Trung đoàn thiện chiến nhất của quân đội Nga bị Ukraine bao vây nhưng Putin ra lệnh không được hàng nên bị dội bom lượn chết không toàn thây
21.06.2024 21:10
Sau khi bao vây hàng trăm binh sĩ Nga tại nhà máy Volchansky (tỉnh Kharkiv), theo Moscow Times, lực lượng Ukraine bắt đầu thả bom lượn chính xác cao do Mỹ-Pháp sản xuất xuống.
Moscow Times: Ukraine bao vây 400 quân Nga rồi giội bom - Ông Putin cảnh cáo Kiev “trả giá đắt” ở Kharkiv
- Tờ Moscow Times (Nga) cho hay, 400 quân nhân Nga ở Kharkiv đã bị lực lượng Ukraine bao vây. - Ông Putin cảnh cáo "tổn thất nặng nề" cho Ukraine nếu tiếp tục ép quân Nga ra khỏi Kharkiv.
Moscow Times: Ukraine bao vây 400 quân Nga ở Kharkiv
"Khoảng 400 quân nhân Nga đã bị bao vây ở thành phố Volchansk (tỉnh Kharkiv)" - Tờ Moscow Times (Nga) viết, đồng thời cho biết đây là thông báo của quân đội Ukraine.
Tình huống xảy ra sau khi 2 tiểu đoàn của quân đội Nga đột kích vào Nhà máy Hóa chất Tổng hợp PJSC Volchansky nằm bên hữu ngạn sông Volchya ở trung tâm Volchansk. Hiện chưa rõ thời điểm chính xác diễn ra cuộc đột kích, nhưng theo tạp chí Forbes (Mỹ), có vẻ là vào cuối tuần trước.
Ukraine công bố video cuộc tấn công bằng bom đường kính nhỏ của Ukraine ở Vovchansk.
Trên lý thuyết, sau khi giành được quyền kiểm soát nhà máy PJSC Volchansky, quân đội Nga có thể bắt đầu chiến dịch vượt sông để tiến tới phía nam Volchansk.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công phía tây nhà máy dọc theo đường Sobornaya và tiến tới một số dãy nhà ở phía bắc, chặt đứt và cô lập luồng quân Nga tiến vào nhà máy từ các đơn vị hậu phương. Lực lượng Nga được cho là đã nhiều lần tìm cách vượt qua vòng vây này nhưng không thành công.
"Lực lượng Nga tại đây bị bao vây, không có cơ hội sơ tán hay tiếp viện" - Một binh sĩ vận hành máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nói với tạp chí Forbes (Mỹ).
Sau khi khóa chặt lực lượng Nga tại PJSC Volchansky, theo Moscow Times, Ukraine bắt đầu thả bom lượn có độ chính xác cao do Mỹ-Pháp sản xuất xuống khu vực nhà máy, với sự yểm trợ của MiG-29 và Su-27.
Rob Lee, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia (Mỹ), đã xác nhận những gì diễn ra sau khi nghiên cứu đoạn video từ hiện trường.
Trước đó, quân đội Nga đã phát động tấn công tỉnh Kharkiv vào ngày 10/5. Một trong những mục tiêu chính của chiến dịch là giành quyền kiểm soát Volchansk - thành phố nằm cách biên giới Nga chưa đầy 10km và có dân số trước chiến tranh là 18.000 người.
Theo Forbes, để ứng phó tình hình, lực lượng Ukraine đã bắt đầu điều quân tiếp viện từ nơi khác đến khu vực này. Trong số đó có lữ đoàn tấn công đường không tinh nhuệ số 82.
Ukraine cũng bắt đầu nhận được sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây. Cho tới trước khi Nga tấn công vào Kharkiv, quá trình này vốn bị trì hoãn.
Sau khi nhận được bom lượn từ Mỹ và Pháp, lực lượng Ukraine bắt đầu sử dụng chúng để tấn công các vị trí của quân đội Nga.
Ông Putin cảnh cáo Ukraine "trả giá đắt" ở Kharkiv
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận liên quan trực tiếp tới tuyên bố của Ukraine. Tuy nhiên, theo tờ Rossiyskaya Gazeta, trong phát ngôn mới nhất, Tổng thống Putin đã cảnh báo Ukraine rằng, nỗ lực nhằm đẩy quân Nga ra khỏi khu vực Kharkiv "sẽ gây ra tổn thất nặng nề" cho Kiev.
Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ và châu Âu đang thúc giục Ukraine "ép quân Nga lùi về phía đường biên giới quốc gia bằng mọi giá" để từ đó tuyên bố rằng đây là một "thành quả lớn" mà họ đạt được trong năm nay.
Theo ông Putin, kỳ vọng này dường như có liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO và sau đó là cuộc bầu cử ở Mỹ. Song, việc thực hiện theo chỉ thị của phương Tây "bằng mọi giá" sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, các chỉ thị của phương Tây không hề dựa trên thực tế chiến trường. Vì vậy, chúng "một lần nữa sẽ gây tổn thất rất lớn cho lực lượng Ukraine, khiến Kiev trả giá đắt".
Tổng thống Putin đồng thời khẳng định, lực lượng Nga không đặt mục tiêu tiếp cận thành phố Kharkiv.
Trước đó, hôm 14/6, ông Putin cho biết quân đội Nga đã buộc phải đẩy tiền tuyến theo hướng Kharkiv nhằm giảm bớt các cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod và các khu định cư khác của Nga ở biên giới hai nước.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, nếu lực lượng Ukraine tiếp tục "làm những gì mà họ đã làm cho tới nay" thì Nga sẽ nghĩ cách hành động để bảo vệ biên giới của mình.
Theo Rossiyskaya Gazeta, trước khi đưa ra tuyên bố mới nhất thì vào tháng 5 vừa qua, ông Putin cũng đã làm rõ rằng, việc giành quyền kiểm soát thành phố Kharkiv không nằm trong nhiệm vụ tấn công của lực lượng vũ trang Nga theo hướng Kharkiv.
Nga vừa ăn vừa la làng hối thúc Ukraine chấp nhận đề xuất hòa bình "thực tế nhất" Giới chức Nga cho rằng, đề xuất hòa bình mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đưa ra là "cơ sở thực tế nhất" để giải quyết xung đột.Nga hối thúc Ukraine chấp nhận đề xuất hòa bình thực tế nhất - 1Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: TASS).
Tại cuộc họp báo sau phiên họp của Hội đồng Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ngày 21/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định: "Tổng thống Putin đã đưa ra nền tảng thực tế nhất nhằm giải quyết xung đột Ukraine".
Ông Lavrov đề cập đến đề xuất hòa bình mà Tổng thống Putin đưa ra mới đây, đồng thời lưu ý rằng đây là đề xuất thứ 4 mà Moscow đưa ra nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuần trước, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra các đề xuất hòa bình mới về giải quyết xung đột Ukraine. Theo đó, Nga đề nghị Ukraine công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk, Lugansk, vùng Kherson và Zaporizhia thuộc Nga. Chủ nhân Điện Kremlin cũng đề nghị Ukraine thiết lập quy chế phi hạt nhân, đồng ý phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, duy trì vị thế trung lập, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov kêu gọi Ukraine xem xét đề xuất hòa bình của Tổng thống Putin và không nên coi đó là "tối hậu thư". Ông nói rằng "tình hình chiến trường hiện nay chứng tỏ cuộc chiến sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn đối với Ukraine". Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 18/6 phát biểu: "Nếu Nga phải đưa ra một đề xuất hòa bình khác, nó chắc chắn sẽ càng bất lợi hơn cho Ukraine. Bây giờ họ có cơ hội xem xét đề xuất hòa bình của Tổng thống (Vladimir Putin) và ít nhất hãy cố gắng tạo hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột này".
Theo ông, Ukraine nên khôn ngoan chấp nhận đề xuất hòa bình của Nga, nếu không, quân đội Nga sẽ tiếp tục tiến công và khi đó mọi thứ sẽ càng khó khăn hơn với Ukraine. "Khi đó, rất khó để nói giới hạn vùng đệm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập sẽ nằm ở đâu. Rất có thể tất cả những điều này sẽ không mang lại lợi ích cho chính quyền Ukraine hiện tại. Vì vậy, họ phải nhanh lên khi còn có thể", ông Medvedev nhấn mạnh.
Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 3 và hai bên vẫn chưa thể quay trở lại bàn đàm phán sau khi vòng đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ hồi tháng 3/2022. Nga hiện chiếm ưu thế trên chiến trường trong bối cảnh nguồn cung vũ khí từ phương Tây cho Ukraine bị đình trệ. Ông Apti Alaudinov, chỉ huy đơn vị lực lượng đặc biệt Akhmat, cho rằng cuộc chiến với Ukraine có thể sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Viên chỉ huy này cho biết, quân đội Nga đã đạt được "bước đột phá quan trọng" và giành quyền kiểm soát thêm nhiều lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, ông nói rằng, Ukraine buộc phải di chuyển hầu hết lực lượng đến mặt trận đông bắc.
"Đây sẽ là một trận chiến quyết định. Chúng ta sẽ loại bỏ những lực lượng và phương tiện còn lại của Ukraine. Và tôi tin chúng ta sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt trong năm nay. Chúng ta sẽ kết thúc tất cả bằng một trận chiến quyết định cuối cùng mà tôi tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng", ông Alaudinov nhận định.
Ukraine chưa phản ứng về bình luận này của tướng Nga.
Tổn thất của quân đội Nga và Ukraine qua hơn hai năm xung đột
Nga và Ukraine có thể đã mất tổng cộng 800.000 binh sĩ trong hai năm chiến sự, cùng hàng nghìn khí tài hai bên bị phá hủy trong giao tranh.
Sau hai năm giao tranh dữ dội, tình hình chiến trường giữa Nga và Ukraine gần như không thay đổi, chỉ tổn thất của hai bên là không ngừng tăng lên. Nga gần đây chiếm thành phố Avdeevka ở miền đông Ukraine và đang dồn lực để tiếp tục tấn công, nhưng nhiều khả năng sẽ không tạo được đột phá nào đáng kể, khi cuộc chiến bước vào giai đoạn giằng co.
Tính đến cuối năm 2023, Nga chỉ kiểm soát 18% lãnh thổ Ukraine. Tỷ lệ này là 7% vào đêm trước xung đột và tăng lên 27% trong những tuần đầu sau chiến dịch được phát động vào ngày 24/2/2022. Nga hồi cuối năm 2022 tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson, dù không kiểm soát hoàn toàn những tỉnh này.
Nguồn viện trợ từ phương Tây tiếp tục đổ vào Ukraine trong năm qua với hy vọng giúp chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky theo đuổi cuộc phản công được ấp ủ từ lâu. Mặc dù Ukraine đã tận dụng được những sai lầm chiến thuật của Nga trong năm đầu tiên, cuộc phản công vào mùa hè 2023 của họ đã thất bại.
Kiev không thể đẩy lùi quân Nga ra khỏi lãnh thổ như tuyên bố trước đó và cũng không thể giành được vị thế tốt để buộc Moskva phải ngồi vào bàn đàm phán, trong bối cảnh hai bên đều hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Quan chức Mỹ hồi tháng 8 năm ngoái cho biết tổng số lính thiệt mạng và bị thương của cả hai bên là khoảng 500.000 người. Nhưng sau gần 6 tháng, con số này nhiều khả năng đã cao hơn đáng kể.
Quân đội Ukraine ngày 22/2 cho biết tổng cộng 407.240 binh sĩ Nga đã chết và bị thương kể từ khi chiến sự nổ ra. Con số này gần tương đồng với mức tổn thất mà Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Anh James Heappey đưa ra hồi cuối tháng 1. Heappey cho biết lực lượng quân đội chính quy Nga ghi nhận khoảng 350.000 thương vong ở Ukraine, cùng với hàng chục nghìn thành viên công ty quân sự tư nhân Wagner.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga hồi tháng 11/2023 tuyên bố 383.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ đầu xung đột. Nick Reynolds, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định con số này có thể quá cao so với thực tế, song ông thêm rằng đây vẫn là "cuộc chiến rất đau đớn với người dân Ukraine".
Với con số hai bên đưa ra, gần 800.000 binh sĩ Nga và Ukraine đã tử trận, bị thương trong những cuộc đụng độ ác liệt trong hai năm qua.
Trên chiến trường hỗn loạn, không ai có thể thực sự biết con số chính xác về thương vong của hai phía, theo Kurt Volker, cựu đại diện của Mỹ trong các cuộc đàm phán về xung đột Ukraine. Nhưng ngay cả khi thông kê có sai sót, giới quan sát cho rằng con số thương vong đã phần nào phác họa mức độ ác liệt của hai năm xung đột.
Ukraine có thể đã ghi nhận nhiều thương vong trong mùa hè đầu tiên của xung đột, trước khi các nguồn viện trợ của phương Tây được chuyển đến và Nga đang sử dụng hỏa lực mạnh mẽ nhất, theo Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague ở Hà Lan.
Nhiều binh sĩ, sĩ quan dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản nhất của cả Nga và Ukraine đều trở thành nạn nhân của những đợt pháo kích, tập kích dữ dội trên chiến trường, nơi số phận lực lượng bộ binh trở nên vô cùng mong manh trước các loại hỏa lực mạnh và máy bay không người lái (UAV) tự sát.
Ukraine đang gặp nhiều khó khăn về huy động nhân sự và đào tạo tân binh. Tổng thống Zelensky cuối năm ngoái cho biết quân đội nước này đề xuất huy động thêm 450.000-500.000 tân binh để tiếp tục cuộc chiến với Nga.
Tuy nhiên, việc tuyển thêm quân là bài toán khó với Kiev, khi không còn nhiều người sẵn sàng nhập ngũ sau hai năm xung đột. Ukraine được cho có khoảng 500.000-800.000 quân chính quy và khoảng 400.000 quân dự bị trước xung đột.
Nga có lực lượng dự bị lớn hơn nhiều và có thể tuyển quân dễ dàng hơn nhờ dân số đông. Nga là một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới với khoảng 1,1 triệu quân chính quy và 1,5 triệu quân dự bị.
Chiến thuật của Nga và Ukraine trong các trận đánh then chốt là nguyên nhân khiến hai bên hứng chịu tổn thất lớn về nhân mạng. Để tấn công các thành trì chiến lược của Ukraine, Nga sẵn sàng huy động lực lượng bộ binh lớn, liên tiếp mở các đợt xung kích, đồng thời sử dụng hỏa lực tối đa để phá hủy mọi công trình phòng thủ của đối phương.
Điều này khiến Bakhmut trở thành một "cối xay thịt" ở miền đông Ukraine. Mỹ ước tính Nga chịu 100.000 thương vong trong 5 tháng giao tranh tại đây, trong đó khoảng 20.000 tay súng Wagner. Phía Ukraine được cho là mất khoảng 20.000 người, nhưng phần lớn trong số đó là những binh sĩ tinh nhuệ, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.
Từ tháng 10/2023, Nga tấn công vào thành phố chiến lược Avdeevka ở tỉnh Donetsk, bắt đầu trận chiến mệt mỏi kéo dài hơn 4 tháng cho đến khi lực lượng Ukraine rút khỏi thành phố vào ngày 17/2. Trong thời gian này, lực lượng Nga hứng chịu hơn 47.000 thương vong, trong đó 17.000 người thiệt mạng.
Bakhmut và Avdeevka là hai ví dụ rõ ràng về việc Nga sẵn sàng dồn quân và chấp nhận tổn thất cho đến khi giành được chiến thắng, theo giới quan sát.
Chiến trường Ukraine còn là nơi nhiều thiết bị quân sự hiện đại của cả hai bên bị phá hủy. Số liệu được quân đội Nga công bố ngày 22/2 cho thấy nước này mất 6.523 xe tăng, 12.400 xe bọc thép và 9.867 hệ thống pháo, trong khi Ukraine mất 15.149 xe tăng và xe bọc thép, cùng hơn 8.100 hệ thống pháo.
Ước tính của Viện Nghiên cứu Quốc tế (IISS) của Anh chỉ ra khoảng 3.000 xe tăng Nga bị phá hủy, hư hại hoặc bỏ lại trong hai năm qua. Tổ chức này thêm rằng Moskva đã tổn thất khoảng 2.000 xe bọc thép chở quân đội và xe chiến đấu bộ binh trong 12 tháng qua.
Hồi tháng 1, Bộ trưởng Heappey của Anh nói Nga mất khoảng 2.600 xe tăng chiến đấu chủ lực và 4.900 xe bọc thép.
Tuy nhiên, Nga đã triển khai các phương tiện thay thế từ kho dự trữ và tăng cường sản xuất quốc phòng để bù đắp tổn thất. Reynolds cho biết Nga cũng có "kho dự trữ đáng kể" trang thiết bị từ thời Liên Xô để sẵn sàng sử dụng.
Nga hiện có khoảng 1.750 xe tăng chiến đấu chủ lực đủ loại đang hoạt động, từ T-55 tới T-90, và ước tính có thêm vài nghìn chiếc trong kho.
Lực lượng tăng thiết giáp Ukraine đã thay đổi nhiều trong hai năm qua, khi phương Tây bổ sung những chiếc xe tăng chuẩn NATO cho đội xe thời Liên Xô của nước này. Kiev hiện có khoảng 937 xe tăng, trong đó có mẫu Leopard của Đức và Abrams của Mỹ.
Giới quan sát nhận xét Nga đang có lợi thế về thiết bị quân sự, khi Ukraine phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ phương Tây và ngành công nghiệp quốc phòng bị tổn hại nghiêm trọng vì xung đột. Ông cho rằng Ukraine có thể cầm cự trong tương lai gần, nhưng thiếu khả năng bù đắp tổn thất như Nga.
Bước sang năm thứ ba xung đột, Ukraine đang tiếp tục chờ đợi những lời hứa viện trợ quân sự từ phương Tây để duy trì cuộc chiến trong những tháng tới.
Đã có một số nỗ lực để đưa Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán nhằm kết thúc cuộc chiến. Moskva và Kiev đã tham gia 5 vòng đàm phán tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, song tất cả đều sụp đổ khi các bên không tìm được tiếng nói chung.
Ukraine cũng đưa ra "kế hoạch hòa bình 10 điểm" để tạo cơ sở cho 5 hội nghị thượng đỉnh quốc tế, nhưng đều không có sự tham dự của Nga.
Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, Mỹ và châu Âu về tương lai của Kiev, song phải dựa trên lợi ích quốc gia của Moskva. Tuy nhiên, lãnh đạo Nga cũng từng khẳng định hòa bình ở Ukraine sẽ chỉ xảy ra sau khi "phi phát xít hóa, phi quân sự hóa" Ukraine, hai mục tiêu mà Điện Kremlin đã nêu ngay từ đầu cuộc chiến. Trong khi đó, Kiev tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu đến cùng để giành lại lãnh thổ.
Nhưng Anatol Lieven và George Beebe, hai chuyên gia của Viện Quincy ở Mỹ, nhận định hiện có rất ít triển vọng thực tế về việc Ukraine có thể giành chiến thắng bằng biện pháp quân sự.
"Khi chiến sự bước vào năm thứ ba, Ukraine đối mặt nguy cơ cạn kiệt nhân lực, đạn dược và để ngỏ cánh cửa cho cuộc phản công tàn khốc của Nga", họ cảnh báo. "Với rất ít hy vọng về xung đột sớm kết thúc, thương vong và tổn thất của cả hai bên sẽ tiếp tục tăng lên".