Bị ném 2 quả bom nguyên tử, vì sao Nhật Bản trở thành đồng minh của Mỹ?
Trong Thế chiến 2, Mỹ và Nhật Bản từng chiến đấu như những kẻ thù không đội trời chung. Nhưng ngày nay, Nhật Bản là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khói hình nấm bốc lên sau khi Mỹ ném bom nguyên tử vào thành phố Nagasaki (ảnh: AP)
Tháng 12/1941, quân đội Nhật thực hiện vụ tấn công Trân Châu Cảng gây chấn động nước Mỹ. Mỹ nhanh chóng tuyên chiến với Nhật và tham gia Thế chiến 2. Tháng 8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng.
Sự tàn khốc của chiến tranh buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vào ngày 15/8/1945. Quân đội Mỹ sau đó đóng quân và kiểm soát nước Nhật trong gần 7 năm. Thống tướng Mỹ Douglas McArthur là người chỉ huy quân đội Mỹ ở Nhật Bản. Ông McArthur có nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và thay đổi bộ máy quân phiệt hiếu chiến ở Tokyo.
Mỹ đã có tính toán riêng để biến Nhật Bản thành “bức tường thành” ở châu Á, theo History.
Thay vì làm bẽ mặt Nhật Bản, Mỹ chọn cách đối xử nhân đạo với Nhật. Sau chiến tranh, có 23 quan chức và tướng lĩnh cấp cao của Nhật bị đưa ra xét xử. Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị tuyên án tử. Tuy nhiên, Nhật hoàng Hirohito vẫn yên vị.
Dân Nhật quỳ khóc khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân đồng minh (ảnh: History)
Nhiều ý kiến cho rằng cần đưa Nhật hoàng Hirohito ra tòa án, nhưng Mỹ bác bỏ. MacArthur ủng hộ sự cương quyết của Washington. Ông cho rằng cần giữ Nhật hoàng như một biểu tượng đoàn kết của nước Nhật.
“Không lâu sau khi đến Tokyo, một số người trong bộ tham mưu giục tôi triệu Nhật hoàng đến để thị uy. Tôi bỏ qua đề nghị của họ. Làm như thế là xúc phạm tình cảm của người dân Nhật”, tướng MacArthur viết trong cuốn “Hồi tưởng”.
Ông MacArthur sau đó đã tiếp đón Nhật hoàng Hirohito với sự tôn kính. Điều này giúp trấn an người Nhật trước tương lai bất ổn.
Bước ra từ Thế chiến II, Nhật Bản (dân số khoảng 70 triệu người) gần như biến thành bình địa khi 66 thành phố lớn bị bom Mỹ tàn phá. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị san phẳng bởi bom nguyên tử. 1/3 số nhà máy trên đất Nhật bị phá hủy. 8/10 số tàu buôn của Nhật chìm dưới đáy biển. Kinh tế Nhật kiệt quệ hoàn toàn, theo TIME.
Nạn đói hoành hành khắp nước Nhật. Khoảng 30% dân Nhật không có nhà ở. Ở Tokyo, 65% khu vực dân cư bị phá hủy. Con số này ở Osaka và Nagoya (thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 Nhật Bản) là 57% và 89%.
Khoảng 6 triệu lính Nhật từ các vùng chiến sự trở về khiến tình hình đất nước càng thêm rối ren. Hàng trăm nghìn người bị thương cần chăm sóc y tế.
Trong khi đó, 400.000 lính Mỹ do tướng MacArthur chỉ huy đổ bộ vào Nhật. Nhiều người Nhật bất mãn với động thái này. Họ cho rằng Nhật đã “mất nước”.
Tướng Mỹ MacArthur gặp Nhật hoàng Hirohito (ảnh: History)
Thực hiện chính sách “biến thù thành bạn”, tướng MacArthur đề nghị Mỹ viện trợ lương thực và tài chính cho Nhật. Nhờ 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ USD từ Mỹ, Nhật Bản tránh được nạn đói mùa đông năm 1945. Tướng MacArthur cũng ra lệnh cho lính Mỹ tôn trọng và cấm xâm phạm tài sản của người Nhật, theo History.
Từ năm 1945 – 1951, với chương trình viện trợ Marshall, Mỹ đã rót vào Nhật Bản hàng tỷ USD. Kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp Nhật Bản dần được khôi phục. Tướng MacArthur góp công lớn vào quá trình này. Ông đề ra hàng loạt biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục nhằm loại bỏ giới quân phiệt Nhật, đưa nước này theo con đường hòa bình, tập trung phát triển kinh tế, theo Warfare History Network.
Hiến pháp Nhật Bản sử dụng đến ngày nay là do MacArthur và bộ tham mưu Mỹ soạn thảo. Theo Hiến pháp, Nhật hoàng không còn nắm quyền lực mà chỉ tại vị mang ý nghĩa biểu tượng, giống vua hay nữ hoàng Anh. Điều 9 Hiến pháp Nhật cũng quy định nước này từ bỏ quyền khai chiến. Quân đội Nhật bị giải thể, thay thế bằng Lực lượng phòng vệ quốc gia.
Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực vào ngày 3/5/1947.
Với những đóng góp lớn cho nước Nhật, tướng MacArthur được người dân xứ Mặt trời mọc kính trọng như một Shogun (tướng quân). Ông được xem là biểu tượng của tình đoàn kết Mỹ - Nhật.
Tướng MacArthur là người có công lớn trong việc xây dựng quan hệ Mỹ - Nhật thời hậu chiến (ảnh: History)
Ngày 8/9/1951, Hiệp ước San Francisco được ký kết. Mỹ trao trả độc lập cho Nhật và rút phần lớn quân đội khỏi đất Nhật. Nhật Bản cũng ký Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (1951), cho phép Mỹ duy trì một số căn cứ trên lãnh thổ.
Với Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, Nhật Bản chính thức đứng dưới “ô hạt nhân” của Mỹ, an ninh Nhật phụ thuộc vào Mỹ. Tình trạng này duy trì đến hiện nay.
Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Một tháng sau đó, Mỹ tham chiến ở Triều Tiên để bảo vệ quân đội Hàn Quốc. Cuộc chiến của Mỹ đã tạo sức bật kinh tế cho Nhật Bản. Hàng nghìn nhà máy Nhật Bản hoạt động hết công suất để cung cấp hàng tiếp tế cho quân đội Mỹ.
Tháng 3/1965, Mỹ trực tiếp đưa quân xâm lược Việt Nam. Cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam gây tổn thất khổng lồ đối với Mỹ nhưng là cơ hội phát triển cho Nhật Bản, theo TIME.
Giai đoạn năm 1952 – 1973 chứng kiến sự phát triển kinh tế “thần kỳ” của kinh tế Nhật. Từ năm 1952 – 1958, GDP Nhật tăng trung bình 6,9%/năm. Trong thập niên 60, GDP Nhật luôn tăng trên mức 10%. Ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là sản xuất ô tô và đóng tàu ở Nhật phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn này, Nhật Bản chi rất ít tiền cho quốc phòng.
Dân Nhật nhận lương thực từ Mỹ trong lúc khó khăn (ảnh: History)
Đến những năm 1980, kinh tế Nhật dần vươn lên vị trí thứ 2 trong nhóm nước tư bản, sau Mỹ (từ năm 2010, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật). Bước phát triển của Nhật Bản khiến Mỹ lo ngại.
“Sau khủng hoảng dầu mỏ trong thập niên 70 và cuộc chiến ở Việt Nam, khiến Mỹ trả giá rất đắt, kinh tế Mỹ đã không còn mạnh như trước”, Sheila A. Smith – chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tại Mỹ – nhận định.
Trong khi Mỹ gặp khó khăn, Nhật Bản lại trở nên giàu có. Mỹ - Nhật cạnh tranh kinh tế trong thập niên 80 và quan hệ 2 nước dần trở nên căng thẳng. Để “xoa dịu” Washington, Tokyo chấp nhận tăng giá đồng yên (khiến giá hàng xuất khẩu tăng), khuyến khích các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Mỹ và sử dụng lao động Mỹ.
Tháng 5/2016, ông Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Hiroshima. Bảy tháng sau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm Trân Châu Cảng.
“Chuyến thăm của 2 nhà lãnh đạo cho thấy sức mạnh của sự hòa giải có thể biến cựu thù thành đồng minh thân thiết nhất”, Nhà Trắng bình luận.
Tuy nhiên đến nay, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc Mỹ ném bom nguyên tử vào 2 thành phố Nhật có phải quyết định đúng đắn hay không, theo History.
Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.
Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.
Sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.
Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.
Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.
Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.
Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
Nội chiến Hoa Kỳ
Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.
Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.
Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.
Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.
Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.
Lincoln và tướng McClellan (1862)
Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.
Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.
Nội chiến Hoa Kỳ với 2 màu cờ
Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.
Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.
Bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng.
Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.
Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.
Tượng vị tướng Robert E Lee
Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.
Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.
Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.
Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.
Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.
Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.
Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.
Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Phe bại trận có cờ hình gạch chéo
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.
Thực vậy, 140 năm sau, cô Mary quản thủ viện bảo tàng đầu hàng đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.
Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.
Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.
Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.
Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 19, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.
Chiến thắng của miền Bắc đặt dấu chấm hết cho Liên minh miền Nam cũng như chế độ nô lệ Hoa Kỳ, và làm tăng cường vai trò của chính phủ liên bang. Các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và chủng tộc của cuộc Nội chiến đã có vai trò quyết định trong việc định hình Thời kỳ Tái thiết, kéo dài đến năm 1877.
Sau bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, khoảng 190 nghìn dân nô lệ tình nguyện tòng quân, quân số của miền Bắc lên gấp bội. Trong khi đó miền nam không dám cho nô lệ nhập ngũ vì sợ đi ngược lại chính sách nô lệ của mình. Quân da đen miền Bắc chiến đấu anh dũng trong nhiều trận then chốt của cuộc nội chiến. Ngoài ra còn có dân di cư từ châu Âu cũng gia nhập quân miền Bắc. Khoảng 23.4% quân miền Bắc có gốc Đức, với gần 216 nghìn sanh tại Đức.
Bài học nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.
Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.
Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
Nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.
Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.
Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:
“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ. Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc. Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu. Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ. Những người nằm ở đây đã hiểu rõ là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh đã liều thân và sau cùng đã chết.”
Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.
Bảo tàng viện “Ðầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington. Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.
Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.
Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.
Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng.
Tổng thống Obama đến viếng nghĩa trang chung cả thắng và thua
Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.
Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”
Ðó là những bài học mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt và sau đó là hành sử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thù đã đem lại cho thế hệ nối tiếp.
HÒA GIẢI MƯU MÔ ĐỂ THỦ TIÊU ĐÔNG BÀO BÊN KIA CHIẾN TUYẾN CỦA CS BẮC VIỆT
Họ là một đặc chủng lai có mang gene người TQ do hậu quả một ngàn nămđô hộ đồng hóa cũng như bị Mông Cổ xâm lăng nên bản tính độc hại hơn cả người Tàu khi trả thù đồng bào miền Nam
40 năm ngày 30/04/1975 đã lột mặt nạ (Phạm Trần)
Trong suốt 40 năm qua, mỗi lần ngày 30-4 trở về là dịp cho người Cộng sản Việt Nam xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử nhưng năm nay, 2015, họ đã tự lột mặt nạ mình mà đâu có hay ?
Về phương diện lịch sử, chưa thấy ai dám cả gan nói qùang xiên như ông Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Quang Hiển, chuyên ngành Lịch sử đảng CSVN tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ông nói với Chương trình tiếng Việt của đài BBC ngày 18/04/2015 : “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.
“Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.
“Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ.
“Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy.”
“Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc.
“Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt.
“Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị khổ sở này khác.”
Ông Giáo sư 63 tuổi Vũ Quang Hiển (sinh ngày 21/12/1951 tại Khánh Thiện, Yên Khánh, Ninh Bình) phải nói như vậy vì ông là người ”ăn cây nào rào cây ấy” . Hơn nữa ông lại là cán bộ lâu năm của đảng chuyên dậy về các môn:
– Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam
-Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
– Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
-Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
-Tư tưởng Hồ Chí Minh
-Phương pháp dạy học lịch sử
Trong tất cả các môn này, không tiết học nào cho phép ông được nói ra ngoài những gì đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương đã hợp sọan với Ban Lịch sử đảng và Lịch sử Quân đội.
Do đó chuyện ông nói “đúng sách vở” mà ông đã học là chuyện đương nhiên vì ông chỉ là người mở lại cuộn băng cũ y như đảng đã thêu dệt không cần bằng chứng và xuyên tạc về cuộc chiến xâm lược miền Nam (Việt Nam Cộng hoà) từ 1960 đến ngày 30/04/1975.
Vì vậy mà ông Hiển đã nói tiếp: “Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra.
“Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.
“Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam.”
Không có “tắm máu” trước mắt mọi người là đúng. Nhưng đảng CSVN đã trả thù nhân dân Việt Nam Cộng hòa đà điều không thể phủ nhận. Đã có hàng trăm ngàn người lính, viên chức chính phủ, chính trị gia, tu sỹ, trí thức và văn nghệ sỹ miền Nam đã bị bắt đi tù được ngụy trang “học tập cải tạo” tại các trại tập trung lao động từ Nam ra Bắc.
Những nạn nhân của chế độ mới, gồm mọi thành phần trong xã hội từ giới trung lưu, thương gia đến dân thường và từ thành phố về nông thôn đã bị đảng và nhà nước CSVN ngược đãi, bóc lột như thế nào thì vẫn còn hàng triệu dân miền Nam là nhân chứng từ thế hệ này qua thế hệ khác không cần phải tranh biện mất thời giờ.
CÓ TÙ ĐẦY KHÔNG ?
Chỉ riêng chuyện tù đầy, hãy đọc Bách khoa tòan thư (mở) đã chứng minh cho cả thế giới thấy không đúng như lời nói vẹt của ông Vũ Quang Hiển : “Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm, 1975. Đối với hạ sĩ quan, sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ huy thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam thì thời gian học tập là một tháng. Người trình diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên chức hành chánh là trưởng phòng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra trình diện.
Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy….Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến 10 năm.”
Có trường hợp bị giam trên 30 năm, kể từ 1975. Đó là cựu Sỹ quan VNCH Trương Văn Sương, người bị chết trong nhà giam tháng 9 năm 2011 khi đang bị tù lần thứ 3.
Bách khoa tòan thư mở viết tiếp : “Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. …Những người trong trại học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà nhiều người mô tả lại là cực nhọc, một phần trong số đó đã bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn. Công việc thông thường là chặt cây, trồng cây lương thực, đào giếng, và cả gỡ mìn gây ra thương vong….”
“Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện.”
Con số 200.000 người được ông Phạm Văn Đồng đưa ra ngày từ đầu chiến dịch năm 1975 để trả lời cho các nước phương Tây, nhưng không ai tin là con số chính xác bởi vì, Bách khoa tòan thư mở đã viết : “Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.”
Làm bằng chứng cho lời nói của ông Giáo sư Vũ Quang Hiển là dối trá, Nhà văn Đại tá (nghỉ hưu) Quân đội Nhân dân Phạm Đình Trọng viết : “Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong tình cảm, ý chí người dân. 40 năm đã qua, sự thống nhất đó vẫn chưa hề có. Cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30. 4. 1975 chỉ giải phóng đất đai miền Nam để người thắng cuộc thâu tóm, thống trị cả nước, còn người dân miền Nam vẫn bị người thắng cuộc coi là thù địch. Chỉ là cuộc nội chiến, người Việt Cộng sản làm chiến tranh để tiêu diệt người Việt Cộng hòa. Người Việt Cộng hòa có may mắn thoát chết trong cuộc nội chiến khốc liệt, tàn bạo đó cũng bị loại bỏ khỏi sinh hoạt xã hội, trở thành những người tù không án, bị giam cầm mút mùa không thời hạn trong những nhà tù hà khắc.”
Ông Trọng nêu trường hợp của Đề đốc (có người gọi là Đô đốc) Hải quân VNCH Trần Văn Chơn: “Trước 30. 4. 1975 một ngày, Đô đốc Elmo Zum Walt Jr., Tư lệnh hải quân Mĩ ở Việt Nam điều một máy bay vận tải C130 từ Philippines đến Tân Sơn Nhất đón cả gia đình Đô đốc Trần Văn Chơn của Hải quân Việt Nam Cộng hòa sang Mĩ tị nạn. Đô đốc Trần Văn Chơn đã từ chối ra đi để được ở lại làm người dân Việt Nam sống cuộc đời bình yên với đất nước yêu thương đã hết chiến tranh. Nhưng những người Cộng sản thắng cuộc trong cuộc nội chiến vẫn coi những người như Đô đốc Trần Văn Chơn là đối tượng phải loại bỏ của cuộc nội chiến, họ nào có để cho ông được yên. Đô đốc Trần Văn Chơn ở tuổi ngoài sáu mươi bị tống vào nhà tù với tên gọi trại tập trung mỏi mòn mười ba năm trời.
Những ngày ngục tù tăm tối, cực khổ, Đô đốc Trần Văn Chơn mới nhận ra rằng nhà nước Việt Nam Cộng sản chỉ là nhà nước của một giai cấp hão huyền nào đó chứ không phải nhà nước của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam chân chính dù yêu nước nhưng không Cộng sản cũng không thể sống bình yên trên đất nước thương yêu của mình. Ra tù dù đã gần tám mươi tuổi, chân đã yếu, mắt đã mờ, đã gần đất xa trời, dù muốn được gửi nắm xương tàn vào đất Mẹ Việt Nam bên ông bà, tổ tiên, Đô đốc Trần Văn Chơn cũng phải ngậm ngùi gạt nước mắt ra đi, tìm đến đất nước xa lạ nhưng mở lòng bao dung đón nhận ông. Vài triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi trong nước mắt như Đô đốc Trần Văn Chơn là nỗi đau, nỗi uất hận khó nguôi ngoai của dân tộc Việt Nam. Suốt bốn ngàn năm lịch sử có khi nào dân tộc Việt Nam bị thua đau đến như vậy.” (Trích “Cần gọi đúng tên gọi cuộc chiến này”, phổ biến ngày 22/04/2015)
Đấy là sự thật phũ phàng của điều được tô vẽ là “Giải phóng miền Nam” hay “hòa hợp dân tộc” của những người Cộng sản.
Đề đốc Trần Văn Chơn là người may mắn sống sót, nhưng hai tù nhân chính trị nổi tiếng là Thủ tướng Phan Huy Qúat và Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên đã phải bỏ xác trong tù ở rừng sâu.
Riêng trường hợp Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên, khi được Chính phủ Pháp vặn hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói dối ông Tuyên vẫn mạnh khỏe và đang học tập để tiến bộ !
GIẢI PHÓNG HAY NỘI CHIẾN ?
Vì vậy Nhà văn, cựu Sỹ quan cao cấp trong Quân đội miền Bắc, Phạm Đình Trọng đã nói thẳng : “Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt, hệ quả tất yếu của hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai tiền đồn, hai trận tuyến của hai ý thức hệ quyết liệt đối kháng, tiêu diệt nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch không đội trời chung, hai tên lính xung kích của hai lực lượng đối kháng đó. Việc chia cắt độc đoán, phũ phàng, oan nghiệt đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn do những người cộng sản thực hiện, cộng sản Tàu mưu toan và áp đặt, cộng sản Việt cam tâm cúi đầu chấp nhận.”
Không phải tự nhiên mà Nhà văn Phạm Đình Trọng đã “lột xác”. Lý do đơn giản vì sau 40 năm, ai là người Việt Nam biết tự trọng, có đạo lý của truyền thống dân tộc, dù ở hai đầu chiến tuyến, phải nhìn ra điều phi lý và vô duyên của nhóm chữ “giải phóng miền Nam” và tính gỉa dối của điều được gọi là “hòa giải, hòa hợp dân tộc” như đã ghi trong Hiệp định Paris 1973.
Ai cũng thấy, ngọai trừ những người Cộng sản đã cạn máu Việt trong người, cuộc chiến trong Nam là do đảng CSVN chủ động để thỏa mãn cuồng vọng thống nhất đất nước bằng máu người Việt.
Nhưng đâu phải “thống nhất đất nước” để mưu cầu hạnh phúc, hòa bình cho dân tộc, ngược lại, chỉ đem lợi nhuận cho một thiểu số lãnh đạo đã có rất ít đóng góp cho đất nước nhưng lại sẵn sàng thuần phục kẻ đỡ đầu Trung Quốc như đã chứng minh trong suốt 29 năm qua từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khóa đảng VI cho đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XI.
Hai chữ “giải phóng” cũng vô nghĩa vì 20 triệu người Việt Nam Cộng hòa trước tháng 4/1975 không hề bị Chính phủ của họ kìm kẹp như nhân dân miền Bắc trước năm 1975 nên dân trong Nam đâu cần ai giải phóng.
Người Mỹ đến miền Nam không hề chiếm đất, dành dân với ai và họ cũng không có chính sách “thuộc địa kiểu mới” như người Cộng sản tuyên truyền và xuyên tạc.
Thứ đến, cuộc chiến Việt Nam thực tế là chiến tranh ý thức hệ giữa hai phe Tự do và Cộng sản. Nhân dân Việt Nam hai miền Nam-Bắc đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến anh em cùng mẹ giết nhau do miền Bắc có tham vọng chiếm đóng cả nước để chu tòan nghĩa vụ Quốc tế Cộng sản với hai nước đàn anh Nga-Tầu.
Nhân dân VNCH buộc phải tự vệ trước làn sóng đỏ với sự hậu thuẫn của Thế giới tự do do Hoa Kỳ cầm đầu. Rất tiếc, cuộc chiến kết thúc bất lợi cho 20 triệu người dân miền Nam ngày 30/04/1975 đã chứng minh do đồng minh Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Cộng hoà Richard Nixon, đã cam tâm không giữ lời hứa bảo vệ miền Nam khi bị quân Bắc Việt xâm lăng, vi phạm Hiệp định Paris 1973.
BỐI RỐI VÌ MẤT CHÍNH NGHĨA
Ngày nay, trước hiểm họa “chính nghĩa giải phóng thống nhất đất nước” bị lu mờ, đảng đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước được gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 3-4 vừa qua.
Một số đông cán bộ lý luận cấp cao cũ và mới của đảng đã gay gắt chỉ trích những ý kiến mới, phát ra từ trí thức và cựu quan chức trong đảng và quân đội muốn đánh giá lại cuộc chiến trong Nam sau 40 năm.
Quan điểm tại cuộc Hội thảo của những “nhà tư tưởng ăn cơm chúa múa tối ngày” này đã được biểu hiện trong bài “Lại một trò “chọc gậy bánh xe lịch sử” trên báo Quân đội Nhân dân ngày 14/04/2015.
Bài viết bắt đầu: “Mưu gian của người nêu luận điểm “Chiến thắng 30-4-1975 thực chất là chiến thắng của ý thức hệ cộng sản…”, là để từ đó dẫn dắt người đọc đến lập luận cho rằng, chính vì Đảng Cộng sản Việt Nam du nhập Chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam đã đưa dân tộc vào trọng điểm của cuộc chiến ý thức hệ, gây ra cảnh “nồi da xáo thịt”. Sự thật có như vậy không? PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, khẳng định: Lập luận trên thực chất là trò “chọc gậy bánh xe” theo kiểu “bình mới, rượu cũ”; việc “đổ tội” cho Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra chiến tranh là chiêu bài mà các thế lực thù địch đã làm suốt 40 năm qua nhưng không thuyết phục được ai.” Bái viết tiếp : “ Những hành động xâm phạm độc lập, thống nhất và chủ quyền dân tộc… là điều trái đạo lý và pháp lý quốc tế. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Là một dân tộc có lịch sử hào hùng hơn 4000 năm, nhân dân ta ở cả hai miền Nam-Bắc thấu suốt chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Có kẻ xâm lược thì người Việt Nam chống kẻ thù xâm lược chứ không có chuyện “miền Bắc xâm lược miền Nam”, không có chuyện “nồi da xáo thịt” như một số kẻ phản động vẫn thường kêu gào.”
Nhưng ai xâm lược ai ? Mỹ đâu có đổ quân ra xâm lăng miền Bắc, quân lực VNCH cũng không vuợt qua sông Bến Hải, vượt Trường Sơn xâm lược Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng cả thế giới biết hàng trăm ngàn Bộ đội miền Bắc đã xâm nhập vào miền Nam qua Vỹ tuyến 17, Lào và Cao Miên. Đường mòn Hồ Chí Minh, phát xuất từ Vĩnh Linh (Qủang Bình) đã đi vào lịch sử xâm lăng VNCH của miền Bắc.
Lập luận của các diễn giả đã lúng túng khi nói đến “chiến tranh giải phóng” . Bài báo phản ảnh: “ Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mang dấu ấn thời đại sâu sắc nhưng bản chất luôn là một cuộc chiến tranh giải phóng.
Cần phải thêm một lần khẳng định, mục tiêu “độc lập dân tộc và CNXH” do Đảng ta xác định là một lựa chọn tất yếu của lịch sử dân tộc.”
Nhưng nhân dân Việt Nam nói chung và riêng miến Bắc trước 1975 đã bao giờ được đảng hỏi ý kiến muốn hay không muốn Chủ nghĩa xã hội Cộng sản đâu. Chủ nghĩa Mác Lênin đâu phải là “lựa chọn tất yếu” của nhân dân. Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã tự tròng vào cổ người dân đấy chứ ?Vậy cuộc chiến dùng người Việt miền Bắc giết người Việt miền Nam của đảng CSVN có phi nghĩa không ?
Ông Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) đã khá gay gắt:” Cố tình quy trách nhiệm Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra chiến tranh thực chất là một nhận thức phi lịch sử, muốn phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, hòng phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, tính chất, bản chất sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thất bại của Mỹ và chính phủ “Việt Nam Cộng hòa” là sự phá sản, thất bại của các thế lực xâm lược bên ngoài, hòng áp đặt ách thống trị, nô dịch, áp bức và bóc lột nhân dân ta ở miền Nam.”
Có lẽ nhà lý luận hàng đầu của đảng đã nóng vội khi kết luận như thế. Chả có thế lực nào đã xâm lược miền Nam, ngọai trừ đội quân miền Bắc. Cũng không có dấu tích gì để hậu thuẫn cho suy diễn Hoa Kỳ đã “áp đặt ách thống trị, nô dịch” nhân dân VNCH.
Và thật rõ ràng trước ngày 30/04/1975, nhân dân miền Nam chưa bao giờ bị “áp bức và bóc lột” như Tiến sỹ Bảo ngộ nhận.
Nhưng sau 40 năm, thì không riêng gì nhân dân VNCH mà rất nhiều người miền Bắc, bên thắng trận, phải thừa nhận chính đảng đã phạm tội hủy họai dân chủ, tự do, kinh tế, văn hoá và xã hội phong phú trong Nam. Bằng chứng là bây giờ, đảng đang phải rất vất vả để phục hồi nền kinh tế tự do và thị trường như của miền Nam trước đây mà đảng đã điên rồ phá nát.
Phải chăng đó là cái nhìn rất thấm thiá của Nhà văn Phạm Đình Trọng khi ông kết luận : “ Ngày 30. 4. 1975 là ngày chiến thắng vĩ đại của những người cộng sản chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc nhưng là ngày thua đau của cả dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua đau, bị chết mòn trong cuộc nội chiến núi xương sông máu nay lại bị đòn thù giai cấp đánh vào trái tim con người, đánh vào đạo lí xã hội, đánh vào lẽ sống còn của dân tộc làm cho dân tộc li tán tan tác và ngày 30. 4. 1975 là ngày khởi đầu của cuộc đại li tán dân tộc.
Ngày 30. 4. 1975 sau thoáng vui nông nổi mau qua đi, người dân liền phải nhận ra một sự thật cay đắng. Sự thật của lịch sử trớ trêu: Cái hung tàn thắng cái văn minh. Sự thật trắng tay của người dân. Bao thế hệ người dân Việt Nam đổ máu trong cuộc chiến đấu cho đất nước độc lập, cho người dân được tự do. Cuộc chiến kết thúc, trở về xã hội dân sự mới lồ lộ ra một thực tế: Tự do của người dân không có mà độc lập của đất nước cũng không! Quyền yêu nước của người dân cũng bị tươc đoạt. Đất nước ngày càng phụ thuộc và mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam nhưng là đồng chí cùng lí tưởng, cùng ý thức hệ, là bạn vàng bốn tốt của đảng CSVN!”
Đó là bức tranh bi thảm và rất tủi nhục cho chiến thắng của cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nhưng mặt nạ của lịch sử đã hiện ra rõ như ban ngày. Không ai che khuất được nó trong ngày 30/04/2015.
Phạm Trần
Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao
Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016.04.07
Tấm bia thờ 626 tù cải tạo miền Nam chết ở Ba Sao, Hà Nam.
Ba Sao, nhà tù lớn ở Nam Hà, miền Bắc Việt Nam, nơi sau 30 tháng Tư 1975 nhiều sĩ quan và công chức miền Nam, mà chế độ mới gọi là tù cải tạo, đã qua đời trong những ngày tháng kham khổ nhọc nhằn nơi đây.
Một cựu tù chính trị Việt Nam hiện sống tại Pháp, đã nhắn với cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên:
Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một am thờ những người tù này, được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé.
Chính lời nhắn tha thiết “đi tìm các anh ấy nhé” đã thôi thúc cô Phạm Thanh Nghiên lên đường, tìm kiếm, nhìn thấy rồi trở về với cảm xúc thể hiện qua bài Ba Sao Chi Mộ:
Thực ra thì tôi có thông tin này từ mùa hè năm ngoái khi tôi chưa hết án quản chế. Nhưng vì tôi cần tìm hiểu thêm và sau đó hết án tù nhà, đi lại dễ dàng hơn là tôi đi để tìm hiểu sự thực về thông tin mà người anh đồng tù đã cung cấp cho tôi.
Và thực ra bước đường tìm kiếm cũng không quá là vất vả, tôi cũng đi một vài ngày. Đến bây giờ phải cám ơn Chúa cám ơn Phật vì có lẽ tôi là người may mắn để mà tìm đến địa chỉ ngôi chùa không chính xác. Tôi phải xin lỗi là những thông tin cụ thể hơn thì tôi không thể chia sẻ được vì lý do tế nhị cũng như an toàn an ninh cho những người cung cấp tin cho tôi. Điều này tôi cũng đã viết trong phần một của bài Ba Sao Chi Mộ, ngay cả tên của các nhân vật họ cũng yêu cầu tôi phải thay đổi. Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí.
Một điều nữa là ngay như giới tính của viên giám thị cũng như tên chùa và tấm bia thì tôi cũng nói một cách chung chung thôi. Ngay cả điều này cũng để cho thấy mức độ tế nhị, thậm chí là nghiêm trọng, mà một vài người đánh giá rằng đây là chuyện bí mật. Nhưng những thông tin mà tôi đưa ra trong bài Ba Sao Chi Mộ là có thật.
Và cũng thật khó để có thể diễn tả hết tâm trạng, cô Phạm Thanh Nghiên kể tiếp, khi được chỉ cho thấy một tấm bia khiêm nhường tại một góc khuất trong căn phòng linh của nhà chùa:
Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí. - Phạm Thanh Nghiên
Khi bước chân vào nhà linh tôi cũng không tránh được cái cảm giác hơi rờn rợn hơi sợ hãi một chút. Ban đầu thì rất khó tìm vì không có hình ảnh. Trong hình dung của tôi chắc tấm bia rất lớn, tôi cứ tìm kiếm tấm bia như trong trí tưởng tượng của mình thôi, nhưng khi vị sư tìm thấy và chỉ cho tôi, khi tôi ngước mắt lên nhìn thì lập tức hai hàng nước mắt của tôi ứa ra. Một tấm bia không có tên, chỉ có giòng chữ 626 người đã tử vong tại Ba Sao giai đoạn 1975-1988. Phải nói một cảm giác như mình vừa tìm thấy một điều gì rất là thiêng liêng. Như tôi nói trong bài viết, đó là những người tôi khẳng định tất cả đều là quân nhân cán chính từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa chứ không dính dáng gì đến những người cộng sản hay những người dân thường cả.
Tôi cảm tưởng như có một mối giao cảm, một mối dây liên hệ nào đó mang tính tâm linh giữa tôi, một con nhóc sinh sau năm ’75, với những người đã bảo vệ một chế độ mình đã từng hiểu lầm rằng đó là một chế độ xấu xa, chế độ gọi là ngụy. Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó.
Lòng tốt vẫn còn...
Bằng những ngón tay run rẩy lập cập vì xúc động, cô Phạm Thanh Nghiên đã chụp được hình ảnh tấm bia rồi cất giữ nó như một bảo vật. Với cô, chuyện càng khó tin hơn nữa khi biết một trùm cai tù, tức quản giáo hoặc giám thị trại giam Ba Sao, Nam Hà, đã dựng tấm bia và một am thờ những người của bên kia chiến tuyến.
Theo lời vị trụ trì thuật lại với cô Phạm Thanh Nghiên, cách đây vài năm có một Phật tử đưa một cựu giám thị trại tù Ba Sao đến chùa. Người giám thị này trao cho sư một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ 1975 cho đến 1988, ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong chùa để 626 vong linh này được hương khói tử tế.
Đây không phải ngôi chùa đầu tiên mà họ đến gõ cửa xin đặt bia. Trước đó, các chùa trước đều tìm cách thoái thác vì sợ. Nỗi sợ của những người tu hành là nếu giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thì e chùa sẽ bị lắm phiền phức.
Được hỏi có cách nào liên lạc với người Phật tử và viên cựu giám thị trại giam Ba Sao, vị sư trả lời là rất khó vì sau khi làm xong tấm bia thì người quản giáo không bao giờ trở lại chùa, ngay cả người đưa viên giám thị đến cũng vắng bóng.
Về cái am thờ 626 người đã chết, vị sư cho cô Phạm Thanh Nghiên biết có nghe nói là nằm trong một khu đất thuộc trại giam Ba Sao nhưng chưa bao giờ đến thăm.
Chỉ người giám thị hoặc người Phật tử mới biết chỗ mà đưa tới, khẳng định của sư khiến cô Phạm Thanh Nghiên hiểu ra sự mịt mù của vấn đề. Cô vẫn gắng xin được xem qua danh sách 626 người tù đã chết nhưng sư nói rằng người trông coi sổ sách đi vắng nên hẹn cô hôm khác trở lại:
Lần khác tôi đến chùa thì sư đi vắng, tôi gọi điện thì thầy nhận ra giọng tôi ngay, thầy thông báo rằng rất tiếc vì chùa đã hóa đã đốt đi trong dịp rằm tháng Bảy lễ Vu Lan vì nghĩ rằng để cũng chẳng làm gì cả.
Vị sư báo tin xong thì vội vàng gác máy, để lại một Thanh Nghiên với cảm giác hụt hẫng cùng cực:
Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm. - Phạm Thanh Nghiên
Tôi thấy mọi sự trước mắt mình như tối sầm lại bởi vì tôi đã rất là mong chờ đến ngày hẹn để đến lấy danh sách. Chưa bao giờ tôi có cảm giác thất vọng kinh khủng khi đã không hoàn thành cái mục tiêu, cái nhiệm vụ mà mình đặt ra cho chính mình. Đối với họ thì để chẳng làm gì cả nhưng đối với chúng ta thì nó là vô giá. Tôi tin chắc một điều nó sẽ là một bằng chứng lịch sử sau này về những đau thương mà người dân Việt Nam nói chung cũng như những cựu quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng bị bách hại. Nói thật là trong phút chốc đó tôi cảm thấy mọi sự trước mắt mình như sụp đổ.
Khi tôi trấn tĩnh lại thì tôi không tin, tôi không tin rằng cái danh sách ấy đã bị đốt đi. Thời gian tới tôi sẽ vẫn cố gắng để có được cái danh sách đó trong khả năng có thể. Nếu như họ cứ khăng khăng thì tôi không làm cách nào được nhưng tôi vẫn cứ hy vọng.
Con số 626 tù cải tạo miền Nam chết vì bệnh tật, đau khổ và đói khát trong trại tập trung Ba Sao ở Nam Hà trên thực tế có thể cao hơn. Cựu quân nhân miền Nam Nguyễn Đạc Thành, năm 1979 từ trại 9 Yên Bái trên biên giới phía Bắc được chuyển xuống trại tù Nam Hà, gọi là Ba Sao:
Trại Ba Sao chia ra nhiều khu, khu A dành cho cấp tướng, cấp bộ trưởng hay tổng trưởng. Khu B dành cho sĩ quan cấp tá, khu C dành cho tù hình sự.
Trại Ba Sao gọi là khó khăn nhất, hắc ám nhất của công an. Nói tới Ba Sao là người miền Bắc đã rất là sợ. Con số 626 có thể còn hơn nữa chứ không ít hơn đâu bởi vì việc quản lý ăn uống rất khó khăn, không được nấu nướng hay là gì cả cho nên anh em kiệt sức rất nhiều, binh hoạn chết chóc đương nhiên xảy ra. Trại này rất lớn, còn có 3 cái nghĩa địa nữa và con số tù chết có lẽ là hơn số 626 đó rất nhiều.
Họ được chôn ở đâu?
Tuy nhiên, vẫn lời ông Nguyễn Đạc Thành, phần đông tù cải tạo không chết trong trại Nam Hà mà chết tại trại Mễ. Trại Mễ nằm trên một khu vực có tên là Cánh Đồng Mễ, chạy từ Nam Định ra Phủ Lý, nơi những tù bị bịnh từ Ba Sao được chuyển ra mà nếu chết thì được chôn tại đây.
Năm 2007, sau khi đã định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập VAF Sáng Hội Việt Mỹ, vận động chính giới Hoa Kỳ cũng như giới chức Việt Nam để xin về bốc mộ đồng đội chết trong những trại tập trung như Làng Đá, Ba Sao và những nơi khác.
Tôi đã đến Cánh Đồng Mễ và đã thấy cảnh hoang tàn ở đó rồi. Người ta cắt một phần của cánh đồng nghĩa địa này bán cho một công ty hóa chất.
Năm 2009, con của ông trung tá Cao Kim Chẩn chết tại Nam Hà, em Cao Kim Minh, đã ra ngoài Nam Hà để bốc mộ cha. Số mộ của ba em là 49, em gởi cho tôi cái danh sách 126 tù cải tạo tại Cánh Đồng Mễ này. Sau đó tôi lập tức ra Nam Hà, đi tìm cái nghĩa địa trên Cánh Đồng Mễ này.
Song song đó thì tôi được quen biết với con của đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn. Chị Trinh con của đại tá Dẫn đã đi ra ngoài trại Nam Hà để xin bốc mộ cha, trại đã chỉ ra cái nghĩa địa ở Cán Đồng Mễ.
Cô ấy ra ngoài nghĩa địa thì mới thấy chính quyền địa phương đã cắt một phần nghĩa địa để bán cho công ty hóa chất. Tại đây cô hỏi thì ban giám đốc công ty hóa chất cho biết họ đã bốc tất cả những ngôi mộ trong phần đất của họ, mỗi một hài cốt bỏ vào trong một cái hũ sành.
Cần biết vì có cả mộ thường dân trong nghĩa địa của Cánh Đồng Mễ nên những cái tiểu sành đựng hài cốt tù cải tạo được đánh dấu riêng và được chôn trong một ngôi mộ chung.
Từ Sài Gòn, chia sẻ với Thanh Trúc về việc liên quan, con gái cố đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn cho biết trong hai mươi mấy cái tiểu sành chị tìm thấy trên Cánh Đồng Mễ và đưa qua xét nghiệm thì 14 cái được xác nhận là hài cốt tù cải tạo, trong đó một cái là hài cốt thân phụ của chị.
Chị Trinh đã xin phép đưa tất cả 14 hũ hài cốt này về Nam, an vị trong một nhà thờ ở Sài Gòn.
Đó là những chi tiết về quân dân cán chính miền Nam đã nằm xuống tại trại tù Ba Sao ở miền Bắc sau năm 1975. Không ai rõ con số 126 người xấu số ở Ba Sao mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ thu thập được có nằm trong danh sách 626 người tù tử vong Ba sao mà cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên mong muốn tìm ra hay không.
Tại sao một giám thị Ba Sao lại tìm đến một ngôi chùa để lập bia thờ 626 vong hồn tù cải tạo chết trong trại, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên nói rằng điểm duy nhất cô có thể lý giải là:
Không có lý do gì để người giám thị làm như vậy cả, chưa kể tính chất nhạy cảm và nguy hiểm nữa. Lý giải bằng tâm linh thì tôi cho rằng có thể có một biến cố nào khiến vị cai tù này làm được cái việc như thế. Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm.
Trả lời câu hỏi tương tự, cựu tù chính trị Nguyễn Đạc Thành, giám đốc VAF Sáng Hội Việt Mỹ, từng về Việt Nam bốc mộ và cải táng hơn 500 bộ hài cốt tù cải tạo miền Nam từ Nam ra Bắc, nêu thí dụ hiếm hoi về một cán bộ mà ông dấu tên, một người có lòng mà ông và bạn đồng tù không thể quên khi còn ở trại 9 Yên Bái:
Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó. - Phạm Thanh Nghiên
Trong thời gian ở tù thì rất nhiều quản giáo và nhiều vệ binh rất tàn ác nhưng cũng có một vài vị có lương tâm. Tôi nói thí dụ một cán bộ ở trại 9 đã khóc khi thấy chúng tôi bị giam cầm một cách khắc nghiệt như thế này. Ông đã lén cho chúng tôi đào trộm sắn để ăn để có thể hồi sức lại.
Cái thứ hai nữa là khi mà ông chuyển chúng tôi về trại giam Nam Hà thì ông quay mặt vào tường ông khóc. Tôi nói cái này chắc chắn anh em trong trại 9 không ai phản đối hết, ông đã thương và che chở chúng tôi, chúng tôi đã phục hồi lại được ở trại 9 để về Nam Hà ở tù tiếp.
Theo tôi nghĩ người quản giáo đó đã làm một việc rất nguy hiểm, nếu bị phát giác họ sẽ bị mất việc. Đó là tình cảm của riêng họ đối với anh em tù cải tạo mà thôi, tôi nghĩ là có chứ không phải không có.
Đích xác bao nhiêu người tù cải tạo miền Nam đã bỏ mạng trong trại Ba Sao ở Nam Hà nói riêng là bài toán chưa có đáp số. Chỉ biết thầm lặng cảm ơn những tấm lòng nhân ái từ người quản giáo nào đó ở Ba Sao, của vị sư thầy nào đó ở một ngôi chùa nhỏ ngoài Bắc mà có ngày cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên sẽ đưa quí vị cũng như Thanh Trúc đến như đã hứa.
Xin hãy cùng Thanh Trúc cầu xin mọi điều bình an đến cho những người có trái tim nhân hậu.
chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam
THAY LỜI TỰA
Tháng 6 năm 1975 – một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do – những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện “học tập cải tạo”. Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon – Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tập cải tạo phải “đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tập trung trình diện” (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái “phản động” tại miền Nam, thì được lệnh “đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên” (thông cáo ngày 11-6).
Bản tường trình tháng 4 năm 1983 của Ginetta Sagan và Stephen Denney (Aurora Foundation), căn cứ trên những kết quả điều tra và phỏng vấn, đã cho biết: “Rất ít, nếu có, người đi học tập cải tạo được thả về sau thời hạn mười ngày hay một tháng… Trong số hơn một triệu người đã đi vào các trại học tập cải tạo (trên 150 trại rải rác khắp nước Việt Nam) thì có khoảng 500.000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200.000 người đã ở trong trại từ hai năm đến bốn năm; 240.000 người đã phải chịu đựng ít nhất năm năm trong cảnh tù đày; và cho đến nay (4-1983) vẫn còn ít nhất là 60.000 người đang bị giam giữ…”.
Chúng ta thông cảm cho sự ngập ngừng, dè dặt của Sagan và Denney khi đưa ra những con số thống kê về tù cải tạo. Những con số ấy chỉ gợi lên được một ý niệm, chứ không thể có được giá trị dữ kiện. Làm sao đòi hỏi số thống kê chính xác về những nạn nhân của một chế độ mà sự dối trá vốn được coi là nguyên tắc chỉ đạo căn bản?
Phần tường trình về “học tập cải tạo” chiếm 26 trang trong bản tường trình của Aurora Foundation, nhằm minh chứng một trong những hiện tượng vi phạm nhân quyền trầm trọng đang xảy ra tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 30-4-1975 đến 30-4-1983. Thật ra, trước đó, miền Bắc suốt hai mươi mốt năm sống dưới chế độ Cộng Sản đã không được biết đến nhân quyền là gì. Nếu nói về văn kiện chính thức, thì chế độ “học tập cải tạo” đã được ban hành do Nghị quyết số 49 (ngày 20-6-1961) và Thông cáo số 121 (ngày 8-9-1961). Sự ban hành ấy có nghĩa là: mọi thành phần bị coi như đối nghịch, phản động, đã từng (hoặc đang) ở trong các nhà tù thì nay đều bị Đảng và Nhà nước “gom” lại trong một loại nhà tù mới, tổ chức quy mô hơn, theo đúng khuôn mẫu của các nước Cộng Sản đàn anh. Loại nhà tù này đặc sắc hơn những nhà tù bình thường khác ở chỗ nó có thể thỏa mãn cùng một lúc nhiều mục tiêu. Thí dụ mục tiêu an ninh (giam giữ vô hạn định những thành phần nguy hiểm mà khỏi phải mất công thực hiện các thủ tục pháp lý, đồng thời luôn luôn giữ được sự chủ động kiểm soát khối lượng tù nhân tùy theo tình hình an ninh nội chính); mục tiêu chính trị (có điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình tẩy não và nhồi sọ tư tưởng Cộng Sản, mặt khác tạo không khí thường xuyên khủng bố tinh thần nhân dân bằng hình thức đe dọa gián tiếp, nhờ đó dễ dàng tiến hành các kế hoạch chính trị); mục tiêu kinh tế (xử dụng không công một khối nhân lực đáng kể trong những công tác kiến thiết, sản xuất, và phục vụ bộ máy lãnh đạo; đồng thời tránh được trách nhiệm phối trí khối nhân lực này vào một guồng máy kinh tế vốn đang lâm vào cảnh khiếm dụng) v.v…
Chế độ “học tập cải tạo” được mở rộng ngay sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, dĩ nhiên vẫn với sự áp dụng những phương pháp quản lý cũ, và vẫn nhắm vào những mục tiêu cũ, nhưng đặc biệt có phần khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn trong cung cách quản lý. Nguyên nhân có thể là vì lòng căm thù (pha lẫn mặc cảm) đối với thành phần tù nhân mới. Nguyên nhân cũng có thể là vì sự suy đồi trầm trọng trong tình hình chính trị và kinh tế sau khi hoàn thành cuộc cưỡng chiếm đã khiến cho điều kiện ăn ở của tù nhân trong các trại học tập trở thành tồi tệ vượt ngoài sức tưởng tượng, thí dụ khẩu phần thường lệ của tù nhân cùng với những thực phẩm do thân nhân tiếp tế đã bị cắt xén hoặc tước đoạt nhằm cung ứng bù đắp cho chính những cán bộ quản giáo. Tính chất phi nhân của chế độ “học tập cải tạo”, thể hiện qua những sự thật khủng khiếp, chỉ từ sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ mới bắt đầu được phanh phui trước dư luận thế giới. Và được phanh phui bởi nguồn tài liệu đắt giá: tiếng nói của những người đã sống sót và đã vượt thoát, sau khi trở về từ các “trại học tập”.
ĐẠI HỌC MÁU là một trong những tiếng nói đó. Không phải là tiếng nói đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải là tiếng nói sau cùng. 822 trang sách, chia thành 70 chương, chỉ là lời tường trình của một chứng nhân về những điều mắt thấy tai nghe trong 4 “trại học tập”: Trảng Lớn, An Dưỡng, Suối Máu và Hàm Tân. Đó là những nơi mà Hà Thúc Sinh, một sĩ quan thuộc binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã sống từ ngày 26-6-1975 đến ngày 9-2-1980, nghĩa là trong 4 năm 7 tháng 14 ngày.
Tháng 11-1980, Hà Thúc Sinh bắt đầu viết ĐẠI HỌC MÁU tại đảo Pulau Bidong, mảnh đất tự do đầu tiên mà anh đặt chân tới sau khi vượt thoát khỏi Việt Nam. Bản thảo được hoàn tất vào tháng 12-1984 tại San Diego (California), mảnh đất tự do thứ hai của anh. Viết ĐẠI HỌC MÁU, Hà Thúc Sinh chẳng qua chỉ làm tiếp công việc đã từng được làm bởi nhiều người khác (và hẳn còn đang được tiếp tục làm bởi nhiều người khác nữa). Đó là nói lên tiếng nói của sự thật, cái sự thật bi thảm và kinh tởm về chế độ “học tập cải tạo” của Cộng Sản, cái sự thật mà cho đến giờ phút này vẫn còn hoặc chưa được biết tới đầy đủ, hoặc bị cố tình tảng lờ, cố tình phủ nhận, bởi những con người may mắn của một thế giới tự do nhất định không chịu tỉnh ngủ.
Nghĩ cho cùng, tiếng nói của sự thật vốn không phải là thứ tiếng nói êm tai, dễ nghe. Và người ta có lẽ thích nhìn văn chương như cánh cửa mở ra một thế giới bình an, hạnh phúc, hơn là một thế giới đày đọa, khốn cùng. Tiếc thay, trên mặt địa cầu hiện nay có những bức màn sắt được dựng lên để chận bít tất cả mọi cửa ngõ dẫn đến bình an và hạnh phúc. Ngày nào những bức màn sắt đó chưa sụp đổ, ngày đó văn chương còn phải tiếp tục đóng vai trò của những viên đạn xuyên phá, của những hồi chuông cảnh tỉnh và báo động.
Trong một bản “nhạc tù” viết tại trại Hàm Tân năm 1980, Hà Thúc Sinh đã tự nhủ rằng, nếu còn sống mà trở về, anh sẽ chỉ xin được làm “một đời thằng mõ không công”. Anh đã sống sót, đã trở về. Và anh đang làm đúng cái công việc mà khi ở trong tù anh ước nguyện. Làm thay cho những người bạn đã không được may mắn sống sót để trở về cùng anh. Làm thay cho những người bạn mà anh chỉ biết cầu nguyện rằng đến giờ này vẫn còn sống sót để sẽ có ngày trở về. Đồng thời, cũng làm thay luôn cho những người tuy đã may mắn sống sốt trở về, nhưng khi may mắn thêm lần nữa là thoát thân được đến vùng tự do thì lại đổi tính đổi nết, trở thành nhân từ và đãng trí.
Tám trăm trang ĐẠI HỌC MÁU được kết thúc bằng một hoạt cảnh xảy ra bên một con suối trong trại Hàm Tân, khi tác giả cùng mấy anh em bạn tù vừa được “lệnh tạm tha”, hí hửng đi tắm rửa, bị một tên an ninh vòng đai trông thấy, quát hỏi:
” – Mấy thằng tù kia, đội nào nhà nào mà giờ này còn tắm ở đây? ” – Báo cáo cán bộ, tụi tôi được thả rồi, được tự do rồi. Tên công an thứ hai nghe vậy vội chen vào: ” – Này, ăn nói với cán bộ mà vô phép thế đấy phỏng? Mày tưởng thế là mày tự do đấy phỏng?”
Hà Thúc Sinh kết thúc bản tường trình ở đấy: câu hỏi chót đã không được trả lời. Nhưng đã được ghi lại nguyên văn để gửi đến chúng ta.
Thỉnh thoảng người Cộng Sản lại buột miệng hỏi một câu, mà ít ai chịu để ý nghe. Nếu để ý nghe, thế giới tự do hẳn đã đỡ tốn rất nhiều thời giờ, bút giấy và xương máu
Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam CSVN thực hiện chính sách trả thù tàn ác đối với các quân nhân cán chính VNCH. Họ bị lưu đày trong những trại tù mà người CS...