Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24868326

 
Văn hóa - Giải trí 25.04.2024 21:10
Hiểm họa TQ
26.07.2008 21:11


Vì sao Trung Quốc làm người ta sợ hãi?


Napoléon đã thốt lên: "Khi Trung Quốc bừng tỉnh, trái đất sẽ rung chuyển". Kể từ đó, Đế chế Trung Hoa, các quan lại bí hiểm và dân tộc đông đảo của họ nuôi dưỡng những ảo ảnh. Và thế là những phản kháng ngoan cố ở Tây Tạng và một ngọn lửa Olympic chập chờn đang làm thức tỉnh những nỗi lo sợ tồi tệ nhất. Liệu chúng có xảy ra không?

Tạp chí Le Nouvel Observateur điểm qua sự cất cánh mới của Trung Quốc và mở cuộc tranh luận với hai nhà Trung Quốc học lỗi lạc để không nhầm lẫn giữa những tác hại của một chế độ chuyên quyền với số phận của một tầng lớp dân chúng bị lên án một cách bất công. [1]
Cho tới cách đây vài tuần, theo người châu Âu, nước đe dọa sự ổn định trên thế giới nhiều nhất là Mỹ. Kể từ các cuộc nổi dậy ở Lhasa và những thăng trầm của ngọn lửa Olympic, nhận thức đã thay đổi. Theo một cuộc thăm dò dư luận Harris được thực hiện trong thời gian từ 28/3 tới 8/4, mối nguy hiểm chung số 1 là Trung Quốc. Trung Quốc đang chiếm Tây Tạng, bóc lột hàng triệu người lao động không có quyền, bỏ tù những người bào chữa kém nhất, bán ra các sản phẩm độc hại hoặc không hợp pháp, và là đất nước mà gần tới Thế vận hội Olympic, có tham vọng rước ngọn lửa Olympic trong tiếng vỗ tay tán thưởng của toàn thế giới. Cứ như là không có việc gì xảy ra vậy.
Đối với người Pháp tôn thờ việc ghét Mỹ, rước hụt bó đuốc trên đường phố Paris đã đánh dấu một bước ngoặt. Mới hôm qua, Trung Quốc đã xuất hiện như một câu chuyện thành công tuyệt vời, một chiếc đầu máy xe lửa Trời cho đối với sự tăng trưởng trên thế giới, một mô hình cực kỳ hiện đại táo bạo. Sững sờ vì sự đột biến của con thằn lằn cộng sản thành siêu cường của thế kỷ 21, người ta đánh cuộc về những quân chủ bài của họ mà không hoàn toàn quên những khuyết tật của họ. Không cuồng tín Trung Quốc, người ta đã bị quyến rũ bởi cảnh tượng phi thường về sự cải biến của họ…
Chỉ cần một ngày đường là sự thần diệu lập tức biến mất. Một tốp người ăn mặc kiểu trang phục khoác ngoài xanh da trời của vận động viên với cặp kính đen trên những khuôn mặt không cởi mở: chính hình ảnh lạnh lùng này hiện ra khi người ta nói đến Đế chế Đỏ. Và chính David Douillet [2] là người biểu lộ rõ nhất tình cảm chung: "Nếu họ cư xử như vậy ở Paris thì người ta tự hỏi liệu ở nước họ, họ sẽ cư xử như thế nào?".
Phía Trung Quốc, với một sự chênh lệch do cứng rắn trong việc kiểm soát thông tin gây ra, sự thất vọng cũng thật tàn nhẫn. Dư luận Trung Quốc đã bàng hoàng phát hiện ra, sự thù địch không che đậy của một dân tộc - người Pháp - tuy với dân tộc này, họ tự cảm thấy có nhiều điểm gần gũi nhất. Từ "gáo nước lạnh" này sẽ xuất hiện nữ anh hùng đầu tiên của Thế vận hội 2008. Những bức ảnh của vận động viên chạy tiếp sức Jin Jing [金晶/Kim Tinh], một nữ vận động viên điền kinh tàn tật đương đầu với những người biểu tình thân Tây Tạng, những người thử cướp bó đuốc của cô mà không có kết quả, làm cho các đám đông người Trung Quốc rơi lệ. "Thiên thần trên chiếc xe lăn" đã trở thành biểu tượng của một dân tộc dũng cảm và bị xúc phạm, bị tất cả mọi người ruồng bỏ, bị những kẻ thù nhẫn tâm tấn công một cách tàn ác.
Ngày nay, sự giận dữ và oán hận tràn ngập các diễn đàn, nhất là các diễn đàn về trẻ em được nuông chiều của sự màu nhiệm Trung Quốc, những "ông vua con" tin rằng tất cả đều phải vì chúng. Một tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hoang tưởng, điên rồ, khiến người ta ngơ ngác, toát lên, không cần giữ gìn. Nhất định phải bắt những người Paris bẩn thỉu này trả giá về "tội khi quân" của họ. Sự trùng phạt kiểu dân gian từ đó tập trung vào 122 siêu thị Carrefour ở Trung Quốc, với lý do là một trong những cổ đông của tập đoàn này đã "đưa quá nhiều tiền cho bè lũ Dalai Lama"… Bernard Arnault [3] đã phủ nhận điều này nhưng những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Nhà viết tiểu thuyết vĩ đại Yu Hua [余華/Dư Hoa] [4] giải thích: "Những người của dân tộc này nhận thấy ở Thế vận hội một cơ hội đặc biệt để chơi bời phóng túng sau 30 năm lao động liên tục. Không ai hiểu tại sao thế giới lại muốn chúng tôi hủy hoại thú vui của mình."
Còn về phần các quan lại của Bắc Kinh, mọi điều đều khiến cho người ta nghĩ rằng họ đang thao túng một nỗi thất vọng tập thể sâu xa, đồng thời tìm cách kiểm soát nó nhằm tránh quá khích. Năm 2005, một phong trào chống Nhật đã nhanh chóng quay trở lại chống chính phủ. Nhưng những dịp để nhận được sự tán đồng chung là quá hiếm hoi, đáng để khích động ngấm ngầm sự tức giận chính đáng của dân tộc này. Chỉ cần nhắc lại quá khứ mới đây, khi Trung Quốc làm mồi cho những khao khát của tất cả các nước đế quốc, từ việc ám chỉ "chiến tranh nha phiến". Các cuộc chiến bất công này diễn ra giữa thế kỷ 19, do nước Anh, muốn mở cửa việc buôn bán nha phiến cho Trung Quốc. Kết quả là: toàn dân bị nghiện một cách cố ý, đất nước thì bị các cường quốc đang chia nhau thuộc địa bắt phải đóng góp tốn kém, sự bùng nổ của thống nhất quốc gia vì lợi ích của các lãnh chúa chiến tranh… Rồi cuộc xâm lược của Nhật Bản năm 1931 và những bạo tàn đi theo nó.
Những sự tàn phá này đã được dạy cho trẻ em, được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đi nhắc lại, được ca tụng trong các chuỗi phim truyền hình. Chúng giải thích tính nhạy cảm hời hợt và những cơn dân tộc chủ nghĩa đột ngột. Nhưng rất ít người Trung Quốc hiểu rằng câu chuyện trong những cuốn sách giáo khoa và những cuộc tọa đàm đã bị cắt xén bớt. Chẳng hạn, họ không biết rằng các phong trào do Mao phát động sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đã khiến nhiều người ở đất nước họ thiệt mạng hơn là 15 năm chiếm đóng quân sự của Nhật Bản. Họ lờ mờ biết rằng lịch sử của họ là "kẻ ngốn mạng sống", họ không biết những thói quen xấu của các nhà lãnh đạo của họ đã góp bao nhiêu vào điều đó.
Tất cả những người đã thử sửa chữa điều đó đã phải trả giá đắt. Vị tổng biên tập nổi tiếng Li Datong [李大同/Lí Đại Đồng] đã bị cách chức năm 2005 vì đã cho xuất bản những bài báo tranh cãi về lịch sử chính thức. Và ở Tây Tạng, giáo sư lịch sử Dolma Kyab [卓史确, bút danh Lobsang Kelsang Gyatso] đã bị kết án 10 năm tù. Tội của ông là dám viết lịch sử của Tây Tạng không phù hợp với sự thật của Nhà nước (ở đây nói về một bản thảo chép tay chưa bao giờ được công bố).
Khi sự tranh cãi lan tới các đám đông ở Paris hay London, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh trả lời bằng những giọng chuyên quyền như nhau, bằng những diễn văn đầy tuyên truyền lừa dối và coi thường sự thật như nhau. Francesco Sisci, phóng viên của tờ La Stampa tại Bắc Kinh và là nhà phân tích tinh tế về các bí quyết của Bắc Kinh giải thích: "Sự thật là các nhà lãnh đạo Trung Quốc không biết cư xử thế nào trước những phần tử không phải là người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc), dù họ là người Tây Tạng hay châu Âu. Họ không hiểu tại sao bị người ta phỉ nhổ ở Lhasa mặc dù họ đã đầu tư hàng tỷ, cũng không hiểu tại sao thế giới lại công khai chế giễu khi họ đã làm tất cả để hòa nhập vào sự hiệp đồng của các dân tộc". Có phải họ không có ý thức lo lắng bởi tính cố chấp, tự kỷ và giáo điều của họ? "Không hoàn toàn như vậy. Ngược lại họ tự cảm thấy bị tấn công và oan uổng." Làm thế nào để giải thích sự không thích đáng của nhận thức này? Đối với Sisci, những người có thẩm quyền quyết định của Trung Quốc thiếu hiểu biết tối thiểu về thế giới và ngược lại. "Thực ra, mặc dù có hàng đám chuyên gia được đào tạo ở những trường đại học nước ngoài tốt nhất nhưng họ luôn không hiểu sự vận hành của thế giới. Họ chưa chín muồi về mặt tâm lý và văn hóa để đảm đương qui chế cường quốc hàng đầu mà họ nghĩ là xứng đáng."
Là một quốc gia thực dân cũ, chúng ta không thích sự đô hộ của Mỹ, tất nhiên chúng ta sẽ khó mà tán thành sự ra đời của một người khổng lồ mới.

Ursula Gauthier

-------------------
[1]Đây là Lời toà soạn của tạp chí Le Nouvel Observateur. Bản dịch đăng trên Thông tấn xã Việt Nam chỉ gồm bài của Ursula Gauthier. Phần phát biểu của Doan Bui không có trong bản dịch. Bản dịch không đề tên dịch giả. (talawas)
[2]Võ sĩ Judo Pháp
[3]Tỷ phú Pháp, Chairman của Moët Hennessy Louis Vuitton và Christian Dior SA
[4]Tác giả của Huynh đệ - tiểu thuyết của Dư Hoa, NXB Quân đội nhân dân và Phải sống (được Trương Nghệ Mưu dựng phim và giành giải tại Cannes 1994).

Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc


Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là một thế lực hiếu chiến, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, thể hiện trong các hoạt động quân sự và các chính sách ngoại giao, là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận.

Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là tùy theo sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á.

Trong thời hiện đại, Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình và tiếp tục có các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng như Nga, Ấn Độ, Việt Nam,...

Một trong những phát triển nguy hiểm nhất trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là việc khái niệm haiyang guotu guan (biển là lãnh thổ quốc gia) được quảng bá rộng rãi trong quần chúng. Các nhà chiến lược Trung Quốc hiện đang bàn về nhu cầu "không gian sống" (shengcun kongjian, Lebensraum) và các biên giới chiến lược mở rộng tới Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Nhật Bản[1]. Tại Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển cùng các quần đảo trong đó, một khu vực cách đất liền của Trung Quốc hàng nghìn hải lý và có diện tích bằng khoảng 1/3 diện tích của nước này, chỉ chừa khoảng vài chục hải lý dọc theo bờ biển của các nước ven biển là Việt Nam, Malaysia, Philippines.

(vietland.net)

Báo tư nhân tại Việt Nam?
Vì sao chưa có báo tư nhân tại Việt Nam? Có phải người dân ngoài cơ quan công quyền không có quyền viết (trên báo giấy), không có quyền nói (trên báo nói của đài phát thanh và truyền hình), hay chỉ vì nhà nước mong muốn các nhà báo trở thành một dàn đồng ca vĩ đại kiểu nước bạn Triều Tiên?

Chuyện xin ra báo tư nhân không có gì là mới. Nhiều năm trước, cựu Tướng Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính và nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã từng nộp đơn xin phép ra báo tư nhân. Cả ba vị đều bị trù dập thê thảm. Thậm chí biểu diễn quyền lực tới mức để một anh công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý trước toà và trước ống kính đài truyền hình trực tiếp để cho phóng viên nhiếp ảnh quốc tế chụp lại hiển nhiên là một bản tuyên ngôn hùng hồn: đừng hòng mở miệng, chứ nói gì tới ra báo tư nhân.

Nhà văn Hoàng Tiến trong lá thư đề ngày 16-5-2006, nhan đề “Thư gửi Linh Mục Chân Tín và các anh chị toà soạn báo Tự Do Ngôn Luận” có viết:

“Trước hết, cho tôi xin bày tỏ cảm tình và lòng khâm phục đối với linh mục Chân Tín, người đã dám đứng ra thực hiện quyền làm dân và quyền làm người, nhiều chục năm nay cứ bị chính quyền lấy mất, xin mãi không được. Vậy chỉ còn hai cách: một là cúi mặt đành chịu để người ta lấy mất, và hai là cứ thực hiện cái quyền của mình chẳng phải xin ai...(...)

...Như thế là người dân chúng ta bị tước mất quyền tự do ngôn luận. Cả nước có trên 600 tờ báo và tạp chí, nhưng không có lấy một tờ báo tư nhân với nghĩa công dân được quyền ra báo. Nó kéo lùi dân ta còn thua cả thời thuộc Pháp, cái thời nô lệ nước ngoài đáng nguyền rủa ấy, mà có đến hàng chục tờ báo tư nhân khắp Trung Nam Bắc.”
Chuyện của lá thư của ông Hoàng Tiến ca ngợi tờ báo chui Tự Do Ngôn Luận là của vài năm trước, và bây giờ nhà nước lại minh xác rất rõ: đừng mơ tưởng báo tư nhân gì hết.

Bản tin đài BBC ngày 7-7-2008 ghi rằng:

“Quan chức bộ Thông tin và Truyền thông một lần nữa khẳng định Việt Nam sẽ không có báo chí tư nhân, nhưng không loại trừ 'liên kết' với cá nhân hay tổ chức để phát triển.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn được trích lời nói tại hội thảo về Luật Báo chí sửa đổi rằng thực tế đã có sự tham gia của các cá nhân và tổ chức 'trong một số công đoạn của hoạt động báo chí như quảng cáo, phát hành'...”
Nghĩa là nhà nước giành hết mọi chuyện báo chí, mà chỉ cho tư nhân làm có phần “quảng cáo, phát hành...” hay sao?

Hay có phải hai khâu này nhà nước không làm hay bằng tư nhân? Bởi vì cán bộ làm quảng cáo sẽ không hấp dẫn bằng các cô người mẫu chân dài? Và cán bộ lại chê khâu phát hành vì phải khiêng vác quá mệt?

Điều khó hiểu của tình hình này là có tin từ một trang có tên là “ngoc n's Blog” được trang web Ý Kiến đăng lại, nói rằng chính Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng muốn cho gỡ rào để cho báo chí tư nhân, nhưng laị bị phe bảo thủ chận lại:

“Vỡ mộng báo chí tư nhân
(ngoc n's Blog)

Giấc mộng này không phải của anh em báo chí, vì anh em báo chí không dám mơ cao thế. Mà giấc mộng ấy là của chính đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và toàn bộ chính phủ của ông.

Ngày 25 - 12 - 2007, Văn phòng chính phủ cho biết, trước đó 1 ngày, tức ngày 24 - 12, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với đề xuất của các bộ ngành về việc không đưa lĩnh vực báo chí xuất bản vào danh mục lĩnh vực nhà nước độc quyền thành lập. Nói cách khác, thủ tướng đã đồng ý cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực xuất bản và báo chí, tức có báo chí tư nhân.


Văn phòng chính phủ cũng cho biết "sắp tới chính phủ sẽ ban hành một nghị định hướng dẫn cụ thể".

Thế nhưng cái thời hạn "sắp tới" ấy nay đã vĩnh viễn trôi qua...”Thực ra, không kể các báo điện tử ngoài luồng của các nhà dân chủ, năm 2007 đã có một tờ báo tư nhân in và phát hành tại Sài Gòn, và sau 5 số báo đã bị công an bố ráp, đóng cửa.

Một bản tin phổ biến trên nhiều mạng năm ngoái, có ghi rằng:

“ Một tờ báo tư nhân bị đình bản tại Saigon

Phóng sự đặc biệt từ Việt Nam (Mar 09, 2007)

Một tờ báo của một người ngoại quốc đã bị công an Cộng sản Việt Nam ập vào kiểm tra và ra lệnh đình bản.

Như để nhấn mạnh cho tuyên bố chống tư nhân hoá báo chí và sẽ không bao giờ có báo chí tư nhân tại Việt Nam của thủ tướng Cộng Sản VN Nguyễn Tấn Dũng, một tờ báo đang hoạt động trong mô hình hợp tác đã bị công an ập vào kiểm tra, tạm đình bản tờ báo này. Tờ báo đó có tên là Nguồn Việc, là bản báo hàng tuần, có trụ sở ở đường 130 Sương Nguyệt Anh, Q.1, Saigon. Tờ báo này ký hợp đồng hợp tác giao cho Cty TNHH N.G.V độc quyền phát hành và quảng cáo.

Người đọc tại Việt Nam đã ngạc nhiên nhìn thấy một tờ báo mới, phong cách hết sức trẻ trung, hiện đại và chỉ sau 5 số báo đã đạt được 30.000 ấn bản. Trên thực tế, tổ chức tờ báo và xây dựng cho một kế hoạch phát triển tờ báo này là Cty Navigos Group của ông Jonah Levey (quốc tịch Mỹ), đó là điều ai cũng biết. Và hơn hết chính công ty Navigos Group là người đứng ra gánh chịu mọi chi phí ban đầu của tờ báo. Công an đã đến làm việc với nhóm phóng viên, biên tập, chủ bút tờ báo và buộc toàn bộ số người này phải nghỉ, không được làm số báo thứ 6.

Một loạt các bản tin của chính quyền được loan đi, nguỵ trá rằng các toàn bộ nhân viên của tờ Nguồn Việc đình công để phản đối một âm mưu tư nhân hoá báo chí của nước ngoài. Lý giải của các bản tin nhà nước nói rằng nhóm nhân viên tờ báo đã đình công và yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, không được lấn sâu vào điều hành báo chí, do vậy nhóm biên tập đã đình công, không làm số thứ sáu của tờ Nguồn Việc. Dĩ nhiên, các bản tin cũng không nói rằng toàn bộ hệ thống nhân viên này đều ký nhận lương của công ty Navigos Group hàng tháng. Ở Việt Nam hiện nay, tình hình báo chí nhà nước là hết sức khủng hoảng về ngân sách. Ngoại trừ một vài tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên thông qua các trang quảng cáo của họ đã trở thành siêu lợi nhuận thì hầu hết các báo khác của nhà nước đều phải nhận tiền từ trung ương để nuôi giữ.

Hình thức các tổng biên tập nhà nước đã tìm đến các tư nhân để xin hợp tác đã xảy ra từ hơn một thập niên trước. Hợp tác ở đây có nghĩa là tổng biên tập sẽ chịu trách nhiệm đứng tên, nhận tiền, còn tư nhân thì sẽ thực hiện nội dung, phát hành và bỏ tiền cho mọi chi phí. Trường hợp của báo Nguồn Việc cũng là một trong hàng trăm tờ báo đang hợp tác với tư nhân như tờ Điện Ảnh Kịch Trường, Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Đẹp, Thế Giới Phụ Nữ, Thể Thao Ngày Nay, nên khi sự việc xảy ra, hầu hết mọi người đều hiểu đó là một cú đánh để thị uy cho những ước muốn tư nhân hoá báo chí. Và đặc biệt công ty Navigos Group bị chọn là con chốt thí đầu tiên, bởi đó là một công ty Mỹ...”
Mọi người đều biết điều hết sức bí ẩn rằng Việt Nam trước giờ vẫn cấm báo chí tư nhân, thế thì tại sao năm 2007 lại có một người Mỹ vào giữa Sài Gòn làm báo rầm rộ, in vàì chục ngàn số báo, phát hành tới số 5 mới bị bố ráp? Hay có phải Thành Uỷ Sài Gòn, tức là nhóm đàn em của Nguyễn Minh Triết, đã cho thí điểm làm thử báo chí tư nhân trước khi ông Nguyễn Minh Triết sang gặp TT Bush vào giữa năm 2007 để cho biết rằng lòng ông Triết rất mực cởi mở? Và rồi bị phe bảo thủ Hà Nội thò tay dập tức khắc, sau 5 số báo tư nhân này?

Điều cũng hết sức bí ẩn, rằng có phải ông Nguyễn Tấn Dũng lần này, trong năm 2008, cũng bị Nông Đức Mạnh xuất chiêu bịt miệng hay không?

Đúng là khó hiểu. Lịch sử lúc nào cũng mờ mịt, nhất là khi chúng ta chưa có báo chí tư nhân ở Việt Nam, để cho những người biết chuyện lên tiếng.

Trần Khải
Công bố bạch thư Hoang Sa và Trường Sa
July 24, 08: Thân gửi quí anh chi:- Việc án loát Tài liệu tiếng Anh về HSTS đã hoàn tất. Anh Nguyễn xuân Tùng đã gửi 500 copies đi New York cho anh Châu vào trưa hôm qua. Ngoài ra, Anh Tùng gửi cho chi Ngoc Nhung ở Hawaii 20 bản để phổ biến ở bên đó. Đô Đốc Keating, NS Akaka v.v. đang đòi có bản chính thức do Tổng Hội Tù nhân Chính trị phụ trách. Còn gần 500 bản, chuyển cho tôi để phân phối.

Phần tiếng Việt, tôi đã đoc proof-reading xong cách đây 2 ngày và đến cuối tuần tới sẽ in xong. Tổng số 2,000 copies. Có nhiều bản đồ hơn. Tổng số trang là 36. Bảng tiếng Anh có 32 trang.
Theo đề nghị của anh Tùng, việc Công Bố Bạch Thư sẽ tổ chức ở Nam và Bắc California vào dịp cuối một weekend. Như vậy tôi quyết định là ngày là 23 và 24 tháng 8.

Đến weekend của tuần lễ kế là 30 tháng 8 và 1 tháng 9, vào dịp lễ Lao Động, tôi ghé qua Houston theo đề nghị của chị Quế Hương trên đường tôi đi đến Đại HọcTennessee ở Oakridge và tôi có mặt ở đó vào giữa tháng 9. Cũng lưu ý quí anh chị về Lễ Công Bố ở Houston và phối hợp với các nhóm hay đoàn thể cho công tác này. Chị Quế Hương (832) 483-7495) sẽ tiếp tay với Ban Tổ chức.

Còn các nơi khác, quí anh trong Hôi TNCT và Cảnh Sát liên lạc với các Khu Hội địa phương để Công Bố vào năm tới.

Riêng tháng 10, tôi phải để open , chờ lấy appointment với Quốc Hôi Âu Châu về Nghị quyết 1481, và nhân dịp này tôi trình bày Bạch Thư một thể. Nếu họ cho hẹn, thì sẽ có khó khăn khi một nơi nào đó đã đứng ra tổ chức.

Trong tháng 12, 08 và tháng 1, 09, tôi dự trù sẽ đi Úc. Trong vài ngày nữa sẽ có quyết định dứt khoát, vì tôi vừa mới được thông báo váo sáng nay rằng Quốc Hội Úc sẽ nghỉ hè cả tháng, từ 10 tháng 12..

Chúng ta tổ chức lễ Công Bố công khai để đồng bào biết về thực trạng của vấn đề, và do đo đóng góp vào việc làm áp lức với LHQ và chính quyền các quốc gia đối với TC và VC. Đồng thời chúng ta tổ chức tực tiếp chuyển tài liệu cho 192 thành viên của LHQ và các giới chức của các chính quyền có liên hệ tới vấn đề này, để gây ý thức trách nhiệm của họ đối với dân tộc của họ, không phải chỉ cho dân tộc VN của chúng ta.
Hai tổ chức gốc ở mỗi địa phương đứng ra làm Ban Tổ Chức: Cảnh sát và Tù Nhân Chính Trị. Hai tổ chức gốc này tiếp xúc mời các nhân sĩ, đoàn thể chống cộng địa phương tham dư để làm Ban Tổ Chưc Chung. v. v.

Ơ Bắc California, anh Hòa (408) 771-5146,và anh Thụy ( 408) 204- 3812 phụ trách công tác này tại Bắc CA. Các anh này liên lạc với các khu Hôi Tù Nhân Chính trị ở đây lo công tác này. Các anh ấy có thể liên lạc với Anh Được ( 408) 221-1782, anh Cao Gia (408) 449-6351 .

Về Báo chí, các anh có thể liên lạc với các anh Duy Văn và Du Phong ( tôi đã nhắc các anh ấy rồi) v.v.

Ở Nam CA. tôi có nói với anh Tùng liên lạc với anh Nguu v.v. để lo công việc này ở Nam CA. Mộ thức tổ chức của anh ấy là mời một số đoàn thể đứng chung trong Ban Tổ Chức, rồi Ban tổ chức chuing mời Nhân Sĩ, các nhóm và đồng bào đến dự, vơi sự có mặt của truyền thông được mời tới và phổ biến đi khắp nơi, nhất là về Việt nam. Nhân dịp này, BTC phổ biến Bạch Thư tiếng Việt, và một số bằng tiếng Anh cho những người cần phải nhận được tài liệu ấy.

Cuộc tranh giành dầu lửa trên biển Nam Trung Hoa
Shi Jiangtao /Trần Hoàng : Bắc Kinh đứng ngoài để can gián các hãng dầu lửa lớn trên thế giới có các thỏa thuận khai thác dầu với Việt Nam tại những khu vực mà nước này yêu sách chủ quyền, bài viết của Greg Torode . Thật khó để đánh giá quá cao những khoản đặt cược có dính dáng tới vùng Biển Nam Trung Hoa đang tranh chấp.

Tất cả các cường quốc lớn đều dính líu. Một nước Trung Hoa đang trỗi dậy và đói khát tài nguyên đòi hỏi nhiều vùng lãnh thổ qua việc nước này yêu sách từ lâu về chủ quyền vùng biển đảo Trường Sa nằm sâu xuống phía nam - bằng cách xác định niên đại mà mình đã chiếm đóng ở đây từ triều nhà Hán. Bất chấp việc Trung Quốc ngày càng tăng mức chi tiêu cho quân đội, Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc quân sự hàng đầu và sẽ vẫn giữ địa vị này trong ít nhất là hơn một thập kỷ nữa - hướng ảnh hưởng của mình thông qua các nhóm chiến hạm của Hạm đội Bảy, những vị khách quen thuộc của Hong Kong. Nhật Bản tiếp nhận nhiều dầu lửa thông qua các hải lộ trên Biển Nam Trung Hoa, trong khi Nga đang tìm cách mở rộng những lợi ích tiềm tàng về dầu lửa từ lâu ở Việt Nam.

Việt Nam, một nhân vật nhỏ hơn nhiều, đang đứng giữa sự cân bằng, cũng là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc yêu sách toàn bộ Trường Sa - với quyền hạn về pháp lý mà nó dựa vào là thềm lục địa lớn và Quy ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc.

Nước này là một quốc gia được định hình bởi các cuộc chiến tranh giành độc lập của mình - trong đó có các cuộc xung đột thời hiện đại chống lại cả Hoa Kỳ và Trung Quốc - và một ý thức tự vệ mãnh liệt với tất cả những gì được coi là thuộc về chủ quyền tối cao của quốc gia. Việt Nam kiên trì gọi Biển Nam Trung Hoa là "Biển Đông" trong tất cả các phương tiện thông tin, bản đồ chính thức và các tin bài trên hệ thống truyền thông quốc gia. Và thêm vào đó, nước này nhất quyết thực hiện khai thác dầu, hải sản và tiềm năng du lịch hoàn toàn trên vùng biển có dầu lửa và khí ga của mình với mức xuất khẩu sản phẩm hiện đang dẫn đầu so với các hàng hóa khác. Tham vọng của Việt Nam về khả năng duy trì phát triển kinh tế và giữ độc lập là tương hợp với một chính sách đối ngoại hướng tới việc đảm bảo không bao giờ phải phụ thuộc vào một liên minh hay mối quan hệ riêng rẽ. Ví dụ, nước này muốn có mối gắn kết tốt đẹp hơn với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, song không làm mất uy tín lẫn nhau.

Cả mớ lợi ích rắc rối phức tạp này là cơ sở cho những tin tức, sự kiện mà chúng tôi sẽ trình bày trong ngày hôm nay khi các thành viên của ExxonMobil - hãng dầu lửa lớn nhất thế giới - đã được các phái viên của Trung Quốc tiếp cận và yêu cầu rút khỏi những thỏa thuận dầu khí sơ bộ với Việt Nam.

Một số nhà phân tích độc lập ngờ rằng Bắc Kinh đang thực hiện thủ đoạn thâm nhập theo cách của mình để tham gia vào một thỏa thuận phát triển chung trong tương lai, tương tự với thỏa thuận nổi lên mới đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chấm dứt mối căng thẳng trong nhiều năm trên Biển Hoa Đông. Cũng có những ngờ vực khác rằng Trung Quốc có thể đang trình diễn thái độ khó chịu với Việt Nam, một đồng minh dưới ách cai trị của Đảng Cộng sản anh em, song lại là một mối nghi ngại sâu sắc cho người láng giềng khổng lồ phương bắc.

Trong một lời phát biểu với tờ Sunday Morning Post, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã ám chỉ hiện chỉ còn chút ít khả năng cho sự thỏa thuận về vấn đề dầu lửa, mặc dù ông tránh thái độ gây gổ đôi khi biểu lộ những phản kháng của Hà Nội đối với Bắc Kinh, ẩn dấu cái tên "Trung Quốc" bằng từ "nước ngoài" một cách có chủ tâm.

"Việt Nam đảo đảm các quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam," ông nói.

"Chúng tôi chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài, bao gồm những đối tượng đến từ Trung Quốc, để hợp tác trong lĩnh vực dầu lửa và khí đốt tại thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở tuân theo luật pháp Việt Nam."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh cho tới lúc này chưa đưa ra lời bình luận.

Ông Dũng không trực tiếp tập trung vào các câu hỏi về những đề nghị kín đáo của Trung Quốc với các hãng dầu lửa khổng lồ như ExxonMobil, song chuyên gia Carl Thayer của trường Đại học Australian National University đã nói rằng các quan chức Việt Nam đã nói riêng với ông về những mối quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh đang cảnh báo các ông chủ dầu lửa khổng lồ ngoại quốc chống lại việc làm ăn với Hà Nội. Hãng Total của Pháp và Gazprom của Nga nằm trong số các hãng quốc tế hoạt động tích cực tại Việt Nam.

Ông cũng cho hay rằng Hà Nội đã tỏ ra bực bội trước việc các tài liệu mật của Đảng Cộng sản phác thảo về tầm quan trọng của việc khai thác trên biển đối với các kế hoạch phát triển nhiều tham vọng của Việt Nam đã tìm đường tới được Bắc Kinh. Việc nghiên cứu này được các cấp cao nhất trong đảng yêu cầu thực hiện và nó bao gồm bước phát triển trong tương lai cho toàn bộ vùng bờ biển Việt Nam.

Giáo sư Thayer đã nghiên cứu về các mối quan hệ quân sự và chính trị của Việt Nam với Trung Quốc từ những năm cuối 1960. Mới đây ông đã nói với một nhóm thính giả hàn lâm người Đức rằng chủ quyền quốc gia của Việt Nam đang nằm dưới sự đe doạ. Vào tuần trước, ông cho hay rằng thứ "quyền lực mềm" trong khu vực rất được tán dương của Trung Quốc đang trở nên rắn hơn tại những nơi mà Việt Nam phải quan ngại.

"Chúng ta hiện đang ở vào thời điểm mà quyền lực rắn của Trung Quốc đang trở lại với mức cân bằng," GS Thayer nói, "và, khi mà toàn bộ chính quyền Việt Nam đúng là đã không biết được phải phản ứng ra sao vào lúc này? thì họ có vẻ như đang hy vọng rằng bằng việc chấm dứt những lời chỉ trích và thái độ phản đối công khai sẽ có thể bằng cách này hay cách khác đạt được mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc đặng có thể hạn chế được những tổn hại.

"Chắc sẽ không phải nghi ngờ rằng quân đội đang nổi giận sôi gan? Hà Nội cũng phải đối phó với những chỉ trích từ giới bất đồng chính kiến và người Việt lưu vong coi sự yếu thế khi đối mặt với Trung Quốc như là một điểm quy tụ tinh thần dân tộc lớn lao."

GS Thayer đã lưu ý rằng quân đội Việt Nam xem ra có vẻ đã nhắm tới xu hướng xây dựng một lực lượng hải quân mạnh hơn để ít nhất đóng vai trò ngăn cản các tàu chiến tàu ngầm của Trung Quốc chẳng bao lâu nữa sẽ trú đóng tại một căn cứ tầm cỡ mới được thiết lập trên đảo Hải Nam.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn đó, thỏa thuận với ExxonMobil không phải là một sự tình cờ. Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực tranh thủ các công ty lớn của Mỹ coi như là một phần của các kế hoạch đẩy mạnh thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ vốn từng bị đóng băng dưới một lệnh cấm vận không bình thường thời hậu chiến được Washington áp đặt. Một điều đáng quan tâm khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính cho nước này.

Các thành viên ban quản trị của ExxonMobil có thể được nhận thấy rất rõ ở cả Washington và Houston, nơi hãng này có các đại bản doanh của mình, trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng Sáu.

Chuyến đi đầy ý nghĩa cho những lý do khác. Ông Dũng trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Việt Nam mới được chào đón tại Ngũ Giác Đài - cơ quan đầu não của quân đội Hoa Kỳ - kể từ khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975.

Và những gì được ẩn giấu bên trong một bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam theo sau chuyến viếng thăm tới Tòa Bạch Ốc là một lời cam kết của chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ "chủ quyền lãnh thổ quốc gia" của Hà Nội.

Cách diễn đạt đó xuất phát từ những kẻ cựu thù đã gây nên ít nhiều chú ý. Hệ thống truyền thông Hoa Kỳ phần lớn đều lờ đi ý này và người phát ngôn Tòa Bạch Ốc cũng đề cập rất ít; báo chí bị nhà nước kiểm soát của Việt Nam bị kích thích tò mò hơn song đã được cảnh báo tránh bình luận thêm như một phần trong nỗ lực của Hà Nội nhằm kiềm chế một mức độ sâu đậm thêm song ngày càng gia tăng những phức tạp trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của sự kiện này đang lặng lẽ lan tỏa ra khắp trong khu vực, và tại Bắc Kinh. Trước đây, các bản tuyên bố chung Hoa Kỳ-Việt Nam đã nói đến vấn đề an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Giờ chúng vẫn đề cập tới như vậy, song bởi vì lần đầu tiên, chủ quyền quốc gia - một khái niệm được ra sức giữ gìn xuyên suốt cuộc chiến tranh lâu dài trong nhiều năm của Hà Nội - nay đã được Tòa Bạch Ốc trân trọng.

"Tôi nghĩ rằng sự kiện này là hết sức quan trọng," đó là nhận xét của Ian Stoney, một chuyên gia về vấn đề Biển Nam Trung Hoa thuộc Viện Nghiên cứu Nam Đông Á của Singapore. "Có thể nó không có một thỏa thuận lớn gây chú ý cho công luận, song tầm quan trọng của sự kiện đã được ghi nhận rộng rãi bởi bất cứ ai theo dõi những biến chuyển mang tính chiến lược trong vùng, kể cả ở Bắc Kinh."

"Loại tuyên bố chung này đã được đàm phán từng chữ một, cho nên nó là một thắng lợi ngoại giao nho nhỏ cho Việt Nam."

Hoa Kỳ, bằng mối quan hệ với Trung Quốc đang gia tăng rộng lớn và sâu sắc hơn, luôn tỏ ra thận trọng đứng ngoài các tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa, và thay vào đó đã kêu gọi những nỗ lực từ mọi phía để giải quyết chúng một cách hòa bình.

Tình trạng căng thẳng qua vấn đề ExxonMobil, hiện tượng phải được ghi nhận, chỉ là bộ phận của một thứ khuôn mẫu. Dẫu mối quan hệ rộng lớn giữa hai nước đã được cải thiện, những căng thẳng vẫn thường xuyên bùng lên giữa Việt Nam và Trung Quốc qua những mỏ dầu trên Biển Nam Trung Hoa trong những năm từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.

Bắc Kinh và Hà Nội đã phân định thành công ranh giới cho 1.400 km biên giới trên bộ của họ, cũng như những căng thẳng từng xảy ra trên Vịnh Bắc Bộ phía tây Hải Nam. Những cuộc tuần tra chung trên biển cũng đã được bắt đầu.

Về hướng đông, một Việt Nam thoạt tiên tỏ ra nghi ngại song đã tham gia vào một hoạt động có thể gây tranh cãi là cùng thăm dò [địa chấn trên biển quanh Trường Sa] với Trung Quốc và Philippines, nước cũng yêu sách chủ quyền một phần Trường Sa.

Toàn bộ chi tiết của việc tìm kiếm đã không được tiết lộ, mặc dù thỏa thuận chung sẽ hết hạn vào tháng này. Không có gì rõ ràng rằng liệu một dự án tương tự sẽ được đưa ra nữa hay không.

Xa xuống phía nam, nhiều vấn đề đòi hỏi phải khéo léo hơn. Vào những năm cuối 1990, mỗi bên đã ban tặng lô thăm dò dầu khí ngoài khơi tương tự cho một hãng khác nhau, dẫn tới việc lực lượng hải quân đôi bên đã tránh những can thiệp đụng độ.

Và năm ngoái đã có những phát biểu mạnh mẽ về những căng thẳng đối nghịch về chủ quyền lãnh thổ, những cuộc giao tranh nhỏ giữa lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc và các tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và những cuộc phản kháng công khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trước những yêu sách của Bắc Kinh - những sự kiện vô cùng hiếm hoi ở Việt Nam.

Trong lúc những căng thẳng đang tăng lên, [hãng dầu khí của Anh] BP đã loan báo vào tháng Sáu năm ngoái rằng nó đang xem xét rút lui việc khảo sát địa chấn ngoài biển nam Việt Nam.

Quyết định này từ khi đó đã bị đảo ngược và BP cùng các đối tác của mình đang thúc đẩy để có được những bước thăm dò vào cuối năm nay.

Động thái này có thể là một phần phản ánh những nỗ lực của Bắc Kinh và Hà Nội nhằm hạ nhiệt tình hình, ít ra là về mặt công khai. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh tháng trước. Không có những đột phá nào quanh vấn đề Biển Nam Trung Hoa được ghi nhận, song hai bên đã quyết tâm nâng mối gắn kết lên mức một mối quan hệ đối tác chiến lược.

Zang Mingliang thuộc trường đại học Jinan ở Quảng Đông đã cho rằng có những rắc rối trong mối quan hệ này song cũng có những sức mạnh rộng lớn hơn của nó. "Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và những trao đổi cấp cao giữa hai nước thường xuyên được thực hiện," ông nói. "Dù còn có những va chạm và căng thẳng trên những vấn đề cụ thể, song chúng sẽ không gây ảnh hưởng đe doạ tới những mối gắn kết chính trị và kinh tế."

Giữa những vũ điệu ngoại giao, có thể sẽ thú vị nếu như các hãng dầu khí thực hiện những động thái có chất kịch tính.

Việc rút lui của BP năm ngoái cho thấy mức độ khó khăn cho hãng này trước việc nó có thể lờ đi vai trò của Trung Quốc. Cũng tương tự, các nguồn tin từ ExxonMobil thú nhận rằng những cảnh báo của Trung Quốc có thể đặt ra những vấn đề trong tương lai, thậm chí khi hãng này chuẩn bị đẩy tới những hoạt động mà nó cho là một thỏa thuận hợp pháp với Việt Nam.

Xét cho cùng thì cả hai hãng đều đã tuyên bố chính thức rằng chủ quyền quốc gia là một vấn đề thuộc về hai nhà nước.

"ExxonMobil đang đánh giá về một cơ hội kinh doanh, còn chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề chỉ có thể giành cho các chính quyền xử lý," người phát ngôn của hãng này tuyên bố. **

Shi Jiangtao tham gia bổ sung thêm cho bài báo này.


Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng


Tàu đã vào thê cưỡi lưng cọp


Sau khi “đuổi” hãng BP Anh quốc rút lui ra khỏi giàn khoan VN trên biể n Đông ,song song với tăng phái ào ạt hải qu ân đe d ọa các nư ớc l áng giềng ngỏ hầu làm chủ vùng biển nhi ều dầu hỏa n ày . Giờ Tàu lu ôn tiện đang đe dọa “ĐUỔI lu ôn M ỹ’ ra kh ỏi hợp đồng với VN . Tất cả tình hình giờ đây đang đổ dồn vào xem phản ứng như thế nào mà thôi .

Sự kiện ‘lếu láo ‘ này có thể bất ngờ đối với chúng ta có thể gây ‘shock’ cho cả Mỹ là đàng khác .Thái độ ngang ngược của Tàu trên biển Đông các nưóc nhỏ trong vùng ai cũng hận nhưng vì cái thế quân sự mạnh bạo của Tàu đang bao trùm trên biển Đông họ phải đang trong cái thề ‘cù cưa’ làm cho Tàu càng lúc càng có thời gian hiện đại hóa , tăng cường bổ sung lực lượng ‘răn đe’ trong vùng , càng lấn sân các nước nhỏ, xem thường thiên hạ .
Tàu lớn lối đe nạt các nước nhỏ đã đành , đằng này ‘dọa nạt’ luôn các siêu cường là Anh rồi đến Mỹ ! Tàu dựa vào sức mạnh nào dám thách thức như vậy ?

Hạm đội 7 khoảng 50 chiến hạm 150 phi cơ và 200 000 lính - F18 trên hàng không mẫu hạm Nimitz tăng cường tháng 2 /2008


Trước tiên là từ chuyện tranh chấp nguồn năng lượng là dâù hỏa .
Chuyện túi dầu LỚN ở biển ĐÔNG thì vệ tinh MỸ đã soi chụp trước năm 1975 , nằm trên bàn giấy của KISSSINGER nhưng tại sao Mỹ phải bỏ VN nó còn nằm trên nhiều nguyên cớ.
-Cuộc sa lầy VN đã làm hao tốn sinh mạng Mỹ quá mức chịu đựng
-Mất lòng dân Mỹ , uy tín đảng Cọng hòa giảm mạnh về chính trị
-tránh đụng độ với Tàu vì kinh nghiệm chiến tranh Triều tiên Mỹ Đồng minh bị gần mấy trăm ngàn Hồng quân đẩy lui đồng minh quá tới bờ sông Áp lục đưa tới hiêp ước Bàn Môn điếm
-Điều quan trong nhất là Mỹ thời này đã tìm ra một phát kiến mới là sự đổi chác với Tàu (tiềm năng vĩ đại cho thị trường tiêu thụ và cung cấp nhân công cho tư bản Mỹ ) chuyện này hứa hẹn đưa nước Tàu phát triển cùng hưởng lợi với Mỹ đưa đẩy Liên xô đến cơ hội sụp đổ hoàn toàn Mỹ đã biết trước rằng một nước Tàu có phát triển mức nào cũng không diệt được Mỹ nhưng sự đe dọa của Liên xô với kỹ thuật khoa học ngang hàng và hơn Mỹ thì Liên xô là mối đe dọa thực sự cho sự sống còn của Mỹ và thế giới tự do .
Bởi thế , tuy Kissinger biết túi dầu Đông Hải khá lớn nhưng Mỹ vì sư lợi hại trên mà phải tính chước BỎ VN bước một để tiến tới 3 bước. Do đó thời nội các của Nixon –Kissinger đã có những chuyến đi ngoại giao mở đường trước với Tàu . Sự kiện này dù có hay không có chuyện Watergate làm Nixon phải từ chức thì cũng tiến hành thôi . Hơn nữa sự dính líu chiến tranh Đông Dương của Mỹ nó nằm chiến lược thế giới của Mỹ sau Thế Chiến HAI không phải vì dầu mà Mỹ hất Pháp để dính vào Đông Dương, hơn nữa dầu biển Đông có lớn chừng nào cũng không bằng túi dầu Trung đông được.
Rõ ràng với sự chuẫn bị lực lượng hải quân để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Tàu đã là chuyện thực tế không ai chối cãi. Thế làm chủ biển Đông c ủa Tàu đang diễn ra trên sóng nước hàng ngày. Chúng ta phải để ý ràng sau cuộc chiến VN 1975 lực lượng Hạm đội 7 của Mỹ đã giang ra xa biển Đông trở về vị trí bao phủ Thái bình dương mà bộ chỉ huy đang đóng tại Nhật .
Nhưng nếu như MỸ đang DỰ TÍNH TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG chuyện này có thể xảy ra , vì giờ đã hết mối họa Liên xô , thì Mỹ đang ‘tính chuyện’ với Tàu vì anh chàng này đang nhờ vào tiềm lực dồi dào sau mấy chục năm nhờ làm ăn mua bán với Mỹ đã trở nên giàu mạnh và đang tính chuyện ‘đè đầu’ Mỹ trong nay mai nên vươn cái vòi xa ra khỏi tầm dự tính của Mỹ . Hiện nay Tàu đang mua chuộc các nước nghèo ở Châu phi, đang “xâm l ăng “ sân sau của M ỹ là Nam Mỹ. còn chuyện Tàu đã hợp tác với Iran và các nước Hồi giáo khác cũng là một chuyện lo khác cho Mỹ từ lâu nay.
Chuyện hiện đại hoá quân sự của Tàu hiện nay đang làm mất cân đối cán cân lực lượng Mỹ - Tàu ở Thái bình dương là một mối lo khác
Có thể Mỹ đang lo ngại Tàu .
Một cuộc chiến tranh lạnh khác đã và đang xảy ra khi Tàu phóng hỏa tiển Thần Châu đi vào quỹ đạo địa cầu năm 2003 với lời mở đầu của bài báo cáo về không phận quốc gia của Mỹ :
"The United States will preserve its rights, capabilities, and freedom of action in space... and deny, if necessary, adversaries the use of space capabilities hostile to US national interests…
(Hoa Kỳ có quyền sử dụng mọi khả năng hiện có tự do hành động trong không gian trong trường hợp kẻ thù dùng các phương tiện không gian xâm hại lợi ích nưóc Mỹ ..)

căn cứ tàu ngầm Tàu tai Hải nam (từ vệ tinh)
Nó đã ám chỉ Tàu cộng kẻ ngày đêm miệt mài một thâm ý tiêu diệt Mỹ và bá chủ thế giới nay mai .
Rõ ràng cái thế của Mỹ ở Biển Đông hiện nay hơi khó đoán? Có thể nhân cơ hôi vụ Exxon này Mỹ sẽ điều đông , tái phối trí hạm đội 7 trong thời gian gần tới đây thôi để bảo vệ tuyến biển qua eo Mallacca giữa Mã lai và Nam dương để đi lên các nước đông bắc á .
Tuyến biển hiện thời thì hiện tại Mỹ đang duy trì ảnh hưởng trên 3 điểm chiến lược trên thế giới :
-KINH ĐÀO SUEZ : nối Đại tây dương với Ấn độ dương sau khi qua biển Địa trung Hải (tàu bè khỏi đi vòng qua mũi Hảo vọng quá xa)
-Eo biển BERINGS nôi Bắc băng Dương vaò Thái binh Dương
-Kinh đào PANAMA nối Thái bình dương qua Đại tây dương (khỏi đi vòng Nam Mỹ )
đó là 3 nút chiến lược mà bao nhiêu đời TT Mỹ phải 'GIỮ ' cho được .

Nhưng những giả thuyết của tình hình hiện nay khi Tàu đã chính thức ‘đuổi Mỹ’ ra khỏi hợp đồng với VN:
- Có thể khi đã hợp đồng với VN , Mỹ đã thấy trước rõ ràng VÙNG vn cho Mỹ ký nằm NGOÀI VÙNG TRANH CHẤP nhưng không ngờ tên Tàu QUÁ NGANG NGƯỢC , sự ngang ngược ngoài mức suy tính của Mỹ cũng nên?
- Cũng có thể CSVN báo cáo LÁO để 'DỤ" Mỹ dính hợp đồng , đưa đến sự hiểu lầm cho Mỹ ? Từ đó VN sẽ có một liên minh gián tiếp vì Mỹ phải bảo vệ cho quyền lợi MỸ.
-Có thể Mỹ lầm tưởng rằng Tàu sẽ không dám đuổi Mỹ như đuổi Anh quốc (hãng BP)
- có th ể Tàu thăm dò bắt mạch rằng Mỹ không dám đụng độ trực tiếp với Tàu trong lúc này
Có thể TÀU SAU KHI HẬN ÔNG TRỜI VỤ ĐỘNG ĐẤT TỨ XUYÊN , thẹn quá hóa giận tự tạo thêm cái uy thế của mình “ta chưa yếu đâu “ .
Muốn hay không muốn chuyện DỈ LỠ này đã tạo thành thế CỠI LƯNG CỌP - đưa đến những biến tướng ngoài TẦM KIỂM SOÁT của con người cũng nên?
Sự hăm dọa công ty Exxon Mỹ là mũi LAO ĐÃ PHÓNG rồi, phải theo lao m à th ôi vì nếu rút lui lời đe dọa thì Tàu sẽ ê mặt mà nếu Mỹ im lặng chịu rút thì rõ rang còn gì cái thế ngoại giao của Mỹ hiện nay nữa . Rõ rang đây là một canh bạc đấu trí Tàu đã bắt buộc Mỹ phải LẬT CON BÀI ẨM của Mỹ .
Vấn đề có thể Tàu đã đánh hơi Mỹ đang rục rịch trở lại vùng biển Đông có nhiều DẦU thì một phen sống mái , đánh ván cờ ‘đấu trí’ với Mỹ xem thử tình hình hiện nay Mỹ có dám ‘làm căng ‘ cao giọng lại với Tàu hay không ?

Mỹ sẽ trả lời :

Trưóc chuyện thách đố ý chí của Mỹ lần này thì có thể Mỹ đã gián tiếp cho Tàu biết nhẹ nhàng bằng các cuộc thăm viếng của hải quân Mỹ tại cảng Sai gon , Đà nẵng, tàu bệnh viện Mỹ tại Nha trang v v . Thêm vào đó lời tuyên bố chung giữa Mỹ và TT CSVN Nguyễn T Dũng tuy chưa chính thức là hiệp ước liên minh nào nhưng cũng phần nào tạo niềm tin cho phe thân Mỹ trong đảng CSVN . Thêm vào nữa thì Mỹ đã hổ trợ VN vào HĐBALHQ.
Đây là điềm báo trước vấn đề VN và tranh chấp Biển Đông sẽ ra trước HĐBALHQ. Đây là
cơ hội cho phe ‘THÂN MỸ” trong nội bộ Đảng CSVN tạo thế thành công vẫy vùng ra khỏi bàn tay lông lá Hán triều , nhất là triệt tiêu thành phần thân Tàu . các túi DẦU này tạo thế liên k ết hay sức hấp dẫn với Mỹ và thế giới TỰ DO , đồng minh với các nươc Đông nam Á, lòng dân VN tất cả đang c ă m th ù Tàu cộng , chúng tuy mạnh quân sự nhưng lòng dân Tàu đang rệu rã phẩn uất với chế độ CS cũng đôc tài tham ô bạo tàn như nhau trên đâu gầ n 2 tỷ dân họ nên CS Tàu đang cũ ng giống bạo chuá TẦN THUỶ HOÀNG ngày xưa nên sẵn sàng có rất nhiều tráng sĩ KINH KHA giết nọ

Thế giới cũng vậy , chế độ tàn bạo của Hán tàu ai ai cũng căm phẫn , cuộc rước đuốc OLYMPIC bị biểu tinh tẩy chay đồng loạt là một thí dụ hùng biện nhất cho cái thế của Tàu hiện nay. Tàu cộng hôm nay là một chế độ trời không dung , đất không tha vì sự tàn ac tham lam của nó cưỡng chiêm Tây tạng , vụ Thiên an Môn , tiêu diệt dã man Pháp luân công , tham nhũng bốc lột cả tỷ dân lành để xây dựng chế độ độc tài CS ĐỎ Hán Đế hiện tại x ây d ựng cho s ự gi àu c ó v ô t ận cho m ấy t ên đ ầu s ỏ H án tri ều .Nội tình Tàu cũng có nhiêu sức đối kháng, dân Tàu luôn v ùng l ên đ ập ph á cơ sở chính quyền sẵn sàng đập n át chế đ ôc Cộng sản chuyên chế nên tuy Tàu nói hùng hổ vậy nhưng rất ngại chiên tranh vì chỉ cần một cuộc chiên xảy ra thi công lao xây dựng ký cóp mấy chục năm nay Tàu đổ xuống sông 1 ngày thôi.

VN đã được vào Hội đồng BALHQ 16/10/07 nhiệm kỳ 2 năm

Hoa Kỳ cho VN cơ hội có chân trong Hôi đồng bảo an LHQ là một cách gián tiêp giúp đưa Hoàng sa Trường sa ra trước bàn tròn quốc tế. CSVN nên nhân cơ hội ngàn vàng này mà giành lấy con đường sống với dân tộc VN . Ch ìa kh óa v ấn đ ề l à ph ải di ệt cho đ ư ợc PHE TH ÂN T ÀU trong n ội b ộ đ ảng CSVN. PHE THÂN MỸ có thể lợi dụng những lợi điểm này để vùng lên gi ành con đường sống lập công chuộc tội bằng sự tồn vong của dân tộc . N ếu nh ư đ ể c ơ h ội n ày vu ột m ất t ầm tay th ì khi VN m ất v ào tay Tàu th ì nh óm n ày c ũng ch ết chi băng v ừa tr ở v ề v ới d ân t ộc t ìm con đường s ống tr ư ớc v à nh ững c ải c ách sau n ày c òn c ó c ơ h ôi cho h ọ khi VN còn tồn tại . Chúng ta cung kh ông tránh đ ư ợc th ực t ế rằng tuy chúng ta ch ống lại CS nh ưng ch úng ta không có c ơ hội ngồi vào LHQ để tranh đấu cho quy ền l ợi d ân t ộc VN chi b ằng TƯƠNG KẾ TỰU KẾ trong lúc này ph ải chọn một giải pháp KH Ả THI đ ã trình bày như trên m à th ôi . Các nước nhược tiểu bị đè nén khác vê vụ tranh chấp tại biển Đông như Phi luật tân, Đài loan, Mã lai, Brunei, Nam Dương , ngay cả Thái lan , Cam bốt cũng vào ăn có và sẽ ủng hộ VN nhất là khi Mỹ gián tiếp ‘đánh động ‘ sự kiện lên LHQ và chúng ta hi vọng Mỹ sẽ lên tiếng.
Nếu các nước Đông nam á chuyến này không đoàn kết với nhau , liên kết tìm ra cái thế chung cho thân phận nhỏ bé của họ thì chắc chắn Tàu sẽ chia cắt bao vây nuốt dần từng nước một trong vùng Đông Nam Á này .
Đây là lá bài ‘thăm dò’ phản ứng Mỹ khi đang bận bịu trong mùa BẦU CỬ tháng 11 tới . Tàu biết Mỹ cũng đang kẹt chân vụ Iraq và Afganistan , sức chú tâm của dân Mỹ đang hưóng vào 2 chuyện này . Phản ứng của Mỹ lần này đối với Tàu là một thử thách (challenge) cho nội các TT Bush về ngoại giao nữa là đằng khác .

hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk tai căn cứ yokosuka Nhật


Hy vọng hạm đội 7 sẽ có hướng hành quân để bảo vệ quyền lợi Mỹ ở biển Đông và hứa hẹn gì của Nguyễn t Dũng trong khi gặp TT Bush cùng sự chứng tỏ không nói suông sẽ thể hiện qua sự cố tay ba Tàu Mỹ Việt nam.
Chuyện Biển Đông có th ể dần dà trở thành đề tài nóng bỏng nhất hôm nay và hứa hẹn nhiêù biến chuyển không lường trước được .

THIÊN CƠ BẤT KHẢ LẬU , CÓ BIẾN MỚI THÔNG .(vietland.net)

TRUNG CỘNG CÔNG KHAI CƯỠNG CHIẾM NON SÔNG VIỆT

Mường Giang

Năm 111 trước Tây Lịch, người Hán xâm lăng và cưỡng chiếm non sông Hồng-Lạc, lúc đó có quốc hiệu là Nam Việt, bao gồm lãnh thổ của Âu Lạc và Giao Chỉ. Dân tộc Việt bắt đầu sống trong một thời bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, còn đất đai của tiên tổ thì bị giặc cướp phanh thây thành chín mảnh. Ðó là Nam Hải va Hợp Phố (Quảng Ðông), Thượng Ngô và Uất Lâm (Quảng Tây), Châu Nhai và Nam Nhĩ (Hải Nam), Giao Chỉ (Bắc Việt), Cửu Chân (Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An và Hà Tĩnh).

"Quê hương nay đã mỏi mòn,
Ngàn năm nô lệ, vẫn còn còn đây..."
(Ca dao)

Từ đó Dân tộc Việt sống trong một thời kỳ lầm than, nhục hận và đen tối. dưới cùm gông nô lệ, dưới đồng hóa xích xiềng cùng với sự áp bức dã man tàn độc của giặc Tàu phương Bắc. Nhưng người Việt vốn là một dân tộc anh hùng tuyệt luân, phi thường dũng liệt, can đãm bất khuất. Vì vậy suốt trong thời gian bị nô lệ, đã không ngừng quật khởi chiến đấu, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi cẩm tú ngàn đời của giòng giống Tiên Rồng, được tạo dựng từ thời các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang, cách đây gần 5000 năm lịch sử.

Trong tình cảnh nước mất nhà tan, thương đau và tủi nhục, cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc thoái khỏi ách nô lệ của giặc Tàu, vẫn liên tục sôi sục trong tâm khảm mọi người. Năm 40 sau Tây lịch, hai phụ nữ đầu tiên của giòng giống Việt là Trưng Trắc và Trưng Nhị, đã thắp sáng lịch sử bằng ngọn lửa yêu nước, đánh đuổi tên thái thú tàn ác Tô Ðịnh chạy về Hán, dành lại được một phần non sông cẩm tú của dân tộc, dù chỉ giữ được một thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa trên đã làm cho đồng bào vô cùng phấn khởi và càng thêm ngưỡng kính Hai Bà tuy là phận nữ nhi nhưng đã dám đứng lên chống lại giặc thù của dân tộc, trả thù nhà nợ nước. Thật là một tấm gương để cho con cháu ngàn đời soi chung noi dấu. Ngày nay :

"Cột đồng Mã Viện tìm đấu thấy
Chỉ thấy Tây Hồ, bóng nước gương"
(Thái Xuyên)

Nên đọc lịch sử VN qua hằng ngàn năm trước tới thời cận sử không xa, con cháu ngày nay chỉ thấy đẳm đầy trên những trang sách cũ-mới, toàn là máu lệ và nước mắt anh hùng của tiền nhân, qua công cuộc bảo vệ và dành lại lãnh thổ cũng như nền tự chủ độc lập của Ðại Việt. Còn gì đau đớn và tủi nhục cho bằng thân phận của người dân mất nước, kể từ năm 43 sau TL, Mã Viện lập lại chế độ cai trị vô cùng hà khắc, mục đích duy nhất cũng chỉ là là muốn biến Giao Châu thành một quận huyện của Tàu, đồng thời Hán hóa người Việt và bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam.

Tuy cách nay gần hai ngàn năm nhưng chính sách xâm lăng đồng hóa các dân tộc yếu kém láng giềng của Hán Tộc vẫn không hề thay đổi, dù cho trong cuộc phong trần vinh nhục, Tàu cũng đã nhiều lần bị các nước khác đô hộ, hạ nhục, thảm thê không có bút mực nào diễn tả cho hết. Mã Viện dựng cột đồng với lời hăm dọa "đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" nhưng cột đồng thì mất tích, còn nổi căm hận nhớ đến âm mưu diệt chũng của người Tàu đối với dân Việt thì muôn đời mãn kiếp không bao giờ quên được. Ðó là lý do mà suốt ngàn năm bị áp bức bóc lột đến cùng tận, dân Việt luôn luôn vùng dậy chống quân Tàu. Năm 248 Bà Triệu khởi binh chống quân Ngô ở Cửu Chân (Thanh Hóa). Tiếp theo có Lý Nam Ðế, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ... và cuối cùng là Ðại Ðế Ngô Vương Quyền vào năm 939 sau TL, chém đầu thái tử Hoàng Tháo trên sông Bạch Ðằng, đuổi đánh quân Nam Hán chạy về Tàu, kết thúc 1000 Bắc thuộc, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc Việt.

"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (cột đồng đến nay, rêu còn xanh ?)
Ðằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Ðằng tự xưa, máu vẫn đỏ).

Và từ đó cuộc chiến đấu trường kỳ của dân tộc Việt đối với dã tâm xâm lăng thống trị của giặc Tàu phương Bắc, trở thành một bản chất quật cường trong tâm khảm của mọi người. Ðó cũng là chủ nghĩa yêu nước, một tôn giáo đặc dị VN chỉ biết tôn sùng những vị anh hùng liệt nữ tận trung báo quốc, mà họ coi ngang với Trời Phật, thần Ðất... như Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, đã hai lần đại thắng đế quốc Nguyên-Mông trong thế kỷ XIII khi xăm lăng Ðại Việt.

Nói chung, trong khi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và nền độc lập tự do cho xứ sở, các nhà lảnh đạo Ðại Việt lúc nào cũng cứng rắn với giặc Tàu và mềm mỏng trong ngoại giao. Tổ tiên ta từ buổi bình minh lịch sử, cũng chỉ nhờ vào chủ nghĩa anh hùng và chiến lược khôn ngoan, mà đánh bại được tất cả các cuộc xâm lăng của Tống, Mông Cổ, Minh và mãn Thanh. Còn việc triều cống giặc Tàu, sau những lần chiến thắng quân xâm lăng, thực chất không phải vì nước ta sợ chúng, mà là tránh không để cho chiến tranh tiếp diễn, gây thêm cảnh sanh linh đồ thán, để khổ cho muôn người.

Năm 1077 ba chục vạn quân Tống xâm lăng Ðại Việt. Ðại tướng Lý Thường Kiệt trong khi ngăn giặc Tàu tại phòng tuyến Sông Cầu (Bắc Việt), đã sáng tác bốn câu thơ thần, để cổ võ cho tình thần chiến sĩ nơi biên tái :

"Nam quốc sơn hà, Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm)
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời).

Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập của nước Nam, đồng thời đanh thép cảnh cáo giặc Tàu đừng bao giờ ỷ mạnh hiếp yếu, luôn nuôi dã tâm cưởng chiếm nước người, không sớm thì muộn cũng có ngày bại vong. Tất cả là sự gắn bó mãnh liệt vào mãnh đất quê hương, vào di sản dân tộc tuy đẳm đầy máu lệ nhưng đâu có thiếu chất lãng mạng kiêu hùng :

"Ðoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái Bình nghi nổ lực
Vạn cổ thử giang san"
(Trần Quang Khải).

Vào cuối năm Ðinh Mùi (1428), Bình Ðịnh Vương Lê Lợi sau 10 năm chiến đấu gian khổ, đã đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi non sông đất Việt. Nguyễn Trãi thay ông viết "Bình Ngô Ðại Cáo" công bố trước quốc dân về công cuộc phục quốc đã thắng lợi, nước nhà lại độc lập tự chủ như thuở nào. Ðồng thời bày tõ lòng thương xót đối với đồng bào vô tội đã bị giặc Minh tàn sát dã man, trong thời gian chúng tạm chiếm được nước ta :

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời, lừa dân, đủ trăm ngàn kế
Người bị ép xuống biển, dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi, dãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng..."

Ba trăm năm sau Mãn Thanh lại bắt đầu dòm ngó non sông Việt, qua cái cớ giúp Lê Chiêu Thống dành lại ngôi vua. Vì vậy nửa đêm mùng năm tháng giêng Tết Kỷ Dậu (1789), Ðại Ðế Quang Trung (Nguyễn Huệ) kéo quân ra Bắc và chỉ trong một hồi trống đã đại thắng giặc Thanh, bắt Sầm Nghi Ðống thắt cổ tự tử, khiến Tôn Sĩ Nghị phải ôm đầu máu, trốn vào ống đồng chạy về Tàu

Như Lê Thánh Tôn (1460-1497) vị anh quân tài giỏi của Ðại Việt vào cuối thế kỷ XV đã nói "Ta phải gìn giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của dất núi." Câu chuyện thần thoại về Phù Ðổng Thiên Vương cởi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lăng nước ta vào thời Hùng Vương thứ VI, là một triết lý lịch sử dựng và giữ nước của Ðại Việt, tuy là một nước nhỏ nhưng luôn chiến thắng kẻ thù to lớn phương Bắc, được văn chương bình dân ca tụng đầy tự tin và ngạo nghễ :

"Nực cười châu chấu đá xe
tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm".

Tóm lại bài học lịch sử Việt ngàn đời vẫn còn đó : Giặc Tàu chỉ có thể xâm lăng cưởng chiếm đất đai của ta mỗi khi thế nước suy hèn, chia rẽ và nội loạn nên Hổ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung và Chúa Trịnh đã dâng nạp cho kẻ thù phương Bắc nhiều đất đai ở biên giới Hoa Việt.

Cuối đời Trần vua quan hèn yếu, Hồ Quý Ly tiếm vị xưng vương vào năm 1401. Trần Khang tự là Thiểm Bình, xưng là con cháu nhà Trần đến Yên Kinh xin Tàu đánh nước Nam đề giựt lại ngai vàng cho mình. Nhà Minh lợi dụng cơ hội đó sang đánh chiếm nước ta, đặt nên đô từ 1413-1428 mới chấm dứt vì bị Bình Ðinh Vương Lê Lợi đánh đuổi chạy về Tàu. Thế mới biết, Nhà Hồ dù có trăm vạn quân thiện chiến và tinh nhuệ nhưng vẫn thua giặc Minh vì mất lòng dân. Trong lúc Kháng Chiến Quân Lam Sơn chỉ có vài chục vạn nhưng quân dân trên dưới một lòng, vì vậy đã đánh đuổi được giặc Tàu xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dành lại độc lập cho nước nhà.

Năm 1786, Duy Kỳ hay Duy Khiêm lên nối ngôi vua Hậu Lê tức là Mẫn Ðế niên hiệu Chiêu Thống. Năm 1788 vì thù hận Tây Sơn và Chúa Trịnh, đồng thời muốn giựt lại chiếc ngai vàng cho nhà Lê, nên Chiêu Thống chạy sang cầu viện Mãn Thanh sang chiếm nước ta nhưng bị Ðại Ðế Quang Trung đuổi đánh phải chạy về Tàu vào năm 1789.

Và lịch sử lại tái diễn tấn tuồng "Rước voi Tàu về dầy mã Tổ Hồng Lạc" từ tháng giêng năm 1949, Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị trung ương lần thứ 6 để "nỗ lực chuẩn bị sẳn sàng đón lấy dịp tốt, tuyệt đối không nên bỏ lỡ cơ hội chiến lược từ Trung Cộng". Cho nên không ngạc nhiên khi thấy Tàu Ðỏ là nước đầu tiên công nhận Việt Cộng vào ngày 10-1-1950. Ðây cũng là thời gian HCM bí mật sang Tàu chầu Mao Trạch Ðông cầu viện. Từ đó về sau Hồ chọn ngày 10-1 làm quốc lễ và gọi đó là ngày "thắng lợi ngoại giao". Hàng ngàn cố vấn Tàu có mặt đông đảo tại VN, trong số này có các tướng Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quí Ba... giúp các đệ tử thân tín của Hồ từng hoạt động bên Tàu, nắm giữ các địa vị then chốt trong đảng, ngày qua ngày cứ thế sản sinh bè phái thân Trung Cộng, khống chế quyền lực cả nước tới nay, biến nước ta thành một quận huyện của Tàu như thời Bắc thuộc.

Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève, chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam, để tron gói vơ vét và toàn quyền trên ngai vàng máu lệ. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH, khi có lệnh tập kết. Ðể chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia. Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy, và dĩ nhiên, muốn an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Nhà Nguyễn... nằm trong Ðông Hải.

Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Hoa Thịnh Ðón, Bắc Kinh... . kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng lúc đó là thủ tướng, theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau "Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng". Ngày 22-9-1958, Ðại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký, lên Thiên Triều. Ngay cả khi đã cướp chiếm được hoàn toàn miền Nam VN, vào tháng 5-1976, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng của VC nằm vùng Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung... vẫn còn đăng lời xác nhận của đảng VC, là Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng. Khôi hài hơn, VC nói, vì ta và Tàu sông liền sông, núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa, của ai cũng thế thôi, nên VC muốn lấy lại đảo, lúc nào Trung Cộng vẫn sẵn sàng giao trả". Luận điệu trên, rõ ràng VC đã xác nhận VN là thuộc địa của Tàu Cộng. Dù ngày 14-3-1988, VC và Trung Cộng đã giao tranh đẳm máu tại Trường Sa. ngay sau đó, trên tờ Nhân Dân, số ra ngày 26-4-1988, VC vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh bán hai đảo cho Tàu năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng mới viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để VC đánh chiếm VNCH từ 1955-1975.

Ngày 1-5-1975, VC ban hành một bản đồ mới của nước VN thống nhất, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hiện do hải quân Bắc Việt chiếm giữ 6 đảo, khi VNCH bỏ), mà chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng đã giấy trắng mực đen, xác nhận thuộc chủ quyền của Trung Cộng vào năm 1958. Ðây cũng là một nguyên cớ, để Tàu xâm lăng VN vào mùa xuân năm 1979. Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975), hầu như nguồn viện trợ quân sự, kinh tế cho Bắc Việt xâm lăng VNCH, đều của Trung Cộng. Trên đất Bắc, Tàu giúp Hà Nội xây dựng nhiều công trình nhà máy, đường xá... Theo tài liệu công bố, tính tới năm 1978, Tàu đã viện trợ cho VC hơn 20 tỷ mỷ kim. Từ năm 1965-1970, theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, đã có hơn 100. 000 quân Trung Cộng sang giúp Bắc Việt, để xây dựng và phòng thủ. Ðã có cả ngàn lính Tàu chết ở VN trong cuộc chiến

Ngày thứ bảy 17-2-1979 lúc 3 giờ 30 sáng, 600. 000 quân Tàu, tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Thế là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước, đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Ðồng Khê, Thất Khê... lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu, của VN chống xâm lăng Tàu. Cuộc chiến thật đẫm máu ngay từ giờ phút đầu. Quân Tàu dùng chiến thuật cổ điển thí quân với tiền pháo hậu xung, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và đại bác nòng dài 130 ly, với nhịp độ tác xạ 1 giây, 1 trái đạn. Sau đó Hồng quân tràn qua biên giới như nước lũ từ trên cao đổ xuống. Tuy nhiên khắp nơi, Trung Cộng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của VN, một phần nhờ địa thế phòng thủ hiểm trở, phần khác là sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh các loại, gây cho giặc Tàu nhiều tổn thất về nhân mạng tại Lạng Sơn và Cao Bằng.

Do quân Tàu quá đông, nên sau 10 ngày cầm cự, bốn thị xã Lai Châu, Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng và cuối cùng là Lạng Sơn cũng bị thất thủ đêm 4-3-1979. Sau đó giặc Tàu dùng mìn, bom phá nát hết các thành phố, thị xã tạm chiếm, kể cả hang Pắc Pó, suối Lê Nin và núi Các-Mác mà Hồ Chí Minh từng tạm trú, trước khi về Hà Nội cướp chính quyền vào tháng 9-1945. Ngày 16-3-1979, Ðặng Tiểu Bình ra lệnh rút quân về nước.

Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Ðông Dương lần II (1960-1975), gọi là vùng an toàn. Ðã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại... đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.

Cuộc chiến tưởng đâu đã chấm dứt, vì VC dấu nhẹm tin tức, từ ấy cho đến năm 2006, nhờ mạng lưới Internet của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng (Defense-China. com) và tác phẩm "Dữ kiện bí mật của cuộc chiến tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War)" của Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang WEi Ming, cả thế giới biết được "Bí Mật Lịch Sử về việc Tàu chiếm Núi Ðất của VN, trong cuộc chiến biên giới lần hai (1984-1989)". Theo tài liệu dẫn chứng, năm 1984 Trung Cộng lại vin cớ CSVN thường pháo kích và tấn công biên giới, nên bất thần tấn công cưởng chiếm Núi Ðất của VN tại tỉnh Hà Giang (Thượng Du Bắc Phần), mở màn cho cuộc chiến Biên Giới Việt Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Việt Cộng tự bỏ đất rút quân, nhượng bán (?)lãnh thổ cho giặc Tàu.

Tính ra, từ ngày Hồ Chí Minh và Ðảng CSQT chiếm được nữa nước VN, qua Hội Nghị Genève 1954, sau đó cưởng chiếm Miền Nam ngày 30-4-1975 và cai trị cả nước tới 2008, chỉ hơn nữa thế kỷ (1955-2008), đã bán cho nhượng Tàu hai quần Ðảo Hoàng Sa-Trường Sa, nhiều đất đai tai biên giới Hoa Việt, trong đó có Ải Nam Quan, Thac Bản Giốc, Hang Pắc Pó, Núi Ðất và nhiều vùng đánh cá thuộc lãnh hải của VN. Tất cả hành động bán nước trên đều mờ ám, bịp lừa, mục đích cũng chỉ để che dấu mọi tội lỗi, hầu tiếp tục kéo dài sự thống trị của tập đoàn thực dân đỏ tham nhũng, bất tài nhưng trong tay nắm đủ quyền lực, tiền bạc và trên hết đã sai khiến được một thiểu số trí thức khoa bảng mù quáng hám danh, đang cố sức quậy bùn công cuộc chiến đấu quang phục đất nước của Người Việt Tị Nạn Hải Ngoại và Ðồng bào quốc nội.

Ðó là hậu quả mà ngày nay VN bị Trung Cộng chèn ép, bắt nạt, công khai cướp bốc đất đai từ biên giới cho đến ngoài biển khơi, mà xấu hổ nhất là các vụ có liên quan tới quyền khai thác dầu khí ở khu vực thuộc chủ quyền VN tại Ðông Hải.

Ngày 28-6-1914 vợ chồng thế tử nước Áo bị ám sát ở Bosnie. Và dù chính phủ Serbie không có liên quan gì tới nội vụ nhưng Ðức và Áo ỷ mạnh hiếp yếu tấn công nước này. Thế là Ðại chiến lần thứ I đã xảy ra kéo dài từ 1914-1918 giết hại hằng chục triệu người vô tội. Ðại chiến thứ hai cũng tương tự, do Ðức, Ý và Nhật ỷ mạnh hiếp yếu nên đã lôi kéo nhân loại vào cuộc chém giết kéo dài từ 1939-1945 mới chấm dứt, khi ba nước trên đầu hàng.

Trung Cộng ngày nay còn hung dữ gấp trăm lần Quốc xã Ðức, Phát xít Ý và Quân phiệt Nhật. Tại Ðông Hải, Tàu Ðỏ đã bí mật xây dựng các căn cứ tiềm thủy đỉnh nguyên tử tại đảo Hải Nam, để khống chế VN cũng như thủy lộ dầu của các nước Ðông Á, trong đó có Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan kể cả Hoa Kỳ. Giặc Tàu công khai coi vùng biển của VN là cái ao nhà phía nam của chúng. Do đó đã dùng vũ lực, kinh tế dễ hăm dọa các nước có liên hệ với nước ta tại biển Ðông kể cả Anh và Mỹ, qua hai đại công ty BP và Exxon-Mobill. Sự kiện nghiêm trọng tới mức nhiều người ngoại quốc đã bất mãn thay cho VN, yêu cầu đảng VC phải lập tức chỉnh đốn quân sự, chống lại Tàu Ðỏ, để bảo vệ non sông tổ quốc.

Trong cơn sơn hà nguy biến, dân tộc lâm nguy, đồng bào cả nước và hải ngoại ai nấy đều chung căm hận, quyết chờ cơ hội thuận tiện để đồng đứng chung dướilá cờ đại nghĩa, để đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Ðông, BIên Giới... như tổ tiên ta ngày trước đã từng làm. Vì VN không phải là một nước nhỏ, dân Việt không phải là loại người khiếp hèn. Nhõ hay hèn trước giặc Tàu phương Bắc, chỉ có đảng CSVN còn 80 triệu người Việt luôn khẳng định sức mạnh của mình, sẽ không bao giờ để cho Tàu đỏ hung hăng bá quyền nước lớn, khi đồng bào dành lại được quyền làm chủ nước trong tay CS. Ngày đó không xa và chắc chắn VN sẽ dành lại những phần đất của tổ tiên, bị VC dâng bán cho Tàu đỏ suốt mấy chục năm qua.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 7-2008
MG



Cưới chồng qua điện thoại
Ảnh: Telegraph.
Cô dâu Irin Biswas. Ảnh: The Telegraph.

Một cô dâu Ấn Độ vừa tiến hành lễ cưới với chú rể đang làm việc tại Kuwait qua điện thoại, do anh này không đủ tiền để về nhà.
> Nộp vợ chưa cưới cho cảnh sát / Cô dâu lộ vòng ba

Irin Biswas trao lời thề nguyện với anh Safikul Islam, 27 tuổi, trước sự chứng kiến của người dân làng Murshidabad ở bang Tây Bengal.

Cô gái 18 tuổi cho biết cô mới chỉ nhìn thấy chồng một lần từ đằng xa vào khoảng hơn một năm trước.

"Cho dù là người cùng làng nhưng tôi chưa bao giờ nói chuyện với anh ấy. Tôi đồng ý đám cưới này vì bố mẹ đã sắp đặt nó. Kể từ sau hôn lễ, chúng tôi gọi cho nhau hàng ngày", cô dâu mới chia sẻ.

Gia đình chú rể cho biết Safikul sẽ trở về vào tháng 10 tới khi được nghỉ phép và đây sẽ là lần đầu tiên anh chính thức gặp mặt vợ.

Ngọc Quỳnh (theo The Telegraph, Reuters)

Một công dân Việt Nam cư ngụ bất hợp pháp tại Mỹ nổ súng ở Texas

Nguyễn Hữu Thái An. Ảnh: Dallas News.

Một thanh niên gốc Việt 22 tuổi vừa bị cáo buộc nhiều lần bắn vào những người đi đường ở ngoại ô Dallas, bang Texas, Mỹ.

Các vụ nổ súng diễn ra trong suốt ba ngày từ 29/6 đến 1/7 tại các địa điểm khác nhau, khiến một số người bị thương. Nạn nhân chủ yếu là những người lái xe đang dừng chờ đèn giao thông hoặc đi trên đường cao tốc.

Cảnh sát xác nhận nghi phạm bị bắt vì gây ra các vụ bắn bừa bãi trên là Nguyễn Hữu Thái An. Nguyễn cho biết đã nhắm vào những người gốc Á và gốc La tinh vì từng cãi nhau với hai nhóm người này nên muốn trả thù.

Nguyễn bị khép vào nhóm tội danh hằn thù sắc tộc và mức án được dự đoán sẽ không nhẹ. Người này sang Mỹ cùng gia đình năm 2000 và cư trú hợp pháp tại đây.

Ngọc Sơn (theo AP)

Chửa hơn 9 tháng vẫn đi bán thuốc lắc

Đang mang thai hơn 9 tháng sắp "vượt cạn" nhưng Hạnh vẫn tham gia cung cấp ma túy tổng hợp cho đám "dân bay" trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Hùng bị dẫn giải về nơi tạm giữ.
Hùng bị dẫn giải về nơi tạm giữ.

Sáng nay, ngày 26/7, Nguyễn Xuân Hùng (38 tuổi, trú ở Ngô Quyền, Hải Phòng), Lê Thị Hạnh, Lê Thị Mai cùng 24 tuổi bị Công an quận Đống Đa khởi tố bị can về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy.

Tối ngày 24/7, Hùng bị lực lượng cảnh sát ma túy bắt quả tang khi đang cầm trong tay 600 viên ma túy tổng hợp (hơn 178 gram) tại khu vực Cầu Chui, Gia Lâm. Tại đây, trong người Hùng còn có hơn 23 gram kentamin và gần 3 gram ma túy "đá". Ngoài ra, anh ta còn bị thu giữ 24 triệu đồng và một điện thoại di động.

Ngay trong ngày, công an khám xét tại nhà Hùng ở Hải Phòng đã thu giữ thêm hơn 9 gram heroin, hơn 62 gram ma túy dạng thảo mộc cùng hơn 32 triệu đồng.

Theo cơ quan điều tra, Hùng là một con nghiện, không có nghề nghiệp. Bước đầu, bị can đã khai nhận hành vi mua bán trái phép chất ma túy với số lượng khá lớn.

Cùng tra tay vào còng số 8 với Hùng còn có Hạnh và Mai, hai chân rết chuyên cung cấp thuốc lắc cho dân ăn chơi đất Hà thành và một số khu vực lân cận. Hạnh bị bắt tại cửa khẩu Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, khi trong người có 200 viên ma túy tổng hợp; Mai có 5 viên kentamin.

Mặc dù đang có chửa ở những ngày cuối cùng, nhưng Hạnh không "quản ngại ngần" đi lại khó khăn, vẫn tiếp tục công việc bán thuốc lắc cho đám "dân bay". Chị ta là một "đại lý" lớn của đường dây ma túy tổng hợp do Hùng cầm đầu. Sau khi lấy "hàng" về, vừa bán lẻ, Hạnh vừa đưa buôn cho các "chi nhánh" nhỏ khác. Biết sắp sinh con nên Hạnh ra sức làm kiếm tiền.

Hiện Hùng và Mai đã bị bắt tạm giữ, còn Hạnh được tại ngoại

Lời kể của hành khách trên chuyến bay thần kỳ

Một chiếc Boeing 747
Một chiếc Boeing 747 của hãng Qantas cất cánh từ sân bay Melbourne. Ảnh: AFP.

Một tiếng nổ lớn vang lên, những mảnh vỡ bay vèo vèo trong khoang hành khách và máy bay hạ độ cao khẩn cấp như lao thẳng xuống đất.
> Ảnh Boeing 747 bị thủng / Video bên trong khoang / Phi cơ bị thủng to khi bay

Steve Winchester, một hành khách người Australia mô tả chiếc Boeing 747 như lao thẳng xuống đất sau khi tiếng nổ vang lên. "Có lẽ tất cả mọi người đều nghĩ mọi thứ thế là hết. Tôi nghe thấy ai đó hét toáng lên và mọi người chỉ biết nhìn nhau lo sợ", anh kể.

Một nhân chứng khác là David Saunders vừa ôm cô bạn gái đang đẫm nước mắt vừa kể: "Tôi đã nghĩ là tôi sẽ chết. Tôi nghe thấy tiếng nổ lớn kinh khủng, rồi mọi thứ yên lặng. Rõ ràng khoang hành khách bị giảm áp và máy bay lao xuống đất. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ rơi xuống biển. Tôi lôi vội hộ chiếu ra khỏi túi và nhét vào túi quần, để chẳng may có gì xảy ra họ sẽ xác định được danh tính dễ dàng hơn".

Nữ hành khách Michelle Mellinger thì vẫn chưa hết kinh hãi khi kể lại những gì bà đã trải qua. "Sau tiếng nổ rất lớn, một luồng gió cực mạnh thổi vào khoang máy bay. Một số thứ bay tứ tung và mặt nạ dưỡng khí rơi xuống", bà nói.

Một hành khách người Anh tên là Phill Restall cho biết, anh đang thiu thiu ngủ thì choàng tỉnh bởi tiếng nổ và mặt nạ dưỡng khí rơi xuống. "Các tiếp viên hô lên và yêu cầu mọi người úp mặt nạ vào mặt, rồi họ ngồi xuống. Máy bay bắt đầu hạ độ cao nhanh kinh khủng. Tôi đoán có chuyện gì đó bất thường và nhờ có chút kiến thức, tôi biết phi công đang kiểm soát tình hình".

Restall nói thêm rằng không hề có tiếng gào thét hay có ai bị hoảng loạn trên máy bay. "Mọi thứ không giống như những gì bạn thường thấy trên TV. Mọi người đều làm theo sự chỉ dẫn của tiếp viên", anh khẳng định.

Theo hành khách này, mọi người giữ được bình tĩnh một phần vì họ không biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. "Sau khi hạ cánh và ra khỏi máy bay chúng tôi mới biết rằng những gì đã xảy ra nghiêm trọng đến mức nào. Chúng tôi đã thật may mắn. Nhiều người run lên bần bật khi nhìn thấy mảng vỡ bên thân máy bay", Restall nói.

Chiếc Boeing 747-400 với 346 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn trên khoang đã hạ cánh khẩn cấp thành công xuống Manila, sau khi bị thủng trên đường từ London tới Melbourne. Sự cố xảy ra chỉ khoảng một tiếng sau khi máy bay của hãng Qantas rời sân bay trung chuyển Hong Kong. Lỗ thủng trên thân máy bay có đường kính tới gần 3 mét, nằm phía gần cánh bên phải.

Các nhà điều tra và chuyên gia của hãng Qantas đang làm rõ nguyên nhân tại sao có tiếng nổ dẫn đến lỗ thủng nói trên của máy bay.

Ngọc Sơn (theo AAP, BBC)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 571 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 562 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 468 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 448 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 424 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 374 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 372 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 357 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 332 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 323 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.