Giải thưởng VinFuture của VN có trị giáo cao hơn giải thưởng Nobel
24.01.2022 15:00
Giải thưởng VinFuture trong mắt một số trí thức trong và ngoài nước!
RFA Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và ba nhà khoa học nhận giải thưởng Vin Future hôm 20 tháng 1 năm 2022.
ợc trao cho hai nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman từ Mỹ và nhà khoa học Pieter Rutter Cullis từ Canada. Giải thưởng chính lên đến ba triệu đô la; ba giải đặc biệt khác mỗi giải 500 ngàn đô la. Như vậy, tổng giá trị tiền thưởng lên đến 4,5 triệu đô la. Trong khi đó, giải Nobel năm vừa rồi chỉ ở mức một triệu đô la Mỹ. Chủ nhân của các Giải thưởng VinFuture năm 2021 đã được công bố vào ngày 20 tháng 12 năm 2021.
Giải thưởng VinFuture được trao bởi quỹ VinFuture, do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập. Theo thông báo, quỹ có sứ mệnh “tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”. Giải thưởng này được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 và chính thức tiếp cận đề cử, trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021.
Một số trí thức trong và ngoài nước cho rằng tiền thưởng lớn không nói lên được cái danh giá của giải. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy phân tích một số chi tiết về giải thưởng này trên trang Facebook cá nhân của ông. Theo ông, một trong những yếu tố tạo nên sự danh giá cho giải thưởng là “cá nhân của người đứng ra sáng lập giải”. Ông Vũ viết:
“Cá nhân người đứng sau sáng lập ra giải VinFuture là ông Phạm Nhật Vượng. So với những tiêu chuẩn của giới tinh hoa phương Tây, ông Vượng hoàn toàn không có, nếu không muốn nói là ngược lại. Sự giàu có của ông Vượng trong mắt nhiều người là do có được từ sự thông đồng với giới quan chức nhằm chiếm lấy những khu đất đắc địa. Không thấy ông có một phát minh nào, cũng như là những đóng góp nào làm nên sự tiến bộ của nhân loại trước khi ông sáng lập ra giải VinFuture này.”
Theo truyền thông Nhà nước, việc trao giải VinFuture có thể góp phần định vị Việt Nam là điểm đến mới của khoa học công nghệ thế giới, đồng thời tạo cơ hội kết nối, tạo mối quan hệ hợp tác trực tiếp, đa chiều giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam.
Trước khi diễn ra lễ trao giải, báo Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Việt Quang, Chủ tịch Quỹ VinFuture rằng: Giải thưởng VinFuture sẽ là chiếc cầu nối giới khoa học Việt Nam và giới khoa học toàn cầu, mang lại nguồn cảm hứng thúc đẩy nền khoa học Việt Nam phát triển.
PGS-TS Hoàng Dũng trao đổi với RFA:
“Giải thưởng ở Việt Nam mà số tiền quá ít thì không thu hút sự chú ý của truyền thông. Mà số tiền cao như vậy thì tôi nghĩ người đặt ra giải thưởng họ cũng có mục đích là thu hút truyền thông trong nước và thế giới. Khi một hãng tin đưa tin này là góp phần quảng cáo cho giải thưởng. Đấy là tôi nói về mục đích truyền thông của họ.
Còn ý nghĩa khác là cái giá giải thưởng thì tôi thấy không nên đặt vấn đề. Bởi vì giải thưởng ấy có giá trị hay không thì không phải căn cứ vào số tiền. Giả sử số tiền giải thưởng này có cao gấp 30 lần số tiền của giải thưởng Nobel thì giá trị của giải thưởng Việt Nam này cũng không thể bằng 1/10 giải Nobel. Giá trị giải thưởng không căn cứ vào số tiền đâu.
Lẽ ra giải thưởng này nên có một tổ chức độc lập hơn là gắn quá chặt với Vingroup, bởi vì gắn quá chặt vào một tập đoàn như vậy có thể bị hiểu sang chuyện quảng bá công việc kinh doanh của Vingroup.”Theo thống kê của tạp chí Forbes hồi tháng 4 năm ngoái, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, là người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 344 trên thế giới với tài sản ước tính là 7,3 tỉ USD.
Công ty cổ phần Vinhomes - trực thuộc tập đoàn Vingroup - nhiều năm qua là thương hiệu phát triển bất động sản hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Tính đến năm 2020, Vinhomes đang vận hành 23 dự án bất động sản với tổng số hơn 50.500 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại cùng hàng loạt các dự án đô thị hoặc đại đô thị trên khắp cả nước như Vinhomes Riverside, Vinhomes Royal City, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Central Park…
Giảng viên Phạm Minh Hoàng từ Pháp nêu quan điểm của ông:
“Ở Việt Nam có khoảng 90% tỷ phú đô la giàu lên từ đất, mà người giàu nhất là ông Vượng. Họ giàu đến một mức nào đó thì họ ngưng và bước sang kinh doanh cái khác. Có thể ông ta dùng số tiền này để ‘rửa danh dự’; dùng tiền này để đầu tư vào trí thức để mọi người nhìn thấy ông ta làm việc tốt. Nghĩa là người ta sẽ nhìn ông ta với cái nhìn khác. Đối với tôi, chuyện đó nó vô nghĩa.
Những người nhận được giải thưởng như vậy chắc chắn sẽ không tìm hiểu vì sao ông Vượng có số tiền này, họ cũng không biết nguồn gốc số tiền này. Cho nên tôi ví cái giải thưởng này là của thằng ăn cướp cho người nghèo thôi.”
Vào tháng 6 năm 2019, trên tờ Financial Times có bài của tác giả John Reed với nhận định Vin Group làm từ điện thoại thông minh đến kinh doanh trường học. Và giới hoạt động dân sự lo sợ quyền lực ngày một gia tăng của nó. Việt Nam nhanh chóng trở thành mảnh đất của ‘mọi thứ đều là Vin’.
Chính một viên chức cấp cao của Vingroup, bà Lê Thị Thu Thủy, được tác giả dẫn lời rằng Tập đoàn này là nhà cung ứng mọi thứ hàng hóa và dịch vụ cho người ta từ khi ra đời đến lúc xuống mồ. Quá trình phát triển cho thấy Vingroup khởi nghiệp từ một doanh nghiệp làm mì sợi ăn liền ở Ukraine; sau đó về Việt Nam và phất lên từ đất đai, bất động sản rồi lấn sang mọi lĩnh vực khác.
Những giải thưởng khoa học công nghệ quốc tế của VinFuture đã được trao cho người xứng đáng trong buổi lễ trao giải và vinh danh các nhà khoa học, thu hút sự quan tâm từ trong và ngoài nước. Ảnh: VinFuture
Những giải thưởng khoa học công nghệ quốc tế của VinFuture đã được trao cho người xứng đáng trong buổi lễ trao giải và vinh danh các nhà khoa học, thu hút sự quan tâm từ trong và ngoài nước.
Vào ngày 20.1, nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại Nhà hát lớn Hà Nội để dự lễ trao giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture do VinGroup tổ chức. Tại đây, có sự xuất hiện của những cái tên đã đóng góp nhiều thành tựu trong cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu như Giáo sư Katalin Kariko, Giáo sư miễn dịch học Drew Weissman, Giáo sư Pieter R. Cullis - những người đứng sau công nghệ điều chế vaccine mRNA chống lại COVID-19 (công nghệ gốc của vaccine Pfizer, Moderna).
Theo Yahoo Finance, giải thưởng VinFuture đã truyền cảm hứng sâu sắc cho tất cả các nhà khoa học có liên quan và sẽ là một bước tiến quan trọng để đưa Việt Nam lên bản đồ khoa học thế giới, đồng thời tôn vinh những người sẵn sàng đi xa hơn để tạo ra những đột phá khoa học.
"Ý tưởng đầu tiên trong đầu tôi là chúng tôi hiếm khi thấy một giải thưởng có thể ghi nhận sự tận tâm như vậy của các nhà khoa học, kể từ khi ý tưởng được hình thành cho đến khi hiện thực hóa và tác động đến hàng triệu người, như với VinFuture" - Giáo sư Albert P. Pisano từ Đại học California, Mỹ, đồng Chủ tịch Ủy ban Tiền sàng lọc VinFuture, chia sẻ.
Với trị giá lên tới 3 triệu USD, giải thưởng của VinFuture có giá trị gấp gần ba lần so với bất kỳ giải thưởng khoa học thường niên nào khác trong khu vực. Ba giải đặc biệt ghi nhận các nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực mới nổi, trị giá 500.000 USD cũng đã được trao.
Hội đồng do Giáo sư Sir Richard Henry Friend của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh làm chủ tịch. Ông từng đoạt Giải thưởng Vật lý Thiên niên kỷ 2010 cho công trình nghiên cứu về điện tử nhựa.
Tạp chí Nature bình luận, tầm nhìn của Giải thưởng VinFuture là thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, cùng lúc đó hỗ trợ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Trang 24htech.asia cho rằng, những giải thưởng như VinFuture có thể là chìa khóa mở ra cánh cửa tươi sáng cho hành trình đó. Giải thưởng cũng sẽ thúc đẩy nhiều nhà khoa học và cho họ thêm động lực để vượt qua khó khăn, thử thách bản thân. Từ đó, sẽ có thêm nhiều bạn trẻ quyết tâm đi theo con đường nghiên cứu, tìm ra những sáng tạo đột phá cống hiến cho cuộc đời.
“Nhìn vào các đề cử, tôi càng thấy rõ rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ xuất sắc vì đã có những đóng góp trong khoa học và công nghệ” - giáo sư Leslie Gabriel Valiant nói khi đánh giá các đề cử của VinFuture.
VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Giải thưởng do Quỹ VinFuture quản lý, chính thức tiếp cận đề cử và trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021.
"Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người luôn là mục tiêu của chúng tôi - trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Các biến cố của năm 2020 đã cho thấy hơn bao giờ hết, chúng ta cần đồng hành với những trái tim nhân hậu và khối óc lỗi lạc đang nỗ lực phát huy sức mạnh của Khoa học Công nghệ, giúp thế giới vượt qua những thử thách cam go và làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.", Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương chia sẻ về động lực sáng lập giải thưởng.
VinFuture bao gồm một giải chính và ba giải đặc biệt:
Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất cho đến cuối 2020.[4] Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai
3 giải đặc biệt
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây được coi là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế.[5]
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ.[5][6]
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.
Hội đồng Giải thưởng
Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp của họ trong ngành Khoa học – Công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại và được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Giải thưởng chịu trách nhiệm xác lập quy trình quản lý Giải thưởng, đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn người đạt Giải. Thứ tự xếp theo tên
"Tôi thật sự bị thuyết phục bởi mục đích mà VinFuture hướng tới. Đó là ghi nhận thành tựu của các nhà khoa học, trở thành cầu nối để những người phụ nữ, nhà khoa học trẻ đến từ các nước đang phát triển có thể chinh phục các lĩnh vực rộng lớn của khoa học, công nghệ. Lý do tiếp theo khiến tôi nhận lời là trong hội đồng giải thưởng có những thành viên từng nhận giải Nobel hay Turing. Được làm việc cùng họ là niềm hân hạnh đối với tôi. Lý do cuối cùng vì VinFuture là một giải thưởng đến từ Việt Nam. Tôi có ấn tượng tốt với Việt Nam qua những người bạn, những học trò từ đất nước này. Tôi nghĩ việc giải thưởng này bắt nguồn từ Việt Nam là điều đáng trông đợi."[11][12]
Pascale Cossart Giáo sư Danh dự và Trưởng khoa Tế bào của Viện Pasteur,[13] là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học tế bào.
Giáo sư Đặng Văn Chí Chương trình Ung thư Phân tử & Tế bào, Trung tâm Ung thư Viện Wistar[14], được coi là người tiên phong trên thế giới nghiên cứu liên ngành giữa Sinh học và Ung thư [15].
Xuedong David Huang Thành viên Kỹ thuật và Giám đốc Công nghệ của Microsoft Azure.[20], được Tạp chí Wired vinh danh là một trong 25 thiên tài tạo ra xu hướng kinh doanh tương lai.[21]
Gérard Albert Mourou Giáo sư của Haut Collège tại École polytechnique Đại học Bách Khoa Pháp và giữ chức danh Giáo sư danh dự tại Đại học danh dự AD Moore, Đại học Michigan.[9] Ông được trao giải Nobel Vật lý cùng với Giáo sư Donna Strickland năm 2018
Konstantin Sergeevich Novoselov Giáo sư Tan Cin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư Vật lý bán thời gian Langworthy tại Trường Vật lý và Thiên văn học, Đại học Manchester và Giáo sư nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh (The Royal Society) tại Đại học Manchester. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 2010 vì những thành tựu của mình về vật liệu graphene.[22]
Michael Eugene Porter Giáo sư vị trí Bishop William Lawrence Trường Kinh doanh Harvard, Đại học Harvard,[9] đạt kỷ lục 9 lần đoạt Giải thưởng McKinsey cho bài báo Harvard Business Review hay nhất trong năm và cũng là người nhận 26 bằng tiến sĩ danh dự cũng như các danh hiệu quốc gia và nhà nước.
Leslie Gabrial Valiant Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh ([23]) và Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ). Ông hiện là Giáo sư vị trí "Thomas Jefferson Coolidge" về Khoa học máy tính và Toán học ứng dụng tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng tại Đại học Harvard.
Vũ Hà Văn Giáo sư vị trí Percey F. Smith về Toán học và Giáo sư Khoa học Dữ liệu tại Đại học Yale, nổi tiếng với các công trình số học tổ hợp và tổ hợp xác suất, lý thuyết ma trận ngẫu nhiên, và các ứng dụng của chúng trong khoa học tính toán.[24]
Hội đồng Sơ khảo
Hội đồng Sơ khảo VinFuture[25] gồm những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo uy tín quốc tế từ các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Hội đồng Sơ khảo chịu trách nhiệm sàng lọc trước các đề cử theo các tiêu chí đánh giá đưa ra bởi Hội đồng Giải thưởng, đồng thời tổng hợp và chuẩn bị tài liệu cho danh sách đề cử rút gọn trước khi trình Hội đồng Giải thưởng.
Giáo sư Albert P. Pisano: Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, thuộc Đại học California San Diego (UC San Diego).
"Theo đánh giá của tôi, đây là các giải thưởng thực sự rất "đặc biệt". Trước nay, rất ít có giải thưởng tầm cỡ, có giá trị lớn dành cho tác giả nghiên cứu là phụ nữ hay đến từ các quốc gia đang phát triển. Bởi thế việc ghi nhận những đóng góp của nhóm nhà khoa học này thông qua giải thưởng VinFuture sẽ góp phần san bằng khoảng cách trong nghiên cứu khoa học, và mọi người dân trên thế giới đều được hưởng lợi ích từ việc này"[27]
Giáo sư Vivian Yam: Giáo sư Hóa học, Đại học Hongkong
Lịch sử
Giải VinFuture bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021.[5]
20 tháng 12 năm 2020: vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt chính thức giải thưởng khoa học-công nghệ toàn cầu VinFuture.[40]
3 tháng 2 năm 2021: công bố tiêu chí và mở cổng nhận đề cử trên toàn cầu.[41]
9 tháng 6 năm 2021: Sau gần 4 tháng kêu gọi đề cử trên toàn cầu, VinFuture thông báo chốt danh sách đề cử với gần 600 dự án (từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục), trong đó 31,6 % Bắc Mỹ, 33, 9% châu Á, 21% châu Âu, còn lại từ châu Đại Dương, châu Mỹ la tinh và châu Phi; 34,3% là nữ.[44][45][46] Gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% được trích dẫn nhiều nhất. Nhiều người trong số họ đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel, Giải thưởng Breakthrough, Giải thưởng Tang Prize, Giải thưởng Japan Prize….[46][47]
Danh sách người đoạt giải lần đầu tiên được công bố tháng 12 năm 2021; lễ trao giải tổ chức tại Việt Nam vào 20 tháng 1 năm 2022.[5]
Lễ trao giải lần thứ nhất được chọn diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ 18 đến 21 tháng 1, năm 2022.[48][49] Tham dự lễ trai giải lần thứ nhất có ca chương trình biểu diễn của nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn và John Legend.[50]