Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 25753999

 
Bản sắc Việt » Lịch sử - Văn hóa 04.11.2024 10:27
Quá hèn nhượt, CSVN để TQ chiếm biển đảo mà chỉ biết im lặng ngồi nhìn!
12.10.2019 09:10

Bãi Tư Chính: Tàu Trung Quốc "tiếp tục quần đảo"
Quốc Phương BC News Tiếng Việt

Tàu Hải dương Địa chất của Trung Quốc

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTàu của Trung Quốc các loại 'quấy nhiễu' tại vùng biển bãi Tư Chính trong mấy tháng qua, kể từ đầu tháng Sáu 2019, theo giới quan sát

Hàng chục tàu của Trung Quốc, trong đó có lực lượng hải cảnh vừa tiếp tục 'quấy' giàn khoan của nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính, đồng thời ngăn cản hoạt động của các tàu dịch vụ thuộc ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, một nhà phân tích chính trị và an ninh khu vực nói với BBC News Tiếng Việt.

Đã xuất hiện khả năng là Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc, vẫn nguồn quan sát này chia sẻ ngay trước một chương trình hội luận thời sự hàng tuần của BBC.

"Cho đến hôm nay, ở khu vực Bãi Tư Chính vẫn có mấy sự kiện như thế này. Thứ nhất là tàu Hải Dương Địa chất 8 sau một thời gian mấy hôm chạy dọc Bắc - Nam, thì bây giờ bắt đầu chạy Đông - Tây," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) trả lời Chương trình Bàn tròn thứ Năm hôm 10/10/2019 từ Hà Nội.

"Thế rồi tàu này 'đan lưới' ở chỗ mà mấy hôm trước, nó chạy Bắc - Nam. Việc gần nhất với Việt Nam, như chúng ta đều biết, nó vào khoảng hơn 100 km, 150 km. Đó là chuyện của cái tàu.

Bàn tròn BBC: Bãi Tư Chính, ứng phó, giải pháp và Hội nghị TƯ11

Bãi Tư Chính: "Tình hình cực kỳ nguy hiểm với chủ quyền của VN"

Quốc phòng Việt Nam: 'Ba Không' còn phù hợp?

Bãi Tư Chính: Nhiều trí thức muốn Việt Nam kiện Trung Quốc

"Còn chuyện khác là các tàu hải cảnh có hơn 30 chiếc, nó quấy giàn khoan Hakuryu số 5 của Nhật Bản ở chỗ Lô 06-1, quấy trực tiếp vào giàn khoan và nó ngăn cản hai tàu dịch vụ dầu khí của PTSC (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam). Chuyện này nó làm liên tục từ 06/6/2019 cho đến bây giờ.

"Ngắt quãng thì nó có một vài ngày không quấy, nhưng kể như là từ đó là nó quấy suốt."

Ứng phó và đối sách của Việt Nam?

Đảng CSVNBản quyền hình ảnhWEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Image captionHội nghị Trung ương 11 khóa XII của ĐCSVN nhóm họp từ ngày 7-13/10/2019 tại Hà Nội

Hiện tại, từ ngày 7/10 đến ngày 13/10/2019, đang diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 11 khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi được hỏi về phản ứng và ứng phó của phía Việt Nam trước các sự kiện, diễn biến trên, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói:

"Cho đến nay đối sách của Việt Nam vẫn là điều tàu ra để xua họ đi thôi, nhưng mà không xua được. Họ chặn, họ không cho vào sát tàu Hải Dương 08. Với việc quấy phá xung quanh giàn khoan của Nhật Bản, phía Việt Nam chặn được, không để cho tàu Hải cảnh của Trung Quốc đến gần và họ cũng phá được sự khiêu khích từ các tàu hải cảnh và tàu dân binh của Trung Quốc.

"Còn về mặt bên ngoài thực địa, như chúng ta biết, căng thẳng căng nhất và mạnh mẽ là mấy lần nói thẳng tên Trung Quốc ra và yêu cầu Trung Quốc phải rút. Nhưng Trung Quốc không rút. Rồi nhân chuyện có họp Hội đồng Liên Hợp quốc, thì Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề ở Biển Đông, Bãi Tư Chính, nhưng không nói tên là Trung Quốc.

"Nhưng sắp tới định làm gì, thì chúng ta chưa biết, nhưng cũng có khả năng là sẽ khởi kiện Trung Quốc."

Trả lời câu hỏi về kịch bản cụ thể và khả dĩ trong trường hợp Việt Nam quyết định và khởi kiện Trung Quốc, ông Hà Hoàng Hợp nói:

"Nếu mà người ta cứ như bây giờ, chần chừ, chưa khởi kiện vội, thì nếu Giàn khoan 982 hay một giàn khoan nào đó của Trung Quốc kéo vào khoan ở chỗ bẩy lô kia c với hai lô vừa nói, hoặc là ở phía gần sát bãi Tư Chính, thì lúc ấy bắt buộc là sẽ phải kiện.

"Và có thể sẽ xảy ra chuyện đụng chạm vì giàn khoan ấy vào, lúc ấy là lúc tạo ra một cái cớ để họ gây rủi ro lớn, gây ra xung đột, nên Việt Nam bắt buộc phải khởi kiện. Còn nếu không có chuyện ấy thì cũng vẫn phải khởi kiện, vẫn nên, người ta vẫn có ý định khởi kiện.

Giàn khoan Hakuryu số 5Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGiàn khoan Hakuryu số 5 của Công ty khoan Nhật Bản (JDC) được hãng Rosneft của Nga thuê để thăm dò dầu khí tại lô 06.1 trên Biển Đông

"Bởi vì chuyện nghiêm trọng nhất là ngày 18/9/2019, Trung Quốc tuyên bố, gần như là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố, rằng bãi Tư Chính là của họ. Đó là một chuyện chưa bao giờ họ nói cả. Cái đấy rất nghiêm vì nó phá bỏ mọi nền tảng pháp lý quốc tế ở đó, nó là một chuyện nghiêm trọng và họ yêu cầu Việt Nam phải rút.

"Thì đấy là chuyện nghiêm trọng sẽ dẫn đến chuyện kia, tức là chuyện kiện, nếu như để họ khẳng định trên thực địa mạnh mẽ hơn, bằng các biện pháp không phải như bây giờ nữa, mà khoan, hoặc đưa tàu chiến vào, lúc ấy bắt buộc, chẳng có cách nào khác là phải kiện."

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.28.2/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="TS. Hà Hoàng Hợp bình luận khả năng VN thay đổi chính sách quốc phòng sau vụ bãi Tư Chính." style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.203px; height: 346.609px;">< /iframe>
TS. Hà Hoàng Hợp bình luận khả năng VN thay đổi chính sách quốc phòng sau vụ bãi Tư Chính.

Trách nhiệm của người lãnh đạo?

Ngay tại Bàn tròn thứ Năm, hôm 10/10, nhà văn Võ Thị Hảo, khách mời đến từ Berlin, CHLB Đức và tham dự tại Studio London của chương trình, bình luận ý kiến của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp:

"Ý kiến của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, tôi nghĩ là đã nói lên tất cả sự nguy ngập đến mức nào và rõ ràng tôi không rõ rằng nhà cầm quyền Việt Nam có rất nhiều quan chức được đào tạo từ Trung Quốc về, họ đã thỏa thuận với Trung Quốc những gì, nhưng rõ ràng về mặt nội dung và hình thức, cũng như hành động của Trung Quốc hiện nay, rõ ràng là 'một cuộc xâm lấn', không còn có thể nói một từ nào khác được.

"Và chúng ta (Việt Nam) cũng đừng chỉ chú ý đến Biển Đông, mà cần chú ý đến hành động của Trung Quốc 'xâm lấn' dọc vùng biên giới với Việt Nam và xâm lấn về kinh tế, xâm lấn về thương mại, cũng là độc hại về môi trường.

"Tất cả những cái đó tạo nên một cuộc xâm lấn, thực ra đó là một cuộc 'chiến tranh' rồi, nhưng bây giờ vấn đề là giải pháp của Việt Nam như thế nào? Tôi nghĩ hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng có một trách nhiệm hết sức nặng nề, ông ấy không những là một Tổng Bí thư của Đảng mà cầm quyền duy nhất ở Việt Nam, mà ông còn là một Chủ tịch nước, khi ông đã kiêm hai chức đó sau cái chết bất ngờ của ông Trần Đại Quang, thì ông phải, nhất là Chủ tịch nước, cần phải lên tiếng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú TrọngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng có vai trò công khai và tích cực hơn trong đối sách với vấn đề bãi Tư Chính và Biển Đông

"Ông cần phải lên tiếng vì Chủ tịch nước là người đứng ra bảo vệ đất nước và có những tuyên bố chiến tranh hay là không chiến tranh, hành xử của quân đội. Ông ấy nắm lực lượng quân đội, rồi lực lượng an ninh và mọi thứ, thì ông cần phải có, nếu ông không hành động đúng và kịp thời, thì rõ ràng là ông ấy sẽ bị người dân Việt Nam phản ứng.

Hệ thống lãnh đạo sẽ bị chỉ trích nặng nề và chịu trách nhiệm với lịch sử 'nếu không làm một điều gì để bảo vệ đất nước", nhà văn Võ Thị Hảo nói thêm:

"Không phê phán thì mới là điều lạ, nếu thực là công dân Việt Nam, không ai không đau lòng vì xảy ra những chuyện này mà chúng ta không phản ứng gì cả. Bởi vậy tôi nghĩ một hành động mà kiện Trung Quốc ra tòa thì đáng lẽ phải làm lâu rồi và bây giờ vẫn cần phải làm. Thứ hai nữa là những giải pháp, chúng ta quan tâm đến giải pháp nào để bảo vệ Việt Nam hiện nay mà không đổ máu.

"Tôi nghĩ là có giải pháp. Giải pháp ấy luôn luôn để ngỏ, mà tại sao lại không làm? Vấn đề là những người lãnh đạo, những người đứng đầu đất nước hiện nay họ đang suy tính điều gì?"

Nguồn gốc không khởi kiện?

Từ Houston, Texas, Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bình luận vấn đề khiếu kiện này và đề cập một tọa đàm mới đây, hôm 06/10/2019 ở Hà Nội về vùng Biển bãi Tư Chính và pháp luật quốc tế:

Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/BBC
Image captionTrung Quốc tuyên bố chủ quyền và các quyền, qua người phát ngôn BNG, trên Biển với vùng biển Bãi Tư Chính hôm 18/9/2019.

"Thực ra thì chuyện kiện hay không kiện đã được đem ra bàn từ năm 2014, chứ không phải là mới đây. Và khi nói về chuyện kiện hay không kiện, thì tôi chính là một trong những người làm việc với an ninh Việt Nam.

"Và ở thời đó, họ dỗ những người lên tiếng về Trung Quốc từ năm 2014 rằng là sẽ kiện, nhưng đến đây 5 năm rồi, chúng ta vẫn chưa thấy kết quả mà mình muốn thấy.

"Trong khi đó một điều mà tôi rất quan tâm, chính là chia sẻ trong Hội thảo về Biển Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an, có nói sau phán quyết PCA (Tòa trọng tài thường trực quốc tế) về Philippines công nhận là Philippines thắng, thì Trung Quốc đã cử người sang phía Việt Nam để đưa ra 5 không, trong đó có yêu cầu, Việt Nam không được đưa ra phán quyết về PCA và điều thứ năm là 'các đồng chí' không được kiện Trung Quốc.

"Nhìn lại những chia sẻ từ hội thảo này về bãi Tư Chính, chúng ta có thể thấy, đặc bi tôi thấy rất rõ, nó giải thích cho tôi thấy là tại làm sao mà an ninh Việt Nam trong năm 2014 và báo chí bắt đầu tuyên truyền rằng phán quyết PCA là 'bất lợi' cho Việt Nam, để từ đó tránh dần con đường đưa vụ biển Đông ra, trước sự kiện bãi Tư Chính.

"Và thực ra, nếu như ai đó nói rằng ủng hộ chính phủ kiện từ năm 2014 mà chúng ta đến giờ vẫn còn chờ đợi, ở thời điểm hiện tại, điều mà chúng ta có thể thấy là chính phủ Việt Nam đang đi trên thế 'đu dây', đu dây trong đối ngoại với các nước và đu dây với cả người dân.

"Quan sát tất cả các việc, thì tôi thấy ngoài việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, xuất hiện, thì phát ngôn đầu tiên không liên quan gì tới chủ quyền hết, mà phát ngôn đầu tiên là phải yêu cầu không được để cho các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước.

"Nếu nhìn tất cả các tuyên bố và phản ứng, sẽ thấy cái mà Đảng Cộng sản lo sợ trước thềm Đại hội, đó chính là ổn định nhân sự và chủ quyền không phải là vấn đề quan trọng ở thời điểm này," blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với BBC.

Bàn tròn thứ NămBản quyền hình ảnhBBC NEWS TIẾNG VIỆT
Image captionCác khách mời nữ tham gia bàn tròn về bãi Tư Chính và ứng phó, đối sách trong bỗi cảnh diễn ra hội nghị TƯ11, từ phải sang: Blogger mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà văn Văn Thị Hảo, nhà nghiên cứu Trung Quốc Nguyễn Nguyên Bình

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc, cựu Trung tá quân đội Việt Nam, Nguyễn Nguyên Bình đưa ra ý kiến:

"Thực ra tôi thấy từ năm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn làm, thì cũng đã có dư luận nói đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả hồ sơ để có thể đưa vấn đề Biển Đông của Việt Nam ra quốc tế.

"Thế nhưng từ hồi đó đến bây giờ, bao nhiêu năm rồi vẫn rục rịch như thế và tôi nghe đài VOV5 nói tiếng Trung Quốc, thì gần như tuần nào cũng có cái họ thông báo rằng có những cuộc triển lãm về chứng cứ chủ quyền biển đảo Việt Nam ở tỉnh này, tỉnh kia.

"Việc ấy bao nhiêu năm nay, tôi thấy vẫn làm, nhưng tất cả những cái đấy chỉ để cho nhân dân Việt Nam xem thôi, chứ còn chính thức đưa ra quốc tế thì chưa, mà như theo tôi biết, thì nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Giao có nói rằng, đã kiện thì có rất nhiều nội dung có thể kiện, chứ không phải có một nội dung là kiện về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tức là hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

"Cái đấy nhiều người trong dư luận, những người hay sợ hãi thì cứ nói là mình không kiện được đâu, cái đấy là phải để con cháu mình giải quyết. Nhưng chưa cần phải kiện đến cái đấy, ngay hiện diện Trung Quốc ở bãi Tư Chính này, thì có kiện họ về chuyện mà họ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, mà vi phạm Công ước về Luật biển Quốc tế (UNCLOS) 1982.

"Thế thì những việc ngay trước mắt và cũng không có gì trở ngại khó khăn, nhưng mà vẫn cứ không dám kiện, mà nếu theo tinh thần của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói, mình không dùng vũ lực, mình dùng biện pháp hòa bình để giải quyết, thì tôi nghĩ kiện cũng là một biện pháp hòa bình chứ đâu có gì mà vũ lực.

"Có lẽ là sự hay nói lớn và hay đe dọa của Trung Quốc, hình như nó cũng có tác động đến các vị lãnh đạo của Việt Nam hay sao đó. Ở đây tôi có tài liệu là lá thư của Chủ tịch Hội luật Quốc tế của Trung Quốc trả lời Chủ tịch Hội luật quốc tế của Việt Nam là ông Nguyễn Bá Sơn, trong này họ nhấn mạnh là tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã "luôn luôn hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và tuân thủ tuyệt đối luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS."

"Họ nói như thế, nhưng mà tài sao họ lại sợ kiện? Như chị Như Quỳnh vừa nói, ông Lê Văn Cương nói Trung Quốc "đe dọa" Việt Nam 5 điểm ấy, họ nói là không được kiện, tại sao một mặt Trung Quốc nói là tuân thủ tuyệt đối luật pháp quốc tế và không có gì vi phạm UNCLOS cả, thế nhưng cuối cùng lại bảo Việt Nam không được kiện.

"Như thế, thực chất là Trung Quốc rất đuối lý! Thế nhưng âm mưu của họ là họ muốn độc chiếm Biển Đông, cho nên họ cứ nói đại ngôn như thế, rồi họ dọa là sẽ nổ súng, chiến tranh, bao nhiêu việc khác, rồi họ mang máy bay và bao nhiêu tàu chiến. Vừa rồi duyệt binh kỷ niệm quốc khánh nước của họ, họ đem ra bao nhiêu vũ khí, rồi họ nói là có thể bắn đến tận nước Mỹ v.v..., thế thì tức là Trung Quốc hay đe dọa dùng vũ lực.

"Và việc đe dọa dùng vũ lực cũng là cái ta (Việt Nam) phải kiện mới đúng," nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên Bình nêu bình luận với hội luận của BBC từ Hà Nội.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn Thứ Năm từ London của BBC Tiếng Việt hôm 10/10/2019 về bãi Tư Chính, hội nghị TƯ11 và ứng phó, đối sách.



Vụ bãi Tư Chính "cực kỳ nguy hiểm" cho an ninh quốc BBC News Tiếng Việt

Quốc Phương  BBC

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.28.2/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 645.781px; height: 363.25px;">< /iframe>
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế

Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là "cực kỳ nguy hiểm" không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, "kể cả trên đất liền", một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.

"Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.

Bàn tròn BBC: Bãi Tư Chính, đối sách và Hội nghị TƯ 11 của ĐCS

Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông

Biển Đông: 'Né' tên TQ, VN có kế sách riêng?

Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính

"Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam," nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.

"Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.

"Đó là phải xác định rõ bạn - thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách 'Ba không', thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc - đó là quyền tự vệ chính đáng.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)

"Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

"Và để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ, cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU.

"Đấy chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam trong nguy cơ đó, có thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện được vấn đề và tìm gia một giải pháp.

"Và cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế."

'Khẳng định thành công'

Mỹ 'dội gáo nước lạnh' vào Trung Quốc trước Quốc khánh 70 năm

Cá Voi Xanh: 'ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN'

Bennet Murray: Việt Nam có 'đồng minh' mới trên Biển Đông?

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm khoa học

Bãi Tư Chính: Vì sao Trung Quốc ngày càng lấn tới?

Nhà nghiên cứu nói thêm về kết luận và nội dung chính rút ra từ hội thảo:

"Và về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề.

Một cảnh sát biển Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionMột cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.

"Khẳng định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt Nam," ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo từ quan điểm cá nhân từ Hà Nội.

Cuộc Tọa đàm khoa học hôm Chủ nhật trước đó đã được Ban tổ chức chủ động rời thời gian lại để chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn với thời gian của khách mời, ông Giao cho biết.

Được biết, trong số các diễn giả, chuyên gia và khác mời tham dự, có các vị như Vũ Ngọc Hoàng, Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải, Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào.

Căng thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm 2019.

Về phía Trung Quốc, tháng trước, nước này nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)".

Trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an VN, phát biểu tại Tọa đàm khoa học

"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói.

"Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực."

"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói thêm.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu trao đổi bên lề Tọa đàm hôm Chủ nhật 06/10/2019

Đầu tháng này, trong một diễn biến liên quan, Việt Nam qua kênh ngoại giao nói sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng Mười, HinduStan Times trích lời Đại sứ Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho hay.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vùng biển này.

Trả lời phỏng vấn của thời báo Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại nước Nam Á này cho biết kể từ tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28 tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.

''Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt,' nhà ngoại giao Việt Nam được báo Ấn Độ dẫn lời nói hôm 2/9.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 351 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 347 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 326 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 281 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.