Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
27.01.2024 09:37
Theo lời một cựu phi công VNCH: Ân hận lớn nhất trong đời tôi là để mất Hoàng Sa. Chúng tôi đã chuẩn bị để giành lại Hoàng Sa, nhưng phút cuối, Mỹ không cho đánh vì đã “đi đêm” với Trung Quốc.
Hồi đó, vào ngày 19/1/1974, chúng tôi kéo máy bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, thề đánh đến chết, đánh một trận sống mái để lấy lại Hoàng Sa cho Tổ quốc. Nhưng rồi do áp lực của My hay những lãnh đạo anh hùng liêm sỉ khác, TT Thiệu là người tham sanh huý tử chỉ hưởng phúc lợi nhưng không hy sinh như những anh hùng trong lịch sự. Cũng vì tư duy vô trách nhiệm, TT Thiệu đã ra lệnh bất nhất rút cao nguyên thay vì tăng viện hoặc tphản công, VNCH sụp đổ đến mức quân VC dưổi theo không kịp quân lực VNCH mất tinh thần bỏ chạy vứt hết vũ khí lại cho chúng sử dụngỹ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó không cho chúng tôi ra trận. Chính vì thế, nỗi ân hận lớn nhất của đời tôi là không đánh được Hoàng Sa, không chết được ở Hoàng Sa.
Rõ ràng Mỹ de dọa tổng thống Thiệu nếu bất tuân làm ngược mệnh lệnh Mỹ có thể mất mạng. Không anh hùng như Zelensk hoặc những lãnh đạo khác trên thế giới.
Hoàng Sa dưới quyền kiểm soát của Trung Quôc 50 năm và hành động của Hà Nội
RFA
Người dân Hà Nội tưởng niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 19/1/2017.
AFP
Cách đây đúng 49 năm, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm tất cả các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, trước đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 74 thủy thủ Việt Nam Cộng Hòa tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.
Mười bốn năm sau, ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận này, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.
Nhiều năm trời, một số người Việt Nam thắp hương tưởng niệm những chiến sĩ hải quân hy sinh, luôn bị phía nhà nước Việt Nam ngăn cản.
Năm nay, vào ngày 19 tháng 1, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đưa ra Bản Lên tiếng, kêu gọi nhà nước Việt Nam phải có hành động cụ thể và mạnh mẽ để thế giới không quên Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, tôi nghĩ rằng, kể từ trận đánh 14/ 3/1988 khi Trung Quốc chiếm bảy thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà nước Việt Nam có tiến bộ trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Kể từ đó đến nay, chúng ta chưa mất thêm một thực thể nào. Việt Nam cũng đã củng cố thêm nhiều điểm chiếm đóng ở biển Đông để củng cố thế trận an ninh quốc phòng của mình. - Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc
Bản Lên tiếng kêu gọi cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc và đòi hỏi nhà nước Việt Nam thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông; không ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa và Trường Sa hay phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc.
Bản Lên tiếng đồng thời đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải quốc tế hóa việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và vô cớ tấn công ngư dân bằng cách mạnh mẽ lên án các hành vi bất hợp pháp của Bắc Kinh trước Liên Hiệp Quốc và kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói về vấn đề này:
“Vấn đề nghiên cứu, tố cáo Trung Quốc ra dư luận thế giới, tham gia nghiên cứu khoa học để vạch trần cái bản chất xâm lược của nhà nước Trung Quốc hiện nay thì rất nhiều nhà khoa học người Việt trong và ngoài nước đã thực hiện rất tốt.
Tôi lấy một ví dụ, trước đây vấn đề biển Đông, vấn đề Hoàng Sa Trường Sa là một việc tối kỵ trong thông tin công khai. Nhưng kể từ khi anh em chúng tôi tham gia Hội thảo khoa học về biển Đông và Hải đảo Việt Nam do Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức năm 2009 đã chứng minh rằng, đây là một sự kiện mở ra một thời kỳ mới là công khai hóa vấn đề biển Đông. Sau đó chúng ta thấy rõ, nhà nước đã quốc tế hóa vấn đề biển Đông.
Rồi một bước tiếp theo trong nhiều năm tiếp theo khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam năm 2014 thì vấn đề phi nhạy cảm hóa vấn đề biển Đông đã được đẩy mạnh. Hiện nay chỉ có một yếu tố nữa mà chúng tôi chưa làm được, đó là minh bạch hóa hồ sơ biển Đông vì nhà nước Việt Nam đã ra cái thông báo là tất cả có mối quan hệ quốc tế, tất cả các hiệp ước, tất cả các bàn luận về mối quan hệ Việt – Trung đều thuộc danh mục bí mật của nhà nước.”
Sau cùng, Bản Lên tiếng kêu gọi Việt Nam cần kết hợp với các quốc gia tự do dân chủ trong khu vực để tạo sức mạnh liên minh nhằm ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ hòa bình chung cũng như bảo vệ cuộc sống và sinh mệnh của ngư dân Việt Nam; kêu gọi Chính phủ Việt Nam đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho ngư dân nếu gây thiệt hại cho ngư dân.
Một số người Việt Nam lo ngại rằng, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.
Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu. - Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên
Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có bảy năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng 1 năm 2021:
“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.
Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.
Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”
Đến hôm nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế. Trong khi đó, hôm 22 tháng 2 năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để yêu cầu toà xác định yêu sách của Bắc Kinh là vô hiệu và vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong đường chín đoạn.
Ngư dân Việt Nam: Con mồi cho Trung Quốc ở Biển Đông
Los Angeles Times - Anh Khoa dịch
Phóng viên đặc biệt Bảo Uyên tường thuật từ Lý Sơn và Bengali của Los Angeles Times từ Singapore.
Đây là bài thứ tư trong một loạt các bài báo không thường xuyên về ảnh hưởng từ sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc đối với các nước và cuộc sống của người dân.
***
Thuyền chìm, ngư cụ bị đánh cắp. Ngư dân Việt Nam trở thành con mồi khi Trung Quốc xâm chiếm vùng biển chiến lược
LÝ SƠN, Việt Nam
Vào một buổi sáng ấm áp, trời trong hồi tháng Sáu trong vùng Biển Đông tĩnh lặng, một con tàu khổng lồ lao vào một chiếc tàu đánh cá bằng gỗ sơn màu xanh, treo cờ Việt Nam.
Thuyền trưởng đánh cá nổ máy tàu định bỏ chạy, nhưng tàu lớn đã thả hai xuồng máy xuống biển với các sĩ quan mặc sắc phục. Hai xuồng cao su đua nhau áp sát hai bên tàu đánh cá, siết chặt lại như gọng kìm.
Khi thuyền trưởng giảm tốc độ để tránh va chạm, con tàu lớn liền lao vào họ. Trên thân tàu bằng thép của nó ghi: Trung Quốc.
Chen chúc trong cabin để đảm bảo an toàn, 17 ngư dân bị hất văng xuống boong vì một cú va chạm gần như lật thuyền. Sau đó tiếp một cú đâm, một cú nữa và tiếp tục một cú đâm khác. “Giống như đánh nhau,” ngư dân Nguyễn Day nhớ lại.
Tàu Trung Quốc đập liên tiếp vào tàu cá, làm hư hỏng cabin. Bốn ngư dân bị hất ngã xuống biển. Khi những người Trung Quốc kéo họ lên khỏi mặt nước, Day, 41 tuổi, và những người Việt Nam khác bị nhồi nhét vào một thuyền cứu sinh và đứng nhìn chiếc thuyền của họ – chất đầy hàng trăm ký cá ngừ, cá thu, cá mú và cá chuồn của họ – bắt đầu trôi đi.
Cuộc tấn công ngày 10 tháng Sáu là một phần trong cuộc tấn công kín kẽ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các tàu Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật ngày càng gây hấn để ngăn cản các quốc gia đối thủ và giành quyền kiểm soát trên tuyến đường thủy chiến lược.
Không lo lắng trước những lời chỉ trích toàn cầu ngày càng nhiều, hạm đội hải quân, tuần duyên và bán quân sự của Trung Quốc đã đâm tàu đánh cá, quấy rối các tàu thăm dò dầu khí, tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu và theo sát các cuộc tuần tra của hải quân Mỹ.
Các cuộc phô trương vũ lực ngày càng leo thang đã áp đảo các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn cũng yêu sách các vùng biển, một trong những ngư trường và tuyến thương mại nhộn nhịp nhất thế giới cũng như trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa được khai thác.
Chủ nghĩa bành trướng hàng hải của Bắc Kinh không chỉ thể hiện sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà còn thể hiện sự sẵn sàng thách thức các nước láng giềng và luật pháp quốc tế để thực hiện tầm nhìn sâu rộng về quyền lực của Tập Cận Bình.
Trong nhiệm vụ chiến lược nhằm thống trị tuyến đường thủy ngăn cách đại lục châu Á với đảo Borneo và quần đảo Philippines, Trung Quốc đã xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo và rạn san hô đang tranh chấp mà theo Tập, “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại… do tổ tiên để lại cho chúng ta.” Mạng lưới các căn cứ, bến cảng và bãi đáp sâu trong vùng biển quốc tế đã tạo ra vùng đệm cho đường bờ biển phía nam của Trung Quốc, tiếp tục bao vây Đài Loan và thách thức khả năng di chuyển tàu của Mỹ vào châu Á.
“Có vẻ như Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển năng lực nhằm loại trừ các lực lượng hải quân khác khỏi Biển Đông,” Bill Hayton, một tác giả và cộng sự tại cơ quan tư vấn Chatham House, nói với một ủy ban quốc hội Mỹ vào tháng Chín.
Dưới thời chính quyền Trump Mỹ đã điều nhiều tàu chiến hơn mức bình thường qua khu vực vào năm 2020 để khẳng định quyền hàng hải. Mỹ gọi Trung Quốc là “kẻ bắt nạt” đang tìm kiếm một “đế chế hàng hải.” Nhưng các hoạt động này đã không làm được gì để giành lại các đảo nhỏ và vùng biển mà 5 quốc gia Đông Nam Á và Đài Loan tuyên bố là Bắc Kinh đã chiếm đoạt.
Các quốc gia này gần như không có đủ sức mạnh hải quân riêng để làm mất lòng Trung Quốc. Thay vào đó, chính phủ Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác đã tiến hành một hình thức phản kháng yên lặng hơn bằng cách khuyến khích các cộng đồng ngư dân truyền thống tiếp tục mạo hiểm vào các vùng biển tranh chấp – đặt họ vào tuyến đầu trước sự xâm lược của Trung Quốc.
Mèo vờn chuột
Đây là một trò chơi mèo vờn chuột trên biển, nhắm vào một siêu cường với hạm đội vũ trang lớn nhất thế giới – với hơn 300 tàu hải quân, 130 tàu tuần duyên lớn và lực lượng dân quân hàng hải với hàng trăm nghìn thuyền cơ giới – đối đầu với những ngư dân được trang bị ít chẳng gì hơn ngoài lưới đánh cá để kiếm được vài trăm đô la cho mỗi chuyến ra khơi.
Các tàu gỗ cũ kỹ được trang bị hệ thống định vị đơn giản, ngư dân phải tránh bị bắt trong khi săn lùng hải sản hiếm hoi trên một vùng biển bị tàn phá do hoạt động đánh bắt và nạo vét không được kiểm soát mà phần lớn là do Trung Quốc thực hiện.
Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Khi nguồn hải sản suy giảm do khai thác quá mức và môi trường bị tàn phá, ngư dân Việt Nam và Philippines ngày càng đi đánh bắt xa bờ hơn và chấp nhận rủi ro lớn hơn ở các vùng biển tranh chấp. Điều đó giúp giải thích tại sao họ là những tác nhân thường xuyên tiếp xúc với lực lượng hành pháp và bán quân sự Trung Quốc.”
Ngư dân Trần Hồng Thọ thừa nhận những ngày này người Việt Nam đi biển xa hơn. “Biển gần bờ đã hết cá,” anh nói.
Bắc Kinh không biện hộ về các hành động của họ, mà còn cho đó là lực lượng hải cảnh chống đánh bắt cá trái phép. Vào tháng Chín, hải cảnh Trung Quốc báo cáo rằng họ đã trục xuất 1.138 tàu đánh cá nước ngoài khỏi phía bắc của Biển Đông trong 4 tháng trước đó, lên tàu và kiểm tra hàng chục tàu khác, đồng thời bắt giữ 11 tàu thuyền và 66 thuyền viên nước ngoài, “bảo vệ hiệu quả lợi ích nghề cá và quyền hàng hải.”
Đối với các cộng đồng ngư dân ven biển miền Trung của Việt Nam, đối đầu với Trung Quốc thể hiện nghĩa vụ tập thể – bảo vệ vùng biển mà nhiều thế hệ đã kiếm sống ở đó.
“Chính phủ Việt Nam coi ngư dân như một tượng đài sống để khẳng định chủ quyền Biển Đông,” ông Lê Khuân, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề Cá trên đảo Lý Sơn nói.
Biển Đông đã kết nối các nền văn minh trong hàng nghìn năm – từ những con tàu buôn Mã Lai đến mua lụa Trung Quốc, gia vị Ấn Độ và trầm hương Ả Rập dọc theo hành lang thương mại cổ đại giữa châu Âu và châu Á, đến những tàu chở hàng và tàu container băng qua các đại dương và quyền lực thương mại toàn cầu hóa ngày nay. Hàng năm ước tính có khoảng 3,4 nghìn tỷ USD hàng hóa đi qua vùng biển, trong đó có 14% tổng thương mại của Hoa Kỳ, 40% của Trung Quốc và 86% của Việt Nam.
Một phần ba trong số 96 triệu dân của Việt Nam sống ở bờ biển ngoằn ngoèo, nơi những đàn thuyền nhỏ màu xanh và đỏ giống hệt nhau nhấp nhô trên những bến cảng xiêu vẹo. Với khoảng 12% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu vào năm 2015, biển đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu và nuôi sống gia đình của ít nhất 1,8 triệu người làm nghề đánh cá trên biển.
Vụ va chạm ngày 10 tháng Sáu xảy ra ngoài khơi một trong những khu vực gây tranh cãi nhất: quần đảo Hoàng Sa, do Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn kể từ khi quân đội Trung Quốc đánh đuổi lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974.
Chuỗi các đảo và rạn san hô – được gọi là Hoàng Sa trong tiếng Việt và Tây Sa trong tiếng Trung – nằm cách cả bờ biển miền Trung Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 150 hải lý. Trên đảo Phú Lâm, là lớn nhất trong quần đảo, Bắc Kinh đã xây dựng trung tâm hành chính và quân sự chính trên biển, hoàn chỉnh với một đường băng, hai bến cảng, dàn tên lửa đất đối không, hệ thống giám sát và trinh sát, nhà máy khử muối – thậm chí là một khu du lịch cho Trung Quốc đại lục.
Việt Nam đã tố cáo việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo là bất hợp pháp và hậu thuẫn bởi các cộng đồng đánh cá bằng trợ cấp nhiên liệu, các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ khiêm tốn khác.
Ở đảo Lý Sơn, một hòn đảo có các ngôi chùa Phật giáo và các ruộng tỏi cách bờ biển 20 dặm, hơn 500 tàu thuyền đánh cá đi vào những vùng biển tranh chấp. Phòng khách của các cựu thuyền trưởng có treo bằng chứng nhận của chính quyền cấp tỉnh về những năm đánh bắt cá của họ ở Hoàng Sa.
Bất lực
Mặc dù không có ngư dân nào được cho là đã thiệt mạng trong một vụ va chạm cố ý, nhưng mỗi chuyến đi giờ đây đều có nguy cơ xảy ra đụng độ – và thiệt hại tài chính.
“Tôi đã không biết bao nhiêu lần thuyền của tôi bị tàu Trung Quốc tấn công hoặc xua đuổi – rồi thì cũng quen,” Dương Minh Thanh, một thuyền trưởng 65 tuổi ở Lý Sơn, bắt đầu đánh bắt ở Hoàng Sa từ những năm 1980.
Người Trung Quốc từng bắt ngư dân đòi tiền chuộc; những ngày này, họ có nhiều khả năng phá những chiếc thuyền nhỏ hơn, cho ngư dân vào các cabin trước khi can thiệp. Hải sản đánh bắt được và thiết bị thường bị tịch thu, ngư dân đôi khi bị đánh đập. Lần đụng độ gần đây nhất của ông Thanh diễn ra vào tháng Tám, khi ông ta thoát khỏi một tàu Trung Quốc đã tấn công thuyền ông và yêu cầu trở về Việt Nam.
“So với họ, con thuyền của chúng tôi nhỏ như một con kiến,” ông nói. “Đánh bắt gần bờ an toàn hơn, nhưng chúng tôi kiên quyết đánh bắt ở Hoàng Sa vì đó là kế sinh nhai của chúng tôi từ bao đời nay. Nó giống như sân sau của chúng tôi. Hoàng Sa là của chúng ta, vậy tại sao lại sợ hãi?”
Đầu tháng Sáu, anh Nguyễn Lộc, thuyền trưởng tàu cá QNG 96416, tạm biệt vợ và 4 con, rời ngôi nhà hai tầng khang trang ở Lý Sơn. Lộc đi tàu về hướng đảo Linh Côn ở Hoàng Sa đông, cách đảo Phú Lâm khoảng 20 dặm, nơi nổi tiếng có nhiều hải sâm.
Chiếc thuyền dài hơn 15 mét chất đầy hải sâm với giá trị gần 200 triệu đồng khi bị tàu Trung Quốc và hàng chục sĩ quan chặn lại, họ chĩa vũ khí vào thủy thủ đoàn.
Các sĩ quan Trung Quốc đã kéo bốn ngư dân bị rớt xuống biển lên, sau đó đưa tất cả 17 người lên mũi tàu của họ. Ngư dân chứng kiến cảnh lính Trung Quốc nhảy lên tàu cá chòng chành, thu giữ lưới, thiết bị định vị và mọi thứ họ đánh bắt được.
Lộc cầu xin bằng tiếng Việt để người Trung Quốc neo thuyền của mình ở vùng nước nông để nó không trôi đi, nhưng họ từ chối. Không bên nào hiểu bên nào. Sau đó xảy ra cự cãi, một người đá vào đầu Lộc.
Sau đó thì chẳng ai nói gì.
Ngư dân được yêu cầu ký vào các mảnh giấy in bằng tiếng Trung Quốc, sau đó được phép quay trở lại tàu đã bị lục soát của họ. Cabin gần như bị lật và các cửa sổ bị vỡ vụn. Nước đã ngấm vào máy, vì vậy họ phải làm khô máy trước khi có thể cho thuyền đi trở lại.
Phải mất hai ngày hai đêm họ mới quay lại được Lý Sơn bằng la bàn cầm tay. Ngư dân ngủ ngoài trời, ăn bún sống và bánh tráng.
Cuối cùng khi họ lên bờ, chính quyền địa phương đã ra lệnh cách ly họ. Một quan chức giải thích rằng vì họ đã gặp những người Trung Quốc, có thể họ đã nhiễm virus corona.
Mặc dù có chung hệ thống chính quyền cộng sản, nhưng người Việt Nam vẫn có lòng chống Trung Quốc sâu sắc từ ngàn năm đô hộ và ba cuộc xung đột chết người trong những năm 1970 và 1980. Năm 2014, căng thẳng trên biển bùng phát sau khi một giàn khoan dầu Trung Quốc [HD-981] tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra một cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần và bạo lực trên khắp đất nước.
Lãnh đạo Việt Nam thậm chí không thoải mái hơn sau khi Trung Quốc từ chối chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc về đường 9 đoạn.
Trong khi Philippines, quốc gia đã đệ đơn vụ kiện và các bên tranh chấp khác đã giảm căng thẳng với Trung Quốc, thì Việt Nam đã lên tiếng kiên định hơn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh, góp phần vào quan hệ hợp tác với Washington.
Vào tháng Ba, Hà Nội đã đón tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng Đà Nẵng, một động thái khiến Bắc Kinh khó chịu. Bốn tháng sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc “hoàn toàn trái pháp luật,” chính thức tán thành phán quyết năm 2016.
Linh Nguyen, nhà phân tích tại Control Risks, một công ty tư vấn, cho biết: “Khi có cảm giác có được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các quốc gia khác, kể cả Mỹ, Việt Nam có xu hướng thể hiện bộ mặt cứng rắn hơn với Trung Quốc.” Bà nói thêm, với việc đại hội đảng 5 năm một lần dự kiến vào đầu năm tới, “ban lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng tính chính danh với người dân, vì vậy điều quan trọng hơn là mềm mỏng với Trung Quốc.”
Thất vọng
Vào tháng Tư, Hà Nội đã đưa ra một tuyên bố gay gắt bất thường, nói rằng hành vi của Trung Quốc “đe dọa tính mạng và thiệt hại tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.” Vài ngày trước đó, ông Trần Hồng Tho đang thả neo chiếc tàu mới dài gần 20 mét ngoài khơi đảo Phú Lâm thì phát hiện đèn xanh đỏ của một tàu Trung Quốc đang tiến đến. Người Trung Quốc phun vòi rồng và đá trước khi đâm vô làm cho chiếc tàu muốn gãy làm đôi.
Người Trung Quốc đưa tám người Việt Nam ướt sũng lên tàu của họ chứng kiến chiếc tàu đánh cá mà anh Tho đóng chỉ mới một năm chìm xuống nước cùng với sáu tấn hải sản đánh bắt được.
Anh Tho và ngư dân khác vẫn bị giữ cho đến chiều hôm sau, chỉ được cho nước và bánh mì, khi ba chiếc thuyền khác của Việt Nam đến tìm họ. Ông Tho nói, người Trung Quốc cũng đuổi theo họ, trước khi giải vây và giao ông và các ngư dân lại.
“Mình làm được gì giờ?” Tho cho biết khi một phóng viên đến thăm anh tại ngôi nhà một tầng của anh ở xã ven biển Bình Châu. “Tàu của Trung Quốc lớn gấp hàng chục lần tàu của mình. Tất cả đều được trang bị vũ khí. Chúng tôi không dám đối đầu .”
Tho bắt đầu đi đánh cá cho một thuyền trưởng khác, với hy vọng kiếm lại được một số tiền đã vay để đóng tàu. Vào tháng Mười, chính quyền tỉnh đã từ chối trợ cấp 3.200 đô la nhiêu liệu cho anh để đi chuyến đánh bắt định mệnh vào tháng Tư với lý do anh ta đã không ở đủ 15 ngày theo luật định ở Hoàng Sa.
Chỉ trích chính phủ rất nguy hiểm trong chế độ độc đảng Việt Nam, nhưng Tho không thể che giấu sự tuyệt vọng của mình.
Ông nói: “Ngư dân chúng tôi phải tự mình chống chọi và khổ sở để khắc phục thiệt hại khi tàu thuyền của chúng tôi bị Trung Quốc tấn công. Thành thật mà nói, tôi thất vọng.”
Các nhà lãnh đạo ngành đánh cá cho biết Chính phủ Việt Nam đã chậm trễ trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các ngư dân bị tấn công. Một vụ chìm tàu có thể dẫn đến thiệt hại hàng chục nghìn đô la, nhưng các chủ tàu thường chỉ được bồi thường một phần nhỏ.
Ông Nguyễn Việt Thắng, cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản, cho biết các chính sách hiện hành của chính phủ “chỉ nhằm động viên tinh thần, không giúp ngư dân khắc phục thiệt hại.”
Vô vọng?
Các sáng kiến khác đã được thành lập. Một kế hoạch trị giá 400 triệu USD để giúp ngư dân nâng cấp lên những chiếc thuyền vỏ thép được sản xuất thủ công không đạt tiêu chuẩn đã nhanh chóng bị bỏ rơi. Theo thống kê của chính phủ, một lực lượng dân quân hàng hải chính thức ra mắt cách đây một thập kỷ đã đóng quân trên 8.000 tàu cá, chiếm 1% đội tàu đã đăng ký.
Tháng Mười Hai năm ngoái, Bộ Quốc phòng đã công bố kế hoạch tăng cường lực lượng dân quân biển ở 14 tỉnh để “bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế,” nhưng ngư dân nói rằng họ vẫn chưa biết đến các đơn vị mới.
Nguyễn Thế Phương, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn cho biết: “Cơ cấu và hoạt động của lực lượng dân quân biển của Việt Nam không được điều phối theo một chiến lược lớn. Hiện tại, chúng tôi đang thiếu cách thức chặt chẽ và hiệu quả hơn để chống lại những gì Trung Quốc đang làm.”
Với các ước tính cho thấy trữ lượng cá trên biển đã giảm 70-95% kể từ những năm 1950, một chuyên gia tư vấn của Đại học Bắc Kinh gần đây đã gọi việc đánh bắt bất hợp pháp của Việt Nam là “sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với an ninh hàng hải ở Biển Đông.”
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc là thủ phạm chính trong việc đánh bắt quá mức, đưa ra những ưu đãi lớn cho hạm đội vũ trang và ngư dân thường xuyên của họ để mạo hiểm đi sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, từ Mỹ La tinh đến Nam Cực.
Việc bổ sung các tàu vũ trang có thể làm gia tăng căng thẳng, đặc biệt là khi các chính phủ không đạt được tiến bộ về quy tắc ứng xử ràng buộc pháp lý đối với các vùng biển tranh chấp và không quốc gia nào theo đuổi thỏa thuận về cách quản lý nghề cá ở vùng biển đang cạn kiệt nhanh chóng.
Poling cho biết: “Các cuộc đụng độ sẽ gia tăng khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát trên thực tế và nguồn dự trữ mất đi. Cuối cùng chúng ta sẽ thấy thiệt hại đời sống nếu cứ tiếp tục như vậy.”
Ngư dân Lý Sơn không có kế hoạch bỏ Biển Đông. Năm tới, khi mùa bão dịu đi và mặt nước lặng trở lại, Lộc và ngư dân của mình sẽ lại ra Hoàng Sa – tìm kiếm những con cá mà cha ông họ đã bắt được.
Ông Lộc nói: “Tôi đã ra biển được 20 năm rồi và chưa bao giờ nghỉ ngoại trừ những lúc biển động. Tôi sẽ tiếp tục đi biển cho tới chết.” Anh Khoa dịch
Quá nễ hoặc khiêp sợ CSVN dâng nước cho Tàu
(Kiến Thức) - "Nếu chúng ta không cương quyết, hôm nay Trung Quốc cướp biển, ngày mai nhảy lên bờ. Tham vọng của Trung Quốc là không có giới hạn", PGS.TS.LS Nguyễn Bá Diến nói.
Trung Quốc đã thò chân vào thềm nhà Việt Nam
- Trả lời phóng viên quốc tế nhân chuyến thăm làm việc tại Philippines từ 21 - 22/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết căng thẳng trên biển Đông hiện nay; song, Việt Nam cũng không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Đây rõ ràng là quan điểm dứt khoát của Việt Nam trong việc giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Hơn 50 năm qua, các thế hệ người dân Việt Nam luôn giữ hòa hiếu dân tộc với Trung Quốc. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải tỉnh táo nhìn nhận rằng đó là “tình hữu nghị viển vông”. 16 chữ vàng kia là hão huyền, dối trá. Trung Quốc không thực tâm với 16 chữ vàng.
Thể hiện trong thực tế là họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956, tiếp tục đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, rồi lại tiếp tục dùng vũ lực đánh chiếm đảo Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao năm 1988. Rồi cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển, ban hành luật, thành lập thành phố gọi là Tam Sa, đường lưỡi bò, mời thầu khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam. Ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh. Đánh đập ngư dân, tịch thu ngư cụ, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Toàn là những hành động ngang ngược, trắng trợn, bất chấp tất cả các thỏa thuận song phương, mà gần đây nhất là thỏa thuận ngày 1/10/2011 cam kết giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình, thông qua thương lượng đàm phán.
- Rõ ràng giữa lời nói và hành động của Trung Quốc không đồng nhất?
Có sự khác xa nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trung Quốc đã dùng chiêu bài đó để lừa bịp nhân dân Việt Nam, lừa bịp thế giới bằng những khẩu hiệu mỹ miều như “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, “Giấc mơ hòa bình”, “Giấc mơ Trung Hoa”. Chủ nghĩa bành trướng bá quyền suốt cả mấy nghìn năm, ngày nay càng bộc lộ rõ nhưng núp dưới những khẩu hiệu hoa mỹ. Việt Nam đã lùi nhiều bước rồi, đã lùi đến bờ vực. Trung Quốc đã thò chân vào thềm nhà của Việt Nam. Hôm nay là thềm nhà của Việt Nam thì rất có thể ngày mai sẽ đến thềm nhà của Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia...
- Trung Quốc là 1 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), chẳng lẽ họ có thể bất chấp tất cả?
Trách nhiệm của các ủy viên này là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, thế nhưng họ không thực hiện trách nhiệm to lớn này mà LHQ giao cho. Điều 1 và Điều 2 của Hiến Chương LHQ ghi rất rõ các nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền quốc gia, cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Đặc biệt, tại Điều 33 Hiến chương LHQ, LHQ đã quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp quốc tế thông qua các phương thức hòa bình. Đó là những quy phạm mệnh lệnh được quy định trong Hiến chương LHQ mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như bỏ qua, phớt lờ những nguyên tắc căn bản này của hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế hiện đại.
PGS.TS.LS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại Học Quốc gia Hà Nội.
Người Việt Nam trọng tình quá!
- Nhiều người tự hỏi, tại sao suốt bấy lâu nay chúng ta im lặng, không đưa ra tòa án quốc tế về những hành động xâm lấn của Trung Quốc?
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào Việt Nam, đưa cả các tàu, máy bay quân sự vào vùng biển Việt Nam đe dọa uy hiếp, dùng súng bắn nước để bắn, dùng tàu để lao, đâm vào lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Từ trước đến nay chúng ta lấy cái tình làm trọng quá, nên hết đợt này đến đợt khác Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam nhưng chúng ta vẫn kiên nhẫn vì nghĩ đến tình hòa bình, hữu nghị.
- Trung Quốc thì vẫn ngấm ngầm âm mưu thực hiện các hành động xâm chiếm của mình, hành động đặt giàn khoan này hẳn không phải là bột phát?
Chúng ta có nhiều sức mạnh. Rõ ràng trước một người khổng lồ phương Bắc với tham vọng quyết nuốt trọn Biển Đông chúng ta phải có sức mạnh. Việc chọn thời cơ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thể hiện Trung Quốc đã toan tính từ lâu. Chọn thời điểm khủng hoảng ở Crưm, quan hệ Nga với phương Tây, Nga với Mỹ xấu đi, Trung Quốc “đục nước béo cò” liền động thủ trên Biển Đông, một mặt hợp tác với Nga, trong khi đó thì Nga là đồng minh chiến lược của Việt Nam.
Và chắc hẳn, họ đóng giàn khoan khủng hơn 1 tỷ USD không phải để dạo chơi, làm cảnh. Rồi làm sân bay 3 tỷ USD, mua các tàu chiến, tàu ngầm, tàu hải quân khổng lồ, đang ve vãn Nga để mua giàn tên lửa hiện đại nhất S400, mua máy bay tiêm kích quân sự hiện đại nhất... không phải để cho đẹp. Nếu không nhìn nhận rõ mưu đồ của Trung Quốc thì chúng ta sẽ phải trả giá rất lớn, không đối phó kịp thì sẽ bị mất chủ quyền. Nó đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược tổng thể.
- Cho đến thời điểm này thì căn cứ duy nhất để Trung Quốc lập luận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc dựa trên công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Điều này liệu có cơ sở?
Tôi không gọi là công hàm, tôi gọi đó là bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc. Thực ra thì bức thư này không có một chút nội dung nào nói lên điều đó.
Trung Quốc không dám đưa ra quốc tế
- Nếu Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, thì với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, vì sao Trung Quốc không đưa vấn đề đó ra quốc tế?
Trung Quốc luôn khước từ việc quốc tế hóa tranh chấp trên Biển Đông. Không phải vì họ không nghiên cứu, họ không biết, thậm chí họ nghiên cứu rất sâu rồi, nhưng vì họ không có bất cứ căn cứ pháp lý nào cả. Qua nghiên cứu của tôi trong hơn 30 năm qua thì tôi khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ một căn cứ pháp lý quốc tế nào tại Biển Đông, đặc biệt là với Hoàng Sa và Trường Sa.
- Rõ ràng cuộc đấu tranh pháp lý tới đây nghiêng về phía Việt Nam?
Chắc chắn là thế. Nếu Trung Quốc có trong tay bằng chứng pháp lý thì họ đã làm từ lâu rồi. 1 trong 15 thẩm phán trong tòa án công lý quốc tế là người Trung Quốc, 1 trong 24 thẩm phán của tòa án Luật Biển là người Trung Quốc. Ấy vậy mà Trung Quốc từ chối đưa vấn đề ra quốc tế. Rõ ràng Trung Quốc đang thất lý, vô lý. Việt Nam có thừa căn cứ pháp lý quốc tế, có thừa các bằng chứng khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 là Trung Quốc đã vi phạm những luật, những công ước quốc tế mà chính Trung Quốc đã thò bút ký vào, chính Trung Quốc đã cam kết.
- Đây rõ ràng là những điều ngang ngược, trắng trợn?
Trung Quốc đang dẫm đạp lên luật pháp quốc tế. Không thể gọi bằng từ ngữ “luật của nước lớn” mà phải gọi bằng “luật rừng”. Trung Quốc đang sử dụng “luật rừng” để bành trướng trên Biển Đông. Đó là luật của hỗn mang, luật của kẻ cướp chứ không phải là luật của kẻ mạnh. Nếu mạnh theo nghĩa văn minh, khoa học trí tuệ, nhân ái... thì tốt quá, nhưng đây là sức mạnh của kẻ cướp.
- Việt Nam sẽ phải làm gì tại thời điểm này để đối phó với Trung Quốc?
Nếu chúng ta không cương quyết, hôm nay Trung Quốc cướp biển, ngày mai Trung Quốc sẽ nhảy lên bờ. Dường như tham vọng của Trung Quốc là không có giới hạn. Ta phải nhận diện thật rõ âm mưu của Trung Quốc. Đúng là không thể đánh đổi chủ quyền để lấy thứ hòa bình hữu nghị viển vông và lệ thuộc. Chúng ta phải vận dụng sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Chúng ta có sức mạnh vô địch, có thượng phương bảo kiếm là lẽ phải, là luật pháp quốc tế.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, chúng ta phải tận dụng tất cả sức mạnh của toàn dân, bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
- Xin cảm ơn ông!
- Thể hiện lòng yêu nước, mỗi người hãy làm thật tốt công việc của mình, phát huy hết tiềm năng trí tuệ của mình để nước giàu mạnh. Khi đó khó có kẻ thù nào đặt chân lên được đất nước này.
- Cần thiết phải thành lập ban chỉ đạo đặc biệt giải quyết các vấn đề trên Biển Đông. Nơi này sẽ tập hợp các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, hiểu sâu các lý lẽ, nhìn nhận diễn biến tình hình để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
Tô Hội (Thực hiện)
Hạm đội TQ suýt bị Không quân VNCH bắn chìm sau Hải chiến Hoàng Sa
Tác giả,Nguyễn Tiến Hưng
Vai trò,Cựu Tổng trưởng VNCH, gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Virginia, Hoa Kỳ
Ngày 27/1/1973 là ngày ký kết Hiệp định Paris, theo đó quân lực Mỹ ở Miền Nam VN phải rút khỏi lãnh thổ VNCH nội trong 60 ngày.
Ngày 19/1/1974 Trung Quốc (ngày trước gọi là Trung Cộng – trong bài này chúng tôi dùng cả hai từ) lấn chiếm Hoàng Sa, mục đích là muốn tìm hiểu xem thực sự Mỹ có can thiệp trở lại hay không.
Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, Hải quân VNCH vẫn chống trả, nhưng luôn luôn với sự cẩn trọng và tự chế. Đó là vì theo kinh nghiêm từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Trung Quốc luôn lấn chiếm hải đảo với cái bẫy là dùng tàu đánh cá và những người dân chài.
Tháng 2/1959, ngư thuyền Trung Quốc cho người lên đảo Hoàng Sa đánh cá. Tổng thống Ngô Đình Diệm phát hiện họ chính là những người lính đội lốt dân chài nên đã ra lệnh trục xuất ngay. Ngoại trưởng Mỹ là John Foster Dulles không e ngại Trung Quốc trả đũa và cũng không ngăn chận TT Diệm.
Tới tháng 1/1974 ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng Sa, nhưng lần này thì có hạm đội đi theo. Từ đó, mô hình dùng tàu đánh cá để lấn chiếm các hải đảo luôn được Trung Quốc áp dụng, dù là ở Scarborough của Phi Luật Tân hay Kinsaku của Nhật Bản.
Khi tàu đánh cá của Trung Cộng chạy về hướng Bắc
Theo chi tiết về Hải chiến Hoàng Sa được nhân chứng là Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải viết lại chi tiết trong cuốn “Can Trường Trong Chiến Bại” thì ngày 16/1/1974 có báo cáo là một số tàu đánh cá đang chạy về hướng Bắc. Khi người nhái của Hải quân Việt Nam lên đảo Duncun và Drummond để kiểm tra thì đụng ngay một toán lính Trung Cộng.
Sáng ngày 17/1/1974, tuần dương hạm HQ 16 báo cáo là có hai tàu đánh cá Trung Cộng không tuân lệnh của chiến hạm Việt Nam để ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Ngoài ra lại có sự xuất hiện của hai tàu chở quân đội của Trung Cộng và nhiều cờ Trung Cộng được cắm trên hải đảo.
Một toán quân nhân của HQ 16 gồm một trung úy và 14 đoàn viên đổ bộ lên đảo bằng xuồng cao su nhổ hết cờ Trung Cộng và thay bằng cờ Việt Nam. Toán này găp nhiều người Trung Hoa nhưng không rõ là ngư phủ hay binh sĩ. Tuy nhiên, toán quân nhân VNCH đã được lệnh là phải tự chế, “không được bắn trước, trừ khi để tự vệ” để khỏi rơi vào cái cạm bẫy là trở nên bên khai hỏa trước giúp Trung Quốc có cái cớ là mình chỉ tự vệ.
Nhận được báo cáo về hành động của Trung Quốc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra tận Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
Cũng vẫn tự chế và đi từng bước, trên đầu trang ông viết: 'Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
"Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH.
Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này, và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH."
Viết lệnh xong, ông Thiệu cất giọng: "Anh Thoại, đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng thì cho tôi biết ngay từ bây giờ."
Sau này chúng tôi hỏi TT Thiệu tại sao ông không ra lệnh cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH mà lại phải bay ra Đà Nẵng và viết tay về lệnh này.
Ông giải thích rằng: nếu ra lệnh theo hệ thống quân giai thì sẽ mất thời giờ, và để Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa rồi đặt mình vào cái tình trạng “fait accompli” – “trước sự đã rồi.”
Cũng vì vậy nên chúng tôi đã chứng kiến tại Dinh Độc Lập việc ông ra lệnh tăng cường lực lượng Hải quân VNCH ở Trường Sa sau trận Hoàng Sa – mặc dù Mỹ cố vấn ngược lại – vì ông cho rằng Trung Quốc sẽ thừa thắng xông lên và tiến chiếm Trường Sa, đặt VNCH vào ‘sự đã rồi’.
Để chuẩn bị cho khả năng này, tháng 2/1975 Bộ Ngoại giao VNCH còn cho phổ biến rộng rãi một tài liệu WHITE PAPER (Bạch Thư) chứng minh chủ quyền của VNCH trên Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu này còn được Đại học Michigan lưu lại ở trên mạng.
Dù bị mất Hoàng Sa và chịu nhiều tổn thất và thương vong, Hải quân VNCH đã gây tổn thất lớn cho đối phương: Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274 của Trung Quốc bị bắn chìm. Vì tàu này là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đều tử trận gồm cả Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh Phó của Hạm đội Nam Hải, bốn đại tá, sáu trung tá, hai thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên.
Sau hải chiến, Không quân VNCH được lệnh phản công
Buổi chiều ngày 19/1/1974 sau khi hạm đội của VNCH đã ngừng, TT Thiệu liền ra lệnh cho Không quân trực chỉ Hoàng Sa để oanh kích phản công. Nhưng bất chợt, lệnh bị rút lại.
Tại sao như vậy? Ngày nay thì ta đã có chứng cớ và văn bản để trả lời.
Trước hết về lệnh cho Không quân ra khơi để phản công: chúng tôi phối kiểm với Đại tá Nguyễn Quốc Hưng (Phụ tá Tham mưu Phó Hành quân, Bộ Tư lệnh Không quân, phụ trách toàn bộ 19 phi đoàn khu trục của VNCH) thì ông đã xác nhận là đúng.
Phó Đề đốc Thoại cho biết là trước hải chiến thì ở Đà Nẵng cũng đã có phản lực cơ F-5 nhưng chỉ có thể chiến đấu được 15 phút vì không đủ xăng nhớt.
Ông Hưng giải thích: loại khu trục F5-E có khả năng mang theo một thùng xăng thứ hai với 800 gallons, nhưng mỗi chiếc chỉ có thể gắn hai thay vì bốn hỏa tiễn. Mục tiêu của phi vụ lần này là bắn chìm chiến hạm Trung Quốc rồi bay về ngay vì không thể ở lại lâu hơn để nghênh chiến trong trường hợp MIGs của Trung Quốc từ Hải Nam (rất gần) bay tới tấn công.
Ông kể lại nhiều chi tiết, tóm tắt như sau:
“Vào 8 giờ tối ngày 19/1/1974, Tư lệnh Không quân nhận được mật lệnh của Tổng thống phải dùng phản lực cơ chiến đấu siêu thanh F5-E để oanh kích phản công địch trên đảo Hoàng Sa. Lệnh là phải giữ tối mật, nếu khi bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng để từ đó bay ra Hoàng Sa mà có ai hoặc cố vấn Mỹ hỏi thì cứ nói ‘tôi bay ra để tăng cường công tác phòng không’.
Ngày hôm sau, đoàn phi công do tôi chỉ huy đã cất cánh hai lần để ra khơi, một lần vào buổi trưa và một lần buổi chiều, mỗi lần gồm hai phi tuần.
Nhưng vừa bay được khoảng trên một trăm nautical miles thì nhận được đặc lệnh phải quay trở về và hủy bỏ các phi vụ không kích.
Lý do là Đệ Thất Hạm Đội yêu cầu ngừng ngay kế hoạch oanh tạc và nhấn mạnh rằng sẽ không có "top cover" (yểm trợ trong trường hợp bị phi cơ của Trung Quốc từ Hải Nam lên không chiến) và cũng không có "rescue support" (cứu vớt nếu bị bắn rơi).”
Đại tá Hưng rất tiếc rằng đã mất đi cơ hội để bắn chìm hạm đội của Trung Quốc. Đó là vì đã bay đến gần và trông thấy 4 chiến hạm của Trung Quốc phun khói đen. Phản lực cơ chiến đấu siêu thanh F5-E được trang bị hỏa tiễn tầm nhiệt nên có thể bắn chìm hạm đội Trung Quốc dễ dàng. Hỏa tiễn này rất chính xác và rất đắt.
Trong số những quân nhân tham gia phi vụ không kích này, còn có những nhân chứng khác ngoài Đại tá Quốc Hưng (hiện ở Salem, Oregon): Thiếu tá Phạm Đình Anh (California), Đàm Tường Vũ (Arizona), Vũ Viết Quý (California), và Hồ Văn Giầu (Las Vegas).
Tại sao lệnh oanh kích đánh chìm chiến hạm Trung Quốc bị rút lại?
Một chuyện thật lạ lùng: tài liệu được giải mật ngày 30/6/2005 tiết lộ rằng vào ngày 18/1/1974 (17/1/1974 giờ Washington), Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã gọi điện thoại cho Đại sứ Martin ở Sàigòn và nhấn mạnh ý muốn của Bộ là "tình hình phải được hạ nhiệt" (cooling the situation).
Dĩ nhiên, ông Martin phải thi hành ngay. Ngày hôm ấy chính là ngày TT Thiệu bay ra Đà Nẵng để ra lệnh đối đầu với Hải quân Trung Quốc.
Khi hải chiến xảy ra, Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ ở ngay gần Hoàng Sa, nhưng không đáp ứng khi Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu vớt các thủy thủ.
Ông Thoại viết lại: “Vì đau đớn cho các thủy thủ đang trôi trên biển với những vết thương mà máu ra sẽ là dấu hiệu cho cá mập tới, và trong sự chán nản tột cùng tôi đã chỉ thị các chiến hạm bị thiệt hại rời chiến trường để đưa các thủy thủ và thương binh lên bờ tại Đà Nẵng."
Không những Ngoại trưởng Kissinger đã yêu cầu Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Đệ Thất Ham Đội rời xa Hoàng Sa, ông lại còn can ngăn TT Thiệu đừng đụng độ với Trung Quốc về mấy hòn đảo này.
Mật điện can ngăn TT Thiệu
Ngày 19 tháng 1, 1974
Người gửi: Ngoại Trưởng – Washington DC
Nơi nhận: Tòa Đại sứ Sàigòn
Mật điện Bộ Ngoại giao 012641
1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đã đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Quốc bắn chìm. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân. Tình hình thêm phức tạp vì có báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn phòng Tùy viên ở Đà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.
2. Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này.
Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Đại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ý muốn của chúng tôi là tình hình phải được hạ nhiệt…
3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:
Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong hòa bình.
Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.
4. Chúng tôi đang yêu cầu Tòa Đại sứ ở Sàigòn cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam.
KHẨN - MẬT
Đã không yểm trợ cứu vớt nạn nhân, đã yêu cầu Hải quân Hoa Kỳ tránh né khỏi khu vực giao tranh, lại còn công bố rõ ràng (để TQ biết rằng "Chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa" và xác định là "Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào vụ xung đột này."
Không đứng về phe nào thì tại sao lại khuyên can chính phủ VNCH "hãy hạ nhiệt", chỉ hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân thôi, nhưng làm bất cứ những gì để tránh đụng độ thêm nữa với lực lượng Trung Quốc về mấy hòn đảo?
Trấn an Trung Quốc sau khi Miền Nam sụp đổ
Ngày 16/1/2024, BBC Tiếng Việt trích dẫn bình luận của Đại tá Carl Schuster (tình báo hải Quân Mỹ) nói đến cuộc gặp gỡ giữa ông Kissinger với Đại sứ Hàn Tự, Quyền Trưởng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc. Cuộc nói chuyện diễn ra tại Washington vào ngày 23/1/1974, tức là chỉ bốn ngày sau Hải chiến Hoàng Sa: “Nước Mỹ không ủng hộ Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với những đảo này. Tôi cũng muốn nói rõ điều đó,” Kissinger trấn an Hàn Tự.
Sau đó, ông còn sắp xếp để người kế vị TT Richard Nixon là TT Gerald Ford đi Bắc Kinh năm ngày và gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trước chuyến đi, Kissinger đã cố vấn ông Ford: "Ngài sẽ cố gắng hết sức để tăng cường giây liên lạc với Trung Quốc. Ngài nên cho họ biết rằng Ngài tin vào việc phát triển mối bang giao Mỹ - Trung là quyền lợi căn bản của chúng ta và Ngài sẽ theo đuổi việc này một cách mạnh mẽ trong những năm tới."
Như vậy là từ trận Hoàng Sa, Trung Quốc có thể yên tâm và điều những hạm đội từ Nam Hải tiến thẳng vào Biển Đông qua ngả Hoàng Sa mà không bị Mỹ làm khó khăn.
Lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng chính Kissinger đã đơn phương mở cửa vào Biển Đông cho Trung Quốc từ 50 năm trước. Trong thời điểm tháng 1/1974 khi TT Richard Nixon co cụm trong bối cảnh Watergate thì Kissinger giống như ‘quan toàn quyền’ của nước Mỹ về ngoại giao.
Ông luôn làm việc trong vòng bí mật, và một mình. Có những sự kiện quan trọng mà Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ cũng không hay biết (như được đề cập trong cuốn sách ‘Bức Tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm’- BTVNCH, được xuất bản vào Hè 2024).
Theo góc độ ấy thì trong thực tế, nhiều động thái của Kissinger không phản ảnh lập trường của Hoa Kỳ.
Hậu quả của Hải chiến Hoàng Sa thật là lớn lao, nó đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn tại Biển Đông. Khi biết chắc chắn rằng Hoa Kỳ đã quay lưng lại Biển Đông, Trung Quốc tự do tung hoành, dẫn đến tình trạng căng thẳng ngày nay.
Từ tung hoành tới lộng hành! Cái kẹt là sau khi lộng hành với các quốc gia sở tại thì Trung Quốc lộng hành với chính nước Mỹ như đang diễn ra ở Biển Đông.
Sự kiên này giải thích tại sao Mỹ đã phải xoay trục về Á Châu và đang cố gắng để thắt cho thật chặt quan hệ ngoại giao và quân sự với các quốc gia trong vùng, nhất là đối với Việt Nam.
Việt Nam nên cân nhắc như thế nào?
BBC Tiếng Việt ngày 18/1/2024 có bài bình luận về “50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Ukraine và Đài Loan là bài học cho Việt Nam'” trích dẫn Tiến sĩ William C. Chung, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách An ninh và Phát triển (Institute for Security and Development Policy), Phó Giáo sư Đại học Quốc phòng Đài Loan, nói về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và đưa ra nhận định của ông trong việc Việt Nam nên chọn cách thức giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trong tình hình địa chính trị xoay chuyển như hiện nay.
Thật đúng là nếu không có Mỹ thì Ukraine đã không thể đối đầu với cuộc tấn công của TT Vladimir Putin cho đến ngày nay. Nếu không có Mỹ thì Đài Loan đã là một tỉnh lỵ của Trung Quốc theo tinh thần của Shanghai Communiqué (Thông Cáo Thượng Hải) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 27/2/1972.
Tất cả cũng chỉ vì quyền lợi. Mỹ giúp Ukraine vì quốc gia này là lá chắn cho NATO. Mỹ bảo vệ Đài Loan vì đây là lá chắn của Mỹ ở Đông Hải để bảo vệ Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất ở Á Châu.
Lịch sử đã chứng minh rằng Mỹ nhảy vào hay tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam thì cũng chỉ là trên căn bản quyền lợi. Mỹ đã phản bội VNCH trong Hải chiến Hoàng Sa chính vì “quan toàn quyền Kissinger” cho rằng quyền lợi của Mỹ là Trung Quốc chứ không phải VNCH.
Ông đã từng biện luận cho việc mở cửa Bắc Kinh để đưa Trung Quốc thành bạn đồng phường: “Chúng ta cần Trung Quốc để tăng cường tính linh hoạt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ... Sáng kiến này thu nhỏ Đông Dương lại, để nó quay về đúng cái quy mô của nó – quy mô của một bán đảo nhỏ bé trên một lục địa to lớn” (như được đề câp trong cuốn sách BTVNCH).
Tiến sĩ William C. Chung trong bài đề cập trên đây đã kết luận: “Từ bài học Đài Loan và Ukraine, Việt Nam nên tham gia vào một hợp tác an ninh song phương để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.”
Hiện nay Việt Nam có một cơ hội rất tốt, đó là trên căn bản quyền lợi, Mỹ đang rất cần Việt Nam.
Chúng tôi thấy rằng: dưới thời của 15 Tổng Thống Hoa Kỳ kể từ Franklin D. Roosevelt muốn giúp cho Việt Nam được độc lập năm 1945 cho tới Joe Biden nâng quan hệ Việt-Mỹ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện năm 2023 – trừ Richard Nixon và Gerald Ford với sự kiện Henry Kissinger – các nhà chiến lược quân sự Mỹ ở Ngũ Giác Đài luôn đánh giá Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng tại vùng Đông Nam Á Châu, là lá chắn Trung Quốc ở phía Nam.
Ngày 16/1/2024, BBC News Tiếng Việt trích dẫn bài của giáo sư Toshi Yoshihara từ Đại học Georgetown và nghiên cứu của ông về Hải chiến Hoàng Sa 1974 đã nhấn mạnh đến “vai trò của bên thứ ba” rằng các tài liệu gần đây của TQ cho thấy những người ra quyết định ở Bắc Kinh đã cân nhắc cẩn thận nguy cơ Mỹ can thiệp ở quần đảo Hoàng Sa bởi họ đã nghiền ngẫm từng động thái của Mỹ, giáo sư Toshi viết trong nghiên cứu và đưa ra “Bài học ở đây là đánh giá của Bắc Kinh về can thiệp của bên thứ ba, đặc biệt là Mỹ, sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính toán của họ trong các quyết định về việc sử dụng vũ lực.”
Theo kinh nghiệm Hoàng Sa, liệu Việt Nam có nên uyển chuyển hơn về chính sách ngoại giao bốn không để đi bước trước (preemtive move), thí dụ như tìm mọi cách để tăng cường sự răn đe ngay trong giai đoạn Trung Quốc còn đang tính toán về ‘sự can thiệp của bên thứ ba’ trước khi quyết định tiến chiếm Trường Sa Lớn? Nếu đợi tới lúc Bắc Kinh đã đi tới quyết định (vì thấy rằng Mỹ không có những ràng buộc quân sự song phương với Việt Nam) và bất chợt dùng vũ lực áp đảo để tấn công thì VN có thể sẽ bị đặt vào tình trạng của ‘sự đã rồi’.
Khi ấy, dù các quốc gia có đối tác chiến lược hay đối tác chiến lược toàn diện với VN phản đối gắt gao hay có động thái mạnh nào khác thì Trung Quốc cũng chỉ chứng minh với “tài liệu lịch sử 2000 năm” là Trường Sa Lớn thuộc về Trung Quốc. Hoặc cùng lắm thì cũng chỉ đề nghị “điều đình” một giải pháp hòa bình để xoa dịu chứ không rút quân ra khỏi Trường Sa Lớn.
Thế là xong. Chấm hết. Vài tháng sau thì dư luận quốc tế sẽ chuyển sang những biến cố quan trọng khác.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn 'Khi Đồng minh Tháo chạy' và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.
Du lịch Hoàng Sa, hơn 300.000 lượt người Trung Quốc đã tới thăm trong khi CSVN chúc mừng đại ân qúy quốc
Bất chấp phản đối từ Việt Nam, Trung Quốc đã triển khai du lịch tại Hoàng Sa từ hơn 10 năm nay. Hoạt động này hiện đang diễn ra như thế nào?
Tháng 7/2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm ba khu vực mà họ gọi là Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (Bãi ngầm Macclesfield), là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa nước này và các nước lân cận. Trong đó, Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.
Theo kế hoạch, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên khai thác ở thành phố mới lập này.
Một năm sau, những chuyến tàu đầu tiên đã bắt đầu chở du khách ra Hoàng Sa bất chấp phản đối từ Việt Nam.
Được quảng bá như Maldives của Trung Quốc, sau một thập kỷ triển khai, theo một thống kê của BBC Tiếng Việt, quần đảo này đã đón hơn 300.000 lượt khách du lịch. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2023, con số này là gần 150.000 người. Mức tăng trưởng du khách bình quân hàng năm trước đại dịch Covid đạt trên 70%.
Tuy nhiên, màu xanh ngọc như biển Maldives không phải là sắc thái duy nhất của “tuyến du lịch Tây Sa”. Theo truyền thông Trung Quốc, quần đảo này còn là một điểm tham quan “đỏ”, tức gắn liền với các sự kiện cách mạng của Đảng Cộng sản. Với quần đảo này, đó là trận hải chiến với quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Với đặc thù như vậy, trong một khảo sát của Học viện Hải dương nhiệt đới Hải Nam, gần 70% du khách trong tuyến này là người trung niên, tuổi từ 46-68.
Lướt các bài đăng về du lịch Hoàng Sa trên mạng xã hội Trung Quốc, có thể thấy được không ít người muốn một lần đến quần đảo này, hay như họ gọi là thỏa mãn “Tây Sa mộng”. Nhưng không dễ để làm được điều đó.
Để đủ điều kiện tới Hoàng Sa, ngoài việc phải là công dân Trung Quốc (trừ người sinh sống tại Hồng Kông, Ma Cao) tuổi từ 10 đến 70, du khách còn phải khai vào một bản đăng ký, trong đó bao gồm cả những thông tin về các thành viên trong gia đình, tên và địa chỉ nơi làm việc. Tờ khai cũng nêu rõ du khách phải là người chưa từng phạm pháp, chưa từng tham gia kích động lật đổ chính quyền hay là “thành viên của các tổ chức tà giáo có tư tưởng phản động”.
Do hình thức du lịch tự túc chưa được cho phép, du khách chỉ có thể đi theo đoàn. Hiện có hai tàu chính chở khách ra Tây Sa là Nam Hải chi Mộng và Trường Lạc Công Chúa. Cả hai đều xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam. Tour phổ biến nhất là 3 ngày 4 đêm, với mức giá rẻ nhất từ gần 6.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 20 triệu đồng Việt Nam) mỗi người. Ngoài ra, còn có lựa chọn 8 ngày 7 đêm với giá thông thường trên 10.000 nhân dân tệ (trên 35 triệu đồng Việt Nam).
Theo lịch trình năm 2024 được công khai trên các trang web đặt tour trực tuyến của Trung Quốc, hàng tháng mỗi tuyến tàu có từ 8 đến 10 chuyến khởi hành ra Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Sau hải trình khoảng 13 tiếng từ Tam Á, tàu ra tới cụm đảo Lưỡi Liềm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc), nơi từng xảy ra Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Từ đây, du khách xuống tàu nhỏ để tham quan 3 đảo được phép khai thác du lịch là bãi Xà Cừ (Trung Quốc gọi là Ngân Tự), Ốc Hoa (Trung Quốc gọi là đảo Toàn Phú) và đảo Ba Ba (Trung Quốc gọi là Áp Công). Tuy nhiên, theo các nguồn tin tiếng Trung, từ nửa cuối năm 2023 đến nay, đảo Ba Ba đang tạm dừng đón du khách để bảo tồn hệ sinh thái.
Trong số ba đảo trên, bãi Xà Cừ là đảo có đông dân cư và cơ sở vật chất tốt nhất. Trên đảo hiện có khoảng trên dưới 10 hộ dân sinh sống với đầy đủ điện, nước ngọt và cả internet. Lên đảo, du khách được ăn hải sản do ngư dân trực tiếp đánh bắt.
Đảo Ốc Hoa tuy được đánh giá là có bãi biển đẹp nhất (không chỉ của Hoàng Sa mà còn xét trên toàn Trung Quốc), nhưng đây chỉ là một bãi cát không có người cư trú. Hoạt động trên đảo chủ yếu là đi dạo biển và chụp hình kỷ niệm.
Giống như bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba có cư dân sinh sống, nhưng điều kiện cơ sở vật chất không tốt bằng. Theo mô tả, có khoảng 100 ngư dân thường xuyên đánh bắt xung quanh hòn đảo này.
Ngoài các hoạt động đã nêu, tùy theo thời điểm và chính sách, du khách có thể được lặn ngắm san hô, thậm chí tham gia đánh bắt hải sản.
Điểm du lịch ‘đỏ’
Như đã nói, Tây Sa được định hướng là điểm du lịch “đỏ” nên không thể thiếu các hoạt động tương ứng. Truyền thông Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh nghi thức thượng cờ trên đảo, coi đó là một tiết mục đặc sắc của chuyến đi.
Theo các video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, để thực hiện nghi thức, trước tiên du khách đứng tập trung quanh một cột cờ, nghe đại diện công ty du lịch lược kể về “lịch sử đấu tranh giành chủ quyền Tây Sa”. Trong đó, trận hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 được nhắc tới với giọng tự hào của bên thắng cuộc, nhưng cũng thoáng bi thương khi nhắc đến những người chết trận. Người tham dự sau đó được hướng dẫn đồng thanh hô “Tôi yêu tổ quốc” và “Tôi yêu Tây Sa”, trước khi cử quốc ca và kéo quốc kỳ Trung Quốc.
Tuy được thăm ba đảo, phần lớn thời gian của du khách là ở trên du thuyền, bởi các đảo không có chỗ lưu trú và thời gian tham quan cũng bị hạn chế.
Để giúp du khách giải trí trên tàu, công ty lữ hành tổ chức các hoạt động như xem ca vũ, thăm bảo tàng hải dương lưu động, tham gia tiết học về hệ sinh thái biển hay dự các lớp hướng dẫn làm đồ thủ công.
Xen kẽ trong đó là những chương trình mang sắc thái chính trị hơn như lớp kiến thức về “lịch sử Tây Sa” hay chiếu bộ phim cách mạng “Nam Hải Phong Vân”, kể về trận hải chiến 1974.
Theo kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2030, tỉnh Hải Nam dự định cải thiện điều kiện du lịch tại nơi mà họ gọi là thành phố Tam Sa, trong đó có mở thêm các tuyến tàu ra quần đảo Hoàng Sa. Tham vọng là biến Tam Sa thành “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Còn với du khách, cơ sở vật chất không phải thứ duy nhất họ muốn cải thiện.
Theo lời kể của một blogger du lịch Trung Quốc, không khó để bắt gặp những hành xử chưa đẹp từ những hành khách trung niên trên tàu. Chẳng hạn, trong một buổi chiếu phim về Tây Sa, có một nhóm nam nữ ăn mặc kỳ dị khiêu vũ ngay bên cạnh màn hình, tiếng nhạc của họ át cả tiếng phim; hay mỗi ngày đều có thể bắt gặp nhiều ông chú ở trần và bà cô y phục xộc xệch vào lẫn lộn nhà vệ sinh nam nữ…
Tuy vậy, với người này, đó chỉ là những vết gợn không đáng có trên một hành trình đẹp. Còn theo thống kê từ cuộc khảo sát nêu trên, 80% người được hỏi hài lòng với chuyến đi.
Hoàng Sa giữa những phản bội và trung thành
Tác giả,André Menras Hồ Cương Quyết
Vai trò,Gửi tới BBC từ Pháp 20 tháng 1 2024
Có người giải thích các bi kịch lịch sử bằng “lời nguyền địa lý”. Số phận chàng David Việt Nam sống sát bên người khổng lồ Trung Quốc là mãn kiếp phải chịu những yêu sách, tham vọng và xúc phạm của hàng xóm.
Chưa đầy ba tháng sau ngày ký kết đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ, Tập Cận Bình đích thân tới Hà Nội để nhắc lại cái “đạo trời” mà Trung Quốc đưa ra: Trung Quốc và Việt Nam chung vận mệnh.
Vị trí địa chính trị then chốt của Việt Nam, ở cửa ngõ phía nam của đế chế Trung Hoa, mở ra biển Đông Nam Á, ngày nay là con đường huyết mạch của giao thông quốc tế, đã khiến cho Việt Nam bị nước ngoài chiếm đóng trong nhiều thế kỷ.
Qua ngàn năm Bắc thuộc với chuỗi dài triều cống, cướp bóc triền miên, tàn sát điêu linh, lớp lớp những anh hùng quốc gia đã vùng lên kháng cự. Những phố phường đô thị, những con đường nông thôn còn ghi tạc tên tuổi của họ.
Nước Việt Nam non trẻ đã được dựng xây qua bao đau khổ, trong sự hợp tác, và nhất là trong sự kháng cự, để giành lại độc lập, gìn giữ và làm chủ lãnh thổ. Trong cuộc đấu tranh ấy, trên thực tế, Việt Nam cũng làm cái khiên cho nước láng giềng sống yên ổn ở phía bắc.
Thế mà ngày nay, như Tập Cận Bình vừa cho thấy, phản xạ phong kiến với những uy hiếp và đe dọa trừng trị theo kiểu thiên triều đối với chư hầu vẫn còn nguyên. Mỗi lần gặp phải những quyết định của Hà Nội có điểm nọ điểm kia không vừa ý, báo chí Trung Quốc lại đồng thanh “nhắc nhở các đồng chí phương nam” phải biết ơn, nhớ món nợ đối với Trung Quốc trong các cuộc kháng chiến.
Việt Nam nợ Trung Quốc? Hay ngược lại? Món nợ nào lớn hơn?
Sự im lặng của Pháp
Trong cơn cuồng phong lịch sử, Việt Nam thật khó giữ gìn sự toàn vẹn.
Trong những thế kỷ vừa qua, không có được toàn bộ chủ quyền, đôi khi không được hỏi ý kiến trong những quyết định cốt yếu, vương quốc “An Nam” dưới sự “bảo hộ” của Pháp đã mất đi những bộ phận của lãnh thổ mà chính quyền thực dân đã chia năm xẻ bảy, và do sự bất tài, cẩu thả, tham nhũng hay đổi chác, đã để rơi vào tay Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa là một ví dụ điển hình.
Vì ham muốn theo đuổi những ảo vọng tô giới thương mại lấp lánh ở Trung Quốc mà Pasquier (toàn quyền Đông Dương), Pichon (“công sứ” Pháp tại Bắc Kinh) và những quan chức thực dân cao cấp đã để cho những tham vọng của triều đình Trung Quốc (đặc biệt là Tổng đốc Quảng Đông) dấy lên, dòm ngó quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1909.
Xin hãy đọc những bài báo ít được biết, bằng chứng cuộc đấu tranh của một nhà báo Pháp, ông M. Henri Cucherousset nhằm bảo vệ chủ quyền của An Nam đối với quần đảo.
Từ năm 1924 đến năm 1934, tuần báo mà ông Cucherousset làm tổng biên tập, “L’Eveil économique de l’Indochine” (Thức tỉnh kinh tế của Đông Dương), sau đó trở thành “L’éveil de l’Indochine” (Thức tỉnh của Đông Dương), đã tố cáo thực dân Pháp đã khinh thường chủ quyền An Nam ở Hoàng Sa, chủ quyền mà họ có nhiệm vụ bảo đảm.
Tuần báo còn khẳng định như vậy là, trong vấn đề Hoàng Sa, chính quyền thực dân đã phản bội nước An Nam mà họ bảo hộ và cảnh báo nguy cơ Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa.
Trong bài báo “Quần đảo Hoàng Sa và Đông Dương” (ngày 30/12/1928), Cucherousset khẳng định dứt khoát: “Không thể nào để cho các nhà lãnh đạo Đông Dương làm như không biết rằng Trung Quốc dự định thành lập quân cảng Du Lâm, phía nam đảo Hải Nam, trông ra Vịnh Bắc Bộ, và chính thức chiếm hữu các đảo Hoàng Sa”.
Đến hội nghị San Francisco năm 1951 ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ tham vọng lãnh thổ ở khu vực, Pháp không khẳng định hay bảo vệ vị trí kế thừa các quyền chủ quyền của An Nam, mà chỉ bỏ phiếu chống lại đề nghị của Liên Xô là trao quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Còn Hoa Kỳ thì sao?
Cường quốc ngày nay đang than vãn về mối đe dọa bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt ở vùng biển Đông Nam Á chung quanh quần đảo Trường Sa, ngày ấy đã làm gì?
Việc Richard Nixon và Henry Kissinger bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn trái ngược với cái “hòa bình trong danh dự” mà họ rêu rao.
Khi hải quân Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, Hạm đội 7 của Mỹ đang ở cách đấy không xa nhưng đã làm ngơ trước điện cầu cứu, bỏ mặc đồng minh VNCH bị tàn sát.
Họ có thể dễ dàng ngăn chặn cuộc xâm lược bằng các hàng không mẫu hạm. Một số chứng cứ còn cho biết lúc đó không quân VNCH đã sẵn sàng cất cánh. Lẽ ra, nó đã có thể làm thay đổi dòng chảy của lịch sử, nhưng không được phép.
Chỉ bốn ngày sau cuộc xâm lược của Trung Quốc, Kissinger nói với đại biện của phái đoàn Trung Quốc tại Hoa Kỳ để xin trả tự do cho một nhân viên Mỹ bị bắt tại Hoàng Sa: “Lập trường của Hoa Kỳ là không ủng hộ những yêu sách của Nam Việt Nam đối với các đảo… Chính quyền Sài Gòn đang lập những phái đoàn để đi gặp các tổ chức quốc tế như SEATO, cả Liên Hợp Quốc nữa. Chúng tôi nói rõ là chúng tôi không dính dáng gì tới các phái đoàn đó.”
Tất cả những sự bội phản, những sự hèn nhát và những tham vọng phù du đó đã dẫn tới hiện tình ngày nay. Không gặp sự ngăn đe thực sự nào, Trung Quốc cứ thế tiến lên, từ xâm chiếm này đến xâm chiếm khác, bạo liệt, đôi khi đẫm máu, gia tốc và khuếch trương những đòi hỏi chủ quyền tùy tiện, gói ghém cái bánh ga tô ăn cướp bằng con đường 11 đoạn, rồi 9, rồi 10 đoạn…, ngang nhiên giày xéo lên quyết định của Tòa trọng tài quốc tế liên quan tới cái gọi là “các quyền lịch sử” của Bắc Kinh trên biển Đông Nam Á, xây dựng những thực thể quân sự trên các đảo và đá để gia cố mạng lưới chiếm đoạt và kiểm soát, gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây hấn, ngày ngày vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển 1982 mà nước này là một bên ký kết, đồng thời cũng muốn thay bằng luật Trung Quốc…
Chế độ toàn trị bạo ngược mà nhà cầm quyền Bắc Kinh áp đặt trên nhân dân mình đi đôi với chủ nghĩa quốc gia cực đoan được nuôi dưỡng bởi những ô nhục quá khứ và những thành tựu kinh tế hiện tại khiến cho người ta liên tưởng tới thảm kịch toàn cầu mà thế giới đã phải kinh qua cách đây vài thế hệ.
Thảm kịch ấy bắt nguồn từ những nhu nhược, vô trách nhiệm, hèn nhát trước một mối nguy mà nhiều người đã trông thấy phát triển, nhưng người ta đã coi nhẹ, hay không muốn đối mặt.
Nhu nhược không loại trừ được nguy hiểm
Trước cuộc xâm lược của Hitler, Thống chế Pétain chủ trương hợp tác, một thứ chính sách “cây tre” triệt để nhằm tránh né sấm sét của kẻ xâm lăng, nhưng đồng thời lại giúp kẻ chiếm đóng thực hiện chính sách của chúng.
Và chính các dân vệ người Pháp đã truy tìm, bắt giam và đưa đi đày đồng bào của mình là những người kháng chiến, và đã củng cố quyền lực của quân xâm lược. Khác nhau về quy mô bi kịch và cường độ bạo lực, song tình hình Việt Nam hiện nay cũng có mặt tương đồng với thời kỳ đen tối trước đây của lịch sử Pháp.
Các biện pháp đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm truy lùng, bắt bớ và giam tù với những bản án hàng chục năm đối với những người Việt Nam yêu nước như các bạn tôi, Phạm Chí Dũng, Trần Văn Bang và bao người khác, là những người đã lên án sự khuynh loát của Bắc Kinh đối với đất nước Việt Nam, dường như không làm cho “ông anh” phương bắc hài lòng.
Trước một kẻ bạo tàn như vậy, sợ hãi hay nhu nhược không hóa giải được nguy cơ.
Với chuỗi dài các hành động của Bắc Kinh: cuộc xâm chiếm đẫm máu ở Hoàng Sa năm 1974, cuộc tàn sát ở Gạc Ma năm 1988, cuộc xâm nhập kéo dài của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, vô vàn những cuộc gây hấn, đôi khi chết người, đối với ngư dân Việt Nam, đã được các ngư dân Trung Bộ kiểm kê và ghi lại đầy đủ, không thể nào chấp nhận được rằng nhà nước Việt Nam, người bảo vệ công dân và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lại không yêu cầu luật pháp quốc tế, cũng không làm gì để bảo vệ người lao động trên biển.
Đó là nhiệm vụ cần thiết, chính đáng, đàng hoàng và hòa bình, không thể nào thay thế nó bằng những lời phản đối của một người phát ngôn mỗi lần xảy ra sự cố. Sự buông tay tội lỗi này khác nào khuyến khích bọn cướp biển tiếp tục hoành hành, dẫn tới một sự bùng nổ nhất thiết sẽ xảy ra. Nó cũng không giúp gì cho việc triển khai sự đoàn kết quốc tế hiệu quả.
Và cứ như thế, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn của Bắc Kinh, có thể lật ngửa ván bài cho năm 2024: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển của chúng tôi”.
Vẫn như cũ
Ngày 2/3/2010, BBC News Tiếng Việt đăng một bài báo của tôi, “Lời chúc cho người dân chài”, trong đó tôi trình bày tình hình Hoàng Sa. Dù rằng phương thức bắt giam ngư dân Việt Nam ở đảo Phú Lâm hay Hải Nam dường như đã tạm ngưng, nhưng chính sách khủng bố của những “con tàu màu trắng” vẫn không ngừng. Dường như Trung Quốc còn tăng cường với đội máy bay trực thăng.
Hà Nội vẫn kêu gọi ngư dân “bám biển”, nhưng hải quân cũng như không quân Việt Nam không làm gì để bảo vệ chống lại sự gây hấn của Trung Quốc. Hàng vạn ngư dân vẫn chưa có quyền tự do hiệp hội để nói lên tiếng nói của mình…
Sự thực, những người duy nhất chưa bao giờ từ bỏ Hoàng Sa, quần đảo nguồn sống của họ từ nhiều thế kỷ, là ngư dân Việt Nam. Cuộc sống của họ, của gia đình họ là ở đó, gian nan, nhọc nhằn nhưng đầy nhân cách, tiếp tục truyền thống của cha ông.
Mỗi lần ra khơi là một lần họ phải đơn độc đối đầu với quái vật. Họ là những người duy nhất giương cao ngọn cờ Tổ quốc ở vùng biển cấm. Tôi đã trải qua những hành trình cùng họ trong đất liền cũng như ngoài khơi.
Họ trung thành với Hoàng Sa, đối đầu với biết bao sự bội phản mà quần đảo này là nạn nhân. Sự thủy chung của họ làm rạng ngời bản chất nhân văn. Tôi xin mượn mấy dòng này để chúc họ nhiều may mắn và dũng cảm cho năm Giáp Thìn.
Xin gửi tới họ sự ủng hộ toàn diện và lòng quý mến.
Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả André Menras Hồ Cương Quyết
Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc hay CSBV nhuong cho nguoi anh em XHCN muon do thoi gian?
Diễm Thi, RFA 2021.01.19
Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?
Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.
Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.
Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.
Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.
Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.- Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên
Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:
“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.
Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.
Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”
Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:
“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”
Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:
“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ở trong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.
Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉ quyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bị đô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?"
Nhờ đồng chí giữ hộ
Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này- Ông Đinh Kim Phúc
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:
“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ở miền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộ Hoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.
Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứ đâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu.”
Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.
Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:
“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽ tính sau. Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này.”
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.