Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24879030

 
Khoa học kỹ thuật 28.04.2024 03:09
Tưởng niệm tháng tư 75
28.03.2024 09:14

Đánh dấu 49 năm kết thúc chiến tranh, mời quý vị xem lược đồ các chiến dịch quân sự cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Hà Nội ngày 30/4/1975.
Cuộc tổng tiến công của bộ đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra gần hai tháng, từ 4/3 đến 30/4.


  • Ba chiến dịch - Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Hồ Chí Minh – dẫn đến ngày sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4.


    Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp tháng 10/1974 và tháng 1/1975, quyết định mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    6/1: Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm tỉnh Phước Long. Sử liệu chính thức của Việt Nam nói đây là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn giải phóng ở miền Nam. Hoa Kỳ không có phản ứng.

    10/3: Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ sau hai ngày.
    14/3: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku. Cao nguyên trung phần bị vỡ. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Quảng Trị ngày 19/3. Năm ngày sau, Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, cô lập Đà Nẵng, căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung. Thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên thất thủ ngày 26/3.
    29/3: Đà Nẵng thất thủ. Việt Nam Cộng Hòa để mất tỉnh Phú Yên và Bình Định ngày 1/4. Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn tuyến phòng thủ vòng ngoài thành phố Sài Gòn tại Khánh Hòa – Phan Rang – Bình Thuận.
    2/4: Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Nha Trang và quân cảng Cam Ranh.
    4/4: Chiến dịch Eagle Pull bắt đầu di tản người Mỹ ra khỏi Phnom Penh, Campuchia.
    9/4: Xuân Lộc, được mệnh danh là “cánh cửa thép” trên cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, bị tấn công. Sự an nguy của Sài Gòn lệ thuộc trực tiếp vào diễn biến tại đây. Sang ngày 20/4, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Xuân Lộc về Biên Hòa. Ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, để Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên nhậm chức.
    26/4: Cuộc tổng tấn công đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu.
    28/4: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh.
    29/4: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tổ chức Chiến dịch Gió lốc nhằm di tản bằng trực thăng cho người Mỹ và người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.
    30/4: Các cánh quân bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
  • Nguyễn Tiến Hưng
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Virginia, Hoa Kỳ
  • Virginia, Mỹ

Ghi chép của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH, về những quyết định quan trọng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào giai đoạn tối hậu của Chiến tranh Việt Nam. Đây là bản cập nhật một bài viết đã xuất bản trên BBC vào năm 2017.

Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ.

Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hóa Châu, gọi tắt là Thuận Hóa. Chữ “Hóa” dần dần đọc trại đi thành “Huế”.

Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành Nội, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ.

Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: “Ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?”

Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.

Có nên hay không nên giữ Huế?

Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3/1975 để thẩm định tình hình, ông đề cập tới hậu quả bi đát của việc Mỹ cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của quân đội VNCH, như được ghi lại trong cuốn Bức tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm sẽ xuất bản nay mai. Tướng Weyand là người đã bí mật giúp tác giả chuyển được vài lá thư của Tổng thống Richard Nixon gửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho Tổng thống Gerald Ford đọc - nói về những cam kết đối với VNCH mà chính ông Ford cũng chưa bao giờ được biết, nên ông đã bàng hoàng!

Về sự trăn trở tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), Tướng Weyand bình luận:

"Trong mười hai ngày tiếp theo sau buổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao từ phía Quân đoàn I và Sài Gòn về việc nên giữ lại những phần nào ở Quân đoàn I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế?"

Tiến thoái lưỡng nan

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các bộ trưởng nội các tại dinh thự riêng ở Sài Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,DIRCK HALSTEAD/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các thành viên nội các tại Sài Gòn

“Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?”

Tổng thống Thiệu nhấc điện thoại nóng hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng ở Đà Nẵng. Hôm đó là ngày 25/3/1975.

Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Những người hiện diện, ngoài Phó Tổng thống Trần Văn Hương và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, còn có:

  • Về phía quân sự: Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Trung tướng Đồng Văn Khuyên
  • Về phía dân sự: Ngoại trưởng Vương Văn Bắc, Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng

Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm màu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.

Sau khi Tướng Khuyên trình bày về tình hình QK I và II, Tổng thống Thiệu nhấc máy điện thoại gọi Tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia cho mọi người nghe:

Trung tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”

Tổng thống Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”

Trung tướng Trưởng: “Ngày một ngày hai.”

Tổng thống Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, thì phải quyết định ngay. Nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”

Vì những biến cố về thảm họa mất Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ ràng về những diễn tiến liên quan tới Quân đoàn I vào tháng 3/1975 ở Chương 3 trong cuốn sách “Tâm tư Tổng thống Thiệu”, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại tướng Cao Văn Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ.

Cuộc họp giữa Tổng thống Thiệu và Trung tướng Trưởng ngày 19/3/1975

Vì Bắc Việt đã điều động toàn bộ bảy sư đoàn Tổng trừ bị vào Miền Nam, ba sư đoàn cơ hữu của Tướng Trưởng ở Quân Đoàn I phải đối mặt với sức mạnh áp đảo sau trận chiến Ban mê Thuột.

Sáng ngày 19/3/1975, Tướng Trưởng bay vào Sài Gòn để trình bày với Tổng thống Thiệu kế hoạch rút quân của ông. Lần này có sự hiện của cả Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có ba vị: Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc hôm ấy ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.

Theo Đại tướng Viên thuật lại trong cuốn “Những ngày cuối của VNCH” (trang 162-163):

“Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:

  • Kế hoạch thứ nhất: Nếu Quốc lộ 1 (QL1) còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng;
  • Kế hoạch thứ hai: Nếu QL1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn sư đoàn bộ binh và bốn liên đoàn BĐQ đảm nhận.

Vì lúc ấy "không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì hai đoạn đường từ Huế đến Đà Nẵng và từ Chu Lai đến Đà Nẵng đã bị chốt hết rồi, và làn sóng người tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: 'Chúng ta chỉ có một chọn lựa và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ.'

Chọn lựa của Tướng Trưởng là phải rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành (Huế) để chống cự."

Trong cuộc họp ngày 19/3, Tổng thống Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì QL1 đã bị chặn: “Tôi nói với Tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể sẽ phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý.” Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói: “Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.”

Tổng thống Thiệu kể thêm: Khi bay về tới Đà Nẵng thì “ông Trưởng lại gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế". Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi chiến lược?

Tổng thống Thiệu trả lời: “Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng thì Tướng Trưởng lại nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư lệnh phó QĐI báo cáo là quân đội Bắc Việt đã bắt đầu nã pháo vào Bộ Chỉ huy rồi.”

Việc Tướng Thi báo cáo Bộ Tư lệnh của ông đã bị pháo thì Đại tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới.

Cũng theo lời Tổng thống Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng thống, cả Thủ tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi - Huế và Đà Nẵng - cùng một lúc vì không đủ sức.

Nhưng mặc dù Tổng thống Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì QL1 đã bị chặn rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng thống Thiệu tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.

Hình ảnh Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại một hố cá nhân trong chuyến thị sát Huế - Đà Nẵng tháng 2/1975

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Thiệu trong chuyến thị sát Huế - Đà Nẵng tháng 2/1975

Nơi đây chúng tôi xin mở ngoặc để nói tới một nhược điểm của VNCH về sự thiếu điều hợp giữa các cơ quan, dẫn đến sự bất nhất: Trong buổi họp ngày 19/3/1975, sau khi do dự rồi đồng ý để Tướng Trưởng giữ Huế, Tổng thống Thiệu chỉ thị Văn phòng soạn một bài về “cố thủ Huế” để ông trấn an nhân dân trên đài phát thanh. Tới khi Tướng Trưởng về tới Đà Nẵng thì lại gọi điện thoại vào Sài Gòn yêu cầu tổng thống hoãn tuyên bố cố thủ Huế. Và ông Thiệu đã đồng ý nhưng - có thể là vì Dinh Độc Lập đã không có chỉ thị rõ ràng cho đài phát thanh là phải hủy lời tuyên bố “cố thủ Huế” cho nên ngày hôm sau (20/3), đài phát thanh vẫn cứ oang oang phát sóng lời hiệu triệu!

Lời hiệu triệu cố thủ Huế trên đài phát thanh đã làm cho Tướng Trưởng bàng hoàng, đồng thời làm cho Tổng thống Thiệu bất mãn vì bị coi là đã có hành vi bất nhất!

***

Vào thời điểm này thì Đài BBC luôn luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sài Gòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng.

Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12/3/1975) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6!

Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và người di tản tới tấp bay về Sài Gòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt, không thể đáp ứng được nữa.

Năm ngày trăn trở về Huế

Ngày 23/3/1975, theo Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký “Đất nước tôi”:

"Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng. Sau đó, sáng ngày 24/3/1975, Tướng Thi và Bộ Tư lệnh tiền phương đáp tầu Hải quân đi Đà Nẵng…"

Ngày 25/3/1975, theo Đại tướng Viên:

“Tất cả các đơn vị của Quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, Quân đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc Lập: Tổng thống Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của quân đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC được đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 1BB (bộ binh) và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…"

"Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho sư đoàn 1BB và các đơn vị cơ hữu của sư đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…"

Lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975

Cẩn cẩu thả người di tản xuống tàu tại Đà Nẵng, tháng 3/1975

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Quân Bắc Việt chặn Quốc lộ 1, những người di tản phải sơ tán bằng đường biển

Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3/1975, sau khi Tổng thống Thiệu hỏi Tướng Trưởng "nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu", ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được "ngày một ngày hai", ông Thiệu lặp lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: "Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ."

Tới đây Tổng thống Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của Tướng Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống và nói: "Ông Trưởng rất depressed" (chán nản).

Sau khi tham khảo với Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và chúng tôi đã ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):

"Thứ nhất, bỏ Huế;

"Thứ hai, phải làm cho lẹ; và

"Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng."

Tổng thống Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba 'enclaves' (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng.” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.

Số phận người quân nhân

Nơi đây, chúng tôi xin mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết.

Chính phủ chỉ định cho mỗi bộ nhận một sư đoàn để tìm cách giúp đỡ. Sư đoàn I được giao cho Bộ Kế hoạch.

Trong một chuyến đi Huế thăm sư đoàn này, chúng tôi được Tư lệnh Sư đoàn I là Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ.

Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình.

Thật vậy, với 20.000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng 28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất ít cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.

Đúng như Tướng Điềm nói, để cho gia đình binh sĩ làm lều bạt để sinh sống ngay sát với doanh trại đã làm cho việc chuyển quân trở nên vô cùng nguy hiểm, vì ngoài việc chiến đấu, anh em binh sĩ còn phải quan tâm đến sự an toàn của vợ con.

Về tình trạng Sư Đoàn I tan rã, trong cuốn “Decent Interval”, tác giả Frank Snepp có viết về việc Tướng Trưởng cho phép binh sĩ lo cho gia đình như sau:

“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với Tổng thống Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân đội mà ông cần để thi hành này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi của ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó, ông ta đã cho phép quân nhân của SĐ1 được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một tư lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc lộ 1 đã bị chặn rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”

Hồn khí linh thiêng nơi Cố đô

Hình ảnh chụp Ngọ Môn, Hoàng thành Huế

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng thành Huế ngày nay

Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì buổi chiều lại có một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của VNCH để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến.

Vào cuối năm 1974, một tia sáng lóe lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Saudi Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal (Faisal bin Abdulaziz al Saud) cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, trang 474).

Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn 300 triệu đô la (để bù đắp cho số tiền vừa bị Quốc hội Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để đáp ứng nhu cầu về dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.

Nhưng đúng là “họa vô đơn chí”. Những cái rủi ro hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.

Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng hòa yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.

Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.

Đứng về khía cạnh tâm linh, chúng tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng triều Huế và Hoàng triều của ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy?

Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?

---  Bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn 'Khi Đồng minh Tháo chạy' và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.

Gián điệp VC trong dinh Độc Lập

Tin tức của tình báo, gián điệp đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến tranh không kém gì tiếp liệu, vũ khí…người xưa đã nói biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Có khi tin tức tình báo gián điệp thay đổi cả một khúc quành trong cuộc chiến như vai trò của Tiến sĩ Sorge trong cuộc chiến tranh Nga Đức 1941-1945. Richrad Sorge ( 1895-1944) sinhtại Đức, cha người Đức mẹ Nga, đậu tiến sĩ Chính trị học 1919, sinh sống tại Đức, gia nhập đảng Cộng Sản Đức, làm gián điệp cho Hồng quân Nga, bề ngoài Sorge là đảng viên Quốc Xã Đức để che mắt chính quyền, ông hành nghề báo chí.

 

Năm 1933, với tư cách một nhà báo Đức, Sorge sang Nhật làm báo nhưng thực ra để thiết lập màng lưới gián điệp cho CS Nga. Trong năm 1933-34 ông ta đã thu thập được nhiều tin tức ngoại giao quan trọng của Nhật. Năm 1941 Sorge đã cho Nga tin tức chính xác về chiến dịch Barbarossa của Hitler nhằm tấn công Sô Viết ngày 22-6-1941 nhưng Staline lại thờ ơ không tin mấy. Đúng vào ngày 22-6-1941 Hitler đưa một lực lượng khổng lồ 180 sư đoàn bộ binh và cơ giới tức 70% lực lượng của Đức tiến đánh miền Tây nước Nga. Mặc dù Nga đã biết trước qua một số tin tức nhưng quân Đức vẫn đạt yếu tố bất ngờ, vả lại quân Nga trang bị vũ khí lỗi thời nên đã bị đè bẹp ngay khi chiến dịch tiến hành. Từ ngày khởi đầu chiến dịch cho tới những ngày gần chót khi quân Đức đã tiến sát Mạc Tư Khoa trong gần nửa năm, họ đã bắt được khoảng 3 triệu tù binh Nga.

 

Đầu tháng 12 quân Đứcchỉ còn cách Mạc Tư Khoa 18 dặm Anh (30km),cả thành phố hốt hoảng tưởng quân Đức sắp vào tới nơi, thế giới nín thở, người ta cho rằng nước Nga thua trận, khoảng hai trăm Sư đoàn chủ lực đã bị đánh tan. Staline đang cố gắng huy động 80 Sư đoàn để cứu nguy Thủ đô nhưng thực ra lúc này chỉ còn 25 Sư đoàn trang bị đầy đủ. Vào lúc ấy mùa đông khắc nghiệt mấy chục độ dưới số không khiến quân Đức phải tạm ngưng cuộc tấn công. Trong lúc tình hình rất nguy khốn thì được tin tình báo của Tiến Sĩ Sorge cho biết quân Nhật không mở mặt trận phía Đông nước Nga. Trước đó Staline đã dàn 40 sư đoàn (có tài liệu nói 50 Sư đoàn) tại biên giới Mãn Châu để phòng ngừa quân Nhật tấncông chiếm các tỉnh phía Đông. Nhờ tin tức đó Staline đã cho rút 40 Sư đoàn về tăng cường cho tuyến phòng thủ Mạc Tư Khoa rồi chuyển bại thành thắng, đẩy lui được quân Đức hằng 100km. Một phần vì đường xá của Nga quá tồi tệ lạc hậu đã cản trở sự tiến quân của Đức, phần vì thời tiết khắc nghiệt và nhất là nhờ tin tình báo của Tiến Sĩ Sorge đã khiến cho Moscow thoát hiểm. Nếu Thủ đô Nga rơi vào tay quân Đức, quân Nhật sẽ thừa cơ nước đục thả câu chiếm một số tỉnh miền Đông khi ấy Sô Viết sẽ có nguy cơ sụp đổ phải ký hoà ước theo kiểu Pétain.

 

Đây là một thành quả gián điệp lớn lao nhất trong cuộc Thế chiến Thứ hai, nó đã cứu Sô Viết thoát chết trong gang tấc và thay đổi cả một khúc quành trong cuộc chiến tranh Nga Đức. Tiến sĩ Sorge bị an ninh Nhật bắt 1941, bị treo cổ 1944.

 

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như bất cứ cuộc chiến nào, hai bên đều có hệ thống tình báo để lấy tin tức bí mật về chiến thuật chiến lược để hòng thủ lợi. CSBV và VC dễ cài tình báo gián điệp hơn VNCH vì miền Nam tự do, họ rất dễ trà trộn lợi dụng sự dễ dàng của cơ cấu xã hội chẳng thế mà sau 30-4-1975, cháy nhà ra mặt chuột, người ta thấy tại nhà thương, trường học, nhà thờ, chùa chiền và ngay cả trong quân đội, cảnh sát… chỗ nào cũng có cán bộ nằm vùng. Những người đã nhận nhiệm vụ làm gián điệp, tình báo cho CS không bao giờ dám bỏ trốn vì sợ bị thủ tiêu, thanh toán. Ngược lại phía VN và Đồng Minh khó đưa tình báo gián điệp ra miền Bắc vì CS kiểm soát người dân rất kỹ theo chế độ hộ khẩu nhưng không phải là không có tình báo của phe ta ngoài ấy.

 

Vào khoảng năm 1983 chúng tôi có dịp tiếp xúc với một trung uý kỹ sư công binh của CSBV, hỏi về vụ Người Mỹ xử dụng biệt kíchđể giải thoát tù binh tại Sơn Tây bằng trực thăng bị thất bại anh ta cho biết nội dung đại khái như sau:

 

Bộ đội BV cũng vẫn thường dùng trực thăng tập trận tại trại Sơn Tây nên khi Mỹ đưa trực thăng chở biệt kích tới, ăn mặc giả làm bộ độiđổ quân xuống thì tù binh Mỹ tại đây đã được chuyển đi nới khác từ mấy ngày trước. Anh ta cho biết đó là sự chuyển trại bình thường, trong khi trực thăng đổbiệt kích xuống thì tay trong của họ (Mỹ ngụy) cắt hết dây điện nên trại không liên lạc được với bên ngoài và do đó không được tiếp cứu.

 

Chúng tôi bèn hỏi "Ngoài Bắc cũng có tay trong của Mỹ nguỵ à" Thì anh ta cho biết "Mỹ Ngụy" có để nhiều tình báo gián điệp tại miền Bắc, thí dụ như khi Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh vừa về làng quê thăm họ hàng gia đình thì phi cơ phản lực Mỹ bay vút tới ném bom vào khu vực nhà ông ấy, Chí Thanhchui xuống hầm ngay và thoát chết, anh ta nói gián điệp địch đã báo cho Mỹ biết. Viên sĩ quan công binh cũng cho biết tại Hà Nội các giàn súng phòng không của BV phải di chuyển đổi vị trí luôn, nếu ở lâu một nơi sẽ bịđiệp viên của địch báo cho máy bay Mỹ tới ném bom.

 

Nói về cuộc chiến 1975, có một chuyện tình báo gián điệp khá lớn đã được sách báo ngoại quốc đề cập, hồi ký của Văn Tiến Dũng cũng có nói tới nội dung bản tin do tình báo CS thu lượm được tại dinh Độc Lập.

 

Trong cuốn Decent Intreval, Frank Snepp, một chuyên viên cao cấp về phân tích tình báo chiến lược Hoa Kỳ thuộc văn phòng CIA ở Sài Gòn đã cho biết như sau.

 

"Một điệp viên trong bộ tham mưu thân cận của Tổng Thiệu đã gửi một bản báo cáo tối mật về những kế hoạch và ước đoán của chính phủ Sài Gòn cho Bắc Việt. Theo báo cáo của tên gián điệp này thì vào hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, có một phiên họp cao cấp về quân sự tại Sài Gòn nhằm vào việc thẩm định những dự tính của Hà Nội trong năm tới.Trong phiên họp này, các tướng lãnh cùng đồng ý với quan điểm của Tổng Thống Thiệu là trong những tháng sắp tới, Cộng Sản sẽ "chiến đấu trên một bình diện đại qui mô"hơn trong năm 1974 tuy nhiên sẽ không tổng tấn công như hồi năm Mậu Thân 1968. Tên điệp viên nói thêm rằng Tổng Thống Thiệu đã kết luận rằng các lực lượng Bắc Việt sẽ không đủ khả năng để tấn công chiếm giữ và bảo vệ các thành phố lớn, Tổng Thiệu đã tiên đoán rằng Cộng Sản sẽ nhắm mũi tấn công vào tỉnh Tây Ninh thuộc Vùng III Chiến Thuật và Cộng Sản sẽ tấn công mạnh cho đến hết mùa khô vào tháng 6 (năm 1975) rồi sẽ ngưng các cuộc tấn công để dưỡng quân, tái tổ chức và trang bị. Tên gián điệp này cũng báo cáo thêm rằng căn cứ trên những ước tính này, Tổng Thống Thiệu đã quyết định sẽ không tăng viện cho Vùng II và sẽ tập trung các lực lượng trừ bị trong vùng phía Nam mà thôi.

 

(Trần Đông Phong trích dịch -VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng)

 

Cuốn Decent Interval của Frank Snepp này đã được CSVN cho dịch ra tiếng Việt vào năm 1978,lấy tên Khoảng Cách Vừa Đủ, đã được đăng trên các báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Nhân Dân, CS cho là có lợi cho họ. Dưới đây là nhận định của Frank Snepp về hậu quả do báo cáo của tên gián điệp CS như sau.

 

"Cũng chẳng có gì khó khăn để tưởng tượng ra được các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã hồ hởi, khoái chí như thế nào khi họ nhận được bản báo cáo này. Đó là một bản báo cáo vô giá. Trong quyết nghị về kế hoạch quân sự tại miền Nam năm 1975, giới lãnh đạo Bắc Việt còn chưa có quyết định tối hậu vì chưa có đủ yếu tố. Giờ đây, nhờ vào bản báo cáo này mà Hà Nội đã nắm đủ yếu tố, đã biết rõ ông Thiệu dự tính họ sẽ tấn công như thế nào và tương kế tựu kế, họ sẽ sửa đổi lại kế hoạch tấn công để qua mặt ông Thiệu.

 

Nếu như ông Thiệu tiên đoán rằng Cộng Sản sẽ tấn công vào Tây Ninh thì trước hết họ sẽ tấn công vào tỉnh Phước Long:nếu ông Thiệu nghĩ rằng Cộng Sản sẽ không tấn công vàovùng II thì họ sẽ tấn công vào vùng Cao nguyên và đó cũng là nơi họ sẽ tập trung các lực lượng chính yếu để thôn tính toàn bộ vùng này; nếu ông Thiệu nghĩ rằng Cộng Sảnkhông có đủ khả năng tấn công và chiếm giữ các thành phố lớn thì họ sẽ làm y như vậy: tấn công Phước Long và kế đến Ban Mê Thuột rồi thay vì phải rút lui họ sẽ chiếm giữ luôn những thành phố đó

 

Trong số những người đã đóng góp công trạng cho sự chiến thắng của Bắc Việt, tên gián điệp nằm vùng này trong bộ tham mưu của ông Thiệu phải là người có công lao lớn nhất. Cho đến giờ này thì tên tuổi của tên gián điệp này vẫn còn bí mật, chỉ có Hà Nội là biết rõ, nhưng vào thời gian y cung cấp tài liệu có giá trị vô giá này cho Bắc Việt vào cuối năm 1974 thì văn phòng CIA ở Sài Gòn có một bản danh sách gồm có 4 người trong bộ tham mưu thân tín của ông Thiệu bị tình nghi là có thể làm gián điệp nội tuyến cho Bắc Việt. Một trong 4 người đó là một sĩ quan đang giữ chức trưởng ban phản gián của Cục An Ninh Quân Đội, người này là bà con rất gần với một nhân viên cao cấp trong bộ tham mưu của Tổng Thống Thiệu.

 

Dù rằng có đủ bằng chứng nhưng CIA vẫn không có thể làm gì được đối với họ vì cả bốn người đều là người tâm phúc thân cận với Tổng Thống Thiệu và trong đó có hai người, kể cả người phụ trách về phản tình báo của An Ninh Quân Đội, trớ trêu thay lại là cộng sự viênlâu đời của CIA . Nếu CIA mà làm tới và kết tội họ thì việc đó sẽ làm cho chính CIA bị bỉ mặt, do đó mà CIA đành phải làm ngơ"

 

(Trần Đông Phong trích dịch - VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng)

 

Chuyện gián điệp tại dinh Độc Lập nêu trên chắc hẳn có thật vì trong tài liệu phía CS cũng có nói tới gần giống như vậy, Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội CSBV, người chỉ huy trận chiến xâm lăng miền Nam 1975 đã ghi nhận trong hồi ký của y (Đại Thắng Mùa Xuân) như sau.

 

Theo tin tình báo của ta, trong hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, trong "dinh Độc Lập", Thiệu họp với bọn tư lệnh các quân đoàn, quân khu ngụy để phán đoán hoạt động của ta trong năm 1975. Bọn chúng nhận định.

 

Trong năm 1975, ta có thể đánh với qui mô lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng năm 1972.Ta chưa có khả năng đánh thị xã lớn hoặcthành phố, dù có đánh cũng không giữ được. Ta chỉ có thể đánh loại thị xã nhỏ và cô lập như Phước Long, Gia Nghĩa...

 

...Do nhân định như vậy, chúng không thay đổi thế bố trí chiến lược mạnh hai đầu (quân khu 1 và quân khu 3) và chúng cũng chưa có sự thăng cường lực lượng gìlớn ở quân khu 2, trong đó có Tây Nguyên.

 

(Trang 40, 41)

 

Cũng nói vềvụ tình báo gián điệp tại dinh Độc Lập nhưng phía CS không cho là quan trọng lắm, họ có chú ý tới cái nhìn khinh địch của ông Thiệunhưng không đề cao thành tích của tay điệp viên này cho lắm, trái lại phía Mỹ, Frank Snepp thì quá quan trọng hoá vai trò của tên gián điệp, làm nhưy là một Tiến sĩSorge thứ hai vậy!

 

Frank Snepp đã thổi phồng vấn đề và nhận định, phán xét vụ gián điệp này một cách quá đơn giản, chủ quan. Ông ta nói rằng các nhà lãnh đạo BV hồ hởi, khoái trá khi nhận được bản báo cáo vô giá này nhưng trên thực tế họ không có biểu lộ gì hồ hởi như ôngnghĩ. Ông nói rằng trong nghị quyết về kế hoạch quân sự tại miềnNam, BV chưa có quyết định tối hậu vì chưa có đủ yếu tố giờ đây nhận được báo cáo của tên gián điệp, họ biết rõ dự tính của ông Thiệu để tương kế tựu kề qua mặt ông Thiệu. Frank Snepp nhận định hoàn toàn chủ quan và sai lầm, ông không hiểu về CS cho lắm và suy diễn sự kiện theo chủ quan riêng tư của mình bởi vì trước khi nhận được tin tức tình báo của tên gián điệp khoảng hai tháng họ đã hoạch dịnh xong kế hoạch quân sự để tấn công VNCH.

 

Ông cho rằng sở dĩ CS tấn công Phước Long vì ông Thiệu tiên đoán họ tấn công Tây Ninh, nhận định này rất mơ hồ vìCS tấn công Phước Long chỉ là để thăm dò phản ứng của Mỹ, họ chọn một tỉnh nhỏ xa xôi, phòng thủ yếu để tấn công, đơn giản như vậy thôi.

 

Frank Snepp nói vì ông Thiệu cho rằng CS không tấn công Quân khu 2 thì họ sẽ tấn công Cao Nguyên (Quân khu 2), đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm,CSBV đâu có khù khờ như ông nghĩ. Kế hoạch tấn công Cao Nguyên của Hà Nội đã được hoạch định từ tháng 10, nghĩa là trước phiên họp (9-12-1974) tại dinh Độc Lập kể trên khoảng 2 tháng, có nghĩa là BV đã lên kế hoạch tấn công Tây Nguyên từ 2 tháng trước khi có tin tình báo của tên gián điệp này. Văn Tiến Dũng có ghi trong hồi ký của y(trang 22)

 

"Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính Trị và Quân Uỷ Trung Ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bầy kế hoạch tác chiến chiến lược."

 

Hội nghị quân sự cao cấp của BV trong dịp này bàn về chiến trường và họ chọn Tây Nguyên làm chủ yếu trong cuộc tổng tiến công 1975, nguyên do CSBV chọn Tây nguyên là vì họ nhận xét về cách bố trí của ông Thiệu mạnh ở hai đầu, Quân khu 1 để 5 sư đoàn, Quân khu 3 để 3 sư đoàn,Quân khu 2 ở giữa chỉ có hai Sư đoàn chủ lực lại phải rải ra giữ các tỉnh Tây nguyên và bảo vệ các tỉnh duyên hải như Qui Nhơn, Bình Định, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết….Ở đây ( QK-2) là chỗ yếu nhất nên BV nhắm vào đó để tấn công. BV cho rằng Tây Nguyên là là một chiến trường hết sức cơ động, nó giữ một vị trí yết hầu then chốt vì có thể theo đường Quốc Lộ 14 tiến về phía Nam như Quảng Đức, Phước Long và theo các đường Quốc Lộ 19, 7, 21 tiến xuống miền duyên hải như Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang… Tây nguyên có độ chênh không đáng kể tiện cho việc làm đường, họ nói"về mặt chiến lược đây là một địa bàn hết sức quan trọng".

 

BV đã đánh giá vị trí chiến lược của Tây Nguyên rất cao "Ai làm chủ Tây Nguyện thì làm chủ chiến trường" Đại Tá Phạm Bá Hoa, trong bài Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 đã viết.

 

"Năm 1960 trong thời gian tôi học tại trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đội Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được một tập tài liệu có nhận định rằng " Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng" .Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các vị bị chính trị đẩy Cao nguyên ra khỏi tầm tay chăng"

 

Cả hai phía Quốc Gia và CS đều nhìn nhận vị trí chiến lược quan trọng của Cao nguyên nhưng sở dĩ ông Thiệu không chú tâm vào việc phòng thủ Cao Nguyên bằng Quân khu 3, QK-4 vì theo ông nghĩ các vùng đồng bằng mầu mỡ quan trọng hơn các vùng rừng núi khô cằn. Quân khu 2 là một giải đất rộng mênh mông hơn một nửa diện tích VNCH gồm 12 tỉnh mà chỉ có 2 Sư đoàn BB (22, 23) và 7 Liên đoàn Biệt động quân trấn đóng (mỗi Liên đoàn có hơn 1000 người), đó là nơi phòng ngự yếu nhất so với các Quân khu khác nên BV chủ trương tấn công trước. Năm 1974, trong một tài liệu học tập cho Công chức quân nhân tại Vùng 2,chính phủ cũng đã cho biết CS sẽ tấn công chiếm QK-2 để cắt đôi VNCH và cô lập QK-1.

 

Sở dĩ BV chọn Cao nguyên làm chiến trường chủ yếu để tấn công trước vì vị trí chiến lược của nó chứ không phải vì tại ông Thiệu không tăng cường lực lượng cho Vùng Hai và không tin CS sẽ tấn công nơi đây như Frank Snepp nói. Sự thực ông Thiệu nói ông sẽ không tăng cường lực lượng phòng thủ cho Vùng Hai chỉ là nói cho có chuyện chứ trên thực tế cũng không còn quân trừ bị để tăng cường: hai Sư đoàn Tổng trừ bị (Nhẩy Dù và TQLC) đã đưa ra Quân khu Một từ 1972, 15 Liên đoàn Biệt động quân đã phân chia cho ba quân khu (QKMột 4 liên đoàn, QK Hai 7 liên đoàn, QK Ba 4 liên đoàn).

 

Frank Snepp nói BV tấn công chiếm Ban Mê Thuột vì ông Thiệu cho rằng CS không đủ khả năng đánh vào các thành phố lớn. Nhận định của Frank Sneppcó thể nói vô căn cứ, lý do BV chọn mục tiêu Ban Mê Thụôt vì những yếu tố chiến thuật chứ không phải vì tin tình báo.Vào ngày 9-1-75, Quân Uỷ Trung Ương (Cơ quan đại diện của Đảng trong Quân đội) họp nghe báo cáo của Bộ Tổng tham mưu về chiến dịch Tây Nguyên. Trong hồi ký của Dũng có ghi Lê Đức Thọ đến tham gia buổi họp và nói "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào"" (trang 31)

 

Theo tài liệu Đại Tá CS Dương Đình Lập:lực lượng CS tham gia chiến dịch Tây Nguyên gồm 5 Sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 Trung đoàn độc lập (25, 271, 95A, 95B) , Trung đoàn đặc công 198, toàn bộ lực lượng tương đương 6 Sư đoàn.

 

Sở sĩ BV chọn Ban Mê Thuột làm địa điểm tiến công trước tại QK-2 vì tại đây phòng thủ yếu, toàn bộ chủ lực chỉ có hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53 ( Sư đoàn 23 BB) còn lại là Địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát. Nguyễn Định một nhân chứng tại Ban Mê Thuột (Ban Mê Thuột, Ngày Đầu Cuộc Chiến) cho biếtBMT giống như một thành phố bỏ hoang, toàn bộ lực lượng kể cả ĐPQ, Cảnh sát, Cán bộ Xây dựng nông thôn… không quá 2000 người, trong khi ấy Pleiku được phòng thủ mạnh hơn nhiều vì đây là Đại bản doanh của Quân đoàn 2. Theo Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập)Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ, địa hình Ban Mê thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum, Pleiku để trì hoãn sự tấn công của CS, diện tích rộng hơn Kontum, Pleiku nhiều. BMT trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau khiến BV có thể lợi dụng để ngụy trang. Như thế địch chọn đánh Ban Mê Thuột vì yếu tố địa hình và vì sự phòng thủ tại nơi đây yếu chứ không phải vì tin tình báo như Frank Snepp đã nói.

 

Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa BV không khai thác gì ở báo cáo này là mấy, họ đã nhận thức rõ sự khinh địch của ông Thiệu để từ đó khai thác triệt để sai lầm trầm trọng này nhờ đó họ có được yếu tố bất ngờ. Ông Thiệu cho rằng BV vẫn chưa phục hồi sau trận Mùa hè đỏ lửa năm 1972 nhưng thực ra năm 1975họ mạnh hơn hồi 1972 rất nhiều. Năm 1972 BV đưa vào chiến dịch tổng tấn công 10 Sư đoàn (5 Sư đoàn tại Quảng Trị, 2 Sư đoàn tại Kontum, 3 Sư đoàn tại An Lộc), năm 1975 họ đưa vào Nam toàn bộ lực lượng chính qui của bốnQuân đoàn (1, 2, 3, 4) và đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn), mỗi Quân đoàn có 3 Sư đoàn tổng cộng 15 Sư đoàn, cộng thêm một Sư đoàn đặc công và trên 10 trung đoàn độc lập, toàn bộ chủ lực quân BV vào khoảng 20 Sư đoàn bộ binh . Năm 1972 VNCH đầy đủ nhiên liệu và đạn dược mà còn phải dựa vào yểm trợ của máy bay chiến lược B-52 của Hoa Kỳ, năm 1975 thiếu thốn về tiếp liệu, hoả lực VNCH giảm 60% vì quân viện bị cắt giảm, trong khi lực lượng BVgấp hai lần năm 1972, vũ khí đạn dược cũng gấp hai lần 1972 (do báo Nhân Dân năm 1976 tiết lộ). Tình hình 1975 bi đát như thế nào thế mà cuối năm 1974 ông Thiệu vẫn bình chân như vại vì ông vẫn chủ quan tin tưởng CSBV chưa phục hồi được sau trận mùa hè đỏ lửa, họ chưa có khả năng đánh vào các thành phố lớn…

 

Tướng Trần Văn Nhật, cựu Tư lệnh Sư đoàn 2 cho rằng ông Thiệu không có tầm nhìn xa.

 

"Việc ông sửa đổi Hiến Pháp để làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳnămnăm nữa chứng tỏ ông đã không nhìn thấy việc Hoa Kỳ sắp bỏ rơi Việt Nam và đã làm xáo trộn thêm tình hình chính trị trong nước. Như tướng Khiêm phải ra mặt chống đối Tổng Thống Thiệu vì ông Thiệu không giữ lời hứa là sau hai nhiệm kỳlàm Tổng thống thì tới phiên ông Khiêm.

 

(Cuộc Chiến Dang Dở trang 273)

 

Thật vậy người ta đã có chính sách bỏ Đông Dương từ mấy năm trước, ngày 9-7-1971 Kissinger đã bí mật găp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh… thế mà ông không hay biết gì cả! Ông vẫn thoải mái trong tư dinh, cho sửa Hiến Pháp chuẩn bị ra ứng cử làm Tổng Thống thêm năm năm nữa ! Về điểm này trong một cuộc phỏng vấn của Phạm Huấn, cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc đã chê ông Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ không làm tròn nhiệm vụ, ông Đại Sứ không phải chỉ đi ăn tiệc, tiếp tân mà phải làm một spy, điệp viên lấy tin tức về cho chính phủ của mình tại Sài Gòn để biết chính sách của Đồng Minh mà liệu bề đối phó. Hậu quả của sự thiếu trách nhiệm này là Tổng Thống không có tin tức tình báo về chính sách của Đồng minh.

 

Ngày 11-3-1975 CSBV chiếm được Ban Mê Thuột, 12-3-1975, Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt quân viện bổ túc cho VNCH, hai ngày sau 14-3-1975ông Thiệu ra lệnh Quân đoàn 2 rút bỏ Cao nguyên. Cho tới lúc này mà ông vẫn chưa biết người ta bỏ Đông Dương còn chơi trò tháu cáy giả vờ thua chạy để lôi kéo Mỹ trở lại, rốt cuộc ông đã làm sụp đổ cả một Quân khu và khiến cho bao nhiêu người chết oan. Ông không có tầm nhìn xa, thiếu tin tình báo ông không biết chính sách Đồng Minh đã thay đổi và lại khinh địch vì không biết rõ lực lượng địch nên khi Đồng Minh bỏ rơi và kẻ địch tấn công vũ bão thì ông hốt hoảng đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

 

Người ta thường đề cao khả năng của tình báo CSVN, nhiều người cho rằng CS đã cài được đảng viên làm phụ tá Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống ( Huỳnh Văn Trọng) thì chuyện gì của VNCH họ cũng biết hết, sự thực không phải như vậy. Năm ngoái, trả lời phỏng vấn của Trần Phong Vũ, ông Nguyễn Văn Ngân nguyên phụ tá Tổng Thống Thiệu cho biết

 

Trần Phong Vũ: Ông nhận định thế nào về tầm mức quan trọng của cán bộ tình báo chiến lược Cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia trước 1975"

 

Nguyễn Văn Ngân: Các cán bộ tình báo chiến lược dù chui sâu vào chính quyền miền nam cũng rất khó tìm hiểu các bí mật quấc gia có tầm mức chiến lược vì đây là lãnh vực chuyên độc của người lãnh đạo quốc gia mà số giới chức tiếp cận rất hạn chế. Dưới thời Tổng Thống Diệm cũng như thời Tổng Thống Thiệu, ngay Hội đồng Tổng trưởng là cơ quan cao nhất của chính phủ cũng rất ít khi thảo luận các vấn đề chính trị có tính cách chiến lược vì đây làlãnh vực cấm kỵ, liên quan đến mặt trái của chính sách Mỹ.

 

Phần lớn các cán bộ tình báo chiến lược của Cộng Sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia đều là cộng sự viên của các cơ quan tình báo ngoại quốc, như Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên phòng nhì Pháp và sau này là nhân viên Toà đại sứ Mỹ, Phạm Ngọc Thảo làm việc cho cơ quan tình báo Anh và CIA Mỹ, Phạm Xuân Ẩn liên hệ với CIAtừ thời Lansdale..v..v.. qua các môi trường tình báo ngoại quốc, họ khai thác được các tin tức có tầm mức chiến lược. Cơ quan tình báo Mỹ biết họ là điệp viên Cộng sdn nhưng đã cố tình xử dụng vì các mục tiêu dài hạn. Sau 30/4/75, những cán bộ tình báo này đã được Cộng sản thăng cầp, mang nhiều huy chương, danh hiệu anh hùng… nhưng không bao giờ còn được tin dùng nữa.

 

Sau ngày 30-4-1975, cháy nhà ra mặt chuột, các cán bộ nằm vùng VC lộ diện nguyên hình tại khắp nơi như nhà thờ, chùa chiền, trường học, đồn lính, bóp cảnh sát và đủ thành phần dân biểu , tỉnh trưởng , sĩ quan.. Ấy thế mà một tin tức rất quan trọng nằm sờ sờ trước mặt mà họ không hay biết gì, VNCH đã lâm vào tình trạng gần hết đạn, từ giữa năm 1974 cho tới đầu năm 1975 hoả lực giảm 60%, đạn chỉ đủ đánh trận cho tới tháng 5-1975, sau đó là không còn một viên nào, thế mà họ không hề hay biết.

 

Năm 1965 Mỹ đổ quân vào cứu miền Nam đang có nguy cơ sụp đổ, tính trung bình một tuần ta mất một tiểu đoàn và một quận, năm 1966 quân phí là 6 tỷ Mỹ kim, năm 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng 26 tỷ, năm 1969 tăng 29 tỷ, hai năm 1970, 71 xuống còn 12 tỉ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người, miền Nam một mình gánh vác chiến trường với quân viện ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 quân viện là 2 tỷ 1, năm 1974 xuống còn 1 tỷ 4, năm 1975 chỉ còn 700 triệu kể cả tiền trả lươngcho nhân viên cơ quan DAO. Hậu quả của cắt quân viện là không quân phải cho trên 200 máy bay ngưng bay, giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, khoảng 600 tầu, thuyền các loại nằm u. Hỏa lực giảm 60%, đạn trong kho chỉ đủ dùng đến khoảng tháng 5-1975. Sau này ông Cao Văn Viên cho biết tháng 4-1975 đạn tồn kho ở bốn kho chỉ còn đủ đánh 2 hoặc 3 tuần… Năm 1972 một số lớn săng dầuvà đạn dược đã được dốc và trận chiến Mùa hè đỏ lửa nên VNCH đã lâm vào tình trạng thiếu hụt tiếp liệu mặc dù 1973 có quân viện 2 tỷ 1.

 

Trong khi ấy viện trợ của CS quốc tế cho BV năm 1973, 1974…không thay đổi, họ mang vào Nam nhiều súng đạn hơn vì đã mở mang đường vận chuyển, chúng tôi sẽ nói chi tiết sau. Trong cuộc Hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh VN vào ngày 14 và 15-4-2006 tại Sài Gòn (theo BBCVietnamese.com), Viện Lịch sử quân sự VN đã cho biết.

 

-Trong giai đoạn 1969-1972 Tổng số hàng viện trợ của CS quốc tế là 1.000. 769 tấn, gồm 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí,trong đó Liên xô 143.739 tấn (chiếm 14%), Trung Quốc 761.001 tấn (75%), các nước Xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn (10%).

 

-Trong giai đoạn 1973-1975 Tổng số viện trợ là 724.512 tấn gồm 75.267 tấn hàng hậu cần, 649.264 tấn vũ khí, trongđó Liên Xô 65.601 tấn (9%), Trung Quốc 620.354 tấn (85%), các nước XHCN khác 38.557 tấn (5%)

 

Như vậy số lượng hàng viện trợ hậu cần trong giai đoạn 1973-75 có sút giảm so với giai đoạn 1969-72 nhưng hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong hai giai đoạn coi như tương đương (684.666 tấn giai đoạn 69-72 và 649.264 tấn giai đoạn 73-75). Tronggiai đoạn 1969-72 việc vận chuyển vũ khí đạn dược vào Nam bị máy bay chiến lược Hoa Kỳ ném bom đánh phá dữ dội nên nói chung việc vận chuyển khó khăn, vũ khí mang vào bị hạn chế. Giai đoạn1973-75 thì trái lại, từ sau ngày ký Hiệp định ba Lê, Hoa Kỳ rút quân về nước , họ không còn quan tâm tới VN nên dù CSBV đem vũ khí đạn dược vào Nam bao nhiêu đối với họ không thành vấn đề. Các tuyến đường xâm nhập coi như bỏ ngỏ, không bị đánh phá như thời kỳ còn Đồng Minh. Chúng tôi được nghe một vị Trung tá Không quân nói đường xâm nhập của CS hiện rõ trên bản đồ nhưng mình không đủ lực lượng để ngăn chặn.

 

Sau khi ký Hiệp định Ba Lê, BV cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Đông trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ chí Minh nhưng nằm trong địa phận VNCH từ Đồng Hới cho tới Lộc Ninh tới đần 1975 thì hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Đông trường sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. BV huy động hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công …ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m, xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường, họ đã xử dụng 16 nghìn xe vận tải chuyên chở binh khí kỹ thuật, đạn dược, lương thực trong 2 năm 1973 và 74 để chuẩn bị cho chiến trướng miền Nam. Chiềudài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn là 16 ngàn km, gồm năm hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang 1,020 km , một đường hệ thống dẫn dầu 5000km.

 

Như chúng tôi đã trình bầy ở trên, số lượng hàng viện trợ về vũ khí, trang bị kỹ thuật hai giai đoạn 69-72 và 73-75 coi như tươngnhau nhưng giai đoạn sau vì không bị máy bay chiến lược Hoa kỳ oanh tạc vả lại BV đã xây được tuyến đường chuyên chở rất qui mô vĩ đại nên trong giai đoạn sau (1973-75) họ mang được nhiều vũ khí đạn dược hơn giai đoạn trước rất nhiều. Năm 1976, CSVN tiết lộ trên báo Sài Gòn Giải Phóng vũ khí đạn dược trong trận chiến 1975 gấp ba lần năm 1972, có thể họ đã nói phóng đại lên, nhưng chắc cũng phải gấp hai lần.

 

Năm 1973 tại tỉnh Quảng Đức phía Nam Ban Mê Thuột có trận đánh lớn giữa QK-2 VNCH và CSBV, họ khó chịu tỉnh QĐ vì nó nằm trên tuyến xa lộ Đông Trường Sơn. Trận đánh cấp Sư đoàn kéo dài từ tháng 8 cho tới cuối năm 1973. BV chiếm quận Kiến Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn đã cho tăng cườngcác Trung đoàn BB 44, 53, Liên đoàn 21 BĐQ tái chiếm Kiến Đức và nhổ các chốt Cộng quân đến cuối năm 1973 thì BV phải rút sau khi bị thiệt hại nặng. Chúng tôi có tiếp xúc với ông Đại uý coi về Tiếp liệu (thuộc Trung Tâm Yểm trợ tiếp vận QuảngĐức), ông này cho biết Trung tâm được cung cấp dự trữ đạn cho ba tháng mùa mưa và 30 ngày tiếp liệu, coi như đạn đủ xài trong bốn tháng. Trung Tâm có nhiệm vụ yểm trợ cho vùng ba biên giới Miên, Nam Kỳ, Trung Kỳ (nay là QĐ). Trong trận Kiến Đức,QK-2 đã xử dụng gần 100 ngàn quả đại bác 155 ly của Trung Tâm, nhờ yểm trợ tối đa của pháo binh nên Cộng quânbị đẩy lui. Đại Úy tiếp liệu nàycho biết về sau Bộ Tổng tham mưu cử người lên điều tra, họ hỏi tại sao xử dụng nhiều quá vậy" ông đại uý bèn đưa lệnhhành quân của đơn vị trưởngra, mặc dù có giấy tờ chứng minh nhưng Trung tâm cũng bị Bộ TTM khiển trách. Sau đó TTM cắt giảm, không cho bổ sung, từ nay không cho bắn quay phá địch, cấp số bổ sung chỉ còn một nửa.

 

Câu truyện trên đây cho ta thấy ngay từ đầu 1974 VNCH đã có sự thiếu hụt về tiếp liệu nhất là đạn dược. Như chúng tôi đã nói ở trên theo ông Cao Văn Viên từ tháng 7-1974 cho tới tháng 1975 hoả lực của VNCH giảm đi 60%. Theo sử gia Bill Laurie, năm 1972-1975 tỉ lệ giảm (cấp số đạn trong một ngày): Đạn 105 ly 180 viên giảm còn 10 viên94%. Đạn 155ly 150 viên giảm còn 5 viên 97%. Đạn 175 ly 30 viên giảm còn 3 viên 90%. Mọi thứ đã bị cắt giảm tới xương tủy.

 

Như trên từ cuối năm 1973 và đầunăm 1974 VNCH đã gặp khó khăn về tiếp liệu, thiếu thốnđạn dược và nhất là từ tháng 7-1974 trở đi, theo ông Cao Văn Viên hậu quả của việc cắt giảm quân viện đã khiến cho hoả lực giảm đi tới 60% so với những năm trước 1973, trước 73 mỗi tháng trung bình xử dụng 60 hoặc 70 ngàn tấn, từ giữa năm 1974 chỉ còn xử dụng 19 ngàntấn một tháng. Một điều ta không thể ngờ là BV hoàn toàn không hay biết gì về tình trạng nguy khốn của VNCH đã gần hết đạn.

 

Theo hồi ký của Văn Tiến Dũng đã nêu trên (trang 28, 29), Hội nghị Bộ Chính Trị Bắc Việt từ 18-12-1974 tới 8-1-1975 để lên kế hoạch chiến lược xâm chiếm miền Nam, Bộ Chính trị nêu quyết tâm.

 

"Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976 đẩy mạnh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện...tạo điêu kiện chín mùi tiến hành tổng công kích, Tổng khởi nghĩa…

 

Nguyên văn kế hoạch của Hà Nội đã được ghi nhận như sau:

 

Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính Trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 

Như đã nói trên VNCH chỉ còn đủ đạn dược cho quân đội xử dụng tới tháng tháng 5- 1975 sau đó sẽ không còn một viên nào cả ấy thế mà Hà Nội đã thảo kế hoạch xâm lăng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976 nghĩa là họ phải bỏ hai năm mới chiếm được VNCH thì ta đủ thấy tình báo chiến lược của Bắc Việt"gà mờ" tới cỡ nào" Trong Việt Nam Thiên Sử truyền hình (Vietnam History by Television) Văn Tiến Dũng trả lời phỏng vấn ngoại quốc cũng nói y như thế, hắn nói Bộ Chính Trị đã dự trù kế hoạch 2 năm để xâm chiếm miền Nam. Về việc CSVN cho người rình rập nghe ngóng nhân dân, đưa nằm vùng vào lãnh thổ quốc gia làm gián điệp thì rất giỏi nhưng họ chỉ lấy được những tinvặt về chiến thuật chứ không có khả năng thu lượm những tin tức có tầm vóc chiến lược bằng cứ là quân đội VNCH đã gần "hết đạn" mà họ không hề hay biết.

 

Cho tới cuối 1974, họ mới biết một cách phong phanh quân đội miền Nam suy yếu .

 

"Tham Mưu phó quân đội CSBV viết về hậu quả trận Thượng Đức:

 

...Trận Thượng Đức chúng tỏ một cách rõ ràng quân đội Sài Gòn đã yếu nhiều, chưa bao giờ không lực cũng như khả năng di động của bộ binh địch xuống thấp như vậy. Một thiếu tá bộ binh thuộc quân đội Sài Gòn bị bắt trong trận đánh này đã khai rằng họ không có đủ phi cơ để chuyển vận binh sĩ và gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển quân. Nói tóm lại trận Nông Sơn và Thượng Đức khiến chúng tôi tin tưởng một cách nhất định rằng quân đội ta mạnh hơn địch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những suy nghĩ chiến lược của chúng tôi.

 

Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 695.

 

Trận Thượng Đức diễn ra cuối 1974, chỉ còn vài tháng nữa là quân đội miền Nam không còn một viên đạn tồn kho thế mà BV chỉ mới biết phong phanh rằng Quân đội Sài Gòn đã yếu nhiều. Nếu tình báo chiến lược CS đã biết được rằng VNCH đã gặp nhiều khó khăn về đạn dược nhất là đạn đại bác từ đầu năm 1974 thì Hà Nội đã mở cuộc tấn công miền Nam từ hồi ấy, nghĩa là trước cuộc tấn công Ban Mê Thuột một năm. Hoặc ít nhất họ đã mở cuộc tấn công qui mô VNCH từ giữa năm 1974, nghĩa là trước trận đánh Ban Mê Thuột8 tháng,khi mà hoả lực của Quân đội miền Nam bị sút giảm tới 60%.

 

Hà Nội chỉ thực sự biết miền Nam hết đạn khoảng thượng tuần tháng 3-1975, sau khi chiếm Ban Mê Thuột xong ngày 11-3, hôm sau 12-3 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho VNCH, báo chí đài phát thanh loan báo khắp nơi và nhất là khi miền Trung di tản náo loạn cả lên thì họ mới biết miền Nam đã tới lúc kiệt quệ về tiếp liệu. Nhất là sau khi hai Quân khu 1 và 2 của miền Nam sụp đổ, Hà Nội vội vã đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị (thuộc Quân đoàn 1) ở ngoài Bắc vào Nam để đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa, toàn bộ lực lượng BV trong chiến dịch Hồ Chí Minh vào khoảng gần 20 Sư đoàn.

 

Trong phần nói về Hội Nghị Bộ Chính Trị lên kế hoạch hai năm xâm chiếm miền Nam như đã nói ở trên Văn Tiến Dũng có ghi thêm.

 

"Ngoài kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm, trong kế hoạch năm 1975, Bộ Chính Trị còn dự kiến một phương án khác và một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975"

 

(Trang 29)

 

Sự thực thì Văn tiến Dũng viết thêm đoạn này vào cho nó đỡ "quê", ra cái điều Đảng ta đã đoán biết trước cả!! Thật là vô lý khi một kế hoạch chiến lược 2 năm (1975, 1976)đã được Đại Hội Bộ Chính Trị long trọng đề ra lại có thêm một câu thòng: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

 

Sự thật thời cơ đã đến với CSBV từ đầu hoặc giữa năm 1974 khi VNCH thiếu thốn về tiếp liệu do cắt giảm quân viện nhưng sở tình báo chiến lược CSBV đã quá "gà chết" khiến Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng phải bị mất mặt , chẳng thế mà họ không bao giờ nói đến tình trạng hết đạn của VNCH.

 

Hai anh"gà mờ" gặp nhau trong trận đọ sức cuối cùng, anh này tưởng anh kia yếu, anh kia lại tưởng anh này mạnh, thế rồicũng có kẻ thắng người thua, kẻ thắng nhờ yếu tố "Hên", yếu tố "Trời cho", chẳng khác nào bất chiến tự nhiên thành.    Trọng Đạt


BK giải phóng NK phỏng dái

30 tháng 4: Ngày khốn nạn

Vũ Đông Hà (Danlambao) Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có gì đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó: Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng, đ. mẹ đời đ. má tương lai. Mấy mươi năm sau, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nhìn thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - Ngày Khốn Nạn...

*

Cuộc đời có nhiều khúc chia ly. Thâm Tâm "đưa người ta không đưa sang sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng". Thanh Tâm Tuyền là "thằng điên khùng, ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới". Trịnh Công Sơn có "những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây, chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui"

Lãng mạn hay ngậm ngùi, giây phút giã từ vẫn là điều biết trước. Phần tôi, đã không có một phút chia tay, không một lời đưa tiễn, không một vòng tay. Trưa 2 giờ, "hẹn gặp nhau ngày mai ở lớp học" - cô bạn học trò có đôi mắt người Sơn Tây cười quay đi. Đó là lần cuối tôi nhìn thấy lưng bạn tôi. Đó là buổi sau cùng tôi có các bạn tôi. Đó là ngày chấm dứt thời thơ ấu. Trong một ngày, tôi mất vĩnh viễn một quãng đời đẹp nhất. Không biết trước. Không một lời chia tay. Không bao giờ gặp lại. Trong tôi, hình ảnh những đứa bạn đã dừng lại vĩnh viễn, sống và chết ở ngày ấy. Cho đến bây giờ. 

Mười ba bạn vẫn mười ba
Dù đời nghiệt ngã dù ta đã già
Khói sương nhân ảnh có mờ
Bạn ta, ta giữ một ngày mười ba 

Ngày đó là ngày 9 tháng 3 năm 1975. Hôm sau, Ban Mê Thuột thất thủ. 


Buổi sáng, ôn nội, má tôi cùng đàn con 7 đứa di tản qua nhà chú Kim Liên. Nhà chị mái tôn vách gỗ, ở đây nguy hiểm; anh Hai lại không có nhà - Chú Kim Liên ân cần bảo. Tiếng đại pháo vẫn liên tục ầm ì vọng về từ chiều hôm qua trên thành phố hoang mang. Ba tôi không thấy về từ tiểu khu Mai Hắc Đế. Má tôi âu lo không biết nên đem theo những gì. Ôn tôi làu bàu nhà mình không ở, lại đi đâu. Tôi và lũ em vui mừng vì tự nhiên có một ngày nghỉ học. 1 giờ trưa, mọi toan tính, làu bàu, vui mừng đã chấm dứt khi những viên đạn AK xé nát khung cửa sắt phía trước và bên kia của con đường A Ma Trang Long ngập lửa. Chiến tranh thật sự gõ cửa vào nhà. Chú Kim Liên ngồi co rút dưới chân cầu thang, mặt không còn chút máu, mếu máo khóc. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người lớn sợ hãi hơn tôi. 

Chiều. Im lặng. Dãy nhà bên kia đường đã cháy rụi. Mọi người quyết định kéo nhau về chùa Khải Đoan. Ở chùa vẫn tốt hơn, ôn nói. Đi ngang đường Quang Trung, tôi nhìn thấy chiếc xe tăng áng trước chợ Đê. Hai người lính bộ đội mệt mỏi yên lặng đứng nhìn chúng tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy những người phía bên kia. Họ bình thường không hung tợn như hình ảnh tôi có trong đầu qua những sách hình đã xem, những truyện đã đọc. Chú Kim Liên mặt mày lại tái mét, chân đi muốn khụy. 

Tới ngã tư Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, má tôi thì thầm vào tai bảo tôi chạy về nhà lấy cái túi má dấu dưới bệ thờ. Không sao đâu ôn… xong con chạy liền tới chùa nghe con. Má tôi nói với ôn và dặn dò tôi. Trên đường về nhà tôi gặp anh Vi trốn lính hàng xóm. Anh đã gần 25, 26 mà khai sinh lúc nào cũng 16. Gần tới nhà thì anh bị chận lại. Mấy năm trốn cảnh sát Cộng hòa, hôm nay anh bị bộ đội cụ Hồ bắt. Anh Vi gỡ gạc chỉ vào tôi nói xạo – chỉ có hai anh em, bắt tui rồi nó sống với ai? Bắt luôn! Trên đường cùng đoàn người bị bắt đi về ngã cầu số 14, anh Vi thì thầm chết cha rồi Cu Em, điệu này giống Phước Long, anh em mình sẽ bị bắt đi lao công chiến trường. Cám ơn anh Vi. Mười ba tuổi, thằng Cu Em trở thành tù binh chiến tranh. Chẳng có dịp nào để trách anh vì 3 năm sau nghe tin anh Vi chết ở Buôn Hô vì bệnh lao. 


Tháng ba, tôi đi qua những hàng cà phê đứng gió. Đôi chân với gai mắc cỡ đâm sâu từ đêm qua vẫn còn râm râm nhức. Tôi đi qua vùng kỷ niệm của những buổi trưa trốn học tiết đầu, rủ nhau đạp xe đạp vào những đồn điền cà phê bắt ve sầu, nằm ngửa mặt đón những tia nước đái giống như mưa phùn của hàng nghìn con ve mà chắc chỉ ở nơi này mới có. 

Buổi chiều cả đoàn được dừng lại nghỉ qua đêm. Bác chủ đồn điền tốt bụng đem gạo và nồi nấu ra cho. Người con gái khoảng cùng tuổi cho tôi một cái mền xanh của quân đội Mỹ. Tôi ôm nồi xuống suối tắm và lấy nước nấu cơm. Vừa kịp vắt xong cái áo thì ầm ầm, tiếng bom như xé nát bên tai. F5 của không quân!. Tiếng người la ơi ới. Chiếc phản lực bay với tốc độ vượt âm thanh nên tiếng bom đến trước tiếng động theo sau. Tôi ôm nồi nước chạy vắt giò lên cổ. Bụi đỏ ngập bầu trời. Không kịp thở tôi về đến chỗ tập trung, nhìn lại nồi nước hình như không đổ một giọt. Sợ đến nỗi chạy trối sống trối chết mà vẫn vô thức giữ cho nồi nước còn nguyên. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là sợ đến té đái trước biên giới tử sinh. Tôi mất cái áo ở bờ suối. Tối hôm đó, nhớ má quá tôi quyết định trốn về. 


Đi ngang qua nhà số 94 đường Lê Văn Duyệt nhìn vào tôi biết ôn, má và các em tôi không ở đó. Dì Vinh bán bánh căn đầu đường, má thằng Cứt bạn tôi, nói má con lúc ở chùa bả khóc quá chừng khi con bị mất tích. Cả nhà con bây giờ đang ở bên cậu Tương. Dì Vinh lấy một cái áo của thằng Cứt cho tôi mặc. Con ở trần về má con thấy bả còn khóc dữ. Về nhà cậu, má tôi ôm tôi bù lu bù loa. Ôm má, tôi nhìn ôn quẹt nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn được giọt nước mắt của ôn. Còn tôi không hiểu sao tôi không có được một giọt nước mắt. Và ba tôi vẫn biệt tăm. 

Ngày hôm sau tôi theo má và ôn đi tìm ba. Con đường dẫn đến trường Trung học Tổng hợp nồng mùi xác chết. Trời Ban Mê giữa trưa tháng ba đã hầm hập gió mùa. Ôn, má và tôi đi suốt từ suối Đốc Học, đến tiểu khu Mai Hắc Đế, về phi trường L19 và dọc theo đường Hùng Vương. Những xác người sình căng giữa ngọ. Những con đường chết với đàn ruồi vo vo bay lên đáp xuống. Mỗi xác chết là mỗi bước phân vân, lưỡng lự. Mỗi xác chết ôn tôi rón rén đến gần nhìn. Mỗi xác chết nằm sấp ôn tôi lật ngữa. Mỗi xác chết ôn tôi cười mếu máo - không phải thằng Hai!. Mỗi xác chết má tôi cười theo sau làn nước mắt. Lần đầu tiên trong đời, tôi cười trên những xác người. 

Một tuần sau ba tôi trở về với chiếc quần xà lỏn và cái áo may ô đen đủi. Đó là hình ảnh cuối cùng của người lính VNCH trong tôi. Ba tôi ôm ôn tôi khóc trước khi ôm má tôi. 


Tháng Tư trở về ngôi nhà hương hỏa
con chó già nằm ngủ thiên thu
Minô, Minô gốc ổi vàng yên giấc
chiếc võng buồn tênh
không người đưa… 

Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi tôi đã cảm nhận được cuộc bể dâu. Hai anh em sinh đôi thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi 3 tuổi đi sùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong tòa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng. Ba tôi lính quèn nhưng nhờ nhậu giỏi nên quen biết lớn, sau một ngày đi mất tiêu, trở về nhà nói với má tôi chắc cả nhà ông tướng Cảnh, đại tá Quang đã đi rồi. Mình cũng phải đi thôi. Má tôi khóc lóc không biết nên đi hay ở, để lại mệ ngoại cho cậu Tương má không đành. Ngày hôm sau, tin đồn người di tản chết như rươi trên Quốc lộ Số 1 giải quyết mọi đắn đo của má. Còn tôi, tôi ra sau nhà, đào đất chôn Minô dưới gốc ổi. 


Mỗi tối ngồi nghe đài ôn tôi lại mừng rỡ nói với cả nhà: Nha Trang mất. Pleiku mất. Đà Lạt mất… Mỗi địa danh thất thủ là mỗi gánh nhẹ được gỡ bỏ khỏi nỗi lo âu nặng nề của ôn. Ôn nói với má là ôn sợ nếu chỉ có Ban Mê Thuột bị mất giống như Phước Long mấy tháng trước đó thì đời thằng Hai sẽ tàn. Thôi thì mất hết là hết chiến tranh, thằng Hai, thằng Cu Em không phải bị bắt đi lao công chiến trường. Ôn tôi, một người làm cu li cho Tây, không biết đọc, biết viết chỉ nghĩ đơn giản như thế cho kết cục của một cuộc chiến 21 năm. Ngày 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ôn thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó tôi đang ngồi viết lại những tờ khai lý lịch của ôn, ba và má. Mỗi lý lịch khoảng 10 trang. Mỗi người phải có ba bản sao. Tờ nào có một chữ sai phải viết lại cả trang. 

Ngày 30 tháng 4, cả nước lo âu hay cả nước mừng rỡ tôi không biết. Tôi ngồi chửi thề vì phải viết tay gần 100 trang bản khai lý lịch gia đình. 


Sau ngày "giải phóng", má tôi đóng cửa tiệm buôn bán, chia tay đời sống tiểu tư sản và mua lại từ người bạn một đồn điền cà phê nhỏ để góp phần xây dựng đất nước. Má tôi dặn các em tôi ai hỏi phải nói như vậy. Được một năm má gần hết vốn. Cà phê thu hoạch được phải bán cho nhà nước với giá bèo nhưng phân bón phải mua giá chợ đen. Má tôi biểu chặt bớt cà phê để trồng khoai lang và khoai mì. Hì hục chặt được đâu mấy trăm cây thì cán bộ gọi lên phường bắt đóng tiền phạt. Cà phê là tài sản của nhân dân không được phá hoại. Không đủ tiền chăm sóc thì cà phê chết và lại bị phạt, má làm đơn xin dâng đồn điền cho nhà nước. Nhà nước không nhận vì đó là tài sản của nhân dân. 

Một đêm tối, má lặng lẽ dắt các em tôi trốn về Sài Gòn. Ôn về Đà Lạt ở với cô tôi. Ba tôi đi cải tạo vẫn mù tăm. Còn tôi ở lại, lang thang bụi đời và đi buôn lậu cà phê tuyến đường Sài Gòn – Ban Mê Thuột. 

Lần ghé Ấp Ánh Sáng ở Đà Lạt thăm ôn, ôn hỏi bây giờ con làm gì? Dạ con đi buôn cà phê. Ôn nhìn tôi buồn rầu không nói. Đêm tôi chào ôn trước khi về lại Ban Mê, ôn ngồi hút thuốc cẩm lệ và kể cho tôi nghe cuộc đời làm đầy tớ, cu li, thất học của ôn. Kể chuyện đời ôn, nhìn đứa cháu đích tôn buôn lậu bụi đời, ôn nói ngày 30 tháng 4 ôn vui mừng vì chỉ biết lo cho ba con và con, bây giờ ôn mới thấy đó là một ngày khốn nạn. Trước khi tôi đi ôn giúi vào tay tôi chiếc nhẫn vàng hai chỉ và ôn khóc. 

Đó là lần cuối tôi gặp ôn. Hai năm sau, ôn mất. Tôi không về nhìn ôn lần cuối và thắp được nén nhang trước mộ của ôn. Lúc đó, tôi đang bắt chước anh Vi chui nhủi ở Gò Công để trốn nghĩa vụ quân sự. Ngày ôn chết tôi không hay. 


Năm tháng trôi. Người lính VNCH quần xà lỏn áo may ô lần cuối tôi nhìn bây giờ lụ khụ ở nhà giữ cháu cho con. Anh bộ đội cụ Hồ ở chợ Đê ngày ấy bây giờ còn hay mất? Cũng đang lủi thủi giữ cháu như tên lính ngụy cùng thời? Đã qua rồi những nòng súng chĩa vào nhau. Đã mất hút theo thời gian những ngày khói lửa Trường Sơn, Đại lộ Kinh hoàng và Mùa hè Đỏ lửa. Nhưng vẫn còn đó một cuộc chiến tàn khốc giữa độc tài và những kẻ bị trị. Tử vong, tự hủy hoại và mất mát của 45 năm thời bình đã vượt xa nhiều lần so với 21 năm chinh chiến. Đất nước này vẫn triền miên trong một cuộc chiến không bom đạn. 

Gần nửa thế kỷ trôi qua. Những đứa bé ngày xưa bây giờ đã gần nửa đời người. Con đường gian nan tưởng đã chấm dứt từ mù sương năm trước, từ thời đại của thế hệ đàn anh, nay vẫn còn tiếp diễn và kéo dài qua thế hệ đàn em. 

Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có gì đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó: 

Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng
đ. mẹ đời đ. má tương lai. 

Ba mươi tháng tư. Một ngày với nhiều tên gọi. Đại thắng mùa xuân, ngày giải phóng, ngày thống nhất, ngày quốc hận, tháng tư đen... Cuộc chiến không bom đạn lại được thêm giáo thêm gươm bởi những danh xưng định vị tư tưởng và lằn ranh ta-địch. Có nghĩa lý gì về tên gọi cho một ngày của quá khứ trần ai. Tên của nó chỉ chính xác bằng bóng hình qua tấm gương soi của thực tế hiện tại. 

Năm tháng trôi qua dưới lá cờ máu và chân dung lãnh tụ đểu cáng, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nhìn thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - ngày khốn nạn.

1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 49 năm đô hộ CSBK...

Nguyễn Dân (Danlambao) - Lịch sử đất nước VN, trải qua trên 4.000 năm, kể từ khi dựng nước - thời thưở Hùng Vương cho đến tận hôm nay - Một lịch sử oai hùng, dù trải lắm gian truân khổ ải, nhưng không thể bị tận diệt.

“Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có - Thế giặc mạnh, ta yếu, mà ta địch nổi, quân giặc nhiều, ta ít, mà ta được luôn...” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trải).

Dân tộc Việt Nam, một dân tộc chưa bao giờ yếu hèn, khuất phục. Đó là truyền thống bất khuất chống xâm lược tự ngàn đời để lại. Thì tại vì sao, hiện nay, nước Tàu Cộng không ngừng lấn chiếm mà ta lại khuất phục ươn hèn?

Câu hỏi không khó trả lời: Vì đất nước này, dân tộc ta đang dưới sự đô hộ của đảng CSVN.

Chủ đề bài viết trải dài lịch sử nước nhà thì quá xa, quá rộng. Xin chỉ được tóm tắt để đi vào ý chính: đảng CSVN, kẻ đô hộ dân tộc xuyên suốt 45 năm.

Nô lệ giặc Tàu:

VN - qua bao lần đổi thay quốc hiệu: từ Văn Lang, Việt Thường, Âu Lạc... dài đến sau này, trải qua trên 4.000 năm, lần lượt đã bị xâm lăng và nô lệ từ phương Bắc - nói chung là giặc Tàu - không biết bao lần bị chiếm, bị nô lệ. Và rồi dân tộc vùng vẫy chống xâm lăng, đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do, giữ yên bờ cõi xuyên suốt qua thời đại lịch sử.

Giặc Tàu đông, giặc Tàu mạnh, và giặc tàu tàn bạo ác độc khôn lường, và với dã tâm thôn tính, tiêu diệt một xứ sở nhỏ bé. Vây mà, vẫn không diệt được. Dân tộc vẫn tồn tại vững vàng.

Đô hộ giặc Tây:

Thời đại về sau, trước văn minh cơ khí, trước tham vọng chinh phục đô hộ từ khá nhiều cường quốc phương Tây, thực dân Pháp xâm chiếm và đặt nền đô hộ VN cả trăm năm (từ 1858...)

Một dân tộc cũng rất là thảm thương dưới gót giày quân xâm lược: bao nỗi thống khổ đọa đày, bao lầm than cơ cực, bao chết chóc khổ nghèo, dù rằng thực dân cũng xây dựng cho một đất nước lạc hậu trở nên phát triển với dụng tâm dễ bề thống trị dài lâu - thực dân Pháp rồi đến đế quốc Nhật - Vậy mà... quân xâm lược cũng bị đánh đuổi ra đi, dân tộc VN thu hồi độc lập.
< iframe id="aswift_3" name="aswift_3" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="600" height="0" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?gdpr=0&client=ca-pub-4086780709791951&output=html&h=280&adk=3736482225&adf=1760567326&pi=t.aa~a.1538363783~i.43~rp.4&w=600&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1711561423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2913710886&ad_type=text_image&format=600x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F07%2F1000-nam-no-le-giac-tau-100-nam-o-ho.html&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=150&rw=600&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTIzLjAuMjQyMC42NSIsbnVsbCwwLG51bGwsIjY0IixbWyJNaWNyb3NvZnQgRWRnZSIsIjEyMy4wLjI0MjAuNjUiXSxbIk5vdDpBLUJyYW5kIiwiOC4wLjAuMCJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMjMuMC42MzEyLjg3Il1dLDBd&dt=1711890633991&bpp=2&bdt=1047&idt=-M&shv=r20240327&mjsv=m202403250101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C1140x280%2C468x60&nras=3&correlator=4966170747434&frm=20&pv=1&ga_vid=1178882657.1711819766&ga_sid=1711890633&ga_hid=600410796&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=3&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=369&ady=1711&biw=1857&bih=922&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759875%2C44759926%2C44759837%2C31082031%2C31082198%2C95326316%2C95320378%2C95328825%2C21065725&oid=2&pvsid=1492644796671534&tmod=748364096&wsm=1&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F04%2F30-thang-4-ngay-khon-nan.html&fc=1408&brdim=-8%2C0%2C-8%2C0%2C1920%2C0%2C1936%2C1047%2C1872%2C922&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&bz=1.03&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&ifi=4&uci=a!4&btvi=2&fsb=1&dtd=279" data-google-container-id="a!4" tabindex="0" title="Advertisement" aria-label="Advertisement" data-google-query-id="CJjEmcnJnoUDFSH64wcdqmgHuA" data-load-complete="true" style="border-width: 0px; border-style: initial; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 99%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 600px; height: 0px;">< /iframe>

Độc lập có lại được là do ai? Không ai ban phát, không ai rộng lượng cho không. Tình thế đã mang lại. Cũng từ sự lâu bền quật khởi, nhờ ý chí kiên cường, không yếu hèn, không khuất phục. Do nhờ cả một dân tộc vẫn luôn là bất khuất, vùng lên.

Người CS, nói chung là đảng CSVN, với tham vọng nhận làm tay sai cho cộng sản quốc tế, (thừa gió bẻ măng) xách động hô hào kêu gọi làm cách mạng dân tộc, đánh đuổi giặc Pháp để giành lấy độc lập tự do, như họ nói, là một luận điệu bỉ ổi, một cướp công trạng, công lao, và đặt vào đất nước, dân tộc (VN) một nền đô hộ mới, xuyên suốt ròng rã mấy mươi năm chưa dứt.

Đô hộ giặc Cộng:

Giặc Cộng đây là: giặc cộng sản Tàu và CSVN - một đảng được thành lập từ 90 năm trước đây (1930) - xuyên suốt cả gần thế kỷ, mang về và thực thi một chủ nghĩa ngoại lai, không ngừng gieo rắc khổ đau và tàn hại cả một đất nước, dân tộc.

Toàn dân VN đã nhận chịu không biết bao nhiêu là lừa phỉnh, dối gian, bạo tàn, ác độc. Sự ác độc cho đến bây giờ, được biết là: vô cùng khủng khiếp, tàn bạo ác độc vô vàn, vượt xa bao thời đại.
< iframe id="aswift_4" name="aswift_4" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="600" height="0" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?gdpr=0&client=ca-pub-4086780709791951&output=html&h=280&adk=3736482225&adf=4095236588&pi=t.aa~a.1538363783~i.63~rp.4&w=600&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1711561423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2913710886&ad_type=text_image&format=600x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F07%2F1000-nam-no-le-giac-tau-100-nam-o-ho.html&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=150&rw=600&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTIzLjAuMjQyMC42NSIsbnVsbCwwLG51bGwsIjY0IixbWyJNaWNyb3NvZnQgRWRnZSIsIjEyMy4wLjI0MjAuNjUiXSxbIk5vdDpBLUJyYW5kIiwiOC4wLjAuMCJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMjMuMC42MzEyLjg3Il1dLDBd&dt=1711890633991&bpp=2&bdt=1047&idt=-M&shv=r20240327&mjsv=m202403250101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C1140x280%2C468x60%2C600x280&nras=4&correlator=4966170747434&frm=20&pv=1&ga_vid=1178882657.1711819766&ga_sid=1711890633&ga_hid=600410796&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=3&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=369&ady=2451&biw=1857&bih=922&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759875%2C44759926%2C44759837%2C31082031%2C31082198%2C95326316%2C95320378%2C95328825%2C21065725&oid=2&pvsid=1492644796671534&tmod=748364096&wsm=1&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F04%2F30-thang-4-ngay-khon-nan.html&fc=1408&brdim=-8%2C0%2C-8%2C0%2C1920%2C0%2C1936%2C1047%2C1872%2C922&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&bz=1.03&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&ifi=5&uci=a!5&btvi=3&fsb=1&dtd=294" data-google-container-id="a!5" tabindex="0" title="Advertisement" aria-label="Advertisement" data-google-query-id="CP3dmsnJnoUDFczJ4wcdXE8I1g" data-load-complete="true" style="border-width: 0px; border-style: initial; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 99%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 600px; height: 0px;">< /iframe>

Nói mà chẳng sợ nói ngoa: xin được phần nào so sánh, liệt kê, dẫn chứng qua dòng lịch sử:

- Ngày xưa, nô lệ Tàu: Tàu bắt dân ta lên rừng, xuống biển tìm lấy của quí đem dâng nạp cho Tàu. Đày ải và bắt dân làm mọi thứ, cuộc đời khổ cực, lầm than, với đủ mọi thứ ác độc... Tuy nhiên, so với bao cái ác vẫn còn sơ khai, chưa tinh xảo, chưa giết cùng, diệt tận, chưa sưu tra tìm kết tội lý lịch ba đời, người dân vẫn còn kẻ hở mà trốn chạy, tồn sinh? Bây giờ, nhìn “tận diệt” của CSVN thì phải biết.

- Cũng ngày xưa, thời kỳ đô hộ Pháp - như đã nói - thực dân Pháp giết nhưng còn tha, bóc lột nhưng cũng còn có kiến thiết xây dựng (bằng chứng với bao công trình phát triển tồn tại đến ngày nay).

“Bản án chế độ thực dân Pháp” mà HCM phổ biến, có lẽ còn thua xa kết tội “Địa chủ ác ghê” (tội ác do đặt điều, bịa chuyện), để từ đó mà cứ cho chặt đầu không thương tiếc 172.008 người bị thác oan. Cũng không ngừng tại đó, mà 20 năm sau, hằng bao triệu người chết thảm thê khắp cùng đất nước.

- Vụ cướp đất ở “đồng nọc nạn”, dẫu sao cũng còn được xử lại để được minh oan, trị tội. Thời thực dân là vậy. Thời đô hộ CSVN, cướp đoạt, oan khiên khắp cùng đất nước. Có vụ nào được xét xử công minh? Không hề có!

- Thời Pháp đô hộ là: sưu cao thuế nặng. Đô hộ ngày nay: nhũng lạm khắp cùng.

- Thực dân Pháp khi xưa: bắt dân đi phu xứ người. Ngày nay: “xuất khẩu lao động”, “lấy chồng, làm điếm” nước ngoài - ai khổ hơn ai?
< iframe id="aswift_5" name="aswift_5" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="600" height="0" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?gdpr=0&client=ca-pub-4086780709791951&output=html&h=280&adk=3736482225&adf=1072614728&pi=t.aa~a.1538363783~i.91~rp.4&w=600&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1711561423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2913710886&ad_type=text_image&format=600x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F07%2F1000-nam-no-le-giac-tau-100-nam-o-ho.html&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=150&rw=600&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTIzLjAuMjQyMC42NSIsbnVsbCwwLG51bGwsIjY0IixbWyJNaWNyb3NvZnQgRWRnZSIsIjEyMy4wLjI0MjAuNjUiXSxbIk5vdDpBLUJyYW5kIiwiOC4wLjAuMCJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMjMuMC42MzEyLjg3Il1dLDBd&dt=1711890633991&bpp=2&bdt=1048&idt=2&shv=r20240327&mjsv=m202403250101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C1140x280%2C468x60%2C600x280%2C600x280&nras=5&correlator=4966170747434&frm=20&pv=1&ga_vid=1178882657.1711819766&ga_sid=1711890633&ga_hid=600410796&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=3&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=369&ady=3352&biw=1857&bih=922&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759875%2C44759926%2C44759837%2C31082031%2C31082198%2C95326316%2C95320378%2C95328825%2C21065725&oid=2&pvsid=1492644796671534&tmod=748364096&wsm=1&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2020%2F04%2F30-thang-4-ngay-khon-nan.html&fc=1408&brdim=-8%2C0%2C-8%2C0%2C1920%2C0%2C1936%2C1047%2C1872%2C922&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&bz=1.03&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&ifi=6&uci=a!6&btvi=4&fsb=1&dtd=311" data-google-container-id="a!6" tabindex="0" title="Advertisement" aria-label="Advertisement" data-google-query-id="CPLrmsnJnoUDFZQTswAdTswKCg" data-load-complete="true" style="border-width: 0px; border-style: initial; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 99%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 600px; height: 0px;">< /iframe>

- Đô hộ thực dân Pháp là: bốc lột. Bây giờ là: cướp - cướp đêm, cướp ngày, cướp lớn, cướp nhỏ, cướp bằng chính sách: cướp đất đai, tài sản, cửa nhà, cướp tài nguyên, quặng mỏ... cướp sạch sành sanh mọi thứ. Ai bốc lột và cướp bóc hơn ai?

- Đô hộ thực dân là ác. Đúng! Ác kinh khủng, ác vô cùng. Nhưng rồi, CS ta chẳng những “ác” mà “gian”: gian dối, gian manh, gian lận, gian tham... Gian kinh hoàng, giang vô cùng tận - đã gian mà xảo - “Xảo” trong thời “đô hộ mới” là nói:“yêu nước thương dân”: Vì dân phục vụ, vì dân hy sinh để dân chết dần và bán nước.

- Lòn cúi, rước giặc (Tàu cộng) vào nhà để củng cố lợi quyền, để tiếp tục giàu có vinh sang, để giữ vững ngôi vị, và để cùng đô hộ, giết cả dân tộc.

Lời cuối:

Hỡi những người đang cai trị đất nước - hay đúng hơn là một đảng cầm quyền đang đô hộ dân tộc hiện nay - Qua trên 45 năm, từ ngày được gọi là “thắng lợi hoàn toàn” và thống nhất đất nước, các người cai trị bằng sự “đô hộ”.

Một đất nước, dân tộc do các người đô hộ: ác ôn và tàn độc gấp trăm lần đô hộ thực dân. Ngày hôm nay, đất nước, dân tộc đang trước đà tận diệt tiêu vong. 45 năm, các người đã tận thu hết sạch: cướp sạch, lấy sạch (và còn toa rập với Tàu để rồi... giết sạch). Một đất nước tan hoang, còn chăng là bao cảnh điêu tàn, tan tác (nhìn vào đồng ruộng hiện nay, nhìn vào biển đảo, sông ngòi...). Còn chăng là những xác thân, người dân đói khát đang vất vưỡn lê la kiếm sống từng ngày?

Các người vẫn cứ rắp tâm nhu nhược, yếu hèn, cúi lòn mong thỏa hiệp với kẻ thù truyền kiếp (Tàu cộng) để chuyển giao dân tộc biến thành nô lệ!

Biển Đông dậy sóng, quân giặc ngập tràn, các người đành phó mặc. Biên giới bỏ ngõ, kẻ địch lấn chiếm, các người thản nhiên - Thản nhiên để lo củng cố đảng, thản nhiên mà bán nước, hại dân...

Và... toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ phải làm gì? Bất khuất, vùng lên hay cam tâm khuất phục?

01-04-2024


Ca Dao Thời Bắc Thuộc

Có lẽ từ ngày lập quốc tới nay, chưa có thời đại nào có nhiều ca dao được truyền tụng trong dân gian để chỉ trích những người cầm quyền và chính sách cai trị đất nước , như thời  đại Xã Hội Chủ Nghĩa do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo .Kể từ ngày 30-4-1975 VC xâm chiếm  miềm Nam tới nay, thì Saigòn và Hà Nội có lẽ là nơi xuất phát nhiều ca dao chỉ trích chế độ VC nhất.

Người dân sống dưới chế độ độc tài đảng trị bị đàn áp và tước đoạt những quyền căn bản của con người như quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận và tự do đi laị.  Những  Bloggers và thanh niên, thiếu nữ bầy tỏ lòng yêu nước qua việc chống Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa  và Trường Sa ,hoặc bầy tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hoà về chính sách đảng trị ,cũng đều bị Việt Cộng trấn áp dã man bằng cách kết án tù nhiều năm. Để tránh bạo quyền VC áp đặt cảnh tù tội khi công khai chỉ trích chính quyền, người dân đã dùng thể thức ca dao (một loại văn chương bình dân được lưu truyền trong dân gian mà tác giả những câu ca dao ấy  không ai biết rõ tên tuổi ) làm phương tiện đấu tranh chống lại bạo quyền Việt-Cộng .Người dân sáng tác những câu ca dao thời đại để chỉ trích và phản đối chính sánh độc tài đảng trị của Cộng-Sản VN, đồng thời còn là một hình thức để họ xả nỗi uất ức , bất bình trước bạo quyền .

Những câu ca dao được trích dẫn trong bài viết là những câu đã được người viết sưu tầm trên sách báo hải ngoại hoặc trên mạng lưới điên toán  . Sau đây, chúng ta hãy xem ngườì dân VN sống dưới XHCN chỉ trích những người lãnh đạo CSVN qua  những câu ca dao châm biếm rất độc đáo và  sâu sắc, được truyền tụng khắp các miền đất nước .

  • Châm biếm và chỉ trích những người CS lãnh đạo

Có thể nói trong lịch sử VN, kể từ ngày dựng nước tới nay , chưa có một  người lãnh đạo  nào bị người dân khinh miệt và thù oán như Hồ Chí Minh . Vào những năm đầu chiếm được miền Nam, người dân bị kiểm soát dưới hình thức hộ khẩu, họ thiếu ăn , thiếu mặc ; vì thế  họ căm tức chế độ VC, nên đã miệt thị  HCM , ví ông ta  như bộ phận sinh dục cuả  họ , một hình thức sỉ nhục mà giới bình dân khi khinh ghét ai, thường đem ra  nhục ma :

Một năm hai thước vải thô,
Nếu đem may áo “cụ Hồ” ló ra .
May áo thì hở lá đa,
Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ .
Vội đem cất ảnh bác Hồ ,
Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm .

hoặc :

Ngày xưa tem phiếu vải thô ,
Em mặc không đủ, Bác Hồ lòi ra .
Bây giờ tơ nét thả ga ,
Bác Hồ cũng bị lòi ra ào ào .

Người dân oán hận  HCM  đến độ trách cứ cả cụ Nguyễn Sinh Sắc , thân phụ HCM:

Trách ai sinh thứ họ Hồ ,
Để cho cả nước như đồ vất đi .

Đảng Cộng Sản VN luôn luôn thần thánh hóa HCM, là người vì dân, vì nước, đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình, suốt đời không biết đến đàn bà .Chúng ta hãy nghe người dân vạch trần mặt nạ đạo đức giả của HCM :

Bác Hồ đại trí , đaị hiền ,
Chơi Minh Khai chán,gá liền Hồng Phong .
Minh Khai phận gái chữ tòng ,
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì .

Câu  ca dao sau đây có lẽ được sáng tác và lưu truyền tại miền Bắc trong những năm đầu thập niên 1950, ngay sau khi VN bị chia  đôi đất nước , cho ta thấy người dân miền  Bắc chế diễu HCM như một ông già nhà quê, khi uống rượu vào thì ăn nói  khoác lác :

Việt Nam có một ông già ,
Râu dài, tóc bạc tên là Chí Minh .
Ông hay uống rượu một mình ,
Khi buồn lại rủ Trường Chinh uống cùng .
Say sưa ông nói lung tung ,
Việt Nam mình sẽ sánh cùng năm châu .

Nghe thấy vậy, người dân miền Bắc liền chỉ mặt ông ,khẳng định :
--Này ông , chuyện ấy còn lâu !!!

Thế rồi bỗng nhiên vào năm 1969 thì :

Bác Hồ ta thật vẻ vang ,
Đang từ khỏe mạnh, chuyển sang …. từ trần !

Sau  khi HCM chết , xác được ướp và phô bày tại lăng Ba Đình, Hà Nội . Người dân mỗi khi đi qua lăng , lại hậm hực đổ tội lên đầu bác :

Vũ trường là chốn ăn chơi,
Chí  Hòa là chồ nghỉ ngơi giang hồ,
Lăng kia là của giặc Hồ ,
Cho nên dân Việt cơ đồ nát tan .

Sau khi kể tội HCM , người đứng đầu đảng Cộng Sản VN, người dân cũng không quyên kể tội đồng đảng là những tên chóp bu tội đồ của dân tộc : Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn và Trường  Chinh , bằng những lời tố cáo sau đây :

Tên Đồng, tên Duẫn, tên Chinh ,
Vì ba tên ấy, dân mình lầm than .

Hoặc :

Trường Chinh, Lê Duẫn, Văn Đồng,
Cả ba đồng lòng giết chết con tao .

Sau cùng là nỗi căm phẫn đến cực độ của người dân, muốn “làm thịt” cả ba tên  :

Trường Chinh, Lê Duẫn, Văn Đồng,
Ba thằng cùng béo, vặt lông thằng nào ?
Vặt lông cả đám cho tao !

Người đứng đầu quân đội VC là Võ Nguyên Giáp, được HCM phong quân hàm Đại Tướng, khởi đầu chỉ huy 34 vệ quốc quân (sic)  khi mới thành lập quân đội nhân dân,cũng bị người dân  mỉa mai bằng giọng khinh miệt , chua chát , vì thấy Lê Duẫn hạ nhục Võ Nguyên Giáp mà vì hèn , không dám hé môi :

Ngày xưa  đại tướng anh hùng,
Ngày nay đại tướng ngập ngừng phân vân.
Cầm quân, rồi lại cầm quần ,
Đẻ vô kế hoạch, anh Văn mất nhờ .

Hoặc :

Ngày xưa đại tướng cầm quân ,
Ngày nay đại tướng canh  l... chị  em .

Sau khi HCM, Phạm Văn Đồng, Lê Duần, Trường Chinh đã đi theo Lenin,Stalin về  bên kia thế giới , bốn tên VC đàn em lên cầm quyền, đã bị người dân thù ghét , chỉ mặt , gọi tên , và  kêu gọi ai đó hãy ra tay trừ khử chúng để nhân dân VN ăn mừng :

Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai giết được Trọng , Hùng , Dũng ,Sang.
Bốn thằng tứ trụ Việt gian ,
Để dân nước Việt hân hoan ăn mừng .

Người dân Việt tin rằng Nông Đức Mạnh là con rơi của HCM, nên mới có câu ca dao sau đây :

Thu đi để lại lá vàng,
Bác đi để lại một thằng họ Nông ,
Thằng này quả thật chơi ngông ,
Bảy mươi lấy vợ má hồng đẹp xinh .

Đám  lãnh đạo VC đàn em Bác cũng học theo gương “đạo đức” cuả bác khi bác còn sinh thời :

Ba cô nhập học đầu năm ,
Một cô bị bắt hầu Sầm Đức Xương .
Mười ba đảng cũng làm luôn  ,
Học theo gương bác , chẳng buông em nào .

Đỗ Mười xuất thân là tên hoạn lợn ( thiến heo), nên người dân VN đã chế nhạo giòng giõi xuất thân của hắn :

Bất kể hoạn lợn, chăn trâu,
Hễ cứ vào đảng ở lâu làm trùm .
Hoặc:
Giỏi a đồng chí Đỗ Mười,
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư .

Trương Tấn Sang là Chủ Tịch nhà nước CSVN, đã qua Mỹ vào tháng 7./2013 để “xin xỏ, cầu may”, nhưng không được chính quyền Mỹ tiếp đón với nghi lễ dành cho một quốc trưởng, đó là một điều sỉ nhục cho CSVN, người dân bèn chế diễu Sang :

Tư Sang đi Mỹ cầu may,
Ai dè thành đám ăn mày vô duyên .

Sau đây chúng ta hãy nghe người dân nhạo báng một  xếp VC “ phân chia công tác”  và răn đe một thuộc cấp:

Ăn nhậu là chuyện của tao ,
Việc gì khó nghĩ, tao giao cho mày .
Đi Tầu, đi Nhật đi Tây ,
Mở mang tầm mắt, việc này  của tao.
Lên rừng, xuống biển lao đao,
Suy đi tính lại tao giao cho mày .
Thư ký trẻ đẹp chân dài ,
Nếu mày tuyển được thì mày giao tao .
Ăn ốc là việc của tao ,
Còn chân đổ vỏ tao giao cho mày .
Phong bì quà cáp hằng ngày ,
Mày đừng động tới thì mày chẳng sao .
Phê bình lãnh đạo cấp cao ,
Điều gì khó nói tao giao cho mày .
Lại đây tao bảo điều này :
Đừng bao giờ nghĩ rằng mày chống tao,
Chống tao, tao chẳng làm sao,
Còn mày thì sẽ lao đao cả đời .
Đói no là chuyện của trời ,
Thanh tra có hỏi trả lời thay tao .
Trên trời triệu triệu vì sao ,
Cũng không thấu hiểu tình tao với mày .
Phân công cho rõ thế này ,
Để mày đừng tưởng rằng …mày hơn tao ..

  • Cuộc sống người dân dưới XHCN .

Sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm được Saigòn , chúng đổi tên một số đường phố .Đường  Công Lý được đổi thành Nam Kỳ  Khởi Nghĩa, và đường Tự Do được đổi thành Đồng Khởi . Nhân cơ hội này,  người dân Saìgon đã làm 2 câu sau đây với hàm ý nói về Tự Do và Công  Lý sẽ không có trong chế độ cộng sản VN :

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do .

Công lý và tự do nay đã không còn, thì tuổi trẻ VN , nhất là con của các quân nhân chế độ Saigòn cũ ,không hy vọng gì sẽ có được cuộc sống tốt đẹp ở tuơng lai :

Dép râu dẫm nát đời son trẻ ,
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai .
Và người dân thương xót cho thân phận mình vì biết cảnh khổ sẽ đến , khi thấy Việt Cộng tràn vào các thành phố miền Nam ngày 30-4-1975 :
 . 
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,
Việt công về thành làm tội dân ta .

Sau  khi chiếm được miền Nam,  VC đã trả thù quân cán chính chế độ Saigòn cũ, bằng cách đánh lừa họ , nói rằng họ chỉ phải đi học tập cải tạo 30 ngày, nhưng thực sự là  lừa họ để nhốt họ vào tù mà không cho biết ngày về . Rồi tiếp theo là  việc đổi tiền, với mục đích làm dân miền Nam nghèo như dân miền Bắc :

Năm đồng đổi lấy một xu,
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy .

Đổi tiền là một hình thức ăn cướp của người dân, vì thế nhiều người trở thành  nghèo đói, trắng tay , không đủ cơm ăn áo mặc :

Từ khi ta có bác Hồ ,
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào .

Nhiều người vì quá nghèo túng, mang đồ đạc, quần áo trong nhà đem bán ngoài chợ  trời để kiếm chút tiền mua ít mắm rau qua ngày :

Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Đồ đạc bán trước,cửa nhà bán sau .
Ăn cơm chỉ có mắm , rau ,
Chớ ăn thịt cá mà đau dạ dày .

Mắm và rau muống là thức ăn chính của người dân, nhưng vì lạm phát, tiền mất giá, khiến người dân không đủ tiền để mua nổi một bó rau muống , họ đã “chất vấn” ba tên chóp bu  VC .

Anh Đồng , anh Duẫn, anh Chinh ,
Ba anh có biết dân tình cho không ?
Rau muống nửa bó một đồng ,
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân .

Và :

Lương chồng, lương vợ, lương con ,
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm ,
Lương tâm đem chặt ra hầm ,
Với rau muống luộc khen thầm là ngon .

Việt Cộng chỉ chuyên giỏi việc chém giết, luôn luôn chủ trương  hồng hơn chuyên.  Những chức vụ lãnh đạo đều do những đảng viên không có khả năng chuyên môn nắm giừ,và do đó nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Mặc dầu VC đã thống nhất được đất nước và chiến tranh đã chấm dứt , nhưng người dân vẫn  không đủ gạo ăn hằng ngày nên họ đã mỉa mai chế độ  :

Hoan hô độc lập tự do ,
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm .

Hoặc :

Nước nhà mãi mãi khó khăn ,
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì .

Trong khi đó thì :

Đảng béo mà dân thì gầy,
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi ?
Hoặc :
Nhà nước gồm một bầy sâu ,
Như giòi lúc nhúc ngoảnh râu nó bò .
Nó ăn nó nhậu thật no ,
Hỏi sao dân  đói ?  Mặc cho chúng mày .

Đang thiếu ăn, thiếu mặc , thấy việc VC gửi người sang Nga để lên vũ trụ, một việc  làm không cần thiết trong lúc cả nước đang đói khổ , vì thế có người bực tức hạch hỏi :

Nhân dân thiếu gạo thiếu mì ,
Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân ?

 Nhưng lại có người thực tế , coi việc lên vũ trụ dửng dưng ,không quan trọng bằng việc ghi tên để lo cho cái dạ dày của mình :

Ai lên vũ trụ thì lên ,
Còn tôi ở lại ghi tên mua mì .

Viêt Cộng đặt ra chế độ tem phiếu để kiểm soát hộ khẩu người dân, từ cây đinh, điếu thuốc , đều phải ghi danh ,xếp hàng mới mua  được :

Ở với Hồ Chí Minh,
Cây đinh phải đăng ký,
Trái bí cũng xếp hàng,
Khoai lang cần tem phiếu,
Thuốc điếu phải mua bông,
Lấy chồng nên cai đẻ ,
Bán lẻ chạy công an ,
Lang thang đi cải tạo ,
Hết gạo ăn bo bo ,
Học trò không có tập,
Độc Lập với Tự Do,
nằm co mà  Hạnh Phúc !

Người  dân sống dưới chế độ VC thiếu đủ thứ , không những vật chất mà cả về quyền tự do căn bản tối thiểu, như quyền tự do đi lại của con người. Đảng Cộng Sản VN đã biến cả nước thành một nhà tù khổng lồ, kiểm soát việc đi lại của người dân. Ai muốn đi từ địa phương này qua địa phương khác, phải có giấy phép của chính quyền  nơi cư ngụ :

Mang danh Dân chủ Cộng Hòa ,
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền .
Xuất trình giấy phép liên miên ,
Chứng từ thị thực  ở miền nào qua .

Sống trong tình trạng bị hạn chế tự do đi lại, người dân cảm thấy gò bó, bực bội, nên họ đã làm bài ca dao sau đây để so sánh việc đi lại ở VN với việc đi lại tự do ở một số quốc gia khác trên thế  giới :

Trăm năm trong cõi người ta ,
Ở đâu cũng được đi ra đi vào .
Xa xôi như xứ Bồ Đào ,
Người ta cũng được đi vào đi ra .
Đen đủi như Ăng Gô La ,
Người ta cũng được đi ra đi vào .
Chậm tiến như ở nước Lào ,
Người ta cũng được đi vào đi ra .
Chỉ riêng có ở nước ta ,
Người ta không được đi ra đi vào.

  • Tham nhũng .

Hiện nay tệ trạng tham nhũng trong các cấp lãnh đạo cộng sản VN lan tràn từ cấp cao nhất xuống tới cấp thấp nhất : lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ . Nhiều đảng viên  trở thành những nhà tư bản đỏ , sống trong các biệt thự xa hoa lộng lẫy, tài sản lên tới hàng trăm triệu đô la , ăn chơi vung tiền như nước :

Nhà ai giầu bằng nhà cán bộ ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên ?
Dân tình thất đảo bát điên ,
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi .

 Rồi người dân thắc mắc , đặt câu hỏi , nhưng hỏi để mà hỏi, họ đã biết câu trả lời :

Non kia ai đắp mà cao
Lương cộng sản ít cớ sao nó giàu ?

Đảng Cộng sản VN mỵ dân với chiêu bài “nhân dân làm chủ, đảng là đầy tớ” . Nhưng những tên đầy tớ lại sống sa hoa trong nhà cao cửa rộng, trong khi ông chủ phải sống cảnh nghèo nàn, không đủ cơm ăn áo mặc hằng ngày , phải sống trong những căn nhà ổ chuột. Vì thế “ông chủ” mới mỉa mai  gọi  hỏi những tên đầy tớ của mình :

Ai về qua tỉnh Nam Hà ,
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông .
Tớ ơi, mày có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày !

Hiện nay tại VN, mỗi khi người dân đến các  cơ quan VC  để xin giấy tờ hoặc làm các thủ tục hành chánh, hoặc bất cứ một việc gì cần phải có sự chấp thuận  của chính quyền , họ phải biết thủ tục “đầu tiên” là phải có “ phong bì “ nộp kèm với đơn xin .Do dó dân gian mới có ca dao rằng :

Phong lan, phong chức ,phong bì ,
Trong ba thứ ấy, thứ gì quí hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn ,

Phong chức thì phải cúi luồn vào ra ,
Chỉ còn cái phong thứ ba,
Mở ra thơm phức cả nhà cùng vui .

Người  dân Việt đã chơi chữ đồng âm“Thanh Tra” với “Thanh Cha” trong câu ca dao duới đây ,xen lẫn cả tiếng Anh đầy nghệ thuật dí dỏm , để mô tả  tệ trạng tham nhũng của những tên VC giữ chức vụ thanh tra .

Thanh “cha” thanh mẹ, thanh gì ?
Hễ có phong bì thì nó “thanh kiu” (thank you).

hoặc :

Đảng ta là đảng thần tiên,
Đa lô thì được, đa nguyên thì đừng .

 Xin đọc lái : “thần tiên” là “thân tiền” và “đa lô” thành “đô la”, chúng ta thấy câu ca dao thật độc đáo, sâu sắc : nói lên lòng tham lam của những tên VC trong đảng CS VN .

Đảng Cộng Sản VN nói một đàng , làm một nẻo .Miệng hô chống tham nhũng , nhưng khi người trẻ  chống Tầu và tố cáo tham nhũng , thì bị bắt bỏ tù :

Tham nhũng kìm hãm ngày mai ,
Phương Uyên chống để tuơng lai nước giầu .
Tham nhũng gồm cả đảng tao  ,
Đứa nào muốn chống thì mau vô tù .

  • Xã hội xuống cấp &Tệ trạng xã hội .

Những tên VC ngồi trong  Bắc Phủ Bộ tại Hà Nội hiện nay ,đa số là  những kẻ ít học, theo VC vào rừng từ năm 12 hoặc 15 tuổi .Nguyễn Tấn Dũng là trường hợp điển hình : Dũng sinh năm 1949, theo VC từ năm 12 tuổi, làm liên lạc viên và trợ tá , rồi được kết nạp vào đảng Cộng Sản năm 1967 , khi ấy mới 18 tuổi, (theo Wikipedia ) , như vậy Dũng chỉ mới học hết bậc tiểu học . Vì trình độ học vấn của những lãnh đạo VC thấp kém, nên việc quản trị đất nước không  hữu hiệu, khiến nền khinh tế không phát triển được, và nhân dân trở nên nghèo đói , nhất là ở nông thôn , các thôn nữ không có việc  làm, bỏ làng xóm ra tỉnh mong kiếm được việc làm để giúp đỡ gia đình trong lúc đói khổ . Nhiều cô vì ngây thơ và khờ khạo nên bị kẻ bất lương dụ dỗ vào ổ mãi dâm hoặc đem bán làm cô dâu cho các thanh niên nước ngoài .

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều (Cần Thơ)
Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều hơn dân .
                   &
Tiếc thay cây quế còn soan ,
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo .
                   &
Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc , anh tìm biển Đông .
Tìm chi cho phải mất công ,
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi .

Theo truyền thống văn hóa VN, nghề dạy học được kính trọng . Các cụ ngày xưa có câu ”Mùng một tết cha, mùng hai tết chú, mùng ba tết thầy”.  Vì thế , trong chế độ VN Cộng Hoà  cũ, các giáo chức được kính trọng và được trả  lương đủ sống , họ không phải làm thêm công việc khác,mà dành hết thì giờ chú tâm vào việc dậy học để đào tạo mầm non cho đất nước. Ngược lại , VC hất hủi giáo chức và coi thường việc dậy học . Giáo chức trong chế độ VC được trả lương không đủ sống, khiến họ phải đi làm thêm .  Do đó nhiều cảnh  dở khóc , dở cười , đã xẩy  ra trong xã hội cộng sản VN:

Thầy giáo lương lãnh ba đồng,
Làm sao sống nổi mà không đi thồ ,
Nhiều thầy phải đạp xích lô ,
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh ?

Và nhục nhã thê thảm cho cô giáo khi  :

Cô giáo phải bán bia ôm,
Ôm phải học trò, ăn nói sao đây ?

  • Người Việt bỏ nước ra đi .

Đa số người VN theo đạo Khổng ,kể cả những người Công Giáo (điều răn thứ 4 của Chúa: thảo kính cha mẹ ) nên họ coi việc ngày giỗ ông bà , tổ tiên và trông coi mồ mả những người trong gia tộc đã khuất bóng là việc rất quan trọng . Ngày xưa  các  cụ có câu : “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (bất hiếu có ba điều ; điều không có con trai để nối dõi tông đường ,cúng  giỗ tổ tiên ông bà là điều bất hiếu lớn nhất ) .Sống mạnh với tư tưởng Khổng gíáo như vậy, người dân VN vô cùng  quyến luyến quê cha đất tổ-làng mạc với luỹ tre xanh - Họ rất ít khi bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đi phương xa sinh sống- mà người ta gọi là tha phương cầu thực  .Trong lịch sử di dân cận đại,  VN có hai cuộc di dân lớn nhất—hai cuộc di dân  này đều là cuộc chạy  trốn Công Sản -- cuộc di dân thứ nhất vào năm 1954,  hơn 1 triệu người miền Bắc đã phải gạt nước mắt từ bỏ quê cha đất tổ để vào Nam lánh nạn CS , và cuộc di dân thứ hai bắt đầu từ 30/ 4/1975 hàng triệu người-- trong đó có cả một số người miền Bắc -- đã buộc lòng phải bỏ nước ra đi để tỵ nạn Công Sản ở các quốc gia tự do trên thế  giới . Trên đường chạy trốn CS, nhiều cảnh tang thương  diền ra : chồng lià vợ, con xa  mẹ xa cha , kể sao cho xiết những đau đớn của sinh ly, tử biệt trên đường vượt biên : cướp biển , chết  đói , chết chìm ngoài khơi v..v. Do đó, người dân đã làm câu ca dao sau đây để qui trách tất cả tội lỗi do HCM gây ra :

Bác Hồ chết phải giờ trùng ,
Nên bầy con cháu giở khùng giở điên .
Thằng tỉnh thì đã vượt biên,
Những đứa ở lại chẳng điên cũng khùng.

Thưở xa xưa ,trong kho tàng ca dao VN, chúng ta có câu ca dao nói về tình tự gia đình nơi thôn quê :

Có con mà gả chồng gần ,
Có bát canh cần nó cũng mang qua .
Có con  mà gả chồng xa ,
Một là mất giỗ, hai là mất con .

Khi phong trào vượt biên diễn ra vào cuối thập niên 1970 , người dân đã “phóng dao” bàì ca dao  trên đây thành bài ca dao thời đại thật dí dỏm :

Có con mà gả chồng gần ,
Nửa đêm xe đạp mang phần  cho cha .
Có con mà  gả chồng xa ,
Tháng tháng nó gửi đô la kìn kìn .

Bản chất người Cộng Sản là dối trá , lươn lẹo và tráo trở. Những người chạy trốn VC , bỏ nước  ra đi bị VC nhục mạ là đĩ điếm, phản quốc, việt  gian , tay sai cho Mỹ v..v.. Dân vượt biên bị bắt được là bị tống vào nhà tù hoặc bị đầy vào trại cải tạo . Thậm chí có người còn  bị công an xử bắn ngay tại nơi bị bắt . Sau này , VC bắt chước Liên Xô,  đề ra chính sách đổi mớị , đã trơ trẽn thay hẳn thái độ với những người đã bỏ nước ra đi .Và khi người Việt ở ngoại quốc gửi đô la về cứu đói thân nhân với số tiền lên tới hàng tỉ đô la mỗi năm, thì VC  hồ hỡi chiêu dụ người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương và kêu gọi bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam . Đảng Cộng Sản VN còn “thân thương” coi đồng bào hải ngoại là  “khúc  ruột ngàn dặm cuả tổ quốc”. Những câu ca dao sau đây nói về sự tráo trở và lật lọng của đảng Cộng Sản VN:

Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi : phản động trăm chiều
Đi rồi : thành khúc ruột yêu ngàn trùng .
                        &
Việt Minh, Việt Cộng , Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào ?
Việt Minh thì tuổi đãcao !
Việt Công ốm yếu, xanh xao gầy còm !
Việt Kiều thì vẫn còn son,
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà !
Chỉ cần một ít đô la,
Việt gian phản quốc hoá ra Việt kiều !

  • Đảng Cộng Sản VN bán nước .

Hiện nay trong nước có nhiều chỉ dấu cho thấy đảng Cộng sản VN đã dâng một giải đất rộng lớn bao gồm ải Nam Quan và thác Bản Giốc tại biên giới , giáp ranh với Tầu, cùng hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho đàn anhTầu cộng, để đổi lấy sự yểm trợ về mặt chính trị ; đó là việc bảo đảm những chiếc ghế lãnh đạo tại Bắc Phủ Bộ .(Theo thiển ý người viết , đảng cộng sản VN phải chiều theo những đòi hỏi của Tầu Cộng để trong trường hợp nhân dân VN nổi dậy chống lại đảng cộng sản VN , thì Tầu Cộng sẽ đưa quân đội sang đàn áp cuộc nổi dậy ngay lập tức, giống như CS Tầu đã dùng quân đội dập tắt cuộc nổi dậy của sinh viên Tầu tại Thiên An Môn vào năm 1989 ). ThủTướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Tầu vào năm 1958 ,  câu ca dao sâu đây nói lên sự kiện lịch sử này :

Việt nam dân chủ cộng hoà
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tầu .
Hoặc :
Phú Trọng diện kiến thiên triều
Nó bắt Trọng ký bán tiêu nước nhà .

 Vì bị mất một phần đất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ,nên người dân VN quá phẫn uất, đã phải thốt lên lời nguyền rủa đảng cộng sản VN :

Tiên sư cộng sản Việt nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà !

Quốc hội Việt cộng là tay sai của đảng Công Sản VN---đảng cử dân bầu :

Đảng cử là dân không cử, cứ bầu
Đảng vì dân là đảng cướp của dân
Đảng yêu dân là dân mất mạng
Đảng yêu nước , đảng bán nước cho Tầu .
Và :
Dân ơi ta bảo dân này
Dân ra ngoàì ruộng, dân cày mình dân
Cấy cầy bổn phận con dân
Quốc hội bận họp bán dần nước non .

  • Nhân dân VN kêu gọi bộ đội yêu nước đứng lên lật đổ đảng Cộng sản VN :

Trước thảm họa mất nước và nỗi thống khổ của 80 triệu con dân nước Việt sống dưới  ách độc tài đảng trị cộng sản VN, người dân đã kêu gọi bộ đội và thương binh vì lòng yêu nước, hãy đứng lên lật đổ đảng cộng sản VN :

“Hỡi anh bộ đội, thương binh
Chắc anh đã thấy dân mình ra sao
Công lao xương máu năm nào
Bây gìờ lãnh đạo mang trao cho Tầu

Nam Quan Bản Giốc còn đâu
Hoàng Sa biển rộng cúi đầu cống dâng
Đời anh sống chết bao lần
Vì lòng yêu nước góp phần dựng xây

Bây gìờ chính đảng một bầy
Cướp đêm rồi lại cướp ngày không tha
Trong tay còn khẩu AK
Mong anh diệt lũ gian tà lưu manh”

Sau cùng, người dân đã nhắc nhở các anh bộ đội yêu nước và đồng thời cũng nhắc nhở với chính mình , đừng quên rằng :

Còn trời còn nước còn non
Còn thằng cộng sản là còn nát tan
Và:

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời cộng sản nó thương dân mình ?

     Qua một số câu ca dao và vè được trích dẫn trên đây , chúng ta có một cái nhìn tổng thể một bức tranh về đất nước VN gồm đủ mọi mặt :chính trị, kinh tế , văn hoá , xã hội và  cả tâm trạng người dân VN , dưới sự cai trị của đảng CS Việt Nam  từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay.
Người xưa  nói : “ muốn tìm hiểu bản chất một chế độ thì chỉ cần xét tinh thần người dân của chế độ ấy phản ánh qua văn thơ và nhạc lưu truyền trong dân gian “ .Quả thật văn thơ  và nhạc biểu lộ tình cảm của con người, mà tình cảm gốc ở chính trị . Từ quan niệm này, với những câu ca dao người viết đã sưu tầm trích dẫn trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng chế độ cộng sản VN đã gây ra nhiều tai hoạ thảm khốc cho dân tộc VN, và là chế độ vô nhân , tàn bạo nhất trong lịch sử từ ngày dựng nước.  Có người nhận định rằng người dân Việt Nam hiện nay sống cực khổ hơn thời phong kiến và thờì Pháp thuộc . Ông HCM, vì cuồng tín và mê muội đã  không nghe lời khuyên của cụ Phan Bội Châu khi gặp ông ấy ở bên Tầu  .Cụ PB Châu đã nói với HCM :”Anh đừng đưa chủ thuyết Cộng Sản vào VN, vì nó không hợp với dân tộc mình”. Nhưng ông Hồ đã không nghe lời cụ PBChâu, mà còn hăng say làm tay sai đắc lực cho cộng sản quốc tế, nhất là trung thành với Nga-Tầu .Sau đó HCM còn dã tâm chỉ điểm để “bán” cụ PBChâu cho Pháp, lấy số tiền 100,000 đồng .
Đảng CSVN, đứng đầu là ông HCM , lợi dụng lòng yêu nước của người VN, đã tuyên truyền xảo trá, bịp bợm người dân miền Bắc để phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam Việt Nam -- ,theo chỉ thị của cộng sản Nga -Tầu -- từ cuối năm 1960 cho đến ngày 30-4-1975.Cuộc chiến này đã đưa đến thảm cảnh nồi da xáo thịt giữa anh em hai miền Nam -Bắc, và gây ra không biết bao nhiêu cảnh tàn phá tang thương cho đất nước mà hệ lụy của cuộc chiến tàn khốc này vẫn còn kéo dài cho tới tận ngày nay (chất da cam và thương phế binh là điển hình ). Người ta ước tính số thiệt hại về nhân mạng trong cuộc chiến giữa hai miền Nam- Bắc lên tới khoảng trên 2 triệu , trong đó có không biết bao nhiêu thanh niên ưu tú, nhân tài cuả đất nước, đã phải chết vô tội chỉ vì sự mù quáng và cuồng tín của một cá nhân thèm khát làm lãnh tụ , muốn đem chủ thuyết không tưởng cộng sản áp đặt lên dân tộc VN .Thiệt hại vật chất có thể tái tạo được, nhưng thiệt hại về nhân mạng không thể taí tạo được, đó là một mất mát to lớn cho đất nước . Khi cuộc chiến chấm dứt, VN như một căn nhà hoang phế , tang thương , đổ nát , và dân tộc VN bị thua thiệt , thụt hậu so với những nước láng giềng .Ngày nay đảng cộng sản VN lại trở về theo chế độ tư bản mà lúc đầu họ đã cuồng tín cổ võ tiêu diệt . Người dân thường gọi cán bộ CS là những nhà tư bản đỏ, chúng tham nhũng, ăn cắp tiền công quĩ quốc gia , nhiều đảng viên cộng sản có tàì sản lên tới hàng trăm triệu mỹ kim , sống sa hoa trên đầu trên cổ người dân đói rách .
Tục ngữ ta có câu : “Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời “. Thật vậy, dù đảng Cộng Sản VN có nhiều nhà tù và công an tàn ác, dã man đến đâu , có “khoẻ” đến mấy, thì cũng chẳng qua được những “lời ca dao’’ thời đại của người dân VN đã trích dẫn trên đây.

Đảng Cộng Sản VN đã áp dụng nhiều chính sách tàn bạo suốt trong quá trình cai trị đất nước từ 1945 cho tới nay ,( cải cách ruộng đất, đấu tố, trả thù quân cán chính chế độ Saigòn cũ  v..v.. ) đã gây nên nhiều tội ác chồng chất .Sau khi chiếm được miền Nam vào ngày 30-4-1975, đảng CSVN đã bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng mà có lẽ trong lịch sử VN sẽ không bao giờ có lần thứ hai , đó là việc hoà hợp hòa giải dân tộc . Lẽ ra CSVN phải giữ lời hứa là thả hết các quân nhân ,công chức của chế độ Saigòn cũ sau khi đã học tập một số ngày như đã ấn định trong thông cáo kêu gọi đi trình diện .Nhưng vì bản chất dối trá và lừa lọc, đảng CSVN không bao giờ làm những điều đã hứa hoặc đã ký kết với đối phương . Thay vì thả , đảng cộng sản VN đã  quỉ quyệt “chơi chữ” (mang theo tiền ăn trong 30 ngày ), để lừa hằng trăm ngàn quân cán chinh chế độ Saìgòn cũ vào nhà tù, được cộng sản mỹ từ hóa là trại học tập cải tạo. Cộng Sản đưa họ đến những nơi rừng thiêng nước độc, sương lam chướng khí , bắt làm lao động cực khổ, đau ốm không thuốc men ,với mục đích thâm độc là để cho những  người chế độ VNCH cũ phải chết dần chết mòn, mà CSVN không  phải mang tiếng với thế giới là kẻ dã man giết người tập thể .
Nhân dân hai miền Bắc và Nam đã quá mệt mỏi và chán ghét chiến tranh,( miền Nam phải chiến đấu tự vệ trước sự xâm lăng của công sản Bắc Việt được khối cộng sản quốc tế đắc lực yểm trợ), đều khao khát mong mỏi hoà bình đến với quê hương., để mọi người được sống trong cảnh thanh bình lo làm ăn để tái thiết đất nước sau 2 cuộc chiến kéo dài trên 20 năm (cuộc chiến chống Pháp từ 1946-1954 và cuộc chiến Quốc-Cộng từ 12/1960-  4/1975) ,mà dân tộc nhỏ bé Việt Nam đã là nạn nhân của thực dân Pháp, và việc tranh giành ảnh hưởng ý thức hệ của các cường quốc giữa hai khối tư bản và cộng sản .
Cộng sản VN đã có cơ may thắng được cuộc chiến -- chứ không hề thắng được trận chiến-- , và do đó, “chó ngáp phải rồi”, mới thống nhất được đất nước hơn 38 năm qua . Nhưng họ đã không “thống nhất” được lòng (sprit) người Viêt , do vì đảng CS VN đã áp đặt một thể chế chính trị và đường lối độc tài đảng trị , đi ngược lại với nguyện vọng của toàn dân VN . Bao lâu đảng CS VN còn tồn tại, thì bấy lâu nhân dân VN vẫn kiên trì chiến đấu chống lại , không phải bằng súng đạn như trước đây được người bạn đồng minh Hoa Kỳ còn “mặn nồng” sống chết bên nhau gíup đỡ ,mà bằng “mồm” (biểu tình, đả đảo) và văn chương, chữ nghĩa, dưới hình thức những “viên đạn ca dao” , để bắn vào bộ chính trị đảng CS VN cho tới khi phải tan rã  đầu hàng .
Người viết tin rằng nếu CSVN thực hiện chính sách hào hợp hòa giải dân tộc vào sau ngày 30-4 1975, thì sẽ không phát sinh ra cảnh vượt biên, không có những quân cán chính thuộc chế độ Saìgòn cũ phải chết tức tưởi trong các trại tù học tập cải tạo, và  sẽ không có câu nói bất hủ “nếu cột đèn biết đi, thì nó cũng vượt biên”. Nhưng tiếc thay, đảng cộng sản VN đã không thi  hành việc hòa hợp hoà gỉai vào thời điểm nói trên . Ngày  nay đảng cộng sản VN mới kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc , sau khi đã hành hạ dã man và đối xử với những người thuộc chế độ Saigòn cũ  trong các trại  cải tạo, không bằng con vật , thì nay lời kêu gọi  bịp bợm này đã quá muộn  và không thể tin cậy được !
Cuối cùng, ngườì viết mong ước những vị thiết tha với văn hóa dân tộc, sẽ thâu thập đầy đủ các câu ca dao, bài vè ,đã lưu truyền trong dân chúng suốt thời kỳ Việt Nam bị áp đặt dưới ách độc tài đảng trị công sản, để xuất bản thành sách tại hải ngoại .Những câu ca dao trong sách  ấy sẽ là chứng tich hùng hồn ghi dấu một quãng thời gian đen tối nhất trong trang sử VN .
Mong lắm 


Virginia  
 Vũ Bá  Hoan


Những người CS ăn năn sám hối tội lỗi


Ăn năn và Hối hận của một thành viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam:

Thổn thức cho Việt Nam –      Đoàn Văn Toại


Đoàn Văn Toại là một trong một số người trong Ban Chấp Hành của Tổng Hội Sinh Viên Sài gòn vào những năm cuối thập niên 1960-1970. 

Mê muội tin vào những lời tuyên truyền của Cộng sản, ông Toại gia nhập làm cán bộ nằm vùng, hoạt động cho họ. Lợi dụng sinh hoạt dân chủ của chánh quyền VNCH, tuân theo lệnh của CS, ông hô hào, phát động những cuộc xuống đường, biểu tình chống đối chánh quyền đương thời. Đến khi chiếm xong Miền Nam, bộ mặt thật, bản chất thật của CSBV đã lộ thật rõ: tàn ác, dã man, gian trá, cướp bóc đã làm cho ông và những người đồng chí của ông vỡ mộng. Chính ông và những đồng chí của ông khám phá thêm bản chất vô lương cùng thành tích giết, và sẵn sàng giết với chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” của CS. May cho ông và một một số đồng chí của ông đã đạt được ước nguyện thoát thân.

http://www.caotraonhanban.org/./?option=com_content&view=article&id=519:thn-thc-cho-vit-nam-am-vn-toi&catid=19:din-an-t-do&Itemid=25

So với những người trong nhóm, sau khi đến bến bờ tự do, ông Toại còn chút lương tri của con người, đã can đảm lên tiếng thú nhận sự ngây thơ, mù quáng và bài học kinh nghiệm CS của mình. Tuy lời trần tình sám hối nầy được viết và đăng trên New York Time khá lâu, nhưng nhân đại Hội Việt Kiều được CS Hà Nội vừa tổ chức năm 2009, lời mật ngọt, ma mánh của chúng vẫn còn mê hoặc được một số người nên chúng tôi xin đăng lại bài học ê chề của một người trong cuộc. Bản chất thật của CS không bao giờ thay đổi, “con tắc kè” có thể thay đổi màu nhưng bản chất xù xì của nó vẫn còn nguyên vẹn. (CTNB)

Thổn thức cho Việt Nam

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.

Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?

Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đã lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.

Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia vào các hoạt động đòi hoà bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.

Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà bình và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang ‒ những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài.

Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.

Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi.

Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi, “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân hàng).

Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, và đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ, dĩ nhiên.

Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi đã tranh đấu với họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.

Một ngụ ý bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo uỷ ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi “sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào được đưa ra. Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầmn quyền cộng sản đã bắt giam hàng trăm ngàn người ‒ không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.

Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1 triệu.

Hoàng Hữu Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.

Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!

Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.

Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, một phòng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.

Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay vì chính họ.

Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà bình của Phật tử tại Sài Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Đại Đức Thiện Minh đã chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu. Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.

Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.

Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản. Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.

Còn có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.Nhưng rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:

‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xít-ta-lin
Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.’

(Đời đời nhớ ông – Tố Hữu).

Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.

Hơn thế nữa, Lê Duẩn , Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế”, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuý cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”.

Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.

Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.

Vậy mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã nói, “Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.

Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.

Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.

Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đình sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.

Sau cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói trong cuộc họp báo. “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”.

Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.

Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới.

Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.

Khi tôi còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”. Ông ta đã kết luận, “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.

Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.

Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn đang nằm tù, đã nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”. Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi, ‘Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.

Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ. Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.

Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học về sự thật.
Đoàn Văn Toại  Felix lược dịch

HIỆN TƯỢNG CS SÁM HỐI

Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm tiếp chuyện nhà văn, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo về hiện tượng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng phủ nhận những gì mà họ theo đuổi trong suốt hơn nửa thế kỷ, trong đó không thể không kể đến hai khuôn mặt của văn học nước nhà là nhà văn Nguyễn Khải và nhà thơ Chế Lan Viên.

TranManhHao150.jpg
Nhà văn Trần Mạnh Hảo. RFA file photo.

Trước tiên xin tóm lược một ít chi tiết về quá trình làm việc của nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo. Theo như ông kể thì ông sinh năm 1947 tại Nam Định. Lúc nhỏ Trần Mạnh Hảo theo cha xứ đi giúp lễ và học kinh sách giáo lý chủng viện công giáo. Lớn lên đi học, vì lý lịch xấu không được vào đại học.

Năm 1975 ông từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, ra khỏi lính làm báo dân sự. Năm 1982 vì viết bài thơ “Cho một người nằm xuống” để khóc Nguyên Hồng ông bị treo bút ba năm. Năm 1989, in tiểu thuyết Ly Thân, ông bị cho ra khỏi đảng, đuổi khỏi biên chế nhà nước.

Trần Mạnh Hảo đã xuất bản trên dưới 30 đầu sách. Tuy nhiên từ 10 năm nay các bài viết của ông bị cấm in trên báo lề phải, không được xuất bản sách trong nước. Trần Mạnh Hảo thú nhận hiện nay ông chỉ còn viết trên Internet cho vui… Trần Mạnh Hảo cũng khẳng định rằng ông không làm chính trị mà chỉ làm văn học, làm sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút là nói lên, viết lên sự thật.

Thức tỉnh

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Trần Mạnh Hảo, câu hỏi đầu tiên có lẽ xin ông cho biết tại sao lúc gần đây lại có hiện tượng rất nhiều cán bộ cao cấp và văn nghệ sĩ nổi tiếng đã phát ngôn hay sáng tác nói lên những điều mà nhiều năm trước đây không ai dám nghĩ là sẽ xuất hiện trong chế độ toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam?

Trần Mạnh Hảo: Theo tôi thì chuyện người ta già, người ta về hưu, khi nhìn thấy cõi chết thì người ta thường quay lại kiểm điểm cuộc đời và con người dù tàn ác đến đâu thì tạo hóa cũng cho một chút xíu lương tâm có thể nó đã ngủ quên cả cuộc đời nhưng khi về già, khi gần chết thì nó thức tỉnh. Chút xíu đom đóm lương tâm đó lập lòe trong tâm hồn con người mà cả đời họ làm ác, có thể nó thức tỉnh, nó làm cho người ta ân hận sám hối cho nên người ta nói lên sự thật, nói lên những điều thật nhất mà suốt đời không có cơ hội để nói.

Về hưu mới dám nói thật

vo-van-kiet-250.jpg
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (giữa), cựu Chủ tịch nước Võ Chí Công (trái), và Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải) tại hội nghị BCH đảng CSVN lần thứ 9. AFP PHOTO.

Mặc Lâm: Cũng có người tiếc rẻ khi những phát ngôn của nhiều cán bộ cao cấp tung ra quá chậm, khi họ đã về hưu do đó không còn tác động gì lớn lao đối với hệ thống như khi họ còn tại chức, đương quyền…

Trần Mạnh Hảo: Cái chuyện đó tôi cho là cũng rất bình thường vì trong một xã hội toàn trị như Việt Nam thì những người là cán bộ cao cấp họ không có dịp nói thật khi họ cầm quyền, vì nói thật ở Việt Nam là nguy hiểm vô cùng. Bởi vì cái hệ thống chính trị của họ là một hệ thống chính trị thật sự xa rời mục tiêu của sự thật.

Ví dụ như ông Võ Văn Kiệt đã lên tới Thủ tướng chính phủ, khi ông ấy làm Thủ tướng ông ấy không dám nói thật nhưng khi về hưu rồi mới dám nói thật. Ông nói thật một điều rất tâm huyết rằng ngày 30 tháng Tư là cái ngày có một nửa nước vui, một nửa nước buồn. Một triệu người vui thì có một triệu người Việt Nam buồn. Ông ấy nói câu ấy là quá đúng. Những người miền Nam Việt Nam hồi đó họ thua trận họ vẫn có lý tưởng rất là tốt đẹp phục vụ đất nước, dân tộc. Nhưng thua trận nên họ buồn và còn bị bắt đi tù đày hàng loạt… họ buồn là đúng chứ sao bắt họ vui cho được?

Ông Kiệt đã nói lên một sự thật mà sự thật này khi đang làm thủ tướng ông ấy không thể nói được cho đến khi về hưu mới nói được sự thật này. Chính việc nói lên sự thật này dần dần ông sẽ nói ra các sự thật khác cho nên rất nguy hiểm cho tính mạng của ông ấy.

Cái chuyện đó tôi cho là cũng rất bình thường vì trong một xã
hội toàn trị như Việt Nam thì những người là cán bộ cao cấp họ không có
dịp nói thật khi họ cầm quyền, vì nói thật ở Việt Nam là nguy hiểm vô
cùng.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Mặc Lâm: Còn chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thì sao thưa ông?

Trần Mạnh Hảo: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là một người suốt cuộc đời theo cách mạng, theo cộng sản nhưng khi nghĩ hưu rồi thì cũng phải nói lên sự thật. Thà ông như vậy có thể tôi trọng ông ấy hơn là những người cứ câm miệng suốt cả cuộc đời vì lương tri trong người họ không trổi dậy. Nói cho cùng khi lương tri không thức tỉnh trong tâm hồn họ thì họ sống cả cuộc đời không lương tri, không lương thiện.

Ông Nguyễn Văn An nói như thế này, Ông bảo hiện giờ không cải tạo được đất nước vì cái sai lầm là của hệ thống mà muốn thay đổi cho đất nước tiến lên thì phải thay cái hệ thống cộng sản này.

Mặc Lâm: Còn riêng về Phó thủ tướng Trần Phương thì sao?

Trần Mạnh Hảo: Ông Phó Thủ tướng Trần Phương là một người cũng tận tụy đi theo cách mạng. Làm đến Phó Thủ tướng nhưng khi các ông ấy ngồi lại để góp ý cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm. Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối. Đấy là một cán bộ cao cấp khi về hưu đã nói như thế.

Bi kịch Đi tìm cái tôi đã mất

che-lan-vien-250.jpg
Nhà thơ Chế Lan Viên và tác phẩm “Điêu tàn”, NXB Văn học.

Mặc Lâm: Riêng về văn nghệ sĩ thì sao thưa ông?

Trần Mạnh Hảo: Giới văn nghệ sĩ rất nhiều anh em đã nói nhưng nổi bật nhất vẫn là ông Nguyễn Khải và Chế Lan Viên. Ông Nguyễn Khải là một nhà văn đi theo cách mạng từ năm 1945 là con một tri huyện mà là con một bà vợ hai nên khi theo cách mạng ông khai là không có cha để tránh việc bố ông ấy là quan huyện. Quê cha ông ở Nam Định nhưng ông khai quê mẹ ở Hải Dương và không có cha. Cha ông ấy sau này đến năm 54 thì di cư vào Sài Gòn.

Ông Nguyễn Khải là một nhà văn rất trí thức mặc dù ông chỉ học chưa hết trung học của thời Pháp nhưng ông ấy chịu đọc và suy nghĩ viết lách rất giỏi và rất thông minh. Cả cuộc đời ông ấy viết theo mệnh lệnh của đảng. Tất nhiên những cuốn sách ông ấy viết đã lách ra khỏi hệ thống một tí mà bây giờ người ta gọi là lề trái.

Trong sách ông ấy viết về lề phải nhưng khi mở ra người ta thấy đầy lề trái trong đó. Tức là cái lề phải là lề của đảng cộng sản còn lề trái là lề của những người bất đồng.

Trước khi chết ông Nguyễn Khải có viết mấy bài, sau khi ông ấy chết mới tung ra rất là sâu sắc. Nói chung là ông ấy viết một cách trí thức chứ không phải chửi bới vớ vẩn. Bây giờ ai vào trong Google đánh chữ Nguyễn Khải đều hiện lên những bài của ông ấy nói về những đau đớn của ông ấy như bài “Đi tìm cái tôi đã mất” hay là “Nghĩ muộn”. “Đi tìm cái tôi đã mất” ông lấy trường hợp của bản thân ông, một con người sinh ra đời, đi tìm chân lý, đi tìm sự thật đã thấy sự thật, chân lý mà không dám vô! Bởi vì đi vào thì sẽ bị tù, sẽ bị bắt sẽ bị giết. Một sự đau đớn vô cùng của một trí thức.

“Đi tìm cái tôi đã mất” ông lấy trường hợp của bản thân ông, một con
người sinh ra đời, đi tìm chân lý, đi tìm sự thật đã thấy sự thật, chân
lý mà không dám vô! Bởi vì đi vào thì sẽ bị tù, sẽ bị bắt sẽ bị giết.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Cả bài “Đi tìm cái tôi đã mất” của ông Nguyễn Khải cuối cùng ông ấy kết luận là: Đảng cộng sản nên trả chính quyền cho nhân dân, đã cướp chính quyền của nhân dân rất lâu rồi hãy trả lại cho nhân dân cái quyền đã đánh mất. Các quyền tự do, dân chủ tất cả phải trả lại cho dân. Ông ấy còn nói về thân phận đau đớn của người cầm bút trong chế độ cộng sản mà không dám nói lên sự thật.

Sự thật nó đến nhà nó ở trong tâm hồn mình. Chân lý nó nằm trong tâm hồn mình mà mình sợ, mình run rẩy không dám nhận nó. Mình run rẩy bảo nó cút đi vì nói ra bị tù bị tội rồi vợ con sống làm sao? Đi ăn mày à?

Cả cuộc đời ông Nguyễn Khải ông ấy viết trong sự sợ hãi. Ông ấy bảo làm người mà như con gián thì làm sao thành người được? Nếu quý vị đọc bài này của Nguyễn Khải thì quý vị thấy cái đau đớn vô cùng của người cầm bút trong chế độ cộng sản. “Đi tìm cái tôi đã mất” là một bài viết tôi cho là rất trí thức, rất uyên bác, rất hay. Nói về thân phận của người cầm bút trong một chế độ toàn trị. Trong một chế độ mà không ai dám nghĩ đến sự thật, chân lý. Vì nghĩ đến sự thật, nói đến chân lý thì sẽ bị giết. Đấy là bi kịch lớn của chúng ta trong giai đoạn vừa qua.

nguyen-khai-180.jpg
Nhà văn Nguyễn Khải. Photo courtesy of Quê Choa.

Mặc Lâm: Theo chúng tôi biết thì trước đây ông Nguyễn Khải rất thân tình với ông, có kỷ niệm gì giữa hai ông mà ông cảm thấy cần chia sẻ với thính giả hôm nay hay không?

Trần Mạnh Hảo: Tôi là người đã từng là đàn em thân thiết của Nguyễn Khải. Có những năm ông Nguyễn Khải vào Sài Gòn ở ba tháng trời trong nhà tôi và khi tâm sự với tôi thì ông ấy không nói dối điều gì cả. Ông nhận ra tất cả mọi cái nhưng không dám viết ra. Ông ấy tâm sự với tôi và ổng khóc. Lúc ấy Sài Gòn mới giải phóng vài ba năm ông ấy vào nhà tôi tại một chung cư văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Ông ấy ở với tôi, có ông Lê Lựu nữa.

Có những đêm anh em tâm sự với nhau mà ổng khóc. Bởi vì con người ông Nguyễn Khải có học ổng đọc sách, tiểu thuyết tiếng Anh tiếng Pháp thoải mái và ổng rất uyên bác. Một con người như thế thì họ đau đớn là phải, vật vã là phải thôi. Phải viết những điều mình không muốn bởi viết những điều mình muốn mình tâm huyết thì không được in mà có in ra thì cũng tai bay vạ gió.

Cho nên ông Nguyễn Khải đau cái đau thân phận làm con người trong một chế độ toàn trị, không cho người ta tự do viết, trong khi mình là người cầm bút là nhà văn.

Ông bảo nhục nhã lắm, đau đớn lắm. Những bài viết như “Nghĩ muộn”, “Đi tìm cái tôi đã mất” Nguyễn Khải viết để trối lại cho đời sau, đọc thấy cay đắng và đau đớn vô cùng.

Mặc Lâm: Xin chia sẻ một điều tôi rất lấy làm lạ là tại sao Trần Mạnh Hảo lại nói được, chẳng hạn như bây giờ, mà Nguyễn Khải lại không nói được? Có phải giai đoạn này nới lỏng tự do ngôn luận hơn hay chăng?

Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Trần Mạnh Hảo: Nguyễn Khải không ở trong tư thế nói như tôi được vì tính cách của ông ấy khác. Ông ấy theo cộng sản từ năm 45 đến giờ và đã đi hết cuộc đời rồi cho nên ông ấy muốn nói với hậu thế cái điều thật nhất của ông ấy. Ổng viết ra rồi ông bảo gia đình ổng sau khi ổng chết thì mới công bố.

Trong đám tang của Nguyễn Khải thì người ta mới biết bài viết của ảnh, được gửi cho những người trong đám tang và họ đưa lên mạng. Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút.

Nếu anh không có lương tri anh cứ cầm bút như một bồi bút thì suốt cuộc đời anh không biết hổ thẹn, anh không biết ân hận thì những người đó tôi không bàn đến.

Mặc Lâm: Thưa ông Trần Mạnh Hảo rất tiếc là thời gian của chúng ta hôm nay không còn nữa, chúng tôi biết một nhân vật nữa mà thính giả chúng ta đang chờ nghe vì sự có mặt của ông ta dưới mái nhà trường của cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Ông là một hiện tượng trong phong trào thơ Mới và sáng tác khi tuổi còn rất trẻ. Chỉ 16 tuổi ông ta đã nổi lên như một ngôi sao sáng qua tập thơ “Điêu Tàn” với bút hiệu cũng lạ lùng và ấn tượng là Chế Lan Viên.

Xin đề nghị chúng ta sẽ dành một chương trình đặc biệt để nói về nhà thơ Chế Lan Viên, về những sáng tác sau cùng của ông với những nhận thức mà theo nhiều người cho rằng một sự sám hối với chính mình. Xin cám ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo về chương trình hôm nay, xin cám ơn quý vị thính giả đã quan tâm theo dõi.

Diễn tiến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Dinh Độc Lập

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Vào ngày 30-4-1975, từ tờ mờ sáng tại các nơi chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa, một số đơn vị VNCH: Sư đoàn 5 Bộ binh, Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... Tại mặt trận vòng đai thành phố Sài Gòn, Quân nhân VNCH, vẫn còn nhiều người kiên cường ở lại, từ tướng lãnh đến sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của nhiều đơn vị, giữ vững tay súng, can trường tử chiến với Cộng quân trong giờ phút bi hùng của lịch sử. Từ lúc bình minh, thiếu tướng Lâm Văn Phát là Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh, ông liền gọi điện thoại liên lạc với chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần là sĩ quan cao cấp nhất của Không quân lúc đó. Tướng Phát yêu cầu tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngã tư Bảy Hiền đến Hóc Môn.

Từ nửa đêm đến trưa ngày 30-4-1975, các cửa ngõ đi vào thủ đô Sài Gòn, Quân đội Quốc gia, những người lính: Nhảy Dù, Biệt cách Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Thiết giáp, Sư đoàn Bộ binh... đã can trường đánh trận cuối cùng rất quyết liệt trước giờ kết thúc bi hùng cuộc chiến. Quân đội VNCH đã gây cho Cộng quân thiệt hại nặng nề: 32 chiến xa và 30 quân xa bị bắn cháy. Cả 1,000 Cộng quân đã đền tội tại trận, khi đánh chiếm Sài Gòn.

Vòng đai bộ Tổng tham mưu, vào sáng ngày 30 tháng 4, Chiến đoàn Biệt cách Nhảy Dù phòng ngự. Chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù là thiếu tá Phạm Châu Tài, đã điều quân chận địch từ 8 giờ sáng. Biệt cách Nhảy Dù đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và đang xung trận cố đánh bật địch ra khỏi trận địa thì nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào buổi trưa. Trong lúc Biệt cách Nhảy Dù đang hỗn chiến lại nghe thông báo Quân lực VNCH ngưng chiến, thiếu tá Tài tức tối xin liên lạc trực tiếp với tổng thống Minh. Tổng thống Minh nói: 

- Các em chuẩn bị bàn giao đi!

Thiếu tá Tài ngạc nhiên và sửng sốt: 

- Bàn giao là như thế nào thưa “Tổng thống”, như vậy có nghĩa là đầu hàng phải không?! 

- Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của họ đang tiến vào Dinh Độc Lập.

- Nếu xe tăng của Cộng quân tiến vào Dinh Độc Lập, Biệt cách Nhảy Dù chúng tôi sẽ đến cứu “Tổng thống”. “Tổng thống” phải chịu trách nhiệm trước 2000 cảm tử quân đang tử chiến để đánh bật Cộng quân đang tiến chiếm xung quanh vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. 

Tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh trả lời: 

- Tùy các anh em.

Hỡi ôi! Quân lực VNCH can trường là thế đấy nhưng miền Nam lại thiếu phương tiện để chiến đấu mà đành đoạn ngậm ngùi kết thúc cuộc chiến đầy bi hùng và tức tối?!

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng Cộng quân mang số 390 do Vũ Đăng Toàn là chính trị viên đại đội, đã chỉ huy xe tăng húc sập cổng chính Dinh Độc Lập. 


Toàn kể rằng: “Tôi thấy anh Bùi Quang Thận là đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe tăng số 843, cầm cờ chạy vào Dinh để cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Khi chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh đang bàn bạc với tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đấy, tôi thấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng. 

Anh Bùi Quang Thận xông vào Dinh Độc Lập thì anh lao đầu vào cửa kính, bị ngã bật ra phía sau, có lẽ do ở ngoài Bắc Việt không có loại kính trong suốt này. Sau đó, khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh Thận cũng không dám leo lên thang máy. Anh Bùi Quang Thận nhìn thang máy giống như cái hòm biết chuyển động, anh lo ngại lỡ bước vào đấy nó nhốt mình luôn thì biết bao giờ mới ra được! Sau khi nghe ông Đại tá giải thích, anh Thận bắt ông Đại tá vào trước, anh vào sau!” 

Trời ơi! Kẻ ăn lông ở lỗ mà đi “giải phóng” nơi đã có đời sống văn minh?! Thật là: 

Buồn thay, man sợ đảo điên

“Lọc lừa giải phóng” ngửa nghiêng nước nhà

Khi toán Cộng quân vào trong Dinh Độc Lập, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa để chờ cấp chỉ huy của Việt cộng đến, còn Bùi Quang Thận thì cố tranh cắm “Cờ giải phóng” trước tiên trên nóc Dinh Độc Lập. 


Liền sau đấy, có một toán Cộng quân khác do viên sĩ quan Bắc Việt là trung tá Bùi Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, khi Tùng vào dinh Độc Lập, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh thấy viên sĩ quan Cộng quân đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Bắc Việt nên ông Minh tưởng Tùng là tướng lãnh cao cấp của Cộng quân, liền nói: “Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.” 

Viên sĩ quan Bắc Việt này lại dùng từ "mày tao", điệu bộ rất hách dịch: “Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và đứa bù nhìn. Mày có quyền gì để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây. Ngoài ra, tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ, tao cấm mày không được ngồi xuống!” 

Nhóm Bùi Tùng loay hoay soạn thảo bản văn để buộc ông Minh đọc kêu gọi Quân đội VNCH đầu hàng. Liền sau đấy, trung đoàn phó trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt là đại úy Phạm Xuân Thệ và một số sĩ quan Cộng quân lao chiếc xe Jeep thẳng vào sân Dinh Dộc Lập. Thệ và một số cán bộ, Bộ đội áp giải ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep đến Đài phát thanh Sài Gòn. Ông Dương Văn Minh bị buộc phải đọc bản văn do Việt cộng đã viết sẵn: 

“Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.” 

Riêng cựu Tổng thống VNCH Trần Văn Hương không đành đoạn bỏ nước ra đi! Trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt tỵ nạn, Đại sứ Martin đã đến gặp cụ Trần Văn Hương là cựu Tổng Thống VNCH, tại Phủ Phó Tổng thống lần chót, cùng đến đấy còn có một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, Đại sứ Martin nói: “Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm, nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng thống rời khỏi nước Việt Nam. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm đời sống của Ngài xứng đáng với cương vị một cựu Tổng thống cho đến ngày Ngài qua đời.” Cụ Hương điềm tĩnh, từ tốn và thẳng thắn: “Thưa Ngài Đại Sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Cuộc diện ra nông nỗi này, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát là ở lại nước tôi. Tôi cũng biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhằn sẽ trút lên đầu dân chúng miền Nam Việt Nam. Tôi là người đã từng lãnh đạo đồng bào tôi, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào về nỗi đau thương tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”

Khi nghe câu: “Les États Unis o­nt aussi leur part de responsibilités” (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), Đại Sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Cụ Hương.

Đến ngày 8-3-2015, Đài RFA đã phổ biến bài viết: “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu” nếu ai copy tên của bài viết này rồi click vào Google sẽ xem và nghe đầy đủ. Bài viết này của nhà báo Bắc Việt là Trần Quang Thành từng có mặt với Trần Văn Trà và Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trong bài viết này, ông Thành viết: “...Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: Miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh vệ quốc như họ từng tuyên truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.” 

Thật vậy, ý kiến của Trần Quang Thành đúng như lời tuyên bố của tổng bí thư Lê Duẩn: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên xô và Trung quốc!” 





Đã Sáng Mắt Chưa?

1. Họ là những bà mẹ quê chất phác miền Tây.

Nghe lời ngon ngọt của CS, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà, những tưởng khi VC chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được cấp mấy giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Hổm rồi, họ bị xử ức: đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf, họ mang cờ đỏ sao vàng , biểu ngữ, huy chương, bằng khen đi biểu tình khiếu kiện.              
Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn.      
Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.

2. Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt-Nam.

Họ nghe lời dụ dỗ của bọn CS, họ đọc toàn sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sartre họ mơ tưởng thấy tương lai sán lạng, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giầu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng “đồng chí”.              
Vi thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.

3. Họ là những đại diện được dân cử miền Nam.

Trước đây họ bị dụ khị vơi củ cà rốt đỏ tươi là sẽ ở lại làm việc cho thành phần thứ ba, với hoang tưởng là CS Miền Bắc giải thể VNCH và trao cho nhóm thành phần thứ ba thành lập chính phủ miền Nam, chia ghế chung với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ ra sức sử dụng cái tự do dân chủ miền Nam đánh phá VNCH đủ mọi mặt. Khi VNCH bị bạn đồng minh bỏ rơi thì ai ngờ họ bị cho ra rià, chỉ còn ngồi chia với nhau cái “ghế đá công viên”.
4. Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc.

Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trở về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán ngố miến Bắc nắm hết. Họ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.

5. Họ là thành phần giầu sang phú quý miền Nam.

Nghe lời hứa ngọt như mía lùi, vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ được rủ sang Paris ngồi vào bàn tròn bàn vuông, dự hội nghị thanh toán miền Nam do Kissinger và Lê Đức Thọ bầy mưu đạo diễn năm 1973. Sau 30-4-75 họ được gì? Ôi chao, Cái MTGPMN sống chưa bao lâu đã bị CS Miền Bắc bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976.     Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.
Tại Hải Ngoại:

Họ là những Việt Kiều đã liều chết vượt biên.

Từ ngày Mỹ nối lại bang giao với Việt-Nam và bỏ cấm vận Việt-Nam, họ đã nghe lời dụ dỗ đường mật của CSVG, về lại Việt-Nam làm ăn:
 
1. Một ông vua chả giò , đem về hàng triệu đôla đầu tư, rồi bị kết án về tội hối lộ (Khổ quá VK nào muốn làm ăn tại VN cho an toàn mà không phải hối lộ cơ chứ, kể cả người dân trong nước cũng phải hối lộ chứ), chỉ vì cán bộ gộc tranh nhau ăn. Kết quả ông vua chả giò bị 11 tháng tù, may mắn quen lớn, quen đến tận ông “Tưởng Thú Khải” nên mới “tái vượt biên bằng đường hàng không” ra khỏi nước. Ông mướn luật sư đoàn ngoại quốc kiện VNCS lấy lại tiền. Ông hú vía và sáng mắt và sẽ chẳng bao giờ về Việt-Nam nữa.
2. Một ông bác sĩ tim , bỏ ra cả bạc triệu mua máy móc rất “hiện đại” về Sàigon mở phòng mạch mổ tim mong làm ăn, nhưng rồi bị VC đội cho cái mũ “gián điệp CIA” không đưa ra toà nhưng chỉ xin ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thế là mất cả chì lẫn chài. Về lại Hoa Kỳ ông tức lắm lập đảng chống, ông định làm cả cái kiềng 3 chân mời ông VC ngồi một chân để hoà hợp hòa giải.
3. Một ông giáo sĩ chuyên về truyền thông , đi về VN hơn 10 lần rồi như đi chợ và có cả mấy căn hộ cho thuê. Một ngày đẹp trời xin Visa về VN nữa để thâu tiền, nhưng đến phi trường Tân Sơn Nhất thì hải quan TSN hổng cho ổng vào vì lý do gì đó, đúng ra chỉ vì chúng muốn xiết mấy căn hộ của ông thôi. VK hồi đó chưa được phép mua nhà ở VN, mà tại sao ông lại có mấy căn hộ cho thuê “thế nà nàm sao?”, chắc chúng “điều cha” là ông nhờ người khác đứng tên. Ông tẽn tò trở về Mỹ, nuốt hận, nhưng vẫn cái trò nửa nạc nửa mỡ, vẫn nâng đỡ cho đám quốc doanh trong nước, đăng cả bài chống cờ vàng 3 sọc đỏ của n mới đây.
 
4. Trần Trường  thu băng lậu , khoái “bác hồ” hết cỡ thợ mộc, nên treo cờ máu và ảnh tên hồ già trong tiệm, bị người Việt hải ngoại giàn chào cả 2 tháng. Ở VN hồi đó ông được CSVG nâng cấp lên thành “anh hùng”. Rồi ông tưởng bở bán nhà bán cửa, thu xếp tiền bạc gia đình vợ con về VN làm ăn. Ông bỏ ra mấy chục ngàn đô (gần 1 tỷ bạc hồ) mua ao thả cá, nuôi tôm kiếm sống. Thu hoạch đang ngon lành, ai ngờ ông bà “anh hùng” bị gọi lên làm việc về tội “quên đóng thuế” cho nhà nước. Bà vợ ông ức quá “anh hùng” mà chả được cư xử như anh hùng tí nào cả, lại còn bắt đóng thuế, nên tự tử may mà không chết.  Mất cả chì lẫn chài, gia đình lại cuốn gói về lại đế quốc Mỹ chả biết ẩn dật tại Tiểu Bang nào.  Bà con ai biết mách giùm nhé.
5. Một ông giáo sư dậy điện toán , mua lại một số máy computer rẻ tiền đem về Sàigòn mở trường. Ông đoán đúng mạch dân VN. Thời kỳ tin học, ai mà chẳng muốn học “vi tính – com piu tơ”, cơ sở phất lên như diều gặp gió. Ông làm thêm chi nhánh ở Cần Thơ, ngon trớn ông tiến nhanh tiến mạnh ra Đà Nẵng. Nhưng ông quên một điều là VN có “rừng nào cọp nấy”. Cọp miền Nam khác cọp miền Trung, miền Bắc. Ông quên không xin phép đúng nơi đúng chốn hay vì thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu?) hơi yếu, nên ông bị mời lên Công An làm việc vì có thơ tố cáo ông làm gián điệp cho đảng phái hải ngoại chống phá nhà nước. Họ mời ông và gia đình ra khỏi nước trong vòng 24 tiếng, để lại 2, 3 trường học cho nhà nước quản lý. Ông biết bị ăn cướp nhưng chỉ nhỏ lệ mà ra đi, về hải ngoại ông vẫn im thin thít sợ nói ra bị đồng bào chửi.

6. Chàng là một Việt Kiều bình thường , nhưng có tật “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được” . Vì vậy người Việt hải ngại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.
Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ 20 đôla trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.
Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần này có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.
Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan TSN rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về 5 ngàn đôla kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.
Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạc táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:
-  Muốn khỏi phải ra toà và được thả ngay thì giá là 3 ngàn đô, vì ông ta phải chi tiền chạy chọt.
-  Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.
Ngày hôm sau ông bạn chạy đến ty CA thành phố xin thăm gặp ông “kỹ sư” nạn nhân, và trình bầy 2 giải pháp của ông Luật sư. Anh “kỹ sư” hốt hoảng nói anh bạn gọi điện thoại và điều đình với ông luật sư chấp thuận giải pháp 1 là trả 3 ngàn đô “cúng cô hồn” để được trả tự do ngay, chứ theo giải pháp thứ 2 rẻ hơn nhưng làm sao mà ở VN lâu như vậy được, còn phải về Mỹ dũa móng chứ .
Chiều hôm sau, chàng “kỹ sư” được trả về nhà, túi bị nhẹ đi mất 24 triệu bạc hồ, một số tiền khá lớn. Hai ngày sau chàng “kỹ sư”, ra hãng máy bay xin đổi vé về lại Mỹ càng sớm càng tốt và hứa là sẽ không bao giờ về thăm chùm khế ngọt nữa.
 
Thanh Vân
Đảng viên CS sáng mắt
Châu Hiển Lý ,  bộ đội tập kết 1954

Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la .
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.  Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
Nguyễn Hộ  người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: "Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN.  Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa.  Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do.  Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia)
Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược.  Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được.  
Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời.  Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại
"  (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
Trung Tướng Trần Độ , Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: "Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã.  Nhưnglại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”  (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
Hoàng Minh Chính  gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc.  Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do.  Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân.  Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được".  (nguồn: Wikipedia)
Trần Lâm  sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: "Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân.  Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn.  Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm".
Trần Quốc Thuận , Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước...  Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức.Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống.  Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
Nguyễn Khải, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS: 
Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ.  Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.  (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)...
(1 nguoi co personality & characteristic... Same thing for a government or a country... EACH HAS IT'S VALUE.)
Nguyễn Văn Trấn , Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974): 
"Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết".  
Nguyễn Văn An , cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói: “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”.  Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt  thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”.
Và còn nhiều trăn trở của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín,Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kimngười anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ ThầnDương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công NhânLê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió …
Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS.  Họ là “trí thức” chứ không là bần nông khố rách ít học.  Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì?
Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu(lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam).  Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn.  Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá… Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao?   Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi.  
Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước.  Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS.  Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!)  Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”.  
Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi.  
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội.  Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”.  

Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng.  Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm.  
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng.  Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình).  Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?)Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc SơnTrần Ngọc Liễng… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt… các tên cố đạo Nguyễn Ngọc LanChân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!)
Phụ Chú:
[1] Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN).  Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản.  Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam.  Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
[2]  Châu Tâm Luân  người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh).  Ông Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất).  Trong các lớp Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những ngày cuối cùng của VNCH,  xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi).  Sau đó Châu Tâm Luân vượt biên định cư ở ngọai quốc (ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!)
[3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà).  Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn.  Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ.  Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt.  Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8).  Đến khóa 9 thì bị gạt ra.  Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)
Cháu ngoan sáng mắtLê Diễn Đức
Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan bác hồ”.  Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất.  Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”.  Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người.  Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn).  Bà con làng xóm tụ hội rất đông.  Ba tôi cảm động đến phát khóc.  Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía !  Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn.  
Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh).  Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm.  Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi.  Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ.  Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969.  Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.  Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết !  Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra !Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu bác Hồ đến thế !  Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế !
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc.  Lúc này thì tôi đã bật cười ! Cười cả chính mình !  Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết…

Họ đã nói những gì?

 
Buddha
Three things cannot be long hidden:  the sun, the moon, and the truth.
Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự-thật.
USA President Abraham LincolnYou can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but
you cannot fool all of the people all the time.Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng
anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.
German Chancellor  Angela Merkel
The communists make the people deceitful.
Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
Secretary General  Milovan Djilas
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.
Russia President  Vladimir Putin
He who believes the communists has no brain.  He who follows the communists has no heart.
Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu.  Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.
Russia President Boris Yeltsin
You can build a throne with bayonets, but you can't sit o­n it for long.
Let's not talk about Communism.  Communism was just an idea, just pie in the sky.
Communists are incurable, they must be eradicated.

Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Đừng nói về chủ nghĩa CS.  CNCS chỉ là một ý kiến, chỉ là cái bánh trên không trung
.
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải chúng nó.
Soviet Secretary General   Mikhail Gorbachev
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party o­nly spreads propaganda and deceives.
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá
.
USA General  Sheridan
The o­nly good communist is a dead communist.
Người Cộng Sản tốt duy nhất là người Cộng Sản chết.
USA General  William C. Westmoreland
On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.
Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.
USA President  Ronald Reagan
How do you tell a communist?   - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist?   - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS?  - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng?  - Đó là người hiểu về Marx và Lenin
.
Russian writer  Alexandre Soljenitsym 
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying.  If you don’t dare to say that he lies, walk away.  If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo.  Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi.  Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
Dalai Lama
The Communists are 
 wild weeds that sprawl o­n the devastation of war.
The Communists are 
venomous insects that breed o­n the garbage.
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng Sãn là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
George Owell
All men are enemies.  All animals are Comrades.
Loài người là thù nghịch.  Tất cả súc vật là đồng chí.
Nguyen Van Thieu 
Don’t listen to the communists, but take a good look at what they have done.
Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm

Hãy trở về với dân tộc đi!

THƯ NGỎ GỬI NHỮNG NGƯỜI CÁN BỘ CỘNG SẢN ĐANG HOẠT ĐỘNG NỔI HAY CHÌM Ở HẢI NGOẠI.

Thành phố Westminster, Tiểu bang California, Hoa Kỳ, Ngày 23 tháng 4 năm 2015

Chào các bạn thân mến,

Bằng tâm tình của một người Việt rất quan tâm đến sự tồn vong của nòi giống Lạc Việt, bằng niềm tin vào lời dạy của Đức Phật rằng nếu đồ tễ buông dao Sám Hối cũng có thể thành Phật và lời dạy của Chúa Jesus rằng Sự Thật giải phóng Con Người, tôi vắt óc viết cho các bạn bức thư này.

Trước hết, xin tự giới thiệu: Tôi là người lính Việt Nam Cộng Hòa, mang cấp Thiếu tá, là một phi công chiến đấu trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Sinh năm 1940, chánh quán làng Nho Lâm, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trú quán làng Phổ Tây, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa thiên Huế. Xuất thân trường Quốc học, nơi mà ông Hồ Chí Minh từng học. Đã trở thành công dân Hoa Kỳ, hiện trú ngụ tại Orange County, California, nơi được gọi là Thủ Đô người Việt Tỵ Nạn Cộng sản.

Tôi phải xưng danh tánh rõ ràng như thế để các bạn biết rằng đây là người viết có tên thật; chứ không phải kẻ nặc danh vô trách nhiệm.

Mục đích viết bức thư này cho các bạn là để kêu gọi các bạn hãy bước ra khỏi hàng ngũ cộng sản, ngưng làm tay sai cho một chế độ bạo tàn, man rợ và đểu cáng nhất nhân loại. Tôi dùng chữ “BẠN” trong xưng hô, bởi vì tôi tin rằng nếu các bạn sau khi đọc bức thư này mà hồi tâm, thức tỉnh trở về với dân tộc thì đang Thù sẽ trở thành Bạn ngay. Chúng ta sẽ cùng đồng bào đoàn kết tiếp tay nhau đạp đổ chế độ cộng sản và xây dựng một nền Cộng Hòa độc lập, dân chủ, văn minh, quyền con người được tôn trọng. Tôi đã có những người bạn xưa kia vượt Trường Sơn vào đánh nhau với chúng tôi ở chiến trường Tây Nguyên, mà nay họ triệt để chống cộng sản thì trở thành người anh em, người bạn tâm huyết. Đó là Trung tá Vũ Cao Quận và Đại tá Phạm Đình Trọng.

Tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản quá rõ ràng. Chính những đảng viên cộng sản cấp cao nói ra; chứ chẳng phải do bọn “phản động” hay “thế lực thù địch” cố tình bôi nhọ, phỉ báng như Đảng kết án. Không kể chuyện đời tư lem nhem, nhơ nhớp, Hồ Chí Minh (HCM) là một tên điếm chính trị (xin lỗi hơi khiếm nhã!), nhưng đấy là Sự Thật. Dưới đây là một vài dẫn chứng:

HCM hô hào “Đoàn kết! Đoàn Kết! Đại đoàn kết! Thành công! Thành Công! Đại thành công!” Nhưng ngầm sai Võ Nguyên Giáp (lúc bấy giờ là thủ lĩnh đội võ trang tuyên truyền) bí mật bắt cóc, rồi thủ tiêu những nhà ái quốc như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ …

HCM viết bài “Địa Chủ Ác Ghê” dưới bút hiệu C.B. đăng lên báo Nhân Dân để chuẩn bị dư luận quần chúng nhằm mang bà Nguyễn thị Năm ra đấu tố cho đến chết. Bà Nguyễn thị Năm, hiệu Cát Hanh Long, là ân nhân của cách mạng (!), từng nuôi dưỡng, bao che cho Hồ và đám “quần thần” trốn tránh Thực dân Pháp. Chính ông Trần Đĩnh tố giác trong cuốn Đèn Cù rằng Hồ đeo bao vải che râu và Trường Chinh mang kính râm ngồi dự kiến cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm. Và bút hiệu CB, tác giả của bài báo “Địa Chủ Ác Ghê”, là Hồ Chí Minh.

Trong tác phẩm “Những Lời Trăng Trối”, triết gia Trần Đức Thảo mô tả: HCM là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông Thảo, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chín đuôi”. Sở dĩ HCM thành công đưa nước Việt Nam đến tình cảnh lầm than, nhục nhã như thế này, tôi nghĩ, là do những phần tử trí thức mông muội, cúi đầu phục vụ một chế độ chủ trương tiêu diệt trí thức tận gốc rễ. Lời than trách của cụ thân sinh triết gia Trần Đức Thảo thật là não nùng: “Phải chi trước kia tôi cho anh học nghề thợ mộc, thợ nề để sống thì bản thân anh đỡ khổ, bản thân tôi đỡ khổ và dân tộc này cũng đỡ khổ”. Lời than trách đó là một bằng chứng rõ ràng trí thức đã góp phần vào sự làm khổ dân.

Nếu đem bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh so sánh với cái tội của HCM đối với dân ta, thì hai tội ác ấy chẳng khác gì nhau cả: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Thế mà cho đến nay, Đảng CSVN vẫn trưng bày cái xác đã thối rữa của HCM, tội đồ dân tộc, giữa quảng trường Ba Đình làm tốn hao công quỹ. Hình, tượng Hồ được trưng bày nơi chốn tôn nghiêm. Đảng còn cưỡng bức nhân dân và cán bộ học tập tư tưởng HCM, noi gương đạo đức HCM! Đảng bắt dân thờ một con quỷ. Thật là đểu hết chỗ nói!

Đường lối cai trị đất nước của Hồ Chí Minh là khởi đầu biến nhân dân thành nô lệ. Tại sao các bạn biết không? Chính sách cưỡng bức tư tưởng một chiều, bưng bít thông tin, tuyên truyền dối trá, bịp bợm khiến cho người dân trở nên ngu dốt. Tổ tiên ta đã dạy: “Đói thì đầu gối phải bò” hoặc “bần cùng sinh đạo tặc”. HCM chủ trương bao tử trị, kẻ nào chịu đầu hàng thì được cho ăn, kẻ nào phản kháng thì bỏ đói cho tới chết, tất nhiên đưa đến hèn hạ, mất nhân phẩm. Gieo rắc sự sợ hãi để người dân lúc nào cũng nơm nớp âu lo, cả xã hội biến thành vô cảm, sống chết mặc bây. Những biện pháp tưởng là tuyệt chiêu, không ngờ chúng nó đã dội lại cho người cầm quyền lãnh đủ: Ngu dốt, Hèn hạ, Ăn cắp, Sợ hãi!

Nước ta nhỏ, dân ta ít, nhưng nhờ những bậc anh hùng bất khuất trước cái chết như Trần Bình Trọng đã mắng vào mặt quân thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam; còn hơn làm vương đất Bắc”. Một trăm (100) giống dân Việt (Bách Việt), chỉ còn lại một giống Lạc Việt là nhờ tinh thân Trưng, Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung. Nhờ khí phách, dũng cảm và mưu lược, dòng giống Lạc Việt tồn tại.
Bọn giặc Tàu không thể thôn tính nước ta bằng cách xua quân sang xâm lăng; không thể đồng hóa dân ta bằng cách bắt dân ta ăn mặc, quấn tóc đuôi sam như Tàu. Nay chúng dùng người Việt với đầy đủ tính cách “Ngu dốt, Hèn hạ, Ăn cắp, Sợ hãi” để đè đầu cưỡi cổ người Việt; giết dần dân ta bằng thực phẩm, nguồn nước uống chứa chất độc; bắt dân ta phải hít thở không khí ô nhiễm. Thực tiễn cuộc sống trên đất nước hiện nay đã cho ta thấy rõ âm mưu đen tối của Tàu, nhưng người cầm quyền cứ nhắm mắt ôm chân bọn Thực dân mới, vì họ được HCM đào tạo để trở thành một bọn người chỉ biết LỢI và QUYỀN.

Trước tình cảnh đó, dân ta đành thúc thủ vì bọn cầm quyền có một lực lượng Công An Côn Đồ độc ác thâm hiểm quá sức. Người dân chỉ còn biết phản ứng tiêu cực. Tôi ghi xuống đây bài thơ của Trần Vàng Sao, một người ở Miền Nam tự do, sung sướng, bị bọn trí thức ngu dốt như bác sĩ Lê Khắc Quyến, Võ Đình Cường, giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ… phản bội (ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản) chiêu dụ vào con đường cộng sản.

TAU CHƯỞI

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan

tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không, trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói, không được la hét
nghĩ có tức không?
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
.….
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
..…
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên cha, bỏ họ mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm
vĩ đại kiên cường
lúc bây thật, lúc bây giả
khi bây ẩn, khi bây hiện
lúc người, lúc ma
……
hỡi cô hồn các Đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu
giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi!
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng
tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén,
xương cá, xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây
đòi trả đầu, trả chân trả ta,y trả hòm, trả vải liệm
tau chưởi  cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu
mả lạc đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn, xé áo quần mà nhai, cho bây có nhìn ra cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi, đứa đã lớn sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây, cho bây chết  sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả, tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây!

Và dưới đây là bài nhạc Rap của một sinh viên mang tên Nah Son, ra đời sau năm 1975, chẳng nợ xương nợ máu với cộng sản, đang du học tại Hoa kỳ, cũng phải văng tục chửi cộng sản.

“ĐỊT MẸ CỘNG SẢN”

Các bạn đừng bắt chước luận điệu của bọn đang cầm quyền mà kết tội họ phản động. Họ là những người yêu nước, yêu dân, từng là cộng sản hoặc được sinh ra dưới chế độ cộng sản cả đấy!

Các bạn thân mến,

Các bạn đang hoạt động tại nước ngoài, chứ không phải sống trong hũ nút tối tăm, các bạn có thấy đất nước nào có một tập đoàn thống trị tồi bại như nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không? Các bạn có thấy nước VN sắp trở thành một Châu Quận của Tàu, dân VN sẽ trở thành dân Hán không? Tại sao các bạn có thể thản nhiên phụng sự một chính quyền làm tay sai cho ngoại bang?

Tôi là người Việt bị mất nước (Nước Việt Nam Cộng Hòa), tuy tự hào đã trở thành công dân của một cường quốc có sức mạnh về nền dân chủ, văn hóa và quân sự, nhưng trong lòng luôn luôn lo sợ nòi giống mình bị diệt chủng. Tôi cảm thấy nhục vì dân mình đàn ông đi làm lao nô ở nước ngoài, bị bóc lột mà các Tòa Đại sứ không bênh vực; đàn bà con gái thì làm nô lệ tình dục; các tấm bảng nơi công cộng cảnh báo “Không được ăn cắp” viết bằng tiếng Việt ở Nhật, ở Hồng Kông, ở Thái Lan. Tôi cảm thấy nhục cho nòi giống Việt của mình quá. Cho nên tôi đã viết nhiều bài hối thúc trí thức trong nước, những “cách mạng lão thành” đã một thời hãnh diện với câu khẩu hiệu “Quyết tử để dân tộc quyết sinh” hãy dũng cảm đứng ra công khai kêu gọi toàn dân vùng lên lật đổ bạo quyền.

Thấy cô gái gầy gò Phạm Thanh Nghiên chỉ “tọa kháng”, tức là biểu tình ngồi tại gia, với câu khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà bị bắt bớ, bỏ tù, tôi đề nghị những trí thức yêu nước, đấu tranh dân chủ viết lời hiệu triệu quốc dân làm cuộc Tổng Đình Công tại gia như cô Phạm Thanh Nghiên, không cần xuống đường để Côn Đồ không thể mượn cớ trở ngại lưu thông mà đánh đập.

Nghe tin Đoàn văn Vươn, Đặng ngọc Viết liều mình chống lại quân cướp đất, cướp nhà, tôi viết bài đề nghị mỗi người dân VN bị trị trong nước hãy là Đoàn văn Vươn, Đặng ngọc Viết.

Thấy hai mươi hai xứ Đạo Công giáo biểu tình đòi đất ở Nghệ An, nghe các linh mục rao giảng Tin Mừng ở Dòng Chúa Cứu Thế công khai lên án Đảng Cộng sản, được tin những tín đồ Hòa Hảo bị Côn Đồ đánh đập vì làm lễ giỗ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, tôi viết bài kêu gọi Thánh Chiến, vì nghĩ rằng với Đức Tin tôn giáo, tín đồ mới đủ sức mạnh chống lại Quỷ Cộng sản để giữ Đạo.

Không một đề nghị nào của tôi được hưởng ứng. Có phải tại vì những nhà trí thức, những “cách mạng lão thành” chỉ dám viết kiến nghị bằng lời lẽ cung kính, mà không dám viết một bài hịch kêu gọi toàn dân vùng lên? Vẫn không nản chí, tôi cố nghĩ phương cách lật đổ cộng sản.

Tới khi nghe ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố mạnh miệng, rất dễ lọt tai, tôi viết cho ông ta hai bức thư để khuyên ông làm cuộc cách mạng cứu nước, bởi vì xem ra ông ta có vẻ có quyền và có thế. Nếu ông Dũng nghe lời tôi, ông sẽ được dân yêu quý, ngưỡng mộ phong Thánh cho ông, dù thất bại hay thành công. Nhưng tiếc thay! Ông Dũng cũng không nghe lời khuyên của tôi.

Lâu nay người ta thường nói rằng chỉ người trong nước mới có thể lật đổ chế độ cộng sản; người hải ngoại chỉ có thể tiếp sức mà thôi. Tôi nghĩ khác: Người Việt Chân Chính ở hải ngoại cũng có thể lật đổ chế độ độc tài toàn trị hiện nay. Tại sao tôi dùng bốn chữ “Người Việt Chân Chính”, các bạn có biết không? Người Việt Chân Chính là người Việt thực sự tha thiết yêu giống nòi, yêu dân tộc, biết xấu hổ, biết nhục nhã và biết sám hối các bạn ạ! Người Việt ở hải ngoại đây chính là những cán bộ cộng sản đang phục vụ cho Đảng bỗng trở thành “Người Việt Chân Chính”.

Người ta bảo rằng Liên Bang Xô Viết tan rã là vì chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ, nên hụt hơi. Tôi nghĩ xa hơn: Khối cộng sản sụp đổ là do sự đóng góp của hàng triệu thuyền nhân Việt Nam chết trên biển cả gây ra. Đó là Sự Thật, chứ tôi không phóng đại. Tôi xin chứng minh.

Sau ngày Giải Phóng Miền Nam (chữ của cộng sản), không những người, ngay cả cái cột đèn mà biết đi, cũng muốn trốn thoát “thiên đường cộng sản”. Bất kể phong ba bão táp, bất kể hải tặc hãm hiếp, bất kể thú dữ, từ già đến trẻ đều tuôn ra biển, vượt rừng sâu. Cuộc vượt thoát tìm tự do bi tráng đó đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, rúng động địa cầu.

Triết gia khuynh tả lừng danh người Pháp, Jean Paul Sartre, trước kia từng mắng: “Kẻ nào chống chủ nghĩa cộng sản là con chó”. Sau cái gọi là “Giải phóng Miền Nam”, Sartre trở thành người ghê tởm sự man rợ cộng sản nhất, vì chứng kiến cảnh tượng thuyền nhân quá đỗi thương tâm. Hành động phản tỉnh của Sartre ta có thể diễn dịch như sau: “Kẻ nào còn bám vào chủ nghĩa cộng sản là con chó”.

Nữ ca nhạc sĩ phản chiến hàng đầu Hoa Kỳ – Joan Baez – cũng phản tỉnh và quay lại vận động những trí thức thân Cộng trước kia cùng ký vào một bản cáo trạng lên án chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo.

Mikhail Gorbachew, Tổng Bí thư Cộng sản Liên Xô, nhận ra chiêu bài “Giải phóng các dân tộc bị trị” không còn ăn khách nữa, lại mang gánh nặng nuôi báo cô các chư hầu. Nên ông đề ra chủ trương “Glasnost” (cởi mở) và “Perestroika” (tái cấu trúc). Nhưng bộ máy cai trị của cộng sản không thể chữa được, chỉ có cách là phế bỏ hoàn toàn. Boris Yelsin thành công lật đổ cộng sản Liên Xô, lên làm Tổng thống, ông đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Do đó, tôi kêu gọi các bạn hãy thức tỉnh để đồng loạt chia tay tập đoàn thống trị Việt Nam đang làm tay sai cho giặc Tầu, giống như những thuyền nhân Việt Nam trốn chạy cộng sản từ sau Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975 đã đóng góp vào sự tan rả Liên Xô và Đông Âu. Bộ máy tuyên truyền của cộng sản thổi phồng Võ Nguyên Giáp với tài thao lược đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là láo toét. Sự thực qua hồi ký của Vi Quốc Thanh, Tướng Tàu Cộng, cho biết rằng chính ông ta mới là người điều khiển trận đánh. Hần hết “lãnh tụ” CSVN đều dốt, tham lam; chứ chẳng có tài đức gì cả.

Xương máu nhân dân đã đổ ra để cuối cùng đất nước trở thành một bãi rác khổng lồ: Đạo đức suy đồi, môi trường sống bị ô nhiễm, độc hại. Tập đoàn cai trị từ thượng tầng đến hạ tầng trong các ngành nghề đều là một lũ ăn cắp, mất hết khả năng biết xấu hổ. Chẳng lẽ các bạn không nhìn thấy hay sao?

Xin các bạn hãy dẫn chứng cho toàn dân được biết suốt 85 năm qua, kể từ năm 1930, Đảng CSVN đã làm được một điều gì (chỉ cần một thôi) vì nước vì dân. Tất cả việc làm của Đảng đều phải tuân theo mệnh lệnh của Quan Thầy Liên Xô, Trung Cộng thì sao dám kể công lao? Sự thật càng ngày càng lòi ra: “Đánh Pháp, đuổi Mỹ là đánh đuổi cho Liên Xô, cho Trung Cộng” (Lê Duẩn tự thú); Hồ Tuấn Hùng tố giác Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người Hẹ mà Đảng cứ im thin thít, không dám dùng thử nghiệm DNA để chứng minh HCM là người Việt Nam. Vậy thử hỏi, lấy tư cách gì Đảng CSVN cứ đè đầu cưỡi cổ cổ dân tộc Việt Nam, cứ bắt nhân dân phải vái lạy, sùng bái một tên không rõ lý lịch?

Xin các bạn hãy biện minh bằng lý do nào mà các bạn lại cam tâm phục vụ cho một tập đoàn thống trị đủ các tính cách “ngu dốt, hèn hạ, vô liêm sỉ”. Tại sao ông Lãnh sự Nguyễn Xương Hùng tại Genève lại dám hiên ngang từ chức, bước ra khỏi Đảng mà các bạn lại không dám? Chẳng lẽ các bạn vì miếng cơm manh áo để trở thành cái giá áo, cái túi cơm? Con Người là sinh vật thượng đẳng, biết suy nghĩ, biết lựa chọn cơ mà!

Từ thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, Miền Nam đã cảnh báo Hồ Chí Minh giống như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rước voi về dày mồ. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (bố đương kim Ngoại trưởng Phạm Đình Minh) khẳng định: “Kể từ nay, Việt Nam bắt đầu bị Bắc thuộc một lần nữa”. Chẳng lẽ ông Phạm Đình Minh không tin lời bố à? Mất nước vào tay giặc Tàu không còn là nguy cơ, mà là hiện thực. Các bạn hãy dẫn chứng cho toàn dân thấy nước Việt Nam còn chút chủ quyền nào không.

Tôi tha thiết kêu gọi quý ông Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Lãnh sự, Trưởng lưới Điệp báo và toàn thể nhân viên ngoại giao hoạt động cho CSVN ở khắp thế giới hãy đồng loạt dũng cảm tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản, chấm dứt phục vụ Đảng. Tôi tin chắc rằng việc làm của các bạn sẽ chấn động toàn cầu, sẽ làm sụp đổ bộ máy cầm quyền tay sai trong nước, vì trong lịch sử thế giới chưa hề xảy ra một biến cố trọng đại như vậy. Các bạn sẽ được nhân dân Việt Nam đón mừng và ghi ơn. Các bạn cũng sẽ được nhân dân của các quốc gia dân chủ trên thế giới ngưỡng mộ, bái phục. Và trên hết, chính các bạn sẽ kiêu hãnh, tự hào về bản thân, vì đã dám làm một hành động có ý nghĩa nhất trong đời. Làm một cuộc cách mạng không cần tốn một giọt máu, mà lại được tất cả. Tại sao không thực hiện, hỡ các bạn?

Tôi xin vẽ ra một tương lai sáng lạng cho các bạn thấy sau khi chế độ cộng sản ở Việt Nam sụp đổ:

Người Việt ở trong nước không còn vô cảm nữa, không còn bọn Côn Đồ ăn cướp đất đai tài sản nữa, không còn cái bọn đầu nậu tự xưng lãnh đạo nói dối như ranh, hèn với giặc ác với dân nữa.

Người Việt ở hải ngoại không còn ai chụp mũ ai là cộng sản nữa, không còn bọn giả danh kháng chiến chống Cộng để hốt bạc nữa. Lúc bấy giờ sẽ có nguồn tài nguyên bất tận, hơn cả rừng vàng biển bạc, đó là chất xám của giới trẻ được hấp thụ từ nền văn minh nhân loại, cống hiến cho Việt Nam.

Tôi khẳng định: Điều kiện ắt có và đủ để “Thoát Trung Cộng”, muốn giành lại độc lập, tự do cho dân tộc thì phải “Thoát Việt Cộng” trước đã, lật đổ chúng trước đã. Không cần bàn cãi gì lôi thôi hết!

Tôi ý thức rằng kêu gọi tất cả các bạn đồng loạt tuyên bố bỏ Đảng để giật sập chế độ tàn ác bất nhân này, là tôi đang đặt bút ký vào bản án tử hình. Tôi ở Hoa Kỳ, Côn An không thể tới nhà còng tay tôi bắt vào nhà giam để đánh đập cho tới chết. Nhưng Cộng sản có một triệu phương cách giết người tinh vi mà không để lại dấu vết, nếu họ muốn giết tôi. Nhưng tôi không sợ, vì tôi là một Phật tử tuân theo lời Đức Thích Ca dạy: “Đừng bao giờ làm cho kẻ khác sợ mình và cũng đừng bao giờ sợ kẻ khác”. Đúng thế! Nếu mình nói lên chính nghĩa thì kẻ khác sẽ nghe mình, đâu cần dùng bạo lực khiến cho kẻ khác theo mình? Và nếu mình ngay thẳng, trong sáng, không tham sân si thì việc gì phải sợ kẻ khác?

Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm, lời dạy của Chúa Jesus: “Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25).

Nhà tranh đấu nhân quyền, Mục sư Martin Luther King, đã nói: “Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối, chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it, is really cooperating with it) và “Đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).

Dẫu có bị giết vì kêu gọi các bạn lật đổ bạo quyền, tôi sẽ được về với tổ tiên mà không hổ thẹn với tiền nhân. Tôi đã tận tâm, tận lực làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một đứa con dòng họ Đặng. Tôi sẽ rất tự hào; chứ không luyến tiếc.

Cộng sản chủ trương gieo rắc sự sợ hãi để dễ dàng thống trị kẻ khác. Nhưng ngày nay cộng sản là người lo sợ hơn ai hết. Sợ mất quyền, mất địa vị để tự do ăn cắp. Không lẽ các bạn lại coi bọn đầu nậu chết nhát đó xứng đáng lãnh đạo đất nước à? Chúng xứng đáng làm thượng cấp của các bạn à? Con đường duy nhất để “Thoát Việt Cộng” là chính mình phải “Thoát Hèn”.
Bằng chứng lịch sử cho thấy Hồ Chí Minh rất hèn: Viết thư năn nỉ Thực dân cho vào học trường Thuộc Địa để phục vụ quân xâm lược. Báo cáo với Staline đã hoàn thành Cải Cách Ruộng Đất giết hàng trăm sinh mạng để được Staline tin cậy. Sùng kính, vái lạy một tên hèn, bạn sẽ trở thành hèn!

Có người ở hải ngoại cho rằng ở Việt Nam chẳng còn gì để gọi là cộng sản cả. Bọn cầm quyền hiện này còn sống xa hoa hơn cả tư bản. Nhận định như thế, theo tôi, là nông cạn. Căn cứ theo chuẩn mực của Ông tổ Cộng Sản, Karl Marx, đề ra: “Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi khốn cùng của đồng loại để lo chăm chút cho bộ lông của chúng”, thì từ Hồ Chí Minh trở xuống, chẳng có cấp nào thực sự là cộng sản. Hồ Chí Minh và băng Đảng chẳng những quay lưng lại, mà còn gieo rắc kinh hoàng cho toàn dân Việt Nam. Trong buổi hội thảo nhằm góp ý với Đảng trước ngày Đại hội, giáo sư Trần Phương gay gắt hỏi có ai trong các người tham dự hiểu mô hình xã hội chủ nghĩa (cộng sản) là gì, thì chẳng có ai trả lời được. Vậy thì cộng sản không phải là cái chủ nghĩa mang lại một xã hội không còn “người bóc lột người”, “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” như bộ máy tuyên truyền rêu rao. Nó là một bộ máy cai trị chuyên chính (tệ hại hơn cả độc tài) được Lénine, Staline, Mao Trạch Đông sáng chế và Hồ Chí Minh mang về để hãm hại dân ta. Ông Nguyễn văn An sau khi thôi chức Chủ tịch Quốc hội nói: “Lỗi này (tức là sự trì trệ, bất công) là lỗi hệ thống”. Nguyễn văn An không dám nói thẳng là bộ máy cai trị, mà phải dùng chữ hệ thống. Nói thẳng, Nguyễn văn An sợ mất sổ lương?

Nhạc sĩ Tô Hải sau nhiều thập niên phục vụ hết lòng cho Đảng, khi nhận ra mình lạc đường, ông viết cuốn hồi ký “Thằng Hèn” để tố giác tội ác của Hồ Chí Minh. Nếu như tất cả đảng viên cộng sản từ Võ Nguyên Giáp (già nhất) trở xuống có dũng khí như cụ Tô Hải thì Đảng cộng sản đã tiêu vong.

Lãnh sự Đặng Xương Hùng ở Genève đã từ bỏ Đảng để trở về với dân tộc. Tôi tin rằng tất cả các bạn đồng loạt từ bỏ Đảng như Đặng Xương Hùng thì tập đoàn bán nước buôn dân sẽ sụp đổ ngay.

Xin nhắn gửi tới các bạn một yêu cầu cuối cùng: “Hãy từ bỏ Đảng Cộng sản để được làm NGƯỜI”. Chớ đợi cho tới lúc lâm chung giống như điệp viên Phạm Xuân Ẩn thì mới trối trăng cùng vợ con “Đừng chôn tôi bên cạnh mộ của những thằng cộng sản”. Mong các bạn suy nghĩ và sớm trở về với Dân Tộc. Đồng bào Việt Nam Tự Do sẽ hân hoan mở rộng vòng tay chào đón quý bạn.

Thân chào các bạn,

Bằng Phong Đặng văn Âu

© Đàn Chim Việt

—————————————————

Tái bút: Tuy tôi là một phi công chỉ được đào tạo để lái máy bay, chưa học qua một trường chính trị hay trường lý luận nào, nhưng tôi thách thức tất cả những lý thuyết gia hàng đầu trong Đảng Cộng sản Việt Nam có thể công khai tranh luận với tôi về sự chính thống (legitimacy) để có quyền cai trị đất nước. Một Đảng dựa trên sự dối trá, bạo lực ắt có ngày tiêu vong. Đó là quy luật phổ quát!

TÔI BẤT TOÀN, NHƯNG DÁM SỐNG CHẾT VỚI LÝ TƯỞNG ĐẤU TRANH CHO DÂN TỘC TỒN TẠI

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đề nghị

"Ðảng Cộng Sản Việt Nam phải sám hối

để tạ tội với nhân dân"

Nguyễn Thanh Giang: "Ðảng CSVN phải sám hối, tạ tội với nhân dân"

Hà Nội (2/11/2000) "Ðảng Phải Tạ Tội, Xóa Cảnh Khốn Cùng Của Ðất Nước -- Ðảng CSVN phải sám hối, tạ tội với nhân dân, để mau chóng xóa đi cảnh khốn cùng của đất nước." Ðó là lời kêu gọi của một trí thức Hà Nộị Bản văn do nhóm Nối Kết gửi ra hải ngoại hôm Thứ? Năm, 2/11/2000, như sau:

Ðảng CSVN cần phải thực tế, phải nhìn nhận và sáng suốt dứt bỏ những sai lầm quá khứ, "mau chóng xoá đi cảnh cùng khốn, nỗi tủi nhục của dân tộc tạ.. để tạ tội với nhân dân". Ðó là mong muốn của nhà trí thức Nguyễn Thanh Giang phản ánh qua bài "bàn luận góp ý Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội IX của Ðảng", được viết bằng sự trăn trở của ông dù không chắc rằng lãnh đạo Ðảng CSVN sẽ tham khảo tiếp thu nghiêm túc. Nối kết trân trọng gửi đến các bạn.

Góp y頭 Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội IX của Ðảng Ðôi điều bàn luận về "Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001 - 2010". Ðánh giá tổng quát thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua, những dòng sau đây có lẽ dễ nhận được sự tán thưởng rộng rãi: - "Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất... và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng được thế và lực hơn hẳn 10 năm trước, khắc phục một bước tình trạng nghèo và kém phát triển" (trang 55). Trong đó, những biểu hiện cụ thể là: "Tổng sản phẩm trong nước sau 10 năm tăng gấp đôị Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đã đạt 25% GDP. Từ tình trạng khan hiếm, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, nay đã đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng, có dự trữ xuất khẩu ngày càng tăng... Cơ cấu nền kinh tế có bước dịch chuyển tích cực... Các thành phần kinh tế khác phát triển khá nhanh... Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã... từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới, bình thường hoá... với các tổ chức tài chính quốc tế... Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP... Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) giảm từ trên 30% xuống 11%... Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,31% xuống 1,53%" (trang 54). Tuy nhiên "Bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những ặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nhân dân và đất nước" (trang 55).

Thật vậy, dù thành tích 10 năm qua có lớn đến bao nhiêu thì tính đến nay ta vẫn là một trong vài mươi nước nghèo nhất thế giớị Không biết dự thảo văn kiện tính theo tiêu chuẩn nào chứ nếu tính rằng thu nhập dưới 80.000đ/người/tháng cho vùng nông thôn, hải đảo, miền núi; thu nhập dưới 100.000đ/người/tháng cho vùng đồng bằng thì con số người nghèo đến mức làm cả tháng không đủ mua nửa chai rượu ngoại trong bữa tiệc của các "quan tham" đang chiếm khoảng ? dân số. Nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc (dưới 14.000 đồng/ngày) thì phải đến quá nửa dân số nước ta còn thuộc diện khổ nghèọ Nói là - "đã bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm", nhưng thực tế, đến đầu 1999, ở miền núi và các tỉnh Miền Trung vẫn có 2,3 triệu người thiếu đói; và đến nay vẫn còn tới 1.700 xã đặc biệt khó khăn, trong đó nhiều vùng thiếu ăn tới 4-5 tháng.

Cho nên, phải bàn bạc nghiêm túc lắm về một chiến lược phát triển thì mới mong thoát khỏi cảnh cùng khốn, tủi nhục nàỵ Mau chóng xoá đi cảnh cùng khốn, nỗi tủi nhục này là để ta tạ tội được với nhân dân, với một đất nước đầy tiềm năng thiên nhiên và nguồn lực trí tuệ mà suốt mấy thập kỷ qua chịu đoạ đầy trong nghịch cảnh phi lý hết sức đau lòng, chứ không phải chỉ vì lo lắng như dự thảo:

"...Sự tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so với các nước xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị..." (trang 58). Suy ngẫm nghiêm túc mà xem. Tại sao lại chỉ đặt vấn đề lo toan và tìm phương kế để làm cho dân tin hay không tin? Tại sao lại chỉ quan tâm ổn định chính trị? Kiểu tư duy bao giờ cũng chỉ xuất phát từ chính quyền, từ lãnh đạo, từ những chiếc ghế như vậy quả là ngược với đạo lý do dân, vì dân.

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI được dự thảo vạch ra bằng dòng chữ đậm là:

"Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" (trang 53).

Nghe thì trang trọng và hùng hồn đấy, nhưng liệu rồi có đạt được không?, và, nếu đạt được như vậy thì có đáng hài lòng không?

Thứ nhất, nếu còn tiếp tục đeo đẳng cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì chắc là không đạt được.

Thứ hai, chỉ đạt được như vậy thì khoảng cách tụt hậu của ta so với thế giới lại càng xa hơn. Phải chăng tiêu chí được vạch ra như trên là cốt phải phù hợp với "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Bởi vì, Cương lĩnh đã hoạch định: "Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp..." (Cương lĩnh trang 12). Phán quyết nghe rất tiên trị Nhưng, biết đến lúc nào và, như thế nào thì là "kết thúc thời kỳ quá độ"? Trung Quốc bảo 100 năm. Việt Nam bảọ.. có thể lâu hơn nữa!

Công nghệ tin học phát triển rầm rộ đang thúc đẩy thế giới mau chóng bỏ lại sau lưng Thời đại Công nghiệp để tiến bước vào Thời đại Thông tin. Sự xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tri thức đang được so sánh với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18 - 19. Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Trong các nước OECD kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP. Cho nên, nhiều người dự đoán vào khoảng năm 2030 nền kinh tế ở các nước phát triển đều sẽ trở thành kinh tế tri thức. Không chỉ Mỹ khẩn trương chuyển nhanh sang kinh tế tri thức, Nhật Bản nỗ lực nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư sâu vào chương trình nghiên cứu nano, Singapore tập trung ưu tiên phát triển công nghệ điện tử, tin học và tự động mà nhiều nước đang phát triển cũng bàn bạc về khả năng và quyết tâm tiến thẳng từ kinh tế nông nghiệp tới kinh tế tri thức. Họ noi theo tấm gương của Phần Lan. Cách đây 50 năm, Phần lan còn là một nước nông lâm nghiệp. 70% dân số trong nước làm nông nghiệp. Ðại bộ phận diện tích lãnh thổ là rừng và đầm lầy nên lâm nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế quốc dân. Vậy mà nay lao động nông nghiệp chỉ còn 6%, kinh tế rừng chỉ chiếm 3% GDP. Từ nền kinh tế nông nghiệp, Phần Lan đã tiến thẳng vào kinh tế tri thức và đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ số người sử dụng internet và điện thoại di động. Không chỉ Phần Lan, thực tế cho thấy nhiều nước đang phát triển biết vạch ra đường lối đúng, chỉ sau vài ba chục năm đã bứt lên thành nước công nghiệp mới.

Do bị ràng buộc chặt chẽ với ý chí cố cựu đã được thể hiện rất đanh thép: "Chúng ta một lần nữa khẳng định: Ðảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa" (trang 15), cho nên dự thảo vẫn phải chủ trương: "Ðẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ... xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng" (trang 18), "... phát triển thêm một số doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn... Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước" (trang 24), "hình thành các cụm công nghiệp lớn" (trang 66), Thế nào là một nền kinh tế độc lập tự chủ?

Ðối với người Việt Nam, hai chữ độc lập thật là thiêng liêng. Thiêng liêng đến mê mẩn. Cho nên, khi đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám ta nghĩ rằng độc lập là tiền đề tiên quyết và tất yếu của tự do, của hạnh phúc. Và ta viết: độc lập, tự do, hạnh phúc. Lâu dần ý niệm thiêng liêng đó bị lạm dụng đến nỗi làm cho người ta mê mẩn độc lập mà sẵn sàng quên đi cả tự do, hạnh phúc. Trong lịch sử cận hiện đại không có dân tộc nào trên thế giới giành giật độc lập bằng cái giá núi xương sông máu kinh khủng và cay đắng như Việt Nam. Tiếc rằng, khi ta giành được trong tay rồi thì ý nghĩa và những giá trị của hai chữ độc lập lại không còn tồn tại như xưa nữa! Nội hàm của độc lập ngày nay không còn kết đọng trong cái trọng số tự lực, tự cường mà đã hợp vào không gian hội nhập, hoà đồng thoáng đãng. Không còn tĩnh mà đã trở nên rất động. Không chỉ là hạt mà còn là sóng.

Nền kinh tế thế giới hiện đại đang được cấu trúc thành một mạng toàn cầụ Về bản chất, mạng được cấu trúc ngang, khác căn bản với các nền kinh tế trước đây vận động trong cấu trúc hình tháp. Do các chất liệu phát triển cơ bản đã khác trước, đặc trưng của mạng cấu trúc này là thời gian ngắn lại, không gian thu hẹp và các đường biên giới nhoà dần. Dưới tác động của toàn cầu hoá, tư duy truyền thống về độc lập chủ quyền, về an ninh quốc gia đã thay đổi.

Các cường quốc đang gạt dần tham vọng về quân sự , về chính trị và về lãnh thổ để nhằm tới xâm chiếm các hợp phần trong tổng sản phẩm quốc tế. Lợi ích kinh tế trở thành động lực chủ yếu của các tập hợp lực lượng trong các khu vực và trên phạm vi toàn cầụ Quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước về kinh tế ngày càng phát triển, các thể chế kinh tế toàn cầu ngày càng hoàn thiện.

Do hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị bãi bỏ dần, biên giới kinh tế của các quốc gia dường như bị xoá trước sự xuất hiện một nền kinh tế toàn cầu không biên giớị Trong điều kiện đó, một nền kinh tế hướng nội, chủ trương tự cung tự cấp mọi nhu cầu thiết yếu, ra sức chống lại sự lệ thuộc quốc tế một cách mù quáng sẽ không thể đứng vững. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên vốn kiên trì con đường này và đến 1997 vẫn còn kiêu hãnh không bị tác động bởi cơn khủng hoảng tài chính khu vực dữ dội. Song, đến nay cảnh bần hàn xơ xác đã dẫn đến hồi nguy kịch đang buộc họ phải thức tỉnh.

Mở rộng cửa hội nhập, quyết chí cạnh tranh là con đường duy nhất để sống còn và vươn tới vinh quang. Hùng cường như nền kinh tế Mỹ mà vẫn bị các quốc gia khác ép phải mở cửa thị trường, ép mua dầu mỏ giá cao. Ðấy là lẽ thường, là tác nhân bình đẳng đáng trân trọng của toàn cầu hoá. Nhỏ bé như Singapore, thiếu vắng hầu như hoàn toàn ngành công nghiệp nặng, nhập khẩu hầu hết các loại nguyên, nhiên liệu, kể cả nước ngọt (nhập khẩu 100% từ Malaysia). Vậy mà nền kinh tế Singapore vẫn phát triển mạnh và không thể nói là không độc lập tự chủ.

Có nên khăng khăng quyết tâm - "phát triển thêm một số doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn" - không, khi mà khối doanh nghiệp nhà nước đã sản sinh ra khoản nợ khổng lồ 200.000 tỷ đồng, gần bằng một nửa GDP? ; khi mà, trong số 13.000 lao động thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên, chỉ 4.000 người gọi là có việc làm, với đồng lương chết đói trung bình 100.000 đồng/người/tháng?

Có nên "Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước " không, khi mà ngay cả ở Mỹ hiện tượng siêu sát nhập các công ty xuyên quốc gia chỉ thản hoặc trong khi việc chia tách các công ty lớn thành nhiều công ty nhỏ để thích nghi với môi trường của nền kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng chung nổi lên mạnh mẽ.

Công ty điện báo, điện thoại Mỹ bị chia thành 8 công ty con và 22 công ty cháụ Công ty IBM bị chia thành 13 công ty nhỏ. Trên 90% số công ty ở Mỹ là công ty nhỏ. Nhờ vào hệ thống mạng internet các công ty nhỏ này hoạt động linh hoạt hơn, hiệu quả hơn vì dễ dàng chuyển hoá, thích ứng kịp thời với sự xuất hiện thường xuyên những công nghệ mới, sáng chế mới.

Có nên vội vã "hình thành các cụm công nghiệp lớn", "các mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và hệ thống đô thị nhỏ" không, khi mà bản chất cấu trúc mạng của kinh tế thế giới mới gắn với quá trình phi tập trung hoá cấu trúc. Các đô thị khổng lồ ngoài sự ngột ngạt, bức bối vì tốc độ ô nhiễm môi trường thiên nhiên và xã hội cao, không còn là cấu trúc không gian cần thiết cho phát triển bởi vì công việc chủ yếu của xã hội sẽ là sản xuất tri thức, được tiến hành trong môi trường tự động hoá cao trên cơ sở mạng thông tin, với các công cụ chính là máy vi tính nối mạng. Vội vã hình thành các cụm công nghiêp lớn, các mạng lưới đô thị đồ sộ phải chăng chẳng qua là biểu hiện rơi rớt của quy mô đại công nghiệp, của ý chí luận bốc giời.

Dẫu sao, so với các văn kiện đại hội trước, kỳ này đã xuất hiện những chủ trương mới rất hay: "Phát triể n mạnh công nghệ phần mềm phục vụ tốt yêu cầu trong nước và trở thành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng" (trang 59) "Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Chú trọng phát triên công nghiệp sản xuất phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển vượt trội" (trang 66) "Hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia" (trang 22) "Có chính sách phát huy thế mạnh về trí tuệ của người Việt Nam, tiếp thu một cách sáng tạo những công nghệ nhập, từng bước tạo ra công nghệ mới, đẩy mạnh việc hợp tác về công nghệ với các nước" (trang 22). "Mở mang các làng nghề, điểm công nghiệp và khu công nghiệp nhỏ..., chú trọng phát triển các đô thị và các trung tâm văn hoá cụm xã" (trang 118) "Chuyển một phần các doanh nghiệp gia công như may mặc, da giàỵ.. và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn" (trang 65).

Những chủ trương trên thể hiện được một phần đường lối đúng đắn trên con đường vươn tới kinh tế tri thức, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên, nếu đã hoạch định chi tiết đến mức như: "Giá trị sản lượng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất trồng lúạ.." (trang 65) thì sao lại không hoạch định cụ thể kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Cần phấn đấu xây dựng được mạng xa lộ thông tin, kết nối với tất cả các trường học, các cơ quan, các xí nghiệp và phần lớn các hộ gia đình vào trước năm 2010.

Phù hợp với những chủ trương kinh tế đúng đắn đó là những chủ trương mới khá hay về giáo dục: "Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, tạo môi trường học tập cho toàn xã hội với các hình thức đa dạng" (trang 22). "Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời trong môi trường giáo dục lành mạnh" (trang 79), "Ðổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành" (trang 79), "Coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà kinh doanh giỏi" (trang 79).

Ðúng vậy, cần quan tâm thực sự và đề cao hơn nữa vấn đề giáo dục và đào tạọ Cách đây 40 năm, các nhà lãnh đạo Mỹ đã tuyên bố: "Trong cuộc cạnh tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, sự thành công hay thất bại được quyết định ở các trường đại học Mỹ. Ðây là một trong những mặt trận chính, đảm bảo sức mạnh và khả năng đứng vững của một quốc gia". Quả nhiên, ngày nay khoảng cách giầu nghèo giữa các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào tri thức. Càng rút ngắn khoảng cách tri thức bao nhiêu, càng thu hẹp được sự chênh lệch giầu nghèo.

Cần "Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời", cần "Coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao", cần "coi trọng thực hành"; nhưng dứt khoát không nên "Ðẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông" (trang 146), Ðẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp thiết thực trong trường phổ thông " (trang 79). Ðây quả là một chủ trương quái đản. Ðến nỗi nó từng thúc ép các trường phổ thông đua nhau mở hết xưởng mộc, xưởng cơ khí lại đi nung vôi, đóng gạch...! Chẳng nhẽ chỉ có mấy cái nghề cơ bắp đó là cao quý và cần thiết cho xã hội? Nếu không thì mỗi trường phổ thông cần "hướng" cho học sinh của mình bao nhiêu cái "nghiệp"?

Trong vòng 15 năm nay, Mỹ đã loại bỏ hơn 8.000 thứ nghề nghiệp cũ, trong khi hơn 6.000 ngành nghề mới đã nẩy sinh. Với sự bùng nổ thông tin và tiến trình luôn luôn đổi mới kiến thức, trong nền kinh tế tri thức, công nghệ mới, sáng chế mới thường xuyên xuất hiện. Bởi vậy, mô hình giáo dục truyền thống: đào tạo xong rồi cứ thế ra làm việc đến hết đời là không thể phù hợp. Ở trường chỉ đào tạo cơ bản, ra làm việc lại đào tạo, vừa đào tạo, vừa làm việc.

Ðề cập đến mục tiêu chung của sự nghiệp đào tạo giáo dục, dự thảo văn kiện đại hội VIII đã từng viết "Giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc". Lược đi những yếu tố mơ hồ, phù phiếm, dự thảo lần này viết thiết thực hơn "Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, hun đúc tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn" (trang 79). Nếu bỏ bớt mấy chữ "lý tưởng xã hội chủ nghĩa" thì đây là một mệnh đề thật hay.

Mấy thiển ý này được viết bằng sự trăn trở rất công phu nhưng vẫn e rằng khó được tham khảo nghiêm túc và tiếp thu dù chỉ một vàị Dẫu thế nào đi nữa, một Hiệp định Thương mại khá toàn diện đã được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Tổng thống của một siêu cường đứng đầu thế giới tiên tiến lần đầu tiên sắp đến với Việt Nam.

Luồng gió lành đang thổi tớị Hãy sáng suốt dứt bỏ những sai lầm quá khứ để vượt vũ môn hoá rồng bay lên, tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực.

Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13 P9 TTPK Hoà Mục
Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy

HÃY SÁM HỐI ĐI, HỠI NGƯỜI CỘNG SẢN!
Chu Tất Tiến
Repent, The Communists!
(Translated and elaborated by Thoai Lien)

Trong không khí của ngày Xuân vừa chớm
Nhớ lại những kinh hoàng của Tết Mậu Thân
Nhớ những sợi kẽm gai ghì xiết tay chân
Những nhát cuốc đập vào đầu ghê rợn
Tiếng đạn réo bên tai nhờn nhợn
Máu đổ loang ngay trước hiên nhà
Tiếng khóc mẹ già oà vỡ, vang xa
Không bảo vệ được con trai khỏi đạn
Thiếu nữ gò má hồng tươi sáng
Mới vừa đây còn tươi nở như Xuân
Đã lặng im, phơi da bụng trắng ngần
Loang loáng máu, máu đỏ au trinh nữ
Những nhóm sinh viên từng say mê con chữ
Chợt biến thành "nợ máu với nhân dân"
Để xếp hàng trước dẫy hố trước sân
Nhận viên đạn của lũ người-hồn-thú
Từ vườn hoa đến đồng hoang, gió hú
Từ bờ sông, bãi sậy, đến thành đô
Thây người ngổn ngang, cây gẫy, cọc xô
Máu cha, máu mẹ, máu chị, em loang mãi
Tiếng rú, tiếng gào át tiếng AKa kinh hãi
Ôi! Mùa Xuân hay Mùa Gặt Thây Ma?
Mùa của Vũ Trụ hay Mùa của Quỷ Ma?
Lũ quỷ đỏ sao vàng kia như ác thú
Chúng nhân danh Chủ Nghĩa kia hung dữ
Giết người như bắn chó, giết heo
Những "nhà thơ" của chế độ cũng gào theo:
"Giết! Giết mãi, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, lúa lên bông!" (1)
Giờ đây, chúng dùng bàn tay sắt bọc nhung
Để cai trị đám nhân dân cùng quẫn
Trong thinh lặng của nỗi đau uất hận
Chục triệu dân cùng muốn thét lên câu:
Hãy sám hối đi! Hãy quỳ gối, gục đầu!
-Xin lỗi Mẹ vì con vô lương, bất hiếu
Không cần biết đến sử xanh đàm tiếu
Chỉ mưu đồ cướp đất, giành dân
Giành đặc quyền cho chính bản thân
Rồi cai trị trên ngai vàng, hoang phí
-Xin lỗi non sông, những kỳ hoa, thảo dị
Đã tan hoang, cầy sới thảm thê
Gỗ quý, cây ngàn chặt vứt ủ ê
Rừng vàng, biển bạc đã bốc hơi, thành cát
Sông ngòi xanh tươi đã trở thành bãi rác
Chất độc thấm quanh, cả thế kỷ không rời
-Xin lỗi Tổ Tiên, ôi, nước mắt nghẹn lời
Từng tấc đất máu xương Tổ Tiên gìn giữ
Đã bị bán cho ngoại bang, kẻ thù hung dữ
Để con yên thân huởng gái đẹp, ruợu ngon
Nhà đất mênh mông, hồ tắm, sân gôn
Tiền viện trợ, con đốt hoài không hết
-Xin lỗi các Mẹ già, ngồi run run chờ Thần Chết
Đến rước đi một kiếp ngựa trâu
Ngồi bán củ khoai, nải chuối, buồng cau
Mong có đủ bữa cơm-khoai cho cháu
Người vợ trẻ, mắt mở to, đầy gân máu
Ngủ không yên bên lũ trẻ thiếu ăn
Bán sức người quần quật quanh năm
Thân cò lả, oặt ngang, như tấm giẻ
Vú sữa khô trên trái tim đầy lệ
Khắc khoải mong con một bữa no đầy
-Xin lỗi các em, tuổi thơ, gió lay
Sống èo oặt như cỏ cây, như rác
Vạn, triệu nhà mồ côi buồn, nghèo quay quắt
Chờ một nụ cười thiếu vắng trên môi
Tuổi thơ, ôi, tuổi thơ không có tình người
Không tiếng mẹ dỗ, cha đùa, chạy nhẩy
Chỉ có bô rác với que khều, chất thải
Sống vật vờ tôm tép quanh ao
Bụng phình giun, chân lá sậy, xanh xao
Mở to mắt nhìn những chiếc xe lộng lẫy
Những xa hoa của Thiên đường nào đấy
Những lầu cao hoa lệ, vũ trường
Nơi học sinh biến thành gái ăn sương
Bán trinh tiết để trải trang học phí..
-Ôi! Xin lỗi, xin lỗi những công nhân bình dị
Lấy sức người mong sỏi đá thành cơm
Không hề mơ được ngửi nhánh hoa thơm
Bởi tối tối làm "vợ thuê" thiên hạ.
-Xin lỗi những cô gái quê tàn tạ
Muốn xa quê, làm nô lệ ngoại nhân
Đứng trần truồng cho một lũ vô luân
So lưỡi, nắn tay, cậy răng, nắn ngực
Cố nghiến răng dù lửa xông hừng hực,
Miễn sao đi xa, tìm kiếm chút tương lai
Dù biết rằng thân gái dậm dài
Có thể sẽ sa vào động dữ
-Xin lỗi các thanh niên, sống đời vô lự
Tìm ruợu chè, bài bạc làm vui
Bởi tương lai, nếu không Đảng, không tươi
Sẽ chết rấp với cuộc đời khốn khổ
-Xin lỗi những vườn rau, núi cao, đất đỏ
Đã bị khai quang cho Tư Bản ăn chơi
Ruộng lúa, bờ ao thành biệt thự khơi khơi
Khách sạn, sân gôn, tầng tầng lớp lớp
Mặc cho Dân Oan đứng hàng hàng lớp lớp
Mỏi cổ kêu Trời, áo rách, mưa sa.
-Và, trên hết, xin lỗi Lịch Sử Bốn Ngàn năm đã qua
Chưa giai đoạn nào nhục nhằn như hiện tại
Tham nhũng tràn lan, dân ta thảm hại
Lãnh tụ cậy quyền, ỷ thế hiếp dân
Nhà Nước một ổ tham ô, giầu nghèo cách phân
Cả thế giới nhìn nước ta như ổ điếm
Cầm thẻ ngoại giao đi xa, nước ngoài cười mỉm
Vì sợ lũ trộm ngày, ăn cắp như ranh
Ôi, xin lỗi, xin lỗi làm sao đoạt lại thanh danh?
Làm sao sửa lại khúc quanh lịch sử?
Làm sao cho Dân ta lại ngời ngời, rạng rỡ?
"Viên ngọc Viễn Đông" oai vũ biển Đông?
Làm sao trong Mùa Xuân, hoa nở đỏ hồng
Như nụ cười trẻ thơ, như hồn xuân trinh nữ?
Hãy sám hối đi! Hãy bỏ hình quỷ dữ
Trở về với Tổ Tiên, tạ tội với Vua Hùng
Tám mươi triệu người đang vò võ ngóng trông
Một đất nước Tự Do, tươi sáng.
Lịch sử đang chờ,
Hỡi các người Cộng Sản!

Chu Tất Tiến

 S


SÁM HỐI LÀ PHƯƠNG CÁCH DUY NHẤT XÓA NGÀY TANG THƯƠNG 30 THÁNG 4 - 

Thượng tọa THÍCH VIÊN ĐỊNH

Trong một thế giới đầy xung động luôn có những sự tranh chấp. Có nhiều phương cách để giải quyết các cuộc tranh chấp. Thời kỳ hoang dã, hai bên thường giải quyết bằng bạo động, thế giới văn minh các bên có khuynh hướng giải quyết bằng thương thảo ôn hoà. Cùng bị chia đôi đất nước vì khác nhau ý thức hệ, nhưng 3 đảng Cộng sản của 3 nước đã có 3 cách hành động khác nhau. Cộng sản Đông Đức thì bắt tay, thương thảo với Tây Đức để thống nhất đất nước trong hoà bình. Cộng sản Bắc Việt lại gây chiến tranh, huynh đệ tương tàn đến khi có kẻ thắng, người thua mới chịu thôi. Cộng sản Triều Tiên lại khác nữa, cứ để phần ai bên đó giữ, đợi xem rốt cuộc ai đúng, ai sai, hạ hồi phân giải. Việt Nam thì khen Việt Nam anh hùng, vì thắng Mỹ, thắng Pháp, Thái Lan lại khen Thái Lan anh hùng vì tránh được cuộc chiến tranh đối đầu với phương Tây. Không biết ai đúng, ai sai, ai mới thật sự anh hùng? Ai gây tội ác với dân tộc?

Ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng cộng sản Việt Nam, người có một phần trách nhiệm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, khi về già, ông đã có những nhận định rất khác lạ, nhưng nghe có vẻ chân thành, Ông nói rằng: “Trong chiến thắng 30.4.1975, nếu có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn…”. Có lẽ, như cổ nhân thường nói: “Nhân tương tử kỳ ngôn dã thiện, điểu tương tử kỳ minh dã ai”, con người sắp chết, lời nói thật thà, con chim sắp chết, tiếng kêu thê lương. Có lẽ cuối đời, ông muốn quay trở về với ông bà, tổ tiên, không muốn đi theo Mác-Lênin nữa, vì ông đã thấy ra rằng, chủ thuyết Mác-Lênin đã sai lầm, nên thẳng thắn, mạnh dạn, dám nói lên sự thật, giống như ông Gorbachev đã can đảm thú nhận rằng: “Chủ nghĩa Cộng Sản mà tôi (Gorbachev) phục vụ gần cả đời người, toàn là tuyên truyền lừa bịp. Người Cộng Sản chúng tôi tin dùng những điều gian dối để che giấu sự thật . Theo lời ông Võ Văn Kiệt thì tuy cuộc chiến kết thúc nhưng chỉ có người dân nửa nước là vui mừng, còn một nửa lại đau khổ. Ông Võ văn Kiệt, một đảng viên Cộng sản cao cấp, có công lớn trong cuộc chiến, làm đến chức Thủ tướng, là kẻ chiến thắng, nhưng ông đã nói như vậy, thì không một ai trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, có thể nói gì khác được. Thật vậy, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không gây điều tàn cho đất nước đó, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không mang đến đau thương cho những người dân vô tội. Cuộc chiến Bắc Nam lại kéo dài gần 21 năm trời, tiêu tốn không biết bao nhiêu xương máu của binh lính hai bên, của đồng bào vô tội. Tổng kết gần 10 triệu người chết, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn đổ nát, đất nước điêu tàn, dân tình ly tán… Cái hậu quả đau thương mất mát của dân tộc, đã kéo dài từ đó đến nay chưa dứt, không biết đến bao giờ mới hàn gắn được, chứng tỏ cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do Cộng sản Bắc Việt gây ra, rõ ràng là sai lầm và thất đức. Nếu chỉ vì người dân một nửa nước vui mà lại gây cho nửa nước buồn, thi chi bằng bắt chước Cộng sản Triều Tiên, phần ai nấy giữ, có hay hơn không? Hay tốt nhất là bắt chước Cộng sản Đông Đức, bắt tay với Tây Đức, thống nhất đất nước trong hoà bình thì vui đẹp biết chừng nào!

Ai đã gây ra tội ác này? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ có tội với tổ quốc, với dân tộc Việt Nam?

Sau chiến thắng, 30.4.75, về kinh tế thì Nhà cầm quyền Cộng sản đã áp dụng chủ thuyết vô sản Mác-Lênin để “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”. Ở miền quê thì quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân đem gom vô hợp tác xã. Ở thành thị lại chủ trương đánh công thương nghiệp. Nhà máy, công ty, cửa hàng buôn bán của tư nhân đều bị trưng thu. Tiền bạc bị đổi theo chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ được 200 đồng. Trong phút chốc, toàn dân trên cả nước, đều trở thành vô sản. Chủ trương chuyên chính vô sản thiếu cạnh tranh nên không kích thích được nhu cầu phát triển khiến nền kinh tế cả nước dần đi đến kiệt quệ. Dân chúng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đau bệnh không thuốc thang, lại thêm chế độ hộ khẩu, công an trị…cuộc sống mất tự do, đau khổ, cơ hàn như địa ngục. Đến nỗi, năm 1986, Cộng sản đã phải khẩn cấp thay đổi chính sách: “Đổi mới hay là chết”.

Về chính trị thì với tư tưởng hận thù, Nhà cầm quyền đã bắt giam hàng triệu sĩ quan, công chức của Việt Nam Cộng Hoà vào trại tù cải tạo. Qui chế trong trại tù lại tuân theo chỉ thị khắc khe tàn ác của Thủ Tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng: “Chúng gây tội ác với dân tộc, cho chúng ăn ít, bắt chúng làm nhiều, đó là nhân đạo lắm rồi”. Vì bị đối xử tàn bạo, dã man nên không biết bao nhiêu quan chức chế độ cũ phải bị bệnh tật, chết chóc, trong các trại tù ở nơi rừng sâu, nước độc. Nhiều người phải liều mạng vượt biên, bằng ghe, bằng thuyền, băng rừng vượt biển cố thoát ra nước ngoài. Lớp chết trên rừng, lớp chết dưới sông, lớp bỏ mình ngoài biển cả, làm mồi cho chim cá…Thật là một giai đoạn đau khổ cùng cực cho dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam chưa có thời nào như vậy. Cho đến nay, Xã hội vẫn tiếp tục xuống cấp, các tệ nạn trộm cắp, bài bạc, xì ke ma tuý, tham nhũng hối lộ nhiều vô kể. Văn hoá suy đồi, đạo đức băng hoại… 

Ai đã gây ra cảnh tượng đau thương này cho dân tộc? Ai mới thật sự là kẻ có tội với tổ quốc, có tội với nhân dân?

Năm 1861-1865, Hoa Kỳ cũng có một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc về vấn đề giải phóng Nô lệ. Miền Bắc cũng thắng, Miền nam cũng thua và phải đầu hàng. Sau khi thảo luận giải quyết vấn đề giải giáp cho binh sĩ, hai bên cùng đồng ý rằng, sĩ quan miền Nam vẫn tiếp tục giữ nguyên cấp bực, còn binh lính miền Nam, ai muốn về nhà với gia đình thì về, ai muốn tiếp tục binh nghiệp, thì gia nhập vào binh đoàn miền Bắc. Không có trại cải tạo, không có trại tù. Nghĩa Trang chôn chung binh sĩ hai miền, binh lính tôn trọng lẫn nhau. Đó mới là hoà bình, đó mới là thống nhất, thật đẹp đẽ biết bao.

Hơn cả thế kỷ trước mà Hoa Kỳ đã văn minh như thế. Vậy mà ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn sống trong tư tưởng hận thù như thời kỳ man dã. Tại sao Cộng sản Việt Nam biết sao chép Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, như lời ông Bill Clinton, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ đã nói, nhưng lại không biết bắt chước cách đối xử hoà bình, thương yêu và bao dung cho nhau, như tướng Grand và tướng Lee của hai miền Nam, Bắc Hoa Kỳ đã làm sau khi cuộc nội chiến chấm dứt?

Ông Võ Văn Kiệt còn nói, “Yêu nước cũng có nhiều cách yêu nước”. Không phải như lời tuyên truyền nhồi sọ của Nhà cầm quyền Cộng sản rằng, “yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa.” Ngày nay chỉ còn vài nước theo Xã hội chủ nghĩa, vậy người dân của hàng trăm nước theo chế độ tự do, dân chủ trên thế giới thì không biết yêu nước hay sao?  Các Nhà cầm quyền độc tài đã lợi dụng vấn đề yêu nước như một phương tiện để khủng bố, đàn áp người dân, quyết giữ độc quyền lãnh đạo, vì quyền lợi của bè đảng phe nhóm riêng tư.

Có nhiều cách để giải quyết vấn đề khác biệt về lập trường và tư tưởng. Nhất là đối với người dân trong một nước. Cùng là đồng bào, cùng là bà con, thân thuộc với nhau, tại sao lại phải tương tàn, tương sát nhau chỉ để giải quyết vấn đề tư bản và cộng sản mà phải gây ra bao khổ đau, tan nát. Thật là một sự vọng động và sai lầm quá lớn!

Ngày 30.4.1975, ngày chấm dứt chiến tranh hai miền Nam Bắc, lẽ ra là một ngày vui, lại trở thành một ngày buồn, ngày đất nước rơi vào thời kỳ tăm tối, gia đình ly tán, quê hương tan nát, dân tộc chia lìa. Ngày chấm dứt chiến tranh lại là ngày đất nước rơi vào thể chế độc tài độc đảng theo chủ thuyết ngoại lai sai lầm làm cho nhân dân mất hết tự do, dân chủ, nhân quyền như thời kỳ phong kiến, thực dân, hoang dã. Bạo lực chỉ thâu tóm được đất nước nhưng không thống nhất được lòng người.

Nhu cầu tự do, dân chủ và hoà bình là  nhu cầu chung cho mọi người trên thế giới. Đã bước qua thế kỷ 21, một thế kỷ mà các nước trên thế giới đang hướng đến tự do và phát triển về mọi măt, vậy mà người dân Việt Nam vẫn sống bên lề xã hội văn minh. Việt Nam không có các quyền tự do tôn giáo, báo chí, đi lại, cư trú, lập hội… như qui định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Về vấn đề này, Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, từ năm 2000, lúc còn bị lưu đày ở Quảng Ngãi, Ngài đã viết thư yêu cầu Nhà cầm quyền cộng sản: “Hãy lấy ngày 30.4.1975 làm ngày Sám Hối và Chúc sinh toàn quốc” Ngài đòi hỏi: “ Hãy trả Nhân quyền lại cho người sống và Linh quyền cho người chết”. Nếu được như vậy thì mới thật sự thống nhất đất nước, thống nhất lòng người, nhân dân được đầy đủ quyền tự do, dân chủ, tiếp đến sẽ đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống ngoại xâm để cứu nước thoát khỏi nạn bành trướng Đại Hán nguy cấp hiện nay.

Thích Viên Định

Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để giải ảo ngụy sử, hoà giải dân tộc và xây dựng đất nước

Đỗ Kim Thêm

Tóm lược: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng của ĐCSVN và là ngày đại bại của toàn dân tộc Việt Nam. Chúng ta có các lý do chính đáng để không tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và trách nhiệm đối với những hậu quả của ngày này.

Hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính. Hoa Kỳ sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam vì Hoa Kỳ không có phép lạ để biến đổi nội tình và ngoại cảnh cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc thay cho Việt Nam.

Mọi vấn đề hiện nay của Việt Nam có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên.

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho trang sử Việt, mà một thế hệ hậu chiến trưởng thành và sẽ đảm nhận trách nhiệm chính trị cho đất nước. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưng cầu toàn để canh tân đất nước hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.

***

Ký ức thay ngụy sử?

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày quan trọng trong lịch sử của Việt Nam, vì là ngày kỷ niệm 40 năm chiến tranh kết thúc. Hiện nay, các thế hệ tham chiến hầu như đã lần lượt ra đi hay đang quên đi những hậu quả của chiến cuộc. Thời gian dài này cũng đủ để làm một thế hệ hậu chiến trưởng thành mà không vướng bận với ký ức thuộc về lịch sử.

Tuy thế, có một sự khác biệt giữa ký ức và lịch sử. Ký ức là một điều kiện thiết yếu tự tại và có một giá trị đặc biệt cho lịch sử. Ký ức riêng tư tạo nên bản sắc cá nhân và ký ức tập thể tạo nên bản sắc xã hội. Cả hai đặc thù văn hoá này nếu kết hợp nhau được sẽ làm thành một lịch sử chung cho dân tộc. Để phác thảo lịch sử, sử gia cần có ký ức văn hoá, một sự thật của lịch sử và đây là một trong những điều kiện khách quan làm khởi điểm cho chính sử.

Nhưng trong hiện tại vấn đề soi sáng lịch sử ít được quan tâm, bởi vì chúng ta đang có những nhu cầu bức thiết, đó là hiểm hoạ Bắc thuộc và bất lực của chính quyền trước những khát vọng của toàn dân về toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng dân chủ, phát triển kinh tế, nâng cao công bình và tôn trọng nhân quyền.

Nhìn lại sau 40 năm dài thì thực tế cho thấy dù là ký ức của các chứng nhân lịch sử đang nhạt nhoà và bản sắc của đất nước đang tàn phai, nhưng người Việt vẫn còn bị ám ảnh bởi những chiến tuyến trong quá khứ, đề cao thành quả chiến thắng mãi làm cho việc hoà giải giữa người Việt còn khó khăn và những giá trị phổ quát trong xu thế thời đại như tự do, dân chủ, nhân quyền và trọng pháp lại chưa áp dụng. Lý do chính là người Việt đã không có và sẽ không thể chia sẻ một quá khứ chung của lịch sử cận đại.

Nếu chúng ta muốn xây dựng một chính sử Việt Nam cho hôm nay và mai sau, thì giải ảo ngụy sử là một nhu cầu tất yếu. Vậy vấn đề là liệu có nên khơi động lại ký ức cá nhân hay tập thể hoàn toàn độc lập với mọi dị biệt và đối kháng với ngụy sử để làm cơ sở được không?

Thế hệ tham chiến và quá khứ

Thế hệ tham chiến nghĩ gì về quá khứ và để làm gì trong hiện tình? Chiến tranh Việt Nam nằm trong bối cảnh quốc tế của Chiến tranh Lạnh và lại là một thí dụ điển hình trong khu vực về Chiến tranh Ủy nhiệm. Không riêng Việt Nam mà hầu như nhiều quốc gia đều hình thành bằng bạo lực. Trong cả một thời kỳ dài, tranh đấu bằng bạo lực là một phương tiện hiển nhiên, nó tạo nên một loại văn hoá chung và trở thành một sự thực khách quan của lịch sử. Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước và là một sản phẩm của lịch sử.

Công việc chọn lọc quá khứ để giải ảo lịch sử cũng có nghĩa là làm sống lại quá khứ, một phần hay toàn bộ ký ức của cá nhân hay tập thể. Phủ nhận hay quên đi quá khứ, cả hai nỗ lực này là bất khả. Không ai muốn quên lãng quá khứ oai hùng, vì mục đích kéo dài hạnh phúc đã hết là để làm quên đi thực tế bất hạnh. Quên lãng quá khứ thương đau thì không thể dễ dàng vì là một ám ảnh còn vang động trong hồn như một loại bịnh tâm thần kinh niên không trị được. Khép lại quá khứ và cảm nhận nó trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai, cả hai việc đòi hỏi chúng ta có một ý thức phản tỉnh mà không bị dồn ép cực đoan bằng một ý thức hệ đã lỗi thời hay xí xoá dễ dãi bằng những thành tựu kinh tế nay đang sa sút.

Để trả lời các vấn đề này, thế hệ tham chiến lập luận là ký ức của các chứng nhân lịch sử sẽ mai một và ký ức của tập thể chỉ có tính địa phương. Đoàn kết dân tộc là một vấn đề trọng đại của lịch sử đất nước, chúng ta hãy để cho sử gia làm việc, vì họ có khả năng gạn đục khơi trong các tồn đọng cuả quá khứ để trình bày khách quan hơn và có tác động hữu hiệu hơn. Bất hạnh cho chúng ta là sử Việt bị ngụy tạo quá nhiều, nên không thể lý giải và thuyết phục các sự thật lịch sử cận đại.

Ngụy tạo chính sử

Có một sự khác biệt giữa quan điểm về lịch sử của người phương Tây và Việt Nam. Khi người Mỹ nói đó là chuyện lịch sử, mọi người cùng yên tâm nghĩ là toàn bộ vấn đề xảy ra được ghi chép cẩn thận và nghiên cứu nghiêm túc (That is history; it is totally a record). Khi người Việt nói đó là chuyện lịch sử, chúng ta phải dè dặt hơn, vì đó là một biến cố quan trọng đã xảy ra (It is a most importat thing); sự kiện còn ngờ vực, đúng sai hay hay dở còn cần xét lạ, vì tùy theo thời điểm và quan điểm chính trị. Đây không phải là một khám phá mới lạ, vì đã có vô số các bằng chứng về các sai lầm trong sử Việt, mà những ví dụ chính cho thấy các tầm mức tác hại nghiêm trọng của vấn đề ngụy tạo.

Thứ nhất, theo sử thì Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) giải tán ngày 11 tháng 11 năm 1945, nhưng thc tế thì Đảng tiếp tục hoạt động trong bí mật, sau đó lại công khai cho đến ngày hôm nay. Không có sử gia nào bỏ công cải chính sự kiện này của ĐCSVN và Đảng Lao Động, dù là hình thức.

Thứ hai, vai trò của ĐCSVN trong việc giành độc lập. Thực ra, Việt Nam chưa độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn, vì Đảng không cướp được chính quyền từ tay Nhật và Pháp, mà của chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 và về sau gọi đó là Cách mạng tháng Tám.

Việt Nam thâu hồi chủ quyền độc lập ngày 8 tháng 3 năm 1949 theo Hiệp Định Elysée. Điểm đặc biệt của Hiệp định là Việt Nam thống nhất và độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau đó, ngày 23 tháng 4 năm 1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 về ngoại giao và chính trị.

Không ai bỏ công phân biệt ý nghĩa cao cả của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do ngoại xâm và phương cách bất chánh để cướp chính quyền trong nội chính. Xác minh thời điểm chính xác cho sự độc lập cũng bị quên lãng.

Thứ ba, cuộc đời của Hồ Chí Minh là một chuyện dài không đoạn kết. Bao nhiêu sách vở khác nhau viết về xuất xứ, hành tung, khả năng, quá trình hoạt động và tư cách đạo đức của ông. Mỗi lúc lại có một khám phá mới làm cho sự thật về cuộc đời của ông càng huyền bí hơn.

Nhu cầu tuyên truyền chính trị nhất thời là lời giải thích quen thuộc. Các nhà nghiên cứu đã (phải) suy tôn ông lên làm thần thánh, rồi một thời gian sau, vì lý do chính trị khác, lại hạ bệ. Nhiều tác phẩm viết về ông, nhưng ông không có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Vì ông là một nạn nhân của lịch sử quái ác nên các vấn đề tiểu sử, công nghiệp, đời tư của ông còn cần phải tiếp tục soi sáng.

Thứ tư, đấu tranh quân sự có phải là một giải pháp tối ưu duy nhất hay kết hợp với các giải pháp nghị trường và ngoại giao cũng là điều kiện khả thi?

Trước trào lưu đấu tranh giành độc lập tại các nước Á Phi đang dâng cao nên Pháp đã ý thức vấn đề này. Từ năm 1947 Pháp đã quyết định không tái lập chế độ thuộc địa và tôn trọng nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam bằng cách đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp tại Liên Hiệp Quốc. Đó là một thắng lợi ngoại giao và pháp lý mà Đảng Cộng Sản đã phủ nhận và về sau giải thích là Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa.

Do đó, khi nhân danh giành lại độc lập dân tộc, họ chiến đấu vũ trang chống Pháp, nhưng bằng cách độc quyền yêu nước và độc quyền lãnh đạo quốc gia. Trái lại, các nước châu Á khác đã chủ trương đấu tranh ôn hòa, không bạo động và không liên kết với Cộng sản Quốc tế, mà thành công của Ấn Độ (1947) là một thí dụ, dù bối cảnh phức tạp hơn Việt Nam nhiều.

Thứ năm, ĐCSVN sử dụng chiêu bài đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ như một chiến thuật để đạt mục tiêu chiến lược là cướp chính quyền. Họ đã chống đối bất cứ giải pháp chính trị và ngoại giao nào không cho họ độc quyền đấu tranh và lãnh đạo quốc gia, mà Hiệp định Genève và Paris là hai cơ hội lịch sử.

Dù Hiệp định Genève chỉ là để định ranh giới ngưng bắn và không áp đặt những giải pháp chính trị, nhưng thống nhất Nam Bắc thuộc quyền dân tộc tự quyết, một cơ hội mới về tổng tuyển cử mở ra và sẽ do hai miền ấn định. Lãnh đạo cả hai miền đã không đủ nỗ lực để thực thi biện pháp tổng tuyển cử, một cơ hội không tốn xương máu. Đó là một quan điểm sai lầm của cả hai và trở thành một bất hạnh cho dân tộc hiếu hoà.

Hiệp định Paris là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị, nhưng là một cơ hội khác mở ra nếu các bên đồng ý “thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào.” (Điều 15).

Phát động chiến dịch Hồ Chí Minh để thôn tính miền Nam không phải là phương pháp hòa bình như đã ký kết. Vi phạm Hiệp định Paris lại là một thành tích tự hào về sự phản bội của chính mình và chấp nhận hy sinh xương máu của thế hệ thanh niên cuối cùng của miền Bắc.

Thứ sáu, Đại Thắng Mùa Xuân là đỉnh cao chói lọi trong trang sử đấu tranh của ĐCSVN, nhưng Ted Gunderson (1928 – 2011), nhân viên của FBI tại Los Angeles và Wahsington DC tiết lộ là sau chiến dịch Operation Linebacker của Hoa Kỳ, Bắc Việt tuyên bố đầu hàng đầu hàng vô điều kiện. Ngũ giác Đài nhận điện tín này nhưng CIA buộc ép nhẹm nguồn tin và thuyên chuyển tất cả các nhân viên có trách nhiệm ra khỏi nhiệm sở. Dĩ nhiên, Việt Nam không hề kiểm chứng nguồn tin này.

Tóm lại, các vấn đề quan trọng trong chính sử cận đại như ý nghiã đích thực của chiến tranh, kết hợp các phương tiện khả thi để giải quyết xung đột, những hy sinh và thành tích cần được giải ảo trong một phương cách mới hơn, khi mà có vô số các nguồn tài liệu được liên tục giải mật. Quan trọng nhất là chúng ta phải có can đảm nhìn vào sư thật của lịch sử trong một nhãn quan mới.

Cho dù ngày nay ngụy sử đã không thể phản ảnh được toàn bộ quá khứ và chính sử cũng không hẳn là mất đi hết trong những gì còn sót lại nơi lòng người, nhưng điều may mắn hơn cho chúng ta là lịch sử vẫn còn được truyền tụng, mà ký ức cá nhân và tập thể cần hồi tưởng là thí dụ điển hình.

Những người Việt đang ở vào lớp tuổi bốn mươi hay trẻ hơn không có ký ức về chiến cuộc, vì họ chưa sinh ra. Dĩ nhiên, họ có quyền đặt câu hỏi vì sao Việt Nam chưa thể canh tân đất nước và hưởng độc lập dân tộc và họ phải gánh chịu một di sản tồi tệ như ngày hôm nay. Khi ngụy sử không thuyết phục được họ, thì ký ức của các bậc cha ông còn sống sót sẽ đóng vai trò gì?

Ký ức chiến cuộc nhạt nhoà

Tình yêu về dĩ vãng vốn bẩm sinh trong tâm hồn người Việt; họ thích ôm ấp kỷ niệm trong mơ hồ và không muốn dùng ngôn ngữ để diễn đạt những cảm xúc trân qúy. Ký ức là nhớ lại; một người không có trí nhớ là một người không còn bản sắc riêng. Nhưng ngược lại với ký ức là quên lãng; ai phải dồn ép quá khứ, thường là người không bình thường và hoặc sẽ mang bịnh ức chế. Một người trưởng thành không có ký ức sẽ mãi là một trẻ con.

Ký ức tập thể theo Maurice Halbwach quan trọng hơn. Nó vượt qua khuôn khổ kinh nghiệm sống của một cá nhân, hằn sâu, tiêm nhiễm vào một tầng lớp xã hội, một thế hệ trong một giai đoạn của dân tộc và tạo thành bản sắc chung. Một dân tộc không có ký ức lịch sử cũng là một dân tộc chưa trưởng thành.

Khi xưa, Tản Đà có than thở “Dân hai lăm triệu, ai người lớn?, Nước bốn nghìn măm vẫn trẻ con.” Lời thơ ai oán được truyền tụng như một lời cảnh tỉnh về tình trạng dân trí trong thời Pháp thuộc. Trong chiến tranh, Trịnh Công Sơn cũng đã nhắc nhiều đến thân phận đất nước, nhưng thê thiết nhất là “Ôi, đất nước u mê ngàn năm“. Điều ngạc nhiên là cả hai danh tài này sống trong hai thế hệ cách biệt nhau, nhưng lại cùng một tâm trạng, dù không hề quan tâm đến chính sử và ký ức.

Nhưng làm sống lại ký ức không dễ, vì có một cái gì đó thiếu bình thường mà có quá nhiều thí dụ làm cho chúng ta ngạc nhiên.

Thứ nhất, nhân ngày 30 tháng 4 mà nhân dân thủ đô Hà Nội kéo băng và biểu ngữ với nội dung “Hân Hoan Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Đô”. Vô ý hay là trớ trêu trong một ký ức nhạt nhoà? Không ai biết.

Thứ hai, ngược lại, nhân ngày này mà một số người Việt hải ngoại cũng có tổ chức “Ngày Diễn Hành Cho Tự Do”. Vì là buổi diễn hành nên ít có thuyết trình về ý nghĩa trọng đại về một ngày lịch sử của đất nước để người tham dự cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với những hậu quả của ngày này. Vì tự do hoài niệm mà đôi khi cũng có nhiều nơi còn có kết hợp với lễ Lao Động với dạ tiệc và khiêu vũ thâu đêm là chính. Đó là sáng kiến giải trí cuối tuần kéo dài trong hoàn cảnh mới, nên không đem lại một âm vang tưởng niệm nào trong đau buồn, nhớ những nguời nằm xuống và người trốn chạy.

Thứ ba là chuyện không có quyền công khai tưởng niệm những người nằm xuống trong chiến tranh biên giới Trung – Việt. Khơi động ký ức lại cần có ý kiến chỉ đạo? Hồi sinh ký ức càng thêm chua chát khi lãnh đạo hân hoan đón tiếp lãnh đạo bạn để cùng “Thành Kính Tưởng Niệm Các Liệt sĩ Trung Quốc Hy Sinh Vì Chính Nghĩa” trong Tiết Thanh Minh, một việc làm đúng theo chính sách đề ra.

Còn nhớ về Ngày Hoàng Sa và Trường Sa lại càng khó hơn, cụ thể nhất là vụ thảm sát Gạc Ma. Trước đây binh sĩ không được phép chống trả với Trung Quốc nên đem lại một cái chết tập thể; chính quyền luôn che dấu sự thật và nay lại không cho phép tưởng niệm và ghi công và không nêu tên kẻ thù, đó là một hành vi xoá bỏ ký ức có định hướng.

Những người chiến đấu còn sống không được tri ân, đãi ngộ và chỉ còn âm thầm xót thương cho đời nhau. Họ cũng bất hạnh giống như các cựu chiến binh Mỹ, làm điều vô ích cho kẻ vô ơn và cuối cùng lại chứng kiến trớ trêu của lịch sử mà đó lại là định mệnh của mình.    

Thứ tư là chuyện những người di tản buồn lại càng buồn hơn, khi phải nhớ tới những thuyền nhân qua cơn phong ba bảo táp, chưa hưởng được tự do và cuối cùng phải yên nghỉ nơi đảo vắng xứ người. Trùng tu mộ phần đã khó, sơn tặng cho họ một lá cờ trên mộ phần và lập đài tưởng niệm trên các đảo cũng bị nhà nước CSVN tìm cách áp lực ngoại giao nên không được phép. Thân nhân cũng đành khép lại quá khứ theo chính sách.

Thứ năm là vấn đề gọi tên ký ức. Thảm sát hay chiến thắng Mậu Thân? Định danh ký ức cũng cần thảo luận như gọi tên cho cuộc chiến. “Chống Mỹ xâm lược“ mà hơn 5000 ngàn thường dân Việt và vài ân nhân người Đức phải chết oan uổng, thì không thể nào gọi là thắng lợi huy hoàng và có thể giải thích thuần lý.

Những hung thủ còn sống sót cũng không đủ can đảm đính chánh về cáo giác của các nhân chứng trong “Giải Khăn Sô Cho Huế“. Dù tai họ còn nghe và mắt họ còn thấy phản ứng của nạn nhân khác còn sống, nhưng khác với Hitler đã tự xử, hung thủ yên tâm hơn để nghiên cứu về Huế học, mà họ quên đi đối tượng nghiên cứu khẩn thiết nhất của Huế học là làm sáng tỏ việc tàn sát. Tên tuổi và hành vi của họ vẫn bị ràng buộc với lương tâm và lịch sử.

Chúng ta là có vô số ký ức cá nhân có giá trị lịch sử: Giải Khăn Sô Cho Huế, Muà Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa, Đường Đi Không Đến, Xương Trắng Trường Sơn, Thiên Đường Mù, Nổi Buồn Chiến Tranh và Đèn Cù là những thi dụ chính. Vì là tự truyện cá nhân nên có sự đãi lọc nhất định theo ý nghĩ cảm nhận và tùy theo cái gọi là lieux de mémoire của tác giả (các địa điểm liên hệ tới biến cố xãy ra để trở thành ký ức, một khái niệm của Pierre Nora). Thực ra, nhân chứng lưu giữ ký ức, họ chỉ là một người sống trong những biến cố kinh hoàng trong lịch sử, mà họ không hiểu tại sao, không lường đoán được hậu quả và giải thích các tầm mức phức tạp của diễn biến.

Do đó, chúng ta cần có sử gia, vì ký ức cần khách quan hoá theo phương pháp sử học, một tiến trình đến sau và có chọn lọc. Sử gia đối thoại với nhân chứng, vì nhân chứng biết rõ hơn các biến cố. Họ diễn dịch, sưu tầm và biên tập theo một hệ thống nhất định thành một loại đề tài chung.  

Dù ký ức về chiến cuộc nhạt nhoà, nhân chứng lần lượt ra đi, quá ít sử gia chân chính, nhưng lịch sử không thể nguy tạo ký ức. Chính ký ức làm nên lịch sử. Ký ức không phải là vấn đề riêng của sử gia. Lịch sử không thuộc về sử gia, mà cho tất cả những người có liên quan và có tinh thần trách nhiệm. Những người đứng ra tổ chức các lễ tưởng niệm với các phương tiện truyền thông hiện đại cũng là một thí dụ.

Các buổi lễ truy điệu, báo chí, sách vở sẽ làm sống lại các ký ức tập thể. Những hình thức nghi lễ “hoành tráng“ của phe thắng cuộc không mang nhiều ý nghĩa đích thực để tìm ra bản chất của tưởng niệm. Những đề tài thảo luận nghiêm chỉnh về ý nghĩa của tưởng niệm là quan trọng hơn.

Nhờ thế, chúng ta viết lại lịch sử bằng cách khám phá những sự dị biệt trong ký ức với tinh thần trách nhiệm. Ký ức dị biệt của cá nhân là một phương tiện thông đạt dùng trong sinh hoạt hằng ngày khi thảo luận về những biến cố lịch sử. Ngược lại, ký ức tập thể là một sản phẩm xã hội, đẩy mạnh cho việc hình thành một bản sắc văn hoá dân tộc. Nhưng biết tìm đâu bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt?

Bản sắc dân tộc tàn phai

Dù là gọi là đất nước hay dân tộc cũng chỉ là một. Dân tộc là một ngôi nhà chung chứa đựng một linh hồn chung. Hồn thiêng này có hai phần: phần một nằm trong quá khứ, là một di sản thuộc toàn dân và ký ức lịch sử là một thành phần. Phần hai nằm trong hiện tại. Đó là tinh thần đồng thuận, cùng ước mơ chung sống để phát triển và lưu truyền giá trị của một di sản không thể phân chia. Khái niệm dân tộc này của ErnesRenan không phải là chủ nghiã dân tộc đã bị lạm dụng quá nhiều trong quá khứ.

Bản sắc văn hóa dân tộc gồm các đặc tính được duy trì trong quá trình của lịch sử và được kết tinh thành những biểu tượng để phân biệt với các dân tộc khác. Nó tạo thành những chuẩn mực giá trị cho xã hội và thể hiện tâm lý dân tộc mà các ký ức văn hoá là thí dụ.

Ký ức văn hoá theo Jan Assman gồm có việc sử dụng chính sử, tự truyện, hình ảnh và nghi lễ đặc biệt cho một xã hội trong một thời kỳ; mọi sự vun bồi này sẽ tạo nên một hình ảnh chung cho bản sắc dân tộc. Nhờ thế mà chúng ta có thể hiểu được giá trị truyền thống.

Chúng ta có thói quen ca ngợi bản sắc dân tộc và đơn giản hoá vấn đề, nhưng kỳ thực, bản sắc cá nhân phức tạp, vì dựa vào hoàn cảnh và điều kiện xã hội địa phương, thuộc về một thế hệ nhất định, một tôn giáo, một đoàn thể nghề nghiệp và trình độ giáo dục nào đó. Bản sắc thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời qua những biến cố của riêng mình.

Mô tả về bản sắc đất nước càng khó hơn vì theo dòng lịch sử, có quá nhiều biến chuyển sẽ thay thế cho các ký ức cũ phai mờ, tạo thành những bản sắc mới. Tùy theo thời điểm hay địa điểm mà bản sắc đất nước có thể tiến hay thoái hoá. Các thay đổi về giá trị qua từng thế hệ kết hợp nhau trong liên tục và tái tạo.  

Trong một thời kỳ dài đấu tranh, Đảng đã bao nhiêu lần nói là “thống nhất đất nước ta sẽ xây dựng lại ngàn lần tươi đẹp hơn”. Nhưng chiến thắng năm 1975 cho phép Đảng có lý do tự phong một bản sắc mới là “trung tâm phẩm giá của loài người và lương tâm của thời đại”. Bản sắc cường điệu này không thuộc truyền thống chân thành của dân tộc. Đảng đã không thể trau dồi bản sắc, và chiến thắng không đem lại tự do và cơm áo cho toàn thể dân chúng trong thời bình.        

Dù thành tựu đổi mới kinh tế có đem lại cho sung túc cho một thiểu số, nhưng Đảng không thể nâng cao bản sắc văn hoá vì giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, thờ ơ của dân chúng và gương xấu của chính quyền là trở lực. Tìm lại bản sắc dân tộc đã đánh mất là điều không thể thực hiện được trước mắt, vì thành tựu của các biện pháp cải cách giáo dục và nâng cao đạo đức không thể là kết quả dễ được tìm thấy trong một sớm một chiều.

Đã đến lúc đất nước cần có bản sắc mới như là một vai trò kết nối, một khái niệm và một thành tố để xây dựng lịch sử. Nhưng làm sao nối kết những ký ức văn hoá dị biệt trong bối cảnh hiện nay. Thực ra, không ai có đủ viễn kiến để tiên đoán chuyện lý thuyết.

Nhưng sử gia không còn đi tìm những giá trị biểu tượng xa xưa, vì các biến động mới có những giá trị làm cho lịch sử độc đáo hơn. Họ dùng ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm một phương tiện nhằm tạo ra huyền thoại chính trị duy nhất cho khởi điểm mới về ký ức lịch sử cận đại. Với 40 năm trôi qua, thời gian lắng đọng để họ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4. Do đó, giải ảo về nội dung ngày này cần được đặt ra.

Phản tỉnh về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 năm 1975        

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 là một ngày để chúng ta nhớ về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và tìm hiểu những gì mà dân tộc đã sống trong 40 năm qua. Bằng kinh nghiệm sống với chế độ, với các sử liệu mới, lý trí khách quan và tự do phê phán giúp cho chúng ta nhận ra sự thật. Sự thật sẽ giải phóng cho chúng ta.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là biểu tượng khởi đầu cho một tiến trình tương phản phức tạp. Giá trị biểu tượng của ngày này là một nghịch lý bi đát. Chiến tranh kết thúc giải phóng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, nhưng không phải chỉ là vinh quang mà còn là tủi nhục; ngày miền Nam thoát khỏi chiến tranh cũng là ngày mà miền Bắc hiểu rõ hơn thế nào là giải phóng và hy sinh cho chính nghĩa. Cả nước vừa được giải phóng lại vừa bị hủy diệt trong một hoàn cảnh mới, không phải chỉ là thiệt hại vật chất mà còn là tinh thần, một vấn đề bản sắc.

Dĩ nhiên, chúng ta phải chấp nhận những gì đã xảy ra vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì không thể thay đổi được, dù còn bị ảnh hưởng hậu quả cho đến hiện nay. Chúng ta không thể tách rời ngày 30 tháng 4 năm 1975 với ngày 3 tháng 2 năm 1930, ngày thành lập ĐCSVN, đó là một nguyên nhân khởi đầu mọi thay đổi trong các trang sử Việt.

Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt. Vì sao?

Vì nhìn lại quá khứ của công cuộc tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN chúng ta chỉ thấy một bóng tối kinh hoàng. Đó là các biện pháp truất hữu ruộng đất, ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản, bài trừ văn hoá đồi trụy, thanh niên xung phong, kinh tế mới và học tập cải tạo. Theo sau là thảm kịch thuyền nhân, chiến tranh Tây Nam và phiá Bắc. Cuối cùng là kinh tế kiệt quệ để rồi ĐCSVN phải chịu có biện pháp xé rào và đối mới để nuôi dưỡng chế độ.

Với một cơ hội mới và tiềm năng cao để tái thiết hậu chiến và hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng đến năm 2015 mà Việt Nam còn tụt hậu thua Lào về canh tân công nghiệp, trình độ phát triển dân chủ kém hơn Campuchia, cạnh tranh kinh tế suy yếu hơn Hàn quốc, phát minh khoa học thua xa Thái Lan, năng lực lao động thấp nhất trong khu vực, nhưng tình trạng vi phạm nhân quyền và bất công xã hội lại là trầm trọng nhất.

Vì nhìn về tương lai chúng ta càng lo sợ hơn vì không biết đất nước và con người sẽ đi về đâu. Chủ nghĩa tư bản thân tộc tạo ra một xã hội thị trường hỗn loạn trong một nhà nước sơ khai là nguyên nhân, mà tham nhũng lên ngôi thượng đỉnh, đạo đức suy sụp tận đáy, giáo dục băng hoại và môi sinh cạn kiệt là hậu qủa. Trong khi hiểm hoạ Bắc thuộc là hiện thực, thì bất ổn cá nhân, bất trắc kinh tế và bất công xã hội vẫn còn kéo dài.

Tóm lại, chúng ta có các lý do chính đáng để không hân hoan tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và tỉnh thức trong ngày 30 tháng 4. Nhờ thế, chúng ta sẽ thấy có trách nhiệm hơn đối với những hậu quả của ngày này trong tương lai.

Ngày tưởng niệm

Hồi tưởng thuộc về một phần trong đời sống tâm linh của chúng ta. Ai đã sống trong ngày 30 tháng 4 với đầy đủ ý thức và nhận xét, thì cũng tự hỏi là ngày này mình làm gì và ở đâu và sự ràng buộc của mình trong biến cố này.

Ngày 30 tháng 4 là một ngày để chúng ta tưởng niệm về tất cả những người quá cố của hai miền, những người đã tin là mình chiến đấu cho chính nghĩa của đất nước. Chúng ta không thể quên họ và cầu mong họ siêu thoát. Đau đớn nhất là các chiến sĩ giải phóng quân; bây giờ họ không còn cơ hội để nhận ra rằng họ đã bị phản bội; tất cả công lao của họ là vô ích và vô nghĩa; cái chết của họ chỉ là phục vụ cho các mục tiêu cướp chính quyền của giới lãnh đạo vô nhân đạo.

Chúng ta sống trong gọng kềm của lịch sử dân tộc và là nạn nhân phải hy sinh cho quyền lợi của giới lãnh đạo. Cả một dân tộc không ai có tội cá nhân; không ai có tội với lịch sử. Có tội ít hay nhiều chỉ có thể quy kết cho tập thể lãnh đạo, vì họ thiếu trí tuệ và thiếu bản lãnh; họ chỉ phục vụ cho ngoại bang, chủ nghĩa phi dân tộc và không tìm cách tiết kiệm máu xương.

Chúng ta cũng hoài niệm về những nổi đau khổ của thân nhân còn sống; đặc biệt là nữ giới, đau khổ vì sự mất mát về tất cả những gì không thể giữ được từ vật chất cho đến tinh thần. Đó là đau khổ qua bị thương tổn và tật nguyền, đau khổ vì buộc phải chịu mất tài sàn, mất người thân yêu, mất nhân phẩm, cảm xúc bị tổn thương, cưỡng bức lao động, bất công nghiêm trọng và tra tấn dã man, đói khổ, giam cầm và trốn chạy.

Ngày hoà giải

Ngày 30 tháng 4 là ngày mà chúng ta không những tưởng niệm cho những người nằm xuống mà còn muốn hòa giải giữa người Việt còn sống với nhau. Chúng ta tìm kiếm hòa giải, nhưng không thể hòa giải với những người đã nằm xuống và những người không còn ký ức. Số phận chung của dân tộc liên kết chúng ta với nhau thành một định mệnh chung trong ước muốn chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.

Trong đời sống hằng ngày, người Việt chỉ muốn sống an vui trong hiện tại và không muốn nhớ những chuyện vô nhân đạo trong quá khứ. Chúng ta chấp nhận và chịu đựng sự khắc nghiệt do số phận an bài, đó là chuyện tinh thần được đặt ra bên cạnh các nhiệm vụ khác.

Nhưng ngày 30 tháng 4 là một vết rạch hằn sâu trong lịch sử cho toàn thể, nên có một nghịch lý xảy ra, người Việt có tinh thần hồi tưởng và sẽ luôn hồi tưởng khi có cơ hội. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân Việt vẫn còn bị phân chia. Chúng ta cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì chúng ta đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà chúng ta vẫn còn bị mang ít nhiều tổn thương.

Làm sao chúng ta có thể xoá bỏ vết hằn khôn nguôi nếu không có hoà giải? Thực ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoà giải không chỉ là tha thứ của nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một đồng thuận giá trị về chính trị. Đầu hàng là một thay đổi thái độ của phe thua cuộc trước phe thắng cuộc, một quyết định hợp lý của lý trí của phe thua cuộc và cần được thể chế chính trị của phe thắng cuộc bảo vệ. Vai trò luật pháp là điều kiện thể chế tiên quyết để bảo vệ họ. Khuôn khổ cho hoà giải là bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền của phe thắng cuộc. Sự đồng tình của cả hai phe sẽ đem lại ý nghiã chung sống. Đó là một khuôn khổ xây dựng lại mối quan hệ và niềm tin cho xã hội và tạo lập một cộng đồng cho tương lai.

Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Vì say men chiến thắng mà kinh nghiệm hoà giải chính trị hậu xung đột không là vấn đề quan trọng để Việt Nam quan tâm học tập, cải tạo tập trung là trường hợp minh chứng ngược lại.

Sau ngày Đổi Mới, Việt Nam khởi đầu tiến trình hoà giải chính trị bằng Nghị Quyết để nhằm thu hút tài năng trí tuệ và đóng góp tài chánh. Nghị Quyết không đề ra sư tương thuận của phe thua cuộc; khuôn khổ pháp luật làm nền tảng và tinh thần đạo đức dân tộc làm nội dung cho hoà giải cũng không có. Việt Nam chỉ đo thành tựu Nghị Quyết bằng lượng kiều hối, du lịch và giao lưu văn nghệ trong ngoài. Hoà giải loại này không đem lại một niềm tin chung hướng về tương lai.

Trong nỗ lực hoà giải có một thử thách chung cho hai phía. Sẵn lòng hòa giải phải phát sinh từ trong nội tâm và do ngoại cảnh, không phải là vấn đề mà phe thắng cuộc đòi hỏi nơi phe thua cuộc theo tinh thần Nghị Quyết, nhưng là tự nội tâm của mỗi phe đòi hỏi nơi chính mình, đó là khởi điểm quan trọng nhất.

Cụ thể là liệu phe thắng cuộc có thể thực sự tự đặt mình trong hoàn cảnh của phe thua cuộc đựợc không hay phe thua cuộc có tin tưởng vào thành tâm hoà giải của phe thắng cuộc được không? Liệu Nghị Quyết một chiều có phải là một cơ sở ràng buộc nhau không? Cả hai phải nhận ra những gánh nặng của nhau, xem có chịu đựng nhau không và có quên quá khứ được không?

Cả hai phe làm gì trong tiến trình này? Chủ yếu là phe thắng cuộc cần có ý thức hơn để tìm lại nguyện vọng trung thực của phe thua cuộc; thay vì diễn binh mừng chiến thắng chỉ khơi động lại lòng thù nghịch, phe thắng cuộc nên can đảm hơn là đem tàu ngầm hiện đại ra biển Đông để bày tỏ quyết tâm trước Trung Quốc, phô trương này sẽ gây tác động hoà giải dân tộc cao hơn. Thay vì ngăn cản tưởng niệm, nên thành tâm bày tỏ thương tiếc những người của hai phiá đã hy sinh bằng cách xây một tượng đài chung, một hình thức tỉnh ngộ về sự lầm lạc chung của cả dân tộc trong cả một giai đoạn lịch sử. Họ nên đãi ngộ người đóng góp còn sống, một hình thức xoa dịu thương đau xã hội; nỗ lực hoà giải với người đối kháng và trực tiếp đối thoại trong tinh thần dân chủ là thực tế hơn, vì không phải ai có quan điểm đối lập chính trị với chính quyền cũng đều là những phần tử suy thoái đạo đức và phản động.        

Phe thua cuộc cũng cần có nhận định nghiêm chỉnh hơn về ý nghĩa cao cả của tha thứ. Tha thứ là tìm hiểu và mến yêu người sai phạm. Hiểu nhau là vì đã tìm thấy lại nhau trong một quá khứ chung lầm lạc. Yêu mến nhau là vì cùng có một số phận và ý chí chung sống để xây dựng tương lai đất nước.Thực tế ngược lại. Một số không nhỏ của phe thua cuộc tự nguyện tìm đến phe thắng cuộc vì những bả lợi danh cuối đời, những lạc thú do những chênh lệch giá cả tại quê nhà, ngay cả những hạnh phúc thoáng qua như tiếng còi hụ đưa đón. Đó là một sự sĩ nhục mà một số trong phe thua cuộc tự tạo ra, vì trong khi cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có rất nhiều người khả kính, can trường và liêm chính trong chiến bại.

Tương lai của hoà giải không ai biết được, nhưng khởi động một trào lưu nhận thức mới về tinh thần hoả giải là khẩn thiết, vì các thế hệ tham chiến sẽ lần lượt ra đi và các thế hệ nối tiếp sẽ không đủ quan tâm để giải quyết.

Ngày tỉnh thức

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 bắt đầu một chương mới trong lịch sử Việt Nam và một thế hệ mới đang trưởng thành. Giới trẻ không có các ký ức dị biệt và không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng họ đang và sẽ có trách nhiệm đối với những gì sẽ trở thành lịch sử. Họ sẽ đóng một vai trò chính về số phận của con người, đất nước và dân tộc trong khoảng thời gian bốn mươi năm tới. Nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại có ý nghĩa tỉnh thức vì ký ức cá nhân kéo dài chỉ trong bốn mươi năm. Nếu ký ức phai nhạt thì những gì quan trọng khác còn lại cũng không còn ý nghĩa. Thế hệ tham chiến cần giúp cho giới trẻ hậu chiến tìm hiểu về sự thật của lịch sử, không thiên vị theo ý thức hệ, trốn chạy trách nhiệm và nhân danh đạo đức. Đâu là giá trị tỉnh thức trong ngày 30 tháng 4?

Chúng ta cần can đảm để nói cho thế hệ hôm nay biết là hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính; nay lại hy vọng là Hoa Kỳ đoái thương dân Việt. Nhưng thực tế, Hoa Kỳ sẽ không có phép lạ nào để biến đổi nội tình Việt Nam hôm nay và sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam mai sau. Mỹ đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc cho đến xương máu của người Mỹ cuối cùng thay cho Việt Nam, như miền Bắc Việt Nam đã hãnh diện chống Mỹ thay cho Trung Quốc trong quá khứ.

Do đó, giới trẻ nên tỉnh thức để tránh lầm lạc của bậc cha ông. Đó là do khuấy động các ý thức hệ đối nghịch, hận thù lầm lạc và gian dối lẫn nhau mà Việt Nam đã có chiến tranh. Do bất tài, bất xứng và bội tình mà thế hệ cha ông đã không để lại được một non sông gấm vóc cho con cháu thừa hưởng; “Gia tài của mẹ, một nuớc Việt buồn“, nếu nói theo nhạc của Trịnh Công Sơn.

Từ tỉnh thức này mà giới trẻ sẽ lưu truyền các ký ức lịch sử và không để bị lôi cuốn vào những hận thù và chống đối nhau, mà cố gắng liên tục học hỏi để tìm cách chung sống với nhau trong tình hiếu hoà và nhất là sẽ có ý thức trách nhiệm nhiều hơn cho tương lai đất nước.  

Thế hệ hậu chiến và tương lai

 

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho thế hệ hậu chiến trưởng thành. Họ có trách nhiệm chính trị cho đất nước trong thời kỳ mới. Nhưng họ phải nghĩ gì và làm gì để canh tân đất nước và tìm lại độc lập cho dân tộc?

Nghĩ gì? Thách thức vô cùng to lớn khi thế hệ hậu chiến cần có nhiều ý thức và kinh nghiệm hơn để đảm nhiệm trọng trách này. Đó là vấn đề còn mở rộng để tranh luận, nhưng họ có bốn khó khăn chính.

Một là, họ không kế thừa một phương sách khả thi nào. Đảng đã không thể lý giải được cơ chế Kinh tế Thị trường và Nhà nước Pháp quyền theo định hướng XHCH là gì. Đảng cũng tự nhận là đã theo một đường lối không có cho đất nước. Vì nhận hư thành thực cho nên Đảng cũng không thể hoàn thiện đường lối này cho đến cuối thế kỷ XXI. Nhưng Đảng sẽ vượt qua các chống đối bằng cách dùng bạo lực đàn áp để duy trì chế độ, một bất hạnh cho toàn dân.

Hai là, họ không thể phát huy các kinh nghiệm cuả bậc cha ông. Các kinh nghiệm của Cách Mạng Tháng Tám và Đại Thắng Mùa Xuân không còn phù hợp với trào lưu đấu tranh bất bạo động cho Việt Nam, mà đó là một giải pháp tương ứng khả thi. Thành quả cuả Cách Mạng Đông Âu, Đông Đức, Miến Điện và Muà Xuân Á Rập là những bài học mới thích hợp hơn, nhưng họ chưa thể huy động được dân chúng vì thái độ vô cảm chính trị của đa số.

Ba là, họ không thể hy vọng là được Đảng chuyển giao quyền lực cho dù họ có khả năng và tâm huyết, vì thân tộc của lãnh đạo còn vây quanh. Trong một xã hội thị trường đang thay đổi hỗn loạn, họ không thể tiên đoán được là đổi mới chính trị sẽ hình thành như thế nào. Tất cả đều tuỳ thuộc vào một số quan niệm về tương lai, những cách đánh giá khác nhau về ý nghĩa của xu hướng hiện nay và về các chuẩn mực để giải quyết các khác biệt, thí dụ như vi phạm nhân quyền và tự do báo chí.

Bốn là điều kiện ý thức về truyền thống lịch sử và chuyển hoá chính trị. Từ thắng lợi của việc cướp chính quyền mà Đảng tự hào về thành tích làm nên “Ý nghĩa Lịch sử” cho dân tộc. Nhưng ý nghĩa lịch sử này không phải là những gì đã được Đảng tuyên bố, mà giới trẻ cần khám phá lại. Nhu cầu giải ảo ngụy sử và niềm tin về tương lai dân chủ cần đến các điều kiện trí thức. Đó là kiến thức và ý thức về chính sử và dân chủ, để từ đó làm cơ sở cho tinh thần xây dựng. Kiến thức là khởi điểm cho ý thức và có kiến thức thì mới có ý thức để xây dựng một ý chí chung sống.

Tuy nhiên, thực tế bi quan hơn, vì sử học và kinh tế chính trị học không còn thu hút giới trẻ, một môn mà người học không muốn học và người dạy không muốn dạy. Sự tụt hậu là do một hệ thống giáo dục gian dối và ngụy sử làm mất niềm tin về giá trị cuả toàn xã hội qua nhiều thế hệ.

Ý thức về lịch sử và dân chủ do đào tạo mà ra, có tính thuần lý vì do lý trí hướng dẫn và được đãi lọc qua thời gian. Học chính sử giúp giới trẻ lý luận và phán đoán về sự thật của lịch sử. Ý thức về lịch sử sẽ tạo nên một thái độ chung đối với lịch sử, một khả năng để giải ảo, một loại trách nhiệm cá nhân đối với xã hội và có tình cảm dân tộc.

Do đó, hy vọng còn lại là giới trẻ sẽ phát huy tinh thần tìm hiểu và mến yêu lịch sử và giá trị của dân chủ. Sự thật lịch sử sẽ là bước khởi đầu và giới trẻ phải tìm kiếm sự thật giữa dòng lịch sử. Giới trẻ có thể so sánh lịch sử tương lai như một dòng sông, nhưng các dòng nước sẽ luôn biến đổi mà họ đang khởi đầu bơi lội và cũng không biết đi về đâu, như một câu nói quen thuộc là “Người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông“. Nhưng có ý thức lịch sử và dám dấn thân làm lại lịch sử cho dân tộc là một hy vọng khởi đầu.

Làm gì? Giới trẻ cần thảo luận để nhận ra điều kiện đem lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng sự hợp tác về một chính sách ngoại giao Trung-Việt ổn định và tương kính là khả thi, khi Việt Nam đủ khả năng chứng tỏ là một người bạn đối tác đích thực bình đẳng và không phải chỉ bằng ngôn ngữ bóng bẩy như hiện nay. Với nỗ lực của nhiều thế hệ, chúng ta hy vọng là Việt Nam sẽ đạt được một phần nào những mục tiêu này.

Việt Nam sẽ đi về đâu? Không ai biết rõ, nhưng chắc một điều là đất nước dù năng động đến đâu đi nữa, thì Đảng cũng sẽ không còn phép lạ khi Đảng không tự chuyển hoá. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưng cầu toàn đ canh tân đất nước, một ảo tưởng trí thức để thăng hoa bản sắc văn hoá hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc


Tại sao vết thương vẫn chưa lành?

Phạm Trần (Danlambao)
 - Nhìn qua ngoảnh lại, ngày 30/4 lại đến với gần nửa Thế kỷ chia cách trong-ngoài mà sao vết thương dân tộc vẫn chưa lành?

Câu hỏi này không mới mà từ năm 2019, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Đình Bin, đã trăn trở: "Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết 36 NQ/TW đã được thực thi phần nào, được cộng đồng hoan nghênh, tạo ra khá nhiều đổi thay. Nhưng tôi vẫn buồn: vết thương dân tộc thực sự vẫn chưa lành!!!”

Ông đặt câu hỏi: ”Vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đó đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà “nhiễu điều phủ lấy giá gương , người trong một nước phải thương nhau cùng”, thì lại chưa hòa giải được với nhau?" (Nguyễn Đình Bin, ngày 21/03/2019)

Thắc mắc của ông Bin, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1944 tại Hải Dương, có lý do nhưng đảng CSVN không nói ra vì không muốn nhận trách nhiệm chủ động trong công tác “hòa hợp, hòa giải” dân tộc. Hơn nữa, trong nội bộ đảng CSVN vẫn tồn tại thành phần “kiêu ngạo Cộng sản”, tự cho mình quyền từ chối đối thoại với những người bại trận. Những người này, tiêu biểu như Nhà nghiên cứu, doanh nhân, luật sư Nguyễn Trần Bạt nói rằng: “Vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi. Hòa giải là phải có hai bên, vì thế tôi nghĩ bây giờ không có cơ sở nào để đặt ra vấn đề hòa giải. Hòa giải là kết quả của sự thương lượng chính trị của các phe chính thống giai đoạn trước 30-4-1975. Còn hòa hợp là công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm từ năm 1946 đến giờ, là một trong những thành tựu chính trị quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam”. (báo Quân đội Nhân dân, ngày 26/04/2020)

Như vậy, nếu “bên thắng cuộc” mà chỉ muốn “bên thua cuộc” quay về tập hợp dưới trướng cai trị độc tài của đảng CSVN thì làm sao có thể đoàn kết dân tộc được.

NQ-36 – KL-12

Vì vậy, sau  năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”

KL-12 nhìn nhận: "Công tác người Việt Nam ở nước ngoài còn một số hạn chế. Có nơi, có lúc công tác người Việt Nam ở nước ngoài chưa được các cơ quan, tổ chức quan tâm đúng mức; công tác nắm tình hình cộng đồng, tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai chủ trương, chính sách chưa sâu sát, chặt chẽ và kịp thời; chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng bào ta ở nước ngoài.” (Kết luận 12-KL/TW, ngày 12/8/2021)

Do đó, Bộ Chính trị cho rằng “công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn”, đặt lên hàng đầu “chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc.”

KL-12 cũng lập lại những gì đã viết trong NQ-36, theo đó: "Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức, linh hoạt trong triển khai vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, gắn bó với quê hương, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nước sở tại, trở thành cầu nối, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc. Tiếp tục coi trọng, quan tâm hỗ trợ và phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

Chủ trương này rõ ràng là nhà nước CSVN muốn thao túng hàng ngũ các tổ chức của người Việt ở nước ngoài để kéo họ vào qũy đạo với CSVN.

Nhưng KL-12 cũng như NQ-36 đã không che được bản chất “nói một đường làm một nẻo” của Lãnh đạo, vì ngay đối với người trong nước mà nhà nước chưa “hòa giải” được thì làm sao nói chuyện phải trái với người Việt phải bỏ nước ra đi chỉ vì không sống nổi với chế độ.

Theo ước lượng của các Tổ chức nhân quyền Quốc tế thì Việt Nam đáng giam cầm từ 200 đến 300 tù nhân lương tâm. Những tù nhân nổi tiếng gồm có Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Tường Thuỵ,Lê Hữu Minh Tuấn,Trương Châu Hữu Danh và Trần Đức Thạch.

Những người này bị tù vì bị nhà nước cáo buộc có “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng chính phủ Việt Nam nói bừa rằng ở Việt Nam “không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 25/05/2020)

Chuyện cũ nhai lại

Trong Nghị quyết 36, đảng CSVN tuyến bố: "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.”

Nhưng cụm từ “cộng đồng” ở đây chỉ nên được hiểu là “cộng đồng thiểu số thân Hà Nội ở nước ngoài”, tập trung ở Nga và Đồng Âu cũ, và ba nước Thái-Campuchea và Lào.

Bên cạnh đó còn có “cộng đồng đa số người Việt” chống Cộng sản bỏ nước ra đi từ biến cố 30/4/1975, phần lớn định cự ở Mỹ, Canada và Úc Đại Lợi.

Trong Nghị quyết 36, đảng CSVN hứa: ”Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Nhưng sự thật là đảng chỉ muốn mở cửa kêu gọi người Việt về nước đầu tư và đem kiến thức khoa học, kỹ thuật về giúp đảng phát triển kinh tế. Theo KL-12 “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển.”

Nhưng số vốn đầu tư của Việt kiều vào Việt Nam không nhiều, trong khi số chuyện gia về giúp nước lại càng ít và không thường xuyên.

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì: ”Tính đến tháng 11/2020 người Việt Nam ở nước ngoài đã có 362 dự án đầu tư theo hình thức ĐTNN tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó dẫn đầu về số dự án là từ kiều bào Hoa Kỳ, tiếp theo là Pháp, Australia, Trung Quốc và CHLB Đức. Phần lớn các dự án đầu tư của kiều bào tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 143 dự án, vốn đăng ký 725,14 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 45,2% vốn đăng ký. Các nhà đầu tư Việt Kiều đã đầu tư vào 42/63 địa phương trong cả nước, trong đó dẫn đầu là Hà Nội với 79 dự án, vốn đăng ký 476,8 triệu USD (chiếm 21,8% số dự án và 29,7% vốn đăng ký), tiếp theo là các địa phương Long An, Bình Thuận, Hải Phòng, Đồng Nai và các địa phương khác. Các dự án ĐTNN của kiều bào hoạt động khá hiệu quả, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.”

Vẫn nhạt nhoà

Tuy vậy, vẫn không có nhiều đầu tư của người Việt ở nước ngoài vào Việt Nam. Số chuyên gia vế giúp nước càng khiêm tốn hơn.

Tình trạng này đã được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Mai Phan Dũng nói với phóng viên báo Báo Điện tử Chính phủ ngày 9/2/2023. 

Ông Dũng nói: ”Điển hình chỉ riêng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã có hơn 150 giáo sư, tiến sĩ có tên tuổi, khoảng 200 kỹ sư gốc Việt hoạt động trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, cùng nhiều chuyên gia làm việc trong các ngành khoa học khác.

Số lượng trí thức, chuyên gia, nhà khoa học NVNONN về nước nói chung và hoạt động trong đổi mới sáng tạo còn khiêm tốn, khi chỉ đạt con số chưa đến 0,1% trong tổng số gần 600.000 trí thức NVNONN.”

“Bên cạnh đó”, ông Dũng còn tiết lộ, “việc kết nối giữa kiều bào tiềm năng, có nhu cầu về nước cống hiến và phát triển sự nghiệp, với các bộ ngành, địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu còn khó khăn do thiếu thông tin, hạn chế về cơ chế, ngân sách, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, xử lý và phản hồi đối với các ý kiến của chuyên gia, trí thức kiều bào…”

Vì vậy ông Mai Phan Dũng đã kiến nghị Chính phủ: ”Công tác thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức kiều bào hỗ trợ công cuộc đổi mới sáng tạo cần củng cố về nhiều mặt."

Ông nói: ”Trước hết là cần thống nhất nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có vai trò của cộng đồng NVNONN…Tiếp đến, cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai cơ chế, chính sách về thu hút, tuyển chọn, trọng dụng, đãi ngộ trí thức NVNONN. Trong đó, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là NVNONN và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam…”

Ngoài ra, ông Dũng còn đề nghị: "Rà soát để bãi bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết hoặc gây khó khăn đối với kiều bào, đặc biệt trong đầu tư, đất đai, thủ tục hành chính, vay vốn, ưu đãi thuế cho trí thức, doanh nhân NVNONN đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, các lĩnh vực kinh tế-xã hội ưu tiên…”

Du học sinh

Tuy nhiên không thấy ông Dũng nói gì đến tình trạng du học sinh, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã không chịu về nước. Cho đến thời điểm năm 2022, đã có trên 190,000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài, phần lớn ở Châu Âu và bắc Mỹ.

Chính phủ Việt Nam không thống kê số sinh viên “không chịu về nước” sau khi tốt nghiệp, nhưng số này không nhỏ, dù điều kiện ở lại làm việc không dễ.

Có nhiều lý do, nhưng phần dông du sinh cho biết họ không muốn trở về vì khó tìm được việc làm đúng khả năng chuyên môn. Hơn nữa họ còn phái đối phó với tình trạng phe phái và tham nhũng. Vì vậy trong dân gian mới có các câu vè:

Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ

hay:

Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ

Nguỵ quân - nguỵ quyền

Về phương diện chính trị, sau 48 năm “bằng mặt nhưng chưa bằng lòng” giữa đảng CSVN và người Việt sống lưu vong, thứ ngôn ngữ hàm chứa sự khinh miệt và kỳ thị giữa “kẻ thắng, người thua” vẫn tồn tại trong đầu lãnh đạo. Vẫn còn thái độ phủ nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975, mặc dù Bộ sách Lịch sử mới của Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã chính thức dùng tên “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và quân đội Việt Nam cộng hòa thay cho khái niệm ngụy quân -ngụy quyền” (theo VOV.VN, ngày 30/08/2017.

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nói với phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam,VOV): ”Trước đây, trong một số tài liệu và công trình nghiên cứu thường dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền để chỉ chính quyền Việt Nam cộng hòa hay quân đội Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, trong giới sử học cho rằng, khái niệm đó không hoàn toàn chính xác khi chỉ về một chế độ chính trị đã từng tồn tại trong lịch sử.”

Thế nhưng, trong bài viết “Không thể “đánh bùn sang ao”, phủ nhận lịch sử” trong Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng của báo Quân đội Nhân dân, tác giả Lữ Ngàn đã đổi trắng thay đen với lập luận: ”Theo từ điển tiếng Việt: “Ngụy” là từ chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, bất hợp pháp, không chính thống, không được công nhận. Như vậy, “ngụy quân”, “ngụy quyền” là để chỉ đội quân, chính quyền không hợp pháp, không chính thống, không được công nhận. Ngụy quyền Sài Gòn trước năm 1975 là chính quyền tay sai do Mỹ dựng lên. Họ lập ra đội quân công cụ bạo lực của chính quyền tay sai ấy để thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa.”

Sự thật ai cũng biết, Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị hợp pháp được nhiều nước trên thế giới công nhận. Và VNCH chưa bao giờ là “thuộc địa” của Hoa Kỳ như xuyên tạc của CSVN.

Vì vậy, càng không chính xác khi bài báo ngụy biện rằng: ”Đằng sau những luận điểm ngụy tạo, đòi bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền”, thực chất là kiểu đánh tráo khái niệm, pha loãng, xét lại, phủ nhận lịch sử, biến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thành cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”.”

Nhưng nếu miền Bắc không xua quân xâm lược miền Nam thì làm gì có cuộc chiến huynh đệ tương tàn suốt 20 năm (1955-1975) giữa người Việt với nhau; làm gì có trên 5,000 thường dân đã bị thảm sát ở Huế trong cuộc tấn công Mậu Thân 1968 của quân Cộng sản?

Cũng như thế, lịch sử sẽ làm rõ: Bên nào đã gây ra thảm cảnh ngày 30/4/1975 để bây giờ, nửa Thế kỷ sau, vết thương dân tộc vẫn chưa lành? -/-



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 591 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 589 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 568 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 501 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 452 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 404 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 394 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 393 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 387 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 359 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.