Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24667568

 
Khoa học kỹ thuật 19.03.2024 02:26
Cứu thương đi võng style XHCN tại quê hương Phạm Văn Đồng
16.04.2021 21:12

Dân trí

 Sau những tiếng hú, hàng trăm người đàn ông lập tức có mặt. Họ thay nhau khiêng võng đưa người bệnh đi cấp cứu. Những cuộc chạy đua mà "đối thủ" là... tử thần thường xuyên diễn ra giữa đại ngàn.


Buổi sáng mười ngày trước, điện thoại của những người đàn ông thôn Tre (xã Trà Tây, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) thay nhau đổ chuông. Từ cuối làng vang lên tiếng la thất thanh "chị Mương ốm nặng".

Chưa đầy 20 phút sau, khoảng 50 người đàn ông thôn Tre đã có mặt. Trong chiếc võng được cột vào đoạn lồ ô, chị Mương nằm thiêm thiếp. Một chiếc mền được phủ lên võng, vắt ngang đoạn lồ ô. "Cuộc đua" giữa dân làng thôn Tre với tử thần bắt đầu. "Đường đua" là 13 km dốc cao, đầy sỏi đá.

"Hai người khiêng chạy thật nhanh, một lúc thì thay người khác. Mọi người cứ thay nhau khiêng võng đến trạm xá" - anh Hồ Văn Nghĩa, người dân thôn Tre, cho biết.

Cả làng khiêng người bệnh chạy đua với… tử thần - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Dân làng thôn Tre khiêng một bệnh nhân đau ruột thừa, nguy cấp đến trạm y tế (Ảnh: Vương Nguyễn).

Thôn Tre là khu tái định cư thủy điện với khoảng 1.000 nhân khẩu. Con đường từ thôn Tre đến trung tâm xã đầy sỏi đá, dốc cao, ô tô không thể vào, xe máy cũng không thể chở được người bệnh. Về khu tái định cư từ 2009, người dân thôn Tre phải quen với cảnh "chạy tiếp sức" đưa người bệnh đến trạm y tế.

Hơn 10 năm về làng mới, anh Hồ Văn Nghĩa không nhớ hết những lần cùng dân làng khiêng người bệnh đi cấp cứu. "Từ đầu năm đến nay là 4 lần rồi, còn trước kia thì nhiều lắm, không nhớ hết được", anh Nghĩa nói.

Quãng đường 13 km đầy đá lởm chởm nhưng người dân chỉ mất khoảng 40 phút để vượt qua. Họ đi nhanh hết sức giúp người bệnh chiến thắng tử thần. Có điều, đã có những "cuộc đua" mà phần thắng không thuộc về dân làng.

Bà Hồ Thị Sương (81 tuổi) vẫn nhớ như in chuyện buồn của mùa mưa 5 năm về trước. Hôm đó, một thiếu phụ mới ngoài 20 tuổi có dấu hiệu chuyển dạ. Là bà mụ của làng, bà Sương biết đây là một ca sinh khó.

Sau một hồi suy tính, cả làng quyết định đội mưa, vượt rừng đưa sản phụ đến trạm y tế. Tiếc thay, người mẹ và thai nhi đã mất trên võng, giữa cơn mưa rừng tầm tã.

Cả làng khiêng người bệnh chạy đua với… tử thần - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Bà đỡ Hồ Thị Sương vẫn nhớ như in cái chết trên võng của mẹ con thai phụ 5 năm trước.

Câu chuyện buồn như lắng lại trong đôi mắt đục ngầu của bà Sương. Rồi như chợt nhớ ra điều gì, mà móm mém nhai trầu rồi kể, cũng có đứa trẻ đẻ rơi trên võng nhưng may mắn khỏe mạnh.

Trường hợp bà Sương kể là cậu bé Hồ Cao Trung Tiến, con thứ 3 của chị Hồ Thị Nga (46 tuổi). Cuối tháng 12/2017, chị Nga chuyển dạ sớm hơn dự kiến. Các bà mụ của làng bàn nhau rồi quyết định đưa chị Nga đến bệnh viện.

Khi đoàn người lầm lũi đi trong mưa, chị Nga bất ngờ sinh con, ngay trong chiếc võng. Giữa rừng, bà mụ dùng một mảnh lồ ô cắt dây rốn cho đứa trẻ rồi cả đoàn quay đầu về làng. Hồ Cao Trung Tiến bây giờ đã là cậu bé 4 tuổi khỏe mạnh.

"Bây giờ sinh đẻ là phải đi bệnh viện, đâu có ai muốn sinh con ở nhà. Có điều đường xấu quá, nhiều lúc thai phụ chuyển dạ không đúng dự kiến, không còn cách nào nên bà phải đỡ", bà Sương bày tỏ ước mơ được nhìn con đường bê tông chạy về làng trước khi mất.

Cả làng khiêng người bệnh chạy đua với… tử thần - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Dân làng vượt qua con đường sạt lở đưa người bệnh đi cấp cứu (Ảnh: Vương Nguyễn)

Cả làng khiêng người bệnh chạy đua với… tử thần - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân mất khoảng 40 - 45 phút cho cuộc "chạy tiếp sức" từ làng đến trạm y tế xã.

Đời sống của người dân thôn Tre còn rất khó khăn, Chủ tịch UBND xã Trà Tây Hồ Văn Phong khái quát. Theo ông Phong, thôn được hình thành từ nhiều thôn nhỏ bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Nước Trong.

Về khu tái định cư nhưng đời sống của người dân thôn Tre còn thiếu thốn, khó khăn. Khó nhất là con đường từ làng về trung tâm xã. Mùa nắng có thể chạy xe máy, còn mùa mưa, con đường hầu như bị chia cắt. Đường trơn như đổ mỡ, chi chít điểm sạt lở, cả làng như bị cô lập.

"Người dân mong, chính quyền cũng rất mong có con đường bê tông về thôn Tre. Không có đường người dân khổ quá", ông Phong nói.

Cả làng khiêng người bệnh chạy đua với… tử thần - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Những căn nhà tái định cư vắng lặng ở thôn Tre.

Hồ Cao Trung Tiến, cậu bé được đẻ rơi trên võng giữa rừng năm nay 4 tuổi. Dân làng vẫn trêu đùa, hỏi cậu bé, khi trở thành người đàn ông của làng, Tiến sẽ lại tham gia khiêng võng chạy tiếp sức?

Quốc Triều



Tết nghèo của người dân thượng nguồn Quảng Ngãi

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam, RFA

Quầy bán chuối bồ hương ở chợ những ngày giáp TếtQuầy bán chuối bồ hương ở chợ những ngày giáp Tết
RFA

Những người dân miền núi tỉnh Quảng Ngãi đang phải đón một cái Tết với nguyên tháng Chạp lạnh cắt da cắt thịt. Vì với người miền Trung, đặc biệt từ Quảng Ngãi trở vào, sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà họ quen chịu đựng là nắng nóng chứ không phải rét lạnh. Năm nay, chưa kịp hồi sức sau thiên tai, khí lạnh ùa về, ngày hết Tết đến mà hầu như không khí Tết ở các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ vẫn chưa thấy gì. Đặc biệt, các xã ven sông Vệ như Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, sự đói khổ hiện ra rõ nét.

Quà cứu trợ bị cắt xén

Một người dân xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành kể với chúng tôi:“ Heo, gà… mất hết rồi lấy gì đâu còn, có gì mà vui. Tiền bạc không có, không có gì mua đồ ăn Tết ấy chứ, sau ngập lụt tới giờ còn gì, không có mua gì đâu, không có tiền đâu. Còn đường thì khỏi nói, bụi ngập đầu, thì cái phù sa hồi xưa để lại, giờ nó khô, đi xe  thì nó ngập thôi. Không khí Tết không có gì cả, nguyên cả chòm (xóm) lụt, gà vịt chết hết, ra Tết còn chưa làm lại được đâu.”

Anh này cho biết thêm là năm nay, nguy cơ ăn một cái Tết đói ở đây rất cao. Tuy nhà nước có cứu trợ, cứu đói cho bà con nhưng thực chất chỉ cứu trợ, cứu đói qua loa bằng vài gói mì tôm, vài chai nước mắm, vài hai dầu và vài ký gạo. Mà các món quà cứu trợ vừa nói cũng do các đơn vị cá nhân đến địa phương ủy thác cho nhà nước phân phát. Chính vì sự khó khăn trong đi lại để cứu trợ, chính quyền địa phương nhúng quá sâu vào hoạt động cứu trợ nên tiêu cực bùng phát đầy rẫy khắp nơi.

Sau trận lụt vừa qua bùn non đọng khắp nơi gây rất nhiều trở ngại cho bà con. RFA
Sau trận lụt vừa qua bùn non đọng khắp nơi gây rất nhiều trở ngại cho bà con. RFA
RFA

Heo, gà… mất hết rồi lấy gì đâu còn, có gì mà vui. Tiền bạc không có, không có gì mua đồ ăn Tết ấy chứ, sau ngập lụt tới giờ còn gì, không có mua gì đâu, không có tiền đâu

Một người dân xã Hành Tín Tây

Bằng chứng của những thứ tiêu cực này là ngay cả chủ tịch xã Hành Tín Tây tuy vừa trải qua lũ lụt, bà con nhân dân không có cái để sống, vậy mà ông chủ tịch xã đã mang quà đến tặng chủ tịch huyện với giá trị phần quà không dưới mười triệu đồng. Số tiền để mua quà đương nhiên là trích ra từ ngân sách xã. Trong khi chủ tịch huyện thừa mứa quà Tết, với số tiền mười triệu đồng sẽ cứu được ít nhất là hai mươi gia đình có cái để bỏ vào bụng trong ba ngày Tết. Thế nhưng, chủ tịch xã đã không chọn bà con nông dân mà chọn tặng quà cho cấp trên bằng chính nguồn tiền rên xiết của dân nghèo.

Một người nông dân khác, yêu cầu giấu tên, nói với chúng tôi rằng tuy dân nghèo thế, đói thế nhưng riêng chủ tịch xã, bí thư xã cùng bộ sậu chủ chốt cấp xã vẫn ăn nhậu mỗi ngày, vẫn dắt nhau đi quán sang và Tết về, rượu bia ngập lối đi của họ, ngay cả thức ăn của chó nhà chủ tịch xã cũng còn ngon hơn thức ăn của người dân khó khăn.

Anh này tỏ ra bức xúc khi nhắc đến chuyện cứu đói ngày Tết, vì lẽ, mỗi khi có cứu trợ, cán bộ địa phương đã tranh thủ sự mất mát của bà con để làm giàu, phè phỡn. Và mỗi đợt cứu trợ, cán bộ địa phương giàu ra trông thấy. Bây giờ, lại thêm Tết này, nghe đâu có cứu trợ gạo từ trung ương xuống cho bà con dân nghèo, vậy là thêm một lần nữa, bà con phải ngóng chờ còn các quan thì chễm chệ như một ông trời đang ban phát cho dân.

Cách làm việc tắc trách của giới quan chức địa phương khiến cho không ít người bất bình, nhất là nhiều gia đình nghèo rớt mùng tơi vì thiên tai đã cuốn sạch nhiều thứ của họ nhưng lại không được xếp vào diện hộ nghèo vì nhà họ có xây tường bằng gạch. Trong khi đó, suất quà của bà con hoàn toàn không đúng với giá trị ban đầu từ bên trên rót xuống hoặc các nhà tài trợ đưa về.

Không thấy một dấu hiệu gì cỏ vẻ Tết tại đa số nhà dân ở xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. RFA
Không thấy một dấu hiệu gì cỏ vẻ Tết tại đa số nhà dân ở xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. RFA
RFA

Tuy dân nghèo thế, đói thế nhưng riêng chủ tịch xã, bí thư xã cùng bộ sậu chủ chốt cấp xã vẫn ăn nhậu mỗi ngày, vẫn dắt nhau đi quán sang và Tết về, rượu bia ngập lối đi của họ, ngay cả thức ăn của chó nhà chủ tịch xã cũng còn ngon hơn thức ăn của người dân khó khăn

Một người nông dân

Cái Tết nghèo hiện ra rõ nét

Một người dân xã Hành Tín Đông, thuộc huyện Nghĩa Hành, yêu cầu giấu tên nói với chúng tôi là năm nay, chỉ có các quan chức địa phương mới đón một cái Tết no lưng ấm cật, còn bà con nghèo thì vật vã với Tết vì không có gì để ăn. Vì mùa màng chưa vào vụ thu hoạch, chỉ mới được gieo trồng, còn phải lo để dành tiền mà ra Giêng chăm bón cây, có như vậy mới hy vọng mùa sau mang lại chút lương thực mà sống tiếp.

Hiện nay, những con đường vào các xã ở Nghĩa Hành vẫn còn đọng một lớp bùn non khá dày, trời mưa thì lầy lội, dơ dáy, trời nắng thì bụi bặm, nguy cơ bệnh đường hô hấp rình rập. Có nhiều gia đình, sau trận lụt kinh hoàng vào cuối năm 2013, họ chỉ còn mỗi một tấm chăn để đắp, tấm chăn trở thành vật cứu tinh giúp gia đình họ chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt tháng Chạp.

Một người nông dân khác, tên Trần Xí, buồn bã nói với chúng tôi rằng vấn đề tài sản của bà con bị mất sau lụt 2013, có lẽ phải ba, bốn năm sau mới bù đắp nổi nếu như cả gia đình lao động cật lực và những năm sau này không có thiên tai như năm vừa qua. Với mức thu nhập bình quân đầu người không tới 200 ngàn đồng mỗi tháng từ nghề nông, hiếm có người nào làm nông mà không bị đói khổ trong Tết.

Anh Xí bày tỏ thêm nguyện vọng tha thiết được cứu trợ từ những nhà hảo tâm, vì với bà con bây giờ, cứu trợ nhà nước chẳng thấm béo vào đâu, hơn nữa bà con cũng cần những thức quà mà các nhà hảo tâm trao tận tay, có như vậy, phần quà mới tròn trịa và không bị cắt xén. Hiện tại, đã có nhiều gia đình bôn tẩu làm thuê làm mướn ở miền Nam kể từ ngày sau lũ. Và họ có gọi điện về bà con, báo rằng Tết năm nay không về quê được bởi vì tiền tích lũy quá ít, nếu về ăn Tết xong, việc đi tàu xe vào lại miền Nam sẽ rất khó.

Với mức thu nhập bình quân đầu người không tới 200 ngàn đồng mỗi tháng từ nghề nông, hiếm có người nào làm nông mà không bị đói khổ trong Tết

Một người nông dân

Chúng tôi thử ghé vào một nhà đang ăn cơm trưa, đóng vai người đi mua gỗ cây xá xị về làm tượng và bắt gặp một bữa ăn đạm bạc của gia đình ông Khả. Một gia đình gồm năm người, ngồi quây quanh mâm cơm với một quả trứng vịt luộc dầm nước mắm, một dĩa rau lang luộc và một nồi cơm lưng. Những đứa bé trong nhà ốm yếu, xanh xao đến tội nghiệp vì thiếu ăn.

Chủ gia đình này cho chúng tôi biết thêm là ông đã chuẩn bị Tết bằng một ang nếp để dành từ mùa trước. Ngày 29 Tết này, ông sẽ hong lá chuối để gói bánh Tét cúng ông bà, tổ tiên, chỉ cần chừng đó là đủ. Ba ngày Tết của gia đình ông sẽ có duy nhất món bánh tét và dưa kiệu. Với hoàn cảnh hiện tại của ông, như vậy là quá đủ rồi, chứ còn nhiều người không có cái gì để ăn ba ngày Tết nữa kia!

Nói đến đây, ông tiếp tục nhai kĩ và nuốt cơm, gương mặt ông hơi cúi xuống như đang giấu đi nỗi buồn. Chúng tôi tạm biệt gia đình ông Khả. Và còn nhiều, rất nhiều gia đình như thế, một cái Tết lạnh đang chờ họ!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
.


Video for dân nghèo đói quảng ngãi
Mặc dù dân nghèo, xin gạo cứu đói, song nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu các thuộc cấp “nghiên cứu, khảo sát ...
Feb. 27, 2017

#126 Rơi Nước Mắt Trước Hoàn Cảnh Hai Em Mồ Côi Cha ...

... MỒ CÔI CHA MẸ,NGHÈO ĐÓINHƯNG HỌC RẤT GIỎIHôm qua ngày 9/10/2019 khi lênQuảng Ngãithăm hoàn cảnh ...
Nov. 9, 2019 ·Uploaded by Cuộc Sống Miền Trung



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 793 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 415 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 104 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.