Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc sau 50 năm chiến tranh
25.02.2025 21:25
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc sau 50 năm chiến tranh Trong một cuộc thảo luận tại Quốc Hội hôm 13 tháng 2 năm 2025, Tổng bí thư Tô Lâm đã đưa ra một nhận định bất ngờ, trái với đường lối tuyên truyền cổ điển về những thành quả “vĩ đại” của 40 năm đổi mới. Ngài Tổng Bí thư chọn dội lên đầu những đồng chí của mình một gáo nước lạnh
. “Lúc ấy mà họ được sang Sài Gòn khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy thôi đã là niềm mơ ước. 50 năm sau thì ngược lại, mình lại mơ ước được sang Singapore khám bệnh”. Người đứng đầu đảng ******** nói về sự tụt hậu của Việt Nam so với Singapore. Điều đáng chú ý hơn cả nằm ở chỗ ông đảng trưởng dùng Sài Gòn, thủ đô cũ của Việt Nam Cộng Hòa, kẻ thù không đội trời chung với đảng ********, để làm ví dụ về một thời hoàng kim của đất nước “mình”. Trước đó ông cũng thừa nhận “Sài Gòn là hòn ngọc viễn Đông mà Thái Lan, Singapore, Malaysia… rất phục.” Những hành động thực tiễn cho tiến trình hòa giải Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những lời nói, chúng ta cần những hành động cụ thể để tiến tới hòa giải, hòa hợp dân tộc. Hãy bắt đầu bằng việc trả lại cho dân những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do ứng cử, bầu cử. Nếu các ông thực sự muốn hòa giải, hòa hợp thì tu sửa Nghĩa trang Biên Hòa, quan tâm đến những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn lại. Đó là những việc làm thiết thực cho tiến trình hòa giải dân tộc. Đoàn kết để xây dựng một Việt Nam hùng mạnh Hòa hợp, hòa giải dân tộc từng được cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đề cập đến trong một bài viết nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh, tháng 9 năm 2005. Ông khẳng định đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn sức mạnh của đất nước, và lấy làm tiếc khi tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Đến hôm nay, dù đảng ******** vẫn một mực nói chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc được coi là chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam, với phương châm xóa bỏ phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, cùng hướng tới tương lai cũng từ mấy chục năm qua. Nhưng trên thực tế, chính sách tuyên truyền của Đảng lại thể hiện một tư duy hoàn toàn trái ngược. Tương lai nào cho Việt Nam? Việt Nam Cộng Hòa và những biểu tượng của chế độ cũ vẫn bị bêu rếu hàng năm mỗi độ tháng tư về. Lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn bị coi như vật phẩm nguy hiểm và đáng nguyền rủa, hễ ai dính tới thì hoặc bị phạt, hoặc bị công kích. Những chiến sĩ của chính quyền Sài Gòn hy sinh khi giữ đảo Hoàng Sa vẫn chưa được công nhận. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nhận định về phát biểu của ông Tô Lâm với tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc cho rằng “đất nước đã chấm dứt chiến tranh 50 năm nhưng chính phủ vẫn còn nhiều việc phải làm về tất cả các lĩnh vực.” “Nhưng tôi tin rằng, khi đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với cựu thù là Mỹ; đã nâng tầm quan hệ với Trung Quốc và với các nước là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thì vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc tại sao không? Tôi hy vọng người Việt sẽ đoàn kết để tạo thành sức mạnh, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh để “không ai ăn hiếp mình được nữa, không ai khi dễ mình được nữa”, ông nói thêm.
|