Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 25592884

 
Tin tức - Sự kiện 03.10.2024 12:02
Putin, tên đồ tể sát nhân tay vấy máu nhân dân Ukraine bị nhân loại khinh ghet nhưng NPT và toàn đảng toàn ban lãnh đạo CSBK cung kính tiếp đón long trọng
20.06.2024 15:54

Tổng thống Putin: Phương Tây khinh ghét, Việt Nam cung kính chào đón long trọng

Chụp lại hình ảnh,"Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta," Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/6.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được nhiều người miêu tả là một người bị phương Tây khinh ghét, nhưng ông nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi đến thăm Việt Nam, theo Reuters.

"Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta," Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/6.

“Putin được coi là người đã đưa quan hệ Việt – Nga trở lại đúng hướng sau khi ông Gorbachev bỏ rơi Hà Nội.

“Hình ảnh 'người đàn ông mạnh mẽ' của Putin cũng được người Việt Nam yêu thích, đặc biệt là đối với nam giới trẻ tuổi," ông Storey nhận định.

Việt Nam không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nơi đã ban hành lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Mối quan hệ giữa Hà Nội và Moscow bền chặt trong nhiều thập kỷ.

Giống như Moscow, Hà Nội cũng theo dõi chặt chẽ những gì truyền thông nhà nước đưa tin, và các nhóm vận động phương Tây cho rằng quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm trọng ở Việt Nam.

“Tôi rất vui khi biết ông Putin tới Việt Nam vì ông rất tài năng, thực sự là một nhà lãnh đạo thế giới,” ông Trần Xuân Cường, 57 tuổi, cư dân Hà Nội, nói trước tượng đài người sáng lập nhà nước Liên Xô Vladimir Lenin ở thủ đô Việt Nam, theo trích dẫn của Reuters.

Một người dân Hà Nội khác, Nguyễn Thị Hồng Vân, cho biết quà lưu niệm Nga ở cửa hàng của bà bán rất chạy.

“Người Việt Nam rất yêu thích các sản phẩm của Nga,” bà nói với Reuters, xung quanh là búp bê Matryoshka và mũ có thêu chữ CCCP - viết tắt của Liên Xô.

Nhà lãnh đạo Nga ít có các chuyến công du nước ngoài kể từ phán quyết của ICC, điều mà Moscow cho biết họ không công nhận.

Nga cũng phủ nhận việc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine kể từ khi nổ ra cuộc xâm lược toàn diện mà Putin phát động vào tháng 2/2022.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, 55 tuổi, sưu tập và bán đồ lưu niệm Nga tại cửa hàng của bà ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/6/2024. Bà đã sống và làm việc ở Nga 20 năm.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, 55 tuổi, sưu tập và bán đồ lưu niệm Nga tại cửa hàng của bà ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/6/2024. Bà đã sống và làm việc ở Nga 20 năm.

'Thích lãnh đạo quyền lực'

Chụp lại video,Ông Putin đang quyền lực hơn bao giờ hết?

Ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Úc, cũng có chung nhận định rằng “cả giới lãnh đạo và công chúng Việt Nam vẫn dành tình cảm lớn cho Nga” vì tâm lý của người Việt là "thích những nhà lãnh đạo mạnh và có quyền lực".

Ông Phương nói với BBC:

“Quan sát cuộc chiến của Nga tại Ukraine thì một bộ phận lớn công chúng vẫn ủng hộ hành động quân sự của Nga.

“Mối quan hệ với quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố là có 'tình hữu nghị thủy

chung, sâu sắc' được xây dựng trên cơ sở hỗ trợ của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

“Tâm lí lịch sử tạo ra một sự yêu mến rất lớn của đông đảo người dân Việt Nam với nước Nga, cũng như ông Putin.

“Vì đứng dưới góc độ của công chúng Việt Nam, ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh.

“Xu hướng của người Việt Nam hiện nay là thích những nhà lãnh đạo mạnh và có quyền lực, nên ông Putin sang Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ từ công chúng.

“Tuy nhiên, không thể bỏ qua một thực tế rõ ràng là vẫn có những luồng quan điểm không ủng hộ Nga, hoặc có những người vẫn yêu mến nước Nga nhưng không ủng hộ hành động quân sự của quân đội Putin ở Ukraine.”

Chụp lại video,ÔNG PUTIN THĂM VIỆT NAM: CÓ KÝ THỎA THUẬN VŨ KHÍ MỚI?

Trao đổi với BBC Tiếng Việt trước chuyến thăm lần thứ năm của ông Putin tới Việt Nam, Tiến sĩ Ian Storey nói rằng “Nga là một người bạn lâu năm và đáng tin cậy của Việt Nam”.

Ông nói:

“Sự hỗ trợ của Moscow trong Chiến tranh Việt Nam rất quan trọng đối với chiến thắng của Hà Nội.

“Đảng Cộng sản Việt Nam luôn biết ơn sự hỗ trợ của Moscow trước, trong và sau cuộc chiến và điều này sẽ không thay đổi.

“Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, trong đó cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiết và hiệu quả với tất cả các cường quốc, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga.

“Hà Nội tuy không lên án việc Nga xâm lược Ukraine nhưng cũng không bỏ qua điều đó. Nhiều quan chức của Việt Nam dù không bày tỏ công khai nhưng họ cho rằng Điện Kremlin đã phạm phải một sai lầm to lớn về mặt chiến lược.”

Theo ông Storey, tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dân Việt Nam phản đối hành động gây hấn của Nga và không đồng tình với việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khi biểu quyết lên án Nga.

“Những người chỉ trích lập trường của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine đã đặt câu hỏi: 'Nếu chúng ta không đứng lên vì Ukraine, ai sẽ đứng lên bảo vệ chúng ta nếu Việt Nam bị Trung Quốc tấn công?'" ông Ian Storey nói với BBC Tiếng Việt.

Thạc sĩ Hoàng Việt từ ĐH Luật TP Hồ Chí Minh thì nhìn nhận rằng tình cảm của người Việt Nam với ông Putin có sự thay đổi sau cuộc chiến Ukraine.

"Có nhiều người học ở Nga đã từng hoặc đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và công an. Nhóm này thì vẫn rất thích và thần tượng vai trò của ông Putin.

"Nhưng sau cuộc chiến Ukraine thì dư luận Việt Nam có sự phân hóa trong cái nhìn về ông Putin."

Trong khi đó, Giáo sư Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thì nhận định với BBC rằng "sự biểu lộ của người dân Việt Nam đối với tổng thống Putin sẽ là thứ mà chính quyền sẽ kiểm soát rất ngặt nghèo".

"Thành ra người nào mà thích Nga và hoan hô Putin thì sẽ được thoải mái.

"Thế nhưng những người không thích Putin mà thậm chí là muốn phản đối thì sẽ không có đất để thể hiện được cái chuyện đó."

Mối quan hệ truyền thống

Tổng thống Nga Vladimir Putin nâng cốc chúc mừng phái đoàn Việt Nam vào ngày 12 tháng 11 năm 2013 tại Hà Nội, Việt Nam. Chuyến thăm một ngày của Putin sẽ tập trung vào việc phát triển lợi ích khai thác dầu khí chung.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Nga Vladimir Putin nâng ly cùng các quan chức Việt Nam vào ngày 12/11/2013 tại Hà Nội

Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam và các công ty Nga khai thác dầu khí tại các mỏ của Việt Nam ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam đã đi học ở Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó có các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và người đứng đầu Đảng Cộng sản hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng, một nhà tư tưởng Mác-Lênin.

Hà Nội rải rác những tòa nhà theo phong cách Liên Xô, bao gồm bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung Hữu nghị Việt-Xô, được xây dựng vào cuối những năm 1970 trên địa điểm nơi có một phòng triển lãm của Pháp bị ném bom.

Ở một đất nước bị lãnh đạo Cộng sản kiểm soát chặt và nơi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt, ông Putin ít khả năng phải đối mặt với những lời chỉ trích công khai, theo Reuters.

"Tâm hồn Nga là một điều tuyệt vời. Nó nhẹ nhàng tình cảm, yêu hòa bình," ông Trần Xuân Việt, 83 tuổi, nói với Reuters. "Tôi sẽ luôn dành sự tôn trọng và tình cảm cho Putin. Thực tế, có rất nhiều điều về ông ấy mà tôi thường (...) áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình."

Một số thanh niên Việt Nam cũng hoan nghênh chuyến thăm của Putin.

"Tôi khá thích Tổng thống Nga Putin. Tôi hy vọng chuyến thăm này sẽ tăng thêm tình đoàn kết, hợp tác và hữu nghị giữa Nga và Việt Nam," Phạm Hoàng Hải Đăng, sinh viên 20 tuổi, nói với Reuters.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Putin

Hà Mỹ

(Dân trí) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng.

Cuộc hội đàm diễn ra vào cuối giờ chiều 20/6.

Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga (1994-2024) và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025).

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Liên Xô, trong đó có nước Nga trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong cuộc đấu tranh giành độc lập, hai cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.

Việt Nam ủng hộ nước Nga đóng góp tích cực vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, chính sách "Hướng Đông" của nước Nga, đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, vững mạnh có uy tín và vị thế ngày càng cao cũng phù hợp với lợi ích lâu dài của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tình hình thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp sang cục diện đa cực, đa trung tâm đòi hỏi các nước thực hiện chính sách hòa bình, bình đẳng, không đối đầu, hợp tác phát triển, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đối thoại, hợp tác song phương và đa phương với Liên Hợp Quốc là trung tâm để cùng phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Việt Nam mong rằng Tổng thống Putin và Nga tiếp tục quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, những quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất.

Liên quan đến tình hình ở Ukraine, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn sớm có đối thoại, chấm dứt chiến sự, nối lại đàm phán để đạt giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bảo đảm những lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đối thoại, thương lượng theo hướng đó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin về việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó có việc củng cố mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác.

Theo đó, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối quốc phòng "4 không".

Bày tỏ vui mừng thăm Việt Nam và gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Putin nhấn mạnh Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Nga. Mối quan hệ hai nước đã được thử thách qua thời gian.

Theo đó, ông nhấn mạnh phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới trong quan hệ hai nước.

Tổng thống Putin đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Chia sẻ với các ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Putin nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực cần dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Về vấn đề Biển Đông, Tổng thống Nga ủng hộ việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Ông cũng đề cập đến quan điểm của Nga về cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Putin - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Putin tiến hành hội đàm tại Văn phòng Trung ương Đảng chiều 20/6 (Ảnh: Đăng Khoa).

Trước đó trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin, hai bên cho biết đã thông qua Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Nga.

Các bộ ngành hai bên đã ký kết 11 văn kiện hợp tác trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, tư pháp, thể dục thể thao… đẩy mạnh hợp tác song phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Putin - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc hội đàm (Ảnh: Tuấn Minh).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Putin - 3

Tổng thống Putin tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Đăng Khoa).

Sau khi hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Putin sẽ đến đặt vòng hoa viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội, ông sẽ hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và cùng Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam từng du học tại Nga.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

(Dân trí) - Tuyên bố chung khẳng định Việt Nam - Nga không ngừng củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trên tinh thần hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh quốc tế phức tạp.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam ngày 20/6.

Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga.

Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga. 

1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga không ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên tinh thần hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Năm 2025, hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu chặng đường dài cùng nhau vượt qua thử thách và khó khăn, trong đó có những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, tự do.

Quan hệ song phương đã đứng vững trước các biến động, góp phần củng cố hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Với nỗ lực chung của hai Bên, quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Nga tiếp tục phát triển tích cực phù hợp với lợi ích hai quốc gia, là tài sản vô giá của nhân dân hai nước và là hình mẫu của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác cùng có lợi.

Sau 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và sau khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, hai Bên đã đạt được những thành tựu quan trọng sau:

- Đối thoại chính trị giữa Việt Nam và Nga có độ tin cậy và hiểu biết cao. Trao đổi, tiếp xúc các cấp được duy trì thường xuyên, tạo nền tảng vững chắc cho việc củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương. Hai Bên duy trì quan điểm gần gũi hoặc tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp hiệu quả trong khuôn khổ các tổ chức đa phương.

- Việt Nam và Nga không ngừng thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại, bao gồm trên cơ sở Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu ký ngày 29 tháng 5 năm 2015.

- Hai Bên tiếp tục củng cố hợp tác trên các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, công nghiệp, công nghệ số, giao thông - vận tải và nông nghiệp, phát huy tiềm năng to lớn về hợp tác trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và nhân văn. Hai Bên ngày càng chú trọng tăng cường hợp tác địa phương, tiếp xúc theo kênh đảng và tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, thành lập các cơ chế và khuôn khổ hợp tác mới khi cần thiết.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Putin hội đàm tại trụ sở Trung ương Đảng chiều 20/6 (Ảnh: Đăng Khoa).

2. Nhằm phát huy thành tựu đạt được sau 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, gìn giữ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, cũng như tranh thủ tiềm năng hợp tác, hai Bên khẳng định mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở các nguyên tắc và định hướng sau:

- Việc củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là một trong những ưu tiên đối ngoại của Việt Nam và Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước, cũng như nâng cao vai trò của hai quốc gia tại mỗi khu vực và trên thế giới.

- Việt Nam và Nga xây dựng quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, quyết tâm tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực trong cả khuôn khổ song phương và đa phương.

- Việt Nam và Nga không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau. Việc phát triển quan hệ Việt Nam - Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba khác.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga - 2

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin tiến hành hội đàm, sau đó hai bên chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác và gặp gỡ báo chí (Ảnh: Mạnh Quân).

3. Việt Nam và Nga nhất trí tiếp tục triển khai các nội dung hợp tác sau:

- Tiếp tục tăng cường đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất ở cấp cao và cấp cao nhất, nỗ lực thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước. Nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có và thành lập các cơ chế hợp tác mới, kịp thời phối hợp tháo gỡ các vấn đề trong hợp tác song phương.

- Đẩy mạnh tiếp xúc theo kênh đảng và giữa lãnh đạo các cơ quan lập pháp, Ủy ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga, giữa các ủy ban và nhóm nghị sỹ hữu nghị của Quốc hội hai nước; tiếp tục phối hợp hành động tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực.

- Nhấn mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh giữ vai trò đặc biệt trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Nga, không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba, có độ tin cậy cao và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung.

- Nhất trí củng cố hợp tác toàn diện trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định, thỏa thuận song phương nhằm ngăn chặn việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích xâm hại chủ quyền, vi phạm toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các hành vi khác trên không gian mạng toàn cầu có mục đích cản trở hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý song phương đối với hợp tác hỗ trợ tư pháp liên quan đến tội phạm hình sự sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó với tình huống khẩn cấp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại, hỗ trợ người bị nạn, tiến hành diễn tập và huấn luyện chung giữa các cơ quan cứu hộ hai nước.

-  Chú trọng phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế. Tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính - tín dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định pháp luật hai nước nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hóa cân bằng, khai thác hiệu quả lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu.

- Khẳng định vai trò điều phối quan trọng của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, cùng các tiểu ban và tổ công tác trong việc xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác chung. Ủng hộ sớm thống nhất và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác Việt Nam - Nga đến năm 2030, bao gồm thông qua các lộ trình hợp tác trên các lĩnh vực.

- Khẳng định cần tăng cường đầu tư của Việt Nam vào Nga và đầu tư của Nga vào Việt Nam, bao gồm trên các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo máy và năng lượng. Trên cơ sở đó, nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác cấp cao Việt - Nga về các dự án đầu tư ưu tiên.

- Khẳng định tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ các dự án dầu khí hiện có và mới phù hợp với pháp luật mỗi nước, bao gồm việc cung cấp, chế biến dầu thô và khí hóa lỏng cho Việt Nam, đáp ứng lợi ích chiến lược của hai Bên. Đánh giá hợp tác xây mới và hiện đại hóa các cơ sở điện năng hiện có là hướng hợp tác triển vọng.

- Ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp dầu khí Việt Nam tại Liên bang Nga và doanh nghiệp dầu khí Nga tại thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và Nga, cũng như luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

- Tính đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.

- Cho rằng cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như công nghiệp khai khoáng, giao thông - vận tải, đóng tàu và chế tạo máy, hiện đại hóa đường sắt.

- Khẳng định tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và Nga.

- Ủng hộ tính chất chiến lược trong hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trên tinh thần đó, hoan nghênh việc ký kết Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học trong khuôn khổ chuyến thăm lần này.

- Ủng hộ đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt tại Nga và tiếng Nga tại Việt Nam, bao gồm sử dụng tối đa tiềm năng của các cơ sở giáo dục hai nước, trong đó có Phân viện tiếng Nga mang tên Puskin tại Hà Nội và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.

- Giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sáng kiến của Nga về lập trường phổ thông giảng dạy bằng tiếng Nga tại Hà Nội.

- Hỗ trợ mở rộng hoạt động của Mạng lưới các trường đại học kỹ thuật Việt - Nga để đào tạo bậc đại học, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tại Việt Nam nhằm tăng cường quảng bá cho Mạng lưới trên. 

- Hỗ trợ hoạt động, phát huy hiệu quả tiềm lực của Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ nhiệt đới Việt - Nga nhằm đưa Trung tâm thành hình mẫu, biểu tượng cho hợp tác song phương. Bảo đảm hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam và Nga tại Trung tâm ngang tầm khu vực và quốc tế. Nga sẽ chuyển giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Ga-ga-rin-xki" cho Việt Nam. Tiếp tục xem xét chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ hoạt động của Trung tâm.

- Hoan nghênh thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân văn, bao gồm mở rộng giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương, tiến hành thường xuyên các Ngày văn hóa hai nước trên cơ sở có đi có lại, duy trì tiếp xúc giữa các cơ quan thông tin đại chúng, lưu trữ, hội hữu nghị và các tổ chức xã hội khác.

- Hỗ trợ mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trên không gian mạng toàn cầu, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực báo chí, tăng cường phối hợp ngăn chặn thông tin sai lệch và chiến dịch thông tin không thân thiện của các bên thứ ba.

- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực y tế, bao gồm chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao.

- Khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa giao lưu trong lĩnh vực thể dục và thể thao. Việt Nam đánh giá cao việc Nga lần đầu tiên tổ chức Giải thể thao quốc tế "Thế vận hội tương lai" tại Ka-zan và ủng hộ việc Liên bang Nga tổ chức Đại hội thể thao của các nước BRICS trên tinh thần không phân biệt đối xử, phù hợp với nguyên tắc chung của phong trào Olympic.

- Hài lòng ghi nhận tăng trưởng ổn định lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam và ủng hộ mở rộng hơn nữa hợp tác du lịch, bao gồm tăng số lượng các chuyến bay thẳng thường lệ và chuyến bay thuê chuyến giữa hai nước, cũng như đơn giản hóa thủ tục đi lại cho công dân hai nước.

- Tiếp tục trao đổi về vấn đề di trú, tạo thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc và học tập của công dân Việt Nam tại Nga và công dân Nga tại Việt Nam.

-  Khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức kỷ niệm trang trọng các sự kiện trọng đại trong lịch sử hai nước và quan hệ Việt Nam - Nga trong năm 2025, bao gồm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga (30/1/1950), 50 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975), 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9/5/1945), 80 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945).

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga - 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Nga Putin (Ảnh: Lê Quang Trung).

4. Thúc đẩy tiến trình khách quan hình thành trật tự thế giới đa cực công bằng và bền vững, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp.

- Ghi nhận thay đổi nhanh chóng trong bức tranh chính trị - kinh tế toàn cầu, củng cố vị thế và tiềm lực của các nước phương Nam. Hoan nghênh vai trò ngày càng tăng của các nước này trong quản trị quốc tế.

- Cho rằng mọi quốc gia có quyền tự quyết định mô hình phát triển, thể chế chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với điều kiện đất nước và nguyện vọng của nhân dân. Hai Bên không ủng hộ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, việc áp đặt các biện pháp cấm vận đơn phương, áp dụng trị ngoại pháp quyền, chia rẽ về ý thức hệ mà không có cơ sở pháp lý quốc tế và không thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

- Khẳng định nhất quán kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai, được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như phản đối mọi mưu toan bác bỏ, làm sai lệch và xuyên tạc lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hai Bên khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục đúng đắn lịch sử, gìn giữ ký ức về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, kiên quyết lên án các hành động tôn vinh, nỗ lực hồi sinh chủ nghĩa phát xít và quân phiệt.

- Tiếp tục củng cố hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, bao gồm tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, không ủng hộ việc chính trị hóa hoạt động của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Ủng hộ vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững, ủng hộ nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như dân chủ hóa và cải tổ Liên hợp quốc. Hai Bên có quan điểm gần gũi hoặc tương đồng về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đa phương khác, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế và các cơ quan chấp hành liên quan.

- Cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, bao trùm, minh bạch và không phân biệt đối xử, dựa trên các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bày tỏ quan ngại về việc chính trị hóa quan hệ kinh tế quốc tế   và phân mảnh thương mại toàn cầu, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh không lành mạnh.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga - 4

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Putin (Ảnh: TTXVN).

- Khẳng định sẵn sàng thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, xung đột vũ trang, sản xuất và buôn bán trái phép chất ma túy, tranh chấp lãnh thổ, can thiệp lật đổ, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh thông tin, an ninh lương thực, cũng như triển khai hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

- Tiếp tục phát triển hợp tác trong lĩnh vực đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và tài trợ khủng bố quốc tế tính đến vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cũng như thúc đẩy tăng cường vai trò chủ đạo của các quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

- Ủng hộ các nỗ lực quốc tế về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí, bao gồm thúc đẩy tiến trình kiểm điểm Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân ngày 1/7/1968, cũng như trong khuôn khổ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện. Ủng hộ tham vấn giữa năm cường quốc hạt nhân với các nước thành viên Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân nhằm giải quyết những vướng mắc và tiến tới ký kết Nghị định thư kèm theo Hiệp ước.

- Ủng hộ việc tuân thủ và củng cố Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí vi khuẩn (sinh học) và độc tố cũng như về việc tiêu hủy chúng ngày 16/12/1971, bao gồm thể chế hóa thực thi Công ước và không để trùng lặp chức năng giữa các cơ quan quốc tế liên quan.

- Khẳng định cần khởi động đàm phán đa phương về Công ước quốc tế về đấu tranh chống tấn công khủng bố sinh học và hóa học tại Hội nghị về giải trừ quân bị nhằm ứng phó với nguy cơ khủng bố sinh học và hóa học.

- Kiên trì mục tiêu xây dựng thế giới không có vũ khí hóa học, quan ngại về việc chính trị hóa hoạt động của Tổ chức cấm vũ khí hóa học. Khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học ngày 13/1/1993, là công cụ quan trọng trong lĩnh vực giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí.

- Bày tỏ quan ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, nhấn mạnh cần tuân thủ sử dụng khoảng không vũ trụ chỉ cho mục đích hòa bình, ủng hộ đẩy nhanh đàm phán Hiệp ước về ngăn ngừa triển khai vũ khí trong khoảng không vũ trụ, dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong vũ trụ, cũng như ủng hộ thúc đẩy các sáng kiến và cam kết về không triển khai trước vũ khí trong vũ trụ.

- Thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh công nghệ thông tin và truyền thông, sẵn sàng hợp tác ứng phó các nguy cơ trên không gian mạng, bao gồm liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông, ủng hộ thành lập khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu mang tính đa phương, dân chủ và minh bạch trên cơ sở bảo đảm an ninh thông tin và an toàn cho các mạng Internet quốc gia.

- Thừa nhận vai trò chủ chốt của Liên hợp quốc trong thảo luận các vấn đề an ninh thông tin quốc tế. Cho rằng cần thiết xây dựng quy chế pháp lý quốc tế về quản lý không gian mạng. Các Bên ủng hộ Liên hợp quốc sớm xây dựng Công ước toàn diện về ngăn chặn sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích tội phạm và củng cố hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực này.

- Tiếp tục triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định cam kết với các mục tiêu, nguyên tắc và nội dung chính của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ngày 9/5/1992 và Thỏa thuận Paris ngày 12/12/2015. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính nhằm triển khai các nỗ lực trên.

- Tin tưởng rằng, theo nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về bình đẳng giữa các quốc gia, cần tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tài sản quốc gia.

- Tiếp tục hợp tác trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia của Việt Nam và Nga. Phối hợp chặt chẽ nhằm đấu tranh với xu hướng chính trị hóa quyền con người, sử dụng các vấn đề quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.

- Cho rằng cần củng cố hơn nữa tiềm năng của UNESCO như diễn đàn nhân văn liên chính phủ toàn cầu, thúc đẩy duy trì đối thoại chuyên môn tại diễn đàn này nhằm đạt được đồng thuận của các quốc gia thành viên và thúc đẩy chương trình nghị sự thống nhất.

- Nga đánh giá cao lập trường cân bằng, khách quan của Việt Nam về vấn đề Ukraine, theo đó cần giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới; hoan nghênh Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực quốc tế có sự tham gia của các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho vấn đề U-crai-na.

- Phía Nga hoan nghênh Việt Nam tham gia vào Phiên họp Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS và các nước phương Nam và phương Đông từ ngày 10 đến ngày 11/6/2024 tại Ni-giơ-nhi Nốp-gô-rốt. Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các nước BRICS và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Cho rằng cần tăng cường các nỗ lực chung của khu vực nhằm xây dựng tại Châu Á - Thái Bình Dương cấu trúc an ninh và hợp tác bình đẳng, không chia tách, mang tính toàn diện, mở và minh bạch, bao trùm dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình xung đột, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai Bên phản đối việc chia rẽ cấu trúc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với vai trò trung tâm của ASEAN, tác động tiêu cực đến việc mở rộng và tăng cường đối thoại chung của khu vực.

- Khẳng định tính phổ quát và toàn vẹn của Công ước liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là nền tảng pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và đại dương và có vai trò chủ đạo trong phát triển hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh cần duy trì tính toàn vẹn của Công ước.

- Phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở, ủng hộ kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như theo các tiêu chuẩn và thực tiễn được khuyến nghị của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và Tổ chức Hàng hải Quốc tế.

- Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 và hoan nghênh tiến trình đàm phán nhằm sớm đạt Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất.

- Ủng hộ việc củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cấu trúc khu vực tại Châu Á - Thái Bình Dương thông qua đề cao giá trị và nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, tham gia các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.

- Thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Tham vấn các Đại diện cao cấp phụ trách vấn đề an ninh ASEAN.

- Nga, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin trong quan hệ ASEAN - Nga, cũng như trong khuôn khổ Đối thoại ASEAN - Nga liên quan đến an ninh công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Nga, đẩy mạnh triển khai hợp tác hiệu quả trên cơ sở Kế hoạch hành động toàn diện ASEAN - Nga giai đoạn 2021-2025 và quyết tâm soạn thảo văn kiện tương tự cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.

- Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và triển khai các sáng kiến kết nối liên khu vực, bao gồm dự án Đối tác Đại Á - Âu, cũng như tìm hiểu tiềm năng hợp tác kinh tế giữa ASEAN, Liên minh Kinh tế Á - Âu. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với Liên minh Kinh tế Á - Âu và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

- Tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, các cơ chế liên nghị viện khu vực (Diễn đàn liên nghị viện ASEAN, Diễn đàn nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương, Đại hội đồng nghị viện Châu Á) nhằm mục đích nâng cao vai trò của các cơ chế này vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở Châu Á. Tăng cường hợp tác với các nước tiểu vùng Mê Kông trên các lĩnh vực.

- Nga ủng hộ và cam kết phối hợp chặt chẽ với Việt Nam hướng tới tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2027.

- Chia sẻ mong muốn củng cố hòa bình và ổn định tại Trung Đông, phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khu vực, bày tỏ cam kết đối với một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho vấn đề Palestine trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan, với thành tố chính là giải pháp hai nhà nước, theo đó thành lập Nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem dựa trên đường biên giới trước năm 1967, cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga tin tưởng rằng, việc triển khai hiệu quả các phương hướng hợp tác trên và phối hợp hành động tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế và khu vực sẽ góp phần củng cố và tăng cường thực chất quan hệ song phương, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung.

Tổng thống Vladimir Putin cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đón tiếp chu đáo và trọng thị, thể hiện tin cậy cao, hữu nghị truyền thống và tình cảm đặc biệt giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Tổng thống Vladimir Putin mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm Nga vào thời điểm thích hợp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã vui vẻ nhận lời. 



Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch gốc Hoa

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 1.

Đội danh dự chuẩn bị cho Lễ đón Tổng thống Putin tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Getty

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 2.

Lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Mạnh Quân


Đoàn xe Tổng thống Putin tiến vào

Phủ Chủ tịch

Vào khoảng 12h10 (giờ Hà Nội), đoàn xe của Tổng thống Putin tiến vào Phủ Chủ tịch, Đoàn thiếu nhi Hà Nội vẫy cờ, tươi cười chào mừng nhà lãnh đạo Nga.

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 3.

Đoàn thiếu nhi Hà Nội chào đón Tổng thống Putin. Ảnh Tùng Đinh

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam. Trước đó, ông Vladimir Putin đã có 4 lần sang thăm Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013 và năm 2017.

21 phát đại bác chào mừng, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Putin

Khoảng 12h30 (giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch theo nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước. 21 loạt đại bác chào mừng được bắn từ Hoàng thành Thăng Long.

putin-ha-noi-13-8968-1718861159-4739-1718861707305-17188617075701460286623.webp

21 phát đại bác chào mừng được bắn từ Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tiền Phong

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 5.

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tùng Đinh

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 6.

Ảnh: Mạnh Quân

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 7.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin cùng bước lên bục danh dự. Quân nhạc lần lượt cử quốc thiều hai nước. Ảnh: Tùng Đinh

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 8.

Đoàn tháp tùng Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: Mạnh QuânVideo toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch

Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 9.
Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 10.
Toàn cảnh lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch- Ảnh 11.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin cùng bước vào Phủ Chủ tịch, chụp ảnh chung trước khi hội đàm. Ảnh: Minh Nhật

Dự kiến, sau khi Tổng thống Putin hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm, lãnh đạo hai bên sẽ nghe giới thiệu văn kiện ký kết cũng như phát biểu với báo giới.

Sau đó, ông Putin dự kiến sẽ có cuộc hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hội đàm với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Sau lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Nga sẽ hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tiếp theo, ông Putin sẽ có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt - Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam từng du học tại Liên Xô và Nga.

Chương trình trong ngày sẽ kết thúc bằng tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước chào mừng nguyên thủ nước Nga.


Thứ bảy, 22/6/2024, 08:24 (GMT+7)

5 kết quả trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin

Trong chuyến thăm của ông Putin, Việt - Nga đã tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh -quốc phòng, đặc biệt là hạ tầng, năng lượng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngày 19-20/6. Đây được coi là sự kiện mang tính biểu tượng, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga.

"Có thể nói chuyến thăm của Tổng thống Putin đã tạo xung lực mới cho hợp tác nhiều mặt Việt - Nga. Thông qua Tuyên bố chung, 11 văn kiện hợp tác được ký kết và các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã nhất trí về những định hướng lớn nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Nga", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 21/6 cho biết, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam và Nga đã tăng cường đối thoại, tiếp xúc cấp cao và các cấp và trên tất cả các kênh, triển khai hiệu quả các cơ chế để thúc đẩy hợp tác trên tất cả lĩnh vực, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại những diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, APEC, các cơ chế hợp tác ASEAN - Nga...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG

Hai bên khẳng định kinh tế tiếp tục là trụ cột, trọng tâm của hợp tác nhiều mặt, cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn và thống nhất giải pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác, sớm thống nhất và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác Việt Nam - Nga đến năm 2030.

Hai nước cũng sẽ cùng khai thác tối đa lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, tiếp tục tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại song phương, mở rộng tiếp cận thị trường Nga cho xuất khẩu hàng tiêu dùng và nông thủy sản của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác đầu tư, nhất là về hạ tầng cơ sở, năng lượng.

Việt Nam - Nga mở rộng hợp tác quốc phòng - an ninh nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương về quốc phòng - an ninh, đặc biệt những cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch, lao động, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ... nhằm củng cố nền tảng nhân văn vững chắc cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng chuyến thăm đã khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam về độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

"Với việc đón Tổng thống Putin, Việt Nam khẳng định luôn coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn cùng Nga củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và làm sâu sắc hơn khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã được xác lập", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Hai bên đã ký 11 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước, tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương.

Lãnh đạo cấp cao hai bên đã trao đổi thẳng thắn, tin cậy về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên khẳng định ủng hộ hệ thống quan hệ quốc tế công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa và sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biên Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

TÊN ĐỒ TỂ KHÁT MÁU PUTIN ĐANG BỊ SA LẦY TẠI UKRAINE QUA VN CẦU VIỆN

 

Khi bắt đầu xua quân tiến hành xâm lược Ukraine, Putin mạnh miệng tuyên bố sẽ xóa sổ U...

TÊN ĐỒ TỂ KHÁT MÁU PUTIN ĐANG BỊ SA LẦY TẠI UKRAINE? 

Khi bắt đầu xua quân tiến hành xâm lược Ukraine, Putin mạnh miệng tuyên bố sẽ xóa sổ Ukraine trong vòng 72 giờ.
 
Kế hoạch số 1 của Putin là bắn hỏa tiễn, đưa xe tăng tiếp cận từ nhiều hướng, trực thăng vận biệt kích dù tinh nhuệ chiếm các cứ điểm quan trọng như sân bay lớn, ám sát tổng thống Zelensky.v.v.   đã thất bại thảm hại.

Putin phải thực hiện kế hoạch số 2: đem đại quân tràn sang cùng với đám chư hầu như Chechnya, Belarus, tổng lực vây đánh Ukraine, đàm phán hôm nay chỉ là cách câu giờ của cả hai bên.

Đầu tiên Nga dùng tên lửa hành trình, đánh vào các cơ sở quân sự và trung tâm kĩ thuật trước rồi mới cho lính dù đỗ bộ thâm nhập, đánh từ trong  đánh ra và xe tăng từ ngoài đánh vào. Và họ cứ nghĩ lực lượng thân Nga đã cài cắm trong lòng địch sẽ kêu gọi quân đội Ukraine quay súng lại . Họ đâu biết lực lượng đó bị tóm hết , nhóm biệt kích dù nhảy xuống giả thường dân bị tóm ngay do lịnh phong tỏa ( ban đêm ai ra ngoài không có cho phép xem như quân phiến loạn...). 

Về vũ khí thì Nga đâu ngờ rằng ngoài số lượng tên lửa vác vai Javenlin mà Ukraine đã mua được của Mỹ từ thời TT Trump, bây giờ  lại tiếp tục được các nước hỗ trợ thêm nữa. Đức vừa viện trợ 1500 quả,  thì sức mạnh của Ukraine tăng lên gấp bội. 

Javelin là loại tên lửa chống tăng vác vai của Mỹ, là loại tên lửa tự tìm đến mục tiêu. Loại này đã được sử dụng trong Cuộc chiến Iraq năm 2003, có hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng đối phương.

Loại tên lửa vác vai này bắn vào xe tăng T90 của Nga thì cháy như rơm, và diệt máy bay tầm thấp thì rất hiệu quả.. 
Đây là khắc tinh của xe tăng Nga , nên nếu ở cự ly gần như chiến tranh đường phố ở Ukraina thì xe tăng Nga trở thành bia tập bắn cho lính 
Ukraina. Những vũ khí vác vai cá nhân thế này thì bao nhiêu trực thăng và xe tăng cho đủ.
 
Với tinh thần quyết tử của quân dân Ukraina như hiện nay thì Nga sa lầy kèm theo nhân dân chính quốc phản đối chiến tranh thì phải rút quân là cái chắc. 

Nếu không giành chiến thắng được Ukraine trong vòng 72 giờ như Putin từng tuyên bố, thì  Zelensky sẽ trét kit vô mặt Putin rồi. Putin vốn đã hôi thối từ trước thì qua cuộc xâm lược này càng hôi thối thêm. Đồng thời cũng xóa đi huyền thoại về siêu cường quân sự Nga của đám bò đỏ và DLV, mà đứng đầu là tên Lê Thế Mẫu  lâu nay hết lời ca tụng..
 
Tin mới nhất:
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn việc bán tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin tiềm năng cho chính phủ Litva theo một thỏa thuận trị giá 125 triệu USD. Mà Litva có thì Ukraine có.

Ngoài ra Ukraine còn nhận được loại tên lửa Stinger, là tên lửa đất đối không, tầm bắn từ 1.000 đến 8.000m, có thể được triển khai nhanh chóng trên các nền tảng quân sự trong tình huống chiến đấu.

Vì vậy Putin dù  có S500 và tên lửa hành trình cũng chẳng biết mục tiêu ở đâu mà diệt. 

Việc Putin đưa con ngáo ộp là vũ khí hạt nhân ra đe dọa chứng tỏ rằng y đang rất hoảng loạn.

Nhưng Putin có dám nã tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Ukraine  không? 

Chỉ cần tên lửa Nga phóng ra khỏi bệ 5 phút, thì ngay lập tức các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nato đã và đang chĩa vào Nga sẽ rời bệ phóng. 

Như vậy ai chết trước?

Thao Ngoc
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
18/06/2024

Một đại diện ngoại giao Việt Nam hôm 18/6 nói chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam thể hiện đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hoá của Hà Nội, đồng thời gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia, theo truyền thông trong nước.

Phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi được đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày hôm sau của Tổng thống Nga.

“Chuyến thăm này không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn thể hiện sự coi trọng và cam kết của Nga đối với mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam,” trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam dẫn lời ông Khôi nói tại buổi họp báo. “Đồng thời, chuyến thăm cũng thể hiện Việt Nam tích cực thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, và đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới.”

Đại sứ Việt Nam tại Nga cho biết trong chuyến thăm của ông Putin, lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận và định hướng cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa ngoại giao nhân dân.

“Việc Tổng thống Putin thăm Việt Nam còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia”, ông Khôi được các báo trong nước trích lời nói thêm, và cho rằng sự kiện này là biểu hiện rõ ràng của tình hữu nghị và sự đoàn kết, từ đó góp phần nâng cao vị thế của cả hai nước trên trường quốc tế.

Chuyến thăm của ông Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3. Lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đã nhấn mạnh rằng Hà Nội luôn coi mối quan hệ với Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Putin đến Việt Nam sau khi nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga thêm một nhiệm kỳ nữa vào ngày 7/5. Trước đó, ông từng đến Việt Nam 4 lần vào các năm 2001, 2006, 2013 và 2017.

Sau Trung Quốc và Uzbekistan, nhà lãnh đạo Nga đã chọn Triều Tiên và Việt Nam cho chuyến đi thứ hai sau khi nhậm chức giữa bối cảnh bị phương Tây và nhiều nước trên thế giới tẩy chay vì cuộc chiến ở Ukraine.

Hoa Kỳ đã phản ứng gay gắt đối với chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam lần này trong khi Liên minh châu Âu bày tỏ bất mãn với việc Hà Nội đã hoãn chuyến thăm của quan chức phụ trách cấm vận Nga trước đó vì lịch trình dự kiến cho chuyến thăm của tổng thống Nga, Reuters đưa tin hôm 17/6.

Ông Putin đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại La Haye ban hành lệnh bắt giữ vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine vào tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là thành viên của ICC nên không có nghĩa vụ tuân thủ.

Các nội dung dự kiến

Trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày, bắt đầu từ 19/6, sau lễ tiếp đón tại Hà Nội, Tổng thống Nga sẽ gặp toàn bộ “tứ trụ” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, theo cập nhật của Sputnik.

Hãng tin của nhà nước Nga cho biết rằng cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam sẽ diễn ra trong buổi điểm tâm bàn công việc, đề cập đến các chủ đề về kinh tế.

Sau đó, các cuộc đàm phán song phương dự kiến sẽ đề cập đến các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như an ninh và quốc phòng, kinh tế và thương mại, văn hóa và du lịch.

Vẫn theo Sputnik, ông Putin cũng sẽ gặp gỡ các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Liên Xô và Nga và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Hà Nội.

Ngoài ra, chuyến thăm dự kiến sẽ dẫn đến việc thông qua một tuyên bố chung xác nhận các nguyên tắc hợp tác hơn nữa giữa hai nước. Theo hãng tin Nga, tổng cộng có khoảng 20 văn kiện hợp tác chung dự kiến sẽ được ký kết.

Ông Putin và các lãnh đạo Việt Nam dự kiến cũng sẽ trao đổi về “các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”, theo lời Đại sứ Khôi.

Trong khi Nga bị Mỹ và các nước phương Tây áp dụng hàng trăm lệnh trừng phạt về kinh tế vì cuộc chiến ở Ukraine khiến cho vấn đề thanh toán giữa Nga với các nước gặp trở ngại, dự kiến vấn đề này cũng sẽ được giải quyết trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Putin.

Ngân hàng hỗn hợp Việt-Nga (VRB) được thành lập từ năm 2006, hiện đã thiết lập hệ thống thanh toán bằng tiền tệ quốc gia trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Theo Sputnik, thanh toán giữa Nga và Việt Nam bằng tiền tệ quốc gia vào năm 2023 đã tăng gấp bốn lần.

Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Trong những năm 1970 và 1980, Liên Xô là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Sau đó, các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ đã có những động thái ngoại giao quan trọng đối với quốc gia Đông Nam Á, trong đó chính quyền Biden coi Việt Nam như một phần của chính sách “xoay trục sang châu Á”.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác truyền thống với Moscow. Hai nước tích cực hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, y tế và nông nghiệp. Việt Nam là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trong nhiều thập kỷ qua. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) đã được ký kết vào năm 2016.

Theo thống kê được Sputnik trích dẫn, kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam tăng trưởng hơn 8% và đạt 5 tỷ USD vào năm 2023, cho thấy tiềm năng tăng trưởng hơn nữa. Nga có thể tăng xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm dầu mỏ, than đá, kim loại, cao su và các loại polyetylen cũng như hàng nông sản như lúa mì, ngô và đậu nành.

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm như điện thoại, máy tính, tivi, mạch tích hợp điện tử, linh kiện ô tô, lốp hơi, đồ nội thất, giày dép và quần áo.

Tính đến tháng 4, Nga đã báo cáo 984,98 triệu USD trong 186 dự án ở Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Hà Nội đã đầu tư 1,63 tỷ USD vào 18 dự án ở Nga, tập trung vào các lĩnh vực như dầu khí, sản xuất và nông nghiệp. Theo Sputnik, mục tiêu kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam là 10 tỷ USD vào năm 2025. (theo VOA)

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Liên bang Nga: Sức sống bền bỉ, vượt biến động của lịch sử


Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận và định hướng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đến năm 2030, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa ngoại giao nhân dân. Các mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động cụ thể sẽ được đề ra, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của quan hệ song phương trong tương lai.

Tiếp nối truyền thống hữu nghị

Ngày 30/1/1950, Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của Liên Xô đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Trên thực tế, tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc đã được đặt nền móng từ 3 thập kỉ trước đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, năm 1923 lần đầu đặt chân đến nước Nga Xô Viết để tìm đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân phong kiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam và Liên Xô đã triển khai các mối hợp tác song phương, trước hết bằng việc ký kết một số hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước hợp tác. Tháng 7/1955, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô và gặt hái kết quả thiết thực trên nhiều phương diện. Ngày 18/7/1955, phát biểu tại sân bay trước khi rời Moscow, Người nói bằng tiếng Nga: “Chúng tôi trở về Tổ quốc đem theo tình thân yêu và tình hữu nghị anh em của nhân dân Liên Xô. Tuy Việt Nam và Liên Xô cách xa nhau hàng ngàn dặm, nhưng trái tim chúng ta luôn luôn ở bên nhau và đập chung một nhịp”. Về phía Liên Xô, tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin thăm chính thức Việt Nam, góp phần thiết thực vào việc củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi giữa hai nước.

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu đó trong nhiều thập niên là một nhân tố quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, nhân dân Nga cũng chưa bao giờ quên những người con ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ thủ đô Moscow khỏi phát xít Đức trong giai đoạn Thế chiến II ác liệt.

Sau khi Liên Xô tan rã, các mặt hợp tác giữa Việt Nam – Liên bang Nga (quốc gia kế thừa Liên Xô) tiếp tục được kế thừa. Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ song phương, năm 1994 hai nước ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế. Kể từ thời điểm lịch sử này, quan hệ Việt - Nga có những tiến triển mới, được nâng lên tầm cao về chất.

Năm 2001, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin, hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga, đưa Liên bang Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ Đối tác chiến lược với Việt Nam, tạo nền tảng hợp tác Việt - Nga trong thế kỷ XXI. Vượt qua biến động của bối cảnh thế giới, hai nước tiếp tục giữ vững mối quan hệ và phát triển mối quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.

Vạch định hướng phát triển mới của quan hệ Việt-Nga

Ba thập kỉ thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga được triển khai tích cực với nhiều kết quả. Trong đó, hợp tác chính trị-ngoại giao là điểm sáng với sự tin cậy rất cao và được củng cố thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao cũng như thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường xuyên. Những năm qua, Việt Nam và Liên bang Nga phát triển quan hệ trên nhiều kênh, từ kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội đến hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân. Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước thường xuyên bàn thảo nhiều vấn đề chính trị - an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm thông qua các cuộc gặp chính thức tại mỗi nước và bên lề các hội nghị, diễn đàn quốc tế, tạo sự đồng thuận cao trong nhiều vấn đề quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Sochi (Liên bang Nga) năm 2018.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Sochi (Liên bang Nga) năm 2018.

Tại buổi thông tin về tình hình Liên bang Nga mới đây, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Genady Bezdetko khẳng định, Nga ưu tiên thúc đẩy hợp tác với ASEAN, trong đó, luôn coi trọng và mong muốn củng cố mối quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam, một trong những đối tác then chốt của Nga tại Đông Nam Á.

Nhờ lực đẩy của tin cậy chính trị cao, hai bên đã tích cực cải thiện hợp tác trên các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác quốc phòng, an ninh và kỹ thuật quân sự rất được coi trọng. Hợp tác năng lượng tiếp tục hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hiện là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Liên bang Nga. Đáng chú ý, hợp tác dầu khí Việt - Nga đã có sự phát triển mang tính đột phá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Theo Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam Vyacheslav Kharinov, hai nước đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (mà Nga là thành viên quan trọng), nhằm gia tăng kim ngạch thương mại song phương lên tới 10 tỷ USD vào năm 2025. Ông Kharinov nhận định, Việt - Nga có nhiều tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp ôtô, dược phẩm, y tế và công nghệ thông tin.

Trên các lĩnh vực khoa học-công nghệ, văn hóa-giáo dục, hai nước tiếp tục gặt hái nhiều thành quả. Giám đốc Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin thông tin, từ 2019, Nga mỗi năm cấp 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại gần 200 trường đại học Nga, nhiều hơn thời Liên Xô. Các hoạt động giao lưu văn hóa - học thuật được tổ chức thường xuyên, để lại những ấn tượng và dư âm rất tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước.

Có thể khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều thách thức, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới. Thời gian tới, hai nước sẽ tiếp tục tôn vinh những thành tựu trong quá khứ, nắm bắt cơ hội của hiện tại và vạch ra con đường rộng mở hướng tới tương lai tốt đẹp của tình hữu nghị gắn bó thủy chung và Đối tác chiến lược toàn diện trong thời kỳ mới.


Câu chuyện phía sau ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm”

VOV.VN - Bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví giặm” mỗi khi ngân lên đã lay động người nghe trong suốt hàng thập kỷ qua.

“Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” là ca khúc được giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam quen thuộc và yêu thích. Bài hát do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc từ lời thơ của nhà thơ Đỗ Quý Doãn. Tác giả thơ tiết lộ, tác phẩm ra đời năm 1981, khi hai ông đang học tập tại thủ đô nước Nga. Giờ đây, mỗi khi bài hát được ngân lên, những cảm xúc về nước Nga lại ùa về trong ký ức của tác giả bài thơ - cựu sinh viên Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Đỗ Quý Doãn (bên phải) và thầy giáo cũ của mình - Giáo sư, Tiến sĩ Yasen Zasurskiy tại Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Giáo sư ở Moscow, LB Nga. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dù đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm về năm tháng học tập tại nước Nga vẫn luôn còn nguyên vẹn trong ký ức của nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn.

Một trong những kỷ niệm đẹp nhất đó chính là kỷ niệm giữa ông và cố nhạc sỹ Trần Hoàn. Tại xứ sở Bạch dương xa xôi, đã ra đời tác phẩm âm nhạc nổi tiếng xuất phát từ sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ khi nhớ về quê hương. Bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” mỗi khi ngân lên đã lay động người nghe trong suốt hàng thập kỷ qua. Ngay tên gọi của bài hát đã thể hiện được nỗi lòng của những người xa quê.

Ông Đỗ Quý Doãn kể lại: “Vào một chiều thu năm 1981, khi tôi đang học ở Trường Đại học Tổng hợp Lomonosov, còn nhạc sỹ Trần Hoàn học ở Viện Hàn lâm khoa học trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Chiều đó có chương trình của đoàn nghệ thuật Bông Sen sang biểu diễn tại Moscow, trong đó ca sỹ Hồng Vân hát bài “Giận thì giận, thương thì thương”, một làn điệu ví dặm của dân ca Nghệ Tĩnh. Lúc đó trên trời mây xanh rất đẹp, tâm trạng của người xa Tổ quốc khi nghe dân ca thì nhớ không chịu nổi. Sau chương trình đó, hai anh em đi dạo trên đồi Lênin, nay là đồi Chim Sẻ, thì ông Trần Hoàn bảo tôi viết lời thơ. Thế là về nhà tôi ngồi viết trong 2 tiếng đồng hồ rồi chuyển cho nhạc sỹ và ông ấy bắt đầu ngồi ôm đàn sáng tác phần nhạc”.

Bài hát sau đó được nhạc sỹ Trần Hoàn đưa về nước tiếp tục chỉnh sửa trong cùng năm đó và dần dần được phổ biến khắp cả nước. Từ ấy, ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” luôn được các lưu học sinh Việt Nam ở Nga yêu thích trong mỗi dịp gặp gỡ, như để phần nào làm vơi đi nỗi nhớ quê hương, Tổ quốc.

Đã nhiều năm sống xa quê hương xứ Nghệ, nơi có làn điệu dân ca ví giặm, cảm nhận về bài hát này, chị Trần Thị Hưng, công tác tại Hà Nội, cho biết: “Bài hát này nổi tiếng không những ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Bà con Kiều bào ở nước ngoài mỗi lần nghe bài hát này rất cảm xúc, nhất là những người con quê hương xứ Nghệ thì rất xúc động và có cảm giác ấm áp, gần gũi với quê hương”.

Với nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn, quãng thời gian sinh viên sôi nổi của mình từ năm 1980 đến 1986 luôn để lại cho ông những kỷ niệm đẹp không thể phai nhòa. Từng con phố, cánh rừng, từng hàng bạch dương, mùa đông, mùa thu hay mùa xuân - tất cả những hình ảnh đó in đậm trong ký ức ông. 

Giờ đây, mỗi khi đi nghe lại bài hát này, trong ông lại hiện về những kỷ niệm của đất nước mà ông đã từng sống rất lâu như vậy: “Có thể nói trong cuộc sống cũng như công việc của mình, nước ngoài mà tôi được sống nhiều thời gian nhất đó là nước Nga, và kỷ niệm với nước Nga thì mãi mãi không bao giờ phai mờ trong ký ức tôi. Thời gian học tập của tôi ở Trường Đại học Lomonosov khá lâu, đặc biệt trong 6 năm trời chỉ ở trong một ký túc xá, cho nên mọi thứ trở nên thân thuộc. Những cánh rừng, những con đường mùa đông tuyết phủ trắng xóa…, tất cả những hình ảnh đó tôi không bao giờ quên được. Đặc biệt tấm lòng của người Nga, đó là những con người hết sức nhân hậu, chân tình”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn vẫn cho mình là người may mắn khi năm nào cũng có dịp sang Nga công tác. Mỗi lần trở lại đất nước này, ông đều về thăm ngôi trường cũ, thăm người thầy đáng kính của mình là Giáo sư, Tiến sĩ Yasen Zasurskiy, nguyên Trưởng khoa Báo chí và hiện là Chủ tịch khoa Báo chí của Trường Đại học Lomonosov. Đất nước Nga, con người Nga và thiên nhiên Nga luôn để lại những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn. Đó là những kỷ niệm mãi mãi gắn bó với những tình cảm và suy nghĩ của ông cho đến hết cuộc đời./.

About 70,400 results



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 340 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 265 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 255 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 207 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 162 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 145 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 134 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 28 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.