Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 25593271

 
Góc thư giãn 03.10.2024 13:33
Tại sao TT Thiệu bỏ tù tỷ phú Nguyễn Tấn Đời?
24.12.2022 11:54

Không chỉ làm kinh tế, Nguyễn Tấn Đời còn ra ứng cử dân biểu Quốc hội Sài Gòn đơn vị tỉnh Kiên Giang, xuất bản một tờ nhật báo để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Vừa là một dân biểu vừa là một nhà tư sản giàu có, Nguyễn Tấn Đời luôn được các quan chức chính quyền, các tướng tá trong quân đội và cảnh sát chế độ Sài Gòn săn đón, tiếp cận làm quen hòng kiếm những phi vụ làm ăn béo bở.


Ngay cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nằm trong số đó. Nguyễn Văn Thiệu cố mời Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá chính trị để tạo thêm phe cánh cho mình nhưng ông từ chối vì không muốn dính dáng đến chính trị. Kỳ thực Tổng thống Thiệu muốn Nguyễn Tấn Đời về phe mình để dễ bề… hùn hạp làm ăn.


Tìm đủ mọi cách vẫn không mua chuộc được “vua” ngân hàng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quay sang đòi mua 51% cổ phần của Ngân hàng Tín Nghĩa. Một sự lộ liễu đến trơ trẽn. Không cần phải những nhà chuyên môn kinh tế tài chính, mọi người đều hiểu nếu mua cổ phần thì có hai phương thức: Người đầu tư nhỏ thì mua một cổ phần giới hạn để được chia lời cuối năm hoặc bán khi cổ phần lên giá.


Những tay tài phiệt, tư bản lớn thì sẽ mua của nhiều cổ đông cho được đa số, thường là 51%. Và khi đã nắm trong tay 51% cổ phần đương nhiên họ được quyền kiểm soát, quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp qua người trung gian của họ sắp xếp vào. Trong khi đó, đùng một cái Nguyễn Văn Thiệu muốn hớt tay trên, lệnh Nguyễn Tấn Đời nhượng lại 51% để nắm quyền kiểm soát ngân hàng. Tất nhiên Nguyễn Tấn Đời không ngu dại gì mà chấp nhận. Và việc không nghe lời… Tổng thống khiến Nguyễn Tấn Đời phải trả một cái giá rất đắt.

Hai lần thoát chết

Những năm 1970, vì đam mê môn thể thao sky nauticque (trượt nước) nên Nguyễn Tấn Đời có mua một chiếc tàu hors bord. Chiếc tàu này ông gửi ở Câu lạc bộ Nautique sát sông Sài Gòn. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần người tài xế đều chở ông đến đây để ông lái tàu đến khu vực Cầu Sơn chơi trượt nước.

Vào một buổi sáng thứ bảy, như thường lệ, tài xế chở Nguyễn Tấn Đời đến Câu lạc bộ Nautique để lái tàu về Cầu Sơn chơi môn thể thao ưa thích. Khi xuống xe, đột nhiên vợ ông bảo có công chuyện gấp cần có mặt hai vợ chồng, khi xong việc sẽ quay về trượt nước sau. Người tài xế đành xuống xe, chạy chiếc hors bord về Cầu Sơn đợi.

Thật bất ngờ, khi anh ta mở chìa khóa chiếc tàu, động cơ chưa kịp khởi động thì một tiếng nổ kinh hoàng vang lên. Chiếc tàu vỡ tan tành, lửa cháy sáng rực một góc sông. Nguyễn Tấn Đời tới gõ cửa các cơ quan an ninh yêu cầu tổ chức điều tra. Họ bảo đó là nhiệm vụ của họ và bảo ông cứ yên tâm chờ đợi kết quả.

Nhưng chờ đợi ròng rã suốt nhiều tháng, Nguyễn Tấn Đời vẫn không nhận được một kết quả nào, và cũng không có một lời giải thích nào. Câu trả lời duy nhất người ta mang lại cho Nguyễn Tấn Đời – một dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại Công kỹ nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa: chiếc tàu nổ là do sự trục trặc của kỹ thuật máy móc.

Dư luận nghi ngờ vụ nổ là dưới bàn tay đạo diễn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm triệt tiêu Nguyễn Tấn Đời, nhưng không có chứng cứ. Tất nhiên dư luận cũng chỉ là dư luận, không ai dám và cũng không ai có quyền điều tra!

Cuối tháng 4-1973, Nguyễn Tấn Đời dẫn đầu phái đoàn Phòng Thương mại Công kỹ nghệ đi Quảng Trị. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, phái đoàn đi máy bay dân dụng, khi tới Đà Nẵng sẽ có trực thăng quân sự đưa ra Quảng Trị. Tới phi trường Đà Nẵng, phái đoàn được loan báo tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I sẽ đưa 3 chiếc trực thăng tới đón. Nhưng lát sau chỉ có 2 chiếc trực thăng đáp xuống.

Viên đại úy phi công cho biết còn một chiếc nữa sẽ tới sau, và vì là dân biểu Quốc hội và trưởng phái đoàn nên Nguyễn Tấn Đời sẽ đi riêng ở chiếc này. Nhưng chờ mấy mươi phút trôi qua mà chẳng thấy chiếc trực thăng nào tới, Nguyễn Tấn Đời đề nghị đi cùng chuyến trước mọi người.

Khi máy bay ra tới Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng cùng một số sĩ quan tùy viên đã đứng đón sẵn. Sau đó phái đoàn được hướng dẫn vào phòng khánh tiết để nghe thuyết trình về tình hình quân sự – an ninh ở Quảng Trị.

Trong khi những người trong phái đoàn đang chăm chú lắng nghe lời thuyết trình của viên sĩ quan tâm lý chiến thao thao bất tuyệt thì bỗng có một sĩ quan vào báo cáo khẩn cấp với tướng Ngô Quang Trưởng: chiếc trực thăng thứ ba dự định chở trưởng đoàn Nguyễn Tấn Đời trên đường bay từ Đà Nẵng ra Quảng Trị đã bị nổ tung, tất cả phi hành đoàn đã tử vong. Hay tin, toàn bộ quan khách trong hội trường đều bàng hoàng sửng sốt. Riêng Nguyễn Tấn Đời thì một phen rụng rời, ông thầm vái Trời Phật đã cho ông thoát chết lần nữa.

Tuy nhiên, chưa kịp hoàn hồn vì lần thoát chết thứ hai, lúc 14 giờ 45 phút ngày 21-4-1973 Nguyễn Tấn Đời nhận được tin sét đánh. Đài phát thanh Sài Gòn đọc thông cáo: Chính phủ ra lệnh niêm phong Ngân hàng Tín Nghĩa và tất cả các chi nhánh trên toàn quốc, song song đó là lệnh truy nã vợ chồng Nguyễn Tấn Đời. Đầu óc đang như một mớ bòng bong, Nguyễn Tấn Đời xin tướng Ngô Quang Trưởng cho phép vợ chồng ông cấp tốc trở về Sài Gòn gấp để gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nội tình

Khi lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban ra, hệ thống Ngân hàng Tín Nghĩa tại Sài Gòn và các chi nhánh khắp miền Nam đều bị cảnh sát niêm phong. Tất cả các cơ sở, xí nghiệp của Nguyễn Tấn Đời cũng cùng chung số phận.

Đồng thời cảnh sát, công an còn cô lập toàn bộ những người trong gia đình Nguyễn Tấn Đời, kể cả ban lãnh đạo Ngân hàng Tín Nghĩa. Cùng đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tung tin thất thiệt trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí… với dụng ý tuyên truyền cho một cuộc đảo chính kinh tế vừa xảy ra để che mắt nhân dân về hành động phi pháp và vi hiến của Tổng thống Thiệu.

Vợ chồng Nguyễn Tấn Đời quay về Sài Gòn mà không giải quyết được gì. Ông không gặp được ai, không được nghe một lời giải thích. Vợ chồng ông bị bắt ngay tối hôm đó tại nhà riêng ở đường Yên Đổ. Ông nhờ người tới gặp luật sư Lê Văn Mão để tìm hiểu tình hình. Luật sư Mão có giấy của tòa án cho phép gặp Nguyễn Tấn Đời nhưng cảnh sát đã từ chối. Khi luật sư Mão đưa giấy tờ ra phản đối thì cảnh sát đã dí súng vào lưng và khống chế lên xe đưa ông về nhà. Họ tuyên bố luật sư không được can thiệp hay hỏi han bất cứ điều gì về Nguyễn Tấn Đời.

Vợ Nguyễn Tấn Đời bị đưa về quận 3, điều tồi tệ là bà bị giam chung với gái mại dâm. Sau ba tuần bà bị khủng hoảng tinh thần, cảnh sát phải đưa vào Bệnh viện Đồn Đất giam lỏng, nhưng không cho ai tới thăm hỏi, kể cả có lệnh của tòa án.

Rồi đến em ruột Nguyễn Tấn Đời là Nguyễn Tấn Phước ở Thụy Sĩ đã 20 năm, vô tình về Sài Gòn đúng dịp này cũng bị bắt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nghe tin Nguyễn Tấn Phước bị bắt, Tòa đại sứ Thụy Sĩ phải can thiệp và nhờ luật sư đứng ra bảo lãnh. Biết không thể làm gì được một người ngoại quốc vô can nên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã hộ tống ông Nguyễn Tấn Phước ra sân bay và yêu cầu lên máy bay quay về Thụy Sĩ.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra khẩu lệnh trực tiếp cho cảnh sát, an ninh được tự do hành động, bất chấp luật pháp, hiến pháp, án lệnh của tòa án.

Vụ bắt giam Nguyễn Tấn Đời, đóng cửa Ngân hàng Tín Nghĩa một cách bất hợp pháp đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng và một số tờ báo tự do. Họ lên án sự phi lý của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi Quốc hội phải can thiệp. Hai quản trị viên Ngân hàng Quốc gia vì danh dự và lòng can đảm đã từ chức để phản đối về hành động vô lý trên của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Chính quyền và cảnh sát, an ninh vẫn bình chân như vại.

Người thân Nguyễn Tấn Đời nhờ luật sư Lê Văn Mão làm thủ tục xin chữ ký của các dân biểu, hội đủ số đông theo quy định để yêu cầu đưa Nguyễn Tấn Đời ra trước phiên họp khoáng đãi của Quốc hội trực tiếp trả lời với Hành pháp, Tư pháp… hầu làm sáng tỏ vấn đề, để Quốc hội toàn quyền quyết định. Nhưng tiếc thay, vì lý do nào đó Quốc hội không hề được triệu tập. Những cố gắng đều trở nên vô ích. Tất cả đã được an bài.

Theo Nguyễn Tấn Đời kể trong hồi ký, ông không ngờ Nguyễn Văn Thiệu trở mặt nhanh như vậy. Ngay khi mới lên làm Tổng thống VNCH, Nguyễn Văn Thiệu còn mời Nguyễn Tấn Đời vào Dinh Độc Lập để kết thân. Hàng tháng vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu đều mời vợ chồng Nguyễn Tấn Đời đến dùng cơm chung tại dinh. Ông ta còn đề nghị Nguyễn Tấn Đời về làm phụ tá cho mình. Thậm chí, hai ngày trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Thiệu còn tỏ ra thân mật với ông, hai người cùng ngồi uống nước dừa ở cầu tàu Cầu Sơn và chuyện trò vui vẻ. Đúng là lòng người khó đoán!

Ngay tối hôm bị bắt, từ ngôi biệt thự ở đường Yên Đổ, Nguyễn Tấn Đời bị cảnh sát đưa lên chiếc xe bít bùng có cảnh sát ngồi kèm chặt, phía trước có xe Jeep hụ còi mở đường. Nguyễn Tấn Đời nghĩ rằng họ sẽ chở ông về Tổng nha Cảnh sát hoặc vào thẳng khám Chí Hòa. Cũng có khi họ sẽ chở về Nha Cảnh sát Đô thành ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng tất cả dự đoán của Nguyễn Tấn Đời đều sai vì chiếc xe bít bùng chạy thẳng vào trụ sở chính của Ngân hàng Tín Nghĩa.

Xuống xe, Nguyễn Tấn Đời đã thấy cảnh sát đứng gác dày đặc từ ngoài đường vào trong. Họ “biệt giam” ông trong văn phòng và không cho ai tiếp xúc. Ngồi một lúc lâu, tâm trí đang phân vân chưa biết cảnh sát sẽ làm gì, Nguyễn Tấn Đời nghe tiếng mở cửa văn phòng.

Một cảnh sát mặc sắc phục mở cửa và một viên sĩ quan cao cấp bước vào. Nguyễn Tấn Đời thoáng chút bất ngờ: Kẻ vừa bước vào là Trang Sỹ Tấn – Giám đốc Cảnh sát Đô thành Sài Gòn – Gia Định, một thủ hạ thân tín và đắc lực của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nguyễn Tấn Đời biết mình đang chuẩn bị đối mặt với cuộc thẩm vấn của tay hỏi cung hạng nhất Sài Gòn.

IV. Từ mất trắng đến thành công trên đất khách

Ngồi tù 2 năm nhưng không hề được xét xử hay tuyên án, cũng không biết bị bắt về tội gì, Nguyễn Tấn Đời lại bị tịch thu toàn bộ gia sản. Thậm chí gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị Nguyễn Văn Thiệu ép buộc ký giấy rút sạch.

Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995 tại Mỹ, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.

Cuộc đối mặt với Giám đốc Cảnh sát Đô thành

Khi ra lệnh bắt Nguyễn Tấn Đời, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm như đây là một cuộc đảo chính kinh tế, nhưng trong cuộc thẩm vấn, Trang Sỹ Tấn lại dồn Nguyễn Tấn Đời vào những câu hỏi hoàn toàn mang hơi hướng chính trị.

Câu hỏi đầu tiên, Trang Sỹ Tấn cáo buộc Nguyễn Tấn Đời vào tội liên lạc với tướng Dương Văn Minh. Chứng cứ là ông và Dương Văn Minh hay đánh chung quần vợt!? Thì ra khi sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống VNCH nhiệm kỳ 2 (1971), người ta đồn đại là tướng Dương Văn Minh với tỷ phú Nguyễn Tấn Đời sẽ đứng chung liên danh ra tranh cử chức tổng thống và phó tổng thống.

Tin đồn này đã làm cho Nguyễn Văn Thiệu điên đầu, phải tìm cách đối phó. Lời đồn ác nghiệt trên chưa qua, thì có người lại phao tin: Có lẽ Mỹ sẽ chọn Nguyễn Tấn Đời làm Tổng thống để thay Nguyễn Văn Thiệu, vì Thiệu không thể vực miền Nam trở nên giàu có ấm no được. Người Mỹ muốn chế độ dân sự, Nguyễn Tấn Đời đã được chọn?

Tiếp theo Trang Sỹ Tấn đổ tội cho Nguyễn Tấn Đời thường xuyên liên lạc với Trần Văn Hương và cung cấp tiền bạc cho Nguyễn Cao Kỳ.

Mối quan hệ với ba nhân vật chính trị kể trên, Nguyễn Tấn Đời đều trả lời rành rọt rằng do Nguyễn Văn Thiệu quá đa nghi, ông không hề có một sự dính líu chính trị nào cả. Riêng chuyện cung cấp tiền bạc cho tướng Kỳ càng hoàn toàn không có cơ sở. Không bắt bẻ được gì, Trang Sỹ Tấn quay sang yêu cầu Nguyễn Tấn Đời nêu tên đích danh các tướng lãnh và số tiền họ gửi vào Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời trả lời rằng đây là bí mật nghề nghiệp và cũng là quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, ông không trả lời được.

Trang Sĩ Tấn lại quay sang chất vấn việc một nhân viên dưới quyền Nguyễn Tấn Đời là Cộng sản, và quân đội VNCH khi hành quân đã bắt được trong mật khu toàn là tiền của Ngân hàng Tín Nghĩa. Nguyễn Tấn Đời thẳng thừng rằng, cáo buộc nhân viên của ông là cộng sản là áp đặt, không có chứng cứ.

Vấn đề thứ hai thì ngân hàng của ông không bao giờ có quyền in ra tiền. Chỉ có Ngân hàng Quốc gia mới có quyền hạn này. Trên mỗi cọc tiền phát ra có miếng giấy bao quanh, trên miếng giấy đó có nhãn hiệu Ngân hàng Tín Nghĩa, mỗi ngày có cả chục ngàn người lấy tiền ra, có cả những người của Nguyễn Văn Thiệu, những người mang tiền đó tiêu xài vào việc gì là chuyện của họ, không thể can dự gì đến ông.

Không gán cho Nguyễn Tấn Đời được tội gì, cũng không biết hỏi gì thêm, Trang Sỹ Tấn phán một câu xanh rờn: “Tôi chỉ làm theo lệnh thượng cấp, vua muốn hại anh!”.

Mất trắng

Đúng như lời phán của Trang Sỹ Tấn, không có bằng chứng gì nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn ra lệnh tống giam Nguyễn Tấn Đời vào khám Chí Hòa. Ông bị giam chung với đám tù hình sự nên bị bọn này thi nhau hành hạ. Chúng bắt ông phải viết thư gửi về bảo người nhà tiếp tế lương thực đầy đủ thứ ngon vật lạ để cùng ăn chung. Rồi còn phải gửi tiền vào để đưa cho bọn chúng tiêu xài. Còn vợ ông, sau khi bị tịch thu hết tư trang, vàng bạc và một số tiền mặt, Trang Sỹ Tấn ký giấy tạm tha để chờ điều tra thêm.

Một thời gian sau, Nguyễn Tấn Đời bị chuyển xuống giam trong một phòng ngục tối có đến tám cảnh sát canh chừng, không một ai được tiếp xúc. Bên ngoài, tay chân Nguyễn Văn Thiệu ngày đêm điện thoại gây áp lực và hăm dọa buộc cha mẹ ông lúc này đã 70 tuổi phải có số tiền 100 triệu để chuộc mạng con, nếu không ông sẽ bị thủ tiêu. Rồi một người tự xưng là Nguyễn Dâu, đại diện cho Nguyễn Văn Ngân – Phụ tá chính trị của Tổng thống Thiệu trực tiếp đến nhà để thương lượng.

Tuy nhiên lúc này toàn bộ gia sản đã bị tịch thu, gia đình Nguyễn Tấn Đời không thể tìm đâu ra số tiền 100 triệu. Sau nhiều lần gặp gỡ, biết chắc gia đình Nguyễn Tấn Đời thật sự không có tiền mặt, tay chân Nguyễn Văn Thiệu đề nghị cha Nguyễn Tấn Đời thuyết phục ông ký 10 tờ bạch khế tại ngân hàng Thụy Sĩ để trao cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng làm tiền gây quỹ. Như vậy mạng sống của ông mới mong được bảo đảm.

Sau khi thương lượng, cha mẹ Nguyễn Tấn Đời được cấp một giấy phép đặc biệt để vào thăm con. Thương cha mẹ già yếu lại bị tay chân Nguyễn Văn Thiệu đe dọa hằng ngày và cũng biết Nguyễn Văn Thiệu sẽ không buông tha, Nguyễn Tấn Đời đành phải chấp nhận lời đề nghị. Tất nhiên, vốn là người rất cẩn thận, ông đã tính toán rất kỹ trước khi quyết định ký. Ông tin chắc rằng chữ ký của mình không thể đủ sự đảm bảo để ngân hàng Thụy Sĩ chi tiền được vì 2 lý do sau:

Thứ nhất, tài khoản của ông ở Geneve là tài khoản có số mà không có tên, và điều tất nhiên là Ngân hàng Suisse Thụy Sĩ tuyệt đối giữ bí mật cho thân chủ, nên ông tin họ không thể tìm ra được.

Thứ hai, nếu Nguyễn Văn Thiệu dùng 10 tờ bạch khế lấy tiền của ông, sau này được tự do, ông sẽ có cách chứng minh để lấy lại được, vì Ngân hàng Tín Nghĩa luôn luôn cập nhật hóa ngày tháng tất cả trương mục, số tiền này là tiền riêng của ông mà phần lớn ông bán đôla tồn trữ, thời kỳ ông làm ăn về chuyển ngân giai đoạn 1950-1955.

Cũng vì muốn có bằng chứng sau này, Nguyễn Tấn Đời yêu cầu được trao 10 tờ bạch khế cho một người tin cậy do gia đình ông chọn và phải chính người đại diện của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận. Và việc giao nhận đã diễn ra giữa luật sư Huỳnh Trung Chánh (đại diện cho Nguyễn Văn Thiệu) và bác sĩ – dân biểu Mã Xái (đại diện gia đình ông). Sở dĩ Nguyễn Tấn Đời tin cậy Huỳnh Trung Chánh vì trong quá khứ ông này nổi tiếng trong sạch khi còn ngồi ở ghế chánh án tỉnh Rạch Giá.

Nhưng mọi sự tính toán của Nguyễn Tấn Đời đều đi sai nước cờ. Số tiền gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ bị rút sạch. Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.

Được trả tự do

Ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu được người Mỹ hộ tống cho việc đào thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Đến ngày 28-4-1975, tướng Dương Văn Minh đắc cử Tổng thống VNCH.

Sáng 28-4-1975, viên trung tá tên Tuệ đến trại giam Chí Hòa nhận chức thay tên phó quản đốc vừa đào tẩu ra nước ngoài. Lúc này Nguyễn Tấn Đời cùng các tướng lãnh vẫn đang bị giam tại đây. Vì là chỗ quen biết nên Nguyễn Tấn Đời viết một bức thư khiếu nại, nhờ trung tá Tuệ mang đến giao tận tay tướng Dương Văn Minh.

Nhận được thư, tướng Minh rất ngạc nhiên khi Nguyễn Tấn Đời vẫn còn bị giam giữ trong khi trước đó Trần Văn Hương đã ký lệnh trả tự do cho 26 nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Nguyễn Tấn Đời. Tướng Minh lập tức cho gọi trung tá tùy viên Trương Minh Đẩu ra lệnh phải cho điều tra ngay tại sao họ không thi hành lệnh của cựu Tổng thống Trần Văn Hương.

Trương Minh Đẩu trả lời vì Tổng trấn Sài Gòn, tướng Nguyễn Văn Minh đã ra lệnh thiết quân 24/24, nên không thể thi hành lệnh đó được, theo thủ tục hành chính và tư pháp. Dương Văn Minh ra lệnh cho thi hành cấp tốc lệnh phóng thích những nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu đang còn bị giam giữ.

Sáng ngày 29-4-1975 lệnh phóng thích được thi hành, Nguyễn Tấn Đời được trả tự do.

Làm giàu ở ngoại quốc

Được tự do nhưng mọi quyền hành đều mất hết, tài sản bị tịch thu, Nguyễn Tấn Đời từ một tỷ phú trở nên trắng tay. Ông lang thang về nhà tìm vợ nhưng không gặp. Thì ra trước đó vợ ông đã sang Canada sum họp cùng con cái. Chạy vạy khắp nơi, cuối cùng ông cũng mượn được một số tiền để tìm đường ra ngoại quốc. Nhưng tất cả số tiền ấy bị những kẻ tổ chức vượt biên lừa gạt lấy sạch, ông bị trôi dạt đến Song Kla, Thái Lan.

Tại đây, vì biết ông là một nhân vật quan trọng, chính quyền Thái Lan ra lệnh trục xuất ông về Việt Nam. Ông xin liên lạc với gia đình tại Canada và được chấp thuận. Sau đó ông được con trai bảo lãnh sang Canada với sự can thiệp của Luật sư Harry Blank – Phó Chủ tịch Quốc hội Canada. Lệnh trục xuất Nguyễn Tấn Đời về nước được hủy bỏ.

Tại Canada, lịch sử đã lặp lại. Không chút vốn liếng, ông năn nỉ đứa con gái bán chiếc vòng cẩm thạch để ông làm vốn kinh doanh nhỏ để kiếm sống qua ngày. Một lần dạo phố, ông vô tình gặp chủ một công ty người Nhật. Đó là ông Sato, một người bạn làm ăn với ông khi còn ở Sài Gòn. Biết được hoàn cảnh khó khăn của Nguyễn Tấn Đời, ông Sato đã đứng ra giúp vốn và hỗ trợ kỹ thuật để mở một nhà hàng Kobe tại Canada. Từ một nhà hàng, dần dần Nguyễn Tấn Đời phát triển thành một hệ thống, thành công ngoài sự mong đợi.

Sau sự thành công của hệ thống nhà hàng Kobe tại Canada, năm 1980 Nguyễn Tấn Đời đầu tư mở thêm hàng loạt chi nhánh tại tại Mỹ như Washington.DC, Texas, Chicago, New York, Califonia, Hawaii, Floriada… Tên tuổi Nguyễn Tấn Đời một lần nữa lại nổi như cồn.

Trở thành tỷ phú nơi đất khách, Nguyễn Tấn Đời dự định về Việt Nam xin phép kinh doanh các ngành nghề trước kia như mở ngân hàng, xây cao ốc, mở xí nghiệp sản xuất… với một tham vọng rất lớn là sẽ trở lại “ngôi vua” thời trước. Nhưng mọi kế hoạch đang tính toán dở dang thì ông lâm bệnh và từ trần vào ngày 6-7-1995 tại Orlando, Floria (Mỹ).

Trước khi qua đời, Nguyễn Tấn Đời đã để lại cuốn hồi ký, trong đó ông cho biết có cảm tưởng như ông đã hoàn thành được một cuốn phim trung thực về cuộc đời mình, từ lúc hàn vi nhiều cơ cực, đến khi thành công tột đỉnh. “Trên đường đời tôi đã gặp nhiều kẻ tiểu nhân tìm cách hãm hại bằng mọi cách hèn hạ và đê tiện. Tôi cũng gặp rất nhiều bậc quân tử, nhiều đấng quý nhân đã giúp tôi thành công, cứu tôi thoát chết”. Nhưng dù là tiểu nhân hay quân tử, Nguyễn Tấn Đời bảo rằng tất cả đều là ân nhân của ông, vì tất cả đã nung nấu ý chí cho ông, thúc đẩy ông đi đến thành công và mở đường cho ông tiến thủ…

Cuối cùng, Nguyễn Tấn Đời tâm niệm: Muốn có sự thành công, chúng ta phải tự thân vận động, lao động bằng chính bàn tay khối óc của mình. Và phải biết tận dụng mọi cơ hội nhưng phải có tâm, phải ngay thẳng.

Còn sự may mắn là một cơn mưa cho tất cả mọi người, nếu ai biết chuẩn bị kịp thời được đồ chứa tốt và lớn thì hứng được nhiều nước trời cho. Đồ chứa tốt, lớn chính là đức độ, khả năng làm việc, sự tìm tòi, học hỏi, sự kiên nhẫn về tổ chức và nhất là nhạy cảm, linh hoạt, sáng kiến, biết quan sát tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm cho sự thành công.



Nguyễn Tấn Đời – “Vua” Vua không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975
Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.

Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ  tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch. 

Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.

KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP

Vua gạch ngói Nam kỳ

Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.

Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Có một chi tiết thú vị là thời gian ở Long Xuyên, Nguyễn Tấn Đời vừa học vừa lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ. Khi đó Nguyễn Ngọc Thơ (sau này là Phó Tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm) đang làm quận trưởng Châu Thành, Long Xuyên kiêm luôn lái buôn… trâu bò từ Campuchia về Long Xuyên.

Năm 1945, Nguyễn Tấn Đời lên Sài Gòn theo học bậc cao đẳng tiểu học. Cách mạng Tháng Tám diễn ra, Nguyễn Tấn Đời tham gia lực lượng Việt Minh tại Sài Gòn, sau đó ông trở lại Long Xuyên. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Tấn Đời gặp lại Nguyễn Ngọc Thơ lúc này đang là Phó tỉnh trưởng Long Xuyên. Ông ta dọa Nguyễn Tấn Đời rằng ai đã đi theo Việt Minh mà bỏ về sẽ bị Việt Minh lên án xử tử? Hoang mang trước lời hù dọa, gia đình Nguyễn Tấn Đời cấp tốc gom góp đồ đạc cho ông trốn lên Sài Gòn.

Tại Sài Gòn, không tiền bạc, không người thân thích, hàng ngày Nguyễn Tấn Đời lân la khắp nơi tìm kiếm việc làm, đêm đến thì ngủ ngoài hàng hiên một ngôi nhà ở đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng, quận 3). Người chủ nhà thấy thương tình nên không nỡ đuổi đi, thậm chí còn “tặng” ông một chiếc ghế bố. Đây là kỷ niệm khó quên trong khoảng thời gian hàn vi của Nguyễn Tấn Đời, cũng chính vì thế mà sau này khi làm ăn khấm khá ông quyết định mua một căn biệt thự trên con đường này để ở.

Lang thang vạ vật ăn bờ ngủ bụi một thời gian Nguyễn Tấn Đời được một người bạn giới thiệu vào làm sổ sách cho một hãng buôn của người Pháp. Nhưng vốn là người không thích ngồi một chỗ, ông bỏ công việc nhàm chán này và chọn nghề môi giới để kiếm cơm. Ban đầu ông giao thiệp với các hãng lớn tại Sài Gòn như Descour Cabaud, Denis Frères, Biderman… với đủ loại mặt hàng, dần dần ông tập trung “chuyên môn” vào hai loại chính là vật liệu xây dựng và vải vóc.

Không ngờ nghề “buôn nước bọt” này đã giúp Nguyễn Tấn Đời giàu lên rất nhanh, trở thành một nhà môi giới có tiếng, đi lại bằng xe hơi sang trọng. Khi có vốn liếng, Nguyễn Tấn Đời quay sang một công việc khác: buôn bán tiền Pháp. Nghề này đòi hỏi phải có vốn lớn và gan cũng lớn vì thời điểm ấy đồng tiền không ổn định, thị trường rất bấp bênh, hên thì giàu to, xui thì… ra tro. Và thất bại đã chọn đúng Nguyễn Tấn Đời.

Năm 1949, ông lỗ trắng tay, đến nỗi phải bán cả xe hơi để trả nợ. Chán nản, ông định quay trở về nghề môi giới để làm lại từ đầu, nhưng rồi ông cảm thấy nghề này có phần hơi ác đức, khó mà vững bền nên quyết định chuyển sang một nghề hoàn toàn mới: mở Hãng gạch ngói Đời Tân.

Thời gian sang Campuchia lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Tấn Đời đã tìm hiểu và có chút kiến thức về công việc làm gạch ngói, hơn nữa máy móc bên Campuchia nhiều hãng bị dư thừa nên họ bán với giá rất rẻ. Nghề môi giới trước đây cũng giúp ông có khá nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán vật liệu xây dựng và biết những thợ người Triều Châu làm gạch ngói rất giỏi. Hội đủ những yếu tố cần thiết, gom góp tiền bạc và đi vay thêm bạn bè, ông lập xưởng sản xuất gạch ngói tại số nhà 321 Bến Bình Đông, Chợ Lớn.

Nguyễn Tấn Đời (ngồi giữa) cùng Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ.

Là một ông chủ hãng nhưng hàng ngày Nguyễn Tấn Đời cứ lóc cóc đạp xe đến từng ngôi nhà đang xây để chào hàng. Thậm chí, lúc giao gạch ngói, ông tự mình leo lên mái nhà căng dây lẩy mực rồi cùng thợ lợp ngói ngon lành. Đến khi lát gạch nền cũng thế, ông xắn tay vào làm thành thạo như một người thợ nhà nghề.

Tuần nào ông cũng tới Tòa Đô chánh Sài Gòn - Chợ Lớn tìm xin địa chỉ những nhà đang xin phép xây dựng để đến tận nơi chào hàng. Ông chịu khó đến nỗi nhà ở Bình Đông, Chợ Lớn, mà cứ sáng sáng đạp xe sang tận trung tâm Sài Gòn giao hàng và thu tiền. Trưa đến thì vào công viên tìm một chiếc ghế đá trống để ngả lưng. Đến xế chiều, ông lại lọc cọc đạp xe về tận Bình Đông.

Với cách làm như thế, chỉ hai năm sau, doanh thu của xưởng gạch ngói Đời Tân vượt lên dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng. Nguyễn Tấn Đời còn sang tận Pháp, đến Guillon Barthelemy để học hỏi công nghệ làm gạch ngói của người Pháp. Từ đó mẫu mã và chất lượng sản phẩm của ông chinh phục được hầu hết khách hàng, nơi nơi đều ưa chuộng. Hãng gạch ngói Đời Tân trở nên nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh, cung cấp cho thị trường từ Sài Gòn, miền Đông cho đến cả miền Tây Nam Bộ.

Phi thương bất phú

Sau sự thành công của Hãng gạch ngói Đời Tân, Nguyễn Tấn Đời mở rộng việc làm ăn ra đủ loại ngành nghề, nghề nào cũng mang lại lợi nhuận kếch xù. Năm 1952, ông sang Hồng Công tìm thị trường chuyển ngân Sài Gòn – Paris – Hồng Công, đăng ký nhập cảng lưới đánh cá từ Nhật về Hồng Công sau đó từ Hồng Công xin giấy nhập khẩu về Sài Gòn, rồi xuất cảng gạo từ Sài Gòn sang Hồng Công, Singapore…

Hãng gạch ngói Đời Tân.

Chưa hết, Nguyễn Tấn Đời còn sang Pháp lập Hãng Construction Me1talliques để xuất cảng sườn sắt cho quân đội Pháp xây đồn bót… Năm 1953, ông lại mở công ty quảng cáo, cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty quảng cáo AIP của người Pháp. Ông còn với tay sang lĩnh vực phim ảnh, lập Công ty Cửu Long Film, nhập phim từ Pháp về Việt – Campuchia – Lào rồi làm phụ đề cho thuê. Đến năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, người Pháp vội vã bán đồn điền để về Pháp, Nguyễn Tấn Đời bung tiền mua lại.

Năm 1955 – 1956, ông sang Campuchia đấu giá hội chợ và hùn vốn mở một công ty nhập khẩu xe đạp và máy móc nông ngư cụ đem về tiêu thụ tại miền Nam… Rồi ông cho nhập máy cày từ  Âu – Mỹ về miền Nam bán cho nông dân. Thậm chí ông còn xoay qua hoạt động trong lĩnh vực hải sản, với một loạt những chiếc tàu đông lạnh ngày đêm hoạt động ngoài khơi. Đây là một ngành nghề rất mới mẻ thời bấy giờ, và nó đã đem lại cho Nguyễn Tấn Đời nhiều món lợi khổng lồ.

Vào những năm 1968, 1969, tại miền Nam phế liệu do quân đội Mỹ thải ra từ các căn cứ quân sự rất nhiều, chất cao như núi. Người ta cho đó là những đống rác bình thường nhưng Nguyễn Tấn Đời nhìn thấy vàng trong các đống rác đó. Ông đấu thầu mua lại toàn bộ với cái giá như cho không! Và, từ những đống phế liệu đó, ông cho nấu lại lấy đồng làm dây điện với nhãn hiệu Vidico.

Hãng Vidico trước đó bị phá sản do làm ăn thua lỗ, Nguyễn Tấn Đời bỏ vốn mua lại và biến nó từ đống tro tàn thành một hãng dây điện nổi tiếng miền Nam. Sản phẩm chất lượng tốt, lại trích hoa hồng cao cho các đại lý, vì vậy mà chẳng bao lâu dây diện Vidico của Nguyễn Tấn Đời đã lan tràn khắp nơi, trở thành một sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh từ Quảng Trị cho đến Cà Mau, cạnh tranh mạnh mẽ, lấn lướt cả hàng ngoại nhập.

Ông “vua” cao ốc miền Nam

Có thể nói Nguyễn Tấn Đời là người có tầm nhìn xa trông rộng, có sự am tường về các lĩnh vực kinh tế và luôn đi trước thời đại. Vào những năm đầu thập niên 1950, tại Sài Gòn có rất nhiều biệt thự được người Pháp xây dựng tại quận 3. Những ngôi biệt thự này một phần được cấp cho các quan chức chính quyền, một phần dành cho các nhà đại phú thuê ở. Một số nhà kinh doanh cũng học theo người Pháp, đầu tư xây dựng biệt thự để cho thuê. 

Tuy nhiên Nguyễn Tấn Đời nghĩ khác, ông cho rằng chi phí để xây dựng biệt thự quá cao, lại tốn quá nhiều quỹ đất. Chính vì vậy, ông không đi theo lối mòn của người Pháp mà học hỏi con đường kinh doanh của các nước tân tiến Tây phương: đầu tư xây cao ốc. Năm 1954, cao ốc đầu tiên do ông xây dựng được đưa vào sử dụng. Đó là cao ốc Mai Loan 125 phòng tại số 16 Trương Định. Toàn bộ số phòng trên đều được thuê, đa số là những người sống độc thân như nhà văn, nhà báo, ca sĩ, vũ nữ…

Năm 1955, thấy dân Sài Gòn đang sung túc, làm ăn mua bán nhiều, Nguyễn Tấn Đời xây thêm cao ốc Tân Lộc với 5 tầng lầu, 90 phòng ở số 177 – 179 đường Lê Thánh Tôn. Các căn hộ trong cao ốc này rộng rãi và tiện nghi hơn cao ốc Mai Loan, khi khánh thành cũng được thuê hết.

Bệnh viện Đời Tân.

Một thời gian sau, Nguyễn Tấn Đời xây thêm cao ốc thứ ba là cao ốc Victoria ở số 937 đường Trần Hưng Đạo. Cao ốc này được xem là cao nhất và nhiều phòng nhất thời bấy giờ, gồm 240 phòng. Tuy nhiên, sau khi xây xong ông không cho thuê ngay như cao ốc Mai Loan và Tân Lộc mà để đó… chờ sau này người Mỹ thuê ở. Đến năm 1962, ông đầu tư xây cao ốc President ở số 727 đường Trần Hưng Đạo với 1.200 phòng, và ngay tức khắc nó đã được người Mỹ thuê dài hạn 10 năm… 

Đến năm 1963, khi thấy Mỹ sắp hất Ngô Đình Diệm để chuẩn bị đưa lính Mỹ vào Việt Nam, Nguyễn Tấn Đời cho xây thêm cao ốc Đức Tân ở số 491 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) và cao ốc Prince ở số 175 - 177 đường Phạm Ngũ Lão.

Có thể nói, vào những năm 1960, Nguyễn Tấn Đời là “vua” cao ốc của Sài Gòn. Những tòa cao ốc của ông rất đồ sộ, có cái lên đến 1.655 phòng và tất cả được người Mỹ thuê hết.

Từ tay trắng trở thành tỷ phú, cái tên Nguyễn Tấn Đời được người dân cả miền Nam biết đến. Nhiều người tỏ ra khâm phục, kính trọng, nhưng cũng lắm kẻ ghen ghét ganh tỵ, luôn tìm sơ hở để hãm hại ông. Nhưng với một con người có khả năng thiên phú như Nguyễn Tấn Đời, ông đã vượt qua tất cả, đi lên từ chính bàn tay khối óc của mình. 

Thời gian sau, ông nhảy sang kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Tín Nghĩa – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970. Ông đã có những cải tổ gây chấn động ngành ngân hàng, “làm mưa làm gió” suốt một thời gian dài, gây ra những làn sóng dai dẳng khen chê đủ kiểu làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí Sài Gòn.

Duy Tường
Nguyễn Tấn Đời: Doanh nhân hạng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa (P2) Trần Hưng
Sau khi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng Tín Nghĩa, Nguyễn Tấn Đời bắt đầu kế hoạch của mình. Ông nhận thấy các ngân hàng lúc đấy chỉ quan tâm phục vụ những khách hàng lớn, trong khi đó những khách hàng nhỏ thì rất nhiều nhưng lại không được để ý đến. Vậy nên ông đã tập trung vào tầng lớp bình dân.

Tiếp theo phần 1
Vua ngân hàng
Nguyễn Tấn Đời đã sử dụng chiến lược riêng đối với các khách hàng nhỏ. Ông mời họ đến mở tài khoản mà không phải đóng phí, khách hàng phát hành chi phiếu cũng không mất phí. Những khách hàng này vốn không được các ngân hàng khác để ý nên tới ngân hàng Tín Nghĩa rất đông.


Có được khách hàng nhỏ rồi, Nguyễn Tấn Đời tiếp tục thuyết phục các khách hàng lớn. Đặc biệt khách hàng mở tài khoản ở ngân hàng Tín Nghĩa và gửi tiền vào thì chi phiếu sẽ có giá trị ngay, trong khi các ngân hàng khác phải mất 1 đến 2 ngày.

Thời bấy giờ các ngân hàng đều cảm thấy không cần nhiều chi nhánh, khách hàng phải di chuyển quãng đường xa để rút gửi tiền, ngân hàng cũng khó tiếp cận khách hàng, nhất là giới trung lưu và dân chúng. Nguyễn Tấn Đời quyết định mở rộng thêm các chi nhánh.


Hồi ký của Nguyễn Tấn Đời.
Ban đầu ngân hàng Tín Nghĩa chỉ có 2 chi nhánh với khoảng 100 nhân viên. Nguyễn Tấn Đời cho mở rộng thêm đến các tỉnh, xuất hiện ở cả thành phố nội thị cho đến khu dân cư ngoại thành. Việc lập nhiều chi nhánh giúp người dân thuận tiện rút tiền và giao dịch ở nơi gần nhà mà không phải đi xa.

Nguyễn Tấn Đời đầu tư nhập máy NCR từ Canada, phát hành thẻ tín dụng, mở ra một thời kỳ mới cho ngành Ngân hàng.

Ông cũng cho xây dựng, chỉnh sửa mặt tiền các chi nhánh có cùng một kiểu nhằm thu hút khách hàng. Sau 5 năm cải cách, ngân hàng Tín Nghĩa đó có 32 chi nhánh cùng gần 1.000 nhân viên.

Với một loạt các thay đổi, đến cuối năm 1972, số tiền gửi ở ngân hàng Tín Nghĩa là 30 tỷ, trong khi tổng số tiền ký thác tại các ngân hàng tư nhân khác cộng lại chỉ có 18 tỷ.

Ngân hàng Tín Nghĩa trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất miền Nam, Nguyễn Tấn Đời được mệnh danh là “Vua ngân hàng”, “Vua cao ốc”, ông cũng trở thành dân biểu, cho xuất bản nhật báo để phục vụ việc kinh doanh của mình.

Bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chèn ép
Bất ngờ vào ngày 21/4/1973, các chi nhánh Ngân hàng Tín Nghĩa bị phong tỏa, vợ chồng Nguyễn Tấn Đời và người nhà bị bắt. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho phát tin trên truyền hình báo chí giải thích rằng do Nguyển Tấn Đời giữ mật quỹ các tướng để đảo chính.

Dù báo chí truyền hình đã nêu lý do, nhưng vụ bắt giữ Nguyễn Tấn Đời, đóng cửa ngân hàng Tín Nghĩa vẫn khiến dân chúng bất bình, các tờ báo tự do lên án sự phi lý của chính quyền và đề nghị Quốc hội can thiệp. Thậm chí hai quản trị viên của ngân hàng Quốc gia quyết định từ chức để phản đối quyết định trên của chính quyền.

Luật sư của Nguyễn Tấn Đời là ông Lê Văn Mão cũng không được phép gặp thân chủ của mình.

Các cuộc hỏi cung nhằm truy xem Nguyễn Tấn Đời có cung cấp tiền bạc cho các nhân vật nhằm giúp họ ứng cử Tổng thống không, kể cả việc ông giữ mật quỹ cho các tướng để chuẩn bị đảo chính, nhưng đều thất bại do Nguyễn Tấn Đời trả lời rành rọt, các tài liệu thu giữ ở ngân hàng không thấy có chứng cứ khép tội.

Tuy nhiên Nguyễn Tấn Đời vẫn bị tống giám vào khám Chí Hòa, vợ ông bị bắt và bị lột sạch số nữ trang trên người, nhưng sau đó được tạm thả ra để điều tra thêm.

Đây là vụ án gây chấn động Miền Nam lúc bấy giờ, những nỗ lực giải oan nhằm cứu Nguyễn Tấn Đời ra đều bất thành.

Ra tù và đoàn tụ với gia đình ở Canada
Tháng 4/1975, cuộc chiến tranh đến hồi kết khiến tình hình Sài Gòn hỗn loạn. Khi vợ ông đến nhà tù thăm, Nguyễn Tấn Đời nói bà phải nhanh chóng đến Canada với các con, nhưng vợ ông không muốn đi khi chồng còn trong tù. Khuyên vợ không được, ông xé giấy thăm nuôi và không nhận đồ cũng không muốn gặp mặt vợ nữa. Ông ép vợ sang Canada trước rồi mình sẽ tìm cách sang sau.

Ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chạy khỏi Miền Nam, Phó Tổng thống Trần Văn Hương tạm nắm quyền đã ký lệnh trả tự do cho 26 nạn nhân dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Nguyễn Tấn Đời.

Đến ngày 29/4, lệnh phóng thích được thi hành và Nguyễn Tấn Đời được tự do trong hoàn cảnh trắng tay do tài sản bị tịch thu hết, vợ ông cũng đã sang Canada.

Nguyễn Tấn Đời quyết định sang Thái Lan. Ông tìm được người đồng ý bán tàu máy với giá 25 lượng vàng, nhưng lúc ấy ông chỉ còn lại 1.000 đô-la tương đương khoảng 6, 7 lượng vàng. Ông liền tìm người quen cùng hùn tiền mua tàu.

Đến 6 giờ chiều ngày 12/5, tàu của ông đến được Song Kla Thái Lan. Rất nhanh đến tối ngày hôm đó đài BBC, VOA đều phát tin Nguyễn Tấn Đời đã vượt biển đến Thái Lan.

Đến ngày 25/5, Nguyễn Tấn Đời đã đến được Canada đoàn tụ cùng gia đình.

Tiếp tục khởi nghiệp
Tại Canada, Nguyễn Tấn Đời và vợ quyết định bán số nữ trang trước đây dành dụm cho con gái khi du học ở Canada, hùn nạp cùng người khác để mua lại một khu nhà trọ rồi cho thuê. Sau khi nhiều khách hơn, ông quyết định mở thêm cả nhà hàng trong khu nhà trọ.

Đến năm 1978, nhà hàng dần trở nên nổi tiếng nhờ có món ăn ngon lạ lại rẻ tiền. Tuy nhiên Nguyễn Tấn Đời vẫn phải làm tất cả các việc trong nhà hàng. Lúc rảnh rỗi ông đi ăn uống khắp các nhà hàng ở Montreal nhằm tìm ra cách cải tiến công việc kinh doanh nhưng không được như ý.

Một lần, Nguyễn Tấn Đời bất ngờ gặp người quen cũ là ông Sato, Giám đốc Công ty Ito của Nhật, vốn có giao dịch làm ăn mật thiết trước đây với ông.

Ông Sato mời Nguyễn Tấn Đời dùng bữa tại nhà hàng “Kyoto Japanese Steak House”, đây là nhà hàng rất sang trọng đắt đỏ vào lúc đấy.

Ông Sato thấy Nguyễn Tấn Đời có vẻ thích nhà hàng, nên ngỏ lời nếu muốn ông sẽ giúp phát triển loại nhà hàng như thế, bởi Sato tin rằng là một doanh nhân thành đạt bậc nhất miền Nam, Nguyễn Tấn Đời sẽ biết phải làm gì.

Nhà hàng Kobe nổi tiếng
Nhờ sự giúp đỡ của Sato, Nguyễn Tấn Đời thay biển hiệu nhà hàng của mình thành nhà hàng Nhật hiệu Kobe, khai trương vào ngày 20/11/1978.

Ngày khai trương, khách hàng nườm nượp đến. Vì quá đông, khách phải xếp hàng đến 30 phút cho đến 1, 2 tiếng để vào được bàn ăn nhưng vẫn rất vui vẻ. Từ đó nhà hàng Kobe rất đông khách, Nguyễn Tấn Đời phải liên tục cho xây mở rộng thêm.


Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đời tại buổi khánh thành nhà hàng Kobe ở Canada.
Muốn nhà hàng Kobe có được đặc trưng khác với các nhà hàng khác của Nhật, Nguyễn Tấn Đời tìm hiểu và thấy món ăn thuộc loại này ngon một phần quan trọng nhờ sauce (nước xốt). Ông đi nếm đủ loại sauce ở các nơi nhằm tìm ra công thức chế sauce riêng biệt. Từ đó ông chế biến ra 4 loại sauce là: sauce sa-lát, sauce gà, sauce bò, sauce đồ biển. Ông cho người ăn thử nghiệm trước và hầu hết đều thích các loại nước xốt này.

Khách hàng tăng thì nhân viên phục vụ cũng tăng, ông chú ý đào tạo nhân viên phục vụ khách tận tình và đạt yêu cầu, nhân viên được mặc đồng phục riêng và có được tiền thưởng cho những ai làm giỏi.

Năm 1980, Nguyễn Tấn Đời đã đến nhiều nơi ở Mỹ để tìm hiểu kiến trúc, tự vẽ và chọn địa điểm mở nhà hàng. Năm 1982, ông mua một miếng đất ở Orlando, Florida, để xây nhà hàng.

Đến những năm 1990, ông trở thành tỷ phú thành công với các chuỗi nhà hàng. Ông có ý định về Việt Nam xin kinh doanh ngân hàng, xây cao ốc, mở xí nghiệp sản xuất như trước kia. Tuy nhiên kế hoạch đang dang dở thì ông mất vào năm 1995 ở Orlando, Florida.

Phần cuối cùng trong cuốn hồi ký của mình, ông viết rằng:

“Viết xong những hồi ức này, tôi có cảm tưởng như đã hoàn thành được một cuốn phim trung thực về đời tôi, từ lúc hàn vi cơ cực, đến lúc thành công tột đỉnh, sau khi đã trải qua bao nỗi thăng trầm.

Trên đường đời, tôi đã từng gặp lắm kẻ tiểu nhân tìm hại tôi bằng mọi cách đê tiện, cũng như nhiều bậc quân tử, nhiều đấng quý nhân đã giúp tôi thành công, cứu tôi thoát chết.

Nhưng, dù là tiểu nhân hay quân tử, tôi suy nghĩ kỹ đều là ân nhân của tôi, vì tất cả đều thúc đẩy tôi bằng lối này đường nọ để đi tới thành công và mở đường tiến thủ.

Hồi ký này, cũng là một gia tài kinh nghiệm sống của đời tôi để lại cho con cái. Tôi nghĩ rằng sự may mắn là một cơn mưa cho mọi người, nếu ai biết chuẩn bị kịp thời được đồ chứa, đồ chứa tốt và lớn thì hứng được nước trời cho bền vững và nhiều.

Đồ chứa tốt lớn ấy là đức độ, khả năng làm việc, sự tìm tòi, học hỏi, sự kiên nhẫn về tổ chức và nhất là nhạy cảm biết quan sát để suy nghiệm tìm nhiều sáng kiến mới hầu cạnh tranh với đời.

Muốn thành công trong mọi việc phải hội đủ ba điều kiện người xưa thường nói: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hoà.

Đó là những điều mà trong khi hành nghề tôi không bao giờ sao lãng.”

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự  cho phép của Trí Thức VN.

Hồi ký Nguyễn Tấn Đời – những bài học lớn từ cuộc đời doanh nhân số một miền Nam Việt Nam trước 1975

I. Tại sao lại là Nguyễn Tấn Đời?

Chúng ta khi muốn biết về các câu chuyện thành công thì hay đọc hồi ký, thường là của những người nổi tiếng. Hầu như ai cũng biết đôi chút về tiểu sử và cuộc đời những nhân vật như Bill Gates, Steve Jobs, gần đây hơn là Jeff Bezos hay Elon Musk. Người Việt mình cũng có những người tài giỏi, nhưng họ lại ít viết lại hồi ký. Hoặc hồi ký của họ không phổ biến, và thường chất chứa quá nhiều sự đau thương từ những cuộc chiến tranh. Đọc xong ta dễ đọng lại những cảm xúc đau đớn và mãnh liệt, thay vì ghi nhớ được những bài học bổ ích.

Tôi luôn rất mong muốn được tìm đọc được một cuốn hồi ký của những tấm gương thành công là người Việt, với những bài học lớn và tích cực, nhưng lại gần gũi với bối cảnh văn hoá và cách suy nghĩ của mình hơn là danh nhân phương Tây.

May mắn là gần đây tôi được biết tới ông Nguyễn Tấn Đời, doanh nhân thành đạt nhất miền Nam Việt Nam giai đoạn 1950 – 1975, một “trùm tài phiệt” thứ thiệt. Ông có viết hồi ký rất chi tiết về cuộc đời mình với nhiều tình tiết li kỳ. Như những lần thất bại tay trắng làm lại từ đầu, hay cách ông bị buộc phải làm chủ ngân hàng sắp phá sản mà ông đã vực dậy thành ngân hàng số một thời ấy với những biện pháp quảng cáo cách tân. Kịch tính hơn là việc ông bị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phong toả hết tài sản vì ganh ghét đố kỵ, và buộc phải vượt biên sang Canada và bắt đầu lại từ con số không.

Tôi đã ngấu nghiến đọc hồi ký của ông trong 2 ngày. Sau khi đọc xong tôi rất xúc động, cảm phục và có phần kinh ngạc trước số phận hết sức gian truân của ông Nguyễn Tấn Đời. Tuy vậy, với sự quả cảm, nghị lực phi thường và tấm lòng nhân hậu, ông Đời đã vượt lên mọi ngọn sóng dữ của cuộc đời và để lại một di sản không nhỏ cho hậu thế.

II. Tóm tắt cuộc đời ông Nguyễn Tấn Đời

Thân thế

Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc Long Xuyên, An Giang). Gia đình ông khá giàu có và tiếng tăm ở làng thời bấy giờ, vì vậy, từ nhỏ ông được ăn học khá đàng hoàng. Năm 1945, ông được cho lên Sài Gòn để học bậc Cao đẳng tiểu học, tuy nhiên, do Cách mạng Tháng Tám nổ ra, việc học bị gián đoạn. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, ông trở về quê nhà ở Long Xuyên. Tuy nhiên, không lâu sau, chiến tranh lan đến quê nhà, ông đành trốn lên Sài Gòn một lần nữa.

Khởi nghiệp nghề môi giới và phá sản

Khi mới lên Sài Gòn, không tiền bạc, không người thân thích, hàng ngày ông lân la khắp nơi tìm kiếm việc làm, đêm đến thì ngủ ngoài hàng hiên một ngôi nhà ở đường Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3). Một thời gian sau, ông được giới thiệu vào làm sổ sách cho một hãng buôn của người Pháp. Không lâu sau, cảm thấy ngột ngạt không tự do, ông quyết định bỏ việc vì vốn đã quen với cuộc sống phóng khoáng hương đồng gió nội ở quê nhà.

Ông chọn bước vào nghề Courtier (nghề môi giới), tập trung vào hai mặt hàng là vật liệu xây dựng và vải vóc. Ông giàu lên rất nhanh, nhưng cũng nhanh chóng phá sản năm 1949 khi tham gia vào ngành kinh doanh tiền tệ.

Gian truân thắng lợi với gạch ngói Đời Tân

Vì đã có kinh nghiệm với ngành này từ thời làm môi giới, ông Đời quyết định khởi nghiệp trở lại bằng nghề làm gạch ngói. Ông mầy mò tìm hiểu kiến thức về nghề làm gạch ngói, sang Campuchia mua lại các máy móc thanh lý với giá rẻ và tuyển thợ Triều Châu có tay nghề cao. Cộng thêm các mối quan hệ cũ lúc còn làm nghề môi giới vật liệu xây dựng, ông thành lập xưởng sản xuất gạch ngói tại số nhà 321 Bến Bình Đông, Chợ Lớn.

Để bán được sản phẩm, mỗi ngày ông đích thân đến từng ngôi nhà đang xây để chào hàng. Với sự siêng năng và uy tín trong làm ăn, ông được ông huyện Trương Văn Huyên để ý, dần dà thương như con và nguyện đỡ đầu về tài chính.

Miệt mài làm ăn và liên tục cải tiến, chỉ hai năm sau, doanh thu của xưởng gạch ngói Đời Tân vượt lên dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng. Ông còn sang tận Pháp, đến Guillon Barthelemy để học hỏi công nghệ làm gạch ngói, lót gạch của người Pháp. Từ đó mẫu mã và chất lượng sản phẩm của ông chinh phục được hầu hết khách hàng, nơi nơi đều ưa chuộng. Hãng gạch ngói Đời Tân trở nên nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh, cung cấp cho thị trường từ Sài Gòn, miền Đông cho đến cả miền Tây Nam Bộ.

Lấn san sang các ngành nghề khác, trở thành vua cao ốc cho thuê

Nhờ sự thành công của Hãng gạch ngói Đời Tân, đầu thập niên 1950, ông mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác và đều thành công. Nhiều lĩnh vực ông cạnh tranh sòng phẳng với cả các doanh nghiệp nước ngoài.

Năm 1952, ông sang Hồng Kông tìm thị trường chuyển ngân Sài Gòn – Paris – Hong Kong, đăng ký nhập cảng lưới đánh cá từ Nhật về Hong Kong sau đó từ Hong Kong xin giấy nhập khẩu về Sài Gòn, rồi xuất cảng gạo từ Sài Gòn sang Hong Kong, Singapore.

Năm 1953, ông lại mở công ty quảng cáo, cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty quảng cáo AIP của người Pháp. Ông còn với tay sang lĩnh vực phim ảnh, lập Công ty Cửu Long Film, nhập phim từ Pháp về Việt – Campuchia – Lào rồi làm phụ đề cho thuê. Đến năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, người Pháp vội vã bán đồn điền để về Pháp, Nguyễn Tấn Đời bung tiền mua lại.

Năm 1955 – 1956, ông sang Campuchia đấu giá hội chợ và hùn vốn mở một công ty nhập khẩu xe đạp và máy móc nông ngư cụ đem về tiêu thụ tại miền Nam. Rồi ông cho nhập máy cày từ Âu – Mỹ về miền Nam bán cho nông dân. Thậm chí ông còn xoay qua hoạt động trong lĩnh vực hải sản, với một loạt những chiếc tàu đông lạnh ngày đêm hoạt động ngoài khơi.

Vào những năm 1968, 1969, tại miền Nam phế liệu do quân đội Mỹ thải ra từ các căn cứ quân sự rất nhiều, chất cao như núi. Ông đấu thầu mua lại toàn bộ và ông cho nấu lại lấy đồng làm dây điện với nhãn hiệu Vidico.

Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây cao ốc cho thuê, nổi danh với các cao ốc Mai Loan (125 phòng, số 16 Trương Định), Tân Lộc (90 phòng, số 177 – 179 Lê Thánh Tôn), Victoria (240 phòng, số 937 Trần Hưng Đạo), President (1.200 phòng, số 727 Trần Hưng Đạo), Đức Tân (số 491 Phan Thanh Giản), Prince (số 175 – 177 Phạm Ngũ Lão)… Các tòa cao ốc khá đồ sộ lúc đương thời, đều được cho thuê hết và đem lại cho ông những món lợi kếch xù.

Bất đắc dĩ làm ông chủ ngân hàng

Năm 1967, Tín Nghĩa Ngân Hàng đứng bên bờ vực phá sản. Ông Đời là cổ đông lớn chiếm 16% cổ phần. Khi ấy, đứng trước nguy cơ mất tài sản, ông buộc phải giải quyết bằng cách mua lại cổ phần của các cổ đông khác và huy động thêm một khoản tiền lớn để đảm bảo mức dự trữ tối thiếu, để Ngân Hàng Quốc Gia cho phép hoạt động tiếp. Như vậy, bất đắc dĩ một lần nữa ông phải dấn thân vào một ngành nghề kinh doanh hoàn toàn mới lạ, mà trong tay không nắm một chút kiến thức và kinh nghiệm nào.

Vực dậy Tín Nghĩa Ngân Hàng với những phương pháp táo bạo, nổi danh Thần Tài

Ông Đời nhận thấy các ngân hàng khi ấy chỉ tập trung vào khách hàng là nhưng công ty lớn, uy tín mà bỏ quên giới tiểu thương. Vốn đã xuất thân từ giai cấp này, ông hiểu sâu sắc nhu cầu, nguyện vọng cũng như cung cách phục vụ và tiếp cận phù hợp nhất. Ông đã ra những chiến lược quảng cáo cách tân để đánh vào thị trường ngách đặc trưng này.

Ông cho quảng cáo rầm rộ: đăng trên báo chí, phát hành lịch, tranh ảnh và áp phích khắp nơi. Đặc biệt, tất cả khách hàng đều được tặng một đĩa hát “Của Hồi Môn” gồm những bài dân ca nổi tiếng do những ca sĩ tên tuổi thời bấy giờ trình bày. Ngoài ra, mỗi khách hàng mới sẽ được tặng một món quà tương xứng tùy theo số tiền gửi. Ngân hàng còn tổ chức xổ số theo định kỳ, phần thưởng rất giá trị gồm tivi, cassette, máy may, xe máy, thậm chí là xe hơi.

Quảng cáo của Tín Nghĩa Ngân Hàng

Và một điều rất mới mẻ chưa ai nghĩ đến là sử dụng logo cho ngân hàng. Nguyễn Tấn Đời cho thiết kế logo là hình ảnh ông Thần tài cầm hai xâu tiền, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý.

Ông cũng cải tổ hoàn toàn về mặt hành chính, quy định nhân viên phải mặc đồng phục có logo Ngân Hàng Tín Nghĩa; phải tuyệt đối lịch sự, nhã nhặn khi tiếp khách hàng, bất kể khách gửi tiền hay rút tiền; loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết làm mất thời gian cho cả nhân viên và khách hàng. Ông tuyển nhân viên giao dịch rất đông, nhiều hơn đến 30% so với các ngân hàng khác.

Nguyễn Tấn Đời cho mở rất nhiều chi nhánh trên một hệ thống rất rộng rãi. Thời bấy giờ các ngân hàng ở miền Nam không cần thiết có chi nhánh nào cả, nhưng ông Đời cho rằng cần phải mở chi nhánh ở vùng cư ngụ của những tiểu thương và giới trung lưu. Nhờ đó những người này không sợ rủi ro khi phải di chuyển trên đường dài để đến trụ sở ngân hàng trung tâm ở Sài Gòn. Và đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm được rút ra bất cứ tại chi nhánh nào chứ không chỉ ở trụ sở trung tâm như các ngân hàng khác.

Ông thay đổi toàn bộ hệ thống cập nhật kế toán bằng máy NCR nhập từ Canada, dự định phát hành thẻ tín dụng, mở màn cho một thời kỳ mới cho giới ngân hàng ở miền Nam lúc bấy giờ.

Bị ông Thiệu đố kỵ bắt giam, phong toả toàn bộ tài sản

Ngày 21 tháng 4 năm 1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bắt giam ông Nguyễn Tấn Đời, hệ thống Tín Nghĩa Ngân Hàng bị phong tỏa và đánh sập.

Khi lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban ra, hệ thống Ngân Hàng Tín Nghĩa tại Sài Gòn và các chi nhánh khắp miền Nam đều bị cảnh sát niêm phong. Tất cả các cơ sở, xí nghiệp của ông Đời cũng cùng chung số phận.

Đồng thời cảnh sát, công an còn cô lập toàn bộ những người trong gia đình ông Đời, kể cả ban lãnh đạo Ngân Hàng Tín Nghĩa. Cùng đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tung tin trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí… với dụng ý tuyên truyền cho một cuộc đảo chính kinh tế.

Vụ bắt giam ông Đời, đóng cửa Ngân Hàng Tín Nghĩa một cách bất hợp pháp đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng và một số tờ báo tự do. Họ lên án sự phi lý của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi Quốc hội phải can thiệp. Hai quản trị viên Ngân hàng Quốc gia vì danh dự và lòng can đảm đã từ chức để phản đối về hành động vô lý trên của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.

Người thân Nguyễn Tấn Đời nhờ luật sư Lê Văn Mão làm thủ tục xin chữ ký của các dân biểu, hội đủ số đông theo quy định để yêu cầu đưa Nguyễn Tấn Đời ra trước phiên họp khoáng đãi của Quốc hội trực tiếp trả lời với Hành pháp, Tư pháp… hầu làm sáng tỏ vấn đề, để Quốc hội toàn quyền quyết định. Nhưng tiếc thay, vì lý do nào đó Quốc hội không hề được triệu tập. Những cố gắng đều trở nên vô ích.

Ngồi tù 2 năm nhưng không hề được xét xử hay tuyên án, cũng không biết bị bắt về tội gì, Nguyễn Tấn Đời lại bị tịch thu toàn bộ gia sản. Thậm chí gần 1 tỷ ông gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị Nguyễn Văn Thiệu ép buộc ký giấy rút sạch. Sau năm 1975, ông làm đơn kiện ngân hàng Thụy Sĩ. Cuộc kiện tụng kéo dài 20 năm, đến khi ông qua đời năm 1995, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng không phải Nguyễn Văn Thiệu nẫng tay trên số tiền đó mà đứng đằng sau là CIA. Tuy nhiên đó chỉ là tin đồn, cho đến nay sự việc vẫn còn là một bí ẩn.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu được người Mỹ hộ tống cho việc đào thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Trần Văn Hương đã ký lệnh trả tự do cho 26 nạn nhân của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Nguyễn Tấn Đời.

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, lệnh phóng thích được thi hành, Nguyễn Tấn Đời được trả tự do.

Vượt biên sang Canada

Được tự do nhưng mọi quyền hành đều mất hết, tài sản bị tịch thu. Chạy vạy khắp nơi, cuối cùng ông cũng mượn được một số tiền để tìm đường xuất ngoại, đoàn tụ với gia đình. Trước đó vợ ông đã sang Canada sum họp cùng con cái đang du học nơi xứ người.

Nhưng tất cả số tiền ấy bị những kẻ tổ chức vượt biên lừa gạt lấy sạch, ông bị trôi dạt đến Thái Lan. Tại đây, vì biết ông là một nhân vật quan trọng, chính quyền Thái Lan ra lệnh trục xuất ông về Việt Nam. Ông xin liên lạc với gia đình tại Canada và được chấp thuận. Sau đó ông được con trai bảo lãnh sang Canada với sự can thiệp của Luật sư Harry Blank – Phó Chủ tịch Quốc hội Canada.

Sang tới nơi, ông nghỉ ngơi 2 tháng rồi bộc lộ mong muốn tìm cơ hội kinh doanh nhưng gia đình ngăn cản vì thấy ông đã lớn tuổi. Bị từ chối, ông mặc cảm vì lòng tự ái bị xúc phạm, trở nên vô cùng đau đớn, buồn tủi dẫn tới biếng ăn biếng ngủ và nằm liệt giường. Bác sĩ khuyên nên cho ông làm việc để khuây khoả và tinh thần tích cực lạc quan hơn. Trước việc ấy, vợ con ông đành bán tư trang được 60.000 đô Canada cho ông làm ăn.

Khởi nghiệp lại một lần nữa khi đã ngoại ngũ tuần

Ông mua lại khách sạn “Le Marquis” bị cháy và tự thân vừa là chủ vừa là nhân viên, điều hành khách sạn này với một nguồn vốn và nhân lực vô cùng hạn hẹp. Trải qua gần 3 năm lao tâm khổ tứ, kiêm nhiệm đủ các vai trò, cuối cùng tới năm 1978 thì khách sạn và nhà hàng của ông đã đi vào quỹ đạo, ông chỉ còn phải ủi tuyết hoặc sửa chữa lặt vặt, còn lại đã có người phụ trách các việc khác.

Một lần, ông vô tình gặp chủ một công ty người Nhật là ông Sato – một người bạn làm ăn với ông khi còn ở Sài Gòn. Biết được hoàn cảnh khó khăn của Nguyễn Tấn Đời, ông Sato đã đứng ra giúp vốn và hỗ trợ kỹ thuật để mở một nhà hàng Kobe tại Montreal, Canada.

Ông Nguyễn Tấn Đời cùng vợ và các nhân viên ở nhà hàng Kobe

Với sự cần cù, không ngại khó, tinh thần liên tục cải tiến và luôn đặt khách hàng lên đầu, từ một nhà hàng, dần dần ông Đời phát triển thành một hệ thống, thành công ngoài sự mong đợi.

Sau sự thành công của các nhà hàng Kobe tại Canada, năm 1980, Nguyễn Tấn Đời đầu tư mở thêm hàng chi nhánh tại Orlando, Florida, Mỹ.

Cuối đời

Trở thành tỷ phú nơi đất khách, Nguyễn Tấn Đời dự định về Việt Nam xin phép kinh doanh các ngành nghề trước kia như mở ngân hàng, xây cao ốc, mở xí nghiệp sản xuất… với một tham vọng rất lớn là sẽ trở lại sự huy hoàng của thời trước. Nhưng mọi kế hoạch đang tính toán dở dang thì ông lâm bệnh và từ trần vào ngày 6 tháng 7 năm 1995 tại Orlando, Florida

Di sản

Trước khi qua đời, Nguyễn Tấn Đời đã để lại cuốn hồi ký, trong đó ông cho biết có cảm tưởng như ông đã hoàn thành được một cuốn phim trung thực về cuộc đời mình, từ lúc hàn vi nhiều cơ cực, đến khi thành công. Cuối cùng, Nguyễn Tấn Đời tâm niệm: “Muốn có sự thành công, chúng ta phải tự thân vận động, lao động bằng chính bàn tay khối óc của mình. Và phải biết tận dụng mọi cơ hội nhưng phải có tâm, phải ngay thẳng. Còn sự may mắn là một cơn mưa cho tất cả mọi người, nếu ai biết chuẩn bị kịp thời được đồ chứa tốt và lớn thì hứng được nhiều nước trời cho. Đồ chứa tốt, lớn chính là đức độ, khả năng làm việc, sự tìm tòi, học hỏi, sự kiên nhẫn về tổ chức và nhất là nhạy cảm, linh hoạt, sáng kiến, biết quan sát tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm cho sự thành công”.

Con trai và cháu ông Đời tiếp quản chuỗi nhà hàng Kobe Steakhouse
Nguồn: Tastychomps.com

Từ năm 1996, Chau Nguyen, con trai ông Đời kế nhiệm quản lý Kobe Steakhouse. Chuỗi nhà hàng Kobe Steakhouse tiếp tục phát triển không ngừng và trở thành một trong những chuỗi nhà hàng Nhật được đánh giá cao nhất ở Florida, Mỹ.

Năm 2019, Kobe Steakhouse đã kỷ niệm 35 năm thành lập, với 11 cửa hàng và hơn 600 nhân viên, cho thấy một sự tiếp nối mạnh mẽ di sản để lại của người sáng lập – doanh nhân Nguyễn Tấn Đời.

Website Kobe Steakhouse hiện tại: https://kobesteakhouse.com/

III. Những bài học rút ra từ hồi ký Nguyễn Tấn Đời

Thường có hai mô-týp hấp dẫn về những cuốn hồi ký. Hoặc là một câu chuyện hào hùng như một bản anh hùng ca, hoặc là một câu chuyện đứng lên từ những thất bại nặng nề. Cuộc đời của ông Nguyễn Tấn Đời vừa hay lại có cả hai điều trên, mà lại ở tầm mức cao trào kịch tính nhất mà trí tưởng tượng cho phép.

Về mặt hào hùng, ông đã trở thành doanh nhân thành đạt nhất miền Nam Việt Nam, ông chủ ngân hàng lớn nhất, người nắm giữ nhiều tài sản nhất của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà.

Về mặt thất bại, ông nhiều lần trắng tay, và khi ở đỉnh cao sự nghiệp, ông bị bắt giam đầy oan ức, phong toả toàn bộ tài sản, và phải làm lại từ đầu khi đã ngoài năm mươi ở nơi đất khách quê người với một số vốn eo hẹp.

Thực sự tôi hiếm thấy có cuộc đời nào thăng trầm với nhiều trải nghiệm như vậy. Sau đây tôi xin tổng hợp một vài bài học tôi rút ra được từ hồi ký của ông.

Thái độ ứng xử nhã nhặn được lòng người

Ông Nguyễn Tấn Đời có xuất thân con nhà gia giáo, khá giả. Từ nhỏ gia đình đã lưu ý để tâm dạy dỗ từng lời ăn, tiếng nói, hành vi, cử chỉ. Nhờ vậy khi lên Sài Gòn, dù tay trắng ông vẫn có thể dễ dàng xin được công việc sổ sách kế toán cho người Pháp, và sau là nghề môi giới courtier đòi hỏi nghệ thuật giao tiếp khéo léo và gây được lòng tin.

Hơn nữa, có một chi tiết trong hồi ký rất đáng chú ý. Ông Đời kể lại rằng tại nhà ông ở Sài Gòn, phòng khách được bài trí giống hệt phòng ngủ của ông. Vợ ông từng thắc mắc tại sao ông lại tốn kém như vậy, vì thường phòng này ít khi được sử dụng. Ông bảo đó là hành động kín đáo tế nhị quý trọng dành cho những người khách được mời tới nhà.

Chính nhờ những điểm nhỏ tinh tế này, ông Đời có thể tiến rất xa trong mặt giao tế xã hội, là tiền đề lớn cho những thành công rực rỡ của ông.

Am hiểu thế mạnh của bản thân

Khi mới khởi nghiệp, ông Đời nhanh chóng nhận ra công việc sổ sách gò bó không hợp với bản tính của mình, vốn đã quen với hương đồng gió nội ở mảnh đất Long Xuyên thanh bình. Vì vậy sau khi suy nghĩ, ông mạnh dạn chuyển sang làm nghề môi giới.

Tiếp sau đó, khi đã thất bại với việc kinh doanh tiền tệ, ông Đời đã chọn làm gạch ngói Đời Tân vì những kinh nghiệm với vật liệu xây dựng khi làm môi giới.

Ông Nguyễn Tấn Đời cùng gia đình và nhân viên ở nhà hàng Kobe
Nguồn: Tastychomps.com

Trong suốt cuộc đời kinh doanh của ông, ông cũng đặc biệt ưu ái ngành nhà hàng khách sạn, có lẽ xuất phát từ sự tinh tế và lịch thiệp trong việc hưởng thụ cuộc sống.

Có thể thấy ông Đời luôn cân nhắc rất rõ và chỉ chọn những gì phù hợp nhất với thế mạnh của mình rồi ông mới chọn làm. Điểm ấy thể hiện sự sáng suốt của ông.

Trước khi tôi làm một việc gì, trước tiên suy tính, dọ dẫm thật kỹ, cho thấm nhuần, thành một cốt truyện mạch lạc ăn sâu vào đầu óc, rồi tưởng tượng cho nó quay lại từ từ, như coi một cuốn phim để suy gẫm, duyệt xét, đến khi bổ khuyết xong, rồi mới dấn thân hành động không ngừng, không e ngại “ngăn sông cách núi”.

Sự chăm chỉ mẫn cán trong công việc

Điển hình đầu tiên trong phong cách làm việc của ông Đời là sự chăm chỉ và nỗ lực bền bỉ. Ông luôn cho thấy tinh thần không ngại khổ ngại khó. Khi bắt tay làm gạch ngói Đời Tân, dù trước đó là một thiếu gia, là một môi giới giàu có, khi phải bắt đầu lại từ đầu ông không bao giờ để thất bại nhấn chìm. Đã có lúc ông phải trải qua cảnh:

Mỗi buổi sáng, tôi phải đạp xe đạp từ Bình Đông Chợ Lớn ra Saigon vừa đi bán hàng, vừa đi gom tiền. Đến trưa, trong túi không có đủ tiền ăn một tô hủ tiếu, chỉ vừa đủ cho một ly cà phê đen và một khúc bánh mì. Tôi phải lấy đường của tiệm cà phê, nhét vào bánh mì mà ăn với cà phê […]

Ai có đạp xe dọc theo sông Bình Đông thì mới thấy nỗi khổ của tro trấu vào mặt ra sao. Nhiều hôm bụng đói, tiền không thâu được, tro trấu vào đầy mắt, tôi quá tủi thân, gác xe vào lề đường ngồi gục đầu khóc. Những giọt nước mắt vì tro trấu pha trộn với những giọt nước mắt buồn đời tuôn rơi…

Nhưng những việc ấy không bao giờ khiến ông dừng lại mà chỉ tạo động lực để ông lao động chăm chỉ và thông minh hơn.

Nhờ nền tảng nghị lực ấy, khi ông ngoài năm mươi, sức khoẻ suy giảm, ông vẫn cùng vợ và một vài nhân sự gồng gánh toàn bộ việc kinh doanh khách sạn Le Marquis ở nơi xứ người, bao gồm cả việc lao động chân tay cực nhọc.

Ban đầu vì chưa có kinh nghiệm nên vợ chồng tôi phải cãi nhau mãi về vụ trải drap giường, mỗi người một cách nên nó séo sẹo, mãi về sau mới quen việc. Nhớ mãi những lần khom xuống trải drap, hút bụi, lau toilette, tôi phải quỳ xuồng mà làm vì với cái bụng to như vậy mỗi lần cúi xuống là đồ ăn muốn trào ra miệng luôn… à quên, tôi còn kiêm luôn sửa chữa lặt vặt, điện nước nữa chớ.

Luôn hướng tới cái đích cao nhất

Trong khi làm ăn, ông Đời luôn thể hiện sự cầu tiến. Ông không bao giờ hài lòng với những gì tầm thường. Khi làm môi giới, ông phải thuê mặt bằng hoành tráng trên đường Phạm Ngũ Lão và mua xe hơi để gây chữ tín. Khi làm gạch ngói Đời Tân, ông sang tận Campuchia để mua máy móc và tìm thợ Triều Châu (giỏi nhất) để làm. Khi làm khách sạn, ông sở hữu những mảnh đất vàng và có gần hai ngàn phòng ngủ, phòng nào cũng trang bị máy lạnh, toilette và nội thất tối tân nhất. Khi làm ngân hàng, ông đưa Tín Nghĩa lên trở thành ngân hàng số một, nắm giữ phần lớn tài sản miền Nam Việt Nam.

Thuở mới kinh doanh, ông bị nhiều đồng nghiệp ghen ghét, đố kỵ và cạnh tranh không lành mạnh. Để khắc phục, ông đã tự rút ra một phương châm rất cao thượng, ấy là:

Sự việc tuy nhỏ những đã làm tôi suy nghĩ đắn đo. Tôi nhận định muốn chấm dứt những cuộc cãi vã nhỏ bé, đụng độ ngoài đường phố một cách tầm thường, phương thức giải quyết tận gốc vấn đề không phải là đánh nhau, cãi nhau, mà phải là cố gắng nhịn nhục tìm sáng kiến làm việc hơn nữa, vượt xa các đồng nghiệp về mọi mặt, hoặc họ nể, hoặc họ chán sẽ không còn tìm cách gây sự nhỏ nhen nữa. Lý luận đó chính là ngọn lửa nung nấu chí phấn đấu của tôi để đi đến sự thành công như ngày nay.

Không ngừng đổi mới cải tiến

Một điểm cực kỳ nổi bật ở Nguyễn Tấn Đời là những sáng kiến cải cách trong kinh doanh của ông, như tinh thần tên hãng gạch mà ông nổi danh khởi nghiệp: Đời Tân (Đời Mới). Với gạch bông, ông đã sang tận Pháp du học để tiếp cận công nghệ làm gạch tân tiến nhất thế giới.

Nhận thấy, là mục tiêu phải đạt tới của đời tôi vì tôi ý thức được câu “Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh”. Tôi đến Guillon Barthelemy, tại Pháp, để trao đổi nghề nghiệp.

Khi trở về, áp dụng những điều học hỏi được, tôi cải tiến phương pháp làm việc, cải tổ hệ thống tổ chức, phân công hợp lý. Cải tiến kỹ thuật để sản phẩm có chất lượng cao. Hạ giá bán để nhắm số khách hàng đông. Tôi lập ra toán lợp ngói, lót gạch vừa để dành mối vừa để giữ gìn phẩm chất của sản phẩm.

Khi chuyển sang lĩnh vực ngân hàng, ông mạnh dạn có những sáng kiến quảng bá như logo thần tài gần gũi với giới tiểu thương bình dân, tặng băng đĩa cassette các bản nhạc thịnh hành, khuyến mãi tuỳ theo số lượng tiền gửi, mở chi nhánh để tăng tính linh hoạt và tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tính tiền lãi tiết kiệm theo ngày thay vì theo tháng… Về nghiệp vụ, khi thăm con du học bên Canada, ông tranh thủ cập nhật kiến thức kế toán ngân hàng, mua máy NCR phục vụ kế toán thay cho máy IBM đang phổ biến trong nước nhưng chậm chạp và không ưu tiên ngân hàng nhỏ, thiết lập hệ thống kiểm soát riêng cho Ngân Hàng Tín Nghĩa…

Khi kinh doanh nhà hàng ở Canada, ông luôn trăn trở để các món ăn Nhật Bản được khách phương Tây chấp nhận rộng rãi. Ông đi khắp nơi, nghiên cứu để tìm tòi những loại sauce đặc biệt cho riêng nhà hàng của mình.

Tôi nhận thức, thấy người Nhựt có cái tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc họ, nên trong việc ăn uống họ bắt khách phải ăn uống theo đúng khẩu vị của họ, không như những dân tộc khác như: Tàu, Ý, Greece…

Tôi nhận biết rằng, đồ ăn được ngon và khoái khẩu một phần lớn nhờ sauce, nó làm tăng thêm phẩm chất thức ăn. Tôi đi mua đử thứ sauce: Pháp, Ý, Nhựt, Mỹ… để ăn thử, hầu biến chế tìm ra loại sauce đặc biệt cho nhà hàng Kobé. Hiểu được như vậy khi tôi chế biến được 4 loại sauce: salade sauce, gà sauce, bò sauce, đồ biển sauce.

Vì tôi không chủ quan, các sauce của tôi vừa biến chế, tôi phải dọ hỏi cơ quan khách sạn và du lịch của chánh phủ Canada các người ăn uống sành điệu, tôi mời một số Canadien đến ăn và nếm thử để so sánh, phần đông họ rất hài lòng với các loại sauce này.

Biết hưởng thụ nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng

Mặc dù là người làm việc vô cùng miệt mài, chăm chỉ – khi làm ở Tín Nghĩa, trong năm năm ông Nguyễn Tấn Đời luôn làm việc 7 ngày một tuần, mỗi ngày 17 tiếng – ông Đời rất hiểu tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và hưởng thụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống để có thêm sự hưng phấn trong công việc.

Sau khi đã tổ chức thành công một hoạt động kinh doanh, nghĩa là cho nó tự chạy với rất ít sự can thiệp của bản thân, ông sẽ dành thời gian để xả hơi trước khi tìm kiếm những cơ hội mới.

Khi bắt đầu làm, tôi hăng say, quên ăn, quên ngủ. Đến tổ chức được thành công, chu đáo. Lúc này là lúc tôi tự thưởng cho tôi, có thì giờ nghỉ ngơi, xả hơi thụ hưởng… Để bồi bổ tinh thần, sức khoẻ, rồi từ từ mới kiếm việc khác làm…

Đức năng thắng số

Một điểm xuyên suốt cuộc đời ông Nguyễn Tấn Đời, là bên cạnh những thăng trầm và biến cố, luôn có những vị “quý nhân” đứng ra “phù trợ” cho ông ở giai đoạn nguy hiểm.

Khi ông thiếu tiền làm gạch Đời Tân thì được ông Trương Văn Huyên đỡ đầu tài chính. Khi ông gặp khó khăn với kiện tụng đất đai thì có ông luật sư Phan Thọ Hoà hỗ trợ. Khi vượt biên được người Hoa Kiều già hỗ trợ tàu và bản đồ hàng hải. Thiếu vàng mua tàu thì có anh Lê Việt Võ xuất hiện. Khi bị giữ ở Thái Lan thì được luật sư Harry Blank, phó chủ tịch Quốc hội Canada trợ giúp. Khi khó khăn trong kinh doanh nơi xứ người thì được ông Sato hỗ trợ mở nhà hàng Kobe.

Bản thân ông Đời là người nhân hậu. Khi là con nhà địa chủ, ông thương tá điền, tìm cách xoá bỏ các tiền lệ như vay tiền mua lúa non, tệ quà biếu điền chủ thái quá, tới mức ba ông giận cầm gậy đuổi ông chạy khắp nhà và gọi là nghịch tử. Nhưng cũng nhờ vậy, khi Cách Mạng Tháng Tám nổ ra, chính những tá điền này lại che chở cho gia đình ông, thay vì giao nộp cho chính quyền.

Trong đời ông cũng không thích dùng võ lực, thậm chí không tham gia săn bắt, đuổi giết các loài chim thú. Ông không bao giờ sở hữu súng đạn, chỉ dùng một cây gậy phòng thân và chút võ nghệ học từ thuở niên thiếu.

Về từ thiện, ông có mô tả lại việc kế thừa cha Gioan Sanh để bảo trợ cho trại hủi và việc lao tâm khổ tứ nhằm hỗ trợ chính quyền ông Diệm xây dựng các khu cư xá cho dân nghèo ở ngoại ô sao cho tiết kiệm và thực sự lợi ích cho nhân dân. Mặc dù chỉ là hai chi tiết nhỏ nhưng cho thấy cách ông làm từ thiện rất kỹ càng và có tâm chứ không làm qua loa xuề xoà để lấy tiếng.

Có lẽ chính tấm lòng rộng rãi, nhân ái, sự nồng hậu hiếu khách và tinh thần không ngừng vươn lên trước nghịch cảnh của ông Đời đã tạo ra những vận may cho bản thân ông và gia đình, đã thu hút các quý nhân tới trợ giúp, kéo ông ra khỏi những hoàn cảnh tối tăm nhất.

Vài lời cuối

Tình cờ trước năm Nhâm Dần 2022, tôi lại có cơ hội đọc hồi ký của ông Nguyễn Tấn Đời. Những trang đầu tiên thực sự không quá hấp dẫn vì nặng chuyện chính trị, là điều tôi không hứng thú. Nhưng càng đọc tôi càng bị cuốn hút bởi tính cách chân phương mộc mạc nhưng ẩn chứa ý chí vô cùng mạnh mẽ và sự sáng tạo đáng nể phục của ông Đời.

Tôi cảm thấy hồi ký của ông còn chứa đựng nhiều bài học hơn bất cứ một nhân vật nổi tiếng đương đại nào, một phần vì giai đoạn lịch sử mà ông có mặt quá khốc liệt và đòi hỏi những phẩm chất phải được trau dồi gọt giũa tới mức độ cao nhất để sinh tồn và toả sáng.

Tôi tổng hợp lại cuộc đời ông và rút ra những bài học, trước hết là cho bản thân mình. Sau đó tôi mong rằng bất cứ ai có duyên đọc được, cũng có thể phần nào thẩm thấu chút ít tinh thần doanh nhân và ý chí mãnh liệt của ông Đời.

Dù bạn là ai, xuất thân từ đâu, bạn đều có thể trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Phải chăng bạn đang nợ bản thân một sứ mệnh? Đó là liên tục phấn đấu để khai phóng những tiềm năng ở bên trong mà chính bạn cũng không biết mình đang sở hữu.

Xin đừng sống một cuộc đời xoàng xĩnh, xin đừng tìm kiếm sự tiện nghi trong những thứ tầm thường. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những thử thách, những bài học, trui rèn các phẩm chất cao thượng và hướng đến những thành công lớn lao.

Nguyễn Đức Hiếu




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 163 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 29 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.