguyền của Quang: Ai ngồi ghế Chủ tịch nước quá hai năm đều khó giữ mạng. Thời kỳ Nguyễn Phú Trọng kiêm hai vai, Trọng hầu như không bao giờ sang ngồi bên Phủ chủ tịch. Vừa tiếp quản ghế Chủ tịch nước tháng 10-2018, tháng 4-2019, Trọng đã gặp một trận thấp tử nhất sinh khi vi hành ở Kiên Giang.
Vô số người dân có hay không quan tâm đến chính sự cũng đều còn nhớ, lúc 0h đêm đầu quốc tang Trần Đại Quang, sấm sét rền rĩ kinh hoàng khắp Ba Đình khi lời nguyền được chứng. Quốc tang, con cả Trần Đại Quang – Trần Quân, đọc lời điếu kiên quyết không nhắc dù chỉ một lời đến đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng và trong giờ phút Trọng đứng viếng, chữ “g” trên phông nền “Vô cùng thương tiếc…” đột nhiên lao xuống đất.
Trọng vẫn còn như ngày hôm nay, dù chân quay quay và đầu quay quay, hẳn là vì Thiên triều phương Bắc có “hồng phúc”. Nhưng người Việt mấy năm nay đều lưu truyền một câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn 500 năm trước: “bạc phúc sản tất vong”.
Để Trong có thể lưu danh thiên cổ với câu nói bất hảo: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”, cả nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, ông Phúc và cả Chính phủ của ông ta nai lưng làm cật lực. Nhiệm kỳ đó đã tạo ra hơn 1.200 tỷ đô la GDP và hơn 8 triệu việc làm, chưa bao gồm rất nhiều việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức; Quan chức; Doanh nghiệp và người dân được an hưởng thái bình để cùng làm ăn, cùng sống.
Bởi suy cho cùng, quan chức, doanh nghiệp có yên ổn, thì dân mới có công ăn việc làm, có kế sinh nhai. Cũng có rất ít các vụ án oan xảy ra ở thời kỳ này. Nơi vỉa hè ở các văn phòng trung ương đảng, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng chính phủ, văn phòng quốc hội, không hề có bóng của những đám đông kéo nhau đi kiện, khác hẳn thời kỳ trước đó, những nơi này đều là tụ điểm bị Đảng coi là “tập trung gây rối”.
Lần đầu tiên, thời kỳ ông Phúc làm Thủ tướng, dự trữ ngoại hối đạt được tới 111 tỷ đô la Mỹ (khi bàn giao lại cho Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính – người được ông Trọng chọn ghế Thủ tướng – phương án nhân sự đặc sắc nhất Đại hội 13, thì chỉ chưa đầy một năm, số dữ trữ ngoại hối này đã bay hơn 2/3).
Ông Phúc – dù bị đánh cho buộc phải nghỉ, hay đến lúc bản thân ông ta đến lúc thấy cần phải nghỉ khi tuổi tác cũng đã 70, trong khi đường đến Tổng Bí thư thì đầy hiểm ác, ngồi lại thị bị ám ảnh lời nguyền; thì sự ra đi của ông ta cũng đi vào lịch sử.
Một khi sự ra đi của ông ta khỏi chính trường Việt bây giờ cùng sự ra đi nối tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong những ngày sau tết, đều có thể xem là những quyết định trọng đại, thức thời; nếu có thể tạo ra sức ép để Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng noi gương mà làm theo, cũng là điều may mắn cho đất nước.
Bất kể hai ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, đã từng làm những việc gì, tham ô hay không, tham nhũng hay không, thì giờ phút họ chọn cách ra đi như vậy, cũng có thể xem như những trang tuấn kiệt.
Một Việt Nam đã trở nên quá tồi tệ trong mắt bạn bè quốc tế khi có Đảng trưởng ngồi xổm lên điều lệ để tại vị. Một Đảng trưởng bệnh hoạn, cổ hủ, giáo điều, chỉ biết nhất nhất khom lưng khen trà Tàu ngon hơn trà Việt.
Có thể kẻ kế vị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng còn đốn mạt hơn gấp bội.
Thì càng ứng lời sấm của Trạng Trình “bạc phúc sản tất vong”.
Đó mới là điều may mắn thực sự của dân tộc.
Một triều đại đã đến lúc cáo chung.
Trên thế giới, chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba còn duy trì chế độ cộng sản.
Nhất và Khế đều ở Quảng Nam, mỗi người theo một chủ, Nhất theo Nguyễn Bá Thanh, còn Khế theo Trương Tấn Sang trước kia, sau này là Nguyễn Xuân Phúc đệ của Tư Sang.
Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan, tổng cục tình báo quân đội thực hiện vụ bắt cóc này. Trước khi xảy ra vụ bắt cóc vài ngày, Phúc đến thăm tổng cục tình báo quân đội và ngầm chỉ đạo Phạm Ngọc Hùng thực hiện vụ bắt Nhất về.
Phạm Ngọc Hùng là họ hàng dây mơ rễ má với Thân Đức Nam. Thân Đức Nam là người đã bỏ tiền để lo lót cho Phúc từ quan chức sở Quảng Nam, Đà Nẵng ra trung ương và leo đến chức thủ tướng như ngày nay. Vì mối ruột tin cậy như vậy, Phúc mới giao phó cho Hùng thực hiện vụ bắt cóc ngoài biên giới đối với Trương Duy Nhất.
Nguyên nhân vụ bắt cóc là Phúc muốn bịt những điều mà Trương Duy Nhất biết rõ về Phúc, cùng ở Đà Nẵng, Nhất nhiều năm lăn lộn trong ngành nội chính, những quá khứ đen tối của Nguyễn Xuân Phúc thời ở Quảng Nam, Đà Nẵng thế nào Nhất đều biết rõ cả. Để Nhất sổng ra ngoài là một mối hoạ lớn cho tập đoàn Nguyễn Xuân Phúc.
Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất là một phi vụ hoàn hảo về nhiều mặt, tổng cục tình báo quân đội có cái lợi hơn tổng cục tình báo công an, tổng cục 5 tình báo công an bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để tai tiếng ầm ĩ, nhưng tổng cục 2 tình báo quân đội bắt cóc Nhất êm ru. Bởi lẽ một phần là Nhất ở Thái Lan, một đất nước mà quan chức có thể mua chuộc được. Tổng cục 2 đã mua chuộc được đến tầm thứ trưởng cảnh sát Thái Lan để nhờ cảnh sát Thái theo dõi, định vị điện thoại Nhất, rồi bắt Nhất đem ra ngoại ô Băng Cốc bàn giao cho tổng cục 2 tình báo Việt Nam chụp bao tải lên đầu Nhất, tiêm thuốc mê chở trót lọt qua biên giới Thái về Lào từ đó về Việt Nam.
Vụ bắt cóc này của tổng cục 2 còn được những cây bút gọi là dân chủ hải ngoại và trong nước ngầm ủng hộ bằng cách làm loãng sự việc ra. Chẳng hạn như Trương Huy San, một kẻ tay chân của Sang trước kia, nay ủng hộ Phúc bằng những lời khen ngợi là nhà lãnh đạo có tài kỹ trị và trong mấy tháng đầu làm được bao nhiêu việc cho đất nước. Trước tin Nhất bị bắt cóc, Huy San điềm nhiêm nói về số phận người mà hắn nói là bạn, từng đón ở cửa nhà tù rằng.
- Không có tin tức gì bên trong vụ bắt cóc này cả.
Huy San người được cho là biết rõ nhiều việc bên trong, khi đã cất lời như vậy, dư luận ngập ngừng không dám bàn đến chuyện Nhất bị mất tích là do bắt cóc hay do đâu.
Nguyễn Quang Lập, đồng bọn của Huy San bồi thêm lúc đó.
- Có lẽ một thế lực nào đó đã bắt cóc Nhất, nếu vậy tôi rất lo.
Lập khá thâm hiểm, đầu tiên Lập cho rằng nếu VN bắt cóc thì đã có tin. Nếu không có tin thì có thể Nhất đi đâu, nếu Nhất không tự ý đi đâu mà mất tích bí hiểm thế, thì thế lực nào đó bắt Nhất.
Lập đưa tin như vậy càng khiến dân tình ngập ngừng hơn, không ai dám khẳng định Nhất bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt cóc, vì thế họ không nhắc tới. Nhưng Lập còn cao thủ hơn khi nói nếu thế lực nào bắt thì Lập lo cho tính mạng Nhất. Như thế Lập thòng lại ý, trường hợp nhà cầm quyền Việt Nam bắt Nhất thì không có gì phải lo cả.
Đỗ Trung Quân, người anh em thân thiết với Huy San và Lập bồi thêm
- Tôi biết Lập là người lo lắng cho Nhất hơn ai hết.
Có lẽ Quân không thâm độc như San và Lập, Quân khá cảm tính, thấy mình chửi bọn Lập như vậy, Quân đỡ lời cho bạn.
Từ bên ngoài các thể loại báo hải ngoại như Người Việt của Đinh Quang Anh Thái, Tiếng Dân của Đinh Ngọc Thu, Dân Làm Báo của Vũ Đông Hà đề cập đến vụ bắt cóc này theo kiểu tin bắt cóc là không chắc chắn, kẻ phao tin bắt cóc là tên Bùi Thanh Hiếu, Người Buôn Gió là kẻ chẳng ra gì, không đáng tin. Người Việt còn dẫn những nguồn tin không rõ ở đâu '' theo nguồn tin trong nước....'' để gây bất lợi cho Trương Duy Nhất, bài báo do Đinh Quang Anh Thái đưa lên.
Hai bọn Dân Làm Báo, Tiếng Dân thì thù riêng với mình, tranh thủ bọn kia đánh hội đồng, nhảy vào đánh hôi, miêu tả số phận bi thảm của gia đình Cao Lâm bị trục xuất khỏi Thái Lan, tô vẽ Cao Lâm là người công chính này nọ bị oan gia vì làm điều tốt giúp đỡ những người tị nạn, bị tên Người Buôn Gió nghi vấn đặt điều là tay sai của cảnh sát Thái và an ninh Việt Nam, khiến cả gia đình ly tán, bị trục xuất về Việt Nam, công an Việt Nam hỏi cung tận những 2 tiếng đồng hồ. Một số bọn đấu tranh trong nước hí hửng thấy bộ mặt tên Người Buôn Gió bị vạch, chúng chia sẻ và bình phẩm đầy đắc thắng.
Giờ thì Nhất được báo chí khẳng định là đang bị công an giam giữ, Cao Lâm công chính cùng gia đình đã quay lại Băng Cốc sau thời gian thăm thú quê hương họ hàng.
Tất cả những kẻ từng bác bỏ hoặc vu khống mình đưa tin Nhất bị bắt cóc im bặt. Thậm chí Nguyễn Quang Lập, Trương Huy San còn tảng lờ như không hề đọc cái tin Nhất đang bị công an Việt Nam giữ, cái mà Đỗ Trung Quân nói Lập lo cho Nhất hơn ai hết là thế đấy.
Ở Thái Lan, một số kẻ trước đó lu loa phụ hoạ hùa theo, không chấp. Bọn lặt vặt muôn đời lặt vặt, ngay cả Nguyễn Thanh Tú gào hét phụ hoạ với Kami rằng Bùi Thanh Hiếu là kẻ buôn người, nhận 50 nghìn usd để tổ chức cho Nhất trốn đi, cũng không thèm chấp. Để khi nào đó sẽ trưng ra bằng chứng Nguyễn Thanh Tú có quan hệ với bọn tuyên huấn của quân đội Việt Nam sẽ thú vị hơn.
Đưa lại những tình tiết, để dư luận thấy rằng những tiếng nói lề trái rất đa dạng và phức tạp, trà trộn trong hàng ngũ thông tin lề trái là những người của phe cánh nào đó trong đảng cộng sản tạo ra, có nhiệm vụ định hướng dư luận có lợi cho phe của chúng.
Nhìn chung trong vụ Trương Duy Nhất, bọn chủ ý vùi dập tin bắt cóc và định hướng đỡ cho những kẻ bắt cóc là Nhất có tội về đất đai, bọn chúng đều có quan hệ với nhau. Đó là người của Tư Sang trước kia, chúng không hề lên án hoặc chỉ trích gì Nguyễn Xuân Phúc, trái lại chúng còn định hướng ca ngợi một tên thủ tướng Cờ Lờ Mờ Vờ thành một người kiến tạo, gần dân, minh bạch và có tài kỹ trị. Nếu chúng ca ngợi lãnh đạo cộng sản như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc như vậy, phải chăng chúng đang củng cố niềm tin của người dân vào đảng CS nhiều hơn, chúng đổ lỗi những sai lầm là do cá nhân trong đảng chứ không phải do hệ thống chế độ cộng sản gây nên.? Chúng ru ngủ người dân rằng nay cộng sản đã có những vị minh quân, những tên cộng sản sai trái đã bị trừng trị đích đáng. Vậy người dân nên tin tưởng tiếp tục vào chế độ này hơn ?
Mục đích của chúng ẩn đằng sau chính là vậy, một trong số chúng non tay nghề hơn là Hoàng Hải Vân đã sớm bộc lộ điều này.
Chúng ta thấy bọn Hoàng Hải Vân, Trương Huy San, Nguyễn Quang Lập làm gì, chúng chẳng làm gì cả ngoài việc ca ngợi lãnh tụ này, chỉ trích quan chức khác. Chúng được tôn thờ thành những trí thức cấp tiến, tiếng nói phản biện và chúng uống rượu ngoại hàng ngày để nhận sự hâm mộ của đám đông đang hy vọng đất nước đổi mới, để nhận sự sợ hãi của các doanh nghiệp, quan chức phải mang tiền nộp cho chúng phè phỡn.
Nổi bật trong đám ấy là Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập Báo Thanh Niên.
Giờ đang hạch tội Trương Duy Nhất tiếp tay trong việc bán lô đất 82 Trần Quốc Toản cho Vũ Nhôm. Miếng đất ấy báo Đại Đoàn Kết lợi dụng danh nghĩa báo, mua làm văn phòng đại diện không thông qua đấu giá, bán lại cho Vũ Nhôm, để Vũ Nhôm làm nhà ở, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Tội to không, đến hàng chục tỷ đồng cơ đấy.
Vây thì lô đất của công ty thuốc lá Sài Gòn ở đường Bến Vân Đồn thì sao.?
Lô đất này đầu tiên được quyết định bán đấu giá, vợ Khế làm trong công ty thuốc lá về kể cho chồng. Khế bèn lấy danh nghĩa xin mua làm toà soạn, không thông qua đấu giá, mua trọn gói lô đất trên dưới danh nghĩa toà báo. Tiếp đến để hợp thức phần bất động sản này cho đúng ngành nghề khi xây dựng, Khế lập ra công ty cổ phần bất động sản báo Thanh Niên, Khế kiêm luôn chủ tịch công ty cổ phần này, ngoài đại diện cho cổ phần báo Thanh Niên, Khế cũng đại diện luôn số cổ phần mà y góp trong đó để quản lý miếng đất hàng ngàn tỷ mà chỉ mua với giá vài trăm tỷ không thông qua đấu giá. Trong cái công ty cổ phần bất động sản báp Thanh Niên bỗng nhiên có em của đại gia bất động sản Novaland Bùi Thành Nhơn tham gia, đó là Bùi Đạt Chương.
Một ngày sau khi Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ trước quốc hội làm thủ tướng, khu đất được cấp phép xây dựng chung cư, văn phòng ( trái hoàn toàn với tiêu chí ban đầu xin làm toà soạn ), công ty cổ phần báo Thanh Niên thay đổi người chịu trách nhiệm pháp luật, Bùi Đạt Chương đứng tên.
Vài tháng sau đó, miếng đất trị giá 5 ngàn tỷ này lọt vào tay ông chủ Bùi Thành Nhơn, Novaland. Công ty cổ phần bất động sản báo Thanh Niên cũng ngừng hoạt động.
Bây giờ bắt Nhất vì tội y như Nguyễn Công Khế đã làm, hai sự việc cùng một kịch bản y chang , chỉ khác điều là Nhất làm thiêt hại vài chục tỷ, báo chí và dư luận lên án ầm ầm đầy vẻ phẫn nộ, như xót xa cho vài chục tỷ tiền của đất nước bị thất thoát vào tay tư thương.
Thế còn hàng ngàn tỷ mà Nguyễn Công Khế cũng làm thất thoát như thế vào tay tư thương lớn khủng hơn thì sao.?
Thì im bặt, thì lờ đi, dân chủ ở đâu, trí thức cấp tiến ở đâu, lò tôn ông Trọng ở đâu.
Ở phe đang mạnh, câu trả lời đơn giản thế thôi.
Chỉ là cuộc thanh trừng, những kẻ yếu hơn và bé nhỏ hơn sẽ bị giết.
Nếu Nguyễn Công Khế phạm tội thiệt hại gấp hàng trăm lần Trương Duy Nhất mà vẫn ngang nhiên tồn tại, xin hãy đừng bao giờ hy vọng vào công cuộc đốt lò của tổng bí thư, chủ tich nước Nguyễn Phú Trọng. Cũng đừng bao giờ hy vọng vào bọn dân chủ, bọn trí thức cấp tiến đang gay gắt lên án Nhất kia. Bọn chúng đang thực hiện giết nhau để dành mồi mà thôi, chẳng có cái gọi là vì đất nước, vì dân tộc nào trong hành động, lời nói của chúng hết.
Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
Công an miền Bắc thụ lý, Việt Nam xét xử 98 người trong vụ tấn công hai trụ sở ủy ban ở Dak Lak
Tác giả,Oliver Slow
Vai trò,BBC News
Gần 100 người bị đưa ra xét xử ở Việt Nam với cáo buộc liên quan đến các vụ tấn công phối hợp bằng súng gây chết người nhắm vào các trụ sở chính quyền địa phương.
Các vụ tấn công ở Tây Nguyên năm ngoái khiến chín người thiệt mạng, trong đó có bốn nhân viên cảnh sát.
Các vụ tấn công diễn ra tại khu vực nơi người dân tộc thiểu số nói rằng họ bị chính quyền đàn áp.
Cơ quan công tố lập luận rằng những kẻ tấn công muốn thành lập một nhà nước độc lập.
Vào sáng hôm 11/6, một nhóm đi xe máy dùng súng và các loại vũ khí khác tấn công trụ sở ủy ban và đồn công an địa phương ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, cách TP.HCM khoảng 300 km về phía bắc.
Chín người thiệt mạng, trong đó có bốn nhân viên cảnh sát, hai cán bộ địa phương và ba dân thường.
Tại phiên tòa - bắt đầu vào thứ Ba và dự kiến kéo dài 10 ngày - 98 người bị buộc tội khủng bố, một người tội che giấu tội phạm và một người khác tội tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Hình phạt cho tội khủng bố ở Việt Nam có thể bao gồm hình phạt tử hình. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết họ tin rằng có "nhiều" vụ hành quyết được thực hiện ở nước này mỗi năm.
Có sáu bị cáo bị xét xử vắng mặt và đang bị lệnh bắt giữ quốc tế.
Tại Việt Nam, việc thường dân sở hữu súng bị coi là bất hợp pháp, và bạo lực súng đạn là điều rất hiếm xảy ra.
"Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng... những kẻ khủng bố muốn lật đổ nhà nước, thành lập cái gọi là nhà nước Dega," Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc H'Yim Kdoh được dẫn lời, nói.
Người Dega là một sắc tộc thiểu số theo Thiên chúa giáo, sống chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên; một số người muốn có quyền tự trị, tách khỏi nhà nước.
Bà H'Yim cho biết trong quá trình điều tra, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội nhưng nói họ bị ép phải tham gia vào cuộc tấn công.
Cảnh sát đã tịch thu 23 khẩu súng và súng trường, 2 lựu đạn, 1.199 viên đạn và các thiết bị nổ khác sau các vụ tấn công mà họ mô tả là "man rợ và vô nhân đạo".
Nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số ở Việt Nam từ lâu đã phàn nàn về việc họ bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản, vốn nắm quyền thống trị hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam.