Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 25903756

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 03.12.2024 22:02
CSVN cố chạy đàng trời cũng không thoát khỏi bàn tay TQ!
12.12.2023 20:08

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa

BBC

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 12-13/12, chuyến thăm được đánh giá là nhằm thúc đẩy mối quan hệ 'mật thiết' giữa hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo.

Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015.

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập lần này đến Việt Nam được coi là đáp lễ chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng 10 năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo đó, ông Tập mong muốn thúc đẩy quan hệ hai đảng cầm quyền.

Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Trung Quốc cũng muốn đưa Việt Nam vào những "bức tranh" như Sáng kiến Vành đai & Con đường; Cộng đồng chung vận mệnh.

Báo Nhật Bản Nikkei Asia viết rằng hàng loạt dự án nhiều tỷ USD đã và đang được ký kết, liên quan tới nguồn đất hiếm. Các hoạt động nâng cấp cả tuyến đường sắt Hải Phòng-Côn Minh cũng được quan chức hai phía gián tiếp xác nhận.

Vậy hiện tại, mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đang trong tình trạng thế nào?

Về chính trị, an ninh

Năm 2023 đánh dấu 15 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ký mức ngoại giao cao nhất với Việt Nam.

Tuy nhiên, với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng đã cân bằng các chân kiềng ngoại giao của mình bằng việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với các nước khác như Nga (2012), Ấn Độ (2016).

Đáng chú ý, chỉ trong vòng năm 2022 và 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hàn Quốc (cuối năm 2022), Hoa Kỳ (tháng 9 năm 2023), và Nhật Bản (tháng 11 năm 2023).

Việc nâng cấp này, theo chuyên gia Hà Hoàng Hợp, có hàm ý thúc đẩy hợp tác an ninh sâu rộng hơn với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhằm giảm rủi ro an ninh từ Trung Quốc.

Vì lẽ đó, dù cùng chung ý thức hệ nhưng Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc về chủ quyền biển đảo, tiêu biểu là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục có những động thái gây hấn ở Biển Đông, bất chấp tuyên bố chung của hai nước sau chuyến thăm năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh.

Trong Tuyên bố Chung của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn có câu “Trung Quốc cam kết sẽ xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại liên quan đến Biển Đông”.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ông Tập đến Hà Nội với mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước sao cho có lợi hơn đối với Trung Quốc, nhất là về các vấn đề Biển Đông.

"Thỏa đáng có nghĩa là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc, không nhân nhượng, không thỏa hiệp, không công nhận luật pháp quốc tế về biển và lãnh thổ. Trung Quốc nói rằng sẽ không để mất lãnh thổ ở Biển Đông, dù chỉ một li," TS Hà Hoàng Hợp phân tích.

Chuyến công du của ông Tập đến Hà Nội được đánh giá là chuẩn bị tỉ mỉ, với các đoàn cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam trong vòng hai tháng trước đó, tiêu biểu như trợ lý Ngoại trưởng Nông Dung, Thứ trưởng Tôn Vệ Đông và kế tiếp là Ngoại trưởng Vương Nghị.

Tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phủ Chủ tịch ngày 1/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Ông Thưởng nói rằng Việt Nam luôn coi quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Trong bài phân tích về Việt Nam trong quan hệ Trung-Mỹ, Tiến sĩ Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết rằng, sau sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số năm quốc gia vẫn duy trì độ cộng sản còn lại trên thế giới.

Đối với Việt Nam hay Trung Quốc, sự tồn vong của chế độ đi liền với lợi ích an ninh quốc gia và thời điểm này, Hà Nội coi Bắc Kinh là đồng minh, cùng bảo vệ "chủ nghĩa xã hội".

Từ năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới", áp dụng một khái niệm mới được gọi là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" và chiến lược này đã được quán triệt trong mười năm kế tiếp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phải xác định rõ "đối tượng" và "đối tác" để đưa ra hành động tối ưu hơn đối với từng quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.

Nhìn chung, hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, theo TS Hà Hoàng Hợp.

Chụp lại video,

'Cộng đồng chung vận mệnh' được cho sẽ mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt

Cộng đồng chung vận mệnh

Theo TS Hà Hoàng Hợp, mười năm nay, ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam không thay đổi.

"So với thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc không dùng “16 chữ vàng, 4 tốt” nữa, mà áp dụng lý luận “Trung Quốc trỗi dậy” và “giấc mơ Trung Quốc”, trong đó có “cộng đồng chung vận mệnh”.

"Cộng đồng chung vận mệnh” là thuật ngữ được cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sử dụng đầu tiên trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của ông vào năm 2007, nhằm nói đến vấn đề Đài Loan, ý chỉ rằng hai thực thể chính trị khác nhau có thể có quan hệ tương đối tốt đẹp bất chấp những sự khác biệt.

Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình sử dụng khái niệm này là vào cuối năm 2012, và nó đã tiếp tục định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản trị toàn cầu, đưa ra các đề xuất và biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả mọi người.

TS Hà Hoàng Hợp cho rằng, ý đồ của Trung Quốc là phác họa một bức tranh về thế giới, thách thức trật tự quốc tế đã có từ sau Thế Chiến II, kết thúc năm 1945.

Ý đồ này gồm hai phần: Trung Quốc muốn bỏ trật tự quốc tế sau 1945, thay bằng viễn tượng của Trung Quốc, và Trung Quốc muốn dẫn dắt, lãnh đạo một trật tự mới được dựng lên từ bức tranh này.

"Chữ nghĩa ở đây không rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc rất biết, nhưng họ coi đây là khẩu hiệu có lợi cho họ, nên đi đâu cũng tác động đối tác công nhận. Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã sáu lần đề nghị Việt Nam “tham gia” “Cộng đồng chung vận mệnh”, ba lần do Vương Nghị tác động, ba lần do ông Tập đề nghị," theo TS Hà Hoàng Hợp.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tham gia “cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc” dù Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, đã gia nhập trong vòng vài năm qua.

Cuối tháng 6, trong thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Hà Nội nói rằng họ “đánh giá cao” sáng kiến “Cộng đồng chung vận mệnh” và một số sáng kiến khác của Trung Quốc, nhưng không khẳng định sẽ ủng hộ hoặc sẽ tham gia mà chỉ nói thêm rằng “hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện pháp cụ thể hơn”.

Hồi cuối tháng 10, Chủ tịch Võ Văn Thưởng thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 để dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 và khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội vào ngày đầu tháng 12, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích đăng lời các lãnh đạo nước này nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”.

Tuy nhiên, đối lập với sự rầm rộ của báo chí Trung Quốc thì báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến điều này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chỉ ra rằng, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc năm ngoái, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh”.

Sáng kiến Vành đai & Con đường

Ngày 12 tháng 11 năm 2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Dù Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Bắc Kinh tham gia Diễn đàn BRI nhưng ông Thưởng chỉ nói rằng tiếp tục thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", như đã thể hiện trong Biên bản Ghi nhớ năm 2017.

Hai hành lang và một vành đai kinh tế là thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đáng chú ý, phía Việt Nam chỉ nói rằng sẽ kết nối dự án này với BRI, chứ chưa ký tham gia BRI.

Việt Nam nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa chính thức xếp bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào trong khuôn khổ BRI.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2021.

Phóng viên Sylvia Chang thuộc BBC Tiếng Trung viết rằng, thời gian xây dựng tuyến metro này là ví dụ tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.

Vì lẽ đó, trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn tương tự.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, sẽ là sự thất bại, nếu Trung Quốc muốn có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam vì ít nhất, chưa ai quên dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông với chi phí đội lên hơn hai lần.

BBC





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 244 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 156 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 136 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 136 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.