CIA và vụ đảo chánh sát hại Tổng thổng Ngô Đình Diệm
03.04.2023 21:40
Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Tổng hống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và cố vấn, em trai mình, Ngô Đình Nhu bị bắt giữ sau khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành đảo chính thành công. Cuộc đảo chính này diễn ra sau khi quân đội đã bao vây Dinh Gia Long ở Sài Gòn và đã thành công sau một ngày.
Tuy nhiên, khi những người thực hiện cuộc đảo chính vào dinh thì hai anh em họ Ngô đã chạy thoát đến nơi trú ẩn ở Chợ Lớn. Trước đó anh em họ Ngô đã giữ liên lạc với quân nổi dậy bằng cách dùng một đường kết nối trực tiếp từ nơi trú ẩn đến dinh, khiến cho quân nổi dậy tưởng nhầm rằng anh em họ vẫn còn trong dinh Gia Long. Anh em họ đồng ý đầu hàng quân đảo chính, những người đã hứa cho anh em họ Ngô lưu vong an toàn. Sau khi bị quân đảo chính bắt giữ, anh em Ngô Đình Diệm đã bị các sĩ quan đảo chính bắn chết ở phía sau một thiết vận xa trên đường quay về Sở chỉ huy quân đội ở Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Xác hai anh em cho thấy có nhiều vết đâm và vết đạn súng lục.[2] Không có cuộc điều tra chính thức nào được tiến hành về vụ giết hại này [3] nhưng người ta quy tội cho đại úy Nguyễn Văn Nhung, một vệ sỹ của tướng Dương Văn Minh - lãnh đạo cuộc đảo chính. Các đồng nghiệp của Dương Văn Minh trong hội đồng quân sự cũng như các quan chức Mỹ đều đồng ý chung rằng Dương Văn Minh là người ra lệnh hành quyết anh em họ Ngô, họ đưa ra các động cơ anh em họ Ngô đã khiến Minh bối rối vì đã thoát khỏi Dinh Tổng thống nên phải bị giết để triệt tiêu khả năng họ có thể quay lại tham chính. Ban đầu các tướng đã cố che đậy câu chuyện bằng nhiều giả thiết tự sát nhưng khi các bức ảnh xác chết của hai anh em họ Ngô lộ ra ngoài thì câu chuyện mới bị vạch trận
Tháng định mệnh 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Tổng thống JF Kennedy
Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California, 1 tháng 11 2017
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bị một nhóm tướng lãnh, dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.
Sáng ngày hôm sau, ông Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, cũng là bào đệ, đã bị bắn và đâm chết khi hai ông đang ở trong một xe thiết giáp của quân đội.
Khi đảo chánh thành công, báo chí lúc bấy giờ dưới sự kiểm soát của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, đã đưa tin anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm tự tử.
Sự thực là hai ông bị giết sau khi đã đầu hàng và đang được áp tải đưa về Bộ Tổng tham mưu là bản doanh của phe đảo chánh.
Theo sử gia Richard Reeves viết trong cuốn President Kennedy, xuất bản năm 1993, tân đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge biết về âm mưu giết ông Diệm và ông Nhu của phe đảo chánh và phía Mỹ đã chần chừ không muốn cho hai ông đi ra nước ngoài, vì khi được yêu cầu một tướng Mỹ nói phải mất 24 tiếng đồng hồ mới có máy bay, trong khi căn cứ không quân của Hoa Kỳ ở Philippines chỉ cách Sài Gòn chừng 3 giờ bay.
Washington có muốn giết ông Diệm và Nhu hay không và ai đã trực tiếp ra lệnh giết anh em dòng họ Ngô-Đình?
Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ riêng của Tướng Dương Văn Minh, là kẻ chủ mưu hay chỉ là kẻ thừa hành nhận lệnh từ cấp trên và cấp trên đó là Tướng Mai Hữu Xuân, người được Tướng Minh điều động đi đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam, hay Đại úy Nhung trực tiếp nhận lệnh giết từ Tướng Minh?
Hai tháng sau khi đảo chánh thành công, khi Tướng Minh bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý, tức là bị đảo chánh, thì Đại úy Nhung cũng chết trong trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám là nơi ông đang bị giam và thẩm vấn về vai trò liên quan đến cái chết của ông Diệm và Nhu. Cái chết của Đại úy Nhung nhiều người cho là bị thủ tiêu hơn là tự ý treo cổ tự tử.
Mấy tháng sau khi ông Diệm và Nhu bị giết, một người trong dòng họ Ngô-Đình còn ở lại Việt Nam là Ngô Đình Cẩn, từng giữ vai trò cố vấn chỉ đạo miền Trung cho chính phủ Diệm, cũng đã bị hành quyết
Sau khi đảo chính, ông Cẩn vào tòa lãnh sự Mỹ ở Huế để xin tị nạn trước sự căm hận nổi lên của dân chúng.
Ông yêu cầu được đưa ra nước ngoài, nhưng khi được đưa từ Huế vào Sài Gòn ông bị Sứ quán Mỹ giao lại cho phe đảo chánh.
Đầu năm 1964 ông bị đem ra toà và bị án tử hình. Ông bị xử bắn trong nhà giam Chí Hòa ngày 9 tháng 5-1964.
Ai là người quyết định?
Năm 2000, tại một hội nghị về Việt Nam ở Đại học Texas Tech, Lubbock, khi gặp Đại tướng Nguyễn Khánh tôi có hỏi ông về bản án dành cho Ngô Đình Cẩn.
Ông cho biết lúc đó tuy ông là lãnh đạo và muốn giảm án cho ông Cẩn, nhưng quyền ân xá nằm trong tay Tướng Dương Văn Minh, vì ông là quốc trưởng. Tướng Minh đã không ân xá cho ông Cẩn.
Về cái chết của anh em ông Diệm, theo cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa viết trong loạt bài đăng trên báo Người Việt ở Nam California, từ ngày 30/3/1996, thì Đại úy Nhung trực tiếp nhận mật lệnh giết hai ông từ riêng Tướng Dương Văn Minh. Ông Nghĩa lúc đảo chánh là thiếu tá và có đi theo đoàn xe đón anh em ông Diệm, Nhu ở nhà thờ cha Tam.
Đầu năm 1996, khi tham dự một hội nghị về chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 1954-65, tổ chức tại bảo tàng của Sư đoàn 1 (The Big Red one) ở ngoại ô Chicago, trong bữa ăn sáng đầu tiên, gặp cựu giám đốc CIA William Colby tôi có hỏi ông ai đã ra lệnh giết anh em ông Diệm, ông nói đó là lệnh của Tướng Dương Văn (Big) Minh.
Colby là người ủng hộ ông Diệm trong thời gian ông làm trưởng cơ quan CIA tại Sài Gòn cho đến năm 1962.
Trong bài diễn thuyết tại hội nghị, ông Colby nhận định là ông Diệm không phải là người của Mỹ đưa về Việt Nam, mà thực sự là do ý muốn của người Pháp và ông Diệm đã không coi Hoa Kỳ là đồng minh thực sự muốn giúp Nam Việt Nam.
Theo ông Colby, việc không tham gia tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 là quyết định của riêng ông Diệm chứ người Mỹ không có ảnh hưởng hay thúc ép gì.
Tướng Minh tự quyết định hay nhận lệnh từ phía Mỹ để giết anh em ông Diệm thì đến nay chưa có tài liệu hay bằng chứng xác minh.
Các tài liệu đã được công bố cho thấy Tổng thống Kennedy đồng ý với kế hoạch đảo chánh, qua Công điện 243 gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge ngày 24/8/1963, là quyết định của những nhà ngoại giao Mỹ gồm George Ball, W. Averell Harriman, Roger Hilsman và Michael V. Forrestal, phụ tá của Tổng thống Kennedy đồng ý muốn loại bỏ ông Nhu khỏi chính trường và nếu ông Diệm ngoan cố thì Hoa Kỳ cũng không thể bảo đảm an toàn cho bản thân ông.
Những vụ ám sát nhắm vào nhà Kennedy
Liên quan đến cuộc đảo chánh, từ nhiều thập niên qua đã có bằng chứng là Lucien Conein, nhân viên CIA làm con thoi giữa phe đảo chánh và Đại sứ Lodge, đã đưa cho các tướng đảo chánh nhiều triệu tiền Việt sau khi đảo chánh thành công.
Tổng thống Diệm có người anh là Giám mục Ngô Đình Thục, có em dâu là bà Ngô Đình Nhu. Nếu họ đã không rời Việt Nam trước đảo chánh, chắc cũng không thoát khỏi cái chết, vì chỉ trong vòng vài tháng ba người anh em dòng họ Ngô Đình đã bị giết chết.
Tại Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963, đến năm 1968 thì người em là Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy cũng bị ám sát chết khi đang vận động tranh cử tổng thống ở Los Angeles, California.
Cái chết của Tổng thống Kennedy đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, từ âm mưu của Cuba, của Liên Xô, của các nhóm mafia, của tình báo CIA hay của giới lãnh đạo quân sự Mỹ muốn leo thang chiến tranh tại Việt Nam nên đã giết Kennedy.
Lee Harvey Osward, tay súng bắn chết Tổng thống Kennedy, đã hành động đơn phương hay có bàn tay nào đứng sau? Tại sao Jack Ruby, chủ một hộp đêm lại giết Osward ngay tại sở cảnh sát, trước ống kính truyền hình?
Tuần qua, nhiều hồ sơ liên quan đến cái chết của John F. Kennedy đã được giải mật, tuy nhiên cũng không có thêm bằng chứng mới để xác minh rõ hơn nguyên do đưa đến vụ ám sát.
Cho đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi về việc ai đã thực sự ra lệnh giết Tổng thống Diệm, cũng như vẫn còn nhiều bí ẩn đằng sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ở Dallas trưa ngày 22/11/1963, chỉ 3 tuần sau khi ông Diệm bị giết.
Cách đây hơn một thập niên, trong một dịp thăm Bảo tàng Tổng thống Lyndon B. Johnson ở Austin, Texas tôi thấy có một tấm hình rất lớn với ông Diệm và ông Nhu nằm chết trong vũng máu trên sàn xe thiết giáp và cạnh đó có hình Tổng thống Diệm tiếp Phó Tổng thống Johnson trong một lần ông đến thăm Sài Gòn.
Theo các tài liệu mới được giải mật, với cái chết của John F. Kennedy chỉ ba tuần sau khi Ngô Đình Diệm bị giết, Tổng thống Lyndon B. Johnson, người kế vị lãnh đạo Hoa Kỳ, coi đó là quả báo.
Có tin vào quả báo hay không thì những cái chết của anh em dòng họ Ngô Đình và dòng họ Kennedy đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam vào một nghiệp chướng của lịch sử.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống ở vùng San Jose.
Hà Thúc Ký và âm mưu sát Ngô Đình Diệm tại cầu Công Lý
Nhân Hưng
Ông Hà Thúc Ký nguyên là đảng viên của đảng Đại Việt. Nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi dân chủ nên ông đã âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ sát Ngô Đình Diệm, để nhóm Đại Việt lên nắm quyền.
Chuyện đã bất thành và Hà Thúc Ký bị bắt giam. Sau khi bị bắt thì cảnh sát đã tới nhà khám xét và phát hiện một hầm chứa vũ khí và chất nổ.
Trong hai tháng đến nước Mỹ, tôi đã có dịp gặp một số nhân vật trước đây làm việc cho chế độ họ Ngô. Những vị này, nay tuổi cũng đã vào tuổi gần đất xa trời rồi nhưng họ vẫn còn nhớ rõ và kể cho tôi một số chuyện cũ.
Và tôi cũng đã tìm đọc được một số tư liệu về chế độ họ Ngô do một số tác giả ghi được. Những tư liệu trên, tôi thấy có phần nào đúng sự thật. Xin lược ghi lại để bạn đọc tìm hiểu và biết rõ hơn về chế độ họ Ngô trong 9 năm tồn tại ở miền Nam Việt Nam .
Diễn tiến vụ Hà Thúc Ký bị bắt
Ông Hà Thúc Ký ngụ ở đường Nguyễn Văn Trỗi (trước kia là đường Cách mạng, quận Phú Nhuận – gần cổng xe lửa số 7). Ông Hà Thúc Ký và nhóm Đại Việt nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi dân chủ nên đã âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ sát Ngô Đình Diệm, để nhóm Đại Việt lên nắm quyền.
Chuyện đã bất thành và Hà Thúc Ký bị bắt giam. Sau khi bị bắt thì cảnh sát đã tới nhà khám xét và phát hiện một hầm chứa vũ khí và chất nổ.
Ông Hà Thúc Ký sau này sang Mỹ cư ngụ. Ông Ký kể lại diễn tiến chuyện bị bắt là do có sự phản bội của một đảng viên và một người là sĩ quan cấp tá trong quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Viên sĩ quan cấp tá này là người thân cận với ông Ký, nhưng ông này có tật say sưa tối ngày và cứ hễ rượu vào thì... lời ra. Có một bữa viên sĩ quan này (chúng tôi không nhớ tên là gì?) gặp ông Ký rồi lại gặp một người tên Xuân cũng là đệ tử của ông Ký.
Tên Xuân trước kia có theo Việt Minh, nhưng sau đầu hàng, về theo Đại Việt, và theo nhóm Dương Văn Hiếu, Thái “đen” đặc vụ miền Trung của Ngô Đình Cẩn. Xuân phục rượu cho viên thiếu tá uống say khướt rồi khai thác.
- Thiếu tá lâu nay có gặp ông Hà Thúc Ký không?
Viên thiếu tá đã ngay thật nói:
- Tôi có gặp và hẹn mấy ngày nữa sẽ gặp ông Hà Thúc Ký để bàn vài việc chính trị quan trọng.
Viên thiếu tá này còn tiết lộ cho tên Xuân biết là sẽ hẹn gặp ông Ký ở góc ngã ba đường Cao Thắng – Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần hiện nay) cùng ngày, giờ... Sau đó tên Xuân đã về báo cho Dương Văn Hiếu biết. Đến khi Hiếu giăng lưới bắt ông Ký ở địa điểm trên thì lại có mặt tên Xuân, và chính tên Xuân đã cầm súng lục chĩa vào ông Ký.
Ông Ký cũng kể lại khi bị bắt không bị đánh đập tra tấn. Ông Ký nghi chắc Ngô Đình Diệm sẽ cho thủ tiêu mình ngay, vì ông đã có ý định lật đổ chế độ họ Ngô.
Ông Hà Thúc Ký bị giam ở Bến Vân Đồn ba tháng, và đại diện chính quyền họ Ngô không thẩm vấn hay hỏi han gì. Một hôm, viên trung sĩ Bảo an ngồi canh gác đã đưa cho ông Ký tờ báo Sài Gòn Mới do bà Bút Trà làm chủ nhiệm.
Tờ báo này có loan tin vợ con ông Ký đã bị bắt giam. Lý do vợ con ông bị bắt là sau ngày ông Ký bị bắt thì người nhà sợ khám nhà nên đã cho người mang cái máy phát tuyến vứt ra bãi đất đồng Ông Cộ để phi tang nhưng chẳng may bị lính Bảo an bắt.
Theo ông Ký kể thì có lẽ Dương Văn Hiếu cố tình cho viên trung sĩ Bảo an đưa tờ báo Sài Gòn Mới cho ông đọc để ông biết tin gia đình bị bắt, từ đó dò xét xem phản ứng của ông thế nào?
Rồi sau đó ông Ký bị đem về giam ở trại giam đường Lê Văn Duyệt (trong Quân khu Thủ đô – nay là sân quần vợt Lan Anh). Trại giam này trước kia quân đội Pháp dùng để giam những quân nhân đào ngũ nên kín cổng cao tường.
Tường nhà giam đúc bằng bêtông cốt sắt, cửa sắt khóa kiên cố. Ông Ký bị biệt giam tại đây một vài tháng thì có thêm một người nữa bị bắt được đưa vào nhốt chung với ông là ông Trình Quốc Khánh tức Nguyễn Hữu Lễ, là Bí thư Dân xã đảng.
Trong thời gian ông Ký bị giam ở trại Lê Văn Duyệt thì Dương Văn Hiếu có đưa bác sĩ Trần Kim Tuyến tới thăm. Và bác sĩ Tuyến có hỏi:
- Ông Ký có biết ông trung tá Sang không?
- Ông Sang chỉ huy Tiểu đoàn Mặt Cọp của Pháp phải không?
- Đúng. Ông Sang có chân trong Đại Việt không?
- Ông hỏi gì lạ vậy? Ai mà khai ra đảng viên làm gì. Có hay không thì ông biết đấy!
Đến khi chế độ họ Ngô bị lật đổ, tướng Trần Thiện Khiêm đã cho người vào nhà thương Chợ Quán để trả tự do cho ông Ký, vì tướng Khiêm cũng có liên quan ít nhiều với nhóm Đại Việt, bởi Khiêm là người do CIA điều khiển. Ông Ký bị giam ở nhà thương Chợ quán vì ông bị phù thũng bởi bị cùm xích nhiều năm tháng.
Còn vụ vợ con ông Ký bị bắt lại không liên can gì đến vụ ông Ký bị bắt. Lý do chính là bà Ký đã cho người nhà đem vứt cái máy phát tuyến. Khi bị bắt ông bà Ký có 6 người con. Khi bà Ký bị bắt thì người nhà ở Huế vào đã đem 5 người con ra Huế để nuôi – đứa lớn nhất khi đó mới 9 tuổi, còn đứa nhỏ nhất mới có 3 tháng nên phải vào tù theo mẹ để bú sữa.
Mẹ con bà Ký bị giam ở P.42 trong Sở thú, nhưng được đối đãi đàng hoàng và không bị tra tấn gì cả. Mỗi ngày được phát 50 đồng bạc để tự mua đồ nấu ăn ngay trong phòng giam do lính Bảo an mua giúp. Bà Hà Thúc Ký thì vẫn bị giam giữ.
Theo BBC qua lời kể của Trần Kim Tuyến: “Đó là thời gian khoảng năm 1958, vào dịp tết Nguyên đán. Tên đàn em của ông Hà Thúc Ký ở trong đảng Đại Việt là Nguyễn Văn Xuân, vì ham tiền nên phản đảng và thông báo tin tức về đường đi nước bước của ông Ký.
Khi đó đang có tin là ông Ký định ám sát Tổng thống Diệm. Tên Xuân báo cho Tiểu đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống chứ không báo cho Sở Nghiên cứu chính trị. Nơi này liền chuyển cho bác sĩ Tuyến. Ông Tuyến nhờ bên Cảnh sát kiểm chứng lại xem những chi tiết đó có đúng hay không.
Cảnh sát cho biết tất cả những chi tiết tên Xuân cung cấp đều đúng. Vì vào đúng dịp tết nên anh em ông Diệm về Huế, không có mặt ở Sài Gòn. Bởi vậy ông Tuyến gọi điện thoại ra Huế báo cáo với Tổng thống Diệm và được lệnh bủa lưới bắt ông Hà Thúc Ký.
Vì Sở Nghiên cứu chính trị Phủ Tổng thống không có lực lượng, nên bác sĩ Tuyến phải nhờ bên Cảnh sát. Thời đó Tổng giám đốc Cảnh sát là tướng Nguyễn Ngọc Lễ, nhưng những nhân viên đi bắt ông Ký lại là tay chân đàn em của Phan Ngọc Các, một bộ hạ của Ngô Đình Cẩn từ ngoài miền Trung gửi vào hoạt động trong Sài Gòn, thành ra chính tướng Nguyễn Ngọc Lễ cũng không biết chuyện gì xảy ra.
Khi bắt được ông Ký, họ tạm giam lại để chờ Tổng thống Diệm về sẽ quyết định. Đến khi ông Diệm về tới Sài Gòn, cho gọi bác sĩ Tuyến lên báo cáo mọi chuyện. Lúc đó đã nửa đêm. Ông Tuyến vừa bước vào, Ngô Đình Diệm hỏi ngay:
- Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi?
- Thưa Tổng thống, bên Cảnh sát bắt, hiện còn đang giữ trong Sở thú để chờ Tổng thống quyết định.
Ông Diệm đỏ bừng mặt:
- Đem mà thủ tiêu nó đi! Anh bảo bên đó chỗ nào đem thủ tiêu nó đi!
Còn ông Tuyến thì kể lại: “Nghe lệnh của Tổng thống Diệm vào lúc nửa đêm, nên ông Tuyến không muốn đánh thức ông Tổng giám đốc Cảnh sát thức dậy để chuyển cái lệnh “thủ tiêu người” trong lúc nóng giận của Tổng thống.
Vì thế ông Tuyến đã nghĩ “để đến sáng mai chuyển lệnh trên cũng chẳng muộn gì”.
Như vậy, cái số của ông Hà Thúc Ký chưa bị chết ngay đêm hôm đó. Sáng sớm hôm sau, Ngô Đình Diệm lại cho gọi điện thoại bảo Tuyến vào dinh gấp.
Tuyến lo sợ, và nghĩ: Chắc ông Diệm gọi vào gấp để hỏi xem lệnh thủ tiêu Hà Thúc Ký đã hoàn tất chưa? Khi vào tới dinh trông thấy Tổng thống Diệm đang ngồi ở bàn giấy, và mặt lạnh hỏi:
- Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi?
Nghe Diệm hỏi như vậy, Tuyến lo sợ, vì chưa thi hành.
- Thưa Tổng thống, vẫn còn giam đấy. Để tôi liên lạc với tướng Lễ xem thi hành “thủ tiêu” bằng cách nào?
Nghe Tuyến trình bày như vậy, Diệm nói:
- Mình tức giận, nổi nóng ra lệnh như vậy. Nhưng thôi, tìm cách giúp đỡ gia đình ông Ký. Bảo bên Cảnh sát đối xử đàng hoàng với ông ấy.
Từ đó, trong tù ông Ký không bị ngược đãi và bị tra tấn gì cả.
Vì vậy, sau năm 1975 ông Ký định cư ở Hoa Kỳ, và có mấy lần sang Anh có ghé thăm ông Tuyến. Vì hàm ơn bởi ông Tuyến chần chừ lệnh của Diệm qua một đêm nên ông Ký thoát đi “mò tôm”. Ông Tuyến cũng còn kể, về ông Nhu thì không thấy ông ta nhắc gì đến ông Ký lúc đó.
Hà Thúc Ký bị bắt và thoát bị thủ tiêu nhờ đâu?
Ông Hà Thúc Ký lại có họ hàng với vợ Ngô Đình Nhu là Trần Lệ Xuân. Thân mẫu của Hà Thúc Ký và thân mẫu của Trần Lệ Xuân (vợ luật sư Trần Văn Chương, là chị em cô cậu ruột).
Vì vậy Trần Lệ Xuân là em họ ông bà Ký. Hà Thúc Ký cũng có họ hàng với tướng Tôn Thất Đính và Đính kêu ông Ký là chú họ... Giữa Ngô Đình Diệm với Hà Thúc Ký cũng là chỗ thân tình khi xưa, trước năm 1945.
Thời gian Ngô Đình Diệm rời chủ Quản đạo Kontum để xuống trị nhậm Phan Rang thì thân sinh của ông đã tới bàn giao. Thời kỳ Ngô Đình Diệm rời chức quản đạo Phan Rang đi trị nhậm Tuần vũ ở Phan Thiết thì thân phụ ông Ký tới tri nhậm quản đạo Phan Rang. Vì vậy, khi Hà Thúc Ký bị bắt, Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho bác sĩ Trần Kim Tuyến trợ giúp cho gia đình Hà Thúc Ký.
Những ngày trước khi Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thì Ngô Đình Nhu cho thành lập phong trào Đại đoàn kết Hòa bình để Ngô Đình Diệm về cầm quyền. Ngô Đình Nhu làm Chủ tịch, còn Hà Thúc Ký làm Phó Chủ tịch phong trào trên. Họ thường tới họp bàn ở nhà Ngô Đình Cẩn.
Nhưng đến khi Ngô Đình Diệm nắm trọn quyền cai trị miền Nam, thì anh em họ Ngô đã loại những thành phần đảng phái từng ủng hộ Diệm trước đây ra khỏi chính quyền. Điển hình là vụ Ngô Đình Diệm cho quân tới triệt hạ chiến khu Ba Lòng tại Quảng Trị của Đại Việt do Hà Thúc Ký lãnh đạo.
Về phía Đại Việt thời đó có hai ba phái. Như Hà Thúc Ký thì lập ra Đại Việt Cách mạng thành phần đa số là người miền Trung. Còn ông Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Tôn Hoàn thì lập ra đảng Tân Đại Việt thành phần là người miền Bắc và Nam Trung Bộ.
Ở ngoài đời nhiều người vẫn gọi nhóm Đại Việt là Đại Việt quan lại, vì đa số đảng viên Đại Việt đều làm quan của chế độ Bảo Đại xưa kia, trong số này, bác sĩ Phan Huy Quát bị mang tiếng là thủ lĩnh Đại Việt quan lại. Sự thực ông Quát không có chân trong Đại Việt nào cả mà chỉ chơi thân với nhóm Đại Việt thôi.
Ông Hà Thúc Ký cùng một số người đối lập chế độ họ Ngô bị bắt giam cho tới ngày 1/11/1963 nhóm quân nhân đảo chính lật đổ được chế độ họ Ngô. Ngày 5/11/1963, Trần Thiện Khiêm ra lệnh trả tự do cho những người đối lập chế độ họ Ngô và ông Hà Thúc Ký cũng được thả trong đợt này.
Ba tháng sau ngày đảo chính Ngô Đình Diệm thành công, thì ngày 30/1/1964 Nguyễn Khánh lại làm đảo chính lật đổ nhóm Dương Văn Minh. Nguyễn Khánh tự phong làm Thủ tướng, còn Dương Văn Minh ngồi ghế Quốc trưởng “bù nhìn”.
Mọi quyền hành đều nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh lập nội các chính phủ và ông Hà Thúc Ký được mời giữ chức Tổng trưởng Nội vụ.
Khi chế độ họ Ngô bị đảo chính thì em trai của Trần Lệ Xuân là luật sư Trần Văn Khiêm bị bắt giam. Bà Chương, mẹ của Khiêm ở Hoa Kỳ nghe tin con trai bị bắt nên tức tốc trở về Việt Nam để lo cho Khiêm ra tù.
Ngày 8/2/1964, ông Hà Thúc Ký chính thức nhận chức Tổng trưởng Nội vụ nên bà Chương đã đến xin gặp ông Hà Thúc Ký để xin bảo lãnh cho con trai.
Bà Chương với ông Ký có liên hệ họ hàng và ông Ký gọi bà là dì. Nhưng khi gặp ông Ký, bà Chương nói:
- Thưa ông Tổng trưởng, gia đình chúng tôi vô phước sinh ra con không ra gì, nó hại cả gia đình (ý nói Trần Lệ Xuân, vợ Nhu).
Ông Hà Thúc Ký nhã nhặn nói:
- Tôi không đồng ý với bà điểm đó. Nhờ cô ấy mà gia đình bà mới có chức có quyền và sung sướng. Không có cô ấy thì làm sao ông bà lại được giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, và bà làm quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Tại sao bây giờ bà lại trách cứ cô ấy?
Bà Chương trả lời:
- Nhưng thằng con tôi, là thằng Khiêm nó có tội tình chi mà bắt nó? Cho nó vô tù?
Ông Ký:
- Đã có biết bao người không có tội tình chi mà cũng bị tù. Còn hắn cũng dính vào chế độ họ Ngô, dựa vào quyền thế hống hách trước đây mà ai cũng biết. Bà phải nhớ cho rằng người tù của chế độ họ Ngô cũng đang ngồi trước mặt bà đây.
Chúng tôi trước đây ở tù chế độ họ Ngô không có quần áo mặc và phải nằm trên nền ximăng lạnh buốt và muỗi đốt. Còn nay con bà, tôi đã cho phép có người đến thăm nuôi và còn được tiếp bạn gái. Hàng tuần có những cô gái đến thăm con bà và được tự do yêu đương. Như vậy là sướng hơn chế độ nhà tù của nhà Ngô.
Nhưng được ít lâu, Trần Văn Khiêm cũng được trả tự do sau đó ra nước ngoài.
TỔNG THỐNG NGÔ DINH DIỆM
Lê Chân Nhân
Trước khi giã-từ Thế kỷ 20, tôi tưởng chúng ta cũng nên thử tìm giải-đáp cho một thắc-mắc vẫn còn tồn-đọng từ thập-niên '60 của Thế-Kỷ 20:
1/ Cứ theo nhiều người (trong đó có tôi) thì chúng ta phải đặt chủ-quyền quốc-gia lên trên hết; nói cách khác, vì tinh-thần dân-tộc, chúng ta không chấp-nhận để cho ngoại-bang lấn-lướt quyền quyết-định việc nước của chúng ta. Do đó, việc cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm chống lại Hoa-Kỳ trong dự-định đổ thêm nhiều quân vào VNCH (Mỹ-hoá chiến-tranh Việt-Nam) là một việc đúng.
2/ Cứ theo một số nhân-vật Hoa-Kỳ (trong đó có cựu Bộ-Trưởng Quốc-Phòng McNamara, cựu Ngoại-Trưởng Henry Kissinger) thì Mỹ không nên tán-đồng hay nhúng tay vào việc lật đổ chế-độ Diệm, và họ rất tiếc là Hoa-Kỳ đã làm như thế.
3/ Một số nhân-vật Quốc-Gia thân-Diệm dựa vào các ý-kiến trên của phiá Hoa-Kỳ để khẳng-định rằng nếu không có cuộc chính-biến 1-11-1963, nghiã là nếu cố Tổng-Thống Diệm vẫn còn sống và tiếp-tục lèo-lái công-cuộc chống Cộng của quốc-dân Việt-Nam (bất-chấp thời-lượng nhiệm-kỳ, từ 1955 đến 1975 là 20 năm!), thì Việt-Nam Cộng-Hoà hẳn vẫn còn tồn-tại và phát-triển, giàu-mạnh chứ không sụp-đổ như vào Tháng Tư Đen năm 1975.
4/ Thế nhưng, nếu ta đọc hết và đọc kỹ các ý-kiến của Mỹ chống việc chống Diệm, nghiã là ước chi Hoa-Kỳ hồi đó không gia-tăng lực-lượng và hoạt-động quân-sự mà cứ để cho ông Diệm trực-tiếp tiếp-xúc với Bắc-Việt để cả hai miền Nam Bắc cùng tự giải-quyết vấn-đề nội-bộ Việt-Nam với nhau, thì ta thấy rằng các nhân-vật Mỹ tên-tuổi kể trên đã lý-luận khác hẳn, về kết-quả của việc ông Diệm bắt tay với Bắc-Việt: Không phải là VNCH vẫn còn đứng vững, mà là Bắc-Việt “thống-nhất Việt-Nam” (nuốt chửng Miền Nam) sớm hơn, chiến-tranh Việt-Nam chấm dứt sớm hơn, và, quan-trọng hơn hết là, Mỹ đã có thể tránh được thiệt-hại lớn-lao (về vật-chất là lên đến hơn năm-vạn-tám mạng ngưòi, và trăm-tư-tỷ đô-la; và về tinh-thần là ô-danh bại-trận, thay vì “được” ông Diệm yêu-cầu rút ra, rút ra trong danh-dự).
5/ Có một số người vẫn còn tin rằng: nếu để cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm toàn-quyền và tự-lực lo lấy, thì Mỹ đã khỏi tổn-thất như trên, mà Việt-Nam cũng đã thoát được các thảm-cảnh đã xảy ra, nhất là không bị cộng-sản tràn ngập.
Vấn-đề tôi xin đặt ra hôm nay là:
- Về phiá cộng-sản thì họđã có quyết-tâm và kế-hoạch thôn-tính Miền Nam (qua việc cài lại cán-bộ nằm vùng tại Miền Nam sau Hiệp-Định Geneva 1954, nhất là qua Nghị Quyết 15 đầu năm 1959 chủ-trương bạo-lực cách-mạng giải-phóng Miền Nam khiến Tổng-Thống Diệm phải ban-hành Luật 10-59, cụ-thể là việc thành-lập "Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam" từ năm 1960) với sự viện-trợ tối-đa của Khối cộng-sản quốc-tế;
- Về phía Hoa-Kỳ thì họ hẳn thấy chỉ dùng chính-trị, kinh-tế, ngoại-giao... thì vẫn chưa đủ, nên phải dùng đến quân-sự (đổ thêm quân vào Việt-Nam).
- Vậy thì, về phiá VNCH, nghiã là về phần cố Tổng-Thống Diệm, -- người đã tin dùng cán-bộ tình-báo chiến-lượcVũ Ngọc Nhạ của Bắc-Việt làm cố-vấn cho mình, cùng với nội-tuyến-viên Phạm Ngọc Thảo được Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục nhận làm con nuôi -- “chúng ta” làm cách thế nào mà thắng cộng-sản (ít nhất thì cũng còn nguyên, không bị cộng-sản lấn chiếm) khi mà cộng-sản chắc-chắn là quyết tiến lên, Hoa-Kỳ rút ra, phủi tay, không còn phối-hợp và yểm-trợ về quân-sự, dĩ-nhiên giảm-thiểu nếu không cắt hết viện-trợ kinh-tế và các mặt khác, trong lúc chúng ta không được nước ngoài giúp đỡ (Mỹ mà rút đi thì ai mà chịu nhảy vào?), thua sút Cộng-Sản cả về dân-số, quân-số, vũ-khí, tiếp-liệu, viện-trợ, khả-năng tự-túc, nhất là đoàn-kết và ổn-định nội-tình?
* * *
Ông Hồ Chí Minhtrả lời phái-bộ ngoại giao Ấn-Độ rằng "He is a patriotic man”: ông Ngô Đình Diệm là một người yêu nước (Cũng như sau này -- thật không? -- họ Hồ tỏ ýthương tiếc trước cái chết của họ Ngô). Câu nói (khen) cuả họ Hồ đối với họ Ngô chỉ là một câu nói "chính trị", và "ngoại giao".
Ông Hồ Chí Minh cần (tự) đánh bóng thêm con người cuả mình, nên phải học đòi nói-năng lịch-sự, nhất là khi nói với một nhà ngoại-giao nước ngoài. (Ngày xưa, bên Tàu, tướng của phe này bắt được tướng của phe kia, đã công-khai khen tài-năng & tiết-tháo của kẻ thù, rồi mới ra lệnh chém đầu!) Quan-trọng hơn hết, ông ấy còn mong thuyết-phục ông Ngô Đình Diệm chịu tổ-chức tổng-tuyển-cử, và xa hơn nữa là chịu "về" với mình, thì không lẽ chê-bai người ta để rồi mình lại sẽ ngồi chung bàn hội-nghị, ký chung văn-bản với người ta? hoặc giả mình sẽ thu-dụng người ta làm người hợp-tác với mình?
Câu nói (khen) cuả ông Hồ Chí Minh về ông Ngô Đình Diệm thật ra là một câu nói cố ý "giết người".
a) Trước ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1945 và 1946, ông Hồ Chí Minh đã "khen" các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... nồng-nhiệt đến mức nào để các ông ấy chịu đứng chung vào "Chính-Phủ Liên Hiệp" do ông Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch; để rồi sau đó, may mà họ trốn kịp chứ không thì họ cũng đã bị giết cùng với các nạn-nhân khác trong vụ Ôn Như Hầu rồi.
b) Sau ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1973, 1974, và đầu năm 1975, ông Hồ Chí Minh (qua các lãnh-tụ Đảng thừa-kế chủ-trương đường-lối cuả mình) đã "khen" ông Dương Văn Minh ngon-ngọt đến mức nào (Hà Nội tuyên bố chỉ nói chuyện với ông DVM mà thôi, tức là công-nhận ông nầy là một "nhà yêu nước") để ông Dương Văn Minh sa vào bẫy, nhận chức Tổng-Thống miền Nam trong tình-hình đã nát bét vô-phương cứu-chữa rồi, tức là giết chết ông ấy, vì đầu-hàng tức là tự-sát (thân-bại danh-liệt, chết cả về mặt tinh-thần).
c) Đối với ông Ngô Đình Diệm: ông Hồ Chí Minh biết chắc là những gì đại-sứ Ấn Độ nói với, và những gì ông này nghe từ, ông Hồ Chí Minh, đều sẽ lọt vào tai CIA (Ấn Độ trung-lập nghiã là "đu dây" giữa cộng-sản và tư-bản, chứ không phải thuần-túy thân cộng-sản). Trong trại "cải-tạo", tôi có đọc một cuốn sách dịch từ tác-phẩm của Liên-Xô, kể thành-tích Liên Xô (chỉ một mình Liên Xô mà thôi) đánh thắng Đức Quốc-Xã, và (cũng chỉ một mình) Liên Xô lôi được Đức Quốc-Xã ra Toà-Án Quốc Tế, tác-giả đã để lộ ra là hầu hết phương-tiện tổ-chức Tòa án Quốc tế, kể cả từng chiếc xe Jeep cho các sĩ-quan Liên Xô đi, từng vật-phẩm văn-phòng, v.v... đều do Hoa Kỳ cung-cấp. Trong chiến-tranh Việt-Nam cũng thế, sau 1954 với Ủy-Hội Quốc Tế Kiểm-Soát Đình Chiến, là 1973 với Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Và Giám-Sát Ngưng Bắn gồm Ba Lan, Hung Ga Ri, Iran, và Canada (sau đó thì Indonesia thay thế) cũng như Ban Liên-Hợp Quân-Sự 4-Bên rồi 2-Bên (có Cộng-Sản Bắc-Việt và MTGPMN trong đó), tất cả trụ-sở làm việc, phương-tiện di-chuyển (như tàu bay, xe hơi), tài-xế, công-nhân, thậm chí lương-thực, v.v... đều do Hoa Kỳ đài-thọ. Dĩ-nhiên tai+mắt cuả CIA đã được gài vào (xem hồi-ký “Cảnh Sát Hóa” của Lê Xuân Nhuận).
Ông Hồ Chí Minh lại còn công-khai gửi vào miền Nam biếu ông Ngô Đình Diệm một cành hoa đào để chúc Tết nữa! Do đó, ông Hồ mà "khen" (và làm thân với) ông Ngô là một câu hỏi mà CIA cần tìm câu trả lời.
Rốt cuộc, ông Ngô Đình Diệm đã mắc mưu ông Hồ Chí Minh, tìm cách lén-lút liên-lạc với đối-phương, và bị CIA biết được, nên đã đánh mất tín-nhiệm và hậu-thuẫn cuả Hoa-Kỳ, kết-quả là cái chết.
(Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên '60:
- Cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông NĐD thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960,
- Cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960,
- Vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962,
- Rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường, v.v... Chính ông bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô.
Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam. Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua. Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Việt-Cộng thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống NĐD cải-tổ (nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!).
Như thế, thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.
"Vì Mỹ muốn đổ quân vào, nên để thương thuyết, cụ Hồ đã thông qua Đại tá Phạm Ngọc Thảo liên hệ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cho Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài - Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH đến Sài Gòn. Ông Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Nhân chứng Đại tá Thảo nói rõ với ông Diệm mình là người CS trước lúc môi giớithương thuyết. Tướng Huỳnh Văn Cao (trong hồi ký "Một Kiếp Người") đã viết : [Trung tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng Kiến Hòa, người được Tổng thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: "Nếu Đại tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được." Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: "Sao Cụ cứ để Trung tá Thảo làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?" Cụ Diệm đáp lại: "Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?" Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản].
Ông Diệm cho ông Tài ở ngay bên cạnh mình trong Dinh Gia Long. Nhân vật mà Thiếu tướng Đỗ Mậu, Phụ tráchAn ninh Quân đội (thật ra là ông Cao thế Dung, một ký giã), viết trong hồi ký "Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống" là những nhân vật cao cấp cuả Chính phủ có thấy một người mang một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng con tem trên ve áo, chính là người này. Ông Nguyễn Tài bị bắt ngay sau Đảo chính 11.1963, bị biệt giam đến cuối tháng 4.1975, may nhờ một hạ sỹ không theo lệnh chỉ huy ném lựu đạn vào xà lim. Anh này báo với Ủy ban Quân quản đến cứu con người liệt hai chân này.
Tết Việt nam 1963, thông qua Ủy hội Quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mang vào tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm một cành đào. Tiếc thay,vì không thay đổi được lập trường thoả hiệp với CS mà Mỹ giết ông Diệm. Nhà độc tài Pinochett không bị giết vì không làm điều này."
(trong bài viết "Tiểu sử cuả Cụ Hồ Chí Minhcần phải được xem xét lại" – BBC 05-05-2005)
■ Theo ông Ngô Kỷ (Ký-giả):
(Tháng 9 năm 1963)
... Trong thời điểm này, Mỹ bất mãn việc Pháp đứng làm trung giangiải quyết chiến tranh Việt Nam. Đại Sứ Pháp đến miền Nam Việt Namthảo luậnbí mật với Hồ Chí Minh và Tổng Thống Diệm qua trung gian của người Ba Lan tên Mieczyslaw Maneli, thành viên Polish Member of the International Control Commission, cơ quan này được thiết lập để quan sát Hiệp Định Genève. Trong suốt nhiều tháng, Maneli qua lại Sài Gòn - Hà Nội nhiều lần để tìm giải pháp thương thảo. Vào tháng 07 năm 1963, Bắc Việtđồng ýcăn bản là lập chính phủ Liên Hiệp cầm đầu bởi Tổng thống Diệm để miền Nam trở thànhtrung lập. Họ muốn Mỹ phải rút quân.
(trong bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm")
■ Theo ông Việt Thường
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam):
"... Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm ngọc Thảo là rất quan trọng. Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật. Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.
Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai trung uý của quân đội ông Diệm là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm. Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan như "Tự Đức" và cũng có mộng Việt Nam sẽ gồm cả Miên và Lào và phải là cường quốc ở châu Á.
Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line, Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệuchứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳngtôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải phápphòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch. Những điều này còn là bí ẩnđi theo ông Nhu xuống tuyền đài.
Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.
Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả. Nội dung cuộc họp vẫn còn nằm trong bí mậtcho đến nay.
Đầu tháng 11-1963, các tướng trong quân đội của ông Diệm làm đảo chánh thành công. Anh em ông Diệm, Nhu theo đường hầm trốn vào Chợ-lớn ở nhà Mã Tuyên. Phải chăng hai anh em ông Diệm, Nhu định chờ người của Phạm Hùng và Nguyễn công Tài đến đón ra bưng biền?
Người duy nhất còn lại là Nguyễn công Tài, sau này "tình cờ" làm cái việc xét căn cước, cảnh sát của miền Nam đã bắt được Nguyễn công Tài. Người Mỹ đã cho giam Nguyễn Công Tài ở Bạch Đằng (Sài-gòn), cho hưởng mọi tiện nghi vật chất rất cao và cũng được ngồi xe hơi (tất nhiên có bảo vệ) đi "tham quan" phố xá Sài-gòn. Đến 1975, trước khi đứt phim miền Nam, Mỹ đã thả Nguyễn công Tài ra..."
■ Theo ông Quang Phục(ký giả, chủ nhiệm “Góp Gió”):
“Chúng tôi nhận định rằng chính gia đình ông (Ngô Đình Diệm), cụ thể là ông bà Ngô Đình Nhu, và Đảng Cần Lao của ông ta đã làm hại ông, khi âm mưuthỏa hiệp với CS Hà Nội từ năm 1958 khi ra lệnh cho các Tỉnh trưởng ngưng bắt các cán bộ cộng sản và thu hồi vũ khí tự động của Bảo An, Dân Vệ, thay vào đó bằng súng mousqueton và dao găm.” (Hồi ký “Công và Tội” của Nguyễn Trân, trang 269)
(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 39)
■ Theo Trung Tướng Huỳnh Văn Cao:
“Đọc hồi ký Một Kiếp Người của Trung tướng Huỳnh Văn Cao, tới đây thì vấn đề ông Nhu có liên hệ với CS không cần bàn cãi nữa. Cả tướng (Trần Văn) Đôn, tướng Huỳnh Văn Cao và Nha An Ninh Quân Đội của Đại tá Đỗ Mậu đều báo cáo (rằng) Đại tá Phạm Ngọc Thảo là VC nằm vùng, nhưng cả 2 ông Diệm và Nhu lẫn cha Thục vẫn cứ cố ýbảo vệ cho Thảo. Trong hồi ký Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao cho biết Đ/tá Thảo còn dám cả gan “móc nối” ông Cao (lúc còn Đại tá), đòi giới thiệu để ông Cao làm quen với Tổng bí thư Lê Duẫn. Các sĩ quan dưới quyền ông Cao rất tức giận vì biết Thảo là VC nằm vùng, đòi giết Thảo (các trang 79-80). Ông Nhu nghe Thảo báo cáo bèn dọa “Kẻ nào đụng tới Thảo (tôi) sẽ bỏ tù rục xương” (trang 90). Đồng thời, nơi trang 84, Tướng Huỳnh Văn Cao còn cho biết cả Đại tướng Harkins cũng nghi ngờ TT Diệm. Bởi vì cuộc hành quân nào của QLVNCH sắp mở ra mà báo cho Tổng Thống phủ thì VC đều biết trước! Cho thấy người Mỹ, CIA đã biết và theo dõi bám sát ông Ngô Đình Nhu từ lâu. Và người Mỹ nhiều lần đòi Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu. Các tướng lãnh cũng đòi loại trừ ông Nhu nhưng ông Diệm cương quyết giữ ông Nhu!
(trích từ hồi ký “Một Kiếp Người” của tướng Huỳnh Văn Cao - theo Quang Phục trong cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 30)
■ Theo New York Times va The Washington Post
Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài: Người Mỹ Làm Thế Nào Để Giết Tổng Thống Việt Nam?
Ba tác giả Lan Vi, Hồng Hà và Dương Hùng đã sưu tầm, phiên dịch các bài báo đăng trên 2 tờ báo kể trên, trong đó có tiết lộ về những cuộc thảo luậnbí mật giữa Tổng Thống Diệm và Hà Nội đằng sau lưng người Mỹ...
(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 41)
■ Theo Trung Tướng Tôn Thất Đính
(Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Thượng Nghị Sĩ VNCH):
“Trong khi đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu lại phạm vào một lỗi lầm ngoại giao to lớn là khước từ sự giúp đỡ về an ninh của Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge, chạy vào nhà Mã Tuyên là Trung TâmLiên Lạcxưa nay của ông Nhu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Không phải cuộc binh biến 1-11-63 đã đưa đến cuộc thảm sát 2 ông, mà chính quyết địnhliều lĩnh này đã làm cho 2 ông gánh lấy thảm họa! Sao lại đi đến một trung tâmliên lạc với cộng sản mà Mỹ đã biết từ lâu rồi!”
(trích trong cuốn hồi-ký “Nghĩa Bỉển Tình Sông (Hai Mươi Năm Binh Nghiệp” của Tôn Thất Đính, trang 443)
■ Theo Luật Sư Hoàng Duy Hùng
(Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt-động cộng-đồng tại Texas)
(Phỏng dịch:) "Các cuộc gặp họp bí mật với Cộng Sản.
Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 15 vào năm 1959, Lê Duẫn câu kết với Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn để củng cốquyền lực ở Miền Bắc. Do đó, họ gây sức ép với Hồ Chí Minh, và kể từ năm 1965 trở đi thì quyền lực thực sự đã nằm trong tay họ. Năm 1963, Hồ đã hai lần gửi người vào tiếp xúc với Ngô Đình Nhu. Hồ muốn liên minh với chính phủ Diệm để chống lạiáp lực của Duẫn. Diệm và em là Nhu cũng muốn nhân cơ hội này để chống lạiáp lực của Hoa Kỳ. Ngô Đình Nhu giả vờ đi săn ở các khu rừng Tánh Linh, Khánh Hòa và Bình Long, nhưng trong thực tế là hội họp với các cán bộ cao cấp của Miền Bắc do Hồ Chí Minh phái vào. Có một lần Phạm Hùng, người mà sau năm 1975 thì được cử làm Thủ Tướng, đã mang vào trao cho Nhu những thông điệp trực tiếp của Hồ Chí Minh. Các cuộc thương thảo đã phải ngưng lại vì vài tháng sau thì Diệm và Nhu bị sát hại. Vì các cuộc họp mật này mà Hoa Kỳ đâm ra nghi ngờ Diệm và Nhu. Ngày 1-11-1963, các tướng QLVNCH phổ biến trên đài tin tức về các cuộc gặp mật giữa Nhu và cộng sản để mong dân chúng hậu thuẫn trong việc lật đổ chính phủ Diệm... Nhiều năm sau đó, vào ngày 1-11-2001, tờ Newsweek đã đăng tải một bài với hình của Tổng Thống Diệm, bình luận rằng Hành Pháp Kennedy vào năm 1963 đã khám phá ra rằng Diệm và Nhu là "công cụ của cộng sản" nên kết quả là họ phải lật đổ chính phủ Diệm..."
(trích từ bản thảo tác phẩm "A Common Quest for Vietnam's Future - a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam" của Hoàng Duy Hùng)
■ Theo ông Minh Võ (nhà bình luận thời sự):
Ngô Đình Nhu: Hiệp thương Nam-Bắc
Đài Tiếng nói VNHN – Phỏng vấn Minh Võ
Người hỏi là nhà báo Hồng Phúc Lê Hồng Long, chủ nhiệm báo Thế Giới Ngày Nay. Cuộc phỏng vấn này đã được phát thanh ngày chủ nhật 07/10/2007 trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại.
Hỏi: Trong cuộc mạn đàm giữa ông và ông Cao Xuân Vỹ đăng trên DCVOnline mới đây, ông Cao Xuân Vỹ có nói đến cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu với... Phạm Hùng, cán bộ cao cấp của Việt Cộng.
Hỏi: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Đáp: Theo bà Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon...
Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?
(trích từ Tài Liệu ĐÀN CHIM VIỆT – 30-10-2007)
■ Theo Linh Mục An-Tôn Trần Văn Kiệm
(bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm):
"Về sau khá lâu, tôi nghe một nguồn tin nói rằng: Khi bị Hoa kì dồn ép tới đường cùng, ông Diệm có nhờ giáo sư Bửu Hội làm trung gian mở một vài cuộc hoà đàm bí mật với đại diện ông Hồ tại Tánh Linh, khiến cho một số chính khách Mĩ đã dựa vào đó mà gỡ tội cho ông Cabot Lodge, đại sứ của Tổng Thống J.F.Kennedy…"
(trích từ bản thảo cuốn hồi-ký "Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam?" của L.m. An-tôn Trần văn Kiệm)
TT Ngô Đình Diệm trước khi bị cấp dưới hạ sát theo mệnh lệnh của Dương Văn Minh và CIA
Sau khi Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn lần lượt bị hạ sát theo những cách khác nhau, nhóm tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 lẫn người Mỹ đều tìm cách đổ vấy tội cho nhau.
Người Mỹ nói, họ không muốn anh em họ Ngô phải chết. Nhóm tướng lĩnh đảo chính lại khăng khăng: "Chúng tôi không liên quan đến cái chết của gia đình ông Ngô Đình Diệm".
Kỳ cuối bài viết này chủ yếu tập trung vào việc lý giải vai trò của người Mỹ trong cái chết của anh em nhà họ Ngô.
"Tuần trăng mật" đã kết thúc
Ngày 2/1/1963, quân đội của Ngô Đình Diệm thua trận tại chiến trường Ấp Bắc Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Đây là thất bại đầy đau đớn khiến người Mỹ không thể chấp nhận. Theo tài liệu thu thập được cho thấy, quân Việt Nam Cộng hòa đông hơn gấp 4 lần phía Cộng sản, với sự yểm trợ của thiết giáp và máy bay trực thăng, thế nhưng vẫn bị đánh cho tơi tả.
Sau lần thảm bại này, ngày 25/2, lần đầu tiên Tổng thống J.Kennedy nghĩ về một kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Việt Nam Cộng hòa. Tin này khiến Ngô Đình Diệm có cảm giác bị phản bội. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Washington đầy căng thẳng. Cả Ngô Đình Diệm lẫn người Mỹ đều bắt đầu xét lại mối quan hệ từ trước đó.
Cố vấn Tòa đại sứ John Mackelin, cấp báo về Bộ Ngoại giao Mỹ như sau: "Việc căng thẳng này có thể gây hậu quả tai hại cho chúng ta với ông Ngô Đình Diệm hơn cả một phản ứng công khai". Cuối tháng 3, ông Ngô Đình Nhu bắt tay vào kế hoạch ngăn chặn đảo chính do Mỹ sắp đặt.
Thế nhưng, không gì có thể ngăn chặn được sự sụp đổ của Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa, hàng loạt biến cố xảy ra tính từ tháng 4/1963 trở đi chỉ là giọt nước làm tràn ly. Bởi về đối nội, gia đình ông Ngô Đình Diệm bị chống đối khắp nơi. Còn về đối ngoại, Mỹ muốn một sự thay thế người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa.
Một tình tiết rất đáng chú ý, ngày 29/8/1963, vào thời điểm cao trào của sự mâu thuẫn giữa chính quyền Sài Gòn và Washington, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, lên tiếng kêu gọi hai miền Nam - Bắc tham dự một hội nghị hòa bình, thống nhất và trung lập.
Ông Diệm không mặn mà lắm với lời kêu gọi này. Ông Nhu lại tiếp tục bắn tín hiệu cho người Mỹ: "Nếu các ông ngưng ủng hộ chúng tôi, thì chắc chắn sẽ có một chính phủ trung lập xuất hiện để gạt bỏ sự ảnh hưởng của các ông". Ông Nhu đã phạm sai lầm, tín hiệu này của ông càng khiến người Mỹ quyết tâm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ngày 30/10/1963, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông này gọi đó là "Hoàng hôn của các thần linh".
Trong bức mật thư này có đoạn: "Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính".
Theo McCone, Giám đốc CIA thời đó, "Tổng thống Kennedy luôn nhấn mạnh, không được đối xử với ông Diệm cách nào tệ hơn là... lưu đày".
Một tiết lộ khác của tướng Taylor: "Tổng thống đang họp và nhận được tin hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát. Tổng thống đứng phắt dậy, chạy vọt ra khỏi phòng họp. Khuôn mặt Tổng thống lúc đó lộ ra vẻ xúc động và choáng váng mà tôi chưa từng thấy bao giờ".
Tôi không hề tin cố Tổng thống J.Kennedy lại xúc động đến vậy khi nghe tin ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết. Người Mỹ là những người diễn kịch giỏi. Mọi thứ biến động đều do họ giật dây nhưng bất cứ lúc nào họ đều mang khuôn mặt của một kẻ vô can.
Tài liệu cho thấy, sau khi anh em họ Ngô bị bắn chết, ngày 2/11/1963, Bộ Ngoại giao Mỹ có chỉ thị cho Lãnh sự Mỹ ở Huế, rằng: "Cần phải cho Ngô Đình Cẩn tị nạn nếu sinh mạng của ông ta bị nguy hiểm do bất cứ phía nào".
Tiếp đến, ngày 4/11, Bộ Ngoại giao tiếp tục gửi điện hỏa tốc cho Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nhắc lại: "Cần phải tránh việc hãm hại ông Ngô Đình Cẩn bằng mọi giá. Chúng ta phải tận dụng mọi phương tiện của chính chúng ta để đưa ông ấy rời khỏi miền Nam Việt Nam, nếu cần thiết thì đưa luôn mẹ của ông ấy đi".
Ngày 5/11, tức là chỉ sau 1 ngày Bộ Ngoại giao Mỹ có công điện hỏa tốc gửi Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, tướng Đỗ Cao Trí xuất hiện trước Lãnh sự quán Mỹ ở Huế, nói ngắn gọn: "Các ông giao Ngô Đình Cẩn cho chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ không đảm bảo sự an toàn cho Lãnh sự quán".
Sau khi xin lệnh của Washington, phía Lãnh sự quán Mỹ đã giao Ngô Đình Cẩn cho tướng Trí, kèm theo lời đề nghị: "Các ông có quyền xét xử, nhưng không được phép xử tử ông ấy". Chính Đại sứ Mỹ Cabot Lodge cũng trấn an Washington rằng: "Ông Cẩn sẽ không bị xử tử". Thế nhưng, ngày 22/4/1964 Ngô Đình Cẩn đã bị chính quyền mới kết án tử hình và bị xử bắn vào ngày 10/5/1964.
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị sát hại bởi nhóm đảo chính, bởi cả nhóm tướng lĩnh đảo chính lẫn người Mỹ đều sợ vào ngày mà gia đình họ Ngô có thể lật ngược thế cờ. Người Mỹ không muốn để lại hậu họa. Bởi họ thừa sức biết, Ngô Đình Diệm năm 1963 đã không còn là Ngô Đình Diệm của những năm trước đó. Ông Diệm thời điểm 1963, như một con hổ đã bị tước hết vuốt lẫn cắt gọn nanh.
Người hạnh phúc nhất sau cái chết của anh em họ Ngô chính là Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, Cabot Lodge. Cabot Lodge trước khi sang Sài Gòn đã rất muốn thay thế Ngô Đình Diệm. Thậm chí, cái chết của anh em họ Ngô cũng được Cabot Lodge đón nhận rất hân hoan. "Việc ông Diệm và ông Nhu bị bắn chết, là ngoài ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính. Hơn nữa đây chỉ là chuyện không may, bởi không ai có thể giữ hết được trật tự khi đảo chính xảy ra". (Báo cáo của Cabot Lodge gửi Washington sau ngày 1/11/1963).
Cabot Lodge còn minh chứng cho thói cáo già của mình, ông đã nhận lời với linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Đại học Huế rằng: "Tôi sẽ làm mọi cách để ông Cẩn không bị khép án tử hình. Lời tôi hứa với Cha hôm nay cũng là lời tôi hứa với Đức Giáo hoàng. Vậy bây giờ, trước mặt Cha tôi xin nhắc lại lời hứa đó".
Kết quả, ai cũng đã biết, Ngô Đình Cẩn vẫn bị bắn chết.
Sự tuyệt vọng của Ngô Đình Diệm
Trở lại thời khắc rạng sáng ngày 1/11/1963, sau một thời gian mật đàm với Conene - nhân viên cấp cao của CIA, tướng Dương Văn Minh quyết định cho nhóm đảo chính tấn công Dinh Độc Lập. Lực lượng phòng vệ ở Dinh nhanh chóng thất thủ, anh em Diệm-Nhu tháo chạy khỏi Dinh Độc Lập về ẩn náu tại Nhà thờ Cha Tam (Nhà thờ St Francis Xavier) ở khu Chợ Lớn.
Tại đây, Tổng thống Ngô Đình Diệm chính thức phát đi tín hiệu đầu hàng nhóm đảo chính. Trước khi chạy sang Nhà thờ Cha Tam, khi quân đảo chính đang bao vây Dinh Độc Lập, cả ông Diệm và ông Nhu đều rất bình tĩnh. Thậm chí, ông Nhu còn trấn an ông Diệm rằng cứ yên tâm, sẽ có một cuộc "phản - đảo chính" kiểu như Trần Thiện Khiêm và Huỳnh Văn Cao từng làm vào tháng 11/1960.
Niềm tin của ông Nhu chủ yếu dựa trên hai kế hoạch Bravo 1 và Bravo 2 đã được ông giao cho tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định thực hiện khi xảy ra chính biến. Nhưng, cái đau của anh em ông Diệm là đều không nhìn thấy rõ tướng Đính lại là người nằm trong nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính.
Ông Ngô Đình Quỳnh kể về cha mẹ ông và cuộc đảo chính tháng 11/1963 ở VNCH
Ông Ngô Đình Quỳnh kể về cha mẹ ông và cuộc đảo chính tháng 11/1963 ở VNCH
Bài viết cho BBC News Tiếng Việt dựa trên cuộc phỏng vấn video của nhà báo Phạm Cao Phong thực hiện tại Brussels, Vương quốc Bỉ với ông Ngô Đình Quỳnh, tháng 12/2022.
Kể từ khi được đưa sang Rome tháng 11/1963, ông Ngô Đình Quỳnh chưa vào giờ trở về Việt Nam
Trong một buổi chiều ở Brussels, khi nhưng giọt nước mưa mùa đông vẽ những đường kỷ hà bên ngoài cửa kính khách sạn Amigo, tôi có dịp gặp ông Ngô Đình Quỳnh, con trai út của bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu.
Ông kể cho tôi bằng tiếng Pháp câu chuyện thoát hiểm kỳ lạ mấy anh em sau ngày 1/11/1963, khi quân đảo chính sát hại Tổng thống Diệm và cha ông:
"Có một câu chuyện nhỏ thế này. Cha của chúng tôi đã bố trí dự phòng một kế hoạch khi có biến. Một vị đại tá được giao trách nhiệm coi sóc chúng tôi, anh tôi là Ngô Đình Trác, tôi và em gái tôi Ngô Đình Lệ Quyên ở Đà Lạt, thành phố nơi chúng tôi sinh sống.
Phòng nếu khi cuộc đảo chính xảy ra, vị đại tá với số ít người thân tín và những cận vệ được ba tôi cắt cử trông nom được dặn phải lập tức đưa chúng tôi vào rừng. Mục đích là để tránh cho phe đảo chính bắt cóc chúng tôi làm con tin, dùng chúng tôi làm áp lực lên bác tôi và cha tôi, dồn họ vào tình thế khó xử. Để bác tôi và cha tôi không phải lo lắng, bận tâm về số phận của mấy anh em tôi trong trường hợp phe đảo chính xử dụng thủ đoạn này. Đó là một kế hoạch nhằm bảo đảm sinh mạng cho chúng tôi. Cha tôi đã dự phòng một kế hoạch như thế.
Chúng tôi lẩn trốn vào rừng, di chuyển trong ba ngày. Chúng tôi mang theo một máy thu thanh để hóng tin tức, để biết chuyện gì đã xẩy ra, để biết cuộc đảo chính diễn biến ra sao. Khi được tin bác tôi và cha tôi đã bị sát hại, vị đại tá dẫn chúng tôi ra khỏi rừng trở lại gặp viên tư lệnh Đà Lạt, người mà cha tôi tin cậy. Ông Tư lệnh sẽ coi sóc chúng tôi. Chẳng may, ông đã bị phe đảo chính bắt giữ. Khi chúng tôi đến nơi, ông đã bị cầm tù."
Ông Ngô Đình Quỳnh, trong trang phục sang trọng, nét nhìn u buồn, quý phái kể tiếp:
"Tôi nhớ là họ đưa chúng tôi vào một góc phòng khách và bàn tán với nhau. Chúng tôi hiểu là họ đang hỏi nhau, có phải giết chúng nó đi không ?
Không biết bằng cách nào mẹ tôi đã liên lạc được với họ trên điện thoại đúng vào thời điểm đó.
Tôi thấy một vị tướng đứng dậy, ra nhấc máy và trả lời. Ông ta chỉ nói" dạ, dạ, dạ " rồi dập máy. Có thế thôi.
Về sau mẹ tôi bảo lần ấy có nói "Các ông mà đụng đến con tôi, sẽ biết tay tôi." Không biết một người phụ nữ còn ở ngoài nước, đã mất hết quyền thế, chồng và anh rể vừa bị sát hại, còn có thể làm gì cho người ta sợ?
Tôi nghĩ có thể lương tâm họ không được yên vì đã phản bội rồi giết bác tôi, giết cha tôi. Như thế đủ lắm rồi."
Sau cuộc đảo chính chớp nhoáng, lật đổ một chế độ có những năm mà sử sách ca ngợi là Vàng Son, người ta đưa anh em ông Ngô Đình Quỳnh ra khỏi Nam Việt Nam. Ông kể tiếp:
"Sau đó họ cho chúng tôi lên một máy bay. Một chiếc phi cơ Boeing. Chỉ có chúng tôi trên chiếc máy bay đó, anh Trác tôi, em gái tôi Lệ Quyên, tôi và thêm một người Mỹ, có thể nghĩ rằng đó là một người của CIA.
Thời bấy giờ máy bay không bay thẳng một mạch được, phải đỗ lại giữa đường. Tôi nhớ nơi đỗ lại là Karachi. Sau đó là Rome."
"Sao lại Rome ? Vì bác tôi, Giám mục Ngô Đình Thục ở đó. Mẹ tôi và chị tôi Ngô Đình Lệ Thủy từ Mỹ sang, đến đoàn tụ với chúng tôi. Ba anh em chúng tôi, anh cả tôi, tôi, và em gái, đến Rome là như thế."
Không thể tin được
Ông Quỳnh kể tiếp, sau đó cả mấy tháng, dù báo chí và những bức ảnh tràn lan về cuộc đảo chính lan tỏa khắp thế giới, mẹ ông và cả cá nhân ông đều không tin là ông Nhu đã bị giết (ngày 02/11/1963):
"Ba tôi nhiều khi biến mất cả tháng, không để lại tin tức gì. Tôi tin rằng ba tôi đang trong một sứ mệnh bí mật nào đó. Mẹ tôi cũng thế, bà không tin là họ có thể thủ tiêu chồng mình."
Câu chuyện thoát hiểm của ba anh em ông Quỳnh ám ảnh tôi rất lâu. Có những điều không lý giải được về Định mệnh chăng? Nếu không phải vào giờ ấy, phút ấy, ngày ấy và cú điện thoại của người mẹ gọi từ Mỹ hẳn cả ba đứa trẻ vô tội đã bị giết? Các toán biệt kích và cả máy bay đã được gửi để săn đuổi.
Câu chuyện ly kỳ như sự tích chòm sao Aries, tinh vân gắn với thân phận những người di tản buồn lấp lánh trên giải Thiên hà. Đây là chòm sao thứ nhất trong cung Hoàng Đạo có hình chiếc sừng dê.
Định mệnh của bà Trần Lệ Xuân ẩn dưới tinh cầu Aries. Chú giải về chòm sao này có phần đúng với tính cách của bà với cái đầu đầy ý tưởng muốn thay đổi thế giới.
Aries Trần Lệ Xuân cũng đã một lần cứu thoát ông Diệm và ông Nhu trong cuộc đảo chính hụt ngày tháng 11/1960.
Ghi chép xúc động của đại úy Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng thống Diệm kể câu chuyện sau :
"Khi Tổng thống Diệm tuyên bố từ chức giao quyền lại cho phe phái quân nhân đảo chánh, tình hình trong dinh Độc Lập bệ rạc, sửa soạn rẽ sang con đường mới.
Tổng thống Diệm ngồi thừ trên ghế xa-lông, ông Ngô Đình Nhu vầng trán nhăn lại. Đại tá Nguyễn Khánh đưa ra kế hoạch chống đảo chánh và đợi lệnh. Bà Nhu ngồi cạnh ông Nhu vẻ mặt đanh thép. Tổng thống Diệm nhìn thẳng về phía ông Nhu hỏi:
- Chú định thế nào?
Ông Nhu đáp:
- Anh làm Tổng thống thì anh định đoạt chứ tôi đâu có làm Tổng thống.
Tổng thống Diệm yên lặng, ông Nhu đăm chiêu thêm. Thế là chẳng có ý kiến định đoạt nào cả. Một khắc thời gian trôi qua cũng đủ làm thay đổi, suy sụp chính thể.
Bà Nhu giận dữ đứng dậy gỡ khúc rối trên bước đường chính trị của Tổng thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu, bằng thái độ hùng hổ :
- Tại sao chúng ta lại thất bại một cách dễ dàng như thế ?
Thái độ bà Nhu như gáo nước lạnh thức tỉnh Tổng thống Diệm, ông Nhu và Đại tá Nguyễn Khánh. Ba đôi mắt chính trị, lãnh tụ và quân sự đổ dồn vào bà Nhu.
Bà Nhu lạnh lùng hướng về phía ông Nhu hùng hổ nói :
-Anh nói vậy sao được, phải giúp Tổng thống!
Quay qua Tổng thống Diệm, bà Nhu nói :
- Tổng thống cương quyết dẹp đảo chánh hay hàng ? Bây giờ chúng ta phải làm như thế này… Như thế này…
Trong lúc đó Đại tá Khánh tròn cặp mắt ốc nhồi nhận lệnh. Bà Nhu nói thật nhiều, thật dữ…Kết quả cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 thất bại.
Hành động của bà Nhu thúc đẩy Tổng thống Diệm trở bại thành thắng…"
Ông Quỳnh kể thêm về biến cố này :
"Trong cuộc đảo chính hụt, mẹ tôi là người duy nhất đã hiểu tình thế. Khi lính nhảy dù tấn công Dinh Tổng thống, các tướng đều hoảng hốt, không hiểu việc gì đang diễn ra. Tổng thống và các tướng lĩnh không hiểu, tại sao binh chủng tinh nhuệ lại quay ra tạo phản. Mọi người đều nghĩ là cần phải thương lượng với nhóm đảo chính.
Mẹ tôi nói, thương lượng là giải pháp sai. Chỉ cần ra đài phát thanh tuyên bố, Tổng thống đang được an toàn tuyệt đối. Chỉ cần giải thích là một số tướng lĩnh chỉ huy đã dối trá, lừa dối quân lính. Không có chuyện quân đội làm phản. Giải pháp chỉ đơn giản thế thôi !!!
Ngoài mẹ tôi ra, chẳng ai hiểu việc gì đang xẩy ra, chẳng ai thấy nhìn nhận được tình thế và biết phải xử lý thế nào.
Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy thăm Mỹ khi xảy ra vụ đảo chánh tháng 11/1963
Bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu
Lý giải làm sao, một người đàn bà 36 tuổi làm được điều ấy?
Mấy câu "phải thế này, phải thế này "của bà Nhu đã đẩy lui Lữ đoàn thiện chiến mũ đỏ do Trung tá Vương Văn Đông, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Nguyễn Triệu Hồng chỉ huy.
Các sĩ quan đảo chính thất bại, ôm đầu máu chuồn vội lên chiếc máy bay khu trục Douglas Skyraider trốn chạy qua Campuchia.
Bà Nhu sinh năm Giáp Tý 1924. Năm Canh Tý 1960 là năm tuổi của bà, thời điểm mà các thầy chiêm tinh khuyên ''ốc không mang nổi mình ốc, đừng mang cọc cho rêu''.
Song bà Nhu lại bướng. Bà không muốn để quân đảo chính trói tay, đâm đến 15 nhát dao và bắn vào đầu như chồng bà ba năm sau. Như thế là có tội?
Vì thế, người đời ghét bà Nhu chăng? Bà là con chuột Lửa, như con chuột trong câu chuyện ngụ ngôn của Jean de La Fontaine dùng những chiếc răng nhỏ cắn nát những mắt lưới đang chụp lên sinh mệnh Đệ Nhất VNCH, giải thoát cho ông Diệm và ông Nhu.
Bà giỏi hơn cả con cừu Aries. Bà không ôm con chạy khi Dinh Gia Long bị nã đại bác. Bà ra những mệnh lệnh quân sự, điều binh khiển tướng. Ngày 11/11/1960, nếu không có "bóng hồng trong cung " Trần Lệ Xuân công Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu hẳn không toàn mạng sống và Đệ nhất VNCH không sống thêm 1000 ngày ?
Trả lời câu hỏi của tôi về hai biến cố đảo chính 1960, 1963, cựu đại tá Hoàng Cơ Lân của lực lượng tinh nhuệ này, người trực tiếp chứng kiến cái chết của em ông là Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng nói :
"Nếu mà nói, hồi 1963 bà Ngô Đình Nhu ở nhà, tình hình sẽ khác, thì nhiều người nói, mà tôi cũng tin như vậy. Bà có linh tính của người đàn bà rất thông minh. "
Thời khắc Định mệnh đó, lẽ ra cần có những quyết định cứng rắn và kịp thời. Nếu năng động, với lực lượng sẵn có trong tay đang bảo vệ Dinh Gia Long, ông Diệm và ông Nhu có cơ hội lật ngược thế cờ.
"Qua Đài Phát Thanh lúc 4 giờ Tổng Thống Diệm nghe rõ giọng nói của 22 vị tướng tá xướng danh để áp đảo tinh thần Dinh Gia Long.
Ông Ngô Đình Quỳnh trả lời phỏng vấn của nhà báo Phạm Cao Phong cuối năm 2022 ở Brussels, Bỉ
Tổng thống Diệm bảo Đại úy Bằng và các sĩ quan tùy viên:
-Các Tướng bị bọn nó bắt cóc làm con tin đấy thôi.
Cũng vì vậy khi Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ xin Tổng Thống cho đem quân lên Bộ Tổng Tham Mưu để "giải thoát" các tướng Tá thì Tổng thống khước từ với lý do:
-Mình đem quân lên giải cứu, bọn nó sẽ giết hết các tướng để từ từ coi.
Cũng vào lúc 4h30 Trung tướng Đôn có điện đàm với Tổng thống Diệm yêu cầu Tổng thống Diệm và ông Nhu từ bỏ quyền hành và xuất ngoại, vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hòa, Dinh Gia Long.
Tổng thống Diệm nói như quát:
-Quân mô? Vây ở mô?
Sự thực, lực lượng đảo chánh không đáng kể… Quân của Sư đoàn 5 vẫn còn ở bên ngoài Đô Thành. Phía Phú Lâm, Chợ Lớn, cầu Chữ Y, Khánh hội, Thị Nghè còn bỏ trống.
Theo Thiếu tướng Lâm Văn Phát thì vào giờ đó, Hội Đồng Tướng Lãnh chưa biết phải làm gì và hoàn toàn giao động vì vị nào cũng tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn III (trong đó có Sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hòa và Dinh Gia Long cũng như đã làm chủ tình hình Saigon Gia Định Chợ Lớn, nhưng ngược lại, các cánh quân chủ lực của cuộc đảo chánh vẫn còn rời rạc lẻ tẻ và chưa vượt qua cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè thì đã bị Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống chặn đứng tại Đa Kao và Sở Thú.
4h30, một cú điện thoại từ Bộ Tổng tham mưu gọi cho Thiếu tá Duệ:
-Kéo thẳng lên đây đánh thốc vào Bộ Tổng tham mưu, ở đây chỉ lèo tèo vài đại đội tân binh và lính truyền tin.
Thiếu tá Duệ hỏi:
-Tướng lãnh làm gì trên đó?
Ông Duệ được trả lời:
-Cha con mấy trự đang xanh mặt "té đái…"
Sự thực Chiến Đoàn Vạn Kiếp của Trung Tá Vĩnh Lộc cho đến lúc ấy vẫn còn án binh phía bên kia cầu Phan Thanh Giản.
Tổng thống Ngô Đình Diệm của VNCH trong một lần thăm Đài Loan và được Thống chế Tưởng Giới Thạch đón tiếp
khoảng 4h30, khi Đại Tá Phát đến một căn nhà ngay ngã tư Phan Thanh Giản- Đinh Tiên Hoàng được coi như bản doanh tiền phương của Sư đoàn 5 và chiến đoàn Vạn Kiếp thì lúc ấy Trung tá Vĩnh Lộc đang say ngất ngư và cũng như chưa biết phải tiến quân như thế nào…
Sĩ quan cũng như binh sĩ vẫn còn ngơ ngác không biết phải làm gì… chỉ thị của thượng cấp hết sức mơ hồ.
Tướng Lâm Văn Phát cũng tiết lộ, vào giờ phút đó, các Tướng tá tại Bộ TTM gần như tuyệt vọng, ai nấy xanh mặt và chuẩn bị valise để lên đường tẩu thoát.
Trung tá Nguyễn Cao Kỳ trách nhiệm phần vụ "nếu thất bại sẽ dùng mấy chiếc Dakota của Liên đoàn Vận Tải để đưa các tướng tá qua Thái Lan" .
Các Tướng tá hồi hộp từng phút giây theo dõi cuộc tiến quân của Quân đoàn III nhưng chỉ nghe thấy tiếng nổ xa xăm… 4h30, Trung tá Kỳ dẫn 2 phi công vào trình diện Hội Đồng Tướng lãnh. Hai phi công này lái AD nhào lộn oanh kích khu vực thành Cộng Hòa và sự hiện diện của ba chàng Không quân này tựa hồ như cơn gió mát giữa cơn nồng nặc nghẹt thở trong phòng Hội Đồng.
Trung úy Niên thấy tình hình rất lâm nguy. Bỗng nhiên, ông nhận được tin từ Hội đồng Tướng lãnh cho biết: Đại tá Lâm Văn Phát tạm thay Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, thống lãnh Sư đoàn 5 để thanh toán Dinh Gia Long và thành Cộng Hòa. Được tin này, Trung tướng Dương Văn Minh biến sắc.
Một số Tướng lãnh gỉ tai nhau: "Thôi hỏng rồi… tại sao Đính lại giao cho Phát như thế tụi nó quật ngược lại bọn mình rồi". Không khí nghẹt thở."
(Trích theo cuốn: Làm sao giết một Tổng thống-Lương Khải Minh)
Cơ đồ của ông Diệm, ông Nhu chìm biển sâu như thế. Lịch sử sẽ khác đi, nếu bà Nhu có mặt tại Sài Gòn vào ngày 1/11/1963?
Tôi lật những trang ảnh của tạp chí Life giai đoạn đó, nhìn vào tấm hình bà Trần Lệ Xuân trong chiếc áo dài mầu rêu xanh pha ánh vàng và suy nghĩ về thân phận con người Việt Nam, nhất là một phụ nữ ở đỉnh cao chính trị.
Còn về con người xương thịt của bà Ngô Đình Nhu. Cũng tương tự như Aries, bà Nhu chẳng có một cơ hội đặt một cành hoa nhỏ, nơi anh rể và chồng mình nằm xuống, nơi vĩnh viễn trở thành bến đợi hiu hắt. Bà mất vào một ngày tháng Tư ở Rome năm 2011.
Tôi đặt câu hỏi cho ông Ngô Đình Quỳnh :
-Nhiều tướng lĩnh Sài Gòn, thậm chí một đại tá trong binh chủng nhảy dù nói với tôi rằng : Nếu người mẹ của ông, bà Trần Lệ Xuân có mặt tại thời điểm xảy ra cuộc đảo chính năm 1963,
Đến khi phát hiện ra sự thật, ông Diệm không còn cách nào khác là dựa vào niềm hy vọng cuối cùng là cái uy của một Tổng thống, người từng hất cẳng Bảo Đại, tống cổ Nguyễn Văn Hinh, dẹp loạn Bình Xuyên, trấn áp các giáo phái ở miền Nam, loại bỏ các đối thủ chính trị sừng sỏ lên làm Tổng thống, nhằm thương thuyết một cuộc ra đi trong danh dự với nhóm tướng lãnh cầm đầu.
Ông ta đã chủ động gọi cho tướng Trần Văn Đôn, cánh tay mặt của tướng Dương Văn Minh để thương lượng.
"- Tướng lĩnh các anh đang làm cái gì vậy?
- Thưa cụ, chúng tôi đã đề nghị với cụ nhiều lần rằng cụ cần cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân, nhưng đã không được cụ quan tâm. Bây giờ, đã đến lúc quân đội phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Mong cụ hiểu cho chúng tôi.
- Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau để nói chuyện? Chúng ta sẽ bàn về cái mạnh và cái yếu của chế độ. Từ đó, tìm ra con đường nhằm củng cố lại chế độ.
- Có lẽ đã quá muộn để ngồi lại. Và việc bàn luận là không còn cần thiết nữa, thưa cụ!
- Chưa bao giờ là muộn cả. Do đó, tôi mời tất cả các anh đến dinh để cùng bàn những vấn đề. Và cuối cùng, đưa ra một giải pháp khiến cả hai phía đều thỏa mãn.
- Thưa cụ, tôi phải hỏi ý kiến của những người khác xem sao".
Sau cuộc điện đàm với tướng Đôn, ông Diệm đã phần nào mường tượng được mình không còn là người nắm quyền lực tối thượng trong nền Đệ nhất Cộng hòa. thì chưa chắc sự phản bội của nhóm tướng lĩnh có cơ may thành
Nhà báo Phạm Cao Phong (bìa phải) nói về ông Ngô Đình Quỳnh (giữa hình), Bìa trái là ca sĩ Youtuber Anh Chi: 'Tôi như thấy cả bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu trong nét mặt, ánh mắt của người con út họ, sống sót gần 60 năm trước sau cuộc đảo chính làm thay đổi số phận VN"
Ông có nghĩ rằng, có một âm mưu tách mẹ ông ra khỏi biến cố đó ?
Ông Ngô Đình Quỳnh trả lời :
-Có. Có một cơ mưu để đẩy xa bố tôi và mẹ tôi. Chúng tôi có biết là chính phủ Mỹ đã làm ám lực rất mạnh để bác tôi lìa khỏi cả bố tôi lẫn mẹ tôi, vì họ sợ ảnh hưởng của hai người. Nhất là của mẹ tôi, vì trong cuộc đảo chính hụt mới qua, họ đã thấy mẹ tôi là người duy nhất đã hiểu tình thế.
Khi thấy mẹ tôi sáng suốt như thế, họ âm mưu với nhau là phải làm sao đẩy mẹ tôi đi xa, nếu muốn tiến hành đảo chính một lần nữa. Và họ đã thành công.
Họ không thành công với cha tôi. Cha tôi không chịu rời bác tôi. Không đời nào. Bác tôi cũng nhất quyết không rời cha tôi.
Đã 60 năm xa rời đất nước, ông Ngô Đình Quỳnh cũng chưa một lần trở về Việt Nam. Đến bao giờ, ông mới có dịp nghiêng mình trước mộ phần người cha đã mất, khi ông mới 11 tuổi? Đất nước nơi bác ông, cha mẹ ông gây dựng lên một chính thể - có người gọi là 'triều đại' - đã mấy lần đổi thay chế độ, và chỉ muốn quên hết họ đi, đẩy hết họ vào các trang sử mờ mịt.
Ấy thế mà ông Ngô Đình cứ ngồi đây, nói chuyện với tôi. Ông là ai, t
16h30' ngày 1/11/1963, tức buổi chiều ngày đảo chánh. Ông Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Mỹ Cabot Lodge.
"- Một đơn vị quân đội đang làm loạn. Và thông qua ông Đại sứ, tôi muốn biết thái độ của người Mỹ về vấn đề này ra sao?
- Xin lỗi Tổng thống, tôi không nắm được thông tin đầy đủ về chuyện này để trả lời Tổng thống. Tôi có nghe tiếng súng nổ ở đâu đó, nhưng rất tiếc tôi không nắm chắc chuyện gì đang xảy ra.
Hơn nữa, thưa Tổng thống hiện tại đang là 4 giờ 30 phút sáng theo giờ của đất nước chúng tôi. Do đó, Chính phủ Mỹ không thể kịp thức dậy để bày đỏ quan điểm nào đó vào lúc này.
- Nhưng ông cũng phải có một số ý kiến rõ rệt chứ. Dẫu sao, hiện tại tôi cũng đang nắm quyền tối cao tại đất nước này. Tôi đã cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi muốn một thái độ hành xử đúng đắn vào lúc này, điều mà trách nhiệm và ý thức luôn đòi hỏi ở tôi. Tôi luôn tin tôi đã làm đúng bổn phận của mình.
- Chắc chắn ngài đã làm đúng bổn phận của ngài, thưa Tổng thống. Như tôi đã nói với ngài sáng nay, tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm cũng như sự đóng góp to lớn của ngài dành cho đất nước ngài. Không ai có thể phủ nhận những gì ngài đã làm. Nhưng thú thật, hiện tại tôi đang lo cho sự an toàn của ngài.
Tôi có một báo cáo cho biết những người chịu trách nhiệm tình hình hiện nay sẵn sàng cấp cho ngài và em của ngài giấy thông hành an toàn rời khỏi đất nước nếu như ngài từ chức. Ngài đã từng nghe nói đến việc này chưa?
- Không, tôi không biết. Ông Đại sứ có số điện thoại của tôi chứ?
- Vâng, tôi có. Nếu ngài cần đến tôi về những chuyện liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng của ngài, thì ngài hãy gọi điện thoại cho tôi bất cứ lúc nào.
- Cảm ơn ông, tôi đang cố gắng thiết lập lại trật tự.
- Biết không thể trông chờ từ "người bạn" Mỹ nữa, Tổng thống Diệm quay số của tướng Đôn, để tiếp tục thương thảo.
"- Các anh nghĩ gì về đề nghị của tôi?
- Thưa cụ, chúng tôi đã trao đổi kỹ cùng nhau theo đề nghị của cụ. Nhưng rất tiếc, chúng tôi không tìm ra điểm chung giữa hai phía để có thể ngồi vào bàn đàm phán với cụ. Tôi nghĩ, cụ cùng ngài cố vấn (tức Ngô Đình Nhu), nên rời khỏi đất nước...".
Đó là tất cả những gì Tổng thống Ngô Đình Diệm có thể nói với thuộc cấp của mình, trước khi hai anh em ông Đại úy Nhung bị sát hại.
Tướng Dương Văn Minh đã chết
Cựu tổng thống cuối cùng của chính quyền miền Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh, đã qua đời tối 6/8 tại Bệnh viện Huntington Memorial, bang California (Mỹ), ở tuổi 86, sau nhiều năm bị bệnh phải ngồi xe lăn. Bà Mai Dương, con gái tướng Minh, cho biết ông chết do bị ngã tại nhà riêng hôm chủ nhật.
Ông Dương Văn Minh.
Ông Dương Văn Minh được lập làm tổng thống của chính quyền ở miền Nam Việt Nam vào ngày 28/4/1975 và chỉ tại vị được chưa đầy 72 giờ. Ngày 30/4, quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng, bị bắt, tạm giam, nhưng sau đó được phép di cư sang Pháp vào năm 1983. Vài năm sau đó, ông chuyển sang California sống với con gái.
Sinh năm 1916 tại tỉnh Mỹ Tho, ông Dương Văn Minh theo học một trường Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn (Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk cũng từng là học sinh trường này). Đường binh nghiệp của tướng Dương Văn Minh bắt đầu vào những năm 1940, khi đó ông ta là một trong số 50 sĩ quan người Việt Nam được thăng cấp trong hàng ngũ quân đội Pháp. Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam (năm 1954), ông Dương Văn Minh gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa (miền Nam VN) và được thăng tiến rất nhanh. Lính gọi ông là “Minh lớn” bởi viên tướng có chiều cao quá khổ - 1,83 m, ngoài ra còn để phân biệt với một sĩ quan khác cùng tên là tướng Nguyễn Văn Minh, "Minh nhỏ".
“Minh lớn” đóng vai trò chủ đạo trong vụ đảo chính họ Ngô (1/11/1963). Vụ đảo chính do Mỹ hậu thuẫn này đã chấm dứt chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Hồi đó, tướng Minh giữ vị trí số hai trong quân đội Sài Gòn. Hai tháng sau, tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Tướng Minh thất thế trong một thời gian ngắn.
Năm 1971, tướng Minh tái xuất chính trường và đối đầu với đương kim tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ trong cuộc chạy đua tranh chức tổng thống. Cuối cùng, ông Minh đã rút lui sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là trò múa rối. Cũng có thể, ông rút lui vì tự thấy mình sẽ thua. Nguyễn Văn Thiệu trở thành tổng thống mà không phải cạnh tranh với đối thủ nào cả.
Nhiều người trong chế độ Sài Gòn cho rằng rất có thể, tướng Minh là lãnh đạo của một “lực lượng thứ ba”. Lực lượng này có khả năng “dàn xếp” với miền Bắc để tránh một cuộc “chuyển giao quyền lực” có tiếng súng, nhưng nỗ lực của tướng Minh đã bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cản trở.
Lên làm tổng thống khi quân đội Sài Gòn đang liên tục thất bại trên chiến trường, nhận thấy tình hình không thể thay đổi được, ông Dương Văn Minh đã đưa cả gia đình ra nước ngoài, trừ vợ vì bà muốn ở lại cùng chồng. Trưa ngày 30/4/1975, tại Dinh Độc lập, ông Dương Văn Minh gặp đại tá Bùi Tín, khi đó là phó tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vị tổng thống thất thế uể oải: “Tôi đã đợi từ lâu để chuyển giao quyền lực cho ông”. Đáp lại, Bùi Tín nhấn mạnh: “Không có vấn đề chuyển giao quyền lực ở đây. Chế độ của ông đã sụp đổ. Người ta không thể chuyển giao cái mà người ta không có được”.
Tướng Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức. Về việc này, có nhiều cách giải thích khác nhau cho câu hỏi của sử gia, nhà báo Mỹ Stanley Karnow (tác giả bộ phim tài liệu Việt Nam - Thiên lịch sử truyền hình): “Tại sao ông Minh không ra quyết định tử chiến, điều mà ông có thể làm?”. Một sĩ quan Việt Nam trả lời: “Ông Minh là người Việt Nam, có thể vấn đề ở chỗ ấy”. Còn Trần Quang Thuận, thành viên quốc hội Sài Gòn cũ, hiện sống ở California, thì nhận định: “Có lẽ Dương Văn Minh nghĩ sẽ dàn xếp được với miền Bắc, vì ông có một người anh em làm cho phía bên kia. Dường như đó là chuyện phi thực tế. Quan hệ với một người không đủ tạo ra ảnh hưởng”.
Ông Trần Quang Thuận cũng cho biết, những năm sau này, ông đã có nhiều dịp nói chuyện với tướng Minh và viên tướng thường than thở rằng mình đầu hàng quá nhanh chóng. Tuy nhiên, theo ông Thuận, Dương Văn Minh cho rằng đầu hàng là cách lựa chọn tốt nhất cho người Việt Nam. “Ông nói với tôi: 'Chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu? Một năm? Hai năm? Cuối cùng thì cũng phải đầu hàng thôi, không thể đánh mãi được, đầu hàng càng nhanh càng tốt’. Tốt cho người dân Sài Gòn. Ông Minh đã nói với tôi như vậy, rất thẳng thắn. Ông ấy muốn tránh đổ máu”.
Tướng Minh có ba con, một gái hai trai, và vài cháu nhỏ. Hiện con trai ông sống ở Paris. Con gái từng sống cùng cha tại California.
Dương Văn Nhựt (Dương Thanh Nhựt, Dương Văn Nhật, Ba Nhật), bí danh khi hoạt động cách mạng là Mười Ty, sinh ra tại làng Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho (1918 – 1999) là một Đại táQuân đội nhân dân Việt Nam(CSBV) trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là em trai của Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Ông là trung đoàn phó Việt Minh thời chống Pháp, rồi làm cán bộ Cục địch vận, hoạt động đơn tuyến chuyên theo dõi diễn biến của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ tháng 12 năm 1960. Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, ông Nhựt có đến nhà anh trai tác động để rồi ông Minh cho thả tất cả tăng ni Phật tử, trí thức, sinh viên bị bắt.
Cuối năm 1967, cô Sáu (Dương Thu Hà em gái ba ông Minh, Nhựt, Sơn) mất ở Paris (Pháp) thì ông Dương Văn Minh sang dự lễ tang, có ý muốn ở lại thêm để gặp em trai nhưng không đợi được. Ba Nhựt được tổ chức chỉ thị phải đi Pháp gặp anh nhưng sang muộn, đành truyền đạt lại tin cho ông Minh qua người nhà. Sau đó Ba Nhựt được lệnh về ngay Hà Nội gặp Cục trưởng Cục địch vận Võ Văn Thời, ông còn được Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn mời cơm và nhận chỉ thị vào Sài Gòn tìm cách gặp bằng được người anh. Trước khi vào Sài Gòn, ông phong quân hàm Trung tá (sau này về hưu mới có hàm Đại tá). Nhưng ông phải chờ cơ hội để khi anh mình nắm được chính quyền.
Ông mất vào năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NƠI AN NGHỈ CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
TẠI NGHĨA TRANG LÁI THIÊU (BÌNH DƯƠNG) BỊ CS BÔi BẨN .
Những người yêu mến Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đều hết sức đau đớn và phẫn nộ trước sự kiện được người dân truyền tin cho nhau vào ngày 1.5.2023 ở Việt Nam: Nơi an nghỉ của cả hai cụ tại Nghĩa trang Lái Thiêu đã bị kẻ gian xâm nhập và dùng chất bẩn đổ lên để hủy hoại. Những người đến quan sát tận nơi nói đây là loại nhớt đen bỏ đi của xe máy, mục đích để tổn thương những ai đến thăm viếng mộ phần.
Mộ của cụ Ngô Đình Nhu thì chưa kịp bị đổ chất bẩn. Theo lời kể thì có lẽ như khi đang lén lút vào thực hiện gian sự, chỉ vừa kịp làm ở phần mộ cụ Diệm, thì dường như có người nhìn thấy nên kẻ gian đã vội bỏ đi. Ngay sau đó, việc làm sạch đã diễn ra nhưng không hoàn toàn tẩy hết được hết các chất bẩn, màu nhớt đen vẫn còn lưu lại trên mộ phần.
Mục đích của kẻ gian rất rõ ràng: Chúng nhắm vào bia mộ, định làm đen cả tấm bia, vốn khiêm tốn chỉ có chữ Huynh và ngày mất. Có người hay tin đã khóc, và nói rằng hành hạ nơi yên nghỉ của người đã mất là vô cùng tàn nhẫn, và không hiểu vì sao lại có thể xảy ra sau hàng chục năm như vậy. Chưa nói đó là nơi tôn kính của hai cụ Diệm và Nhu, là nhân vật lịch sử của miền Nam Việt Nam, và là những người đặt nền móng cho nền Đệ nhất Cộng Hòa.
Cũng có ý kiến liên đới về việc miếu thờ của Đại tá Nguyễn Đình Bảo và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trên ngọn đồi Charlie gần đây bị phá hoại. Dường như có một chiến dịch âm thầm hủy hoại các nơi mà người dân vẫn tự lập nên để thờ phượng, hay đến để thể hiện sự tôn kính mà không quan tâm đến sự tức giận của chính quyền. Một tin tức khác mới đến, mà Saigon Nhỏ chưa kịp kiểm chứng, là một số ngôi mộ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh chưa rõ hết tên họ ở Quảng Trị, khi người dân dọn và trồng hoa mới vừa tìm thấy, thì bị chính quyền hăm dọa là sẽ cải tạo đất và sớm cho phá đi.
Hai cụ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mất cùng ngày 2 tháng Mười Một năm 1963. Hai ông là những chính khách lỗi lạc của lịch sử Việt Nam. Ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 cho đến khi bị lực lượng quân sự đảo chính vào năm 1963. Kẻ thù lớn nhất của hai cụ là cộng sản. Với tầm nhìn sáng suốt và quyết liệt, hai cụ đã xác định từ đầu, là những kẻ đem chủ nghĩa cộng sản vào đất nước tức đang gieo mầm tai họa cho dân tộc và tổ quốc.
Một trong những người lên tiếng về sự kiện này, Facebooker Thương Một Người viết rằng: "Trước mộ ông, tôi đã nói với ông, mong ông phù hộ cho nước Việt Nam ngày càng cường thịnh. Ông hãy bảo vệ những người con yêu nước đang bị giam cầm và giúp họ vượt qua sự dữ. Trăm năm trước, tổng thống chỉ mong người Việt Nam sẽ đoàn kết trong tình tự dân tộc. Đến nay, dẫu đất nước có thống nhất nhưng lòng người thì không. Con đường cái quan đã thống nhất trong thực địa nhưng sợi dây tình yêu quê hương dân tộc thì không. Tình tự dân tộc vẫn chỉ là ngôn từ".
Tổng thống Ngô Đình Diệm là người của dân tộc. Ông và gia đình ông luôn là một trong những gia đình Nho gia truyền thống mang niềm tin tôn giáo Công giáo La Mã như nhiều người Việt Nam khác. Vì ông là người Việt Nam nên người yêu mến ông phải tưởng nhớ ông bằng tinh thần Việt Nam chứ không phải là sự nhầm lẫn như hiện nay".
Nhiều năm nay, người dân Việt Nam dần nhận ra một chính sách đầy thâm độc của Hà Nội, là tìm mọi cách để xóa bỏ những hình ảnh biểu trưng, con người đại diện cho Sài Gòn và nền Cộng Hòa bị cưỡng chiếm. Các tượng đài như Lý Nguyên Hãn ở chợ Bến Thành bị mang đi, các tượng đài khác như Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Dương... thì bỏ mặc không tu sửa, chờ đến lúc hư hại thì đem đi nhân danh bảo vệ an toàn cho dân chúng. Nhiều tòa nhà kiến trúc cũ, cây xanh, đài phun nước... ở Sài Gòn thì dẹp đi, đôi khi sau nhiều năm nhận ra sự ấu trĩ hay sai lầm thì lén lút cho làm lại, như đài phun nước. Tuy vậy, sự quan tâm và sức sống với quá khứ của người dân miền Nam Việt Nam vẫn rất mãnh liệt và thường báo cho nhau, lên tiếng khi có những sự hủy hoại như vậy. (N.H)
Madame Nhu was the sister-in-law of Vietnam's bachelor President Ngo Dinh Diem, ... Nguyen lets her narrators—identified only by first name—speak for ...
Father Jack Keegan was a classmate of Ngo Dinh Diem's at the Maryknoll Seminary. He recalls Diem as someone not of great importance, but rather as simply ...
The topics range from the work of French and American intelligence organizations in ... Placed under the supervision of Diem's brother, Ngo Dinh Nhu, ...