Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 25592974

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 03.10.2024 12:22
Ukraina dỡ bỏ biểu tượng cộng sản trong khi các lãnh đạo CSVN bắt dân nghèo nhịn ăn góp tiền xây dựng tượng Mác Lê Nin -Ukraine đại thắng Nga
01.08.2023 13:01

Ở Ukraina, nhiều công việc trùng tu mang tính biểu tượng đã bắt đầu cuối tuần qua ở trung tâm thủ đô. Chính quyền Kiev đã quyết định « phi cộng sản hóa » công trình ấn tượng nhất thành phố : Dỡ bỏ búa liềm gắn trên bức tượng Mẹ Tổ Quốc.

Tượng đài khổng lồ, được đặt ở trung tâm thành phố từ thời kì Xô Viết kể kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến thế giới thứ 2, đã gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. 

Từ Kiev, thông tín viên Staphane Siohan RFI tường trình. 

"Bức tượng Mẹ Tổ Quốc với 62m chiều cao, được dựng trên đồi bên bờ sông Dniepr, là một trong những biểu tượng của Kiev. Hình ảnh một người phụ nữ bảo vệ tổ quốc, một tay cầm gươm và tay kia cầm lá chắn. Hoàn thành năm 1981, được khánh thành bởi cựu tổng bí thư Leonid Brejnev, bức tượng thuộc bảo tàng lịch sử của Ukraina trong chiến tranh thế giới thứ 2. Khu tượng đài này vốn chịu ảnh hưởng lịch sử Xô Viết, nhưng giờ đây cũng là biểu tượng ca ngợi tinh thần kháng chiến của Ukraina chống xâm lăng Nga. 

Bức tượng Mẹ Tổ Quốc, Kiev, Ukraina.Bức tượng Mẹ Tổ Quốc, Kiev, Ukraina. AP - Dmitriy Rogulin

Mùa hè năm nay, sau khi trưng cầu ý kiến người dân qua internet, bộ Văn Hóa Ukraina đã quyết định giữ lại bức tượng này với kiến trúc đặc trưng thời Liên Xô nhưng là một phần cảnh quan của người dân Kiev. Mặt khác, chính quyền quyết định bỏ búa liềm, các biểu tượng của chế độ Cộng Sản, được hàn trên tấm chắn, để thay thế vào đó bằng cây đinh ba, biểu tượng quốc gia của Ukraina. 

Công việc chỉnh sửa bắt đầu vào thứ Bảy, ở trên cao, và sẽ được hoàn thành trước ngày 24 tháng 8, ngày Quốc Khánh. Sau đó, tượng đài Mẹ Tổ Quốc sẽ được đổi tên thành tượng Mẹ Ukraina". 

Nghệ An quê hương bác Hồ nghèo nhất nước dân phải xuất khẩu lao động bỏ xác xứ người để lãnh đạo xây tượng đài Tổ sư CS
Keyframe #7
Nghệ An  tượng Lenin ở thành phố Vinh
Kết quả hình ảnh cho Phim về các pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine

Pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine

Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay.
Theo thông tin công bố cho báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình "đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An" và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.

Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.

Phần xây của Nghệ An là bệ tượng, còn bức tượng - không rõ là mới hay cũ - sẽ do phía Nga trao tặng.

Chúng ta cần nền dân chủ hay cần chế độ độc tài hơn
Thẩm phán nói Nga cần bỏ vai trò kế tục Liên Xô
Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?
Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác
Lenin nói 'Trí thức là cục phân' từ 1919
Tajikistan: Đền Hồi giáo dựng lại tượng Lenin

"Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển về Nghệ An," báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.

"Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An - quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk - quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga."

Hôm 24/02, báo Công an Nhân dân có bài nói:

"Một dân tộc dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giành độc lập, giải phóng áp bức và đã thành công như Việt Nam thì việc xây dựng, đặt tượng đài của V.I Lenin cũng là hợp lẽ trong dòng chảy lịch sử."

Đánh giá về Lenin hay về chính quyền hiện nay?Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.

Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.
Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.

Nay, báo Việt Nam nói "lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu".
Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói "thông tin không chính xác" đó là gì.
Lenin ở Shahritus, miền Nam TajikistanNGUỒN HÌNH ẢNH,RADIO OZODIChụp lại hình ảnh,Bức tượng Lenin ở Shahritus, miền Nam Tajikistan được trùng tu có màu sơn vàng
Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.
Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, được Diễn đàn BBC Tiếng Việt đăng lại, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là "sùng bái cá nhân mù quáng".

Ngoài ra, "Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị".
"Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời".

Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.
Hồi 2017, nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gober cho ra cuốn 'Đi tìm Lenin' nói về hiện tượng hàng nghìn tượng Lenin bị xóa ở Ukraine.
Tuy thế, cũng có hiện tượng "ngược dòng" như hồi 2018 ở Tajikistan.
Theo Radio Ozodi, một pho tượng Lenin từng bị gãy tay ở Shahritus, miền Nam Tajikistan, được hội đồng Hồi giáo địa phương quyên tiền để trùng tu.
Ngoài khu vực Liên Xô cũ, hiện ở Tampere, Phần Lan, vẫn có một bảo tàng Lenin.

Khách tham quan được khuyến khích khoác áo tài xế và chở Lenin đi chơi một vòng.Chụp lại hình ảnh,Khách tham quan bảo tàng ở Tampere, Phần Lan được khuyến khích khoác áo tài xế và chở Lenin đi chơi một vòng
Còn tại chính nước Nga, dư luận về Lenin vẫn chia rẽ, và một số tiếp tục ủng hộ để thi hài ông trong lăng tại Moscow, nhưng con số đông đảo hơn muốn đưa đi chôn.

Theo RT.com hồi tháng 9/2017, điều tra dư luận tháng 4 năm đó nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.
Dòng ý kiến này cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo của Nga.
Nhìn chung, di sản tàn khốc của thời kỳ chế độ cộng sản hình thành ở Liên Xô vẫn gây chia rẽ ngay trong dân chúng và trí thức Nga.

Mới đây nhất, thẩm phán Tòa Hiến pháp Nga, Konstantin Aranovsky nói nước Nga ngày nay không nên "tiếp quản các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô". (xem bài)

Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.
Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.
Về mặt căn hóa, hiện tượng này có vẻ ngày càng mang tính tín ngưỡng bản địa ở VN hơn là có liên quan đến chuyển biến lịch sử hậu Xô - Viết ở châu Âu và khu vực Liên Xô cũ.
Việc 'làm riêng' trong nỗ lực tôn thờ các nhân vật cộng sản châu Âu cũng diễn ra hồi 2017 khi Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội khánh thành tượng Felix Dzerzhinsky, người gốc Ba Lan, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an khét tiếng của Liên Xô.

Bản thân tượng Dzerzhinsky bị đưa ra khỏi các công sở ở Nga sau 1991 và ông bị lên án ở quê hương Ba Lan sau 1989.

Sự truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam và sự tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản

Tranh vẽ thể hiện Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hongkong (Trung Quốc) từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

(Stxdd.Thanhuytphcm.vn) - Thời gian qua, một số thế lực thù địch đã rêu rao rằng: sự du nhập chủ nghĩa Marx - Lenin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “huynh đệ tương tàn” suốt mấy chục năm là một lầm lỗi lịch sử; chủ nghĩa Marx - Lenin là hệ tư tưởng ngoại lai, không thích hợp với điều kiện Việt Nam... Ta phải khẳng định ngay rằng, chủ nghĩa Marx - Lenin được truyền vào Việt Nam là kết quả khách quan trong quá trình vận động của các yếu tố lịch sử trong và ngoài nước. Theo GS. Trần Văn Giàu, “Nguyễn Ái Quốc, các bạn chiến đấu và học trò của Nguyễn đã thành công lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào Việt Nam những năm 1920, trước hết nhờ giá trị phổ biến của chủ nghĩa Marx - Lenin; lý do quan trọng khác là nhờ các đồng chí đó nắm được hay được thúc đẩy bởi những điều kiện khách quan thuận lợi của xã hội Việt Nam, của Đông Dương sau chiến tranh thế giới, lấy đó làm tiền đề cho mọi sự hoạt động truyền bá của mình”[1].

 

Có những điều kiện khách quan của sự truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, sự phát triển số lượng của giai cấp công nhân và phát triển của phong trào công nhân trong những năm 1920. Công nhân Việt Nam đã hình thành một giai cấp “tự mình” trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đến thời kỳ khai thác lần II (từ sau Thế chiến I đến trước đại khủng hoảng 1929 - 1933), số lượng giai cấp công nhân tăng lên 4 - 5 lần. Về hình thức đấu tranh, trước Thế chiến I, thường là bỏ trốn, phá hoại công trường, giết chủ, đánh cai, ít khi bãi công; sau đó là biểu tình, bãi công; tự phát có tổ chức, trước thì có tính chất thuần túy kinh tế, xã hội, sau có tính chất chính trị, cách mạng. Phong trào công nhân Việt Nam tuy mới nổi nhưng đã tỏ ra lớn mạnh, chuyển mau từ tự phát đến tổ chức, đồng thời mang các dấu ấn giai cấp, dân tộc và quốc tế chủ nghĩa.

Thứ hai, sự phân hóa giai cấp ở nông thôn Việt Nam và sẵn sàng chờ đợi một đảng cách mạng. Sự bóc lột tàn tệ của bọn địa chủ, theo từng mùa có một sự di chuyển hàng chục vạn công nhân giá rẻ, thất nghiệp từ nhà quê lên tỉnh, từ vùng này sang vùng khác, tỉnh khác, số công nhân này không tập trung nhưng hết sức đông đảo, họ như một cái gạch nối liền giữa nông dân và công nhân thành thị.

Thứ ba, phong trào dân tộc dân chủ giữa những năm 1920; các giai cấp ở thành thị. Sự đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng khi người Pháp hoàn thành việc xâm chiếm. Giai cấp công nhân tăng, giai cấp tư sản dân tộc hình thành cạnh tranh với tư sản Hoa kiều đang chiếm ưu thế.

Các yếu tố khách quan trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào Việt Nam được sự tham gia tích cực của giai cấp nông dân, đặc biệt là lực lượng trí thức, chứ không chỉ ở giai cấp công nhân chứ không phải do sự biến động xã hội từ tác động của các cuộc khai thác thuộc địa. Theo GS. Trần Văn Giàu, “có một số nước Nho giáo, Phật giáo mà sự truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin đạt kết quả không cao, điều đó nói lên sự thành bại còn tùy nhiều điều kiện khác nữa, nhất là con người, đoàn thể làm việc truyền bá đó”[2]. Tức là, điều kiện khách quan chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ phải là con người và tổ chức làm việc truyền bá đó.

Điều này khẳng định vai trò của Hồ Chí Minh trong một hoạt động có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, đó là việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào nước ta. “Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin về nước. Việc truyền bá của Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta”[3]

Có thể tóm tắt quá trình này như sau:

Thời kỳ Paris - Sự khởi đầu của quá trình. Trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc vừa tìm đường vừa hoạt động truyền bá tư tưởng cứu nước. Cột mốc quan trọng là sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và đứng hẳn về phía Quốc tế III, ngày 25-12-1920. Một trong những hoạt động tiêu biểu nhất của Người trong giai đoạn này là tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa và sau đó xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của mình.

Thời kỳ Moskva - phác thảo chiến lược của cách mạng Việt Nam. Sự xuất hiện của Nguyễn Ái  Quốc tại Đại hội I Quốc tế Nông dân ở Moskva ngày 13-10-1923 được coi là cuộc “gặp gỡ” giữa Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc, người đang muốn mở đường đưa chủ nghĩa Marx - Lenin đến với xứ sở mình. “Sự kiện đó minh chứng rõ ràng con đường đưa chủ nghĩa Marx - Lenin từ Moskva, từ Quốc tế Cộng sản đã được khai thông. Người khai  mở con đường đó chính là Nguyễn Ái Quốc”[4].

Thời kỳ Quảng Châu - vùng Đông Bắc Xiêm, bắt tay xây dựng tổ chức. Ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc xây dựng tổ chức cách mạng tuần tự theo từng bước - từ tiếp xúc tìm hiểu những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam Trung Quốc đến việc thành lập một nhóm bí mật là Cộng sản đoàn làm hạt nhân, cuối cùng là thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Thời gian này, Người thường xuyên đặt quan hệ với Ban Thư ký Tổng Công hội Thái Bình Dương, Liên đoàn Chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập tự do, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông...

Từ các dẫn dắt ở trên, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét:

Một là, sự truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục, đầy cam go, thử thách, bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú. Trong bối cảnh có rất nhiều luồng tư tưởng, nhiều dòng cách mạng đan xen, với hình thức là đấu tranh giành độc lập, thì sự lựa chọn một hệ tư tưởng nào, một hình thức cách mạng nào hoàn toàn không phải là tự nhiên. Đồng thời, ngay tại trong nước, do nhu cầu rất cao về giải phóng dân tộc, bản thân các tầng lớp nhân dân luôn có ý thức chọn lựa hệ tư tưởng nào đó có thể đáp ứng được nhu cầu này. Do đó, chủ nghĩa Marx - Lenin muốn xâm nhập, tồn tại và phát triển phải thể hiện được tính ưu việt và tính hấp dẫn thực sự đối với nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.

Hai là, nếu xem các yếu tố khách quan là điều kiện cần, nhưng không có điều kiện đủ là những hoạt động không ngừng nghỉ của Hồ Chí Minh thì không thể đưa chủ nghĩa Marx - Lenin vào Việt Nam như cách nó đã từng diễn ra; ngược lại, nếu chỉ có vai trò cá nhân mà thiếu các điều kiện khách quan thì chủ nghĩa Marx - Lenin cũng không thể “bén rễ” ở nước ta. Sự kỳ công của Hồ Chí Minh và những người cộng sản đã giúp chủ nghĩa Marx - Lenin thực sự tồn tại và phát triển ở Việt Nam, tiến tới thành lập được Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ba là, chủ nghĩa Marx - Lenin được truyền bá và “sống được” ở xã hội Việt Nam trong những năm 1920 thực sự chỉ bền vững khi đã hình thành được đảng cách mạng, chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không có Đảng thì các tư tưởng về cách mạng vô sản không được triển khai và thực thi thành những hành động cụ thể, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Xét nhiều góc độ, sự truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, nhưng sự tất yếu đó hoàn toàn không phải là điều đương nhiên sẽ đến. Bởi trong bối cảnh phức tạp về chính trị, xã hội vào thời điểm đó, những hệ tư tưởng thiết thực, lấy nhân dân làm mục tiêu và động lực sẽ giành được ưu thế nhưng cũng cần những cá nhân dám hi sinh và có năng lực tổ chức.

Bốn là, chúng ta có thể mạnh mẽ bác bỏ các quan điểm sai trái cho rằng chủ nghĩa Marx - Lenin, chủ nghĩa cộng sản là “một sự áp đặt” hay Đảng Cộng sản Việt Nam “độc quyền yêu nước” và “độc quyền lãnh đạo”… Trước chủ nghĩa Marx - Lenin và Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã có nhiều hệ tư tưởng khác, nhiều đảng phái khác tồn tại, thu hút được một bộ phận nhân dân tham gia, hưởng ứng, thậm chí đã có những hành động cụ thể để giành độc lập, nhưng tất cả đều không thành công. Bên cạnh tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Marx - Lenin, tính thời đại của chủ nghĩa cộng sản, khi được cụ thể hóa thành một thực thể lãnh đạo nhân dân thực hiện lý tưởng đó của chủ nghĩa Marx - Lenin, của chủ nghĩa cộng sản thì phải thông qua những cá nhân xuất sắc.

Năm là, từ đây, rút ra một bài học sâu sắc: chủ nghĩa cộng sản đã được xác nhận là tương lai, là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhưng quá trình lãnh đạo để đi đến thành công cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của các đảng cộng sản. Vì một đảng mà dù bất kỳ lý do nào không còn trung thành với lý tưởng cộng sản, không thực sự đại diện cho nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, không còn sự “sáng trong” về tư tưởng, đạo đức, không thể hiện được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thì bản thân đảng đó sẽ mất dần sự tin yêu của nhân dân, mất dần vai trò lãnh đạo, dẫn dắt.

Trong hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sảnViệt Nam từng bước lớn mạnh và phát triển, không chỉ đủ sức lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám, giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà còn lập nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới hiện nay. Từ đó, cũng đặt ra yêu cầu và trách nhiệm của Đảng đối với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng ta phải kiên định với con đường đã chọn nhưng trong tiến trình đó cần phải tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn để tổ chức bộ máy của Đảng luôn được vận hành một cách linh hoạt, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu lớn lao đó!

Nguyễn Minh Hải

-------------------------

[1] Tập III của bộ Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, mang tên Thành công của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993, tr.51.

[2] Sđd, tr.62.

[3] PGS.TS. Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin ở Việt Nam (1921 - 1930), Nxb. Chính trị Quốc gia, 2009; dẫn theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cập nhật ngày 12-10-2016.

[4] PGS.TS. Phạm Xanh, tài liệu đã dẫn.

Ukraine đại thắng Nga

1. Sân bay Trung Đoàn không quân 37 của Nga trên bán đảo Crimea bị hỏa tiễn tấn công

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Explosion Hits Crimea Airfield Hosting Russia's 37th Air Regiment”, nghĩa là “Vụ nổ tấn công sân bay Crimea nơi đặt trung đoàn không quân 37 của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Một căn cứ không quân của quân đội Nga ở Crimea đã bị Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn, theo các báo cáo.

Đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội vào sáng thứ Tư cho thấy hậu quả được cho là của một vụ nổ xảy ra vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương tại sân bay Gvardeyskoye, phía bắc Simferopol, trên bán đảo đã bị Nga xâm lược từ năm 2014.

Các báo cáo ban đầu chỉ ra rằng một hỏa tiễn đã hạ cánh xuống căn cứ nhưng thiệt hại vẫn chưa được làm rõ, kênh Telegram Rybar của Nga đưa tin.

Trong các video được quay gần đó, người ta có thể nghe thấy tiếng nổ và khói bốc lên.

Căn cứ này là nơi đóng quân của Trung đoàn Không quân 37 của Nga, một phần của Quân khu phía Nam của nước này. Các lực lượng vũ trang của Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công vào sân bay trong những tuần gần đây bằng máy bay không người lái. Đây là lần đầu tiên một hỏa tiễn được phóng vào căn cứ không quân này.

Đây là một câu chuyện còn đang phát triển và sẽ được cập nhật.

2. Tín chiến thắng: Lực lượng vũ trang Ukraine đánh bật đối phương khỏi các vị trí gần Avdiyivka. Quân Nga vội vã tháo chạy bỏ lại hàng chục hệ thống pháo không kịp phá hủy.

Lực lượng Vũ trang Ukraine đã đánh bật quân Nga khỏi các vị trí ở phía nam Avdiyivka.

“Trong các chiến dịch tấn công do lực lượng phòng vệ tiến hành, đối phương buộc phải rút lui khỏi các vị trí của chúng ở khu vực phía nam Avdiyivka,” Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư mùng 2 tháng Tám. Quân Nga vội vã tháo chạy bỏ lại hàng chục hệ thống pháo không kịp phá hủy.

Cô cho biết thêm, quân đội Ukraine tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở phía nam Bakhmut. Đối phương cũng đã không thành công trong việc giành lại các vị trí đã mất ở phía bắc và phía tây Klishchiyivka và phía tây bắc Kurdiumivka. Quân Ukraine cũng tiếp tục kìm chân địch ở hướng Kupyansk và Lyman.

Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Ukraine đã bắn trúng 14 hệ thống pháo của địch tại các vị trí khai hỏa, 4 hệ thống tác chiến điện tử, 4 điểm chỉ huy và kiểm soát, cùng một số mục tiêu quan trọng khác trong 24 giờ qua.

Trong 24 giờ qua, 540 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 1 xe tăng, 8 xe thiết giáp, 27 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 1 hệ thống phòng không và 25 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 2 Tháng Tám, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 247.230 quân nhân Nga. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.217 xe tăng, 8.213 xe thiết giáp, 4.866 hệ thống pháo, 700 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 463 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 311 trực thăng, 4.042 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 1.347 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu/xuồng, 7.349 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 718 đơn vị thiết bị đặc biệt.

3. Nga tấn công phá hoại hàng ngàn tấn ngũ cốc của Ukraine

Nga đã thất bại trong việc tấn công các mục tiêu của mình ở Kyiv nhưng đã tấn công thành công các cảng ở khu vực Odesa bằng máy bay không người lái tự sát trong các cuộc tấn công vào ban đêm mới nhất sau quyết định của Điện Cẩm Linh rút khỏi thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực cho thế giới.

Các đám cháy được tường trình đang hoành hành tại các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine tại các địa điểm không được tiết lộ ở khu vực phía nam trong khi Bộ Quốc phòng nước này cho biết một hầm chứa ngũ cốc ở Izmail, một cảng nội địa bắc qua sông Danube từ Rumani, đã bị hư hại nặng.

Vụ bắn hạ tổng cộng 23 máy bay không người lái Shahed của Iran vào tối thứ Ba, trong đó có 10 chiếc bị bắn vào thủ đô của Ukraine, cho thấy giá trị cao của hệ thống phòng không Ukraine, đặc biệt là các hệ thống Patriot do Mỹ tài trợ, nhưng khoảng cách ở những nơi khác trong nước ngày càng rõ ràng hơn.

Nga tuyên bố cung cấp ngũ cốc miễn phí cho các nước Phi Châu trong khi tấn công tàn bạo vào vào khả năng lưu trữ và xuất khẩu lương thực của Ukraine kể từ khi rút khỏi thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian. Tuy nhiên, 6 nước Phi Châu mà Putin tuyên bố cung cấp ngũ cốc miễn phí cho biết con số do Putin hứa hẹn chỉ đáp ứng được không quá 10% nhu cầu của họ.

Họ kêu gọi Putin quay lại với thoả thuận ngũ cốc Hắc Hải nhằm bảo đảm rằng thực phẩm và phân bón từ Ukraine, một trong những vựa lúa mì lớn của thế giới, có thể rời khỏi miền nam nước này.

Các cuộc tấn công mới nhất vào các cảng và cơ sở hạ tầng công nghiệp, dường như được thiết kế để loại bỏ khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai với Kyiv về nguồn cung ngũ cốc. Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Bridget Brink, đã kịch liệt lên án hành động này và nói rằng thế giới phụ thuộc vào các sản phẩm của Ukraine.

4. Hơn 10 máy bay không người lái bị bắn hạ ở Kyiv

Hơn 10 máy bay không người lái của Nga đã bị bắn hạ trong một cuộc tấn công qua đêm vào Kyiv, các quan chức Ukraine cho biết vào đầu ngày thứ Tư.

“Các nhóm máy bay không người lái tiến vào Kyiv đồng thời từ nhiều hướng. Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu trên không - hơn 10 máy bay không người lái đã bị các lực lượng và phương tiện phòng không phát hiện và tiêu diệt kịp thời”, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên.

Ông cho biết Nga đã sử dụng một loạt máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất, với các mảnh vỡ rơi trúng một số khu vực.

Thị trưởng Kyiv cho biết trước đó vào hôm thứ Tư rằng cuộc tấn công vào thủ đô đã gây ra thiệt hại ở nhiều quận, bao gồm cả khu vực Solomyansky sầm uất, nơi có một sân bay quốc tế.

Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết không có ai thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ tấn công.

Tại quận Golosiivsky, “các bộ phận của máy bay không người lái rơi xuống sân chơi” và đám cháy bùng phát tại một tòa nhà phi dân cư, chính quyền quân sự thành phố Kyiv cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường.

Chính quyền trước đó đã đưa ra cảnh báo về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và cảnh báo người dân ở trong các nơi trú ẩn.

5. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng về cuộc đảo chính ở Niger. Phải chăng Nga đứng sau vụ này

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Mỹ chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đứng sau cuộc đảo chính ở Niger.

Miller nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ chưa thấy bằng chứng cho thấy Nga có liên quan đến một cuộc đảo chính ở Niger, sau khi một số lá cờ Nga được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ủng hộ đảo chính trên khắp thủ đô của Niger, là Niamey. Yevgeny Prigozhin, nhà lãnh đạo nhóm Wagner, bày tỏ sự ủng hộ đối với những người làm đảo chính.

Tuy nhiên, Miller cảnh báo rằng Nga có thể lợi dụng tình trạng bất ổn ở Niger. Ông nói: “Việc Nga hoặc nhóm Wagner cố gắng lợi dụng tình trạng bất ổn ở đất nước này hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ở Phi Châu là điều không có gì khác thường”.

Hàng nghìn người ủng hộ cuộc đảo chính đã diễn hành qua các đường phố ở Niamey, lên án Pháp, cựu thực dân của đất nước.

Một số người biểu tình hét lên ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những tiếng hô vang “Putin muôn năm”, “Nước Nga muôn năm” và “Đả đảo nước Pháp” có thể được nghe thấy giữa các đám đông vào Chúa Nhật.

6. Phản ứng của cư dân Thủ đô Mạc Tư Khoa trước hai cuộc tấn công liên tiếp bằng máy bay không người lái

Reuters đã nói chuyện với cư dân Mạc Tư Khoa, những người ở gần nơi xảy ra vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào đầu ngày hôm nay.

Alexander Gusev, 67 tuổi, cho biết: “Trong tình huống này, bất kỳ nơi nào cũng có thể bị tấn công, vì vậy thật khó để cảm thấy an toàn 100%. Không ai an toàn trong tình huống này vì chúng tôi không biết thứ gì sẽ tấn công mình và ở đâu. “

Một cư dân khác, Kirill, 32 tuổi, từ chối cho biết họ của mình, nói: “Tôi cảm thấy an toàn. Tôi là người gốc Donetsk nên tôi coi đây chỉ là một sự việc nhỏ… Bạn chỉ cần điều chỉnh lại thái độ của mình và mọi chuyện sẽ ổn thôi”.

Một nhân chứng nói với Reuters: “Chúng tôi đang đi xem tòa tháp nơi xảy ra vụ nổ ngày hôm kia… Đột nhiên có vụ nổ này, và chúng tôi lập tức bỏ chạy.”

“Có những mảnh kính vỡ, rồi khói bốc lên. Sau đó, các dịch vụ an ninh bắt đầu chạy nhốn nháo. Các mảnh vỡ thực sự rất lớn.”

7. Iceland tuyên bố chính thức đình chỉ hoạt động của Tòa Đại Sứ ở Mạc Tư Khoa

Iceland tuyên bố chính thức đình chỉ công việc tại Tòa Đại Sứ của mình ở Nga nhưng khẳng định việc đóng cửa không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ ngoại giao với Mạc Tư Khoa.

Reykjavik đã công khai quyết định đóng cửa Tòa Đại Sứ của mình vào tháng 6, khi họ nói rằng việc duy trì hoạt động của Tòa Đại Sứ ở Mạc Tư Khoa là “không còn chính đáng” với mối quan hệ thương mại, văn hóa và chính trị với Nga “ở mức thấp nhất mọi thời đại”.

Bộ Ngoại giao Iceland cho biết trong một tuyên bố hôm nay rằng họ đang tăng cường sự hiện diện ở Ukraine.

“Quyết định đình chỉ hoạt động của Đại sứ quán Iceland tại Mạc Tư Khoa không cấu thành sự cắt đứt quan hệ ngoại giao”.

Iceland đã lên kế hoạch “tăng cường sự hiện diện để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine trong thời kỳ Nga gây hấn bất hợp pháp với Ukraine”, tuyên bố cho biết thêm.

Thórdís Gylfadóttir, ngoại trưởng Iceland, cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi hy vọng rằng mối quan hệ của chúng tôi với Ukraine sẽ tiếp tục được củng cố trong tương lai gần và vì chúng tôi hiện không có kế hoạch mở đại sứ quán tại Kiev nên sự hợp tác này là một điểm khởi đầu tuyệt vời.”

8. Nhận định của Cố vấn chính trị Ukraine Anton Gerashchenko về cuộc tấn công vào Mạc Tư Khoa

Cố vấn chính trị Ukraine Anton Gerashchenko nói rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ hai vào khu thương mại của Mạc Tư Khoa trong vòng vài ngày cho thấy Điện Cẩm Linh không có khả năng bảo vệ những cư dân đặc quyền nhất của thành phố và biểu tượng cho sự thất bại của cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Ông viết trên mạng xã hội:

Các tòa nhà cao tầng của Thành phố Mạc Tư Khoa là biểu tượng cho sự hưng thịnh và thành công của nền kinh tế Nga, cũng như sự hội nhập của Nga vào nền kinh tế toàn cầu. Sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ hai, chúng sẽ tượng trưng cho sự thất bại của “chiến dịch quân sự đặc biệt” và sự dối trá của chế độ Cẩm Linh đã hứa và luôn hứa sẽ bảo vệ hoàn toàn cư dân Mạc Tư Khoa.

Những người làm việc trong các tòa tháp của Thành phố Mạc Tư Khoa là tầng lớp đặc quyền của các quan chức chính phủ và doanh nhân. Họ đã tận mắt chứng kiến rằng chính quyền Nga không có khả năng và không thể bảo vệ ngay cả nhóm xã hội của họ. Không có phòng không, cảnh báo không kích, hầm tránh bom cho họ. Nga không được bảo vệ. Mọi thứ đang diễn ra ở Nga và Mạc Tư Khoa là hậu quả rõ ràng của cuộc chiến toàn diện mà Nga tiến hành.

9. Tượng đài Mẹ Quê hương của Kyiv được trang điểm - nhưng với giá nào?

Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Kyiv’s Motherland monument gets a makeover — but at what cost?”, nghĩa là “Tượng đài Mẹ Quê hương của Kyiv /ki-díp/ được trang điểm - nhưng với giá nào?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Chính quyền Ukraine đang thay thế hình ảnh búa liềm của tượng đài bằng một cây đinh ba. Không phải ai cũng hài lòng.

Người Ukraine luôn tìm cách này cách khác để bày tỏ sự tức giận đối với Nga. Nhưng nhiều người dân địa phương hiện đang hỏi liệu việc thay đổi hoàn toàn tượng đài Mẹ Tổ quốc mang tính biểu tượng bằng cách loại bỏ biểu tượng búa liềm có phải là cách tốt nhất để sử dụng các nguồn lực thời chiến của đất nước hay không.

Bức tượng một người phụ nữ cao 62 mét - được người dân địa phương gọi thân mật là Baba - đã đứng trên đỉnh một ngọn đồi ở hữu ngạn Kyiv từ năm 1981. Nhìn nghiêm nghị về phía đông, bà cầm một thanh kiếm dài 16 mét trong tay phải và một tấm khiên dài tám mét ở bên trái. Nhưng có một vấn đề đối với một quốc gia đang có chiến tranh: trên tấm khiên có hình búa liềm, là biểu tượng của công nhân công nghiệp và nông dân được sử dụng làm biểu tượng của Liên Xô cũ.

Hôm Chúa Nhật, các công nhân bắt đầu tháo dỡ biểu tượng của Liên Xô - từng mảnh một.

“Chúng tôi muốn xem, nhưng họ không cho phép chúng tôi đến gần vì lý do an ninh,” Viktoria Andrienko, một phụ nữ Ukraine đến xem quá trình tháo dỡ cùng gia đình hôm thứ Hai, nói với POLITICO. “Bức tượng này là một biểu tượng. Tôi ủng hộ quyết định này, nhưng nó đã quá hạn từ lâu. Lẽ ra họ nên làm điều đó từ lâu rồi.”

Đầu tháng 7, chính phủ Ukraine quyết định đã đến lúc thay đổi biểu tượng khổng lồ của sự cai trị của Liên Xô đối với Ukraine và thay thế búa liềm bằng quốc huy Ukraine, là một cây đinh ba.

Oleksandr Tkachenko, hiện là cựu Bộ trưởng Văn hóa Ukraine, cho biết: “Có nhu cầu nghiêm túc của công chúng đối với quá trình khắc phục hậu quả của quá trình Xô viết hóa, Nga hóa Ukraine.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi đã làm việc với dự án này từ năm ngoái khi 85% người Ukraine ủng hộ sự thay đổi thông qua bỏ phiếu trực tuyến. Tkachenko đã từ chức hồi đầu tháng 7 sau lời kêu gọi hạn chế chi tiêu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy. Tkachenko là người đề xuất một số dự án nổi tiếng và tốn kém.

Tuy nhiên, không phải tất cả người Ukraine đều nghĩ rằng chi tiền cho hành động chống Nga là một ý tưởng hay khi Mạc Tư Khoa tăng cường sản xuất máy bay không người lái và vũ khí.

Bác sĩ Quân y Ukraine Viktor Prylypenko cho biết công việc thay đổi tượng đài Tổ quốc “chắc chắn là không thực tế” vì “quân đội thiếu hụt đáng kể máy bay không người lái tấn công và trinh sát. Chi tiêu như vậy cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của binh lính. Đây không phải là việc đổi tên đường chỉ tốn một xu “ mà là “tiêu tốn hàng triệu hryvnia”.

Quan điểm từ tiền tuyến, Prylypenko nói, là việc thay đổi bức tượng là “một sự lãng phí tiền bạc.”

Ông nói thêm: “Đó cũng là một dấu hiệu của việc thiếu tạo ra một chiến lược quân sự nhà nước cho chi tiêu dân sự. Chúng tôi thấy cách các chính khách thường ra nước ngoài để xin không chỉ vũ khí mà còn cả hỗ trợ tài chính, và ngay lập tức, chúng tôi thấy sự lãng phí tiền thuế của người dân. Nếu có một chiến lược, chúng tôi sẽ thấy tin tức trên các kênh của chúng ta về những phát minh của các nhà khoa học của chúng ta cho quân đội, ra mắt dây chuyền sản xuất thiết bị quân sự trong nước, xây dựng những nơi trú ẩn đáng tin cậy … sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xây dựng những nơi trú ẩn trong khu dân cư các khu phức hợp, việc mở các dây chuyền sản xuất tại địa phương cho những thứ cơ bản như mặt nạ vẫn được dệt bởi bàn tay của các tình nguyện viên, việc tạo ra các mô-đun độc mộc lắp đặt nhanh, các nữ kỹ sư, v.v.”

Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin đã nhiều lần cho biết nhà nước đã không chi một đồng hryvnia nào cho dự án, ước tính trị giá 28 triệu hryvnia (khoảng 700.000 euro) và số tiền đó đến từ các doanh nghiệp lớn.

Điều đó đã làm giảm bớt sự phẫn nộ, nhưng mới chỉ một chút.

“Nếu đó không phải là tiền từ ngân sách thì có nghĩa là bạn có thể tiêu nó theo bất kỳ cách nào bạn muốn? Đây là 700.000 Euro. Nghiã là hơn 2.000 máy bay không người lái hoặc 240 súng bắn tỉa, 350 thiết bị tạo ảnh nhiệt có phẩm chất tốt, hoặc nhiều hơn nữa. Tại sao việc thay đổi quốc huy của Liên Xô thành hình cây đinh ba ngay bây giờ lại là một nhu cầu cấp thiết hơn là tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội là một điều bí ẩn đối với tôi,” Diana Stavska, một nha sĩ từ Kyiv, người cũng mua đồ từ các tình nguyện viên cho Quân đội Ukraine, đã viết.

10. Trung tâm tài chính của Nga giữa các cuộc tấn công chưa từng có vào Thủ đô Mạc Tư Khoa.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Drone Blitz Strikes at Financial Heart of Russia”, nghĩa là “Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine xé toạc trung tâm tài chính của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

Nga đã đổ lỗi cho Kyiv về vụ tấn công bằng máy bay không người lái thứ hai vào Mạc Tư Khoa chỉ trong vòng ba ngày, vì thiệt hại thêm đã được báo cáo tại khu tài chính của thủ đô hôm thứ Ba.

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết như trên vào sáng thứ Ba rằng một máy bay không người lái nhắm vào Mạc Tư Khoa đã bay vào một tòa tháp trong khu tài chính của thành phố vào hôm Chúa Nhật. Mặt ngoài của tầng 21 của tòa nhà được cho là đã bị hư hại với 150 mét vuông kính bị vỡ. Tòa nhà cao tầng này là trụ sở của Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Kỹ thuật số và Bộ Công Thương của Nga.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công bằng phương tiện không người lái nhằm vào Mạc Tư Khoa. Chính phủ trước đây đã báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hôm thứ Bảy và những thời điểm khác trong những tuần gần đây. Vào cuối tháng 5, Điện Cẩm Linh đã trở thành mục tiêu trong vụ được coi là một trong những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gây chú ý nhất vào thủ đô.

“Thật vậy, mối đe dọa tồn tại, đó là điều hiển nhiên. Các biện pháp đang được thực hiện”, thư ký báo chí Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba. Hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin, các cấu trúc hỗ trợ của tòa nhà chọc trời 42 tầng vẫn “không bị hư hại và nguyên vẹn”.

Mạc Tư Khoa đã đổ lỗi cho Kyiv, nhưng Ukraine thường không chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trong lãnh thổ Nga, đây là một chủ đề gây tranh cãi giữa các đồng minh của Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết: “Hai máy bay không người lái của Ukraine đã bị các hệ thống phòng không tiêu diệt trên không” trên hai khu vực ở phía tây Mạc Tư Khoa. Một máy bay không người lái khác đã bị chặn bởi tác chiến điện tử và mất kiểm soát, đã rơi xuống lãnh thổ của khu phức hợp tòa nhà phi dân cư của Thành phố Mạc Tư Khoa,” nó nói thêm, đề cập đến khu tài chính.

Trong một tuyên bố tương tự hôm Chúa Nhật, Nga cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã bị lực lượng phòng không phía trên quận Odintsovo của thủ đô phá hủy, với hai máy bay không người lái bị tác chiến điện tử hạ gục. Cuối tuần trước, Nga cho biết máy bay không người lái đã mất kiểm soát và đâm vào khu phức hợp Thành phố Mạc Tư Khoa.

Mạc Tư Khoa cũng cho biết hôm thứ Ba rằng Ukraine đã phóng ba chiếc thuyền không người lái bán chìm vào các tàu Nga ở Hắc Hải, sau một làn sóng gồm 25 máy bay không người lái đã hạ cánh xuống Crimea hôm thứ Bảy.

Trong một bài phát biểu úp mở hôm Chúa Nhật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy không thừa nhận rõ ràng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa, nhưng nói rằng “dần dần, chiến tranh đang quay trở lại lãnh thổ của Nga”.

“Đây là một quá trình không thể tránh khỏi, tự nhiên và hoàn toàn công bằng,” ông nói.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của nhà lãnh đạo văn phòng của Zelenskiy, cho biết hôm thứ Ba rằng Nga đang “nhanh chóng làm quen với một cuộc chiến tranh toàn diện”.

“Nhiều máy bay không người lái không xác định hơn, nhiều sự sụp đổ hơn, nhiều xung đột dân sự hơn,” anh viết trong một bài đăng cho X, là nền tảng truyền thông xã hội trước đây có tên là Twitter.

11. Nga tấn công cảng Izmail trên sông Danube của Ukraine

Nga đã tấn công cảng ngũ cốc Izmail của Ukraine, một cảng nội địa bắc qua sông Danube từ Rumani. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết một hầm chứa ngũ cốc đã bị hư hại. Thống đốc khu vực của Odesa, Oleh Kiper, đã cho biết như trên.

Kiper đã đăng một số bức ảnh cho thấy các đội cứu hỏa đang cố gắng dập lửa trong một tòa nhà cao tầng cạnh sông.

Một bức ảnh do nhà lãnh đạo chính quyền khu vực Odesa Oleh Kiper cung cấp cho thấy lực lượng cấp cứu Ukraine làm việc tại địa điểm xảy ra cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào cơ sở hạ tầng của cảng ở khu vực Odesa.

Một nguồn tin cũng xác nhận với Reuters rằng Izmail là mục tiêu chính của cuộc tấn công, mô tả mức độ thiệt hại là “nghiêm trọng”.

Văn phòng công tố Ukraine đã công bố những bức ảnh cho thấy một nhà điều tra tội phạm chiến tranh bên ngoài một tòa nhà đổ nát, và ít nhất hai silo chứa lúa mì bị hư hại đổ ra ngoài.

Cảng này nằm bên kia sông từ Rumani, thành viên NATO, đã đóng vai trò là tuyến đường thay thế chính để xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi Ukraine kể từ khi Nga tái áp đặt lệnh phong tỏa trên thực tế đối với các cảng Hắc Hải của Ukraine vào giữa tháng 7.

Nga không ngừng tấn công cơ sở hạ tầng cảng và nông nghiệp của Ukraine trong hơn hai tuần qua.

“Đối phương đang cố phá hủy ngũ cốc của Ukraine, tấn công cơ sở hạ tầng công nghiệp và cảng. Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của quân đội tình nguyện Ukraine ở phía nam, một phần của lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết trong một tuyên bố video.

Ông nói: “Nga đang cố gắng loại Ukraine ra khỏi thỏa thuận ngũ cốc trong tương lai và quan trọng nhất là nhằm thay thế đất nước của chúng ta khỏi thị trường lương thực toàn cầu một cách chiến lược.”

Các cảng trên sông Danube của Ukraine chiếm khoảng 1/4 lượng ngũ cốc xuất khẩu trước khi Nga rút khỏi thỏa thuận Hắc Hải và từ đó trở thành tuyến đường chính ra nước ngoài.

12. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết về sự hình thành các đơn vị lớn của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Trong hai tháng qua, Nga có thể đã bắt đầu thành lập các đơn vị lớn mới để bổ sung chiều sâu cho lực lượng bộ binh của mình. Chúng bao gồm Quân đoàn vũ trang tổng hợp thứ 25.

Kể từ khi xâm lược Ukraine, Nga chủ yếu triển khai lực lượng dự bị động viên để bổ sung cho các đơn vị đã được thiết lập, hoặc là một phần của các trung đoàn bộ binh bảo vệ lãnh thổ.

Nó hiếm khi thành lập các tổ chức vũ trang mới, chẳng hạn như quân đoàn vũ trang kết hợp được thiết kế để trở thành một lực lượng tự cung tự cấp.

Một ngoại lệ đối với điều này là Quân đoàn 3 được thành lập vào mùa hè năm 2022, quân đoàn này nhìn chung hoạt động kém hiệu quả.

Nga có thể sẽ triển khai bất kỳ đơn vị mới nào như một lực lượng dự bị ở Ukraine. Tuy nhiên, trong dài hạn hơn, Nga mong muốn tăng cường lực lượng đối đầu với NATO.

Nếu không có một làn sóng động viên bắt buộc lớn mới, Nga khó có thể tìm đủ binh lính mới để trang bị cho dù chỉ một đội quân mới.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 28 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.