Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 22863598

 
Tin tức - Sự kiện 02.06.2023 12:17
Thánh địa Mut Cu Va: Người Việt tại Nga kinh doanh ế ẩm vì kinh tế trì trệtại cái nôi thiê đường XHCN
08.05.2023 08:33

Trong bối cảnh người Việt Nam kinh doanh tại Nga đang gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế nước này trì trệ, chiều 6-5


Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tới thị sát, gặp gỡ, thăm hỏi bà con Việt Nam đang kinh doanh tại chợ Teply Stan ở Tây Nam thủ đô Matxcơva vào chiều 6-5.Trong bối cảnh người Việt Nam kinh doanh tại Nga đang gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế nước này trì trệ, chiều 6-5, Đại sứ Đặng Minh Khôi cùng đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tới thị sát, gặp gỡ, thăm hỏi bà con Việt Nam đang kinh doanh tại chợ Teply Stan ở Tây Nam thủ đô Matxcơva.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, từ năm 2011, Công ty thương mại Kim Sơn do ông Phạm Đình Lý làm giám đốc đã đứng ra thuê một phần khu vực bán hàng vải để người Việt Nam kinh doanh buôn bán tại chợ Teply Stan. 
Cho đến nay chợ có khoảng 70 cửa hàng của người Việt, kinh doanh bán lẻ các mặt hàng quần áo cũng như kinh doanh các loại hình dịch vụ. 
Đại sứ Đặng Minh Khôi và đoàn công tác Đại sứ quán đã đến tận các quầy hàng để hỏi thăm tình hình làm ăn buôn bán cũng như tâm tư nguyện vọng của bà con.
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa Ukraine bay qua CrimeaNga tuyên bố bắn hạ tên lửa Ukraine bay qua CrimeaĐỌC NGAYAdvertisementsX


Tại buổi gặp gỡ các tiểu thương người Việt đang kinh doanh tại chợ Teply Stan, lãnh đạo Công ty thương mại Kim Sơn đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành khu chợ cũng như tình hình kinh doanh buôn bán hiện nay. 
Đại diện ban quản lý chợ cũng khẳng định luôn phối hợp cùng Công ty thương mại Kim Sơn để tạo điều kiện tối đa cho bà con Việt Nam làm ăn, buôn bán.  


Về phần mình, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã phát biểu bày tỏ vui mừng vì sự đoàn kết hỗ trợ các tiểu thương của ban quản lý chợ trong bối cảnh hiện nay. Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ mong muốn bà con ngày càng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cố gắng hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý. 
Đại sứ quán sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bà con trong khả năng của mình. Đại sứ Đặng Minh Khôi cũng căn dặn bà con trong bối cảnh khó khăn hiện nay cần cung cấp dịch vụ tốt, hàng hóa giá hợp lý, quan hệ tốt với địa phương. 


Cùng với mong muốn bà con quảng bá thêm nhiều hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ mong muốn lãnh đạo Công ty thương mại Kim Sơn và ban quản lý chợ tổ chức các hoạt động cho bà con nhân các ngày lễ của Việt Nam như Tết Nguyên đán, Trung thu, ngày giỗ Tổ Hùng Vương…; thông báo kịp thời các thông tin của Đại sứ quán tới bà con, quan tâm đến đời sống tinh thần để gắn bó bà con cũng như đảm bảo hài hòa giữa tinh thần và vật chất.
Tại cuộc gặp, nhiều ý kiến phát biểu đã bày tỏ cảm ơn Đại sứ Đặng Minh Khôi và đoàn công tác Đại sứ quán đã quan tâm đến thăm hỏi, đồng thời đề nghị Đại sứ quán quan tâm hơn nữa tới các tiểu thương Việt Nam đang kinh doanh ở khu chợ này.



Kinh tế Nga với viễn cảnh suy yếu trong dài hạn

Song Thanh

(KTSG) – Một năm sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát, nền kinh tế Nga vẫn đang chống chịu một cách bền bỉ trước các đòn trừng phạt từ phương Tây. Tuy nhiên, những thách thức mà Nga phải đối mặt vẫn đang ở phía trước.

Kinh tế Nga không lao dốc như dự đoán

Trang mạng Quartz nhận định, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là khắc nghiệt nhất và toàn diện nhất trong gần một thế kỷ qua. Bởi lẽ, với một quốc gia quá phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng, tài nguyên khoáng sản ra nước ngoài như Nga, việc bị cắt đứt liên kết với hệ thống tài chính quốc tế trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, thực sự là một đòn đánh chí mạng.

Quả thực, các biện pháp khắc nghiệt này đã mang lại những tác động to lớn lên nền kinh tế Nga ngay sau khi được áp dụng. Đồng rúp rơi xuống mức thấp kỷ lục là 139 rúp đổi 1 đô la Mỹ, buộc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) phải tăng lãi suất gấp đôi để hỗ trợ. Những hỗn loạn trên thị trường tài chính đã buộc Sở giao dịch Chứng khoán Moscow phải tạm dừng hoạt động trong vài ngày.

Trong một tuyên bố được đưa ra khi đó, các nhà lãnh đạo EU đã mô tả về “những hậu quả to lớn và nghiêm trọng” đối với Nga. Vài tuần sau khi các biện pháp trừng phạt được áp đặt, Nhà Trắng nhận định, “Kinh tế Nga có thể sụt giảm tới 15% trong năm 2022, xóa sạch thành quả kinh tế đạt được trong vòng 15 năm qua”.

Tuy nhiên, một năm sau đó, những dự đoán trên đã không trở thành hiện thực. Mặc dù vừa phải trải qua 12 tháng rất khó khăn và triển vọng hiện vẫn còn nhiều bất ổn, nền kinh tế Nga trên thực tế đã hoạt động tốt hơn nhiều so với dự kiến. Các số liệu chính thức mới được Chính phủ Nga công bố cho thấy, nền kinh tế nước này chỉ suy giảm 2,1% trong năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự báo của phương Tây, và cả mức dự báo 12% mà chính các quan chức Nga đưa ra trước đó.

Trả lời phỏng vấn DW, bà Alexandra Vacroux, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Davis chuyên về Nga và Á – Âu tại Đại học Harvard nhận định: “Tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng, nền kinh tế Nga đã suy giảm ít hơn rất nhiều so với mức dự báo 10-15% mà mọi người nói đến khi xung đột bắt đầu”. Bà Vacroux tin rằng GDP của Nga đã suy giảm từ 3-4% trong vòng 12 tháng qua, một con số phù hợp với ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Những yếu tố giúp kinh tế Nga trụ vững

Câu hỏi được đặt ra là vì sao kinh tế Nga có thể đứng vững trước các lệnh trừng phạt như vậy? Theo các chuyên gia, có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này.

Đầu tiên, Nga đã có sự chuẩn bị tốt cho các lệnh trừng phạt từ nhiều năm trước đó. Theo nhà kinh tế cấp cao Liam Peach tại tổ chức nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London, Nga đã phải ứng phó với những biện pháp hạn chế kinh tế của phương Tây từ năm 2014 khi nước này tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea.

Đối với hệ thống tài chính, Nga đã cố gắng thanh toán các khoản nợ nước ngoài, qua đó dần giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của phương Tây. Các số liệu thống kê cho thấy, tổng nợ nước ngoài của Nga đã giảm từ 41% GDP hồi năm 2016, xuống còn 27% vào năm 2021. Cũng trong năm 2014, Nga đã bắt đầu phát triển một giải pháp thanh toán quốc tế để dần thay thế cho hệ thống SWIFT.

Một thập kỷ bị trừng phạt cũng đã giúp ngành ngân hàng Nga luôn được chuẩn bị sẵn sàng. Khi đòn trừng phạt giáng vào Nga hồi năm ngoái, CBR đã hành động quyết đoán để củng cố hệ thống tài chính hồi tháng 2 và tháng 3 năm ngoái, bằng việc tăng lãi suất, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng. Chuyên gia Peach đánh giá “các nỗ lực của CBR đã giúp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng”.

Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất và thương mại của Nga cũng đã được điều chỉnh nhanh chóng để thích nghi với các lệnh trừng phạt. Nước này đã nỗ lực tự chủ được một số ngành kinh tế chủ chốt, đặc biệt là nông nghiệp.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng Nga đã đẩy mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, và các quốc gia Trung Á khác. DW cho biết, Nga đang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu song song, qua đó cho phép các sản phẩm phương Tây quay trở lại Nga một lần nữa thông qua các nước bên thứ ba.

Quan trọng hơn cả, hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga không những không bị bóp nghẹt, mà còn bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2022, mang lại nguồn thu ngoại tệ cao kỷ lục. Hồi đầu tháng này, CBR đã báo cáo mức thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục 227 tỉ đô la trong năm 2022, chủ yếu nhờ xuất khẩu năng lượng.

Theo chuyên gia đầu tư Chris Weafer – người đã làm việc tại Nga trong 25 năm qua, khoản tiền khổng lồ thu về đã cho phép Chính phủ Nga hạn chế đáng kể tác động từ các biện pháp trừng phạt nhằm vào dự trữ ngoại hối của nước này.

Một yếu tố khác đã giúp giữ cho nền kinh tế Nga tiếp tục đứng vững là việc nhiều công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động tại nước này, sau khi xu hướng rời đi trong những tháng đầu xung đột dần lắng dịu.

Nguy cơ suy yếu trong dài hạn

Tuy nhiên, những triển vọng của kinh tế Nga trong thời gian tới vẫn còn là điều khó dự báo. IMF gần đây cho rằng GDP Nga có thể tăng trưởng nhẹ 0,3% trong năm nay, trong khi các tổ chức khác lại dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm khoảng 2%.

Nhiều chuyên gia nhận định, các báo cáo chính thức không thể hiện hết thực trạng của kinh tế Nga. Theo Agathe Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu tại Economist Intelligence Unit: “Một số chỉ số quan trọng, chẳng hạn như dữ liệu về ngoại thương đã không được công bố, có lẽ là để ngăn chặn phương Tây tuyên truyền về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt”.

Bên cạnh đó, con số tỷ lệ thất nghiệp 4%, được cho là đã bị sai lệch đáng kể, bởi thực tế là hàng trăm ngàn người Nga đã không còn ở trong lực lượng lao động do bị gọi nhập ngũ hoặc đã rời khỏi đất nước. Tình trạng này được dự báo có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất kinh tế trong dài hạn.

David Teurtrie, giảng viên cao cấp về khoa học chính trị tại Học viện Công giáo Vendee (Pháp) cho biết “bên cạnh các biện pháp trừng phạt, khía cạnh này là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề nhất đến nền kinh tế Nga trong nửa cuối năm 2022, đặc biệt là khi những người Nga di cư thuộc nhóm có học thức và giàu có”.

Chia sẻ quan điểm trên, chuyên gia Peach cho biết: “Tình trạng thiếu hụt lao động đã bắt đầu xuất hiện. Một nghiên cứu công bố hồi tháng 11 năm ngoái cho thấy, một phần ba lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ mất nhân sự vì các đợt gọi nhập ngũ”.

Một số lĩnh vực kinh tế quan trọng như hàng không hay sản xuất công nghệ cao cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng với sản lượng sụt giảm tới 80% do sự thiếu hụt các chất bán dẫn, linh kiện nhập khẩu cần thiết. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB), số ô tô bán ra tại Nga trong năm ngoái đã giảm gần 1 triệu chiếc so với năm 2021, tương ứng với mức giảm 59%.

Theo chuyên gia kinh tế người Nga Oleg Vyugin, để hỗ trợ cho nền kinh tế, Chính phủ Nga vẫn đang chi tiêu mạnh tay với mức chi tiêu bổ sung lên tới 73 tỉ đô la trong năm ngoái, tương đương khoảng 4% GDP. Tuy nhiên, trong năm 2023, chi tiêu của chính phủ cùng với việc người tiêu dùng bắt đầu mở hầu bao trở lại có thể khiến lạm phát gia tăng.

Trong khi đó, nguồn thu từ năng lượng của Nga được dự báo sẽ dần hạn chế do giá dầu khí đã giảm đáng kể, các nỗ lực đa dạng nguồn cung từ châu Âu và các biện pháp trừng phạt dần phát huy hiệu quả theo thời gian. Chuyên gia Weafer đánh giá các biện pháp trừng phạt mới của EU lên các sản phẩm từ dầu Nga, có hiệu lực từ hôm 5-2, sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Với những yếu tố kể trên, chuyên gia Agathe Demarais nhận định rằng, kinh tế Nga đang đối mặt với một cuộc chạy marathon hơn là chạy nước rút, và “trong những tháng tới, Nga sẽ phải loay hoay với bài toán làm sao có thể vừa tài trợ cho các nỗ lực quân sự ở Ukraine, vừa duy trì các khoản trợ cấp xã hội đủ cao để tránh tình trạng bất ổn”. Chuyên gia Vyugin cũng lập luận rằng, lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt sẽ giảm mạnh đến mức Chính phủ Nga buộc phải đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Chuyên gia David Teurtrie cho biết Nga vẫn còn nhiều cách để ứng phó với các lệnh trừng phạt nhờ dự trữ tài chính khổng lồ và mức nợ tương đối thấp, cho phép nước này có khả năng vay mượn đáng kể.

Tuy không sụp đổ nhanh như kỳ vọng của phương Tây, kinh tế Nga được dự báo sẽ đối mặt với viễn cảnh suy yếu trong dài hạn. Chuyên gia Liam Peach dự báo “những gì chúng ta đang thấy ở kinh tế Nga trong thời gian tới là triển vọng tăng trưởng vẫn đang bị bóp nghẹt. Đó sẽ là một nền kinh tế tăng trưởng chậm, kém hiệu quả hơn và có mức lạm phát cao hơn”.

Nguồn: DW, Quartz, France 24, Aljazeera

Kinh tế Nga trụ được hôm nay nhưng khó đứng vững ngày mai 

VOA Tiếng Việt

Các lệnh trừng phạt của phương Tây chưa phát huy tác dụng và sự chống lưng của Trung Quốc đã giúp giữ nền kinh tế Nga không bị sụp đổ sau một năm chống chọi nhưng tình hình sẽ xấu đi nhanh chóng trong năm nay và năm sau, các nhà phân tích nhận định.

Cho đến nay, phương Tây đã công bố hơn 11.300 lệnh trừng phạt kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraine, trong đó có việc loại các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, và đóng băng khoảng 300 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Nga ở các ngân hàng nước ngoài.

Cứu tinh năng lượng

“Nền kinh tế và hệ thống chính phủ Nga đã trở nên mạnh hơn nhiều so với những gì phương Tây nghĩ,” Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Nga hồi cuối tháng trước.

Thật vậy, Nga đã cho thấy khả năng chống chọi đáng kinh ngạc các lệnh trừng phạt. Ngân hàng trung ương Nga đã chặn được khủng hoảng tiền tệ bằng cách tích cực kiểm soát vốn và tăng lãi suất. Chi tiêu quân sự cho cuộc chiến đã giúp hỗ trợ công nghiệp, trong khi cuộc chạy đua thay thế thiết bị và công nghệ của phương Tây đã giúp đẩy mạnh đầu tư.

Cứu tinh lớn nhất của kinh tế Nga là giá năng lượng cao và thế giới tiếp tục khát dầu Nga. Khi châu Âu giảm mua dầu Nga, Moscow đã chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, các nước châu Âu vẫn mua đến 2,3 triệu thùng mỗi ngày cho đến tháng 11 năm ngoái, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Trên thực tế, doanh thu xuất khẩu dầu trung bình hàng tháng của Nga đã tăng 24% trong năm ngoái lên 18,1 tỷ USD, theo IEA.

Tuy nhiên, các vết nứt đang bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế Nga và sẽ lan rộng trong 12 tháng tới. Liên minh châu Âu – vốn đã chi hơn 100 tỷ đô la để mua dầu khí Nga vào năm 2021 – đã đi những bước dài để loại bỏ dần dầu khí Nga. Điều này đã kéo căng tài chính của Nga khiến họ phải vật lộn tìm khách hàng.

Chính phủ Nga trong tháng Giêng cho biết nước này đã thâm hụt ngân sách khoảng 23,5 tỷ đô la. Chi tiêu ngân sách đã tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái còn doanh thu giảm 35%.

Kinh tế Nga đã bước vào quỹ đạo suy giảm. GDP Nga trong năm 2022 đã giảm 2,1%, theo ước tính sơ bộ từ chính phủ nước này. Nhưng mức giảm này là thấp hơn nhiều so với dự báo của một số nhà kinh tế phương Tây hồi một năm trước là từ 10% đến 15%.

‘Huyết mạch’ bị cắt, kinh tế Nga sống sót qua 2022... nhưng đêm tối đang ở phía trước?

MINH ANH
Trong khi nhiều nhà phân tích và cả giới quan sát đều dự đoán, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới “sức nặng” của cuộc xung đột quân sự tại Ukraine và hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nước này thực sự tỏ ra kiên cường một cách đáng ngạc nhiên cho đến những ngày cuối cùng của năm 2022.
‘Huyết mạch’ bị cắt, kinh tế Nga sống sót qua 2022... nhưng đêm tối vẫn ở phía trước?
‘Huyết mạch’ bị cắt, kinh tế Nga sống sót qua 2022... nhưng đêm tối đang ở phía trước? (Nguồn: The Economist)

Điều gì đã thực sự xảy ra với nền kinh tế Nga trong năm 2022?

Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga mới đây cho biết, GDP của Nga sẽ chỉ giảm 3% vào năm 2022, trong khi Tổng thống Vladimir Putin dự đoán mức giảm 2,5%.

Nhà kinh tế học Janis Kluge thuộc Viện Các vấn đề An ninh và quốc tế (SWP) của Đức nói với The Moscow Times: “Nền kinh tế Nga đã sống sót qua năm 2022 một cách đáng kinh ngạc”. “Nhưng chúng tôi chưa thể nói, nền kinh tế này “sống sót” như thế nào sau lệnh trừng phạt “hàng loạt” từ Mỹ và phương Tây, vì chúng vẫn đang diễn ra”.

Vị chuyên gia của Viện SWP cảnh báo, đằng sau những số liệu thống kê cuối năm có vẻ tích cực, có rất nhiều dấu hiệu của thời kỳ đen tối ở phía trước.

Và ngay cả những con số GDP cũng có thể không "màu hồng" như vẻ ngoài của chúng.

Việc đưa tháng 1 và tháng 2 - giai đoạn không bị trừng phạt vào số liệu GDP tạo ra một hình ảnh sai lệch về thiệt hại thực sự của kinh tế Nga — và các nhà kinh tế chỉ ra rằng, thiệt hại kinh tế liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga cao hơn đáng kể, bởi vì — trước cuộc xung đột — nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 3 %.

Nhà kinh tế học Oleg Itskhoki phân tích, ngay cả mức giảm 3% cũng là một “cuộc suy thoái khổng lồ", do tất cả các nền kinh tế thế giới dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 3% hoặc 4% sau đại dịch Covid-19.

Theo nhà kinh tế Kluge, trước xung đột Nga-Ukraine, nền kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng tới 4% trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 12. Thay vào đó, nó đã giảm 6% trong thời gian đó. Điều này có nghĩa là các biện pháp trừng phạt của phương Tây “về cơ bản đã làm giảm 10% nền kinh tế Nga”.

Có thể hình dung rõ ràng hơn, bằng cách so sánh số liệu GDP hiện nay của Nga và mức giảm 7,8% GDP trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Bởi vậy, bất chấp những thiệt hại kinh tế to lớn, các chuyên gia vẫn không đồng ý về cách Nga xoay xở để tránh một cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí còn lớn hơn so với giai đoạn khó khăn hơn 10 năm trước.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế được hãng truyền thông Meduza phỏng vấn, nhiều dự đoán về "ngày tận thế" đối với nền kinh tế Nga dựa trên các giả định rằng, nước này sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, đã không có cuộc khủng hoảng ngân hàng nào nổi lên. Tại sao vậy?

Nền kinh tế Nga may mắn được "tài trợ" bởi doanh thu kỷ lục từ nguồn lực năng lượng khổng lồ, ngay cả khi giá cả hàng hóa, bao gồm dầu mỏ và khí đốt, tăng vọt sau chiến dịch quân sự.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch có trụ sở tại Phần Lan, Nga đã thu về khoảng 158 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng trong 6 tháng đầu tiên sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Trong tháng 3 và tháng 4, Nga thậm chí còn lập kỷ lục mới về doanh thu từ dầu khí.

Nhưng phương Tây đang ngày càng tập trung vào việc tấn công và cắt giảm "huyết mạch" này đối với Nga. Liên minh châu Âu vào tháng trước đã cấm vận chuyển dầu thô của Nga bằng đường biển và áp đặt trần giá dầu. Theo đó, xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga đã giảm 22% trong tháng 12, sau khi lệnh cấm vận được áp dụng, theo số liệu từ công ty dữ liệu hàng hóa Kpler được WSJ trích dẫn.

Chuyên gia Kruge cho biết: “Nga đang bước vào năm mới mà không có “tấm đệm lớn” bấy lâu nay - không có thị trường châu Âu để xuất khẩu khí đốt, với giá dầu thấp hơn nhiều và khối lượng xuất khẩu dầu cũng thấp hơn”.

“Đây sẽ là một vấn đề rất lớn”, chuyên gia Janis Kluge của Viện SWP kết luận.

Xuất khẩu dầu và khí đốt giảm dự kiến sẽ làm suy yếu đồng tiền của Nga - và trên thực tế, đồng Ruble đã mất giá 13% so với đồng USD, kể từ khi lệnh áp đặt trần giá có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo thời gian, tác động các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ leo thang thành khủng hoảng đối với Nga. Bloomberg Economics ước tính cuộc chiến của Putin ở Ukraine sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội của Nga mất 190 tỷ đô la vào năm 2026 so với trước khi có chiến tranh.


Hậu quả là ông Putin sẽ buộc phải chọn giữa tăng chi tiêu quân sự hay đầu tư xã hội như nhà ở và giáo dục – quyết định có thể gây hậu quả cho sự ủng hộ của công chúng Nga đối với cuộc chiến.

Mất thị trường

Trên trang Fortune, Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld, phó Trưởng khoa Cấp cao Trường Quản lý tại Đại học Yale và Giáo sư Steven Tian, giám đốc nghiên cứu tại Viện Lãnh đạo Điều hành cũng thuộc Đại học Yale, đã có cái nhìn bi quan về triển vọng kinh tế Nga trong bài phân tích có tiêu đề ‘Nền kinh tế Nga đã tự sát như thế nào trong một năm qua kể từ khi Putin xâm lược Ukraine’.

Hai ông đã chỉ ra một loạt vấn đề của nền kinh tế Nga hiện nay, từ doanh thu dầu khí giảm mạnh, sự ra đi của các nhà đầu tư nước ngoài, chảy máu vốn và nhân tài cho đến các đòn bẩy khác mà phương Tây có thể áp dụng để tăng sức ép lên Nga.

Nền kinh tế Nga từ lâu đã bị dầu khí chi phối, vốn chiếm hơn hơn 50% thu nhập xuất khẩu, 50% doanh thu của chính phủ và gần 20% GDP mỗi năm. Ngân sách chính phủ Nga trong năm 2021 có đến 45% là đến từ bán dầu khí.

Khác với những tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược khi thu nhập của Putin từ bán năng lượng tăng vọt, giờ đây, theo các kinh tế gia tại Deutsche Bank, ông Putin đã mất 500 triệu đô la từ xuất khẩu dầu khí mỗi ngày.

Sự sụt giảm này càng được đẩy nhanh bởi những bước đi sai lầm của chính ông Putin, theo nhận định của hai vị giáo sư này. Ông đã chặn việc giao khí đốt cho châu Âu – vốn trước đây chiếm đến 86% doanh số khí đốt của Nga – với hy vọng người dân châu Âu lạnh cóng sẽ phẫn nộ đến buộc các lãnh đạo của họ ra đi trong các cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, mùa đông ấm hơn bình thường và nguồn cung khí đốt toàn cầu tăng lên có nghĩa là Putin đã khiến Nga mất đi vĩnh viễn vai trò nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu, với sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga giảm xuống còn 7% – sẽ và sớm về 0. Với ít đường ống để xoay sang châu Á, Putin hiện chỉ kiếm chưa tới 20% doanh thu từ khí đốt so với trước đây.

Mức trần giá dầu mà khối G7 áp đặt vừa giúp giữ cho dầu Nga được đưa vào thị trường vừa khiến doanh thu của Putin sụt giảm, hai vị giáo sư phân tích. Xuất khẩu dầu của Nga hiện được duy trì ở mức trước chiến tranh là khoảng 7 triệu thùng mỗi ngày, giúp đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu toàn cầu, nhưng giá trị xuất khẩu đã giảm từ 600 triệu đô la xuống còn 200 triệu đô la một ngày khi giá dầu Urals rớt xuống còn vào khoảng 45 đô la một thùng.

Bị thay thế trong chuỗi cung ứng

Trao đổi với VOA từ Fort Worth, Texas, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, vốn giảng dạy chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Keller về Quản lý, chỉ ra rằng trong năm 2022, châu Âu đã mua dầu của Nga còn nhiều hơn trước chiến tranh, và mua với giá cao khi giá dầu thế giới tăng vọt. Phải đến khi các lệnh cấm dầu Nga có hiệu lực vào cuối năm ngoái thì doanh thu dầu khí của Nga mới bắt đầu bị tổn thương.

Mặc dù các nước không tham gia áp giá trần dầu Nga, chẳng hạn Ấn Độ và Trung Quốc, có thể tăng mua dầu Nga, nhưng họ cũng lợi dụng tình hình để đòi Nga chiết khấu lên tới 30%. Và ngay cả khi họ tăng mua dầu của Nga đến tối đa thì ‘cũng chỉ thay thế được 1/3 lượng mua của châu Âu mà thôi’, ông Lộc chỉ ra.

Mức chiết khấu cao, thiếu thốn linh kiện máy móc, chi phí sản xuất cao khiến cho doanh thu dầu Nga sẽ không còn được như trước, cũng theo vị giáo sư này. Ngoài ra, khi các nước khác trong khối OPEC, Na Uy hay Venezuela tăng sản lượng, các nước nhập khẩu dầu sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong khi dầu Nga ‘chưa chắc phù hợp với các cơ sở lọc dầu của họ’.

Nga trước giờ là nhà cung cấp hàng hóa thiết yếu hàng đầu cho kinh tế thế giới, dẫn đầu thị phần về năng lượng, nông nghiệp và kim loại. Tuy nhiên, ông Putin đang nhanh chóng khiến Nga mất đi vai trò này vì khách hàng thay người bán hàng không đáng tin cậy luôn dễ hơn là người bán hàng tìm kiếm khách hàng mới, hai vị giáo sư Đại học Yale cho biết.

Theo phân tích của hai ông, chuỗi cung ứng đã thích nghi bằng cách xây dựng nguồn cung thay thế không phụ thuộc vào sự tùy hứng của ông Putin. Đối với một số mặt hàng kim loại và năng lượng quan trọng, các nguồn cung ứng được xây dựng trong hai năm tới có thể sẽ thay thế hoàn toàn và vĩnh viễn hàng hóa của Nga.

Ngay cả các đối tác thương mại còn lại của Nga dường như cũng muốn lợi dụng thị trường giao ngay ngắn hạn để được giá hời hơn là đầu tư vào các hợp đồng dài hạn hoặc phát triển nguồn cung mới ở Nga.

“Dường như Nga đang trên đường đi tới điều vốn là nỗi sợ hãi lớn nhất của họ lâu nay: trở thành một nền kinh tế yếu ớt lệ thuộc vào Trung Quốc và là nguồn cung ứng nguyên liệu thô giá rẻ cho nước này,” bài phân tích trên trang Fortune viết.

Chảy máu vốn và nhân tài

Hai vị giáo sư Đại học Yale dẫn ra số liệu chính thức của các nước cho thấy kể từ tháng 2 năm ngoái, hàng triệu người Nga đã chạy khỏi đất nước. Làn sóng tháo chạy ban đầu của khoảng 500.000 nhân lực có trình độ hồi tháng 3 được nối tiếp bởi làn sóng di cư của ít nhất 700.000 người, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động. Họ trốn bắt lính sau lệnh động viên một phần của Putin hồi tháng 9. Chỉ riêng Kazakhstan và Gruzia đã có ít nhất 200.000 người Nga không muốn chiến đấu ở Ukraine chạy đến.

Hơn nữa, những người ra đi này đem theo rất nhiều tiền mặt. Lượng tiền gửi từ Nga đến các nước láng giềng đã tăng hơn mười lần. Trong khi đó, những nơi trú ẩn ở nước ngoài cho những người Nga giàu có như UAE đang bùng nổ, với ước tính có đến 30% cá nhân với giá trị tài sản cao của Nga đã bỏ đến đây.

Điện Kremlin đã cố gắng vực dậy nền kinh tế với các biện pháp ngày càng mạnh tay nhưng những biện pháp này đã chứng tỏ là rất tốn kém. Chi tiêu của chính phủ Nga đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân sách liên bang năm 2022 của Nga bị thâm hụt 2,3% dù lợi nhuận thu được từ năng lượng cao.

Giáo sư Khương Hữu Lộc cho rằng các biện pháp tung tiền ra chi xài cho nền kinh tế và hỗ trợ an sinh-xã hội của Chính phủ Nga đã ‘khiến người dân Nga không cảm thấy áp lực gì nhiều từ các biện pháp cấm vận’. “Mặc dù giá cả tăng rất nhiều nhưng lạm phát ở Nga chỉ có 12% thôi,” ông Lộc phân tích.

Tuy nhiên, ngay cả những phương cách này cũng không đủ. Tổng thống Putin đã buộc phải đánh vào hầu bao của các công ty Nga trong hành động mà ông gọi là ‘huy động doanh thu’ khi doanh thu từ dầu khí giảm. Ông truy thu khoản thuế khổng lồ 1,25 nghìn tỷ rúp từ ngân khố của Gazprom – và sẽ phát hành số trái phiếu khổng lồ trị giá 3,1 nghìn tỷ rúp để công dân Nga mua vào mùa thu.

Nhà đầu tư bỏ đi

Trong những tuần lễ sau tháng 2 năm 2022, Nga đã mất vĩnh viễn trên 1.000 doanh nghiệp đa quốc gia toàn cầu vốn tự nguyện rời Nga. Phần lớn trong số các công ty này đã giữ đúng cam kết là thoái vốn hoàn toàn hoặc đang trong quá trình cắt đứt với Nga mà không tính đường trở lại.

Những công ty này có doanh thu tương đương 35% GDP của Nga, sử dụng 12% lực lượng lao động, theo hai nhà phân tích thuộc Đại học Yale.

“Những công ty phương Tây rút ra ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Nga, còn những công ty vẫn còn bám trụ ở Nga chỉ hoạt động bán thời gian,” ông Lộc nói nhưng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Nga được báo cáo ở mức thấp do hàng trăm ngàn thanh niên đã bị gọi nhập ngũ để chiến đấu ở Ukraine.

“Ảnh hưởng lớn nhất không phải là thiếu tiền, mà là thiếu công nghệ,” vị giáo sư này nhấn mạnh và cho rằng khi phương Tây ngưng làm ăn ở Nga và cấm xuất khẩu các sản phẩm công nghệ vào Nga, Nga ‘sẽ không còn phụ tùng và thiết bị để sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh cũng như xuất khẩu’.

Ông chỉ ra việc Nga phải lấy những con chíp từ máy giặt, máy sấy ra để sử dụng cho xe tăng để cho thấy ‘Nga đang thiếu hụt công nghệ đến mức nào’.

“Nga trước đây sản xuất mỗi tháng 150 ngàn chiếc xe hơi bây giờ chỉ còn 15 ngàn vì thiếu phụ tùng,” ông cho biết. “Họ mua đến 40% các thành phần từ châu Âu.”

Phương Tây còn có thể làm nhiều hơn?

Do đó, Giáo sư Khương Hữu Lộc dự đoán nền kinh tế Nga sẽ ‘ngấm đòn trừng phạt’ bắt đầu từ nửa sau năm 2023 cho đến suốt năm 2024.

“Đói vốn, đói nhân lực, thiếu nhân tài, không có phụ tùng – các yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Nga đều bị phong tỏa khiến Nga sẽ bị bóp nghẹt,” ông Lộc nói.

Dựa trên số liệu do IMF đưa ra là kinh tế Nga trong năm 2022 đã suy giảm ở mức 4%, ông Lộc dự đoán sự sụt giảm này sẽ xuống đến10% trong năm nay và 15% trong năm 2024.

“Đến cuối năm 2024 kinh tế Nga sẽ bị áp lực rất nhiều. Ngân sách sẽ cạn dần, tín dụng cho nền kinh tế sẽ cạn dần, hàng hóa nhập từ nước ngoài sẽ đắt đỏ, lạm phát sẽ tăng lên đến 20-30% ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Nga,” Giáo sư Lộc dự báo.

Theo lời ông thì các biện pháp cấm vận của phương Tây sẽ ‘kéo lùi kinh tế Nga đến mấy chục năm’.

Tuy nhiên, nhiêu đó vẫn là chưa hết và phương Tây ‘vẫn còn 15-20% các biện pháp chế tài chưa áp dụng lên Nga’, cũng theo ông Lộc.

Ông liệt kê các biện pháp như loại hết các ngân hàng còn lại của Nga, vốn chủ yếu là ngân hàng nhỏ, ra khỏi hệ thống SWIFT, đóng băng tài sản của người thân các tài phiệt Nga, trừng phạt các nước mua bán chui với Nga để tuồn hàng từ các nước phương Tây vào Nga và buộc những công ty nào còn làm ăn ở Nga phải rời đi nếu không sẽ bị đánh thuế rất nặng.

Kỹ nghệ xuất cảng vũ khí của Nga trên đà sụp đổ

STOCKHOLM, Thuỵ Điển (NV) – Ngành xuất cảng vũ khí của Nga, kỹ nghệ sinh lời đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ, dường như đang sụp đổ dưới sức nặng của thay đổi kỹ thuật, sự cô lập chính trị quốc tế và cuộc chiến Ukraine, theo báo Newsweek trích dẫn dữ liệu của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) hôm 13 Tháng Ba.

Cụ thể, dữ liệu của SIPRI chỉ ra rằng xuất cảng quân sự của Nga giảm 31% trong năm năm qua, so với năm năm trước đó, đe dọa vị thế nhà sản xuất vũ khí có sức ảnh hưởng lớn thứ hai thế giới của Moscow. 

Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga. (Hình: Karen Minasyan/AFP via Getty Images)

Phương Tây cố gắng cô lập Nga kể từ năm 2014 khi nước này sáp nhập Crimea từ Ukraine. Các biện pháp cấm vận được tăng cường sau khi Nga xâm lăng Ukraine từ Tháng Hai, 2022 khiến số khách hàng của Moscow ngày càng hao hụt.

Trong khi đó, tỷ lệ thương vong và tổn thất thiết bị của Nga ở Ukraine cao đáng kinh ngạc, cũng như hiệu quả kém cỏi của vũ khí Nga so với vũ khí NATO mà Ukraine sử dụng, đè nặng áp lực lên những nhà sản xuất quốc phòng Nga.

Theo ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, Nga đang phải đối mặt với nhiều thử thách. 

Thứ nhất chắc chắn là việc Mỹ và các đồng minh gây sức ép khiến những khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng mới của Nga không thể tiếp tục mua vũ khí từ Nga. 

Thứ hai, những biện pháp trừng phạt chưa từng có trước đây của Phương Tây khiến Moscow chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kinh tế Nga không suy thoái vào năm ngoái như dự đoán, nhưng thâm hụt ngân sách đang tăng cao khi lợi nhuận xuất cảng nhiên liệu hóa thạch giảm.

Hơn 1,000 công ty ngoại quốc rút khỏi Nga. Trong khi đó các biện pháp kiểm soát xuất cảng khiến nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận linh kiện hiện đại cho các mặt hàng và vũ khí kỹ thuật cao.

Moscow đang tìm kiếm nhà cung cấp khi họ gặp khó khăn trong việc đánh chiếm Ukraine. Iran, Bắc Hàn và Belarus là những nguồn cung cấp thiết bị và đạn dược chính cho Nga trong năm qua. Ngoài ra còn có Thổ Nhĩ Kỳ, United Arab Emirates và một số quốc gia Trung Á. Tuy nhiên các nguồn này cũng đang dần bị thu hẹp bởi áp lực của Phương Tây. 

Thứ ba, vũ khí Nga không thể hiện chất lượng tốt trong cuộc chiến với Ukraine. Tổng Thống Vladimir Putin và các đồng minh cố gắng chứng tỏ Nga là cường quốc kỹ thuật tiên tiến có khả năng cạnh tranh với Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên thực tế vũ khí của họ lại không như mong đợi. Khi đó những quốc gia cần vũ khí kỹ thuật cao sẽ suy nghĩ lại việc mua hàng từ Nga. 

Những điều trên tạo nên bức tranh không mấy vui vẻ đối với ngành xuất cảng vũ khí của Nga. Việc xuất cảng đến tám trong 10 khách hàng lớn nhất của họ trong giai đoạn 2013 – 2017 và 2018 – 2022 đều giảm. Xuất cảng sang Ấn Độ, thị trường lớn nhất của Nga, giảm 37%. Còn mặc dù xuất cảng sang Trung Quốc và Ai Cập tăng, nhưng dự báo sẽ giảm trong những năm tới.

Xe tăng Nga bị bắn cháy tại cửa ngõ Kiev, thủ đô Ukraine. (Hình: Genya Savilov/AFP via Getty Images)

Cuộc chiến với Ukraine càng làm sâu sắc thêm những bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội lâu đời của Nga. Cũng chính hành động của Nga khiến quân đội Phương Tây sẵn sàng trở lại, tăng cường mua vũ khí để đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga.

Báo cáo của SIPRI cũng nhận định rằng với số lượng đơn đặt hàng chờ giao thấp, thì có lẽ trong những năm tới, xuất cảng vũ khí của nước Nga sẽ tiếp tục giảm. Đó sẽ là một tương lai ảm đạm cho cho quốc gia này. (MPL) [kn]

VN ủng hộ Nga trả hiếu đã cho bác Hồ mang cách m

ng XHCN từ Mut Cu Va 

tiến lên thiên đường XHCN trong suốt gần thế kỷ qua

đ


Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì? 

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?

Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?

Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách "tự do mới" trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 - 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.

Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.

Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.

Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa..., nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hóa... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.

Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. 

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được "những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử". Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26).

Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.

Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đảng ta nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 - 338). Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá cho nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.

Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại. Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống./.

 




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nữ quản lý gốc Việt chết thảm trong kho lạnh ở Mỹ [NEW]
Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay
Tội ác man rợ của người Thái hải tặc đồi với dân tị nạn VN
Nhiều thiếu nữ Nga và Ukraine xinh đến ngỡ ngàng muốn tìm người yêu và chồng VN
Bắt chước đầu bếp Anh làm Thánh Rắc Hành đi tù gần 6 năm bị đảng và nhà nước cho là diểu cợt thái thú Tô Lâm người gốc Hoa lãnh đạo thực quyền tối cao do TQ bỗ nhiệm
Mỹ đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ, thị trường chứng khoán tăng vọt người Việt hãy mua các cổ phiếu tốt nhất kẻo mất cơ hội
Chiến dịch phản công của Ukraine đã bắt đầu, quân Nga tháo chạy, quân đoàn giải phóng đánh vào nội địa Nga
Mặt trận giải phóng Nga Sô lập chiến công rực rỡ
Đảng và nhà nước khuyến khích lai giống để cải thiện chiều cao nỏi giống
Tổng giám đốc IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi kinh tế toàn cầu
Nghe đảng đi thâm đất tổ TQ, 9 người Việt tử vong do tài xế TQ lái
Việt Nam biết bao nhiêu thế kỷ nữa mới được hưởng Dân Chủ để tự do bầu cử như Campuchia và Thái Lan?
VK Mỹ rút tiền trong khi cựu TT Trump hô hào các đại biểu đảng CH chống lại TT Biden cho nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trên thế giới để giúp Nga chiến thằng và TQ vượt Mỹ trả đủa dâm Mỹ không
Nga nói hai tư lệnh chiến trường quân đội thiệt mạng ở Ukraine, tàn quân dẫm đạp nhau vắt giò lên cổ chạy thoát thân
Ngư dân VN chống Tàu cứu nước muôn năm!

     Đọc nhiều nhất 
CIA và vụ đảo chánh sát hại Tổng thổng Ngô Đình Diệm [Đã đọc: 573 lần]
Nghi vần TT Nguyễn Văn Thiệu nộị gián cho CS làm sụp đổ miền Nam bằng lệnh rút quân tức tốc khiến CSBV đuổi theo không kịp! [Đã đọc: 517 lần]
Học đạo đức bác Hồ con giết cha thiêu xác phi tang - Người Việt trở nên bạo động, hung ác thời XHCN [Đã đọc: 306 lần]
Vì sao Mỹ và các đồng minh NATO vẫn còn khiếp sợ Nga không dám gửi chiến đấu cơ tối tân hơn cho Ukraine [Đã đọc: 286 lần]
Trung Quốc+VC đầu độc nhân dân Việt Nam [Đã đọc: 285 lần]
Thảm cảnh người gốc Việt vô gia cư tại Mỹ [Đã đọc: 280 lần]
Giám đốc chủ nhân TQ giết nữ kế toán trẻ đẹp sau khi hiếp dâm [Đã đọc: 272 lần]
Nga mượn tay Việt Nam đàn áp kiều dân Nga tại VN phản đối chiến tranh ở Ukraine [Đã đọc: 250 lần]
Việt Nam phát triển kỹ nghệ quồc phòng đối phó TQ [Đã đọc: 229 lần]
Không sợ hiểm nguyTổng thống Zelensky thăm thành phố Avdiivka giữa lúc quân đội Nga bao vây 3 phía- Cảnh báo Nga sắp dùng bom hạt nhân giết hàng trỉiệu người Ukraine [Đã đọc: 213 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.