Vừa qua, Quỹ vì người tiêu dùng Thái Lan đã đưa ra lời cảnh báo về việc có nhiều mẫu gạo được kiểm nghiệm có tồn dư chất độc hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người sử dụng.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ không ít gạo Thái Lan và sản phẩm này đang là một trong những lựa chọn của người dân Việt tại các thành phố lớn. Thông tin này khiến người dân hết sức lo lắng, bởi vốn dĩ hàng ngày họ đã phải đối mặt với nguy cơ nhiễm chất độc hại từ rau, củ, quả phun thuốc kích thích, gia súc, gia cầm nuôi tăng trọng, nay đến gạo cũng nhiễm hóa chất độc hại khiến sự hoang mang càng tăng thêm.

Gạo chứa chất độc gây tê liệt thần kinh

Thông tin này được đưa ra sau khi Quỹ Vì người tiêu dùng Thái Lan đã thu thập ngẫu nhiên 46 mẫu của 36 nhãn hiệu gạo đóng gói tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị từ ngày 19-27.6. Các mẫu được xét nghiệm tại một cơ quan độc lập để kiểm tra dư lượng chất hóa học, bao gồm các chất methyl bromide, organophosphate, carbamate và thuốc diệt nấm. Kết quả thu được là có tới 34/46 mẫu được kiểm tra có phát hiện chất methyl bromide, trong đó 1 mẫu có dư lượng 67,4 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) 17,4%.

Theo PGS.TS Trịnh Văn Hùng (nguyên giảng viên Khoa công nghệ hóa học, ĐHQG Hà Nội) thì methyl bromide (etyl bromua) là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3Br. Đây là khí không màu, không mùi, không cháy, được sản xuất với quy mô công nghiệp và trong một số quá trình sinh học. Hóa chất này được một số quốc gia sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật cho đến đầu những năm 2000. Với khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt, Methyl Bromide thường được sử dụng để khử trùng, diệt nấm, mối và mọt.

{keywords}

Hóa chất Methyl bromide (CH3Br) ở thể khí không màu, không mùi vị, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Methyl bromide khi chưa chuyển hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic sẽ gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. CH3Br rất độc, ở nồng độ thấp khó nhận biết, do vậy khi nhận biết thường phải cho thêm 2 - 3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì chất này gây kích thích niêm mạc mắt.

Đối với việc sử dụng Methyl Bromide trong gạo, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), đây là hợp chất được phép sử dụng, nhưng với hàm lượng rất nhỏ chỉ có 50mg/1kg. Nếu lạm dụng chất này vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người.

Dùng hóa chất giữ gạo không bị ẩm mốc

Thông tin về gạo Thái Lan nhiễm chất độc như trên dường như càng làm cho câu chuyện về chất lượng gạo trở nên căng thẳng. Ngay tại thị trường nội địa, vấn đề chất lượng gạo bị ảnh hưởng như thế nào do khâu bảo quản đã được đặt ra.

Gạo mốc có chứa một hệ nấm mốc có tính độc. Người ta đã phân lập được nhiều loài nấm mốc khác nhau trong gạo, nhưng có hai chủng hay gặp nhất là Aspergillus và Penicillium ... đây chính là tác nhân gây ung thư rất cao.

Theo TS vật lý Nguyễn Văn Khải, gạo có những đặc tính vật lý tự nhiên như dễ ẩm mốc, mất mùi thơm tự nhiên nếu để lâu trong không khí. Ngoài ra gạo còn có nguy cơ bị mối, mọt, chuột, gián, kiến, … xâm nhập, đục khoét làm hạt bị vỡ nham nhở. Nhất là trong điều kiện khí hậu của nước ta: nắng nóng mưa nhiều, nơi bán gạo của các tiểu thương thường ẩm thấp, đặc biệt ở miền bắc, về mùa nồm ẩm (tháng 2, tháng 3 âm lịch) thì sàn để gạo lúc nào cũng ẩm ướt, nếu không có cách bảo quản, số gạo chất đống trong kho chưa bán hết sẽ bị hỏng, mốc vàng, vón cục và hoặc bị chuột bọ, mối mọt ăn hết. vì thế, cá tiếu thương đã phải dùng đến các hóa chất để chống mối mọt, chống ẩm để đảm bảo gạo không xuống cấp.

Theo khảo sát, trên thị trường hiện có vô số các loại hóa chất khác nhau (cả ở dạng khô và dạng lỏng, dạng xịt, phun) được bày bán với mục đích giữ gạo luôn khô, tơi, tránh hoàn toàn mỗi lo bị ẩm mốc. theo quảng cáo của các chủ cửa hàng bán các hóa chất này thì khi được tẩm ướp bằng các loại hóa chất trên, gạo có thể để được bao lâu tùy thích mà vẫn đảm bảo không bị ẩm mốc vàng, vón cục. Ngoài hóa chất giữ khô thì các loại hóa chất tạo mùi hương cũng được bán rất nhiều với mục đích giúp gạo có mùi thơm hấp dẫn khách hàng.

PGS Trịnh Văn Hùng cho rằng nếu gạo có sử dụng hóa chất chống ẩm hay tạo mùi thì rất khó để xác định xem đó là loại hóa chất gì. Bởi trước khi được bán đến tay người mua thì hóa chất này cũng đã được trộn với nhau từ nhiều loại, nếu chỉ nói chung chung là xuất xứ từ Trung Quốc thì rất khó để tìm kiếm, xác định vì hiện nay có hàng ngàn loại bán hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc được bán trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, để đạt được khả năng chống ẩm, mốc thì thành phần các loại hóa chất này đều có chứa phốt pho, lưu huỳnh (là những chất hút ẩm tốt). Các chất này nếu tồn tại lâu trong môi trường sẽ gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư, nhất là trong trường hợp dùng thuốc diệt chuột phun ngoài bao gạp thì độ độc hại càng tăng mạnh. Hiện nay, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng và lĩnh vực y tế.

Làm thế nào để chọn gạo sạch?

Tại Việt Nam, thông tin về gạo Thái Lan nhiễm độc đã làm dấy lên mối lo ngại do gạo Thái Lan được tiêu thụ khá mạnh (nhất là ở các thành phố lớn). Họ băn khoăn không biết gạo Thái ở Việt Nam có trùng với loại gạo nào được xét nghiệm ở Thái Lan như trên hay không.

Tại một cửa hàng gạo trên phố Vũ Thạnh (quận Đống Đa, Hà Nội), số lượng khách mua gạo Thái Lan chưa có biến động. chủ cửa hàng cho biết gạo tám Thái là một trong những mặt hàng bán chạy nhất (với mức giá khoảng 20.000 đồng/kg, cao hơn so với mức 14.000 – 15.000 đồng đối với loại gạo ngon của Việt Nam). Vị chủ cửa hàng này cũng cho biết chưa nghe thông tin gì về gạo Thái nhiễm độc.

Tại khu vực bán gạo của chợ Thành Công (quận Ba Đinh, Hà Nội), chị Ngân – một khách hàng thường xuyên ăn gạo tám Thái cho biết đã đọc được thông tin về gạo Thái nhiễm độc trên báo chí và khá hoang mang, không biết gạo Thái ở Việt Nam có cùng số phận như ở Thái Lan hay không. Để yên tâm chị chuyển sang dùng tạm gạo Bắc hương, tám Điện Biên … của Việt Nam. Những loại gạo này chất lượng tuy không được như tám Thái song chị cho rằng đó là lựa chọn tốt hơn trong lúc này.

Theo TS Vật lý Nguyễn Văn Khải thì các thông tin cơ bản về chỉ tiêu chất lượng của gạo như độ ẩm, tỷ lệ tấm, tỷ lệ tạp chất, dư lượng thuốc trừ sâu … hầu như không được người tiêu dùng biết đến. và nếu muốn biết thì cũng khó bởi họ không biết phải tìm ở đâu, trên vỏ bao bì sản phảm không có những thông tin như thế này. Vậy phải làm thế nào để chọn được một loại gạo sạch cho .

Lời khuyến cáo được TS Khải đưa ra là khi mua gạo cần quan sát kỹ, nhìn bằng mắt, sờ bằng tay, ngửi bằng mũi. Gạo tự nhiên không chất bảo quản bao giờ cũng có lớp cảm bên ngoài, sờ vào tay có dính lớp bột trắng. Gạo có hóa chất do bị hút hết chất ẩm nên trơn tuột, không còn lớp bám. Ngoài ra, gạo quá trắng (hoặc đục quá, vụn nát) cũng cần cảnh giác. Cần mua gạo có xuất xứ rõ ràng, trên bao bì ghi đầy đủ thông tin và nên mua gạo còn hạn sử dụng dài để đảm bảo không bị mốc, hỏng.

Theo Hôn nhân & Pháp luật:

https://vietnamnet.vn/gao-thai-nhap-vao-viet-nam-co-chat-gay-te-liet-than-kinh-132948.html



Gạo thơm Thái Lan hàng triệu người Việt hải ngoại nghiện gạo Thái đang ăn: Đã bị nhiễm độc?

Mấy ngày qua, báo chí hải ngoại và nhiều nguồn tin trên các phương tiện truyền thông khác loan báo về việc một loại gạo thơm của Thái Lan bị nhiễm độc. Sự việc sẽ rất nghiêm trọng nếu đúng sự thật, vì 3 triệu người Việt hải ngoại đã và đang ăn các loại gạo Thái Lan này.

Tờ Tin Viet News ra ngày 24/2/2005 có bài viết: COI CHỪNG ĂN GẠO THÁI LAN NHIỄM ĐỘC  với nội dung như sau:

Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan - nhất là loại gạo hình Ông Địa, ghi là Gạo Nàng Hương Jasmine. Hiện nay loại gạo này đều bị nhiễm độc hoàn toàn.

Báo động từ gạo hương lài Thái Lan (Jasmine). Thật ra, gạo hương lài (gạo jasmine) Thái Lan chỉ là một trong các dấu vết đầu tiên của vụ ô nhiễm kim loại nặng Cadmium ở tỉnh Tak của nước này. 110.000 người ở Tak có nguy cơ ngộ độc Cadmium, song đây là một phát hiện muộn những... 2 năm. Chưa hết, phản ứng của Bộ Nông Nghiệp Thái Lan vào cuối tuần trước cũng bị xem là muộn thêm những 2 tháng! Tại sao vậy?

Gạo hương lài (Jasmine) là loại gạo “ngon nhất Thái Lan”. 5.700 người trong vùng được cảnh báo không dùng tiếp các loại cây lương thực mọc trên vùng đất sinh sống của họ, do các Cơ Quan chức năng đã xác định mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của kim loại nặng Cadmium (Cd) trong khu vực này. Trong đó, có 500 người đang có nguy cơ bị loãng xương và tổn hại thận do ngộ độc Cadmium. Họ đều là cư dân ở lòng chảo Huai Mae Tao, huyện Mae Sot, tỉnh Tak (Thái Lan).

Trước đó, vào ngày 17/1/2004, báo The Nation đưa tin: Viện Quốc Tế Quản Lý Nước (IWMI) - một Tổ Chức Môi Trường Thế Giới đã cho biết khoảng 110.000 người ở tỉnh Tak (Thái Lan) có nguy cơ nhiễm phải những căn bệnh nguy hại do tích tụ Cadmium trong cơ thể với mức cao hơn tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Theo báo cáo năm 2002 của IWMI, kết quả khảo sát đất và tài nguyên nước tại Phra That Phadaeng và Mae Tao ở khu vực lòng chảo Huay Mae Tao (huyện Mae Sot, tỉnh Tak) đã cho thấy vùng này bị ô nhiễm Cadmium hết sức nặng nề.

Nghiên cứu 154 ruộng lúa ở 8 làng trong khu vực, IWMI cho biết đất bị nhiễm Cadmium cao hơn 94 lần so với tiêu chuẩn an toàn Quốc Tế. IWMI cũng nghiên cứu nồng độ Cadmium có trong gạo, tỏi và đậu nành sản xuất tại đây. Kết quả: Nhiễm Cadmium cao hơn mức tiêu chuẩn châu Âu cho phép. Cụ thể: Có 0,1-44 miligam Cadmium trong 1kg gạo, cao hơn tiêu chuẩn an toàn là 0,043 miligam/kg gạo. Trong tỏi và đậu nành, độ Cadmium cao hơn khoảng 16-126 lần tiêu chuẩn được phép. Vì vậy, IWMI đã dự báo nạn ô nhiễm Cadmium có thể ảnh hưởng đến 5.756 cư dân thuộc 8 ngôi làng trong khu lòng chảo này, và cả với 106.413 cư dân của huyện Mae Sot - những người tiêu thụ trực tiếp gạo từ các làng trên. Ngay sau đó, Cục Kiểm soát Ô nhiễm Thái Lan đã thành lập một Ủy Ban điều tra về vấn đề này...

Tới ngày 27/2/2004, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi Trường Prapat Panyachatraksa đã công bố: Loại gạo Jasmine của Phra That Phadaeng ở huyện Mae Sot, tỉnh Tak - từng đoạt nhiều giải thưởng gạo Jasmine ngon nhất Thái Lan trong 2 năm 2002, 2003 - đã bị phát hiện có chứa Cadmium ở mức không thể chấp nhận được. Kể ra, khẳng định trên của Bộ Trưởng Prapat dù có “sát sạt” và thẳng thắn song đã muộn mất 2 năm, kể từ khi IWMI có kết luận về vụ này vào năm 2002.

Tuy nhiên ông phủ nhận việc gạo bị nhiễm độc và nói rằng ăn vào vẫn không bị ảnh hưởng. Dù chưa rõ đâu là nguồn gây ô nhiễm, song các giả thuyết đều tập trung vào hai công ty khai thác mỏ kẽm trong khu vực. Cả hai công ty này đã phủ nhận khả năng chính họ phải chịu trách nhiệm về vụ ô nhiễm, và đã thuê trường Đại Học Chulalongkorn tiến hành riêng một cuộc nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm này. Tòa đại sứ Thái Lan tại Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phủ nhận nguồn tin nói trên và cho rằng điều này không đúng sự thật và chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh những điều vừa kể.

Những khuyến cáo cho những ai thích ăn gạo Thái Lan với nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào hay gạo Jasmine xuất phát từ Thái Lan có thể bị nhiễm độc, đã làm cho nhiều người lo ngại. Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán rất nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan, nhất là loại gạo hình Ông Địa ghi là Gạo Nàng Hương Jasmine có tin là bị nhiễm độc chất kim loại nặng cadmium ở tỉnh Tak của nước Thái.

Còn báo Cali Today sau khi đăng lại ý liến khác nhau từ nhiều nguồn rồi đưa ra nhận định "đây là một vấn đề hết sức quan trọng vì hiện nay có gần 3 triệu người Việt hải ngoại trên khắp thế giới đã và đang ăn gạo Thái Lan dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau".

PHẢN ỨNG TỪ PHÍA THÁI LAN

Sau khi các thông tin cho rằng gạo nàng hương của Thái Lan bị nhiễm độc Cadmium được đăng trên các báo, tòa lãnh sự Thái Lan đã gửi một lá thư cho báo chí Việt Nam tại quận Cam để xác định rằng gạo Thái Lan không hề nhiễm độc và bảo đảm là phẩm chất rất an toàn. Lá thư từ Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan phổ biến và gửi đi từ thành phố Los Angeles, nói rằng theo tin báo chí về tình hình nhiễm độc cadmium trong gạo Thái Lan trong những ngày vừa qua, thì nguồn tin nói trên dựa vào bản phúc trình từ Sở Kiểm Soát Ô Nhiễm của Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, chính phủ Hoàng Gia Thái vào tháng 2, trong đó cho thấy có nhiễm cadmium trong vùng trồng trọt của 2 làng ở Huyện Mae Sot, tỉnh Tak. Phúc trình cho thấy phần tử nhiễm cadmium đã vào ruộng lúa của 2 làng này qua nước thủy lợi, mà nguồn nước xuất phát trong vùng khoáng kẽm khai thác.

Vùng có vấn đề là các làng Pha Tat và Mae Tao Mai ở Huyện Mae Sot, Tỉnh Tak rộng 800 mẫu đất trồng với sản lượng 1.200 tấn một năm. Sản lượng trồng lúa trong khu vực quá nhỏ và chủ yếu để nông dân dùng cho gia đình, và không bao giờ đưa vào xuất khẩu. Giới chức Thái Lan và Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Hợp Tác Xã và Sở Phát Triển Điền Địa đang nghiêm túc giải quyết vấn đề này. Ngay khi khám phá ra, giới chức Thái đã mua và tiêu hủy gạo sản xuất từ đây và hiện vẫn canh chừng an toàn y tế cho tất cả gạo xuất cảng từ Thái Lan. Cuối cùng, Trung Tâm Mậu Dịch Thái bảo đảm với khách hàng dùng gạo Thái rằng chính phủ Thái xem sức khỏe và an toàn người tiêu dùng như trách nhiệm quan trọng và dùng mọi phương tiện để giữ gìn phẩm chất gạo Thái trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan (Thai Trade Center), một cơ quan chính phủ Thái đặt tại Los Angeles, gửi văn bản chính thức đề ngày 25/2/2005, cho biết tuy có trường hợp gạo trồng ở Thái Lan bị nhiễm cadmium, nhưng số gạo này “có khối lượng nhỏ và chỉ dùng cho cư dân trong vùng và chưa bao giờ được đưa vào thị trường xuất cảng”.

Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan cho biết thêm: “Nhà chức trách Thái Lan - Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp Và Hợp Tác Xã, và Sở Phát Triển Điền Địa... đã thu mua và tiêu hủy tất cả gạo sản xuất trong vùng”.

Theo báo Người Việt (tại California), Ông Alex Lee, Giám Đốc Tiếp Thị Công Ty Sun Lee, Inc. - là công ty nhập khẩu gạo “Ông Địa,” đã có lời giải thích  về sự khác biệt giữa loại gạo bị nhiễm cadmium và loại gạo nhập từ Thái vào Hoa Kỳ:

“Gạo nhiễm cadmium là loại gạo trắng thường, trồng ở tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan sát biên giới Myanmar...Gạo jasmine của chúng tôi được nhập từ tỉnh khác, tỉnh Surin, nằm ở miền Đông Thái Lan, bên này rặng núi là Surin, bên kia là Việt Nam, hoàn toàn không bị nhiễm độc”.

Theo văn bản của Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan,gạo nhiễm cadmium được phát hiện trong vùng làng Pha Tat và Mae Tao Mai, huyện Mae Sot, tỉnh Tak và Chất cadmium đã vào những ruộng lúa ở hai xã trên theo dòng nước thủy lợi với nguồn xuất xứ từ một mỏ thiếc.

Theo báo Bangkok Post, “Chính Phủ Thái đã mua lại tất cả gạo từ quận Mae Sot thuộc tỉnh Tak” để tránh trường hợp gạo nhiễm độc lọt vào đường dây xuất khẩu.

Vấn đề gạo bị nhiễm chất độc kim loại đã xảy ra cách đây gần một năm tại tỉnh Tak, Thái Lan. Sau vụ ấy, chính phủ Thái Lan và các trường đại học đã thực hiện hàng loạt những điều tra, nghiên cứu, nhằm bảo đảm số gạo nhiễm độc không được xuất ra khỏi tỉnh và bảo đảm nguồn nước được tẩy sạch các chất độc kim loại. Theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên Thái Lan, dẫn theo bản tin của Bangkok Post ngày 9/4/2004 thì: “Bộ Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên sẽ mua lại 130 tấn gạo bị nhiễm độc kim loại tại quận Mae Sot thuộc tỉnh Tak. Số gạo này sẽ bị mang đi tiêu hủy”.

                                                                               NC ( tổng hợp)

https://thanhnien.vn/gao-thom-thai-lan-hang-trieu-nguoi-viet-hai-ngoai-dang-an-da-bi-nhiem-doc-185418498.htm

MIẾU THỜ 11 THIẾU NỮ VIỆT NAM BỊ HẢI TẶC THÁI LAN HÃM HẠI VÀ VỨT XÁC XUỐNG BIỂN (Lê Đại Lãng & Tha Sala) 

Tha Sala, đêm chôn vùi tội ác
Nỗi đau, vết thương của thuyền nhân Việt Nam sẽ không bao giờ lành. Một số những gia đình có người thân chết trên biển khơi hoặc chết trong trại tị nạn mà không được một nắm mồ. Nhưng đau khổ nhất là những người bị bắt cóc đi mà đến hôm nay gia đình cũng không biết nên để tang cho con cho vợ hay vẫn tiếp tục hy vọng tìm được họ. Có nhiều chuyện mà mỗi câu chuyện cho mình thấy những khía cạnh của thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam. Thảm trạng Thuyền Nhân, trang lịch sử này sẽ không bao giờ có thể sang trang được và sẽ còn tồn tại mãi mãi như một giai đoạn đang thương tang tóc của Miền Nam Việt Nam sau ngày Quốc Nạn 30/4/1975
May be an image of outdoors
Một chiếc thuyền vượt biển sau 30/4/1975
May be an image of sky, ocean, palm trees and text
May be an image of nature, sky, ocean, beach and text that says 'Thailand from Above'
Tha Sala (tiếng Thái: ท่าศาลา, phát âm là [tʰâː sǎː.lāː]) là một huyện (amphoe) của tỉnh Nakhon Si Thammarat, miền nam Thái Lan.

Bờ Tha Sala không phải là chốn nghỉ. Người Thái chê bờ biển này vì có nhiều thuyền đánh cá, bờ cát sạch nhưng đáy biển là lớp bùn dầy. Người nước ngoài qua đảo Ko Samui không xa lắm. Hai chục cái nhà sàn không một người khách nào khác đến thuê ở qua đêm. (Brian Vu)

Ngày hai mươi mốt tháng Chạp năm Kỷ Tỵ, xác mười một cô gái Việt Nam tuổi từ mười chín đến hai mươi ba, trôi dạt vào bờ biển Tha Sala, Thái Lan, trên người không một mảnh vải che thân.
Những người con gái Việt Nam, cổ bị trói chùm vào nhau, sau khi bị bọn hải tặc Thái Lan mất nhân tính hãm hiếp, đã bị đẩy xuống biển, và sau khi hơi thở còn thoi thóp sự sống, sau tột cùng của đau thương ô nhục, các cô đã bị kéo theo tàu hải tặc, thân thể chập chùng theo sóng nước từ đuôi tàu
Cho đến một lúc, cho đến một lúc linh hồn buốt lạnh rời khỏi xác đau thương, bọn hải tặc man rợ chặt giây, để xác người nhận chìm trong đại dương loang màu máu.
Những ngày chuẩn bị vào Xuân Canh Ngọ (1990), một mẩu tin rất ngắn trên báo Úc loan tin người ta tìm thấy xác mười một cô gái Việt Nam chết trần truồng trên bờ biển Tha Sala. Người ta đoán tuổi các cô gái từ mười chín đến hai mươi ba, cổ bị giây thừng trói chùm vào nhau.
Tôi đã viết một bài tưởng niệm để người bạn thân Trung Chính đọc trên đài phát thanh SBS với lời mở đầu như trên. Giọng đọc dù rất lão luyện, nhưng chợt nghẹn ngào của Chính, đã gửi đi toàn nước Úc một thông điệp buồn, đúng chương trình phát thanh đặc biệt vào giờ khắc giao thừa.
Hôm nay tôi đang ngồi trên bờ biển Tha Sala để viết những dòng này. Bao nhiêu năm dài đã trôi qua.
Trên bờ biển, dưới một táng cây dương liễu lớn, có dáng một chiếc thuyền dài gần mười thước đã rả mục, chỉ còn trơ ba lớp ván đáy thuyền. Người ta kê miếng ván thuyền này trên các cột thấp, phía trên lợp mái tranh, hai đầu mũi thuyền có hai cái am nhỏ, một cái hướng vào bờ, một cái hướng ra biển.
Lúc tôi đến thì đúng lúc một bà lão Thái đang cùng hai cậu nhỏ bưng đồ cúng gồm trái cây và xôi trắng phía trong bờ đi ra. Bà cụ sắp đồ cúng lên hai cái am, kê một cái bàn vuông nhỏ ngay phía mũi thuyền hướng biển, đặt mâm ngũ quả lên, thắp hương vái rồi đi vào.
Tôi không biết bà cúng ai vì bà không nói được, có lẽ miếng ván thuyền để trong chòi tranh là di tích một thuyền cá nào đó trôi vào bờ. Có lẽ có người chết trên thuyền nên người địa phương mới chưng thờ miếng ván một cách trang trọng dù mái che và cột chống tơi tả nhuộm một màu buồn bã và nghèo nàn.
Đột nhiên thấy rùng mình.
Bờ biển Tha Sala không phải là một nơi chốn nghỉ dưỡng. Người Thái chê bờ biển này vì có nhiều thuyền đánh cá, bờ cát sạch nhưng đáy biển là lớp bùn dầy. Người nước ngoài qua đảo Ko Samui không xa lắm. Hai chục cái nhà sàn không một người khách nào khác đến thuê ở qua đêm.
Con đường từ đường quốc lộ vào đây phải đi bộ trên hai cây số. Có lẽ những căn nhà sàn gỗ đỏ mái tôn dành cho người địa phương gần đâu đấy vì bên trong không có gì, ngoài một cái giường có treo mùng trắng và cái quạt bàn.
Một bờ biển rất buồn. Một làng chài lạc lõng trên bản đồ vùng duyên hải phía nam của Thái Lan, thuộc tỉnh Nakhon Si Thammarat.
Tôi ra dấu xin bà cụ một ít nhang. Cụ sai một đứa nhỏ chạy vào trong cầm ra ba nén nhang.
Có ai đó đang đốt nén hương dâng lên bàn thờ Tổ, xin thắp thêm nén hương lòng, cắm vào hư không cho thơm linh hồn của những người nằm xuống trên cuộc hải trình tuyệt vọng. Có ai đó đang đi lễ chùa đêm nay, hãy dừng lại thả vào không gian tiếng thở dài, để sưởi ấm những hương hồn cô đơn lạnh lẽo. Có ai đó đang ngập ngừng trước cổng thánh đường, hãy xin Chúa ban phát tình yêu cũng như niềm đau khổ đồng đều cho hết thảy nhân loại.
Chính đã đọc những lời trên ở đất Úc yên bình hai mươi hai năm trước, hướng về những linh hồn thảm tử Việt Nam trôi vào bờ Tha Sala.
Hôm nay tôi đưa giọng trầm buồn của Chính vang trên bờ Tha Sala vắng lặng. Hôm nay tôi cắm một nén hương trên bờ biển Tha Sala vắng lạnh giữa trời mai nắng cháy.
Chợt nghẹn ngào. Mặt biển xa phẳng như mặt nước hồ. Sóng nhẹ không thành tiếng.
Một vị sư ở Việt Nam khi biết ý định, đã chỉ cho tôi cách tịnh thủy và cầu nguyện.
Tôi ngồi sau nén hương, hướng ra biển. Những tàng dừa biển mọc sát đất xào xạc trong gió. Lá bàng vàng vỏ rơi rụng trên những vỏ sò đá cuội trắng.
Tôi cám ơn bà cụ đã cho tôi nén hương làm từ vùng đất của những tên cướp biển. Nhưng những người Thái mà tôi gặp hết sức hiền lành và tốt bụng. Mấy ngày qua tôi ở nhờ gia đình một bà bác sĩ trong khu vực dành cho bác sĩ và sinh viên y khoa bên trong khuôn viên nhà thương Maharat ở trung tâm tỉnh Nakhon Si Thammarat.
Bà chỉ cho tôi đến bờ Tha Sala chỉ cách trung tâm thành phố vài chục cây số. Nhưng khi tôi hỏi cách qua đảo Ko Kra thì bà chịu. Bà cả không biết có một hòn đảo có tên như thế nằm trong ranh giới tỉnh nhà.
Koh Kra, người Thái đọc là Cỏ Cả (Koh là đảo). Năm 1981, các nhà văn Nhật Tiến, Dương Phục, và Vũ Thanh Thủy đã viết một bản tường trình từ trại tị nạn Songkhla miền cực nam nước Thái về thảm trạng kinh hoàng của thuyền nhân trên đảo này. Bản tường trình hải tặc trong Vịnh Thái Lan của họ đã dóng lên tiếng kêu đau đớn, tiếng chuông hy vọng và tuyệt vọng nhất của thời đại chúng tôi.
Mười một cô gái chết thảm nơi đây thuộc thế hệ chúng tôi.
Họ sinh ra trong thời chiến, chết trong thời hậu chiến trên biển người và đất lạ.
Buổi trưa, tôi nửa nhắm nửa mở ngồi trên ghế dựa nhìn ra biển vắng. Căn nhà sàn tôi ở nằm sát mép nước, tận trong cùng của khuôn viên, chỉ cách cái chòi thờ miếng ván thuyền độ 20 thước.
Chợt thấy hai cô gái phục sức theo Hồi Giáo, khăn trùm kín đầu, đi dạo trên bờ biển. Một cô trùm khăn trắng, một cô khăn đỏ rực. Họ nắm tay nhau đứng nói chuyện trước chòi thờ ván thuyền.
Những người con gái Việt Nam đã chết trần truồng trên bờ biển này. Những người con gái đạo Hồi kín đáo từ đầu đến chân đứng nhởn nhơ trên bờ biển này.
Chờ gần chiều khi biển chỉ còn một màu vàng đỏ, tôi đi lần xuống nước tính lấy toàn cảnh từ biển trông vào bờ. Nhưng khi ngẩng đầu lên thì giật nẩy mình. Ngay nóc chòi thờ chiếc ván thuyến, có di ảnh mờ mờ của một cô gái. Có lẽ do nắng gió từ biển khơi lâu ngày nên hình hài trên ảnh đã mờ, nhưng trông kỹ vẫn thấy đúng là ảnh một cô gái.
Cả thân hình cô được bao phủ bởi một thân cây già, các táng cây mọc sau cô xòe những lá cây như hoa trắng trùm lên mái tóc dài thả xuống hai vai, cô quỳ hai gối trên một chiếc thuyền buồm đang vượt đại dương, miệng mỉm cười, đôi mắt đen to nhìn thẳng ra biển.
Tôi rùng mình trong thoáng giây. Tôi đã quan sát hai cái am nhỏ hồi sáng. Không có tượng Phật. Thì ra họ thờ cô gái này. (Sài Gòn trong tôi/ Lê Đại Lãng – Tha Sala)
Tôi chụp nhanh một tấm thì đúng lúc, trời đổ mưa lắc rắc, mây từ đâu kéo đến đen cả bầu trời. Rồi những hạt mưa to trút xuống cả biển khơi, rơi đồm độp trên mái lá mái tôn và bãi cát. Một tia chớp sáng lóe bầu trời. Gió nổi mạnh trong khi ngoài biển xa bầu trời vẫn vàng ươm ánh chiều tím mịn.
Tôi chạy vội vào căn nhà bán thức ăn. Lúc này không có gì hơn là một lon bia Thái. Một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi mang bia ra, tiện thể ngồi xuống bên cạnh để hỏi chuyện.
Tôi hỏi tại sao có cái chòi thờ chiếc chuyền đã rã mục, lại có hai cái am. Có phải thờ cô gái có di ảnh hướng ra biển không.
Ông ta là con trai độc nhất của bà cụ hồi sáng. Ông trầm ngâm, nói tới đâu tôi lạnh mình tới đấy.
Ông kể rằng cách đây mười bảy năm, gia đình từ đảo Samui qua đây lập nghiệp. Khi đào cát để lập chòi thì thấy xác một chiếc thuyền vùi sâu trong cát. Ông nói trước đây có một số thuyền Việt Nam qua đây, nhưng không chắc có phải là thuyền của người Việt hay không.
Cả nhà khi đào thấy chiếc thuyền cũng không chú ý, chỉ để trơ ra đấy. Thế rồi một hôm, có một vị sư kêu mẹ ông đến bảo rằng hãy thờ chiếc thuyền ấy. Vị sư nói ông nằm mộng thấy một cô gái hình vóc như thế này thế kia, đến nhờ ông nói lại với gia đình là những người đi trên thuyền, trong đó có cô, đã chết thảm, nên xin được thờ phụng. Vị sư kêu người vẽ lại chân dung cô gái như ông thấy, rồi bảo bà cụ hãy thờ cô gái này nơi chỗ xác thuyền tìm thấy.
Bà cụ là người mộ đạo nên làm theo. Cả mười bảy năm nay, mỗi ngày bà cụ đều cúng hai mâm như thế cả.
Tôi xúc động bảo với người đàn ông, dù gia đình ông không chắc người chết trên thuyền kia là ai, nhưng tôi chắc là những thuyền nhân Việt Nam, vì mười bảy năm trước thuyền đã mục, nghĩa là chiếc thuyền đã vùi trong cát lâu lắm, có lẽ từ khoảng thời kỳ mà thuyền nhân Việt ồ ạt ra đi.
Người đàn ông lặng thinh, ngẫm nghĩ. Rồi ông vào trong nhà mời bà cụ ra. Bà bảo khi bà lập chỗ thờ thuyền cùng di ảnh cô gái, người trong làng cá này đều bảo bà điên. Nhưng bà không màng, bà bảo bà tin có Phật, nhất là vị sư không bao giờ đặt chuyện như thế.
Trời đã sụp tối, tiếng sóng biển rì rào. Tôi về lại căn nhà sàn của mình, phải đi ngang lại chiếc chòi thờ thuyền. Bất chợt, dù cả đời không sợ ma vì biết ma chê mình, người tôi vẫn lạnh xương sống.
Nhìn quanh không một bóng người. Tiếng sóng biển vỗ rì rào, tiếng chó tru trong đêm nghe rờn rợn lạnh người.
Nhưng rồi tôi cũng đứng lại hồi lâu trước di ảnh cô gái trong bóng tối nhá nhem. Có lẽ từ một tiếng gọi kêu nào đấy đã đưa chân tôi lưu lạc chốn này để thấy lại một thảm cảnh hiển bày.
Tha Sala, em ơi, đêm nay sóng cuồng điên ngoài biển, miếng ván thuyền rã mục trên bờ vắng.
Mưa đã ngưng nhưng cát vẫn ướt.
Tôi vào nhà lấy cái máy đem ra để cạnh cái chòi thờ, mở lại giọng đọc của Chính. Trong đêm vắng, giọng của người bạn tôi như tiếng kinh cầu chiêu niệm những oan hồn lẩn khuất đâu đây. Tiếng của anh chậm buồn như sóng biển ngoài kia đang thổn thức.
Đêm nay, đêm oai linh, đêm hồn thiêng sông núi, đêm của tổ tiên nghìn năm sống lại, đêm của những bước chân phiêu lãng trở về bên đốm lửa quê nhà.
Đêm đào huyệt chôn vùi tội ác và ích kỷ. Đêm của những tấm lòng nở hoa nhân ái.
Xin hãy bàn giao hiện tại tối tăm và phù phiếm, cho ngày mai rạng rỡ bài đồng ca thơm ngát tình người. Để mùa xuân được trải đều khắp chốn.
Để thiện tâm nở đầy trên lòng bàn tay, thúc giục những bước chân trần tiến về những cuộc hải trình tuyệt vọng, cho mùa xuân chia đều trên mỗi một sinh mệnh của đồng bào.
*
Tha Sala, hôm nay, tôi thắp nén hương này, nói vào hư không bài văn tế không thành tiếng. 
(Sài Gòn trong tôi/ Lê Đại Lãng – Tha Sala)

Phải chăng có bí ẩn trong kết luận của cảnh sát Thái Lan để bảo vệ kỹ nghê du lịch, biêt đâu thủ phạm chính là người dịa phương?

VNTB – Có thật Sherine Chong (Chong không phải là họ người VN) hạ độc 5 người gốc Việt ở Thái Lan rồi tự tử?
VNTB – Có thật Sherine Chong là người hạ độc 5 người gốc Việt ở Thái Lan rồi tự tử?

Mỹ Tiến tổng hợp

(VNTB) – Vai trò của Trần Đình Phú và Đặng Văn Hùng trong vụ 6 Việt tử vong chưa được lý giải. 

Theo cảnh sát Thái Lan công bố, bà Sherine Chong hiện đang nợ 10 triệu Bath (khoảng 7,5 tỷ VND) của hai vợ chồng ông Phạm Hồng Thanh (49 tuổi, quốc tịch Việt Nam) và Nguyễn Thị Phương (46 tuổi, quốc tịch Việt Nam) đầu tư xây bệnh viện ở Nhật. Vì khoảng nợ này mà bà Chong đã đầu độc 5 người rồi tự tử.

Tuy nhiên, lối lập luận này có rất nhiều lỗ hổng, vai trò của Trần Đình Phú và Đặng Văn Hùng chưa được lý giải. Và thuốc độc được bà Chong sử dụng có từ đâu? Để mua được thuốc độc tại Bangkok, nhất định phải là người thông thuộc Bangkok, biết được địa điểm có thể mua, và ít nhất phải có mối quan hệ mới có thể mua được chất độc thông qua chợ đen.

Theo tờ Khaosod cảnh sát Thái Lan cũng đã thẩm vấn hướng dẫn viên người Việt, được cho là có liên quan đến 6 nạn nhân. Người này cho biết, 1 trong 6 người là Nguyễn Thị Phương Lan đã nhờ mua “thuốc rắn” và đưa 11.000 baht kèm theo chỉ dẫn, sau đó người này nhờ một người trung gian khác là “Tiger” để lấy thuốc. Hiện tại vẫn chưa xác định được “thuốc rắn” này là gì. Phía cảnh sát đang truy lùng người trung gian cũng như người bán thuốc.

Nhưng theo như thông tin được công bố, bà Chong là người duy nhất ở trong phòng, khi nhận thức ăn, túi trà, sữa và nước sôi chứ không phải bà Lan. Và nếu bà Lan đã thông đồng với bà Chong, vậy tại sao bà Lan cũng chết do trúng độc trong khi người nợ tiền là bà Chong? Chẳng lẽ bà Lan cũng muốn tự tử?

Theo trích xuất camera, 6 người này đã tiến vào phòng 502 từ lúc 14h03 đến 14h17 ngày 15/7/2024 và không ai rời khỏi phòng cũng như không có ai khả nghi tiếp xúc căn phòng này. Nhưng nếu tẩm độc vào trà, có người uống ít, có người uống nhiều và có rất ít khả năng là 6 người cùng uống một lúc. Vậy khi phát độc, tại sao không có ai mở cửa để cầu cứu mà cả 6 người đều chết trong phòng khóa trái? Đặc biệt 1 trong 6 người có vết xước trên mặt, có thể do va vào vật cứng nào đó. Vậy vết thương này có trước khi người này tiến vào phòng 502 hay có trong lúc vùng vẫy thoát khỏi phòng?

Nạn nhân Trần Đình Phú vốn là một thợ trang điểm có tiếng. Theo thông tin người nhà nạn nhân cung cấp, lần này Phú được vợ của tỷ phú Dubai đặt lịch trang điểm, Phú hoàn toàn không quen biết 5 nạn nhân còn lại. Và Phú cũng ở phòng khác, hoàn toàn không dính dáng chuyện tiền bạc với Chong, tại sao Chong lại gọi Phú dọn đồ đạc đến phòng 502 rồi giết luôn Phú?

Để đầu tư xây một bệnh viện ở Nhật thì 7,5 tỷ VND là một con số nhỏ. Hơn nữa đối với người kinh doanh thì 7,5 tỷ VND cũng không phải là một con số lớn để đầu độc người khác rồi tự tử. Trong nhóm người này, ngoại trừ Trần Đình Phú thì 5 người còn lại đều là người kinh doanh, làm ăn lớn, con số 7,5 tỷ VND này đối với họ chỉ bằng một chiếc x, không đến mức phải nghĩ quẩn giết người rồi tự sát.

Với những lỗ hổng trên, cảnh sát Thái Lan nhanh chóng kết luận đây là một vụ con nợ giết chủ nợ rồi tự sát để nhanh chóng kết thúc vụ án, dẹp tan dư luận tránh ảnh hưởng đến du lịch của nước này. Cảnh sát Thái Lan cũng nhấn mạnh đây là một vụ án do mâu thuẫn cá nhân chứ không liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, nhằm trấn an khách du lịch quốc tế. Được biết Thái Lan phụ thuộc mạnh mẽ vào ngành du lịch, mỗi năm tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa, thể thao nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế. Có thể cảnh sát Thái Lan nhanh chóng kết luận như vậy là để bảo vệ ngành công nghiệp du lịch của nước này. 

Chuyện kể hành trình Biển Đông: Con Tàu Định Mệnh & Hải Tặc – Trần Đông Nam

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Trần Đông Nam hiện là cư dân San Jose. Hưởng ứng lời kêu gọi viết về nước Mỹ của Việt Báo, ông đã viết bài đầu tiên kể về chuyến vượt biển, khởi hành từ Rạch Giá ngày 13 tháng 7 năm 1981. Sau hai lần cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc, bọn hải tặc còn phá cho tàu chìm trước khi bỏ đi. Nhân chứng vụ hải tặc là kẻ sống sót duy nhất trong số 53 thuyền nhân trên tàu, nhờ bám được miếng ván trôi trên biển và được tàu dầu của Mỹ vớt.

*

Liếc nhìn quanh như sợ có công an rình rập, nhất là sợ người hàng xóm cạnh nhà thường hay để ý nhất cử nhất động của láng giềng. Đây là một lối kiểm soát dựa vào yếu tố "nhân dân làm chủ" để bắt đám dân bị trị phải tự cột chặt và xiềng xích nhau bằng tình báo an ninh kiểu "tam tam chế", nhà này kiểm soát nhà kia, nếu thấy có gì khả nghi liền báo cáo công an khu vực theo dõi bám sát điều tra. Sau cái liếc mắt e ngại, Vỹ cầm một cây vàng mỏng vánh, lén lút trao qua tay chị Bảy và ra dấu cất kỹ.
Vỹ kề miệng định thổi tắt cây đèn dầu trên bàn bị gió tạt đùa ngọn lửa tỏa sáng lung linh. Chị Bảy đưa tay ngăn lại:
- Đừng. Anh cứ để tự nhiên.
Vừa nói chị Bảy Bét lén đưa cây vàng lá qua tay chồng, nháy mắt cho anh Bảy lòn đi ra cửa sau cho phi tang tông tích, phòng khi bất ngờ công an xô cửa xông vào nhà khám xét hộ khẩu.
Vỹ nhắc anh chị Bảy, một lời giao phó định mệnh:
- Tui có bao nhiêu tài sản chừng đó tin tưởng giao hết cho anh chị. Xin cố gắng lo cho. Vợ chồng tui và hai đứa con tui rất tội nghiệp. Có gì không xuôi chuyện chắc là tui tự vận.
Nghe nói chị Vỹ động lòng khóc thút thít:
- Đi lần này em tin chắc là được. Mình ăn hiền ở lành Trời Phật dòm xuống phù hộ cho mình. Anh đừng nói vậy không nên.
Chị Bảy Bét ghé vô tai Vỹ nói nhỏ nhưng rất quả quyết:
- Anh Tư đừng lo. Tụi tui làm ăn đàng hoàng mà! Đã mười mấy hai mươi chuyến, chuyến nào cũng trót lọt. Tụi tui qua mặt công an cái rụp. Chuyến đi thành công, qua bển làm ăn khấm khá, nhớ gửi về cho vợ chồng tui thêm, nhớ nghen.
Nín lấy hơi, chị Bảy đánh đòn phé tố:
- Thì anh chị Tư cứ nghĩ lại nếu sợ thì thôi, tôi về. Đi vượt biên ai dám ép.
Anh Vỹ hoãng hốt rút lại lời nói nhát gan:
- Nói là nói vậy thôi. Chớ tui nhất quyết đi thì đi. Ở với tụi này rồi cũng sẽ chết. Không chết trước thì cũng chết sau. Thà đi!
Anh Vỹ còn lo xa:
- Tui có cần đem thuốc uống say sóng gì không" Sao tui lo quá!
Chị Bảy không dám cười lớn, nói trấn an:
- Anh khéo lo xa thì thôi. Chủ tàu, tài công họ lo đầy đủ hết rồi. Họ còn lo hơn anh nữa đó. Chuyến này đánh chuyến chót tài công đem vợ con đi theo luôn. Anh Tư cứ yên chí lớn.
Chiều chập tối đèn điện thành phố mới vừa lóe ánh sáng vàng vọt ở ngoài đường lộ trong khi đó tại một con hẻm cụt, vô trong một con đường mòn của Saigon, nay gọi là "đường liên xóm của thành phố Hồ Chí Minh", trong căn nhà lá nhỏ một bên chủ bên khách chụm đầu vào nhau bàn bạc vừa mặc cả tổng số cây vàng để mua một chuyến vượt biên. Ba cây vàng cho một đầu người. Đưa đủ số lượng ở tại Sài Gòn thì được bớt nửa cây. Họ nói nhanh rút nhanh còn lẹ làng hơn tụi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi đánh Hội Đồng Xã. Anh Vỹ tiễn chân khách ra cửa còn hỏi với thêm quần áo trang bị:
- Tụi tui mặc quần áo gì cho không bị khả nghi"
- Ừ cứ mặc đồ thường. Hàng ngày mặc đồ gì thì cứ giữ thứ đó. Giản dị thôi. Như thường ngày đi làm vậy. Nhớ là đừng đội nón lưỡi trai, dân Rạch Giá họ sẽ biết ngay mình ở Sài Gòn xuống.
Vỹ nói đúng ý:
- Chị Bảy Bét mới thật là một chuyên viên vượt biên! Tui hên lắm mới gặp được chị.

*

Bắt đầu từ 11 giờ đêm, từng nhóm 5, 3 người len lỏi trong vườn mía từ từ chui ra có mặt tại tụ điểm. Đủ hạng người Nam, Trung, Bắc, đàn ông đàn bà, nam, nữ, ông già bà cả. Người thì quần áo quấn kỹ, người xách túi xách hoặc giỏ đi chợ đựng đồ ăn giống như người đi chợ, có lẽ họ ngụy trang che mắt công an hoặc người địa phương để không biết họ toan tính vượt biên. Tụ điểm là một khoảng trống nằm trong khu vườn mía. Mía nhổ sạch chỉ còn lại các gò đất lỏm chỏm để đám đông không đụng chạm lá mía cắt da và tránh tiếng đông xào xạc. Cả bọn không ai bảo ai đều im thin thít. Nhưng hồi lâu lại có tiếng người đàn bà rầy con:
- Đi cầu sao lại không đi trước bây giờ phải làm sao" Khổ cho tui quá! Đồ quỷ!
Trong bóng đêm có tiếng người tặc lưỡi, gầm gừ:
- La um chết cả lũ bây giờ. Cho nó đi đại trong quần đi. Để thúi còn hơn đi ra ngoài kia cho công an bắt.
Rồi lại có thêm tiếng khóc ưng ức của người con gái. Một người dọa nạt:
- Muốn chết hay sao, bịt miệng nó lại đi các ba các má!
- Đi vượt biên sao chị lại khóc"
- Em nhớ má em.
- Trời! Thật là trẻ con!
Trong bóng tối mờ mờ trăng,Vỹ thấy ông bạn vừa kêu "trời" có mang khẩu súng K-54 thả xệ ngang hông. Vỹ đoán biết chính gã là công an làm việc cho quận huyện gì đây nhưng đã thông đồng "bán bãi" làm lơ cho đám vượt biên trốn ra khơi.
Tới giờ đã định, đám người lạ trong đó có anh chị Bảy Bét tới dòm từng người nhận diện và thu lại thẻ mua giấy tàu của khách hàng, đó là hộp lưỡi lam hiệu Bà Đầm. Ở đằng xa, con tàu lù lù xuất hiện tức thì đám đông không ai bảo ai tua túa chạy vụt tới để giành sự may mắn lên ngồi được trên tàu mới chắc ăn "Hàng Vượt Biên Thứ Thiệt".
Tàu rời bến đậu, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Kẻ ngồi người đứng giống như đám mía lau cắt trong vườn mía kia thả ra biển lững thững như đám lục bình trôi. Con tàu đang theo dòng nước trôi dạt thong dong không khác nào một chiếc tàu đưa người du lịch khoan thai ngoạn cảnh, chớ không có tính cách trốn chạy của con tàu vượt biên đúng nghĩa. Vỹ lo sợ không tưởng tượng được vì đây lại là con tàu vượt biên vì nó nhỏ thó dài chỉ độ 13 thước. Không mui. Không thuyền trưởng. Không lương thực. Không thuốc men. Vậy mà chuyên chở 53 mạng người, vách tàu chỉ còn cách mặt biển không hơn một gang tay. Ban tổ chức họ là ai" Chở đám người này đi đâu" Một lát nữa phong ba của đại dương sẽ cuốn đám người dại khờ bỏ tiền ra để chôn lấp mạng mình trong lòng biển cả"
Chiếc tàu không ống khói trôi tà tà trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng soi rọi mặt biển như tấm lụa xanh xanh óng ánh. Người người mở mắt thao láo nhưng lòng họ chết điếng bởi sự yên lặng đến lạnh lùng của vực sâu và biển cả. Đang lặng thinh bỗng nhiên có tiếng người đàn ông khàn giọng chửi thề:
- Đ.M! Chết hết một máy xăng rồi.
Có tiếng chân rần dẫm lên be tàu cây chạy lẹt xẹt chạy về hướng đuôi tàu, nói xen vô:


- Liệng mẹ nó cái máy xăng đi.
- Ừ, còn lại cái máy dầu liệu đi nổi không"
Nửa tuyệt vọng nửa như người bị chìm bám được ván gổ:
- Nổi hay không nổi thì sao chớ" Còn cách nào hơn nữa"
- Ừ!
Vỹ tiến lại gần anh tài công ngồi ở vàn đuôi tàu hỏi tìm sự thật:
- Sao anh không giữ lại mấy can xăng để khi nào sửa lại được máy thì có xăng dùng"
- Máy vô nước rồi còn giữ lại làm gì cho nặng ghe.
Bây giờ Vỹ đã sáng mắt, họ đưa mình đi ghe nhưng lúc còn ở trên bờ thì lái buôn khoe khoang đi tàu cho lực lưỡng và được lòng tin của khách. Vỹ vẫn không chán nản góp ý:
- Tôi là thợ máy, đâu anh đưa tôi dụng cụ để tôi mò mẫm sửa chữa thử coi.
Anh tài công loay hoay lấy một vật bằng sắt nhét dưới khoang ghe lẹ làng đưa qua tay Vỹ:
- Có cái kềm mũi nhọn được không"
- Trời! Chỉ một cái kềm con thì làm gì vặn được các ốc voi. Cụ bị đơn giản như vầy thì vượt biên nỗi gì"
Lúc đó trời mờ sáng, Vỹ thấy rõ viên tài công là một người đàn ông tuổi khoảng 30, ốm nhom, tóc dài quá mép tai. Một mắt lé ngó trái thấy bên mặt. Hắn mặc cái áo thun màu xám nhà binh để lòi cánh tay xương xẩu suông đuộc như cái que củi chấp nối với một cán cây điều khiển bánh lái chân vịt. Vỹ nhìn mà thương hại cho anh tài công, thân xác bé nhỏ, tài năng thấp kém lại đảm đang việc lớn quá sức mình. Vỹ một mình cười lớn, đám người trên ghe nghe Vỹ cười tưởng rằng ông này bị tuyệt vọng đến cuồng trí chớ có biết đâu rằng họ bị Vỹ cười chê mọi người có mặt tại đây, kể cả Vỹ, đều ngu si giao tính mệnh cho một gả tài công có tiếng mà không có miếng, vì gả chẳng biết định phương hướng và xử dụng hải bàn thì có khác nào đi vào chỗ chết.
Mạng người có số. Cũng có thể trong 53 người trên chuyến ghe vượt biên này không có số bị tù cộng sản nên rạng sáng ghe đã chạy ra ngoài hải phận quốc tế. Khi biết ghe đã tới hải phận quốc tế, mọi người như một buổi tiếp rước náo nhiệt tại khải hoàn môn. Họ vui cười la ó. Có người ca hát vỗ tay reo hoặc đánh tay vào bao bị làm nhịp cho các điệp khúc, hát hò vô tận, cứ như là đã đạt được sự thành công trong chuyến hải trình lên được mảnh đất tự do.
Vui tới đó rồi ngưng lại đó vì chuyến đi còn tiếp tục. Biển rộng bao la bao trùm một chiếc ghe cỏn con. Có khác nào con kiến vàng nhỏ nhí đeo trên chiếc lá thả trôi trên con sông cái. Xa thăm thẳm. Ghe vẫn trôi theo giờ khắc định mệnh, đủng đỉnh lần hồi đo từng gang tấc đại dương. Bắt đầu có người trên ghe bị say sóng ụa mửa, tay móc họng cho nôn ọe. Ở đây tiếng người rên như bị cúm. Kia, lại có tiếng khóc của trẻ nít đói bụng. Mọi nhu cầu không được thỏa mãn nhưng cũng qua đi vì mọi người đã mệt lả và thiếp dần. Như lớp cá mòi đóng hộp, mọi người nằm sát bên nhau, ôm ấp nhau tìm hơi ấm và sức sống hui hắt của sức kiệt và hơi tàn. Lâu lâu một cơn sóng tạt qua để rửa ráy lớp người hôi thối vì sự đóng cặn của bụi cát, mồ hôi, bã ói và tổng hợp của cứt đái trên thân thể da thịt của lớp cá mòi gần như sình thúi.
Họ lại thức dậy. Người mắt trổm lơ. Kẻ tóc tai rủ rượi. Trưa biển nóng ác nghiệt. Đàn ông cởi trần có người tháo bỏ quần dài. Đàn bà con gái có người bị nóng biển hành hạ bứt rứt giựt đứt nút áo lúc nào không hay để thân thể lồ lộ đi tới đi lui trên một thân ghe tròng trành điên đảo. Không khác nào một khu người điên có mặt trên biển, chỉ có một mặt trời chứng kiến.
Giông tố chưa tới nhưng tàu cướp đã tới gần. Từ đàng xa một con tàu chạy xồng xộc tới càng lúc càng nhanh. Một đám đực rựa đứng trước mũi tàu la hét rần rần. Chúng nói gì với nhau bằng tiếng Thái chí chóe như bầy khỉ ở rừng già.Tới gần mới thấy thằng nào thằng nấy mình mẩy đen thui như quét lọ, tay chân kệch cỡm, dân đánh cá nên tên nào cũng lực lưỡng, sức lực mạnh bạo. Chúng chỉ mặc một cái quần xì trông thấy ai cũng kinh hồn vì biết chắc chắn là bọn cướp, nói đúng là gặp hải tặc rồi. Nói đến hải tặc dân mình ở Việt Nam đều rợn tóc gáy vì nói đến hải tặc là hiếp dâm, giết người. Biết vậy như khi ở xứ mình không ai màng tới thảm trạng tang tóc đó, vì thật sự nghe nói nhưng chưa ai chứng kiến hình ảnh rùng rợn và khủng khiếp như hôm nay đám người Việt đi vượt biên là nạn nhân của vụ hải tặc.
Chúng hô hố nhảy bươn qua ghe vượt biên làm cho chiếc ghe lắ lư, nước biển có dịp đổ vào tràn đầy như cơn nước dẫn thủy nhập điền. Tiếng khóc, tiếng kêu trời, van xin , cầu nguyện... Không được 5 phút tất cả đàn ông đàn bà người Việt trên ghe đều bị chúng ra lệnh cởi trần truồng để chúng khám vàng bạc nữ trang. Có tiếng khóc ré. Nhìn lại ở trên ván đầu ghe một tên hải tặc Thái đang đè một cô gái Việt làm tình túi bụi như một con voi rừng. 1 tên, 2 tên, 3 tên cả lũ chúng noi gương xấu xa làm việc dâm ô táo bạo trên ghe. Không ai dám trở tay vì số người trên tàu của họ rất đông và toàn bộ là đàn ông dữ tợn. Một người đàn ông Việt lui cui tìm vật gì dưới khoang ghe bị một tên Thái mới làm tình xong nhìn thấy lại gần bưng hỏng anh lên và quăng xuống biển. Có tiếng người la chói lói có lẽ là vợ của anh ta vừa bị hãm hiếp xong chưa hết khiếp đảm thì hốt hoảng thấy cảnh chồng mình bị quăng xuống biển. Chồng bị ngoi ngóp bơi theo ghe, nhưng ghe đã chạy xa bỏ anh ở lại với sóng biển vừa lên ngọn cuồng phong.
Bọn hải tắc tiếp tục bày nhiều cảnh khủng khiếp. Một ông trạc tuổi 50 có bịt cái răng vàng ở hàm trên, bị một tên cướp Thái bắt ông nhe răng, nó lấy cái búa bổ vào hàm để bươi lấy cái răng vàng. Chúng lượm được cái răng vàng trong khi mọi người nhìn mặt ông, không ai còn thấy đó là cái mặt người mà chỉ hình dung được đây là cái tô vun máu. Một đứa bé 2, 3 tuổi đang ôm bú sữa mẹ, cuối cùng cũng bị một tên hải tặc kéo lôi xệch đứa bé ra khỏi vú mẹ liệng xuống biển như trò chơi ném dĩa bay vèo trên mặt nước, rồi quay lại ôm thân thể người đàn bà xé tẹt chiếc quần bà đang mặc để hành lạc trước mặt mọi người. Một cô gái lõa lồ mới vừa bị chúng hãm hiếp xong còn quá khiếp đảm vội ôm một người thanh niên đứng gần bên để mong được che chở và tránh được cảnh bị chúng bề hội đồng tập thể. Nhưng bọn cướp Thái chưa chịu tha. Chúng men tới gần kêu hai người bước ra, buộc là vợ chồng thật sự thì hãy làm tình trước mặt mọi người chúng mới tin là vợ chồng thật. Chúng hả hê tom góp vàng bạc, thỏa mãn khoái lạc nhục dục rồi giục nhau trở lại tàu đánh cá của chúng. Tưởng vậy là yên nhưng vài tên Thái còn sót lại kêu hai thanh niên Việt Nam còn trẻ lại gần rồi bất thần chúng xô ngã xuống biển.
Tàu cướp Thái đi xa, còn lại trên biển một quang cảnh tang thương. Khóc lóc. Rên xiết. Kêu trời. Kêu Phật. Óan Chúa. Oán Thần. Có người lên cơn điên cười khóc rũ rượi. Có người nhẩy ùm xuống biển tự tử làm tung nước bắn lên ghe. Không ai can gián. Cũng không ai còn sức tiếc thương. Số người còn lại trên ghe là hiện thực của vết ô nhục còn xót lại trên mặt biển.
Chiếc ghe vô danh không người lái tiếp tục trôi tới phía trước, vật vờ theo định mệnh. Thêm một đêm rồi thêm một ngày, chẳng biết bao lâu, lại một tàu cướp khác xuất hiện. Tàu bọn cướp này lớn hơn, bọn hải tặc cũng đông hơn. Những người sống sót còn trên chiếc ghe trôi dạt đã kiệt sức nên mặc tình cho chúng làm gì thì làm. Bọn hải tặc dữ tợn như sói rừng. Cảnh tượng ô nhục lại tiếp diễn. Đàn bà con gái bị hãm hiếp. Búa rìu đập đầu đàn ông. Xô người xuống biển....
Trước khi rời chiếc ghe tả tơi, lần này bọn hải tặc còn ra sức đập phá chiếc ghe cho tan nát. Ghe bể, từng mảnh ván ghe bềnh bồng. Một số sống sót trong đám thuyền nhân rải rác trên mặt biển ráng tìm bám từng miếng ván. Họ ngoi ngóp và lần lượt chìm sâu. Và rồi tất cả dấu vết của con tàu định mệnh biến mất trên mặt biển. Màn đêm trở về bao trùm lên mặt nước đại dương.

*

Một người duy nhất sống sót trong đám 53 người vượt biên ra khơi ngày 13 tháng 7 năm 1981 có tên trong giấy An Sinh Xã Hội của Mỹ ghi là Nguyễn Cảnh Vỹ. Hồ sơ lý lịch tại sở Di Trú INS ghi rõ hơn, ông Vĩ là thuyền nhân "Boat people" đi tàu vượt biên bị chìm, may mắn bám được một tấm ván trôi nên sống sót và được một tàu Mỹ làm việc ở dàn khoan dầu ngoài khơi cấp cứu.
Tại Department of Social Security thì ghi hồ sơ tên Vỹ bằng tiếng Mỹ: Marriage status: single. Realation: None. History of health: Mental.
Chuyện thật về số phận con tàu định mệnh ấy xảy ra thế nào không còn ai biết đến.  Giống như số phận cả ngàn con thuyền, hàng trăm ngàn thuyền nhân đã chìm sâu trong đại dương, tất cả chìm dần vào lãng quên.
Chứng nhân duy nhất về con tàu bị hải tặc kể trên không ai khác hơn là ông Nguyễn Cảnh Vỹ, giờ đây chỉ là một cái xác mất hết hồn vía.
Với giấy tờ lý lịch được cấp phát, ông Vỹ được người Mỹ và nước Mỹ nhân đạo chấp thuận cho ông lãnh tiền bịnh Social Security Income ngay từ lúc bước vào đất Mỹ tìm "Tự Do".