Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
10.01.2024 08:20
Mê tín dị đoan là gì? Các hình thức mê tín dị đoan ở Việt Nam
1. Mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không có thật, đi ngược với quy luật tự nhiên, không có căn cứ khoa học và không thể chứng minh được. Mê tín dị đoan gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe, tiền bạc, thời gian, tính mạng cho cả cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Mê tín dị đoan có mức độ và phạm vi ảnh hưởng tùy thuộc vào từng quốc gia, từng dân tộc, từng nền văn hóa. Quan niệm về mê tín dị đoan cũng dựa trên tư tưởng và nhận định riêng của mỗi người, mỗi cộng đồng. Những phong tục tập quán truyền thống ở nơi này có thể bị xem là mê tín dị đoan ở nơi khác và ngược lại.
Mê tín dị đoan cũng cần được phân biệt với niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng văn hóa. Đây là những khái niệm hoàn toàn khác biệt, và không thể đánh đồng làm một.
Niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt của con người, một niềm tin thiêng liêng, có thật, chắc chắn và mang tính chủ quan. Bản chất của tôn giáo là làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Các giáo lý tôn giáo luôn hướng chúng ta đến những điều thiện, tránh xa điều ác chứ không phải là phủ nhận, xóa bỏ hết các văn hóa truyền thống của dân tộc, của xã hội.
Còn tín ngưỡng văn hóa là niềm tin của con người được thể hiện qua các hoạt động lễ nghi, thờ cúng tổ tiên gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc, đại diện cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội, mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Như vậy có thể thấy, cả niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng văn hóa đều là những giá trị niềm tin tốt đẹp, còn mê tín dị đoan là biểu hiện của niềm tin sai lệch, mù quáng và cố chấp.
2. Các hình thức mê tín dị đoan ở Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở tìm hiểu mê tín dị đoan là gì mà còn cần tìm hiểu về các hình thức mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan được biểu hiện ở nhiều hình thức, nhưng nhìn chung đó đều là những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược với giá trị đạo đức xã hội. Dưới đây là một số hình thức mê tín dị đoan đang tồn tại ở Việt Nam:
Các hình thức cúng tế, lễ bái, cầu xin: cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, xin tài lộc, cầu tự, cầu tình duyên, gia đạo, xin xăm, xin số, những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, nam nữ quan hệ bất thường, điên cuồng, nhảy nhót…
Các hình thức xem tướng, bói toán: bói chỉ tay, bói hình người, bói chân gà đầu năm, bói mai rùa, bói theo chữ viết, chữ ký, xem lá số tử vi, bói bài…
Các hình thức bài trừ bệnh tật bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, yểm bùa…
Các hình thức kiêng cữ phản khoa học: kiêng đàn bà có bầu xông đất đầu năm hoặc dự đám ma, đám cưới, kiêng khởi đầu công việc vào ngày 13, kiêng mèo hoang vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm…
Mê tín dị đoan được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (Ảnh min họa)
3. Tác hại của mê tín dị đoan
Sau khi đã tìm hiểu mê tín dị đoan là gì, bạn đọc hẳn đã phần nào biết được những tác hại mà mê tín dị đoan gây ra. Mê tín dị đoan không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình mà còn tác động lên mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị của toàn xã hội.
3.1 Tác động về mặt tư tưởng
Sự phát triển của các hoạt động mê tín dị đoan sẽ từng bước xâm hại và phủ nhận những niềm tin khoa học. Niềm tin con người được đặt vào một thế giới siêu nhiên, bị thần tiên và ma quỷ chi phối. Con người sẽ sống trong hoang mang, sợ hãi vì những ảo tưởng hoang đường.
Niềm tin mù quáng này sẽ thay thế mọi niềm tin vốn có khác, ngay cả sức mạnh bản thân cũng bị sụp đổ. Điều này trái với quy luật tự nhiên của xã hội, làm cho xã hội mất đi động lực phát triển vì ý chí đấu tranh của con người đã bị đẩy lùi trước những thế lực siêu nhiên.
3.2 Ảnh hưởng trong nội bộ chính trị
Mê tín dị đoan thâm nhập vào tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm cho cán bộ, đảng viên mất đi ý chí, lập trường đấu tranh. Đặt niềm tin vào sự ban ơn, che chở của thần linh, từ đó vai trò tiên phong mẫu mực của cán bộ cũng dần bị xóa bỏ. Cán bộ, đảng viên không thể chuyên tâm công tác khi dành thời gian cho việc nghiên cứu những điều thần bí.
Khi đầu óc vướng vào mê tín dị đoan, công tác tuyển dụng nhân sự cũng phải hợp căn, hợp mạng. Lựa chọn đồng nghiệp tương sinh, tránh xa những người tương khắc. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái, uy tín lãnh đạo bị giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế.
3.3 Đối với lĩnh vực kinh tế
Mê tín dị đoan làm cho con người mất đi động lực trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp phung phí thời gian khi phải chọn ngày giờ hoàng đạo để thực hiện ký kết hợp đồng, phân biệt đối xử với từng đối tác dựa trên nguyên lý âm dương vận mệnh.
Mê tín dị đoan ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế (Ảnh minh họa)
Những gia đình, vùng sản xuất nông nghiệp cũng rơi vào tình trạng trì trệ vì hoãn ngày giờ thu hoạch. Điều này vừa tổn hại kinh tế đến nông dân, vừa gây thất thoát cho nhà nước.
3.4 Đối với đời sống người dân
Những hoạt động cúng tế, cầu xin, đốt tiền bạc, vàng mã… vừa gây tốn kém, lãng phí cho người dân, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường.
Mê tín dị đoan gây tổn hại về cả thể xác, tinh thần, thậm chí an nguy đến tính mạng khi mang bệnh mà tin tưởng vào năng lực chữa bệnh bằng cúng bái của các thầy bà. Nhiều cặp đôi yêu nhau phải chia lìa trong đau xót vì gia đình ngăn cấm khi thầy bói phán không hợp căn, đoản mệnh,...
Tính nhân đạo của xã hội chủ nghĩa bị loại bỏ, khi sự hiềm khích, nghi kỵ vì những quan niệm mê tín lên ngôi. Sự độc ác, hẹp hòi, ích kỷ lan rộng trong cá nhân, cộng đồng. Niềm tin mù quáng vào những điều hoang đường dẫn đến thái độ bất chấp, khước từ mọi lời khuyên ngăn, một lòng thành tâm trong việc cúng bái, van lạy tứ phương.
4. Quy định về chống mê tín dị đoan
Trước khi nói về những quy định và chế tài xử lý của pháp luật, chúng ta cũng cần phải nâng cao nhận thức và hành vi của mỗi người dân trong vấn đề chung của xã hội.
Dù ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín khá mong manh, nhưng mỗi người đều cần tỉnh táo và đủ kiến thức để phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng.
Cùng nhau tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, để gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của chúng ta.
Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí và đời sống tinh thần cũng là cách triệt bỏ con đường hoạt động của những tệ nạn mê tín dị đoan.
Mỗi cá nhân cần chung tay bài trừ mê tín dị đoan (Ảnh minh họa)
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những chế tài xử lý đối với hành vi mê tín dị đoan, được quy định tại điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Làm gì để ngăn chặn vấn nạn mê tín dị đoan trên không gian mạng?
(ĐCSVN) – Không chỉ trong đời thực mà cả trên không gian mạng, đặc biệt qua các nền tảng như Facebook, Tiktok, YouTube…, mê tín dị đoan đang âm thầm “sinh sôi, nảy nở”, gây nhức nhối trong xã hội và để lại những hệ lụy khôn lường về cả vật chất lẫn tinh thần.
Mê tín dị đoan vẫn đang là một vấn nạn đang hoành hành trên mạng gây nhức nhối trong xã hội.
Mê tín hay mê tín dị đoan thường được dùng để chỉ niềm tin, sự say mê, tin tưởng mãnh liệt vào một điều gì đó vô hình, siêu thực, trái với khoa học…. Xuất phát từ phạm trù tôn giáo, khác với mê tín dị đoan, tín ngưỡng cùng với những giá trị tâm linh tốt đẹp đến từ phong tục tập quán truyền thống xa xưa, nó đã trở thành chỗ dựa tinh thần, niềm an ủi vững chãi đối với nhiều người dân, hướng họ đến một lối sống thiện, sống đẹp.
Trong niềm tin tín ngưỡng có chính tín và mê tín. Mỗi người khi hiểu rõ lợi ích của niềm tin đưa tới kết quả tốt đẹp, điều thiện, niềm vui an lạc, trong Phật giáo gọi đó là chính tín. Ngược lại, tin theo điều mù quáng, chưa được kiểm chứng, hậu quả là ảnh hưởng sức khỏe, kinh tế, tài chính, mất đoàn kết, trái ngược văn hóa truyền thống…, trong giáo lý Phật giáo gọi là niềm tin mù quáng hay mê tín dị đoan.
Con người cần có niềm tin, nếu không sẽ dẫn đến sự vô định. Tuy nhiên, niềm tin phải đặt trên nền tảng chính tín. Niềm tin tốt lành cần cổ súy. Ngược lại, nếu cứ chạy theo và thực hành theo những niềm tin mù quáng, vốn dĩ không phải là truyền thống của một dân tộc hay của một cộng đồng tôn giáo thì rất nguy hại cho xã hội và chính bản thân. Chính vì vậy mê tín dị đoan cũng chính là một vấn nạn làm mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, tạo nên những vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Lợi dụng vấn đề này, từ nhiều năm nay nhiều đối tượng đã truyền bá và gieo rắc mê tín dị đoan nhằm trục lợi. Trong quá khứ, dân tình đã từng bày tỏ sự lo ngại trước thông tin về một tổ chức có tên gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời” – một hội nhóm tôn giáo xuất phát từ Hàn Quốc được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2001, với những hành vi lôi kéo bất chấp pháp luật và những hệ quả nghiêm trọng đến từ những tư tưởng sai lệch.
Bỏ cha mẹ, bỏ chồng con, đập bát hương, đổ bàn thờ, “cống” toàn bộ tài sản cho tổ chức,… đó là những hành vi của đa số những tín đồ trực thuộc tổ chức tôn giáo này. Nhiều gia đình đã phải chịu cảnh “tan cửa nát nhà” vì “những đứa con mê muội của Chúa”, họ ngu muội đến mất hết lý trí, tin vào những thuyết giáo trái với luân thường đạo lý, coi nhẹ những giá trị truyền thống đã có từ hàng trăm năm.
Hơn thế nữa, những tín đồ khi tham gia sinh hoạt hội nhóm được cho rằng đã rơi vào trạng thái mất tự chủ, không kiểm soát được hành vi là do sự ảnh hưởng của một thứ “nước thánh” có màu đỏ “thần kỳ”. Một số người may mắn thoát khỏi sự “thao túng” của tổ chức cũng kể lại rằng, khi họ muốn vùng khỏi sự trói buộc thì hội nhóm sẽ ra sức níu kéo, nếu không thành còn bị dọa nạt đến mức phải chuyển nhà, đổi cả phương thức liên lạc…
Gần đây hơn, trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, nhiều người dân do lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình mà đã cả tin, bị lợi dụng, lôi kéo vào những hình thức chữa bệnh tâm linh bằng bói toán, bùa ngải, cúng bái hay thậm chí sẵn sàng chi hàng đống tiền cho một thứ “thuốc tiên” vô lý – trứng gà, những chuỗi vòng hạt sở hữu những sức mạnh “đáng nể” xua đuổi tà ma, bệnh tật…
Nhắc đến mê tín dị đoan thì không thể bỏ qua một hiện tượng vô cùng nổi tiếng gần đây trên mạng xã hội nền tảng TikTok. Không rõ cụ thể từ lúc nào mà cụm từ “đúng nhận, sai cãi” đã dần phủ kín các trang mạng, trở thành câu cửa miệng, “hot trend” của đa số thế hệ Z. Những video bổ cau đoán mệnh tràn lan với nhân vật chính là cô đồng Trương Hương, thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok. Vận dụng thuần thục kĩ thuật “nói nước đôi”, áp dụng thành thạo thủ thuật tâm lý sơ đẳng “đọc nguội”, “cô” đã thành công “thao túng” được một bộ phận những người cả tin, yếu lòng.
Không chỉ có hiên tượng cô đồng Trương Hương mà hiện nay trên không gian mạng chỉ cần gõ từ khóa “xem bói online”, sẽ có rất nhiều kết quả; vô số cá nhân tự xưng là Thầy, Cô, Cậu… nhận xem bói về tình duyên, làm ăn, công danh, học hành… Thậm chí, các đối tượng còn lập các hội, nhóm lôi kéo nhiều thành viên, đa phần các đối tượng ban đầu sẽ xem bói miễn phí để thao túng tâm lý của những người cả tin, sau đó trục lợi, yêu cầu họ lập đàn, cúng bái, giải hạn... Sự lan tỏa vô cùng nhanh chóng của hiện tượng trên, ta cũng nhận ra mặt trái của đời sống hiện đại với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số đã tạo điều kiện cho cái xấu xâm chiếm, len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống thường nhật, gây ảnh hưởng trực tiếp mỗi người đặc biệt là những “mầm non mới nhú” còn chưa hình thành đầy đủ nhận thức.
Trước tình trạng mê tín dị đoan lan tràn đặc biệt trên không gian mạng, các cơ quan Nhà nước đã nhanh chóng vào cuộc và ngăn chặn kịp thời và thành công nhiều hoạt động, hành vi cổ xúy mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng buôn thần, bán thánh, phát ngôn nhảm nhỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục…
Liên quan đến những hành vi bói toán, mê tín dị đoan trên không gian mạng, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như TikTok, Facebook ngăn chặn, gỡ bỏ những video, clip có nội dung vi phạm. Bộ cũng đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt để chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan, kinh doanh tâm linh.
Cụ thể, Bộ đã chủ động đàm phán với những nền tảng mạng có số lượng người dùng lớn tại Việt Nam như Facebook, YouTube và các kho ứng dụng như Apple Store, Google Play. Khi quét phát hiện nội dung vi phạm pháp luật, nội dung xấu độc, nhảm nhí, sai trái, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu gỡ, ngăn chặn. Đồng thời, tham mưu Chính phủ ban hành một số Nghị định để bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ hơn, chế tài răn đe mạnh hơn…..
Tuy nhiên, để vấn nạn này thực sự bị đẩy lùi, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải sát sao hơn trong việc kiểm duyệt, sàng lọc thông tin, ngăn chặn tối đa những kiến thức “độc hại” tiếp cận xã hội. Bởi dù đã được lọc, giới hạn trên các nền tảng mạng xã hội nhưng không biết bằng cách nào các “thầy”, các “cậu”, các “cô”… vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các mạng điện tử với những nickname là những từ khóa rất dễ tìm như: xem bói tướng số…, xem tử vi…, bói bài Tarot…, xem chỉ tay… Thậm chí những phần mềm này còn tự động nhảy vào Facebook của nhiều người để mời chào, chiêu dụ… Nếu không có bản lĩnh cũng như nhận thức đúng nhiều người, nhất là giới trẻ sẽ rơi vào bẫy ma trận bói toán trên mạng với những chiêu bài hết sức tinh vi mà mục tiêu cuối cùng thường là phải làm lễ, giải hạn… tốn tiền, tốn của mà vô ích. Chính vì thế sự quan tâm của gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn tình trạng này. Bố mẹ cần phải tham gia nhiều hơn vào sự trưởng thành của con trẻ, kịp thời nhận ra và chặn đứng “âm mưu” của những kẻ tâm cơ đang chờ chực lôi kéo, “đầu độc” con trẻ bằng các hành vi trái với luân thường đạo lý... Trên tất cả, mê tín dị đoan cốt lõi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức của một số bộ phận người dân, vì vậy, việc tăng cường giáo dục và tuyên truyền về vấn đề này cũng cần được đẩy mạnh và lan tỏa rộng khắp đến mọi người trong xã hội.
Để làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa tâm linh, đời sống tinh thần của xã hội là điều rất quan trọng và cần phải có giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó cũng rất cần nâng cao nhận thức của các tín đồ, đội ngũ tu sĩ của các tôn giáo phải nhìn nhận đúng đắn để hướng dẫn người dân theo chính đạo, đúng quy định pháp luật…./.
Bài, ảnh: Dương Thả
Vì sao nhiều người tin mù quáng vào mê tín dị đoan?
SKĐS - Nhiều người tin vào những hiện tượng mê tín dị đoan, thậm chí tin đến mức mù quáng khiến tiền mất tật mang cũng không chịu thức tỉnh. Vậy nguyên nhân khiến con người tin vào mê tín dị đoan là gì và làm thế nào để tránh việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi?
Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biến. Nó được hiểu là con người có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh.
Thời gian gần đây, việc lợi dụng lòng tin của mọi người vào mê tín dị đoan để trục lợi từ việc xem bói, gọi hồn, như trường hợp của cô đồng "đúng nhận sai cãi" Trương Thị Hương (Hải Dương), hay bà Hoàng Thị Lựu (Thái Bình) trục lợi thông qua hình thức gọi hồn, áp vong, lên đồng... đều đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Đáng nói, nhiều người hiểu được rằng bản thân mình mê tín dị đoan, nhưng vì sao họ vẫn tin và làm theo, thậm chí đến mức mù quáng?
Mê tín dị đoan khiến nhiều trường hợp rơi vào cảnh éo le, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống. Ảnh minh hoạ, nguồn Internet.
Nguyên nhân khiến con người tin vào mê tín dị đoan
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, hiện tượng bói toán, chiêm bái, đoán mộng, phán bảo điều này điều kia dưới góc độ thần thánh đã tồn tại hàng nghìn năm qua. Từ xa xưa, trong nhiều tài liệu cũng đều đã nói đến những chuyện như bói toán, thần linh, ma quỷ… Nó gắn liền với đời sống, xã hội và khi nào hiện tượng này sẽ kết thúc thì không thể nào biết được.
Từ mê tín tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản nhảm nhí
90 năm Đảng CSVN: Cơ sở pháp lý nào để 'tồn tại và cầm quyền'?
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, hôm 23/10/2018
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công lao 'giải phóng dân tộc' trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo lập ra.
Nay trong dịp đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt Nam nói riêng.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói:
"Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói, đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
"Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là ĐCSVN có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
"Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của ĐCSVN là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.
"Vậy thì vấn đề được đặt ra là ĐCSVN cũng không có một quy định cụ thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ."
LS Lê Công Định: Vì sao VN cần ban hành luật về đảng?
Cơ sở pháp lý nào?
Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói:
Các chính khách và lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong một sự kiện bỏ phiếu hôm 23/10/2018 tại Quốc hội
"Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.
"Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?
"Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.
"Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.
"Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam?"
Cần làm gì để "chính danh"?
Cũng trong dịp nhà nước và ĐCSVN đánh dấu 90 năm thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền do ĐCS lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và ĐCSVN cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay:
"Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bộ đội Bắc Việt hiện diện ở Sài Gòn (hình tư liệu của Getty)
"Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.
"Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử," nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính trị, nói với BBC từ Sài Gòn.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.
Các tài liệu cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện 'cướp chính quyền' từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay trước đó, trong bối cảnh 'Nhật - Pháp bắn nhau', vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.
Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) là lãnh tụ, người sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi nhà nước CHXHCN Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v... trên nhiều lĩnh vực và phương diện.
Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc cho tới tương lai chưa thể xác định.
Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ:
"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
"Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
"Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
ADVERTISING
"Mê tín dị đoan hay những hiện tượng tâm linh rất gần với nhau. Tâm lý của mọi người ảnh hưởng rất nhiều đến việc tin vào những hiện tượng này, vì có thể bản thân không tin nhưng thấy người ta nói nhiều, làm nhiều thì mình cũng sẽ làm theo. Chính bởi vậy, việc tin vào những điều mê tín dị đoan có tính chất lây lan.
90 năm Đảng CSVN: Cơ sở pháp lý nào để 'tồn tại và cầm quyền'?
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, hôm 23/10/2018
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công lao 'giải phóng dân tộc' trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo lập ra.
Nay trong dịp đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt Nam nói riêng.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói:
"Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói, đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
"Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là ĐCSVN có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.
"Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của ĐCSVN là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.
"Vậy thì vấn đề được đặt ra là ĐCSVN cũng không có một quy định cụ thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ."
LS Lê Công Định: Vì sao VN cần ban hành luật về đảng?
Cơ sở pháp lý nào?
Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói:
Các chính khách và lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong một sự kiện bỏ phiếu hôm 23/10/2018 tại Quốc hội
"Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.
"Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?
"Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.
"Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.
"Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam?"
Cần làm gì để "chính danh"?
Cũng trong dịp nhà nước và ĐCSVN đánh dấu 90 năm thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền do ĐCS lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và ĐCSVN cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay:
"Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bộ đội Bắc Việt hiện diện ở Sài Gòn (hình tư liệu của Getty)
"Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.
"Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử," nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính trị, nói với BBC từ Sài Gòn.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.
Các tài liệu cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện 'cướp chính quyền' từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay trước đó, trong bối cảnh 'Nhật - Pháp bắn nhau', vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.
Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) là lãnh tụ, người sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi nhà nước CHXHCN Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v... trên nhiều lĩnh vực và phương diện.
Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc cho tới tương lai chưa thể xác định.
Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ:
"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
"Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
"Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP CONTRIBUTOR
Chụp lại hình ảnh,
Việt Nam là nước đơn đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin
Hơn nữa, thực tế trong xã hội cũng có những hiện tượng không giải thích được bằng duy lý, duy vật và về mặt khoa học. Từ đó càng làm cho người ta tin vào thần linh, thần thánh, hay một thế lực siêu nhiên nào đó sẽ quyết định cho số phận con người", PGS.TS Lê Quý Đức phân tích.
Cũng theo PGS.TS Lê Quý Đức, hiện nay những điều bất cập, bất hưng diễn ra khá nhiều như tai nạn giao thông, bệnh tật, ốm đau, tai ương đến bất ngờ. Hay trong điều kiện kinh tế thị trường khiến nhiều người làm ăn thất bát mà không tìm ra được nguyên nhân cụ thể… càng làm cho người ta tin vào những điều duy tâm hơn. Từ đó, tìm đến mê tín dị đoan để mong sẽ có cách giải quyết, mong mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Một lý do nữa khiến con người ngày càng tin vào các hiện tượng mê tín dị đoan, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới, đó là bởi công nghệ thông tin phát triển khiến cho những hiện tượng tâm linh hay mê tín dị đoan được lan truyền rất nhanh, đặc biệt là trên các mạng xã hội.
"Công nghệ hiện đại cũng có thể khiến cho nhiều người nhìn thấy được hiện tượng tâm linh trên tivi, điện thoại, qua phim ảnh, video clip,… hiện lên hình ảnh ma, quỷ, thần thánh… rất rõ nét. Mặc dù chưa biết là hiện tượng này có thật hay không nhưng chắc chắn nó sẽ làm ra tăng mức độ truyền bá, kích thích sự nhận thức của con người", nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định.
Làm thế nào để tránh việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi?
Nói về việc có những người lợi dụng lòng tin vào tâm linh để trục lợi như việc tổ chức, kêu gọi xem bói, gọi vong, gọi hồn… PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, đó là do con người bị đánh vào tâm lý. Tuy nhiên, việc lập điện thờ, cầu cúng cũng không nên đồng nhất nó với tiêu cực vì nhiều khi giải tỏa được vấn đề về tâm lý sẽ giúp người ta làm được nhiều điều tốt hơn. Có những người thờ cúng là muốn tạo phúc, còn nhiều người lợi dụng tâm lý của người khác để kiếm tiền thì cần phải lên án.
"Để tránh bị người khác lợi dụng lòng tin để trục lợi thì cần phải có những biện pháp cụ thể từ quản lý nhà nước. Cơ quan chính quyền, đoàn thể, tôn giáo… cần phải giáo dục mọi người làm sao để nâng cao nhận thức, tránh hiện tượng mê tín dị đoan.
Quan trọng hơn, cần phải lành mạnh các mối quan hệ xã hội như quan hệ hôn nhân, tình yêu, gia đình, công việc…, tạo một môi trường nhân văn hơn, tốt đẹp hơn thì sẽ khiến con người giảm bớt niềm tin một cách mù quáng vào những thứ mê tín dị đoan.
Ngoài ra, bản thân mỗi người nên tự thức tỉnh, bởi nhiều trường hợp tiền mất tật mang, bỏ tiền ra để mua về những thứ đáng lo, thậm chí tăng thêm bi kịch cho bản thân và gia đình. Cần chiêm nghiệm từ những người xung quanh mình, hay chính bản thân mình để ứng xử trước những vấn đề này", nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp
Bài trừ mê tín dị đoan, phát huy giá trị tích cực của đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc vì một xã hội văn minh
Mê tín dị đoan là một hủ tục ở Việt Nam là một dạng thức tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ lâu đời. Điều đáng quan ngại là cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước trên mọi lĩnh vực, thì hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi, đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người. Đáng chú ý, hiện nay, nhiều hoạt động “mê tín, dị đoan” núp bóng dưới danh nghĩa “phong tục tập quán”, “tín ngưỡng, tôn giáo” trở nên khó kiểm soát. Không ít người dân vì không phân biệt được giữa “tín ngưỡng, tôn giáo” và “mê tín, dị đoan” nên đã có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo dòng lịch sử, dân tộc nào cũng có tín ngưỡng, văn hóa, niềm tin tôn giáo của riêng mình. Các tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian, dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Cho dù một số tôn giáo, tín ngưỡng có những yếu tố huyền ảo, mang tính truyền thuyết, thì mục đích chung hướng tới vẫn là niềm tin bất diệt về một đấng thiêng liêng, siêu nhiên, có quyền năng ban thưởng cho những hành động đẹp, những con người tốt bụng, hay trừng phạt những việc làm xấu, những kẻ độc ác… Qua đó, đức tin đã giúp con người tự răn mình, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử; hay noi theo những tấm gương sáng; phản bác, lên án những kẻ xấu. Tựu trung là tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp “Chân- Thiện- Mỹ”.
Hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi
Tuy nhiên, hiện nay có một nghịch lý là khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, thì “phú quý sinh lễ nghĩa”, đi kèm theo đó là không ít những tệ nạn mê tín dị đoan cũng nở rộ như nấm sau mưa. Các hình thức: bói toán, đồng cốt, gọi hồn… tưởng như đã được dẹp bỏ, giờ lại có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát và nhanh chóng lây lan trong mọi tầng lớp xã hội. Nhiều việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp ban đầu giờ bị biến tướng tinh vi dưới nhiều hình thức gây mất thời gian, tốn kém tiền bạc, vừa “tiền mất tật mang”, vừa làm mất đi ý nghĩa trong sáng, tốt đẹp ban đầu của nghi thức truyền thống… Nghiêm trọng hơn để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta, thế lực thù địch, phản động, lợi dụng sự mê muội, tin theo các luận ddieuj mê tín dị đoan để thực hiện hành vi truyền bá tư tưởng, truyền đạo trái phép, làm nhũng nhiễu suy nghĩ, chính kiến của mỗi người, dụ dỗ, lôi kéo những người ít hiểu biết hoạt động vi phạm pháp luật ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn, văn minh của xã hội…
Lễ chùa, dâng hương bị lợi dụng để trục lợi
Trong tình hình hiện nay, có thể nói nếu như Covid là thứ bệnh dịch đe dọa sức khỏe con người thì vấn nạn mê tín dị đoan cũng là một loại dịch bệnh, đe dọa đời sống văn hóa, tinh thần kéo theo những hệ lụy về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh trật tự… Nếu như trong cuộc chiến với Covid-19, chúng ta phải nhanh chóng, thần tốc, quyết liệt, thì trận chiến với mê tín dị đoan lại là cuộc chiến thầm lặng, dài lâu, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Cuộc chiến cam go ấy rất cần đến sự chung tay góp sức của các cấp trong hệ thống và toàn thể nhân dân, trong đó mỗi người dân cần phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe theo lời bói toán vô căn cứ của những đối tượng hành nghề mê tín, dị đoan; kiên quyết phát hiện, đấu tranh, xử lý, bài trừ mê tín, dị đoan để đời sống tâm linh tín ngưỡng của dân tộc luôn phát huy được các giá trị tích cực vốn có từ hàng nghìn đời nay. Bên cạnh đó, trong trận chiến đặc biệt này, chúng ta vừa có sứ mệnh bảo vệ, vừa có nhiệm vụ đấu tranh. Chúng ta trân trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, đồng thời góp phần quản lý, giám sát, bài trừ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, vì một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn minh, vừa theo kịp với dòng chảy của thế giới, vừa vẹn nguyên bản sắc đậm nét của dân tộc. Y Ngoan
B Joshua: Lãnh đạo đại thánh đường cưỡng hiếp và tra tấn tín đồ, phát hiện của BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TB Joshua sáng lập Thánh đường Vạn quốc cực kỳ nổi tiếng
Tác giả,Charlie Northcott và Helen Spooner
Vai trò,BBC News, Africa Eye
Bằng chứng về hành vi xâm hại và tra tấn của người sáng lập một trong những nhà thờ Tin lành Phúc âm lớn nhất thế giới đã được BBC phát hiện.
Hàng chục cựu thành viên của Thánh đường Vạn quốc (Synagogue Church of all Nations, SCOAN) – trong đó có năm người Anh – cáo buộc TB Joshua đã thực hiện nhiều hành vi tàn bạo, bao gồm cưỡng hiếp và ép phá thai.
Theo các cáo buộc, việc lạm dụng được thực hiện trong một khu phức hợp bí mật ở Lagos đã kéo dài gần 20 năm.
Nhà thờ SCOAN không phản hồi về các cáo buộc này nhưng nói rằng các cáo buộc trước đó là vô căn cứ.
TB Joshua, người đã qua đời vào năm 2021, là một mục sư và nhà truyền giáo qua truyền hình cực kỳ thành công và có lượng người theo dõi đông đảo trên khắp thế giới.
Những phát hiện của BBC sau cuộc điều tra kéo dài hai năm bao gồm:
Hàng chục lời kể của nhân chứng về các vụ bạo lực thể chất hoặc tra tấn do chính Joshua thực hiện, bao gồm bằng chứng về hành vi bạo hành trẻ em, xích và đánh đập người khác bằng roi da.
Nhiều phụ nữ cho biết họ đã bị Joshua tấn công tình dục, một số khác nói rằng họ đã bị cưỡng hiếp nhiều lần trong hàng năm trời bên trong khu nhà thờ
Nhiều cáo buộc về việc ép phá thai trong khu nhà thờ sau những vụ cưỡng hiếp của Joshua, trong đó có một phụ nữ cho biết cô đã phá thai năm lần.
Nhiều lời kể trực tiếp mô tả chi tiết cách Joshua bịa về “năng lực chữa lành thần kỳ” và phát sóng tới hàng triệu người trên thế giới.
Một trong số các nạn nhân là Rae, một phụ nữ Anh, chỉ mới 21 tuổi khi cô bỏ học tại Đại học Brighton và được chiêu mộ vào nhà thờ hồi năm 2002.
Cô đã có 12 năm tiếp theo làm môn đồ của Joshua và sống trong khu nhà thờ giống mê cung bằng bê tông của ông ta ở Lagos.
“Chúng tôi đều nghĩ mình đang ở thiên đường, nhưng sự thực thì đó là địa ngục. Và ở địa ngục thì những điều khủng khiếp xảy ra,” cô nói với BBC.
Cô cho biết đã bị Joshua xâm hại tình dục và đã trải qua một hình thức giam lỏng trong hai năm. Sự xâm hại nghiêm trọng đến mức cô kể rằng mình đã nhiều lần tìm cách tự tử ở trong khu nhà thờ.
Nhà thờ SCOAN điều hành một kênh truyền hình Ki tô giáo có tên Emmanuel TV và các mạng xã hội với hàng triệu người theo dõi từ khắp nơi trên thế giới.
Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, hàng chục ngàn người hành hương từ châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi đã đến khu nhà thờ ở Nigeria để chứng kiến “phép màu chữa lành” của Joshua.
Ít nhất 150 người đã sống cùng ông ta với tư cách môn đồ bên trong khu nhà thờ của ông ta ở Lagos, có những người đã ở đây hàng thập niên.
Chụp lại hình ảnh,
Rae đã trải qua 12 năm trong khu nhà thờ
Có hơn 25 “môn đồ” - đến từ Anh, Nigeria, Mỹ, Nam Phi, Ghana, Namibia và Đức – nói chuyện với BBC và cung cấp những lời chứng mạnh mẽ, ăn khớp về trải nghiệm của họ trong khu nhà thờ; trải nghiệm gần nhất là vào năm 2019.
Nhiều nạn nhân vẫn còn ở tuổi mới lớn khi lần đầu gia nhập nhà thờ. Một số tín đồ người Anh được Joshua trả chi phí di chuyển, với sự điều phối của các nhà thờ khác tại Anh.
Rae và nhiều người được phỏng vấn khác ví trải nghiệm của họ giống với việc tham gia một tổ chức cuồng giáo.
Jessica Kaimu, người Namibia, kể rằng sự khốn khổ của cô kéo dài hơn 5 năm. Cô kể cô mới chỉ 17 khi bị Joshua hãm hiếp lần đầu. Những lần hãm hiếp tiếp theo đã dẫn đến việc cô phải phá thai 5 lần trong thời gian ở đấy.
“Họ sử dụng các phương pháp điều trị ám muội,… thứ suýt giết chết chúng tôi,” cô nói với BBC.
Những người được phỏng vấn cho biết họ bị lột trần và đánh đập bằng dây cáp, roi ngựa và thường xuyên bị cấm ngủ.
Vào thời điểm qua đời hồi năm 2021, Joshua được tôn vinh là một trong những mục sư có ảnh hưởng nhất châu Phi.
Vươn lên từ nghèo khó, Joshua đã xây dựng đế chế truyền giáo, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo chính trị, người nổi tiếng và các ngôi sao bóng đá quốc tế.
Tuy nhiên, Joshua đã gây ra một vài tranh cãi khi ngôi nhà dành cho khách hành hương của ông ta bị sập vào năm 2014 khiến ít nhất 116 người chết.
Cuộc điều tra của BBC, phối hợp với nền tảng truyền thông quốc tế openDemocracy, là lần đầu tiên ghi nhận những phát biểu chính thức của hàng loạt cựu thành viên giáo hội.
Họ cho biết đã dành nhiều năm để cảnh báo mọi người, nhưng đều bị bịt miệng.
Nhiều nhân chứng ở Nigeria kể rằng họ đã bị đánh đập, một trường hợp đã bị bắn, sau khi lên tiếng về hành vi bạo hành và đăng tải video cáo buộc Joshua trên YouTube.
Một nhân viên BBC, khi cố gắng quay lại cảnh khu nhà thờ từ phía một con đường công cộng vào tháng 3 năm 2022, đã bị nhân viên khu nhà thờ bắn và sau đó bị giam giữ nhiều giờ.
BBC đã liên hệ để hỏi về những cáo buộc trong cuộc điều tra. SCOAN đã không phản hồi, nhưng phủ nhận những cáo buộc được đưa ra trước đó nhằm vào TB Joshua.
“Đưa ra lời buộc tội vô căn cứ nhằm vào Nhà tiên tri TB Joshua không phải là chuyện mới… Chưa hề có lời buộc tội nào được chứng minh,” SCOAN viết.
Bốn trong số những người Anh đã nói chuyện với BBC cho biết sau khi trốn thoát khỏi nhà thờ, họ đã báo cáo hành vi xâm hại của Joshua với nhà chức trách Anh. Họ nói sau đó không thấy có động thái gì.
Chụp lại hình ảnh,
Anneka nói cô cho rằng vẫn còn nhiều nạn nhân chưa lên tiếng
Thêm vào đó, một người đàn ông Anh cùng vợ đã gửi email tường thuật chi tiết trải nghiệm đầy sóng gió của họ và bằng chứng video - bao gồm cảnh quay những người tự xưng là cảnh sát đồng thời là thành viên của SCOAN chĩa súng vào họ - đến Cao ủy Anh tại Nigeria vào tháng 3 năm 2010 sau khi trốn thoát khỏi nhà thờ.
Trong email, người đàn ông này kể rằng vợ ông đã bị Joshua tấn công tình dục và cưỡng hiếp nhiều lần. Ông cảnh báo với cao ủy rằng vẫn còn những công dân Anh khác đang ở trong khu nhà thờ và đang phải đối mặt với hành vi tàn bạo.
Ông cũng cho biết không thấy cơ quan này có động thái gì.
Bộ Ngoại giao Anh không phản hồi những cáo buộc này nhưng nói với BBC rằng họ tiếp nhận tất cả các báo cáo về tội phạm, bao gồm tấn công tình dục và bạo lực đối với công dân Anh ở nước ngoài, một cách rất nghiêm túc.
SCOAN vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay dưới sự lãnh đạo của Evelyn, góa phụ của Joshua. Vào tháng 7 năm 2023, bà này đã dẫn đầu một chuyến đi đến Tây Ban Nha.
Anneka, người rời Derby của Anh để gia nhập SCOAN khi mới 17 tuổi, nói với BBC rằng cô tin là còn nhiều nạn nhân khác chưa lên tiếng. Cô hy vọng sẽ có thêm những bước tiếp theo được thực hiện để phanh phui hành vi của Joshua.
“Tôi cho rằng nhà thờ SCOAN cần được điều tra kỹ lưỡng về lý do tại sao người đàn ông này có thể làm như vậy trong một thời gian dài,” cô nói.
Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'
TS Nguyễn Hữu Liêm
Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ
NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM
Chụp lại hình ảnh,
Chùa Bài Đính - hình minh họa
Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng Đảng Cộng sản đã coi Phật giáo như quốc giáo.
Các biểu hiện suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn. Tôi nhận thấy một mặt ở Việt Nam số tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng mặt khác, đời sống tinh thần trong xã hội đi theo giáo lý thì nông cạn và thậm chí có nhiều nơi đang thoái hóa.
Đây không phải là lần đầu trong lịch sử Việt Nam khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay. Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?
Nhìn vào hiện tình chính trị công quyền và tôn giáo, ta phải hỏi, tại sao Phật giáo có vẻ như gần gũi với người cộng sản và chế độ này hơn là các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo chẳng hạn?
Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo - nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại - nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản.
Cung nhịp thay đổi và chuyển hóa tôn giáo trên thế giới
Mọi tôn giáo đều phải được thay đổi theo thời tính và trình độ ý thức quần chúng. Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa, cải cách, chuyển hướng. Phật giáo cũng thế.
Mọi biểu tượng Thần đế hay Chúa, Phật, đều là hiện thân cho một bản sắc Ngã thức. Tôn giáo, từ chiều sâu vốn là một mệnh lệnh đạo lý siêu hình, muốn truyền trao một nội dung thông điệp khế cơ -thích ứng. Nó như một công thức toán học cao cấp trình bày bằng những biến số thích hợp cho trình độ của khối quần chúng liên hệ.
Ngoại trừ ở các quốc gia đang phát triển, Thiên Chúa giáo tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 và đang đi vào giai đoạn tàn lụi, nhất là ở các quốc gia Tây Âu tiên tiến. Ở Nam Mỹ, ví dụ Columbia, theo những khảo sát gần đây, quốc gia này đã mất đi một nửa số lượng tín đồ Công giáo theo hệ phái La Mã.
Chụp lại hình ảnh,
Đi lễ ở chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn
Phật giáo khắp Á Châu cũng đang đi vào một giai thời "Mạt pháp" trong các quốc gia mà quần chúng Phật tử đang chuyển hóa Ngã thức theo khung tham chiếu Tây phương thuần lý tính. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình. Cách đây 50 năm, ở quốc gia ấy, Phật giáo vốn là quốc giáo, nay thì hơn nửa tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo trong các hệ phái Tin lành.
Tuy nhiên, hiện tượng suy vong hay hưng thịnh của đạo Phật, ở Hàn Quốc, Việt Nam hay trên thế giới, nhất là ở Á châu, vẫn còn dung chứa nhiều chiều hướng mâu thuẫn và đối nghịch lẫn nhau.
Ở các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn, đạo Phật bị phân hóa làm hai ngã chính:
Một đằng là sự bình dân hóa cho khối quần chúng mang trình độ tự ý thức thấp kém, một đằng kia thì nó trở nên một thể dạng trí thức hóa giáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết học cao cấp dành cho tầng lớp trí thức ưu việt.
Theo nguyên lý Ấn giáo thì khối Phật giáo bình dân đi theo chiều hướng Tịnh độ, tức là Bhakti Yoga, nhấn mạnh đến cứu độ và sức mạnh huyền nhiệm ngoại thân.
Khối Phật giáo trí thức, trái lại, coi vấn đề nhận thức luận (epistemology) là điểm quan yếu. Họ xem đạo Phật chỉ như một triết lý sống, một con lộ trí tuệ cho cá nhân. Đây là con đường Jnana Yoga trong truyền thống Ấn giáo.
Cả hai khuynh hướng trên đang duy trì đạo Phật ớ hai bình diện: Một là từ góc độ xã hội và văn hóa bình dân; Hai là vế triết học cho sinh hoạt tri thức của giới trung lưu. Giới sau coi trọng việc hành Thiền như một công việc đối trọng với cuộc sống, như là phép chữa bệnh lý căng thẳng trong đời sống đô thị thời công nghệ kỹ thuật nhiều sức ép.
Phật giáo ngày nay, ở Á châu hay Việt Nam, do vậy, hiện diện trong xã hội và trong tâm tưởng con người một cách bàng bạc nhưng thiếu trật tự tổ chức cũng như là năng lực giáo lý. Nó là biểu dấu của một tôn giáo đang suy tàn, đang trở nên một nội dung văn hóa hơn là một tôn giáo như ở các tôn giáo khác.
Khi trí thức, chuyên gia, giới trung lưu, không còn đến chùa; khi cơ sở chùa chiền, niệm Phật đường bị bình dân hóa với nhiều hình thức phong hóa mê tín, đạo Phật đã mất hết năng lực tinh hoa của nó để chỉ còn là những biến dạng nặng về lễ nghi và hình thức.
Đạo Phật ở Âu Mỹ và những nhược điểm cơ bản
Trong khi đó, ở các nước Âu Mỹ, nơi trình độ tự ý thức của quần chúng đã lên đến nấc thang khá cao, đức tin trong đạo Chúa giảm hơi men, thì Phật giáo, nhất là phân nhánh Tây Tạng, lại đang được một số đông tầng lớp trí thức gia nhập - nhất là trên bình diện học thuyết nhấn mạnh năng lực lý tính, kèm theo phương pháp hành Thiền, nhằm chuyển hướng đời sống nội tâm cho cá nhân.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGMAI.ORG
Chụp lại hình ảnh,
Thiền sư Thích Nhất Hạnh lúc sinh thời đã đem lại cho xã hội Phương Tây một cách diễn giải Phật giáo giúp họ giải quyết ít nhiều một số vấn đề tâm lý hiện đại. Hình ông giảng cho trẻ em Pháp
Hai nhân vật Phật giáo từng đóng vai trò quan yếu cho phong trào Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng mấy thập niên qua là vị Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Việt Nam. Sách vở và các buổi thuyết pháp của hai vị này được đón nhận đông đảo và nhiệt tình bởi khối quần chúng trí thức Âu Mỹ.
Tuy nhiên, nếu ta đọc Ken Wilber, một triết gia người Mỹ đương thời, sẽ thấy được một nhược điểm của phong trào Phật giáo ở Tây phương - nhất là ở Hoa Kỳ. Tóm tắt, Wilber lý giải rằng khối Phật tử Tây phương, trong phong trào học Phật và thực hành thiền định, đang bị nhiễm một tình trạng bất cập giữa bản sắc Ngã-thức khiêm tốn đối với một trình độ đạo học cao cấp.
Wilber gọi hiện tượng nầy là Boomeritis - sự trộn lẫn giữa tri thức cao cấp, khai phóng - the green meme and noble pluralism - với một năng lực Ngã thức và cảm xúc vị kỷ thô lậu - low emotional narcissism.
Tức là năng lực tri thức của khối tân tòng Phật giáo Âu Mỹ này chỉ sử dụng giáo lý nhà Phật như một cơ năng tác động các tầng cảm xúc ngã mạn, vị kỷ, vốn chưa được khai mở và chuyển hóa đúng mức cho học thuyết đạo Phật.
Kết quả là khối tín đồ mới này, tự bản thân là những Ngã-thể rất nhạy cảm với những khuyết điểm của văn minh Tây phương, thành thật nhìn nhận khuyết điểm trong đời sống nội tâm cá nhân, ao ước muốn chuyển hóa chính mình, để rồi dự phóng khát vọng chuyển hóa của mình ra cho thế gian. Họ mang tham vọng của một Ngã thức bị thổi phồng quá mức so với bản sắc tiến hóa của mình vốn chưa được nâng lên một trình độ cần thiết và tương xứng cho đạo lý nhà Phật.
Wilber gọi hiện tượng thổi phồng này là the heroic self-inflation (hùng vĩ tự cao). Đây là vấn đề mà rất nhiều tín đồ Phật giáo khắp thế giới mắc phải - nhất là giới tăng sĩ, đặc biệt ở Việt Nam ngày nay.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GIACNGO
Chụp lại hình ảnh,
Lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị VN thăm một ngôi chùa
Khi Ngã thức vẫn còn non yếu, nhạy cảm, chưa trưởng thành thì khi họ tự trang bị cho mình một trình độ đạo học cao cấp, tín đồ nhà Phật thường lấy kiến thức tôn giáo làm vũ khí hay áo mão cho tự-Ngã (Ego-self). Để rồi họ trở nên những cá nhân rất tự cao, đầy ngã mạn, và phần đông mang thái độ khinh người đối với tha nhân.
Chìa khóa tôn giáo nằm ở mức trưởng thành của Ngã thể cá nhân
Tín lý "tự thắp đuốc lên mà đi" của nhà Phật hiện có vấn đề hiện đại là cá nhân không thể lấy năng lực từ Ngã thể non yếu để chuyển hóa chính mình: chúng ta không thể lấy một đòn tre để tự khiêng cả tòa nhà ngàn tấn.
Câu hỏi và vấn nạn ở đây cần được nêu lên: Vậy thì cá nhân với một tầm mức Ngã-thể còn chưa trưởng thành, còn non yếu, thì phải dựa vào đâu để cho cái ta Ngã thức được lớn dậy theo cùng trình độ tri thức?
Chúng ta thử tìm câu trả lời trong khiêm tốn. Các sách vở tâm lý học chiều sâu hiện đại, hay các tác phẩm của các chuyên gia tâm lý và học giả uy tín Âu Mỹ, với những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khách quan, khoa học, đều đồng ý rằng phương pháp Thiền định - nếu được hướng dẫn và thực hành đúng cách - với thời gian, sẽ giúp Ngã-thể chuyển hóa nhanh hơn là qua sinh nghiệm đời sống. Điều này mang hiệu quả tốt đối với những cá nhân được trưởng thành và lớn lên trong một nền văn minh tiên tiến, với phong hóa cao cấp, với một trình độ quần chúng trí thức thích hợp, cộng với một đời sống thế tục trong sạch, đạo đức - đồng lúc họ cũng dấn thân tích cực và năng động vào sinh hoạt xã hội chính trị công dân.
Cần thiết hơn, họ phải mang đức tính khiêm tốn thực tình - chứ không phải khiêm tốn hình thức - và thực hành hạnh từ bi, bố thí, làm việc thiện nhằm giải hóa năng lực ngã mạn và vị kỷ.
Tại sao Phật giáo Việt Nam đang suy thoái?
Tiến hóa cần thời gian và sinh nghiệm gian khổ. Mọi phương cách hành đạo nói trên vẫn chưa phải hoàn toàn hiệu năng - nếu cái ta Ngã-thể vẫn còn là hệ quả của một dòng nghiệp thức nặng nề và tiêu cực, từ một hệ di truyền sinh hóa thấp kém, lớn lên và trưởng thành trong một nền văn hóa non nớt, hoang dã, thiếu vắng yếu tố sinh hoạt tinh thần, trong một đế chế chính trị hư hỏng, một xã hội dân sự nhiễu nhương - như Việt Nam hiện nay.
Với Ngã thức khiêm tốn và hư hỏng, họ sẽ hiện thân như một bệnh lý. Dù có thật lòng cố gắng sửa sai, tu chỉnh họ càng vô tình mang lại những hệ quả càng tiêu cực và hư hoại hơn trước.
Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân - tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài - như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.
Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình, hay nói cách khác, tự mình bơi sang sông được. Đây có thể là nhược điểm lớn nhất của đạo lý nhà Phật khi áp dụng vào con người Việt Nam hiện nay.
Chụp lại hình ảnh,
Hình từ một ngôi chùa ở TP Sài Gòn
Cá nhân non yếu phải cần thiết được soi sáng bởi một ngọn đuốc khác, nhằm tiếp dẫn nguồn ánh sáng cứu độ khách quan, từ bên ngoài. Họ phải bám vào chiếc bè ngoại thân nhằm có thể đem họ sang bên kia bờ Bỉ ngạn (giác ngộ).
Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa.
Bỏ qua các thành phần lợi dụng hay mưu đồ kinh tế, thì đối với các Phật tử, dù thành tâm bao nhiêu, khi đứng ra lập chùa, tự tin là chính mình không cần qua quy trình tuyển chọn và huấn luyện từ các học viện giáo lý, và không được hướng dẫn và chỉ dạy bởi tăng sĩ cao cấp hơn, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chính mình và hoàn cảnh thực tế. Trong bối cảnh đó, các tu sĩ non nớt, với số vốn văn hóa khiêm tốn, nhân cách chưa trưởng thành, không thể là những ngọn đuốc khai sáng cho mình và thế gian; trái lại, rất đông đã trở nên đầu mối hỏa hoạn cho làng xóm.
Nhìn về phía Công giáo thì sao?
Con người Việt Nam cần phải được hướng dẫn, giáo dưỡng nghiêm mật thì mong có thể thoát bỏ bớt những căn gốc phong hóa làng xóm thô lậu và trẻ con. Phật giáo Việt Nam thiếu một truyền thống trật tự đẳng cấp, một giáo hội uy tín và hiệu năng để giáo huấn tu sĩ trong trật tự cưỡng chế với quy trình tu học nghiêm mật. Về phía Công giáo thì gần như ngược lại. Đây là nguyên do tại sao ở trong nước những tai tiếng về giới tu sĩ hầu hết đến từ phía Phật giáo mà rất ít nghe từ phía Công giáo.
Riêng về nhân cách, đối với tu sĩ Công giáo, nhờ vào trật tự đẳng cấp của Giáo hội, sự tuyển chọn và huấn luyện có quy trình nghiêm ngặt, cộng thêm vào tín lý dựa vào đức tin tới một thứ bậc cao hơn mình, nên chúng ta có thể thấy rằng - xin phép nói thẳng - các tu sĩ Công giáo nhìn chung có vẻ ít ngạo mạn, mang cung cách khiêm tốn hơn các tăng sĩ Phật giáo.
Chìa khóa Đạo học là ở chỗ: Khi ngã thể cá nhân dâng hiến toàn diện chính mình với đức tin đến một khách thể siêu hình thì tâm chất ngã mạn sẽ có cơ hội được giải hóa. Ngoại trừ một số ít cá nhân ưu việt, không ai có thể tự mình giải thoát hay cứu độ cho chính mình. Con người vẫn không nhận thức rằng ta yếu đuối và dễ hư hỏng hơn là ta vẫn tưởng. Biết bao nhiêu người nghe và đi theo tiếng gọi của Đạo lý, nhưng rất ít người được chọn và đạt thành.
Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo
Trong khi nhân loại nói chung ngày càng trưởng thành hơn về năng lực Ngã thức - thì dân Việt, trái lại, càng đi thụt lùi về cá tánh và nhân cách.
Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.
Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền.
Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.
Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay.
Bài thể hiện quan điểm riêng của TS triết học, luật gia Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, California. Tác giả trích một phần từ "Phác thảo một triết học cho lịch sử thế giới" Chương 65. (Sài Gòn: Domino Books, 2019).
Vô thần tốt hay không tốt, luật nhân quả có hay không?
Đoàn Bảo Châu
Bài đã đăng trên Facebook cá nhân
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một Phật tử Việt Nam (hình minh họa)
Có bạn phê phán rằng tôi có vẻ vô thần và điều ấy là không tốt, con người vô thần sẽ có xu hướng làm điều xấu bởi không tin ở luật nhân quả. Nói về điều này sẽ dài dòng một chút, nhưng cũng nên nói.
Tôi tôn trọng tất cả những tôn giáo dạy con người sống có lễ nghĩa, có trước sau, theo một trật tự hợp với tính thiện của con người. Khi xã hội làm được vậy, ấy là một xã hội có đạo.
Tôi không tin ở kiếp trước, kiếp sau, đơn giản là bởi kiến thức, suy nghĩ lô-gic và trải nghiệm của tôi là vậy và điều ấy không phải là một cái tội.
Người ta sống tốt không phải vì cái suy nghĩ là mình làm điều tốt để kiếp sau mình được hưởng phúc. Ta làm điều tốt bởi điều ấy khiến cái bản thể hướng thiện của ta cảm thấy thế là đúng và do vậy mà lòng ta vui.
Làm điều tốt để mưu cầu điều tốt hay ích lợi đến với mình trong tương lai, điều ấy không sai nhưng làm thấp đi một chút tính cao thượng trong tâm người, nó có hơi hướng giống như một sự đầu tư sinh lợi, một sự tính toán kinh tế.
Nếu bản thể của ta là chân, thiện, mỹ thì khi ta làm những điều chân, thiện, mĩ, lòng ta vui, ta cảm thấy cuộc sống của ta có ý nghĩa và ta có lòng tự hào, không cần sự khen ngợi từ bên ngoài. Người đời khen hôm nay, chê ngày mai, nhưng nếu ta có được cái nhận thức tự tại, ta sẽ an bình và vững vàng, không phụ thuộc khen chê của người, điều mà giống như làn gió luôn thay đổi.
Phật là người trần mắt thịt, sở dĩ Phật được tôn kính bởi trí tuệ của người quá siêu việt, giáo lý cuả Ngài quá sâu sắc, xuyên suốt, giải thích thấu đáo mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, mối quan hệ xã hội và quan trọng nhất là trong tâm người. Phật không có phép thần thông biến hoá, chỉ có bọn lợi dụng Phật để kiếm lợi mới có giả vờ mình có phép thần thông biến hoá để lừa đảo.
Nhờ thiền định tu luyện mà Phật có được khai ngộ sáng láng, chính vì vậy mà ngài bảo tính phật có trong mỗi người. Tính phật chính là những gì nhân bản nhất, thiện nhất, chân nhất của con người. Không xa lạ, không cao vời mà gần gũi trong mỗi bản thể, chỉ có điều có chịu nhìn vào tâm mình để mà tu luyện, để khai mở không hay thôi.
Giờ nói về luật nhân quả.
Luật nhân quả không xa xôi. Tôi không tin ở kiếp trước, kiếp sau không có nghĩa là tôi không tin ở luật nhân quả.
Bạn nhìn thấy một con vật đang đau đớn, bạn nói một câu nói thương xót, ánh mắt từ bi, cử chỉ chăm sóc dịu dàng... những điều ấy tác động đến chính con bạn. Sự lặp lại nhiều lần sẽ khiến nó thành đứa trẻ có lòng bi, có lòng thương yêu con vật và tất nhiên là thương yêu con người. Nó lớn lên sẽ sống yêu thương và chan hoà. Ấy là bạn đã gây nhân và đạt quả tốt.
Một quan chức quen đấu đá, thấy đồng chí đối thủ của mình ngã bệnh chết, buông lời hỉ hả, đứa con sẽ học được sự ác độc.
Một kẻ giầu có bởi BOT bẩn, bởi tiền cướp được nên coi thường đồng tiền, nhìn người chỉ nhìn vào tiền, trí tuệ tăm tối, buông lời khinh mạn người nghèo. Những đứa con của kẻ ấy lớn lên trong vàng bạc lấp lánh nhưng tâm hồn ô trọc, không thể hiểu được những gì đẹp đẽ của con người.
Một chính trị gia mánh khoé, chuyên nịnh trên nạt dưới, hèn với giặc, ác với dân, cả đời quay cuồng trong quyền tiền không thể dạy con một câu về tình thương yêu, về sự chân thành, về cái đẹp trong văn học nghệ thuật hay cái đẹp nói chung của cuộc sống con người. Mà nếu có mở mồm dạy thì chính hắn ta cũng tự hiểu là mình đang nói dối, sẽ ngượng mồm.
Cái thằng tấn công tình dục cô gái trong thang máy là hệ quả của một sự giáo dục như vậy. 8 năm trước, nó cũng đã chỉ biết dựa vào quan hệ để giải quyết vấn đề. Sự ngu xuẩn không dễ thay đổi. Từ nhỏ nó học được bài học bẩn nên nó thành một con người bẩn. Đến cái nụ hôn, một cái đẹp mà nó cũng chỉ biết hành xử bẩn để đạt được.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ảnh Tượng Phật chụp dịp lễ Phật Đản ở Hà Nội
Đấy là nhân xấu gây quả xấu.
Đấy chính là nhân quả, rất gần gũi dễ hiểu chứ không hề xa xôi.
Là con người, hãy tin ở tính thiện của con người. Tôn giáo có mặt tốt nhưng trong lịch sử nhân loại, chính mâu thuẫn tôn giáo đã gây ra đổ máu và bao đau khổ. Người đời theo tôn giáo này, chê tôn giáo kia, vậy là mâu thuẫn, nhỏ nhen hạn hẹp, do vậy mà không mang được lợi ích an bình cho xã hội.
Tin hay không tin ở tôn giáo không phải là vấn đề. Vấn đề đáng nói là tính chân, thiện, mĩ của con người.
Người cộng sản thời kì đầu đả phá tôn giáo, phá bỏ chùa chiền, thờ ông bà còn bị quy chụp là mê tín dị đoan. Giờ thì lại mê tín quá mức, quan chức xì xụp vái lậy, xoắn xuýt thầy bà. Đấy là do văn hoá sống nông cạn, không tin vào con người nên lúc thế này, lúc thế khác. Cả đời chỉ coi quyền lực, vị trí là quan trọng, bao thời gian chỉ lo đấu đá, lúc nào đọc sách, lúc nào suy ngẫm và thiền định đâu để hiểu sâu sắc những điều ấy.
Họ thực ra là những con người yếu kém về văn hoá, yếu đuối về tâm hồn, chính vì vậy mà họ hay sai lạc. Sai lạc nên không nhất quán, hay thay đổi, gió chiều nào che chiều nấy.
Tôi tôn trọng tôn giáo, trân trọng những giáo lý đẹp đẽ nhưng không hề tin một cách mê muội. Hơn hết là tôi tin ở con người, tôi tin ở chính tôi.
Mỗi kiếp người có một sứ mạng thiêng liêng và nếu ta tin ở điều ấy, ta sẽ làm được những điều tốt đẹp đáng kể.
Người mang biệt danh 'Cậu bé Phật' bị bắt vì cáo buộc cưỡng hiếp
NEPALCảnh sát bắt Ram Bahadur Bomjan, người có biệt danh "Cậu bé Phật" từ thời niên thiếu, vì cáo buộc cưỡng hiếp và liên quan các vụ mất tích.
"Người này đã bị bắt sau nhiều năm lẩn trốn", phát ngôn viên cảnh sát Nepal Kuber Kadayat nói ngày 10/1, đề cập tới Ram Bahadur Bomjan, 33 tuổi.
Bomjan nổi tiếng từ thời niên thiếu vì những thông tin nói rằng cậu có thể ngồi thiền bất động trong nhiều tháng mà không cần đồ ăn, thức uống hay ngủ nghỉ. Bomjan được rất nhiều người tôn sùng, cho rằng cậu ta là Phật tái sinh. Năm 16 tuổi, Bomjan từng không rõ tung tích trong 9 tháng để tới vùng hoàng dã ở đông Nepal, khiến các nhà sư cầu nguyện ngày đêm mong Bomjan trở về an toàn.
Cảnh sát Nepal bắt Bomjan ở thủ đô Kathmandu sau khi có lệnh truy nã vì cáo buộc cưỡng hiếp một trẻ vị thành niên tại đạo tràng ở Sarlahi, quận phía nam thủ đô. Khi bị bắt, cảnh sát phát hiện Bomjan mang theo 30 triệu rupee Nepal (khoảng 225.000 USD) và 22.500 USD ngoại tệ.
Ram Bahadur Bomjan tại quận Bara, Nepal, hồi tháng 11/2008. Ảnh: AFP
Từ năm 2010, đã có hàng chục đơn khiếu nại cáo buộc Bomjan có hành vi hành hung. Bomjan giải thích rằng anh ta đánh đập nạn nhân vì bị làm phiền trong lúc thiền định. Năm 2018, một ni cô 18 tuổi cáo buộc Bomjan hãm hiếp cô tại am tu tập.
Một năm sau đó, cảnh sát Nepal mở điều tra nhắm vào Bomjan sau khi 4 tín đồ của người đàn ông này bị gia đình báo mất tích. Quan chức cơ quan điều tra Nepal Dinesh Acharya ngày 10/1 cho biết vẫn chưa rõ tung tích của 4 người trên.
Trước khi lẩn trốn, Bomjan vẫn lãnh đạo một nhóm tín đồ. Từng có thời điểm hàng chục nghìn người tập trung để chứng kiến Bomjan thiền định sâu trong rừng.
Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'
TS Nguyễn Hữu Liêm
Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ
NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM
Chụp lại hình ảnh,
Chùa Bài Đính - hình minh họa
Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng Đảng Cộng sản đã coi Phật giáo như quốc giáo.
Các biểu hiện suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn. Tôi nhận thấy một mặt ở Việt Nam số tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng mặt khác, đời sống tinh thần trong xã hội đi theo giáo lý thì nông cạn và thậm chí có nhiều nơi đang thoái hóa.
Đây không phải là lần đầu trong lịch sử Việt Nam khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay. Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?
Nhìn vào hiện tình chính trị công quyền và tôn giáo, ta phải hỏi, tại sao Phật giáo có vẻ như gần gũi với người cộng sản và chế độ này hơn là các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo chẳng hạn?
Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo - nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại - nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản.
Cung nhịp thay đổi và chuyển hóa tôn giáo trên thế giới
Mọi tôn giáo đều phải được thay đổi theo thời tính và trình độ ý thức quần chúng. Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa, cải cách, chuyển hướng. Phật giáo cũng thế.
Mọi biểu tượng Thần đế hay Chúa, Phật, đều là hiện thân cho một bản sắc Ngã thức. Tôn giáo, từ chiều sâu vốn là một mệnh lệnh đạo lý siêu hình, muốn truyền trao một nội dung thông điệp khế cơ -thích ứng. Nó như một công thức toán học cao cấp trình bày bằng những biến số thích hợp cho trình độ của khối quần chúng liên hệ.
Ngoại trừ ở các quốc gia đang phát triển, Thiên Chúa giáo tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 và đang đi vào giai đoạn tàn lụi, nhất là ở các quốc gia Tây Âu tiên tiến. Ở Nam Mỹ, ví dụ Columbia, theo những khảo sát gần đây, quốc gia này đã mất đi một nửa số lượng tín đồ Công giáo theo hệ phái La Mã.
Chụp lại hình ảnh,
Đi lễ ở chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn
Phật giáo khắp Á Châu cũng đang đi vào một giai thời "Mạt pháp" trong các quốc gia mà quần chúng Phật tử đang chuyển hóa Ngã thức theo khung tham chiếu Tây phương thuần lý tính. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình. Cách đây 50 năm, ở quốc gia ấy, Phật giáo vốn là quốc giáo, nay thì hơn nửa tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo trong các hệ phái Tin lành.
Tuy nhiên, hiện tượng suy vong hay hưng thịnh của đạo Phật, ở Hàn Quốc, Việt Nam hay trên thế giới, nhất là ở Á châu, vẫn còn dung chứa nhiều chiều hướng mâu thuẫn và đối nghịch lẫn nhau.
Ở các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn, đạo Phật bị phân hóa làm hai ngã chính:
Một đằng là sự bình dân hóa cho khối quần chúng mang trình độ tự ý thức thấp kém, một đằng kia thì nó trở nên một thể dạng trí thức hóa giáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết học cao cấp dành cho tầng lớp trí thức ưu việt.
Theo nguyên lý Ấn giáo thì khối Phật giáo bình dân đi theo chiều hướng Tịnh độ, tức là Bhakti Yoga, nhấn mạnh đến cứu độ và sức mạnh huyền nhiệm ngoại thân.
Khối Phật giáo trí thức, trái lại, coi vấn đề nhận thức luận (epistemology) là điểm quan yếu. Họ xem đạo Phật chỉ như một triết lý sống, một con lộ trí tuệ cho cá nhân. Đây là con đường Jnana Yoga trong truyền thống Ấn giáo.
Cả hai khuynh hướng trên đang duy trì đạo Phật ớ hai bình diện: Một là từ góc độ xã hội và văn hóa bình dân; Hai là vế triết học cho sinh hoạt tri thức của giới trung lưu. Giới sau coi trọng việc hành Thiền như một công việc đối trọng với cuộc sống, như là phép chữa bệnh lý căng thẳng trong đời sống đô thị thời công nghệ kỹ thuật nhiều sức ép.
Phật giáo ngày nay, ở Á châu hay Việt Nam, do vậy, hiện diện trong xã hội và trong tâm tưởng con người một cách bàng bạc nhưng thiếu trật tự tổ chức cũng như là năng lực giáo lý. Nó là biểu dấu của một tôn giáo đang suy tàn, đang trở nên một nội dung văn hóa hơn là một tôn giáo như ở các tôn giáo khác.
Khi trí thức, chuyên gia, giới trung lưu, không còn đến chùa; khi cơ sở chùa chiền, niệm Phật đường bị bình dân hóa với nhiều hình thức phong hóa mê tín, đạo Phật đã mất hết năng lực tinh hoa của nó để chỉ còn là những biến dạng nặng về lễ nghi và hình thức.
Đạo Phật ở Âu Mỹ và những nhược điểm cơ bản
Trong khi đó, ở các nước Âu Mỹ, nơi trình độ tự ý thức của quần chúng đã lên đến nấc thang khá cao, đức tin trong đạo Chúa giảm hơi men, thì Phật giáo, nhất là phân nhánh Tây Tạng, lại đang được một số đông tầng lớp trí thức gia nhập - nhất là trên bình diện học thuyết nhấn mạnh năng lực lý tính, kèm theo phương pháp hành Thiền, nhằm chuyển hướng đời sống nội tâm cho cá nhân.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGMAI.ORG
Chụp lại hình ảnh,
Thiền sư Thích Nhất Hạnh lúc sinh thời đã đem lại cho xã hội Phương Tây một cách diễn giải Phật giáo giúp họ giải quyết ít nhiều một số vấn đề tâm lý hiện đại. Hình ông giảng cho trẻ em Pháp
Hai nhân vật Phật giáo từng đóng vai trò quan yếu cho phong trào Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng mấy thập niên qua là vị Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Việt Nam. Sách vở và các buổi thuyết pháp của hai vị này được đón nhận đông đảo và nhiệt tình bởi khối quần chúng trí thức Âu Mỹ.
Tuy nhiên, nếu ta đọc Ken Wilber, một triết gia người Mỹ đương thời, sẽ thấy được một nhược điểm của phong trào Phật giáo ở Tây phương - nhất là ở Hoa Kỳ. Tóm tắt, Wilber lý giải rằng khối Phật tử Tây phương, trong phong trào học Phật và thực hành thiền định, đang bị nhiễm một tình trạng bất cập giữa bản sắc Ngã-thức khiêm tốn đối với một trình độ đạo học cao cấp.
Wilber gọi hiện tượng nầy là Boomeritis - sự trộn lẫn giữa tri thức cao cấp, khai phóng - the green meme and noble pluralism - với một năng lực Ngã thức và cảm xúc vị kỷ thô lậu - low emotional narcissism.
Tức là năng lực tri thức của khối tân tòng Phật giáo Âu Mỹ này chỉ sử dụng giáo lý nhà Phật như một cơ năng tác động các tầng cảm xúc ngã mạn, vị kỷ, vốn chưa được khai mở và chuyển hóa đúng mức cho học thuyết đạo Phật.
Kết quả là khối tín đồ mới này, tự bản thân là những Ngã-thể rất nhạy cảm với những khuyết điểm của văn minh Tây phương, thành thật nhìn nhận khuyết điểm trong đời sống nội tâm cá nhân, ao ước muốn chuyển hóa chính mình, để rồi dự phóng khát vọng chuyển hóa của mình ra cho thế gian. Họ mang tham vọng của một Ngã thức bị thổi phồng quá mức so với bản sắc tiến hóa của mình vốn chưa được nâng lên một trình độ cần thiết và tương xứng cho đạo lý nhà Phật.
Wilber gọi hiện tượng thổi phồng này là the heroic self-inflation (hùng vĩ tự cao). Đây là vấn đề mà rất nhiều tín đồ Phật giáo khắp thế giới mắc phải - nhất là giới tăng sĩ, đặc biệt ở Việt Nam ngày nay.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GIACNGO
Chụp lại hình ảnh,
Lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị VN thăm một ngôi chùa
Khi Ngã thức vẫn còn non yếu, nhạy cảm, chưa trưởng thành thì khi họ tự trang bị cho mình một trình độ đạo học cao cấp, tín đồ nhà Phật thường lấy kiến thức tôn giáo làm vũ khí hay áo mão cho tự-Ngã (Ego-self). Để rồi họ trở nên những cá nhân rất tự cao, đầy ngã mạn, và phần đông mang thái độ khinh người đối với tha nhân.
Chìa khóa tôn giáo nằm ở mức trưởng thành của Ngã thể cá nhân
Tín lý "tự thắp đuốc lên mà đi" của nhà Phật hiện có vấn đề hiện đại là cá nhân không thể lấy năng lực từ Ngã thể non yếu để chuyển hóa chính mình: chúng ta không thể lấy một đòn tre để tự khiêng cả tòa nhà ngàn tấn.
Câu hỏi và vấn nạn ở đây cần được nêu lên: Vậy thì cá nhân với một tầm mức Ngã-thể còn chưa trưởng thành, còn non yếu, thì phải dựa vào đâu để cho cái ta Ngã thức được lớn dậy theo cùng trình độ tri thức?
Chúng ta thử tìm câu trả lời trong khiêm tốn. Các sách vở tâm lý học chiều sâu hiện đại, hay các tác phẩm của các chuyên gia tâm lý và học giả uy tín Âu Mỹ, với những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khách quan, khoa học, đều đồng ý rằng phương pháp Thiền định - nếu được hướng dẫn và thực hành đúng cách - với thời gian, sẽ giúp Ngã-thể chuyển hóa nhanh hơn là qua sinh nghiệm đời sống. Điều này mang hiệu quả tốt đối với những cá nhân được trưởng thành và lớn lên trong một nền văn minh tiên tiến, với phong hóa cao cấp, với một trình độ quần chúng trí thức thích hợp, cộng với một đời sống thế tục trong sạch, đạo đức - đồng lúc họ cũng dấn thân tích cực và năng động vào sinh hoạt xã hội chính trị công dân.
Cần thiết hơn, họ phải mang đức tính khiêm tốn thực tình - chứ không phải khiêm tốn hình thức - và thực hành hạnh từ bi, bố thí, làm việc thiện nhằm giải hóa năng lực ngã mạn và vị kỷ.
Tại sao Phật giáo Việt Nam đang suy thoái?
Tiến hóa cần thời gian và sinh nghiệm gian khổ. Mọi phương cách hành đạo nói trên vẫn chưa phải hoàn toàn hiệu năng - nếu cái ta Ngã-thể vẫn còn là hệ quả của một dòng nghiệp thức nặng nề và tiêu cực, từ một hệ di truyền sinh hóa thấp kém, lớn lên và trưởng thành trong một nền văn hóa non nớt, hoang dã, thiếu vắng yếu tố sinh hoạt tinh thần, trong một đế chế chính trị hư hỏng, một xã hội dân sự nhiễu nhương - như Việt Nam hiện nay.
Với Ngã thức khiêm tốn và hư hỏng, họ sẽ hiện thân như một bệnh lý. Dù có thật lòng cố gắng sửa sai, tu chỉnh họ càng vô tình mang lại những hệ quả càng tiêu cực và hư hoại hơn trước.
Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân - tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài - như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.
Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình, hay nói cách khác, tự mình bơi sang sông được. Đây có thể là nhược điểm lớn nhất của đạo lý nhà Phật khi áp dụng vào con người Việt Nam hiện nay.
Chụp lại hình ảnh,
Hình từ một ngôi chùa ở TP Sài Gòn
Cá nhân non yếu phải cần thiết được soi sáng bởi một ngọn đuốc khác, nhằm tiếp dẫn nguồn ánh sáng cứu độ khách quan, từ bên ngoài. Họ phải bám vào chiếc bè ngoại thân nhằm có thể đem họ sang bên kia bờ Bỉ ngạn (giác ngộ).
Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa.
Bỏ qua các thành phần lợi dụng hay mưu đồ kinh tế, thì đối với các Phật tử, dù thành tâm bao nhiêu, khi đứng ra lập chùa, tự tin là chính mình không cần qua quy trình tuyển chọn và huấn luyện từ các học viện giáo lý, và không được hướng dẫn và chỉ dạy bởi tăng sĩ cao cấp hơn, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chính mình và hoàn cảnh thực tế. Trong bối cảnh đó, các tu sĩ non nớt, với số vốn văn hóa khiêm tốn, nhân cách chưa trưởng thành, không thể là những ngọn đuốc khai sáng cho mình và thế gian; trái lại, rất đông đã trở nên đầu mối hỏa hoạn cho làng xóm.
Nhìn về phía Công giáo thì sao?
Con người Việt Nam cần phải được hướng dẫn, giáo dưỡng nghiêm mật thì mong có thể thoát bỏ bớt những căn gốc phong hóa làng xóm thô lậu và trẻ con. Phật giáo Việt Nam thiếu một truyền thống trật tự đẳng cấp, một giáo hội uy tín và hiệu năng để giáo huấn tu sĩ trong trật tự cưỡng chế với quy trình tu học nghiêm mật. Về phía Công giáo thì gần như ngược lại. Đây là nguyên do tại sao ở trong nước những tai tiếng về giới tu sĩ hầu hết đến từ phía Phật giáo mà rất ít nghe từ phía Công giáo.
Riêng về nhân cách, đối với tu sĩ Công giáo, nhờ vào trật tự đẳng cấp của Giáo hội, sự tuyển chọn và huấn luyện có quy trình nghiêm ngặt, cộng thêm vào tín lý dựa vào đức tin tới một thứ bậc cao hơn mình, nên chúng ta có thể thấy rằng - xin phép nói thẳng - các tu sĩ Công giáo nhìn chung có vẻ ít ngạo mạn, mang cung cách khiêm tốn hơn các tăng sĩ Phật giáo.
Chìa khóa Đạo học là ở chỗ: Khi ngã thể cá nhân dâng hiến toàn diện chính mình với đức tin đến một khách thể siêu hình thì tâm chất ngã mạn sẽ có cơ hội được giải hóa. Ngoại trừ một số ít cá nhân ưu việt, không ai có thể tự mình giải thoát hay cứu độ cho chính mình. Con người vẫn không nhận thức rằng ta yếu đuối và dễ hư hỏng hơn là ta vẫn tưởng. Biết bao nhiêu người nghe và đi theo tiếng gọi của Đạo lý, nhưng rất ít người được chọn và đạt thành.
Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo
Trong khi nhân loại nói chung ngày càng trưởng thành hơn về năng lực Ngã thức - thì dân Việt, trái lại, càng đi thụt lùi về cá tánh và nhân cách.
Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.
Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền.
Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.
Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay.
Bài thể hiện quan điểm riêng của TS triết học, luật gia Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, California. Tác giả trích một phần từ "Phác thảo một triết học cho lịch sử thế giới" Chương 65. (Sài Gòn: Domino Books, 2019).