Được TBT tri ân nước Nga và lãnh tụ anh minh Putin, du khách homless Nga rủ nhau qua VN du lịch ngồi xin tiền dân chúng để tiêu xài
23.03.2023 09:36
Nhóm du khách Nga cầm bảng xin tiền ở Phú Quốc để ‘đi du lịch’
Ngỡ ngàng với 3 người đàn ông ngoại quốc đi xin tiền ở Phú Quốc
(NLĐO) - 3 người đàn ông ngoại quốc cầm tấm bìa carton ghi tiếng Việt đứng giữa chợ ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) để xin tiền người qua đường làm ai cũng ngỡ ngàng.
Trước đó, chiều 28-1, nhiều người dân tập trung tại một góc chợ trên đường Ngô Quyền, phường Dương Đông, TP Phú Quốc để cho tiền và chụp ảnh 3 người đàn ông ngoại quốc cầm bảng xin tiền.
3 ông Tây đứng xin tiền tại đoạn đường gần cầu Ngô Quyền, khu phố 4, TP Phú Quốc chiều 28-1
Trên tấm bìa carton của 3 người này ghi nội dung bằng tiếng Việt: "Xin chào, chúng tôi đến từ Nga. Chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. Cảm ơn".
"Nhận được thông tin, chúng tôi đã cử lực lượng chức năng đến tìm hiểu, động viên những người này không nên cầm bảng xin tiền vì đây là hình ảnh không đẹp tại thành phố du lịch. Hiện UBND TP đã giao cho cơ quan chuyên môn tìm hiểu nguyên nhân sự việc vì trước đó cũng đã xảy ra một số trường hợp tương tự" - ông Nghiệp cho hay.
Nhiều người qua đường đã dừng xe giúp đỡ họ và chụp ảnh, không lâu sau đó cơ quan chức năng đến yêu cầu họ ngừng hành động xin tiền người qua đường
Vào khoảng tháng 1-2020, tại Phú Quốc cũng liên tiếp xuất hiện những người đàn ông ngoại quốc cầm tấm bìa carton ghi tiếng Việt với nội dung cần người dân giúp đỡ tiền mua thực phẩm, tiền trở về nhà...
Trước đó, tháng 8-2017, dư luận tại Phú Quốc cũng từng xôn xao với hình ảnh cô gái quốc tịch Nga ngồi thiền xin tiền trên vỉa hè đường Trần Phú.
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Ba du khách người Nga ra chợ Dương Đông, thành phố Phú Quốc, cầm bảng ghi nội dung cần người dân ủng hộ tiền để họ “đi du lịch.”
Hôm 30 Tháng Giêng, nói với báo đài ông Huỳnh Quang Hưng, chủ tịch thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho biết đã yêu cầu công an địa phương tìm hiểu về việc nhóm du khách Nga cầm bảng xin tiền ở chợ Dương Đông để “đi du lịch.”
“Theo tôi, có thể đây là hành vi để chụp hình câu like của nhóm du khách này mà thôi. Tuy nhiên, tôi cũng đã yêu cầu lực lượng công an tìm hiểu và sẽ có báo cáo sớm,” báo Thanh Niên dẫn lời ông Hưng.
Cùng ngày, nói với báo Zing, ông PVS, ngụ thành phố Phú Quốc, cho biết đã nhận được điện thoại của một cán bộ Công An Phú Quốc yêu cầu ông S. gỡ khỏi trang Facebook cá nhân những hình ảnh du khách Nga cầm bảng xin tiền, và ông S. đã đóng nội dung này trên mạng xã hội.
Trước đó chiều 28 Tháng Giêng, người dân phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, xôn xao chen nhau dưới chân cầu Nguyễn Trung Trực ở đường Ngô Quyền, ngõ vào chợ Dương Đông, để cho tiền và chụp hình ba thanh niên cầm bảng xin tiền.
Trên đó ghi nội dung bằng tiếng Việt: “Xin chào, chúng tôi đến từ Nga. Chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. Cảm ơn.”
Bên cạnh những người cho tiền nhóm du khách Nga, một số người dân bày tỏ quan điểm ngược lại. Chị Văn Thị Hồng ở phường Dương Đông, cho rằng không nên cho tiền nhóm người này mà hãy cho những người dân nghèo trong nước còn thiếu ăn thiếu mặc.
“Trong khi xung quanh mình còn biết bao nhiêu người đói ăn thiếu mặc, ngồi la lết xin từng đồng tiền lẻ thì không cho, lại đem tiền cho những người nước ngoài này trong khi họ ghi rõ mục đích là xin tiền để đi du lịch, thật không hiểu nổi,” chị Hồng bất bình nói với báo Thanh Niên.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng du khách người Nga xin tiền ở Phú Quốc. Hồi Tháng Tám, 2017, từng có cô gái mang tên Anastasiia, quốc tịch Nga, ngồi thiền xin tiền trên vỉa hè đường Trần Phú.
Sau khi bị cơ quan hữu trách xử lý, cô gái này lặn mất tăm. Tuy nhiên, đến khoảng Tháng Mười, 2018, cô Anastasiia trở lại Phú Quốc và tiếp tục xin tiền khiến nhiều cơ quan ở Phú Quốc “đau đầu.”
Trong đó, cơ quan bị “làm phiền” nhiều nhất” là Trung Tâm Y Tế Phú Quốc, bởi cô đến đây điều trị bệnh nhưng khi khỏi bệnh rồi vẫn không chịu rời đi, buộc đơn vị này phải cầu cứu công an địa phương. (Tr.N)
Khánh Hòa “đùm bọc” 2 người đàn ông Nga lang thang ăn xin
(Dân trí) - Đến Khánh Hòa (Việt Nam) để đi du lịch, 2 người đàn ông Nga đã bị mất hết giấy tờ tùy thân. Hơn 3 tháng nay, họ đang sống nhờ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.
Câu chuyện trớ trêu
“Tôi nhớ người thân lắm! Tôi muốn hồi hương. Cuộc sống ở đây rất ổn”. Đó là lời chia sẻ rất ngắn ngủi của Andrei Ganev (SN 1986), một trong 2 người đàn ông quốc tịch Nga đang tá túc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.
Theo hồ sơ, Andrei Ganev nhập cảnh vào Việt Nam đi du lịch từ tháng 1/2020. Sau một thời gian ngắn, Andrei Ganev bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân, cạn kiệt tiền bạc và sống lang thang.
Đến giữa tháng 6 năm nay, Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa có công văn bàn giao Andrei Ganev cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa còn có một người đàn ông đồng hương cùng cảnh ngộ với anh Andrei Ganev, đó là ông Dnestrian Igor (SN 1967).
Điều đáng nói, Dnestrian Igor có dấu hiệu loạn thần do uống nhiều rượu và thường xuyên đi lang thang ăn xin, nhặt rác ở bãi biển Hòn Chồng (Nha Trang).
Làm việc với cơ quan chức năng sở tại, Dnestrian Igor nói rằng mình mất hết giấy tờ tùy thân. Khi hỏi về bản thân và quê hương, Dnestrian Igor nói không nhớ nhiều, chỉ nhớ còn con trai ở Nga.
Nhờ manh mối này, người dân đã liên lạc ngay với con trai ông nhưng người con trai nói rằng không có khả năng đón cha mình về nước.
Từ tháng 2/2020, Dnestrian Igor bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên người đàn ông Nga không có khả năng thanh toán viện phí, được cho xuất viện và tiếp tục say xỉn, lang thang xin ăn. Dnestrian Igor được đưa vào trung tâm bảo trợ nương nhờ sớm hơn người đồng hương 3 tháng.
Chờ chuyến bay về LB Nga
Trao đổi với PV Dân trí, ông Chu Văn Công - Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa - cho biết, 2 người đàn ông Nga được chăm sóc tại đây là thuộc trường hợp “bảo vệ khẩn cấp”.
“Hiện nay đối với 2 người đàn ông Nga thì quy định trợ giúp đối tượng bảo vệ khẩn cấp ở cơ sở trợ giúp xã hội thì không quá 90 ngày nhưng 2 người này đã ở hơn 90 ngày. Từ khi tiếp nhận đến nay, trung tâm đã bố trí chỗ nghỉ lại, đảm bảo khẩu phần ăn”, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa - ông Chu Văn Công nói.
Về trường hợp Dnestrian Igor do có dấu hiệu tâm thần nên Trung tâm đã đưa người đàn ông này đến Bệnh viện chuyên khoa tâm thần Khánh Hòa để điều trị một thời gian.
“Nói chung cuộc sống của họ rất ổn định, được chăm sóc chu đáo nhất. Nguyện vọng của họ là muốn ra ngoài cộng đồng hoặc muốn hồi hương về nước. Chúng tôi cũng làm các thủ tục điền thông tin xin cấp giấy phép thông hành, hoàn thành thủ tục để đưa họ về nước. Đến nay, tôi được biết là một người có gia đình bảo hộ đưa về, người còn lại được đưa vào diện nhân đạo để hồi hương”, ông Chu Văn Công chia sẻ.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Khánh Hòa đã có công văn đồng ý với đề nghị của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa về việc đưa Dnestrian Igor vào danh sách hỗ trợ nhân đạo để được trở về nước.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Trung Thu, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa sáng 12/9 cho biết, kế hoạch hồi hương 2 người đàn ông Nga kể trên đang chờ thông báo của Tổng Lãnh sự Nga tại TP HCM vì hiện nay chưa có chuyến bay.
Người từ Nga 'xin tiền đi du lịch' thì đã làm sao?
Tác giả,Tidoo Nguyễn
Vai trò,Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
"Con người đâu chỉ sống bằng cơm gạo", ý nghĩ đó hiện lên trong đầu tôi khi nhìn hình ảnh ba thanh niên Nga cầm bảng xin tiền ở Phú Quốc với mục đích 'tiếp tục hành trình du lịch'.
Trong khi đó, cộng đồng mạng và truyền thông tiếng Việt khắp nơi lại bàn về họ với cách nhìn khác.
Cafef.vn đưa tựa bài báo “Ngỡ ngàng với 3 người đàn ông ngoại quốc đi xin tiền ở Phú Quốc”, www.thanhnien.vn trích dẫn lời một người dân ngụ phường Dương Đông, Phú Quốc: “Trong khi xung quanh mình còn biết bao nhiêu người đói ăn thiếu mặc, ngồi la lết xin từng đồng tiền lẻ thì không cho, lại đem tiền cho những người nước ngoài này trong khi họ ghi rõ mục đích là xin tiền để đi du lịch, thật không hiểu nổi”, và nhiều ý kiến bày tỏ sự bất đồng chỉ vì nội dụng xin tiền được ghi trên bảng.
Nội dung trên bảng xin tiền của ba người ngoại quốc là “Xin chào, chúng tôi đến từ Nga, chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. (dấu hiệu trái tim). Cảm ơn”. Với nội dung bằng tiếng Việt đúng chính tả và ngữ pháp, nếu đó chính là ngôn từ của ba người này thì chắc hẳn là họ rất yêu Việt Nam nên mới viết được như vậy.
Một anh bạn người Anh chia sẻ quan điểm với tôi về hành động của những người ngoại quốc xin tiền ở Việt Nam: “Bất cứ ai cũng có thể trở thành người đi xin tiền với bất kỳ lý do nào”.
Và tôi cũng cho rằng khi chúng ta chưa biết được toàn bộ câu chuyện của một ai đó về một hành động nào đó mà chúng ta đưa ra nhận xét thì ý kiến đó là võ đoán.
Vì không hiểu rõ câu chuyện của ba người ngoại quốc này, nên tôi chỉ thấy rằng sai lầm của họ là quá thành thật, khi họ viết lý do xin tiền là để “đi du lịch”. Xem ra, người Việt không ủng hộ cho sự thành thật? Nếu ba anh chàng đó mặc quần áo rách tả tơi, đồng thời đưa ra lý do xin tiền vì mục đích khác - như là để mua thức ăn – thì mới phù hợp với tâm lý, văn hóa của người Việt và như vậy họ mới được ủng hộ.
Phải đói rách mới được ‘đùm bọc’?
Theo quan niệm của người Việt, con người trong bộ dạng quần áo rách rưới, nghèo đói mới là những người cần giúp đỡ. Vì vậy người Việt có câu “Lá lành đùm lá rách”, tức là người ta chỉ thương, chiếu cố cho những người nghèo khó hơn. Hơn nữa, trong quan niệm của người Việt Nam, cái “ăn” là quan trọng nhất của đời người (trong ngôn ngữ Việt, rất nhiều lễ lạc bắt đầu từ chữ “ăn” như Ăn cưới, Ăn giỗ, Ăn tết…), và con người chỉ cần no để tồn tại.
Như vậy, rõ ràng là cách tiếp cận của ba người thanh niên Nga không phù hợp với quan điểm của người Việt.
Tuy nhiên, có một điều mà tôi nghiệm ra trong cuộc đời là “người ta không chỉ sống bằng cơm gạo mà còn bằng những thứ khác”. Ở các nước phương Tây, cụ thể là Hoa Kỳ, họ coi niềm vui rất quan trọng. Niềm vui là nguồn hạnh phúc. Đi du lịch nhất định là một trong những nguồn năng lượng tích cực mang niềm vui đến cho con người.
Một người bạn Mỹ Kỳ nói với tôi rằng: “Ở Hoa Kỳ, nếu có hai người xin tiền: một người xin tiền để ăn cho no và một người xin tiền uống bia, thì người ta sẽ cho tiền người muốn uống bia nhiều hơn. Vì uống bia mang lại cảm giác hưng phấn, mang lại niềm vui. Trong khi đó, ăn chỉ giúp con người tồn tại.”
Trong những chuyến du lịch Hoa Kỳ, tôi đã kiểm chứng được điều đó. Rõ ràng là khi họ ghi bảng xin tiền với nội dung khác nhau thì có “hiệu quả” khác nhau.
Trên đường phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ hồi năm 2016, tôi nhìn thấy hai bảng xin tiền của người homeless (vô gia cư) có nội dung khác nhau.
Với bảng xin tiền ghi “Why lie need beer” (tạm dịch là “Tại sao phải nói dối là xin tiền để uống bia”), người ta cho khá nhiều tiền. Còn với bảng xin tiền ghi “Trying to get out the freak outta here” (tạm dịch là “Đang cố gắng thoát khỏi cảnh bần hàn”), tôi chỉ nhìn thấy có hai hộp thức ăn ở đó.
Sggp.org dẫn lời đại diện chính quyền thành phố Phú Quốc về hành động xin tiền của ba người ngoại quốc: “Hành động xin tiền nơi công cộng dù với bất cứ lý do gì cũng rất khó chấp nhận được”.
Chính ở Hoa Kỳ - xứ sở được mệnh danh là một cường quốc, vẫn thấy có người homeless xin tiền. Thường họ “neo” ở những nơi đông người như là subway, quảng trường…Xin đừng nhầm họ với dân buskers, những người biểu diễn nghệ thuật trên đường phố và bến subway, đặt khay xin tiền, dùng tài năng biết đàn, biết hát…. như một nghề kiếm sống.
Khó khăn của Hoa Kỳ trong việc quản lý người vô gia cư một phần là vì lối sống của họ. Ngay cả khi chính phủ có trại tế bần, các trung tâm nuôi cơm đầy đủ thì họ vẫn thích sống ngoài đường hơn, với lý do đơn giản là “tự do”.
Họ tự do đi đâu cũng được, không giới hạn giờ giấc, tự do uống bia, tự do hút thuốc, và nhiều thứ khác mà trại tế bần không cho phép như việc họ mang theo thú cưng....Vì thế, chính phủ Mỹ đành chấp nhận tình trạng người homeless lựa chọn lối sống xin tiền trên đường phố.
Tôi nghĩ không có chính phủ nào trên thế giới này, cả ở Việt Nam có thể dẹp bỏ được tình trạng người xin tiền ở những nơi công cộng, dù là vịn vào lý do như họ xin tiền để đi chơi chứ không phải để mua thức ăn!
Xét cho cùng, cơm gạo, đồ ăn thức uống chỉ giúp loài người tồn tại, còn niềm vui và sự tự do mới là yếu tố quan trọng mang đến hạnh phúc đích thực cho nhân loại.
Đó mới là mục đích chính đáng giúp con người tiếp tục cuộc sống và hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta giúp được ai đó thực hiện điều họ muốn làm thì cũng là chuyện tốt chứ sao.
Bài thể hiện quan điểm của tác giả Tidoo Nguyễn từ Sài Gòn, Việt Nam
TPO - Lãnh đạo UBND TP. Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh việc nhóm du khách Nga đứng xin tiền người qua đường ở khu vực chợ Dương Đông.
Chiều 30/1, trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Nghiệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - cho biết, thành phố đang chỉ đạo các cơ quan liên quan xác minh việc 3 du khách Nga cầm biển xin tiền người qua đường ở khu vực chợ Dương Đông.
Nhóm du khách Nga xin tiền tại chợ Dương Đông (Phú Quốc).
Theo thông tin ban đầu, chiều 28/1, trên tuyến đường Ngô Quyền, phường Dương Đông, có 3 du khách Nga treo bảng xin tiền để được hỗ trợ hành trình du lịch. Sự việc hiếu kỳ khiến nhiều người dân và khách du lịch ngỡ ngàng.
Cầm tấm bìa carton trên tay với nội dung ghi bằng tiếng Việt: "Xin chào, chúng tôi đến từ Nga. Chúng tôi đã đi du lịch mà không có tiền trong 5 năm nay. Hãy ủng hộ hành trình của chúng tôi. Cảm ơn".
Lãnh đạo UBND TP. Phú Quốc cho biết, sau khi nhận được thông tin, thành phố đã chỉ đạo cử lực lượng chức năng đến tìm hiểu, động viên những người này không nên cầm bảng xin tiền vì đây là hình ảnh không đẹp tại thành phố du lịch.
Trước đó, tháng 8/2017, dư luận tại Phú Quốc cũng từng xôn xao với hình ảnh cô gái quốc tịch Nga ngồi thiền xin tiền trên vỉa hè đường Trần Phú. Tháng 1/2020, tại Phú Quốc cũng liên tiếp xuất hiện những người đàn ông ngoại quốc cầm tấm bìa carton ghi tiếng Việt với nội dung cần người dân giúp đỡ tiền mua thực phẩm, tiền trở về nhà...
Nhật Huy
à Nẵng vào cuộc xác minh du khách người Nga xin tiền giữa phố
Nam du khách nước ngoài đứng xin tiền người dân ở ngã tư, chợ Cồn… và một số khu vực cấm người lang thang xin ăn khiến chính quyền TP.Đà Nẵng đã vào cuộc xác minh.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một người nước ngoài đứng ở các ngã tư ở trung tâm TP.Đà Nẵng để xin tiền, trên tay cầm tấm biển có ghi dòng chữ "Tôi đang đi du lịch mà không có tiền. Xin vui lòng hỗ trợ chuyến đi của tôi".
Nam du khách người nước ngoài này liên tục di chuyển, đổi vị trí đứng xin tiền, thậm chí còn xin tiền ở khu vực cấm người lang thang xin ăn.
Đà Nẵng vào cuộc xác minh du khách người Nga xin tiền giữa phố
Ngày 4.3, ông Nguyễn Đăng Hoàng, Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đà Nẵng cho biết, Sở này đã nắm thông tin và đã báo cho Tổ xử lý nhanh và Công an TP.Đà Nẵng về việc xuất hiện 1 nam du khách người nước ngoài xin tiền ở trung tâm thành phố.
Theo Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng, chủ trương của thành phố là không có người lang thang xin ăn. Vì vậy, đối với trường hợp người nước ngoài lang thang, không có nơi cư trú sẽ được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội hỗ trợ ăn uống, chỗ ở, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc lang thang xin ăn.
"Nếu là khách du lịch thì sẽ xác minh đoàn nào đưa đến? Họ nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào? Tùy từng trường hợp, chúng tôi sẽ báo cáo UBND TP để có ý kiến, giải quyết", ông Hoàng nói.
Theo đại diện Sở LĐ-TB-XH, đã có nhân viên của Sở đến làm việc với du khách khi phát hiện người này đang đứng xin tiền và đề cập hỗ trợ. Tuy nhiên, nam du khách không trả lời và bỏ đi. Gần đây nhất, chiều 3.3, khi phát hiện nam du khách xuất hiện ở ngã tư đường Hoàng Diệu (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cán bộ Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng đã có mặt để nhắc nhở và trong ngày hôm nay 4.3, du khách trên không xuất hiện xin tiền.
"Du khách người Nga có visa du lịch tại Việt Nam đến ngày 14.3. Theo các cán bộ sở, vài ngày gần đây, ban ngày du khách này đi xin tiền còn ban đêm thì vào một số quán bar trên địa bàn. Tổ xử lý nhanh của Sở Du lịch cũng đã hỏi người này có cần hỗ trợ gì không nhưng trả lời không cần rồi bỏ đi", đại diện Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng thông tin.