Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25753714

 
Bản sắc Việt 04.11.2024 09:32
Thừa lệnh Tập Cẩn Bình, NPT thay đổi toàn bộ nhân sự lãnh đạo thân Tây Phương để sử dụng toàn người của TQ
16.01.2023 09:40

Quốc Hội Việt Nam sẽ nhóm phiên vô cùng đặc biệt vào khi rộ tin đồn Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức . Theo lệnh của TCB  những lãnh đạo cao cấp có khuynh hướng thân Mỹ và Tây phương sẽ phải bị loại bỏ, chỉ sử dụng người gốc Bắc có khuynh hướng thân TQ hoặc người có DNA gốc Hoa mang họ Tàu. 

 Vì trước đân Lê Duẫn người miền Trung làm tổng  bí thư đã theo Nga gây hậu quả TQ dạy cho bài học chiến tranh 1979, TQ ra lệnh cấm các nhân vật gốc Nam, Trung giữ chức vụ nầy như NPT đã từng tuyên bố TBT phải là người gốc miền Bắc nói giọng Bắc Kỳ

Quốc Hội Việt Nam sẽ nhóm phiên vô cùng đặc biệt vào khi rộ tin đồn Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức

RFA 16-01-2023Share o­n WhatsApp

Quốc Hội Việt Nam sẽ nhóm phiên vô cùng đặc biệt vào khi rộ tin đồn Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chứcẢnh mih họa: Quốc hội Việt Nam họp hồi ngày 22/10/2022AFP

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ họp phiên vô cùng đặc biệt vào ngày thứ tư 18/1/2023, vào khi hiện đang rộ tin đồn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức.

Reuters loan tin ngày 16/1 dẫn ba nguồn thân cận về hoạt động của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam. Cả ba nguồn không muốn nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề. Tuy vậy, các nguồn tin nói mục đích của phiên vô cùng đặc biệt này của Quốc hội nhằm có thể phê chuẩn thêm đơn từ chức của những quan chức trong tuần này.

Phiên vô cùng đặc biệt diễn ra sau khi một phiên đặc biệt của Quốc Hội Việt Nam vừa nhóm họp vào ngày 5/1 để miễn nhiệm hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Theo Reuters phiên họp vô cùng đặc biệt diễn ra vào khi đảng cộng sản Việt Nam đang theo đuổi chiến dịch đốt lò để chống tham nhũng. Điều này cũng cho thấy dấu chỉ gia tăng của chiến dịch, cho dù có quan ngại sẽ tác động đến kinh tế và đầu tư trong nước.

Reuters liên lạc với một đại biểu Quốc hội phụ trách thông tin để hỏi về phiên họp vô cùng đặc biệt nhưng vị này từ chối trả lời. Hai vị đại biểu Quốc hội khác cũng từ chối trả lời câu hỏi của Reuters.

Theo Reuters, những phiên họp đặc biệt như thế hiếm xảy ra tại Việt Nam khi mà hai phiên đặc biệt lại quá gần nhau, cũng như Tết nguyên đán sắp đến.

Trong khi đó truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 16/1 loan tin Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong cùng ngày đến tại Chùa Huệ Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh để thay mặt Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam chúc tết Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Nhà nước- Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng.

XÔN XAO THÔNG TIN ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC BỊ “BAY CHỨC” CHỦ TỊCH NƯỚC

XÔN XAO THÔNG TIN ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC BỊ “BAY CHỨC” CHỦ TỊCH NƯỚC

Ngày 14 tháng 1 năm 2023, trên mạng Facebook xuất hiện nhiều thông tin về việc ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng sản sẽ bị mất chức trong thời gian tới, với nguyên nhân đưa ra là “sức khoẻ” của ông Phúc không đủ để tiếp tục công việc. Quyết định cho ông Phúc nghỉ việc đã được Bộ Chính trị Cộng sản thống nhất, còn thời gian công bố thì chưa biết khi nào. Trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, chuyên đưa tin chính xác về thông tin nội bộ cao cấp của giới chức Cộng sản viết một cách mập mờ, ám chỉ rằng, “Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao bóng đá Quảng Nam đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề”. Điều này khiến dư luận cho rằng, nhân vật mà bà Trà nói ở đây là ông Nguyễn Xuân Phúc, quê ở Quảng Nam. Một số Facebooker khác thì nói rõ ra rằng, ông Phúc đã bị cho “hạ cánh” và sẽ được giải thích là vì vấn đề “sức khoẻ”. Mặc dù thông tin trên chưa được xác minh rõ ràng, vẫn còn phải chờ thời gian trả lời, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, từ trước đến nay, những thông tin liên quan đến “tứ trụ triều đình” Cộng sản, và những thông tin trong nội bộ nhà cầm quyền mà một số Facebooker đưa ra đều khá chính xác. Trước đó, vào ngày 13 tháng 1, ông Mai Tiến Dũng, cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nhiệm kỳ thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng đã bị Ban bí thư Cộng sản cảnh cáo vì liên quan đến  vụ “chuyến bay giải cứu”.

Việt Nam: Nhân sự cao cấp chuyển động mạnh trong tuần trước Tết Con Mèo

Trần Lưu Quang, Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà

NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHERS

Chụp lại hình ảnh,

Ba Phó Thủ tướng (hình từ trái qua): Trần Lưu Quang, Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà

Các nguồn tin chính thống ở Việt Nam hôm 16/01/2023 cho biết một loạt vị trí cao cấp trong bộ máy được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản cầm quyền công bố trước Tết Nguyên đán.

Trang web chính phủ cho hay sáng 16/01, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, điều động ông Lê Tiến Châu về làm Bí thư Thành ủy Hải phòng.

Buổi họp có tân Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự.

Trước đó, ông Trần Lưu Quang đã rời chức Bí thư Hải Phòng để lên làm Phó Thủ tướng.

Cũng các báo VN cho hay hôm 12/01, ông Mai Văn Tuất được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình, theo sau quyết định của Ban Bí thư TW Đảng CSVN phong ông làm Phó Bí thư tỉnh này.

Sắp xếp lại công việc của ba phó thủ tướng

Sự thăng tiến lên cấp chính phủ của ông Trần Lưu Quang, người cũng có thời gian dài làm lãnh đạo ở Tây Ninh, xảy ra sau khi hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam mất chức Phó Thủ tướng.

Trong cùng một quyết định được Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai nhân sự thay thế các ông Phạm Bình Minh và Võ Đức Đam, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang được QH phê chuẩn bổ nhiệm, thay thế ngay trong một ngày.

Cũng trong mấy tuần đầu năm 2023, trước Tết Quý Mão, chính phủ Việt Nam đã sắp xếp lại nhiệm vụ của dàn phó thủ tướng hiện gồm các ông Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, trong bối cảnh hai vị trước "thôi chức vụ" và một bị bệnh.

Theo trang báo Chính Phủ hôm 16/01 nói về một quyết định của Thủ tướng hôm 15/01 thì ba phó thủ tướng hiện nay đều phải chia sẻ nhiệm vụ của ông Lê Văn Thành trong thời gian ông vắng mặt.

Ví dụ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, bên cạnh nhiều nhiệm vụ khác, còn "chỉ đạo giải quyết công việc liên quan đến thương mại - xuất nhập khẩu, dự trữ và cung ứng nguồn cung xăng dầu, dịch vụ logistics; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vắng mặt".

Còn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thì, "làm nhiệm vụ Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực liên quan, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trong thời gian Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vắng mặt".

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thì sẽ "làm nhiệm vụ Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực liên quan, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành..."

Ông Lê Văn Thành được cho là lâm bệnh nặng.

Chia sẻ nhiệm vụ hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam để lại

Trang web chinhphu.vn không nêu rõ ai lo các nhiệm vụ của ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam để lại.

Tuy thế, có thể nhận thấy các nhiệm vụ của họ được chuyển lại cho cả ba vị hiện nay, căn cứ vào một số chức danh.

Ví dụ, ông Trần Lưu Quang sẽ làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Đây là chức vụ mà ông Phạm Bình Minh nắm, theo báo Nhân Dân hồi 2020.

Còn ông Trần Hồng Hà nay nắm chức Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, vị trí từng do ông Vũ Đức Đam nắm trước khi hạ đài.

Pham Binh Minh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Đây là chức vụ mà ông Phạm Bình Minh (trong ảnh) từng nắm giữ

Các thay đổi nhân sự cao cấp ở Việt Nam thu hút sự chú ý lớn của dư luận trong và ngoài nước.

Việc loại hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, được cho là giỏi ngoại ngữ, có trình độ học vấn Phương Tây đã khiến nhiều báo nước ngoài bình luận.

Có lo ngại rằng việc một nhà ngoại giao nổi tiếng châu Á như ông Phạm Bình Minh ra về, sẽ "để lại khoảng trống trong ngành này", theo The Diplomat gần đây.

Trong khi đó, dư luận Việt Nam tuần giáp Tết Quý Mão lại rộ lên nhiều tin đồn đoán về sự thay đổi cao cấp khác mà họ tin rằng sẽ xảy ra.

Thế nhưng, các báo chính thống tập trung vào việc đưa tin các lãnh đạo cao cấp nhất đi chúc Tết và thăm các địa phương.

Ví dụ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa tới chùa Huê Nghiêm, TP HCM chúc Tết Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính thì đến thăm đồn Biên phòng Tà Lùng, Cao Bằng, theo báo Nhân Dân.

Hôm 11/01, trong chuyến công tác đầu tiên trên cương vị mới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tới thăm hỏi người dân và công nhân dịp Tết ở tỉnh Khánh Hoà, báo VN cho hay.

Bên lập pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng một đoàn công tác đã tham dự một chương trình cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lào Cai, còn Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải thăm và chúc Tết ở tỉnh Hòa Bình.(bbc)

Thăm Dũng, Triết sao lại quên Sang người gốc Hoa?

Bình luận của blogger Gió Bấc
2023.01.14
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Thăm Dũng, Triết sao lại quên Sang?Ông Nguyễn Xuân Phúc khi là Thủ tướng cùng vợ trong chuyến thăm Nga hôm 23/5/2019 (minh hoạ)
 Reuters

Trước thềm năm con mèo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cử chỉ hiếu lễ tuyệt vời, thân hành đi đến từng nhà, thăm hỏi, chúc Tết các nguyên lãnh đạo và cả những người thân của cố Tổng Bí thư, Cố Thủ tướng, cố Chủ tịch nước. Không chỉ ở Thành Hồ, Chủ tịch còn chạy sấp ngửa lên tận Bình Dương thăm nguyên Chủ tịch Triết. Ác thay, ông lại bỏ quên nguyên Chủ tịch Sang cư ngụ ngay tại quận 1 thành Hồ. Vô tình hay cố ý? Chỉ thăm, chúc Tết hay có ẩn ý chi chăng? Coi chừng vì cái sự thăm sót này mà mèo lại hoàn mèo?

Chuyện đi chúc Tết, thăm hỏi các nguyên lãnh đạo cấp cao là sáng kiến riêng của bác Phúc Nghẹo chứ không phải học tập ông Hồ. Ông Hồ đâu có người nào tiền nhiệm để mà thăm. Có chăng ông Hồ vị hành thăm dân nghèo Hà Nội. Chỉ một lần thôi cũng đủ để đám cảnh vệ, công an vắt giò lên cổ chạy đái ra quần. Đủ để báo chí tuyên huấn xào đi nấu lại ngàn lần, vạn lần mỗi lần mỗi thêm thắt những chi tiết mới bốc thơm.

Các nguyên thủ trước đây cũng chẳng thấy đi thăm, chúc Tết có chăng là mời các cựu lãnh đạo cấp cao họp mặt chén anh chén chú và chụp hình đăng báo. Năm 2022, năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chủ tịch nước, ông Phúc cũng làm như thế. Tiết kiệm thời gian, công quỹ, lần ấy Bác Phúc còn kết hợp chương trình công tác tại An Giang, dẫn đầu đoàn công tác của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, gặp mặt, chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ.

Gửi lời thăm hỏi, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ, Chủ tịch nước đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh An Giang và đất nước thời gian qua; mong muốn bằng kinh nghiệm, trí tuệ của mình, các đồng chí tiếp tục đóng góp cho quê hương, đất nước. (1)

Lễ nghĩa mức độ ấy cũng đủ động viên an ủi các bậc lão thành. Dân tình cũng đỡ phải oán than vì đường xá chật chội, tết nhất công việc gấp gáp phải chạy đôn chạy đáo nhưng đành chịu tắt đường bị bảo vệ an ninh cho lãnh tụ.

Thế nhưng năm nay không rõ trời xui đất khiến thế nào, Chủ tịch Bảy Phúc lại sinh lễ mễ. Chủ tịch Bảy kéo Bí thư Nên, Chủ tịch Mãi của thành Hồ ra bến Nhà Rồng dâng hương cho ông Cụ. Ai cũng biết rằng do lỡ thờ, lỡ công nhận di tích, lịch sử Đảng lỡ viết sai. Bến của chiếc tàu Amiral Latouche Tréville mà ông Cụ đi ké là Bến Bạch Đằng ngày nay. Trong cuộc hội thảo khoa học 300 năm Sài Gòn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu làm giới khoa học sử Đảng chới với, bấn loạn vì bản tham luận ngắn ngủi có hai trang giấy học trò nhưng chứng minh khúc chiết, rành mạch vô phương cãi là ông Hồ đi từ bến Bạch Đằng. Đường đường là Chủ tịch nước nếu có tâm linh thì cũng phải tâm linh chân chính, hàng xịn chứ dại gì đi dâng hương ở khu di tích dỏm! Sau đó là thắp hương cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng!

Theo đúng lời bài hát Từ Thành Phố Này Người Đã Ra Đi, Chủ tịch Phúc lôi Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đi đến từng nhà thăm các cụ già nguyên lãnh đạo cấp cao và gia đình.

Báo chí cũng rầm rộ đi theo đăng hình đầy trên mặt báo. Có điều khác lạ ở đây, chỉ riêng báo Thanh Niên vốn từ lãnh đạo đến nhân viên đều là dân xứ Quảng đồng hương với Chủ tịch đưa tin là “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, chúc tết gia đình các cố lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. Trong nội dung cũng lược bỏ không nêu việc đi thăm các nguyên lãnh đạo còn sống! (2) Đa số các báo khác đăng tít và nội dung đầy đủ là “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước”

Đầu tiên ở thành Hồ là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiếp đó là gia đình các nguyên lãnh đạo như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Phan Văn Khải, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công.

Từ nội thành Sài Gòn ra tận ngoại thành Củ Chi đã ngất ngây con tàu đi. Chủ tịch nước lại làm cuộc hành trình ra tận Bình Dương thăm và chúc tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.(3)

Tình cảm, ân đức như vậy thật quá sâu dày, ấy nhưng có điều khó hiểu là Chủ tịch Bảy lại bỏ sót không thăm nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Người dân phát hiện ra chuyện này đã suy diễn, phải chăng ông Tư Sang bị sai lầm nào đó nên Đảng cách chức nguyên như ông Vũ Huy Hoàng - Bộ Công Thương và một số quan chức từng bị? Nếu có sao không thấy báo đăng?

Chủ tịch Bảy thăm đổng chi X mà không thăm bác Tư Sâu dễ bị đánh giá là mất đoàn kết nội bộ. Dân giã với nhau mất đoàn kết là chuyện đồ bỏ nhưng trong Đảng ông Cụ đã trối trong di chúc là “phải giữ sự đoàn kết như con người của mắt mình”. Quan chức cao cỡ nào cũng vậy, bi quy mất đoàn kết là mất ghế như chơi.

Thiên hạ thấy Chủ tịch Bảy thăm chúc Tết nhiều người lại bỏ sót một người càng đồn đoán lung tung. Bọn xấu rảnh việc cứ ngồi làm toán cộng trừ số tiền 800 tỷ đồng Phạm Quốc Việt (Công ty Việt Á) đã khai dùng để bôi trơn thì thấy rằng số quan chức bộ ngành và các CDC đã nhận chỉ vài trăm tỷ. Số tiền rất lớn còn lại chắc chắn nằm trong tay trùm cuối, chúng nó cứ săm soi tìm xem ai là trùm cuối. Dân đen mù tịt còn biết nghĩ như vậy thì ông Tô Đại Tướng (Bộ trưởng Công an Tô Lâm) hắc ám lẽ nào xuôi tay chịu cảnh “trâu cột ngó trâu ăn”. 

Đã bắt tới Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ Tịch Hà Nội mà Tô Lâm vẫn chưa ngưng, tiếp tục bắt cả Tướng Công An nhà mình và cứ đục khoét vô đất Quảng Nam của Chủ tịch Bảy. 

Ngày cuối năm 2022, công an bắt ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - về tội nhận hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu.(4)

Tin đồn chưa kiểm chứng rằng ông này là cháu của bà Nguyệt Thu, phu nhân của Chủ tịch Bảy, được thăng tiến thần tốc từ nhân viên văn phòng chuyên nấu nước pha trà sau hơn 10 năm đã thành quan đầu tỉnh và có quy hoạch đi xa hơn nữa.

Lạ lùng nhất, ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967, trú tại thành phố Hà Nội, nguyên chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Bạch Thùy Linh (sinh năm 1978, trú tại thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SNB Holdings) để điều tra cùng về hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Các hành vi vi phạm của hai bị can Thủy và Linh được xác định liên quan đến Công ty Việt Á. (5)

Điều này thật quái lạ! Nhân viên nhà xuất bản, giám đốc công ty tư nhân thì quyền thế gì mà lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi? Bọn xấu “rỉ tai” nhau trên mạng đó là người thân thiết trong gia đình Chủ tịch Bảy từ Quảng Nam điều ra Hà Nội nhận các chức vụ hờ làm bình phong cho công cuộc làm ăn của gia đình Chủ tịch Bảy. Dân gian có câu “sợ cọp không bằng sợ cứt cọp”. Cháu Chủ tịch nước tiếng nói chắc cũng 999 cây vàng,

Không phải một mà nhiều mồi lửa sân sau nhà Chủ tịch Bảy Phúc đã cháy lan. Chuyến đi chúc tết của Bảy Phúc đích thực là chuyến đi tìm phương giải cứu.

Anh ba X ngày xưa nay làm người tử tế nhưng vẫn đủ sức chăm bón cho hai con trai quan chức, một đứa ngấp nghé vào Bộ Chính trị, nắm chức Phó Thủ tướng, đi đúng hướng nên chỉ đôi ba bước nữa là thuyền vô bến mới, cậu con thứ cũng đang ngấp nghé vào nhà đỏ. Quan hệ với các Bộ Ngành và địa phương của anh Ba vẫn còn mạnh như thần. Chỉ đếm số phiếu bầu cho cậu cả Nghị đắc cử vào BCH TƯ là đủ rõ. Nếu số phiếu ấy cùng tín nhiệm Chủ tịch Bảy thì dư sức đối phó với Tô sát thủ và Tổng đốt lò (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).

Ba X với Tư Sâu đối kháng nhau như nước với lửa, đã bắt tay với Ba X thì đâu thể hôn hít Tư Sâu. Nhiều năm cận kề cả hai Chủ tịch Bảy quá hiểu luật chơi này.

Ấy nhưng mấy khóa trước, bác Cả Trọng nhóm lò thì bác Tư Sâu từng góp tay bắt sâu dù biết là sâu đông cả đàn. Bác Tư nghỉ hưu nhưng còn vác tù và đi làm hội hè từ thiện cho dân. Nào là cầu Nông Thôn Mới, nào là bò Xóa đói giảm nghèo. Thái Tử Trương Tấn Sơn của bác Tư cũng chỉ mới lệt phệt tới chức Phó Chủ tịch Quận. Thua xa hai quý tử của anh Ba Y Tá. Thế lực của Tư Sâu không lộ hình như Ba X nhưng rận bé đốt đau.

Nếu có thêm Tư Sâu giáp công, Tô Lâm như rồng gặp mây. Tổng Trọng như cờ gặp gió. Loại Bảy Phúc ra khỏi BCT hay đẹp hơn nữa là cho thẳng vào lò, biết đâu Tổng Trọng sẽ yên vị trên chiếc ghế Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ.

Trò mèo chúc Tết con mèo của Chủ tịch Bảy Phúc có nguy cơ mèo vẫn hoàn mèo!

______________

Tham khảo:

1-https://baotintuc.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-gap-mat-chuc-tet-cac-dong-chi-nguyen-lanh-dao-tinh-an-giang-20220118201047179.htm

2-https://thanhnien.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tham-chuc-tet-gia-di...

3-https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-chuc-tet-nguye...

4-https://tuoitre.vn/bat-pho-chu-tich-ubnd-tinh-quang-nam-lien-quan-vu-chu...

5-https://vnews.gov.vn/news/khoi-to-2-bi-can-loi-dung-anh-huong-doi-voi-ng...

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do


Cũng theo học giả Lê Hồng Hiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tương lai có thể sẽ gặp rắc rối do liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn...

Có thể gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là một “chùm cuối”, còn ai mới thực sự là “đệ nhất trùm cuối” trong cả cái “chùm” ấy thì có lẽ phải chờ kết luận từ các cơ quan nghiệp vụ. Đến nay, chắc chắn họ đã biết rõ “cái tổ con chuồn chuồn” nhưng vẫn chưa công khai hết mọi chuyện. Rồi đây, có còn ai là “đệ nhị trùm cuối” nữa không? Công bố cả bà trùm lẫn ông trùm thì liệu có “vỡ bình” hay không? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đau đầu…

Thế là chấm dứt mọi đồn đoán. Hệ thống truyền thông lề phải đã loan tin: Ngày 17/1/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (BCHTƯ13) đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCHTƯ13, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026. Rút kinh nghiệm những lần trước “hành tung” tù mù bị dư luận chất vấn, lần này Đảng đã cho công bố nguyên nhân “trảm” ông Phúc là do, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Phúc phải “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 đồng chí Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”.

Thật ra chuyện ông Phúc, chính xác hơn, theo dư luận từ một thời gian dài đến nay, là câu chuyện gia đình ông Phúc, mà, vẫn theo dư luận, chủ yếu liên quan đến bà vợ ông và một lô họ hàng phía bà ta, bị cho là dính quá sâu vào vụ Test Kit Việt Á, đã lùm xùm từ giữa năm ngoái. Thậm chí các mạng xã hội từ lâu đã đưa khá chi tiết về lộ trình “tìm và diệt” trùm cuối của vụ đại án này. Chiều mai, Quốc hội sẽ “tuân thủ” nghị quyết của Đảng, nhiều khả năng 100% sẽ chấp nhận “nguyện vọng cá nhân” của Chủ tịch Phúc.

“Tiên hạ thủ vi cường”

Cho đến trưa hôm 14/1/2023, khi blogger “cô gái Đồ Long”, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, viết trên FB cá nhân từng có hàng triệu người theo dõi: “Căng thẳng và kịch tính đến tận những phút cuối cùng, ngôi sao CLB (câu lạc bộ) bóng đá Quảng Nam, cầu thủ số 7 (tức Bảy Phúc) đã bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Anh chuẩn bị rời sân, chấm dứt sự nghiệp cầu thủ nhà nghề”, thì mọi chuyện coi như đã an bài. Bà Trà đã dùng ngôn ngữ bóng đá để diễn tả kịch tính trong quá trình nhân sự cấp cao chuyển động mạnh trong tuần trước Tết Con Mèo. Tại cuộc họp Ban Bí thư trước đấy một ngày, 13/7, ông Phúc đã chính thức nộp đơn xin trở về “làm người lương thiện”. Chỉ dấu rõ nhất cho việc ông Nguyễn Xuân Phúc mất ghế là vụ bắt, khởi tố bà Nguyễn Bạch Thùy Linh, 45 tuổi, giám đốc công ty SNB Holdings, với cáo buộc “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” từ hôm 4/1. Công ty SNB Holdings liên quan một loạt doanh nghiệp “họ” SNB, trong đó có công ty Thế Giới Tuổi Thơ (Soc&Brothers) và công ty Phân Phối SNB (SNB Distribution). Đáng nói, theo mạng xã hội, doanh nghiệp này được cho là do bà Nguyễn Thị Xuân Trang, con gái ông Nguyễn Xuân Phúc, đứng sau và nắm quyền sở hữu. Việc Bộ Công An “sờ gáy” đến tận doanh nghiệp thuộc sở hữu của con gái đương kim Chủ tịch nước cho thấy người nhà ông Phúc đã không còn thuộc diện “kim bài miễn tử” từ ngày ấy.

Trong lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ xảy ra chuyện chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà có đến hai cuộc họp trung ương bất thường chỉ để xử lý vấn đề nhân sự, trong đó, có việc xử lý một thành viên thuộc “Tứ trụ”. Theo luật bất thành văn xưa nay, những chuyện đấu đá trên thượng tầng Bộ Chính trị, đặc biệt trong “Tứ trụ”, rất hiếm khi được công bố ra bên ngoài. Kể cả trong thời internet và số hóa thì cũng phải chậm mất mấy “pha”, công luận mới biết được cuộc chiến Ba – Tư khốc liệt đến nhường nào, mới rõ ngọn ngành của việc TBT Nguyễn Phú Trọng tại sao phải gạt nước mắt trước màn hình vô tuyến, vì đã không hạ bệ nổi Nguyên Tấn Dũng… Và cho đến bây giờ, người dân cũng chỉ thấy hiện tượng, mà vẫn chưa hiểu sự thật đằng sau thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng nhắm ai “bồi dưỡng” để truyền ngôi thì người đấy không những không được tập thể trung ương chấp nhận, mà họ còn rơi vào cảnh thân bại danh liệt. Hãy nhìn Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Vượng… tất cả đều “treo ấn từ quan”. Vì vậy mà lần này, những Vương Đình Huệ và Tô Lâm, những Võ Văn Thưởng… và chúng ta không biết hết còn những ai nữa đang lọt mắt xanh của đảng trưởng và hứa sẽ được “truyền ngôi”, đã không còn mấy tin tưởng vào “chiếc bánh thánh” ấy của TBT. Và ai ai cũng thấy thời gian gấp gáp lắm rồi.

“Tiên hạ thủ vi cường” – Ra tay trước sẽ dành được lợi thế, trở thành kẻ mạnh; ra tay sau sẽ chịu phần thua thiệt, bất lợi. Phải chăng đấy là chỗ gặp gỡ nhau giữa ông Trọng và “các lãnh chúa” quyết xuống tay với Phúc? Từ phía ông TBT, nhờ vào sự năng nổ của Tô Đại tướng, ông Trọng thấy giờ là thời cơ để dẹp bớt các thế lực đang bủa vây ông. Ông bực mình khi nghe Phúc và Phạm Minh Chính cứ hát mãi “bè” cải cách thể chế trong “dàn đồng ca” khá nguy hiểm cho sự độc tôn của Đảng. Phải dẹp sớm các ảo tưởng về cải cách chính trị ở xứ Đông Lào. Chủ tịch Tập Cận Bình dặn thế và đồng chí không vui khi trong nội các của Phạm Minh Chính có những thành viên như Minh và Đam đại biểu cho giới kỹ trị thân Mỹ và phương Tây. Vì vậy, ông Tổng tính cho “đi tàu suốt” một thể. Ông Tổng quyết định “bứng” Phúc sớm, vì “hậu thủ vi tai ương” (ra tay sau sẽ thua thiệt). Sách Trung Quốc xưa vẫn dạy vậy! Còn từ phía các đồng chí được ông hứa sẽ “cân nhắc” cũng khá bồn chồn, vì trong vòng hơn hai năm nữa cho tới ngày Đại hội 14, ai mà biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra! Vẫn còn “treo đây” nhiều vụ lắm: AVG cho Tô Lâm, Tập đoàn AIC dính Phạm Minh Chính, Thưởng thì liên quan đến việc chuyển nhượng mấy thửa đất vàng cho các đại gia hiện vừa xộ khám cách đây chưa lâu…

Họa phúc phải đâu một buổi…

Đảng vẫn dành cho Phúc “củ cà-rốt” trước khi về vườn thế này: “Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt… sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được BCHTƯ, BCT các khóa tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, đồng chí đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả quan trọng”. Nhưng phần ân oán đằng sau vụ “trảm” Phúc thì phải nói giới giang hồ còn thua. Được biết, năm 2019, Nguyễn Xuân Phúc đã “bật đèn xanh” cho Trần Văn Vệ, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát sờ gáy đại tá Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và Hồ Hữu Hoà, tức “cậu” Hòa, về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ”. Linh là con trai duy nhất của tướng ba sao Nguyễn Văn Hưởng, một “bố già” khét tiếng toàn cõi Đông Dương. Hồ Hữu Hòa là cháu ruột của Hồ Mẫu Ngoạt, mà Ngoạt lại là Trợ lý TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhận hối lộ từ Vũ “nhôm” 5 tỷ đồng, Linh bị tuyên án 14 năm tù. Nói ở tù, thực tế Linh chỉ đi nằm viện dưỡng bệnh, nhưng mất tương lai Uỷ viên Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an mà Tô Lâm quy hoạch cho Linh vào khoá Đại hội 14 tới. Nhục và cay cú, Hưởng thề sẽ bắt Phúc có ngày phải trả giá.

Cựu nhà báo Võ Văn Tạo từ Khánh Hóa bình luận về việc “thôi chức vụ” của Chủ tịch Phúc: “Đột nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc được ‘thôi chức’, thực chất đó là sự phế chức… nói nôm na đó là sự bãi chức. Đó là một sự đặc ân của giới chóp bu của ĐCSVN khi anh phạm sai lầm, mắc khuyết điểm và thậm chí khi có tội, nhưng vì cương vị, vai vế của anh trong đảng rất lớn, chẳng hạn như “Tứ trụ” triều đình hay BCT, cho nên khi người ta xử lý anh, người làm một cách nhẹ nhàng hơn để giữ bộ mặt cho đảng thôi”. Văn phòng Chủ tịch nước của ông Phúc không thể đưa ra bình luận ngay lập tức và không rõ liệu khi đảng chấp nhận đơn từ chức của ông Phúc, họ có xác định được ứng cử viên thay thế ông là ai hay không, theo Reuters. Trong một bài viết mang tựa đề “Thẻ đỏ” cho Chủ tịch nước? Màn kịch chính trị lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ (nguyên văn “Red Card” for the President? Vietnam’s Biggest Political Drama in Decades) đăng trên Fulcrum ngày 17/1/2023, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trị Việt Nam đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận xét: “Trong trường hợp để thay ông Phúc, ứng cử viên hàng đầu có thể là Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ông Tô Lâm dường như đã giành được sự tin tưởng từ ông Trọng vì sự trung thành và vai trò quan trọng trong việc điều hành các điều tra chống tham nhũng. Là ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ hai, ông Tô Lâm cũng có phần mạnh hơn so với các ứng viên cạnh tranh khác”. Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, ông Tô Lâm, vì những lý do khác nhau đã chưa chấp nhận “phần thưởng cao quý” ấy.

Cũng theo học giả Lê Hồng Hiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tương lai có thể sẽ gặp rắc rối do liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người mới bị kết án 30 năm tù giam vắng mặt về hai tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ” trong vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Hồi tháng 8 năm ngoái, Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam thông báo diễn tiến mới của vụ việc đó là ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hồi năm 2012. Thời gian đó ông Phạm Minh Chính là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Vậy sau “đệ nhất” trùm cuối, sẽ có “đệ nhị” trùm cuối nữa hay không? Và nếu liên tục công bố cả bà trùm lẫn ông trùm thì liệu có bị “vỡ bình” hay không? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thực sự đau đầu…



'Nhà ngoại giao tài năng' Phạm Bình Minh phải về, ‘để lại khoảng trống’?

Pham Binh Minh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Các ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chức vụ trong diễn biến được dư luận nước này quan tâm.

Cả hai bị cho là phải “chịu trách nhiệm chính trị” để làm gương cho các lãnh đạo, cán bộ cao cấp khác ở Việt Nam, theo một bài báo nhắc lại Hội nghị bất thường cuối tháng 12/2022 của Trung ương đảng cầm quyền ở nước này.

Trong bài tiếng Anh trên trang The Diplomat hôm 11/01/2023, tác giả Nguyễn Hồng Hải từ Úc cho rằng riêng việc “sa thải ông Phạm Bình Minh khiến quan hệ đối ngoại của Việt Nam trở nên khó khăn hơn”.

Tuy báo chí Việt Nam cố gắng diễn giải đây không phải là vụ sa thải, mà là “cho thôi chức vụ” vì trách nhiệm chính trị, việc để ông Minh rời các vị trí trong Bộ Chính trị và Chính phủ giữa nhiệm kỳ ĐH Đảng đặt ra câu hỏi lớn, theo tác giả từ Úc.

Đương kim Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thì đã bị "đề nghị kỷ luật" trong Đảng CS, theo báo VN.

Bài trên The Diplomat nhận định rằng dù Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “sống sót và giữ ghế, việc ra đi bất chợt, giữ nhiệm kỳ của ông Phạm Bình Minh là một bước lùi của ngoại giao Việt Nam”.

“Điều này để lại khoảng trống (vacuum) trong nhóm lãnh đạo ngành ngoại giao.”

Việc ra đi của ông Minh xảy ra đúng vào lúc Việt Nam “hết sức cần có một nhà ngoại giao kinh nghiệm, tài năng và một lãnh đạo có khả năng lèo lái trong một môi trường khu vực đang có cạnh tranh giữa các cường quốc...”

Một trong những vấn đề là việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hồng Hải viết từ Centre for Policy Futures, ĐH Queensland, Úc. Và các hồ sơ quan trọng như chiến tranh của Nga ở Ukraine, Biển Đông...cần ngoại giao giỏi.

Chưa kể năm 2023 này là năm nhiều dịp kỷ niệm quan hệ ngoại giao quan trọng của CHXNCN VN với các nước khác.

Năm nay 63 tuổi, nếu được tiếp tục một nhiệm kỳ nữa trong Bộ Chính trị, ông Minh thậm chí có tiềm năng giữ một trong bốn ghế “tứ trụ” ở Việt Nam, bài báo suy luận.

Đặc biệt, Nguyễn Hồng Hải trích nguồn từ Hoa Kỳ nói ông Phạm Bình Minh có tiếng là một “nhà ngoại giao có năng lực nhất châu Á”.

Đó là sự kiện ngày 24/09/2014 của Hội Asia Society tại New York, khi chủ tịch Hội, bà Josette Sheeran đã giới thiệu “Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN lên phát biểu”.

Bà trích lời cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd ca ngợi ông Phạm Bình Minh là “một trong những nhà ngoại giao tài giỏi nhất của toàn châu Á” (one of the most skilled diplomats of all of Asia).

Theo cách nói tiếng Anh của người Phương Tây mà BBC tìm hiểu, “all of Asia” có nghĩa là toàn bộ châu Á, từ Nam Á sang tới Đông Nam Á, và Đông Á, một đánh giá hết sức cao dành cho nhà ngoại giao từ Việt Nam.

Trên đường dẫn của Asia Society còn bài phát biểu và trả lời câu hỏi của ông Phạm Bình Minh hoàn toàn bằng tiếng Anh dài 1 tiếng.

Ông giải thích vị thế của Việt Nam trong bối cảnh “thời sự vùng Đông Nam Á xoay chuyển, và nhu cầu cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ của Việt Nam. Ông cũng nói Việt Nam có thể đóng góp ra sao vào một châu Á-Thái Bình Dương ổn định và thịnh vượng hơn.

Đây là sự kiện diễn ra bên lề Đại hội đồng LHQ họp tại New York tháng 9/2014.

Cũng vào dịp này, ông Phạm Bình Minh đã tới thăm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày 2/10/2014.

Chính-Blinken

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại một cuộc họp song phương ở Washington, DC, hồi tháng 5/2022

Các ý kiến khác về hướng đi của đối ngoại VN

Tin hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị sa thải sau cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội VN tuần đầu năm mới 2023 được nhiều báo quốc tế đăng tải.

Ngoài các báo khu vực như Bangkok Post, đài NHK của Nhật Bản, hãng tin Anh Reuters, trang Financial Times (FT, 05/01) có uy tín với giới kinh tế trên toàn cầu đánh giá rằng vụ việc “đem lại khó khăn trước mắt cho chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính”.

Trang FT còn cho rằng đây là dấu hiệu TBT Đảng CS VN, Nguyễn Phú Trọng “củng cố thêm quyền lực”.

NHK của Nhật trong bài tiếng Anh thì nhắc đến vụ scandal “chuyến bay giải cứu” và “tiền tham nhũng liên quan đến chiến dịch xét nghiệm Covid” ở Việt Nam thời gian trước, là lý do hai ông bị Minh và Đam bị sa thải.

Trước đó, dư luận Việt Nam đã nhận được các tín hiệu rằng ngành ngoại giao bị “rọi đèn” sau các vụ bắt, gồm cả một thứ trưởng, và sau đó là trợ lý của ông Phạm Bình Minh.

Ở VN, việc ai đó bị kỷ luật hoặc công khai nhắc nhở về mặt Đảng chỉ là thủ tục để dẫn tới việc mất chức vụ trong chính quyền, thậm chí có thể dẫn tới truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngay từ hôm 30/12/2022, một tác giả từ Việt Nam có bài trên Diễn đàn BBC News Tiếng Việt cho rằng việc loại các ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “gây tốn thất cho ngành ngoại giao” của quốc gia này.

Tuy thế, có luồng dư luận cho rằng việc quy chiếu các thay đổi nhân sự cao cấp qua lăng kính quan hệ Việt -Trung, hoặc Mỹ – Việt, chưa hẳn đã phản ánh hết tình hình.

Luồng dư luận này tỏ ra thất vọng trước điều gọi là sự thăng tiến của phái “kỹ trị, Tây học” khi mà họ không hề tránh khỏi các vấn đề nghiêm trọng như khả năng quản trị, điều hành, thậm chí mắc vào tham nhũng.

Một phần dư luận khác thì tin rằng bất cứ lãnh đạo Việt Nam nào dính vào bê bối đều phải chịu trách nhiệm.  

Cùng thời gian, một số trang mạng tiếng Việt ở hải ngoại nêu ra các suy luận khác nhau về những vụ việc gần đây, và quy về một cuộc đấu tranh quyền lực bộ ở cấp cao.

Truyền thông chính thống của VN tuy thế bác bỏ luận điểm này và nói chống tham nhũng là “chặt cành để cứu cây”, không phải là "đấu đá nội bộ".

Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại Việt Nam

Việt Hoàng

Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TP. HCM

Pham Binh Minh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bắt tay cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày 2/10/2014

Ngày 21/12/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “gọi tên” người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.

Và kể cả sếp của ông Sơn là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao nhiều năm, không những cũng bị “gọi tên”, mà theo tin tức từ nội bộ, rất có thể đã nhận quyết định phải nghỉ hưu từ 1/2/2023.

Các cuộc họp Trung ương bất thường (30/12/2022) và Quốc hội bất thường (5/1/2023) không bỏ qua hai ông mà còn “điểm danh” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tin mới nhất, ngày 30/12, báo VN đưa tin “Trung ương ĐCSVN trong phiên họp bất thường đồng ý cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; ông Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và cho ý kiến về hai nhân sự để trình thay thế”.

Loại hết lãnh đạo có trình độ, được đào tạo ở Phương Tây?

Trong một bài viết khá quy mô trước đó của cựu Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề ngày 20/12/2022, sau khi nêu 6 đặc điểm của thời kỳ chuyển đổi hiện nay trong chính trị quốc tế, Đại sứ Nguyễn Trung có rút lại như sau:

Vào thập kỷ những năm 2020 này, trong quá trình định hình một khung khổ trật tự mới nào đấy, giới cầm quyền và đội ngũ trí thức hiện có của nước ta còn đứng rất xa bên ngoài, và gần như thờ ơ với tất cả 6 đặc điểm nêu trên của cục diện quốc tế. Nghĩa là đất nước từ nhiều thập kỷ nay vẫn đang đi tiếp trên con đường mòn đã và đang đi!

Ở đây tôi phải có đôi lời thưa ông Nguyễn Trung. Đúng ra, thế hệ các quan chức làm công tác đối ngoại như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Bùi Thanh Sơn là những nhà hoạt động có kinh nghiệm trên trường quốc tế. Họ rành ngoại ngữ, và đại diện ở một mức độ nhất định cho một số chuyên gia trong Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ đứng không xa lắm, và lại càng không thờ ơ trước những thách thức mà ông nêu ra.

Có điều là, theo cách hiểu của tôi, hiệu ứng “bóng đè” về định hướng tư tưởng từ Trung Nam Hải khiến cả một thế hệ đó, dù là ông Phạm Bình Minh, ông Bùi Thanh Sơn hay ông Vũ Đức Đam, trên thực tế cũng chỉ làm theo cái gậy chỉ huy của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản VN. Chỉ làm theo mà không thoát khỏi định mệnh bị loại khỏi, bị vô hiệu hóa trong trò chơi quyền lực ngày càng phức tạp ở Ba Đình.

Không có thông tin chính thức nào nói về việc cả ba ông nói trên có can dự trực tiếp vào vụ án Việt Á hay là chuyến bay giải cứu hay không, nhưng với trách nhiệm của người phụ trách ngành ngoại giao và ngành văn hóa – xã hội thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Không thể có bất cứ biện minh nào cho số tiền đưa và nhận hối lộ được tố giác lên đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn đô la thông qua khoảng 2.000 chuyến bay “giải cứu” giữa thời người dân trong cả nước bị hoảng loạn bởi đại dịch.

Vu Duc Dam

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ảnh cũ năm 2014

Thất bại của ngoại giao tự cường

Những phán quyết đang cận kề đe dọa “xóa sổ” hay “vô hiệu hóa” các chuyên gia đầu ngành hay các chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực trong đối ngoại chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nhãn tiền, theo quan sát của tôi.

Không một ai trong số họ, kể cả ông Phạm Bình Minh, vừa qua dám đề xuất bất cứ kiến nghị nào khác với chỉ đạo từ Ban Bí thư. Các bạn đều thấy, suốt hơn 10 tháng chiến tranh ác liệt ở Ukraine, các lá phiếu của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc đã hoàn toàn đi ngược lại với xu hướng chung của cộng đồng quốc tế ủng hộ Ukraine, lên án Nga xâm lược.

Chủ trương mời Ngoại trưởng Nga trước khi chuẩn bị đón Ngoại trường Mỹ mùa hè vừa qua gửi ra thông điệp ngoại giao gì từ Hà Nội? Nhân chuyến thăm Hà Nội ngày 6 và 7/7/2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, người bị EU cấm nhập cảnh, đã lớn tiếng đe dọa Mỹ và châu Âu, những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam:

“Chúng tôi (tức là LB Nga và Việt Nam) đã bàn về các thách thức kinh tế toàn cầu do các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ gây ra.”

Ông Lavrov khẳng định tiếp rằng Nga và Việt Nam biết cách tiếp tục quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư trong môi trường hiện tại, sao cho không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt đơn phương và phi pháp do Hoa Kỳ, EU và các đồng minh của họ trong khu vực công bố.

Dẫu ông Phạm Bình Minh có quan hệ thân tình với cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hay đương kim Ngoại trưởng Antony Blinken, thì các chính khách Mỹ vẫn bãi bỏ thăm Hà Nội vào mùa hè vừa qua (vốn đã lên kế hoạch từ trước). Ngay cả cuộc điện đàm được công bố giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã dày công lobby những người có cảm tình với Ba Đình trong nội bộ Mỹ, cũng mất tín hiệu.

Rồi đây, chắc sẽ còn lâu mới có một quan chức cỡ Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng phát biểu trực tiếp bằng tiếng Anh trước Đại hội đồng LHQ, truyền tải những thông điệp khá uyển chuyển về đối ngoại như ông Phạm Bình Minh đã làm được hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Phát biểu của ông Minh tuy không vạch mặt chỉ tên, nhưng gián tiếp toát lên lập trường phản đối Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đơn phương đe dọa Việt Nam, bất chấp UNLOS-1982… Có phải vì thế, mãi sau một tuần lễ, truyền thông Hà Nội vẫn chưa cho phép báo chí Nhà nước đăng tải toàn văn bài phát biểu đã gây bất ngờ tại LHQ?

Bui Thanh Son

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Tương lai 2023 liệu có sáng sủa cho ngoại giao Việt Nam?

Các chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Việt Nam sang Bắc Kinh ngay sau Đại hội 20 của Đảng CS TQ có vẻ như đặt hai đảng lên đường ray của con tàu “Cộng đồng chung vận mệnh”, của các "Sáng kiến Phát triển toàn cầu" và "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" do Chủ tịch Tập nêu ra vừa qua.

Đó là những trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” mà ông Tập đang rắp tâm thay thế “Trật tự dựa trên luật lệ” của thế giới dân chủ. Nhưng có phải cái gì ông Tập trù liệu, cái gì Trung Quốc ủ mưu, cũng sẽ thành công?

Những xáo trộn trong nội bộ lãnh đạo trên thượng tầng Đảng CS TQ ngay sau Đại hội 20, phong trào biểu tình và phản kháng (chống lại “Zero Covid” chỉ là nguyên cớ) đồng loạt trên 30 thành phố lớn nhỏ ở Trung Quốc cho thấy Tập Cận Bình đang đứng trước nhiều thách thức. Sự tan vỡ của chính sách Zero-Covid mà ông ta đề xướng đã bị nhiều tờ báo Phương Tây đánh giá là “dấu chấm hết của tham vọng xây dựng một Trật tự quốc tế độc đoán “Made in China”.

Tôi nhớ lại rằng tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, trong một bài trên YouTube nói rằng có bàn tay “nước lạ” trong can thiệp vào nhân sự ngoại giao VN.

Dù ta có tin vào suy đoán của ông Lê Kiên Thành hay không thì ý tưởng chỉ đạo như “lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng…” và 13 văn kiện Trung – Việt đã thỏa thuận, khiến các thao tác ngoại giao Việt Nam chỉ có thể diễn ra trong một không gian rất chật hẹp.

Đặc biệt, với việc loại bỏ đội ngũ có chuyên môn cao về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, số còn lại sẽ phải hoạt động trong một không gian bị chèn ép bởi phe cứng rắn hướng nội, bị tù túng bởi ý thức hệ. Chưa kể có cả sức nặng ngàn cân của quan hệ với Trung Quốc, với nước Nga của Putin, khiến khó ai hình dung nổi tương lai sáng sủa, xứng tầm phát triển kinh tế quốc gia của ngành ngoại giao năm 2023.

Tuy nhiên, vẫn có người tin tưởng, không phải tất cả Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN đều nghe theo Bắc Kinh. Bởi vì, trên thực tế, nhiều người trong số họ cũng đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau. Mà quyền lợi của những nhóm này không nhất thiết lúc nào cũng “khớp” với các nhóm gắn kết với kinh tế-chính trị Trung Quốc.

Do đó, đối với những người lạc quan sót lại ở trên, tương lai chưa phải đã đóng cửa đối với ngoại giao VN. Vấn đề vẫn là ở nội lực, theo thiển ý. Vấn đề vẫn là ở khả năng tư duy đột phá của đội ngũ làm chính sách.

Mặt khác, ta cần thấy có chỗ Việt Nam đã làm hơn, được quốc tế ca ngợi và́õ·o ràng là có lợi chung, như việc không theo Zero-Covid kiểu ông Tập. Và càng không nên cái gì cũng đổ lỗi cho Trung Quốc.

Trung Quốc dù “ba đầu sáu tay” nhưng nếu VN còn có những nhà hoạch định chính sách và ngoại giao mang dấu ấn của nhân dân mình, có chỗ dựa trong dư luận quần chúng thì họ sẽ vượt qua được cái bóng của ý thức hệ.

Cuối cùng, thay cho lời kết tôi xin phép được nhắc lại các ý hay sáu đặc điểm về tình hình quốc tế tới đây mà cựu Đại sứ Nguyễn Trung nhận dạng trong bài viết của ông tháng này, để thấy hướng đi không chỉ cho ngành ngoại giao VN đang ‘thất bát’ nhân sự nghê gớm năm nay, mà còn cho cả quốc gia:

(1) Đó là thế giới luôn bên miệng hố chiến tranh, giữa hai tập hợp: dân chủ và độc tài – toàn trị; (2) Từ cả hai phe đều có nhiều giá trị đang bị đổ vỡ; (3) Thế giới gặp bất cập cả thể chế lẫn con người nhưng với Covid-19 và chiến tranh Ukraine thì các bất cập ấy đang trở thành các căn bệnh ác tính;

Từ đó ông Nguyễn Trung cho rằng (4) Cải cách thể chế và giáo dục là yêu cầu cấp bách hiện nay cho Việt Nam, bên cạnh việc (5) Bảo vệ và phát huy các giá trị cơ bản: dân chủ, nhân quyền, pháp trị, tuân thủ luật pháp quốc tế… Và cuối cùng thì phải (6) Dân chủ hóa mới thực sự giải phóng được sức mạnh tư duy toàn dân tộc.

SIẾT CHẶC TÌNH QUAN HỆ CHỦ TỚ TQ-VN


Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (10/4/2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18/1/1950-18/1/2014) ngày 17/1/2014Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[36]

Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong các hoạt động điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam. Việt Nam cũng tuân thủ nghiêm chính sách "Một Trung Quốc" của Trung Quốc Đại lục nhưng vẫn có quan hệ hợp tác kinh tế và văn hoá tốt đẹp với Đài Loan. Người Hoa ở Việt Nam cũng được đối xử bình đẳng hơn với tư cách là một dân tộc của Việt Nam. Nhìn chung thì Nhà nước Việt Nam chú trọng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc mà tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở duy trì hoàn toàn nền độc lập và tự do của mình.

Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ; thậm chí rất nhiều người Trung Quốc vẫn có cái nhìn lệch lạc, xuyên tạc, hoặc thiếu tôn trọng và thiện cảm khi biết về Việt Nam. Và báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam gây hấn và thiếu thiện chí và thậm chí muốn chiếm lãnh hải của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[37] Còn tại Việt Nam, rất nhiều cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa 2 nước trong quá khứ lẫn hiện tại cũng như tìm cách bôi nhọ Trung Quốc để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh nguy hiểm của Việt Nam và kẻ thù xấu của thế giới để từ đó chỉ trích nhà nước Việt Nam vì họ đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án nhà nước chỉ là tay sai của Trung Quốc và phá huỷ quan hệ giữa hai nước này. Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai nước.


Cuộc ‘tàn sát’ phe cánh đối thủ của Nguyễn Phú Trọng còn tiếp diễn

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trước thềm Xuân Quý Mão, tin tức dồn dập về thượng tầng cai trị của CSVN tiếp tục xáo trộn gây ngạc nhiên cả trong lẫn ngoài nước.

Song song với chuyện lò đốt tham nhũng cháy phừng phừng cả củi khô lẫn củi tươi, hai ông phó thủ tướng Phạm Binh Minh và Vũ Đức Đam, được coi là có khả năng chuyên môn nhất, bị mất ghế, lại có tin chính ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc có thể cũng bị mất ghế theo.

Ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) thăm, chúc Tết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm, Thủ Đức, ngày 16 Tháng Giêng, 2023. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hãng tin Reuters hôm Thứ Hai, 16 Tháng Giêng, dựa vào ba nguồn tin khác nhau được giấu tên từ nội bộ nhà nước và Quốc Hội CSVN, nói rằng Quốc Hội sắp họp trong tuần này để chuẩn thuận cho thêm một số chức sắc cấp cao nữa từ chức. Nếu chuyện này xảy đến, chuyện leo thang chống tham nhũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của giới kinh doanh trong nước và giới đầu tư ngoại quốc.

Mấy tháng nay, hàng trăm quan chức từ cấp rất cao đến trung cấp của CSVN đã theo nhau bị bắt hoặc mất chức. Họ thuộc các lãnh vực khác nhau từ y tế đến ngoại giao và mới đây nhất là ngành giao thông vận tải, thậm chí cả thượng tầng điều hành chính phủ.

Cứ sờ tới lãnh vực nào là lộ ra tham nhũng ở đó. Không phải chỉ là cá nhân tham nhũng mà là quan chức cấu kết với nhau thành một mạng lưới chằng chịt.

Reuters gọi điện thoại cho giới chức thông tin đối ngoại của Quốc Hội thì bị từ chối bình luận về khả năng có cuộc họp bất thường sắp tới. Điện thoại cho hai giới chức Quốc Hội khác thì không được trả lời.

Quốc Hội CSVN vốn được gọi mỉa mai là “con dấu cao su” họp một năm có hai khóa, dài khoảng ba tuần lễ vào Tháng Tư và Tháng Mười. Nếu có kỳ họp bất thường nào khác là chuyện hãn hữu, chỉ xảy ra khi có lệnh đảng, cho một nhu cầu chính trị đặc biệt. Lần này, lại ngay lúc mọi người đang chuẩn bị ăn Tết càng nổi bật những chỉ dấu xưa nay chưa từng thấy trong nội bộ đảng CSVN.

Việc Quốc Hội CSVN cưa ghế của hai ông phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam ngày 5 Tháng Giêng vừa qua, mọi người đều biết liên quan đến hàng trăm triệu đô la hối lộ từ các “chuyến bay giải cứu” đưa công dân về nước tránh dịch COVID-19, và lùm xùm bán “kít xét nghiệm” COVID-19 dỏm, móc túi dân cả nước.

Trong cấu trúc quyền lực CSVN hiện nay, bốn ủy viên Bộ Chính Trị họp thành “tứ trụ” nắm trọn quyền bính. Người quyền hành cao nhất là tổng bí thư đảng, ghế chủ tịch nước chỉ đóng vai lễ lạt ngoại giao, thủ tướng nắm vai trò điều hành guồng máy chính phủ, chủ tịch Quốc Hội thì cầm cái dùi trống đánh theo lệnh.

Theo nhận định của nhà báo Anh Quốc, Bill Hayton, cuộc “đảo chính cung đình” đang diễn ra tại Việt Nam có vẻ là chủ trương của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng với sự tiếp tay đắc lực của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, kẻ nổi tiếng ăn “thịt bò dát vàng” nhưng là tay chân đắc lực của ông Trọng hiện đang có tin đồn có thể được đôn lên ghế chủ tịch nước thay cho Nguyễn Xuân Phúc.

Cách trừ diệt các phe cánh nằm ngoài ảnh hưởng hoàn toàn của mình mà Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành giống như cách Tập Cận Bình áp dụng ở Trung Quốc khi thẳng tay quật ngã những kẻ bị nghi ngờ muốn tranh giành quyền lực.

Ông Nguyễn Xuân Phúc đi chúc Tết ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 10 Tháng Giêng, 2023. (Hình: SGGP)

Giữa những tin đồn sắp bị mất ghế chủ tịch nước vì bị đồn là “trùm cuối” của vụ “kít xét nghiệm” COVID-19 Việt Á, khoảng một tuần lễ trở lại đây ông Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trên mặt báo nhiều lần qua các sự kiện liên quan đến Tết.

Ngày 10 Tháng Giêng, tờ Sài Gòn Giải Phóng đưa tin ông Phúc vào Sài Gòn thăm viếng, chúc Tết một loạt cựu lãnh đạo đảng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, gia đình các cựu lãnh đạo đã chết như Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Lê Đức Anh…

Ông Phúc mượn cớ đi thăm hỏi chúc Tết để vận động giữ ghế hay để chào từ giã, không ai biết. Sau đó, còn thấy ông Phúc dự cuộc họp mặt “Xuân quê hương” với kiều bào về quê ăn Tết.

Trong ngày Thứ Hai, 16 Tháng Giêng, tờ Tuổi Trẻ đưa tin ông Phúc quay lại Sài Gòn, đến chùa Hoa Nghiêm ở Thủ Đức, chúc Tết Hòa Thượng Thích Trí Quảng, pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo (quốc doanh) Việt Nam.

Theo nhận xét của Bill Hayton, nếu tổ chức thượng tầng CSVN gồm cả ghế chủ tịch nước và ghế thủ tướng đều vào các tay công an gộc thì đều “không tốt” cho đất nước này. Nhưng trong tình hình hiện nay, cuộc “tàn sát” các phe phái khác vây cánh của ông “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành có vẻ vẫn còn tiếp diễn.

Chẳng thế, ngày 15 Tháng Mười, 2022, tờ Thanh Niên tường thuật cuộc gặp mặt cử tri tại Hà Nội, ông Trọng đã dọa rằng: “Các bác chờ mấy vụ sẽ làm xem có trốn được không.” (TN) [kn]



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 350 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 347 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 326 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 280 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.