Đi một ngày đàng học một sàn khôn giúp tổ quốc Đài Loan được thế giới kính nễ
21.12.2023 20:02
Công thức bí mật giúp Đài Loan trở thành ‘siêu sao’ trong sản xuất chip trên toàn cầu
Tác giả,Rupert Wingfield-Hayes
Vai trò,BBC News, Đài Loan
Khi lên máy bay đến Mỹ vào mùa hè năm 1969, chàng trai Shih Chin-tay, 23 tuổi lại đang đi đến một thế giới khác.
Lớn lên trong một làng chài, bao bọc xung quanh là những cánh đồng mía, ông học đại học tại thủ đô Đài Bắc, khi đó là một thành phố đầy bụi và những tòa chung cư xám xịt, cư dân thì hiếm có người mua được xe ô tô.
Rồi ông đến Đại học Princeton. Nước Mỹ khi đó vừa đưa được người lên Mặt Trăng và chế tạo được máy bay Boeing 747. Nền kinh tế của Mỹ có quy mô lớn hơn cả Liên Xô, Nhật Bản, Đức và Pháp gộp lại.
“Khi máy bay đáp xuống, tôi bị sốc,” Tiến sĩ Shih, hiện nay 77 tuổi nói. “Tôi tự nghĩ: Đài Loan nghèo quá, tôi phải làm điều gì đó để giúp Đài Loan giàu có hơn.”
Và ông ấy đã làm được. Tiến sĩ Shih và một nhóm các kỹ sư trẻ, tràn đầy hoài bão đã biến đổi hòn đảo vốn xuất khẩu mía và áo thun sang một trung tâm điện tử.
Ngày nay Đài Bắc trở nên giàu có và hiện đại. Những con tàu tốc độ cao chật cứng hành khách di chuyển dọc theo vùng ven biển ở phía tây ở hòn đảo này với tốc độ 350 km/h. Tòa nhà Đài Bắc 101 – cao nhất trên thế giới, là biểu tượng của sự thịnh vượng.
Và rất nhiều sự thịnh vượng đến từ một thiết bị nhỏ bé, chỉ khoảng bằng chiếc móng tay. Chất bán dẫn silicon - tấm wafer mỏng tang và được biết đến là chip – đóng vai trò trung tâm cho mọi công nghệ mà chúng ta sử dụng, từ những chiếc điện thoại iPhone cho đến máy bay.
Đài Loan hiện chiếm hơn một nửa số lượng chip được sản xuất cho cuộc sống của chúng ta. Tập đoàn sản xuất lớn nhất là Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC), công ty có giá trị lớn thứ chín trên thế giới.
Điều này khiến Đài Loan hầu như không thể thay thế được - và cũng dễ bị tổn thương. Trung Quốc, lo sợ sẽ bị cắt đứt khỏi lĩnh vực chip tiên tiến nhất thế giới, đã bỏ ra hàng tỷ USD nhằm soán ngôi của Đài Loan. Hay Trung Quốc có thể chiếm hòn đảo này, như những lời đe dọa được nhắc đến thường xuyên.
Thế nhưng con đường Đài Loan đến vị trí siêu sao sẽ không dễ dàng bị sao chép – hòn đảo này sở hữu một công thức bí mật, được chui rèn qua hàng thập kỷ đổ rất nhiều mồ hôi, công sức của các kỹ sư. Thêm nữa, quy trình sản xuất còn dựa trên một mạng lưới các mối gắn kết kinh tế mà cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang leo thang hiện nay đang muốn đảo ngược.
Khi Tiến sĩ Shih đến Đại học Princeton, “nước Mỹ chỉ đang bắt đầu cuộc cách mạng chip bán dẫn”, ông nói.
Chỉ mới một thập kỷ kể từ khi Robert Noyce chế tạo “một vi mạch tích hợp nguyên khối”, đóng gói các thành phần điện tử thành một mảnh silicon mỏng duy nhất, phiên bản đầu tiên của microchip - khởi đầu cuộc cách mạng máy tính cá nhân.
Trong hai năm sau khi Tiến sĩ Shih tốt nghiệp, ông ấy đã thiết kế những chip bộ nhớ tại tập đoàn Burroughs, chỉ xếp thứ hai sau IBM vào thời điểm đó.
Vào thời điểm đó, Đài Loan đang tìm kiếm một ngành công nghiệp quốc gia mới, theo sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa, khiến sản lượng xuất khẩu sụt giảm. Silicon dường như là một khả năng – và Tiến sĩ Shih nghĩ ông ta có thể giúp đỡ: “Tôi nghĩ đã đến lúc quay trở về nhà.”
Vào cuối những năm 1970, ông ấy đã gia nhập một đội ngũ các kỹ sư điện tử giỏi nhất tại một phòng thí nghiệm nghiên cứu - Viện Nghiên cứu Công nghệ (Industrial Technology Research Institute) uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại nền kinh tế của hòn đảo này.
Công việc bắt đầu tại Tân Trúc, một thành phố nhỏ, miền nam Đài Bắc – ngày nay là một trung tâm điện tử toàn cầu, do các nhà máy khổng lồ sản xuất chip điện tử trên tấm bán dẫn của tập đoàn TSMC thống lĩnh. Những nhà máy sản xuất chip này, có diện tích cỡ vài sân bóng đá, là một vài nơi sạch nhất trên Trái Đất. Các chi tiết sản xuất tinh lọc nhất là một bí mật được canh gác kỹ lưỡng, và không được phép có camera bên ngoài nào thâm nhập.
Nhà máy mới nhất – gần 20 tỷ USD ở miền nam Đài Loan - sẽ sớm bắt đầu sản xuất những con chip kích cỡ ba nanomét được dùng cho các điện thoại iPhone thế hệ tiếp theo.
Tất cả những điều này vượt xa điều mà Tiến sĩ Shih và các đồng nghiệp tưởng tượng khi họ mở một nhà máy vận hành thử nghiệm vào những năm 1970. Họ hy vọng vì có công nghệ được cấp phép từ một công ty sản xuất điện tử lớn tại Mỹ - nhưng một điều khiến ai nấy đều ngỡ ngàng, nhà máy này đã vượt qua công ty mẹ của mình. Thật khó để giải thích lý do vì sao, và cho đến ngày nay, công thức chính xác cho thành công của Đài Loan vẫn còn là bí mật.
Những gì Tiến sĩ Shin nhớ lại thì bình thường hơn: “Năng suất tốt hơn nhà máy RCA với chi phí thấp hơn. Vì vậy, điều này mang đến cho chính phủ sự tự tin là chúng tôi có thể thật sự làm được chuyện gì đó.”
Chính phủ Đài Loan cung cấp nguồn vốn khởi đầu – ban đầu cho tập đoàn United Micro-electronics Corporation, và sau đó vào năm 1987, cho TSMC, sau đó trở thành tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới.
Để vận hành tập đoàn này, họ đã tuyển dụng Morris Chang, một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa, và một quan chức điều hành tại gã khổng lồ điện tử của Mỹ, Texas Instruments. Đây là may mắn hoặc tài năng, hoặc cả hai – ngày nay, người đàn ông 93 tuổi này được biết là cha đẻ của ngành công nghiệp chất bán dẫn của Đài Loan.
Vào khi đó, ông ấy nhận ra rằng việc theo các gã khổng lồ của Mỹ và Đài Loan theo chính trò chơi của họ đang là một tiền đề thất bại. Thay vào đó, TSMC sẽ chỉ sản xuất chip cho quốc gia khác và không tự thiết kế.
“Mô hình khuôn đúc này” không được nghe tới vào năm 1987, đã thay đổi bối cảnh của ngành công nghiệp này và dọn đường cho Đài Loan đi đầu trong lĩnh vực này.
Và thời điểm đã đến lúc 'chín muồi'. Một loạt những start-up mới như Apple, AMD, Qualcomm, Nvidia của Thung lũng Silicon – không có nguồn quỹ để xây dựng các nhà máy sản xuất chip của chính mình. Và họ gặp khó khăn trong việc tìm công ty sản xuất chip, một thành phần không thể thiếu được.
“Họ phải đến các công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu và hỏi liệu có nguồn lực dư thừa có thể sử dụng hay không,” Tiến sĩ Shih nói. “Nhưng rồi sau đó TSMC đã xuất hiện.”
Hiện những công ty sản xuất chip có thể hợp tác với các công ty Đài Loan, vốn không quan tâm đến việc đánh cắp những thiết kế của họ hoặc cạnh tranh với những công ty này.
“Luật số một ở TSMC là không cạnh tranh với khách hàng của bạn,” Tiến sĩ Shih nói.
Thế giới đã sản xuất hơn một ngàn tỷ chip mỗi năm. Một chiếc xe ô tô hiện đại có từ khoảng 1.500 đến 3.000 con chip.
Điện thoại iPhone 12 cũng được cho có khoảng 1.400 chip bán dẫn. Mức thiếu hụt vào năm 2022, do nhu cầu điện tử ngày càng gia tăng trong thời kỳ đại dịch, có sức tác động như nhau lên sản lượng bán máy giặt hay những chiếc xe BMW.
Thành công ngoạn mục của Đài Loan - một hòn đảo xuất khẩu hơn một nửa trong số hàng ngàn tỷ con chip trên toàn cầu, hầu hết là các loại tân tiến nhất – được tạo nên từ khả năng thành thạo công nghệ. Nói cách khác, ngành chế tạo của Đài Loan đạt hiệu quả không thể tin nổi.
Chế tạo những con chip silicon là rất tốn kém và tốn nhiều công sức. Bắt đầu với một thỏi lớn silicon cực tinh khiết được phát triển chỉ từ một mảnh thủy tinh duy nhất. Mỗi khối có thể mất vài ngày để tăng trưởng và có thể nặng lên đến 100 kg.
Sau khi một máy cắt kim cương cắt chúng thành những tấm mỏng, một chiếc máy sử dụng quang khắc những vi mạch nhỏ trên mỗi miếng silicon mỏng. Mỗi tấm silicon (wafer) có thể chứa đến hàng trăm bộ vi xử lý và hàng tỷ vi mạch.
Điều quan trọng cuối cùng là hiệu năng – khu vực mà mỗi tấm silicon mỏng có thể được sử dụng như một con chip. Vào những năm 1970, hiệu năng mà các công ty Mỹ có thể tạo ra chỉ là 10%, và tốt nhất là 50%. Trước những năm 1980, người Nhật đạt được mức trung bình là 60%. TSMC được cho đã vượt tất cả với hiệu năng là khoảng 80%.
Qua thời gian, các công ty sản xuất của Đài Loan đã có thể gắn thêm nhiều vi mạch vào một những tấm mỏng hơn. Sử dụng máy quang khắc bằng tia cực tím mới nhất, TSMC có thể ráp 100 tỷ vi mạch lên một bộ vi xử lý, hoặc hơn 100 triệu vi mạch trên mỗi milimét vuông.
Tại sao các công ty Đài Loan lại giỏi đến như vậy? Không ai dường như biết chính xác lý do vì sao. Tiến sĩ Shih nghĩ điều này là đơn giản: “Chúng tôi có những cơ sở vật chất hoàn toàn mới, với trang thiết bị hiện đại nhất. Chúng tôi tuyển dụng những kỹ sư giỏi nhất. Thậm chí những người vận hành nhà máy đều có kỹ năng cao. Và chúng tôi không chỉ nhập khẩu công nghệ, chúng tôi lĩnh hội được các bài học từ những người thầy Mỹ và áp dụng sự cải tiến liên tục.”
Và người thanh niên trẻ đã có vài năm làm việc tại một trong những công ty điện tử lớn nhất ở Đài Loan đồng ý: “Tôi nghĩ các công ty Đài Loan dở trong việc có được những đột phá lớn trong công nghệ. Nhưng họ rất giỏi trong việc sử dụng ý tưởng của ai đó và cải tiến nó tốt hơn. Điều này có thể được thực hiện thông qua quá trình thử và sai, liên tục cải tiến từ những điều nhỏ.”
Điều này quan trọng bởi vì trong một công ty chất bán dẫn, máy móc cần phải liên tục được cải tiến. Sản xuất những microchip là về mặt kỹ thuật. Nhưng còn hơn thế. Một số người so sánh với chuyện nấu ăn - giống bữa tiệc cho giới sành ăn vậy. Cho hai bếp trưởng cùng công thức và nguyên liệu, đầu bếp giỏi hơn thì nấu ngon hơn.
Nói cách khác, Đài Loan có một công thức bí mật.
Nhưng một thanh niên, không muốn được nêu tên, hoặc tên công ty, cho biết những công ty Đài Loan có một lợi thế khác.
“So sánh với các kỹ sư phần mềm ở Mỹ, thậm chí tại các công ty tốt nhất tại đây, các kỹ sư lại bị trả lương khá tệ,” anh cho biết. “Nhưng nếu so sánh với các ngành công nghiệp khác tại Đài Loan thì lương lại tốt. Vì thế, nếu bạn muốn làm việc cho một công ty điện tử tốt sau vài năm, bạn sẽ có thể vay tiền, mua xe. Bạn sẽ có thể kết hôn. Vì vậy ai nấy cũng đều tận dụng.”
Anh ấy mô tả một tuần làm việc sáu ngày, bắt đầu mỗi ngày với cuộc họp lúc 07:30 và thường kéo dài đến tận 19:00. Anh cũng sẽ bị gọi vào các ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ nếu có vấn đề xảy ra ở nhà máy.
“Nếu có người không sẵn sàng làm việc thì công ty sẽ kết thúc. Bởi vì họ sẵn sàng chịu sự vất vả để các công ty có thể thành công.”
Lá chắn silicon
Vào tháng 12/2022, TSMC đã tiến hành động thổ nhà máy trị giá 40 tỷ USD tại bang Arizona của Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá cao, xem đây là một dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất công nghệ cao đang quay trở lại lãnh thổ Mỹ.
Kể từ khi đó, các dòng tiêu đề tin tức trở nên ít rôm rả hơn.
Một tiêu đề như They Wouldn't Listen To Us: Inside Arizona's Troubled Chip Plant, (Họ Sẽ Không Lắng nghe Chúng ta: Bên trong Nhà máy có vấn đề ở Arizona)
Tiêu đề khác ghi ‘TSMC Struggles To Recruit Workers While Facing Pushback From UNI0Ns’ (TSMC Chật vật Tuyển dụng Công nhân Trong khi Đối phó trước Sự phản đối của Các nghiệp đoàn).
Sản xuất chip trước đó được cho sẽ bắt đầu vào năm sau. Hiện kế hoạch đã bị đẩy lùi sang năm 2025. Cựu Chủ tịch TSMC, Tiến sĩ Chang ngờ vực sâu sắc từ khi kế hoạch mới bắt đầu. Hồi năm ngoái, ông ấy đã mô tả mở rộng sản xuất chip tại Mỹ là “việc thực hiện tốn kém, hoang phí không hiệu quả” bởi vì sản xuất chip tại Mỹ sẽ tốn kém hơn 50% so với tại Đài Loan. Thế nhưng sức mạnh đã khiến lĩnh vực sản xuất chip của Đài Loan trở thành tâm điểm trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Washington muốn ngăn chặn Đài Loan cung cấp cho Trung Quốc các loại chip tiên tiến với lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng để tăng cường chương trình phát triển vũ khí và hiện đại hóa trí thông minh nhân tạo.
Sau khi Nga xâm lược Ukaine, khiến nguồn cung khí đốt sang châu Âu bị sụt giảm, giới chính trị gia của Mỹ đã lo ngại về Đài Loan. Họ lo sợ rằng việc tập trung khổng lồ việc sản xuất con chip tối tân trên hòn đảo này sẽ khiến nền kinh tế Mỹ dễ bị ‘bắt bài’ nếu xảy ra một cuộc xâm lược của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan. Nhưng các công ty Đài Loan lại thấy ít lợi thế kinh tế trong việc di dời hoạt động của nhà máy này ra khỏi đảo này. Họ đang rất lưỡng lự thực hiện điều này, vì áp lực chính trị.
Người dân Đài Loan phẫn nộ trước chuyện bản thân lại bị đổ lỗi cho thành công của chính mình – và Đài Loan nên tự nguyện làm suy yếu, điều mà nhiều người gọi là “lá chắn silicon”, trong khi phần còn lại của thế giới còn chần chừ trong việc có đáng bảo vệ hòn đảo này và xã hội theo thể chế dân chủ trước cuộc tấn công từ Trung Quốc hay không.
Tiến sĩ Shin nói những người đang ra sức tái cấu trúc một cách bắt buộc việc sản xuất chip toàn cầu, đã hiểu sai về sự thành công của Đài Loan.
“Nếu bạn nhìn vào lịch sử ngành chất bán dẫn, không một quốc gia nào thống trị ngành công nghiệp này,” ông nói. “Đài Loan có thể thống trị lĩnh vực sản xuất. Nhưng có một chuỗi cung ứng rất dài và sự cải tiến từ mọi lĩnh vực trong ngành, giúp tạo nên sự phát triển trong ngành công nghệ này.”
Rất nhiều nguồn silicon thô của thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc, mặc dù, hầu hết trong số này đều đi vào ngành năng lượng mặt trời. Đức và Nhật Bản đi đầu trong các chất hóa học cần thiết để sản xuất những tấm mỏng wafer.
Carl Zeiss, một công ty chuyên sản xuất những sản phẩm quang học của Đức nổi tiếng với chế tạo mắt kính và ống kính máy ảnh, đã sản xuất những thiết bị quang học được sử dụng trong các máy quang khắc được chế tạo bởi một ASML, công ty Hà Lan hàng đầu trong lĩnh vực này. Quá trình chế tạo đòi hỏi rất nhiều công sức cần có cho những thiết kế có nguồn gốc từ những công ty Mỹ hoặc Arm có trụ sở tại Anh.
Tiến sĩ Shih ngờ vực về chuyện Bắc Kinh có thể tái tạo chuỗi cung ứng này - từ vật liệu cho đến thiết kế, cho đến sản xuất tiên tiến – bên trong Trung Quốc.
“Nếu họ muốn tạo một mô hình khác biệt thì tôi chúc họ may mắn,” ông nhún vai nói.
“Bởi vì nếu bạn thật sự muốn sự cải tiến, bạn cần mọi người cùng làm việc từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là một công ty hay một quốc gia nào.”
Ông ta cũng ngờ vực về chuyện tách biệt Trung Quốc như cách Mỹ đã và đang thực hiện.
“Tôi nghĩ đây có lẽ là một lỗi lớn,” ông nói. “Khi tôi nhìn lại, tôi cảm thấy mình may mắn khi đã chứng kiến được sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan và thời kỳ hoà bình kéo dài này. Hiện tôi chứng kiến xung đột ở các nơi khác trên thế giới, và tôi lo ngại chuyện này có thể xảy đến tại châu Á.”
“Tôi hy vọng mọi người trân trọng nỗ lực quý giá mà chúng tôi đã tạo dựng và đừng phá hủy nó.”
Ở VN cũng có một người đi qua Tây Phương nhưng thay vì tìm đường cứu nước nhưng lại mang về chủ nghĩa Cộng Sản ác ôn giết chết hàng triệu dân lành qua bao nhiêu thế hệ chiến tranh làm đất nước trờ thành nghèo đói đau khổ triền miên.
Cộng Sản Cộng Nghiệp
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vào năm 1842 thi sĩ Đức Heinrich Heine cảnh báo rằng "Chủ nghĩa cộng sản, tuy bây giờ ít được bàn đến và đang lảng vảng trong những gác xép bị che khuất trên những ổ rơm tồi tàn, nhưng là kẻ đại ác được chọn đóng vai chính, dù có lẽ tạm thời, trong bi kịch hiện đại...thời đại man rợ, đen tối đang ầm ầm lao đến chúng ta... Tương lai có mùi da thuộc Nga, máu, vô thần, và rất nhiều roi vọt. Tôi khuyên cháu chắt tôi nên sinh ra đời với da lưng rất dày."
Nhưng da lưng dẫu có rất dày cũng không cứu được cả trăm triệu người trên thế giới chết dưới tay cộng sản. Đằng sau ống khói mù mịt đen kịt của chuyến tàu cộng sản ầm ầm lao qua các châu lục trong suốt thế kỷ hai mươi là sự hoang tàn đổ nát toàn diện bên cạnh trăm triệu nạn nhân tan thây dọc theo hai bên đường.
Riêng Việt Nam chuyến tàu tử thần ấy vẫn đang lao về phía tương lai mà còn có thêm mùi nô lệ.
Chúng ta ngồi trên chuyến tàu ấy dường như cảm thấy bất lực và tuyệt vọng đặc biệt khi biết sau lưng mình những chuyến tàu tương tự ở Nga, Đông Âu và nhiều nước khác đang nằm rỉ sét trong nghĩa trang lịch sử dưới lớp bụi mờ của thời gian và quên lãng sau khi hành khách đã bước xuống tàu từ lâu và đang đi trong nắng vàng tươi tắn và khí trời trong lành tự nhiên của tự do và dân chủ để sống cuộc đời bình an và bình thường như đại đa số dân chúng trên thế giới.
Còn chúng ta chỉ ngồi đấy nhìn nhau và chờ đợi trong hiện tại đen tối mà linh cảm rằng tương lai càng tối đen mờ mịt hơn. Chúng ta đã đi qua cuộc chiến tranh buồn nhất thế kỷ hai mươi với hàng triệu người chết, và những thế hệ chúng ta đang ngồi đấy và thấy hai bên đường là thảm sát, cải cách ruộng đất, tha hương, tài nguyên cạn kiệt, môi trường rỉ máu, ruộng đất nhà cửa không còn, gia đình tan tác, xấu hổ không còn, vô cảm lên ngôi, băng hoại tràn lan... Bi kịch nối tiếp không ngớt bi kịch, dù cá nhân hay tập thể, quá khứ hay hiện tại, nhưng vẫn đi theo những hành khách im lặng tiến vào tương lai này
Thỉnh thoảng có người đứng lên cổ vũ mọi người hãy đấu tranh thì họ bị đánh bằng những án tù nặng nề. Nhưng đại đa số hành khách thường không màng đến những lời cổ vũ lên tiếng giữa biển im lặng như tờ. Họ vẫn thờ ơ hay vẫn tìm vui trong hạnh phúc riêng bên son phấn, lời ca, hay men rượu. Con tàu trong lúc ấy vẫn lao nhanh về chân trời vô định mịt mùng. Đa số hành khách coi cộng sản là lưới định mệnh mà họ là những con cá nhỏ mắc lưới phải cam phận chấp nhận định mệnh rủi nhiều hơn may được ngày nào hay ngày đó. Cộng sản, họ nghĩ, nói theo nhà Phật là cộng nghiệp giáng xuống đầu một dân tộc mà mỉa mai thay thường hay tự hào là con rồng cháu tiên với hơn bốn ngàn năm văn hiến.
Con tàu định mệnh đang từ từ tiến vào ga Nô Lệ với những hành khách coi quê hương là quán trọ và còn sống nhưng đã gần như chết về tinh thần.
Trước tiên tôi xin giới thiệu với các Bạn sự nhận định về ông HCM của ba nhà trí thức Việt Nam mà tuổi trẻ cần suy nghiệm và nghiên cứu:
1- Triết gia Trần Đức Thảo: Một nhà trí thức đã từ bỏ cuộc đời vàng son ở Pháp để trở về Việt Nam theo ông HCM để phục vụ đất nước, nhưng ông đã thất vọng vì ông HCM không phải là mẫu người để cho ông hợp tác.
“Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu! ... (NLTT-trang 82)
“Phải ghi nhận rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị ‘mưu thần chước quỉ’, chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” (TĐT Những lời trăng trối -trang 356)
2- Cựu Đại tá Bùi Tín: nguyên Tổng Biên Tập báo QĐND và báo ND, người từng có dịp tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh nhận xét như sau:
“Về việc ca ngợi ông HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ nên biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên Trần Dân Tiên… trong đó còn có ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ”. (RFA online ngày 19-5-2007)
3- Luật sư Nguyễn Văn Đài: một nhà tranh đấu trẻ, nguyên là người tù lương tâm của chế độ cộng sản trả lời phóng viên Đỗ Hiếu đài RFA:
“Lời nói lịch sử từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các lãnh đạo về sau, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, mà theo tôi, tất cả đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản thôi, tức là dối trá, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mang về Việt Nam, rồi những người thực hiện cũng lợi dụng đó mà cướp đất của dân, làm những điều gây bao nhiêu tình trạng lộn xộn ở đất nước này”. (RFA online ngày 16-2-2012)
Qua ba nhân vật nêu trên, chúng ta thấy được một phần nào về sự giả dối của xã hội Việt Nam ngày nay là do ông HCM du nhập từ chính sách lừa dối của chủ nghĩa Mác-Lê. Ngay chính ông HCM cũng là một con người có bản chất lừa dối cho nên ông tiếp thu chủ nghĩa lừa dối một cách hoàn hảo và thi hành nó một cách nhuần nhuyễn. Thế rồi từ sự nghiệp ông “trồng người” theo Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận Sài Gòn trong bức thư gửi cho Linh mục Nguyễn Thái Hợp có đoạn viết:
"Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?” (ĐoiThoai online ngày 24-7-2007)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh, trong lần trò chuyện với Mạc Việt Hồng báo mạng Đàn Chim Việt ngày 19-5-2010, nói về sự giả dối trong lịch sử Việt Nam thời cộng sản. Và cũng chính vì lịch sử giả dối cho nên khi đảng và nhà nước cộng sản bỏ tiền tỷ ra để dựng phim “Sống cùng lịch sử” chẳng có con ma nào coi, đành phải “tình cho không biếu không”.
“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích học sử nữa. Thấy sử làbịp bợm, chán quá! Tôi viết trên báo Lao Động năm 2005 “Lịch sử theo trang giấy học trò”, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (ĐanChimViet online ngày 19-5-2010)
Môn sử của CSVN Việt Nam đã không dám dạy cho học sinh biết nỗi ô nhục của dân tộc Việt Nam một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ mà chỉ lợi dụng lòng yêu nước đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh “giải phóng” làm tay sai cho Nga-Tàu. Ngay cả đài truyền hình “Kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND” cũng không dám đá động gì đến cuộc chiến tranh Biên giới Việt-Trung tháng 2 năm 1979 hay cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma năm 1988 khiến cho giáo sư Tương Lai phải chạnh lòng.
“Chao ôi, nói một phần sự thật còn tệ hơn nói dối, sự lường gạt lịch sử là một tội ác. Làm sao mà đạo diễn tài ba Lại Văn Sâm lại có thể quên hẳn một cuộc chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược!...
Máu của các chiến sĩ ta thấm đẫm suốt dãi biên cương của Tổ Quốc, hàng chục nghìn dân thường bị quân xâm lược giết hại dã man”. (Boxitvn online ngày 22-12-2014)
Cố Trung tướng Trần Độ, người trọn đời theo đảng cộng sản nhưng vì nhận thấy đảng toàn là gian dối cho nên ông đã nói thẳng, nói thật và ông đã phải chịu thân bại danh liệt lúc cuối đời. Ông đã đem hết tâm huyết viết lại những điều trăn trở vào tập “Nhật ký Rồng-Rắn” để lại cho hậu thế.
“Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò.
Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối…(NKRR-trang 42-43)
“…một hệ thống trường học hùng hậu để nhồi sọ chính trị, hàng nghìn báo cáo viên với những ‘lưỡi gỗ’, ‘nói lấy được’, để ngu hóa và mê hoặc nhân dân. Bộ máy này được trang bị hiện đại và đầy đủ, có quyền lực và tha hồ nói láo”. (NKRR-trang 80)
Qua sự trải nghiệm suốt thời gian “nằm trong chăn” của độc tài cộng sản, Triết gia Trần Đức Thảo đã nhận ra rằng “chăn có rận”, điều mà khi còn ở bên Pháp ông chưa bao giờ nghĩ tới.
“Một đời sống cảnh giác bệnh hoạn, đầy các biện pháp khủng bố, đe dọa tùy tiện, khiến không ai dám thành thật để lộ suy nghĩ của mình! Ai cũng phải đóng kịch: ‘nói và làm theo cách mạng!’ Từ đó thái độ giả dối, che giấu trở thành một phương thức tự vệ. Phải hết sức ngụy biện mới chứng minh được rằng thiên đường XHCN có thể xây dựng bằng phương pháp giả dối… (NLTT- trang 137)
“Rõ ràng là chế độ ta đã tạo ra một lớp người ngu tín, vừa quá khích, vừa giả dối. Xấu nói tốt, gian nói ngay, làm thì láo, báo cáo thì hay. Khắp nơi cán bộ thì ươn hèn, ỉ lại vào tập thể, gian lận của công để mà sống no đủ trên đầu trên cổ nhân dân”. (TĐT NLTT-trang 315)
Nguyễn Lân Thắng một nhà tranh đấu tích cực cho Nhân quyền, trong một bức “Thư gửi bé Đậu” có đoạn mô tả sự băng hoại hằn sâu trong xã hội Việt Nam ngày nay và tuổi trẻ là lớp người phải gánh chịu qua tri thức bị nhồi sọ với sự hiểu biết hẹp hòi và nông cạn.
“Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn”. (DanLuan online ngày 29-7-2014)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, người đã nêu lên thắc mắc “Vì sao dối trá”? Nhưng rồi cũng chính Bà đã tự trả lời một mình.
“…Cách mạng cộng sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ dại…
…chính những người cộng sản đã nhìn ra rằng Chủ nghĩa cộng sản và sự dối trá là một; và để chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc về bản chất của các xã hội cộng sản trên toàn thế giới. Sự dối trá ấy hoàn toàn không liên quan gì đến truyền thống dân tộc của chúng ta. Trái lại sự dối trá nhập khẩu này đang làm biến dạng tính cách dân tộc của chúng ta”. (Boxitvn online ngày 26-11-2014)
Do đâu mà ngày xưa dân tộc ta hiền hòa, chân chất mà ngày nay lại xảo trá gian manh? “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng dân tộc”
“Giáo sư Trần Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng: ‘Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng’. Những ‘đặc thù riêng’ ấy như thế nào? Tác giả giải thích:
‘Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẫm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính chất hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau”. (RFA online ngày 24-6-2012)
Hồ Bất Khuất, một người Pháp theo Việt cộng lấy tên theo họ “Hồ” là đủ biết ông ta đã từng ái mộ HCM như thế nào. Nhưng thời gian gần đây ông trở thành người “phản biện” có tiếng vì ông đã nhận ra “bộ mặt thật của CSVN”.
“Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống.
Hầu như ngày nào chúng ta cũng ‘chạm trán’ với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại - cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia”. (Boxitvn online ngày 4-3-2012)
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trả lời phóng viên Mặc Lâm nói lên hoàn cảnh của những người đã từng là đảng viên cộng sản…
“Ông Phó thủ tướng Trần Phương là một người cũng tận tụy đi theo cách mạng. Làm đến Phó thủ tướng nhưng các ông ấy ngồi lại để góp ý cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm.
Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối. Đấy là một cán bộ cấp cao khi về hưu đã nói như thế…
Trong đám tang của Nguyễn Khải thì người ta mới biết bài viết của ảnh, được gửi cho những người trong đám tang và họ đưa lên mạng. Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút”. (RFA online ngày 7-1-2012)
Sự dối trá của “xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay đã thành một hệ thống từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Sống trong chế độ CSVN không ai được quyền nói thật, dù kẻ đó là đảng viên cao cấp, là quan chức của cộng sản; chức tước càng cao thì nói dối càng nhiều.
Ông Hạ Đình Nguyên, người sinh viên “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” ngày nay mới biết và nói rõ:
“Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị dày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình! Vì thế mà không thể nói thật.
Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…” (Boxitvn online ngày 27-9-2013)
Luật sư Lê Quốc Quân, nhà tranh đấu cho Nhân quyền đang ngồi tù vì đòi tự do dân chủ cho Việt Nam đã can đảm nói động đến gương nói dóc của bác cụ.
“Có lẽ họ thấy vô khối kẻ đang ăn cắp, ăn trộm hàng ngàn tiền tỷ của nhân dân vẫn lên TV nói về ‘đạo đức tư tưởng’ cho nên họ cũng ‘học tập và làm theo’ trộm cắp, gian dối để bớt lại chút tiền xăng, tiền phí đổ bãi để đưa về cho vợ con?... Tôi mà gặp nó chắc sẽ khuyên nó không nên học tập theo lời dạy của Hồ Chí Minh nữa mà phải ‘trực tiếp làm theo’ luôn đúng chính cuộc đời của ông Hồ - Đó là đi làm cách mạng!” (DanLamBao online ngày 28-3-2012)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bản nhạc “Nụ cười sơn cước” nổi tiếng từ thời Tiền chiến đã nằm trong guồng máy cộng sản phải “ăn gian nói dối theo đảng” đến khi tuổi hạt đã cao, cụ thấy không còn gì nữa để sợ nên cụ đã viết “Hồi ký của một thằng hèn” để tố cáo “Đảng cộng sản Việt Nam lấy gian dối làm phương châm” cho mọi chủ trương đường lối của chế độ.
“Nếu thấy cần, phải ‘bịa’ những ‘sự thật’ không hề có, mà điển hình là các vụ Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé…hoặc phóng đại những chiến thắng tưởng tượng bằng cách dấu nhẹm đi con số tử vong của ‘Ta’ để đổi lấy việc ‘chiếm đóng, san bằng một đồn, bốt và sau này một căn cứ, một thành phố, một chiến dịch chỉ có vài giờ, vài ngày rồi rút lui an toàn kiểu ‘Ba ngàn người xuống núi, họ trở về chỉ có 50…’ mà Chế Lan Viên lúc cuối đời đã viết trong bài thơ ‘Ai? Tôi!’…
Với phương châm: ‘Nói dối bắt dầu từ những điều lớn sau đó đến những điều nhỏ!’ hoặc ‘nói dối! nói dối nữa! Bao giờ cũng nói dối… Sẽ còn lại một cái gì đó!” (DanLamBao online ngày 10-7-2011)
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người cựu tù lương tâm vì tranh đấu cho Tự do Dân chủ cuối bài viết “Sự lừa dối tiếp diễn” đã khẳng định như sau:
“…căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và ngày càng tinh vi hơn, bởi một lẽ đơn giản: quyền lãnh đạo đất nước và quản trị quốc gia vẫn bị người cộng sản độc chiếm và như một vòng xoắn bệnh lý, sự dối lừa vẫn tiếp diễn. Sự dối lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền cộng sản Việt Nam tính tới ngày 2-9-2006”. (tudodanchu online ngày 1-9-2006)
Đại Nghĩa
80 Năm Sau Đề Cương Văn Hoá 1943
Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay.
Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958. Cuộc đàn áp Phong trào Văn nghệ sỹ phản kháng Đảng kiểm soát tư tưởng chính trị đã bị Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời Hồ Chí Minh vu oan: "Phong trào đã lợi dụng việc sáng tác văn nghệ để tuyên truyền chống Nhà nước, khởi nguồn từ một nhóm trí thức bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.”
Sau khi Quân Cộng sản chiếm miền Nam tháng 4 năm 1975, đảng lại tiến hành chiến dịch triệt tiêu nền Văn hóa nhân bản của miền Nam Việt Nam. Hàng ngàn cuốn sách đã bị tịch thu đốt, hàng trăm Văn nghệ sỹ và Trí thức thời Việt Nam Cộng hòa đã bị bắt vào tù lao động khổ sai. Nhiều người đã chết trong tù, kể cả hai Tác giả nổi tiếng là Thi bá Vũ Hoàng Chương (6/9/1976) và Học giả Hồ Hữu Tường (26/6/1980).
Hành động như thế tưởng đâu đã giết được nền Văn hóa tự do và khai phóng của miền Nam, nào ngờ nó vẫn âm thầm sống trong lòng người dân. Tiêu biểu cho nét hào hùng này là nền “Nhạc vàng” (Boleo) của miền Nam đã oai phong sống lại từ những năm 1990.
Tuy nhiên trong lĩnh vực Báo chí và sáng tác Văn học, đảng vẫn không cho tư nhân ra báo, làm truyền thông và cấm tự do sáng tác. Vì vậy, một bộ phân Văn nghệ sỹ và Trí thức không chịu phục tùng đảng đã đứng ngoài cuộc thờ ơ với lời kêu gọi góp sức của Nhà nước.
Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp thi hành 3 công tác:
-Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
-- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ người Việt có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và ngoài nước.
Nói như thế, nhưng đảng chưa bao giờ thi hành có kết quả 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về ”xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổng kết Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.”
Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu: ”Các cơ quan Trung ương, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam phải thực hiện thật tốt quá trình tổng kết các nghị quyết nêu trên một cách căn cơ, toàn diện và sâu sắc. Trong quá trình này, phải nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tham gia xác đáng của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những quyết sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong thời kỳ mới.”
(Diễn văn tại Hội nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 16/2/2023).
Những con số vàng
Theo thống kê của đảng thì: ”Hiện nay, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tập hợp khoảng 2,2 triệu trí thức, nhà khoa học; Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam tập hợp hơn 40 nghìn văn nghệ sĩ. Ngoài ra, còn lực lượng hùng hậu các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực, đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.”
Riêng “Việt kiều”, ước tính có khoảng 700.000 chuyên gia, trí thức có trình độ từ Đại học trở lên trong cộng đồng hơn 5.3 triệu người Việt ở nước ngoài chủ yếu ở các nước: Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Đức, Nhật Bản, Nga…
Đây là nguồn lực trí tuệ và kinh tế rất cần cho Việt Nam, nhưng tại sao họ không về giúp nước?
Lý do đơn giản vì Việt Nam không có tự do và dân chủ là môi trường cần có để thu hút nhân tài. Rất tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không muốn hiểu như thế nên chỉ nêu ra thắc mắc về Văn nghệ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 tại Hà Nội.
Ông phê bình: ”Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hoá chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất.”
Ông Trọng còn lập lại phê bình của nhiều cấp lãnh đạo trước đây về tình trạng: "Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực… Đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hoá quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hoá. Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao…”
Nguyên nhân, theo lời ông Trọng, vì: ”Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hoá", "phản văn hoá").”
Tuy nhiên, lỗi của cán bộ chỉ là phần nhỏ, bởi vì ông Trọng đã nói: ”Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.”
Như vậy, khi trí thức và văn nghệ sỹ bị đảng lãnh đạo, và bắt phải suy tôn Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh thì họ “phản kháng” để chống kìm kẹp tự do tư tưởng như các Văn nghệ sỹ miền Bắc đã làm trong vụ án Nhân văn - Giai phẩm (1955-1958).
Việc làm của Nhân văn-Giai phẩm không ngoài mục đích là chống bóp nghẹt tự do và đòi đảng tôn trọng tinh thần của Đề Cương văn hóa vì nó đề cao “nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới”.
Tuy nhiên, vẫn chứng nào tật ấy, đảng tiếp tục khống chế, thậm chí bỏ tù trí thức và văn nghệ sỹ từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975.
Văn Đoàn - nhà báo độc lập
Đó là lý do xuất hiện của hai tổ chức gồm Văn đoàn Đoàn độc lập Việt Nam (ngày 3/3/2014) tại Hà Nội do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra mắt ngày 4 tháng 7 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Nhà báo Phạm Chí Dũng giữ vai Chủ tịch.
Nhà văn Nguyên Ngọc nêu lý do thành lập: ”Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.”
Ông Nguyên Ngọc nhấn mạnh: ”Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.”
Trong khi đó, Nhà báo Phạm Chí Dũng nêu lý do: ”Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một hội "chuyên nghiệp báo chí độc lập", một tổ chức "xã hội dân sự", được thành lập vào ngày 4 tháng 7 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, có mục đích: "phục vụ cho các nhà báo không phân biệt người trong nước và người ngoài nước, các cộng tác viên báo chí độc lập, và cả những nhà báo quốc doanh".
Bị đàn áp
Tuy nhiên, đảng CSVN đã nhanh chóng khống chế, giải thế đến bỏ tù những người chủ trương.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập quy tụ những cây bút quen thuộc như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng...
Một danh sách khởi đầu 55 Văn nghệ sỹ được công bố, nhưng họ bị cấm hoạt động ngay từ lúc đầu. Thậm chí, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông, vào ngày 13/3/2018 đã ký chỉ thị 4112 ra lệnh “rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.”
Nhà nước cũng đã có thái độ gay gắt hơn đối với Hội Nhà báo độc lập, qua các hành động:
“Ngày 29 tháng 11 năm 2019, Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị bắt giữ về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Ngày 24 tháng 5 năm 2020, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy bị bắt tạm giam để điều tra về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên trẻ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, tham gia từ 2015, vào ngày 12 tháng 6 bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa.”
(Theo Bách khoa Toàn thư mở)
Tuy nhiên, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam may mắn hơn Văn đoàn Độc lập nhờ còn duy trì được tờ báo điện tử “Việt Nam Thời báo”. Tên người điều hành báo này đã được giữ kín.
Các Tổ chức Quốc tế như Văn bút Quốc tế (PEN Club), Nhà Tự do (Freedom House) và các Tổ chức Nhân quyền đã không ngừng lên án các vụ đàn áp Văn nghệ sỹ của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ tố cáo Việt Nam đang giam giữ từ 200 đến 300 “tù nhân lương tâm”, nhưng Việt Nam nói rằng những người này bị bắt vì vi phạm luật pháp (DLB)