Các nước “Tứ giác kim cương” tập trận, gửi thông điệp tới Trung Quốc
22.07.2020 19:44
Hoàng Phạm | 22/07/2020 04:31 PM Các tàu sân bay Mỹ chia làm 2 hướng tập trận trên vùng biển Philippines và Ấn Độ Dương, một động thái được cho là nhằm “gây chú ý” với Trung Quốc.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan cùng các nhóm tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản và Hải quân Australia trong cuộc tập trận 3 bên trên biển Philippines ngày 21/7. Ảnh: Hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận song song trên biển Philippines và Ấn Độ Dương, cùng các nước thuộc “Tứ giác kim cương” (hay bộ tứ Quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Các cuộc tập trận này được cho là nhằm vào Trung Quốc.
Các cuộc tập trận nhằm vào Trung Quốc?
Ngày 21/7, Hải quân Mỹ cho biết nước này đã bắt đầu cuộc tập trận 3 bên trên biển Philippine cùng Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Australia.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan, tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Antietam và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin tham gia tập trận cùng các chiến hạm Stuart và Arunta, tàu khu trục Habart, tàu sân bay trực thăng Caberra, hạm đội Sirius của Australia và tàu khu trục Teruzuki của Nhật Bản.
Cuộc tập trận bắt đầu từ 19/7, một ngày trước khi Hải quân Mỹ và Ấn Độ tiến hành các cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz.
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia thiết lập đối thoại an ninh bốn bên (hay Quad – Tứ giác kim cương) từ năm 2007. Tuy nhiên, một số nước trong nhóm vẫn tỏ ra thận trọng để không bị coi đây như nỗ lực thiết lập liên minh quân sự hay một NATO châu Á.
Năm 2007, Australia trấn an Trung Quốc rằng Canberra chỉ muốn hạn chế khuôn khổ hợp tác trong Quad ở vấn đề thương mại và văn hóa. Cũng trong năm đó, Ấn Độ nhấn mạnh với Trung Quốc rằng Quad sẽ không bao gồm các mối quan hệ về an ninh.
Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc tập trận với sự tham gia của cả 4 nước Quad ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khiến các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu “sự rụt rè” trước kia của Ấn Độ hay Australia đã trở nên mờ nhạt hay không.
Theo các nhà phân tích, phép thử thực sự sẽ là liệu Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ có mời Australia cùng tham gia cuộc tập trận 3 bên thường niên Malabar vào cuối năm nay hay không.
Năm 2007, Australia được mời tham gia với tư cách thành viên không thường trực. Tuy nhiên năm 2018, Ấn Độ không mời Australia để tránh “mang tiếng” xây dựng một nhóm quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Sau các vụ đụng độ biên giới trên dãy Himalaya với Trung Quốc trong những tuần gần đây, quan điểm dư luận ở Ấn Độ dường như đang thay đổi nhanh chóng.
“Việc cả 4 thành viên Quad cùng tham gia vào một cuộc tập trận quân sự sẽ cho thấy một giải pháp thống nhất nhằm đối phó và cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corp. có trụ sở ở California (Mỹ) nói.
Patrick Gerard Buchan, Giám đốc Dự án các liên minh của Mỹ tại Tryng tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược có trụ sở ở Washington, cho rằng dù mức độ thận trọng của Ấn Độ với Quad đã được hạ thấp do những xung đột biên giới gần đây với Trung Quốc, nhưng điều đó vẫn chưa mất đi hoàn toàn.
Theo ông Buchan, Quad luôn phải tìm cách cân bằng các hành động với Trung Quốc và không ai muốn để mọi việc trở nên phức tạp.
Tuy nhiên, Sammer Lalwani, một chuyên gia về Nam Á tại Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington cho rằng các cuộc tập trận giữa Ấn Độ và Mỹ ở Ấn Độ Dương có thể là một điềm báo cho những gì sẽ xảy ra.
Bên ngoài eo biển Mallaca, tàu sân bay Nimitz, tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Princeton và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett, USS Ralpha Johnson đang cùng các chiến hạm Rana, Sahyadri, Shivalik và Kamorta của Ấn Độ đang tiến hành tập trận chung.
“Việc có các tàu tên lửa dẫn đường của Mỹ và Ấn Độ được triển khai cùng nhau là động thái không thể không chú ý và nó cho thấy có thể sẽ có các hoạt động tác chiến phòng không và săn ngầm”, Lalwani nói.
Khả năng tập trận quân sự chung của Tứ giác kim cương
Patrick Cronin, Chủ tịch phụ trách an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Hudson cũng cho rằng: “Các cuộc tập trận hải quân quốc tế đang diễn ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chỉ là những động thái mới cho thấy Ấn Độ, Australia và Nhật Bản dường như sẵn sàng rũ bỏ những e ngại trước đây về các cuộc tập trận đa phương”, ông nói.
Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh cả 4 nước Quad đều đang chứng kiến mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi.
Trong báo cáo chiến lược quốc phòng 2020 công bố đầu tháng này, Australia đã có quan điểm hoài nghi hơn đối với Trung Quốc so với Sách Trắng cách đây 4 năm.
“Kể từ 2016, các nước lớn đều ngày càng tích cực hơn trong việc tìm cách gia tăng ảnh hưởng, trong đó có cả những hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Sách Trắng của Australia nêu rõ. “Australia đang lo ngại về các động thái như việc thiết lập các căn cứ quân sự có thể ảnh hưởng xấu tới sự ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khu vực hiện tại của chúng ta”.
Trong Sách Trắng quốc phòng 2020, Nhật Bản cũng nói rằng Trung Quốc vẫn không ngừng đơn phương tìm cách thay đổi nguyên trạng trên vùng biển xung quanh Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và điều này dẫn tới nhiều mối quan lớn.
“Hải quân và Không quân Trung Quốc những năm gần đây đã mở rộng và tăng cường các hoạt động xung quanh các vùng biển và không phận của Nhât Bản và có nhiều trường hợp liên quan tới hành động leo thang 1 phía”, Sách Trắng của Nhật nêu rõ.
Theo nhà phân tích Cronin, “Từ các đường biên giới Himalaya tới Biển Đông, biển Hoa Đông, Trung Quốc đang gia tăng chiến dịch nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát. Đây là một chiến lược không được lòng người”.
Chuẩn Đô Đốc nghỉ hưu của Ấn Độ, từng đứng đầu cơ quan tình báo Hải quân Sudarshan Shrikhande nói rằng, quan hệ đối tác Quad có thể mở rộng với sự tham gia của các nước láng giềng.
“Là một tổ chức cốt lõi, Quad có thể cùng với một số thành viên ASEAN, trở nên hữu ích hơn trong việc đối trọng với những tham vọng của Trung Quốc”, ông Shrikhande nhận định.
Theo ông Shrikhande, để làm được điều đó, Quad cần phải được đa phương hóa.
“Việc gia tăng triển các hoạt động hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương cũng như ở phía Tây Thái Bình Dương là một khía cạnh, nhưng các chiến dịch ngoại giao, kinh tế và thậm chí cả thông tin để tiến gần hơn mục tiêu đó chưa từng được thực hiện trước đây. Tôi có thể hiểu cả 4 nước (Quad) đã sẵn sàng chuyển từ lời nói sang hành động”, ông nói./.
CSVN hãy đứng thẳng đừng cuối đầu nữa và tập nói tiếng KHÔNG đối với TQ
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thế giới cương quyết buộc Trung Quốc phải thay đổi
Dân trí
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bị yêu cầu đóng cửa vì đây là "ổ gián điệp", và kêu gọi thế giới cùng hành động cương quyết để buộc Trung Quốc phải thay đổi.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)
“Tuần này chúng tôi đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vì đây là ổ gián điệp và đánh cắp tài sản trí tuệ”, Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại một sự kiện ở bang California hôm 23/7 với chủ đề về mối đe dọa của Trung Quốc với thế giới.
“Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại quý giá của chúng ta, khiến chúng ta mất hàng triệu việc làm trên khắp nước Mỹ”, ông Pompeo nói thêm.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau khi Mỹ ngày 21/7 yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, bang Texas trong 72 giờ. Lý do Mỹ đưa ra là “để bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ không dung thứ cho việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Mỹ và hăm dọa người dân Mỹ, cũng như các hành vi thương mại không công bằng, đánh cắp việc làm và các hành vi nghiêm trọng khác của Trung Quốc.
Một số quan chức và chính trị gia Mỹ, bao gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng cáo buộc lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là cơ sở ngoại giao đơn thuần, mà là “ổ gián điệp khổng lồ”, là “nút trung tâm trong mạng lưới gián điệp quy mô lớn và các hoạt động gây ảnh hưởng tới Mỹ”.
Trong bài phát biểu hôm qua, Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh sử dụng “cách tiếp cận quyết đoán và đa dạng hơn” nhằm gây sức ép với Trung Quốc, buộc nước này phải thay đổi hành vi của mình. Ông Pompeo thậm chí gọi đây là “sứ mệnh thời đại của chúng ta”.
Theo ông Pompeo, quân đội Trung Quốc ngày càng “mạnh hơn và đe dọa nhiều hơn”. Ông cũng cho rằng cách hành động của Trung Quốc đã đe dọa người dân Mỹ và sự thịnh vượng của nước Mỹ.
“Sự thật là chính các chính sách của chúng ta, và các quốc gia tự do khác, giúp hồi phục nền kinh tế suy yếu của Trung Quốc, để rồi Bắc Kinh cắn lại những bàn tay quốc tế đã giúp đỡ mình", Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Trung Quốc cảnh báo đáp trả
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin ngày 23/7 gọi các cáo buộc do Mỹ đưa ra là “sự vu khống hiểm ác”, đồng thời cho rằng động thái “vô lý” của Mỹ khi yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán đã “gây tổn hại nghiêm trọng” tới quan hệ song phương.
“Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết và bảo vệ các quyền chính đáng của mình”, ông Wang nói, song không nêu cụ thể bất kỳ biện pháp nào.
“Điều này đã phá vỡ cây cầu hữu nghị giữa người dân Trung Quốc và Mỹ”, ông Wang nói thêm.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cáo buộc một nhà nghiên cứu Trung Quốc có hành vi gian lận thị thực, đồng thời che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và đang ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Theo cáo trạng của tòa án Mỹ, các nhà nghiên cứu khác của Trung Quốc tại các trường đại học ở Mỹ đã bị bắt vì hành vi gian lận thị thực.
Ông Wang cho biết Trung Quốc sẽ bảo vệ các công dân của mình. Ông chỉ trích Mỹ mang “thành kiến” khi liên tục “theo dõi, quấy rối, thậm chí bắt giữ các sinh viên và học giả Trung Quốc tại Mỹ”.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng lấy bất kỳ cớ nào để cản trở, quấy rối hoặc đàn áp các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ”, ông Wang nói thêm.
Thành Đạt
Theo Reuters, SCMP
Tàu chiến Australia chạm trán Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông
Dân trí
Các tàu chiến của Australia đã chạm trán Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông khi đang trên đường đến Hawaii tham gia cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu.
Nhấn để phóng to ảnh
Một trực thăng quân sự của Australia được nhìn thấy đáp xuống tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ ở biển Philippines trong cuộc diễn tập chung vừa diễn ra. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia)
Hãng tin ABC đưa tin ngày 23/7, các tàu chiến của Australia đã chạm trán Hải quân Trung Quốc khi di chuyển gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong tuần này. Tuy nhiên, các tàu Australia được cho là không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể ở Trường Sa.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Australia đã lên tiếng xác nhận, 5 tàu chiến Australia, gồm HMAS Canberra, Hobart, Stuart, Arunta và Sirius đã di chuyển độc lập qua Biển Đông trong thời gian từ ngày 14-18/7. Người phát ngôn này cho biết, tất cả tương tác với tàu nước ngoài đều diễn ra một cách "an toàn và chuyên nghiệp", "không có xung đột". Các tàu này khi đó đang di chuyển đến Hawaii để tham gia cuộc tập trận chung do Mỹ dẫn đầu có tên gọi Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Năm tàu trên rời căn cứ ở Darwin hôm 5/7 và đã tham gia cuộc tập trận với lực lượng của Mỹ và Nhật Bản ở vùng biển Philippines trong tuần này trước khi tiến về Hawaii tham gia RIMPAC.
Bộ Quốc phòng Australia cho hay, các tàu của nước này đã diễn tập cùng với biên đội tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ, gồm tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin và tàu khu trục JS Teruzuki của Nhật Bản ở vùng biển Philippines trong tuần này.
Sự việc diễn ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lập trường cứng rắn hơn, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, gọi đó là các yêu sách "phi pháp". Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng ủng hộ các nước bị Bắc Kinh gây sức ép về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia cũng leo thang căng thẳng gần đây khi Australia kêu gọi điều tra nghi vấn Trung Quốc giấu dịch Covid-19, chỉ trích việc Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia mới với Hong Kong.
Minh Phương
Theo Guardian
Đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ xây hầm ngầm chiến lược xuyên lòng sông để vận chuyển vũ khí Tú Anh|
3
Binh sĩ Biên phòng Ấn Độ (BSF) bảo vệ một tuyến đường dẫn tới địa bàn Leh giáp biên giới với Trung Quốc ở Gagangir. Ảnh: AFP
Hầm ngầm 4 làn đường dưới nước dài 14,85 km sẽ nằm gần biên giới với Trung Quốc giúp Quân đội Ấn Độ vận chuyển nhanh chóng vũ khí và hàng tiếp viện quân sự nếu xảy ra xung đột.
Tờ Hindustan Times đưa tin, Chính phủ trung ương Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép xây dựng một đường hầm chiến lược bên dưới dòng sông Brahmaputra để kết nối hoạt động giữa địa bàn Assam và Arunachal Pradesh trong mọi điều kiện thời tiết.
Hầm ngầm 4 làn đường dưới nước này kết nối hai thị trấn Gohpur và Numaligarh ở Assam sẽ nằm gần biên giới Trung Quốc, qua đó giúp vận chuyển nhanh chóng phương tiện chiến đấu và hàng tiếp viện quân sự. Các phương tiện vận tải sử dụng đường hầm có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h.
Hoạt động xây dựng đường hầm dài 14,85 km dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào tháng 12 năm nay và sẽ được Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng và Đường cao tốc Quốc gia Ấn Độ phối hợp với Tập đoàn Louis Berger của Mỹ cùng thực hiện. Kế hoạch thi công sẽ được tiến hành theo 3 giai đoạn.
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Đông Ladakh sau khi binh lính hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15/6
Đây là lần đầu tiên Ấn Độ sẽ xây dựng một đường hầm dưới sông và dự kiến sẽ dài hơn đường hầm dưới nước đang được Trung Quốc xây dựng dưới lòng hồ Taihu ở tỉnh Giang Tô.
Đường hầm được đề xuất xây dựng đặc biệt quan trọng với Ấn Độ về mặt chiến lược vì nó sẽ là tuyến đường kết nối lâu năm giữa Assam và Arunachal Pradesh.
Quân đội Ấn Độ đã đề nghị xây dựng đường hầm thay vì các cây cầu có nguy cơ bị lực lượng đối phương tấn công.
Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Đông Ladakh sau khi binh lính hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15/6 vừa qua.
Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng. Hai bên đã cáo buộc lẫn nhau không giữ cam kết tôn trọng LAC tại thung lũng Galwan.
CTV Danlambao - Trước sự leo thang căng thẳng tại Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh, đối diện với chủ trương mạnh bạo hơn của Hoa Kỳ tại vùng biển này, đứng giữa tranh chấp đang mỗi ngày một nóng hơn giữa Mỹ và Tàu, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội dường như đang bẻ lái hướng về Hoa Thịnh Đốn.
Vào ngày 22.07.2020 Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổng cục Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết một Biên bản ghi nhớ nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ bất hợp pháp trên biển.
Mặc dù không chính thức nói ra nhưng "những đe doạ bất hợp pháp trên biển" này ám chỉ đến từ Bắc Kinh.
Có mặt tại buổi lễ ký kết là đại sứ Hoa Kỳ tại VN - ông Daniel J. Kritenbrink tuyên bố: “Hoa Kỳ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ bất hợp pháp trên biển.”
Vào sáng cùng ngày, tại Diễn đàn cấp cao về phát triển Năng lượng Quốc gia 2020, công ty cổ phần Chân Mây LNG, một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đã lên kế hoạch đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG Chân Mây tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD và dự trù sẽ vận hành vào năm 2027.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chân Mây LNG, ông John Rockhold cho biết dự án Nhà máy điện khí LNG được Chính phủ Hoa Kỹ hỗ trợ và Công ty Cổ phần Chân Mây LNG sẽ nhập khí LNG từ các nhà sản xuất lớn của Hoa Kỳ. Khi nhà máy đi vào giai đoạn vận hành thì sẽ nhập khẩu khí LNG từ Mỹ khoảng 1,2 tỷ USD.
Trước đó 1 ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khởi sự đàm phán với Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán khí, điện từ khu vực Cá Voi Xanh - thuộc chủ quyền Việt Nam - ngoài khơi tỉnh Quảng Nam. Các bên dự trù sẽ hoàn tất ký hợp đồng vào quý 4/2020. Dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh do ExxonMobil sở hữu 64% cổ phần với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.
Ba hôm trước, vào ngày 19.07.2020 Lực Lượng Phòng vệ Nhật Bản đã cùng với Hải quân Hoàng gia Úc và hải quân Hoa Kỳ với Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã khởi động một cuộc tập trận tại khu vực Biển Philippines cửa ngỏ của biển Đông.
Vào đầu tháng 7, bộ trưởng quốc phòng của Hoa Kỳ, Nhật và Úc đã ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc đã có hành động gây hấn ngang ngược bằng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Tất cả những diễn biến này cho thấy có nhiều chỉ dấu tiến gần đến Hoa Thịnh Đốn bởi một thành phần trong đảng và nhà nước cầm quyền. Nó sẽ mỗi ngày một rõ hơn và sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh giành và phân chia quyền lực vào đại hội đảng 13.