Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 22/9 tại Khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Mỹ, Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh, cũng giống như nhiều nước đang phát triển, Campuchia còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia có thu nhập cao vững chắc, năng động và thịnh vượng vào năm 2050.
Nhà lãnh đạo Campuchia khẳng định để đạt được mục tiêu nói trên, chính phủ của ông cam kết thực hiện các hành động mang tính thay đổi thông qua Chiến lược Ngũ giác nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong 25 năm tới. Chiến lược này đang được triển khai từ Giai đoạn I trong 5 lĩnh vực gồm tăng trưởng, việc làm, công bằng, hiệu quả và bền vững. Thủ tướng Hun Manet đồng thời cho biết thêm rằng 5 ưu tiên chính là con người, đường sá, nước, điện và công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số.
Theo nhà lãnh đạo Campuchia, nước này đang dần chuyển đổi từ vị thế quốc gia kém phát triển sang quốc gia đang phát triển vào năm 2027. Ông cho biết tăng trưởng kinh tế của vương quốc dự kiến sẽ tiếp tục đạt mức 5,6% trong năm nay, tăng từ mức 5,2% của năm 2022.
Thông điệp đối ngoại Thủ tướng Campuchia Hun Manet gửi tới Liên Hợp Quốc
(PLO)- Ông Hun Manet khẳng định Campuchia tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập và không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước này.
Ngày 23-9, trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở TP New York (Mỹ), Thủ tướng Campuchia Hun Manet tái khẳng định chính sách đối ngoại trung lập và độc lập của Phnom Penh, theo trang tin Fresh News.
Cụ thể, ông Hun Manet khẳng định Campuchia sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và trung lập dựa trên pháp quyền, tôn trọng lẫn nhau một cách bình đẳng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, tăng cường tình hữu nghị hiện có và xây dựng các mối quan hệ thân thiện hơn.
Ông Hun Manet nhấn mạnh Campuchia kiên quyết chống lại việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ và xâm lược bất kỳ quốc gia độc lập nào.
“Campuchia sẽ không cho phép bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào hiện diện trên lãnh thổ của mình như đã nêu rõ trong hiến pháp. Campuchia sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia hay nhóm nào sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại quốc gia khác” - ông Hun Manet cho hay.
Theo ông Hun Manet, Campuchia sẽ nỗ lực hơn nữa để tăng cường và mở rộng hợp tác tốt đẹp với các quốc gia trên toàn thế giới thông qua những khuôn khổ song phương, khu vực và quốc tế nhằm góp phần vào hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung.
Bên cạnh đó, ông Hun Manet khẳng định Campuchia vẫn kiên định cam kết thực hiện các hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm đóng góp cho hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế. Do đó, ông Hun Manet thông báo Campuchia ứng cử vào Ban tổ chức Ủy ban Xây dựng Hòa bình nhiệm kỳ 2025-2026.
Không khinh ghét như dân VN tại Mỹ đối với thủ tướng CSVN người dân Campuchia tại Mỹ nồng nhiệt chào đón Thủ tướng Hun Manet
(PLO)- Người dân Campuchia chờ đợi nhiều giờ để gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet khi ông tới Mỹ dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Ngày 22-9, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã đến TP New York (Mỹ) để dự kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ông cảm ơn người dân Campuchia ở Mỹ đã dành thời gian để chờ đợi và chào đón ông, theotờ Khmer Times.
Thủ tướng Hun Manet và phu nhân cùng phái đoàn Camphuchia đã đến hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Newark Liberty, TP New York vào sáng 22-9 (giờ Campuchia) và được bà At Sophea - Đại diện thường trực của Campuchia tại LHQ đón tiếp.
Tại khách sạn nơi ông Hun Manet lưu trú, rất nhiều người dân Campuchia đang sinh sống tại Mỹ chờ sẵn hàng giờ để được gặp ông.
Ông Hun Manet gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong kế hoạch gọng kèm CSVN
Ngày 15-9, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
Ông Hun Manet đang có chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày đến TQ.
Trong cuộc gặp, ông Tập nhấn mạnh việc ông Hun Manet chọn TQ là nước đầu tiên cho chuyến thăm song phương sau khi nhậm chức thủ tướng phản ánh đầy đủ tầm quan trọng mà chính phủ mới của Campuchia dành cho việc củng cố và phát triển tình hữu nghị TQ-Campuchia.
“TQ và Campuchia là những người bạn sắt son. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 65 năm, hai bên luôn có mức độ tin cậy cao, đối xử bình đẳng, cùng có lợi và luôn ủng hộ nhau vững chắc trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia” - ông Tập cho hay.
Chủ tịch TQ cũng khẳng định Bắc Kinh kiên quyết ủng hộ Campuchia tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia và sẵn sàng duy trì liên lạc chiến lược thường xuyên với Campuchia cũng như tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, ông Tập cũng cho biết TQ sẵn sàng hợp tác với Campuchia trong một số lĩnh vực như an ninh và thực thi pháp luật, giáo dục, y tế, du lịch,...
“Dù tình hình quốc tế và khu vực có thay đổi như thế nào, TQ vẫn luôn là người bạn đáng tin cậy và là người ủng hộ vững chắc nhất của Campuchia” - ông Tập nhấn mạnh.
Đáp lại, ông Hun Manet nói rằng việc ông chọn TQ là quốc gia đầu tiên cho chuyến thăm song phương để thể hiện rằng chính phủ mới của Campuchia sẽ tiếp tục kiên quyết theo đuổi các chính sách thân thiện với Bắc Kinh.
Thủ tướng Hun Manet đánh giá cao sự hỗ trợ lâu dài của TQ đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Campuchia và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để thực hiện sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, đồng thời tăng cường hợp tác với TQ trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đầu tư, giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa,
Ông Hun Manet cũng nhấn mạnh Campuchia sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với TQ trong các vấn đề khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ Campuchia-TQ lên một tầm cao mới.
Bị lừa nhất lịch sử giáo dục: Trường Linacre ở ĐH Oxford bỏ hẳn kế hoạch đổi tên thành Thảo College
Sau hai năm theo đuổi, trường Linacre College, thuộc Đại học Oxford đã quyết định bỏ kế hoạch đổi tên thành Thảo College vì khoản 155 triệu bảng hiến tặng từ bà Nguyễn Thị Phương Thảo “không chuyển ra khỏi Việt Nam được”, theo truyền thông Anh.
Dự án đổi tên trường để vinh danh nhà hảo tâm từ Việt Nam sau hai năm như thế đã bị bỏ, trang Telegraph cho hay.
Trang Cherwell, báo của ĐH Oxford hôm 24/09 cũng trích nguồn từ Telegraph nói các thành viên hội cựu sinh viên Linacre College được thông báo rằng tiền từ công ty Savico của nữ tỷ phú VN “không chuyển được ra nước ngoài vì quy định do chính phủ Việt Nam áp đặt”.
Các báo Anh cho hay khoản tiền đã được bà Nguyễn Thị Phương Thảo bỏ vào một đại học chuyên về y khoa ở Việt Nam.
Đã có các trường (college – còn gọi là viện đại học) như Lincoln, Wadham, Balliol College, nằm trong liên minh (federation) là Đại học Oxford, đổi tên cũ của họ sau khi nhận tiền hiến tặng lớn.
Nhưng vụ việc của bà Phương Thảo vấp phải khá nhiều vấn đề tại Anh. Các báo Anh nhắc lại các tiếng nói phản đối kế hoạch đổi tên của ban giám hiệu Linacre College, được công bố năm 2022.
Một số người nói tên nhà hoạt động thời Phục Hưng, ông Thomas Linacre mà trường này chọn làm tên năm 1962, phản ánh sự tôn trọng lịch sử học thuật và không nên thay đổi.
Như thế, trường này sẽ vẫn giữ tên là Linacre College, đánh dấu sự đóng góp cho học thuật của bác sĩ Thomas Linacre (1460-1524). Sinh tại Kent và tốt nghiệp ĐH Oxford, ông từng học và sống Ý, đã giữ chức chủ tịch Trường Y Hoàng gia Anh ở London (Royal College of Physicians of London) trước khi bỏ nghề, trở thành một linh mục Công giáo La Mã.