Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 25593140

 
Vietnam News in English 03.10.2024 13:04
Tội ác man rợ của người Thái hải tặc đồi với dân tị nạn VN
31.05.2023 09:55

Hải Tặc Thái Lan hảm hiếp sát hại dân tỵ nạn

Vài Trang Bi Sử – Hướng Về Biển Đông:Hải Tặc Thái Lan vẫn tiếp tục sát hại dân tỵ nạn

NHẬT TIẾN

Tôi vừa nhận được một lá thư gửi từ Thái Lan đề ngày 10-11-1982. Người viết là một thiếu nữ mới chỉ 20 tuổi. Cô rời Việt Nam trên một con thuyền với 5 anh chị em ruột. Tất cả anh chị em cô đều bị giết trên biển bởi hải tặc Thái Lan. Chỉ có một mình cô còn sống sót trong đám 19 thanh niên nam nữ trên thuyền. Sau đây là lời thuật của cô:

“ Trên thuyền, gia đình cháu có 6 người, cháu là người ít tuổi nhất. Có tất cả 19 người trên thuyền – 13 thanh niên và 6 thiếu nữ. Chúng cháu ra khơi vào hôm 24 tháng 3, 1982, tới Vịnh Thái Lan hôm 4 tháng 4. Bây giờ chỉ còn có mỗi một mình cháu sống sót trong nỗi tủi nhục và phẫn uất nguyên nhân vì bọn hải tặc Thái Lan.”

Con thuyền định mệnh này ra khơi mới chỉ một ngày đã bị tầu đánh cá của CSVN chặn lại, lấy vàng rồi cho đi. Đến ngày 26 tháng 3, lần đầu tiên thuyền của cô bị hải tặc tấn công. Chúng cướp đồ đạc, hãm hiếp rồi cho đi. Nhưng thảm kịch hãi hùng này lại tàu diễn bởi một tầu cướp khác lại ập đến. Cô L.Q. tiếp tục kể :

“ Chúng cột thuyền của chúng cháu ở phía sau rồi kéo đi. Rồi tên thuyền trưởng và đám thuỷ thuỷ đã giết 13 thanh niên bằng cách hết sức man rợ. Chúng trói chân, trói tay họ bằng dây cao su rồi xô họ xuống biển. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ tối. Còn đám thiếu nữ thì vừa bị hãm hiếp vừa bị đánh đập. Sau đó chúng nhốt cả đám trên thuyền để hành hạ, rồi 9 ngày sau, chúng quăng từng người xuống biển, cứ khoảng 5 phút lại quăng một người. Các thiếu nữ kia vì không biết bơi nên chết đuối hết. Chỉ có cháu bơi được khoảng 20 phút thì được một con tầu vớt lên .”

Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn trường hợp đau thương được phơi bầy ra ánh sáng nhờ kẻ sống sót.

Sau khi được giải cứu, cô L.Q được mang vào đất liền và tạm trú tại một gia đình người Thái trong vài tháng. Cuối cùng Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ đã đưa cô vào trại tỵ nạn Songkhla ngày 25 tháng 10-1982 ( Số Thẻ Tỵ Nạn trong trại của cô là  SI # 12818).

Hiện nay cô L.Q sống trong tình trạng khủng hoảng tinh thần sau những thảm kịch kinh hoàng trên biển cả. Đã thế, cô còn phải đối diện với một tình trạng khó khăn mới : Nhà nước Thái chỉ coi cô là một kẻ nhập cư bất hợp pháp và cô có thể sẽ bị tạm giam ở trại Sikiew (miền bắc Thái) để chờ nhà nước CSVN xử lý.

Cùng hoàn cảnh tương tự với cô là hai trường hợp khác:

1) Cô C.T.T. sinh năm 1962, nhập trại Songkhla hôm 22-10-1982, Số thẻ SI # 12806.

2) Cô P.N. sinh năm 1967, nhập trại Songkhla hôm 22-10-1982, Số thẻ SI # 12805.

Cả hai người đều bị hải tặc Thái Lan bắt cóc vào đất liền, nhưng sau được Cao Uỷ LHQ giải cứu và đưa vào trại Songkhla.

(Bạn đọc muốn viết thư an ủi những cô gái đau khổ này có thể  viết thư, đề tên tắt của họ kèm ngày nhập trại (D.O.A) như đã ghi ở trên và gửi về địa chỉ P.O Box 3, Songkhla, Thailand).

Mặc dù chính phủ Thái luôn luôn tranh né trách nhiệm của mình, nhưng sự thật là đã có nhiều thanh niên nam nữ VN đã bị hải tặc trói bằng dây cao su và xô xuống biển, cứ 5 phút một người, một sự tàn bạo vượt trên sức tưởng tượng của con người ở thế kỷ 20 này. Hỏi rằng đã có bao nhiêu trường hợp thảm sát tương tự đã xẩy ra nhưng vì không còn ai sống sót để kể lại như trường hợp của cô L.Q.?

Theo thống kê của Cao Uỷ Tỵ nạn LHQ thì từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1982 đã có 167 ghe thuyền mang 4339 thuyền nhân cập bờ Thái Lan. Trong 167 ghe thuyền này, đã có 111 ghe bị hải tặc đánh cướp, mỗi ghe trung bình  từ 2 đến 3 lần trong tổng số 309 lần bị tấn công bao gồm cướp bóc của cải, hãm hiếp và bị giết rồi quăng xác xuống biển.

Quảng cáo
< iframe src="https://c0.pubmine.com/sf/0.0.7/html/safeframe.html" referrerpolicy="unsafe-url" id="safeframe-sf-inline-ad-0" frameborder="no" scrolling="no" allowtranparency="true" hidefocus="true" tabindex="-1" marginwidth="0" marginheight="0" style="border-width: initial; border-style: none; font-family: inherit; font-style: inherit; font-weight: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 100%; transition: opacity 0.3s linear 0s; display: block; height: 250px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; visibility: inherit; width: 300px; z-index: 0;">< /iframe>
REPORT THIS AD

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1982, số phụ nữ bị hãm hiếp lên tới 139 người và có tới 123 người trong số này đã bị giết và xô xuống biển vì kháng cự trước những hành vi man rợ của hải tặc. Ngoài ra còn có trên 200 trường hợp thiếu nữ bị bắt cóc mang đi và không còn ai nghe được tin tức gì về họ nữa.

Số phận của những thanh thiếu nữ này, hoặc bị thảm sát trên biển như 18 người trên con thuyền của cô L.Q hoặc các cô bị đem bán vào đất liền cho những ổ điếm ô nhục – không được một ai biết đến.

Đã thế, sự tàn bạo của hải tặc thì lại cứ mỗi ngày một gia tăng.  Nước biển Đông đã nhuốm máu  của nhiều đồng bào và đã trở thành mồ chôn của biết bao nhiêu thuyền nhân vô tội, những anh chị em ta, bạn bè ta, đồng bào ruột thịt của ta.

Bên cạnh những thảm kịch trên biển Đông ấy, lại còn có những đời sống vô cùng thống khổ ở các trại tỵ nạn.

Tin tức mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được là từ bác sĩ Dương Chi Lăng, 1 trong số 19 thuyền nhân được nhà nước Thái  trả tự do sau khi bị kết tội tấn công ngư phủ Thái nhưng thực chất là họ chỉ tự vệ trước sự tấn công của hải tặc. Bác sĩ Lăng hiện nay đã định cư ở Úc. Theo ông, thì những trại tỵ nạn ở Thái quả là “ Địa ngục trần gian”. Thí dụ:

– Ở bệnh viện tâm thần Chon Buri gần Bangkok, có 6 bệnh nhân người VN vì họ đã bị trải qua những hoàn cảnh bị khủng bố tàn bạo và rồi khi nhập trại lại bị ngược đãi.

– Một lần nổi cơn điên, anh Phù Chí Hiếu đã đập vỡ một cái chai và lấy mảnh chai rạch bụng định tự tử nhưng được cứu thoát kịp thời.  Sau đó, anh đã dùng một con dao tự rạch một bên đùi và cứa rách thịt ở chân tay mình bằng dây kẽm gai như một sự vùng vẫy cố thoát khỏi cơn điên loạn.

– Ở trại tỵ nạn Phananikhorn , Cao Ủy Tỵ Nạn đã ra lệnh cấm xài thuốc trừ sâu và thuốc diệt bọ sau khi đã có vài trường hợp tự vẫn bằng những thứ này, vào ban đêm.

– Tại trại tù Aran ở Ara Pathet, nơi có một số “bộ nhân” Việt Nam bị giam giữ, người tù bị đối xử tàn bạo không khác gì vào thời Trung cổ: Đầu bị cạo trọc, bị nhốt trong hầm chứa phân và bị đánh đập cho đến khi ngất xỉu. Chỉ sau 3 tháng cư ngụ ở một nơi như thế, tất cả đều rất đau đớn và bị nội thương.

Trên đây là một vài trường hợp hãi hùng cụ thể đã từng xẩy ra cho đồng bào của chúng ta tại Thái Lan, trên biển, trong nhà tù, trong trại tỵ nạn (nổi tiếng nhất là trại Sikiew nơi hiện có 7,000 người  VN bị giam giữ, không quy chế tỵ nạn và trại NW82 – NorthWest 82- nơi có 2,000 người VN cũng trong hoàn cảnh tương tự.

****

Tháng 12 là tháng kỷ niệm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Thật mỉa mai cho bộ mặt Nhân Quyền khi nhìn về phương Đông với những cuộc đàn áp, khủng bố, giết hại bởi những bàn tay tàn bạo.

Nhân Quyền là điều không thể dễ dãi hay kêu xin mà có. Muốn có Nhân Quyền, ta phải tranh đấu. Nhân danh những tấn thảm kịch đã và đang còn xẩy ra đối với người tỵ nạn, nhân danh những sự đau đớn, tủi nhục ở mức độ cao nhất mà đồng bào ở các trại Sikiew và NW82 đang phải chịu đựng, chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để đòi hỏi thế giới văn minh phải tìm cách chấm dứt.

Mong các anh chị em, bạn bè, đồng hương trên toàn thế giới, xin hãy làm điều gì thiết thực và cụ thể để giúp cho người tỵ nạn.

NHẬT TIẾN

Ngày 30 tháng 4, nhìn lại chuyện hải tặc

Hình ảnh hải tặc hiện nay ở Đông Nam Á.

Nguồn: https://southeastasiaglobe.com/black-spots/

 


Vài lời giới thiệu: Cuối năm 1980 chúng tôi rời Việt Nam trên một con tàu đánh cá nhỏ chứa trên 100 người. Thuyền trưởng giờ phút chót không đến nơi hẹn và chủ tàu, ông Chu Văn Hữu (nay đã qua đời) đã cố gắng tìm hiểu trước khi đi và tự mình điều khiển con thuyền một cách tài tình, nhắm về phía Mã Lai để tránh hải tặc Thái Lan và nhờ đó, chúng tôi thoát nạn. Trong đêm tối, một chiếc tàu khác đuổi theo thuyền chúng tôi, ai nấy đều đọc kinh, cầu nguyện, mong sao máy tàu đừng hư để hải tặc không bắt kịp được.

      Trên bốn mươi năm sau, nạn hải tặc ở vùng Đông Nam Á vẫn còn hoành hành, nhưng phần lớn là nhắm vào các tàu chở hàng, nhất là các tàu chở dầu ở eo biển Singapore và Malacca..
      Tôi xin dịch bài sau báo sau đây của phóng viên William Branigin của tờ Washington Post năm 1981. Hồi đó mình là người trong cuộc, đây là cái nhìn của phóng viên, là cái nhìn từ bên ngoài với bối cảnh lịch sử như tính cách cơ hội, lợi dụng thời cơ “nước đục thả câu” của các ngư dân Thái, thái độ của nước tiếp nhận và sự can thiệp, giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, và nhất là của Hoa Kỳ.
      Bây giờ, chúng ta đọc, xem tin tức về các người tỵ nạn (nay gọi là di dân hay “migrant”) đang tràn ngập ở các vùng biên giới Mỹ-Mexico và ở các trại tỵ nạn vùng biển Địa Trung Hải. Hiện nay, do những phương tiện truyền thông xã hội, thông tin toàn cầu hóa, người tỵ nạn không còn là nạn nhân của các vụ cướp của giết người hàng loạt như thuyền nhân hồi trước. Tuy nhiên cảnh đời tỵ nạn thì lúc nào cũng vậy, đương nhiên vẫn nhiều gian nan và đắng cay.
      "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay." – HVH
 
haitac 2

Cướp biển và các đường lưu thông trên biển chính của vùng Đông Nam Á theo tài liệu của IBM từ 1991 đến 2001. (Nguồn Research Institute o­n Contemporary Southeast Asia)

 
Từ sau thế chiến thứ 2, đã có những ổ hải tặc tại Thái Lan, Mã Lai và Indonesia. Các nước này do tình hình chính trị bất ổn đã không đối phó được.
      “Nhưng đặc biệt là các vụ tấn công thuyền nhân Việt Nam chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản, từ năm 1978, đã báo trước sự trở lại ồ ạt của hải tặc trong khu vực. Vụ cướp biển này, thường được thực hiện gần biên giới giữa Thái Lan và Malaysia, ở nhiều khía cạnh khác với các vụ cướp leo lên tàu xảy ra cùng thời điểm này. Bởi tính cách cơ hội của nó, trước hết, vì nó không phải là một phần văn hóa của những người sống ở vùng ven biển. Trường hợp của Mã Lai không giống như trường hợp của Vịnh Thái Lan nơi cướp biển không phải là hành động của các kẻ cướp chuyên nghiệp. Những khó khăn về kinh tế của ngư dân Thái Lan, do tình cảm vốn đã thù địch của họ đối với những người Việt Nam mới đến đã trở nên vô đạo đức, cho phép họ thực hiện hoạt động này mà không có bất kỳ sự tự kiềm chế nào." (Eric Frécon trong THE RESURGENCE OF SEA PIRACY IN SOUTHEAST ASIA-https://books.openedition.org/irasec/476 )
 
Cướp biển tàn bạo ngày càng hoành hành người tỵ nạn Việt Nam trên biển. Báo Washington Post, ngày 10 tháng 12 năm 1981:
      Tháng trước, Lê Thị Anh Phương và 40 người Việt Nam khác khởi hành từ Rạch Giá trên bờ biển Tây Nam Việt Nam trên một chiếc thuyền gỗ nhỏ. Khi đến gần Thái Lan, họ đã bị cướp biển tấn công bốn lần. Mỗi lần như vậy, họ bị cướp, và mỗi lần như vậy chiếc tàu kia đâm vào con tàu yếu ớt của họ. Sau đó vào ngày 30 tháng 11, khi thuyền của họ chìm trong biển động, một tàu đánh cá Thái Lan đã đến giải cứu. Các ngư dân đã cho những người Việt này thức ăn nước uống và bắt đầu kéo chiếc thuyền của họ theo sau. Chiếc thuyền cuối cùng này cũng chìm và các ngư dân đã đưa người tị nạn lên tàu của họ.
      Tuy nhiên, các ngư dân sợ vi phạm luật nhập cư nghiêm ngặt của Thái Lan áp dụng các hình phạt khắc nghiệt đối với người Thái đưa người tỵ nạn Việt Nam lên bờ hoặc chứa chấp họ trên đất Thái. Vì vậy, các ngư dân đã đóng những chiếc bè cho người Việt Nam và đưa họ ra biển cách cảng cá Songkhla của Thái Lan khoảng nửa dặm.
      Trong số 41 thuyền nhân, 28 người không bao giờ vào đến bờ do vùng biển động. Lê Thị Anh Phương, sinh viên 23 tuổi, là người phụ nữ duy nhất trong số 13 người sống sót đến được đất Thái.
      Câu chuyện này, được báo cáo bởi các quan chức tỵ nạn, ít nhiều là một trường hợp điển hình. Trong số 21 thuyền tị nạn Việt Nam đến Thái Lan vào tháng 11,1980, 17 chiếc đã từng bị hải tặc tấn công. Số lần tấn công trung bình là 3,5 cho mỗi thuyền.
      Điều này ăn khớp với số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc gần đây, cho thấy 80 đến 90 phần trăm thuyền tỵ nạn đến Thái Lan đã bị cướp biển tấn công, nhiều thuyền bị tấn công hơn một lần. Tuy nhiên, hoàn cảnh khác thường hơn được kể lại về trường hợp 28 người chết đuối này nhấn mạnh nguồn gốc của mối quan ngại ngày càng tăng của Liên Hiệp Quốc về chính sách của Thái Lan đối với người tỵ nạn.
      Một số quan chức tỵ nạn nói rằng các biện pháp cứng rắn của Thái Lan có vai trò trong việc gây ra cái chết của một số người tị nạn lẽ ra có thể được cứu. Hơn nữa, các quan chức lo ngại rằng các chính sách của Thái Lan, được thiết kế để ngăn chặn thuyền nhân Việt Nam đến đây ngay từ đầu, đang gián tiếp khuyến khích các cuộc tấn công thường xuyên hơn và tàn bạo hơn của cướp biển Thái Lan.
      Trên thực tế, theo các quan chức Liên Hiệp Quốc, tháng 11 [năm 1980] là tháng tồi tệ nhất được ghi nhận về các vụ cướp biển tấn công thuyền nhân Việt Nam. Thông thường, trước đây, số người tỵ nạn Việt Nam được xác nhận tử vong trực tiếp do bị hải tặc tấn công trung bình là 1 người chết so với 100 thuyền nhân đến Thái Lan an toàn, theo các quan chức Liên Hiệp Quốc. Nhưng tháng trước, tỷ lệ là cứ 10 người thì có hơn một người chết vì bị tấn công. Theo các quan chức, ít nhất 101 người được xác nhận đã thiệt mạng và thêm 43 người mất tích và coi như đã chết. Khoảng 950 người Việt Nam đã đến nơi an toàn.
      Một trong những vụ việc tàn bạo hơn được báo cáo vào tháng trước, cướp biển đã cướp một chiếc thuyền chở 19 người Việt Nam, đánh chìm thuyền và ném tất cả 12 người xuống biển cho chết đuối, theo các quan chức tỵ nạn. Những tên cướp biển đã bắt cóc 4 phụ nữ và 3 trẻ em, trong đó có một em bé 3 tháng tuổi, và liên tục hãm hiếp những người phụ nữ này trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi ném tất cả xuống biển.
      Hai trong số những người phụ nữ đã được một chiếc thuyền đánh cá vớt lên sau khi họ bám vào những chiếc bình nhựa trong ba ngày ba đêm, nhưng lại bị ném xuống biển vào ngày hôm sau vì các ngư dân lo ngại sẽ bị rắc rối. Một chiếc thuyền đánh cá khác sau đó đã vớt họ lên và cuối cùng họ đã bơi được vào bờ.
      "Có vẻ như gần đây các cuộc tấn công đã trở nên tàn ác hơn", một quan chức tỵ nạn cho biết. Ông cho biết tỷ lệ giết người, bắt cóc và hãm hiếp đã tăng lên. Quan chức này nói có thể một trong những lý do là việc chấm dứt chương trình chống hải tặc của Thái Lan vào cuối tháng 9. Chương trình 2 triệu đô la do Hoa Kỳ tài trợ đã kết thúc sau sáu tháng khi hết tiền xài và chính phủ Thái Lan đã từ chối đề nghị bổ sung 600.000 đô la của Hoa Kỳ vì số tiền này quá ít để duy trì chương trình.
      Tuy nhiên, giờ đây, chính phủ Thái Lan đang xem xét đề xuất của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc Về Người Tị nạn nhằm gây quỹ 3,6 triệu đô la cho chương trình chống hải tặc trong một năm. Mặc dù ban đầu người Thái yêu cầu 34 triệu đô la, nhưng các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết họ mong đợi phản hồi tích cực đối với đề xuất này trong thời gian ngắn.
      Một lời giải thích khác cho các vụ cướp biển ngày càng tàn bạo là, mặc dù chính phủ Thái Lan đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này, cướp biển nhìn thấy một sự chấp thuận nào đó về việc làm của họ trong thái độ cứng rắn của chính phủ đối với thuyền nhân.
      Một quan chức về tị nạn cho biết: “Hy vọng đó không phải là hậu quả gián tiếp của các chính sách cứng rắn hơn của chính phủ [Thái]”. "Nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chính phủ thúc đẩy các cuộc giải cứu". Ông lưu ý rằng sự gia tăng các vụ cướp biển giết người xảy ra đồng thời với chính sách khắc nghiệt hơn, theo đó Thái Lan cho biết những thuyền nhân Việt Nam đến sau ngày 15 tháng 8 sẽ không còn đủ điều kiện để tái định cư ở các nước thứ ba mà sẽ bị đưa vào các trại với cuộc sống khắc khổ.
      Một khía cạnh khác của chính sách này là bất kỳ ai bị bắt quả tang đưa "người nhập cư bất hợp pháp" vào lãnh thổ Thái Lan đều phải đối mặt với cáo buộc hình sự với mức phạt nặng và án tù. Theo Prasong Soonsiri, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, chứa chấp một người như vậy trong nhà có thể bị phạt 10 năm tù. Theo luật, các thuyền trưởng tàu đánh cá đã bị bắt vì giúp người tỵ nạn Việt Nam.
      Tuy nhiên, các quan chức Liên Hiệp Quốc lập luận rằng chính phủ Thái Lan và ngư dân có nghĩa vụ cố gắng giải cứu thuyền nhân Việt Nam gặp nạn theo các quy định của Công ước Quốc tế về Biển cả mà Thái Lan đã tham gia ký kết.
      “Ở đây chúng ta có 28 người chết vì tòa án Thái Lan đã thấy cần trừng phạt những người từng hành động phù hợp với luật pháp quốc tế,” một quan chức tị nạn cho biết, đề cập đến vụ việc được báo cáo trong tháng này.
      Prasong cho biết ông không biết về các điều khoản của công ước về biển cả, nhưng Thái Lan "không thể giúp đỡ" những sự việc như vụ chết đuối gần đây "bởi vì chúng tôi phải tôn trọng luật pháp của chính mình."
      Dù những tên cướp biển diễn dịch thái độ của chính phủ Thái đối với thuyền nhân Việt Nam theo ngã nào đi nữa, các nhà ngoại giao phương Tây nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Thái Lan tích cực khuyến khích họ hoặc coi họ như một biện pháp ngăn chặn hữu ích đối với người tỵ nạn. Trên thực tế, chính quyền Thái Lan đã xử lý mạnh tay với những tên cướp biển khi chúng bị bắt.
      Trong một trường hợp gần đây, một thủy thủ trong Hải quân Thái Lan đã bị kết án 25 năm tù vì cưỡng hiếp một phụ nữ Việt Nam. Cho đến nay, khoảng hai chục người Thái Lan khác đã bị buộc tội với nhiều tội danh liên quan đến vi phạm luật cướp biển. Tuy nhiên, một số kẻ phạm tội tồi tệ nhất lại vẫn được tự do. Họ là những kẻ giết tất cả những người tỵ nạn họ tấn công và đánh chìm thuyền của họ, không để lại nhân chứng và bằng chứng.
      Theo các quan chức tỵ nạn, một số cướp biển là người Việt Nam hoặc người Malaysia, nhưng hầu hết là người Thái. Thông thường, họ là những ngư dân tấn công các tàu tỵ nạn như một “nghề tay trái”. Mặc dù chỉ có một phần nhỏ tàu đánh cá Thái Lan tham gia vào hoạt động cướp biển, nhưng các tàu này hoạt động rộng khắp, và một số dường như đã tìm mọi cách để tìm người tỵ nạn Việt Nam.
      Trong khi cướp biển từ lâu đã phổ biến ở các vùng biển Đông Nam Á, các quan chức tỵ nạn cho biết, sự kết hợp của hàng ngàn thuyền nhân thường không có khả năng tự vệ, sự thù hận lâu đời giữa người Thái và người Việt, và thời kỳ khó khăn đối của ngành ngư nghiệp trong vùng vịnh [Thái Lan] bị khai thác quá mức đã làm trầm trọng thêm tình trạng cướp biển đã có lâu đời.
      Bất chấp tần suất và mức độ tàn bạo của các vụ cướp biển, các nhà ngoại giao phương Tây tin rằng chúng đã không ngăn cản đáng kể người Việt Nam chạy trốn khỏi quê hương của họ. Thay vào đó, các cuộc tấn công đã khiến một số thuyền nhân thay đổi đường đi trốn của họ để tránh Thái Lan.

– Hồ Văn Hiền dịch

(8/4/2023)

Nguyên tác: Brutal Pirates Increasingly Plague Vietnamese Refugees at Sea

https://www.washingtonpost.com/archive/politics/1981/12/10/brutal-pirates-increasingly-plague-vietnamese-refugees-at-sea/1d0c2db5-a14d-4114-8332-dbf7658496ed/



HẢI TẶC THÁI LAN

  

Bạn đọc thân mến,


 

Mãi đến hôm nay (Năm 2017). Nghĩa là sau hơn 42 năm ly hương kể từ ngày 30 tháng 04 năm 1975. Hễ mỗi lần nhắc đến bất cứ câu chuyện gì nếu có liên quan đến hai chữ “thái lan” như Quốc gia Thái Lan, chùa chiền Thái Lan, chính trị Thái Lan, gạo Thái Lan, nước mắm Thái Lan, sầu riêng Thái Lan, du lịch Thái Lan, nhà hàng Thái Lan… là tôi liên tưởng ngay đến : hải tặc Thái Lan !
 

Vì sao vậy ? Thưa, vì chúng đã một thời cướp bóc, hãm hiếp và giết chết biết bao người Việt Nam của chúng ta. Cao điểm nhất là quãng thời gian từ năm 1977 đến 1985. Thời gian mà người Việt Nam bỏ nước đi tìm tự do bằng những chuyến vượt biển.

 

Đây là tội ác tày trời do bọn hải tặc Thái Lan gây nên, để lại nổi nhục nhã và đau xót khôn ngơi vì những vết thương không bao giờ liền da nơi con người và dân tộc Việt Nam.


 

Thưa bạn,

 

Tôi không muốn đề cập và nói chuyện đạo đức trong bài viết này, vì bản chất của tôi và của bạn, tất cả chúng ta là con người, và vì thế ai cũng biết xót thương, tủi nhục và giận hờn... Dĩ nhiên ở đây tôi không đề cập đến chuyện tha thứ hay trả thù đến bọn hải tặc Thái Lan, và hơn nữa những chuyện ấy cũng đã thuộc về quá khứ. Nhưng thưa bạn : tha thứ hay trả thù là do lương tâm, đạo đức và tôn giáo của mỗi cá nhân, và dẫu những câu chuyện này đã thuộc về quá khứ, nhưng không có nghĩa ta không nói lên những sự thật này, để thế hệ mai sau biết thêm một biến cố đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

 

Tuy nhiên tôi vẫn biết và ý thức rằng : tha thứ, là tạo được sự bình an trong tâm hồn của mình, trong khi trả thù thì không bao giờ được hóa giải, nhưng ngược lại và hận thù sẽ nhân lên mà thôi !


 

Bạn mến,

 

Có biết bao câu chuyện sảy ra trên biển Đông và vịnh Thái Lan, biết bao nhiều người bị chết, bao nhiêu phụ nữ bị chúng hãm hại, bị giết một cách dã man trong lịch sử nhân loại cận đại. Nạn nhân đó là ai ? Đó chính là những người Việt Nam, những người thân ruột thịt của chúng ta : là cha mẹ, anh chị em, là chồng vợ, là các phụ nữ và thiếu nữ thì làm sao tôi và bạn có thể hững hờ mà không đau lòng, phải không ?

 

Theo giám sát của Cơ Quan Cứu Trợ Người Vượt Biển của Liên Hiệp Quốc ước tính trên nửa triệu người VN đã bỏ mình trên biển Đông và vịnh Thái Lan cũng như các hoang đảo do bị gặp bão, đi lạc, hết lương thực và nước uống, bị đắm thuyền, nhiều nhất là bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, hãm hiếp rồi giết chết.

Trước khi viết xuống những câu chuyện dưới đây, tôi thành tâm xin được thắp lên nén hương lòng với lờ khấn vái cho những vong linh của Người Việt Nam xấu số đã không bao giờ được đến bến bờ.


 

Đã có biết bao câu chuyện vượt biên và hải tặc Thái Lan trên mạng, tôi xin phép được trích đăng một số bài. Và đây những câu chuyện đau thương và nhục nhã có thật đã xảy ra trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.


 

Câu Chuyện Thứ Nhất:

 

Đêm hôm ấy, biển tĩnh lặng, bầu trời ngàn sao rơi trên mặt sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào mạn thuyền. Một đêm lý tưởng để con thuyền lướt gió mau cặp bến tự do thì chúng tôi đã bị hải tặc Thái Lan bắt giữ từ lúc xế chiều. Chỉ với khẩu súng trường và vài cây mã tấu, chúng trói tất cả thanh niên, lột trần phụ nữ để cướp vàng bạc trước thái độ e dè của đám đàn ông. Ai cũng đói khát nên tinh thần bạc nhược thôi đành “bỏ của chạy lấy người”. Chúng vơ của xong là nổi thú tính vồ ngay lấy người.

 

Thương thay thân phận phụ nữ thân yếu, tay mềm. Đàn bà con gái ngay từ giây phút đầu đã hoảng loạn vì cảm thấy bị đe dọa tột cùng. Họ bốc rác rưởi, chất lỏng từ dầu máy trét lên mặt mũi, thân thể rồi ôm con nhỏ thu mình vào một góc kín để tránh ánh mắt của những tên hải tặc hình thù thô kệch giống như loài súc sinh quỷ dữ. Vừa chập tối, năm bảy cô gái bị bắt sang thuyền của chúng rồi trở thành vật liên hoan cho đêm hãm hiếp hội đồng.

 

Tôi may mắn ôm con thoát nạn. Núp ở thuyền bên này, nghe thấu nỗi lòng uất ức từ cảnh tượng hãi hùng qua tiếng gào thét ở thuyền bên kia. Các thiếu nữ dãy dụa khóc cha, gọi mẹ vọng lại giữa màn đêm u tịch. Mỗi lúc một yếu dần, rồi cuối cùng chỉ còn tiếng í ới nấc lên từng hồi, đứt đoạn vì đuối sức bởi bọn hải tặc Thái Lan thay phiên nhau hãm hiếp.

 

Thỏa mãn xong thú tính, bọn chúng kéo bốn thiếu nữ thân thể trần truồng về lại thuyền, da thịt trầy trụa, nhơ nhuốc với máu, tinh dịch và nước mắt như những cái xác không hồn nằm gục trên sàn tàu rồi chúng bỏ đi, bắt cóc số thiếu nữ còn lại mà từ đó chẳng ai biết số phận sống chết ra sao.


 

Câu Chuyện Thứ Hai :

 

Tên cầm dao găm, gương mặt đầy thẹo, đen đúa, râu ria lổm chổm dùng cánh tay mặt xốc tôi đứng lên khiến đứa bé đang được bồng khóc thét, đưa hai tay bấu chặt vào người tôi. Tên hải tặc có vẻ hơi nao núng, hắn đưa mắt thật nhanh nhìn đứa bé rồi quay lại. Thấy một phụ nữ ôm con quá dơ dáy, bẩn thỉu, trông thật gớm ghiếc nên buông tôi ra. Sau đó bọn chúng đi lùng sục khắp ghe và cuối cùng bắt được năm cô gái trẻ, sạch sẽ, xinh đẹp. Chúng lôi xềnh xệch về phía thuyền của chúng mặc kệ các cô gái vùng vẫy, kêu khóc thảm thiết cùng với tiếng van xin, gào thét của thân nhân kẻ bị nạn. Trong số các thiếu nữ bị chúng bắt mang theo có cô con gái chủ ghe mới 15 tuổi. Chiếc thuyền của bọn cướp hải tặc Thái Lan xa dần. Mọi người trên ghe vẫn còn sững sờ vì vừa trải qua một biến cố kinh hoàng. Những tiếng khóc của thân nhân các thiếu nữ bị bắt thật sầu thảm. Tôi không biết mình đang tỉnh hay đang mê ?  


 

Thưa bạn,

 

Trước khi đọc thêm những chuyện hãi hùng đó, tôi mời bạn mở đường link dưới đây để xem và cùng khóc thương cho những Thiếu Nữ Việt Nam đã chết do bọn hải tặc Thái Lan qua ca khúc và hình ảnh MẮT BIỂN.

Thơ : Trần Quốc Bảo

Nhạc : Văn Duy Tùng

Ca sĩ : Anh Dũng

Hình ảnh : Trúc Tiên

 

Xin bấm đường link sau đây :

https://www.youtube.com/watch?v=GqbMtPg-Jq4&feature=youtu.be


 

NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN

 

Vào đầu thập niên Tám mươi, ông Ted Schweitzer là người Mỹ đầu tiên đã cập bến vào một đảo sào huyệt hải tặc và mục kích chuyện 238 thuyền nhân Việt Nam bị đắm ghe, dạt vào đấy. Có 80 người bị giết, tất cả các phụ nữ đều bị hãm hiếp và buộc khiêu vũ khỏa thân cho chúng xem. Ông Schweitzer can thiệp yêu cầu họ chấm dứt tấn tuồng vô nhân đạo này thì bị bọn cướp xúm lại đánh đập đến như gần chết. Thật may mắn mà ông còn sống sót để thuật lại. Khi tỉnh lại, ông thấy trước mắt những cánh tay, đùi chân còn rải rác đây đó. Đấy, bằng chứng có vụ ăn thịt người.

 

Cô Nguyễn Phan Thúy cùng với mẹ, dì và người em gái đã bỏ tiền ra mua chổ trên tàu để vượt trốn. Sau mười ngày lênh đênh trên biển cả, tàu bị mắt cạn, hết nước, hết cái ăn. Hải tặc đến bắn chết người dì. Một ông già có răng vàng bị chúng lấy kìm vặn khỏi miệng. Một người đàn bà đang có bầu bị chúng ném xuống biển. Các người sống sót bị chúng lột hết quần áo, xua cả lên bờ, và tầu bị nhận chìm. Chúng bắt các phụ nữ xếp hàng. Cô Thúy cùng một cô gái khác tên Liên bị chúng lựa ra rồi đưa sang chiếc thuyền đánh cá của chúng. Suốt ba tuần lễ sau đó, hai cô liên tiếp bị hảm hiếp. Cô Liên chịu không nổi, bị chúng chán rồi vứt cô xuống biển; còn cô Thúy thì chúng đem bán cho một động mải dâm trong làng mang tên là "Phòng đấm bóp nơi thiên đường". Ở đây cô mang thai và vị người ta lấy một que tre trục bào thai ra. Cuối cùng cô thoát được và được cơ quan Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc tiếp nhận.

Năm 1989, một chiếc ghe chở 84 thuyền nhân bị hải tặc đến cướp. Tất cả đàn bà và trẻ con bị chuyển qua thuyền hải tặc và từ đó không còn nghe một tin gì về số phận họ nữa. Những người đàn ông thì bị nhốt dưới khoang tầu rồi, từng người một, chúng lôi lên đập cho đến chết. Sau cùng, những người còn lại liều mình sấn vào bọn cướp thì tầu hải tặc nhào đến đâm vào tầu thuyền nhân cho chìm đi. Một số người cố thoát liền bị chúng dùng cây sào nhận chìm xuống nước. Còn lại 13 người thoát chết nhờ bơi ra xa và được bóng đêm che phủ.


 

Vào tháng 4 năm 1989, có bảy tên hải tặc trang bị súng ống, đao búa đến tấn công một chiếc tầu nhỏ chở 129 thuyền nhân. Tất cả đàn bà đều bị hãm hiếp, đàn ông bị sát hại, trừ một thiếu niên tên là Phạm ngọc Nam Hung (hình chụp ảnh đang nhận diện các tên hải tặc). Anh này sống sót nhờ bám được vào một chiếc bè kết thành bởi ba xác chết.

Thảm cảnh rùng rợn của người vượt biểntrênBiển Ðông
 

Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển.


 

VỤ THỨ NHẤT: 87 người bị giết

 

NHÂN CHỨNG : Bà Nguyễn Thị Thương 36 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Hoa Kỳ, tu nghiệp tại Paris, Pháp. Trước 1975 Bà là Giáo sư Đại Học Bách Khoa Thủ Đức. Bà Thương vượt biển cùng chồng là Giáo sư Trần Quang Huy, phân khoa trưởng Văn Khoa Đại Học Saigon, cùng với Mẹ ruột, cậu, 2 em trai, 2 em dâu, 4 cháu gái và một con gái nhỏ 3 tuổi. Nhưng chỉ còn Bà, con gái nhỏ của bà, một người em trai của Bà và một em gái của chồng sống sót.

 

Ghe mang số SS0646 IA dài 13 m 5, chở 107 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 01 tháng 12 năm 1979. Ra khơi được 3 ngày, thuyền chạy về hướng Thái Lan, khi đã gần tới đất liền thì gặp bọn cướp biển vào ngày 03/12/1979. Hai tàu cướp ThaiLan cặp hai bên hông thuyền tị nạn, bọn cướp đã ùa sang với súng và dao. Vì ghe thuyền Việt Nam quá chật hẹp, bọn hải tặc đã lùa 27 người sang tàu của chúng cho dễ lục soát vàng bạc của cải.

80 người còn lại bị khám xét cướp hết vàng bạc, vật qúy. Sau đó bọn cướp buộc giây vào ghe Việt Nam vào đuôi tàu của chúng và kéo chạy. Chúng xả hết tốc lực, chạy lượn vòng qua lại làm ghe tị nạn nghiêng chìm như một trò chơi. Dân tị nạn la khóc, lạy van cho tới khi ghe chìm hẳn. Bọn cướp biển cắt giây nối và chạy bỏ mặc 80 người vùng vẫy tuyệt vọng, trong khi 27 người tị nạn trên tàu của chúng vật vã khóc ngất nhìn xuống biển chứng kiến người thân đang dãy dục chết chìm.

 

Bọn hải tặc chạy thẳng về đảo sào huyệt KO KRA của chúng mang theo 27 người mà chúng đã tách đem lên thuyền chúng trước đó. Nhưng gần tới đảo, chúng xô đẩy tất cả đàn ông xuống biển, buộc họ bơi vào đảo. 7 người dàn ông này đều bị chết đuối vì không đủ sức bơi hoặc không biết bơi để có thể vào đến bờ, trong số này có Giáo sư TRẦN QUANG HUY. Còn lại 20 người sống sót sau cùng đã bị bọn cướp đưa lên đảo và lập tức chúng lại lục soát, sờ nắn khắp thân thể để tìm kiếm vật quý con cất giấu trong người. Bà BTD (xin viết tắt, giấu tên) 26 tuổi có con 4 tuổi, bị dẫn ngay vào bụi hãm hiếp mặc dù Bà đang mệt lả không đứng dậy nổi vì đói khát, kinh hoàng.

Sau đó, trong suốt 8 ngày liền bị giam giữ trên đảo, 20 thuyền nhân còn lại này đã bị quần thảo hành hạ bởi nhiều toán cướp biển khác nhau hàng ngày đổ bộ lên đảo. Các phụ nữ, cô gái phải chạy vào rừng hoặc leo lên hốc ẩn tránh. Nhưng vẫn không thoát khỏi tay bọn dâm tặc. Một lần Bà BTD quá mệt mỏi không còn sức chạy trốn nổi, đang nằm ngất ngư và được mọi người săn sóc thì bọn hải tặc lại ùa đến, đuổi tất cả mọi người chung quanh đi chỗ khác và 4 tên Thái man rợ luân phiên hãm hiếp tàn nhẫn ngay tại chỗ, khiến bà ta bị kiệt lực nằm in lìm không nhúc nhích được nữa.
 

Đến ngày thứ 3 trên đảo, một tàu Thái, bên hông có ghi chữ POLICE số 513 tới đảo. Bọn cướp rút lui, chạy tàu ra xa. Chiếc tàu Cảnh Sát neo sát bờ biển, họ chỉ nhìn vô bờ nhưng không lên đảo. Những người tị nạn Việt Nam mừng rỡ tưởng được cứu thoát, một thanh niên tị nạn bơi ra mang theo một lá thư cầu cứu bằng tiếng Anh để gởi cho giới chức Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Nhưng chưa bơi tới nơi đã bị tàu Cảnh Sát Thái nổ súng bắn xuống biển cảnh cáo. Anh ta hoảng hốt bơi quay trở vào bờ. Sau đó mọi người lại đề cử một thiếu niên 15 tuổi liều mình bơi ra cầu cứu lần nữa. Cậu này đã được Cảnh Sát cho lên tàu, nhưng chỉ cho vài gói mì và đuổi xuống biển ngay. Cuối cùng tàu Cảnh Sát này bỏ đi. Sau này mới biết họ đã không hề báo tin vào đất liền.

Ngay sau khi tàu Cảnh Sát bỏ đi bọn hải tặc lại lên đảo và tình trạng tồi tệ tiếp tục diễn ra. Đến ngày thứ năm, một tàu Hải Quân Thái Lan đi ngang qua đảo, nhóm người tị nạn chạy ra sát bờ vẫy gọi, làm hiệu và lần này chiếc tàu Hải Quân đã cho người lên đảo tiếp xúc và nhận bức thư nhờ chuyển về cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Ngày thứ tám, Ông SCHWEITZER Đại diện Liên Hiệp Quốc tại TháiLan ra đón họ vào đất liền.

Không lâu sau đó Bà NGUYỄN THI THƯƠNG sinh thêm đứa con gái út trong trại tị nạn Song Khla. và Bà sống tại đó với một đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và một em gái của Ông TRẦN QUANG HUY. Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà THƯƠNG đã có thai gần 9 tháng, chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo KO KRA, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp.

VỤ THỨ HAI: 70 thuyền nhân Việt nam tị nạn bị giết

NHÂN CHỨNG : Ông Vũ Duy Thái 44 tuổi, đi cùng vợ là Bà Đinh Thị Bằng 40 tuổi cùng 4 con và 2 cháu. Hiện chỉ còn mình Ông sống sót.

 

Ghe VNKG 0980 dài 14 m, bề ngang 2 m 2 chở 120 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 29 tháng 12, 1979. Lúc 7 giờ sáng ngày 31/12/1979 gặp tàu hải tặc Tháilan. Tàu này sơn màu đỏ cam, mang số 128 ở đầu mũi, gồm 12 tên cướp võ trang súng dài và dao, búa, rìu. Tàu của chúng phóng tới húc vào làm nứt bể mũi ghe tị nạn. Bọn hải tặc nhảy qua và lập tức phá máy ghe làm thủng thêm vết nứt, nước bắt đầu tràn vào. Bọn chúng lục soát chụp giựt đồng hồ, nhẫn vàng v.v... trong lúc nước nước tràn vào ghe của người tị nạn càng nhiều hơn và bắt đầu bị chìm dần sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.

 

Khi ghe chìm hẳn, đàn bà, trẻ con la khóc hoảng hốt níu kéo lẫn nhau. Bọn cướp nhảy xuống biển và chỉ chọn lựa cứu các cô gái trẻ đẹp. Lúc đó tàu của bọn hải tặc neo đậu cách đó 50 m. Bọn cưới đã lôi kéo về tàu chúng 5 cô gái. Một số đàn ông và thiếu niên tị nạn biết bơi cũng lội về phía tàu của chúng và bám leo lên. Nhiều người bị xô đẩy xuống, nhưng vì chúng ít người nên cuối cùng còn 50 người sống sót leo lên được tàu của chúng kể cả 5 cô gái được chúng cứu trước đó. Những người này đã chứng kiến trước mắt 70 người còn lại bị chết chìm dần dần. Mọi người nhìn thấy những bàn tay chới với ngoi lên khỏi mặt biển rồi mất hút.

 

Ông Vũ Duy Thái rời Việt Nam cùng vợ và 4 con, 2 cháu. Riêng Ông trong lúc hỗn loạn đã bơi bám vào tàu hải tặc và níu được vợ và một đứa con. Còn 3 đứa con khác và 2 cháu thì bị chết chìm. Tuy nhiên vợ và đứa con còn lại của Ông đã bị uống nước quá nhiều, khi kéo lên được thì không còn nhúc nhích. Ông hi vọng dùng phương pháp hô hấp nhân tạo sẽ cứu sống được, nhưng bọn hải tặc đã quăng vợ và con Ông xuống biển trở lại cho chết luôn.

 

Anh Phạm Việt Chiêu, 26 tuổi là tài công kể lại chính anh và một số đàn ông khác còn khoẻ đã vớt được một số người chưa chắc đã chết hẳn mà có thể chỉ mới bị ngất xỉu nhưng bọn hải tặc đã bắt bỏ họ xuống biển lại. Sau đó tàu hải tặc trực chỉ đảo KO KRA và chúng giam giữ nạn nhân trên đảo 5 ngày mới được Ông SWEITZER Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kịp thời đến đến cứu.

Ngày 1/1/1980, một chiếc tàu Hải quân Thái mang số 18 đến đảo vào ban đêm có võ trang vũ khí. Mọi người mừng rỡ tưởng được cứu thoát. Nhưng những người lính Hải quân chẳng chút thương tâm đoái hoài đến dân Việt tị nạn đang lâm cảnh khốn cùng, họ chỉ lo việc khám xét bằng cách bắt tất cả mọi người lột bỏ quần áo trần truồng kể cả đàn bà con gái rồi bỏ đi.

 

Ngày 2/1/1980 một tàu Hải quân Thái khác mang số 17 lại tới đảo. Lính Thái lại ùa lên lục soát. Tất cả phụ nữ bị lột truồng không còn mảnh vải che thân công khai trước đám đông để bọn lính này sờ nắn khám xét như để tìm vũ khí kẻ nào có giấu diếm? Sau đó, chúng rút về tàu đậu gần bờ biển và đến trưa ngày 4/1/1980 mới bỏ đi.

Trong thời gian hải quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức 4 chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo. Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bốc nữa. Chúng luân phiên nhau hãm hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày.Chúng chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để làm hành động thú tính này. Năm em gái Việt Nam: KH 15 tuổi, BT 17 tuổi, AH 12 tuổi, NY 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt mọi người.
 

Lẽ ra, thảm kịch còn kéo dài chưa biết đến ngày nào chấm dứt, nếu không may mắn được vị cứu tinh là Ông SCHEITZER Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xuất hiện kịp thời cứu giúp và kết thúc thảm ác trạng này. Ông đã đến đảo KRA trên một chiếc tàu Cảnh Sát Thái lan.


 

VỤ THỨ BA: Hải tặc Thái bắt gái VN bán vô ổ điếm

NHÂN CHỨNG : Nguyễn Thị Ánh Tuyết 17 tuổi đi cùng chị là Bà Nguyễn Thị Năm bà này đã bị hải tặc giết trước đó và Công Huyền Tôn Nữ Mỹ kiều 17 tuổi.

Ghe không số, dài 10 m, chở 78 người, khởi hành tại NhaTrang ngày 08/12/1979. Ra khơi được 3 ngày thì hết nhiên liệu và thực phẩm, thuyền lênh đênh trên biển trong 10 ngày. Thời gian này có 12 trẻ em đã bị chết vì đói khát. Thi thể các em phải bỏ xuống biển. Đến ngày 21/12/1979 gặp 2 tàu hải tặc Tháilan. Bọn cướp buộc giây vào ghe VN với tàu của chúng, dùng vũ khí ép buộc tất cả mọi người qua tàu chúng để lục soát.

Bà Nguyễn Thị Năm 33 tuổi đang mang thai 5 tháng, đi cùng chồng là Ông Lê Văn Tư và 3 đứa con 9 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi. Cả 3 đứa trẻ này đã chết trong thời gian 10 ngày ghe bị trôi lênh đênh trước đó. Bà NĂM quá đau khổ và mệt mỏi không còn đủ sức leo qua tàu hải tặc khi chúng ra lịnh. Bọn cướp đã xốc nách Bà lên nhưng Bà vẫn nằm im, một tên cướp liền dùng xẻng xúc cá đập túi bụi vào đầu Bà NĂM. Bà đã bị nứt sọ chết ngay tại chỗ và nó xô xác Bà xuống biển.

Mọi người kinh hoảng vội leo sang tàu hải tặc để cho chúng có chỗ trống lục soát, phá phách, xét quần áo, thân thể tìm đồ qúy. Sau đó tất cả đàn ông bị bắt nhốt vào hầm nước đá, đàn bà chúng cho ở trên sân tàu để sờ mó nghịch ngợm. Rồi chúng lùa thuyền nhân tị nạn qua trở lại chiếc ghe đã thủng nát. Khi đến ghe thì một người đàn ông đã chết vì đã bị giam giữ trong hầm nước đá lạnh cóng. Chiếc ghe tị nạn lại tiếp tục thả trôi lênh đênh trong nỗi tuyệt vọng cùng cực của mọi người.

Ngày hôm sau, hai chiếc tàu hải tặc khác lại đuổi theo, tới gần vùng đảo KO KRA chúng lại lên ghe lục soát cướp bốc. Lần này 3 thiếu nữ xinh đẹp nhất bị chúng bắt đem đi. Con thuyền tị nạn lại tiếp tục trôi trong tình trạng vô cùng bi đát. Máy ghe bị hư hỏng, không thức ăn, nước uống và ghe thì đã ngập nước vì lúc đó tất cả đàn ông đã quá đói khát không còn đủ sức tát nước nữa. Không ai biết số phận 70 người còn lại trên chiếc ghe khốn cùng đó, lúc này ra sao?

Hai chiếc tàu hải tặc chia nhau 3 cô gái VN. Hai cô N.T. Ánh Tuyết và Mỹ Kiều bị chiếc tàu của tên SAMSAC làm chủ bắt giữ. Còn chiết tàu kia bắt Cô LAN 17 tuổi mang đi mất hút, cho tới bây giờ không còn nghe tin tức gì về Cô ấy nữa. Hai cô ÁnhTuyết và Mỹ Kiều bị bọn SAMSAC mang vào đất liền, nhốt trong một khách sạn tại Songkhla. Chúng tách rời hai cô ở phòng riêng khác nhau. Ánh Tuyết bị một tên, được nghe gọi là BÍT canh chừng. Còn Mỹ Kiều thì ở chung phòng với tên SAMSAC.

Ánh Tuyết kể lại là Cô đã la hét kêu ầm lên khi tên BÍT định cưỡng hiếp Cô, khiến mọi người ở các phòng chung quanh cùng khác sạn đa số là người Tây Phương đổ xô tới xem và tên BÍT đã bỏ chạy. Riêng tên SAMSAC ở phòng gần đó nghe tiếng ồn ào vội đem Mỹ Kiều đi giấu trong một khách sạn khác ở tỉnh Haadyai cách Songkhla hơn 30 Km. Khi cảnh sát đến điều tra, chính cô Ánh Tuyết đã dẫn CảnhSát đến bến tàu Songkhla, nơi có chiếc tàu của bọn SAMSAC vẫn còn đậu đó và các thủ phạm hải tặc đã bị bắt kể cả tên SAMSAC mà Cảnh sát đã tìm thấy hắn sau đó cùng với Cô Mỹ Kiều tại khách sạn nói trên.

Tại Ty Cảnh Sát chúng đã khai là định bán hai Cô gái này cho một đường giây chuyên buôn gái cho các ổ điếm.


 

Thưa bạn,

 

Sau khi đọc những câu chuyện hải tặc Thái Lan, tôi tự hỏi để rồi tìm hiểu về Người Thái Lan: dân tộc, văn hóa và tôn giáo…, nhất là niềm tin và các ngày lễ truyền thống, cúng lạy với khói hương nghi ngút trong các chùa chiền, am miếu… Một quốc gia mà có đến 99 phần trăm người dân chỉ theo một tôn giáo. Nhưng cuối cùng và thú thật với bạn rằng, tôi cũng không có câu trả lời cho chính mình là: vì sao hải tặc Thái Lan, trong đó cũng có các đội cảnh sát đường biển lại gian ác kinh khủng và nhẫn tâm với dân của tôi đến thế?

 

Xin cám ơn bạn đã đọc bài viết của tôi !


 

Văn Duy Tùng

vanduytung1@gmail.com


Tài công của thuyền tỵ nạn vào phòng lái, rồ máy chạy làm đứt dây nối ... con thuyền số 12 chở 81 người Việt tỵ nạn bị tàu hải quân Thái kéo ...
YouTube · Vietnamese Museum · 28 thg 12, 2021
NGƯỜI TỴ NẠN - Kỳ 9 | Cướp Biển Hãm Hiếp ==================== #nguoitynan #vietnewstv #vietnews … Show more. Show more. Show less.
YouTube · Nối Kết Người Tị Nạn · 17 thg 5, 2020
Các bước thực hiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn xin quy chế tị nạn khẳng định, quy chế tị nạn phòng vệ hay đã có một cuộc sàng lọc tích cực về nỗi sợ hãi ...
USAHello · Asylum Seeker Advocacy Project · 28 thg 2, 2023

Những trang nhật ký mà một cô gái thuyền nhân VN viết trong động làm gái ở Thái lan do bọn hải tặc thái lan bắt cô bán vào đây, vào năm 1983 ...
YouTube · ĐẤT VIỆT TV · 7 thg 5, 2022
Sáng ngày 19-4-2023, một số người Việt tị nạn tại Thái Lan đã tụ ... uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) tại Bangkok (Thái Lan) ...
Việt Nam Thời Báo · Việt Nam Thời Báo (IJAVN) · 1 tháng trước
Câu chuyện vượt biển trong chết chóc của chiếc thuyền chở hơn 100 người Việt Nam trên Biển Đông hồi năm 1988 trở thành đề tài thời sự của ...
YouTube · BBC News Tiếng Việt · 3 thg 6, 2015

VIETNEWS TV ---- KÊNH TRUYỀN HÌNH CỦANGƯỜI VIỆTTrang thôngtinThời sự xã hội, Trong nước & Quốc tế được cập nhật một cách nhanh …
YouTube·Nối Kết Người Tị Nạn·11 thg 10, 2022



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 163 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 29 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.