Cứu trợ: Quà Xuân cho Bà Con Đồng bào ở Biển Hồ - O bế TQ biến Campuchia thành trung tâm CoVid!
06.03.2021 23:04
Quà Xuân cho Bà Con Đồng bào ở Biển Hồ
Vào tuần lễ cận Tết Nguyên đán năm Tân Sửu 2021, ViDan Foundation (VDF) đã tổ chức chuyến phát quà Xuân cho 400 gia đình bà con đồng bào nghèo khó nhất tại bốn khu vực thuộc hai tỉnh Pursat và Kampong Chhnang.
Đây cũng là dịp phát quà đặc biệt cho các cháu học sinh, trẻ thơ thuộc chương trình trợ giúp giáo dục ở ba tỉnh.
Chuyến phát quà được sự bảo trợ của các thân hữu ViDan Foundation, sự hỗ trợ tổ chức của Hội Minority Rights Organization (MIRO) và chính quyền địa phương cùng nhiều tình nguyện viên ở địa phương ở Cambodia.
Từ năm 2014 đến nay, với sự đóng góp nhiệt tình của nhiều tấm lòng nhân ái, ViDan Foundation đã có được điều kiện chia sẻ thường xuyên với bà con đồng bào, đặc biệt là đám trẻ bất hạnh, ở những vùng hẻo lánh xa xôi, vốn rất ít khi được các đoàn cứu trợ từ Việt Nam hay nước ngoài biết đến để giúp đỡ.
Như thường lệ, chuyến phát quà là những nơi Hiệp Hội có chương trình bảo trợ giáo dục từ nhiều năm qua, bắt đầu từ làng Kor Ka’Ek – một làng nổi hẻo lánh thuộc tỉnh Pursat, ở mạn Tây của Biển Hồ. Sau đó đến hai làng ở huyện Kandal thuộc tỉnh Kampong Chnang, và sau cùng là làng Bến Cát vùng Phsar Prasat.
Tại mỗi địa điểm, đoàn cứu trợ gồm đại diện Hội MIRO (một tổ chức thiện nguyện cộng tác với VDF), các cộng tác viên của VDF và tình nguyện viên tại địa phương đã giúp chuyển gạo, nhu yếu phẩm đến từng xuồng của đồng bào.
Tại làng nổi Kor Ka'Ek (tỉnh Pursat)
Tại một làng nổi ở vùng Kandal (tỉnh Kampoong Chhnang)
Tại Chùa An Hòa (làng Bến Cát), Kampong Phrasat (tỉnh Kampong Chnang)
Kỳ này, mỗi phần quà bao gồm: 25kg gạo trắng, 1 lít dầu ăn và 1 kg đường cát.
- Tại vùng Kor Ka’Ek: 150 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất
- Tại vùng Phsar Chhnang: 100 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất
- Tại Ksach Kandal: 50 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất
- Tại Kampong Phrasat: 100 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất
Song song với việc phát quà Tết cho bà con đồng bào, Hiệp Hội đồng thời cũng phát quà cho các cháu học sinh và trẻ em. Bên cạnh những món quà thường lệ không thể thiếu là tập vở, bút mực và một hộp bánh kẹo, kỳ này các cháu học sinh nhận được hai món quà đẹp chưa từng có là một cái cặp (backpack) đựng tập vở để đi học mà không phải lo bị mưa ướt, với những quyển tập viết có in hình bản đồ Việt Nam và hình ảnh sáu gương anh hùng chống xâm lăng là Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Nguyễn Huệ (do ViDan Foundation thực hiện).
Đây cũng là dịp Hội gửi phần Quà Tết riêng cho các Thầy Cô (do chị Kim Bintliff gửi tặng) và phần thù lao của Tam Cá Nguyệt thứ I năm 2021.
Chuyến phát quà này là lần phát gạo thứ nhất của năm 2021.
Đối với những nước tiền tiến, gạo có thể chỉ là món được ưa thích trong nhu cầu ẩm thực, song đối với những gia đình nghèo khó đang sống cảnh tha hương lạc xứ này, gạo luôn là nhu cầu lớn nhất, quan trọng nhất. Đối với những gia đình phải “chạy gạo” từng ngày, thậm chí từng bữa… thì gạo là mối lo thường trực và lớn nhất…
Do vậy, chuyến phát gạo Tết đã đem đến được niềm vui to lớn cho nhiều gia đình.
Thời gian tới, Hiệp Hội mong sẽ có được điều kiện để tiếp tục tổ chức những chuyến phát gạo từ thiện một cách thường xuyên cho những gia đình bà con đồng bào khốn khổ đang sống vất vả từng ngày ở Xứ Chùa Tháp.
Với công đức to lớn và quý báu nêu trên, Hiệp Hội chân thành kính tri ân toàn thể quý Thân hữu, Đồng hương đã hỗ trợ nhiệt tình các chương trình trợ giúp giáo dục cho các cháu, và những bao gạo đượm thắm tình đồng bào.
Đặc biệt, Hiệp Hội trân trọng tri ân quý Thân hữu đã hỗ trợ bằng cách:
- ghi danh xin “Matching / Double Matching Donations” trong hãng xưởng đang làm việc;
- bất ngờ đóng góp những ngân khoản lớn; hay
- gửi sự yểm trợ hằng tháng một cách đều đặn.
Những sự tiếp sức nhiệt tình đó đã giúp cho Hiệp Hội có được điều kiện tiếp tục duy trì các chương trình trợ giúp giáo dục trong hơn 7 năm qua, đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch bệnh đang gây khó khăn cho việc mưu sinh ở khắp nơi như hiện nay.
Đồng thời, ViDan Foundation không quên cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của anh Butmao Sourn cùng hội thiện nguyện MIRO, quý anh Dork Ra Bảo, Kimsroy, Ngô Ly và các bạn tình nguyện viên ở mỗi địa phương... đã giúp chuyển vận, phân phát quà cho người già yếu, khuyết tật và phụ nữ ở cả bốn địa điểm.
Một lần nữa, xin trân trọng duyên lành đã cho chúng ta có dịp cùng chia sẻ với hàng ngàn đồng bào đang cần sự quan tâm, chăm lo.
Xin cảm ơn mọi người đã cùng cho nhau niềm tin sâu sắc ở tình người và tình đồng bào.
Xin cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYẾN PHÁT QUÀ Ở BỐN ĐỊA ĐIỂM
Quý Đồng Hương muốn hỗ trợ chương trình trợ giúp giáo dục thường trực của ViDan Foundation dành cho khoảng 500 trẻ Việt, hay đóng góp cho các chuyến cứu trợ sắp tới ở Biển Hồ ở bốn tỉnh Pursat, Kampong Chhnang, Prey Veng và Siem Reap, xin vui lòng liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: lienlac@vidan.us hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi Ni Cô Anh Nhiên).
Thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin vui lòng gửi đến: ViDan Foundation Inc: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601
Trợ giúp tài chánh cho hoạt động của Hiệp Hội có thể được chuyển qua hệ thống PayPal, hay Zelle bằng địa chỉ email: contact@vidan.us
(Xin vui lòng ghi rõ chương trình muốn trợ giúp)
(Mọi sự trợ giúp đều được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)
Sống ở Phnom Penh những ngày qua, Hồng Nhung cảm thấy thấp thỏm khi dịch bùng phát mạnh với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày.
"Tình hình dịch đang diễn biến rất phức tạp. Gần tuần nay số ca nhiễm mới mỗi ngày đều không dưới 100 và ngày nào cũng ghi nhận ca tử vong", Hồng Nhung, nhân viên spa ở thủ đô Phnom Penh, chia sẻ với VnExpress.
Đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng, Nhung cho biết chính phủ Campuchia đã ban bố lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 đến 28/4. Trước đó, chính quyền địa phương cũng đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát dịch khác như áp lệnh giới nghiêm từ 20h đến 5h hôm sau. Giới chức cũng yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi tới chợ, khu mua sắm, ăn uống.
"Những người không đeo khẩu trang sẽ không được vào chợ và ở đây luôn có người kiểm tra", Nhung nói.
Một chốt kiểm tra phòng dịch ở thủ đô Phnom Penh ngày 15/4. Ảnh: Khmer Times.
Nhân viên spa người Việt này thêm rằng trước khi lệnh phong tỏa được thông báo chính thức, người dân ở Phnom Penh đã đổ xô đi mua đồ ăn dự trữ, dù chính phủ vẫn cho phép một hoặc hai người trong mỗi gia đình có thể ra ngoài 2-3 lần một tuần để mua thực phẩm và thuốc men.
Trong phát biểu trên truyền hình tối 14/4, Thủ tướng Hun Sen cam kết không để thiếu hụt nhu yếu phẩm trong thời gian phong tỏa. "Sẽ không có tình trạng thiếu lương thực, gạo, thịt, rau ở Phnom Penh trong thời gian này", ông Hun Sen nói.
Tuy nhiên, người dân thủ đô Phnom Penh tối 14/4 vẫn đổ xô tới các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và trung tâm thương mại để mua thực phẩm và đồ dùng cần thiết, theo truyền thông Campuchia. Trung tâm mua sắm AEON tại Phnom Penh được cho rơi vào tình trạng quá tải khi người dân "càn quét" các mặt hàng thiết yếu trước giờ phong tỏa.
"Người dân lo sợ nên kéo nhau đi chợ như đi hội, khiến giá thành các mặt hàng bị đẩy lên cao", Nhung kể. "10 quả trứng vịt bình thường giá 5.000 riel (khoảng 28 nghìn đồng), giờ tăng lên 12.000 riel, xấp xỉ 70 nghìn đồng. Thịt bò cũng tăng từ 40.000-45.000 riel lên 60.000 riel. Nhiều mặt hàng thậm chí không còn để bán".
Lãnh đạo chính quyền Phnom Penh khẳng định sẽ nỗ lực hết sức vì lợi ích của người dân và cử đoàn kiểm tra sau khi nhận được tin giá cả thực phẩm tăng vọt ở thủ đô ngay trong những ngày đầu tiên áp lệnh phong tỏa.
Sống tại Phnom Penh những ngày ngày, Nhung thấy thực sự bất an. "Cũng như nhiều người Việt bên này, tôi lo chẳng may mình bị nhiễm nCoV mà về nước sẽ khổ cho đất nước và gia đình, nhưng ở lại cũng không làm ăn được gì vì dịch tràn lan. Vừa lo lắng vừa thấy nhớ nhà", Nhung chia sẻ.
Nguyễn Tiến, một nhân viên viễn thông ở Phnom Penh, cho biết diễn biến phức tạp của dịch trong những ngày qua cũng khiến anh lo lắng.
"Cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng tôi không thể gặp khách hàng, làm việc chủ yếu bằng hình thức online tại nhà", anh Tiến nói. "Cả tháng nay tôi làm việc ở nhà nên cũng phải tích trữ đồ ăn sẵn".
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Nước này đã ghi nhận hơn 5.200 ca nhiễm và 38 người tử vong vì Covid-19. Phần lớn ca nhiễm gần đây ở Campuchia là công nhân may mặc và tiểu thương ở chợ.
"Nhiều người Việt phải về nước do bất an và công việc bị ảnh hưởng bởi dịch. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa, cấm di chuyển giữa các tỉnh cũng khiến mọi thứ khá khó khăn. Mọi người phải có giấy thông hành do chính phủ Camnpuchia cấp thì mới đi được", anh Tiến kể.
Trần Công, sống và làm việc tại thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, giáp biên giới Việt Nam, cũng chia sẻ nhiều người Việt những ngày qua cảm thấy lo ngại khi dịch bùng phát mạnh ở Campuchia.
"Công việc và cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch bùng phát. Thu nhập cũng bị giảm", anh Công nói.
Thủ đô Phnom Penh vắng vẻ trong ngày đầu phong tỏa hôm 15/4. Ảnh: Khmer Times.
Campuchia chứng kiến ca Covid-19 tăng kể từ tháng 2, khi một ổ dịch lần đầu được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc tại nước này. Giới chức tuần trước cho biết các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh đã hết giường và họ phải chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị.
"Bệnh viện trong tình trạng quá tải, vaccine chưa được triển khai rộng rãi, giờ mà bị nhiễm virus thì không biết sẽ thế nào", anh Tiến lo lắng.
Campuchia, quốc gia gần 16,5 triệu dân, đã tiêm chủng hơn 1,4 triệu liều vaccine và khoảng gần 280 nghìn người hoàn thành hai mũi tiêm, theo dữ liệu của Our World in Data.
Anh Tiến cho biết người Việt tại Campuchia có thể đăng ký tiêm chủng thông qua đại sứ quán Việt Nam nếu đủ điều kiện về hộ chiếu, visa và giấy phép lao động hợp pháp. "Bây giờ điều tôi mong là đại sứ quán sớm đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine cho cộng đồng người Việt bên này", anh nói.
Campuchia ‘gánh họa’ Covid-19 do công dân TQ hữu nghị
Việc người Trung Quốc bị cho là đã hối lộ để trốn cách ly ở Campuchia dẫn đến bùng phát một ổ dịch Covid-19 tại nước này đang khiến người dân địa phương nổi giận với công dân Trung Quốc.
Ngành y tế Campuchia đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Trung Quốc để phòng chống Covid-19
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH KHMER TIMES
Tờ Khmer Times ngày 27.2 đưa tin cơ quan y tế Campuchia trước đó 1 ngày đã phát hiện có thêm 44 ca nhiễm Covid-19. Trong số đó, 31 ca nhiễm là công dân Trung Quốc. Các ca nhiễm này liên quan đến ổ dịch bị phát hiện vào ngày 20.2 vừa qua tại Campuchia, vốn bị cho là bắt nguồn từ một nhóm cộng đồng người Trung Quốc.
Nghi án hối lộ
Diễn biến trên được cho là nguyên nhân khiến cho cộng đồng người Trung Quốc tại Campuchia đang bị cư dân địa phương quy kết trách nhiệm. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu thời báo, thuộc tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 26.2 dẫn một số nguồn tin cho biết dân chúng Campuchia đã phân biệt đối xử, thậm chí xua đuổi công dân Trung Quốc tại một số khu vực công cộng.
Liên quan vụ việc trên, chuyên san The Diplomat ngày 27.2 đưa tin một video clip từ camera an ninh cho thấy 4 công dân Trung Quốc đã hối lộ cho nhân viên an ninh phụ trách kiểm soát quy trình cách ly ở một khách sạn hạng sang tại Phnom Penh, rồi trốn khỏi khu vực cách ly.
Trong đó, dữ liệu từ camera an ninh cho thấy một cô gái, nằm trong số 4 công dân vừa nêu, cùng với một nhân viên bảo vệ rời khỏi phòng, rồi dùng lối thoát hiểm để rời khỏi khách sạn - nơi đang thực hiện cách ly. Sau khi trốn khỏi khu cách ly, ít nhất 2 người trên đã đến hộp đêm và tham gia các buổi tiệc tùng.
Sau khi bị bắt giữ trở lại, 2 trong số 4 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và bị cho là nguyên nhân khiến bệnh dịch bùng phát trở lại tại Campuchia - vốn đang có kết quả phòng chống dịch Covid-19 được đánh giá cao.
Sau khi đoạn video clip lan truyền ở Campuchia, người dân sở tại đã vô cùng phẫn nộ, và bắt đầu gây nên làn sóng phân biệt đối xử nhằm vào công dân Trung Quốc ở Campuchia.
Đến trước đợt bùng phát ngày 20.2, Campuchia có kết quả phòng chống dịch Covid-19 được cho là hiệu quả
AFP
Việc người Trung Quốcbị cho là đã hối lộ để trốn cách ly ở Campuchia dẫn đến bùng phát một ổ dịch Covid-19 tại nước này đang khiến người dân địa phương nổi giận với công dân Trung Quốc.
Ngành y tế Campuchia đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Trung Quốc để phòng chống Covid-19
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH KHMER TIMES
Tờ Khmer Times ngày 27.2 đưa tin cơ quan y tế Campuchia trước đó 1 ngày đã phát hiện có thêm 44 ca nhiễm Covid-19. Trong số đó, 31 ca nhiễm là công dân Trung Quốc. Các ca nhiễm này liên quan đến ổ dịch bị phát hiện vào ngày 20.2 vừa qua tại Campuchia, vốn bị cho là bắt nguồn từ một nhóm cộng đồng người Trung Quốc.
Nghi án hối lộ
Diễn biến trên được cho là nguyên nhân khiến cho cộng đồng người Trung Quốc tại Campuchia đang bị cư dân địa phương quy kết trách nhiệm. Cụ thể, tờ Hoàn Cầu thời báo, thuộc tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 26.2 dẫn một số nguồn tin cho biết dân chúng Campuchia đã phân biệt đối xử, thậm chí xua đuổi công dân Trung Quốc tại một số khu vực công cộng.
Liên quan vụ việc trên, chuyên san The Diplomat ngày 27.2 đưa tin một video clip từ camera an ninh cho thấy 4 công dân Trung Quốc đã hối lộ cho nhân viên an ninh phụ trách kiểm soát quy trình cách ly ở một khách sạn hạng sang tại Phnom Penh, rồi trốn khỏi khu vực cách ly.
Trong đó, dữ liệu từ camera an ninh cho thấy một cô gái, nằm trong số 4 công dân vừa nêu, cùng với một nhân viên bảo vệ rời khỏi phòng, rồi dùng lối thoát hiểm để rời khỏi khách sạn - nơi đang thực hiện cách ly. Sau khi trốn khỏi khu cách ly, ít nhất 2 người trên đã đến hộp đêm và tham gia các buổi tiệc tùng.
Sau khi bị bắt giữ trở lại, 2 trong số 4 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và bị cho là nguyên nhân khiến bệnh dịch bùng phát trở lại tại Campuchia - vốn đang có kết quả phòng chống dịch Covid-19 được đánh giá cao.
Sau khi đoạn video clip lan truyền ở Campuchia, người dân sở tại đã vô cùng phẫn nộ, và bắt đầu gây nên làn sóng phân biệt đối xử nhằm vào công dân Trung Quốc ở Campuchia.
Đến trước đợt bùng phát ngày 20.2, Campuchia có kết quả phòng chống dịch Covid-19 được cho là hiệu quả
uchia ‘gánh họa’ Covid-19 do công dân Trung Quốc
Campuchia "căng mình" chống dịch, khách sạn sang thành bệnh viện dã chiến
Dân trí
Một khách sạn hạng sang ở thủ đô của Campuchia đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến trong bối cảnh Campuchia "căng mình" đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới.
Nhấn để phóng to ảnh
Khách sạn Great Duke Phnom Penh ở thủ đô Campuchia được chuyển thành bệnh viện dã chiến để đối phó làn sóng Covid-19 mới. (Ảnh: Khmer News)
Great Duke Phnom Penh là khách sạn hạng sang ở thủ đô Phnom Penh đã ngừng hoạt động khoảng 2 năm trở lại đây và hiện giờ nó được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến 500 phòng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, theo Channel News Asia.
Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã giao tướng Hun Manet, con trai cả của ông, dẫn đầu nỗ lực biến khách sạn này thành bệnh viện dã chiến trong bối cảnh Campuchia đối phó với làn sóng Covid-19 thứ ba.
Khách sạn này thuộc quyền sở hữu của một doanh nhân Trung Quốc sau khi mua lại từ một doanh nhân Campuchia. Hiện chưa rõ vì sao khách sạn hạng sang này đóng cửa. Nằm ở trung tâm Phnom Penh, khách sạn này từng rất có tiếng vào đầu những năm 2000, là địa điểm quen thuộc với nhiều đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ khác thuê để tổ chức các hội nghị do chính phủ Campuchia chủ trì.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Campuchia nỗ lực ứng phó với làn sóng Covid-19 mới. Chính phủ Campuchia tuần trước đã thông qua một đạo luật, cho phép phạt hình sự đối với các trường hợp vi phạm quy định về phòng dịch. Ví dụ, theo luật này, các hành vi cố ý làm lây lan dịch có thể bị kết án 10 năm hoặc 20 năm tù. Ngoài ra, luật cũng bao gồm các quy định hành chính như hạn chế việc đi lại, cấm tụ tập đông người, phong tỏa các khu vực có nhiều người mắc Covid-19.
Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, tính đến ngày 8/3, nước này ghi nhận hơn 1.000 ca mắc Covid-19. Riêng trong ngày 8/3, Campuchia có thêm 24 ca mắc mới là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Giới chức năng đang truy vết một công dân nước ngoài vi phạm quy định cách ly ở một khách sạn và đến một hộp đêm hồi đầu tháng 2. Vụ việc được cho là đã khiến số ca nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh, buộc chính phủ Campuchia hôm 20/2 phải ban bố lệnh đóng cửa 2 tuần đối với các trường học, rạp chiếu phim, quán bar, các cơ sở giải trí ở Phnom Penh.
Campuchia sau đó tiếp tục gia hạn 2 tuần ngừng hoạt động đối với các trường học, nhà hát, phòng tập gym, bảo tàng và các cơ sở giải trí khác ở Phnom Penh, tỉnh Kandal lân cận và tỉnh duyên hải Sihanoukville.
Minh Phương Theo CNA
Lưỡng đầu thọ dịch hiểm họa diệt vong do TQ gây ra: Việt Nam lo ngại trước việc Campuchia bùng phát dịch Covid
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Campuchia Hun Sen được tiêm vaccine của AstraZeneca hồi đầu tháng 3
Campuchia đã phong tỏa thủ đô Phnom Penh, thành phố Takhmao và một số nơi khác trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát dữ dội, theo Phnom Penh Post.
Lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Takhmao, thủ phủ tỉnh Kadal giáp biên giới với Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 15/4 đến ngày 28/4.
Nhiều tỉnh khác cũng phong tỏa cục bộ và áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt.
Biện pháp mạnh
Theo bản dịch tiếng Anh lệnh phong tỏa được báo Khmer Times đăng tải, người sống trong các khu vực phong tỏa sẽ bị cấm rời khỏi nhà trừ trường hợp khẩn cấp. Tất cả các sinh hoạt tập trung đông người đều bị cấm.
Việc ra ngoài để mua thực phẩm vẫn được phép nhưng tối đa là ba lần mỗi tuần và chỉ hai thành viên trên mỗi hộ gia đình được phép đi mua thức ăn.
Một số trường hợp khẩn cấp khác được nêu gồm đi bệnh viện (với mỗi chuyến đi không quá bốn người) và đi xét nghiệm Covid-19.
Theo lệnh này, nhà báo, nhà ngoại giao, nhân viên các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, quan chức nhà nước được phép đi làm nhưng phải mang theo giấy tờ và tuân thủ các biện pháp phòng dịch do Bộ Y tế ban hành.
Chỉ một số hoạt động và cơ sở kinh doanh thiết yếu như cửa hàng thực phẩm, tiệm thuốc, bệnh viện, nhà máy thực phẩm, lò giết mổ,… được phép duy trì hoạt động.
Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 20 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau và trong khoảng thời gian đó, mọi người đều phải ở nhà, doanh nghiệp phải đóng cửa.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Dịch bệnh đã bùng phát trở lại tại Campuchia trong những ngày gần đây
Bên cạnh lệnh phong tỏa, nhà chức trách Campuchia cũng áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh như việc bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, trong đó có các tỉnh giáp Việt Nam như Takeo, Svay Rieng…
Tỉnh trưởng Ouch Phea của Takeo thông báo người vi phạm các quy định chống dịch có thể bị phạt từ 1 đến 2 triệu riel (tức khoảng 5,8 triệu đến 11 triệu đồng).
Nguy cơ cho Việt Nam
Dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại trong những ngày gần đây tại Campuchia, trong đó riêng ngày 14/4 có tới 181 ca nhiễm mới, nâng tổng số người bị nhiễm từ trước đến nay lên 4.696 người, với 33 người chết.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Li Ailan cảnh báo Campuchia đang "đứng bên bờ vực thảm họa quốc gia" do Covid-19 và rằng hệ thống y tế nước này "có nguy cơ vỡ trận và hậu quả sẽ thảm khốc nếu không thể chặn được đợt bùng phát này".
Việc dịch bệnh bùng phát mạnh tại Campuchia đang gây lo ngại cho Việt Nam, vốn có đường biên giới chung trên bộ dài hơn 1.100 km, chưa kể biên giới biển trên vịnh Thái Lan nơi tàu bè rất dễ qua lại.
Trong thời gian gần đây, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ nhiều người được chuyển lậu từ Campuchia về Việt Nam theo đường bộ và đường biển.
Phát biểu với báo VNExpress hôm 13/4, chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu, cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, nói rằng việc kiểm soát biên giới trên bộ và biên giới biển giữa hai nước "thực sự khó khăn".
"Nguy cơ lây nhiễm cao, cần kiểm soát chặt các cửa khẩu, đường mòn lối mở, cách ly nghiêm ngặt, đừng để lọt nếu không dịch sẽ bùng phát trở lại," ông Phu nhấn mạnh.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong bối cảnh số ca lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục cao, đặc biệt tại thủ đô Phnom Penh và các tỉnh Kandal, Svey Rieng và Preah Sihanouk, không chỉ công tác phát hiện, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mà việc quản lý người vừa được điều trị khỏi bệnh cũng tạo áp lực lớn cho ngành y tế Campuchia.
Theo đề nghị của Campuchia, từ đầu tháng 3 đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp với Tổng cục Di trú Campuchia đẩy nhanh công tác giải quyết thủ tục pháp lý để hỗ trợ hồi hương kịp thời công dân Việt Nam sau khi được chữa khỏi bệnh.
Sáng 14/4, Việt Nam đã tiếp nhận thêm 6 công dân vừa được điều trị khỏi Covid-19 về nước.