Vietnamville http://www.vietnamville.ca

CSBK làm gì cũng hỏng trừ tham nhũng: Chống dịch kiểu răng đen mã tấu XHCN đưa đến thảm họa quốc gia cả triệu người bị nhiễm hàngvạn dân lành tử vong
20.09.2021

BBC- Chống Covid-19 ở Việt Nam: Sai lầm, trách nhiệm của CSVN và cách khắc phục  -  Chính quyền 'bị động và lúng túng'

Một điều có thể rõ ràng nhận thấy trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam là "sự bị động và lúng túng trong điều hành, trong chống dịch," theo bác sỹ Phan Xuân Trung.


PAHO Khuyến cáo hoạt động cấp cứu COVID-19 trước Bệnh viện. - Cấp Cứu 115

Covid-19 tại Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Vận chuyển cấp cứu bệnh nhân Covid-19 ở một đơn vị y tế tại TP. Hồ Chí Minh giữa lúc bùng phát dịch

Tình hình dịch Covid-19 đợt bốn diễn biến phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành ởi Việt Nam "vượt mức tưởng tượng của mọi người" là hậu quả của chính sách chống dịch sai lầm cũng như của giới lãnh đạo Việt Nam, một số bác sỹ nói với BBC News Tiếng Việt.

Tại hội luận Bàn tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt hôm 16/09/2021 bàn về phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam và chính sách với cái nhìn từ cơ sở, cộng đồng, trước tiên bác sỹ Phan Xuân Trung, người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân Covid tại TP HCM nhận định dù đã có sự chuẩn bị từ trước tại địa bàn, "dịch xảy ra tốc độ lây lan quá nhanh vượt mức sự tưởng tượng của mọi người cho nên mọi sự chuẩn bị đó trở nên tê liệt".

Chính điều này, theo bác sỹ điều trị Phan Xuân Trung, đã làm cho số ca mắc Covid-19 và trở nặng tăng nhanh và nhiều tới mức vượt quá khả năng đáp ứng của hoạt động cấp cứu.

Các nguyên nhân của hậu quả hay hệ quả cụ thể tới nay của đại dịch và cũng từ việc tiến hành các chính sách đối phó của Việt Nam cũng được các khách mời là các thầy thuốc và nhà phản biện chính sách y tế, cộng đồng chỉ ra và phân tích trong cuộc Hội luận chuyên đề này.


"Mặc dù là có chuẩn bị nhưng chuẩn bị không đủ và không lường trước được hết mọi chuyện," ông Trung nói.

Qua quan sát tình hình chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, nhà phản biện độc lập từ Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) cho rằng việc bị động và lúng túng còn thể hiện qua việc "chúng ta đã không chẩn đoán đúng diễn biến của dịch và ở đây có cả vai trò của hệ thống giám sát dịch hoạt động chưa tốt và kể cả nhóm nghiên cứu tư vấn chiến lược."

"Tôi nghĩ rằng phần này đã làm cho TP. Hồ Chí Minh không nhận định ra được tình hình dịch đã thay đổi. Tức là dịch đã đi vào trạng thái nội sinh, đã âm thầm nội sinh, âm thầm diễn biến trong cộng đồng, lan tỏa trong cộng đồng một thời gian khá dài rồi", ông Tuấn nói thêm.

Một điểm nữa, theo nhà phản biện chính sách y tế và cộng đồng này là "chính quyền cơ sở đã không nắm bắt kịp thời tình huống khi phong tỏa sẽ đặt ra vấn đề về các nhóm nguy cơ cao và vấn đề bảo trợ xã hội được đặt ra."

"Công tác bảo trợ xã hội tôi cho rằng làm chưa được tốt cho nên làm tăng thêm gánh nặng đè lên hệ thống y tế."

Quân đội kiểm tra giấy đi đường của người dân ở Sài Gòn hồi tháng 8/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội kiểm tra giấy đi đường của người dân ở Sài Gòn hồi tháng 8/2021

Sai lầm chồng chéo sai lầm

Bàn về chính sách chống dịch Covid-19 ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, bác sỹ điều trị Phan Xuân Trung cho rằng có những sai lầm chồng chéo lên nhau và ông lấy dẫn chứng từ chính sách cách ly tập trung và phong tỏa ở Việt Nam:

"Có rất là nhiều sai lầm mang tính chất hệ thống, chồng chéo lên nhau. Đã 'cách ly' thì mang tính chất 'cô lập' bệnh ra khỏi cộng đồng, tuy nhiên có chữ 'tập trung' thì nó làm cho lây lan giữa những người không có bị nhiễm với nhau hoặc là tạo ra những phong tỏa kéo dài.

"Rồi có những chính sách làm cho cơ sở y tế bị phong tỏa khi mà có bóng dáng một F0 nào đó đi qua, nó làm cho tê liệt tài nguyên y tế."

Đồng quan điểm về sai lầm trong chính sách cách ly tập trung và phong tỏa rộng khắp, bác sỹ Trần Tuấn từ Hà Nội bình luận:

"Các chính sách của TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu hồi tháng 5, 6 thậm chí đến tháng 7/2021 vẫn nặng về hình thái của loại hình chống dịch mà chúng tôi nói là ở giai đoạn đầu tiên, tức là giống như năm 2020, khi dịch ngoại xâm từ ngoài đi vào cộng đồng.

"Cho nên là vẫn cứ xét nghiệm chạy đuổi theo, tìm F0 rồi cách ly tập trung làm trọng trách chính, thực hiện phong tỏa một cách rộng khắp."

"Chúng ta chưa định hình đúng được mô hình lâm sàng của loại dịch Covid này và chúng ta đã đi theo hướng như trước đây là tập trung hết F0, kể cả F1 vào khu vực điều trị tập trung, làm tăng nguy cơ lây lan, đồng thời làm mệt mỏi nguồn lực y tế.

"Đến khi dịch bệnh thực sự cần đến như hồi sức cấp cứu chẳng hạn, lúc ấy nhân lực y tế cũng đã bị căng tràn một thời gian khá dài, đã khá mệt rồi, cộng thêm đến khi khối lượng bệnh nhân đổ dồn lên thì xảy ra vấn đề đáng tiếc mà tôi cho rằng cái này làm gia tăng tỷ lệ tử vong cao hơn như chúng ta đã nhìn thấy."

Một hàng rào tạm thời được dựng lên để chống dịch ở Hà Nội vào tháng 9/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,LINH PHAM/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một hàng rào tạm thời được dựng lên để chống dịch ở Hà Nội vào tháng 9/2021

Một điểm dễ nhận thấy trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam là biện pháp phong tỏa, cách ly giữa các đơn vị hành chính trong từng tỉnh thành, cũng như chủ trương "chống dịch như chống giặc" trên toàn quốc.

Bình luận về điều nay, bác sỹ Phan Xuân Trung, người tham gia chủ trương nhóm "Giúp nhau mùa dịch" tại Việt Nam, nói:

"Thiên tai xảy ra thì ắt nó mang lại hậu quả và mọi hành vi của chúng ta nhằm mục đích cứu chuộc, tức là làm giảm nhẹ hậu quả đó một cách khôn ngoan chứ không phải là chiến đấu chống dịch như chống giặc hay là tạo rào cản bằng những phương tiện vật dụng vô nghĩa, vô lý.

"Cái đó tôi cảm thấy nó rất là ngây thơ trong chống dịch. Chống dịch đòi hỏi phải có kiến thức, có trí óc của các nhà chuyên môn chứ không phải kiến thức của một nhà chính trị hay là an ninh."

Ai chịu trách nhiệm?

Với những sai lầm và hậu quả được cho như trên, trước câu hỏi ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm, cũng tại cuộc hội luận của BBC News Tiếng Việt, bác sỹ Phan Đình Hiệp từ Melbourne, Úc nhận định:

"Chúng ta biết rằng ở Việt Nam trước đến nay chưa có thói quen chịu trách nhiệm, thành ra vụ đại dịch Covid này thể hiện những yếu kém của giới lãnh đạo.

"Bà con lâu lâu coi trên báo, trên tivi và nguồn tin, tin tức cứ 'lộn tùng phèo' lên, không thấy có người đứng ra chịu trách nhiệm, không thấy chủ tịch tỉnh hay bí thư nào đứng ra để thông báo cho người ta hàng ngày.

"Và vì không có chức năng chịu trách nhiệm cho nên các vị ấy không bao giờ dám lên nói vì nói sợ sai và sợ sai lại phải chịu trách nhiệm, chịu kỷ luật và cái đó người dân chúng ta lãnh đủ," vị bác sỹ gia đình và cộng đồng tại Úc nói.

Trở lại với góc nhìn từ trong nước, bác sỹ Phan Xuân Trung tại Sài Gòn bình luận:

"Về trách nhiệm thì tôi thấy những người lãnh đạo đó có trách nhiệm đối với tổ chức của mình thôi chứ còn trách nhiệm với dân thì tôi không thấy được chuyện đó.

"Có thể là trong tấm lòng, tâm tư của lãnh đạo thì có những người thương dân thật sự. Tuy nhiên, trách nhiệm với dân thì cũng khó để mà phân định trong khi trách nhiệm đối với cấp trên thì nó rõ hơn."

Tuy nhiên, qua quan sát cá nhân, ông Trung cho rằng "dường như đã có người chịu trách nhiệm oan khi mà họ nói lên sự thật," và ông nói thêm:

"Như là họ nói là có lẽ phải sống chung với lũ, sống chung với Covid chẳng hạn, thì sẽ có một lực lượng, một số nào đó không hài lòng, cho rằng đi chống đường lối chính sách và lập tức cho người đó đứng qua một bên làm một công việc khác," bác sỹ này nêu dẫn chứng.

Việc chưa có thói quen chịu trách nhiệm cùng với sự 'cứng nhắc' từ mệnh lệnh cấp trên, theo ý kiến của các thầy thuốc tại Bàn tròn của BBC, đã khiến cho công tác chống dịch ở Việt Nam cũng phần nào gặp khó khăn.

"Dường như mệnh lệnh từ bên trên rất là cứng khiến cho lãnh đạo cấp dưới không dám nhúc nhích, không dám hó hé", bác sỹ Phan Xuân Trung nhận định.

Cuộc họp trực tuyến ngày 13/9/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,VTV

Chụp lại hình ảnh,

Vụ việc Thủ tướng Phạm Minh Chính công khai phê bình lãnh đạo tỉnh Kiên Giang không nắm được số liệu khi chống dịch Covid-19, tại cuộc họp trực tuyến ngày 13/9/2021 làm nổi bật lên vấn đề yếu kém của bộ máy nhà nước các cấp tại VN

"Từ chỗ đó nó có thể gây ra những hậu quả mà do không phá rào được, trong khi đó có một số chỗ người ta phá rào được thì nó lại dẫn tới kết quả hay hơn như ở quận 7, quận 6, Củ Chi."

Cần hỗ trợ tài chính và khôi phục y tế phổ thông

Bàn về chính sách hỗ trợ người dân ở những khu vực bị phong tỏa tại Việt Nam trong thời gian vụ dịch, bác sỹ Phan Đình Hiệp nói:

"Việc cấm sông, cấm cửa, cấm chợ và không cho người ta ra đường, cấm quá mức mà tiền lại không rải xuống cho người dân đủ.

"Chúng ta nói thành tích kinh tế này kia, nếu mà nói thành tích thì chúng ta phải chứng minh cái đó bằng cách cung cấp tiền cho người dân chứ.

"Dịch dù muốn hay không nó xảy ra, tất cả mọi nước đều thiệt hại kinh tế và quan trọng những hỗ trợ cho người dân phải đầy đủ, phải nhanh chóng để cho người dân còn được sống."

Cùng quan điểm, bác sỹ Phan Xuân Trung chia sẻ những khó khăn của người dân mà ông có cơ hội quan sát khi tham gia cứu giúp, trợ giúp người dân ở Sài Gòn trong thời gian dịch bệnh:

"Sự chịu đựng của dân chúng về kinh tế theo tôi đã quá sức, đã quá cạn kiệt rồi.

"Bởi vì chúng tôi tổ chức cho nhóm 'Giúp nhau Mùa dịch' từ lúc ban đầu, cho nên chúng tôi có cơ hội nhìn thấy thảm cảnh của dân chúng và chúng tôi đã có nhiều lần cầu khẩn, xin an sinh xã hội."

Để người dân có thể kiếm kế sinh nhai trở lại, vị bác sỹ này đề nghị chính quyền TP. Hồ Chí Minh "có thể mạnh dạn mở cửa trở lại để hoạt động kinh tế trở lại càng sớm càng tốt".

"Chứ hiện tại thành phố muốn mở cửa lại nhưng vướng các tiêu chí chống dịch của Bộ Y tế, và những tiêu chí đó hầu như dính vô số giường bệnh, số xét nghiệm, số giảm, số mắc mà không dựa vô thực tế là dân đói, dân bệnh, dân chết, rồi nguy cơ doanh nghiệp bị chết, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, bị điên loạn, trầm cảm, tự tử,... cái đó mới quan trọng chứ những con số chích ngừa bao nhiêu, giường bệnh bao nhiêu là chuyện trên bàn giấy, cái đó không có giá trị để xử lý dịch," bác sỹ Trung nói.

Bệnh nhân nhiễm Covid được điều trị tại bệnh viện dã chiến số 6 ở TP HCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Bệnh nhân nhiễm Covid được điều trị tại bệnh viện dã chiến số 6 ở TP HCM tháng 8/2021

Với những bệnh nhân đang bị bệnh nền khác và cần điều trị, bác sỹ Phan Xuân Trung cho rằng những đối tượng này cũng cần được quan tâm và điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

"Tôi được chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh bệnh nhân không được chữa trị, bệnh nhân mãn tính, bệnh nhân có bệnh nền ung thư, tiểu đường, suy gan, suy thận, tai biến... Trong suốt mùa dịch, những bệnh nhân này hầu như bị bỏ rơi, bởi vì tất cả các bệnh viện đều tập trung chống Covid cả", ông Trung nói.

"Hệ thống y tế phổ thông của chúng ta đang bị đóng băng."

"Hiện nay chúng ta cũng thấy là ngân hàng máu không còn máu, thuốc đặc trị cũng không có, những tài nguyên về y tế đang bị đóng lại và y tế mà đóng lâu dài kiểu này thì dẫn đến tình trạng là những bệnh nhân không được điều trị đó sẽ chết trong khoảng thời gian sắp tới.

"Chứ còn bây giờ chúng ta tập trung hết mọi nội lực vào Covid-19, tạm thời bây giờ đám cháy đang dần tắt, cho nên tôi quan tâm đến phần y tế phổ thông cho bệnh còn lại cần phải tái lập sớm," bác sỹ điều trị Phan Xuân Trung chia sẻ quan điểm riêng khi được hỏi Việt Nam cần rút kinh nghiệm và sửa đổi chính sách như thế nào ngay trong trường hợp nếu xuất hiện tiếp theo một đợt bùng phát dịch thứ năm.

Tính đến 15/9, gần 40% dân số Thái Lan đã tiêm mũi một, 19% tiêm mũi hai. Cùng thời gianViệt Nam, tính đến 14/9, mới có 6% dân số được tiêm đủ hai mũi vaccine, 26,6% tiêm một mũi.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc hội luận Bàn Tròn Thứ Năm với các khách mời BS. Phan Xuân Trung từ Sài Gòn, BS. Trần Tuấn từ Hà Nội và BS. Phan Đình Hiệp từ Melbourne, Úc.

https://www.facebook.com/watch/?v=373797350999597

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua

Nhóm PV
Nhóm PV     
20/09/2021 18:50

Tin tức dịch Covid-19 ngày 20/9 tại Việt Nam: Số ca nhiễm giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay 20/9Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 19/9 đến 17h ngày 20/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.681 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.668 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 01 tháng trở lại đây) tại 38 tỉnh, thành phố (có 6.154 ca trong cộng đồng).

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 1

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 195.451 xét nghiệm cho 413.463 lượt người

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (5.171 ca), Bình Dương (1.410), Đồng Nai (869), Long An (268), Tiền Giang (211), Kiên Giang (175), Đắk Lắk (113), An Giang (100), Cần Thơ (48), Quảng Bình (35), Tây Ninh (32), Bình Thuận (28), Đắk Nông (27), Bình Định (23), Khánh Hòa (19), Đồng Tháp (19), Quảng Ngãi (16), Phú Yên (15), Hậu Giang (10), Cà Mau (10), Hà Nội (9), Ninh Thuận (9), Bạc Liêu (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (5), Sóc Trăng (5), Vĩnh Long (4), Hà Nam (3), Đà Nẵng (3), Quảng Nam (3), Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Bến Tre (1), Quảng Trị (1), Gia Lai (1), Bắc Ninh (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-922 ca), TP. Hồ Chí Minh (-325), An Giang (-187). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.160 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 695.744 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.070 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 691.285 ca, trong đó có 459.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.821, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 464.326.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.521 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.473 - Thở ô xy dòng cao HFNC: 854 - Thở máy không xâm lấn: 399 - Thở máy xâm lấn: 766 - ECMO: 29 Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 215 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (163), Bình Dương (36), Bình Thuận (3), Long An (3), Kiên Giang (3), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (1), An Giang (1), Nghệ An (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 234 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.305 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 195.451 xét nghiệm cho 413.463 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.837.201 mẫu cho 48.910.225 lượt người.

Trong ngày 19/9 có 432.575 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 34.553.590 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.913.529 liều, tiêm mũi 2 là 6.640.061 liều.

Hà Nội ghi nhận thêm 6 ca mắc, 3 ca mới thuộc chùm F1

Số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận đến trưa ngày 20/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội là 6 ca. Trong đó có, 5 ca tại khu vực phong tỏa, cách ly, 1 ca nhiễm cộng đồng.

Trưa ngày 20/9, chung cư Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai tiếp tục ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 2

Một khu dân cư có ca mắc được phong tỏa.

Phân bố số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận tại Hoàng Mai (2), Long Biên (1), đều thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.

1. N.M.D, nam, sinh năm 1995

2. N.T.T, nữ, sinh năm 1991

Cả 2 bệnh nhân ở cùng địa chỉ 902 A5 chung cư Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Hai bệnh nhân cùng nhà, sống trong khu vực phong tỏa, đã cách ly và xét nghiệm âm tính. Ngày 19/9, được lấy mẫu xét nghiệm tiếp cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

3. N.T.N, nữ, sinh năm 1988, địa chỉ số 6/22/94 Kim Quan, Việt Hưng, Long Biên. Bệnh nhân là F1 của N.T.H, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính. Ngày 19/9, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Tính từ ngày 29/4 đến nay, tổng số ca ghi nhận trên địa bàn thành phố là 3.928 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.598 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.330 ca.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 3

Người dân khó khăn tại TP.HCM được nhận hỗ trợ. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Phan

Việt Nam mua 10 triệu liều vaccine Abdala của Cuba

Ngày 20/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc mua vaccine Abdala, do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba (CIGB) sản xuất.

Nghị quyết chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vaccine và sử dụng vaccine; chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ giao trong hợp đồng. Chính phủ yêu cầu phải tiếp nhận đầy đủ 10 triệu liều vaccine, kể cả trong trường hợp Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba giao hàng chậm; chấp nhận thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba không phải bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng; việc tranh chấp hợp đồng (nếu có), được thực hiện theo luật pháp Cuba; trường hợp hai bên không đạt được đồng thuận, việc giải quyết thực hiện theo Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC), tại Paris, Pháp.

Bộ Y tế khẩn trương tổ chức mua vaccine Abdala đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả. 

Trước đó, vào ngày 17/9, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Abdala của Cuba cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống Covid-19. Đây là vaccine thứ 8 được Việt Nam cấp phép khẩn cấp; 7 loại vaccine trước đó gồm: AstraZeneca, SputnikV, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer, Sinopharm và Hayat-Vax.

Vaccine Abdala sản xuất tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA; đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB), Cuba.

Đến hết ngày 19/9, Việt Nam đã tiêm được hơn 34 triệu liều vaccine; trong đó 27,5 triệu người tiêm mũi một; 6,5 triệu người tiêm đủ liều.

Hôm nay, TP.HCM hoàn tất rà soát danh sách hỗ trợ đợt 3

Từ 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong kết luận về phương án hỗ trợ gửi các đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức hoàn tất việc phê duyệt danh sách trước 20/9, tiền chuyển về địa phương trước 21/9 để kịp thời chi cho người dân khó khăn.

Theo đó, từ ngày 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do dịch, theo thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố.

Trước đó, ngày 15/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất số lượng người dự kiến được giúp đỡ trong đợt này hơn 7,5 triệu người. Mức hỗ trợ một lần cho mỗi người là một triệu đồng, dự toán kinh phí hơn 7.500 tỷ đồng.

Người được hỗ trợ là những lao động bị mất việc và thu nhập, gặp khó khăn đang có mặt tại thành phố, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Ngoài ra, thân nhân của lao động bị mất việc gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con, người nội trợ, không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc... cũng được xem xét hỗ trợ.

Với các trường hợp lưu trú tạm thời, chính quyền lập các tổ công tác đến từng khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, học sinh, sinh viên, xóm nghèo để rà soát, đối chiếu từ danh sách người dân đã đăng ký để lập danh sách chi tiết.

Ở đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ngoài gói 26.000 tỷ đồng triển khai chung cả nước, từ đầu tháng 7, TP. Hồ Chí Minh có các gói hỗ trợ riêng với tổng kinh phí gần 6.500 tỷ đồng, trong đó ưu tiên lao động tự do, hộ khó khăn. Ngoài ra, thành phố cũng cấp 14.000 tấn gạo đợt một, hơn 2 triệu túi an sinh cho người dân.

Thêm ca cộng đồng ở Hoàng Mai, Hà Nội có 3.925 ca mắc

Sáng 20/9, CDC Hà Nội cho biết, TP vừa có thêm 3 ca nghi mắc COVID-19, trong đó có 1 ca cộng đồng ở Hoàng Mai làm nghề kinh doanh tự do.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 4

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 20/9.

Số ca nhiễm Covid-19 trong sáng 20/9 tại Hà Nội phân bố theo quận/huyện: Hoàng Mai 1 ca, Đống Đa 2 ca. Trong đó, có 2 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt; 1 ca thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng.

Ca nhiễm thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng là L.T.T.H (nữ, SN 1980, ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai). Bệnh nhân làm nghề kinh doanh tự do, nghỉ làm ở nhà gần 2 tháng nay, (hàng ngày thường ở nhà, có đi chợ mua đồ ăn tại chợ và siêu thị gần nhà). Ngày 19/9, bệnh nhân đi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính.

Hai ca nhiễm thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt là hai anh em N.T.Đ (nam, SN 2016) và N.M.T, (nam, SN 2019), ở Văn Chương, Đống Đa. Hai bệnh nhân là F1(con) của bệnh nhân N.B.V. Ngày 19/9, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.925 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.598 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.327 ca.

Cả nước có 682.617 ca nhiễm, 457.505 người khỏi bệnh, 17.090 ca tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 687.063 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam đến nay là 17.090 ca, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 5

Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới.

Trong ngày hôm qua 19/9, Việt Nam ghi nhận thêm 10.040 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, có 233 ca tử vong và 9.137 ca khỏi bệnh.

Trong số các ca F0 kể trên, có 15 ca nhập cảnh và 10.025 ca ghi nhận trong nước và 5.894 ca trong cộng đồng.

Cụ thể tại TP.HCM vẫn chiếm số ca mắc cao nhất với 5.496 ca, Bình Dương (2.332 ca), Đồng Nai (953 ca), An Giang (287 ca), Long An (249 ca), Kiên Giang (151 ca), Tiền Giang (102 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (84 ca), Tây Ninh (53 ca), Cần Thơ (52 ca), Khánh Hòa (37 ca), Bình Định (30 ca), Quảng Ngãi (24 ca), Hà Nội (20 ca).

Tiếp theo là các tỉnh: Cà Mau (18 ca), Quảng Bình (15 ca), Bình Phước (15 ca), Ninh Thuận (15 ca), Phú Yên (13 ca), Quảng Nam (13 ca), Hậu Giang (11 ca), Đắk Nông (11 ca), Trà Vinh (8 ca), Bình Thuận (7 ca), Đồng Tháp (6 ca), Bến Tre (6 ca), Quảng Trị (5 ca), Bạc Liêu (3 ca), Đà Nẵng (2 ca), Vĩnh Long (2 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Hưng Yên (1 ca), Bắc Ninh (1 ca).

Số ca nhiễm trong nước tăng so với hôm qua

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 665 ca. Tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh tăng 1.259 ca, Bình Dương giảm 545 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, An Giang tăng 144 ca, Long An tăng 13 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.517 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 687.063 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 682.617 ca, trong đó có 457.505 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước gồm: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: TP Hồ Chí Minh (336.528 ca), Bình Dương (178.295 ca), Đồng Nai (39.973 ca), Long An (30.328 ca), Tiền Giang (13.059 ca).

Trong ngày 19/9, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 9.137 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 457.505 ca. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.396 ca.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 6

Số tử vong trung bình 246 ca/ngày

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế cả nước công bố ghi nhận 233 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (182 ca), Bình Dương (31 ca), Long An (9 ca), An Giang (2 ca), Bình Thuận (2 ca), Tiền Giang (2 ca), Khánh Hòa (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Quảng Bình (1 ca), Tây Ninh (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 246 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.090 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 34.095.243 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.577.472 liều, tiêm mũi 2 là 6.517.771 liều.

Bộ Y tế đã có Công văn số 7770/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ đầu mối.

Tại TP Hồ Chí Minh, dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ, bảo vệ, mở rộng vùng xanh và mở lại các hoạt động trong vùng xanh, dần phục hồi các hoạt động kinh tế. Trong thời gian từ 15 - 30/9, mỗi vùng có "màu" khác nhau sẽ có chiến lược xét nghiệm phù hợp.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề xuất UBND Thành phố về việc triển khai thí điểm áp dụng "Thẻ xanh COVID-19" trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 7

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan đến các ca dương tính ở phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Văn Cảnh/TTXVN.

Hà Nội: Lấy hơn 5.000 mẫu xét nghiệm tại phường Việt Hưng

Liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội), chiều 19/9, UBND phường Việt Hưng tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho toàn bộ cư dân thuộc 3 tổ dân phố số 4, số 5 và số 7. Tổng số mẫu lấy được là 5.035 mẫu, dự kiến chiều nay 20/9 sẽ có kết quả.

Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa ngõ 22 Kim Quan, phường Việt Hưng với 58 hộ gia đình, 183 nhân khẩu, đồng thời thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 183/183 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR. Ngoài ra, phường Việt Hưng đã phong tỏa ngách 15, ngõ 68, tổ 6 Ngọc Thụy với 64 hộ gia đình, 214 nhân khẩu. Tại đây, lực lượng chức năng đã lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 214/214 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR.

Các điểm liên quan đến ổ dịch là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, phường Gia Thụy đã lấy 41 mẫu của những người liên quan làm việc tại các bộ phận khác để xét nghiệm RT-PCR.

Tại Công ty thoát nước số 5, phường Gia Thụy đã lấy 29 mẫu là những người liên quan tại các bộ phận khác để xét nghiệm RT-PCR. Công ty này đã chủ động xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 62 người lao động, kết quả đều âm tính.

Tại chợ Kim Quan, phường Việt Hưng đã thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 185/185 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR. Tại điểm tiêm chủng nhà văn hóa phường Việt Hưng đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 100 người liên quan. Tại điểm tiêm chủng Trường Tiểu học Đoàn Kết, phường Thạch Bàn đã lấy mẫu mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 450 người liên quan; thực hiện test nhanh kháng nguyên cho 97 trường hợp, kết quả đều âm tính.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ trưa 18/9 đến nay, ổ dịch tại phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã ghi nhận tổng cộng 12 ca dương tính. Trong đó, tại ngõ 22 Kim Quan, phường Việt Hưng ghi nhận 9 ca bệnh; ngách 15, ngõ 68, tổ 6, phường Ngọc Thụy ghi nhận 2 ca bệnh; xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm ghi nhận 1 ca bệnh do làm cùng nhà máy xe lửa Gia Lâm với bệnh nhân N.K.T (con trai bà Â.T.K). Bà Â.T.K là ca “chỉ điểm” của chùm ca bệnh mới tại đây.

Với 12 ca dương tính được ghi nhận tính đến cuối ngày 19/9, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, quận đang khẩn trương tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao, tuyệt đối chặn đứng, không để lây lan dịch; đồng thời thần tốc truy vết các trường hợp tiếp xúc với các ca F0, triệt để bóc tách F0 khỏi cộng đồng.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 8

TP Hồ Chí Minh dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ, bảo vệ, mở rộng vùng xanh.

Shipper ở TP.HCM đăng ký hoạt động tăng đột biến

Ngày 18/9 có 33.500 shipper đăng ký hoạt động, nhưng đến hôm qua 19/9 đã là 82.160 người. Thông tin trên được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP vào chiều 19/9.

Theo ông Phương, những ngày vừa qua, lượng shipper đăng ký hoạt động khoảng 20.000 người, đến 17/9 có khoảng 24.200 người hoạt động trên tổng số 26.500 lượt đăng ký.

"Với 24.000 shipper đã giao được 543.477 đơn hàng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm 20.000 shipper hoạt động. Ngày 18/9 có tổng số 33.500 shipper đăng ký hoạt động và đến ngày 19/9 đã tăng lên 82.160 người đăng ký", ông Phương cho biết Sở Công Thương đã gửi thông tin và đăng ký với Sở Y tế xét nghiệm cho khoảng 90.000 shipper.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết từ công văn 2800 của UBND TP về việc hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho 17.800 shipper đăng ký ban đầu, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm y tế các quận, huyện cung ứng thiết bị test nhanh hỗ trợ các đơn vị.

Theo bà Mai, từ ngày 31/8 đến 6/9, đơn vị có thể đáp ứng xét nghiệm khoảng 20.000 shipper. Tuy nhiên, với lượng đăng ký lên hơn 82.000 shipper là vượt quá năng lực của các trạm y tế.

Việc xét nghiệm cho shipper được phân công cho các trạm y tế lưu động, tại các trạm này có sự hỗ trợ của gần 1.200 bác sĩ quân y với nhiệm vụ chính là chăm sóc F0 tại nhà, hỗ trợ xét nghiệm, tiêm vaccine trên địa bàn và nay thêm nhiệm vụ xét nghiệm cho các shipper.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 9

Sở Công Thương TP.HCM đã gửi thông tin và đăng ký với Sở Y tế xét nghiệm cho khoảng 90.000 shipper.

Hà Nội: Bỏ phân vùng, khoanh quy mô hẹp các ‘điểm đỏ’

Dự kiến sau 21/9, Thành phố Hà Nội không chia 3 phân vùng, những nơi có nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành ‘điểm đỏ’, được khoanh vùng với quy mô hẹp.

Chiều 19/9, chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 của thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Sau ngày 21/9, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, khả thi theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Thành phố sẽ giao các quận, huyện chủ động xem xét, quyết định phê duyệt phương án phòng, chống dịch ở địa phương".

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, dự kiến sau 21/9, Hà Nội sẽ không chia 3 phân vùng, mà nơi nào nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" khoanh vùng với quy mô hẹp.

"Điểm đỏ" áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, là khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cạnh phải phong tỏa, cách ly y tế.

Khu vực lân cận là vùng vàng, còn lại là xanh. Việc kiểm soát dịch được thực hiện theo tinh thần thu hẹp tối đa vùng đỏ.

Sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ Thủ đô

Bên cạnh việc nới lỏng, thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô. Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các tỉnh, thành phố lân cận về việc phối hợp quản lý người ra, vào thành phố.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng lưu ý về nguy cơ xâm nhập dịch từ các địa phương về Hà Nội qua đường bộ, đường thủy, đường hàng không; lộ trình, phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học;…

Ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: “Sau ngày 21/9, thành phố dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn, vì thế phải chủ động các phương án phòng, chống dịch. Các khu vực "điểm đỏ" sẽ không được xây dựng hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì phải dừng”.

Từ 24/7, trong đợt đầu Hà Nội giãn cách xã hội để phòng dịch, trung bình nghi nhận có trên 71 ca mắc mới/ngày, đến đợt giãn cách thứ 4 chỉ còn trung bình 25-27 ca/ngày. Đến nay, 93% tổng số người dân từ 19 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi 1; gần 70% toàn dân số thành phố đã được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 10

Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ.

TP.HCM phân bổ thêm 54.700 liều vaccine Astra Zeneca về các quận, huyện

Ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, sau khi nhận được 54.700 liều vaccine Astra Zeneca do Bộ Y tế cấp, ngành y tế đã gấp rút phân bổ số vaccine này về cho các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để không làm gián đoạn việc tiêm vaccine tại các địa phương.

Tính từ 17 giờ ngày 18/9 đến 17 giờ ngày 19/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.496 trường hợp nhiễm mới và thêm 182 trường hợp tử vong tại TP.HCM.

Qua Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM, quận có số ca mắc cao nhất trong 24 giờ qua tại TP.HCM là Bình Tân với 1.203 ca mắc trong cộng đồng, tiếp đó là Quận 12 ghi nhận 558 trường hợp mắc mới; quận Bình Thạnh ghi nhận 421 trường hợp...

Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang điều trị cho 41.193 bệnh nhân, trong đó có 3.459 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.350 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Về tiến độ tiêm vaccine tại TP.HCM, theo thống kê, đến hết ngày 18/9, Thành phố đã tiêm được 8.735.784 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó, tổng số mũi 1 là 6.728.803, mũi 2 là 2.006.981, số người được tiêm trên 65 tuổi và người có bệnh nền là 1.025.251 người.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, các quận, huyện vẫn tiếp tục tiêm vét vaccine cho các trường hợp chưa tiêm mũi 1, tiêm mũi 2 cho người đã đủ thời gian. Qua ghi nhận, các quận, huyện có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cao nhất gồm Quận 11 đạt tỷ lệ 43%, Quận 10 đạt 41%, huyện Cần Giờ đạt 39%, huyện Hóc Môn đạt 37%...

Trước đó, theo ước tính của Sở Y tế TP.HCM, thành phố cần khoảng 1,8 triệu liều vaccine để tiêm phủ mũi 1 và mũi 2 cho toàn bộ người dân thành phố từ 18 tuổi trở lên. Để công tác tiêm chủng không bị gián đoạn, Bộ Y tế đã phân bổ cho Thành phố thêm 54.700 liều vaccine Astra Zeneca. Hiện số vaccine này đã được đưa về các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 11

Lực lượng chức năng nỗ lực hoàn thành tiến độ tiêm phủ vaccine ngừa Covid-19 cho người dân thành phố. Ảnh: TTXVN.

Công an TP.HCM lý giải việc 50 F0 được cấp giấy đi đường

Những ngày qua thông tin về các trường hợp F0 lưu thông trên đường và bị phát hiện tại các chốt kiểm soát khiến nhiều người quan tâm.

Cụ thể, theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM tính đến ngày 16/9, Công an TP.HCM đã phát hiện 135 trường hợp có cảnh báo F0 đi qua các chốt, trạm kiểm soát. Công an thành phố đã xác minh có 33 trường hợp F0 đã khỏi bệnh, còn lại là 102 trường hợp F0.

Lý giải vì sao có đến 50 trường hợp F0 được cấp giấy đi đường và lưu thông trên đường, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 19/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết phần lớn các trường hợp này đều thuộc diện được cấp giấy đi đường theo đúng quy định, nhưng sau đó họ bị nhiễm Covid.

"Họ không biết mình nhiễm bệnh nên vẫn lưu thông trên đường, chứ không phải họ cố tình vi phạm hoặc đơn vị chức năng cố tình cấp giấy đi đường cho những người đang bị nhiễm Covid-19", Thượng tá Hà nói và cho biết về quy trình cấp giấy đi đường, Công an thành phố cấp về cho các đơn vị chức năng để cấp cho các cá nhân có nhu cầu.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 12

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu, công an TP.HCM

Lý giải việc có đến 50 trường hợp F0 được cấp giấy đi đường và lưu thông trên đường, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 19/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết phần lớn các trường hợp này đều thuộc diện được cấp giấy đi đường theo đúng quy định, nhưng sau đó họ bị nhiễm Covid.

"Họ không biết mình nhiễm bệnh nên vẫn lưu thông trên đường, chứ không phải họ cố tình vi phạm hoặc đơn vị chức năng cố tình cấp giấy đi đường cho những người đang bị nhiễm Covid-19", Thượng tá Hà nói và cho biết về quy trình cấp giấy đi đường, Công an thành phố cấp về cho các đơn vị chức năng để cấp cho các cá nhân có nhu cầu.

Tất cả các trường hợp qua rà soát, phát hiện là F0 lưu thông trên đường, công an thành phố chỉ đạo rà soát ngay, kiểm tra xác minh làm rõ việc cấp giấy đi đường của các đơn vị có đúng đối tượng hay không. Hoặc có lỗi của những người F0 cố tình vi phạm về giãn cách xã hội, cách ly đối với người bệnh hay không. Tuy nhiên tất cả các trường hợp khi lưu thông đều không biết mình là F0.

Nguyên nhân là có độ trễ về việc cập nhật thông tin xét nghiệm và thông tin cho bệnh nhân biết. Từ khi một người đi xét nghiệm PCR đến khi có kết quả, có danh sách PCR để cập nhật lên cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư có thể mất từ 1 đến 3 ngày. Trong thời gian này, những trường hợp F0 họ vẫn lưu thông trên đường, có thể là đi từ điểm xét nghiệm về nhà, hoặc là đi cách ly… khi đi qua các chốt họ vẫn được quét mã QR để kiểm soát.

Đến khi công an rà soát lại danh sách những người lưu thông trên đường thì phát hiện có những người F0 qua các chốt. Vì vậy theo ông Hà, việc cập nhật danh sách F0 càng kịp thời sẽ giúp các lực lượng công an thành phố kiểm tra phát hiện các F0 sớm hơn.

“Nếu phát hiện các F0 đã có lệnh cách ly điều trị tại nhà mà vẫn cố tình lưu thông ra ngoài đường sẽ bị xử lý nghiêm về hành chính. Nếu trường hợp đưa đến nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý trách nhiệm hình sự”, ông Hà nói.

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 13

Tất cả các trường hợp phát hiện là F0 lưu thông trên đường, công an thành phố chỉ đạo rà soát ngay.

Thế giới có hơn 229 triệu ca mắc, Châu Á vẫn là điểm nóng, Trung Quốc đã tiêm cho 1,1 tỷ dân

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 5h30 ngày 20/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 229.072.488 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó hơn 4,7 triệu ca tử vong.

Số ca phục hồi trên thế giới hiện là 205.691.371 người.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Philippines, Iran, Thái Lan là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu Á, từ khoảng 13.500 đến 31.000 ca.

Đến nay, châu Á có tổng cộng 74,01 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,09 triệu ca tử vong do Covid-19. Châu Á đến nay vẫn đang là điểm nóng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác.

Bộ Y tế Lào ngày 19/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 371 ca mới, trong đó có 303 ca cộng đồng.

Theo Bộ Y tế Lào, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này vẫn ở mức cao.

Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 19/9 cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 66 ca mắc mới trong ngày 18/9, trong đó có 43 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 23 ca nhập cảnh.

Tính đến ngày 18/9, tổng số người tại Trung Quốc đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 là 1,1 tỷ, tương đương 78% dân số nước này.

Hiện Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cao nhất thế giới.

Sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai của dịch Covid-19 với tổng cộng 57,57 triệu ca nhiễm, trong đó Anh ghi nhận 7,40 triệu ca nhiễm, tiếp sau là Nga, nước có 7,27 triệu ca nhiễm.

Tiếp theo là Bắc Mỹ (42,86 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,53 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,22 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (202.321 ca nhiễm).

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua 14

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thành phố Quezon, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN.


Việt Nam: Chính quyền bị động trước Covid do thiếu ‘‘điều tra kháng thể’’

Nhân viên y tế lấy mẫu cho xét nghiệm kháng nguyên tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 08/08/2020.Trong điều tra dịch tễ về đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng vai trò của xét nghiệm kháng thể.
Nhân viên y tế lấy mẫu cho xét nghiệm kháng nguyên tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 08/08/2020.Trong điều tra dịch tễ về đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng vai trò của xét nghiệm kháng thể. REUTERS - MAI NGUYEN

Đợt dịch Covid, dữ dội hơn nhiều so với đợt trước tại Việt Nam, đã bùng phát vào đầu mùa hè năm 2021. Đến nay, theo số liệu chính thức, hơn 250.000 người nhiễm virus, và hơn 5.000 người tử vong. Chính quyền Việt Nam đã và đang buộc phải thay đổi nhiều biện pháp chủ yếu trong chiến lược phòng chống dịch, vốn được coi là mang lại thành công cho đến thời điểm đó (*). Liệu Việt Nam có sớm vượt qua đại dịch ? 

Sau hơn một năm tưởng như đã khống chế thành công đại dịch, chính quyền Việt Nam gần như bất ngờ rơi vào thế bị động trước đợt dịch Covid-19 lớn đầu tiên (**). Trong chính sách chống Covid tại Việt Nam, nhiều chuyên gia ghi nhận sự vắng mặt đáng ngạc nhiên của các điều tra dịch tễ học với « xét nghiệm kháng thể » (antibody test). Việc thiếu vắng « điều tra kháng thể » phải chăng đã và đang góp phần không nhỏ vào cuộc khủng hoảng nhiều mặt đang diễn ra, không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế - xã hội, tâm lý - xã hội, đặc biệt tại « tâm dịch » TP HCM ?

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, con số ca nhiễm chính thức được phát hiện bằng các xét nghiệm kháng nguyên, PCR, chỉ cho thấy « phần nổi của tảng băng chìm », số lượng người nhiễm thật có thể cao hơn gấp vài lần, thậm chí hàng chục lần (***). Chỉ có điều tra dịch tễ học bằng các xét nghiệm kháng thể mới cho phép xác định được tương đối chính xác quy mô thực sự của dịch bệnh. Xác định không đúng mức « khối người đã nhiễm », và đạt được miễn dịch ở mức độ nhất định, và « khối người chưa nhiễm » có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách phòng chống dịch, kể cả trong bối cảnh đã có vac-xin, và vac-xin bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Vì sao điều tra dịch tễ học bằng xét nghiệm kháng thể, vốn được giới y khoa quốc tế coi như các cơ sở căn bản cần thiết, cho phép hoạch định các chính sách tương đối sát hợp với thực tế, lại vắng mặt tại Việt Nam ? Không rút ra đủ mức các bài học thất bại, trong đó có nguyên do gạt sang một bên « điều tra kháng thể », không nhận diện đúng mức tác động thực tế của virus SARS-CoV-2 đến con người Việt Nam, liệu Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách chống dịch sát hơn với thực tế trong thời gian tới ? RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa Trần Tuấn (Hà Nội), thành viên Liên minh Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng Khoa học (EBHPD).

***

RFI : Trước hết, xin Bác sĩ cho biết nhận xét chung của Bác sĩ về vấn đề sử dụng xét nghiệm kháng thể tại Việt Nam trong đại dịch Covid này.

BS Trần Tuấn : Trước hết chúng ta xem test kháng thể là gì ? Đó là phương tiện để xác định xem anh đã tiếp xúc với virus này chưa. Thường sau khi tiếp xúc với virus, cơ thể thường để lại dấu ấn, cho thấy hệ thống miễn dịch được huy động để chống trả, để lại dấu vết gọi là « kháng thể ». Thường sau khi nhiễm từ một đến hai tuần, sẽ xuất hiện kháng thể, thậm chí khoảng 5 ngày sau, ví dụ như kháng thể tại chỗ trong các tế bào. Sau khoảng hai ba tuần sau, mức kháng thể tăng cao. Sau đó mức kháng thể này còn được duy trì trong thời gian dài, tối thiểu là khoảng 6 tháng. Có đủ kháng thể thì người ta gọi là « được miễn dịch với tác nhân gây bệnh ».

Muốn chống dịch tốt, thì chúng ta phải đánh giá đúng thực trạng nhiễm trùng đang diễn ra ra sao, và dự kiến được diễn biến tới đây thế nào. Công cụ để làm việc này là các nghiên cứu dịch tễ học, sử dụng các test có khả năng chẩn đoán được tình trạng miễn dịch hiện tại, cũng như sự tích lũy của tình trạng nhiễm trùng đã qua trong cộng đồng. Ở đây có vấn đề không ổn trong nhận thức, giữa cái gọi là test đánh giá, phát hiện tình trạng nhiễm trùng trên một cá thể, hay trong môi trường lâm sàng, với vấn đề dùng công cụ đó, test đó để đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cả quần thể. Vấn đề này cần được sự chỉ đạo khoa học một cách rõ ràng. Việc phòng chống dịch ở Việt Nam dường như chưa đạt được điều này.

Cụ thể là ngay đến báo cáo gần đây nhất là báo cáo của Tổ tư vấn Chiến lược phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau 15/08/2021 của TP Hồ Chí Minh. Khi đọc Chiến lược phòng chống dịch này, câu hỏi đầu tiên là : nếu anh muốn khuyến nghị về chiến lược phòng chống dịch và bàn về giai đoạn phục hồi kinh tế sau giai đoạn cao trào của dịch, thì anh phải đánh giá thật đúng tình trạng của dịch trong hiện tại. Cụ thể là mức độ hiện tại nhiễm trùng mức độ ra sao, tốc độ lây nhiễm đến đâu và bao nhiêu phần trăm đã nhiễm, đã có miễn dịch. Bao nhiêu phần trăm do con đường tự nhiên, và bao nhiêu do tiêm chủng. Để từ đó chúng ta mới hình dung là đỉnh dịch đã lên đến chưa, bao giờ đi xuống, sự can thiệp của vac-xin sẽ giúp cho dịch xuống nhanh như thế nào. Tất cả những câu hỏi đó phụ thuộc vào khả năng đánh giá chính xác tình trạng hiện tại. Về việc này, tôi nhận thấy trong báo cáo của Tổ tư vấn về Chiến lược Covid của TP HCM, thiếu mất một công cụ rất cơ bản để có thể đo được mức độ nhiễm trùng đã qua ở TPHCM, đó là đã không sử dụng test kháng thể.

RFI : Xét nghiệm kháng thể có thể giúp làm sáng tỏ những vấn đề gì ?

BS Trần Tuấn : « Test kháng thể » là loại test đo lường được tình trạng nhiễm trùng đã xảy ra trong cộng đồng, trong tối thiểu từ một tuần trước đó, và nó được tích lũy trong suốt cả một thời gian dài, cụ thể là từ đầu năm 2021 (cứ coi là năm trước hoàn toàn không có dịch). Đánh giá được tỉ lệ người đã nhiễm virus, và đã hết, cho đến nay là cần thiết để hiểu rằng còn bao nhiêu phần trăm nữa có nguy cơ có thể bị lây nhiễm, và bao giờ chúng ta đạt được « Miễn Dịch Cộng Đồng ».

Đây không phải là đánh giá Diễn Biến Dịch, mà là đánh giá liên quan đến việc giải thích « Mức Độ Nặng » của dịch, giúp giải thích tình trạng biểu hiện, « mức độ nặng về lâm sàng », hay trong thuật ngữ chuyên môn chúng tôi gọi là « Phổ Lâm Sàng » của bệnh. « Phổ Lâm Sàng » tức là khi một người bị nhiễm « tác nhân gây bệnh », thì mức độ diễn biến được phân bố thế nào ? Nó có thể xảy ra theo nhiều khả năng : không có triệu chứng hoàn toàn, rồi bao nhiêu phần trăm có « biểu hiện lâm sàng », và trong biểu hiện lâm sàng thì bao nhiêu là diễn biến gọi là « mức độ điển hình » rồi bao nhiêu phần trăm là « điển hình » chuyển sang nặng. Và trong số này, bao nhiêu phần trăm thì kể cả có can thiệp y tế cũng thất bại. Tóm lại, từ xuất phát điểm 100 người bị nhiễm trùng cho đến khi hết nhiễm trùng, sẽ diễn biến cụ thể thành các cấp độ thế nào. Người ta gọi đấy là cái « Phổ Lâm Sàng ».

Virus SARS-CoV-2 này chắc chắn có « Phổ Lâm Sàng », các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau giữa các nước. Ít nhất là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Lẽ ra trách nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới phải làm rõ vấn đề này. Nhưng cho tới nay, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu quốc tế nào như thế. Rõ ràng là trong năm đầu tiên, khi chưa có vac-xin, con virus đã được lưu hành không gặp trở ngại, can thiệp nào, trừ vấn đề về vệ sinh cá nhân, cũng như là các biện pháp « giãn cách », « phong tỏa » cộng đồng. Mà mỗi nước có thể thực hiện khác nhau, nhưng tất cả các nước đều chỉ có các biện pháp này thôi.

Thế thì tại sao ở các nước đang phát triển không thấy bùng lên dịch so với các nước phát triển phương Tây, trong suốt một thời gian dài cả năm, chứ không phải chỉ có một hai tháng ? Đây là câu hỏi rất đáng được trả lời. Mà để trả lời được câu hỏi này, xét nghiệm kháng thể có thể giúp được chúng ta. Tôi nói ví dụ, nếu như test kháng thể này được thực hiện định kỳ, 3 tháng,  6 tháng, 9 tháng, 12 tháng ở một loạt các nước, như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia… so sánh với các nước phát triển. Các nước phát triển họ đã làm, mình không nói làm gì. Còn ở mình, nếu đã làm thì mình lý giải được quá chứ ? Nhưng có ai làm đâu ! Đến bây giờ thì lại không nói làm gì rồi, vì có sự can thiệp của vac-xin vào rồi, đã làm cho phức tạp vấn đề thêm.

Phải chăng virus Vũ Hán, và kể cả chủng Alpha (Anh quốc) mức độ nặng với các nước đang phát triển là khác hẳn so với các nước phát triển ? Phải đến chủng Delta thì mới thấy có sự trùng hợp, tức là nó tác động lên tất cả các nước, cả đang phát triển lẫn phát triển.

Tóm lại, xét nghiệm kháng thể cho phép đánh giá được tình trạng nhiễm virus và miễn dịch đạt được trong một cộng đồng kể từ đầu dịch, tức mức độ Miễn Dịch Cộng Đồng đạt tỉ lệ bao nhiêu. Từ đó, có thể xác định là khả năng bao lâu, với các biện pháp can thiệp nào, sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng trong phòng chống dịch, hay là triển vọng ra khỏi dịch. Hiểu được tình trạng nhiễm trùng đã mắc, hiểu được « Khối Cảm Nhiễm » (tức những người chưa nhiễm) là bao nhiêu, sẽ định hướng được việc can thiệp vac-xin, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng cần gấp rút thế nào (cần ưu tiên các đối tượng nào) và đồng thời nhìn ra khả năng điều chỉnh hệ thống y tế cẩn phải như thế nào…

Bên cạnh đó, test kháng thể còn giúp chúng ta giải thích được diễn biến dịch cụ thể ở Việt Nam, vì sao lại khác biệt so với các nước khác, tác động của virus đến người Việt Nam ra sao (tức cái « Phổ Lâm Sàng » đặc thù của virus SARS-CoV-2 trong xã hội Việt Nam). Để từ đó điều chỉnh lại, từ nhận thức, tâm lý, cho đến các biện pháp phòng chống, điều trị. Bởi vì, nếu nó nhẹ, thì có thể tin tưởng để phát huy mạnh vai trò của cá nhân, cộng đồng lên, còn ngược lại, nếu nó nặng đáng kể, thì phải chú tâm nhiều hơn đến vấn đề, bên cạnh vai trò của mỗi cá nhân, hệ thống y tế cần phải được củng cố thế nào.

RFI : Cần tiến hành điều tra dịch tễ thế nào ?

BS Trần Tuấn : Liên quan đến các xét nghiệm giúp cho việc phòng chống dịch, chúng ta có hai nhóm lớn. Hai loại xét nghiệm này mỗi loại có chức năng riêng. Đó là test phát hiện « kháng nguyên » (bằng test nhanh hoặc PCR) và test phát hiện « kháng thể ». Test « kháng nguyên » là nhằm nhận diện trong cơ thể người xét nghiệm có virus tồn tại hay không. Kháng nguyên tức các protein của virus, nói chung là như thế. Nếu có kháng nguyên là đang nhiễm trùng, và có khả năng lây nhiễm.

Dùng xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm PCR, để xác định người dương tính với virus nói lên tốc độ lây nhiễm của virus. Tức chỉ số R0. Khi chúng tôi xác định được đối tượng bị lây nhiễm (ở Việt Nam gọi là « F0 »), chúng tôi biết « F0 » này có tiếp xúc với bao nhiều người, theo dõi các đối tượng tiếp xúc đó, để xem họ có xuất hiện hay không các dấu hiệu « dương tính » sau đó. Đó chính là để đo khả năng gây lây nhiễm của người mang virus. Xét nghiệm kháng nguyên làm được điều đó. Dùng test kháng nguyên có thể xác định được tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, để chỉ ra việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm đã tốt đến đâu, để có điều chỉnh.

Về phía test kháng thể, nếu làm xét nghiệm kháng thể với một cá nhân, có thể xác định người này đã từng nhiễm virus chưa, và mức độ kháng thể để lại, gọi là « hiệu giá kháng thể » cao thấp thế nào, có thể tiếp tục bảo vệ anh không bị nhiễm trùng trở lại. Có được mức độ kháng thể như thế gọi là miễn dịch. Khi áp dụng xét nghiệm này cho cả cộng đồng, người ta có khái niệm gọi là Miễn Dịch Cộng Đồng. Có nghĩa là ở cộng đồng đó, dịch không còn khả năng xảy ra, khi dân cư trong cộng đồng đạt tỉ lệ miễn dịch cao, khiến virus bị ngăn chặn, không lây lan được. Mức miễn dịch cộng đồng cao bao nhiêu là đủ?

Tôi kiến nghị là nên tiến hành các nghiên cứu này một cách chuyên nghiệp, và nên thiết kế thành các « điểm theo dõi », chúng tôi gọi là các « sentinel side », tức là tại đó sẽ tiến hành các nghiên cứu được lặp đi, lặp lại để đánh giá các diễn biến để xem cái tốc độ tiến triển dịch, để phục vụ cho việc điều tra có hệ thống. Các điểm theo dõi này có thể được bố trí tại một số trung tâm như Hà Nội, TP HCM, và nên có các điểm tại tất cả 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam.  

Về xét nghiệm có thể dùng hai loại test, test « đánh giá nhanh » (để xác định có hay không có kháng thể) và test « định lượng » (có đến mức độ nào). Test kháng thể định lượng cho phép phân loại được kháng thể với protein S và kháng thể với protein N (thường chỉ có ở người nhiễm virus theo con đường tự nhiên). Điều tra bằng xét nghiệm kháng thể định lượng cũng cho phép xác định được « hiệu giá kháng thể », tức khả năng sinh miễn dịch của vac-xin, bên cạnh « hiệu giá kháng thể » sinh ra ra bằng con đường miễn dịch tự nhiên.

Trong bối cảnh triển khai tiêm chủng trên quy mô lớn, việc điều tra với xét nghiệm kháng thể vẫn là cần thiết để trả lời cho câu hỏi mức độ miễn dịch từ trước đến nay trong cộng đồng, miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (tiêm chủng). Về định hướng lâu dài, việc điều tra như vậy cho phép xem xét được hiệu lực của vac-xin được duy trì theo thời gian như thế nào, trong thời gian tới, để có được cơ sở hoạch định chính sách rõ ràng hơn. Hiệu lực vac-xin trong điều kiện thực tế Việt Nam có hiệu lực đến đâu, cũng như việc có cần thiết tiêm chủng hay không « mũi nhắc lại » (thường là mũi thứ ba với đa số vac-xin) trong trường hợp hiệu lực vac-xin giảm nhanh hơn so với báo cáo từ phòng kiểm định xét nghiệm vac-xin của nhà sản xuất. Thông thường khả năng sinh miễn dịch trong cộng đồng khi tiêm chủng bao giờ cũng thấp hơn mức độ miễn dịch khi làm các nghiên cứu khoa học.

RFI: Các điều tra dịch tễ học, trong đó có điều tra với xét nghiệm kháng thể, giúp hiểu gì về dịch bệnh đang diễn ra ? Việc thiếu vắng các điều tra dịch tễ bằng kháng thể có hậu quả như thế nào đối với chính sách phòng chống dịch trong thời gian qua ?

BS Trần Tuấn : Thông tin hiện tại, theo các xét nghiệm kháng nguyên cho thấy là ở TP HCM tốc độ lây nhiễm nhanh. Tuy nhiên, còn vấn đề mức độ nặng như thế nào, theo tôi các con số chưa cho chúng ta các nhận định đầy đủ. Bởi vì số lượng người chết, ví dụ như bảo bây giờ là hàng trăm (mỗi ngày), nhưng trong những cái chết đó, bao nhiêu là do Covid, còn bao nhiêu là do các bệnh khác, do điều trị không tốt dẫn đến ? Mà có thể có những người nhiễm Covid mà qua đời nằm trong số 80% bình thường (tức người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng bệnh), có dương tính với virus nhưng bình thường, chết là chết do các bệnh khác ? Phải nói rằng, rất có thể có những cái chết hiện nay là do hậu quả gián tiếp của dịch Covid mà thôi, chứ không phải bản thân bệnh này. Hậu quả gián tiếp là gì ? Ví dụ như phong tỏa lâu dài quá, thì thiếu ăn, rồi trên cơ sở các bệnh khác. Như một số mô tả cho thấy, đã bị bệnh nặng, mà 6 hay 7 ngày không có gì ăn, rồi nằm co ro, lúc đấy chết có thể là như vậy, chứ chưa chắc đã do Covid, mặc dù xét nghiệm có thể dương tính với Covid. Tại sao nhiều nước có thể làm được chuyện này ? Bởi vì « hệ thống sinh tử », hệ thống record các căn nguyên khi chết, họ làm rất tốt. Cho nên nước Mỹ có thể chỉ ra được các gánh nặng bệnh tật, của từng loại một, kể cả bệnh cúm, tham gia vào bao nhiêu, và chết do bệnh Covid mới này là bao nhiêu.  Ở Việt Nam không làm được như thế, nên tình hình « dịch » (được coi là nặng nề) tại TP HCM hiện nay có thể chỉ là những diễn biến do tình trạng tạm thời gọi là « khủng hoảng » do mức lây nhiễm mạnh của virus, chứ không phải là do mức độ nặng của virus. Virus chưa chắc đã gây bệnh nặng hơn. Độ lây nhiễm và mức nặng, hai chuyện đó là khác nhau.

Có thể bổ sung là, nếu đo lường được tình trạng miễn dịch đã có, thì chúng ta có thể biết là dịch đang dịch chuyển thế nào. Ba tuần nữa, một tháng nữa lại đo lường tình hình dịch. Ví dụ chẳng hạn từ chỗ dân số 20% người nhiễm chuyển thành 40%, thì chúng ta có thể so với diễn biến của số lượng người tử vong kia, lúc đó chúng ta mới có thể có cơ sở để tìm hiểu vấn đề « độ nặng » của dịch. Còn lúc này (căn cứ trên các thông số hiện có), mà kết luận là dịch tại TP HCM rất nghiêm trọng, Covid gây bệnh rất nặng, thì tôi chưa đồng ý. Nhận định như thế chưa đủ thuyết phục. Còn chưa kể đến vấn đề họ có báo cáo đầy đủ số chết và các nguyên nhân tử vong hay không.

Riêng trong trường hợp thiếu điều tra dịch tễ cơ bản với xét nghiệm kháng thể, chính sách phòng chống Covid dễ dàng bị đẩy vào thế bị động và mang tính « bất định ». Người soạn thảo chính sách phòng chống dịch dễ bị lôi cuốn theo các đòi hỏi nhất thời, áp lực của dư luận, vì thiếu căn bản khoa học.

RFI : Xét nghiệm kháng thể trong điều tra dịch tễ học được coi là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối phó dịch. Vì sao lại có tình trạng gạt loại xét nghiệm này ra khỏi các cơ sở xây dựng chính sách trong thời gian vừa qua ?

BS Trần Tuấn : Ở đây tôi muốn nói chính đến vấn đề năng lực và đạo đức của người làm tham mưu, bởi vì chúng ta đều biết là mỗi lĩnh vực đòi hỏi những vấn đề chuyên môn riêng, đúng, chính xác và phù hợp với các hoàn cảnh. Để làm được như thế, thường phải là các chuyên gia ở lĩnh vực đó. Chắc chắn người làm chính sách, người lãnh đạo, bao giờ cũng cần đến bộ phận tham mưu chuyên môn. Những người thuộc bộ phận tham mưu này đã đặt khoa học phòng chống dịch ở đúng tầm hay chưa, đó là cái then chốt cho sự thành công của chính sách.

Tôi cho rằng trong việc phòng chống dịch ở Việt Nam hiện nay, quyết tâm của các nhà lãnh đạo là lớn, là có, là rất đáng trân trọng trong thời gian vừa qua. Nhưng mà bộ phận tham mưu, tôi thấy rằng, chưa đạt được yêu cầu, do đó mà dịch bệnh, và việc phòng chống dịch có những vấn đề còn tồn tại. Ngay cả đến khi lãnh đạo đặt yêu cầu cho Tổ tư vấn Chiến lược, như tôi thấy ở TP HCM, thì khi đọc báo cáo của Tổ tư vấn Chiến lược, chúng ta thấy ngay rằng thiếu việc nhìn nhận vai trò của cái test đánh giá thực trạng hiện tại, đặc biệt là về vấn đề « Miễn Dịch Đã Đạt Được », làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách trong thời gian tới đây. Trong báo cáo của Tổ tư vấn này, không thấy thể hiện được là họ đã nhận diện được đúng vai trò cần sử dụng của test kháng thể, để đánh giá mức độ « Miễn Dịch Đã Đạt Được » tại TP HCM, kết hợp với các thông tin khác để giải thích được tình trạng hiện tại, làm cơ sở cho việc định hướng tương lai. Tôi có thể nói rằng những thiếu hụt trong việc sử dụng test kháng thể hiện nay đòi hỏi phải có chuyên gia đủ tầm nằm trong bộ phận tham mưu, để có thể khuyến cáo cho lãnh đạo. Theo tôi, sự thiếu hụt này là do vai trò của bộ phận tham mưu.

RFI : Xin cảm ơn Bác sĩ Trần Tuấn.

Ghi chú 

(*) « Việt Nam: Cách phòng chống không thích ứng với đợt dịch Covid mới », RFI 02/08/2021

Nói “sống chung với dịch”, vẫn vung hàng núi tiền tìm diệt F0!

Gió Bấc

2021-09-20
Nói “sống chung với dịch”, vẫn vung hàng núi tiền tìm diệt F0!Hình minh hoạ: Bộ đội đứng canh ở TPHCM trong nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ hôm 23/8/2021
 AFP

Hệ thống tuyên giáo Việt Nam hô hào không mệt mỏi “chiếc áo đẫm mồ hôi”, “mỗi phường xã một pháo đài”, buổi kiểm tra trực tuyến vạch mặt chỉ tên Bí Thư Kiên Giang không thuộc lòng số ca COVID … để tô vẽ sự sâu sát của lãnh tụ anh minh nhưng chưa nghe ai hỏi nội hàm của khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” và “sống chung với dịch” khác nhau chỗ nào? Vì sao sống chung với dịch mà cả nước vẫn vung hàng ngàn tỉ đồng tìm diệt, bóc tách F0 ra khỏi công đồng? Lưu thông hàng hóa vẫn ách tắc, sản xuất đình đốn, người dân vẫn bị cách ly trong nghèo đói và ngân sách cạn kiệt.

Báo chí lề phải và cả một số Facebooker đình đám không tiếc lời ngợi khen Thủ tướng anh minh đã bắt thóp ông Bí thư Kiên Giang không thuộc bài hôm nay tỉnh mình có bao nhiêu ca nhiễm như là phong cách, phương pháp làm việc khoa học, mới mẻ vạch mặt chỉ tên quan chức địa phương thiếu trách nhiệm, kém năng lực…

Show truyền hình trực tuyến: vai nào diễn kém?

Với góc nhìn khách quan, show truyền hình trực tuyến trên lại bộc lộ hai mâu thuẫn nghiêm trọng trong kế hoạch chống dịch ở tầm vĩ mô. Trước hết là lãnh đạo Đảng có cần thuộc lòng con số ca nhiễm COVID của địa phương hàng ngày không? Đây là chức trách của Bí thư hay của Giám đốc CDC?

Theo logic, Bí thư Tỉnh ủy không thuộc lòng số ca nhiễm của tỉnh là yếu kém thì e rằng bác Cả nhà ta cũng chẳng giỏi giang gì! Từ đầu mùa dịch đến nay, TBT Nguyễn Phú Trọng nhiều lần phát biểu chỉ đạo rất dài, rất lâu về dịch bệnh nhưng chưa bao giờ trả bài về con số này, cho dù là các phát biểu đó được chuẩn bị trước.

Nếu Thủ tướng hoặc một vị quan chức cấp cao nào đó cắc cớ cật vấn, chắc hẳn là bác Cả sẽ không hề lúng túng, không ấp úng mà nhẹ nhàng “thưa anh, tôi làm lãnh đạo Đảng, trách nhiệm tôi là chủ trương, quyết sách chống dịch chứ không phải những con số ca nhiễm lẻ tẻ đó!”

Vấn đề quan trọng hơn khi Thủ tướng đã xác định phải chấp nhận “sống chung với dịch” thì đi tìm con số ca nhiễm mỗi ngày, phải cách ly tiêu diệt F0 có còn là nhiệm vụ, là biện pháp chống dịch quan trọng hàng đầu nữa hay không? E rằng chính nội dung kiểm tra, chất vấn và chỉ đạo này lại một lần nữa bộc lộ định kiến sai lầm chiến lược của người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Trưởng Ban phòng chống dịch cấp quốc gia.

Ngày 17-9, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó giám Đốc Bệnh viện Nhi đồng, một Facebooker có gần nửa triệu người theo dõi đã viết dòng trạng thái ngắn về sự vô lý khi tìm diệt F0 trong thời điểm hiện nay.

“Một căn bệnh nhiễm trùng mới rồi dần thành cũ. Chỉ có miễn dịch từ vắc-xin và miễn dịch tự nhiên (bệnh xong tự hết) mới hết lây thêm

Vi rút gây bệnh COVID bây giờ nó đã như vậy rồi

Bệnh mà không nặng tự hết càng thích vì có miễn dịch tự nhiên

Tới lúc này bảo vệ người nguy cơ bằng vắc-xin là chính

- Bây giờ là F0 không có gì phải hoảng loạn như trước đây. Không cần tìm kiếm lung tung khi F0 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ, vì họ tự hết hay hết hồi nào không hay.

KHÔI PHỤC KINH TẾ, HOÀ NHẬP THÔI ĐỂ DẦN XEM COVID CHẢ LÀ CÁI ĐINH GÌ”(1)

Chỉ sau 8 giờ, bài viết này có 22.000 lượt like, 1.000 ý kiến bình luận và 1.200 người chia sẻ. Điều này cho thấy nhận thức của giới chuyên môn và công chúng với cuộc chiến tìm diệt F0 đã rõ ràng đến mức nào.

Tìm diệt F0: Ai cần trò chơi tốn kém này?

Không phải đến bây giờ khi độ phủ vắc-xin có khá hơn, con số tử vong hàng ngày có giảm dưới 300, mà ngay từ tháng 5, tháng 6, khi dịch có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng, các chuyên gia dịch tễ, các nhà khoa học độc lập đã lên tiếng cảnh báo, không nên đổ tiền, công sức xét nghiệm đại trà, bóc tách cách ly tập trung người bị nhiễm vì đó là giải pháp tốn kém, không hiệu quả.

Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn từ Viện Grant Australia từng có nhiều ý kiến phản biện với xét nghiệm đại trà đã chỉ ra rằng “Xét nghiệm là đi tìm bệnh, không phải tìm ca dương tính. Theo tôi, nên suy nghĩ đến chiến lược xét nghiệm mà tôi gọi là 'focused screening'. Theo đó, ưu tiên theo các nhóm có nguy cơ từ cao đến thấp:

• Người có triệu chứng giống như COVID

• Người đã từng tiếp xúc với người bị nhiễm

• Người có nguy cơ phơi nhiễm như đi lại nhiều, người chăm sóc bệnh nhân, người về từ nơi khác, nhân viên y tế, v.v.

• Người sống ở những nơi có mật độ dân số cao

Cần phải có dữ liệu để mô hình hoá chiến lược và đánh giá hiệu quả kinh tế - lâm sàng (cost-effectiveness) trước khi triển khai xét nghiệm”. (2)

Rất tiếc, từ diễn ngôn hào nhoáng mà mù mờ sáo rỗng của lãnh tụ anh minh, toàn bộ nguồn lực của đất nước bị hút vào cuộc chơi tốn kém tiền của, sức lực sinh mạng là truy tìm, tiêu diệt F0 trên diện rộng. Kiên Giang, Tiền Giang bị điểm mặt vì nhẹ tay tìm diệt F0.

Chừng như bị ám ảnh bởi thành tích ngăn chặn F0 năm 2020, người ta muốn tái lập thành tích mới ở tầm vóc lớn hơn.

Với thế hệ lớn tuổi từng tham chiến ở Miền Nam trước 1975, nhiều người đến chết vẫn còn thắc mắc tại sao chiến dịch Mậu Thân 1968 không còn yếu tố bất ngờ, thiệt hại nhân mạng đã quá lớn, cấp trên vẫn chỉ đạo tiếp tục mở đợt hai, quân chết như ra nhưng vẫn không cho rút vẫn phải bám vùng ven để ăn bom ăn pháo. Suy đoán hợp lý duy nhất là cấp dưới phải chịu đấm do cấp trên cần mâm xôi thành tích lấn át tiếng vang của Điện Biên Phủ.

Lại có kẻ theo thuyết âm mưu thực dụng liên hệ từ công văn danh mục đơn thuốc của Bộ Y tế bị thu hồi đến việc ngoáy mũi trên từng cây số này cho rằng do lợi ích sân trước sân sau. Còn sản xuất que là còn ngoáy mũi.

Canh bạc lớn, ngân sách thua cháy túi!

Trở lại sau show truyền hình trực tuyến, kết quả của lời mắng nhiếc là cả nước tăng tốc, thần tốc ngoáy mũi trên diện rộng.

Tỉnh Kiên Giang chi 128 tỷ đồng để tầm soát diện rộng mỗi lần 475.000 mẫu tại khu vực phong tỏa, vùng đỏ, vùng cam và 5-10% dân vùng xanh. Kế hoạch trên sẽ được triển khai ba lần vào ngày 17, 19 và 21/9. Riêng vùng xanh sẽ xét nghiệm 5-7 ngày một lần. (3)

Tương tự, Tiền Giang cũng có chương trình xét nghiệm đại trà quy mô cực lớn, cực kỳ tốn kém nên sáng 17-9 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý vẽ lại bản đồ nguy cơ dịch COVID-19 của Tiền Giang xuống đến ấp để có chiến lược xét nghiệm phù hợp. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết chi phí xét nghiệm của Tiền Giang đã giảm ngay 100 tỉ đồng khi đổi phương án, đưa quy mô xét nghiệm từ cấp xã xuống cấp ấp. (4)

Phải ngoáy mũi cho bằng chị bằng em, theo chủ trương tìm diệt của trên, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải yêu cầu chậm nhất đến cuối tháng 9-2021, phải hoàn thành việc xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn (5)

Nhà báo Nguyễn Triều, phóng viên báo Tuổi Trẻ thường trú tại Cà Mau, đã viết trên Facebook: “Cà Mau từ đầu dịch đến giờ kiên cường giữ được tỉnh xanh với tổng số ca F0 toàn tỉnh chỉ xấp xỉ một ngày cao nhất của Tiền Giang. Các ca nhiễm ở Cà Mau hồ sơ dịch tễ khá rõ ràng, không quá phức tạp. Nhiều địa phương của Cà Mau cô Vy chưa léo hánh tới.

Vậy thì kế hoạch xét nghiệm toàn dân trên địa bàn của Cà Mau có thật sự cần thiết không? Dù lãnh đạo tỉnh kêu gọi người dân tự thực hiện test nhanh và tự chi trả, ngân sách chỉ chi trả cho diện chính sách nhưng tổng chi phí cho chiến dịch này cũng là rất lớn” (6)

Cuộc chơi ngoáy mũi tốn kém hoành tráng và lãng phí nhất có lẽ là Hà Nội. Vốn nổi tiếng với câu “Hà Nội không vội được đâu” nhưng với ngoáy mũi thì Hà Nội rất thần tốc lập ra kỷ lục buồn là lấy hơn 3,1 triệu mẫu xét nghiệm, phát hiện 19 ca dương tính SARS-CoV-2. (7)

Bà Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ và hiện là Chủ nhiệm CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao đã chiết tính ra chi phí để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ vnđ, mất gần 600 tỉ để bắt được 19 con F0, chưa tính chi phí các nguồn lực khác của của cả XH phục vụ cho việc tổ chức xét nghiệm và cả thiệt hại kinh tế do giãn cách XH trong thời gian này.

Ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã dẫn thông tin bà Kim Hạnh trên Fb cá nhân và bình luận rằng “Đọc tin này, một câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, xin trân trọng đề nghị các cao nhân luật gia lý giải giúp: Người có quyền cao nhất đã quyết định thực hiện việc này, rõ ràng là không cần thiết, nhưng đã gây thiệt vô cùng lớn cả về tiền bạc và nhân lực, có phải chịu trách nhiệm gì không trước pháp luật?” (8)

Bình luận của ông Nguyễn Đình Bin không phải là luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu mà là tiếng nói có trách nhiệm của một cựu quan chức cao cấp, có cơ sở thực tế. Báo chí đưa thông tin thối động là Bộ Trưởng Tài Chính báo cáo với Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội “ngân sách hết tiền” hay “ngân sách trống rỗng” dù vào tháng 7 Bộ này thông tin rằng ngân sách kết dư 62.000 tỉ đồng. Chiều 17/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói riêng với báo Tiền Phong: “ngân sách hết tiền”, hay “ngân sách trống rỗng”  là ngân sách dự phòng chứ không phải Ngân sách Trung ương. (9)Từ kết dư 62.000 tỉ đồng sau thai tháng đã thành trống rỗng quả là cuộc chơi cháy túi trong lúc dịch bệnh chưa có dấu hiệu kiểm soát.

“Vòng kim cô” con số F0

Vấn đề nghiêm trọng là sau hơn hai tháng phong thành nghiệt ngã theo các chỉ thị 15,16,19… để săn bắt F0, không chỉ ngân sách Nhà nước mà cả nền kinh tế quốc gia đã vượt qua làn chỉ đỏ của sự khánh kiệt Sức chịu đựng của người dân cũng đã tới mức giới hạn cuối cùng. Tại TP.HCM cứ nhấp nha nhấp nhổm điệp khúc ông Nên nói mở, ông Hải nói chưa, ông Mãi bảo chờ… Hóa ra TP.HCM rất muốn mở, nhưng vẫn phải đóng vì tất cả từ cái “vòng kim cố” không đạt 2 tiêu chí tiên quyết của Bộ Y Tế về con số F0.

Ngay sau khi có kiến nghị phản ánh của TP, Bộ Y tế đã ra dự thảo cởi mở hơn nhưng nó vẫn còn là điểm vướng. Cụ thể là “Tiêu chí tiên quyết để được mở cửa kinh tế trở lại là kiểm soát được dịch bệnh theo quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18-8-2021 của Bộ Y tế: số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với hai tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.

Tỉ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính trong số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày; không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày”. (10)

Với hai “vòng kim cô” cụ thể hóa số lượng F0 làm làm chỉ tiêu đóng, mở hoạt động của các địa phương một cách vô lý như vậy thì không biết đến bao giờ TP.HCM mới có thể mở cửa.

< iframe height="314" src="https://www.youtube.com/embed/Y-r4Ob7cmKs" width="560" style="box-sizing: border-box; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 605px; height: 340.312px;">< /iframe>

“TP.HCM không thể không mở cửa lúc này!”

Đó là một tuyên bố đầy bức xúc, một quyết tâm trong hoàn cảnh quẩn bách của ông Nguyễn Văn Nên, Bí Thư Thành Ủy TP.HCM. Nó nhẹ nhàng hơn nhưng đồng âm, đồng cảnh với các quyết định xé rào thời ông Võ Văn Kiệt,  Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo TP.HCM thời thập kỷ 1980.

Tuyên bố trên được phát ra không phải từ cuộc họp Thành Ủy, hay HĐND mà sau cuộc lắng nghe ý kiến các chuyên gia y tế, kinh tế về phương án phục hồi kinh tế TP. 

Những ý kiến bức xúc của các chuyên gia kinh tế thì quá rõ, nhưng ngay với các chuyên gia y tế thì tất cả đều cụ thể hóa nội hàm khái niệm “sống chung với dịch” không đồng nghĩa với chăm chú đo đếm tìm diệt F0

Ông Lê Trường Giang - Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM - cho rằng: “đến lúc TP cần có biện pháp mạnh hơn hoặc thay đổi cách nhìn về dịch để chuẩn bị cho việc mở cửa.

Vậy chúng ta có vũ khí gì? Đó là vắc-xin và thuốc điều trị. Theo ông Lê Trường Giang, đây là hai vũ khí cần được sử dụng chủ lực để nhanh chóng giảm ca bệnh.

"Quan điểm của tôi là xét nghiệm không phải là vũ khí chống dịch mà là công cụ, vì vậy cần được sử dụng đúng mục đích thì mới hiệu quả. Cần xem xét nghiệm là để tìm được F0 để chăm sóc, chữa trị, tránh nguy cơ bệnh nặng hoặc xét nghiệm để đưa các đối tượng được xét nghiệm về lại cuộc sống bình thường, phục hồi sinh hoạt xã hội

Nguyên viện trưởng Viện Y tế cộng đồng TP.HCM Lê Hoàng Ninh nhận định chiến lược của TP là phải có vắc-xin, không nên xét nghiệm đại trà gây lãng phí nguồn lực, phải xác định sống cùng virus, không thể diệt hết vi-rút.”

Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng - nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng cần xác định những mục tiêu cơ bản là giảm số người chết, giảm số người bệnh nặng, giảm di chứng và giảm thiệt hại kinh tế - xã hội.

Về chiến lược dập dịch COVID-19, phương châm không làm thừa, nếu không sẽ lãng phí tiền của, thời gian, tạo áp lực, căng thẳng... dẫn đến kiệt quệ”. (11)

Quyết tâm của ông Nguyễn Văn Nên rõ ràng có điểm tựa khoa học, phù hợp lòng dân nhưng liệu áo mặc có qua khỏi đầu? Liệu Sài Gòn có thể xóa bỏ được 300 pháo đài, hàng ngàn lô cốt, chiến lũy trường thành đang giăng bắt ngăn chặn F0 đang là niềm tự hào là chiến công của ai đó

Thành Phố Hồ Chí Minh dù có tự thân mở cửa nhưng các tỉnh lân cận của vùng kinh tế trọng điểm này liệu có dám tháo bỏ “vòng kim cô” khi Long An, Tiền Giang, vẫn đang trong cơn say ngoáy mũi truy quét F0?

Người dân Việt Nam không cần lãnh đạo cực nhọc tấm áo “đẫm mồ hôi”, không đòi ông Bí Thư tỉnh phải thuộc lòng con số ca nhiễm dịch. Người dân cần quan chức lãnh đạo có quyết sách đúng, đừng ném tiền và cả sức khỏe, tính mạng của dân qua trò chơi ngoáy mũi. Người dân cần nền y tế hiệu quả, thiết thực từ dự phòng đến điều trị chứ không chấp nhận bị nhốt trong các trại tập trung được mang tên Bệnh Viện Dã Chiến và càng không muốn bị khủng bố hàng ngày hàng giờ bởi hệ thống tuyên truyền đe dọa và dối trá.

_____________

Tham khảo:

1-https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3054894274832899&id=10...

2-https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1321228514991129

3=https://vnexpress.net/kien-giang-chi-128-ty-dong-xet-nghiem-dien-rong-43...

4-https://tuoitre.vn/doi-quy-mo-xet-nghiem-rieng-tien-giang-giam-ngay-100-...

5-https://tuoitre.vn/doi-quy-mo-xet-nghiem-rieng-tien-giang-giam-ngay-100-...

6-https://www.facebook.com/nguyen.trieu.10/posts/10208758413194925

7-https://tienphong.vn/ha-noi-lay-hon-3-1-trieu-mau-xet-nghiem-phat-hien-1...

8-https://www.facebook.com/dinh.nguyen.94009841/posts/4502715443124086

9-https://tienphong.vn/bo-truong-tai-chinh-ho-duc-phoc-ngan-sach-sao-ma-tr...

10-https://tuoitre.vn/bo-y-te-huong-dan-lo-trinh-de-tphcm-tro-lai-trang-tha...

11-https://tuoitre.vn/bi-thu-nguyen-van-nen-tp-hcm-khong-the-khong-mo-cua-l...


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8220

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca