Nhiều thanh niên Việt tòng quân Ukraine ra chiến trường, thêm một thiếu tá người VN bị tử trận, một binh sĩ sắp tử hình - Chính phủ VN có ra tay cứu mạng anh hùng Andy Huynh thanh niên Mỹ gốc Việt chống
23.06.2022 16:22
ĐSQ Ukraine: Cố Thiếu tá Nguyễn Văn Minh 'mãi là anh hùng của đất nước Ukraine Những chiên sĩ du kích đặc công CSVN nhiều kinh nghiệm xung phong qua Ukraina cố vấn chiến đấu
Đăng kèm bài viết là hình Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Ukraine tại Việt Nam Oleksandr Gaman chia buồn, động viên bà Phạm Thị Sao, mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Minh, cùng với doanh nhân Bùi Xuân Cường, người hỗ trợ giữ liên lạc giữa Đại sứ quán Ukraine và gia đình bà Sao.
Theo thông tin được chia sẻ trên các nhóm cộng đồng người việt tại Ukraine, anh Nguyễn Văn Minh sinh ngày 8/2/1995.
Anh là sĩ quan lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cấp bậc Thượng úy, chức vụ Trung đội trưởng, đã hi sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại mặt trận Donbas vào ngày 26/5/2022, hưởng dương 28 tuổi.
Anh Nguyễn Văn Minh là con trai duy nhất của bà Phạm Thị Sao, quê Hải Dương, thành viên cộng đồng Việt Nam tại thành phố Kharkiv.
NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐẠI SỨ QUÁN UKRAINE
Chụp lại hình ảnh,
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Ukraine tại Việt Nam Oleksandr Gaman chia buồn, động viên bà Phạm Thị Sao, mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Minh, cùng với doanh nhân Bùi Xuân Cường
BBC đã trao đổi với bà Nataliya Zhynkina, Tham tán chính trị Ukraine tại Việt Nam để xác nhận sự việc trên.
Đáng lưu ý, ông Nguyễn Hồng Thạch, đại sứ Việt Nam tại Ukraine, không đả động về cái chết của ông Nguyễn Văn Minh trên trang cá nhân, dù ông Thạch thường xuyên đưa tin về cộng đồng Việt Nam tại Ukraine.
Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm 21 Tháng Sáu, ông Thạch đã có buổi làm việc với Cơ Quan Di Trú và đại diện Bộ Ngoại Giao Ukraine về việc tạo điều kiện cho những người Việt đã di tản khỏi Ukraine quay lại tiếp tục sinh sống, làm ăn.
Ông Nguyễn Hồng Thạch (phải), đại sứ Việt Nam tại Ukraine. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Sau khi trao đổi, hai bên đã thống nhất sẽ có hướng dẫn để công dân căn cứ từng trường hợp cụ thể giải quyết. Hai bên cũng sẽ gặp trực tiếp để phối hợp khi cần,” tờ báo cho biết.
Theo báo VNExpress, trước khi Nga xâm lược Ukraine, có gần 7,000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine, tập trung tại một số thành phố lớn như Kiev, Kharkiv, Odessa và một số thành phố nhỏ khác như Kherson, Donetsk, Lviv. Sau ngày 24 Tháng Hai, hầu hết trong số này đã di tản sang các nước khác hoặc về Việt Nam.
Đến nay, giới chức CSVN vẫn từ chối lên án Nga xâm lược Ukraine trong lúc truyền thông ở Việt Nam chủ yếu đưa tin về chiến sự theo góc nhìn của Nga và mô tả đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt.” (N.H.K) [qd]
Bà Nataliya Zhynkina cho biết bà đã liên lạc với đại diện cộng đồng người Việt tại Kharkiv và được biết gia đình anh Nguyễn Văn Minh đang thu xếp tang lễ và các thủ tục khác. Hiện gia đình của chiến binh gốc Việt chưa sẵn sàng để trao đổi về việc này, bà Nataliya cho biết thêm.
"Cuộc xâm lược khủng khiếp này đã cướp đi sinh mạng của những người tốt nhất, trẻ tuổi, tài năng, tốt bụng…", nhà ngoại giao cấp cao của Ukraine ở Hà Nội nói với BBC.
"Tôi vừa nhận ra rằng cậu ấy cũng là một nghệ sĩ và nhạc sĩ tài năng."
Giao tranh ở vùng Donbas, phía Đông Ukraine diễn ra ác liệt trong nhiều tuần qua.
Hồi đầu tháng 6, một trợ lý cao cấp của tổng thống Ukraine cho BBC biết có từ 100 tới 200 binh sỹ Ukraine bị giết trên tuyến đầu mỗi ngày.
Quân Ukraine bị tấn công không ngưng nghỉ khi quân đội Nga tìm cách dành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbas.
Quân Nga tập trung đánh chiếm hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk, những căn cứ cuối cùng Ukraine còn kiểm soát trong vùng Lunansk. Trong những ngày gần đây, quân Nga dường như đã có bước tiến trong nỗ lực bao vây quân Ukraine ở hai thành phố này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Moscow đang tìm cách "phá hủy" vùng Donbas.
"Có những cuộc không kích và pháo kích rất lớn ở Donbas. Mục tiêu của kẻ chiếm đóng là không thay đổi, họ muốn phá hủy toàn bộ vùng Donbas từng bước một,", ông Zelensky nói trong bài phát biểu hàng đêm qua video hồi đầu tuần.
Phát ngôn viên Điện Kremlin, Thư ký của báo chí của Tổng thống Putin Dmitry Peskov cho biết, các binh sĩ Mỹ chiến đấu ở Ukraina như Alexander Drueke và Andy Huỳnh không nằm trong phạm vi Công ước Geneva về bảo vệ tù nhân chiến tranh, vì họ không phải là một phần của quân đội chính quy Ukraina.
Bị Ukraina bỏ rơi khi tháo lui
Ngày 20/6, kênh RT, Nga phát đi những hình ảnh về 2 cựu binh Mỹ bị bắt tại chiến trường Ukraina là Alexander Drueke và Andy Huỳnh.
Nội dung phóng sự cho thấy, cả hai đã bị lực lượng quân đội Nga bắt giữ sau khi bị "quân đội Ukraina bỏ rơi”.
“Lúc đầu, chúng tôi tưởng được giao làm nhiệm vụ do thám bằng máy bay không người lái (UAV), nhưng khi đến đúng vị trí được phân công thì đang có giao tranh xảy ra. Kế hoạch bị thay đổi và tôi cùng đồng đội (Andy Huỳnh) bị bỏ lại trong rừng”, - Drueke nhấn mạnh.
Được biết, Alexander Drueke từng chiến đấu tại Iraq, và đến năm 2014 thì giải ngũ quân đội Mỹ. Trong khi đó, Andy Huỳnh từng làm hậu cần cho lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản).
Khi đến Ukraina, cả hai được phiên chế vào lực lượng của cảnh sát mật Ukraina, và được điều động hỗ trợ một cuộc rút lui của quân đội Ukraina ở Donbass.
Liên quan đến vụ việc trên, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin không đảm bảo rằng hai cựu binh Mỹ bị bắt ở Ukraina sẽ không phải đối mặt với án tử hình trong cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Hai.
“Tất cả sẽ phụ thuộc vào tiến trình điều tra”, - Thư ký báo chí Dmitry Peskov nói với Keir Simmons - phóng viên quốc tế cấp cao của NBC News, khi được hỏi liệu Alexander Drueke và Andy Huỳnh có “phải đối mặt với cùng số phận” như hai công dân Anh và một người Maroc đã bị Moskva kết án tử hình hay không.
Những người này được cho là ủng hộ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina trong tháng này.
Gia đình của Drueke, 39 tuổi và Andy Huỳnh, 27 tuổi, cho biết người thân họ mất liên lạc vào tuần trước.
Theo ông Peskov, Drueke và Andy Huỳnh đều "tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp" ở Ukraina, chĩa súng bắn vào quân đội Nga.
“Những tên lính đánh thuê như Andy Huynh và Drueke trên chiến trường đã bắn vào quân đội của chúng tôi. Họ tự gây nguy hiểm đến tính mạng của mình. Tòa án sẽ xét xử và đưa ra phán quyết đối với những cá nhân này”, - Peskov cho biết.
“Họ nên bị trừng phạt”, - ông nói thêm, đồng thời gọi Drueke và Huỳnh là “những người lính may mắn”.
Không nằm trong phạm vi Công ước Geneva
Đầu tháng 3, Chính phủ Ukraina cho biết 20.000 người từ 52 quốc gia đã tình nguyện chiến đấu với Quân đoàn Quốc tế Ukraina sau khi chính phủ kêu gọi người nước ngoài tham gia chống lại Nga.
Hiện không rõ có bao nhiêu người lính nước ngoài vấn đang tham chiến tại đây.
Damien Magrou, phát ngôn viên của Quân đoàn Quốc tế, cho biết anh không thể “xác nhận hay phủ nhận” việc Drueke và Huỳnh có tham gia lực lượng này hay không.
Ông Peskov cũng không cho biết liệu Drueke và Huỳnh đang bị giam giữ ở Nga hay bởi các lực lượng thân Nga đang chiến đấu với người Ukraina ở phía đông đất nước.
Mẹ của Drueke cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng con trai bà không ở Ukraina để chiến đấu và anh ấy ở đó với tư cách cố vấn nhiều hơn, trong khi vợ chưa cưới của Huỳnh cho biết rằng họ đã nói về việc Huỳnh sẽ lên đường chiến đấu trước khi họ đính hôn vào cuối tháng 3.
Hôm thứ Sáu, các video về Huỳnh và Drueke được đài RT phát đi, cho hay rằng hai người đang bị quân ly khai bắt giữ.
Ông Peskov cho biết ông không có thông tin về Grady Kurpasi, cựu quân nhân thứ ba của Mỹ, người cũng được gia đình thông báo mất tích ở Ukraina.
Thư ký báo chí Điện Kremlin cũng phủ nhận việc ngôi sao WNBA người Mỹ Brittney Griner, người đã bị bắt giữ tại một sân bay Nga vào tháng Hai sau khi nhà chức trách ở đó cho biết cô đang mang các hộp vape có chứa tinh dầu cần sa, đang bị giữ làm “con tin”.
Ông nhắc lại tuyên bố của Điện Kremlin rằng các biện pháp trừng phạt hung hăng của phương Tây đang có ít tác dụng đối với nền kinh tế Nga khi Moskva tái tập trung vào việc thay thế hàng nhập khẩu bằng sản phẩm sản xuất trong nước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã biết thông tin về việc ba lính chiến đấu người Mỹ bị mất tích ở Ukraine, hai trong số đó bị lo sợ là đã bị bắt.
Tin tức trên truyền thông Mỹ tuần này nêu tên hai cựu binh chiến đấu cho Ukraine đã bị bắt làm tù binh.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói hôm thứ Năm rằng: "Có các báo cáo về một người Mỹ nữa nhưng không rõ tung tích."
Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết họ đang "làm việc hết sức để tìm hiểu thêm" về các báo cáo chưa được xác minh về những người Mỹ bị mất tích hoặc bị bắt ở Ukraine
Một nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ và Pháp đã đăng tải trên Twitter hôm thứ Tư rằng hai người Mỹ chiến đấu với họ đã bị bắt một tuần trước đó.
Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là những người Mỹ đầu tiên chiến đấu cho Ukraine bị bắt kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng Hai.
Truyền thông Mỹ đưa tin, Andy Tai Ngoc Huynh, 27 tuổi và Alexander Drueke, 39 tuổi, đã đi từ Alabama để tham gia một đơn vị tình nguyện Ukraine.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đang xem xét các tuyên bố rằng lực lượng Nga hoặc lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Ukraine đã bắt được hai người Mỹ.
Nhưng phát ngôn viên Ned Price nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng Mỹ "chưa nêu vấn đề này với Liên bang Nga" vì Washington chưa có "lý do đáng tin cậy" để tin rằng người Nga đã bắt được những người này.
Dân biểu bang Alabama Robert Aderholt, hôm thứ Tư, đưa ra một tuyên bố cho biết ông Huynh, một cựu Thủy quân lục chiến, đã "tình nguyện tham gia chiến đấu cùng Quân đội Ukraine trong cuộc chiến chống Nga hiện nay".
Ông nói thêm rằng gia đình của Huynh đã không liên lạc được với ông Huynh kể từ ngày 8/6, khi ông ta ở khu vực Kharkiv.
"Tôi đã đấu tranh và đi đến quyết định này. Tôi biết có khả năng tôi sẽ chết. Tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho những gì tôi tin là đúng", ABC News trích dẫn lời của Huynh về quyết định giúp bảo vệ Ukraine.
Joy Black, vợ chưa cưới của Huynh nói rằng người bạn đời của cô "chỉ có một gánh nặng trong lòng khi đi và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn này".
"Tôi thực sự hy vọng rằng chúng tôi có thể nhận được một số câu trả lời và tìm ra Andy và Alex đang ở đâu và đưa họ về nhà, bởi vì đó là tất cả những gì tôi muốn, là [anh ấy] trở về an toàn. Tôi chỉ muốn biết anh ấy đang ở đâu," Joy nói với CBS News.
Trước khi tham chiến ở Ukraine, Huynh đã đính hôn và lên kế hoạch đám cưới với Joy Black vào tháng Ba.
Bunny, mẹ của Drueke, một cựu binh trong cuộc chiến tranh ở Iraq, nói với hãng tin CBS News rằng gia đình bà chưa nhận được thông tin xác nhận rằng con trai đã bị bắt. Tuy nhiên, một bài đăng của lực lượng Nga trên mạng xã hội tuyên bố rằng hai người Mỹ bị bắt, vào cùng ngày họ mất tích.
"Là một người mẹ, bạn muốn giữ an toàn cho con cái của mình," bà nói. "Là một người Mỹ, tôi rất tự hào về nó vì đã sẵn sàng mạo hiểm sự an toàn của mình để giúp đỡ nền dân chủ trên toàn thế giới."
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng "Theo luật pháp quốc tế, lính đánh thuê không được công nhận là chiến binh"
Điện Kremlin cho biết họ không biết tin tức về những người Mỹ bị bắt. Nga coi tất cả những người nước ngoài chiến đấu với Ukraine là lính đánh thuê, và cho rằng họ không được bảo vệ như những người tham chiến theo Công ước Geneva.
"Theo luật pháp quốc tế, lính đánh thuê không được công nhận là chiến binh", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với BBC News hôm thứ Năm.
Trong một dòng tweet, nghị sĩ bang Illinois Adam Kinzinger lập luận rằng những người này "đã nhập ngũ vào quân đội Ukraine, và do đó đủ điều kiện để được bảo vệ hợp pháp như các chiến binh".
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo người Mỹ không nên đến Ukraine vì xung đột với Nga.
Tuần trước, ba tù nhân nước ngoài đã bị kết án tử hình vì giúp Ukraine.
Hai người đàn ông Anh và một người đàn ông Maroc đã bị một tòa án của lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donetsk tuyên án tử hình.
Có nên trông chờ Việt Nam can thiệp để cứu Andy Huỳnh?
VOA- Dù Đảng Cộng sản Việt Nam luôn cho rằng ‘kiều bào là bộ phận gắn bó máu thịt’ nhưng không có khả năng chính quyền Việt Nam sẽ có tác động gì đó đối với phía Nga về số phận của Andy Huỳnh, các nhà quan sát nhận định với VOA.
Anh Andy Huỳnh, 27 tuổi, một trong hai cựu chiến binh Mỹ ở tiểu bang Alabama tình nguyện đi chiến đấu chống quân Nga ở Ukraine, đã bị phía Nga bắt giữ và chờ ngày bị đưa ra xét xử ở vùng lãnh thổ ly khai thân Nga của Ukraine.
Điện Kremlin đã tuyên bố hai công dân Mỹ mà họ bắt giữ, trong đó có Andy Huỳnh, là ‘lính đánh trận ăn tiền’ nên không nằm trong phạm vi được Công ước Geneva, vốn kêu gọi đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh, bảo vệ.
Moscow không loại trừ khả năng Andy Huỳnh bị kết án tử hình, như đã từng xảy ra với hai người Anh và một người Marốc bị Nga bắt giữ trước đó ở Ukraine.
Chính phủ Mỹ, dù không khuyến khích những công dân như Andy Huỳnh đi chiến đấu ở Ukraine, đã thông qua các kênh ngoại giao để kêu gọi phía Nga ‘tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế trong việc đối xử với tất cả các cá nhân, bao gồm cả những người bị bắt trong chiến trận ở Ukraine’.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Mỹ trên mạng xã hội đã có ý kiến kêu gọi chính quyền Việt Nam, vốn có quan hệ tốt đẹp với chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tác động với Moscow để cứu mạng Andy Huỳnh.
Việt Nam nằm trong số ít nước trên thế giới đã hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống các nghị quyết lên án hành động quân sự cũng như những vi phạm nhân quyền của Nga ở Ukraine.
Khúc ruột ngàn dặm?
Trao đổi với VOA, anh Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định rằng giải cứu cho anh Huỳnh ‘là cơ hội tốt để chính quyền Việt Nam làm điều mà họ tuyên bố lâu nay về Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm’.
“Chính quyền Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Nga về kinh tế-chính trị nên tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng mối quan hệ đó tác động với ông Putin để anh Andy Huỳnh được đối xử nhân đạo và được trả tự do,” anh Trung nói.
Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận đó là xét về mặt tình cảm chứ về mặt pháp lý thì ‘chính phủ Việt Nam không có nghĩa vụ gì với anh Huỳnh vì anh ấy là công dân Mỹ’.
“Rất khó để Việt Nam can thiệp mặc dù tôi rất muốn điều đó,” anh nói và chỉ ra việc chính quyền làm khó dễ đối với ngay cả các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa đã già yếu, tàn tật và không gây nguy hại cho chế độ thì nói gì đến giúp giải cứu anh Andy Huỳnh.
“Khúc ruột ngàn dặm là chỉ khi nào Việt kiều về nước đầu tư làm ăn không nói gì về chính trị, còn những ai nói về dân chủ, nhân quyền thì họ coi là thù địch,” anh Trung nói thêm.
Hồi tháng 8 năm 2021, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 12 về ‘Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới’ trong đó khẳng định người Việt hải ngoại là ‘gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc’.
Từ Boston, bang Massachusetts, cô Nancy Nguyễn, một nhà hoạt động dân chủ, đặt vấn đề ‘ngay cả công dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ bị nước ngoài bắt đòi tiện chuộc mà chính quyền Việt Nam còn bỏ mặc thì mong chờ gì họ giúp đỡ cho công dân của nước khác mặc dù là người gốc Việt’.
Đường nào để cứu?
Thay vào đó, cô Nancy Nguyễn khuyên cộng đồng người Việt ở Mỹ ‘nên liên lạc với các tổ chức phi chính phủ vốn có nhiều kinh nghiệm trong các công việc như thế này, nhờ họ xây dựng hồ sơ anh Andy để chuyển cho các vị dân biểu nói chuyện và gây sức ép với chính quyền’.
Nancy Nguyễn có nhiều kinh nghiệm theo dõi các vụ chính quyền Mỹ giải cứu các công dân bị bắt giữ. Bản thân cô cũng từng bị Việt Nam bắt giam ở thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2016 vì tham gia các cuộc biểu tình môi trường nhưng sau đó bị trục xuất nhờ sự can thiệp của Mỹ.
Cô nói khó biết sự can thiệp của Mỹ với Nga sẽ có kết quả thế nào vì ‘còn tùy’. Cô dẫn ra trường hợp của anh Otto Warmbier, sinh viên Mỹ bị Bắc Triều Tiên bắt giữ hồi năm 2016 với tội danh ‘lật đổ’ nhưng chỉ được thả về Mỹ năm 2017 khi đã quá yếu bất chấp nhiều nỗ lực ngoại giao. Anh Warmbier đã chết không lâu sau khi được thả về Mỹ.
Cô cũng chỉ ra trường hợp Mỹ đã giải cứu thành công anh Will Nguyễn bị Việt Nam bắt hồi năm 2018 về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’. Anh Will Nguyễn đã được thả ngay tại tòa và cho về Mỹ sau khi ‘đã thụ án trong thời gian tạm giam’. Một trường hợp khác là ông Michael Nguyễn lại phải ngồi tù 2 năm về tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ và chỉ được thả hồi năm 2020 ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng lúc đó là ông Mike Pompeo.
“Nếu Việt Nam có lý do thuyết phục hay bằng chứng về tội gì đó chứng minh với phía Mỹ thì phía Mỹ cũng không can thiệp được,” cô diễn giải.
Trong trường hợp của Andy Huỳnh, cô Nancy Nguyễn cho rằng ‘có nhiều cách để chính phủ Mỹ can thiệp’, chẳng hạn như ‘Mỹ có thể bắt giữ công dân Nga ở Mỹ để trao đổi’ vì ‘tình báo của Nga ở bên Mỹ rất nhiều’. Cô chỉ ra việc Mỹ đã từng bắt phóng viên Trung Quốc để trả đũa Trung Quốc bắt nhà báo Mỹ.
Theo cô việc Andy Huỳnh bị bắt giữ đã đẩy chính quyền Mỹ ‘vào thế khó xử’ và cô không ủng hộ Mỹ nhượng bộ với Nga ở Ukraine để đổi lấy tự do cho hai cựu chiến binh này.
‘Cảm kích nhưng không nên làm’
Cả cô Nancy Nguyễn và anh Nguyễn Tiến Trung đều bày tỏ sự cảm kích trước hành động đi chiến đấu của anh Andy Huỳnh nhưng cho rằng hành động đó ‘cần cân nhắc’.
“Tôi rất là cảm kích tất cả mọi người đã đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa mà họ tin tưởng. Rất đáng trân trọng và ngưỡng mộ,” cô nói. “Tuy nhiên mình phải thấy hành động của mình có thể làm khó khăn cho cục diện chung thì mình phải cân nhắc.”
Cô nói cô thông cảm với anh Andy Huỳnh vì ‘cảm giác mình rất nóng ruột trong lúc chiến trường bên đấy đầy máu lửa mà mình không làm gì được hết nên mới xung phong đi lính thôi’.
Cô cho rằng thay vì đi tham chiến trực tiếp thì các công dân Mỹ nên ‘tìm những kênh chính thức khác như Hội Chữ thập Đỏ hay Peace Corps để tham gia thì sẽ dễ dàng hơn cho tất cả các bên’.
Bản thân cô từng tính đến Ukraine để tình nguyện cho Peace Corps nhưng cuối cùng không sắp xếp được, cô cho biết.
Về phần mình, anh Nguyễn Tiến Trung nói anh đồng tình với Andy Huỳnh về mặt tình cảm.
“Bản thân tôi cũng vậy. Tôi thấy rất bức xúc khi những người Ukraine vô tội, trong đó có trẻ em, phụ nữ, người già bị quân đội Putin giết hại dã man,” anh bày tỏ cảm thông với Andy Huỳnh, nhưng cho rằng nếu dùng lý trí suy xét kỹ thì anh sẽ không làm như anh Huỳnh vì ‘không nên để bản thân mình đi giúp Ukraine cuối cùng lại trở thành gánh nặng cho Ukraine’.
Anh Trung dự đoán ‘chắc chắn Moscow sẽ dùng hai người Mỹ bị bắt này để gây sức ép với chính quyền Mỹ về việc giúp đỡ cho Ukraine’.
“Tôi nghĩ hiện tại công dân Mỹ hay công dân Mỹ gốc Việt nên lùi lại phía sau để trợ giúp nhân đạo hay quyên góp vũ khí tiền bạc để giúp người Ukraine chiến đấu thì chính quyền Mỹ sẽ đỡ khó xử hơn,” anh nói.
Các cựu chiến binh du kích VC sẽ truyền lại kinh nghiệm chiến tranh du kích đánh Mỹ cho quân dân Ukraine để đánh Nga - Chiến tranh du kích Việt Nam khiến lính Mỹ khiếp sợ như thế nào?
Chiến tranh du kích của quân và dân ta. Thêm vào đó, lực lượng tình báo quá kém cỏi của Mỹ cũng khiến họ luôn rơi vào trong thế bị động.
Trong chiến tranh Việt Nam, thứ vũ khí khiến Mỹ phải đại bại trên chiến trường và sa lầy suốt hàng chục năm trời không phải là súng đạn hay tên lửa mà chính là chiến tranh du kích . Nguồn ảnh: Peter.
Với việc vận dụng hiệu quả lợi thế của chiến tranh du kích quân giải phóng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu, tấn công phủ đầu quân đội Mỹ và rút lui một cách an toàn trong khi đối phương còn đang ngơ ngác chưa kịp ổn định trận địa. Nguồn ảnh: Peter.
Chiến thuật này đã khiến binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam hoang mang cực độ vì họ không biết khi nào sẽ bị tấn công và bị tấn công theo cách thức nào. Nguồn ảnh: History.
Những trang bị tối tân của quân đội Mỹ cũng không thể giúp họ hóa giải được chiến tranh du kích của quân và dân ta. Thêm vào đó, lực lượng tình báo quá kém cỏi của Mỹ cũng khiến họ luôn rơi vào trong thế bị động. Nguồn ảnh: Nydaily.
Những vũ khí, trang thiết bị tối tân của Mỹ không thể giúp họ phân biệt được đâu là quân du kích, đâu là người dân thường trong các cuộc giao tranh, điều này khiến cho binh lính Mỹ ức chế cực độ khi bị bắn mà không biết phải đáp trả vào đâu. Nguồn ảnh: Thought.
Chưa hết, nghệ thuật chiến tranh du kích của Việt Nam còn là sự kết hợp giữa chiến tranh nhân dân với các trận đánh quy mô lớn. Có nghĩa là, trước mỗi một trận càn, binh lính Mỹ sẽ không biết sẽ phải đối đầu với điều gì, có thể sẽ chỉ là vài cuộc đọ súng nhỏ lẻ hay cả một đơn vị chính quy của quân ta. Nguồn ảnh: Rally.
Chính những điều đó đã ám ảnh lính Mỹ tột độ, khiến họ căng thẳng bất kể ngày đêm khi phải đối đầu với một đối phương có lối đánh thiên biến vạn hóa và đầy mưu lược. Nguồn ảnh: Rally.
Chưa kể đến việc, những cuộc tấn công quy mô lớn của ta còn có thể diễn ra ngay trong lòng Sài Gòn hay nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam, chính điều này đã khiến lính Mỹ có cảm giác: Ở Nam Việt Nam, không nơi nào họ được an toàn. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
baseline; max-width: 100%;">< /iframe>
Điều này cũng lý giải tại sao chiến tranh Việt Nam lại khiến nhiều binh lính Mỹ dù không chịu bất cứ chấn thương nào về thể xác lại bị ám ảnh tột độ ngay cả khi đã trở về nước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Người Mỹ gọi triệu chứng tâm lý mà những binh lính Mỹ mắc phải là "hội chứng chiến tranh" hay "hội chứng Việt Nam", điều mà trước đây ít có binh lính Mỹ nào mắc phải khi họ tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai hay chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Cherri.
Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều lực lượng quân sự và bán quân sự khác trên thế giới cũng học theo lối đánh du kích của ta, khiến Mỹ vất vả chống đỡ suốt nhiều thập niên qua nhưng không thể tìm được cách hóa giải. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điển hình là chiến trường Afghanistan, cuộc chiến tranh được giới truyền thông Mỹ gọi là "chiến tranh Việt Nam ở thế kỷ 21" của Quân đội Mỹ. Người Mỹ đã sa lầy ở Afghanistan gần 20 năm và vẫn đang loay hoay tìm lối thoát cho cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Daily.
Có thể nói, sau nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Quân đội Mỹ vẫn chưa biết phải hóa giải lối đánh chiến tranh du kích mà mình phải đối mặt suốt 50 năm qua như thế nào. Nguồn ảnh: CNN.
Những kinh nghiệm trên vô cùng qúy báu giúp cho nhân dân Ukraine chống Nga cứu nước giải phóng quê
Cục trưởng Cục tình báo Ukraine hé lộ xe chở quan chức cấp cao thân Nga ở Kherson bất ngờ nổ tung do chiên sĩ đặc công gài
Chiếc ô tô chở Oleksii Kovalov, một quan chức Ukraine thân Nga ở vùng Kherson - hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nga đã bị nổ tung ngày 22/6. Ảnh Pravda.
"Tôi có thể xác nhận rằng một kế hoạch nào đó đã được thực hiện. Chiếc xe chắc chắn đã bị nổ tung", ông Budanov tuyên bố nhưng không xác nhận về cái chết của ông Kovalov - người bị Kiev cáo buộc là phản bội đất nước, cộng tác với các lực lượng Nga.
Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine nói thêm rằng, bất cứ sự kiện "bất thường" nào ở Kherson trong 4 ngày qua đều là do phong trào kháng chiến đang phối hợp với lực lượng an ninh Ukraine, bao gồm cả tình báo quân sự thực hiện.
Theo Pravda, vào ngày 22/6, mạng xã hội lan truyền thông tin, chiếc xe chở ông Kovalov, 33 tuổi đã bị nổ tung ở Kherson vào chiều cùng ngày. Theo Pravda, ông Kovalov đã thiệt mạng trong vụ việc bị nghi ngờ là một vụ nổ bom xe.
Ông Kovalov từng là thành viên của đảng Đầy tớ của Nhân dân nhưng đã bị trục xuất khỏi đảng vào hồi tháng 5 vì cộng tác với Nga.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 23/6 cho biết, Nga đã triển khai các đơn vị xe tăng và tối đa một nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn cũng như đang chuẩn bị triển khai các hệ thống súng phun lửa hạng nặng trên mặt trận Sloviansk và Bakhmut.
Quân đội Ukraine đang gồng mình chống đỡ các cuộc tấn công của Nga vào miền Đông Ukraine. Ảnh Pravda
Ở mặt trận Kharkiv, các đơn vị Nga đang tập trung ngăn chặn Lực lượng Phòng vệ Ukraine phản công bằng cách tăng cường trinh sát trên không.
Quân đội Nga ở mặt trận Sloviansk đang tập trung nỗ lực củng cố các vị trí chiến thuật và xác định những điểm yếu trong hàng phòng ngự Ukraine để tiếp tục tấn công trên các mặt trận Izium - Barvinkove và Izium - Sloviansk. Nga đã triển khai 2 đơn vị xe tăng gần thành phố Izium nhằm tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và đang có kế hoạch triển khai các hệ thống súng phun lửa hạng nặng ở mặt trận Sloviansk.
Ở mặt trận Donetsk, các nỗ lực chính của Nga tập trung vào việc thiết lập toàn quyền kiểm soát thành phố Severodonetsk, tiến hành các hoạt động tấn công nhằm bao vây quân đội Ukraine ở Lysychansk và phong tỏa các tuyến đường tiếp vận chính cho lực lượng Ukraine trong khu vực.
Tại mặt trận Severodonetsk, lực lượng Nga đã chiếm thêm được các làng Loskutivka và Rai-Oleksandrivka, đồng thời đang tấn công làng Syrotyne để thiết lập toàn quyền kiểm soát khu vực. Nga cũng được cho là đang chuẩn bị thực hiện một cuộc vượt sông Siversky Donets.
Trong khi đó, các tàu của hạm đội Biển Đen của Nga tiếp tục cô lập khu vực xảy ra xung đột và tiến hành trinh sát trên vùng biển Biển Đen và Biển Azov.
Năm chiến hạm mang tên lửa hành trình của Hải quân Nga (được trang bị một dàn lên tới 40 tên lửa hành trình loại Calibre) được cho là luôn ở trong tình trạng sẵn sàng tiến hành các cuộc tấn công tên lửa từ Biển Đen vào Ukraine.
Thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục Tình báo Quốc phòng của Ukraine. Ảnh Driver.
“Chiến dịch chống lại quân đội Nga trên Đảo Rắn sẽ tiếp tục cho đến khi hòn đảo được giải phóng hoàn toàn”, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục Tình báo Quốc phòng của Ukraine cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào thứ Năm 23/6 theo giờ Kiev.
"Lực lượng Nga đang triển khai một nhóm trấn giữ trên hòn đảo, bao gồm các đơn vị phòng không, cũng như các đơn vị được trang bị pháo phản lực. Ngoài ra trên đảo còn có lực lượng đặc biệt (của Nga)”, ông Budanov cho biết.
Một hình ảnh vệ tinh mà War Zone thu được, chụp vào sáng nay 26/6 cho thấy dường như có những vết cháy xém mới ở phía đông của hòn đảo.
Ảnh vệ tinh cho thấy vết cháy xém lớn trên Đảo Rắn sau cuộc một phản công của quân đội Ukraine.
Một hình ảnh khác, được chụp vào ngày hôm qua, cho thấy ngọn lửa đang bùng cháy trên Đảo Rắn, nhưng không thấy các vết cháy xém lớn gần rìa phía đông của hòn đảo.
Ảnh vệ tinh cho thấy ngọn lửa bùng cháy trên Đảo Rắn. Ảnh Driver.
Đảo Rắn - một đảo đá nhô ra ở Biển Đen - rơi vào tay lực lượng Nga ngay từ ngày đầu tiên của cuộc xung đột vào 24/2. Hòn đảo gần đây chứng kiến một loạt các cuộc phản công của Ukraine. Tướng Budanov từng đã nói rằng, lý do Ukraine phải giành lại Đảo Rắn là vì hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng.
"Bất cứ ai kiểm soát hòn đảo có thể ngăn chặn sự di chuyển của các tàu dân sự theo mọi hướng tới phía nam của Ukraine bất cứ lúc nào", ông Budanov nói vào tháng 5, theo Ukraine Pravda.
Hòn đảo là một điểm chiến lược quan trọng để mở các tuyến đường thương mại trên biển, vận chuyển vũ khí cho chúng tôi và loại trừ bất kỳ hành động quân sự tiềm năng nào của Nga từ lãnh thổ của" Cộng hòa Moldova" vào phần phía tây của Ukraine", tướng Budanov nói thêm.
CHIẾN SĨ VÔ DANH · Music · Biết ơn chị Võ Thị Sáu · Bế Văn Đàn sống mãi · Hát mừng chị Út · Cùng Anh tiến quân trên đường dài · Lê Văn Tám · Hát Mừng ...