Cơ hội việc làm lương cao và đầu tư chứng khoán lời nhiều cho người Việt vừa đóng góp cho Tự Do Dân Chủ thế giới
20.02.2023 08:32
Nhiều công ty trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí toàn cầu là các công ty Mỹ với doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi nam đang cần tuyển mộ chuyên viên và nhân viên sản xuất, cơ hội tìm việc lương cao ddầu tư có lời vừa đóng góp vào Tự Do Dân Chủ thế giới
Phần lớn những "ông trùm" trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí toàn cầu là các công ty Mỹ với doanh thu hàng chục tỷ USD.
Theo National Intererst, sau Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trải qua giai đoạn tinh giản số lượng vào năm 1993. Washington cho rằng, ngân sách quốc phòng giai đoạn này không đủ so với số lượng công ty quá lớn. Tuy nhiên, đến nay, 4 trong số 5 công ty quốc phòng lớn trên thế giới vẫn là những công ty Mỹ, với doanh số thu bán hàng mỗi năm đạt hàng chục tỷ USD.
Lockheed Martin (Mỹ)
Trong thập kỷ qua, Lockheed Martin vươn lên trở thành công ty quốc phòng hàng đầu thế giới. Doanh thu mỗi năm của tập đoàn vượt mức 40 tỷ USD, tuyển dụng hơn 120.000 nhân viên. Công ty xâm nhập gần như mọi ngõ ngách của thị trường vũ khí toàn cầu.
Lockheed sáp nhập với công ty Martin Marietta vào năm 1995 để hình thành Lockheed Martin. Trước đó, công ty Lockheed từng sản xuất nhiều vũ khí nổi bật thời Thế chiến II. Một trong những sản phẩm nổi bật như máy bay chiến đấu P-38 Lightning, sản xuất theo đặt hàng của quân đội Mỹ. Ngoài ra, công ty cũng nhận các đơn hàng về máy bay ném bom và chiến đấu cơ của những nước khác.
Trong khi đó, Martin Mariette đã tham gia thị trường vũ khí sớm hơn, từ thời Thế chiến I. Những sản phẩm nổi bật của giai đoạn này là máy bay B-26 Marauder và hàng loạt tên lửa cho không quân, lục quân Mỹ và NASA.
Sau giai đoạn tinh giản, Lockheed chú trọng vào thế mạnh là ngành hàng không. Trước đó, những máy bay nổi bật khoảng thời gian Chiến tranh Lạnh gồm C-130, C-141, C-5, F-104 và F-117.
Tuy nhiên, khi chính phủ thắt chặt ngân sách quốc phòng vào khoảng thập niên 70, Lockheed mất nhiều hợp đồng lớn và đối mặt với bê bối đưa hối lộ. Qua nhiều thập kỷ, Lockheed Martin vẫn trụ vững và phát triển nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ. Một số sản phẩm để tiếng vang của tập đoàn như máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35.
Boeing (Mỹ)
Pháo đài bay B-52 do Boeing sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Boeing đã nổi tiếng từ lâu với vai trò nhà sản xuất các máy bay ném bom hàng đầu. Thời Thế chiến I, Boeing tập trung vào dòng thủy phi cơ. Đến Thế chiến II, tập đoàn sản xuất những pháo đài bay B-17 Flying Fortress và B-29 Superfortress, hai loại máy bay ném bom chính chống lại quân đội đế quốc Đức và Nhật.
Đến đầu giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Boeing cho ra đời các máy bay B-47 Stratojet và B-52 Stratofortness. Cũng như Lockheed, Boeing trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn vào đầu thập niên 1970. Sau đó, hãng cũng thu về nhiều hợp đồng ở mảng hàng không dân dụng.
Ngày nay, Boeing đạt doanh thu hơn 30 tỷ USD từ hợp đồng với quân đội các nước. Các máy bay do Boeing sản xuất xuất hiện trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia. Năm 2011, Boeing chiến thắng một hợp đồng giá trị lớn để sản xuất phi đội máy bay tiếp dầu trên không thế hệ mới cho Không quân Mỹ.
BAE (Anh)
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: PA
Tập đoàn BAE hình thành vào năm 1999, trên cơ sở sáp nhập hai công ty Marconi Electronic Systems và British Aerospace. Nhằm bảo đảm một chỗ đứng trong thị trường Mỹ, BAE đã mua lại cổ phần đáng kể trong các công ty đối tác Mỹ. Do vậy, nó có mối quan hệ đặc biệt với các khách hàng ở cả thị trường châu Âu và Mỹ.
Cũng như Lockheed Martin, BAE xâm nhập phần lớn thị trường vũ khí toàn cầu. Công ty tuyển dụng khoảng 100.000 nhân viên, lợi nhuận gần 30 tỷ USD/năm. BAE tham gia vào hai dự án sản xuất chiến đấu cơ lớn là Eurofighter Typhoon và máy bay F-35. Công ty cũng phát triển xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe tăng Challenger 2 và nhiều vũ khí mặt đất khác.
Ngoài ra, BAE đóng nhiều tàu chiến cho Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute, tàu khu trục Type 45 và hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth.
General Dynamics (Mỹ)
Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon. Ảnh: Wikipedia
Tiền thân của công ty General Dynamics là công ty Holland Torpedo Boat, hoạt động từ cuối thế kỷ 19. Lúc này, nó tập trung vào việc đóng tàu ngầm và các tàu nhỏ. Đến năm 1899, công ty Holland đổi tên thành Electric Boat.
Sau một thời gian tập trung sản xuất cho hải quân, Electric Boat bắt đầu phát triển ở khối hàng không vào giai đoạn 1940 - 1950. Năm 1952, Electric Boat đổi tên thành General Dynamics, kiểm soát nhiều dự án vũ khí lớn như B-36 Peacemaker, B-58 Hustler, F-102 Delta Dagger và F-106 Delta Dart.
General Dynamics là công ty sản xuất máy bay tấn công chiến thuật F-111 Aardvark. Tuy nhiên, sản phẩm thành công nhất của công ty là F-16 Fighting Falcon, loại máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm của nhiều lực lượng không quân trên thế giới.
Sau này, General Dynamics không còn tiếp tục chương trình F-16 nhưng nó vẫn đều đặn nhận các hợp đồng lớn. Lợi nhuận bán vũ khí hàng năm của công ty là 20 tỷ USD, tuyển dụng hơn 90.000 nhân công. Công ty cũng tiếp tục đóng tàu ngầm theo các đơn hàng, là nhà sản xuất chính của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia.
Raytheon (Mỹ)
Một tên lửa Tomahawk. Ảnh: Wikipedia
Không như nhiều công ty quốc phòng lớn khác, Raytheon xây dựng việc kinh doanh dựa trên sản xuất các thiết bị riêng lẻ chứ không phải sản phẩm hoàn chỉnh.
Công ty được thành lập năm 1922 với tên ban đầu là American Appliance Company, chủ yếu sản xuất đèn điện tử chân không. Suốt giai đoạn Thế chiến II, Raytheon trở thành công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất radar. Đến nay, đây vẫn là ngành giúp Raytheon thống lĩnh thị trường.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Raytheon bắt đầu tham gia sản xuất tên lửa và trở thành một trong những nhà cung cấp tên lửa chủ chốt của quân đội Mỹ. Kể từ thập niên 80, Raytheon đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực công nghệ phòng thủ tên lửa. Những sản phẩm dấu ấn của công ty là tên lửa Tomahawk, Sparrow và hệ thống phòng thủ Patriot.
Các linh kiện do Raytheon sản xuất được nhiều nền quân đội ở châu Âu và châu Á đặt mua, giúp công ty đạt doanh số bán hàng hơn 20 tỷ USD mỗi năm.
Theo Theo Zing
Chiến tranh Nga-Ukraine đẩy cao giá cổ phiếu các công ty vũ khí Mỹ người Việt nên mua
Xung đột quân sự Nga-Ukraine đã diễn ra được hơn một tháng (bắt đầu vào ngày 24/2/2022), gây ra những thương vong và thiệt hại kinh tế khó đong đếm hết được trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao mang lại ít kết quả.
Người ta thường nói “trong chiến tranh, chẳng có bên nào chiến thắng”. Nhưng đối với các tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Mỹ, chiến tranh lại là cơ hội lớn để thu lợi nhuận khủng và thúc đẩy giá cổ phiếu chứng khoán của họ. Một số người nhận xét rằng các xung đột quân sự hay căng thẳng địa chính trị đã trở thành cỗ máy in tiền cho giới buôn vũ khí Mỹ.
Các công ty công nghiệp quân sự Mỹ nhìn chung đồng thuận rằng các nỗ lực ngoại giao là không đem lại lợi nhuận nhưng đằng sau đó có cơ hội kiếm lợi nhuận.
Truyền thông Mỹ đưa tin, James Taiclet – Tổng giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghiệp vũ khí Mỹ là Tập đoàn Lockheed Martin, phát biểu vào tháng 2/2022 rằng cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ dẫn tới sự tăng trưởng mạnh của ngân sách quốc phòng các nước và sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm cho công ty này.
Trong khi đó, Tổng giám đốc hãng Raytheon Technologies - Gregory Hayes, cũng nói với giới đầu tư rằng căng thẳng ở Đông Âu đã chỉ cho công ty này thấy nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Theo thông tin trên báo chí, cổ phiếu các hãng quân sự lớn của Mỹ đã tăng vọt đáng kể kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Cho tới thời điểm này của năm 2022, cổ phiếu hãng Lockheed Martin đã tăng khoảng 25%, còn cổ phiếu của Raytheon thêm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.. Cổ phiếu của các tập đoàn như Northrop Grumman và General Dynamics đều gia tăng đột biến.
Ngay sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ công bố họ sẽ viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép cung cấp thêm thiết bị quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine vào ngày 12/3 và một gói 800 triệu USD nữa vào ngày 16/3. Các quỹ mới này sẽ dựa trên một dự luật chi tiêu mà ông Biden ký ban hành thành luật, vào ngày 11/3, trong đó có 13,6 tỷ USD viện trợ mới dành cho Ukraine.
Kể từ tháng 2/2022, chính quyền Tổng thống Biden đã cho phép hỗ trợ 1,35 tỷ USD cho Ukraine, theo một báo cáo được Quốc hội Mỹ công bố.
Đồng thời, do đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, Đức và các nước châu Âu khác đã điều chỉnh chính sách quốc phòng của mình, tạo ra các “cơ hội kinh doanh” mới cho các tập đoàn vũ khí Mỹ.
Điều dễ thấy là cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay sẽ thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng. Do khối quân sự NATO sử dụng một số lượng lớn vũ khí Mỹ, các hãng quốc phòng Mỹ sẽ giành được một tỷ lệ lớn hợp đồng quốc phòng của các nước thành viên NATO.
Chi tiêu quân sự của Mỹ đã tăng trưởng đáng kể vào 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, đặc biệt là sau loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 dẫn tới sự gia tăng buôn bán vũ khí trên toàn cầu.
Không nhiều người đặt câu hỏi ai là người thu lợi nhuận từ những diễn biến trên. Liệu người dân ở Afghanistan, ở Iraq, hoặc ở chính Mỹ hưởng lợi từ “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” trong 20 năm qua?
Kể từ khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu vào cuối năm 2001, tổng chi tiêu của Lầu Năm Góc đã lên tới hơn 14.000 tỷ USD, với 1/3 hoặc 1/2 số tiền này rơi vào tay các nhà thầu quân sự, theo một tài liệu do Viện Các vấn đề quốc tế và công Watson tại Đại học Brown (Mỹ) xuất bản.
Năm nhà cung cấp quân sự lớn của Mỹ - Lockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman, đã giành được 1/4 đến 1/3 trong tất cả các hợp đồng của Lầu Năm Góc trong các năm gần đây. Không nghi ngờ gì nữa, các công ty vũ khí là bên hưởng lợi lớn nhất từ chi tiêu quân sự Mỹ gia tăng hậu sự kiện 11/9.
VOV.VN - Đại sứ Nga tại Anh vừa tố chính quyền nước sở tại đang cố gắng leo thang chiến tranh ở Ukraine sau khi xuất hiện thông tin và video về máy bay Nga bị bắn hạ bằng vũ khí Anh triển khai ở miền Đông Ukraine. Ông này khẳng định các hệ thống vũ khí Anh sẽ là mục tiêu tấn công của quân đội Nga.
Trọng điểm Trung Quốc
Giới quan sát cho rằng Lầu Năm Góc và giới buôn bán vũ khí có nhiều phương tiện để tăng doanh thu, như cổ xúy chiến tranh, tạo ra các căng thẳng địa chính trị, xây dựng “các lực lượng đối lập chiến lược” đa dạng, và xây dựng các học thuyết về mối “đe dọa”.
Một số nhà quan sát nhận xét rằng nhằm duy trì một dòng chảy đều đều thu nhập từ các cuộc chiến tranh, các công ty công nghiệp quân sự Mỹ đã dành rất nhiều nỗ lực cho hoạt động vận động hành lang (lobby) với chính phủ Mỹ. Một trong các phương tiện chính được các doanh nghiệp này đưa ra là xây dựng các “thuyết đe dọa” khác nhau, trong đó có thuyết về mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc được mô tả như một mối “đe dọa hàng đầu” đối với nước Mỹ.
Trong một báo cáo về Chiến lược Quốc phòng 2022 của mình, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu các mối quan ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và gọi “cạnh tranh đại cường” là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.
Nhưng người ta cho rằng các đánh giá về mối “đe dọa” nhằm thúc đẩy chi tiêu quân sự của Mỹ không dựa trên các thách thức hiện nay như chủ nghĩa khủng bố toàn cầu… mà thiên về phóng đại các rủi ro.
Năng lực thao túng chính trường
Có tới 9 trong số 12 thành viên của Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Mỹ có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, theo một báo cáo được xuất bản bởi POGO – một tổ chức độc lập phi đảng phái có trụ sở ở Washington và chuyên điều tra, phanh phui tình trạng lãng phí, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Cơ cấu trên dễ hiểu là sẽ có tác động lớn lên các tính toán và kết luận của Ủy ban này. Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ có nhiều công cụ trong tay để gây ảnh hưởng lên các quyết định thúc đẩy chi tiêu của Lầu Năm Góc.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chi tới 285 triệu USD trong các chiến dịch tranh cử kể từ năm 2001, với trọng tâm là các ứng viên tổng thống, giới lãnh đạo quốc hội, và thành viên các ủy ban về lực lượng vũ trang ở hai viện của Quốc hội Mỹ, theo một báo cáo do giám đốc Dự án Vũ khí và An ninh tại tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Chính sách Quốc tế (CIP) xuất bản vào tháng 9/2021.
Ngoài ra, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ còn chi 2,5 tỷ USD để vận động hành lang trong 2 thập kỷ qua, thuê trung bình tới hơn 700 nhân viên “lobby” mỗi năm trong suốt 5 năm qua, tức là hơn 1 nhân viên lobby ứng với mỗi nghị sĩ Mỹ, theo báo cáo được xuất bản bởi Opensecrets.org – một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận cũng có trụ sở tại Washington.
VOV.VN - Đáp trả “chiến dịch đặc biệt” của Nga ở Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước đã tăng gấp đôi các nhóm chiến đấu của mình ở Đông Âu lên thành 8 nhóm. Họ đã gửi thêm 4 nhóm mới tới các nước thành viên của NATO nằm ở phía Đông Nam của châu Âu.
Thêm một ví dụ nữa để độc giả dễ hình dung. Cựu tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford – từng là nhân vật nhiệt tình thúc đẩy dự án chiến đấu cơ F-35 tốn kém và lắm vấn đề của hãng Lockheed Martin, đã gia nhập ban lãnh đạo của công ty này vào thời điểm 4 tháng sau khi ông rời khỏi quân ngũ.
Các tương tác kiểu này đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc lợi ích nhóm hay lợi ích quốc gia có ảnh hưởng lớn hơn trong việc quyết định chính sách quốc phòng của Mỹ và các quyết định về mua sắm quốc phòng, theo cây bút Hartung trong báo cáo của POGO.
Thêm ví dụ nữa. 4 trong 5 bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời gian qua đều xuất thân từ một trong 5 nhà thầu vũ khí hàng đầu.
Thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, các ông sau lần lượt được chỉ định làm bộ trưởng quốc phòng: James Mattis (thành viên lãnh đạo của công ty vũ khí General Dynamics), Patrick Shanahan (giám đốc điều hành tại Boeing – hãng nổi tiếng với việc chế tạo máy bay ném bom B-52), và Mark Esper (trưởng bộ phận quan hệ với chính phủ, tại hãng Raytheon). Thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là thành viên ban lãnh đạo của hãng Raytheon Technologies, theo bài viết của Hartung.
Giới buôn vũ khí cũng gây ảnh hưởng lớn bằng việc tài trợ cho các viện, trung tâm nghiên cứu cổ xúy mạnh mẽ cho việc tăng ngân sách quốc phòng Mỹ nhưng không bao giờ tiết lộ các lợi ích tiền bạc phía sau họ.
Ít nhất 1 tỷ USD trong ngân sách chính phủ Mỹ và nhà thầu quốc phòng đã được rót vào 50 viện, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ trong giai đoạn 2014-2019, theo báo cáo của Ben Freeman – giám đốc Sáng kiến Minh bạch Ảnh hưởng Ngoại quốc tại CIP vào tháng 10/2020.
Các cơ sở nghiên cứu nhận được nhiều tiền nhất là tổ chức “phi lợi nhuận” RAND, Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), và Quỹ Tân Mỹ (NAF).
Tất nhiên đây mới chỉ là đỉnh của tảng băng trôi./. Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch Nguồn: Asia Times
7 Bước chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn xin việc
Trang phục nghiêm chỉnh, phù hợp
Vẻ bề ngoài chính là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có dày dặn kinh nghiệm cách mấy, nhưng khi xuất hiện với áo thun, quần bò ở buổi hẹn, bạn vẫn sẽ bị đánh giá là kỹ năng phỏng vấn kém, xuề xoà và thiếu tôn trọng doanh nghiệp.
Trang phục gọn gàng, chỉnh tề thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn đối với công ty và cả công việc mà bạn đang ứng tuyển, tạo thiện cảm cho người đối diện. Tránh các lỗi trang phục khi phỏng vấn giúp bạn tự tin và bắt đầu buổi phỏng vấn thuận lợi hơn.
Đến buổi phỏng vấn đúng giờ
Trong số những kỹ năng đi phỏng vấn xin việc thì việc đến đúng giờ là một yêu cầu bắt buộc. Đến trễ giờ hẹn cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cũng như thiếu trách nhiệm đối với công ty, làm mất thời gian của đôi bên.
Tốt nhất là bạn hãy nghiên cứu đường đi đến địa chỉ của công ty trước buổi hẹn ít nhất 1 ngày để nắm rõ địa điểm. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị sẵn mọi thứ từ trang phục, giấy tờ từ đêm hôm trước. Lý tưởng nhất là bạn tới trước giờ hẹn phỏng vấn khoảng 10, 15 phút.
Tìm hiểu kỹ về công ty mà mình ứng tuyển
Khi phỏng vấn nên nói gì? Hãy đảm bảo bạn nắm rõ các thông tin chính về công ty có thể giúp bạn tự tin bước vào cuộc phỏng vấn của mình.
Các yếu tố bạn có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo website công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như cho thấy vì sao bạn lại phù hợp với môi trường và định hướng của công ty.
Chuẩn bị kiến thức phù hợp với mô tả công việc
Khi chuẩn bị cho mình kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, bạn cần lưu ý các mục trong Job Description. Bạn có thể in nó ra và tập trung chú trọng vào những mảng kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Hãy ghi chú lại về những ví dụ từ công việc trước đây và trình độ, kỹ năng hiện tại của bạn phù hợp với những yêu cầu này, và tập trung nhấn mạnh về chúng trong lúc bạn đang giới thiệu về kinh nghiệm của bản thân.
Không ít nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kỹ năng trả lời phỏng vấn của ứng viên bằng các câu hỏi bất ngờ, nằm ngoài những thông tin cơ bản như Giới thiệu bản thân và Kinh nghiệm làm việc.
Để chuẩn bị cho phần câu hỏi hóc búa này, bạn có thể tham khảo những bài chia sẻ về chính công việc đó trên Youtube, các bài blog posts. Hoặc chính bạn cũng có thể đặt câu hỏi: “Nếu mình là nhà tuyển dụng, mình sẽ muốn hỏi gì?” để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống nhất.
Luyện tập trả lời phỏng vấn thành tiếng có thể giúp bạn có thêm sự tự tin. Bạn có thể tự nói một mình hoặc tốt hơn là với một người quen, nhờ họ đóng vai người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn khi thực chiến sẽ đỡ “khớp” hơn.
Soạn sẵn câu hỏi cho người tuyển dụng
Phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều. Bạn không chỉ cần chuẩn bị kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc mà còn cần phải biết cách đặt câu hỏi.
Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể muốn hỏi những người phỏng vấn của mình:
Anh/chị có thể giải thích một số trách nhiệm hàng ngày mà công việc này đòi hỏi không?
Nếu tôi ở vị trí này, hiệu suất của tôi sẽ được đo lường như thế nào? Và trong thời gian bao lâu?
Bộ phận này làm việc nhóm thường xuyên với những bộ phận nào?
Những thách thức tôi phải đối mặt trong vai trò của mình là gì?
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng Elevator Pitch – một phương pháp giao tiếp rất hiệu quả khi xin việc.
Để theo dõi các đơn xin việc và quá trình phỏng vấn bạn có thể sử dụng ngay file theo dõi phỏng vấn, hay Job application tracker của Glints!
10 Kỹ năng phỏng vấn xin việc “cầm chắc” phần thắng
Nụ cười: Vũ khí tối thượng
Một nụ cười tươi sẽ tạo ấn tượng về sự tự tin và thân thiện của bạn trong mắt người tuyển dụng. Khi bạn căng thẳng, người đối diện cũng sẽ cảm nhận được năng lượng nặng nề của bạn và khiến cho buổi phỏng vấn trở nên không được thoải mái.
Bạn không nhất thiết phải tươi cười trong suốt buổi phỏng vấn vì sẽ dễ mang lại cảm giác gượng gạo và không tự nhiên.
Mỉm cười đúng lúc không những giúp cơ thể thư giãn mà còn giúp cho hai bên trao đổi thoải mái và bớt căng thẳng hơn.
Thái độ chuyên nghiệp, thần thái tự tin
Thần thái tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn không chỉ giúp mang đến cho bạn khí chất chuyên nghiệp, đĩnh đạc hơn mà còn tạo sự tin cậy ở nhà tuyển dụng.
Trong tiếng Anh có câu: “Fake it ‘til you make it”, nghĩa là hãy giả vờ cho đến khi bạn thật sự trở thành như thế.
Một kỹ năng khi đi phỏng vấn xin việc bạn cần luyện tập là thần thái tự tin. Đó có thể ở cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, ở tone giọng nói vừa phải và rõ ràng, dễ nghe, mạch lạc.
Nếu có lúc bạn mất bình tĩnh, hãy hít một hơi thật sâu trước khi nói để giúp mình lấy lại sự tự tin nhé.
Tận dụng ngôn ngữ hình thể
Bạn có biết rằng hơn 70% “thông điệp” mà bạn gửi đến người đối diện là thông qua ngôn ngữ hình thể?
Các chuyên viên phỏng vấn phòng Nhân sự đều được đào tạo khá kỹ lưỡng về cách “đọc vị” ngôn ngữ cơ thể của bạn để biết được bạn đang trong tâm thế nào.
Những biểu hiện như ngó nghiêng ngó dọc thể hiện bạn đang kém tập trung, liên tục cọ 2 bàn tay vào nhau khi trả lời câu hỏi thể hiện bạn đang che giấu điều gì đó, v.v.
Chính vì thế, hãy tận dụng điểm này bằng cách thể hiện các cử chỉ toát ra sự tự tin của mình như ngồi thẳng lưng, ánh mắt thân thiện và tập trung… để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Đừng nói “Không” – Hãy nói “Chưa”
Đây là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và hữu hiệu nhưng vẫn chưa được nhiều người biết tới.
Khi được hỏi về một vấn đề mà bạn chưa biết, không nên trả lời “Tôi không biết” vì sẽ mang lại cảm giác thụ động và tiêu cực.
Thay vì vậy, hãy trả lời rằng: “Tôi chưa tìm hiểu về vấn đề này”, “Tôi sẽ nghiên cứu về nó” để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy thái độ học hỏi và chủ động của bạn.
Trung thực luôn được đánh giá cao
Việc thể hiện các kỹ năng và thành tích của bạn có thể gây ấn tượng và thu hút mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng, nhưng cũng đừng quên luôn cần dựa trên sự thật. Đối với những người phỏng vấn thì sự trung thực luôn được đề cao và trân trọng.
Tập trung vào những điểm mạnh chính của bạn và lý do tại sao hồ sơ của bạn khiến bạn đủ tiêu chuẩn duy nhất cho vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá cao những người có năng lực hay thành tích nổi trội, mà sự trung thực và dám thừa nhận khuyết điểm của mình cũng chính là một sự tự tin “ngầm” giúp bạn nổi trội hơn một số ứng viên khác.
Trả lời rõ ràng, tràn đầy năng lượng
Nhà tuyển dụng không chỉ chú trọng đến nội dung trong câu trả lời của bạn mà cách bạn trả lời câu hỏi, giọng điệu, năng lượng trong từng câu chữ cũng quan trọng không kém.
Hãy trả lời bằng giọng điệu rõ ràng và tràn đầy năng lượng tự tin, tích cực. Nếu thường ngày, bạn là người có âm lượng giọng nói nhỏ thì bạn có thể luyện tập nâng giọng nói của mình lên một chút.
Khi người đối diện cảm nhận được năng lượng tích cực của bạn, tự động cũng sẽ có cảm tình và cuộc phỏng vấn cũng trở nên nhẹ nhàng, xây dựng hơn.
Tuyệt đối không “nói xấu” công ty cũ
Một trong những câu thường được hỏi nhất trong các buổi phỏng vấn đó là: “Vì sao bạn lại ngừng công tác ở công ty cũ?”.
Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên nói xấu công ty hay sếp cũ, dù thật sự nếu đó có phải là lỗi của bạn hay không. Thay vào đó, bạn có thể trả lời bằng những lý do khách quan và dễ gây sự đồng cảm như: “Tôi muốn thử sức ở môi trường năng động hơn.”
Các công ty muốn thuê những người giải quyết vấn đề vượt qua những tình huống khó khăn. Nếu bạn cảm thấy chán nản với công việc hiện tại của mình, hãy tập trung nói về những gì bạn đã thu được từ trải nghiệm đó và những gì bạn muốn làm tiếp theo.
Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm
Một trong những kỹ năng mềm mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên của mình đó là kỹ năng làm việc nhóm. Vì nếu bạn trúng tuyển, công ty sẽ bổ nhiệm bạn vào một nhóm để được hỗ trợ, đào tạo và làm quen với công việc.
Bạn không nhất thiết phải là một người có khả năng lãnh đạo tốt. Nhưng bạn cần biết cách khéo léo, khiêm tốn và hợp tác với đồng nghiệp để chứng tỏ được bạn là tuýp người linh hoạt, có thể thích nghi với tập thể.
Hãy thể hiện mình là người làm việc nhóm tốt bằng các tố chất như: biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến khác nhau, có khả năng tư duy, làm việc vì mục tiêu chung của cả nhóm, biết chủ động đặt câu hỏi, v.v.
Bộc lộ ưu điểm, khuyết điểm một cách khéo léo
Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm ngỡ rằng cứ chứng tỏ ưu điểm của mình càng nhiều thì sẽ càng tốt, nhưng thật ra tư tưởng đó lại là con dao hai lưỡi. Vì nếu không khéo, bạn lại thành ra khoa trương và thiếu chuyên nghiệp.
Tốt nhất, bạn hãy chọn lọc những ưu điểm thực sự liên quan đến yêu cầu công việc cùng một số dẫn chứng về ưu điểm đó đã giúp bạn giải quyết một số tình huống khó khăn như thế nào, đạt được những thành quả ra sao, v.v.
Ngoài ra, biết cách nói về điểm yếu cũng là một cách thông minh để bạn được tuyển dụng.
Dù chuẩn bị kỹ đến đâu nhưng nếu bạn chỉ ngồi im như bức tượng và thụ động đợi được hỏi mới trả lời thì sẽ mất điểm kha khá đấy. Hãy chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn là cuộc trao đổi từ hai bên, giúp không khí thoải mái và gần gũi hơn.
Thay vì hỏi những câu về thông tin cơ bản của công ty, bạn hãy đặt những câu hỏi thông minh có sự liên kết với công việc của bạn, chẳng hạn như:
“Tôi nên bổ sung thêm những kỹ năng gì để hoàn thành công việc được hiệu quả hơn?”
“Ứng dụng công nghệ nào có thể hỗ trợ cho tôi trong công việc này?”
Gửi email cảm ơn: Yêu cầu danh thiếp của từng người mà bạn nói chuyện cùng trong quá trình phỏng vấn để bạn có thể gửi từng người bằng một email cảm ơn riêng biệt. Nếu bạn phỏng vấn vào buổi sáng, hãy gửi các email này vào buổi chiều cùng ngày. Nếu bạn phỏng vấn vào buổi chiều thì sáng hôm sau cũng được.
Trả lời email đúng hẹn (nếu có): Nếu cần gửi email bổ sung thông tin vào thời gian đã thống nhất từ trước, hãy đảm bảo rằng bạn gửi chúng đúng giờ.
Đừng quên theo dõi sát sao quá trình phỏng vấn của mình
Check out the Canadian Armed Forces (CAF) Non-Commissioned Member Subsidized Training and Education Plan (NCM-STEP) for Weapons Engineering Technician in ...
And fast-forwarding to the 21st century, we have a dedicated career for those who want to learn more about Weapons. Weapons Engineering is a branch of ...
We have developed laser weapon systems, radio frequency and other directed energy technologies for air, ground and sea platforms to provide an affordable ...
But which rocket was the most effective? But how can we overcome gravity to launch our homemade rockets into the sky? Might seem relatively simple, but which ...
Graduates from the Electronics/Computer/Telecommunications Engineering Technician/Technology programs work with electronic, computer and communications ...
Conestoga College · Think Conestoga · 11 thg 6, 2016
Weapons Engineer: Responsibilities, jobs, courses, salary, weapons engineering courses in Canada, UK, ... BE / B Tech in Material and Metallurgy Engineering
Check out the Canadian Armed Forces (CAF) Non-Commissioned Member Subsidized Training and Education Plan (NCM-STEP) for Weapons Engineering Technician in ...