Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24836341

 
Khoa học kỹ thuật 18.04.2024 13:00
TQ ném đá công nhân VN , chơi kiểu ông nội VC: Cấm xe chở thực phẩm VN tại biên giới làm hư hỏng hết trong khi cho xe lửa chở hàng sang VN được tiếp đón thượng khách
03.01.2022 20:11

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam ngày đầu năm
Ngay ngày đầu năm mới 2022, Trung Quốc khai trương chuyến tàu chở hàng đầu tiên đến Việt Nam khi Hiệp định RCEP có hiệu lực trong khi cấm các xe chở rau trái qua TQ, CSVN ngoan ngoãn hớn hở vâng lệnh 

Tân Hoa Xã đưa tin, chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc vào sáng sớm 1.1.2022 tới Việt Nam. Ngày đầu tiên của năm 2022 cũng là ngày Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực.

Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, cơ hội lớn cho Việt Nam

Chuyến tàu X9101 chở hơn 800 tấn hàng hóa rời cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây vào lúc 0h05 ngày 1.1 và dự kiến đến Hà Nội trong 28 tiếng.

Hàng hóa bao gồm đồ điện tử, nhu yếu phẩm hàng ngày và các sản phẩm hóa chất.

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khi Hiệp định RCEP có hiệu lực ngày 1.1.2022. Video: Tân Hoa Xã

Trong video do Tân Hoa Xã đăng tải, ông Ma Ziqiang, tổng giám đốc của một nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng địa phương sở hữu lô hàng được giao cho biết, Hiệp định RCEP sẽ giảm thuế quan ở mức độ lớn.

"Sau khi RCEP có hiệu lực, Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam gần Trung Quốc, sẽ chứng kiến kim ngạch thương mại tăng đáng kể. Nhờ chuyến tàu chở hàng này, chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistic xuyên quốc gia ổn định và hiệu quả" - ông Ma Ziqiang nói.

Ông Ge Hongliang, Phó giám đốc Trường nghiên cứu ASEAN, Đại học Dân tộc Quảng Tây nói: "RCEP có hiệu lực. Từ góc độ toàn cầu, đây là khu vực lớn thứ ba. Từ Bắc Mỹ đến Châu Âu, và sau đó chúng ta có thể nhìn thấy sự hợp tác như vậy trong nền kinh tế khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi khu vực này được thiết lập, chúng ta có thể nói rằng đây là một thị trường lớn".

Cũng trong video, ông Xu Ningning, Chủ tịch điều hành Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Trung Quốc nhận định: "RCEP sẽ đem đến luồng sinh khí mới, sức sống tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Thuế quan sẽ dần dần được cắt giảm, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được xóa bỏ. Thị trường sẽ mở cửa nhiều hơn. Các thị trường mở sẽ dẫn đến hội nhập và phát triển chung, đem lại sự hợp tác kinh doanh thịnh vượng, giúp tăng đầu tư song phương". 

RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Tổng dân số, tổng sản phẩm quốc nội và thương mại của 15 quốc gia này đều chiếm khoảng 30% của thế giới.

Hiệp địnhRCEPloại bỏ hơn 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên ký kết hiệp định và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan.

VN hối thúc thông quan nông sản, TQ 'ghi nhận' nhưng tiếp tục đóng cửa 'do Covid'

Hình minh họa lái xe Việt Nam mặc đồ bảo hộ và lấy giấy tờ kiểm tra dịch trước khi qua cửa khẩu Hữu Nghị vào ngày 27/2/2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN

Chụp lại hình ảnh,

Hình minh họa lái xe Việt Nam mặc đồ bảo hộ và lấy giấy tờ kiểm tra dịch trước khi qua cửa khẩu Hữu Nghị vào ngày 27/2/2020

Việt Nam đề nghị Trung Quốc nới lỏng các hạn chế ở biên giới, nhằm tạo điều kiện thông quan cho hàng ngàn xe tải đang mắc kẹt tại các chốt đường biên.

Trung Quốc tăng kiểm soát dọc biên giới để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, giữa lúc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong những ngày qua.

Tuy nhiên, Hà Nội nói các biện pháp của Trung Quốc là 'phản ứng quá mức'.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Đông Hưng giáp biên với Việt Nam, sau khi phát hiện ra có chỉ duy nhất một ca nhiễm Covid-19.

Các cửa khẩu biên giới giữa hai nước cũng bị ảnh hưởng.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hải quan Bằng Tường (Trung Quốc) thông báo tạm ngưng nhập khẩu thanh long của Việt Nam trong vòng bốn tuần, từ 29/12 đến 26/1

Sản phẩm nông sản mới nhất bị mắc kẹt không sang được thị trường Trung Quốc là thanh long, với thông báo từ Hải quan Bằng Tường nói mặt hàng này bị tạm ngưng nhập trong vòng bốn tuần, từ 29/12 đến 26/1.

Trước đó, các loại hoa quả khác như chuối, mít, xoài, sầu riêng cũng đã không thể thông quan qua các cửa khẩu để sang Trung Quốc.

Hôm 27/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc điện đàm với Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Giang Hạo để trao đổi về tình trạng ách tắc hiện thời tại các cửa khẩu Việt - Trung.

Ngày 29/12, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi công thư tới bốn quan chức cấp trung ương và địa phương của Trung Quốc về cùng vấn đề, gồm Bộ trưởng Thương mại, Tổng cục trưởng Hải quan, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam.

Chiều 31/12, Bộ Công Thương tiếp tục có liên hệ với Sở Công Thương Quảng Tây, "đề nghị khôi phục lại ngay việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đang tạm dừng, đồng thời tăng thời gian thông quan tại tất cả các cửa khẩu", báo Người Lao động đưa tin.

Phía Việt Nam liên tục liên hệ với Trung Quốc ở các cấp, thậm chí đề xuất một số giải pháp như đưa lao động Việt Nam đã tiêm vaccine đầy đủ sang bên kia biên giới để hỗ trợ công tác bốc vác, dỡ đồ..., tuy nhiên, phản ứng từ phía Trung Quốc dường như mới chỉ ở mức 'ghi nhận', hứa hẹn sẽ 'phối hợp khẩn trương tìm kiếm giải pháp sớm tháo gỡ vấn đề'.

Tuổi trẻ o­nline cũng trích lời ông Hồ Tỏa Cẩm, tham tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam, trong cuộc họp báo ngày 20/12, nói rằng:

"Trung Quốc đang thực hiện chính sách 'Zero COVID'. Mong các bạn thông cảm và ủng hộ chính sách của Trung Quốc," Tham tán Thương mại Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm được dẫn lời nói trong cuộc họp báo 20/12. "Chúng tôi có 1,4 tỉ dân, nếu sống chung với COVID-19 thì dễ vỡ trận."

Tuy nhiên, việc nông sản Việt Nam mắc kẹt không xuất sang được thị trường Trung Quốc không phải là tình trạng chỉ mới xuất hiện trong thời gian có đại dịch.

Những lời kêu cứu 'giải cứu nông sản' đã diễn ra hầu như hàng năm trong nhiều năm qua, với rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và là một thị trường lớn cho các sản phẩm hoa quả, rau củ của Việt Nam.

Xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước trong 11 tháng đầu năm 2021 tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, theo các số liệu được giới chức Việt Nam công bố.

Trung Quốc cho phép trái cây Thái Lan qua cửa khẩu Bằng Tường từ 4-1 trong khi khinh thường VC cấm cửa khẩu


TTO - Chính quyền Thái Lan cho biết phía Trung Quốc sẽ mở cửa khẩu Bằng Tường, thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cho trái cây Thái Lan nhập khẩu bằng đường sắt từ ngày 4-1.

Trung Quốc cho phép trái cây Thái Lan qua cửa khẩu Bằng Tường từ 4-1 - Ảnh 1.

Trung Quốc mở cửa cho trái cây Thái Lan ở cửa khẩu Bằng Tường từ ngày 4-1 - Ảnh: NNT


Trung Quốc mở cửa cho trái cây Thái Lan ở cửa khẩu Bằng Tường từ ngày 4-1 - Ảnh: NNT

Ngày 3-1, báo Bangkok Post dẫn lời phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết đây là nỗ lực của chính quyền Bangkok sau khi Trung Quốc đóng cửa khẩu Đông Hưng để ngăn dịch COVID-19.

Trong khi đó, Văn phòng phụ trách các vấn đề nông nghiệp cho biết việc mở cửa là tạm thời trong 2 tuần từ ngày 4 đến 17-1.

Một lượng lớn trái cây của Thái như sầu riêng và nhãn bị chặn ở cửa khẩu Đông Hưng thời gian qua. Phía Thái Lan đã trao đổi với đại sứ Trung Quốc tại nước này để tìm giải pháp.

Bà Rachada cho biết với việc mở cửa khẩu Bằng Tường, phía Trung Quốc sẽ sắp xếp các giấy tờ nhập khẩu cần thiết để số trái cây bị kẹt ở Đông Hưng đi qua cửa khẩu Bằng Tường.

Chính quyền Thái Lan kêu gọi các bên, bao gồm các tài xế, đảm bảo các sản phẩm không có dấu vết COVID-19 để tránh phía Trung Quốc đóng lại cửa khẩu.

ADVERTISING

backup banner
X

Theo Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan, nước này xuất khẩu 2 triệu tấn trái cây trị giá 4,45 tỉ USD qua Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên việc xuất khẩu mặt hàng này giảm trong những tháng cuối năm ngoái do quá trình thông quan bị trì trệ. Ngoài sầu riêng, nhãn, Thái Lan còn xuất sang Trung Quốc các nông sản như dừa tươi.

Vào tháng 7-2020, Thái Lan đã thông qua đề xuất ký một nghị định thư về kiểm dịch và kiểm tra trái cây xuất nhập khẩu thông qua một nước thứ ba giữa Thái Lan và Trung Quốc.

Nghị định thư này sẽ cho phép Thái Lan xuất khẩu trái cây qua nhiều cửa khẩu hơn tại Trung Quốc và các nhà xuất khẩu Thái có thể sử dụng các tuyến vận chuyển để giải quyết các vấn đề và thuận lợi hóa giao hàng. Thái Lan hiện xuất khẩu trái cây qua 4 cửa khẩu Ma Hàm, Hữu Nghị, Đông Hưng và Bằng Tường.

Tháng 5-2021, Bangkok Post đưa tin Trung Quốc cho phép trái cây Thái Lan được vận chuyển qua tuyến đường sắt biên giới giữa Ma Hàm, Đông Hưng và Bằng Tường. Khu biên giới Ma Hàm thuộc tỉnh Vân Nam và kết nối với tuyến đường R3A. Tuyến đường này nối với tỉnh Chiang Rai của Thái Lan thông qua Lào.

Thái Lan lo đường sắt Lào - Trung ảnh hưởng nông sản trong nướcThái Lan lo đường sắt Lào - Trung ảnh hưởng nông sản trong nước
TTO - Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) lo ngại tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này. TRẦN PHƯƠNG

Đụng độ ở biên giới: Lính Trung Quốc ném đá xe xúc đất của Việt Nam mậc kệ NPT  và tập đoàn lãnh đạo đảng và chính phủ VC quỳ lạy van xin

RFA
2022.01.04
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Đụng độ ở biên giới: Lính Trung Quốc ném đá xe xúc đất của Việt NamLính biên phòng Trung Quốc ném đá sang phía Việt Nam
 Chụp màn hình video/RFA edited

Những đoạn video mới đây trên mạng xã hội cho thấy vụ đụng độ mới nhất ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngay những ngày đầu của năm 2022. 

Đoạn clip được một tài khoản Tik Tok quay lại và đăng tải gần đây, trong đó tám binh lính biên phòng Trung Quốc có trang bị áo giáp và khiên chắn liên tục ném đá vào hai chiếc xe xúc đất của Việt Nam đang thi công ở khúc sông chia cắt hai nước. 

Bên phía Trung Quốc công nhân đang thi công, gia cố lại phần bờ kè sông phía sau hàng rào kẽm gai kiên cố, người xem cũng có thể thấy camera an ninh được trang bị trên đoạn hàng rào này. 

Các binh lính này sau đó căng băng rôn, gọi loa bằng tiếng Trung yêu cầu phía Việt Nam dừng việc xây dựng. 

"Các bạn trước tiên đã vi phạm luật. Hai bên chúng ta đều chưa thương lượng vì vậy đề nghị dừng việc thi công. 

Sau khi đàm phán thì các bạn có thể thi công trở lại. Các bạn đã vi phạm luật khi xây dựng bờ kè."

Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai. 

Các đoạn video sau đó bị tài khoản Tik Tok này xóa bỏ khỏi mạng xã hội và được các trang khác đăng tải lại trên Facebook. 

Một số hình ảnh khác cho thấy, bên phía Trung Quốc cắm các tấm bảng màu đỏ chữ màu vàng, viết bằng song ngữ Việt Trung với nội dung: "Khu vực biên giới chưa thống nhất, không được thi công". 

Vấn đề xây kè trên biên giới Việt Trung đã từng được đưa ra chất vấn tại Quốc hội Việt Nam hồi năm 2020.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan thuộc tỉnh Quảng Ninh nói tại Quốc hội rằng, tại “biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước.”

Báo Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến năm 2020, hệ thống kè biên giới bên phía Trung Quốc đã được xây dựng kiên cố, nhưng hệ thống kè biên giới của Việt Nam thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới được xây dựng hoàn thành 16,43 km trên tổng số đường biên giới trên sông giữa hai nước tại tỉnh Quảng Ninh là 89 km.


Trả lời chất vấn các đại biểu tại Quốc hội hồi năm 2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hiện Hiệp định quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận song phương liên quan đã xác định rõ các nội dung, quy trình liên quan đến việc xây dựng các công trình biên giới của hai bên, trong đó có việc xây dựng các công trình kè bảo vệ sông, suối biên giới.


Bộ Quốc phòng VN cho biết, trong năm 2019, theo đề nghị của tỉnh Quảng Ninh và Quân khu 3, Bộ Quốc phòng đã tiến hành khảo sát thực tế và đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Tuyến kè chắn sóng, kết hợp đường tuần tra cơ động bờ sông biên giới đối diện với bến biên mậu phía Đông Hưng/Trung Quốc (thuộc phường Hải Yên, TP.Móng Cái) với quy mô 1,38 km kè sông và 640 m đường cơ động tuần tra với tổng mức đầu tư 210 tỉ đồng, một nửa do ngân sách Trung ương và một nửa do ngân sách địa phương đầu tư.

Hồi giữa tháng 9 năm 2021, một đoạn video xuất hiện trên mạng internet quay lại cảnh phía người dân Việt Nam và biên phòng Trung Quốc đối đầu ở đoạn hàng rào tại mốc biên giới số 57 ở tỉnh Lai Châu. 

Mấy ngày gần đây cư dân mạng vùng biên có chia sẻ lên các MXH về tình hình lính Trung Quốc đã tổ chức ném gạch đá vào các đơn vị đang thi công tu bổ đoạn biên giới. Vậy thực hư chuyện đó như thế nào?


Vụ Việt Nam – Trung Quốc ở biên giới mấy ngày qua như sau:


1. Tình hình là đoạn biên giới này 2 bên đều bị sụt lở đất nên đều phải thi công tu bổ, sửa chữa. Chuyện chả có gì khi đến đoạn giáp nhau là xảy ra tranh chấp.


Bên Trung Quốc phản đối Việt Nam tu bổ chỗ đó, giữ nguyên hiện trạng. Nhưng Việt Nam kệ, đất nhà tôi, trên văn bản có ghi rõ, tôi cứ sửa, anh phản đối kệ anh.

2. Sau khi bắt loa, căng băng-rôn đề nghị không xong, bên Trung Quốc ném đá vào xe ủi, xe xúc của Việt Nam. Bên Việt Nam cũng đáp trả ném lại vào máy móc bên Trung Quốc. Tuyệt nhiên, 02 bên né không ném vào người, tránh gây đổ m.á.u.

Không biết là phía Trung Quốc dùng google dịch hay như nào mà lại có băng rôn ghi là “guy phương” như này?

3. Giờ thì phía Việt Nam đã tu bổ, xây kè mới đến 99% rồi, bên Trung Quốc cũng chỉ đứng ngó, chả làm gì nữa.

Một số nhà phân tích thời sự phổ biến trên mạng Twitter video clip với ít câu bình luận về sự việc không có vẻ gì “hữu hảo” đang xảy ra tại biên giới hai nước Việt Nam-Trung Quốc, khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, không rõ thuộc huyện nào và thời điểm nào.

Lính Trung Quốc trang bị áo giáp, gậy, súng, khiên chống bạo loạn, đứng trên phần đất Trung Quốc. (Hình: Twitter/Bill Hayton)

Tác giả Lee Ann Quann hôm 3 Tháng Giêng, 2022, phổ biến video clip một nhóm lính Trung Quốc theo nhau ném đá về phía Việt Nam, nơi Trung Quốc đã dựng hàng rào kẽm gai ngăn chia biên giới.

Phía Việt Nam không thấy có lính mà chỉ có một số nhân công đang khuân đá, được xe tải chở tới, làm kè chống sói lở ở bờ sông.

“Lính Trung Quốc vừa hò hét vừa ném đá về phía người Việt Nam đào xới dọc theo biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nhân công dân sự gia cố bờ sông ở phía Việt Nam để ngăn chặn sói lở khi nước sông chảy siết,” tác giả Lee Ann Quann viết chú thích về cái video clip.

Nhà báo Anh Quốc Bill Hayton bình luận rằng: “Rõ ràng là đang có một cái gì đó xảy ra dọc theo biên giới hai nước Việt Nam-Trung Quốc. (Hàng ngàn) xe tải kẹt (ở biên giới) rồi bây giờ là chuyện này xảy ra cho thế giới thấy…”

Ông Hayton còn bình luận rằng: “Tôi đoán dường như phía Trung Quốc đang tập dượt cho chuyện đối đầu với khiên, áo giáp (chống bạo loạn). Tôi đoán cái hàng rào do Trung Quốc xây dựng với lá cờ Trung Quốc và camera theo dõi an ninh.”

Lính Trung Quốc ném đá về phía người Việt Nam ở hàng rào biên giới, tỉnh Hà Giang. (Hình: Twitter/Lee Ann Quann)

Năm vừa qua, Trung Quốc đã dựng hàng rào kẽm gai kiên cố với camera giám sát an ninh dọc theo biên giới với nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam và Myanmar.

Tháng Hai năm ngoái cũng từng có tin Trung Quốc xây dựng sân bay cho trực thăng quân sự và vị trí đặt hỏa tiễn phòng không chỉ cách biên giới với Việt Nam khoảng 20 km thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây.

Phía Việt Nam không hành động gì gây thiệt hại về mặt an ninh, hay kinh tế, thậm chí tìm cách lấn chiếm lãnh thổ về phía Bắc, sau khi đã ký hiệp định phân chia biên giới trên bộ cuối năm 1999.

Nhưng người ta không hiểu chuyện gì xảy ra trong mối quan hệ khi thấy lính Trung Quốc lại có hành động như vậy với phía Việt Nam trong khi lãnh đạo hai nước mỗi khi gặp nhau đều nói những điều tình nghĩa.

Tỉnh Hà Giang từng xảy ra những trận đánh đẫm máu ở Vị Xuyên, Đồng Văn, Lũng Cú, khi quân Trung Quốc tràn qua “dạy cho Việt Nam bài học” vào Tháng Hai, 1979, theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Những năm sau đó vẫn xảy ra các cuộc chạm súng lẻ tẻ chứ không hoàn toàn yên tĩnh cho tới khi ký kết hiệp định biên giới trên bộ.

Nhân công người Việt Nam khuân đá gia cố bờ sông để chống xói lở khi lũ xảy ra. (Hình: Twitter/Lee Ann Quann)

Mới ngày 2 Tháng Giêng, 2022, trang mạng của Bộ Công An CSVN đưa tin: “Đoàn công tác Bộ Công An do Thượng Tướng Nguyễn Văn Sơn, thứ trưởng Bộ Công An làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.”

Theo nguồn tin, đây “là nơi yên nghỉ của 1,850 liệt sĩ và một phần mộ liệt sĩ tập thể. Trong đó có hơn 1,600 liệt sĩ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.”

Hơn một tháng qua, hơn 6,000 xe tải, phần lớn là xe chở nông sản của Việt Nam, bị kẹt ở cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh vì các biện pháp chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc đi kèm với thông báo nghỉ Tết bốn tuần lễ.

CSVN đã liên tục điều đình với Trung Quốc giúp giải quyết trước khi nông sản hư hỏng phải tiêu hủy, nhưng không đạt kết quả được bao nhiêu. (TN) [kn]




Thủ tướng bù nhìn Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần đi 'theo đường chính ngạch' vào TQ

Pham MInh Chinh

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần hướng tới cải thiện chất lượng nông sản để xuất khẩu theo đường chính ngạch sang TQ, tránh tình trạng ùn tắc ở biên giới như mấy tuần qua.

Tại Hội nghị Tổng kết năm 2021, Triển khai Kế hoạch năm 2022 Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, khi cả nước phải vật lộn chống dịch Covid-19, là tạo được kim nghạch xuất khẩu trị giá 48,6 tỷ đôla, truyền thông Việt Nam đưa tin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu những hạn chế còn tồn tại của ngành nông nghiệp, trong đó có việc phụ thuộc vào một số thị trường nước ngoài nhất định, như Trung Quốc.

Ông cũng nhắc đến vấn đề nóng trong hai tuần cuối năm là việc hàng nghìn container hàng VN bị chặn ở biên giới Việt - Trung, đã được BBC News Tiếng Việt đưa tin từ ngày 22/12.

Trước tình trạng ùn tắc xảy ra hàng năm, ông Chính nói: "Mình phải xây dựng thương hiệu để đi chính ngạch, từng bước cải thiện thương mại với thị trường Trung Quốc, bởi đây là một thị trường lớn với nhiều lợi thế. Các Bộ, ngành phải chủ động, các tỉnh biên giới phải làm việc thông thương với nhau, tính toán cho hợp lý. Cốt yếu là chúng ta phải tạo ra các sản phẩm chất lượng đi theo đường chính ngạch. Chúng ta phải thực hiện bài bản, xây dựng theo chuỗi giá trị mới bền vững," truyền thông VN trích dẫn.

Để đi theo đường chính ngạch, ngành nông nghiệp Việt Nam cần quy hoạch bài bản hơn, đảm bảo các yêu cầu của thị trường quốc tế về bao bì, nhãn mác nguồn gốc xuất xứ và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm..

Ngoài việc cần tuân thủ các quy định về nhãn mác, bao bì, VN cũng cần tìm hiểu kỹ thị trường cần gì thay vì nuôi trồng tràn lan không kế hoạch, rồi đến mùa là 'ùn ùn mang lên biên giới', dẫn đến các vụ giải cứu dưa hấu, dưa lê, xoài, táo, thanh long… đã trở thành thông lệ.

Trung Quốc từ cuối 2018 cho xây hàng trăm km rào cao, kiên cố ngăn lối trên bộ với Việt Nam ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh

NGUỒN HÌNH ẢNH,YOUTUBE

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc từ cuối 2018 cho xây hàng trăm km rào cao, kiên cố ngăn lối trên bộ với Việt Nam ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh

Trung Quốc 'muốn VN theo đường chính ngạch'

Trong cuộc họp báo ngày 20/12, tham tán thương mại TQ tại Việt Nam, ông Hồ Tỏa Cẩm cũng nói về chuyện Việt Nam cần đẩy nhanh đàm phán Nghị định thư (hiện bị đình trệ) về xuất khẩu chính ngạch sang TQ, hàm ý các mặt hàng "tiểu ngạch" bị đình trệ một phần do phía VN.

Việc kiểm soát đường biên nhằm chống buôn lậu, nhập cư và gần đây là để ngăn dịch Covid lây lan còn khiến TQ từ cuối năm 2018 cho xây hàng trăm km rào cao, kiên cố ngăn lối trên bộ với VN ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thông tin về hàng rào biên giới Việt - Trung từ Bộ Công thương Việt Nam được đài báo nước này bình luận là "bất ngờ".

Tiểu ngạch, chính ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường được hiểu là không chính thống. Tuy nhiên, đây vẫn là hình thức trao đổi buôn bán được nhà nước Việt Nam thừa nhận. Các cá nhân tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chịu sự kiểm soát, kiểm tra về các tiêu chí hàng hóa bởi cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước.

Nhiều doanh nghiệp khi giao dịch nhỏ thường chọn con đường tiểu ngạch vì thủ tục dễ dàng và đơn giản, không cần qua hợp đồng ngoại thương ký kết giữa các quốc gia với nhau.

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, được các công ty, doanh nghiệp lớn lựa chọn khi ký hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài dựa trên hiệp định ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với khu vực, tổ chức, hay các hiệp hội kinh tế trên thế giới.

Hàng đi theo đường chính ngạch thường với số lượng lớn, phải chịu sự kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… và phải có hợp đồng mua bán đầy đủ, tuân theo quy định pháp luật của đôi bên trước khi xuất hoặc nhập khẩu.

Xem thêm:

Việt Nam: ‘Nhà nông nhỏ lẻ cần hợp tác cùng nhau’

VN là đối tác thương mại lớn nhất của TQ  ở ASEAN  vì siêu nhập mua nhiều gấp 3 lần bán

Chủ tịch Tập Cận Bình trò chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp đón cấp nhà nước hồi tháng 11/2017

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Tập Cận Bình trò chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp đón cấp nhà nước hồi tháng 11/2017

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có lẽ đang ở trong 'thời kỳ hoàng kim' khi chỉ trong nửa đầu 2018, cả hai nước đã đạt được nhiều kỷ lục về tỷ lệ kim ngạch xuất-nhập khẩu và vốn đầu tư, theo như báo cáo của Đại sứ quán

Trung Quốc.

Nhiều năm nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam chỉ là một trong những thị trường nhỏ, đối tác nhỏ của Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng theo số liệu Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc Hồ Tòa Cẩm công bố tại cuộc họp báo hôm 26/7, đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt mặt Malaysia, trở thành đối tác thương mại lớn nhất với Trung Quốc trong khu vực.

Theo báo Nhân dân phiên bản tiếng Anh, độ tăng trưởng trong doanh thu thương mại của Hà Nội với Bắc Kinh tăng 28.8%, vượt xa độ tăng trưởng của Kuala Lumpur, chỉ ở mức 15.5%.

Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 66 tỷ đôla nửa đầu 2018, tức tổng kim ngạch trung bình hàng tháng đạt trên 10 tỷ đôla, con số lớn nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, tổng kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Trung Quốc rất có thể đã bị tác động bởi quyết tâm thu hẹp ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước này của tân thủ tướng Mahathir Mohamad.

Nhiều công ty Trung Quốc đã bị nghi ngờ dính vào bê bối tài chính của quỹ đầu tư 1MDB của cựu thủ tướng Najib Razak.

Chính quyền mới của ông Mahathir đã tạm ngưng ba dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư với tổng trị giá 22 tỷ đôla.

TQ vượt Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN

Trung Quốc cũng vượt qua Hoa Kỳ, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với tỷ lệ xuất khẩu đạt mốc kỷ lục 23.5%, trong 6 tháng đầu năm.

Một phụ nữ Trung Quốc đẩy gánh hàng về phía Trung Quốc sau cả một ngày buôn bán ở gần cửa khâu Tân Thanh ở gần biên giới phía bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn.

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ Trung Quốc đẩy gánh hàng về phía Trung Quốc sau cả một ngày buôn bán ở gần cửa khâu Tân Thanh ở gần biên giới phía bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Ngược lại Việt Nam lọt top 10 thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới của Trung Quốc, và cũng là lớn nhất ở Đông Nam Á, với tỷ lệ xuất khẩu kỷ lục ở 37.4% trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, đáng phải nói rằng Việt Nam đang Mỹ bị áp đặt mức thuế quan khổng lồ lên mặt hàng sắt thép, vì nghi ngờ Trung Quốc xuất khẩu số lượng lớn thép chất lượng thấp sang Việt Nam, để khoác áo 'made in Vietnam' xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Hồi tháng Năm, Hải quan Mỹ đã đánh mức thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp ở mức 256,44% đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Trung Quốc.

Thêm vào đó, Trung Quốc là nhà đầu tư ngoại quốc lớn thứ sáu của Việt Nam, với số vốn FDI từ Bắc Kinh đạt mức kỷ lục 2.1 tỷ đôla.

Chỉ trong năm nay, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào hơn 163 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 330 triệu đôla.

Trong cuộc họp báo, Tham tán đại sứ Đoàn Hải Hồng (Yin Haihong) cũng cho biết Đại sứ quán Trung Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư thêm vào Việt Nam.

Theo tờ Vietnamnews, các quan chức thương mại đang làm việc với giới chức ở các tỉnh biên giới để giúp thúc đẩy nhập khẩu các sản phẩm nông sản từ Việt Nam vào Trung Quốc.

"Những trì hoãn theo báo cáo ở biên giới không phải là vì sự thiếu cơ chế chính sách bởi giới chức hai nước, mà là vì sự tăng trưởng quá mức của giao dịch thương mại giữa hai nước," ông Hồ Tòa Cẩm nói.

Việt Nam tiêu thụ thịt chó nhiều thứ 2 Châu Á, chỉ sau Trung Quốc

Chó bị nhốt trong lồng

NGUỒN HÌNH ẢNH,SOI DOG

Việt Nam hiện nằm trong top 3 quốc gia tiêu thụ thịt chó nhiều nhất tại Châu Á chỉ sau Trung Quốc, theo Human Society International.

Liệu có phải đã đến lúc Việt Nam cần chấm dứt việc xem thịt chó là món ăn khoái khẩu?

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông John Dalley từ tổ chức Soi Dog cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục có chiến dịch vận động về một lệnh cấm ăn thịt chó hoàn toàn tại Hà Nội sau khi các lệnh hạn chế Covid tại Việt Nam được nới lỏng.

"Chúng ta cần loại bỏ các quan niệm mê tín về ăn thịt chó tại Việt Nam", ông John Dalley nói.

Tại Việt Nam, việc thống kê số lượng thịt chó được cho là rất khó khăn. Hiện không thể kết luận địa phương nào tiêu thụ thịt chó nhiều nhất tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia bảo vệ động vật, thị trường tiêu thụ thịt chó được cho là "có giảm so với nhiều năm về trước" tại Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên lại có chiều hướng tăng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam như Nghệ An, Thanh Hóa, Huế, Hà Tĩnh.

Số lượng chó bị tiệu thụ tại Châu Á

Theo John Dalley, Chủ tịch và người đồng sáng lập Soi Dog, Hà Nội có khoảng 24 lò giết mổ chó, trung bình 1.079 con chó bị giết mỗi ngày. Con số này không bao gồm các cơ sở bán thịt chó và giết chó tại chỗ để lấy thịt tiêu thụ

Trên toàn Châu Á, theo ước tính từ Human Society International, 30 triệu con chó bị giết lấy thịt mỗi năm. Theo đó, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 10 triệu con, Việt Nam 5 triệu con, Hàn Quốc 2 triệu con.

Tại Đông Nam Á, theo Soi Dog, thịt chó cũng được tiêu thụ tại Lào, Philippines, Indonesia và Campuchia, một số được tiêu thụ trái phép tại Thái Lan và Malaysia.

Theo Human Society International, có khoảng 3 triệu con chó bị giết lấy thịt tại Campuchia, riêng tại Lào, con số này vẫn không được thống kê đầy đủ nhưng ít hơn Việt Nam và Campuchia.

Một chuyên gia giấu tên nhận định với BBC News Tiếng Việt, thị trường tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam ít phức tạp hơn Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trung Quốc hiện có lễ hội thịt chó thường niên tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây với khoảng hàng chục ngàn con chó bị xẻ thịt trong 10 ngày.

Khởi phát từ năm 2009, Lễ hội này thường xuyên bị các tổ chức bảo vệ động vật lên án mạnh mẽ vì tính dã man của nó.

Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới hiện nay có các trang trại nuôi chó để giết lấy thịt, ước tính có khoảng 17.000 trang trại, với đầy đủ quy mô từ lớn đến nhỏ lẻ.

Thông điệp từ Korea Dogs

Chuyện ăn thịt chó được xem phổ biến tại Sài Gòn từ sau năm 1954. Hiện nay mỗi khi nhắc tới khu vực bán thịt chó 'có tiếng' thì ai cũng biết khu vực Ông Tạ, đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) hay chợ Thạch Đà, đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Bạch Đằng (quận Bình Thạnh)...

Một số chủ sạp rao thịt chó ngon, không phải thịt già, không phải chó ghẻ lở, và được bán với giá hơn 100.000 đồng/kg.

Tiến sĩ Karanvir Kukreja, Trưởng Chiến dịch Công chúng Đông Nam Á của Four Paws cho BBC biết rằng nguồn thịt chó ở Việt Nam hiện nay chủ yếu từ những kẻ trộm chó trong cộng đồng.

Số cửa hàng bán thịt chó tại Hà Nội

Theo một báo cáo của Four Paws công bố vào tháng 2/2021 thì "nhu cầu ngày càng tăng đã buộc các nhà cung cấp phải mở rộng nguồn hàng ra ngoài những ngôi làng quen thuộc và nhắm đến các thị trấn và thành phố trên khắp cả nước, thậm chí là nước ngoài". Soi Dog và Four Paws đều đề cập đến các vụ mà kẻ trộm chó bị người dân 'tự xử' đánh đến chết.

Gần đây vào tháng 6/2021, theo VOV, thì một nam thanh niên bị chém tử vong khi từ TP HCM xuống Long An trộm chó. Vào tháng 9/2021, tại Huyện Bình Chánh, TP HCM, bị truy đuổi, hai đối tượng trộm chó lao xuống kênh, một người chết, theo VietnamNet.

Theo Soi Dog, nguồn thịt chó ở Việt Nam được nhập lậu từ các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

'Sức khỏe cộng đồng bị xem nhẹ'

Sự lây truyền virus do buôn bán động vật

Báo cáo vào tháng 2/2021 của Four Paws nêu rằng nạn buôn bán thịt chó và mèo là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng đang bị xem nhẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt chó trực tiếp gây ra sự bùng phát bệnh sán chó, dịch tả và bệnh dại ở người.

Four Paws và Soi Dog, những rủi ro nghiêm trọng đều xuất hiện phổ biến trong tất cả các khâu buôn bán thịt chó và mèo - từ nguồn cung cấp đến vận chuyển, mua bán, giết mổ, xẻ thịt và tiêu thụ.

Khi vận chuyển, hàng triệu cá thể chó không rõ bệnh tật và tình trạng tiêm phòng bị nhồi nhét vào các lồng nhỏ trên xe tải và vận chuyển đường dài đến khu vực giam giữ tập trung đông đúc hoặc trực tiếp đến chợ, lò giết mổ mất vệ sinh.

Chó được vận chuyển liên tỉnh tại Việt Nam trong khi không có giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại.

John Dalley, Chủ tịch và người đồng sáng lập Soi Dog cho biết đã có trường hợp làm giả giấy tờ hoặc hối lộ cho cơ quan kiểm tra, nói chó không bệnh dại nhưng thực chất là bị bệnh.

Thậm chí cách đây vài năm để tăng trọng lượng cơ thể và giá thị trường của chó, thương lái thường bơm nước vào dạ dày của chó. Nước được sử dụng thường là nước thải hôi thối, nhiễm bẩn. Quá trình này không chỉ gây căng thẳng và đau đớn cho động vật, thậm chí giết chết một số cá thể chó trong quá trình thực hiện, mà còn tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm các mầm bệnh lây truyền qua đường nước như bệnh tả, vốn có liên hệ chặt chẽ với tập quán ăn thịt chó.

Chó bị bắt và nuôi nhốt trong các nơi quá đông đúc, trong điều kiện mất vệ sinh, thường trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, trong quá trình chờ vận chuyển hoặc giết mổ, làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh và dễ bị lây nhiễm, tăng khả năng lây truyền bệnh.

Tại các chợ và lò giết mổ, chó bị nhốt cùng hoặc cạnh các cá thể cùng loài hoặc các loài khác; trong khoảng cách gần với con người, bị đối xử thô bạo, và không được cung cấp đầy đủ hoặc không có thức ăn hoặc nước uống. Quá trình giết mổ và xẻ thịt diễn ra ngay trên sàn nhà, xung quanh là động vật còn sống và đã bị giết mổ cùng loài hoặc khác loài từ nhiều nguồn khác nhau và không rõ nguồn gốc.

Việc giết mổ chó mà không rõ tình trạng sức khỏe và nguồn gốc nên không đảm bảo thịt của chúng có an toàn cho con người hay không. Một số con chó thường bị mắc bệnh hoặc đang ủ bệnh. Một số con thậm chí có thể bị trúng độc trước khi được tiêu thụ bởi các chất có độc tính cao gồm bao gồm strychnine, kalixyanua và succinylcholine. Đây là những hóa chất thường được sử dụng trong quá trình bắt trộm chó.

Sự căng thẳng cực độ dẫn đến tình trạng động vật bị suy giảm miễn dịch, và chính điều này, cùng với điều kiện mất vệ sinh, có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cá thể động vật và khả năng chúng sẽ sản sinh ra mầm bệnh. Hệ quả này lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho động vật khác và con người.

Người buôn bán hoặc giết mổ chó và mèo có nguy cơ tiếp xúc với nước bọt và các chất dịch cơ thể khác của động vật trong quá trình xử lý và giết mổ động vật. Quá trình giết mổ thường rất tàn bạo. Hiếm khi người giết mổ mặc bất kỳ loại quần áo hoặc thiết bị bảo hộ cá nhân nào hoặc tuân theo các hướng dẫn hoặc quy định về sức khỏe và an toàn.

Thông điệp từ Soi Dog

'Nuôi chó nhưng vẫn ăn thịt chó'

Vấn đề ăn hay không ăn thịt chó đã bị tranh cãi ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Nhiều người ủng hộ việc ăn thịt chó cho rằng ăn thịt chó không vi phạm pháp luật, thậm chí gọi đây là "chó quyền" như một cuộc tranh cãi nảy lửa vào năm 2020.

Vào tháng 5/2020, tài khoản có tên Tifosi bình luận trên Facebook như sau: "Thịt chó, hay trứng vịt lộn, suy cho cùng cũng là món ăn và rõ ràng pháp luật sở tại không cấm. Việc đánh giá một con người man rợ thông qua việc họ ăn thịt chó hay không là một hành xử bát nháo, vô căn cứ, biện minh cho lòng dạ hẹp hỏi, ích kỷ chỉ biết đến mình mà không quan tâm đến người khác. Người phương Tây không thể đánh giá người Việt là mọi rợ vì ăn thịt chó vì bản chất xã hội phương Tây có những chuẩn mực không thể áp dụng đối với người Việt. Nhưng một số người Việt, dường như mất hết tự tôn, can đảm, phẩm giá và công nhận người phương Tây là người văn minh, họ muốn như phương Tây, họ mặc định cho người phương Tây "nói gì cũng đúng. Hay luôn luôn tự nhục đến mức cho rằng những gì thuộc trời Tây là "văn minh", những gì thuộc trời Việt là "mọi rợ, rừng rú"?"

Một tài khoản Facebook bàn luận về việc ăn thịt chó là văn minh hay mọi rợ

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

Một tài khoản Facebook bàn luận về việc ăn thịt chó là văn minh hay mọi rợ

Nhiều người còn so sánh việc giết chó lấy thịt với giết bò, gà hoặc sản xuất gan ngỗng, thậm chí giết cá voi. Đồng thời cho rằng văn hóa phương Tây và Việt Nam là khác nhau, không thể đem văn hóa đó áp dụng cho Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có một giới trung dung, họ cho rằng mình vừa có thể yêu chó và vừa ăn thịt chó. Họ cho rằng bản thân sẽ không ăn thịt con chó mình nuôi là được.

Tuy nhiên một luồng ý kiến khác cho rằng chó là người bạn thân thiết của con người và cần cấm ngay việc giết và tiêu thụ thiệt chó.

Soi Dog và Four Paws cho rằng chó khác với gia súc.

Gia súc trước khi bị giết sẽ được tuân theo các quy tắc phúc lợi động vật trên thế giới như cho bị ngất trước khi giết. Hiện nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp gây ngạt bằng khí CO2 thay cho chích điện.

Ở Việt Nam, ngày 1/1/2020, Luật chăn nuôi chính thức có hiệu lực với các quy định về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, vật nuôi phải được gây ngất trước khi giết mổ, không để vật nuôi phải chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ...

Theo Soi Dog, vì chó không phải là gia súc nên ở Việt Nam không hề có luật pháp cho chuyện giết mổ chó. Chó bị giết bằng những cách vô cùng tàn nhẫn như đập đầu, trấn nước, nhồi nhét trong những chiếc lồng sắt chật hẹp...

Ngoài ra theo Soi Dog và Four Paws thì chó là người bạn thân thiết của con người từ bao đời nay. Chó đã được loài người thuần hóa cách đây 30.000 năm và đã đồng hành trong việc canh giữ những loài vật nuôi khác.

Soi Dog cũng nhấn mạnh đến thông điệp "A dog is a dog", tạm dịch "chó nào cũng là chó" khi có những nhận định cho rằng thú cưng khác với chó giết để lấy thịt. Theo Soi Dog thì vẫn còn nhiều người tin rằng loài chó giết để lấy thịt không có linh hồn hay cảm xúc như chó nuôi để làm thú cưng.

'VN cần theo xu hướng chung của thế giới'

Theo xu hướng chung của thế giới, Tiến sĩ Karanvir Kukreja từ Four Paws cho rằng 'Đã đến lúc Việt Nam cần có lệnh cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó'.

Các quốc gia/lãnh thổ cấm ăn thịt chó

Theo Human Society International, cho đến nay trên thế giới có Hong Kong, Philippines, Đài Loan, Singapore, Thái Lan có lệnh cấm tiêu thụ thịt chó.

Gần đây nhất, Indonesia cũng phát đi tín hiệu có thể có một luật cấm giết và tiêu thụ thịt chó.

Vào năm 2017, Đài Loan cấm giết mổ chó mèo để lấy thịt, ai vi phạm có thể bị phạt đến 2 năm tù giam, ngoài ra hình ảnh tên và hình ảnh sẽ bị niêm yết công khai.

Tại Trung Quốc, năm 2020, Thẩm Quyến là thành phố đầu tiên cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó.

Khi đó chính quyền thành phố Thẩm Quyền nói rằng "Chó mèo đã có mối quan hệ gần gũi với con người hơn các loài động vật khác, việc cấm tiêu thụ chó mèo là điều phổ biến ở những quốc gia đang phát triển. Lệnh cấm này cũng đáp ứng nhu cầu và tinh thần văn minh của nhân loại."

Sau đó, thành phố Chu Hải của Trung Quốc vào tháng 5 cũng tuyên bố cấm tiêu thụ thịt chó, cho rằng "chó không thể được xem là gia súc".

Cần sửa lỗ hổng luật pháp

Tuy nhiên, theo truyền thông Việt Nam, để tiến tới việc chấm dứt hoàn toàn việc giết chó và tiêu thụ thịt chó, Việt Nam cần sửa các lỗ hổng trong luật hiện hành.

Theo báo Người Lao động, Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định hành vi bạc đãi vật nuôi sẽ bị phạt tiền.

Tuy nhiên, việc giết mổ chó, mèo rồi bày bán tràn lan thì không bị xử lý. Vì Việt Nam không có quy định nào cấm ăn, bán thịt chó nên các sơ sở giết mổ lậu chỉ bị xử phạt hành chính.

Năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban bố cam kết chấm dứt buôn bán thịt chó, trong đó nêu rõ việc buôn bán tàn ác và mất vệ sinh này có thể làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thành phố là một "thủ đô văn minh, hiện đại".

Khi đó, báo Thanh Niên trích dẫn nguồn tin từ UBND thành phố rằng "Đến năm 2021, ở các quận nội thành sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vận động, tuyên truyền cho người dân từ bỏ tập quán, thói quen sử dụng thịt chó, mèo."

Năm 2020, theo VietnamNet, Chủ tịch Hà Nội khi đó là Nguyễn Đức Chung đã "Tôi kêu gọi cộng đồng chấm dứt ăn thịt chó, động vật hoang dã". Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có diễn biến nào mới.

John Dalley cho biết Soi Dog sẽ tiếp tục có chiến dịch vận động về một lệnh cấm ăn thịt chó hoàn toàn tại Hà Nội sau khi các lệnh hạn chế Covid tại Việt Nam được nới lỏng.

"Chúng ta cần loại bỏ các quan niệm mê tín về ăn thịt chó tại Việt Nam", ông John Dalley nói.

Hiện ở Việt Nam có những quan niệm phổ biến về ăn thịt chó như ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay thì lại là xua đuổi cái "vận đen" đi.

Hoặc ăn thịt chó được xem sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cũng như phúc lộc của đời người.

Theo bà Giny Woo, đại diện từ Korea Dogs thì cách hiệu quả nhất để cấm việc tiêu thụ thịt chó là thông qua luật pháp.

"Để làm được điều này thì ở Việt Nam, việc gây áp lực lên chính phủ phải có hành động đối với vấn đề này, cùng thực hiện chiến dịch từ bên trong và bên ngoài đất nước là rất quan trọng", bà Giny Woo nói với BBC News Tiếng Việt.

Four Paws, Soi Dog cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần:

  • Ban hành Luật Luật hoặc Chỉ thị đầy đủ, rõ ràng, nghiêm cấm tất cả các khâu của hoạt động buôn bán thịt chó và mèo, bao gồm buôn lậu, bán, giết mổ và tiêu thụ
  • Đóng cửa tất cả các chợ và cơ sở bán và/hoặc giết mổ chó
  • Ban hành các tuyên bố công khai về mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng của hoạt động giết mổ và tiêu thụ chó
  • Thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo việc thực thi các luật, quy định và chỉ thị hiện hành để chấm dứt nạn buôn bán thịt chó

Lý do gì mà dân Trung Quốc không ưa hình ảnh đôi “mắt hí” trong khi các nữ lãnh đạo và tiểu thư CSVN đua nhau giải phẩu để có đôi mắt hí giống người TQ

  • Waiyee Yip
  • BBC News
Người mẫu Thái Nương Nương trong mẫu quảng cáo snack Three Squirrels (Ba con sóc)

NGUỒN HÌNH ẢNH,WEIBO

Chụp lại hình ảnh,

Người mẫu Thái Nương Nương trong mẫu quảng cáo snack Three Squirrels (Ba con sóc)

"Tôi không xứng đáng là người Trung Quốc bởi vì tôi có đôi mắt hí hay sao?"

Người mẫu Thái Nương Nương viết trong một bài đăng trên mạng xã hội sau khi những hình ảnh cũ của cô lan truyền rộng rãi vì những lý do sai lệch.

Cô đã bị công kích trên mạng trong vài ngày vì "cố tình xúc phạm" và "không yêu nước", sau một loạt các hình quảng cáo cô xuất hiện trên nhãn hiệu snack Three Squirrels (Ba con sóc) của Trung Quốc.

Cô rõ ràng đã phạm tội gì? Có đôi mắt hí.

Một số người dùng mạng xã hội công kích đến mức công ty này cuối cùng phải gỡ bỏ quảng cáo trên mạng và xin lỗi người dân vì đã khiến họ "cảm thấy không thoải mái".

Thế nhưng người mẫu Thái Nương Nương nói rằng cô không biết rằng mình đã làm điều gì sai để bị đe dọa trên mạng, và nói rõ là cô chỉ làm công việc của mình là một người mẫu.

"Diện mạo của tôi là do cha mẹ tôi trao cho," người mẫu 28 tuổi nói trên mạng xã hội Weibo.

"Tôi đã xúc phạm Trung Quốc ngày tôi vừa chào đời chỉ vì diện mạo của mình hay sao?"

'Phương Tây không còn có tiếng nói tuyệt đối'

Những quảng cáo này, được chụp vào năm 2019 đã bị một số người theo chủ nghĩa dân tộc đào bới lại trong bối cảnh mức độ nhạy cảm gia tăng liên quan đến quảng cáo thể hiện người Trung Quốc như thế nào tại nước này.

Vào tháng 11 năm ngoái, một nhiếp ảnh gia thời trang hàng đầu của Trung Quốc đã xin lỗi vì "thiếu hiểu biết" sau khi một bức hình mà cô chụp cho hãng thời trang cao cấp Dior bị phản pháo. Bức ảnh này đã khắc họa một người mẫu Trung Quốc với đôi mắt híp.

Những ngày gần đây, cũng có những cư dân mạng xã hội ở Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ liên quan đến quảng cáo của Mercedes-Benz và Gucci với hình ảnh phụ nữ có cặp mắt nhỏ.

Trong bối cảnh tinh thần dân tộc trên mạng và tâm lý bài xích phương Tây gia tăng ở Trung Quốc, một số người đã lấy những quảng cáo này làm bằng chứng cho sự phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc. Bằng cách khắc họa người mẫu Trung Quốc với đôi mắt hí, giới chỉ trích cho rằng cách công ty này đang truyền bá những thành kiến của phương Tây về gương mặt của người Trung Quốc.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạn cho Dior đã hứng chịu sự chỉ trích từ một số người Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHEN MAN/DIOR

Chụp lại hình ảnh,

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạn cho Dior đã hứng chịu sự chỉ trích từ một số người Trung Quốc

Nhiều người hỏi tại sao những mẩu quảng cáo này không khắc họa dạng người mẫu thường được thấy trong các mẩu quảng cáo của Trung Quốc với làn da đẹp và đôi mắt to tròn, vốn được xem là vẻ đẹp lý tưởng ở nước này.

Một bài xã luận mới đây được hãng tin nhà nước China Daily đăng tải đã nhấn mạnh rằng "trong thời gian quá lâu, các chuẩn mực về vẻ đẹp của phương Tây, gu thẩm mỹ, điều yêu ghét của phương Tây đã thống trị giá trị thẩm mỹ". Trang báo này nói rằng điều này bao gồm việc mô tả các phụ nữ Châu Á trong các mẩu quảng cáo có đôi mắt nhỏ.

"Phương Tây không còn có nói tiếng nói tuyệt đối trong mọi thứ," bài xã luận nêu.

"Người Trung Quốc không cần theo chuẩn mực về vẻ đẹp của họ và dạng phụ nữ như thế nào mới được xem là đẹp."

Là một thương hiệu Trung Quốc, Three Squirrels (3 con sóc) "lẽ ra đã nên biết về sự nhạy cảm của người tiêu dùng về cách họ được khắc họa trong các quảng cáo như thế nào", trang báo này cho biết.

Và trọng tâm của cuộc tranh cãi là nhận thức rằng sự mô phỏng gợi nhớ đến "những đôi mắt híp" một thành kiến về người Châu Á vốn xuất hiện trong nền văn hóa của phương Tây vào thế kỷ 19, và bị nhiều người Châu Á hiện nay xem là rất xúc phạm.

Nhân vật hư cấu Phụ Mãn Châu (bên phải) được khắc họa và truyền bá

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhân vật hư cấu Phụ Mãn Châu (bên phải) được khắc họa và truyền bá "sự hiểm nguy màu vàng", đe dọa xã hội phương Tây

Tại Hollywood, người anh hùng Châu Á Phụ Mãn Châu được mô tả là ốm và có đôi mắt nhỏ. Nhân vật này được khắc họa và truyền bá "sự hiểm nguy màu vàng", một ý tưởng phân biệt chủng tộc rằng các nền văn hoá Châu Á đang đe dọa xã hội phương Tây.

"Thật sự là có một lịch sử kéo dài về chuyện sử dụng đôi mắt hí để kỳ thị người châu Á," Tiến sĩ Liu Wen, từ Viện Academia Sinica ở Đài Loan nói với BBC Trung Quốc.

Bác bỏ chủ nghĩa đa nguyên về thẩm mỹ

female friends in a cafe

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các chuyên gia cho rằng sự công kích đã bác bỏ có thể có nhiều cách nhau để nhìn nhận người Trung Quốc

Việc một số người Trung Quốc vẫn kiên định về một vẻ đẹp lý tưởng tương phản với cuộc tranh luận trên toàn cầu về tính đa dạng và thúc đẩy hình ảnh rộng mở hơn về gương mặt người châu Á trên truyền thông.

Giới quan sát nói rằng có thể hiểu được khi một số người tiêu dùng cảm thấy bị xúc phạm về các mẩu quảng cáo và sự công kích là đơn giản thái quá vấn đề khi bác bỏ ý tưởng là trên thực tế có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận người Trung Quốc.

"Bác bỏ hình ảnh đôi mắt hí" là một hiện tượng nguy hiểm bởi vì đây sự bác bỏ chủ nghĩa đa nguyên về thẩm mỹ," Tiến sĩ Luwei Rose Luqiu từ Đại học Hong Kong Baptist nói.

"Đây là một vẻ đẹp cực kỳ gây khó chịu không đáp ứng chuẩn mực nhất định nào."

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng các chuẩn mực truyền thống về nhan sắc ở Trung Quốc thực sự ưa thích đôi mắt nhỏ. Ví dụ những tranh vẽ vào thời gian được xem là kỷ nguyên vàng về văn hóa và nghệ thuật ở Trung Quốc trong thời kỳ nhà Đường từ năm 618 đến 907 sau Công nguyên phần lớn mô tả phụ nữ có đôi mắt nhỏ và dài.

"Mặc dù có những biến tấu qua các triều đại khác nhau thế nhưng đôi mắt nhỏ hơn được ưa chuộng trong thời kỳ cổ xưa của Trung Quốc," Tiến sĩ Jaehee Jung, một chuyên gia về hành vi tiêu dùng từ Đại học Delaware nói.

Sở thích hiện tại là đôi mắt to tròn, mỉa mai thay lại là hiện tượng gần đây bị ảnh hưởng từ phương Tây. Một số chuyên gia tin rằng sự chuyển biến gần nhất trong các chuẩn mực sắc đẹp bắt đầu vào cuối những năm 1970 nhờ vào công nghệ giải trí và quảng cáo từ nước ngoài khi Trung Quốc mở cửa với thế giới.

"Những phụ nữ trong xã hội đương đại của Trung Quốc dường như rất thích các chuẩn mực của phương Tây dành cho vẻ đẹp nữ giới chiếm lĩnh trong các hình ảnh truyền thông," Tiến sĩ Jung nói.

Những ngày này, đôi mắt to tròn rất được có giá và rất phổ biến hiện nay khi các phụ nữ trẻ ở Trung Quốc trang điểm và thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ để khiến đôi mắt của họ to hơn, trang điểm tạo mắt 2 mí.

Nhưng đối với người mẫu Thái Nương Nương, trung tâm của cuộc tranh cãi vừa qua thì cô hy vọng mọi người nên "mở lòng hơn" với những người trông khác biệt. Trong bài viết trên Weibo cô nói không có cần gì phải tấn công nếu họ không thích vẻ bề ngoài của cô.

"Đôi mắt tôi là như thế, sự thật là trong đời thực nó thậm chí nhỏ hơn [trên mẫu quảng cáo]…Mọi người có vẻ đẹp riêng của mình!"

Sylvia Chang, BBC Trung Quốc giúp bổ sung thông tin của bài viết.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 822 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 461 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 396 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 360 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 334 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 330 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 279 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 274 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 238 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 235 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.