Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 22863330

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 02.06.2023 11:04
Số phận của dân tộc Đại ngu thụ động hèn nhược để cho bọn đại gian manh CS ỏ mũi bán nước mà không hiểu
25.04.2020 09:13

Người dân nghĩ gì về tình hình biển đảo hiện nay?Diễm Thi, RFA 2020-04-24

Những người theo dõi truyền hình cho biết liên tiếp những ngày qua, cơ quan truyền thông Nhà Nước Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc như một cách kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người dân.



Ảnh chụp từ trên cao cái được gọi là ‘thành phố Tam sa’ trên một hòn đảo trong chuỗi Hoàng Sa đang tranh chấp, ngày 27 tháng 7 năm 2012.
Ảnh chụp từ trên cao cái được gọi là ‘thành phố Tam sa’ trên một hòn đảo trong chuỗi Hoàng Sa đang tranh chấp, ngày 27 tháng 7 năm 2012.
 AFP

Ông Đức Minh, một cựu sĩ quan quân đội từ Sài Gòn nói với RFA:

“Tôi thấy đó là một hiện tượng lạ. Tôi đang phân vân không biết có phải giới cầm quyền Việt Nam thay đổi quan điểm về ngoại giao với Trung Quốc hay không, nhưng bản thân lại không tin lắm vào việc họ thay đổi...

Nhiều người dân trong nước vẫn bị an ninh sách nhiễu về việc đeo khẩu trang có dòng chữ NO-U”.

Ông Minh liên tục phản đối Trung Quốc trên facebook cá nhân của mình và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam đừng quá nhu nhược. Bản thân ông cho biết dù không còn trẻ nhưng ông sẵn sàng tái ngũ, cầm súng đánh giặc khi tổ quốc cần.

Còn cô Lê Thị Tuyết, một công nhân ở Tây Ninh thì nêu suy nghĩ đơn giản của mình khi trò chuyện cùng RFA:

“Mất nước là do lỗi của những ông lớn, những lãnh đạo đã để Trung Quốc xâm lấn. Em là một người dân mà em có biết gì đâu. Chuyện đó để Nhà nước lo thôi. Mình ở Việt Nam mà, họ làm như thế nào mình cũng phải chịu thôi."

Theo ghi nhận của RFA, chỉ một số ít người dân tin vào báo chí và truyền thông nhà nước. Đa số họ chỉ lấy thông tin từ chính quyền để tham khảo rồi tìm hiểu thêm trên mạng xã hội, từ nguồn đáng tin cậy.

Anh Trần Trọng Nhân từ Buôn Mê Thuột nói với RFA rằng, có hai góc nhìn từ người dân. Một góc nhìn từ những người dân bàng quan với thời cuộc và góc nhìn từ những người dân trăn trở với hiện tình đất nước. Là một người luôn quan tâm đến thời cuộc, anh Nhân cho biết bản thân anh biết tin tức về biển đảo qua nhiều nguồn, nhưng trên mạng xã hội là chính. Nguồn chính thống từ trong nước thì anh ít theo dõi, chỉ coi một vài chương trình coi họ nói gì, họ phản ứng như thế nào thôi. Anh nói:

“Với lòng yêu quê hương đất nước em rất thao thức với hiện tình biển đảo, nhưng nếu bây giờ kêu em xuống đường chống Trung Quốc như trước thì em sẽ không đi. Em đã nhiều lần xuống đường và lần nào cũng bị chính quyền đàn áp. Lúc nào họ cũng nói với em rằng, các anh không phải lo. Có đảng và nhà nuốc lo rồi.

Lậu nay dân lên tiếng, mọi người lên tiếng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thì bị bắt bỏ tù. Bây giờ trước tình hình nguy cấp hơn bao giờ hết, đảng và nhà nước tự lo đi.”

Anh Nhân nói thêm rằng, với những người dân khác, khi mà báo đài lên tiếng mấy hôm nay thì họ cũng có lòng căm ghét Trung Quốc nhưng họ chỉ dừng lại ở đó, không có hành động cụ thể gì cả.

Anh Nguyễn Văn Khánh từ Hà Nội, người theo dõi rất kỹ những diễn biến từ hôm 30 tháng 3 đến hôm nay, nói với RFA:

“Từ lậu rồi em không coi TV, không đọc báo trong nước mà chỉ nghe và đọc BBC, CNN, RFA…Tin tức trong  nước cũng chỉ đọc o­nline thôi.

Về Hoàng Sa thì thực sự Việt Nam đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát từ năm 1974 rồi. Còn Trường Sa thì hiện có hơn 20 thực thể có quân đồn trú của Việt Nam.”

Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ tháng giêng năm 1974 và gọi quần đảo này là Tây Sa. Từ ngày 30 tháng 3 đến 10 tháng 4, Việt Nam đã liên tục gửi 3 công hàm đến Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi về chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Anh Lê Văn Tài từ Vĩnh Long chia sẻ với RFA:

“Tin tức biển đảo thì tôi coi trên internet từ những nguồn khả tín. Báo chí nhà nước thì họ cho nghe cái gì mình biết cái đó thôi. Chỉ coi để tham khảo và suy đoán. Không thể là thông tin chính thống mà tin tưởng được. Tôi coi những đài như VOA, RFA, BBC…Gần đây có những trang mạng dẫn link tiếng Anh.

Với tư cách là một người dân, tôi thấy chuyện biển đảo đã ‘xong’ từ lâu rồi. Mất rồi không còn hy vọng gì nữa. Không có lối thoát. Bao nhiêu năm nay chính phủ có làm được gì đâu ngoài phản đối lấy lệ!”

Công hàm 1958

Trung Quốc vừa qua đã dùng công hàm 1958 gửi lên LHQ về Trường Sa và Hoàng Sa như là một bằng chứng cho lập luận của mình.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc dùng công hàm này để ‘bắt chẹt’ Việt Nam. Năm 2014, khi Trung Quốc đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho những hành động của họ tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp báo phản đối cho rằng công hàm đó vô hiệu.

Lúc bấy giờ Thạc sĩ Hoàng Việt lên tiếng với RFA về vấn đề này:

Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.”

Với những người dân bình thường thì họ nghĩ gì trong thời điểm hiện nay?

Anh Lê Văn Tài từ Vĩnh Long khẳng định công hàm 1958 rõ ràng là đã ‘bán nước’ bởi nó đã công nhận quyết định chủ quyền biển đảo Trung Quốc đưa ra trước đó. Theo anh Tài thì ngoài công hàm này còn nhiều thứ ở bên trong mà người dận chưa biết. Trung Quốc dùng công hàm này để đe dọa Việt Nam, nếu phản ứng nó sẽ xì thêm nhiều chuyện kinh thiên động địa nữa.

Anh Nguyễn Văn Khánh nêu ý kiến :

“Công hàm của ông Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958 em cho rằng đó thực sự là một công văn bán nước, không thể biện bạch. Với vai trò là một ông Thủ tướng, trên là ông Hồ thì không thể nói câu lúc đó không quản lý vùng lãnh hải ấy mà do VNCH quản lý, nên tuyên bốn của ông Đồng là vô giá trị.

Em cho rằng truyền thống đánh giặc và truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam có từ hàng ngàn năm nay. Khi tinh thần của người Việt Nam đã trỗi dậy thì không một ai có thể cản trở.”

Trong khi đó, anh Trần Trọng Nhân lại cho rằng Trung Quốc sử dụng công hàm này để khẳng định chủ quyền biển đảo là không hợp lý. Người cộng sản Việt Nam bị cài bẫy từ thời đó rồi. Anh giải thích:

“Năm 1958 Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc quyền quản lý của cộng sản Bắc việt mà thuộc quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

Đối với cộng sản Việt Nam bây giờ, nếu họ phủ nhận công hàm này, không công nhận công hàm này thì họ phải công nhận tính chính danh của thể chế Việt Nam Cộng Hòa.”

Điều này từng được Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói đến từ năm 2017 với báo chí trong nước rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi.

Nỗi lo từ cuộc cãi vã về tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng

Từ Nguyên Trực, RFAil

Hình minh hoạ. Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài thuộc Trường Sa hôm 17/1/2013
Hình minh hoạ. Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài thuộc Trường Sa hôm 17/1/2013
 Reuters

Thời gian vừa qua, biển Đông liên tục “dậy sóng” bởi các hành động hung hăng nối tiếp hung hăng của Trung Cộng. Trung Cộng vẫn đang thể hiện là một “tay chơi” kiên nhẫn và đầy mưu mẹo. Những vấn đề nội bộ của Trung Cộng cũng nóng bỏng khi quốc gia này đang đối mặt với những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội từ trong nước đến ngoài nước. Trong bối cảnh đó, tung ra vài chiêu tại biển Đông là dư luận cả thế giới im bặt vì đã dồn hết chú ý vào đó.

Sự kháng cự của các quốc gia ASEAN có lúc tưởng chừng như vô vọng, nhưng lại được “bơm” bởi một số tuyên bố khích lệ từ các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ. Dư luận Việt Nam đang nức lòng khi lần đầu được thấy tận mắt các Công hàm của Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phản đối các lập luận của Trung Cộng. Tuy nhiên, niềm hưng phấn ấy không giữ được lâu.

Ngày 17/4/2020, Trung Cộng tung một Công hàm nhiều ý nghĩa khác nhau cho Việt Nam. Một số chuyên gia lo lắng khi nhận được tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực từ Trung Cộng. Ngoài ra, cũng có chuyên gia nhận thấy rằng, trong Công hàm này, Trung Cộng lại tiếp tục đưa một “cái áo mới” là Tứ Sa chồng lên ái áo cũ “đường lưỡi bò” cho lập luận hòng chiếm cả biển Đông của Trung Cộng.

Nhưng dư luận Việt Nam dửng dưng trước điều đó, mà tất cả lại đổ dồn về một vấn đề khác. Đó là việc Trung Cộng lại tiếp tục khơi lại luận điểm Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Tây Sa (Tức Hoàng Sa) và Nam Sa (Tức Trường Sa) thông qua cái mà Trung Cộng gọi là “Công hàm năm 1958” do ông Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Việt Nam khi đó ký tên trực tiếp.

Những tranh luận ồn ào về văn bản này lại được dịp bùng lên. Và rất nhanh, như mọi cuộc tranh luận khác, cuộc tranh luận đã nhanh chóng trở thành một cuộc cãi vã. Là cãi vã bởi vì, chẳng ai muốn nghe ai, chẳng ai đếm xỉa gì đến lập luận, mà chỉ cố gắng tìm cách thể hiện. và áp chế quan điểm của riêng mình, còn ai nghe hay không mặc kệ.

Cãi vã đầu tiên là liên quan đến tên gọi của văn bản này. Phía Trung Cộng gọi nó là Công hàm ( Tiếng Anh gọi Công hàm là Notes hoặc Công hàm ngoại giao: Notes Verbales), Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc trong một số văn bản gửi lên Liên Hợp Quốc gọi nó là Thư (Tiếng Anh: Letters). Một số người khác thì gọi nó là Công thư, hàm ý là một thư của Chính phủ, khác với thư của cá nhân.

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc Photo: RFA

Cãi vã thứ hai và nhiều nhất là việc nội dung văn bản này có ràng buộc Việt Nam như phía Trung Cộng tuyên bố là đã cấu thành sự công nhận chính thức của phía Việt Nam với chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo này. Một số học giả Việt Nam ở trong nước và hải ngoại ra sức phân tích rằng, văn bản này không hẳn đã khiến Việt Nam “thua trắng” nếu ra Toà án quốc tế phân xử.

Tuy vậy, cuộc cãi vã vẫn bùng lên và chưa đến hồi lắng dịu. Trong bài này, tác giả không tập trung vào phân tích tính pháp lý của văn bản vì nhiều người đã trình bày. Và ngay trong nhiều văn bản chính thức của Phái đoàn Thường trực Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc cũng thể hiện những nội dung đó rồi.

Một số luật gia trẻ tuổi thấy bùng lên cơ hội muốn thể hiện khả năng bản thân, thông qua việc phản biện và phê phán các lập luận trước đã đưa ra để “trấn an” công luận. Một số nhà nghiên cứu khác cũng lên tiếng chê bai ông Phạm Văn Đồng, ý muốn nói rằng “đáng đời thằng bán nước”. Cá biệt có nhà nghiên cứu còn cho rằng, tất cả những lập luận bảo vệ Việt Nam như vậy, ông ta đã thấy trước và chỉ có cách theo lập luận của ông ta mà thôi.

Điều rất ngạc nhiên của người viết khi chứng kiến cuộc cãi vã “kinh khiếp” này. Cũng sẽ có người nói rằng, với tinh thần khoa học thì phải mổ xẻ điểm yếu, điểm mạnh của mỗi bên, để có được những sức mạnh pháp lý cần thiết. Thế nhưng, nếu nói về khoa học, có mấy người nào chịu khó đọc tất cả các lập luận của các bên để đưa ra một cái nhìn khách quan, nhiều chiều nhưng phải được đặt trên tổng thể các lập luận đó. Xin nhắc rằng, lập luận về chủ quyền của mỗi bên đều là một tập hợp nhiều luận điểm khác nhau, được hỗ trợ bởi nhiều luận cứ và các bằng chứng lịch sử pháp lý, thế nhưng dường như dư luận Việt Nam, kể cả một số người được cho là nhà nghiên cứu, vẫn chỉ nhìn vào một luận điểm duy nhất với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, vậy thì điều đó có thực sự đã có cái nhìn khoa học? Nếu chỉ nhìn vào một phần mà không nhìn vào tổng thể thì có khác gì “thầy bói mù sờ voi”. Vậy thì làm sao mà đã có thể khẳng định được mạnh yếu trong lập luận của mỗi bên?

Cuộc cãi vã này nếu chấm dứt thì kẻ thắng duy nhất lại là Trung Cộng. Chỉ một đòn “đàn chỉ thần công” này thôi đã hạ gục bao nhiêu sự hả hê của dư luận Việt Nam chỉ mới được hân hoan vài ngày trước đó.

Nếu các luật gia, nhà nghiên cứu người Việt đang ra sức cãi vã trên Facebook chịu khó tìm hiểu kỹ, thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một trong vài “tuyên bố” gây ra một vài sự bất lợi cho phía Việt Nam mà thôi. Tôi ví dụ nhé, còn tuyên bố của Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1953, Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam năm 1965. Thế nhưng, Trung Cộng thích nhất và hay xài nhất chính là tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, cho dù, tuyên bố này mù mờ hơn rất nhiều và chưa chắc đã có pháp lý mạnh hơn so với tuyên bố của ông Ung Văn Khiêm và của Bộ Ngoại Giao năm 1965.

Vấn đề cần phải nói trong câu chuyện biển Đông hôm nay, không chỉ là chủ quyền của ai? Cái mà Việt Nam có nhiều bằng chứng chủ quyền nhất là Hoàng Sa thì giờ Trung Cộng đã nắm trọn. Lấy lại Hoàng Sa trước một Trung Cộng đầy xảo quyệt và gian manh thì chỉ có thể sử dụng “gươm súng”, vì thế vẫn còn là một tương lai xa vời vợi, cho dù chúng ta vẫn biết rằng chỉ còn 1% hy vọng, chúng ta vẫn phải luôn kiên trì đeo đuổi.

Hình minh hoạ. Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đảo. Hà Nội ngày 9/12/2012
Hình minh hoạ. Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đảo. Hà Nội ngày 9/12/2012 Reuters

Về Trường Sa thì Việt Nam thông tin chính thức cho biết là đang nắm giữ 21 thực thể, trong đó có 9 “đảo nổi”, 12 “đảo chìm”, tổng cộng là 33 điểm đóng quân. Trong vấn đề chủ quyền tại Trường Sa thì giả dụ, nếu điều tệ hại nhất xảy ra là tất cả các lập luận chủ quyền của Việt Nam bị “vô hiệu” thì theo nguyên tắc “chiếm hữu theo thời hiệu” trong luật quốc tế, được nhắc lại trong Án lệ Pedra Branca năm 2008 thì ai đang giữ cái gì sẽ được tiếp tục giữ cái đó như Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) đã phán xử trong Vụ Pedra Branca. Cho dù Malaysia kế thừa chủ quyền từ Tiểu vương Johor, đã thực thi chủ quyền sớm nhất trên Pedra Branca, tuy nhiên vì Singapore đang chiếm hữu nó trong thực tế, chiếm hữu bằng biện pháp hoà bình, nên Singapore được ICJ trao quyền tiếp tục sở hữu Pedra Branca.

Với tình hình hiện nay, Việt Nam “giữ lại những gì mình đang có” đã là đầy khó khăn, chứ giấc mơ “lấy lại những gì đã mất”, thu hồi lại Hoàng Sa và toàn bộ Trường Sa, sẽ là câu chuyện của một tương lai xa vời.

Điều cấp bách đáng nói hơn cả vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ở đây là việc Trung Quốc đang xâm chiếm gần hết vùng biển của Việt Nam, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là những vùng biển mà Việt Nam đương nhiên có quyền hưởng trong việc thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng này. Các tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, băng cháy, các loại hải sản, các tuyến vận tải biển… trên các vùng này phải thuộc về Việt Nam. Thế nhưng, mọi người đang thấy đó, Trung Quốc ngày trước vẽ ra tấm áo “dơ dáy” là “đường lưỡi bò”, bây giờ lại khoác lên tấm áo “Tứ Sa” hòng che đậy cho dã tâm chiếm đoạt các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia khác.

Tuy nhiên, vấn đề vùng biển này lại nằm trong quy định của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Gọi tắt tiếng Anh là UNCLOS). Và nhờ có UNCLOS, Việt Nam mới có lý do để đòi hỏi các vùng biển của chúng ta, chứ nếu không, chắc chúng ta có khi đã trở thành “nước không có biển” như anh bạn Lào vậy.

Vì thế, nếu giấc mơ nghiên cứu biển Đông với những vấn đề thực sự ảnh hưởng tới tương lai đất nước, thì có bao nhiêu việc phải làm, phải nghiên cứu. Người viết luôn ủng hộ các tranh luận khoa học để tìm ra các lập luận mới bảo vệ đất nước, nhưng cần nghiên cứu và tìm hiểu một cách thật sự khoa học, tránh rơi vào cuộc cãi vã triền miên không có lối thoát. Và trong lúc chúng ta đang cãi vã, thì kẻ thù đang từ từ gặm nhấm biển của chúng ta.



Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng 


Quốc Phương

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976, và là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976, và là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976

Trung Quốc tới nay vẫn sử dụng thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Biển Đông: Asean, Việt Nam và Mỹ cần “mạnh mẽ hơn”

Biển Đông: TQ tiếp tục ‘mềm nắn, rắn buông’ và tranh giành ảnh hưởng

Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’

Vậy đánh giá mới nhất của các chuyên gia Việt Nam là thế nào?

Đó là ý kiến từ giới nghiên cứu luật pháp và chính trị quốc tế bình luận với BBC News Tiếng Việt trong dịp này.

Hôm 17/4/2020, bản công hàm từ năm 1958 do người đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho người đồng cấp Chu Ân Lai của phía Trung Quốc đã được Bắc Kinh viện dẫn trong một công hàm (CML/42/2020) gửi lên Liên Hợp quốc, cùng lúc Bắc Kinh có các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo của Trung Quốc.

'Bước leo thang, tuyên chiến'?

Bình luận về động thái này, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, hiện là Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật & Phát triển, từ Hà Nội nói:

"Trước hết, đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ đã thể hiện rất rõ.

"Ngay tuyên bố của Trung Quốc cho rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc về của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam rút khỏi và họ tuyên bố rằng Việt Nam đã chiếm những đảo và thực thể mà Việt Nam hiện nay Việt Nam đang chấn giữ một cách hợp pháp, thì họ bảo rằng đó là những vị trí mà Việt Nam đã xâm lược, cũng như đã chiếm giữ bất hợp pháp.

"Thì đây theo tôi gần như một tuyên bố có thể nói là tuyên chiến rồi, đồng thời họ nói là họ sẽ bảo vệ lợi ích ở những vùng biển này, cũng như ở các đảo này, bằng mọi phương tiện và một cách kiên quyết, thì giới chuyên gia đã bình luận đây là một lời đe dọa về dùng vũ lực rồi, không phải là bình thường nữa."

Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh năm 1965Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh năm 1965

'Nằm trong nghị trình'

Liên quan đến việc Trung Quốc công bố, viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, ông Hoàng Ngọc Giao bình luận:

"Theo tôi, tới lúc này, đây là câu chuyện có thể sẽ nằm trong nghị trình của một phiên giải quyết tranh chấp xét xử tại một cơ quan tài phán quốc tế rằng là công hàm này có giá trị pháp lý như thế nào, đến đâu.

"Trung Quốc đã dám công bố viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ có dám ra trước cơ quan tài phán quốc tế để tranh luận, tranh lý với Việt Nam về giá trị của công hàm này và rộng hơn là tranh luận đi đến phán xử, phán quyết về ai mới là người có chủ quyền thực sự ở Hoàng Sa, Trường Sa hay không?

"Vì lúc đó phía Việt Nam trong hồ sơ khởi kiện cũng phải chuẩn bị cho kỹ, riêng cá nhân tôi với tư cách chuyên gia, tôi đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng công văn, công hàm Phạm Văn Đồng này không có giá trị pháp lý nào cả.

"Bởi vì căn cứ vào Hiệp định Geneva năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, chia đất nước Việt Nam thành hai miền, chính trong Hiệp định đó đã quy định rất rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc phía Nam của vĩ tuyến 17, và như vậy trực thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.32.6/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" lang="vi" allow="autoplay" title="GS Nguyễn Mạnh Hùng: 'Giải pháp liên minh là không thực tiễn'" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.203px; height: 346.609px;">< /iframe>
GS Nguyễn Mạnh Hùng: 'Giải pháp liên minh là không thực tiễn'

Đánh đổi chính trị?

Theo chuyên gia luật học này, công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa và có thể được vô hiệu hóa, nhưng đánh đổi lại nhà nước Viện Nam hiện nay phải có sự đánh đổi chính trị, hay thay đổi về quan niệm và nhìn nhận lịch sử với một nhà nước đã bị đánh sập 45 năm trước ở miền Nam Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao nói tiếp:

"Thế thì từ trước đến nay, chính quyền ở Bắc Việt Nam và kể cả chính quyền Việt Nam bây giờ, trong các giới học thuật, đặc biệt học thuật về luật quốc tế, người ta vì những mục đích chính trị, cho nên người ta không chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa như là một chủ thể độc lập của Công pháp Quốc tế.

"Và vì thế cho nên điều này cuối cùng xảy ra công hàm 'bất lợi', thì bây giờ nhà nước, chính phủ Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nhận thấy một điều là nếu như mình phủ nhận sự tồn tại của một chính phủ, của một nhà nước chính danh, phù hợp pháp luật quốc tế, đó là Việt Nam Cộng Hòa, thì nó lại gây hại cho câu chuyện đấu tranh bảo vệ chủ quyền."

"Do vậy hiện nay, quan điểm chính thức của những người lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chắc chắn không thể phủ nhận vai trò chính danh của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước đây, trước 30/4/1975 và điều này chỉ có lợi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và nó làm vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.

Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956

"Tất nhiên bên cạnh việc công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ở chỗ là anh không thể công nhận cái gì mà anh không có được, thì ở đây còn một ý nữa đó là công hàm này, như nhiều chuyên gia đã nói, đó là ở cấp Thủ tướng, không phải ở cấp đại diện quốc gia là một nguyên thủ quốc gia và chưa được Quốc hội phê chuẩn.

"Bởi vì những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội, và vì thế cho nên về giá trị pháp lý của nó, thì nó cũng không có giá trị pháp lý ở chỗ đó nữa.

"Điểm thứ ba nữa là Công hàm Phạm Văn Đồng nó phản ánh như một động thái chính trị phe nhóm với nhau. Cùng là phe cộng sản, thời đó Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam để đánh Mỹ.

"Thế thì nó có thể hiểu như là một tuyên bố chính trị, một động thái chính trị giữa hai bên, chứ không thể coi nó có giá trị pháp lý gì hết."

Khó khăn pháp lý?

Hôm 23/4, trả lời câu hỏi của khán, thính giả gửi cho một chương trình bình luận trực tuyến của BBC News Tiếng Việt hỏi rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 gây khó khăn pháp lý gì cho cuộc đấu tranh về chủ quyền quốc gia và biển đảo của Việt Nam hiện nay, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị học và bang giao quốc tế nói:

"Thực sự thì Trung Quốc đang bám vào cái đó và bảo rằng ở Việt Nam đã công nhận những điều khoản của họ rồi.

"Nhưng ngược lại chúng ta thấy có một số sự kiện cho thấy là Việt Nam cũng tương đối thay đổi. Ngày xưa, khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn làm Thủ tướng chính phủ Việt Nam, thì ông cũng đã nói rõ rằng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

"Thường thường, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gọi đó là chính quyền 'ngụy quyền' và không có giá trị, thẩm quyền gì cả, nhưng bây giờ Việt Nam chứng nhận là có, như vậy có nghĩa là bảo rằng nếu là do Việt Nam Cộng hòa quản lý, thì công hàm Phạm Văn Đồng tự nó không có hiệu quả gì cả.

"Bởi vì theo quan niệm gọi là chuyển quyền từ chính phủ này sang chính phủ khác, thì chính phủ miền Bắc, khi lãnh thêm miền Nam vào miền Bắc, thì lãnh thêm cả những tiêu sản và tích sản, những quyền lợi và nghĩa vụ.

"Nếu theo quan điểm của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, thì miền Bắc chỉ thừa hưởng của miền Nam Cộng hòa, do đó họ không chịu trách nhiệm, bởi vì đã không có nghĩa vụ thì miền Bắc không có nghĩa vụ.

"Đặc biệt là bây giờ trong Liên Hợp quốc, chúng ta thấy có văn bản rõ rệt vào tháng Giêng năm 1974, thì xảy ra vụ đó, thì ông Ngoại trưởng của Việt Nam Cộng hòa là ông Vương Văn Bắc đã viết văn thư cho ông Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và yêu cầu đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an và Việt Nam Cộng hòa đã lên án Trung Quốc là xâm lấn Việt Nam.

"Thành ra những văn bản đó là những văn bản đã có ở trong Liên Hợp quốc rồi và theo luật pháp quốc tế thì nó cũng đúng.

"Cho nên đã có những động thái đó, còn bây giờ chúng ta chưa thấy tiếp tục từ hồi ông Nguyễn Tấn Dũng nói câu đó, thì sau này chúng ta chưa thấy gì cả."

'Không có nhượng chủ quyền'

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà nghiên cứu Trung Quốc học bình luận:

"Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ủng hộ vấn đề là xung quanh các nước, hay xung quanh các đảo thì được 12 hải lý, thế thôi, chứ không phải chấp nhận là Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa.

"Mà cũng giống như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng vừa nói, vấn đề này không có động chạm gì đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam Cộng hòa ngày xưa.

"Ngoài ra, tôi cũng cho rằng việc này chỉ là một công thư của một Thủ tướng công nhận vấn đề ở trên biển, vấn đề 12 hải lý, thôi.

"Nhưng mà cái đó không được chính quyền Việt Nam, trong đó có Quốc hội, trong đó có Chủ tịch nước ủy quyền, do đó Trung Quốc không thể dùng công thư đó để nói rằng là Việt Nam đã nhường chủ quyền ở Hoàng Sa cho Trung Quốc."

Trong dịp này, theo dõi tình hình an ninh ở Biển Đông và khu vực, một số học giả, nhà quan sát đã chia sẻ ý kiến, bình luận của mình với BBC News Tiếng Việt.

Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, nhà nghiên cứu chính trị học thuộc Đại học Bình Dương, nêu nhận định:

"Năm ngoái Trung Quốc đến Tư Chính chủ yếu là để cản trở Việt Nam ở mỏ Sao Vàng- Đại Nguyệt.

"Họ thất bại vì cuối cùng, Việt Nam vẫn hạ đặt được chân đến giàn khoan ở đây.

"Trong công bố nghiên cứu mới "Vấn đề Biển Đông: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay", tôi có viết rằng điều quan trọng là mặc dù mọi cản trở từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ở khu vực này".

"Năm nay Việt Nam tiếp tục đặt giàn khoan ở đây, Trung Quốc cũng biết vậy nên sẽ quyết tâm phá.

"Bởi vậy, dự báo của tôi là tình hình sẽ căng thẳng và các hoạt động của Trung Quốc (gồm cả xâu chuỗi từ việc đâm chìm tàu cá cho đến các động thái khác) là đòn ra tay trước."

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một chương trình phân tích, bình luận về Biển Đông và an ninh khu vực với sự tham gia của GS Nguyễn Mạnh Hùng và GS Ngô Vĩnh Long từ Hoa Kỳ.

Báo Nhân Dân đề cập đến Công Hàm Bán Nước

CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC


Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

CÔNG HÀM BÁN NƯỚC

Thưa đồng chí Chu Ân-lai,

Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,

Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.

Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG

Thủ tướng Chính phủ

nước Việt-nam dân chủ cộng hoà

Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải

DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA o­n THE TERRITORIAL SEA 

(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress o­n 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:

(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.

Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 

 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 

 (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 

 (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc 

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc 

(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)


 Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands

                Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

Bản đồ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc

Nghiên cứu của Todd Kelly đề cập đến Công Hàm Bán Nước       

On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]

Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này”.

Trích và lược dịch từ Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago by Todd Kelly

và A Journal of the Southeast Asian Studies Student Association

DRV = Democratic Republic of Vietnam - Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam)

PRC = People's Republic of China - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung-quốc)

RVN = Republic of Vietnam - Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam)

Bản đồ quảng cáo du lịch của Trung Quốc

Bấm vào hình để phóng lớn

Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông đề cập đến Công Hàm Bán Nước

Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa

Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)


1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam

Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn

Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.

Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .

Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.

Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội - vừa mới thống nhất với miền Nam - lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.

Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.

Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .

Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn - tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.

Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.

2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo

Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?

3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.

Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải".

Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:


Thưa Đồng chí Tổng lý,


Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG

Thủ tướng Chính Phủ

Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa

Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách công bình"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:

“Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".”

Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản

Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

5) Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :

Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)

Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

Palawan Sun: Bắc Việt Nam ủng hộ Tuyên bố 1958 của Trung Quốc

When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are o­n the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.

Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà (chính quyền) Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, (chính quyền) Saigon lại chiếm giữ thêm đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được ủng hộ bởi (chính phủ) Bắc Việt Nam.

Trích và lược dịch từ A History of Three Warnings By Dr. Jose Antonio Socrates

và Palawan Sun o­nline

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1974)

Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.

Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng: 

Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.

Chừng  nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.

Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.

Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ  hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.

Tuyên bố bởi  Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974

Trích và lược dịch từ nguồn:

Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (1979)

Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.

3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến huỷ diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này.

4. Từ năm 1972, theo sau Bản Thông cáo chung Thượng Hải, những kẻ cai trị Trung Quốc đã âm mưu với bọn hiếu chiến Mỹ để phản bội nhân dân Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu trở ngại cho cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam. Ðầu Tháng Giêng 1974, chỉ trước khi nhân dân Việt Nam toàn thắng vào mùa Xuân 1975, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau đây:

- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.

- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng.

- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.

5. Tại các cuộc thảo luận tổ chức vào ngày 24/9/1975 với phái đoàn Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm viếng Trung Quốc, Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình đã thú nhận rằng có sự tranh chấp giữa hai bên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên sau đó nên bàn thảo với nhau để giải quyết vấn đề

6. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa một cách bất hợp pháp bằng quân sự, Trung Quốc đã xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dẫm chân lên làm cản trở tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam với tầm vóc to lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi tạo ra một tình trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Ðiều rõ ràng là những kẻ cai trị Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định tấn công Việt Nam một lần nữa. Hành động của họ là một sự đe doạ nghiêm trọng cho hoà bình và ổn định trong vùng Ðông Nam Á và làm lộ rõ hơn tham vọng bành trướng, với bản chất bá quyền hiếu chiến của một nước lớn,  bộ mặt xảo trá lật lọng và phản bội của họ.

Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 1979

Trích và lược dịch từ nguồn:

Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn giải về Công Hàm Bán Nước

International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands

5. Viet Nam

a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."

b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail o­n September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands o­n the South China Sea. o­n September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China o­n China's territorial sea."

c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook o­n geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China

Công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa

5. Việt Nam

 a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"

 b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.  Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"

 c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .  

Trích và lược dịch từ trang nhà của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thi sĩ Tường Linh [14.07.2021 14:32]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nữ quản lý gốc Việt chết thảm trong kho lạnh ở Mỹ [NEW]
Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay
Tội ác man rợ của người Thái hải tặc đồi với dân tị nạn VN
Nhiều thiếu nữ Nga và Ukraine xinh đến ngỡ ngàng muốn tìm người yêu và chồng VN
Bắt chước đầu bếp Anh làm Thánh Rắc Hành đi tù gần 6 năm bị đảng và nhà nước cho là diểu cợt thái thú Tô Lâm người gốc Hoa lãnh đạo thực quyền tối cao do TQ bỗ nhiệm
Mỹ đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ, thị trường chứng khoán tăng vọt người Việt hãy mua các cổ phiếu tốt nhất kẻo mất cơ hội
Chiến dịch phản công của Ukraine đã bắt đầu, quân Nga tháo chạy, quân đoàn giải phóng đánh vào nội địa Nga
Mặt trận giải phóng Nga Sô lập chiến công rực rỡ
Đảng và nhà nước khuyến khích lai giống để cải thiện chiều cao nỏi giống
Tổng giám đốc IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi kinh tế toàn cầu
Nghe đảng đi thâm đất tổ TQ, 9 người Việt tử vong do tài xế TQ lái
Việt Nam biết bao nhiêu thế kỷ nữa mới được hưởng Dân Chủ để tự do bầu cử như Campuchia và Thái Lan?
VK Mỹ rút tiền trong khi cựu TT Trump hô hào các đại biểu đảng CH chống lại TT Biden cho nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trên thế giới để giúp Nga chiến thằng và TQ vượt Mỹ trả đủa dâm Mỹ không
Nga nói hai tư lệnh chiến trường quân đội thiệt mạng ở Ukraine, tàn quân dẫm đạp nhau vắt giò lên cổ chạy thoát thân
Ngư dân VN chống Tàu cứu nước muôn năm!

     Đọc nhiều nhất 
CIA và vụ đảo chánh sát hại Tổng thổng Ngô Đình Diệm [Đã đọc: 571 lần]
Nghi vần TT Nguyễn Văn Thiệu nộị gián cho CS làm sụp đổ miền Nam bằng lệnh rút quân tức tốc khiến CSBV đuổi theo không kịp! [Đã đọc: 517 lần]
Học đạo đức bác Hồ con giết cha thiêu xác phi tang - Người Việt trở nên bạo động, hung ác thời XHCN [Đã đọc: 305 lần]
Vì sao Mỹ và các đồng minh NATO vẫn còn khiếp sợ Nga không dám gửi chiến đấu cơ tối tân hơn cho Ukraine [Đã đọc: 285 lần]
Trung Quốc+VC đầu độc nhân dân Việt Nam [Đã đọc: 284 lần]
Thảm cảnh người gốc Việt vô gia cư tại Mỹ [Đã đọc: 279 lần]
Giám đốc chủ nhân TQ giết nữ kế toán trẻ đẹp sau khi hiếp dâm [Đã đọc: 272 lần]
Nga mượn tay Việt Nam đàn áp kiều dân Nga tại VN phản đối chiến tranh ở Ukraine [Đã đọc: 249 lần]
Việt Nam phát triển kỹ nghệ quồc phòng đối phó TQ [Đã đọc: 228 lần]
Không sợ hiểm nguyTổng thống Zelensky thăm thành phố Avdiivka giữa lúc quân đội Nga bao vây 3 phía- Cảnh báo Nga sắp dùng bom hạt nhân giết hàng trỉiệu người Ukraine [Đã đọc: 212 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.