Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 25592999

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 03.10.2024 12:27
Nõi oan của TT Thiệu mang 16 tấn vàng đi ngoại quốc
29.04.2023 14:16

Quít làm cam chịu: Lãnh đạo CSVN triều công cho Nga, Tàu và mang về nhà làm tài sản riêng vinh thân phì da lại còn oang oang vu oan TT Thiệu đã cướp đi mang qua Đài Loan
Vụ 16 tấn vàng: Vì sao TT Thiệu được minh oan?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2015.01.05
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
045_IS098T6WN.jpgVàng thỏi, ảnh minh họa.

Trước và sau ngày 30/4/1975 báo chí phương tây cũng như trong nước đưa nhiều tin bài với nghi vấn nhà lãnh đạo VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán số vàng dự trữ 16 tấn của Nam Việt Nam. Phải mấy chục năm sau Lịch sử mới được làm sáng tỏ.

Nam Nguyên phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, người đã quản lý và chuyển giao số tài sản quốc gia đó cho chế độ mới. Trong biến cố lịch sử tháng 4/1975, ông Huỳnh Bửu sơn mới 29 tuổi tốt nghiệp Cao học Kinh tế Đại học Luật khoa Saigon. Ông Sơn thuộc nhóm lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và là người giữ chìa khóa hầm vàng. Từ Saigon trước hết ông Huỳnh Bửu Sơn phát biểu:

Ông cũng biết, số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả. Chúng tôi thường gọi là nút vàng vì ngoài những thoi vàng tính cách ra, còn có những đồng tiền cổ, những đồng tiền vàng Napoleon nhưng mà buôn lậu sang Việt Nam bị bắt dưới hình thức những cái nút cài áo. Cho nên là khi được giao lại cho Ủy ban Quân quản thì toàn bộ vàng trong hầm bạc bao gồm cả những đồng tiền cổ đó được giao đầy đủ hết.

Số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn

Nam Nguyên: Thưa sau này ông có được nghe nói là chính phủ mới đã sử dụng lượng vàng đó như thế nào hay không? Bởi vì 16 tấn vàng vào thời ký đó rất là lớn có thể giúp phát triển kinh tế, hay chính phủ lại dung để trả nợ các nước bạn có quân viện giúp cho việc thống nhất đất nước.

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó có rất nhiều tin đồn về việc sử dụng số vàng đó. Nhưng tôi không ở trong một vị trí mà biết được những thông tin như vậy và xin được phép không dám nói về những lời đồn xung quanh chuyện sử dụng số vàng đó. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam thì cũng sử dụng số vàng đó cho những mục tiêu rất thiết yếu về kinh tế hay cho mục tiêu nào khác của chính phủ.

Nam Nguyên: Thưa ông là người quản lý cuối cùng và chuyển giao qua chính phủ mới. Lúc đó ở Việt Nam có tin đồn là Tổng thống Thiệu đã mang số vàng đó đi, thời gian đó ông có nghe tin này hay không ?

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Có tôi cũng có nghe chuyện đó, chính BBC trong thời gian đó cũng có một loạt bài về chuyện này, cũng có nói tôi đã minh oan cho ông Thiệu (cười). Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Nam Nguyên: Thưa quản lý vàng của chế độ cũ trong Ngân hàng Quốc gia có chặt chẽ và khoa học hay không?

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Mình không dám dùng những tĩnh từ để nói rằng chặt chẽ hay khoa học, nhưng riêng việc cuối cùng toàn bộ những thoi vàng đó được giữ rất là chu đáo, đầy đủ và không thiếu như tôi nói là một cái nút vàng, theo đúng như sổ sách và được giao lại cho chính phủ mới. Điều đó cũng cho thấy cách quản lý của Ngân hàng Quốc gia, không riêng gì vàng mà đối với các tài sản khác đều có kỷ luật rất tốt.

Nam Nguyên: Thưa ông có thể mô tả chút ít về cách quản lý khoa học như thế?

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Tôi nghĩ nếu mà so với kỹ thuật quản lý hiện nay của những Ngân hàng Trung ương trên thế giới thì nó cũng không phải là có cái gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên vàng được cất giữ trong những hầm trong đó có thể vừa chứa vàng vừa chứa tiền chưa được phát hành và có thể nói là được quản lý, kiểm kê khá là thường xuyên. Chắc chắc mỗi năm đều có việc kiểm kê đó và tất nhiên việc ra vào hầm bạc cũng rất nghiêm ngặt, chỉ những người có trách nhiệm thôi.

Việc giữ chìa khóa hầm bạc không phải chỉ một người mà giữ được. Tức là có hai bộ chìa khóa, một bộ thuộc về bên kiểm soát, một bộ thuộc về bên điều hành; phải có hai bộ chìa khóa đó và thêm một người giữ mật mã của cửa ra vào hầm vàng hầm bạc đó thì mới có thể mở cửa được. Như ông biết các cửa hầm vàng của Ngân hàng Trung ước các nước là rất kiên cố có độ dày lên tới 8 tấc hay một thước, phải nói là rất kiên cố chưa kể việc giữ an ninh bên ngoài rất là chặt chẽ. Tôi nghĩ đây  là việc bình thường của bất cứ Ngân hàng Trung ương nào có kho trữ vàng trữ tiền.

Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn

Nam Nguyên: Thưa hồi đó chưa có kỹ thuật điện toán (computer) thì sổ sách kế toán ghi chép có chặt chẽ và bảo đảm hay không?

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó cũng đã có điện toán rồi, tất nhiên không mạnh và nhanh như hiện nay. Nhưng đã có sử dụng điện toán để theo dõi tài sản đó và ghi rõ trên các bảng kê, chúng tôi gọi là listing. Những bảng kê đó được đối chiếu nhiều lần mỗi khi có trường hợp đột xuất về vàng. Vì thật ra hồi xưa Ngân hàng Quốc gia cũng có sử dụng số vàng trong kho bán ra để bình ổn thị trường vàng vào lúc đó.

Nam Nguyên: Thưa trong những ngày cuối cùng cho đến 30/4/1975  ông có thấy chính quyền cũ có nỗ lực nào để chuyển số vàng đó đi hay không. Dẫn tới tin đồn là đã chuyển ra ngoại quốc.

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật sự là có và cũng đã dự kiến là chuyển sang gởi ở tại Mỹ, tôi nhớ không lầm là gởi tại một ngân hàng ở Mỹ và đã có sự chuẩn bị đó rồi. Chính vì sự chuẩn bị đó cho nên một hãng bảo hiểm ở Bỉ là nơi được hợp đồng bảo hiểm số vàng chuyển đi đã tiết lộ ra. Nhưng cuối cùng của chính phủ quyết định giữ lại số vàng đó cho nên nó không được chuyển đi.

Nam Nguyên: Đối với tư cách công dân Việt Nam một người chịu trách nhiệm quản lý, nói chung là của đất nước và ông đã chuyển giao không suy suyển thì ông có cảm nhận gì vào ngày hôm đó?

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Lúc đó từ việc kiểm kê số vàng đó và giao lại cho Ủy ban Quân quản thì tôi nghĩ tôi cũng chỉ hành động như một nhân viên bình thương của Ngân hàng Quốc gia mà thôi. Tức là làm cho tròn trách nhiệm mình được giao phó, chứ lúc đó tôi cũng không nghĩ ngợi gì cả…mà cũng khá lo vì nếu lỡ mà thiếu một cái gì thì có khi chính mình phải chịu trách nhiệm oan đấy (cười) mà may quá đã không thiếu gì cả.

Nam Nguyên: Cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn đã trả lời RFA.


Người chiến sỹ lái xe tăng 843 húc đổ cổng phụ dinh độc lập ngày 30/4/1975
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đúng 5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. Xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh - pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ - pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa - lái xe. Tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên - pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng - Đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập - lái xe.

Thật vinh dự cho quê hương Hà Nam có một người con (là một trong bốn chiến sỹ trên chiếc xe tăng mang biển số T54B - 843, đã húc đổ cổng phụ dinh Độc Lập) góp phần làm nên phút giây lịch sử thiêng liêng đó.

          Đó là cựu chiến binh Lữ Văn Hỏa, người thôn Mễ Nội, phường Liêm Chính, Thành phố Phủ Lý.

Sinh ra trong một gia đình có lòng yêu nước nồng nàn, 5 anh em ông đều tình nguyện lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam trong những năm đánh Mỹ ác liệt nhất.

Năm 1970, vừa tốt nghiệp trường Trung cấp cơ khí I ở Vĩnh Phú (hiện nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ), ông đã tình nguyện nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ba tháng huấn luyện cơ bản là thời gian những người lính trẻ như ông ngày ấy được tôi luyện them lòng yêu nước, nhiệt huyết chiến đấu, sự căm hận những kẻ bán nước, cướp nước. Những động lực đó thôi thúc họ sẵn sàng ra chiến trường chiến đấu để giải phóng đất nước, non sông thu về một mối.

Sau khi qua lớp đào tạo chiến sỹ lái, ông được điều về Đại đội 4, Lữ đoàn 203 và cấp tốc lên đường vào chiến đấu tại mặt trận Trị Thiên - Huế. Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, ông tham gia các trận đánh ở căn cứ Núi Bông, Núi Nghệ, giải phóng Thành phố Huế, rồi tiến vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng.

Ngày 20/3/1975, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp được Bộ Tư lệnh Quân đoàn II phiên chế vào lực lượng đột kích cơ động mạnh nhận mật lệnh tập trung hỏa lực từ núi Bông đánh ngược lên sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với phương châm đã trở thành mệnh lệnh của cả chiến trường “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, những “cỗ chiến xa” của Trung đoàn 203 hùng dũng tiến lên chiến trường khiến quân địch khiếp vía. Ngày 26/3/1975, “cỗ chiến xa” T54 - 843 do chàng lính Lữ Văn Hỏa lái đã có mặt tại biển Thuận An, từ đây, dọc theo Quốc lộ 1, hành quân, truy kích địch, tiến về giải phóng Đà Nẵng và hàng loạt các tỉnh Nam Trung Bộ rồi cùng những cánh quân khép chặt Sài Gòn.

3 giờ sáng ngày 29/4/1975, tại cầu Buông, Biên Hòa, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp nhận lệnh tập trung hỏa lực đánh thẳng vào các mục tiêu quan trọng của địch như: ngã ba Tam Hiệp, xa lộ Biên Hòa, cầu Sài Gòn...Sau khi tràn qua cầu Sài Gòn, trên hướng tiến công của Quân đoàn 2, lực lượng đột kích thọc sâu của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 chia thành hai mũi theo đại lộ Thống Nhất và đại lộ Hồng Thập Tự tiến về dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Trên đường đến dinh Độc Lập, xe tăng 843 đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Hai bên đường quần chúng cách mạng vẫy chào và dẫn đường cho quân giải phóng tiến vào các mục tiêu quan trọng. 11 giờ ngày 30/4/1975, xe tăng đã húc vào cổng phụ của dinh Độc Lập, sau đó bị chết máy. Xe tăng 390 đi sau lập tức xông lên húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe và chạy lên nóc dinh Độc Lập cắm lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, báo hiệu giờ phút đầu tiên miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước ta thu về một dải.

Trải qua 47 năm, hai chiếc xe tăng 390 và 843 từng húc đổ cổng dinh Độc Lập giờ đây đã nhuốm màu thời gian với những “vết thương”, cả hai đều là bảo vật quốc gia. Xe tăng T-54B số hiệu 843 đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (28B Điện Biên Phủ, Hà Nội).​   Bản tin VHTTDL Hà


Nghẹn Ngào Trước Số Phận Người Tài Xế Lái Xe Tăng Húc Đổ Cổng Dinh Độc Lập Sau Giải Phóng - VSTT Cảm ơn các bạn đã xem video! … Show more.
YouTube · Việt Sử Toàn Thư


16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa để lại được sử dụng thế nào?

Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975”, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào?

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Qua kênh Liên Xô

“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1/12/1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của Việt Nam Cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.

Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.

Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 - Ảnh: Q.V.

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot

Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng Việt Nam Cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1/12/1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.

“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.

Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, Việt Nam đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán. Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: Việt Nam xuất khẩu gạo!
Quốc Việt (Tuổi Trẻ)

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trả lời về 16 tấn vàng

Video buổi chất vấn TT Nguyễn Văn Thiệu của người Việt ở hải ngoại về việc ông di tản trước ngày 30/04/1975 và 16 tấn vàng của ...
YouTube · Go Vietnam · 10 thg 11, 2017

Công Khai SỰ THẬT 16 Tấn Vàng NGUYỄN VĂN THIỆU Đã ...

16 tấn vàng này gắn liền với câu chuyện về tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn cuối cùng của chế độ, người ta đồn rằng Nguyễn Văn ...
YouTube · CHÂN DUNG LỊCH SỬ · 12 thg 1, 2022

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ ...

Link donate ủng hộ cho Channel Duy Ly Radio:☆ Qua tài khoản PAYPAL https://www.paypal.me/truyenmaduylyDuy Ly Radio là kênh chia sẻ truyện ...
YouTube · Duy Ly Radio · 26 thg 12, 2022

Bi Hài Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU Khóc Lóc Từ ...

Bi Hài Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU Khóc Lóc Từ Chức, Cả Thế Giới Tỏ Ra Hoan Nghênh Thế Nào ?điều gì đã buộc Nguyễn Văn Thiệu phải từ ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · 23 thg 6, 2022

Sau 40 năm: Sự thật chuyện 16 tấn vàng tài sản quốc gia đã ...

... niên có tựa đề "Thương Vụ Đặc Biệt: Bán Vàng" đã xác nhận 16 tấn vàng do CSVN đem ... Đúng như lời Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã
Facebook · Việt Tân · 1 thg 7, 2015

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn năm 1970

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn năm 1970Trang chủ: https://www.hinhanhlichsu.org/Facebook: https://bit.ly/3dscbQN.
YouTube · hinhanhlichsu-org · 13 thg 7, 2022

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã 'chết lâm sàng' về chính trị

Thế nhưng sau khi xem kỹ Vietnamnet.vn ngày 24/1 liên quan đến trả lời báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng thì tôi đã không tìm ra câu “Được biết, Thủ ...
VOA Tiếng Việt · VOA · 25 thg 1, 2016

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam

Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”.
USEmbassy.gov · achanoi · 24 thg 5, 2022

50 năm trước TT Thiệu phản đối bản án khai tử VNCH, nên ...

TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ ... Sự thể cuộc đối đầu giữa tổng thống Thiệu và tổng thống Nixon hồi ...
vietbao.com · Tự Lực Bookstore · 23 thg 1, 2023

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Tiểu sử cuộc đời NGUYỄN VĂN THIỆU || Những biến cố và ...

tieusu #NGUYENVANTHIEU #NguyễnvănthiệuTiểu sử cuộc đời NGUYỄN VĂNTHIỆU|| Những biến cố và cuộc sống lưu vong cuối đờitổng thống ...
YouTube·TIỂU SỬ NGƯỜI NỔI TIẾNG·30 thg 8, 2022

Bi Hài Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU Khóc Lóc Từ ...

Bi HàiTổng ThốngVNCH NGUYỄN VĂNTHIỆUKhóc Lóc Từ Chức, Cả Thế Giới Tỏ Ra Hoan Nghênh Thế Nào ?điều gì đã buộc Nguyễn VănThiệuphải từ ...
YouTube·Việt Sử Giai Thoại·23 thg 6, 2022

Ông Thiệu muốn làm 'tổng thống thời chiến' - YouTube

BBC World Service is a British public broadcast service. Wikipedia ...
YouTube·BBC News Tiếng Việt·2 thg 4, 2018

Giữa thách thức bủa vây: Chân dung Tổng thống Thiệu 50 ...

VOA nhìn lại tình thế màTổng thốngViệt Nam Cộng Hòa Nguyễn VănThiệuđối diện vào thời điểm này của năm 1969. Thách thức bủa vây từ trong ...
YouTube·VOA Tiếng Việt·23 thg 11, 2019

Lễ tưởng niệm cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu

Got it. Lễ tưởng niệm cốTổng thốngVNCH Nguyễn VănThiệu: Tại sao Afghanistan sụp đổ không thể giống Saigon. PhoBolsaTV. PhoBolsaTV.
YouTube·PhoBolsaTV·27 thg 9, 2021

Tóm Tắt Tiểu Sử Ông Nguyễn Văn Thiệu Cố Tổng ... - YouTube

Tóm Tắt Tiểu Sử Ông Nguyễn VănThiệuCốTổng ThốngVNCH #short. 35K views · 1 year ago ...more. Tiểu Sử Người Nổi Tiếng. 262K. Subscribe.
YouTube·Tiểu Sử Người Nổi Tiếng·19 thg 10, 2021

Tùy Viên Tổng Thống Thiệu kể lại lịch sử tháng 4 đen #shorts

CSVN #shorts #VNCHThiếu Tá Nguyễn Tấn Phận, nguyên Tùy Viên cốTổng ThốngNguyễn vănThiệukể lại câu chuyện ngày tháng Tư Đen, 1975.
YouTube·Sean Le TV - Tiếng Nói Tự Do·12 thg 11, 2022

BẤT NGỜ Với NGÔI NHÀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN ...

Đầu Năm ,có Dịp đến Ngôi Làng Của Ông Nguyễn VănThiệu,Ghé Thăm ngôi nhà Của Ông sau đúng 100 năm Ngày Sinh Của Ông. Cảm ơn Các Cô Chú ,các ...
YouTube·Người Việt nam·11 thg 2, 2023

Li Kỳ Mẹ Vợ Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU Trấn ...

Li Kỳ Mẹ Vợ Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU Trấn Yểm Biệt Thự Ở Sài Gòn Trước Năm 1975, Giờ Ra Sao Ngôi biệt thự 2 tầng, xây dựng theo lối ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · 31 thg 5, 2021



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 29 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.