Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Chỉ số quyền lực VN vượt New Zealand và nhiều trung cường quốc trên thế giới
20.10.2020

Việt Nam vượt New Zealand về Chỉ số Quyền lực châu Á
VOA Tiếng Việt Hình ảnh người dân tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội hôm 6/8/2020. Việt Nam vượt New Zealand trên bảng xếp hạng về quyền lực châu Á của Viện Lowy, một phần nhờ vào khả năng ứng phó với đại dịch COVID-19.


Hình ảnh người dân tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội hôm 6/8/2020. Việt Nam vượt New Zealand trên bảng xếp hạng về quyền lực châu Á của Viện Lowy, một phần nhờ vào khả năng ứng phó với đại dịch COVID-19.

Việt Nam lần đầu tiên vượt qua New Zealand về Chỉ số Quyền lực châu Á, và nằm trong số ít các quốc gia trong khu vực có sự gia tăng quyền lực trong năm qua, một phần do ứng phó tốt với đại dịch virus corona.

Chỉ số Quyền lực Châu Á 2020 vừa được Viện Nghiên cứu Lowy của Úc công bố hôm 19/10 cho thấy quyền lực của Việt Nam trong khu vực tiếp tục gia tăng và đây là năm thứ 2 liên tiếp quốc gia Đông Nam Á có được sự thăng tiến trên bảng xếp hạng này.
Trong bảng chỉ số năm nay của cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Úc, trong đó xếp hạng quyền lực của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực theo một loạt chỉ số – từ khả năng quân sự và mạng lưới quốc phòng cho tới ảnh hưởng ngoại giao và văn hoá, Việt Nam đứng vị trí thứ 12. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt đứng đầu trong Top 3 của Chỉ số Quyền lực châu Á, và được Viện Lowy xếp vào nhóm các “cường quốc lớn” của khu vực.
Theo đánh giá của Viện Lowy, quyền lực của Việt Nam tăng 1 bậc so với năm ngoái để thay thế New Zealand, hiện lùi xuống hạng 13, trên bảng xếp hạng và nằm trong nhóm các quốc gia quyền lực bậc trung ở châu Á, trong đó có Ấn Độ (hạng 4), Nga (hạng 5), Úc (hạng 6), và Hàn Quốc (hạng 7).
Bốn quốc gia Đông Nam Á có nhiều quyền lực hơn Việt Nam, theo đánh giá của Viện Lowy, là Singapore (hạng 8), Thái Lan (hạng 9), Malaysia (hạng 10) và Indonesia (hạng 11).

Viện nghiên cứu của Úc cho rằng thứ hạng của Việt Nam được cải thiện một phần nhờ vào chỉ số ảnh hưởng ngoại giao của Việt Nam tăng tới 3 bậc, lên vị trí thứ 9, với danh tiếng được củng cố thêm nhờ vào khả năng đối phó tốt với đại dịch virus corona. Viện này nhận định rằng Việt Nam cũng cải thiện đáng kể về năng lực kinh tế và tăng 3 bậc chỉ số mạng lưới quốc phòng. Tuy nhiên, chỉ số thấp nhất của Việt Nam nằm ở khả năng phục hồi, trong đó Việt Nam đứng thứ 19. Những tranh chấp lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông và sự gần gũi cũng như di sản từ các cuộc xung đột với Trung Quốc đóng vai trò trong việc dễ bị tổn thương về địa chính trị của Việt Nam, theo nhận định của Viện Lowy.

Trong số các quốc gia thăng hạng 1 bậc năm nay, ngoài Việt Nam, còn có Úc, Thái Lan và Philippines (hạng 16).

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia trên thế giới khống chế tốt đại dịch COVID-19, nhưng theo giám đốc chương trình quyền lực và ngoại giao châu Á của Viện Lowy, Herve Lemahieu, “việc đối phó với đại dịch là cần thiết nhưng không phải là điều kiện duy nhất cho sự thăng tiến xếp hạng của một nước trong khu vực.”


Ông Lemahieu nói với hãng tin ABC của Úc rằng “ba quốc gia mà chúng ta thấy có quyền lực tương đối tăng lên – gồm Việt Nam, Australia và Đài Loan – đã làm được nhiều hơn chứ không chỉ đối phó tốt với đại dịch.”
Mỹ vẫn duy trì thứ hạng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nhưng theo đánh giá của Viện Lowy, cường quốc số 1 này có sự sụt giảm lớn nhất về quyền lực so với bất kỳ quốc gia nào trong năm 2020. Chỉ số tổng thể của Mỹ giảm tới 3 điểm và khoảng cách 10 điểm giữa Mỹ và Trung Quốc – hiện theo sau ở vị trí thứ 2 – giảm xuống một nửa vào năm 2020. Sức mạnh của Mỹ trong khả năng kinh tế, quân sự, nguồn lực tương lai, các mối quan hệ kinh tế – 4 trong 5 tiêu chí mà Viện Lowy dùng để đánh giá quyền lực của các quốc gia cho chỉ số này – đều giảm mạnh. Quốc gia quyền lực hàng đầu của khu vực, và cả thế giới, chỉ ghi điểm duy nhất trong hạng mục hồi phục.
Trong khi Trung Quốc giữ nguyên vị trí số 2, Ấn Độ bị đưa ra khỏi nhóm “cường quốc lớn” trên bảng Chỉ số Quyền lực Châu Á mới nhất.

Chỉ số Quyền lực Châu Á hàng năm bao phủ 26 quốc gia trong khu vực vươn xa về phía tây như Pakistan, về phía bắc như Nga, và tới Thái Bình Dương như Úc và Mỹ. Theo Viện nghiên cứu Lowy, ấn bản năm 2020 – bao gồm dữ liệu của 3 năm qua – là bản đánh giá toàn diện nhất về sự thay đổi phân bổ quyền lực ở châu Á cho đến nay. Trong số những thứ khác, nó nhằm mục đích làm sắc nét cuộc tranh luận về hậu quả địa chính trị của đại dịch COVID-19.

Defining the world’s most powerful countries is not always clear-cut and can be subjective. The most powerful nations are the o­nes that shape global economic patterns, preoccupy policymakers, and tend to have strong defense and military. Foreign policies of powerful countries are closely tracked and consistently dominate news headlines around the world.

U.S. News and World Report, in partnership with BAV Group and the Wharton School of the University of Pennsylvania, has found a way to rank the world’s most powerful countries in its Best Countries rankings. The report surveyed over 20,000 people from four regions across the globe. Respondents were asked to associate 80 countries with five attributes: military alliances, international alliances, political influence, economic influence, and leadership.

The top 10 most powerful nations, according to the 2019 Best Countries report are:

According to the 2018 survey, the United States is the world’s most powerful country. The United States has the world’s largest economy, with a GDP of $20.49 trillion and the most massive military budget of $610 billion. The U.S. defense spending is higher than the next seven largest defense spenders (China, Saudi Arabia, India, France, Russia, Germany, and the United Kingdom) combined.

Russia and China are the second and third most powerful countries, known for their military spending. China also has a large economy with a GDP of $12.2 trillion. Next o­n the list are Germany, the United Kingdom, France, and Japan, all of which have large economies and distribute high amounts of international aid.

No country o­n the list changed in rankings from 2018 to 2019 except for South Korea, which joined the top ten list in 2019 from the 11th rank. Honorable mentions for the world's most powerful countries are the United Arab EmiratesCanada, and Iran.

Most Powerful Countries 2020

Global Power Rank CountryPopulation 2020
1United States331,002,651
2Russia145,934,462
3China1,439,323,776
4Germany83,783,942
5United Kingdom67,886,011
6France65,273,511
7Japan126,476,461
8Israel8,655,535
9Saudi Arabia34,813,871
10South Korea51,269,185
11United Arab Emirates9,890,402
12Canada37,742,154
13Iran83,992,949
14Switzerland8,654,622
15Australia25,499,884
16Turkey84,339,067
17India1,380,004,385
18Italy60,461,826
19Iraq40,222,493
20Singapore5,850,342
21Sweden10,099,265
22Pakistan220,892,340
23Spain46,754,778
24Qatar2,881,053
25Belgium11,589,623
26Netherlands17,134,872
27Norway5,421,241
28Denmark5,792,202
29Egypt102,334,404
30Brazil212,559,417
31South Africa59,308,690
32Vietnam97,338,579
33Jordan10,203,134
34New Zealand4,822,233
35Belarus9,449,323
36Lebanon6,825,445
37Luxembourg625,978
38Mexico128,932,753
39Ukraine43,733,762
40Finland5,540,720
41Greece10,423,054
42Oman5,106,626
43Kazakhstan18,776,707
44Poland37,846,611
45Azerbaijan10,139,177
46Nigeria206,139,589
47Indonesia273,523,615
48Ireland4,937,786
49Portugal10,196,709
50Colombia50,882,891
51Philippines109,581,078
52Serbia8,737,371
53Myanmar54,409,800
54Thailand69,799,978
55Argentina45,195,774
56Angola32,866,272
57Ghana31,072,940
58Malaysia32,365,999
59Tanzania59,734,218
60Sri Lanka21,413,249
61Morocco36,910,560
62Panama4,314,767
63Tunisia11,818,619
64Guatemala17,915,568
65Ecuador17,643,054
66Peru32,971,854
67Chile19,116,201
68Czech Republic10,708,981
69Dominican Republic10,847,910
70Romania19,237,691
71Hungary9,660,351
72Costa Rica5,094,118
73Bulgaria6,948,445
74Uruguay3,473,730
75Croatia4,105,267
76Lithuania2,722,289
77Slovakia5,459,642
78Slovenia2,078,938
79Latvia1,886,198
80Estonia1,326,535


Asia Times : Mọi quyền lực ở Việt Nam vào tay ông Trọng và lãnh đạo Bắc Kỳ gốc Hoa

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 02/04/2018. REUTERS/Kham
Thanh Phương
5 phút

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018.

QUẢNG CÁO

Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời ngày 21/09, đã có nhiều lời đồn đoán về việc thay thế ông sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị Việt Nam. Nhưng mọi đồn đoán đó đã chấm dứt vào tối 03/10, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí quyết định người thay thế ông Quang sẽ là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn đã là nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam hiện nay.

Quốc Hội sẽ chính thức bầu chủ tịch nước trong tháng này, nhưng do không có ứng cử viên nào khác và do Quốc Hội chỉ là một cơ quan làm theo lệnh ở trên, cho nên gần như chắc chắn ông Trọng sẽ nắm chức chủ tịch nước.

Theo Asia Times, quyết định của Trung ương đảng sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Trong nhiều thập niên qua, quyền lực chính trị ở Việt Nam được chia ra giữa bốn vị trí lãnh đạo, mỗi người kiểm soát một « khu vực » khác nhau trong một chế độ độc đảng.

Ông Trọng, trên thực tế là lãnh đạo số một ở Việt Nam, vốn đã kiểm soát Đảng Cộng Sản và các cơ chế ra quyết định của đảng. Thủ tướng thì lãnh đạo chính phủ dân sự, còn chủ tịch nước, với tư cách nguyên thủ quốc gia, nắm vai trò tổng tư lệnh tối cao của quân đội, là người đại diện Việt Nam viếng thăm các nước và trên lý thuyết là người bổ nhiệm thủ tướng. Trong khi đó, chủ tịch Quốc Hội là người kiểm soát cơ quan lập pháp.

< iframe class="teads-resize" style="width: 530px; height: 0px !important; min-height: 0px !important; border-width: initial !important; border-style: none !important; margin: 0px !important; padding: 0px !important; display: block !important;">< /iframe>

Do tất cả các nhân vật đó đều nằm trong Bộ Chính trị, cho nên với cơ cấu lãnh đạo kiểu như vậy, mọi quyết định đều được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận và quan trọng hơn cả là nó ngăn chận việc thâu tóm quá nhiều quyền lực vào tay một người.

Theo Asia Times, nhiều người trong đảng tin rằng việc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quá nhiều quyền lực cá nhân chính là một trong những nguyên nhân khiến ông bị mất chức trong kỳ Đại hội Đảng 2016.

Nay Việt Nam có vẻ như đi theo hướng giống Trung Quốc, như vậy là cơ chế lấy quyết định dựa trên đồng thuận có thể sắp chấm dứt. Bên cạnh những quyền hành với tư cách tổng bí thư đảng, mà ông đã củng cố rất nhiều kể từ tháng 01/2016, ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới đây sẽ nắm luôn các quyền của chủ tịch nước : đình chỉ các luật do thủ tướng đưa ra, sửa đổi Hiến pháp, đề nghị cách chức các quan chức cao cấp và giữ vai trò tổng tư lệnh tối cao của quân đội. Như vậy, ông Trọng sẽ là nhân vật có quyền lực mạnh nhất ở Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn, tổng bí thư đảng từ 1960 đến 1986.

Theo Asia Times, hiện chưa rõ là các đảng viên sẽ phản ứng như thế nào về quyết định bất ngờ nói trên, nhưng một điều chắc chắn điều này sẽ gây rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Theo lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, đại học New South Wales, kể từ khi ông Trần Đại Quang được chẩn đoán là đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh, ông Trọng đã bắt đầu vận động để được nắm giữ cả hai chức vụ. Điều trớ trêu là, khi vấn đề sát nhập hai chức vụ được đưa ra thảo luận trong đảng cách đây một thập niên, chính ông Trọng đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ củng cố quyền lực không kiểm soát được, theo tiết lộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Việt Nam.

Cũng hiện chưa rõ là việc ông Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước là mang tính tạm thời, hay là Việt Nam sẽ phải sửa đổi Hiến Pháp để việc sát nhập hai chức vụ sẽ là vĩnh viễn. Theo Asia Times, có thể là do thiếu các ứng viên hội đủ tiêu chuẩn, việc sát nhập hai chức vụ chỉ là biện pháp tạm thời trong khi chờ Đại hội Đảng lần tới.

Nhưng với việc nắm rất nhiều quyền lực trong hai năm tới, không có gì bảo đảm là ông Trọng sẽ tuân thủ các quy định của đảng về giới hạn nhiệm kỳ. Hiện nay, theo quy định, tổng bí thư đảng không thể nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ, cho nên ông Trọng trên nguyên tắc sẽ phải rút lui vào năm 2021. Tuy nhiên, có thêm quyền trong tay, có thể là ông sẽ sửa đổi quy định về giới hạn nhiệm kỳ, để có thể tiếp tục ra ứng cử tổng bí thư cũng như chủ tịch nước, để thật sự trở thành một Tập Cận Bình ở Việt Nam.

 Những lãnh đạo gốc Bắc khéo nịnh hót nên được lòng TQ từ khi có lãnh đạo gốc Trung Kỳ Lê Duẫn phản lại TQ, mệnh lệnh của Bắc Kinh từ đó cho đảng CSVN bắt buộc phải chọn tổng bí thư gốc Bắc để tránh bị dạy cho bài học như năm 1979, đo đó   do đó Trần Quôc Vượng mặc dầu thiếu trí tuệ, uy tín  và tác phong thua xa Nguyễn Xuân Phúc những được TQ bổ nhiệm sẽ nắm chức TBT do Nguyễn Phú Trọng truyền ngôi

Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng người được TQ bổ nhiệm

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Quốc Vượng đang được xem là một ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư

Một chuyên gia về chính trị Việt Nam dự đoán Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi nhiệm vụ tại Đại hội Đảng 13 năm 2021, và ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu thành Tổng Bí thư.

Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản từ khóa 11 năm 2011.

Nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, Tiến sĩ Zachary Abuza, nói với BBC:

"Tôi không nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm nữa, vì ông vừa rồi đã có thời gian ốm, và lại đã một lần được miễn tuổi."

Vào năm 2016, Ban chấp hành trung ương Đảng đồng ý cho một trường hợp đặc biệt quá tuổi, ông Nguyễn Phú Trọng, ở lại làm Tổng Bí thư.

Tiến sĩ Zachary Abuza, đang là giáo sư tại National War College, Washington DC.

National War College, thành lập năm 1946, hiện là một trường trong Đại học Quốc phòng (National Defense University), tổ chức đào tạo đại học bao cấp bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Mục đích của National War College là đào tạo người cho quân lực, bộ ngoại giao và các cơ quan có trách nhiệm về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

'Nhiều khả năng nhất'

Tiến sĩ Zachary Abuza dự đoán ông Trần Quốc Vượng "nhiều khả năng nhất" để trở thành Tổng Bí thư sau ông Trọng.

Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư.

Việt Nam hưởng một số lợi ích vì thương chiến Mỹ - Trung
Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam hưởng một số lợi ích vì thương chiến Mỹ - Trung

Mới đây, Phó ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Hồng Diên tiết lộ Bộ Chính trị khóa 13 sắp tới sẽ có khoảng 17 - 19 người.

Bộ Chính trị khóa 12 hiện thời có 19 ghế, tuy thực tế chỉ có 16 người, do các vấn đề sức khỏe, qua đời và kỷ luật.

Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải mới đây bị cảnh cáo, nên có lẽ ông Hải sẽ khó tái cử.

Ngoài ra, Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu.

Như thế, ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới.

"Nhưng số người mới bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản không bao giờ nhiều hơn số thành viên cũ."

"Vì vậy, rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi," ông Abuza nhận định.

Việt Nam được khen vì thành công chống Covid-19
Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam được khen vì thành công chống Covid-19

Ông Zachary Abuza không cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành Tổng Bí thư "mặc dù hoàn toàn đủ tiêu chuẩn".

"Ông Trần Quốc Vượng đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống tham nhũng, dù đó là các cuộc điều tra chính đáng hay có động cơ chính trị để làm im lặng các đối thủ của ông Nguyễn Phú Trọng."

"Tôi đoán ông Nguyễn Phú Trọng có nhiều ảnh hưởng để chọn thành phần Bộ Chính trị khóa mới. Nhất là khi ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ với uy tín rất cao, nhờ kinh tế, và thắng dịch Covid-19."

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam

'Đảng phải giữ vai trò chủ đạo'

Trả lời phỏng vấn của BBC, Tiến sĩ Zachary Abuza cũng chân thành chia sẻ rằng ông đã từng dự đoán sai về kết quả Đại hội 12 năm 2016.

"Tôi đã suy nghĩ nhiều vì sao mình dự đoán sai năm 2016. Khi đó, tôi không nghĩ ông Trọng sẽ tái đắc cử, vượt qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng."

"Theo tôi, điều ông Trọng làm tại Đại hội 12 là tái khẳng định uy quyền của Đảng. Khi ấy, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa đang đặt nhiều quyền quyết định hơn vào tay giới kỹ trị và quan chức."

"Điều đó làm ông Trọng lo ngại, vì ông muốn Đảng phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi quyết định."

Tiến sĩ Zachary Abuza cho rằng yếu tố này cũng sẽ giúp ông Trần Quốc Vượng trở thành Tổng Bí thư.

Ông Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao từ 2007 tới 2011, rồi giữ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tháng 7/2011.

Tháng 5/2013 ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.

Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị

Tiến sĩ Zachary Abuza nói: "Ông Trần Quốc Vượng cả sự nghiệp là làm trong bộ máy Đảng."

"Ở ông Vượng, ông Trọng nhìn ra đấy là đồng minh."

"Vậy nếu ông ấy được bầu, sẽ có nghĩa gì cho Việt Nam? Câu trả lời ngắn gọn là sự tiếp nối trong chính sách."

Trước đó, nhiều nhà quan sát cũng chung nhận định ông Trần Quốc Vượng là ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng Bí thư sắp tới.

Mới đây, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore, nói trong một bài phân tích: "Quan trọng hơn, nếu xét chiến dịch chống tham nhũng cấp cao dưới sự lãnh đạo của ông Trọng và việc Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ chống tham nhũng, rất có khả năng ông Trọng muốn người kế nhiệm sẽ duy trì di sản của mình và tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng."

"Ông Vượng, người từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, có thể được coi là đáp ứng nhiều điều kiện hơn để thay thế ông Trọng."

"Với việc ông Trọng đang nắm quyền kiểm soát ở mức cao đối với hoạt động của Đảng, đặc biệt là trong vấn đề nhân sự, ông Trọng sẽ là người có tiếng nói quyết định đối với việc lựa chọn người kế nhiệm mình. Như vậy, ứng viên nào được ông hậu thuẫn sẽ có cơ hội thắng cử cao hơn," tác giả Lê Hồng Hiệp nhận định.


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7991

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca