Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24897347

 
Tin tức - Sự kiện 01.05.2024 18:05
TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành ha tan tành bị chia năm xẻ bảy như trong lịch sử?
30.05.2015 01:15

bbcvietnamese.com

Bãi Subi làm thay đổi cục diện chiến lược ở Biển Đông

Nhưng đây có phải chỉ là chuyện ngoại giao?

Hay Trung Quốc xây cất còn vì lý do kinh tế?

Christopher Helman viết trên trang Forbes mới đây thì Trung Quốc cơi nới không phải vì dầu khí.

Lý do 'chặn' các hải lộ quốc tế cũng không có vì như ông Chen Dingding từ Đại học Macau nói, bản thân Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải này.

Trong bài ‘China’s Master Plan in the South China Sea”, ông Chen đồng ý rằng công tác xây cất có thể có ý nghĩa quân sự nhưng “chỉ mang tính phòng thủ”.

Như thế, việc cơi nới ở Trường Sa là để phục vụ nhu cầu quân sự dù trước mắt còn chưa lớn.

Nó lớn hay không là tùy cách đánh giá trong không gian và thời gian thế nào.

Vậy ta thử nhìn một số cuộc chiến và kinh nghiệm lịch sử xem sao.

Thế ỷ dốc hai đầu tương trợ

Binh pháp cả Đông và Tây đều đã nói đến cách làm lập hai cứ điểm quan trọng tiếp ứng lẫn nhau trong quân sự.

Việt Nam chú tâm quan sát các diễn biến ở Biển Đông

Gia Cát Lượng (181-234) thời Tam Quốc đã cùng Chu Du chia quân đóng hai bờ Trường Giang.

Gọi là ‘thế ỷ dốc’, đây là cách liên quân Thục – Ngô chia sức kiềm chế và cuối cùng đã đánh tan 80 vạn hùng binh của Tào Tháo.

Nhưng trận pháp thời nay không còn là chuyện lập hai đồn binh hỗ trợ nhau.

Nhờ công nghệ mới, hải quân, không quân và các binh đoàn cơ giới có thể cơ động kết nối các cứ điểm và linh hoạt biến đổi thế trận khi cần.

Năm 1939, quân Đức đã sử dụng thần tốc hai cánh quân từ phía Đông Phổ và Tây Nam, kẹp quân Ba Lan vào giữa và tiêu diệt nhanh chóng cả một nước cộng hòa.

Nhưng vào năm 1944, chính Đức lại bị kẹt vào thế 'lưỡng đầu thọ địch' và Hitler đã đặt cược vào trận quyết tử đưa các binh đoàn thiết giáp SS-Panzer xuyên vùng núi Ardennes, tạo hành lang phá thế bao vây của quân Đồng Minh.

Trận Battle of the Bulge (12/1944 -01/1945) với 1.5 triệu quân tham gia đã làm hàng vạn binh sỹ bị giết nhưng cuối cùng, các quân đoàn Mỹ và Anh đã thắng Đức.

Giới quân sự luôn cần các tuyến đường và những các điểm chốt, to hay nhỏ không quá quan trọng, tại những địa bàn mới.

Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm Đông Dương nhưng không trực trị mà để Pháp quản vì cần lập căn cứ cho chiến dịch đánh Singapore của Anh.

Đảo san hô Midway chẳng có giá trị kinh tế nhưng lại là điểm đọ găng của đô đốc Chester Nimitz (Mỹ) và Isoroku Yamamoto (Nhật) trong trận hải chiến Thái Bình Dương năm 1942, quyết định vận mệnh toàn châu Á.

Và ngay trong cuộc chiến Nam Bắc 40 năm trước, đường mòn Hồ Chí Minh không to nhưng giúp Hà Nội tạo hành lang dọc Trường Sơn liên tục đưa quân vào sát nách khu vực đầu não của Sài Gòn.

Vì thế, bãi đá Subi nay nhìn chưa to, chỉ đang phình ra nhưng vị trí của nó quả là lớn về lâu dài.

Bị chặn hai đằng phải ra tay

Trong lịch sử Việt Nam, vị thế tự nhiên của nước này luôn đặt ra vấn đề ‘đầu đuôi’ có ứng cứu kịp hay không và có bị bao vây hay không.

Chiến hạm của Hoa Kỳ trợ giúp Philippines

Năm 1075, nhà Lý đã rơi vào tình thế Tống cam kết với Chiêm Thành hẹn cùng đánh Đại Việt.

Lý Thường Kiệt ra tay trước tiêu diệt cơ sở hậu cần mà tể tướng Vương An Thạch chuẩn bị cho cuộc viễn chinh.

Đại Việt chỉ rút quân về vào tháng 3/1076 sau khi các chiến dịch thủy bộ, dùng cả voi trận tập kích và vây hãm thành trì ba châu của Tống đã giết tới 100 nghìn quân dân nước này, gồm hơn 50 nghìn dân thành Ung Châu bị xử tử vì không đầu hàng.

Nhưng trận xâm nhập tập kích của Lý Thường Kiệt cũng khiến cuộc Nam chinh phục thù do Quách Quỳ chỉ huy cùng năm đã không tiến quá được phòng tuyến Như Nguyệt và Tống phải nghị hòa.

Cuộc chiến đã đem lại hòa bình 182 năm giữa hai nước, tới khi quân Nguyên Mông đem quân đánh nhà Trần năm 1258.

Nhưng nhà Lý đã nhân cơ hội đó đưa quân trừng phạt Chiêm Thành vào tận Panduranga (Phan Rang).

Tới năm 1471, dưới triều Lê, vua Lê Thánh Tông vào phá tan thành Đồ Bàn, tiêu diệt hoàn toàn mối nguy bị Chiêm Thành đánh tập hậu.

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình cho tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam cũng là để ‘ứng cứu’ cho phe Khmer Đỏ ở phía Tây Nam và nếu không có hỗ trợ của Moscow thì tình hình đã rất khác.

Chiến sự ngày nay sẽ không xảy ra tàn khốc trên bộ mà có khi chỉ ùng oàng trên biển và trên không.

Nhưng các nguyên tắc cơ bản của chiến tranh thì vẫn thế.

Chỉ còn phòng thủ ven bờ?

Lấy căn cứ Tam Á làm điểm xuất phát, Hoàng Sa là điểm trung chuyển và điểm mới xây cất ở Trường Sa là tiền đồn, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một hành lang 600 dặm cho chiến hạm và không quân tuần tra.

Bất chiến tự nhiên thành, hoạt động này sẽ khiến Vịnh Cam Ranh và quân cảng nổi tiếng của Việt Nam mất đi ưu thế chiến lược.

Một bài báo của Mark Valencia gần đây có trích dẫn cấp chỉ huy Quân Giải phóng Trung Quốc nói thẳng rằng họ “không thấy đe dọa gì từ các nước ASEAN”, trên biển.

Trung Quốc chắc chắn phải có cơ sở để phát biểu như vậy.

Tàu ngầm Hà Nội hạng Kilo-636 của Việt Nam tại Cam Ranh

Philippines nay đã ‘nằm trong tầm ngắm’ nếu Trung Quốc khai hỏa vì chỉ còn cách đá Subi 20 km mà không có hải quân mạnh để đối phó.

Cam Ranh của Việt Nam là lợi điểm chính của nước này khiến hải quân của họ có thể tiến từ phía trong ra, chặn giữa tuyến tuần tiễu, phá thế ỷ dốc của hai vùng đảo Trung Quốc có cơ sở quân sự.

Nhưng lâm chiến hay không lại là một quyết định chính trị.

Cho tới gần đây, chiến lược của nước này là liên kết quốc tế và tự cường.

Nhưng dù mua sắm nhiều vũ khí hiện đại, câu hỏi là lãnh đạo Việt Nam có dám hành động, kể cả mang tính chiến thuật hay không.

Giáo sư Hugh White từ Đại học Quốc gia Úc ở Canberra cho rằng Hoa Kỳ không nên đặt ra một ‘lằn ranh đỏ’ với Trung Quốc ở Biển Đông vì kinh nghiệm lập ‘red line’ ở Syria đã phản pháo quá tệ hại cho chính quyền Obama.

Ông đề nghị Mỹ – Trung không nên coi vấn đề Biển Đông là cuộc đấu sống còn, mà cần tìm ra nhiều giải pháp khác nhau.

Cách nhìn này hoàn toàn có lý với Hoa Kỳ và các đồng minh ở xa như Úc.

Nhưng với Việt Nam, điều này có ý nghĩa thế nào thì lại là chuyện hoàn toàn chưa rõ.

Mỹ sắp để mất “sân sau” vào tay Trung Quốc?

Thời kỳ mà Mỹ và châu Âu có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Mỹ Latinh sắp trở thành dĩ vãng. Khu vực vốn được coi là “sân sau” của Mỹ dường như đang “ngả” dần về phía Trung Quốc...


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

...Trung Quốc là quốc gia đang vươn vòi bạch tuộc đi khắp thế giới để thỏa mãn “cơn khát” nguyên liệu của mình.

“Phao cứu sinh”…

Nếu so sánh sự hiện diện của Trung Quốc ở Mỹ Latinh trong giai đoạn 2001 - 2002 với lúc này, rõ ràng ai cũng thấy có sự gia tăng đáng kể. Thương mại tăng theo cấp số nhân và Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của một số quốc gia ở khu vực. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn là “chủ nợ” cực kỳ hào phóng của họ. Theo tổng kết vào cuối năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Inter-American Dialogue ở Washington và Trường đại học Boston (Mỹ), từ năm 2005 Trung Quốc đã cho các nước hay doanh nghiệp Mỹ Latinh vay trên 119 tỉ USD, riêng trong năm 2014 là 22,1 tỉ USD. Đứng đầu là Venezuela (56,3 tỉ), tiếp theo là Brazil (22 tỉ), Argentina (19 tỉ).

Các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình khi liên tục tới thăm khu vực trong những năm gần đây. Riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Mỹ Latinh 2 lần liên tiếp. Chuyến thăm thứ nhất diễn ra vào tháng 6-2013, bao gồm các nước Trinidad & Tobago, Costa Rica, Argentina, Venezuela và Cuba. Gần đây nhất, trong chuyến công du 4 nước Mỹ Latinh gồm Brazil, Colombia, Peru và Chile vừa kết thúc hôm 25-5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục mang đến những hợp đồng bạc tỉ cho những quốc gia đang gặp nhiều khó khăn này.

Tại Brazil, Bắc Kinh đã thỏa thuận với nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới đang bên bờ suy thoái kinh tế một kế hoạch đầu tư lên đến 53 tỉ USD, ký kết 35 hợp đồng kinh tế, trong khuôn khổ một “kế hoạch hành động chung” đến năm 2021. Trước đó, hồi cuối tháng 4-2015, Trung Quốc đã đầu tư 3,5 tỉ USD vào Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil (Petrobras). Nhân dịp này, Bắc Kinh lại ký thêm 2 hợp đồng, bơm tiếp 7 tỉ USD cho tập đoàn đang suy sụp vì scandal tham nhũng ở quy mô lớn khiến khó có thể vay mượn trên thị trường. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc cũng sẽ rót đến 4 tỉ USD vào Tập đoàn khai thác mỏ và khoáng sản Vale của Brazil - đang dẫn đầu thế giới về khai thác quặng sắt, nhưng hiềm một nỗi giá mặt hàng này đang xuống thấp.

Qua chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc, Brazil - nước chăn nuôi bò lấy thịt hàng đầu thế giới đã được mở lại thị trường xuất khẩu đã bị đình trệ lâu nay vì lý do dịch tễ. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tham gia vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng, từ xa lộ cho đến cảng hàng không và cảng biển. Trong số đó có đề án đầy tham vọng: lập một “hành lang đường sắt” giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để vận chuyển quặng sắt và đậu nành sang Trung Quốc với chi phí rẻ nhất.

Tại Chile - nước đầu tiên trong khu vực ký kết hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc năm 2006, Ngân hàng Trung ương đôi bên đã loan báo chuẩn bị sử dụng rộng rãi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch.

Rõ ràng, Trung Quốc đã mang rất nhiều cám dỗ tới Mỹ Latinh. Nhiều người dường như coi Trung Quốc là “phao cứu sinh” để có thể giải quyết mọi vấn đề quốc gia cũng như khu vực trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhiều nhà hoạch định chính sách cao cấp của Mỹ Latinh còn nhắc lại thường xuyên trong các tuyên bố của mình về vai trò của Trung Quốc như một liều “thuốc giải độc” để khu vực này có thể giải thoát hoàn toàn khỏi Mỹ.

… hay “con dao hai lưỡi”?

Thực tế đương nhiên không đơn giản như vậy.

Trước hết, quan điểm “thoát Mỹ” nhờ hợp tác với Trung Quốc là một cách tiếp cận ngắn hạn và nông cạn, bỏ qua cơ hội hội quốc tế của Mỹ Latinh và những lợi thế có được từ sự phối hợp tốt hơn giữa Washington và Bắc Kinh trong các vấn đề quan trọng đối với tương lai khu vực, chẳng hạn như biến đổi khí hậu hay thương mại quốc tế.

Thứ hai, nếu kỳ vọng hợp tác với Trung Quốc là cơ hội để nắm bắt nhu cầu khổng lồ của thị trường đất nước đông dân nhất thế giới này thì Mỹ Latinh lại có nguy cơ bị phụ thuộc. Hiện tại, ai cũng nhận thấy hệ lụy của sự suy giảm trong nền kinh tế Trung Quốc gây áp lực về giá cả đối với các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ Latinh và tác động tiêu cực đối với kinh tế khu vực. Khi Mỹ và Liên minh châu Âu là những thị trường chính cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ Latinh, người ta đã đề cập đến những rủi ro cũng như sự cần thiết phải đa dạng hóa thị trường. Giờ đây, điều tương tự cũng cần phải đề cập đến khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Điều đáng nói hơn cả là mối quan hệ giữa Mỹ Latinh và Trung Quốc là bất bình đẳng, theo bà Margaret Mayer, Giám đốc chương trình Trung Quốc - Mỹ Latinh ở Trung tâm Inter-American Dialogue.

Hãy nhìn xem Mỹ Latinh có lợi gì cho Trung Quốc?

Mỹ Latinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu gần như vô tận và là nơi tiêu thụ hàng tiêu dùng Trung Quốc. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribean (Cepal) thuộc Liên Hiệp Quốc khẳng định gần 90% đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này từ năm 2010 đến 2013 là để khai thác tài nguyên.

Một ví dụ cụ thể là trường hợp Brazil. Thương mại giữa Brazil và Bắc Kinh từ 3,2 tỉ USD năm 2001 đã tăng vọt lên 83 tỉ USD trong năm 2013, tăng gấp 25 lần. Trung Quốc đói nguyên liệu, còn Brazil thì dồi dào từ quặng sắt đến dầu khí từ đậu nành, đường cho đến cà phê. Nhưng do cơ sở hạ tầng cũ kỹ, việc vận chuyển hàng hóa không những tốn thời gian lâu hơn mà mà chi phí cũng bị đội lên. Để mua được nguyên vật liệu giá rẻ, Trung Quốc đề nghị tài trợ cải thiện hệ thống giao thông. Dường như đó là giải pháp đôi bên cùng có lợi, nhưng vấn đề là Trung Quốc chỉ muốn mua nguyên liệu thô còn Brazil thì mong xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến.

Bên cạnh đó, không phải quốc gia Mỹ Latinh nào cũng đều có ưu thế khi đàm phán với Trung Quốc, nhất là những nước đang khủng hoảng như Venezuela. Bắc Kinh vừa cho Caracas vay thêm 5 tỉ USD, nâng tổng số nợ Trung Quốc của Venezuela từ năm 2008 đến nay lên 56 tỉ USD. Đổi lại, Venezuela trả nợ Bắc Kinh bằng dầu mỏ rút ra từ trữ lượng dầu khí khổng lồ của mình và tiếp tục lao vào vòng xoáy nợ nần.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, tỉ lệ nguyên vật liệu trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu từ châu Mỹ Latinh sang Trung Quốc từ 27% vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đã tăng lên 40% vào năm 2009. Như vậy, trao đổi thương mại tăng lên không phải là cơ hội để các nước Mỹ Latinh đa dạng hóa, sáng tạo, thêm vào giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của mình. Vị trí nước xuất nguyên liệu thô không cho phép các quốc gia này hội nhập vào thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.

Rõ ràng, hợp tác với Trung Quốc là một cơ hội lớn cho Mỹ Latinh, nhưng cũng là một “con dao hai lưỡi” với lục địa này. Để điều này không xảy ra, Mỹ Latinh nên tiếp cận mối quan hệ với Trung Quốc một cách thực dụng hơn giống như cách mà Bắc Kinh đang làm, tránh để rơi vào những cám dỗ mà trong tương lai dài hạn có thể tác động tiêu cực tới việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

Nhật - Mỹ sẽ thay phiên nhau tuần tra chung ở biển Đông?


Hãng tin Reuters ngày 28-5 cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc quân đội Nhật Bản có thể tham gia tuần tra trên biển và trên không với Mỹ ở biển Đông để đáp lại những động thái áp đặt tuyên bố chủ quyền ngày càng lấn tới của Trung Quốc.


Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

Sáng kiến này nhằm đảm bảo sự ổn định của tuyến đường biển Nhật Bản cần nhập khẩu dầu thô và khiến Trung Quốc phải kiềm chế các hành động khiêu khích trong khu vực. Trong khi Trung - Nhật tranh chấp nhóm đảo Senkaku, hoạt động này của Nhật Bản ở Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh bất mãn, phản ứng dữ dội.

Có thể luân phiên tổ chức

Hiện chưa có cam kết chính thức hay kế hoạch chi tiết nào từ hai phía, nhưng nguồn tin của Reuters nói Nhật Bản và Mỹ có thể thay phiên nhau tổ chức các cuộc tuần tra từ quần đảo Okinawa của Nhật Bản, cũng là nơi Mỹ đang đồn trú hơn 30.000 binh sĩ.

Tuy nhiên, cho tới giờ vấn đề này mới chỉ được thảo luận trong nội bộ quân đội Nhật Bản và việc tuần tra chung sẽ phải xin phép quốc hội mới được thông qua.

Các quan chức quốc phòng ở Tokyo lo ngại nếu họ khoanh tay ngồi nhìn, Trung Quốc sẽ áp đặt được các yêu sách chủ quyền của họ ở vùng biển là tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng với tổng giá trị thương mại đi qua lên tới 5.000 tỉ USD mỗi năm, trong đó Nhật Bản chiếm một phần rất lớn.

“Chúng ta phải cho Trung Quốc thấy vùng biển đó không phải là sở hữu của họ”, nguồn tin Nhật Bản của Reuters nói.

Tàu ngầm Sorya của Nhật Bản - Ảnh: Reuters

Một nguồn tin khác từ Mỹ bình luận nếu Nhật Bản dự tính tuần tra trên biển Đông, họ có thể sẽ đề nghị Philippines cho phép tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân trong những tình huống khẩn cấp. Xuất phát từ Philippines, máy bay và tàu của Nhật Bản có thể hoạt động trên biển Đông lâu hơn.

Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí thế giới

Tokyo gần đây cũng đã có các động thái tích cực tham gia trở lại vào thị trường vũ khí thế giới, không chỉ với tư cách nước mua vũ khí mà cả sản xuất và xuất khẩu.

Hội chợ triển lãm thiết bị vũ khí ở Tokyo -

Trong một hội chợ vũ khí khai mạc trước đó trong tháng này, nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại của Nhật Bản đã được trưng bày và chào hàng. Hội chợ do một công ty tư nhân Anh tổ chức với sự hậu thuẫn của các bộ quốc phòng và thương mại Nhật Bản.

“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho công ty nhỏ như chúng tôi quảng bá thương hiệu và sản phẩm” - Susumu Kasai, một quan chức của hãng chế tạo ShinMaywa Industries, nhà sản xuất các máy bay đổ bộ US2 cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, nói với Asia o­ne.

US2 nhiều khả năng sẽ là sản phẩm vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Nhật Bản, giúp mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản hơn nữa. “Hiện Chính phủ Nhật Bản và Ấn Độ đang thương thảo, nếu hai bên đồng ý, chúng tôi sẽ có thể xuất các máy bay US2”, ông Kasai nói.

Tuần trước, Nhật Bản cũng đã tuyên bố tham gia một gói thầu đóng trọn gói tàu ngầm cho Úc nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đã lỗi thời của nước này.

Úc rất quan tâm tới những tàu ngầm lớp Soryu cực kỳ hiện đại của Nhật Bản, được coi là loại tàu ngầm không chạy bằng năng lượng hạt nhân có thời gian hoạt động dài nhất trên thế giới hiện nay.

Nếu được thông qua, dự án sản xuất sẽ là một sự hợp tác giữa hai nước. Nhật Bản và Úc là những đối tác chiến lược về quốc phòng. Tham gia đấu thầu còn có thể có các ứng viên Pháp và Đức.

Úc dự tính sẽ đóng mới 12 tàu ngầm thay cho các tàu Collins trong gói thầu có giá trị tổng cộng lên đến 40 tỉ USD.

Trung Quốc phạm luật quốc tế khi đưa súng cối đến biển Đông


Trước khi lên đường tới Singapore tham dự Hội nghị an ninh thượng đỉnh châu Á 2015 hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, tại cuộc họp báo tại TP.HCM trưa nay (29/5) Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cho rằng Trung Quốc không thiếu sáng suốt tới mức chọn đối đầu với ASEAN và Mỹ.


Thượng nghị sĩ John McCain chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật quốc tế - Ảnh: Thuận Thắng
Thượng nghị sĩ John McCain chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật quốc tế - Ảnh: Thuận Thắng

Phái đoàn Thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ do Thượng nghị sỹ John McCain dẫn đầu đã có buổi họp báo tại TP Hồ Chí Minh.

Tại đây, thượng nghị sĩ McCain thông báo Trung Quốc đã điều pháo cối tới một đảo nhân tạo xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John McCain khẳng định: "Đây là diễn biến rất đáng lo ngại. Hành vi của Trung Quốc là đơn phương, làm leo thang căng thẳng trên biển Đông và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Cả thế giới cần phải lên án hành động này".

* Mỹ và các nước khu vực cần phải làm gì để buộc Trung Quốc phải trả giá vì các hành vi gây hấn trên biển Đông?

- Thượng nghị sĩ John McCain: Chúng ta có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở các tổ chức và diễn đàn quốc tế, ví dụ như Liên Hiệp Quốc.

Các nước khu vực cũng cần phối hợp nguồn lực ngoại giao và kinh tế để gây sức ép lên Trung Quốc.

Chúng tôi tin rằng Mỹ có thể giúp đỡ các nước khu vực như Việt Nam và Philippines xây dựng năng lực hàng hải.

Chúng ta phải sử dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế để buộc người Trung Quốc hiểu rằng đó không phải cách hành xử có thể chấp nhận được.

- Thượng nghị sĩ Jack Reed: Hành vi của Trung Quốc vi phạm những quy định cơ bản của luật pháp quốc tế.

Điều mỉa mai là không quốc gia nào trong khu vực hưởng lợi từ tự do hàng hải, tự do thương mại hơn là Trung Quốc. Cùng nhau, chúng ta cần phải gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc cần phải kiềm chế.

* Khi đến Đối thoại Shangri-La ở Singapore, các ngài sẽ nói gì với cộng đồng an ninh quốc tế về vấn đề Trung Quốc?

- Thượng nghị sĩ John McCain: Chúng tôi sẽ có mặt ở Đối thoại Shangri-La và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng sẽ đến đó. Chúng tôi sẽ khẳng định một cách mạnh mẽ và thẳng thắn rằng việc Trung Quốc đưa vũ khí tới các đảo nhân tạo trái phép là hành vi làm leo thang căng thẳng trên biển Đông. Chúng tôi lên án hành vi đó bởi nó vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ trong khu vực cũng rất lo ngại với hành vi của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với họ để ngăn chặn Trung Quốc gây căng thẳng.

Chúng tôi sẽ tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia... để đảm bảo rằng Trung Quốc cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

* Liệu Mỹ sẽ hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam?

- Thượng nghị sĩ John McCain: Chúng tôi đã dỡ bỏ một số hạn chế về xuất khẩu vũ khí hàng hải cho Việt Nam hồi năm ngoái. Chúng tôi hoàn toàn có thể xem xét dỡ bỏ các hạn chế khác trong luật quốc phòng sắp tới. Chúng tôi muốn giúp đỡ Việt Nam tự vệ.

Trung Quốc đã ‘ngửa bài’ với Mỹ về dã tâm ở Biển Đông

Bản báo cáo chiến lược quân sự 2015 của Trung Quốc được xem là cách mà Bắc Kinh "ngửa bài" thẳng thừng về thái độ đối với vấn đề Biển Đông.


Theo sách trắng 2015, hải quân Trung Quốc sẽ được hoạt động ở phạm vi rộng hơn và được trao nhiều quyền lực hơn. (Ảnh minh họa)
Theo sách trắng 2015, hải quân Trung Quốc sẽ được hoạt động ở phạm vi rộng hơn và được trao nhiều quyền lực hơn. (Ảnh minh họa)

Trong lúc căng thẳng Trung-Mỹ tại Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chính phủ Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng hôm 26/5, trong đó lần đầu nhấn mạnh "sức mạnh quân sự trên biển".

Theo đó, sách trắng quốc phòng 2015 đã cho hải quân Trung Quốc thêm không gian hoạt động và cho Bắc Kinh cơ hội "quấy rối các quốc gia lân cận, cũng như tiếp tục thế giằng co với Mỹ tại Biển Đông".

Báo cáo chiến lược quân sự này dự đoán trong tương lai chắc chắn không xảy ra "chiến tranh thế giới", nhưng vẫn cho rằng "nguy hiểm trong khu vực luôn tồn tại".

Giảng viên cao cấp đại học New South Wales Trương Kiếm nhận định, báo cáo chiến lược quân sự Trung Quốc năm 2015 thể hiện "chính sách phòng ngự mang tính khiêu khích".

Tại cuộc họp báo công bố sách trắng, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã trắng trợn ví việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông như "chuyện xây nhà, làm đường bình thường".

Phát ngôn nực cười này của ông Dương được truyền thông Mỹ đua nhau trích nhẫn, thậm chí còn trở thành tiêu đề trên một bài báo của hãng tin AP.

Trong khi đó, tờ New York Times cho hay, cách ví von "đáng giật mình" này của Dương Vũ Quân nhằm xoa dịu những chỉ trích nhằm vào Trung Quốc xoay quanh các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thì đánh giá, sách trắng 2015 của Trung Quốc cho thấy chính sách quân sự "độc đoán" của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên BNG Trung QUốc
Hoa Xuân Oánh
Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng trong thời điểm này là căn cứ theo tiến độ công tác hoàn thành báo cáo mà quyết định, hoàn toàn không liên quan tới tình hình an ninh quốc tế và khu vực, cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.

Theo trang Đa Chiều, việc Bắc Kinh cho công bố sách trắng quốc phòng giữa lúc căng thẳng Biển Đông leo thang "hoàn toàn không phải chỉ là sự trùng hợp về thời gian".

Trung Quốc đang muốn "trả đũa" các tuyên bố cứng rắn từ Washington bằng cách thể hiện thái độ không kém cạnh tại Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Đa Chiều nhận xét, sách trắng 2015 mang nhiều ý nghĩa tượng trưng hơn các năm trước, đặc biệt trong việc thể hiện thái độ hống hách, ngang ngược trong các đòi hỏi chủ quyền phi pháp/phi lý trên biển Đông..

Trong báo cáo năm nay, nội dung sách trắng đã được "leo thang", không đơn thuần nhấn mạnh "phòng thủ thuần túy" như trước mà ý định "tấn công" đã được thể hiện nổi trội hơn.

Giáo sư chiến lược ĐH Quốc phòng TQ
Dương Dục Tài
Xét từ hoàn cảnh chiến lược và môi trường quốc tế hiện tại, bước đầu tiên Trung Quốc cần phải vượt qua các vấn đề trên biển trong khu vực, cụ thể là Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là những chướng ngại mà Trung Quốc bắt buộc phải đối diện trong quá trình trỗi dậy thành cường quốc.

Trung Quốc sẽ không nhượng bộ Mỹ

Tờ Financial Times của Anh cho biết, báo cáo chiến lược quân sự của Bắc Kinh hứa hẹn "Trung Quốc mãi mãi không là nước phát động tấn công trước".

Nhưng Bắc Kinh cũng "ám thị" rõ ràng rằng, Trung Quốc "đã cảm nhận được những mối đe dọa thực sự đang bao vây" và muốn tuyên bố sự cảnh cáo của Mỹ đối với Trung Quốc ở Biển Đông "không dọa dẫm được Bắc Kinh".

Tuy vậy, hãng tin Bloomberg bình luận, chiến lược quân sự mới của Trung Quốc có thể hữu hiệu trong bối cảnh hiện tại, nhưng khó có thể dự đoán viễn cảnh trong tương lai, bởi Washington lúc này đã trực tiếp "nhúng tay" vào Biển Đông.

Điều này được cho là "biến số" khiến tình hình khu vực trở nên khó lường.

Giáo sư ĐH De La Salle (Philippines)
Richard Javad Heydarian
Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc phản ánh sự tự tin tăng lên của Bắc Kinh nhiều hơn là sự thay đổi bất ngờ trong chiến lược toàn cầu của nước này. Nó cho thấy Trung Quốc đang thoải mái thừa nhận rằng bọn họ sẽ không ngừng theo đuổi vị thế thống trị ở Tây Thái Bình Dương.

Rossiyskaya Gazeta (Nga) bình luận, sách trắng quốc phòng Trung Quốc đã chỉ rõ nhiệm vụ của quân đội nước này và "ngửa bài" với Mỹ rằng: Bắc Kinh sẽ không có bất kỳ nhượng bộ nào với những vấn đề họ coi là "lợi ích quốc gia", bao gồm các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.

Yomiuri Shinbun (Nhật Bản) đánh giá, sách trắng Trung Quốc chỉ trích Mỹ và đề cao cảnh giác đối với nội các Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe.

Tờ Sydney Morning Herald (Australia) thì cho rằng, sách trắng quốc phòng đã phát đi tín hiệu mạnh từ Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã sẵn sàng hiện diện quân sự tại những khu vực cách xa bờ biển nước này.

Một điểm đáng chú ý khác là, sách rắng chỉ ra Trung Quốc sẽ tăng cường lực lượng quân sự ở nước ngoài lên mức "có khả năng đối đầu với thách thức".

Bên cạnh không gian hoạt động đươc mở rộng, hải quân và không quân Trung Quốc cũng được trao thêm nhiều quyền lực.

Cùng với việc Mỹ khẳng định tiếp tục hoạt động trinh sát, tuần tra tại các đảo đá bị Bắc Kinh chiếm đoạt trái phép, giới quan sát dự đoán cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai giữa Trung Quốc và Mỹ-đồng minh sẽ trở nên "nóng bỏng" hơn nữa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Jeff Rathke
Mỹ kêu gọi Bắc Kinh cần sử dụng sức mạnh quân sự của mình một cách có ích hơn để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TQ ‘không trụ nổi một ngày’

Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.


Tàu USS Michigan tới thăm cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Wikimedia
Tàu USS Michigan tới thăm cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Wikimedia

Theo ông Mizokami, năm vừa qua Trung Quốc đã có những động thái "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay.

Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.

Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như tàu sân bay, và nếu cần thiết có thể đánh chìm.

Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một tàu sân bay di động.

chuyên gia an ninh quốc phòng châu á

Kyle Mizokami

Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.

Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.

Năm 2011, Trung Quốc xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực.

Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kì loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.

Theo ông Mizokami, Trung Quốc có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.

Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.

Thứ hai, Trung Quốc muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.

"Không ăn thua"

Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Trung Quốc trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.

Cựu Giám đốc CIA Mỹ

Michael Morell

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Trung Quốc không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các tàu sân bay. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.

Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.

"Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk" - ông Mizokami cho biết.

Chuyên gia này cũng nói thêm, Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống tên lửa này.

"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.

Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Trung Quốc vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.

"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".

Mộng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc thách thức cả thế giới

Dân trí Chuyên gia John Hemmings của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), trong bài viết ngày 28/5 khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm trắng trợn các quy tắc của quốc tế và thách thức thế giới trên Biển Đông. Đã đến lúc Mỹ và các đồng minh hành động mạnh mẽ hơn.
 >>  Mỹ chụp ảnh vũ khí Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở Biển Đông
 >>  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ "tố" Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông

Theo chuyên gia John Hemmings, đến từ Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhà nghiên cứu về chiến lược liên minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để chặn đà độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Mỹ cần triển khai đồng thời cả các biện pháp quân sự và chính trị, với sự tham vấn chặt chẽ các đồng minh, các bên liên quan trong khu vực.

Mộng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc thách thức cả thế giới
Hoạt động xây căn cứ quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc đang thách thức luật pháp thế giới (Ảnh: AFP)

Trong bài viết đăng tải trên trang National Interest ngày 28/5, chuyên gia này cho rằng việc Mỹ công khai video ghi hình từ máy bay do thám P-8 Poseidon của hải quân, sau khi áp sát khu vực bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là một bước đi mạnh mẽ khiến không ít người bị sốc.

Hình ảnh các tàu của Trung Quốc cùng thiết bị phụ trợ đang cần mẫn hoạt động để xây các căn cứ không quân tại đây đã cho thấy sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

Bởi “hầu hết các đảo Trung Quốc chiếm đóng nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc Philippines, và hành động của Trung Quốc có thể được diễn giải là sự xâm lược trên biển”.

Cho dù Bắc Kinh liên tục biện bác, cả cách hành xử của họ lẫn cái gọi là đường 9 đoạn đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, hay Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Những tuyên bố lịch sử của Trung Quốc cũng không mấy có giá trị , như một nghiên cứu của học giả Biển Đông Bill Hayton mới đây cho thấy.

Tháng 9/2014, ông Bill Hayton từng chỉ ra không có nhà thám hiểm hay đô đốc nào của nhà nước phong kiến Trung Quốc trước đây đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông, phản bác lập luận của học giả Trung Quốc.

Do vậy, theo ông Hemmings, các hành động của Trung Quốc là “một sự vi phạm rõ ràng các hệ thống quy tắc được cả thế giới thông qua, và là một thách thức lớn đối với trật tự toàn cầu”, đặc biệt là khi nó diễn ra tại khu vực có nhiều tuyến hàng hải trọng yếu nhất của thế giới.

Từ đây, chuyên gia này đặt câu hỏi, nếu Trung Quốc được tự do xây đảo nhân tạo, kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng, thì điều gì có thể ngăn chặn những kẻ cạy thế bắt nạt mới của thế giới? Mục đích chiến lược của Bắc Kinh chính xác là gì và thế giới cần làm gì để ngăn chặn.

Chắc chắn các mỏ dầu và khí đốt dưới đáy biển, cũng như nguồn hải sản phong phú tại Biển Đông có ảnh hưởng nhất định tới tham vọng làm chủ khu vực này của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo ông Hemmings, mục tiêu chính Trung Quốc nhắm tới là kiểm soát một trong những tuyến hàng hải thương mại sôi động nhất thế giới.

Mỹ và các đồng minh, đối tác trong khu vực cần hành động kiên quyết và nhịp nhàng (Ảnh:
Mỹ và các đồng minh, đối tác trong khu vực cần hành động kiên quyết và nhịp nhàng (Ảnh: AP)

Đây là bước đầu tiên trong chiến lược 3 bước, gồm độc chiếm Biển Đông bằng sức mạnh quân sự; tận dụng quyền kiểm soát mới này để phát triển một hệ thống mới xoanh quanh Trung Quốc tại Đông Nam Á, nhắm tới việc các nước thành viên ASEAN phải thuận theo chính sách đối ngoại của Trung Quốc; và cuối cùng là sử dụng ảnh hưởng và quyền kiểm soát này để gây áp lực lên Hàn Quốc, Đài Bắc, Manila và Tokyo - 4 đồng minh của Mỹ trong khu vực và là những bên phụ thuộc lớn vào tuyến hàng hải trên Biển Đông.

Để ứng phó với chiến lược này của Bắc Kinh, “Washington cần dịch chuyển mạnh mẽ chính sách phòng ngừa từ nặng về đối thoại sang chính sách cân bằng hơn, về mặt chính trị và quân sự”, chuyên gia của CSIS khẳng định.

Theo đó, Mỹ cần đồng thời sử dụng cả con bài chính tri và quân sự, với sự tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, mà bước đi đầu tiên có thể là xúc tiến một nỗ lực ngoại giao đa phương lâu dài, để tổ chức một hội nghị phi quân sự hóa vùng biển này.

Tiếp đó, để gây áp lực đưa Trung Quốc tới bàn nghị sự, Mỹ cần hỗ trợ một sự thay đổi chiến lược nhịp nhàng về vị thế quân sự tại Philippines và Đài Loan. Với sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật và Úc, Philippines và Đài Loan có thể xây dựng năng lực bất đối xứng mạnh, hay khả năng chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực (A2/AD).

Các hệ thống radar, hệ thống phòng không và tên lửa đối hạm cơ động nếu được xây dựng hàng loạt có thể ngăn chặn nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm chủ vùng biển và vùng trời tại Biển Đông. Các hệ thống này cần vô hiệu hóa các căn cứ mới của Trung Quốc, trong khi vẫn mang tính phòng thủ và không khiêu khích.

Tất nhiên các căn cứ trên đảo của không quân Trung Quốc có thể được củng cố, và sự hiện diện của họ tiếp tục là một dạng đòn bẩy thời bình cho Bắc Kinh, nhưng về mặt chiến thuật, nó sẽ không có nhiều ý nghĩa. Hơn thế, việc sử dụng các sân bay này khi khủng hoảng xảy ra sẽ hoàn toàn bị thách thức từ không phận Đài Loan và Philippines.

Một khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường lực lượng tại đây, Mỹ và đồng minh có thể đối phó. Còn nếu Bắc Kinh tìm tới giải pháp ngoại giao, cả hai phía đều có thể “đóng băng” hoạt động củng cố quân sự của mình.

Hiện tại, các chính sách của Mỹ và đồng minh vẫn đang dựa vào diễn biến trên thực địa. Mỹ, Nhật và Úc đang có sự phối hợp ngày một nhịp nhàng hơn tại Biển Đông, nhưng Trung Quốc còn hành động nhanh hơn nhiều so với dự báo. Nếu Mỹ và đồng minh muốn ngăn chặn, họ sẽ phải hành động nhanh hơn vậy.

Thanh Tùng
Theo National Interes

Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông?

(TNO) Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ở Singapore ngày 30.5 tuyên bố tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục đi trong vùng biển quốc tế, tuần dương hạm mang tên lửa USS Shiloh của hải quân nước này đã có mặt tại cảng Subic, tây bắc Philippines.

Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông? - ảnh 1

Tuần dương hạm mang tên lửa USS Shiloh tiến vào Subic của Philippines - Ảnh: AFP

Tạp chí Forbes (Mỹ) ngày 30.5 bình luận phát biểu cứng rắn của ông Carter tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore và sự hiện diện của tàu chiến Shiloh tại Vịnh Subic, từng là nơi tọa lạc của căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cho thấy khả năng căng thẳng trên Biển Đông sẽ leo thang mạnh.

“Đây là một chuyến cập cảng thông thường”, một phát ngôn viên của hải quân Philippines nói với Forbes khi được hỏi về mục đích ghé thăm cảng Subic của tàu Shiloh.

Tạp chí Mỹ nhận xét sự xuất hiện của tàu Shiloh tại Vịnh Subic cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Washington và Manila trong việc phòng thủ tại Biển Đông. Chiếc tàu chiến Mỹ sẽ neo đậu tại Vịnh Subic để tiếp nhiên liệu và lấy thêm đồ tiếp tế trước khi đi tuần tra những vùng biển lân cận.

Theo Forbes, câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Shiloh, vốn đi cùng các tàu khu trục hạm và có thể có cả tàu ngầm, có áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông như thông tin mà báo chí Mỹ đã đưa ra trước đây hay không.

Hồi đầu tháng 5, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ chính phủ Mỹ đang cân nhắc cho tàu quân sự và máy bay do thám áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đây là quy định về phạm vi lãnh hải áp dụng cho đảo tự nhiên theo luật pháp quốc tế mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập cho các đảo do nước này bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, ông Carter tiếp tục khẳng định tàu thuyền, máy bay Mỹ sẽ “hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Còn tại Bắc Kinh, các quan chức chính phủ cùng báo chí đã đồng loạt lên án Mỹ làm gia tăng căng thẳng. “Mọi người không khỏi tự hỏi có phải Lầu Năm Góc đang ra mặt thách thức Trung Quốc ở Biển Đông hay không”, theo một bài xã luận đăng trên tờChina Daily.

Tờ báo này còn chỉ trích Philippines là đã “lôi kéo các nước chẳng có can dự gì vào tranh chấp biển đảo, nhằm tìm cách củng cố cho những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở và che đậy hoạt động gây rối dai dẳng của mình” (?).

Giới chức ngoại giao Trung Quốc cũng đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal,  Đại sứ Trung Quốc tại Washington, Thôi Thiên Khải đã lớn tiếng rằng “chúng tôi phải bảo vệ các cơ sở trên những hòn đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông”, đồng thời bao biện rằng các cơ sở này được xây “vì mục đích tự vệ, chứ không phải để tấn công nước khác”.

Ông ta còn cảnh báo Mỹ chớ nên “âm mưu tái diễn chiến tranh Lạnh ở châu Á”.

Forbes nhận định mặc dù hiện tại chỉ mới có những tuyên bố cứng rắn giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy “tiếng trống trận đang vang lên từ chân trời phía xa trên toàn Đông Nam Á”.

Hoàng U



Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo, Việt Nam phải làm gì?

Các kiến trúc của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn mà họ thực hiện tại các bãi cạn và đảo san hô ở Biển Đông đang có tranh chấp không khác gì những dự án sửa đường hay xây dựng cầu cống, chung cư.

Tin cho hay Trung Quốc đã đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một bước tiến thêm nữa sau khi Bắc Kinh ráo riết tiến hành các hoạt động xây dựng lấy đất lấp biển hầu thay đổi nguyên trạng vùng biển giàu tài nguyên này.

Báo chí Úc hôm nay dẫn nguồn tin từ các giới chức nước này bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc có thể đưa radar tầm xa, súng chống phòng không, cùng các chuyến bay giám sát thường xuyên để triển khai sức mạnh quân sự của mình trên khắp vùng biển rộng lớn ở Biển Đông.

Diễn tiến này xảy ra vài ngày sau khi Bắc Kinh lên tiếng khẳng định các hoạt động của họ ở Biển Đông chỉ là các hoạt động xây cất bình thường như xây dựng đường sá mà thôi trong khi báo cáo quốc phòng của Trung Quốc mới đây tái khẳng định đường hướng quả quyết hơn của Bắc Kinh trong việc bảo vệ quốc phòng.

Rõ ràng Việt Nam đang đi nước đôi trong khi Hà Nội vui mừng vì đã khắc phục được những rạn nứt với Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981, họ không muốn làm Bắc Kinh phật ý mà thể hiện rõ ràng nhất là báo chí nhà nước VIệt Nam đã giữ im lặng khá lâu mới trưng ra những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông cho công chúng trong nước biết.

Việt Nam và các nước có thể làm gì để ứng phó với động thái mới này của Trung Quốc? VOA Việt ngữ đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia để ghi nhận ý kiến của giới phân tích quốc tế.

VOA: Về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo, Giáo sư Thayer nhận xét thế nào?

GS Carl Thayer: Tin nói Trung Quốc đã đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhưng các bản tin không nói rõ đó là những loại vũ khí gì và họ cũng không nêu rõ các nguồn tin. Nhưng các bài báo có liên hệ tới phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Dennis Richardson khi ông nói rằng sự thiếu minh bạch có thể dẫn tới kết luận rằng Trung Quốc có thể phát triển quân sự tại các nơi này bao gồm hệ thống radar tầm xa và rằng điều này có thể gây ra các vấn đề đối với quyền tự do hàng hải đặc biệt là đối với các tàu bè của Úc trong khu vực.

Báo cáo quốc phòng của Trung Quốc tái khẳng định đường hướng quả quyết hơn của Bắc Kinh trong việc bảo vệ quốc phòng.Báo cáo quốc phòng của Trung Quốc tái khẳng định đường hướng quả quyết hơn của Bắc Kinh trong việc bảo vệ quốc phòng.

VOA: Nếu quả đúng như vậy, theo ông, chính phủ Úc và các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam chẳng hạn, có thể làm gì để ứng phó với bước tiến mới này của Trung Quốc?

GS Carl Thayer: Một vấn đề đang được thảo luận là vì Hoa Kỳ không phải là một bên đã ký kết vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển cho nên một số thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông có thể được thực hiện bởi các nước như Úc chẳng hạn, quốc gia đã ký Công ước này. Trung Quốc đã ngưng xây mới tại 4 trong số các địa điểm ở đó và hiện đang củng cố xây dựng các cao ốc, bến tàu, chỗ hạ neo cho các tàu có diện tích lớn. Họ không cần tiếp tục lấy đất lấp xung quanh các bãi cạn nữa. Việt Nam có thể làm gì trong khi Hà Nội luôn do dự khi đưa ra một phản kháng về mặt pháp lý đối với Trung Quốc.

Rõ ràng Việt Nam đang đi nước đôi trong khi Hà Nội vui mừng vì đã khắc phục được những rạn nứt với Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981 năm ngoái, họ không muốn làm Bắc Kinh phật ý mà thể hiện rõ ràng nhất là báo chí nhà nước VIệt Nam đã giữ im lặng khá lâu mới trưng ra những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông cho công chúng trong nước biết và báo nhà nước cũng hạn chế các bài chỉ trích chính sách của Trung Quốc.

Một mặt, Việt Nam không muốn dính líu trực tiếp vào căng thẳng với Trung Quốc, nhưng một mặt họ muốn khuyến khích Hoa Kỳ can dự, với chuyến công du cấp cao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ sắp tới đây và ít nhất là 7 thành viên trong Bộ Chính trị Việt Nam thực hiện các chuyến thăm riêng rẽ khác tới Mỹ trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ song phương. Cho nên, VIệt Nam xem ra đang tìm cách vận động Mỹ đóng vai trò chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

VOA: Về mặt pháp lý, theo ông, có thể làm gì để chặn đứng các bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông?

GS Carl Thayer: Phải có những hành động thách thức Trung Quốc. Thứ nhất là về vấn đề từ ngữ, nhiều người mô tả các hoạt động Trung Quốc là cải tạo đất, bị kẹt chỗ đó. Không phải vậy, những gì đang diễn ra là Bắc Kinh đang lấy đất cát từ dưới đáy biển lên, không phải là từ các vùng đất nổi mà từ các vùng đất chìm dưới mặt biển mà theo luật gọi là bãi nổi khi triều xuống. Do vậy, bất kể những gì Trung Quốc xây dựng trên đó cho dù là đảo nhân tạo đi nữa, theo luật quốc tế, họ cũng không đủ tư cách pháp lý đối với một vùng phòng không mà chỉ đủ tư cách pháp lý với vùng an toàn riêng của họ mà thôi. Mà Trung Quốc thì đang tìm cách nhận chủ quyền vượt hơn những thứ đó nữa, ngay cả vùng 12 hải lý của họ cũng chồng chéo với khu vực 12 hải lý của Việt Nam.

Phải có những hành động thách thức Trung Quốc. Thứ nhất là về vấn đề từ ngữ, nhiều người mô tả các hoạt động Trung Quốc là cải tạo đất, bị kẹt chỗ đó. Không phải vậy, những gì đang diễn ra là Bắc Kinh đang lấy đất cát từ dưới đáy biển lên, không phải là từ các vùng đất nổi mà từ các vùng đất chìm dưới mặt biển mà theo luật gọi là bãi nổi khi triều xuống.

Kế hoạch về các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải do Mỹ nêu lên, dù chưa loan báo, là một cách để thách thức Trung Quốc bằng việc cho tàu bè qua lại các vùng biển để khẳng định quyền tự do hàng hải và thực hiện các chuyến bay ngang qua vùng biển mà Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nhận đó là không phận quân sự của mình. Trung Quốc hành xử vô trách nhiệm và vô luật lệ. Cho nên, một trong những cách phản ứng là phải đương đầu với họ bằng các thách thức, cho tàu bè qua lại đó và tìm cách chấm dứt các cuộc tuần tra của họ. Tương tự như đối với vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc ở Đông Bắc Á, phải điều máy bay B52 bay ngang qua đó để chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng họ không thể thực thi vùng ADIZ ở  Biển Đông.

VOA: Theo ông có thể nhìn thấy gì liên hệ tới vấn đề Biển Đông sau chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Mỹ từng cho 2 máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực phòng không Trung Quốc mới thiết lập tại quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, tháng 11 năm 2013.Mỹ từng cho 2 máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực phòng không Trung Quốc mới thiết lập tại quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, tháng 11 năm 2013.

GS Carl Thayer: Trước chuyến đi Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ sang tham dự Đối thoại an ninh Shangri-La. Tôi nghĩ, các bộ trưởng của Mỹ, Nhật, và Úc sẽ gặp nhau trước đó và cùng đồng thanh trong bản hợp ca. Tôi có mặt ở cuộc Đối thoại năm ngoái khi Trung Quốc nói là họ bị công kích. Năm nay, ở sự kiện này chúng ta cũng sẽ thấy những yêu cầu, tố cáo được đưa ra và sẽ có một cuộc khẩu chiến nữa tại Shangri-La. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên đường sang Việt Nam. Có những chỉ dấu cho thấy quan hệ quân sự đôi bên sẽ tiến triển sâu hơn. Hai bên sẽ ký Tuyên bố về Tầm nhìn chung. Dù chưa rõ nội dung Tuyên bố này, nhưng có thể nó sẽ đưa quan hệ quân sự hai nước tiến sâu thêm một bước nữa. Có phần chắc chúng ta sẽ nhìn thấy một số bước đi tới và có thể là sau đó chúng ta sẽ nghe loan báo về việc bán một số thiết bị và kỹ thuật quân sự cho Việt Nam để hỗ trợ Hà Nội trong lĩnh vực tuần duyên và bảo vệ biển.

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng bình luận hoặc cho biết sẽ ứng phó thế nào trước tin Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo do chính Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông.

Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Mỹ hôm 27/5 vừa khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ của Tổng thống Obama cương quyết bảo vệ Luật biển bằng các biện pháp quân sự và ngoại giao trước thái độ gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo, Việt Nam phải làm gì

Thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc đang thu thập chữ ký trên trang WhiteHouse.gov lên án rằng các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và thế giới.

Thỉnh nguyện thư nhấn mạnh Mỹ, trong vai trò một quốc gia Thái Bình Dương, phải bảo vệ các lợi ích quốc gia và quốc tế, phải cho Trung Quốc thấy họ bắt buộc phải ngay lập tức chấm dứt kiểm soát hải phận và không phận ở Biển Đông, ngưng cải tạo đất cũng như thôi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng và tôn trọng luật quốc tế.

Biển Đông: Cố gắng không chớp mắt

The Economist

30-05-2015

H1

Khi Trung Quốc tự khẳng định là một cường quốc hải quân và không quân, và khiMỹ phản ứng lại, nguy cơ đối đầu càng gần hơn

Các quan chức Mỹ đang mất dần kiên nhẫn với Trung Quốc. Ngày 22 tháng 5, phó tổng thống Joe Biden đã nói thẳng. Ông cảnh báo sinh viên tốt nghiệp đại học hải quân về “đường nứt địa chấn mới” đang nổi lên giữa các cường quốc. Ông cho biết, Trung Quốc đang thách thức tự do hàng hải ở Biển Đông bằng việc bồi đắp các rạn san hô đang tranh chấp với “quy mô lớn”. Hai ngày trước đó, Mỹ đã thể hiện sự bực bội bằng cách gửi một máy bay do thám tới gần một trong những rạn san hô, là nơi Trung Quốc đang xây dựng một phi đạo. Các chuyến bay bí mật như thế là thông thường, nhưng lần này thì khác. Chiếc máy bay cũng mang theo một đội người của CNN, và họ đã phát ra phản ứng gắt gỏng của hải quân Trung Quốc thông qua làn sóng truyền thanh bằng tiếng Anh như sau: “Hãy rời khỏi khu vực ngay lập tức để tránh những tính toán sai lầm”.

Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước cuộc tấn công ngôn từ của Mỹ (được phụ thêm với cảnh quay sống động của CNN trong chuyến công tác của máy bay do thám trên đá Chữ Thập, cho thấy cát được những tàu hút bùn Trung Quốc hút từ dưới đáy biển và phun lên hòn đảo đang thành hình). Ngày 25 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt “hành vi khiêu khích”. Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo nhà nước nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, cho rằng cuộc chiến sẽ “không thể tránh khỏi” nếu Mỹ tiếp tục phàn nàn về việc xây dựng đảo. Ngày 24 tháng 5, tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản, đã cảnh báo Mỹ rằng những kẻ “làm tổn thương người khác” có thể “kết cuộc sẽ gây tổn thương cho chính họ”.

Đáng tiếc, những lời lẽ gay gắt đó cho đến nay vẫn không thể so sánh với những hành vi quân sự nóng nảy ngay trong hoặc trên biển. Cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tránh xung đột. Nhưng để làm rõ lập trường của mình, Mỹ đang xem xét các bước đi có thể được Trung Quốc xem là mối đe dọa. Các chuyến bay do thám của Mỹ, cũng như sứ mạng tương tự của các tàu hải quân, cho đến nay vẫn giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý (22km) tính từ các rạn san hô mà họ đang theo dõi. Đó sẽ là giới hạn bên ngoài về chủ quyền của Trung Quốc nếu các rạn san hô thực sự là đảo (tức là, vĩnh viễn nhô trên mặt biển) và thực sự của Trung Quốc. Hiện nay, Ngũ Giác Đài đang xem xét liệu có nên thách thức giới hạn này.

Trung Quốc từ lâu đã cho biết họ sở hữu hầu hết các rạn san hô và hòn đảo ở Biển Đông, và cũng khẳng định chủ quyền mơ hồ trên hầu hết vùng biển này. Các nước khác quanh vùng biển này phản đối tuyên bố chủ quyền đó (Việt Nam và Philippines đều nói họ sở hữu đá Chữ Thập). Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh luận chủ quyền, nhưng họ nói tranh cãi nên được giải quyết một cách hòa bình, không gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải. Cảnh báo của Trung Quốc đối với máy bay do thám Mỹ cho thấy họ đang cố gắng áp đặt các hạn chế lên giao thông quân sự.

Mặc dù với lời than phiền ngày càng công khai của Mỹ, vẫn chưa thấy thay đổi trong nhịp bước điên cuồng của những nỗ lực bồi đắp đảo của Trung Quốc trên nhiều rạn san hô (ảnh ghi là các bức ảnh do một máy bay Mỹ do thám về công việc bồi đắp trên đá Chữ Thập). Ngày 26 tháng 5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát hành “sách trắng” về chiến lược quân sự. Sách này nói rằng, đất nước nên xây dựng một “lực lượng hải quân hiện đại” để bảo vệ “quyền và lợi ích hàng hải” của Trung Quốc, bao gồm cả ở Biển Đông. Ông Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết một ngày sau đó rằng, hành động của Trung Quốc trong khu vực cho thấy họ đã vượt ra khỏi “chuẩn mực quốc tế làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Trung Quốc cuối cùng có thể tuyên bố một “Khu vực Nhận dạng Phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông – đòi hỏi các máy bay phải tự xác định mình với nhà chức trách Trung Quốc trước khi bay vào. Trong tháng 11 năm 2013 Trung Quốc gây báo động cho toàn khu vực bằng cách thiết lập một ADIZ trên biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền (xem bản đồ). Họ cho biết lực lượng vũ trang của họ có quyền sử dụng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” đối với những kẻ không tuân thủ. Mỹ đã nhanh chóng gửi hai máy bay B-52 không vũ trang qua khu vực mà không thông báo cho Trung Quốc. Một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng Trung Quốc không có vẻ sắp sửa tuyên bố một ADIZ ở Biển Đông bởi vì sẽ càng khó khăn hơn để thực hiện trên một khu vực rộng lớn như vậy. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 5, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước ông sẽ quyết định xem có nên thành lập vùng ADIZ, một phần dựa trên cơ sở “phải chăng và đến mức độ nào an ninh của vùng trời bị đe dọa” – một cảnh báo rõ ràng nhắm tới Mỹ.

H1Các học giả Trung Quốc nói rằng thử nghiệm quyết tâm của Trung Quốc có thể là điều nguy hiểm. Nếu Mỹ đưa một tàu hải quân đến gần một trong những rạn san hô, họ “rất có thể sẽ buộc Bắc Kinh phải đáp trả một cách mạnh mẽ”, ông Zhu Feng, thuộc Trung tâm nghiên cứu hợp tác Biển Đông tại Đại học Nam Kinh cho biết. Ông nói, không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào muốn bị xem nhát như “thỏ đế”.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không muốn như vậy. Cũng đỡ phần nào khi các nước láng giềng của Trung Quốc bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề này. Vào tháng 4, mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là tổ chức thường phải chịu đau khổ nếu chọc giận Trung Quốc, đã gọi công cuộc xây dựng đảo là mối đe dọa cho “hòa bình, an ninh và ổn định”. Các nước ASEAN hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng sau hậu trường họ cũng yêu cầu Mỹ tránh làm gia tăng căng thẳng. Không có quốc gia châu Á nào muốn bị buộc phải lựa chọn rõ ràng giữa ủng hộ Mỹ hoặc Trung Quốc. Đối với Mỹ, tránh gặp phiền toái sẽ rất khó khăn.

Tình hình Biển Đông gay cấn đến nỗi khối Châu Âu EU cũng phải lên tiếng


Vào chiều thứ sáu 29/5 khối Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản ra một thông báo chung, trong đó hai bên cho thấy mối quan tâm của họ về chuyện vùng Biển Đông đang bị mất quân bình một cách nguy hiểm.

Photo Courtesy: Reuters
 
Cali Today News – Sau khi Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe gặp gỡ Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk và các lãnh đạo khác, hai bên ra thông báo, có đoạn: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến ở Biển Đông và rất lo ngại trước bất kỳ hành động đơn phương nào làm đảo lộn nguyên trạng và gây thêm căng thẳng trong khu vực”.
 
Ngoài ra tuyên bố chung còn thúc giục các bên phải biết tự kiềm chế, kể cả việc hăm dọa dùng vũ lực và răn đe các nước khác trong vùng. Nhưng cả Nhật và EU không nêu đích danh Trung Quốc trong vấn đề này.
 
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã hô hào không nên quân sự hóa vùng Biển Đông, một vùng rất quan yếu cho hải trình vận chuyển hàng hóa và tự do thông thương trên thế giới.  
 
Trong cuộc họp báo chung, Chủ Tịch Hội Đồng khối EU Tusk nói: “Chúng tôi đồng ý là bất đồng phải được giải quyết bằng đường lối ngoại giao và theo tinh thần của công pháp quốc tế”.
 
Cùng với Chủ Tịch Ủy Ban EU là Jean-Claude Juncker, ông Tusk đang dẫn đầu phái đoàn Châu Âu họp hàng năm ở Tokyo với chính phủ Nhật. Cả hai phía đặt quyết tâm sẽ đạt một thỏa thuận về tự do mậu dịch cho Nhật và Châu Âu vào cuối năm nay. 
 

Đào Nguyên (Reuters)

“Chỉ vài phút Mỹ có thể bắn nát đảo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa”

(GDVN) – Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra “cơn mưa” 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa.
Tàu ngầm Mỹ - Hình minh họa
Tàu ngầm Mỹ – Hình minh họa
Tạp chí The Week ngày 21/5 bình luận, từ năm ngoái đã xuất hiện một số hoạt động xây dựng bất thường ở Biển Đông. Trung Quốc đã và đang biến 7 bãi đá ngầm, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay) thành các đảo nhân tạo với mục đích đặt các căn cứ quân sự bao gồm sân bay trên đó.
Những hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này sẽ cung cấp cho Trung Quốc sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh với hầu như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên nghề cá và năng lượng. Bắc Kinh ví von chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm. Trong thuật ngữ quân sự, tiền đồn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng là một “chuỗi hủy diệt” bao gồm các loại máy bay có và không có người lái, vệ tinh do thám, chiến hạm mặt nước và tàu ngầm.
Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh, “chuỗi hủy diệt” của Trung Quốc có thể dễ dàng xác định và theo dõi chiến hạm đối phương, đặc biệt là các loại lớn như tàu sân bay và có thể đánh chìm chúng. Nhưng các tiền đồn quân sự của Bắc Kinh có nhiều nguy cơ bị hủy diệt hơn so với các tàu sân bay có thể cơ động. Trường hợp xảy ra chiến tranh thực tế, những tiền đồn nhỏ không đủ khả năng tồn tại trong một vài giờ. Chúng khá hữu ích trong thời bình, nhưng lại nguy hiểm và số mệnh cực kỳ ngắn ngủi trong thời chiến.

Ví dụ như đảo nhân tạo Trung Quốc xây (trái phép) ở bãi Chữ Thập hiện có tốc độ quân sự hóa tiên tiến nhất. Ngoài bãi đá này, Bắc Kinh còn xây 2 sân bay khác trên đá Châu Viên và Gạc Ma. Đầu năm nay Philippines đã báo động về sự bồi lấp, xây dựng trái phép tại đây. Chỉ 3 tháng ngắn ngủi, Trung Quốc đã tạo ra một đảo nhân tạo rộng 200 mét, dài 300 mét và một diện tích khoảng 100 ngàn mét vuông.
Đổi lại, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc mỉa mai Philippines là “nhóc con”, châm chọc những nỗ lực của Manila khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc là “lố bịch”, cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau mọi thứ và các quốc gia nhỏ hơn không có ham muốn của riêng mình. Một thế giới hoang tưởng trong con mắt truyền thông nhà nước Trung Quốc. Lính Trung Quốc đã chiếm 6 rặng san hô ở Trường Sa năm 1988 (xâm lược của Việt Nam), rồi xây dựng một pháo đài nhỏ gồm quân đồn trú, một bến tàu, sân bay trực thăng, một vài khẩu súng, súng máy phòng không trên lô cốt bê tông ở Chữ Thập.
Năm 2011 quân đội Trung Quốc PLA thiết kế đá Chữ Thập là trụ sở chỉ huy chính lực lượng chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Đến lúc đó các tiền đồn đã được phát triển thành các công sự nhà nổi kiên cố, thậm chí có cả nhà kính trồng rau quả tươi. Ngày nay, nó lại biến thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để xây 1 đường băng 3000 mét hoàn chỉnh với 1 sân đỗ. Đường băng như vậy có thể chứa hầu hết máy bay quân sự của PLA.
Nhưng một căn cứ không quân cần nhiều hơn thế. Ngoài đường băng, nó cần có nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, một doanh trại, bồn chứa nhiên liệu và hầm đạn dược. Nghe như có vẻ cần rất nhiều không gian, nhưng Hải quân Mỹ được trang bị đầy đủ chỉ với 1 chiếc tàu sân bay của nó. Trung Quốc xây thêm 1 cảng nhân tạo để Chữ Thập có khả năng hỗ trợ các tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu hải quân hoàn chính.
Trung Quốc đưa ra cái cớ để mở rộng (bất hợp pháp) 7 bãi đá ở Trường Sa là để khẳng định đường lưỡi bò (phi pháp) nhưng lâu nay PLA không có nguồn lực để “tuần tra”. Máy bay không người lái sẽ được Trung Quốc dùng vào việc trinh sát, do thám, “giám sát” hàng hải. Chữ Thập bản thân nó không tạo ra một đơn vị đồn trú lớn và sử dụng máy bay không người lái giảm bớt nhu cầu nhân lực.
Mọi chuyện sẽ rất khác trong một cuộc chiến tranh. 7 bãi đá, rặng san hô Trung Quốc chiếm đóng là rất nhỏ bé và ít về số lượng, không đảo nhân tạo nào có khả năng tự cung tự cấp. Mặt khác các tiền đồn này không thể di chuyển trong khi vị trí của nó lại cực kỳ rõ ràng. Biết được tọa độ chính xác của đảo nhân tạo này có nghĩa là có thể biết nơi để tìm thấy nó và đánh bom. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong thời đại của vũ khí dẫn đường chính xác từ xa.
USS Michigan, một tàu ngầm tên lửa lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy “căn cứ không quân” Trung Quốc trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút. Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra “cơn mưa” 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược. USS Michigan mang tổng cộng 154 tên lửa Tomahawk.
Trung Quốc có thể lắp đặt hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 tương tự như các tên lửa Patriot của Mỹ ở đây. Và một lực lượng đổ bộ của Thủy quân lục chiến có thể xóa sổ chúng một cách đơn giản. Điểm mấu chốt là các căn cứ của Trung Quốc quá dễ bị tấn công, chúng sẽ được dùng 1 lần trong chiến tranh với tuổi thọ chỉ được tính trong ngày, nếu không nói là trong giờ. Những căn cứ không quân mới Trung Quốc thiết lập (bất hợp pháp) có thể hữu ích vơi họ trong thời bình với việc “giám sát” Biển Đông và canh chừng các nước láng giềng nó không hải lòng.

Tàu ngầm Trung Quốc có thể thành ‘mồi ngon’ cho Izumo Nhật Bản

Trung Quốc đang lo ngại rằng, tàu khu trục chở trực thăng Izumo sẽ được Nhật Bản triển khai để đối phó với tàu ngầm của nước này ở Hoa Đông.


Izumo sẽ trở thành mối đe dọa chí tử với tàu ngầm Trung Quốc
Izumo sẽ trở thành mối đe dọa chí tử với tàu ngầm Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn trên Thời báo Hoàn Cầu hôm 26/3, Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc Li Jie cho rằng, Nhật Bản nhiều khả năng sẽ dùng tàu khu trục chở trực thăng Izumo vừa biên chế để chống lại tàu ngầm Trung Quốc.

Đồng thời, con tàu có thể được dùng để thực hiện nhiệm vụ tác chiến đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Izumo còn có khả năng bảo vệ các tuyến giao thông và liên lạc trên biển của Nhật Bản.

Theo Li Jie, tàu Izumo có thể được sửa đổi để trở thành tàu sân bay và một cuộc xung đột hải quân giữa Trung Quốc - Nhật Bản có thể xảy ra trong tương lai gần do Nhật Bản biên chế con tàu này.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Junshe cho rằng, một mình tàu Izumo không thể tạo ra mối đe dọa đối với chiến lược mở rộng trên biển của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở Hoa Đông.

Theo Junshe, Izumo có thể tăng cường khả năng tấn công kết hợp của các lực lượng mặt đất, hải quân và không quân Nhật Bản trong một cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc, nhờ đóng vai trò như một tàu chỉ huy hoặc vận tải.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã đưa vào biên chế tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo (DDH-183) trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ hải quân Yokosuka của JMSDF ở Yokohama hôm 25/3 vừa qua.

Theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản), mặc dù được giới thiệu là tàu chiến đa nhiệm nhưng nhiệm vụ chính của Izumo sẽ là tác chiến chống ngầm và thực hiện các hoạt động chỉ huy - kiểm soát để bảo vệ lãnh hải Nhật Bản ở Hoa Đông.

“Điều này giúp tăng cường khả năng của chúng tôi nhằm đối phó với các tàu ngầm Trung Quốc khi chúng đã trở nên khó phát hiện hơn” – Một quan chức Nhật Bản cho biết.

Theo các quan chức khác thuộc JMSDF, tàu Izumo cũng sẽ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa.

Với lượng giãn nước đầy tải 27.000 tấn (một số nguồn nói là 24.000 tấn), dài 248m, tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là tàu chiến mặt nước lớn nhất trong hạm đội Nhật Bản cho tới nay.

Lớp tàu này có kích cỡ lớn hơn đáng kể so với lớp tàu khu trục Hyūga, với lượng giãn nước 19.000 tấn.

Izumo sẽ có thủy thủ đoàn 470 người và cũng có thể chở theo 400 - 500 binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).

Theo tạp chí IHS Jane’s (Anh), Izumo được trang bị sonar QQQ-22 để truy tìm tàu ngầm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx và 2 bệ phóng tên lửa phòng không Raytheon RIM-116 do Raytheon chế tạo.

Con tàu có thể mang các trực thăng tác chiến chống ngầm SH-60K Seahawk và trực thăng MCH-101 biến thể rà phá thủy lôi.

Giới chức Tokyo còn cho biết, tàu Izumo có thể mang theo máy bay V-22 Osprey.

Tàu Izumo được thiết kế để mang được tới 14 trực thăng (7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101). 5 chiếc trong số này có thể cất và hạ cánh đồng thời, nhờ Izumo có boong tàu lớn và 5 điểm hạ cánh.

Theo website của Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ (USNI), tàu Izumo cũng có thể chứa tới 27 máy bay có cánh cố định.

Bên cạnh đó, ngoài máy bay MV-22, con tàu có thể triển khai biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng của tiêm kích F-35.

Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Nhật Bản đã nhiều lần tuyên bố họ không có kế hoạch sử dụng F-35 trên tàu Izumo.

Izumo có kích cỡ lớn hơn một chút cho với các tàu sân bay hạng nhẹ như Cavour của Italia và Principe de Asturias của Tây Ban Nha.

Chi phí đóng tàu được công bố là 1 tỷ USD, dù trên thực tế, mức này có thể lên tới 1,5 tỷ USD.


Tác giả ‘thuyết TQ sụp đổ’ dự đoán Thế chiến III trên Biển Đông

Tác giả của "thuyết Trung Quốc sụp đổ" mới đây dự đoán Biển Đông có thể là điểm bùng phát Thế chiến III, trong khi Đối thoại Shangri-la được cho là sẽ thành "đấu trường Trung-Mỹ".


Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. Ảnh: CNR.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. Ảnh: CNR.

Đối với thái độ cứng rắn của Mỹ trên Biển Đông thời gian gần đây, Trung Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh và luôn ngang ngược tuyên bố "sẽ không dừng các hoạt động xây dựng phi pháp tại các đảo đá ở Biển Đông".

Tờ Washington Post hôm 27/5 bình luận, hành động của Mỹ là để "đối phó với sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh" và tái khẳng định, máy bay Mỹ "hoàn toàn hợp pháp và đúng đắn" khi tiếp cận không phận các đảo đá bị Trung Quốc xâm chiếm phi pháp trên Biển Đông.

Tờ báo Mỹ bình luận, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra vội vã trong việc thiết lập bá quyền ở khu vực, nhưng Bắc Kinh cũng không dám quá mạo hiểm và vẫn mong tránh được xung đột với Mỹ cũng như các bên liên quan.

Trước đây, mỗi khi những biện pháp "ỷ lớn bắt nạt bé" của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các nước láng giềng, Bắc Kinh đều bị buộc phải "rút lui chiến thuật".

Vì vậy, Washington Post cho rằng, Mỹ và đồng minh nên liên kết chặt chẽ để giáng đòn vào "thành trì cát" mà Trung Quốc đang ra sức xây cất một cách phi pháp trên Biển Đông.

Hoàn Cầu: "Biển Đông có trở thành khởi nguồn của Thế chiến III?"

Thời báo Hoàn Cầu cho hay, luật sư người Mỹ gốc Hoa Gordon G. Chang (Trương Gia Đôn) đã dự đoán - "Biển Đông sẽ trở thành khu vực tiếp theo bùng phát đối đầu quân sự nghiêm trọng".

CHUYÊN GIA VỀ TRUNG QUỐC

GORDON G.CHANG

Ông Gordon Chang là một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả cuốn sách "Trung Quốc sắp sụp đổ" (2001). Chang luôn kiên trì với dự đoán "Trung Quốc sụp đổ" của mình và vẫn thường bị báo chí Trung Quốc đưa ra chế giễu.

"Từ nay đến khi Mỹ tung ra những hành động mạnh mẽ hơn có lẽ không còn xa nữa. Đó là điều mà Washington phải làm, bởi Trung Quốc đã xâm phạm đến những lợi ích của Mỹ (tại châu Á-Thái Bình Dương - PV)" - ông Chang nhận xét.

Thời báo Hoàn Cầu "tố", trong bài phát biểu hôm 27/5 tại Viện Brookings (Mỹ), phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "lôi Trung Quốc vào vấn đề Ukraine".

"Vấn đề Ukraine có liên quan tới phòng thủ tập thể, cũng như năng lực đối đầu với xâm lược (tức việc Mỹ cáo buộc Nga ’xâm lược’ Ukraine - PV) của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ quan tâm chặt chẽ đến tình hình Ukraine. Bọn họ muốn học tập kinh nghiệm từ đây" - ông Biden cho biết.

Nghị sĩ Michael Turner thì phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ dự đoán - "Trung Quốc có khả năng dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông".

VIỆN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ S. RAJARATNAM

PHÓ GS LÝ MINH GIANG

Khả năng xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp Trung-Mỹ trên Biển Đông là không lớn.Trung Quốc chưa tỏ rõ ý định sử dụng vũ lực để giữ các đảo đá mà nước này đã chiếm đoạt trái phép trên Biển Đông mà mới chỉ quyết liệt trên phương diện "võ mồm", xâm chiếm tài nguyên...

Shangri-la 14: "Đấu trường" Trung-Mỹ?

Trang Đa Chiều cho hay, Hội nghị diễn đàn an ninh châu Á thường niên hay còn được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-la lần thứ 14 (2015) sẽ được diễn ra từ hôm nay (29/5) tới 31/5.

Theo trang này, đoàn đại biểu của Mỹ và Trung Quốc sẽ có những màn "đấu khẩu nảy lửa" về vấn đề Biển Đông vốn ngày càng trở nên nghiêm trọng, đồng thời song phương cũng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các bên liên quan.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trước khi lên đường bay sang Singapore, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 28/5 đã tuyên bố cứng rắn, yêu cầu Trung Quốc "dừng vĩnh viễn hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông".

Trong khi đó, Đa Chiều cho biết, đoàn đại biểu tới Shangri-la của Trung Quốc năm nay đã trở nên "đáng gờm" hơn năm ngoái với sự dẫn đầu của Thượng tướng Hải quân, phó Tổng tham mưu quân giải phóng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc.

Trước thềm Đối thoại Shangri-la, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng tỏ thái độ hằn học và giận dữ trước việc Mỹ đưa máy bay do thám vào thực thi nhiệm vụ trinh sát ở các đảo đá mà Bắc Kinh chiếm đoạt phi pháp ở Biển Đông.

Tim Huxley - giám đốc điều hành về Châu Á  thuộc Viện nghiên cứu An ninh Quốc tế (IISS) - nói với VOA:

VIỆN NGHIÊN CỨU AN NINH QUỐC TẾ (IISS)

TIM HUXLEY

Tôi không kỳ vọng đối thoại lần này có thể giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, nhưng mong rằng Trung-Mỹ có thể nhân cơ hội này tỏ rõ lập trường và triển khai đối thoại đa phương.

Ông Huxley cho hay, tham gia Đối thoại Shangri-la 14 có các đại biểu đến từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu cùng các khu vực khác, với tổng cộng 18 Bộ trưởng quốc phòng, 10 Tổng tham mưu quân đội và 4 Thứ trưởng quốc phòng.

Báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo hôm 28/5 đưa tin, tại Đối thoại Shangri-la, đoàn đại biểu Trung Quốc sẽ tham gia tất cả các hội nghị toàn thể cũng như phân nhóm, đồng thời tiến hành đối thoại với các lãnh đạo quân đội, quốc phòng của nhiều nước.

Nhân dân Nhật báo tuyên bố, tại Singapore, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tuyên truyền chiến lược quân sự, chính sách quốc phòng, chủ trương đối với an ninh khu vực của Bắc Kinh.

Theo giới quan sát, Đối thoại Shangri-la được cho là khó có đột phá bởi những gì Trung Quốc thể hiện cho thấy họ sẽ chỉ đến Singapore để huênh hoang và tuyên bố ngông cuồng về cái mà nước này gọi là "chủ quyền" đối với các đảo đá bị Bắc Kinh chiếm đoạt phi pháp trên Biển Đông.

Những thông điệp "cửa miệng" mà Trung Quốc phát đi như "mong muốn tăng cường hợp tác đối thoại về an ninh, cống hiến cho việc thúc đẩy hợp tác an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương" hầu như không nhận được bất cứ sự quan tâm nào từ truyền thông quốc tế.

Trong một bài phân tích khác của Đa Chiều hôm 26/5, trang này nhận định Đối thoại Shangri-la 2015 rất có khả năng là cơ hội để Mỹ chính thức tuyên bố những chuyển biến trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Washington.

Theo Đa Chiều, các tuyên bố về chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trước đây vốn đã được xem như "chuyện thường ngày ở huyện".

Trang này nhận định Bộ trưởng Ashton Carter cần phải thể hiện được tư duy lãnh đạo mới để đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau trong một mối quan hệ phòng thủ mật thiết hơn.

Chuyên viên nghiên cứu John Schaus thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định:

TT NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC & QUỐC TẾ MỸ

JOHN SCHAUS

Tại Đối thoại Shangri-la năm nay, chúng tôi kiến nghị Mỹ "định vị lại" chính sách đối với châu Á-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đã có nhiều quốc gia và đồng minh lên tiếng hy vọng Mỹ và cộng đồng quốc tế đóng vai trò tích cực hơn trong việc gìn giữ hòa bình và tự do hàng hải tại khu vực này, thì Mỹ nên chuyển sang chú trọng đến vấn đề "làm với ai" (doing with), sau đó mới là "làm cho ai" (doing for).

Theo ông Schaus, các đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương "có đầy đủ năng lực cũng như sự tình nguyện giúp Mỹ thực hiện lợi ích quốc gia của mình", và các quốc gia này cũng là một phần quan trọng để Mỹ đạt được mục tiêu.

"Đồng thời, việc tăng cường mối liên kết giữa lợi ích của Mỹ và đối tác tại châu Á-Thái Bình Dương cũng góp phần giúp quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược của Mỹ trở nên minh bạch và được tin tưởng hơn" - John Schaus bình luận.

Chuyên gia này cũng kiến nghị Bộ trưởng Carter tiến hành nhiều cuộc hội đàm song phương và đa phương, với trọng tâm đặt ở 3 chủ đề lớn: An ninh trên biển; quan hệ đối tác song phương chặt chẽ hơn; hợp tác mang tính chất kết cấu.

theo Đại Lộ

Quần đảo Hoàng Sa không còn thuộc một tỉnh của Trung Quốc trên Google

Sau nhiều phản hồi của cư dân mạng ở Việt Nam, Google đã không còn ghi địa danh quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc như trước đây.


Cập nhật mới nhất của Google không ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) - Ảnh: Chụp lại màn hình Google
Cập nhật mới nhất của Google không ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) - Ảnh: Chụp lại màn hình Google

Trước đây, Google cũng từng gọi Hoàng Sa và Trường Sa theo tên quốc tế là China Paracel Islands và China Spratly Islands. Sau nhiều ý kiến tranh cãi, Google đã đổi tên quốc tế thành Paracel Islands và Spratly Islands.

Nhờ sự cố gắng đấu tranh không mệt mỏi của các nhà khoa học chân chính, đến nay thế giớiGoogle đã công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam).

Trước đó, khi tìm kiếm từ “Hoàng Sa” hay “Paracel Islands” trên trang Google đều thấy trang web này dẫn nguồn từ Wikipedia ghi quần đảo này thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).

Cụ thể, khi tìm kiếm từ “Hoàng Sa” ở Google, chúng ta sẽ thấy ở góc bên phải của trang kết quả sẽ xuất hiện câu "Island group in China" (Google tiếng Anh) hay "Nhóm đảo ở CHND Trung Hoa" (Google tiếng Việt) dẫn nguồn từ Wikipedia.

Trước đó Google ghi quần đảo Hoàng Sa là "Nhóm đảo ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", mà cụ thể là tỉnh Hải Nam - Ảnh: Chụp lại màn hình Google

Tuy nhiên, khi vào Wikipedia cả tiếng Việt và Anh thì thấy trang web không cho kết quả như trên, mà nêu rõ quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp. Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau trận hải chiến năm 1974 và đến nay Việt Nam vẫn là một bên có tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa.

Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc TP.Đà Nẵng, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Sứ quán VN tại Bỉ 'phải kiểm điểm'

Báo Lao Động đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiểm điểm nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, hoàn lại tiền lạm thu.Lao Động là tờ báo đăng bài “Lạm thu phí người Việt Nam ở nước ngoài”.
Hôm 29/5, tờ này nói Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cán bộ liên quan.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết Bộ đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ chuyển cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực mà dư luận phản ánh sang làm bộ phận khác.Ông Nguyễn Thanh Đức, Bí thư thứ nhất - Lãnh sự, bị triệu về nước để “tiếp tục kiểm điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm”.Bài báo hôm 5/5 kể chuyện chị Nguyễn Hải Yến nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định).Ngoài ra, còn có khoản phí Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR).
Mới nhất, Bộ Ngoại giao nói Đại sứ quán tai Bỉ đã trao hộ chiếu cho gia đình chị Nguyễn Hải Yến, đồng thời hoàn trả lại cho chị Yến toàn bộ số tiền thu chênh lệch.

Giám đốc chỉ đạo thả rắn độc vào khu đô thị cao cấp


Các đối tượng thả rắn độc để rắn bò vào nhà dân làm hoảng loạn tâm lý cư dân trong khu đô thị. Nếu có người bị rắn cắn thì Ban Quản lý khu đô thị cao cấp sẽ mất uy tín...


Các bị cáo tại phiên xét xử
Các bị cáo tại phiên xét xử

Ngày 29/5, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quốc Đạt là Trương Văn Chiến (42 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) cùng 2 đồng phạm thả rắn độc vào khu đô thị Vinhome Riverside ở quận Long Biên, Hà Nội. 

Theo cáo buộc của Viện kiểm sát, Trương Văn Chiến vốn là Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Quốc Đạt. Công ty của Chiến mở nhà hàng Quốc Phương Trại (tại quận Long Biên, Hà Nội) và giao cho Trương Mạnh Hoằng (43 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) làm quản lý.

Tháng 10/2013, nhằm mục đích trồng cây xanh và chăn nuôi, Chiến tổ chức san lấp mặt bằng tại khu đất tiếp giáp với khu đô thị Vinhome Riverside.

Tuy nhiên, khi công việc xây dựng đang tiến hành thì anh Nguyễn Hồng Quân (53 tuổi - Giám đốc Dự án thuộc Tập đoàn Vincom) phản ánh với lãnh đạo của UBND quận Long Biên nên việc xây dựng của Chiến bị dừng lại. Bực tức, Chiến và Hoằng nảy sinh ý định trả thù.

Hoằng bàn với Chiến là sẽ thả rắn độc để rắn bò vào nhà dân làm hoảng loạn tâm lý cư dân trong khu đô thị. Nếu có người bị rắn cắn, anh Quân và ban quản lý khu đô thị Vinhome mất uy tín.

Hoằng bắt đầu tìm mua rắn cạp nia Bắc, mỗi lần mua khoảng 3-4kg. Hoằng cho rắn vào bao tải dứa rồi cùng Nguyễn Công Khuê (23 tuổi, quê Thanh Hóa) thả ở cửa cống thoát nước của khu đô thị Vinhome Riverside. Theo tính toán của các đối tượng, rắn sẽ theo mương nước bơi vào vườn các nhà dân trong khu đô thị.

Tính đến thời điểm bị bắt, Hoằng và Khuê đã thả rắn trót lọt 5 lần. Việc thả rắn vào khu đô thị cấp cao của nhóm đối tượng khiến được người dân phát hiện và may mắn không bị rắn cắn.

Thấy sự xuất hiện bất thường của rắn tại khu đô thị cấp cao, ban quản lý khu đô thị đã thuê người bắt rắn đồng thời thông báo công an.

Khoảng 19h50 ngày 15/7/2014, cũng là lần cuối cùng nhóm đối tượng đang chuẩn bị thả 138 con rắn cạp nia vài mương nước của khu đô thị Vinhome thì bị bắt quả tang.

Ngay sau sự việc, nhóm đối tượng bị công an bắt giữ. Theo giám định của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật đây là loài rắn độc thuộc họ rắn hổ Elappidae. Loại độc của rắn gây tê liệt thần kinh và có khả năng gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nhóm đối tượng Xuân Chiến, Mạnh Hoằng, Công Khuê bị Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố tội Giết người.

Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, do tư thù cá nhân, các bị cáo đã thực hiện hành vi vô cùng nguy hiểm. Các bị cáo đều nhận thức được loại rắn này là rắn độc, nếu người bị rắn cắn không được cấp cứu kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong. Vụ việc chưa xảy ra hậu quả chết người là ngoài ý muốn chủ quan của các bị cáo... 

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt Chiến 7 năm tù giam; Hoằng 8 năm tù giam và Khuê 7 năm tù giam

Hạ sát Phó Giám đốc ngân hàng vì bị sỉ nhục…không tìm được gái

Sau khi giết người, vị giám đốc doanh nghiệp đẩy ô tô xuống vực sâu nhằm tạo hiện trường giả vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, kế hoạch của kẻ sát nhân có hoàn hảo đến mấy cũng bị bại lộ.


Lê Văn Minh tại cơ quan điều tra
Lê Văn Minh tại cơ quan điều tra

Cái chết bí ẩn

Ngày 16/4/2013, tại một vực sâu dưới đỉnh Thung Khe (Tân Lạc-Hòa Bình) người dân địa phương bàng hoàng phát hiện một chiếc ô tô và thi thể người đàn ông đã chết nhiều ngày trước đó. Dư luận xôn xao cho rằng, nạn nhân đã điều khiển xe ô tô lao xuống vực thẳm.

Công an vào cuộc, danh tính nạn nhân nhanh chóng được xác định là một vị Phó Giám đốc ngân hàng chi nhánh ở Mộc Châu, Hòa Bình có tên là H.

Tại hiện trường chiếc xe và thi thể nạn nhân nằm cách khá xa nhau. Hiện trường có rất nhiều điểm nghi vấn, nó không phù hợp với một vụ tai nạn giao thông. Đáng nói, trên cơ thể nạn nhân có nhiều vết thương lạ.

Kết luận của cơ quan công an sau đó khiến nhiều người bàng hoàng. Đó không phải là một vụ tai nạn mà là một vụ giết người. Kẻ sát nhân đã tạo dựng một hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng điều tra của cơ quan công an.

Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi tố vụ án để điều tra. Các điều tra viên nhanh chóng vào cuộc xác minh các mối quan hệ, các cuộc gặp gỡ của nạn nhân.

Sau nhiều ngày điều tra, truy xét cuối cùng chân dung kẻ thủ ác cũng được hé lộ. Một sự thật khiến nhiều người bàng hoàng.

Ngay cả gia đình nạn nhân cũng không thể tin rằng, hung thủ giết chết ông H. lại là một người anh em, một đối tác cực kỳ thân cận với ông. Ông ta có tên Lê Văn Minh, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Lột mặt nạ của kẻ sát nhân

Lê Văn Minh bị bắt khẩn cấp. Khi tra tay vào còng, Minh vẫn tỏ ra ngơ ngác không biết mình bị bắt vì nguyên nhân gì. Trước đó, nghe tin ông H. chết, Minh vẫn đến gia đình chia buồn, hỏi han và tỏ ra rất đau buồn vì sự mất mát đó.

Gia đình nạn nhân cũng thừa nhận rằng, giữa Minh và H. có mối quan hệ thân thiết với nhau. Lê Văn Minh là người hiền lành, thành đạt thậm chí là sống có trách nhiệm. Tuy nhiên, bộ mặt thật của Minh thì không phải ai cũng biết.

Sinh ra trong một gia đình có 6 chị em, Minh là con trai duy nhất. Gia cảnh khi đó khốn khó trăm bề nhưng tất cả 6 chị em Minh đều được cha mẹ nuôi ăn học tử tế, lớn lên đều thành đạt.

Nhưng do được chiều chuộng, cưng nựng từ nhỏ nên trong con người Lê Văn Minh đã nảy sinh thói ngang ngược, côn đồ.

Ông H. học trên Minh hai lớp nhưng giữa hai người đã thân thiết với nhau từ hồi còn rất nhỏ. Và sau đó hai người còn học chung một lớp cao học. Khi tốt nghiệp họ lại cùng công tác trong ngành ngân hàng suốt từ năm 1980.

Năm 1987 một sự việc khiến Lê Văn Minh phải lĩnh 6 tháng tù khi đột nhập vào Hội trường UBND huyện Mai Châu lấy trộm quạt trần bán lấy tiền tiêu xài.

Sau khi ra tù, Minh nghỉ việc ở ngân hàng về nhà mở hiệu sửa chữa xe máy, nhôm kính. Cho đến năm 2006, Minh mở Công ty TNHH xây dựng Văn Minh và làm Giám đốc.

Đáng nói, khi bị bắt vì bị cáo buộc là nghi can giết chết ông H. thì thời điểm đó Minh cũng đang là Đại biểu HĐND thị trấn Mai Châu (nhiệm kỳ 2010-2015).

Sau nhiều lần quanh co, cuối cùng bằng những chứng cứ không thể chối cãi Lê Văn Minh đã thừa nhận chính mình đã gây ra cái chết cho ông H. Và lý do mà Minh giết người khiến không một ai có thể ngờ tới.

Theo hồ sơ Minh khai, ngày 11/4/2013, ông H. có gọi điện nhờ Minh tìm hộ một bạn gái để tâm sự. Đến ngày 13/4/2013 khi ông H. gọi điện cho Minh hỏi về chuyện tìm hộ bạn gái, Minh đã hẹn ông H. ra khu vực bãi rác thuộc địa phận xã Tòng Đậu để nói chuyện.

Ở đây, sau khi gọi điện cho một số người để rủ đi chơi nhưng không được, giữa Minh và ông H. đã xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau.

Bực tức vì bị ông H. dọa sẽ cắt đứt quan hệ, không duyệt cho vay vốn nữa, Minh đã dùng ống tuýp sắt vụt 2 nhát vào đầu, làm  ông H. tử vong. Sau đó, Minh đã đẩy xe ôtô và xác ông H. xuống vực, nhằm tạo hiện trường giả là một vụ TNGT.

Trả lời câu hỏi vì sao lại dùng tuýp sắt đánh ông H. đến tử vong thì Minh đưa ra một lý do duy nhất là “cảm thấy mình bị sỉ nhục”.

Trả giá đắt

Trước phiên tòa xét xử lưu động

Với những tội ác gây ra, Lê Văn Minh đã nhận được bản án thích đáng cho hành động mất hết nhân tính của mình. Cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên phạt Lê Văn Minh án tử hình.

Cái đau đớn nhất của Lê Văn Minh là ngay cả khi người vợ đầu ấp tay gối, giữa phiên tòa cũng không có một lời nào xin giảm nhẹ án cho gã.

Còn người mẹ già đã 80 tuổi, cái tuổi đã không còn nước mắt dành cho đứa con trai tội lỗi thì khóc không thành tiếng. Bà đứng run rẩy, đưa mắt nhìn theo con trai lặng lẽ bước chân lên xe bít bùng đi về trại giam.

Chính quyền thảo khấu: Phí và lệ phí, cái gì cũng thu, dân chịu sao nổi?


Đại biểu Quốc hội kiến nghị, dự thảo Luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí, tránh thêm gánh nặng cho dân.


   Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hưng.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hưng.

Thảo luận về dự thảo Luật phí và lệ phí trong phiên họp 29/5, các đại biểu cho rằng, phí và lệ phí là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, được dư luận quan tâm nên cần trao đổi kỹ.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) đề nghị, dự thảo luật phải quy định rõ việc thu phí quản lý ra sao, sử dụng thế nào để tránh thất thoát, lạm dụng; cần phân định rõ phí và lệ phí bởi hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khoản này. Đồng thời, đại biểu cũng lưu ý vấn đề thụ hưởng dịch vụ công thế nào khi người dân đã đóng phí theo quy định.

“Người dân đã nộp phí rồi thì phải được hưởng một dịch vụ công tương xứng, vì vậy cần rà soát lại”, đại biểu đề xuất.

Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý, dự thảo luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí sẽ thêm gánh nặng cho dân. Bởi danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và vài trăm lệ phí…

Đại biểu Thụ đề nghị, về cơ chế sử dụng, phí thu được thì khấu trừ chi phí hoạt động, phần còn lại nộp ngân sách. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức khấu trừ là bao nhiêu phần trăm. Còn lệ phí nên thu hết vào ngân sách, chi thế nào thì qua ngân sách nhà nước. Trong dự luật chưa quy định rõ phí và lệ phí, có cái gọi là phí cũng đúng mà nói lệ phí cũng đúng.

Còn theo đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương), trong dự luật có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, thấy cái gì cũng thu được, thu chồng, thu chéo.

“Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch. Vào cảng thì lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá, đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đâu. Vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”, ông Khanh nêu ví dụ.

Thậm chí, theo ông Khanh: “Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không thể hiểu nổi. Đó có phải đó là hình thức “bo” chữ ký không, hay “hoa hồng” là “hoa hồng” cho chữ ký của “sếp”?”.

Về quy định thu phí phòng chống dịch bệnh, ông Khanh cho rằng, đã sinh ra Bảo hiểm y tế (BHYT) thì phải phòng chống tốt để người dân không bị bệnh, BHYT không mất tiền. Thế mà lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh”. Như thế là “phí chồng phí” rồi còn gì nữa. Ông muốn đỡ tốn tiền BHYT thì ông phải phòng chống tốt, chứ sao lại bắt dân đóng.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM). Ảnh: Việt Hưng.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) lại nhấn mạnh tới việc thu phí môi trường hiện nay là không phù hợp. “Ngư dân chạy ngoài biển sao lại bắt họ phải đóng phí môi trường? Có quá nhiều điều vô lý nhưng chúng ta vẫn cứ làm”, ông Lịch nói.

Do đó, đại biểu Lịch yêu cầu tách riêng phí và lệ phí (lệ phí là do cơ quan hành chính công quyền đặt ra).

Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho rằng, dự thảo luật cần nghiên cứu với cơ chế giá để phù hợp với thị trường. Có những phí, lệ phí không phù hợp thì nên bỏ.

“Phí đối với những con đường theo BOT, dự thảo Luật quy định là doanh nghiệp quy định. Cần có cơ chế, rào cản nào để nhà nước can thiệp quản lý được giá mà doanh nghiệp đưa ra, đề nghị cơ quan soạn thảo tính toán, có giải trình thêm”, ông Niễn nói.

Ngoài ra, theo ông Niễn, “nhân dân kêu nhiều về phí đường bộ. Ô tô đã đóng phí hàng năm, đi qua đoạn đường lại đóng phí tiếp. Hay như việc giao cho Ủy ban nhân dân xã thu phí đường bộ, xã kêu gặp rất nhiều khó khăn, không thu được. Cần tính toán nên thế nào cho phù hợp”.

Nhiều đại biểu bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chuyển nhiều loại phí sang cơ chế giá, nhưng đề nghị làm rõ lộ trình, cách thức, cũng như cơ chế quản lý đối với những loại phí ảnh hưởng nhiều đến dân sinh như học phí, viện phí.

Đề cập tới phí và lệ phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, dịch vụ công do Nhà nước cung cấp cũng phải tiến tới tính đúng, tính đủ. Nhà nước chỉ hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, người có công... còn lại phải tính theo thị trường để đảm bảo có nền kinh tế thị trường, để có thể đề nghị các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Theo Bộ trưởng Kim Tiến, một số loại phí và lệ phí được loại bỏ là phù hợp, bởi những quy định trong luật chuyên ngành hoặc đã không còn phù hợp.

VC sắp nhận tiền Mỹ chống Tàu cứu quốc

Ông John McCain đề xuất quỹ giúp các nước châu Á đối phó Trung Quốc


Dân trí Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, đã đề xuất cung cấp hàng trăm triệu USD nhằm trợ giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang của các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
 >>  Thượng nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc đưa vũ khí tới đảo nhân tạo

Thượng nghị sĩ John McCain (Ảnh:
Thượng nghị sĩ John McCain (Ảnh: Guaridan)
 
Ông McCain đã đưa ra đề xuất "Sáng kiến Biển Đông" trong một phần chỉnh sửa của Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng 2016, dự kiến được đưa ra bỏ phiếu phê chuẩn vào cuối năm nay.

Đề xuất cho phép cung cấp tới 425 triệu USD trong vòng 5 năm cho các quốc gia, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam để mua "thiết bị, quân nhu, huấn luyện và xây dựng quân sự quy mô nhỏ".

Chỉnh sửa trên đã được Ủy ban quân vụ Thượng viện thông qua hôm 14/5, với tỷ lệ 22 phiếu ủng hộ/4 phiếu chống, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Việc chỉnh sửa này cần được Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn. Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu về Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng 2016 vào cuối năm nay.

Đề xuất của Thượng nghị sĩ McCain diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 29/5, Mỹ cho biết Trung Quốc đã đặt các hệ thống pháo di động trên một đảo nhân tạo ở Biển Đông, một động thái mà ông McCain gọi là "gây lo ngại và làm leo thang căng thẳng".

Phát biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/5 trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ông McCain nói rằng Mỹ cần "thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục các hành động kiểu này".

Washington đã bày tỏ lo ngại về tốc độ và quy mô hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington nói rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc đã bổ sung hơn 800 ha tại 5 tiền đồn ở Trường Sa, trong đó có hơn 600 ha chỉ từ đầu năm tới nay.

Mỹ đã triển khai bổ sung các nguồn lực quân sự tới châu Á-Thái Bình Dương, một phần trong chiến lược tái cân băng sang châu Á và trợ giúp tăng cường khả năng phòng phủ của các quốc gia trong khu vực cũng như hối thúc một lập trường đoàn kết hơn nhằm đối phó với Trung Quốc.

Một số quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam, đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng khối này về tổng thể vẫn bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông và miễn cưỡng can thiệp.

An Bình



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 648 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 641 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 626 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 526 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 509 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.