Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24906496

 
Tin tức - Sự kiện 03.05.2024 09:27
Thi tuyển làm vợ HQ: Con Gái CHXHCNVN cởi quần uốn éo để các ông lão Hàn Quốc chọn vợ
06.05.2011 05:53

Lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc theo "phong trào"

TTO - Đó là nhận định của đại diện Bộ Tư pháp khi nói về nhiều trường hợp hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại hội nghị toàn quốc cùng chủ đề diễn ra ở Cần Thơ sáng 22-4, do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.

VIDEO (18+ o­nly): NHỮNG HÌNH ẢNH ĐAU LÒNG CỦA 100 CÔ GÁI VIỆT TRẦN TRUỒNG CHO ĐÀN ÔNG HÀN QUỐC TUYỂN VỢ
  



http://vietnamdanchu.multiply.com/journal/item/8039/8039

Bắt thêm 3 người trong vụ hối lộ lấy chồng nước ngoài

>> Cần Thơ: Quan tâm hỗ trợ phụ nữ lấy chồng nước ngoài

TP - Chiều 14-4, Công an TP Cần Thơ khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người trong vụ án đưa và nhận hối lộ môi giới lấy chồng người nước ngoài xảy ra ở Sở Tư pháp TP Cần Thơ. Đó là ông Nguyễn Hoàng Minh (SN 1968, cán bộ hộ tịch phường An Lạc, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), bà Trần Thị Thanh Hường (SN 1962, giáo viên dạy tiếng Hàn, ngụ phường 15, quận Tân Bình, TPHCM) và A Hữu Thọ (SN 1979, nhân viên Cty Kim Việt Hưng (ngụ tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TPHCM).

Theo công an, ba người này đã nhận và chuyển cho ông Phan Thanh Dũng, Phó phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp TP Cần Thơ trên 1,7 tỷ đồng.

Ông Phan Thanh Dũng bị bắt quả tang nhận hối lộ 900 USD của môi giới Trần Ngọc Trung đêm 11-12-2010, nhằm giải quyết một trường hợp lấy chồng Đài Loan thành hồ sơ ghi chú lấy chồng Hàn Quốc. Vụ án được khởi tố ngay khi đó. Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ xác định, ông Dũng còn móc nối với nhiều người làm môi giới lấy chồng người nước ngoài để nhận tiền. Mỗi hồ sơ ông Dũng nhận 250 – 1.200 USD, trường hợp đặc biệt như tuổi tác quá chênh lệch hay chú rể bị dị tật, ông Dũng đòi thêm 400 - 1.200 USD. Kiểm tra bước đầu, tài sản của ông Dũng có trên 20 tỷ đồng.

Sáu Nghệ -Hồng Thủy

Lấy chồng ngoại: phía Nam giảm, phía Bắc tăng
Ngày 22.4, tại Cần Thơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tổ chức “Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng thường trực Bộ LĐ-TB-XH cho biết, theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến 31.12.2010 có 257.555 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó phụ nữ Việt chiếm trên 80%.

Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Sóc Trăng, từ năm 1999-2010 tỉnh này có 7.134 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong đó kết hôn với người Đài Loan chiếm 70%. Do nhiều nguyên nhân, gần đây số lượng kết hôn với yếu tố nước ngoài giảm dần, cụ thể năm 2009 có 339 trường hợp thì năm 2010 còn 216 trường hợp. Tại Hậu Giang, năm 2004 có 850 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, năm 2007 lên tới đỉnh điểm 1.893 trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2008 trở về sau giảm dần, đến năm 2010 có 995 trường hợp. Tại Đồng Tháp, từ năm 2000- 2004 có từ 1.249 - 1.835 trường hợp đăng ký kết hôn với nước ngoài. Nhưng từ 2005 đến 2010 số lượng đăng ký giảm mạnh, từ 336 trường hợp như năm 2005 giảm còn 156 trường hợp trong năm 2010.

Điều đáng quan ngại là trong khi phong trào lấy chồng Hàn ở ĐBSCL giảm dần, thì tại các địa phương như: Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Bình… lại tăng. Cụ thể năm 2005 Hải Dương có 226 người thì đến 2010 là 632 người; Quảng Ninh năm 2005 là 126 trường hợp đến năm 2010 là 786 trường hợp.

Những đứa trẻ bơ vơ bởi mẹ là cô dâu Việt

Đưa con từ Đài Loan về sống nhờ mẹ ruột, một hôm, chờ hai đứa nhỏ ngủ say, Thúy lén hôn con rồi gạt nước mắt ra đi với ý nghĩ sẽ tìm việc làm kiếm tiền trả nợ và gửi cho bà nuôi cháu.
> Cô dâu Việt bỏ trốn vì bị chồng Hàn Quốc bạo hành tình dục/ Phát điên vì kiếp làm vợ chồng ngoại

Thúy quê ở xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, lấy chồng Đài Loan rồi khăn gói đến quê chồng. Sinh được 2 đứa con, 4 năm trước chồng Thúy đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim. Mẹ và em chồng sợ bị chia gia tài nên tìm cách đánh đuổi cả ba mẹ con đi.

Bơ vơ đất khách quê người, không nghề nghiệp, không tiền bạc, Thúy đành vay mượn tiền từ bạn bè đồng hương để mua vé máy bay bồng con về quê ngoại. Thế nhưng nhà bà Cẩm - mẹ Thúy, chỉ có hơn công đất trồng nhãn cũng đã đem cầm cố để trị bệnh phổi cho bà. Gia đình khó khăn vô cùng. Một hôm, chờ hai đứa nhỏ ngủ say, Thúy lén hôn con rồi gạt nước mắt ra đi với ý nghĩ sẽ tìm việc làm kiếm tiền trả nợ và gửi về cho bà nuôi hai đứa con lai.

Từ ấy đến nay, bà Cầm cho biết 4 năm qua phía gia đình bên nội không thấy ai sang thăm cháu. Còn mẹ hai đứa nhỏ không biết làm gì ở Sài Gòn, một năm chỉ về thăm con hai lần rồi đi. Quanh năm suốt tháng, ba bà cháu thui thủi một mình, cơm cháo no đói có nhau, lâu lâu mới nhận được tiền mẹ gửi về cho một ít.

Ngày mới xa mẹ, bé gái Lin Yi Syun mới 27 tháng và bé trai Lin Shan Tai 17 tháng tuổi. Những ngày đầu mới về quê mẹ, hai bé không biết tiếng Việt, bà ngoại không biết tiếng Hoa nên những lúc cháu đói khát đòi ăn uống bà cũng không biết. Bà chỉ chăm cháu theo kinh nghiệm rồi từ từ tập chúng nói tiếng Việt. Bây giờ cả hai đứa nhỏ đều đã 5-6 tuổi, nói tiếng Việt rành, nhưng ký ức về bố mẹ trở nên mờ nhạt, không nhớ gì nhiều về đấng sinh thành của mình. Hỏi Syun "bố mẹ con đâu?", cô bé chỉ bẽn lẽn lắc đầu...

Hai em bé A Thai và A Sin được mẹ đưa từ Đài Loan về sống với bà ngoại. Ảnh: Thiên Phước
Hai em bé con lai được mẹ đưa từ Đài Loan về sống với bà ngoại. Ảnh: Thiên Phước

Sóc Trăng là một trong những địa phương có nhiều xóm được gọi là “xóm Đài Loan”, vì có quá nhiều cô gái trẻ đua nhau lấy chồng ngoại. Thống kê của ngành chức năng, từ năm 1999 đến 2010, tỉnh có trên 7.000 phụ nữ lấy chồng ngoại, trong đó có đến 70% lấy chồng Đài. Tại huyện Cù Lao Dung, chỉ tính riêng xã An Thạnh Nhất có đến trên 400 cô gái được các ông chồng cưới về Đài Loan làm vợ. Trong số này có rất nhiều người gặp trắc trở về tình duyên do bất đồng ngôn ngữ, bị cha mẹ chồng và cả chồng đánh đập nên trốn về Việt Nam trong sự tủi nhục, lỡ làng đời con gái. Hàng trăm đứa con lai cũng theo mẹ về quê nhà trong khốn khó, thiếu thốn tình cảm gia đình.

Xa cha mẹ nhưng có lẽ cháu ngoại bà Cẩm có cuộc sống tốt hơn bé Như Ý ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Mặc dù được sống với mẹ nhưng bé gái này bị chính mẹ và người tình hành hạ nhẫn tâm khi mới 9 tháng tuổi. Mẹ bé là Nguyễn Thị Xuân Lan (29 tuổi) lấy chồng Đài Loan cách nay 9 năm. Bị nhà chồng hành hạ nên Lan trốn nhà đi làm công nhân rồi sống chung như vợ chồng với một người Đài Loan khác và có thai.

Đầu năm 2009, Lan mang bầu trở về quê nhà sinh con và sống như vợ chồng với một người đàn ông khác. Bé Như Ý ở cùng với mẹ. Giữa tháng 8 năm ngoái do thấy bé Như Ý hay khóc đêm, tình nhân của mẹ cho rằng cô bé 9 tháng tuổi mang hai dòng máu Việt - Đài bị ma nhập nên chữa trị bằng cách hành hạ, đánh đập gây thương tích đến 25%.

Đó là chuyện buồn của những đứa con lai, bên cạnh đời đẫm nước mắt của những cô dâu Việt lấy chồng xứ người. Điển hình là cô dâu Lê Thị Kim Đồng ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ). Cô bị chồng nhốt trong nhà không cho ra ngoài, đánh đập tàn nhẫn rồi bắt ân ái suốt đêm không cho ngủ dù đang mang thai, khiến cô hoảng loạn. Cuối tháng 4/2007 Đồng đào tẩu bằng cách cột rèm cửa vào người rồi lao từ ban công tầng 9 xuống đất bị thương nặng và tử vong sau đó vài ngày.

Gần đây nhất là cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc (21 tuổi) cũng ở thị trấn Cờ Đỏ, bị người chồng mắc bệnh tâm thần đánh đập rồi đâm chết vào đầu tháng 7/2010 khi cô đến Hàn Quốc chỉ hơn một tuần. Theo mẹ của Ngọc thì con gái bà đẹp người đẹp nết nên được nhiều thanh niên trong xóm ngỏ lời cầu hôn. Song nhà quá nghèo, cô gái trẻ muốn cha mẹ được đổi đời nên chấp nhận lấy chồng ngoại mà không biết rõ tình trạng sức khỏe của chú rể nên xảy ra hậu quả đau lòng.

Phong trào lấy chồng ngoại hiện đã giảm ở miền Tây sau những bài học đau lòng, nhưng gần đây lại lan ra một số tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn… Nhắc đến thực tế cưới chồng Đài Loan, người dân xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng, lấy chuyện của một cô dâu 27 tuổi để “làm gương” cho các cô gái trẻ muốn lấy chồng ngoại để đổi đời. Theo người dân Đại Hợp, chồng cô gái trẻ này lớn hơn vợ đến 20 tuổi. Khi được rước về Đài Loan thì cô mới biết chồng đã có vợ con, nên mang thai đến tháng thứ ba ông chồng Đài Loan vẫn bắt phá bỏ. Cô không nghe theo nên bị chồng đánh đập tàn nhẫn, buộc phải ly hôn quay về quê với hai bàn tay trắng.

Theo số liệu của Bộ Lao động thương binh xã hội, trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010 có trên 257.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam đang định cư ngoài nước. Tuy nhiên, con số thống kê của Bộ Tư pháp thì lên đến hơn 294.000 người. Có rất nhiều cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc nên Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ trình Chủ tịch nước cho khoảng 65.000 cô gái thôi quốc tịch Việt Nam.

Theo đại diện Bộ Lao động thương binh xã hội trong một hội thảo về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài diễn ra tại Cần Thơ cuối tuần qua, nhờ hệ thống văn bản pháp luật về quản lý kết hôn với người nước ngoài ngày càng hoàn chỉnh, hiện tượng môi giới hôn nhân bất hợp pháp đang giảm dần. Phong trào lấy chồng ngoại của các cô gái Việt khu vực phía Nam nhờ vậy cũng ít đi. Trước đây các cô gái miền Tây ồ ạt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc nhưng qua nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, bị gia đình chồng hành hạ… giờ đây nhiều cô đã cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định lấy chồng nước ngoài.

Hé lộ đường dây “ăn tiền” chuyên nghiệp giữa cán bộ Sở Tư pháp với các “cò”

“Cò“ Trần Ngọc Trung và “Cò“ Nguyễn Hoàng Minh.
“Cò“ Trần Ngọc Trung và “Cò“ Nguyễn Hoàng Minh.

Chiều ngày 14/4 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã bắt thêm 3 đối tượng từng đưa hối lộ cho ông Phạm Thanh Dũng (SN 1952) - Phó phòng Hành chính Tư pháp - Sở Tư pháp TP Cần Thơ. Thì ra, lần ông Dũng bị bắt quả tang khi vừa thực hiện hành vi nhận hối lộ chỉ là một trong số rất nhiều lần mà ông đã "nhúng chàm" tại quán cà phê hay một nơi nào đó ngoài công sở nhưng Cơ quan bảo vệ pháp luật chưa phát hiện được.

Dư luận Tây Đô từng xì xầm về chuyện trên địa bàn mình từng ngấm ngầm hình thành một đường dây "ăn tiền" chuyên nghiệp qua các hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Sau khi đường dây này bị đổ bể, nhiều thắc mắc của dư luận liên quan đến thực trạng phụ nữ địa phương lấy "chồng ngoại" đến mức thành "phong trào" để rồi dẫn đến bao hệ lụy, cũng đã được giải đáp…

Sáng 15/4, một điều tra viên Phòng CSĐT tội phạm về Quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Cần Thơ kể, khi các trinh sát ập vào quán cà phê Hoàng Gia trên đường Nguyễn Trãi,  phường An Hội, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), so với những người còn lại trong quán chiều tối hôm đó, người phát hiện ra chuyện chẳng lành đối với mình đầu tiên chính là ông Phạm Thanh Dũng. Bởi trước đó vài giây, chính tay ông đã nhận phong bì 900 USD từ "mối làm ăn", tức "cò" Trần Ngọc Trung (SN 1978) - người trước đó từng hành nghề xe ôm, nhà ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền (Cần Thơ).

Cho đến thời điểm này, dù đã bị tạm giam hơn 5 tháng nhưng ông Dũng không nhớ đã ngồi nhâm nhi cà phê bao nhiêu lần với những "cò" như Trung. "Cò" Trung cũng khai nhận từng rất nhiều lần "ngồi quán" với "cán bộ Dũng" để "bàn bạc chuyện làm ăn". Đáng chú ý hơn - theo lời khai nhận của ông Dũng với Cơ quan điều tra ngay từ ngày đầu "nếm mùi tố tụng" rằng 900 USD mà ông đã nhận từ "cò" Trung chiều tối hôm đó không phải để chỉ giải quyết một hồ sơ mà là… nhiều hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nó giống như dân thu bạc góp vào cuối mỗi ngày.

Số tiền trong hộc tủ bàn làm việc (trên 12.000 USD và 161 triệu đồng) và một phần lớn số tiền đã mua vàng (thể hiện bằng 2 sổ tiết kiệm cùng một số vàng hiện vật, tổng cộng 65 lượng) mà Cơ quan điều tra phát hiện được qua khám xét khẩn cấp ngay sau khi hành vi phạm tội của ông đã cấu thành, bị bắt quả tang, ông Dũng khai đó là những đồng tiền bẩn, bất chính, do nhận hối lộ mà có.

Chiều 14/4, thông tin do Thượng tá Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng PC46, cung cấp thì khi bị bắt quả tang, ngoài khoản tiền 900 USD như đã kể, trên người của ông Dũng còn có 6,2 triệu đồng, 850 USD, 150 euro, 200 đôla Canada, 30.000 yên Nhật, 1 thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á…

Ngay từ khi hay tin ông Dũng bị bắt, dư luận tại TP Cần Thơ bắt đầu bàn tán. Người ta xì xầm nhiều nhất về chuyện số tiền trong hộc tủ bàn làm việc và trên người của một cán bộ cấp phó phòng sau giờ tan tầm mà lại nhiều đến khó ngờ như thế?! Cơ quan, công sở ở Cần Thơ vẫn thỉnh thoảng bị kẻ trộm đột nhập, lục tung vậy mà ông Dũng không sợ, không đem tiền về nhà cất. Hay là phải vài ngày, ông Dũng mới gom lại, đếm một lần rồi mang đi gửi ngân hàng, hay đi mua vàng cất cho… gọn?.

Khi nghe ông Dũng bị bắt vì hành vi nhận hối lộ, cũng có không ít người quen biết ông Dũng không tin vào tai mình dù đó là… sự thật. Đơn giản họ nghĩ rằng, trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, ông Dũng được xếp vào số những người ít nói, sống khá khép kín, ít quan hệ, kể cả chuyện nhậu nhẹt với anh em bạn bè. Ngay cả trong dịp bình xét thi đua năm 2010 - trước ngày bị bắt mấy hôm, ông Dũng cũng có tên trong danh sách cán bộ Lao động tiên tiến của đơn vị. Chính lãnh đạo của Sở Tư pháp ngay sau khi hay tin cấp dưới bị "tóm" cũng phải thốt lên "quá bất ngờ trước việc cán bộ thuộc cấp của mình đã có hành vi nhận hối lộ và bị bắt quả tang" như thế.

Một cán bộ Sở Tư pháp không giấu giếm cho biết, sau khi được chuyển từ Ban Tổ chức chính quyền (nay là Sở Nội vụ) tỉnh Cần Thơ cũ vào gần cuối năm 1998, ông Dũng ngồi yên ở vị trí Phó trưởng phòng Hộ tịch (nay là Phòng Hành chính Tư pháp) cho tới nay. Và mảng công việc của ông Dũng được phân công phụ trách thời gian qua cho tới ngày bị bắt là tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, phỏng vấn, sau đó đề xuất tham mưu cho lãnh đạo Sở cấp chứng nhận cho các trường hợp người Việt Nam đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài (gọi là Ghi chú kết hôn - chủ yếu cấp cho phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc) và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (gọi là Đăng ký kết hôn - chủ yếu cấp cho phụ nữ lấy chồng người Đài Loan).

Có một thực tế nếu không thâm nhập vào các đường dây chuyên "chạy" hồ sơ thủ tục kết hôn của các cô gái vùng sông nước miền Tây thì không thể nhận ra. Trong rất nhiều lần thu thập tư liệu để thực hiện bài viết về đề tài "lấy chồng ngoại", nhất là khi tiếp xúc với các "cô dâu" trở về, chúng tôi từng nghe họ nhắc đến khoản chi phí để hoàn tất hồ sơ trước khi họ chính thức bước lên máy bay đi làm dâu xứ người. Tất nhiên, không nói ra thì ai cũng biết, chi phí ấy là do phía chú rể bỏ ra. Có điều, hầu hết các cô dâu đều không trả lời được với khoản phí lo thủ tục đó, được chi như thế nào, chi cho ai.

Chúng tôi cũng từng gặp không ít cô gái khẳng định rằng để hoàn tất một hồ sơ cho một cô gái… nghèo được đi ra nước ngoài làm dâu chỉ tốn vài ba ngàn USD là quá rẻ. Có thể họ cho nó rẻ là vì do người khác, chứ chẳng phải do mình chi trả; và nghĩ rằng cái được lớn nhất của các ông chồng ngoại là được một cô vợ … hương đồng cỏ nội. Các ông "chồng ngoại" có phần sĩ diện với vợ và gia đình vợ nên không thể than vãn chuyện … đã tốn bao nhiêu tiền "cò".

Trở lại chuyện ông Dũng cùng một số "chân rết" bị bắt, nhiều người đã hiểu thêm điều mà trước đây chính họ không thể tự giải thích được, vì sao cũng là miền Tây sông nước nhưng chỉ có Cần Thơ trở nên rầm rộ chuyện lấy "chồng ngoại", còn các tỉnh khác dù cũng có nhiều cô gái có nhu cầu làm dâu xứ Đài, xứ Hàn nhưng số vụ lấy "chồng ngoại" chỉ lèo tèo.

Tang vật thu được qua khám xét nơi ở của bị can Phạm Thanh Dũng.

Ông Lê Phát Thanh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp - Sở Tư pháp TP Cần Thơ, tức cấp trên trực tiếp của ông Dũng, cho biết: Từ năm 2005 đến nay, có hơn 8.000 phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc và làm thủ tục Ghi chú kết hôn tại Cần Thơ. Ngoài ra, hàng năm, có hơn 500 phụ nữ Cần Thơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp, trong đó có khoảng 60-70% là kết hôn với người Đài Loan. Riêng trong năm 2010, có 433 trường hợp được cấp chứng nhận Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; 1.364 trường hợp được Ghi chú kết hôn, chủ yếu là với người Hàn Quốc.

Người dân khu vực trung tâm của Tây Đô vẫn nhớ thời điểm Phòng Hộ tịch còn đặt trên đường Lý Tự Trọng (khi đó Sở Tư pháp còn đặt ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Thật nhộn nhịp cả một đoạn đường, lớp "cò", lớp các chú rể ngoại, cô dâu là người địa phương đi đi lại lại, nói chuyện... mỏi cả tay vì bất đồng ngôn ngữ. Tới khi Phòng Hộ tịch dời theo trụ sở Sở Tư pháp mới, cửa ra con đường nhỏ Trần Khánh Dư "cò" và người đến chờ làm thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng có lúc xôm tụ chẳng kém. Và trong những người đi tới lui trước địa chỉ này, người ta thấy vẫn có nhiều gương mặt "cò" quen thuộc, trong đó có "cò" Trung, "cò" Minh.

Một đối tượng từng làm "cò" thời chuyện lấy chồng Đài Loan còn "hot" và rầm rộ nhất cho biết, cái "giá ngầm" để hoàn tất một hồ sơ kết hôn với người nước ngoài phải chịu thấp nhất là 2.000USD. Ngoài các khoản chi làm thủ tục hộ chiếu, visa, thì khoản kha khá phải chi là khoản dành cho cán bộ hộ tịch. "Thường khi đưa rồi, cán bộ Dũng bao luôn phần thủ tục phỏng vấn, không phải lo nghĩ, băn khoăn" - đối tượng này cho biết.

Thông tin mà "cò" này cho biết thật ra chỉ để tham khảo thôi chứ chiều ngày 14/4, Thượng tá Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng PC46 Công an TP Cần Thơ cho tôi biết về cái giá "tiền trà nước", "tiền bồi dưỡng" do chính ông Dũng đã khai nhận. Cụ thể, mỗi hồ sơ Ghi chú kết hôn, ông Dũng nhận từ 250 - 400 USD; còn hồ sơ Đăng ký kết hôn, các "cò" phải chi từ 400 - 1.200 USD. Ngoài ra, đối với các trường hợp xin Ghi chú hoặc xin Đăng ký kết hôn mà tuổi chú rể chênh lệch quá 24 tuổi, hoặc một trong hai người đã từng ly hôn, hay chú rể bị dị tật,… thì ông Dũng "xin thêm" từ 400 - 1.200 USD.

Tối ngày 14/4, anh H. - thân nhân của một Việt kiều Mỹ, sau khi so sánh hồ sơ kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc, kể với chúng tôi rằng, hồ sơ kết hôn với công dân Mỹ, Pháp, Đức là phải chịu tốn nhiều hơn. Anh H. kể: "Để lọt qua cửa ải nhận hồ sơ - nếu không nhờ mấy tay cò thì gay go và tốn thời gian đi tới, đi lui lắm. Chỉ cần sai một chữ trong hồ sơ xin kết hôn là bộ phận tiếp nhận yêu cầu phải về nước… ngoài làm lại".

Chưa hết, trong giải quyết hồ sơ kết hôn với người nước ngoài, có quy định khoảng thời gian chờ đợi nhất định. Khi cấp có  thẩm quyền đồng ý cho kết hôn thì cô dâu, chú rể ngoại phải có mặt tại Phòng Hành chính Tư pháp để ký nhận giấy kết hôn. Rất ít người có điều kiện để nộp hồ sơ rồi ngồi chơi tại Việt Nam 2 - 3 tháng để chờ nên đành phải một lần nữa nhờ "cò". Bởi chỉ có đối tượng này mới có điều kiện tiếp cận và hối thúc "cán bộ có thẩm quyền" quan tâm, làm nhanh. Và tất nhiên, muốn nhanh thì phải chi… "Cò" tại Cần Thơ từng phổ biến lại "ba rem" cho những ai muốn giải quyết xong hồ sơ trong vòng dưới 1 tháng là 1.200USD.

Trao đổi với PV Chuyên đề ANTG, Thượng tá Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng PC46, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ  nói, đây là vụ án đưa, nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn Cần Thơ bị phát hiện, bắt giữ. Qua hơn 5 tháng điều tra, Cơ quan điều tra đã chứng minh được số tiền mà ông Phạm Thanh Dũng nhận hối lộ từ nhiều "cò" lên đến hàng chục tỉ đồng. Ngoài 4 "cò" đã bị bắt vì hành vi đưa hối lộ, còn nhiều đối tượng đang trong tầm ngắm của Cơ quan điều tra.

Ông Dũng còn bị phát hiện về hành vi tàng trữ trái phép khẩu súng K59 và 7 viên đạn.

Trở lại chuyện 3 đối tượng có dính líu đến đường dây đưa, nhận hối lộ vừa bị bắt chiều ngày 14/4, Cơ quan điều tra cho biết đó là: Nguyễn Hoàng Minh (43 tuổi, ngụ tại 14/109A, Nguyễn Thị Minh Khai, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) - cán bộ Hộ tịch phường An Lạc; Trần Thị Thanh Hường (49 tuổi, ngụ tại 52/101, Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM) - giáo viên dạy tiếng Hàn và A Hữu Thọ (32 tuổi, ngụ tại 33/23/12, đường 16A, Khu phố 8, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) - nhân viên Công ty Kim Việt Hưng.

Theo hồ sơ vụ án, sau khi nhận được hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài, ông Minh và bà Hường đã khẩn trương báo và cho người mang đến nộp cho ông Phó phòng Hành chính Tư pháp Sở Tư pháp TP Cần Thơ Phạm Thanh Dũng. Tùy theo hồ sơ cụ thể mà ông Dũng "phán" cho các "cò" này phải nộp bao nhiêu. Cho tới khi vụ việc bị phát hiện, số tiền mà Minh đã đưa hối lộ cho ông Dũng trên 1,244 tỉ đồng.

Không phải chỉ nhận tiền mặt sau những lần hẹn nhau ở quán cà phê, ông Dũng còn cung cấp số tài khoản cá nhân của mình cho các "cò". Do sợ bị lộ, ông Dũng từng mượn CMND của người khác để mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Đông Á. Thế là những "cò" ở xa như bà Hường đã trở nên thuận lợi hơn. Bà Hường đã chuyển vào tài khoản của ông Dũng trên 241 triệu đồng.

Cơ quan điều tra cho biết, riêng ông A Hữu Thọ thường đưa hối lộ cho ông Dũng thông qua Trần Ngọc Trung (đối tượng đã bị bắt quả tang khi đưa 900 USD cho ông Dũng rồi bị bắt mà chúng tôi đã kể ở đầu bài viết - PV), Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã chứng minh được từ tháng 3/2010 cho đến khi đường dây bị đánh động, "cò" Thọ đã chuyển vào tài khoản của "cò" Trung trên 263 triệu đồng



Thời gian qua một số cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đã bị đối xử tệ hại nơi xứ người và bị giết chết. Nạn nhân Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc Jang đánh chết hôm 7-7-2010 - Ảnh: TTO 

Ông Đinh Trung Tụng - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - nhấn mạnh có nhiều cô dâu người Việt lấy chồng nước ngoài, chủ yếu là người Đài Loan và Hàn Quốc, theo phong trào, không dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, chủ yếu vì mục đích kinh tế, phía người vợ muốn nương dựa vào kinh tế của chồng hoặc chí ít cũng để xuất cảnh ra nước ngoài làm ăn sinh sống.

Quá trình kết hôn thường diễn ra trong thời gian rất ngắn, thậm chí có những trường hợp chú rể chỉ biết người vợ tương lai vài ngày là tổ chức đám cưới. Lễ cưới vội vàng, đơn giản. Một số nơi xảy ra tình trạng môi giới, hối lộ lo thủ tục nhanh chóng… khiến nhiều cô dâu Việt trẻ đẹp kết hôn với người chồng Đài Loan già yếu, tàn tật, hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thậm chí thời gian qua một số cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đã bị đối xử tệ hại nơi xứ người và bị giết chết.

Theo đại diện Bộ Tư pháp, đi theo "phong trào" này, hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi, bất hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân đã phát triển mạnh mẽ, tập trung chủ yếu tại TP.HCM, miền Đông và Tây Nam bộ.

Nhiều trường hợp môi giới kết hôn diễn ra tập thể, khoe thân thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam và hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người Việt Nam. Tuy vậy, theo Bộ Tư pháp, những cá nhân, tổ chức này vẫn ngang nhiên chạy theo lợi nhuận bất chính, coi thường pháp luật.

Việc lấy chồng có yếu tố nước ngoài diễn ra rầm rộ như thời gian qua thực tế đã đe dọa tiềm ẩn việc mất cân đối dân số về giới tính cục bộ tại một số địa phương. Cụ thể, tại Hải Phòng có trường hợp người dân tập trung lên UBND xã để phản đối vấn đề này.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Thanh Hòa, việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài vì lý do kinh tế đã làm biến đổi chuẩn mực xã hội, thay đổi quan niệm về giá trị hôn nhân trong một bộ phận người dân. Chính những biểu hiện và nhận thức sai lệch này đã đẩy không ít cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo biến cuộc hôn nhân của mình với người đàn ông không quen biết thành phương tiện để giúp bản thân và gia đình thoát nghèo.

Điều tra xã hội học cho thấy có đến 31% cô dâu muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm và tăng thu nhập, trên 15% muốn kiếm chồng giàu để giúp đỡ gia đình.

“Trào lưu” phụ nữ nông thôn nghèo, học vấn thấp, có lối sống thực dụng, lười lao động… muốn lấy chồng người nước ngoài để trục lợi, đổi đời đã gây tác động xấu, tiêu cực về mặt đạo đức cho một lớp nữ thanh niên và trẻ em gái. Mặt khác, gây ra những hệ lụy về mặt xã hội như giải quyết hậu quả đối với nạn nhân về tinh thần, tâm lý, thương tích thân thể, trẻ mồ côi, con lai được đưa về quê ngoại…

PHƯƠNG NGUYÊN

Hai “lực đẩy” lấy chồng ngoại

TT - Những con số được đưa ra trong hội nghị toàn quốc về vấn đề “Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” diễn ra tại Cần Thơ ngày 22-4 cho thấy xu hướng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã không ngừng gia tăng về con số lẫn biên độ (lan ra các tỉnh phía Bắc chứ không còn tập trung ở Nam bộ nữa).

< object id=winMediaPlayerID standby="Loading Microsoft Windows Media Player components..." name=winMediaPlayer codeBase="http://activex.microsoft.com/activex/controls/mplayer/en/nsmp2inf.cab#Version=6,4,5,715" classid=CLSID:6BF52A52-394A-11D3-B153-00C04F79FAA6 width=200 height=45 type=application/x-oleobject>< /object>

Cũng như các kết quả khảo sát trước đây cho thấy lý do dẫn đến những cuộc hôn nhân với người nước ngoài được đưa ra tại hội nghị chủ yếu là nhằm cải thiện tình trạng kinh tế của người phụ nữ Việt Nam.

Và điều này cần được quan tâm một cách sâu sắc hơn, bởi các giải pháp kiểu như “5 biết” mà cụ thể là biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; biết tình trạng sức khỏe; biết hoàn cảnh gia đình của đối tượng sẽ kết hôn; hiểu biết pháp luật về hôn nhân gia đình; biết về thực trạng những cuộc hôn nhân nước ngoài thành công và thất bại của những chị em đi trước... (Tuổi Trẻ ngày 23-4) không phải là giải pháp căn cơ cho vấn đề.

Việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng chủ yếu vì lý do kinh tế không thể không khiến chúng ta nhìn kỹ hơn về những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo thời gian qua.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có tốc độ giảm nghèo thuộc vào loại nhanh nhất thế giới nhưng tình trạng nghèo xét theo chất lượng sống trên thực tế (chứ không phải theo những con số về tiêu chuẩn nghèo tính theo thu nhập) hình như vẫn còn nên đây chính là “lực đẩy” mạnh nhất khiến một số phụ nữ Việt chọn cách lấy chồng ngoại, bởi đây được xem là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để họ thoát nghèo.

Do đó giải pháp quan trọng bậc nhất để hạn chế tình trạng trên không có gì khác hơn là phải cải thiện tình trạng kinh tế cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, bởi nếu người ta không tìm thấy những cơ hội để cải thiện cuộc sống tại nơi ngụ cư của mình thì chắc chắn người ta phải đi tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác cho dù phải đối diện với nhiều bất trắc.

Một lý do khác khiến phụ nữ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng ngoại ngày càng nhiều đó là tình trạng bất bình đẳng giới và nạn bạo hành gia đình mà phần lớn phụ nữ luôn là nạn nhân.

Theo Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách về giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua (Tuổi Trẻ ngày 24-4), nhưng xét trong nội bộ quốc gia thì vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi mà khoảng cách giới vẫn còn cao nhất nước và tình trạng bạo hành vẫn còn trầm trọng.

Tình trạng bất bình đẳng giới kéo theo nạn bạo hành là nhân tố quan trọng thứ hai “đẩy” người phụ nữ ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Những giải pháp về kinh tế hoặc xã hội có tính vĩ mô cần được kiên trì thực hiện mới mong cải thiện tình hình trong dài hạn. Tuy nhiên cũng có thể cải thiện tình hình trong ngắn hạn bằng cách thành lập các trung tâm tư vấn, môi giới kết hôn với người nước ngoài một cách chính thức.

Những trung tâm này sẽ làm đầu mối nhằm thay thế cho các nhóm môi giới phi chính quy như hiện nay như là cách để giúp chị em phụ nữ có những lựa chọn tốt nhất có thể và cũng nhằm bảo vệ lợi ích cho họ, bởi hiện nay những đường dây môi giới phi pháp đang “ăn” khá dày cho mỗi vụ kết hôn thành công, và có những cách thức làm ăn xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam.

Đồng thời cũng chú ý đặc biệt đến nhóm các trẻ em “lai” hiện nay. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em phải vào cuộc càng sớm càng tốt để giúp các em này hội nhập xã hội, bởi những nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về tội phạm đã phát hiện rằng trẻ em càng sớm bị tách rời khỏi người mẹ thì khả năng rơi vào các hành vi lệch lạc sau này là rất cao do các em không phát triển được các mối tương giao tình cảm với người khác.

LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học - ĐH Mở TP.HCM)

Ham chồng ngoại, khổ mẹ tội con

TT - Sau một thời gian làm dâu ở Hàn Quốc, Đài Loan, nhiều cô gái ở đồng bằng sông Cửu Long  mới “vỡ mộng” rằng cuộc sống xứ người không lãng mạn, giàu sang như trong phim. Nhiều cô phải đưa con về quê nhờ nhà ngoại nuôi ăn học, thậm chí nhiều cô phải về nước xin ly hôn.

< object id=winMediaPlayerID standby="Loading Microsoft Windows Media Player components..." name=winMediaPlayer codeBase="http://activex.microsoft.com/activex/controls/mplayer/en/nsmp2inf.cab#Version=6,4,5,715" classid=CLSID:6BF52A52-394A-11D3-B153-00C04F79FAA6 width=200 height=45 type=application/x-oleobject>< /object>

>> Read this o­n Tuoitrenews.vn
>>
Bắt nhóm môi giới lấy chồng Trung Quốc
>> Lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc theo "phong trào"

Do hoàn cảnh khó khăn ở Đài Loan, bé Lu Hsiao Yu được mẹ gửi về VN cho người thân nuôi từ khi mới 27 ngày tuổi - Ảnh: Trung Cường

Bé Lee Se Jin, 3 tuổi, được đưa về Việt Nam nuôi khi mới 7 tháng tuổi - Ảnh:  Trung Cường

Khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về những cô gái lấy chồng ngoại nhưng đã ly hôn, một lãnh đạo Hội LHPN huyện Bình Minh (Vĩnh Long) thở dài: “Nhiều lắm anh ơi! Trong huyện có 138 người lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan thì có tới 38 người đã ly hôn. Nhiều người trong số này còn bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí bị bệnh tâm thần. Mỗi người một hoàn cảnh đau đớn khác nhau, bi kịch lắm”.

“Địa ngục” ở xứ người

Chị L.T. ở xã Đông Bình, huyện Bình Minh là một trong những người nếm tủi nhục ê chề với ảo tưởng đổi đời khi làm dâu xứ người. Thông qua mai mối, một người đàn ông Hàn Quốc đã “chấm” chị làm vợ. Nhưng chị chỉ mừng, chỉ mơ mộng được vài ngày khi hai người còn ở VN. “Tôi nghĩ mình sẽ đổi đời ở xứ kim chi, sẽ có cuộc sống lãng mạn với người chồng khá đẹp trai cùng tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đặt chân lên đất Hàn Quốc thì mọi chuyện khác hẳn. Người đàn ông mà tôi đã trao thân nói rằng chồng tôi là em trai ông ta, một người bị câm điếc”.

Trời đất sụp đổ dưới chân, nhưng vì bị nhốt trong nhà, chị T. vẫn phải chấp nhận sự sắp đặt của gia đình này. Và khi ba chồng - người thương chị như con ruột - qua đời hai năm sau đó, mẹ chồng còn bắt chị phải ngủ với con rể bà để sinh cho bà đứa cháu. Từ đây, cuộc sống của chị T. như bị đẩy xuống một tầng địa ngục khác với sự tủi nhục không thể diễn tả hết. Mỗi lần chị T. cự tuyệt làm nô lệ tình dục cho gia đình này thì bị mẹ chồng đánh đập không thương tiếc. Và một lần chị bị hư thai cũng do những trận đòn và do chấn thương tâm lý.

Sợ sẽ chết mất xác ở xứ Hàn, chị T. đánh liều xin về thăm cha mẹ rồi trốn luôn, nhưng gia đình chồng không đồng ý và tìm cách giam lỏng chị trong nhà. Một lần lợi dụng gia đình chồng đi lễ nhà thờ, chị T. trốn được ra đường và tìm đến nhờ cảnh sát hướng dẫn tới Cơ quan quản lý người Việt ở Hàn Quốc kêu cứu. Cuối cùng chị T. đã thoát khỏi địa ngục gia đình chồng để về Việt Nam với đúng 100.000 đồng trong túi để bắt đầu cuộc sống mới. “Có cho một đống kim cương tôi cũng không dám lấy chồng ngoại nữa. Quá sợ rồi!” - chị T. tâm sự.

Nhưng được về nước lành lặn, còn cơ hội làm lại cuộc đời như chị T. là rất may mắn. Trường hợp chị T.T. (31 tuổi, xã Thuận An, huyện Bình Minh, Vĩnh Long) bi kịch hơn nhiều: bị khủng hoảng đến mức bị bệnh tâm thần.

Thành người mất hồn

Lấy chồng Đài Loan do mai mối từ năm 18 tuổi và đã có đứa con gần 10 tuổi, những tưởng cuộc sống của chị T.T. sẽ bình yên. Thế nhưng đến năm 2007 do việc làm ăn kinh doanh thất bại, chồng chị T.T. yêu cầu chị phải gọi điện thoại về nhà vay tiền, cầm cố đất đai để anh ta tiếp tục kinh doanh. Gia đình chị T.T. ở Việt Nam không khá giả nên không giúp được. Cũng chính vì làm ăn thất bại, chồng chị T.T. sa vào ăn chơi, hút chích. Cuộc sống của chị T.T ngày càng bi đát do gia đình bên chồng đổ thừa mọi trách nhiệm cho chị. Trong một lần đi đường, chồng chị T.T. bị tai nạn giao thông tử vong. Bà mẹ chồng lại có cớ đay nghiến, cho rằng chính chị là nguyên nhân khiến chồng chết oan uổng như vậy.

Kể từ đó chị luôn bị mẹ và chị chồng hành hạ, đánh đập. Để cách ly chị khỏi đứa con của chị, họ nhốt chị vào nhà tắm và đến giờ ăn thì đem cơm cho ăn. Một ngày do uất ức và hoảng loạn, chị T.T. đã bị ngất. Sợ chị chết trong nhà, gia đình chồng đưa chị đến bệnh viện tâm thần và gọi điện về Việt Nam thông báo... trả con dâu. Về tới nhà, chị T.T. như người mất hồn, chẳng biết và cũng chẳng nhận ra người xung quanh, cứ luôn miệng lảm nhảm. Biết được việc của chị, thông qua các dự án phòng chống bạo hành phụ nữ và phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Bình Minh đã giúp đỡ gia đình chị chạy chữa căn bệnh này. Hơn hai năm kể từ ngày về nước, bệnh tình chị có thuyên giảm, chị có thể nhớ lại những việc đã xảy ra với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, gương mặt đẹp của chị vẫn còn hoảng loạn, thỉnh thoảng đang nói chuyện chị dừng lại và lẩm nhẩm một mình những nội dung khó hiểu. Hiện cha mẹ già của chị T.T. phải làm lụng để nuôi con gái.

Hội LHPN Bình Minh và Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết thực tế có nhiều chị em lấy chồng nước ngoài do không chịu nổi cảnh bị đánh đập đã trốn về nước. Tuy nhiên hội không thể nắm hết con số này vì phần lớn chị em nhẫn nhịn chịu đựng và lên TP.HCM tìm việc làm.

Số trẻ em Đài Loan, Hàn Quốc (có mẹ người Việt) tạm trú tại Cần Thơ

 

2009

2010

3 tháng đầu 2011

Trung Quốc (Ðài Loan)

248

406

>100

Hàn Quốc

61

184

107

P.NGUYÊN (Nguồn: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Cần Thơ)

Cho con về nước ăn học

Bà Huỳnh Thanh Thảo - phó chủ tịch Hội LHPN TP Cần Thơ - cho biết do năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều gia đình đã gửi con về nước nhờ nuôi dưỡng. “Chi phí nuôi trẻ ở Việt Nam thấp, ngoài ra đó cũng là cái cớ để các cô dâu Việt gửi tiền về giúp gia đình. Người mẹ không chăm sóc con nhỏ sẽ có cơ hội kiếm thêm thu nhập” - bà Thảo lý giải.

Sáng 20-4, tìm đến khu vực Quy Thạnh 2, P.Trung Kiên - nơi có khá nhiều cháu sống với ông bà ngoại, chúng tôi thấy bé trai Lee Se Jin, 3 tuổi, chạy nhảy bên dòng kênh. Bà ngoại Đoàn Thị Thu Nhi cho biết Se Jin được đưa về Việt Nam lúc bảy tháng tuổi. Trước đó bà qua Hàn Quốc chăm cháu khi vừa sinh. “Nuôi trẻ bên đó mắc lắm, tốn khoảng 8 triệu đồng/tháng. Còn ở Việt Nam đỡ hơn, khoảng 2-3 tháng chỉ cần gửi về 500 USD là dư sức nuôi cháu” - bà Nhi nói. Bà Nhi rưng rưng nước mắt kể: “Tội nghiệp nó nhớ mẹ nên cứ khóc hoài, mỗi lần mẹ nó gọi về là cả hai cùng khóc. Xa cách tình cảm nên tết tới mẹ nó về mang qua Hàn Quốc lại”.

Tương tự, bà Tô Thị Út, ở ấp Phúc Lộc 1, xã Trung Nhứt, có con gái lấy chồng Đài Loan đã bốn năm. Do sinh con thứ hai trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên con bà phải gửi đứa con mới sinh Lu Hsiao Yu về Việt Nam khi bé mới 27 ngày tuổi. Đến nay Lu Hsiao Yu đã gần 3 tuổi. Bà Út cho biết nhờ gửi con về ngoại nên con gái mới có thời gian đi làm công nhân. Bà kể: “Do xa mẹ sớm nên nhiều lúc mẹ nó gọi về nó không nghe điện thoại mà bỏ chạy đi nơi khác vì sợ bị bắt về Đài Loan”. “Đầu tháng sau mẹ nó về đem nó đi, chứ để lâu sợ nhạt phai tình mẹ con, tôi cũng theo chăm nó” - bà Út cho biết thêm.

Thiệt thòi tình cảm mẹ con

Theo Hội LHPN Q.Thốt Nốt, địa bàn được xem là nơi có nhiều con lai được mẹ gửi về nhờ ngoại nuôi giùm nhiều nhất ở Cần Thơ, đa số con lai khi quay về quê cha đều có bà ngoại đi cùng. Chỉ khi nào cháu hòa nhập được cuộc sống mới và quen với ba mẹ thì bà ngoại mới về lại Việt Nam. Do xa mẹ khá sớm nên nhiều trường hợp con không chịu nhận mẹ hoặc xa lánh mẹ khi mẹ về nước thăm con. Thời gian ngắn ngủi của những lần về thăm quê không đủ để nhen nhóm tình cảm mẹ con. Mang nỗi buồn trở lại quê chồng, những người mẹ Việt Nam ấp ủ mong ước sớm mang con trở lại với mình, vì thế nhiều người xin làm tăng ca, làm nghề phụ kiếm thêm thu nhập.

Cũng do hoàn cảnh nên đa số bà mẹ Việt gửi con về khi con mới mấy tháng tuổi. Cũng có trường hợp bà mẹ về Việt Nam sinh con rồi đi. “Chỉ những ông chồng sợ vợ thì vợ mới gửi con về được, đa số là gửi con gái vì người Hàn Quốc, Đài Loan rất quý cháu trai”, một bà ngoại đang nuôi cháu lai ở cù lao Tân Lộc, P.Tân Lộc - nơi từng được mệnh danh là “đảo Đài Loan” - nói.

Cũng có trường hợp do chồng bị bại liệt, người vợ phải đi làm nuôi gia đình chồng và con nên đành gạt nước mắt gửi con nhỏ về Việt Nam. Nhiều trường hợp do hoàn cảnh khó khăn nên mấy năm liền người mẹ không về thăm con. Những đứa con lai không chỉ bị thiệt thòi, thiếu thốn về mặt tình cảm mà còn bị những đứa trẻ cùng trang lứa chọc ghẹo ở môi trường sống tại quê nhà Việt Nam.

NGỌC HẬU - TRUNG CƯỜNG

Biết chồng nghiện ma túy vẫn lấy

Ông Nguyễn Hùng Dũng, phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long, cho biết năm năm qua sở đã làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hơn 3.000 phụ nữ tỉnh này, trong đó gần 50% lấy chồng Đài Loan. Ngoài ra, sở còn làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hơn 1.200 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc.

Theo ông Dũng, phần lớn phụ nữ lấy chồng nước ngoài đều ở khu vực nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp. Đa số những người này chỉ học hết tiểu học hoặc trung học cơ sở. Thậm chí nhiều người không viết được tiếng Việt. Có tới 187 trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn do học tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc (nơi sẽ lấy chồng) không nổi. “Mới tuần này chúng tôi gặp hai trường hợp lấy chồng Đài Loan, một người bị nghiện ma túy, một người có “thành tích” ngược đãi vợ con (ghi trong hồ sơ ly hôn vợ trước). Chúng tôi đã giải thích và khuyến cáo hai cô gái đăng ký kết hôn với hai người này nên suy nghĩ lại nhưng không đạt kết quả. Chúng tôi chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh phê duyệt mà cảm thấy ray rứt vô cùng”- ông Dũng nói.

Do kết hôn vội vã mà không tìm hiểu kỹ nên có rất nhiều trường hợp ra tòa xin ly hôn ngay sau đó vì không hòa hợp và nhiều lý do tế nhị khác. Năm năm qua TAND tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý, giải quyết ly hôn cho 300 trường hợp lấy chồng nước ngoài. Bên cạnh đó còn rất nhiều cô gái bỏ trốn về nước xin ly hôn nhưng tòa không thụ lý vì họ “bỏ của chạy lấy người” không mang theo giấy tờ gì để làm thủ tục.

V.TR.

Không để chị em “nhắm mắt đưa chân”

TT - Ngày 22-4, tại Cần Thơ đã diễn ra hội nghị toàn quốc chủ đề “Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”. Theo Bộ Tư pháp, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay tập trung phần lớn vào hai quốc gia, vùng lãnh thổ là Đài Loan và Hàn Quốc.

>> Read this o­n Tuoitrenews.vn
< object id=winMediaPlayerID standby="Loading Microsoft Windows Media Player components..." name=winMediaPlayer codeBase="http://activex.microsoft.com/activex/controls/mplayer/en/nsmp2inf.cab#Version=6,4,5,715" classid=CLSID:6BF52A52-394A-11D3-B153-00C04F79FAA6 width=200 height=45 type=application/x-oleobject>< /object>

Các cô dâu Việt làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Sở Tư pháp Cần Thơ - Ảnh: Quang Vinh

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến hết 2010, đã có trên 294.000 công dân VN kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân VN định cư tại nước ngoài. Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch VN gần 60.000 cô dâu Việt tại Đài Loan và gần 5.000 cô dâu Việt tại Hàn Quốc.

Kết hôn vì muốn thoát nghèo

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét trong năm năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý kết hôn với người nước ngoài ngày càng hoàn chỉnh. Tuy vậy, hiện nay việc chấm dứt tình trạng môi giới hôn nhân bất hợp pháp; thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đảm bảo phong tục, tập quán của đất nước trong nhiều trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài vẫn chưa thực hiện được bởi đây là những cuộc hôn nhân “4 không”: không tình yêu; không hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; không biết tình trạng sức khỏe và không biết hoàn cảnh gia đình của đối tượng đến cầu hôn.

Ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ Tư pháp, nhận định việc kết hôn này có khuynh hướng “chạy theo phong trào”, nhắm đến mục đích kinh tế hơn là hạnh phúc gia đình. Vì thế không ít trường hợp các cô gái trẻ chấp nhận kết hôn với người chồng Đài Loan già yếu, tàn tật, bệnh hoạn, mất năng lực hành vi dân sự. Một số chị em gặp rủi ro, ngược đãi.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, nói việc phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài vì lý do kinh tế đã làm biến đổi chuẩn mực xã hội, thay đổi quan niệm về giá trị hôn nhân trong một bộ phận người dân. Chính vì những biểu hiện và nhận thức sai lệch này đã đẩy không ít cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo biến cuộc hôn nhân của mình với người đàn ông không quen biết thành cách để giúp bản thân và gia đình thoát nghèo.

Điều tra xã hội học cho thấy có đến 31% cô dâu muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm và tăng thu nhập, trên 15% muốn kiếm chồng giàu để giúp đỡ gia đình.

Biến “4 không” thành “5 biết”

Kết quả khảo sát năm 2011 của Viện Khoa học lao động - xã hội (thuộc Bộ Lao động - thương binh và xã hội) cho thấy có nhiều cô dâu gặp trắc trở trong hôn nhân, thậm chí bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy phải ôm con trốn về quê ngoại.

Để khắc phục tình trạng hôn nhân “4 không”, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải có giải pháp để biến “4 không” thành “5 biết”. Cụ thể là biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; biết tình trạng sức khỏe; biết hoàn cảnh gia đình của đối tượng sẽ kết hôn; hiểu biết pháp luật về hôn nhân gia đình; biết về thực trạng những cuộc hôn nhân nước ngoài thành công và thất bại của những chị em đi trước, từ đó xây dựng hôn nhân trên nền tảng có tình yêu, sự hiểu biết và cảm thông chia sẻ.

Đồng thời Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao phải có sự phối hợp trong việc hoàn chỉnh các hệ thống pháp luật liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đưa ra các biện pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, ngăn chặn các hành vi trục lợi, phạm pháp từ những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

“Phong trào” lan từ Nam ra Bắc

Tại miền Tây Nam bộ, ban đầu việc lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc được khoanh vùng với trung tâm là Cần Thơ và một số tỉnh xung quanh, về sau mở rộng ra các tỉnh thành phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh...

Ông Nguyễn Thành Đông, giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ, cho biết theo thống kê từ năm 2005-2010, Cần Thơ có trên 13.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài.

PHƯƠNG NGUYÊN - TTXVN



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 673 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 658 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 649 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 575 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 542 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 536 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 531 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 516 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 504 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 465 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.