Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 25903774

 
Bản sắc Việt 03.12.2024 22:07
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
17.11.2024 10:00

Anh đánh giá quân Nga đang thương vong nhiều kỷ lục ở Ukraine

8

Theo thông tin từ tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Anh, ông Tony Radakin, tháng 10 vừa qua đánh dấu mức thương vong nặng nề nhất của quân đội Nga kể từ khi xung đột với Ukraine bùng phát.

Anh tiết lộ quân Nga đang thương vong nhiều kỷ lục ở Ukraine - Ảnh 1.

Binh sĩ Nga tham gia buổi lễ kỷ niệm Ngày Thống nhất Nga 4-11 ở Novgorod, trước khi hành quân đến các địa điểm đồn trú - Ảnh: REUTERS

Đài BBC dẫn lời ông Radakin cho biết trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 binh sĩ Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong tháng 10.

Dù Nga không công bố số liệu về tổn thất nhân mạng trong chiến tranh, ông Radakin nhấn mạnh rằng số thương vong trong tháng 10 là mức cao nhất kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine vào tháng 2-2022.

Số binh sĩ Nga bị thương vong sắp chạm mốc 700.000 người, dù Nga đang giành được một số thắng lợi về lãnh thổ. Những tổn thất này là quá lớn so với những vùng lãnh thổ mà họ chiếm được.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Anh cũng đề cập đến việc Chính phủ Nga đang dành hơn 40% ngân sách công cho quốc phòng và an ninh, đặt gánh nặng lớn lên nền kinh tế quốc gia.

Vương quốc Anh là một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất của Ukraine, hỗ trợ hàng tỉ bảng Anh cho Kiev về viện trợ quân sự, bao gồm vũ khí và huấn luyện quân đội.

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tái khẳng định cam kết của Anh trong việc ủng hộ Ukraine, đặc biệt sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, gây lo ngại về cam kết của các quốc gia phương Tây đối với Ukraine.

Ông Radakin nhấn mạnh rằng Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi đạt được mục tiêu.

"Đó là thông điệp mà Tổng thống Putin cần phải hiểu và là sự đảm bảo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky", ông Radakin phát biểu ngày 10-11.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng của họ đã chiếm giữ được một ngôi làng mới ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine.

Đó là làng Voltchenka theo tiếng Nga, phía Ukraine gọi là Vovchenko, cách thành phố Kurakhove khoảng 5km.

Nga bắt đầu làn sóng tập kích quy mô lớn vào hạ tầng năng lượng Ukraine

Minh Phương
Nga bắt đầu làn sóng tập kích quy mô lớn vào hạ tầng năng lượng Ukraine - 1

Nga tăng cường tấn công vào các hạ tầng năng lượng Ukraine khi mùa đông đến (Ảnh: Pravda).

"Một cuộc tấn công lớn khác nhằm vào hệ thống điện đang diễn ra. Đối phương đang tấn công các cơ sở sản xuất và truyền tải điện trên khắp Ukraine", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko viết trên Facebook sáng 17/11.

Người ta có thể nghe thấy lực lượng phòng không đang giao chiến với máy bay không người lái trên bầu trời thủ đô Kiev và một loạt vụ nổ mạnh vang lên khắp trung tâm thành phố khi cuộc tấn công bằng tên lửa diễn ra.

Cuộc tập kích quy mô lớn gần đây nhất của Nga là cuộc tấn công bằng 200 tên lửa cùng máy bay không người lái vào Kiev hồi tháng 8.

Hiện chưa rõ quy mô cụ thể vụ tấn công cũng như tổn thất gây ra. Ukraine đã cắt điện nhiều khu vực như một biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự đột biến trong trường hợp thiệt hại.

Giới chức vùng Volyn ở Tây Bắc Ukraine cho biết cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị hư hại nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Các quan chức thường che giấu thông tin về tình trạng hệ thống điện vì chiến tranh.

Thống đốc khu vực cho biết tại Mykolaiv ở miền Nam, hai người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Các vụ nổ làm rung chuyển thành phố Zaporizhia và cảng Odesa ở Biển Đen. Nhiều vụ nổ khác cũng được ghi nhận ở khu vực Kryvyi Rih ở phía Nam và Rivne ở phía Tây.

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết: "Nga đã phát động một trong những cuộc tấn công trên không lớn nhất: máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các thành phố, cơ sở hạ tầng quan trọng".

Ba Lan, thành viên NATO và quốc gia láng giềng của Ukraine, cho biết họ đã điều động lực lượng không quân trong không phận của mình như một biện pháp phòng ngừa an ninh trước cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga.

Ba Lan "đã kích hoạt tất cả các lực lượng và nguồn lực sẵn có, các cặp máy bay chiến đấu đang làm nhiệm vụ, trong khi các hệ thống trinh sát radar và phòng không trên mặt đất đạt đến trạng thái sẵn sàng cao nhất", chỉ huy tác chiến của lực lượng vũ trang Ba Lan đăng trên X.Theo Pravda

Nga muốn giành lại Kursk trước khi đàm phán với Ukraine

(Dân trí) - Nga dường như muốn giành lại toàn bộ vùng lãnh thổ Kursk trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Ukraine, theo Washington Post.

Nga muốn giành lại Kursk trước khi đàm phán với Ukraine - 1

Lực lượng quân sự Nga (Ảnh: Sputnik).

Báo Washington Post đưa tin, cuộc chiến giành quyền kiểm soát tỉnh Kursk của Nga đã trở nên căng thẳng hơn trong những ngày gần đây, khi Moscow tìm cách giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trong bối cảnh Điện Kremlin có thể đang mong đợi các cuộc đàm phán với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Theo Washington Post, cuộc phản công mới của Nga tại Kursk diễn ra hỗn loạn và được triển khai sau khi ông Trump, người đã cam kết chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến Ukraine, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ.

"Thời điểm này dường như cho thấy sự đánh giá ngày càng cao của Điện Kremlin về cách Kursk có thể đóng vai trò như thế nào trong các cuộc đàm phán tương lai: Nếu các cuộc đàm phán diễn ra, Nga muốn đảm bảo rằng chỉ có các vùng lãnh thổ của Ukraine mới được đưa ra đàm phán", báo Mỹ cho biết thêm.

Theo ông Konstantin Remchukov, tổng biên tập báo Nezavisimaya Gazeta, "Moscow sẽ không bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào cho đến khi đẩy binh lính Ukraine cuối cùng khỏi Kursk".

Nga được cho là quyết tâm không sử dụng Kursk làm quân bài mặc cả, cũng không có ý định từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Ukraine mà Moscow đã kiểm soát. Ông Remchukov lưu ý rằng những bình luận gần đây của Tổng thống Putin về việc các thỏa thuận cần phản ánh "tình hình thực địa" có liên quan đến mục tiêu giành lại Kursk.

Ukraine mở chiến dịch tấn công vào tỉnh biên giới Kursk của Nga từ ngày 6/8. Chiến dịch Kursk diễn ra sau khi tình báo Ukraine nhận được thông tin rằng Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công theo hướng Kursk đến vùng Sumy của Ukraine để lập một vùng đệm an ninh.

Quyết định của Kiev tấn công vào Kursk vừa để ngăn chặn nỗ lực trên của Moscow, vừa nhằm buộc Nga phải chuyển hướng nguồn lực, giảm sức ép cho lực lượng phòng thủ ở mặt trận miền Đông. Ngoài ra, chiến dịch Kursk được kỳ vọng giúp Kiev nâng vị thế trong các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai với Nga thông qua việc kiểm soát lãnh thổ ở đây.

Tuy nhiên, đà tiến công của Ukraine đã chững lại và họ hiện chỉ kiểm soát một nửa lãnh thổ đã giành được ban đầu. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đến nay, Ukraine đã mất hơn 32.000 quân cùng nhiều vũ khí, trang thiết bị ở Kursk.

Nhằm hạn chế tổn thất và nhanh chóng đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi tỉnh biên giới Kursk, Nga đã điều động các đơn vị tác chiến tinh nhuệ nhất đến đây.

Theo quân đội Ukraine kể từ ngày 7/11, Nga bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công mạnh vào vị trí của quân Ukraine ở Kursk. Nga được cho là đã tập hợp hơn 50.000 quân, bao gồm cả quân nhân Triều Tiên, để mở chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm đẩy lùi lực lượng Ukraine tại Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới  Theo Pravda

Báo Mỹ: Ông Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga phỏng tay trên Trump

Minh Phương

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ để tấn công sâu vào Nga trong bối cảnh Moscow chiếm ưu thế trên chiến trường, truyền thông Mỹ đưa tin.

Báo Mỹ: Ông Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga - 1

Một hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) của Mỹ (Ảnh: Reuters).

Các báo lớn của Mỹ, trong đó có New York Times, CNN, ngày 17/11 đồng loạt đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược chính sách lâu nay, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Theo một quan chức Mỹ, các loại vũ khí này dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu ở Kursk, một tỉnh biên giới của Nga trong bối cảnh Moscow tìm cách đẩy lùi lực lượng quân sự Ukraine ở đây trước khi chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.

Ý tưởng này nhằm giúp Ukraine duy trì quyền kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk càng lâu càng tốt. Kiev được cho là còn kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ tại đây.

Các nguồn tin cho biết Ukraine có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Nga trong những ngày tới bằng tên lửa có tầm bắn hàng trăm km, song không nêu rõ chi tiết.

Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên.

Cùng ngày, báo Le Figaro đưa tin, Pháp và Anh cũng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công bên trong nước Nga. Theo đó, Kiev được sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow để tấn công mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.

Quyết định cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) ở Nga đã được Washington xem xét trong nhiều tháng. Giới chức Mỹ vẫn chia rẽ về động thái này. Một số quan chức lo ngại nguy cơ leo thang xung đột, trong khi những người khác lo lắng tình trạng kho vũ khí đang cạn kiệt.

Ukraine từ lâu đã đề nghị Mỹ và các đồng minh, đối tác phương Tây dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với Kiev trong việc sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, phương Tây ban đầu tỏ ra khá dè dặt với đề nghị này.

Động thái đảo ngược chính sách của Mỹ, nếu được xác thực, diễn ra trong bối cảnh Ukraine và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai tới 100.000 binh sĩ đến Nga để hỗ trợ chống lại lực lượng Ukraine. Kiev đang ở thế yếu khi Nga tăng cường phản công ở Kursk và tiếp tục đạt được bước tiến ở mặt trận miền Đông Ukraine.

Một số quan chức Mỹ hoài nghi việc cho phép tấn công tầm xa sẽ giúp Ukraine xoay chuyển cục diện chiến sự, nhưng theo Reuters, quyết định này có thể giúp Ukraine vào thời điểm quân Nga đang tiến nhanh, từ đó có thể đưa Kiev vào vị thế đàm phán tốt hơn trước bất cứ cuộc đàm phán ngừng bắn tiềm năng nào trong thời gian tới.

Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có đảo ngược quyết định của ông Biden khi nhậm chức hay không.

Ông Trump từ lâu đã chỉ trích quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine và tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine sau khi đắc cử, nhưng không nêu rõ giải pháp đó là gì.

Tổng thống đắc cử Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên, song một số cố vấn của ông, trong đó có tỷ phú Elon Musk, đã chỉ trích quyết định "cởi trói vũ khí" cho Ukraine. Theo Reuters, New York Times

Nga cảnh báo phủ đầu nếu phương Tây cởi trói vũ khí cho Ukraine

Minh Phương

(Dân trí) - Các biện pháp đáp trả của Moscow sẽ có hiệu lực ngay lập tức khi phương Tây đồng ý cho Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Nga cảnh báo phủ đầu nếu phương Tây cởi trói vũ khí cho Ukraine - 1

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Reuters).

"Chúng tôi đã ngừng theo dõi chủ đề này kể từ khi Tổng thống Putin tuyên bố, chúng tôi sẽ làm gì, chúng tôi sẽ rút ra kết luận gì nếu phương Tây đưa ra quyết định như vậy (cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga)", Ngoại trưởng Sergei Lavrov ngày 8/10 cho biết.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Ngay sau khi quyết định này được đưa ra, những biện pháp đáp trả mà Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập sẽ có hiệu lực".

Ông Lavrov nhấn mạnh Nga đang theo dõi chặt chẽ những thay đổi đang diễn ra trong chiến lược quân sự của phương Tây và thực hiện các bước nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm tàng.

Ông cũng lưu ý, bất kỳ bước đi nào liên quan đến việc cung cấp hệ thống vũ khí tầm xa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và Nga đã chuẩn bị sẵn phản ứng thích hợp. Tuy nhiên, ông không nêu rõ liệu Moscow có thể đáp trả như thế nào.

Cuối tháng trước, Tổng thống Putin cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp sẽ bị Moscow coi là do NATO trực tiếp tiến hành. Chủ nhân Điện Kremlin tiết lộ, Moscow đang trong quá trình điều chỉnh học thuyết hạt nhân, hạ ngưỡng sử dụng hạt nhân. Theo đó, một cuộc tấn công tầm xa của Ukraine bằng vũ khí phương Tây sẽ bị coi là "vượt lằn ranh đỏ".

Trước đó, Tổng thống Putin cũng cảnh báo, Nga có thể trang bị cho đối thủ của phương Tây những loại vũ khí tương tự để đáp trả.

Ukraine đang hối thúc phương Tây nới lỏng hạn chế, cho phép quân đội nước này sử dụng vũ khí tầm xa được viện trợ để tấn công sâu vào Nga. Đến nay, phương Tây vẫn chia rẽ về đề xuất của Kiev. Nhiều nước lo ngại điều này sẽ kéo theo một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko hôm qua cho rằng NATO không còn che giấu việc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Nga.

"Họ đã phê duyệt các kế hoạch phòng thủ khu vực, xây dựng các nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các cơ cấu chỉ huy quân sự của khối cũng như liên tục tính toán các phương án khả thi cho hành động quân sự chống lại Nga", ông Grushko nói.

Ông dẫn chứng cuộc tập trận Steadfast Defender, cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ cuối Thế chiến 2. Cuộc tập trận diễn ra gần biên giới Nga trong nửa đầu năm nay với sự tham gia của khoảng 90.000 binh sĩ từ 32 quốc gia thành viên NATO.

Báo Die Welt của Đức cuối tuần trước dẫn tài liệu nội bộ NATO cho biết, để chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga, khối này đang có kế hoạch tăng đáng kể số lượng các đơn vị chiến đấu và phòng không.Theo  RT

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi Quốc hội và ông Trump không bỏ rơi Ukraine

Hoài Linh  11/11/2024 08:05

Theo cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, Tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra lời kêu gọi với Quốc hội và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump về vấn đề tài trợ cho Ukraine.

< iframe id="aswift_5" name="aswift_5" browsingtopics="true" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="660" height="100" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allow="attribution-reporting; run-ad-auction" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2595930887702826&output=html&h=100&slotname=6340880122&adk=2456911271&adf=1988744236&pi=t.ma~as.6340880122&w=660&abgtt=11&lmt=1731890131&format=660x100&url=https%3A%2F%2Fnguoiquansat.vn%2Ftong-thong-my-keu-goi-quoc-hoi-va-ong-trump-khong-bo-roi-ukraine-176360.html&wgl=1&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTMwLjAuNjcyMy4xMTciLG51bGwsMCxudWxsLCI2NCIsW1siQ2hyb21pdW0iLCIxMzAuMC42NzIzLjExNyJdLFsiR29vZ2xlIENocm9tZSIsIjEzMC4wLjY3MjMuMTE3Il0sWyJOb3Q_QV9CcmFuZCIsIjk5LjAuMC4wIl1dLDBd&dt=1731890130177&bpp=1&bdt=4506&idt=915&shv=r20241112&mjsv=m202411120101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie_enabled=1&eoidce=1&prev_fmts=0x0%2C336x280%2C1100x250%2C300x600%2C300x250&nras=1&correlator=3037829209916&frm=20&pv=1&u_tz=-300&u_his=7&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=492&ady=2083&biw=1903&bih=919&scr_x=0&scr_y=0&eid=31087701%2C31088727%2C31088896%2C95344190%2C95341244%2C95345967&oid=2&pvsid=1925822185331042&tmod=1598705407&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&fc=1920&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C919&vis=1&rsz=%7C%7CoeEbr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=0&bc=31&bz=1&td=1&tdf=0&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDFd&nt=1&ifi=6&uci=a!6&btvi=1&fsb=1&dtd=924" data-google-container-id="a!6" tabindex="0" title="Advertisement" aria-label="Advertisement" data-google-query-id="CL_RqcDR5IkDFXYUrQYdOVYhPg" data-load-complete="true" style="box-sizing: border-box; margin: 0px auto 1em; padding: 0px; outline: none; display: block; vertical-align: baseline; border-width: 0px; border-style: initial; max-width: 100vw; font-family: unset; line-height: 1.5; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 660px; height: 100px;">< /iframe>

Moscow bị 32 UAV tấn công, Ba Lan nói Mỹ sắp công bố ngày ngừng bắn Nga-Ukraine

Chuyên gia Nga: cơ hội “vàng” để chấm dứt xung đột tại Ukraine

Joe biden trump - epa
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Ảnh: EPA

Tổng thống Joe Biden sẽ lập luận rằng, Mỹ không nên bỏ rơi Ukraine vì động thái đó có thể gây ra nhiều bất ổn hơn ở châu Âu.

"Trong 70 ngày tới, Tổng thống sẽ có cơ hội trình bày với Quốc hội và chính quyền mới rằng, nước Mỹ cần tiếp tục cung cấp nguồn lực cho Ukraine sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ", hãng BBC và CBS dẫn lời ông Jake Sullivan cho hay.

Quan chức Nhà Trắng này nói, vấn đề trên sẽ là một trong số hàng loạt chủ đề được thảo luận khi ông Trump và Tổng thống Joe Biden gặp nhau tại Nhà Trắng vào thứ Tư (13/11) để bàn về các ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại.

"Tổng thống Joe Biden sẽ có cơ hội để giải thích với Tổng thống mới đắc cử Donald Trump về cách ông nhìn nhận mọi việc, quan điểm của cả hai và nói với ông Trump về cách ông suy nghĩ giải quyết các vấn đề khi nhậm chức".

Ông Jake Sullivan nói thêm, Tổng thống Joe Biden muốn đảm bảo việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ và thảo luận các vấn đề toàn cầu quan trọng với Tổng thống mới.

Trước đây, ông Trump đã chỉ trích mức hỗ trợ mà Mỹ dành cho Ukraine. Với việc đảng Cộng hòa đã kiểm soát Thượng viện và có khả năng là cả Hạ viện, việc đảm bảo các gói viện trợ trong tương lai cho Ukraine có thể là thách thức đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Kết quả của cuộc họp giữa ông Biden và ông Trump vào ngày 13/11 có thể có những tác động đáng kể đến sự tham gia trong tương lai của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine


Anh tiết lộ quân Nga đang thương vong nhiều kỷ lục ở Ukraine - Ảnh 2.Ukraine không kích ồ ạt vào thủ đô Matxcơva

Ngày 10-11, Nga cho biết Ukraine đã mở cuộc không kích lớn bằng ít nhất 32 máy bay không người lái nhằm vào Matxcơva, khiến các sân bay lớn tạm dừng hoạt động.



Tổng thống Đức gọi điện cho Tổng thống Nga bàn về Ukraine

Minh Phương
Lý do Thủ tướng Đức chủ động gọi điện cho Tổng thống Nga bàn về Ukraine - 1

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ảnh: AFP).

Giới chức Nga và Đức đều xác nhận, trong tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ, trong đó tập trung thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuối năm 2022.

Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Thủ tướng Scholz đã tham khảo ý kiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vài tháng trước về khả năng điện đàm với nhà lãnh đạo Nga.

"Tổng thống Zelensky phản đối ý tưởng này và Thủ tướng Scholz đã kiềm chế", ông Kuleba cho hay.

Tuy nhiên, ông Kuleba cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Thủ tướng Scholz đã quyết định gọi điện cho chủ nhân Điện Kremlin bất chấp những phản đối trước đó của ông Zelensky.

Giới chức Đức khẳng định cuộc điện đàm xoáy vào triển vọng chấm dứt xung đột ở Ukraine. Trong cuộc điện đàm, ông Putin nhắc lại, Moscow sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev dựa trên những điều kiện đã nêu ra hồi tháng 6 như: Ukraine phải cam kết trung lập, công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga.

Theo bản tóm tắt của chính phủ Đức, ông Scholz kêu gọi Nga chấm dứt xung đột ở Ukraine với lập luận Moscow đã không đạt được mục tiêu sau gần 3 năm. Ông cũng khẳng định Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Bất chấp những tuyên bố này, ông Scholz vẫn vấp phải chỉ trích của Kiev. Cuộc điện đàm cho thấy sự tiếp xúc giữa Điện Kremlin và phương Tây có thể gia tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với chiến thắng thuộc về ứng viên Cộng hòa Donald Trump.

Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng cuộc điện đàm đã mở ra "chiếc hộp Pandora" qua việc tác động tiêu cực đến những nỗ lực cô lập Nga. Ông Zelensky cho biết, ông và nhiều quan chức châu Âu khác đã cảnh báo Thủ tướng Scholz không liên lạc với Tổng thống Putin.

Theo ông Zelensky, việc nhà lãnh đạo Đức chủ động điện đàm với Tổng thống Nga không mang lại giá trị nào cho con đường dẫn đến "hòa bình công bằng" tại Ukraine, mà chỉ làm suy yếu sự cô lập Moscow.

Christian Mölling, cựu chuyên gia an ninh tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho rằng việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể là lý do cho việc cuộc điện đàm diễn ra ở thời điểm này.

"Châu Âu lo ngại ông Trump qua mặt họ trong vấn đề đàm phán. Họ muốn đảm bảo rằng mình cũng có mặt tại bàn đàm phán", ông Mölling nhận định và cảnh báo thêm rằng một cuộc điện đàm như vậy tiềm ẩn rủi ro.

Theo ông, Nga có thể cho rằng, điều này cho thấy châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chủ động nói chuyện hay nói cách khác là nỗ lực của phương Tây cô lập Nga đã thất bại.

"Lý do cho cuộc điện đàm này là ông Scholz sắp có cuộc bầu cử và cử tri đang yêu cầu chính phủ Đức tiến tới hòa bình chứ không phải xung đột. Chúng tôi nghĩ sẽ có những cuộc gọi khác từ các nhà lãnh đạo phương Tây", Sergei Markov, một nhà phân tích chính trị tại Moscow và là cựu cố vấn Điện Kremlin, nhận định.

Hồi tháng 10, ông Scholz tuyên bố sẵn sàng nối lại liên lạc trực tiếp với ông Putin, nhưng Điện Kremlin đã bác bỏ và nhấn mạnh rằng Moscow không có lý do gì để làm như vậy. Động thái này của ông Scholz đáng chú ý bởi không lâu trước đó, Đức là một trong những quốc gia phản đối bất cứ liên lạc nào với Nga.

Cựu Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho rằng, động thái của ông Scholz có một số hàm ý, bao gồm việc Nga đã "thoát ra khỏi sự cô lập của châu Âu" và Đức là một trong những yếu tố mở đường.

Theo

New York Times, Pravd

Phản ứng của Ukraine về cuộc điện đàm Nga - Đức

Minh Phương

Phản ứng của Ukraine về cuộc điện đàm Nga - Đức - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).

Điện Kremlin xác nhận, ngày 15/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm về cuộc khủng hoảng Ukraine. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuối năm 2022.

Trong cuộc gọi kéo dài khoảng một giờ đồng hồ do phía Đức đề xuất này, hai nhà lãnh đạo đã "trao đổi quan điểm chi tiết và thẳng thắn về tình hình ở Ukraine".

Ukraine ngay lập tức phản ứng gay gắt với diễn biến này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ví cuộc gọi như "mở hộp Pandora" và mang lại cho Moscow những gì mà họ muốn.

"Thủ tướng Scholz nói với tôi rằng ông ấy sẽ gọi cho ông Putin. Bây giờ có thể có những cuộc trò chuyện khác, những cuộc gọi khác", Tổng thống Zelensky nói. Ông lập luận, điều này sẽ làm suy yếu sự "cô lập" Nga và không mang lại kết quả thiết thực nào.

Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Chúng tôi biết cách hành động. Chúng tôi muốn cảnh báo: sẽ không có thỏa thuận Minsk-3. Chúng tôi cần hòa bình thực sự".

Thỏa thuận Minsk-1 và Minsk-2, do Pháp và Đức làm trung gian, được kỳ vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến sự miền Đông Ukraine và tháo ngòi căng thẳng giữa Nga - Ukraine.

Điều khoản cốt lõi của các thỏa thuận này là một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và các bên phải nhất trí rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực tiền tuyến. Việc thực thi đầy đủ các thỏa thuận Minsk sẽ loại trừ khả năng Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO.

Tuy nhiên, Nga cáo buộc Ukraine không thực hiện đầy đủ và thỏa thuận thực chất là cách để Kiev "câu giờ", chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn hơn.

Cuộc điện đàm đầu tiên sau hai năm

Đức là một trong những quốc gia viện trợ mạnh mẽ nhất cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Thủ tướng Scholz đã thông báo trước với Ukraine về cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Putin.

Trong cuộc điện đàm này, hai nhà lãnh đạo thảo luận về cuộc xung đột Ukraine, về quan hệ song phương Nga - Đức và tình hình quốc tế như căng thẳng ở Trung Đông.

Theo thông cáo của chính phủ Đức, Thủ tướng Scholz đã yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine và khẳng định Đức sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev.

Trong khi đó, theo thông tin của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã giải thích nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Ukraine và nói rằng Moscow vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Kiev dựa trên các đề xuất mà Moscow đưa ra hồi tháng 6.

"Về triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga nêu rõ Nga chưa bao giờ từ chối và vẫn để ngỏ khả năng nối lại các cuộc đàm phán vốn bị chính quyền Kiev làm gián đoạn", Điện Kremlin nhắc lại quan điểm của Nga.

Điện Kremlin cũng nêu rõ thêm: "Các thỏa thuận khả thi phải tính đến lợi ích của Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh, xuất phát từ thực tế lãnh thổ mới và quan trọng nhất là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột".

TheoKyiv Independent, RT

Ukraine dốc sức để chấm dứt xung đột với Nga vào năm sau 

(Dân trí) - Ukraine sẽ làm mọi thứ để có thể chấm dứt xung đột với Nga vào năm tới thông qua ngoại giao.

Ukraine dốc sức để chấm dứt xung đột với Nga vào năm sau - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).

Trả lời phỏng vấn ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình chiến trường ở miền Đông khó khăn và Nga đang có những bước tiến. Ông cho rằng Nga không quan tâm đến việc đồng ý một thỏa thuận hòa bình.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, luật pháp Mỹ ngăn không cho ông gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ nhậm chức vào tháng 1 tới. Ông dự định trao đổi trực tiếp với ông Trump thay vì thông qua một cố vấn hay một đặc phái viên.

Ông cũng nhấn mạnh: "Về phía chúng tôi, chúng tôi phải làm mọi thứ để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao".

Tổng thống Zelensky mong đợi sự hỗ trợ từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong trường hợp có các cuộc đàm phán giữa Kiev và Moscow. Ông cho hay, một "Ukraine mạnh" là nền tảng của các cuộc đàm phán đó.

"Nếu chúng ta đối thoại với Nga trong tình trạng hiện tại, thì Ukraine sẽ mất vị thế ngay từ đầu. Những cuộc đàm phán sẽ vô nghĩa nếu chúng ta rơi vào thế yếu. Lập trường của ông Trump rất quan trọng, thái độ của Mỹ với Ukraine rất quan trọng. Hôm nay họ đứng về phía Ukraine. Điều này vô cùng quan trọng", ông bình luận.

Trước đó, ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng xung đột sẽ chấm dứt nhanh chóng hơn nhờ chính sách từ chính quyền sắp tới của ông Trump.

"Chắc chắn rằng xung đột sẽ kết thúc sớm hơn với chính sách của những người sắp điều hành Nhà Trắng. Đó là cách tiếp cận của họ, cam kết của họ với người dân. Xung đột sẽ kết thúc, nhưng chúng tôi không biết ngày chính xác", Tổng thống Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 15/11.

Xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 3 năm với tổn thất lớn cho cả hai bên. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt cuộc chiến này trong vòng 24 giờ sau khi đắc cử.

Nga và Ukraine đều đang nỗ lực để giành vị thế tốt hơn trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm tàng nào trong tương lai. Điều này khó khăn hơn với Kiev do Nga liên tục đạt được bước tiến trên chiến trường.

Tổng thống Zelensky cho biết, việc luân chuyển ở tiền tuyến không thể diễn ra nếu các lữ đoàn dự bị của Ukraine không được trang bị vũ khí và trang thiết bị. Đây là lý do tại sao những người lính ở tiền tuyến buộc phải rút lui do họ mệt mỏi và do sự tiến công của Nga.

"Họ mệt mỏi, họ rút lui. Họ đang bị tấn công bằng bom, và họ kiệt sức. Các chỉ huy đã cho phép họ rút lui. Bởi vì theo quan điểm của chúng tôi, con người là trên hết, sau đó mới đến lãnh thổ", ông nói.

Tổng thống Zelensky lưu ý thêm: "Khi họ rút lui, một lữ đoàn được trang bị tốt sẽ thay thế, sẵn sàng cho cuộc tấn công sắp tới. Chúng tôi đã có thỏa thuận về số lượng các lữ đoàn này, nhưng việc bố trí nhân sự rất chậm".

Ông nhấn mạnh rằng do thiếu trang thiết bị nên không có các lữ đoàn mới, nhưng các đơn vị dự bị đã được thành lập với những nhân sự giàu kinh nghiệm từng chiến đấu. Ông dự đoán, một khi các lữ đoàn dự bị được trang bị đầy đủ, Ukraine có thể chặn bước tiến của Nga ở miền Đông.     Reuters, Pravda

Thủ tướng Canada nêu khả năng xung đột Ukraine sớm chấm dứt

Thành Đạt
Thủ tướng Canada nêu khả năng xung đột Ukraine sớm chấm dứt - 1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Getty).

Theo hãng tin Bloomberg, khi bình luận về cuộc trao đổi gần đây giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ hy vọng rằng xung đột ở Ukraine có thể kết thúc trong những tháng tới.

Thủ tướng Trudeau ủng hộ sáng kiến của Thủ tướng Scholz, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại ngay cả với những quốc gia mà phương Tây có bất đồng nghiêm trọng.

Nhà lãnh đạo Canada cũng lưu ý rằng việc duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine vẫn là yếu tố chính để đạt được hòa bình. Thủ tướng Trudeau đặc biệt nhấn mạnh rằng, việc Washington hoàn toàn từ chối hỗ trợ Kiev sẽ gây ra tác động thảm khốc đến tình hình chung.

"Tất cả đồng minh trên thế giới không thể thay thế việc Mỹ rút hoàn toàn sự hỗ trợ cho Ukraine", ông Trudeau nói thêm.

Tuy nhiên, các nhà quan sát chính trị cho rằng dự báo lạc quan của Thủ tướng Trudeau về việc chấm dứt xung đột trong những tháng tới có vẻ quá tham vọng.

Tình hình ở tiền tuyến vẫn căng thẳng và triển vọng đàm phán hòa bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thành công của cả hai bên, hoạt động ngoại giao và áp lực bên ngoài.

Bộ Quốc phòng Canada hồi tháng 8 tuyên bố Ottawa không có bất kỳ hạn chế về mặt địa lý nào đối với việc Ukraine sử dụng xe tăng và xe bọc thép do Canada viện trợ.

Các nước phương Tây dần dần nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí mà họ viện trợ cho Ukraine, cho phép Kiev sử dụng các thiết bị này để tập kích mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga nhằm mục đích phòng vệ. Mặc dù vậy, những nước này vẫn không cho phép Kiev dùng vũ khí tầm xa nhắm vào lãnh thổ Nga.

Giới chức Nga và Đức đều xác nhận, trong tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ, trong đó tập trung thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuối năm 2022.

Giới chức Đức khẳng định cuộc điện đàm xoáy vào triển vọng chấm dứt xung đột ở Ukraine. Trong cuộc điện đàm, ông Putin nhắc lại, Moscow sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev dựa trên những điều kiện đã nêu ra hồi tháng 6 như: Ukraine phải cam kết trung lập, công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga.

Theo bản tóm tắt của chính phủ Đức, ông Scholz kêu gọi Nga chấm dứt xung đột ở Ukraine với lập luận Moscow đã không đạt được mục tiêu sau gần 3 năm. Ông cũng khẳng định Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Trả lời phỏng vấn ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình chiến trường ở miền Đông khó khăn và Nga đang có những bước tiến. Ông cho rằng Nga không quan tâm đến việc đồng ý một thỏa thuận hòa bình.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, luật pháp Mỹ ngăn không cho ông gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ nhậm chức vào tháng 1 tới. Ông dự định trao đổi trực tiếp với ông Trump thay vì thông qua một cố vấn hay một đặc phái viên.

Ông cũng nhấn mạnh: "Về phía chúng tôi, chúng tôi phải làm mọi thứ để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao".

Trước đó, ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng xung đột sẽ chấm dứt nhanh chóng hơn nhờ chính sách từ chính quyền sắp tới của ông Trump.

TheoBloomberg

So sánh VNCH với Afghanistan và Ukraine ngày nay

Những người lính Ukraine

Nguồn hình ảnh,Reuters

Chụp lại hình ảnh,Những người lính Ukraine
  • Tác giả,Trương Nhân Tuấn
  • Vai trò,Gửi bài cho BBC từ Marseille, Pháp

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước. Dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Một chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần trước có nói câu đại khái như sau: "người ta không sợ một đoàn quân sư tử do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo".

Ta có thể hiểu rằng chuyên gia này nói người Ukraine là một "đàn cừu" được con sư tử Volodymyr Zelensky chỉ huy.

Trên chiến trường thực tế cho thấy tinh thần chiến đấu của Ukraine. Ví dụ, đoàn quân xa Nga dài 64 kmbị chặn ở cửa ngõ thủ đô Kyiv là do sự phá hoại của 30 chuyên gia về tin học của Ukraine. Đội chiến binh trẻ này điều khiển những chiếc drone mang vật nổ để đánh vào các điểm yếu khiến đoàn quân xa Nga bị bất động trong nhiều tuần.

Chụp lại video,Giải đáp các câu hỏi về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato

Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở Kabul và Sài gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử chỉ huy?

Chiến tranh VN, với Hiệp định Paris 27/01/1973, Mỹ thỏa thuận với Hà Nội để được "kết thúc chiến tranh" và đem lại "hòa bình trong danh dự" cho Hoa Kỳ, trong vòng 60 ngày quân Mỹ phải rút khỏi VN.

Chụp lại video,Huế 1968: Cuộc chiến tàn phá Thành Nội

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN ngày 29/03/1973, sau đó chiến tranh VN trở thành cuộc "nội chiến".

Tương tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân trang quân dụng.

Lưu lại audio,Sử gia quân sự, TS. Vũ Cao Phan mổ sẻ và phân tích sự kiện Tết Mậu Thân 68 sau nửa thế kỷ.

Trong thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một đạo quân thiện chiến, gồm quân đội Bắc VN và Mặt Trận Giải phóng Miền Nam mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không lại. Nên biết người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực không quân, thiết giáp, pháo binh yễm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỷ USD. Trong suốt 8 năm ở VN quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân cộng sản.

Quân VNCH còn chống phải chống trả trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973 Trung Đông rơi vào khủng hoảng dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt đến 10 lần. Quân xa, phi cơ, tàu bè, chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược và nhiên liệu.

Quân Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Một số tướng và đại tá VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất cập (như di tản chiến thuật Tây nguyên) đến từ Dinh Độc lập. Cuối cùng, cũng TT Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính buông súng đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng Tư năm 1975.

So sánh với cách Mỹ làm ở Afghanistan và Ukraine ngày nay

Quân đội của chính phủ Afghanistan thân Mỹ rất đông đảo, gồm trên 300 ngàn quân được vũ trang tận răng. Thế nhưng quân Taliban hay quân chính phủ Kabul thân Mỹ cũng đều là dân Afghanistan cả. Phải có lý do tâm lý nào đó mà một bên sẵn sàng ôm bom để chết, trong khi bên kia lại không muốn cầm súng bảo vệ quê hương của họ.

Tương tự, quân VNCH cũng như bộ đội miền Bắc. Tất cả "máu đỏ da vàng", giống nhau "một lá gan". Không thể phê phán bên này can đảm bên kia hèn nhát.

Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine bắt đầu từ ngày 24/02/2022 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Tinh thần chiến đấu của quân dân Ukraine, dưới sự chỉ huy của tổng thống Zelensky, chứng minh được hiện tượng "châu đấu đá nghiêng xe". Quân đội Nga với một lực lượng áp đảo so với quân Ukraine, hỏa lực cũng như nhân sự. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương quan lực lượng hai bên với tỉ số 10/1. Không ngoại lệ tất cả đều tiên đoán Kiev sẽ sụp đổ trong vài ngày.

Thực tế trên chiến trường chứng minh tất cả đều đoán sai. Tinh thần chiến đấu của dân và quân Ukraine thể hiện như là con gà mẹ dũng mãnh, liều chết quyết chiến đấu chống lại con diều hâu hung tợn để bảo vệ đàn con. Các nhà quan sát quốc tế đồng thuận ở một điều là yếu tố Zelensky đóng vai trò cốt lõi.

Lúc sứ quán Mỹ đề nghị di tản Zelensky và gia đình. Ông này trả lời sứ quán Mỹ rằng : "Chúng tôi cần vũ khí chớ không cần một chuyến quá giang".

Zelensky đã thành công trong việc thổ lên tinh thần "quốc gia dân tộc" trong toàn thể dân chúng Ukraine cũng như xiển dương một "quốc gia Ukraine độc lập có chủ quyền" trước trường quốc tế.

Ukraine là một "quốc gia" mới được khai sinh, năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã. Trong khi dân Nga và dân Ukraine có cùng một nguồn gốc, cùng một "nation".

Không có Zelensky chắc gì dân và quân Ukraine đã có được tinh thần "quốc gia dân tộc" mãnh liệt như hôm nay và chưa chắc họ đã được quốc tế ủng hộ và viện trợ vũ khí cần thiết để tự vệ như đã thấy.

Cuộc biểu quyết ở LHQ tháng Ba 2022 ta thấy đại đa số các nước lên án Nga "xâm lược" Ukraine. Dư luận quốc tế, ngay cả TT Biden, lên án Putin phạm tội ác diệt chủng (crime génocide). Dư luận quốc tế, thông qua ý kiến một cựu thẩm phán Tòa Hình sự quốc tế, cũng lên án quân Nga phạm tội ác chiến tranh.

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự dẫn trên. So sánh ba quân đội. Đâu là cừu, đâu là sư tử ?

Ý kiến của chuyên gia nhấn mạnh ở tinh thần chiến đấu của cấp chỉ huy.

Mỹ vào VN cũng như vào Afghanistan. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, người Mỹ trực tiếp hay gián tiếp, chỉ huy tất cả. Cấp chỉ huy Mỹ có phải là những con sư tử dũng mãnh hay không? Chuyện này hãy để sử gia Mỹ thẩm định.

Rõ ràng quân đội thân Mỹ ở Kabul, những ngày cuối Mỹ rút quân, đã tan hàng nhanh chóng vì họ không còn tinh thần chiến đấu.

Nhìn lại quân lực VNCH

Quân VNCH thừa dũng cảm nhưng theo tôi, yếu tố dũng cảm của đạo quân không đủ để một bên giành chiến thắng.

Theo ý kiến cá nhân tôi, từ khi hiệp định Geneva 1954, số phận của VNCH đã là "chiến trường", sinh ra nếu không chiến thắng ắt là hủy diệt. Người Mỹ lật đổ ông Diệm 1963, sau đó đổ quân vào trực tiếp mở đầu cuộc chiến tranh. Sự tồn tại của VNCH đã bắt đầu tính ngày.

Phía CS miền Bắc, qua tuyên bố của Phạm Văn Đồng 8 tháng Tư 1965, lập trường tương đồng với Anh và Pháp: tôn trọng Hiệp định Genève 1954.

Riêng VNCH, thủ tướng Phan Huy Quát ngày 1 tháng Hai 1965 có tuyên bố: "cuộc chiến đấu của VNCH rõ ràng là một trường hợp tự vệ chính đáng, chỉ có mục đích đập tan quân cộng sản xâm lăng…".

Lập trường của VNCH và Mỹ, trước việc Mỹ đổ quân vào VN, đã không được sự ủng hộ của đồng minh và dư luận quốc tế.

Hiệp định Paris 1973 đã trói tay tất cả. Bởi vì theo Hiệp định này Mỹ nhìn nhận nội dung Hiệp định Geneva 1954, nhìn nhận "Nước - Nation" VN bất khả phân chia và lãnh thổ VN thống nhứt ba miền.

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas

Nguồn hình ảnh,Reuters

Chụp lại hình ảnh,Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas

Luật quốc tế định nghĩa "xâm lược-agression", quốc gia này đem quân xâm chiếm lãnh thổ quốc gia kia. Nam và Bắc VN cùng một "nation - dân tộc", cùng một lãnh thổ Bắc, Trung, Nam, bất khả phân chia. Hiển nhiên không có vấn đề "xâm lược".

Luật quốc tế cũng ngăn cản việc một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia khác. Mọi sự viện trợ của một quốc gia nào đó cho VNCH, sau khi Mỹ rút, đều vi phạm luật quốc tế.

Từ khi đất nước chia đôi, các thế hệ lãnh đạo VNCH chưa bao giờ xác định được "tinh thần quốc gia dân tộc" là gì, có ý nghĩa thiêng liêng ra sao.

Họ không xác định được vì Hiến pháp VNCH ghi rõ lãnh thổ VN từ "Nam quan tới mũi Cà Mau". Quốc gia VN bao gồm luôn miền Bắc.

Tổng thống Ukraine Zelensky gặp hai ông Austin và Blinken

Nguồn hình ảnh,EPA

Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Ukraine Zelensky gặp hai ông Austin và Blinken

Chiến sĩ VNCH chiến đấu đơn thuần vì lý do "chống cộng sản xâm lược" chớ không nhằm "bảo vệ chủ quyền quốc gia", "bảo vệ dân tộc VNCH" hay "bảo vệ lãnh thổ VNCH" như trường hợp Ukraine với Zelensky.

Từ sau 1954 các lãnh đạo VNCH đã bỏ qua nhiều cơ hội phòng ngừa chiến tranh, qua cách nương theo lập trường của Mỹ, qua việc tuyên bố miền Nam là quốc gia độc lập (từ vĩ tuyến 17). Năm 1955 TT Ngô Đình Diệm trưng cầu dân ý lật đổ Bảo Đại nhưng ông Diệm không trưng cầu dân ý về một "Nam Việt dân quốc". Ông Diệm bị giết năm 1963, trong lúc đang vận động thống nhứt đất nước với miền Bắc. Sau này, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… cũng đều bỏ qua cơ hội phòng ngừa chiến tranh bằng cách tuyên bố quốc gia độc lập. Đài Loan hiện nay cũng muốn tuyên bố để tránh việc lục địa "thống nhứt đất nước".

Việc này để lại hệ quả sâu xa. Ngoài việc dành cho phía CS miền Bắc quyền phát động chiến tranh để "thống nhứt đất nước" (và giải phóng dân tộc), còn có vấn đề khích động tinh thần "quốc gia dân tộc" trong khối dân chúng miền Nam cũng như quân đội VNCH.

Rốt cục VNCH tồn tại hay không tùy thuộc vào ý chí dân miền Nam có sẵn sàng hy sinh để bảo vệ "lối sống" khác biệt của mình hay không. Rõ ràng người dân và quân lính miền Nam đã không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ miền Nam độc lập, không cộng sản.

Số phận VNCH đã định trước. Bất kể cấp chỉ huy can đảm tới mức nào và quân đội dũng mãnh ra sao. Bất kể khi VNCH (từ 1973) có một Zelensky lãnh đạo hay không. Bắn hết đạn quân VNCH ắt phải thua.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Trương Nhân Tuấn từ Marseille, Pháp





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 244 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 157 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 136 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 136 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.