Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Covid Tàu giết dân Việt: Thảm cảnh một điều dưỡng viên người Việt và gia thân mẫu bị Covid tàn sát tại Montréal, Canada
26.02.2021

Một chiến-sĩ đã gục ngã trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng & Một câu-chuyện bi thương đã xảy đến cho gia đình anh ta

coronavirus,3d render
Tác giả/Pháp Ngữ: Nữ BS Nguyễn Ngọc Lan-Châu

Dịch giả/Việt Ngữ: DS Nguyễn Ngọc Lan

Cali Today News – Sau 6 tuần chiến đấu với một kẻ thù vô hình trong thầm lặng và đau đớn để được sống còn, người anh họ của tôi, Thông Nguyễn mà chúng tôi đã gọi một cách thân thương là Toutou, cha của 2 đứa con và là một cán sự y tế (préposé aux bénéficiaires) tại BV Jean Talon từ 17 năm qua, đã phải bỏ mạng vì Covid-19 vào ngày 11/06/2020 lúc 11:55, giờ mà các máy móc để hỗ trợ sự sống cho anh đã bị tháo gỡ ra…

Thứ Sáu ngày 01/05, Thông gọi cho tôi và cho biết là anh có triệu chứng đau cơ bắp và sốt mà thuốc Tylénol đã vô hiệu quả. Lúc nầy thì không thấy phát hiện triệu chứng gì về hô hấp cả, nhưng anh cảm thấy ớn lạnh sau khi tắm douche trong một lần hết ca làm việc ở bệnh viện (BV), và anh hỏi xem tôi coi có ý kiến gì không vì tôi là bác-sĩ…Tôi đã trả lời rất có thể là do bị nhiễm Covid-19 và khuyên anh nên cách ly gia đình bằng cách xuống ở tầng hầm dưới (sous sol) và hãy thông báo cho người quản lý (supervisor) của anh trong BV biết là anh không thể đi làm việc được.

In this picture taken o­n April 29, 2020, an engineer looks through a microscope at monkey kidney cells as he checks tests o­n an experimental vaccine for the COVID-19 coronavirus inside the Cells Culture Room laboratory at the Sinovac Biotech facilities in Beijing. – Sinovac Biotech, which is conducting o­ne of the four clinical trials that have been authorised in China, has claimed great progress in its research and promising results among monkeys. (Photo by NICOLAS ASFOURI / AFP) / TO GO WITH Health-virus-China-vaccine,FOCUS by Patrick Baert (Photo by NICOLAS ASFOURI/AFP via Getty Images)

Thứ hai ngày 04/05, tức 2 ngày sau, anh đi thử máu thì là dương tính (positif)… Ngay sau đó, vợ và 2 con anh (16 và 18 tuổi) cũng phải tự cách ly ở tầng trệt.

Đêm sau đó, trong lúc thức giấc đi vệ sinh, vợ anh nghe có tiếng ho dữ dội phát ra từ tầng hầm, đó cũng chính là dấu hiệu báo cho biết rằng sự chiến đấu chống lại Covid-19 của chồng chị sẽ bắt đầu…

Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi của anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.

Thảm kịch Covid-19: Hai cái tang lớn trong một gia đình Canada gốc Việt

Ngày 13/05, anh lại được chuyển vào CHUM (Centre Hospitalier de l’Université de Montréal) và ngày hôm sau anh được trị bằng phương pháp ECMO (Extra Corporeal Membrane Oxygenation), một phương pháp cuối cùng, đó là một phương pháp mà sự tuần hoàn được thực hiện ngoài cơ thể qua màng ngoại bào, máu được đưa ra ngoài để oxy hóa rồi được đưa trở vào lại cơ thể, và trong khi đó hệ thống tim + phổi của anh sẽ được tạm nghỉ ngơi để chờ ngày hồi phục của chúng… Các BS đã rất tự tin vì họ nghĩ rằng anh còn trẻ và lại nữa không có một vấn đề bệnh trạng nào cả…

Cũng đã 2 tuần rồi từ khi Toutou ở trong tình trạng mê man do ảnh hưởng của thuốc gây mê và ở trong tình trạng bất động giả tạo để người ta có thể dễ kiểm soát hệ thống tim – phổi – mạch cho anh.

– 1 ống trong cổ họng,

– 1 ống trong xoang mũi thông xuống bao tử để nuôi sống anh,

– 1 ống sonde cho sự tiểu tiện,

– những ống catheters ở mỗi đầu tay & chân,

– cuối cùng là 1 băng couche vệ sinh.

Và đó cũng là tất cả “khí giới” mà người ta cung cấp cho anh để anh có thể chống chọi lại virus Covid-19.

Trong khi đó, vợ anh, mà tôi gọi là “Chị Lan” (Chị là tiếng mà người Việt dùng để gọi người chị lớn trong gia đình, Lan là tên của chị) thì lại chuẩn bị cho một trận chiến khác…

Trong lúc xe cứu thương đưa chuyển chồng chị vào CHUM, thì chị và các con phải tự cách ly ở tầng trệt trong một ngôi nhà 2 tầng duplex mà gia đình chị ở cùng với bà mẹ 78 tuổi đang ở tầng trên một mình… Ngày 12/05, chị nghe có tiếng động mạnh từ tầng trên… Không có dấu hiệu gì của mẹ từ những ngày qua, chị liền gọi cháu gái chị ở gần đó đến để xem sự tình, cháu chị nhìn thấy mẹ chị nằm bất động trên nền nhà và miệng thì sùi bọt mép… Cháu chị facetime cho chị xem, chị liền lập tức rời khỏi khu cách ly ở tầng trệt để chạy lên thăm mẹ mình, vì là y tá trong CHUM, chị đã làm đủ mọi phương pháp có thể để cấp cứu cho bà mẹ nhưng vô ích… Nguyên nhân của cái chết đột ngột là do nhồi máu cơ tim (infarctus de myocarde) và nghi là do Covid-19.

Chị Lan và gia đình đã chịu cảnh tang tóc trong cô lập vì không thể tổ chức một tang lễ theo truyền thống VN và cũng không có được một sự thăm viếng nào của bà con vì do lệnh hạn chế + cách ly + khoảng cách… Covid-19 đã làm tan tác một gia đình đang êm ấm!

Trong thời gian nầy thì con trai chị, Olivier, biểu hiện những triệu chứng suy hô hấp nhẹ và sốt, nhưng đã bình phục được lại sau đó… Còn con gái chị, Aurélie, lại có những triệu chứng suy hô hấp khá nặng: cháu thở khò khè dồn dập và sốt. Aurélie được đưa vào bệnh viện Sainte -Justine để chăm sóc đặc biệt, sự suy hô hấp nầy cũng do Covid-19… Chị Lan phải ở trong bệnh viện cùng với con gái 1 tuần lễ, còn con trai chị, Olivier đã phải ở nhà một mình trong ngôi nhà 2 tầng mà bây giờ không còn một bóng người… Cuối cùng thì Aurélie cũng được trở về nhà cùng với mẹ sau nhiều màn xét nghiệm và cũng bình phục lại được.

Sau khi trở về nhà, Chị Lan đã bị choáng ngợp với bao là cảnh trái ngang, vừa lo tang lễ cho mẹ, vừa lo cho chồng rồi đến phiên Chị cũng bị test + với Covid-19… Chị bị suy sụp nặng nề về thể xác lẫn tinh thần… Sự giúp đỡ về vật chất và nhất là về tinh thần thì cũng chỉ qua những cuộc gọi (appels) hay những tin nhắn (textos)… Thật là đau đớn biết bao khi phải chịu đựng cảnh mẹ mình đã ra đi đột ngột, chồng thì đang trong tình trạng trầm trọng nằm ở khu cấp cứu đặc biệt mà không một ai được thăm viếng, và Chị còn phải lo cho sự an toàn cho 2 con và luôn cả cho chính mình, rồi phải lo chuẩn bị trở lại nhiệm sở CHUM vào vài tuần tới sau khi đã bình phục lại.

Cũng đã hơn 6 tuần mà Toutou rời khỏi tổ ấm và không một ai còn trông thấy anh nữa.

Cứ một ngày anh bị đặt một ống tube thì sau đó anh sẽ phải cần một tuần để hồi sức lại…

Ôi, trận chiến với Covid-19 sẽ thật là dài và kinh hoàng biết bao!

Cổ họng và khí quản bị rạch ra để đặt ống; phổi thì xơ cứng dưới áp suất nhân tạo của không khí; các mạch máu đơ cứng với những ống và ống; đầu não bị hư hoại nặng nề vì những chất

hóa học cũng như những chất gây mê; cơ bắp thì tê liệt do nằm bất động trong một thời gian dài…

Tôi hình dung, một khi mà anh Toutou được tháo gỡ tất cả các ống ra, thì anh sẽ phải mất cả năm trời để chỉ lấy lại được một phần nào cho sự bình phục mà thôi.

Tôi tưởng tượng sẽ mời anh đến nhà tôi để khoe cái nhà của tôi đã được tân trang lại và sẽ làm BBQ với tất cả mọi người trong gia đình sau khi lệnh cách-ly được giải tỏa.

Tôi lại tưởng tượng anh sẽ vui mừng biết bao khi hay tin con trai anh, Olivier đã được nhận vào ngành Y-Khoa của trường Đại-Học Laval.

Sáng hôm qua, Chị Lan gọi và báo cho tôi là Chị đang cùng các con lấy xe điện ngầm (métro/subway) để đến bên giường bệnh của chồng… Các BS đã báo cho Chị biết là sự tàn phá của virus quá trầm trọng nên sự sống còn của anh rất là mong manh trong giai đoạn nầy…

Xoang màng phổi của anh Toutou bị đầy khí (pneumothorax) từ 2 ngày nay. Phổi anh thì ngập đầy máu, các BS đã lấy ra 500ml máu trong lồng ngực của anh và anh cũng đã nhận lại được 4 viên máu, nhưng dấu hiệu của sự sống còn rất là hạn hẹp… Đây là trận chiến cuối cùng của anh. Thân thể của anh không thể chịu đựng thêm một vết thương nào nữa… Những cú giáng xuống tiếp tục của kẻ thù vô hình đã làm cho anh ngã gục… Một trận chiến trong vô-thức thầm-lặng + cô-độc trong suốt 6 tuần!

Kẻ thù nầy đã chọn đúng được một đối thủ tầm cỡ: một thanh niên khỏe mạnh; một thầy Judo; một con ngưòi nhân hậu, giàu tình cảm, yêu gia đình; và là một chiến-sĩ ở hàng đầu tuyến đã từng tận tụy săn sóc bệnh nhân trong 17 năm qua.

Anh đã chọn làm ca đêm để có thể có mặt ở nhà cho các con khi chúng còn quá nhỏ. Anh đã nhận làm thêm giờ phụ trội để có thêm thu nhập cho gia đình.

Có thể nào: Sự làm việc quá nhiều đã làm cho anh yếu sức đi chăng? Dụng cụ dùng để bảo vệ cá nhân chưa có đủ hiệu quả chăng? Hay là hệ thống bảo vệ cho các chiến-sĩ áo-trắng ở tuyến đầu trong chiến-dịch phục vụ sức khỏe cho cộng-đồng chưa có đủ hiệu lực chăng?

Toutou đã được giữ lại 6 tuần, tâm hồn anh đã chìm sâu trong im lặng, nặng nề bởi những chất gây mê, thân xác anh rã rời vì chịu đựng quá nhiều các vết nội và ngoại thương…

Tôi đoán là trong anh, anh mong có ngày nào đó anh tỉnh lại để vui mừng nhìn thấy ngày sinh nhật 19 tuổi của Olivier đứa con trai mình vào ngày 13/06 sắp tới, để thấy lại mặt vợ và con gái mình, và cũng như để đến thăm mẹ cha và em trai mình.

Tôi chắc trong anh cũng mong ước có một ngày nào đó anh sẽ có khả năng biểu hiện được một dấu hiệu tốt nào đó để các BS có thể giúp cho anh tỉnh lại…

Anh Toutou thân mến,

Anh đã chết đơn độc trong im lặng, nhưng bức thư nầy sẽ gieo vào lòng những người đọc nó một thương cảm vô biên cho một cuộc chiến-đấu dũng-cảm mà anh đã thi-hành trong nhiệm-vụ của mình.

Cám ơn anh đã cho tất cả, anh thân mến, anh sẽ không bao giờ bị lãng quên./.

Nữ Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Lan-Châu

(12/06/2020)

Thư của Bà Tổng Trưởng Bộ Y Tế & Xã Hội Québec (Canada)

(ngày 16/06/2020 lúc 9:00 AM)

Chào Bác Sĩ,

Thật là đau buồn biết bao khi hay tin sự mất mát một người anh họ của Bác Sĩ.

Sự chứng kiến của Bác Sĩ đã chứng minh được rằng anh của BS là một người có tinh-thần trách- nhiệm, giàu lòng nhân-ái và đầy nhiệt-huyết trong nhiệm-vụ của mình.

Tôi cũng thông cảm cho vợ anh, các con anh cùng tất cả các phần tử khác trong gia đình BS.

Chúng ta cần phải vinh-danh cho tất cả những người đứng ở hàng đầu chiến đấu và đã gục ngã trong trận chiến nầy cùng với những người đã hy sinh sự sống của mình cho những người già và khuyết tật. Chúng ta sẽ không bao giờ quên họ được.

Cám ơn BS đã chuyển bức thư nầy cho tôi, và tôi cũng đã chuyển cho Bà Marguerite Blais, tổng trưởng trách nhiệm về “Người Già và Khuyết Tật” (Ainés & Proches aidands)

Tôi cũng xin chân thành chia buồn với BS về sự ra đi của bà mẹ vợ của người anh họ Bác Sĩ,

Danielle McCann,

Tổng Trưởng Bộ Y Tế & Xã Hội

Un guerrier meurt au service de la santé et l’histoire tragique de sa famille

Dre LAN C NGUYEN, MD

(12/06/2020)

Après 6 semaines de combat silencieux et agonisant contre un ennemi invisible, mon cousin Thong Nguyen affectueusement nommé « Toutou », père de 2 enfants et préposé aux bénéficiaires à l’hôpital de Jean Talon depuis plus de 17 ans , succombe à la Covid-19 le 11 juin 2020 à 11h55, heure à laquelle il a été débranché de l’appareil qui le maintenait en vie.

C’était en prenant de ses nouvelles le vendredi 1er mai qu’il me décrit avoir des douleurs musculaires et faire une fièvre qui ne descendait pas avec Tylenol. Il avait peu de symptômes respiratoires à ce moment là. Il était convaincu avoir pris froid en prenant une douche après la fin de son quart de travail à l’hôpital et me demande conseils car je suis médecin. Je lui dit qu’il a probablement la Covid-19, de s’isoler du reste de sa famille dans son sous-sol et d’annoncer à son superviseur qu’il ne rentrera pas au travail. Le lundi, il passa le test pour la Covid-19 et reçut un résultat positif. Suite à ce résultat, sa femme et ses 2 enfants (16 ans et 18 ans) furent aussi

mis en quarantaire. Dans la nuit de jeudi sa femme, en se réveillant pour aller à la salle de bain, entend du rez-de-chaussée des bruits de grognements forts provenant du sous-sol. C’était le début du combat pour son mari. Elle constata qu’il était en détresse respiratoire sévère et appela l’ambulance. Il fut transporté à l’hôpital Maisonneuve Rosemont le 6 mai où o­n constata une saturation à 34% à l’air ambiant et fut immédiatement intubé et admis aux soins intensifs. Pour vivre, un être humain doit saturer minimum à 90%…

Aux soins intensifs, o­n tenta différents manœuvres thérapeutiques mais sa saturation ne s’améliora pas malgré l’intubation, ses poumons étant trop enflés pour permettre les échanges d’air. Il fut transféré au CHUM le 13 mai et le lendemain, il subit un traitement de dernier

recours : l’ECMO (oxygénation par membrane extra-corporelle). Au lieu de pousser de l’oxygène dans les poumons, le sang est détourné à l’extérieur du corps par des gros cathéthers pour se faire oxygéner par une machine et réintroduit dans le corps. Son cœur et ses poumons furent donc mis en pause en attendant que ses poumons guérissent. Les médecins sont confiants qu’il passera à travers ce soin critique vue son jeune âge et puisqu’il n’avait aucun problème de santé connu.

Voilà seulement 2 semaines depuis l’apparition des symptômes que Toutou demeura dans un état inconscient par la forte sédation et paralysé artificiellement pour que les appareils puissent prendre le contrôle de son système cardiorespiratoire. Un tube d’intubation enfoncé dans sa gorge, un tube nasogastrique dans son nez descendant

jusqu’à son estomac pour le nourrir, une sonde pour l’urine, des cathéthers dans chaque extrémités, une couche : voilà son armure finale pour affronter la Covid-19.

Entre-temps, sa femme que je prénomme « Chi Lan » (en vietnamien grande sœur) se prépare pour une autre bataille. Durant le transfert de son mari au CHUM, elle et les enfants restèrent en quarantaine au rez-de-chaussée dans le duplex qu’ils partagèrent avec sa mère de 78 ans. Le 12 mai, elle entendit un bruit venant de l’étage. Sans signe de nouvelles de sa mère depuis les derniers jours, elle appela sa nièce pour aller vérifier à l’étage. Celle-ci la retrouve par terre, inconsciente et l’écume à la bouche. Elle fit facetime à Chi Lan pour lui montrer la scène et celle-ci sortit de sa quarantaine pour accourrir auprès de sa mère. Travaillant comme infirmière au CHUM, Chi Lan exécuta les manœuvres de réanimation mais en vain. Le constat de décès indiqua : Infarctus du myocarde, suspicion de la Covid-19. Chi Lan et sa famille firent leur deuil en isolement, sans possibilité de faire des obsèques traditionnelles et sans possibilité de recevoir les condoléances de leurs proches vue les mesures de quarantaine et de distanciation. La Covid-19 réussit à faire ravage même après avoir éliminé sa proie…

Durant cette période, les enfants de Chi Lan furent eux aussi atteints de la Covid-19. Son fils Olivier présenta des symptômes respiratoires légers avec fièvre et finit par récupérer. Sa fille Aurélie 16 ans manifesta des respirations rapides et bruyantes avec fièvre. Elle fut admise à

l’unité des soins intensifs de Sainte-Justine pour détresse respiratoire secondaire à une pneumonie à Covid. Les médecins diagnostiquent également un affaissement de la base de ses poumons liés à l’infection. Chi Lan resta auprès de sa fille à l’hôpital pendant 1 semaine, laissant son fils seul en quarantaine prolongée dans le duplex ou tout le monde est parti…Aurélie eut finalement congé après de nombreux tests et récupéra à la maison.

De retour chez elle, Chi Lan dépassée par tout ce qui lui arrivait et portant le deuil récent de sa mère, fut diagnostiquée à son tour positive pour la Covid-19. Elle fut lourdement affaibli physiquement et psychologiquement, le support moral de ses proches n’étant fait que par les appels et les textos. Quelle tristesse incroyable de perdre sa mère subitement, de savoir que son

mari est sous soin critique, sans visite de quiconque, de craindre pour la santé de ses enfants et la sienne. Elle guérit lentement de son infection et se prépara pour retourner travailler au CHUM la semaine prochaine.

Cela fera 6 semaines que mon cousin est parti de chez lui et que personne ne l’a vu depuis. Pour chaque jour que Toutou passera intubé, il lui faudra une semaine pour récupérer par la suite. La bataille post-Covid sera longue et pénible elle aussi. Gorge et trachée lacérées par l’intubation, poumons fibrosés sous la pression constante de la poussée artificielle d’air, vaisseaux meurtris par tous les tubes, le cerveau bousillé par un cocktail chimique constant de sédation, les muscles fondus par l’alitement prolongé. J’imaginais mon cousin une fois extubé, prendre du mieux à petits pas en réadaptation pendant 1 an. Je l’imaginais venir chez moi pour lui montrer mes

rénovations et faire un BBQ familial avec tout le monde réuni une fois la distanciation assouplie. Je l’imaginais

inondé de joie en apprennant que son fils Olivier vient d’être accepté en médecine à l’Université Laval.

Hier matin, Chi Lan m’appela. Elle était dans le métro avec les enfants pour se rendre au chevet de son mari. Les médecins lui o­nt annoncé que les dommages étaient trop importants pour espérer une survie à ce stade-ci. Toutou présentait un pneumothorax depuis 2 jours. Ses poumons sont noyés de sang. Les médecins o­nt drainé 500 ml de sang de sa cage thoracique. Il reçoit 4 culots de sang mais ses signes vitaux s’affaiblissent. Il est à sa dernière bataille. Son corps ne peut plus supporter les blessures multiples, ces coups d’épée infligés par un ennemi invisible. Une bataille dans l’inconscience et la solitude depuis 6 semaines. Cet ennemi a choisi un tout un adversaire: un homme fort, maître en Judo, résilient, généreux, affectueux tant pour sa famille que les patients qu’il a pris dans ses bras depuis 17 ans. Il a choisi de faire les quarts de nuit pour pouvoir êtres présents le jour pour ses enfants lorsqu’ils étaient petits. Il acceptait des heures supplémentaires pour pouvoir faire des économies. Le surmenage l’a-t-il affaibli? L’équipement de protection était-il adéquat? Le système a-t-il prit des mesures suffisantes pour protéger ses soldats de première ligne contre l’ennemi invisible?

Il a tenu bon pendant 6 semaines, son âme enfouie profondément dans le silence d’une lourde sédation, son corps meurtri de multiples blessures internes. Je le devine de l’intérieur en train de lutter du bout de son âme dans l’espoir de se réveiller à temps pour célébrer l’anniversaire des 19 ans de son fils le 13 juin, pour revoir sa femme et sa fille, pour aller visiter ses parents et son frère. Qu’il puisse avoir une autre journée pour donner de bons signes cliniques aux médecins pour qu’on puisse le réveiller…

Cher cousin, tu es mort seul et en silence mais que cette lettre puisse semer dans les cœurs de ceux qui le liront un cri d’affection et de compassion pour le combat héroique que tu as mené dans l’exercice de ton travail. Merci pour toujours Toutou bien aimé. Tu ne seras jamais oublié.

Dre Lan C Nguyen, MD

https://www.ctvnews.ca/vide UlTyG8o?clipId=1980750&jwsource=fb&fbclid=IwAR1iQb2KtK5UmHlBGies1mi_sWmpo3w4Tr0hZCYux8Clwnh7fSqB-

THÔNG NGUYEN (TOUTOU) Le père de 48 ans a lutté un mois pour sa vie aux soins intensifs à Montréal https://www.journaldemontreal.com/2020/06/12/covid-19le-virus-fait-une-autre-victime-chez-les-preposes-au-beneficiaires

LETTRE DE RÉPONSE DE MME LA MINISTRE DE LA SANTÉ & DES SERVICES SOCIAUX – QUEBEC / CANADA

(16/6/2020 9am)

Chère Dre Nguyen,

C’est avec une grande tristesse que j’ai appris la mort de votre cousin. Votre témoignage à son égard démontre bien qu’il était un homme de cœur, dévoué et au service des autres.

Je compatis énormément avec sa conjointe, ses enfants et toute votre famille. Nous devons honorer la mémoire de tous ces anges gardiens tombés au combat et qui o­nt donné leur vie au service des aînés. Nous ne les oublierons pas.

Merci de nous avoir transmis cette lettre que j’ai aussi remise à Mme Marguerite Blais, ministre responsable des Aînés et des Proches aidants. Je tiens aussi à vous offrir mes sympathies pour le décès de la belle-mère de votre cousin.

Danielle McCann

Ministre de la Santé et des Services sociaux

1075, chemin Sainte-Foy, 15 e étage


Thảm kịch Covid-19: Hai cái tang lớn trong một gia đình Canada gốc Việt  Hoài Hương-VOA

Ông Nguyễn Nhựt Thông, nhân viên phòng cấp cứu Bệnh viện Jean Talon ở Montreal, Canada, qua đời vì Covid-19 ngày 11/6/2020. Báo Canada nói ông có thể đã nhiễm virus SARS-CoV2 tại nơi làm việc.

Một gia đình gốc Việt tại Canada đã liên tiếp chịu hai cái tang lớn vì dịch Covid-19. Ông Nguyễn Nhựt Thông, một nhân viên điều dưỡng làm việc lâu năm tại một bệnh viện lớn ở Montreal, Canada, qua đời ngày 11/6 sau một tháng chống chọi với Covid-19.

Báo La Presse của Canada tường trình rằng vào đầu tháng Năm vừa rồi, ông Thông được chẩn đoán là nhiễm virus SARS-CoV-2, tức Covid-19. Theo La Presse thì có nhiều khả năng ông Thông, mà người thân gọi là ‘Toutou’, đã nhiễm virus Covid tại phòng cấp cứu của bệnh viện Jean-Talon, nơi ông làm việc trong suốt 17 năm.

Bất chấp những biện pháp thận trọng của ông để tránh lây nhiễm cho gia đình, tình huống xấu nhất mà ông lo sợ đã xảy ra. Ông Thông đã truyền virus cho cả gia đình, kể cả mẹ vợ. Người phụ nữ 78 tuổi qua đời một vài tuần trước, giữa lúc cả gia đình đang bị cách ly.

Sau gần một tháng chống chọi với Covid-19, cuối cùng ngày 11/6, ông Thông Nguyễn, 48 tuổi, qua đời, để lại vợ và hai con, Olivier, 19 tuổi, và Aurelie, 16 tuổi.

Tờ La Presse viết: “Toutou từ giã cõi đời tại CHUM, bệnh viện nơi vợ ông làm y tá, và nơi mà cả hai đứa con của gia đình Nguyễn thường tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Các đồng nghiệp của ông kể, ngay từ đầu sau khi dịch bệnh bộc phát, ông Thông đã rất thận trọng vì sợ nhiễm virus, và tệ hơn là lây nhiễm sang vợ con, tới mức ông luôn luôn tắm rửa tẩy trùng cẩn thận tại bệnh viện trước khi về nhà.

Và ngay khi được chẩn đoán đã nhiễm Covid-19, ông lập tức tự cách ly.

Ông Thông viết email đùa với đồng nghiệp: “Tôi đang tự cách ly dưới tầng hầm, ‘hầm dơi” của tôi.

Chỉ 2 ngày sau email đó, dịch bệnh đã quật ngã ông, ông không còn trả lời email nữa.

Ông Thông ra đi trong sự thương tiếc của tất cả các đồng nghiệp và của gia đình.

Olivier Nguyễn nói cha anh luôn luôn nêu bật tầm quan trọng của giáo dục và dạy bảo các con phải cố gắng học hành.

“Cha vẫn dạy chúng tôi rằng tất cả mọi thành công đều cần một nền giáo dục tốt, có học hành thì mới mong có thể tiến thân.”

Vâng lời cha, Olivier đã cố gắng học hành và đạt kết quả tốt. Anh đã nộp đơn xin vào hai trường Dược và trường Y.

Olivier nói cha anh là một người cha tận tụy, hy sinh tất cả cho mình và em gái. Sở dĩ ông làm ca đêm là để ban ngày có thì giờ cho con cái.

Tại lễ tưởng niệm cha anh do các đồng nghiệp tổ chức tại bệnh viện Jean Talon, Olivier nói anh đã mơ ước có ngày được báo tin vui cho cha là đã được nhận vào Trường Y, thế nhưng bức thư của Đại học Laval nhận Olivier vào học đến quá trễ, khi ông Thông đã được bác sĩ gây mê để điều trị.

Ước mơ của Olivier không thành vì virus corona đã cướp đi người cha thân yêu của anh. Olivier nuối tiếc:

“Nếu biết tôi được nhận vào trường Y, cha tôi sẽ tự hào biết bao!”

Nói với phóng viên báo La Presse, chàng thanh niên 19 tuổi nói:

“Đằng sau những số liệu thống kê về các ca tử vong vì Covid-19, có những con người như cha tôi. Tôi mong rằng xã hội công nhận sự hy sinh của cha tôi và của tất cả các nhân viên y tế khác đã hy sinh ở tuyến đầu cuộc chiến chống Covid. Chúng ta không bao giờ được quên họ.”

Một số bạn bè, thân hữu Việt Nam đã kêu gọi nhau quyên góp tiền bạc để đỡ đần phần nào gánh nặng của gia đình ông Nguyễn Nhựt Thông, một lúc phải chịu hai đại tang, trong khi vợ con chưa hoàn toàn bình phục sau khi nhiễm virus Covid-19.

  • 16x9 Image

Hoài Hương-VOA

Medical worker of Vietnamese descent in Canada succumbs to COVID-19


People wear face masks at a market in Canada o­n June 13. — XINHUA/VNA Photo

QUEBEC — A 48-year-old medical worker of Vietnamese descent in Montreal, Canada has died after contracting COVID-19, vietnamplus.vn reported o­n Monday.

Thông Nguyễn, who worked at Jean-Talon Hospital for 17 years, tested positive for SARS-CoV-2 o­n May 1 and self quarantined at home.

Due to serious effects caused by the virus, he was moved to the intensive care unit of CHUM, o­ne of two key health care networks in Montreal, and passed away there.

In the middle of April, Vietnamese-Canadian Đào Huy Hào, a professor at University of Sherbrooke's community health department, reportedly died of COVID-19, becoming the first doctor in Quebec to die in the pandemic.

He worked for the National Institute of Public Health in Quebec in 2016 and 2017. The institute is the leading unit in the fight against SARS-CoV-2 in Quebec.

As of June 14 (local time), Canada recorded more than 98,700 COVID-19 cases with more than 8,100 deaths. — VNS


CẦN BIẾT VỀ , CÚM VŨ-HÁN , COVID – 19
                                     VÀ VIỆC CHÍCH NGỪA COVID-19.
           
                                    CẦN BIẾT VỀ COVID –19 VÀ VIỆC CHÍCH NGỪA COVID-19
  Sáng hôm nay 25.02.2021,  người phụ trách hội cao niên tại Worcester, Massachusetts cô Dung Phan đã  mời dược sĩ Bill  nói chuyện o­nline qua phone và ipad, ông đã trả lời mọi câu hỏi đặt ra của bà con cao niên người Việt liên quan đến covid-19, vaccine chủng ngừa covid-19, và những thắc mắc của bà con liên quan đến việc chủng ngừa. Tôi cũng chỉ là người nghe o­nline qua phone, nhưng nhờ trước 1975 có học qua khoa tốc ký của báo chí nên tôi đã ghi nhanh lại được bài nói chuyện này của dược sĩ Bill. Bây giờ ngồi viết lại chi tiết hầu quý bạn đọc, xin các bạn cứ mạnh dạn chia sẻ rộng rãi đến với người thân, cùng bạn bè khắp nơi trong cộng đồng người Việt mà không cần phải hỏi qua ý kiến của tôi.
Chu Thụy Nguyên.

1) Trước tiên dược sĩ đã nhấn mạnh để chúng ta hiểu rõ về vaccine ngừa covid-19 lần này, so với các loại vaccine xưa kia mà chúng ta từng được chích ngừa như: chủng ngừa đậu mùa, uốn ván, lao phổi, phong đòn gánh… Tạm gọi những vaccine xưa đó là thuốc chủng ngừa truyền thống. Ở các thuốc chủng ngừa truyền thống đó phòng bào chế đã tạo ra bằng cách dùng chính con virus gây ra bệnh đó, làm cho nó suy yếu bớt đi, sau đó chích nó vào cơ thể con người. Cơ thể chúng ta luôn có sự đề kháng lại với bất cứ vật lạ nào, kể cả vi trùng lạ xâm nhập. Các kháng thể trong người chúng ta luôn giữ vai trò các chiến sĩ phòng thủ, mỗi khi thấy sinh vật lạ vào là các quân lính tinh nhuệ ấy sẽ bao vây và đánh nhau tơi bời với các sinh vật lạ ấy. Khi đó chúng ta có thể có phản ứng như: sốt, đau nhức…Và cuộc chiến ấy nhằm mục đích thao dợt trước cho các chiến sĩ đề kháng của chúng ta chiến đấu tốt để luôn sẵn sàng bảo vệ cơ thể chúng ta. Lỡ một mai, vi trùng các bệnh ấy xâm nhập thật vào cơ thể chúng ta, đội ngũ các chiến sĩ đã quen mặt quân địch rồi nên chúng sẽ kéo nhau ra bao vây và đập cho bọ vi trùng kia một trận tơi bời để bảo vệ cơ thể chúng ta.
 Nhưng với Covid-19 ngày nay thì khác, tầm sát hại của nó quá lớn và mạnh, vì vậy ngành dược không thể áp dụng phương thức truyền thống, tức là lấy virus covid làm yếu đi để chích vào cơ thể chúng ta được, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, vaccine chủng ngừa covid-19 lần này được các nhà bào chế áp dụng phương pháp mới có tên gọi là MRNA Vaccine. Vaccine ngừa covid-19 của Mỹ hiện nay do 2 hảng Pfizer và Moderna bào chế hiệu quả 95% đều là loại MRNA Vaccine. Với loại vaccine này các nhà bào chế không dùng virus covid-19 làm suy yếu đi, nhưng các nhà bào chế đã nghiên cứu thấy hình thù của con virus covid-19 có dạng của một tế bào có gai lởm chởm. Từ đó, các nhà bào chế đã chế tạo vaccine MRNA này. Khi tiêm loại vaccine này vào người, các tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ bao vây, nhai nuốt ngấu nghiến và ăn sạch các MRNA này, và ngay sau đó sẽ tạo ra  một loại protein có gai lởm chởm giống y hình thù con Chinese virus covid-19. Và ở ngay mũi chích thứ nhứt, kháng thể trong cơ thể mình liền vùng lên chống lại những tế bào có gai đó. Đây chính là cuộc tập trận giả mà bia để bắn là hình thù y chang kẻ địch trong tương lai. Đến khi chích mũi thứ 2, lượng protein có gai càng nhiều hơn, quân lính kháng thể sẽ tha hồ đập tơi tả kẻ thù (giả). Và một ngày nào đó, nếu bạn chẳng may dính đúng covid-19 thứ thiệt. Khỏe re! Kháng thể sẽ lao ra nhận diện kẻ thù,ồ! Cũng toan là đám giặc có gai,  chẳng mấy chốc đã nghe quân kháng thể đồng lòng hét thật to: - Bọn gai đây rồi! Chiến đấu thôi! Vậy là virus covid-19 thứ thiệt sẽ bị tiêu diệt chết như rạ thôi. Tóm lại, chích thuốc chủng ngừa covid -19 lần này là chích chất liệu sẽ tạo các tế bào hình gai giống cá tế bào covid-19 thật cho cơ thể của mình. Hiện nay, chúng ta nói công nghệ bào chế Vaccine MRNA này là mới, nhưng thật ra Mỹ đã tìm ra cách đây 15 năm trước nhưng bây giờ mới mang ra sữ dụng. Sau đây là những câu thắc mắc xoay quanh đề tài này và các giải đáp từ phía dược sĩ Bill.
 2) Câu hỏi: - Người đã bị covid-19 rồi và đã khỏi bệnh có nên chích vaccine ngừa covid nữa không?
- Đáp: - Chúng ta đã bị covid-19 và đã khỏi, nhưng không có gì bảo đảm là chúng ta không dính lại và nặng hơn. Do đó khi được chích vẫn nên chích ngừa.

3) Câu hỏi: - Nhiều người nghe nói hiện nay virus covid-19 đã biến thể sang loại virus mới, vậy có nên ngồi chờ khi nào có vaccine ngừa virus biến thể mới rồi hãy chích không?
- Đáp: - Đó là kiểu ngồi chờ chết. Chúng ta vẫn phải chủng ngừa vaccine covid-19, còn biến thể của chúng khi nào có thuốc sẽ tính sau.

4) Câu hỏi: - Đã chích ngừa đủ 2 mũi vaccine rồi, có còn phải tối ngày đi ra đường cứ phải bịt cái mặt nạ quái quỷ nhột nhạt này và lo giữ khoảng cách nữa không?
- Đáp: - Vaccine của Mỹ tuy đạt được độ bảo vệ đến 95%, nhưng ai dám nói 5% còn lại không bị nhiễm và không gây tử vong? Hơn nữa nhờ mình đã chích ngừa đủ 2 mũi rồi nên khi dinh covid-19 lần nữa, mình sẽ không hề thấy rõ triệu chứng như ho sốt, mất vị giác… và khi đó chính mình sẽ ỷ y mình không hề bệnh, và sẽ đi lây lan cho bao nhiêu người khác mà mình không hề biết.

5) Câu hỏi: - Vấn đề dị ứng thuốc sau khi chích ra sao?
- Đáp: - Có người không hề bị dị ứng gì cả, hôm sau ngày chích chỉ có cảm giác chỗ chích hơi nhức chút thôi. Cũng có người sau khi về nhà bị sốt, nhức minh mẩy… Sau khi được chích mũi thứ nhứt, nên ngồi lại đó khoảng 15 phút để nhân viên theo dõi xem mình có bị phản ứng gì nặng không. Với mũi chích thứ hai, bạn nên ngồi lại đó 30 phút. Trường hợp nếu bị khó thở, y tá có thể giúp chích thuốc để mở khí quản của bạn ra cho bạn dễ thở hơn. Nặng hơn nữa, họ sẽ gọi ambulance chở bạn đi cấp cứu.

6) Câu hỏi: - Có nên uống thuốc Tylenol hay các loại thuốc chữa đau nhức trước ở nhà trước khi đi chích vaccine không?
- Đáp: Hoàn tòan không nên uống Tylenol hay thuốc đau nhức ở nhà trước khi đi tiêm vaccine cả 2 mũi. Lý do: Tylenol hoặc thuốc chống đau nhức uống giữa lúc cơ thể đang bình thường, nó sẽ cho cái lệnh lên não là cơ thể sẽ dịu lại trong khi ta chưa hề chích thuốc. Lát sau khi ta đi chích thì tác dụng của các thuốc đó chẳng giúp ích được gì. Bạn chỉ nên uống 2 viên Tylenol hay thuốc đau nhức sau khi chích vaccine, trở về nhà và thấy bị vật như hành sốt, đau nhức mình mẩy…Còn nếu cơ thể chỉ bị hơi đau chỗ chích thì khỏi uống Tylenol, 24 tiếng sau cảm giác đau đó sẽ tự hết.   7) Câu hỏi: - Thời gian để chích mũi thứ hai?
- Đáp:  Thông thường, ai chích mũi thứ nhứt của hảng Pfizer thì sau 3 tuần sẽ được chích mũi thứ hai. Ai chích mũi thứ nhứt của hảng Moderna thì sau 4 tuần mới chích mũi thứ hai. Thời hạn sớm nhất từ lần chích thứ nhứt đến thứ hai cở 18 hoặc 19 ngày là chấp nhận được. Thời hạn trễ nhất của mũi thuốc thứ hai cách mũi thứ nhứt là trong vòng 6 tuần mà thôi, nhưng người Mỹ vẫn có câu:
- -“ Better late than never “, do vậy chích mũi thứ hai trong vòng 6 tuần dễ được chấp nhận hơn chích sớm hơn quy định.

😎 Câu hỏi: - Một người mới tiếp xúc với người bị bệnh covid-19 có đi chích ngừa covid được không?
- Đáp: Lúc đó virus covid-19 có thể đã có trong cơ thể mình rồi, do đó bạn phải về nhà cách ly 14 ngày xong mới đi chích ngừa. Nên nhớ: Vaccine là thuốc ngừa bệnh chứ không phải là thuốc trị bệnh covid-19.

9) Có người cho rằng sau khi đã dính bệnh covid-19 và đã khỏi rồi, như vậy là họ đã kháng được bệnh, vậy họ đâu cần đi chích ngừa. Đúng hay sai?
- Đáp: Sai. Vì kháng thể trong chính con người của bạn từng giúp bạn chống bệnh covid-19 nó chỉ tồn tại trong cơ thể của bạn có 90 ngày, tức 3 tháng mà thôi. Do đó bạn vẫn cần chích vaccine để tiếp tục cung cấp kháng thể cho cơ thể của bạn.

10) Câu hỏi: - Thuốc chủng ngừa covid-19 này tương lai sẽ ra sao?
- Đáp: Tuy hiện nay mọi việc đang còn quá mới, nhưng dược sĩ Bill tin rằng rồi đây chúng ta cũng sẽ được chủng ngừa covid-19 hàng năm, như chúng ta vẫn chích ngừa cúm mùa hàng năm vậy.

11) Câu hỏi: - Mũi thuốc thứ 2 ra sao?
- Đáp: - Nếu ở mũi thứ nhứt ai bị dị ứng nhẹ thì mũi thứ hai này dị ứng có thể nặng hơn một chút.- Đáp: - Trước khi đi chích vaccine nếu không tiếp xúc với ai bị bệnh covid-19 , và trong người mình không có triệu chứng của bệnh covid-19 thì không cần test, cứ đi chích vaccine. Hơn nữa, ở nơi chích thuốc y tá sẽ đo nhiệt độ cho từng người trước khi chích, nếu họ thấy ai trên 100 độ F họ sẽ mời về nhà cách ly và sẽ chích sau.

Tin bên lề:
- Có nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên mang kính, như kính cận, kính lão… nguy cơ mắc covid-19 giảm đi 30% do họ không đưa tay lên dụi mắt để bắt nhịp cầu cho virus vào cơ thể mình. Những người thường xuyên dùng mask (khẩu trang) cũng vậy, vì họ hạn chế bớt việc đưa tay lên gải mũi hay miệng.

Hahaha… Rõ rồi nhe! Đừng nói tôi bị virus vì có cơn gió thật vô tình ngòai phố đã gởi con covid đến thăm tôi nhe! Mà phải hiểu do chính bạn dùng tay của mình, thật thân ái cầm tay kẻ thù ân cần mời dắt nó vào nhà mình cho nó đốt nhà mình nhe. Oh No! Always Wash Your Hands Please.

       Xin phổ biến tài liệu này rộng rãi để giúp mọi người

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8090

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca