Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 16
 Lượt truy cập: 24897307

 
Tin tức - Sự kiện 01.05.2024 17:59
Philippines tuyên bố sẽ không để mất một tấc đất giữa căng thẳng với Trung Quốc trong khi CSVN nhượng Trường Sa, Hoàng Sa, thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hàng ngàn km2 biên giới và 100 triệu dân Việt chỉ b
18.02.2023 19:06

Philippines tuyên bố sẽ không để mất một tấc đất giữa căng thẳng với Trung Quốc

Hoàng Sa, trường Sa, vịnh Bắc Bộ, ải Nam Quan, thác Bản Giốc và hàng ngàn km2 biên giới cống nạp cho TQ đổi lấy quyền cai trị dân Nam?

Philippines tuyên bố sẽ không để mất một tấc đất giữa căng thẳng với Trung Quốc - Ảnh 1.

DUY LINH

DUY LINH

DUY LINH


Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cam kết chắc nịch với các cựu quân nhân rằng chính quyền của ông sẽ không để mất một tấc lãnh thổ nào và kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn đó.


Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr trong lễ tuyên thệ nhậm chức tháng 6-2022 - Ảnh: AFP

"Đất nước đã chứng kiến những căng thẳng địa chính trị gia tăng không phù hợp với lý tưởng hòa bình của chúng ta và đe dọa an ninh, ổn định của đất nước, của khu vực và thế giới", Tổng thống Marcos nêu vấn đề trong một sự kiện của các cựu quân nhân Philippines ngày 18-2.

Nhà lãnh đạo Philippines kế đó nhấn mạnh dưới thời ông, đất nước "sẽ không để mất một tấc lãnh thổ nào".

Ông khẳng định Manila sẽ tiếp tục duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình "theo hiến pháp và luật pháp quốc tế".

Chính quyền của ông cũng sẽ hợp tác với các nước láng giềng để đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân Philippines.

Các phát ngôn của ông Marcos gây chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đang nóng trở lại vì vấn đề Biển Đông.

Hôm 14-2, Tổng thống Marcos đã triệu tập đại sứ của Trung Quốc để bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về "các hành động ngày càng thường xuyên" của Bắc Kinh đối với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và ngư dân Philippines ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippines cùng ngày cũng gửi một phản đối ngoại giao đến Bắc Kinh, sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines báo cáo hải cảnh Trung Quốc đã chiếu "tia laser cấp độ quân sự" vào một trong các tàu của lực lượng này hôm 6-2.

Theo Manila, những tàu này đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội. Sự việc xảy ra cách bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) khoảng 20km, khiến một số thủy thủ đoàn bị mù tạm thời.

Ngày 15-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ việc chiếu laser vào tàu Philippines là hành động ác ý. Người phát ngôn bộ này khẳng định thủy thủ Trung Quốc đã sử dụng các thiết bị laser cầm tay để "đo khoảng cách" nên không có chuyện gây hại cho thủy thủ Philippines.

Cùng ngày 15-2, Philippines thông báo sẽ tập trận quy mô lớn nhất kể từ năm 2015 với Mỹ. Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của gần 9.000 binh sĩ, diễn ra vào quý 2 năm nay nhằm đối phó với các mối đe dọa "nhân tạo lẫn tự nhiên".

Vụ việc xảy ra chỉ một tháng sau khi Tổng thống Marcos có chuyến thăm tới Bắc Kinh trong nỗ lực cân bằng quan hệ của nước này với Mỹ và Trung Quốc.

Trong chuyến thăm đó, hai bên nhất trí thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp để giải quyết các vấn đề trên biển, thúc đẩy đối thoại giữa hai lực lượng tuần duyên.

Trong trường hợp Trung Quốc phóng tên lửa, Bắc Kinh sẽ cân nhắc thông báo cho Philippines và phối hợp thu hồi các mảnh vỡ tên lửa nếu cần thiết.





Tại sao CSVN nhượng Hoàng Sa, trường Sa, vịnh Bắc Bộ, ải Nam Quan, thác Bản Giốc và hàng ngàn km2 biên giới cống nạp cho TQ đổi lấy quyền cai trị dân Nam?



Ngày 19/01/2013 đánh dấu 49 năm Trung Cộng chiếm Hòang Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2023 lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không ?
Tìm câu trả lời không khó. Sau đây là những bằng chứng Nhà nước CSVN đã thuần phục Trung Cộng theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” :

-Thứ nhất, Nhà nước cấm dân không được tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã bỏ mình trong 2 trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lăng và giết hại trên 40,000 quân và dân trong cuộc chiến tranh biên giới thứ nhất từ 17-02 đến 18-03-1979 và cuộc chiến thứ 2 từ 1984 đến 1986 ở Vị Xuyên (Hà Tuyên), nay là Tỉnh Hà Giang.

Nhưng tại sao học trò Việt Nam không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học về cuộc chiến này ?

Trong sách giáo khoa môn Sử lớp 12, họ chỉ viết 10 dòng về cuộc chiến đẫm máu năm 1979 mà không nói gì đến cuộc chiến thứ hai ở Vị Xuyên.

Cuốn sách có đến 11 Tác gỉa, đứng đầu bởi ông Phan Ngọc Liên, Tổng Chủ biên chỉ ghi lại có vỏn vẹn như sau:

“Bảo vệ biên giới phiá Bắc: Hành động thù nghịch chống Việt Nam của tập đòan Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích diọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đòan mở cuộc tiến quân dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Qủang Ninh ) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.” (Trang 207, Lịch sử 12, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tháng 01 năm 2012)

Thương vong nhân mạng và thiệt hại vật chất của phía Việt Nam trong cuộc chiến này như thế nào ? Tại sao giấu đi, với mục đích gì ?

Và tại sao lại không nói gì đến cuộc chiến đẫm máu từ 1984 đến 1990 buộc quân Việt Nam phải rút khỏi tại cao điểm 1.502 ( Núi Đất hay Lão Sơn) ở huyện Vị Xuyên (Tỉnh Hà Giang).

- Thứ hai, Việt Nam đã bị ép nhượng đất cho Trung Cộng như thế nào trong các cuộc đàm phán phân định ranh giới lãnh thổ hai nước.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1989 nói : ““Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt….Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ( Núi Đất hay Lão Sơn) ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên “phân định theo hiện trạng”, tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu “nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?), cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc….” (17-03-2010, Bauxite Viet Nam).

Như vậy rõ ràng Việt Nam đã mất một phần đất “không nhỏ” về tay Trung Cộng, rõ rệt là phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc.

Thứ ba, đảng CSVN đã âm thầm chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp của quân đội Trung Cộng trên 8 đảo đá ngầm họ chiếm của Việt Nam trong trận chiến ở quần đảo Trường Sa ngày 14/03/1988, quan trọng nhất là các bãi Colin, Len Đao và Gạc Ma. Có 64 binh sỹ Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống quân xâm lược này.

Nhà nước Việt Nam đã không có bất cứ hành động nào chiếm lại mà còn để cho Trung Cộng tự do đưa tầu võ trang của Hải Quân đến kiểm soát an ninh trong khu vực. Các tầu Hải giám và Kiểm ngư của Trung Cộng còn tự do bảo vệ hàng trăm tầu đánh cá của ngư dân Trung Cộng đền đánh bắt tự do trên vùng biển Trường Sa. Trung Cộng còn thiết lập các khu vực nuôi cá ở Trường Sa mà Việt Nam không dám phản đối hay phá bỏ.

Trung Cộng còn ngang ngược đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông mỗi năm khỏang 3 tháng, bắt đầu từ tháng Năm. Năm 2013, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm đánh bắt từ ngày 16/5 đến 01/8/2013 gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam và công khai vi phạm vào vùng biển của Việt Nam.

Wu Zhuang, Giám đốc Cục Thủy sản Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói với Tân Hoa Xã của Trung Cộng rằng: “Việc thúc đẩy tuần tra ngư nghiệp thường xuyên xung quanh quần đảo Trường Sa là ưu tiên hàng đầu trong việc thực thi luật ngư nghiệp.”

Việt Nam, như thường lệ chỉ biết “phản đối bằng nước bọt” cho có lệ.

CÁC ANH HÙNG HÒANG SA LÀ AI ?

Thứ bốn, vì sợ mất lòng Trung Cộng, Nhà nước CSVN không dám nhìn nhận và ghi ơn 74 Quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hòang Sa từ ngày 17/01 đến 19/01/1974.

Trung Cộng đã từ chối không nói chuyện về Quần đảo Hòang Sa với Việt Nam mà lãnh đạo Việt Nam không dám phản đối để tiếp tục theo đuổi phương châm “vừa là đồng chí vừa là anh em” với Trung Cộng.

Ngay đối với 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh ở Trường Sa, nhà nước không dám tổ chức lễ tưởng niệm trong phạm vi lớn cả nước mà chỉ để cho Hải Quân tổ chức hạn chế và không dám nói thẳng lính và tầu chiến của Trung Cộng đã tấn công chiếm đảo của Việt Nam.

Mãi đến ngày 31/12/2013, Hải quân Việt Nam mới dám nói đích danh Trung Cộng đã đem quân chiếm một số bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa.

Báo Tuổi trẻ o­nline tường thuật: “ Tàu Hải quân Việt Nam khi qua khu vực các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam luôn tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện 14.3.1988 - chống Trung Quốc xâm chiếm quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam..

..Trong diễn văn của mình, thượng tá Ngô Duy Đỗ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Ở vùng biển này, cách đây gần 26 năm đã diễn ra trận chiến đấu quyết liệt, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146-Trường Sa anh hùng, của các tàu HQ 604, HQ 605, HQ 505, Trung đoàn công binh 83 chống lại cuộc tấn công trắng trợn, bất ngờ của Hải quân Trung Quốc… Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta trên biển Đông nhưng đối phương đã đưa lực lượng lớn xuống quần đảo Trường Sa, ngang nhiên dùng vũ lực chiếm giữ trái phép một số bãi đá ngầm của ta, gây nên sự kiện 14.3.1988, làm cho tình hình càng thêm căng thẳng, phức tạp”.

Ai cũng biết tình hình phức tạp và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Biển Đông là do Trung Cộng gây ra nhưng phía đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam thì vẫn cổ võ việc dùng “biện pháp hòa bình” để giải quyết xung đột.

Câu sáo ngữ này, từ 40 năm qua đối với Hòang Sa và 26 năm đối với Trường Sa chỉ như “đàn gẩy tai trâu” vì Trung Cộng đã tăng cường binh lính và tầu chiến để thi hành “chiến lược biển” của Chủ tịch nước Tập Cận Bình ở Biển Đông. Trung Cộng cũng “chủ quyền hoá” vùng biển “đường Lưỡi Bò” chiếm 85% diện tích Biển Đông bằng cách tổ chức chính quyền cơ sở ở Tam Sa (Hoàng Sa (của Việt Nam), Trung Sa (gồm bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh tranh chấp giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân) và Trường Sa (của Việt Nam).

“Thiện chí hòa bình” của nhà nước Việt Nam đối với tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, chỉ phản ảnh tính “nhu nhược” của một nhà nước có chủ quyền bởi vì Việt Nam có thể kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm ngày 22/01/2013 theo Luật Biển năm 1982.

Nhưng việc Việt Nam không dám kiện Trung Cộng như Phi Luật Tân là một bằng chứng khác chứng minh Lãnh đạo Việt Nam rất sợ hãi Bắc Kinh như đã chứng minh trong thỏa hiệp “hợp tác cùng phát triển” ở Biển Đông sau chuyến thăm Hà Nội 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).

Tuyên bố chung Hà Nội đã đem thắng lợi cho Trung Cộng vì thực tế đã xác nhận chính sách nhất qúan từ xưa đến nay của Trung Cộng vẫn là làm theo chỉ đạo của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979, đó là:“chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác”

Lập trường này, một lần nữa đã được Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình lập lại với Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Cộng trong phiên họp ngày 30/7/2013 tại Bắc Kinh.

Ông Tập Cận Bình lưu ý các Ủy viên Bộ Chính trị rằng “ Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi (trên các vùng biển tranh chấp, tức Biển Đông và Biển Hoa Đông).” (Theo Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)

Thứ Năm, Nhà nước Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách ngăn chận không cho người dân biểu tình phản đối Trung Cộng đàn áp, bắn giết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông; xâm chiếm biển đảo của Việt Nam và còn lùng bắt những ai viết bài chống Trung Cộng là những việc làm phản tuyên truyền và chỉ có lợi cho Bắc Kinh.

Nếu đảng và chính phủ Việt Nam tin rằng chống Trung Cộng chỉ là cái cớ để người dân và các “thế lực thù địch” lợi dụng chống đảng và chống nhà nước nhằm gây mất ổn định để lật đổ chính quyền, xóa đảng thì việc đảng bị nhân dân xa lánh là điều tất yếu.

Tư duy xuyên tạc và chụp mũ này của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng và bảo vệ an ninh cho đảng đã chia rẽ thay vì đòan kết và gây thêm hận thù thay vì hòa giải với nhân dân là một sai lầm chính trị chỉ làm lợi cho kẻ thù.

ĐẢNG CSVN HÃY TRẢ LỜI

Vì vậy, lãnh đạo đảng và nhà nước hãy can đảm trả lời cho dân biết:

-Tại sao Đảng không dám suy tôn 74 anh hùng liệt sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ máu hy sinh bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc tại Hoàng Sa tháng 01/1974 ?

-Phải chăng đảng và nhà nước, sau 38 năm thống nhất đất nước, vẫn còn hận thù 74 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa để gia đình họ bị vô ơn, bạc nghĩa chỉ vì 40 năm trước đây họ không phải là lính Cộng sản ?

Cuộc sống cô quạnh, thiếu thốn không có chỗ ở của Bà Huỳnh Thị Sinh, goá phụ Trung tá VNCH Ngụy Văn Thà, chỉ huy Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã hy sinh tại Hòang Sa là một bằng chứng của sự vô ơn này.

-Tại sao hàng năm Nhà nước không dám tổ chức lớn các buổi tưởng nhớ đến công lao của 64 liệt sỹ Quân đội Nhân dân bỏ mình tại Trường Sa tháng 03/1988 ?

-Tại sao Nhà nước lại cấm dân không được tổ chức truy điệu đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh trong 2 cuộc chiến biên giơi chống Trung Cộng xâm lăng từ 1979 đến 1990 ?

-Tại sao dân biểu tình chống các hành động chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng lại bị công an đàn áp dã man ?

-Tại sao, cho đến năm 2013, lịch sử “bây giờ” về hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa vẫn chưa được viết vào sách giáo khoa để dậy cho học sinh và sinh viên ?

-Tại sao lại có những sách dậy trẻ mầm non xuất bản có cờ Trung Cộng và có hình Việt Nam với hình “lưỡi bò” ở Biển Đông mà lại không có, hoặc có nhưng rất nhỏ về 2 Quần đảo Hòang Sa và Trường Sa ?

-Tại sao nhiều khu đất “bờ xôi ruộng mật”, nhiều vùng đất chiến lược quốc phòng và nhiều vùng biển “hái ra bạc khạc ra tiền” đã “rơi” vào tay người Hoa ?

-Tại sao lại có nhiều Phố Tầu và Làng Tầu được phép mọc lên giữa làng xóm hiền hòa Việt Nam ?

-Tại sao các Công trường, Nhà máy do người Hoa làm chủ lại là những “mật khu” bất khả xâm phạm đối với người Việt Nam ngay trên lãnh thổ của tổ tiên mình ?

-Tại sao hàng triệu người Việt không có công ăn việc làm mà nhiều chục ngàn người Hoa lại được thong dong đưa vào Việt Nam lấy mất công việc của công nhân bản xứ ?

-Tại sao Nhà nước có dư Công an và Côn đồ đi bảo vệ các Nhóm lợi ích và Chủ đầu tư để đàn áp dân chống cưỡng chế đất đai hay đi khiếu kiện đòi công bằng thì lại thiếu lực lượng an ninh đi lùng bắt số người Hoa cự ngụ bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, và để cho Thương lái người Hoa tiếp tay phá họai nền Nông nghiệp của Việt Nam ?

-Và sau cùng, tại sao Việt Nam lại để cho Trung Cộng “ăn sâu, bám rễ” vào dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên để bây giờ thua lỗ đã trông thấy trước mắt mà tương lai vẫn còn mù mịt tăm hơi ?

Tất cả những thắc mắc này đều có liên quan đến chủ quyền và quyền tự hào dân tộc. Chúng cũng chứa tiền lẫn mồ hôi, nước mắt của người dân mà Đảng và Nhà nước có hay ?

Trước những nỗi đau ấy của dân thì ai là người có bản lĩnh trong Lãnh đạo Việt Nam có thể cho dân biết đến bao giờ mới có ngày trở về với Tổ quốc của Hòang Sa và những phần đảo Trường Sa bị Trung Cộng chiếm đóng, hay sẽ chẳng bao giờ ?

Phạm Trần

(01/014)

Ngày 22/01/2013, Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong đơn khởi kiện Philippines nêu 13 yêu sách cụ thể, trong đó nội dung quan trọng nhất là Philippines yêu cầu Toà ra phán quyết yêu sách “đường lưỡi bò” vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không có giá trị. Trung Quốc tìm mọi cách phản đối, ngăn cản vụ kiện; chĩa mũi nhọn công kích Philippines cả trên mặt trận ngoại giao lẫn trong tuyên truyền và trên thực địa, hòng gây sức ép buộc Philippines phải từ bỏ vụ kiện. Mặc dù vậy, Philippines vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện và tiến trình của Toà Trọng tài vẫn diễn ra theo đúng các trình tự được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Toà Trọng tài đã được thành lập với 5 Trọng tài viên do ông Ghana là chủ tịch Toà Trọng tài. Toà Trọng tài cũng đã tiến hành cuộc họp đầu tiên thông qua Quy tắc tố tụng của Toà và ấn định thời gian biểu cho Philippines nộp bản Biện hộ. Nhiều nước như Ấn Độ, Nhật, EU, Mỹ… đã lên tiếng công khai ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông tại các cơ quan tài phán quốc tế, bao gồm Toà Trọng tài, ủng hộ vụ kiện của Philippines; phản đối việc Trung Quốc gây sức ép đối với Philippines trên vấn đề vụ kiện. Nhiều học giả, luật sư, nhà nghiên cứu cũng đã lên tiếng ủng hộ cho việc giải quyết tranh chấp thông qua Toà Trọng tài. Vụ kiện đã mở ra một cục diện mới cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng pháp lý. Các nước liên quan cần có sự hỗ trợ tích cực cho vụ kiện của Philippines thành công và không thể đứng ngoài.

Trong năm 2013, Malaysia tỏ ra kiên quyết hơn trên vấn đề Biển Đông; không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” và không chấp nhận “cùng khai thác” trên thềm lục địa của Malaysia; tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực của hải quân; nâng cấp và mở rộng căn cứ quân sự tại Bintulu Sarawak, nằm gần bãi ngầm Tăng Mẫu; chủ động đề nghị tiến hành cuộc gặp 4 nước ASEAN liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei) để thống nhất lập trường trên vấn để Biển Đông.

Lễ ăn mừng cắm mốc Việt-Trung

Giới chức Việt Nam và Trung Quốc vừa tổ chức Lễ Chào mừng hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.

Buổi lễ bắt đầu lúc 3:30 chiều tại cửa khẩu Hữu nghị Quan giữa Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây.

Hơn 400 quan chức chính phủ hai bên cùng nhiều người dân đã tham dự buổi lễ.

Trong số các khách mời có ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện , và thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vỹ.

Về phía Việt Nam có phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm và thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng.

Ông Đới được Tân Hoa Xã trích lời nói: "Việc hoàn tất phân giới cắm mốc là sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương, với ý nghĩa lịch sử sâu xa".

Ông nói thêm: "Điều này không chỉ tạo điều kiện cho hai nước phát triển hợp tác chiến lược, mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực".

Trung Quốc và Việt Nam loan báo hoàn tất phân giới cắm mốc chỉ vài tiếng trước khi năm 2008 kết thúc.

Buổi lễ ăn mừng kéo dài 45 phút có các màn văn nghệ của cả hai nước.

Những việc cần làm

Thứ trưởng Ngoại giao VN Vũ Dũng, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, cũng đã phát biểu trước báo chí Việt Nam nhân sự kiện này.

Ông Dũng cho hay hai bên cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Ðông Hưng (Trung Quốc) hồi tháng 12/2001.

Từ tháng 10/2002, việc phân giới cắm mốc được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến biên giới giữa hai bên.

Cho tới 2004, do hai bên còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai, nên công tác này tiến triển chậm, và chỉ sau khi thỏa thuận triển khai theo phương thức "dễ làm trước, khó làm sau", quá trình phân giới cấm mốc mới tiến triển nhanh hơn.

Hết năm 2006, hai bên thỏa thuận giải quyết các vấn đề nhạy cảm tồn đọng theo phương thức "cả gói".

Ông Vũ Dũng được TTXVN trích lời nói: "Sự kiện này cũng là cơ sở để mỗi bên quản lý và duy trì sự ổn định ở vùng biên giới, thực hiện chủ trương xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài".

Ông thứ trưởng cho biết, trong năm 2009, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục thảo luận nhằm hoàn chỉnh nội dung của Nghị định thư về phân giới cắm mốc và các phụ lục kèm theo, bao gồm bản đồ, hồ sơ ghi nhận những kết quả mà hai bên đã đạt được trên thực địa trong những năm qua.

Một trong các việc cần làm là thương lượng và ký kết Quy chế quản lý biên giới mới và Hiệp định quản lý hoạt động qua các cửa khẩu quốc tế.

Hai bên cũng sẽ thảo luận và ký Hiệp định về việc hợp tác khai thác tiềm năng du lịch thác Bản Giốc; Quy định về việc đi lại ở khu vực cửa sông Bắc Luân.


Lê Khả Phiêu cháu Lê Chiêu Thống qua đời, dư luận nhắc lại vết nhơ ‘nhượng đất cho Trung Quốc’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sáng 7 Tháng Tám, khi các báo nhà nước đồng loạt đăng tin cựu Tổng Bí Thư CSVN Lê Khả Phiêu qua đời, thọ 89 tuổi, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến “không tiếc thương” mà thay vào đó là một số bình luận chỉ trích.

Các báo nhà nước nói ông Phiêu qua đời “sau một thời gian lâm bệnh, dù được bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc,” trong khi Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết rõ hơn là “bị ung thư di căn, gia đình đưa từ bệnh viện 108 về nhà vào đêm 6 Tháng Tám.”

Sau khi ông Phiêu qua đời, những lời ca ngợi ông chỉ đọc được trên báo nhà nước.

Ở chiều ngược lại, viết trên mạng xã hội, nhà báo Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, bình luận: “Một cựu nguyên thủ quốc gia chết đi nhưng không nhận được sự tiếc thương nào của công chúng thì phải xem lại đường ăn ở lúc cầm quyền. Và như vậy, ông ta không xứng đáng được làm quốc tang.”

Cùng thời điểm, Facebooker Phạm Minh Vũ, một người trong giới tranh đấu, viết: “Năm 1999, Hiệp Ước Phân Chia Biên Giới Việt Nam-Trung Quốc, lúc đó là Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải đã nhượng cho Trung Cộng cả Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, và 15,000 cây số vuông dọc biên giới Việt-Trung. Cũng sang Tháng Mười Hai, 2000, lại là bộ ba quyền lực đó đã cắt 15,000 cây số vuông Vịnh Bắc Bộ bán cho Trung Cộng ở Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ. Người ta sẽ nhớ công lao với đảng Việt cũng như Trung Cộng của Lê Khả Phiêu chắc chỉ từng đó, một kẻ phản quốc bán nước. Thế thôi!”

Liên quan “cáo buộc” này, trong chương 20, sách “Bên Thắng Cuộc,” nhà báo Huy Đức viết: “Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ông Lê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nhưng, trên nhiều phương diện, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu chỉ là người thừa kế những chính sách được thiết lập từ thời ‘Thành Đô.’”

Ông Huy Đức viết thêm: “Việc hoạch định biên giới, cụ thể là phân chia 227 km2 nằm trong 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, gọi là khu vực C được quyết định trong nhiệm kỳ của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu và Thủ Tướng Phan Văn Khải. Tương nhượng là điều không thể tránh khỏi trong các cuộc đàm phán, nhưng tương nhượng ở Hữu Nghị Quan, thác Bản Giốc, những nơi mà từ xa xưa các nhà nước Việt Nam đều đã khẳng định chủ quyền và trong tiềm thức nhân dân, đã trở thành một phần lãnh thổ thiêng liêng quả là những quyết định khó phân công, tội.”

Nhà báo kỳ cựu này cũng tiết lộ chuyện hậu trường của Hội Nghị Bộ Chính Trị vào ngày 5 Tháng Giêng, 2001, kết luận việc ông Lê Khả Phiêu “vi phạm nguyên tắc lãnh đạo tập thể” và rằng sau Hội Nghị Trung Ương 11, các vị cố vấn, đặc biệt là Tướng Lê Đức Anh cử người gặp các cán bộ lão thành, thông báo những thông tin liên quan đến các “sai phạm của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu.”

“Ủy Ban Kiểm Tra kết luận không đề nghị kỷ luật ông Lê Khả Phiêu và ông Phạm Thanh Ngân nhưng không để tái cử trong nhiệm kỳ IX. Bộ Chính Trị họp nói thẳng, ông Phiêu phải rút khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương. Có ý kiến đòi phải kỷ luật ông Phiêu trước khi cho nghỉ,” theo sách “Bên Thắng Cuộc.”

Một trong những ảnh trong bài “Thăm nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu” đăng trên BBC Việt Ngữ hồi Tháng Giêng, 2009, gây xôn xao dư luận. (Hình: BBC Việt Ngữ)

Với công chúng nói chung, nhắc đến ông Phiêu, người ta lại nhớ đến những hình ảnh trong bài “Thăm nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu” đăng trên BBC Việt Ngữ hồi Tháng Giêng, 2009, gây xôn xao dư luận. Thời điểm đó, cơ quan truyền thông Anh Quốc này nói rằng ảnh chụp tư dinh của ông Phiêu vào ngày Mùng Một Tết Kỷ Sửu do bạn đọc ẩn danh gửi tới.

Các tấm ảnh cho thấy dinh thự nguy nga của ông Phiêu tọa lạc trên đường Lý Nam Đế, Hà Nội. Trong nhà có bộ ngà voi to đặt trước tấm ảnh chân dung cỡ lớn của ông, ngoài ra là tượng bán thân của ông, trống đồng, tượng Phật và cả một vườn rau sạch. Chi tiết này được một số blogger nhắc lại khi ông qua đời, với câu hỏi: “Nhà ông ấy có vườn rau sạch mà sao vẫn bị ung thư?”

Theo thông lệ, ông Phiêu là hàng “tứ trụ,” nên nhà cầm quyền CSVN sẽ tổ chức quốc tang cho ông trong những ngày tới. (N.H.K) [kn]

iến trình bị mất đất

Lữ Giang

22 tháng 8, 2009

Chúng ta nhớ lại, nhân dịp Đại Hội Đảng Toàn Quân từ ngày 3 đến 11.1.2001, Lê Đức Anh đã đứng lên tố Lê Khả Phiêu 10 tội, trong đó có một tội rất quan trọng là “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” trong chuyến đi Trung Quốc chầu Giang Trạch Dân. Người đầu tiên đưa sự tố cáo này ra công luận là Đỗ Việt Sơn, một đảng viên đảng CSVN về hưu và có lẽ là đàn em của Lê Đức Anh. Sau đó, Luật sư Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” nói rõ rằng phần đất bị “bán” là 720 cây số vuông. Nguyễn Chí Trung, thư ký của Lê Khả Phiêu, nói với báo chí rằng Lê Khả Phiêu là “nạn nhân của những âm mưu đánh phá của 3 vị cố vấn là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”

Dĩ nhiên, nhóm Lê Khả Phiêu phải phản pháo. Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã cho Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh dùng tài liệu vụ án chính trị T-4 tại Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng để chơi lại nhóm Lê Đức Anh.

Khởi sự từ đó, một phong trào tố đảng CSVN làm mất đất mất biển được phát động ở hải ngoại, nhưng người Việt chống Cộng không dùng những chữ “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” của Lê Đức Anh, mà đổi thành “Dâng đất dâng biển cho Trung Quốc”. Chiến dịch này đã trở nên rầm rộ khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa thưộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sau đó phong toả Biển Đông.

Thật ra, người Việt đã bị Tàu cướp đất dài dài trong tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay, do đó người Việt phải tiến dần xuống phía Nam. Tuy nhiên, cha ông chúng ta cũng đã chiếm đất của Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp để lập thành một nước mới.

Trong bài này chúng tôi chỉ nói về tiến trình bị mất đất trong lịch sử. Trong bài sau, chúng tôi sẽ bàn đến chuyện đòi đất của tiền nhân để rút kinh nghiệm.

BÀI HỌC LỊCH SỬ?

Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?”, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có nêu lên hai đề nghị: (1) Đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam. Cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được. (2) Cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.

Ông nói rõ: “Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam…”

Nhưng với nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, đề nghị này rất khó nghe. Lý do thứ nhất: Người Tàu có “Tam thập lục kế” (với người Tàu, con số 36 có nghĩa là nhiều lắm), nhưng một số người Việt đấu tranh ở hải ngoại chủ trương chỉ có “biểu dương khí thế” là thượng sách, không cần biết kết quả như thế nào. Mọi kế khác gần như không được chấp nhận. Như vậy học sử để làm gì? Lý do thứ hai: Sử đâu mà học?

Trong bài Tựa của bộ “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có than phiền: “Sử mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử của mình”.

Bài Tựa này được viết vào năm 1919, khi bộ “Việt Nam Sử Lược” lần đầu tiên được xuất bản, nhưng đến nay vẫn còn đúng. Không những thế, một số “sử gia” đời nay khi viết sử, thường không dựa theo chính sử như cụ Trần Trọng Kim, mà chỉ ghi lại những phần mình thích, bỏ đi những phần bị coi là mất “khí thế” hay không oai hùng, biến hoá nhiều đoạn và thêm huyền thoại vào làm cho sử không còn là thực sử nữa! Một vài thí dụ cụ thể:

(1) Khi viết về vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, các “sử gia” ta chỉ ghi lại “Bình Ngô Đại Cáo” và giấu đi tờ biểu thê thảm mà Lê Lợi dưng lên vua Minh xin phong vương. Trong vụ Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, các “sử gia” ta cũng chỉ ghi lại “Hịch Đánh Trịnh” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Hịch Gọi Đò” của Nguyễn Huệ, còn tờ biểu được Nguyễn Huệ dưng lên vua Thanh năn nỉ xin ban sắc phong được coi như không có. Họ cho rằng những tở biểu đó làm mất “khí thế” nên phải loại ra khỏi sử, không nên cho con cháu đọc.

(2) Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sửa lại sử, cho rằng không có chuyện Bắc Thuộc lần thứ nhất và Mã Viện đem quân đánh hai Bà Trưng. Trái lại, các đời vua Hùng Vương đã kéo dài ra đến sau Công Nguyên, tức đến khi Phật giáo được truyền vào đất Việt! Việc sửa sử này nhắm mục tiêu chứng minh: “Phật giáo là dân tộc” vì đã du nhập vào Việt Nam từ đời Hùng Vương!

Pháp nạn kinh hoàng (gần như làm cỏ) mà Nguyễn Huệ đã gây ra cho Phật Giáo để có phương tiện tiến đánh quân Thanh, không được ai ghi lại một vài dòng, kể cả các “sử gia” Phật Giáo! Họ chỉ nói đến “Pháp nạn” dưới thời Ngô Đình Diệm!

(3) Tàu xây Ải Nam Quan như thế nào và các diễn biến về sau ra sao, đã được ghi rất tỉ mỉ trong chính sử của Tàu cũng như của ta. Công Ước Thiên Tân ngày 9.6.1885 giữa Pháp và Trung Hoa và các văn kiện đính theo đã gọi Ải Nam Quan là “Porte de Chine” (cửa của Trung Hoa) và vẽ nó nằm trên đất Trung Hoa. Ấy thế mà để “tố cộng”, các “sử gia” và các chiến sĩ chống cộng đã coi những văn kiện lịch sử và pháp lý đó như không có, cũng nhau ngồi “khóc Nam Quan”! Có “đại sử gia” còn biến hoá Ải Nam Quan ra hai phần, một phần nói là của Tàu và một phần nói là của ta, để cho “hợp với lòng dân”!

Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?

NƯỚC TA KHỞI TỪ BÊN TÀU?

Theo truyền thuyết và dã sử, thời kỳ Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây lịch, thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của Việt Nam dưới thời Kinh Dương Vương nằm ở tận bên Tàu, rất rộng lớn: Phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).

Nước Chiêm Thành lúc đó nằm ở đâu? Bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại như sau:

“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông...

Thật ra, phải đến thế kỷ thứ 13, nước ta mới có quan viết sử, nên những điều xẩy ra trước đó đều được chép lại theo tục truyền, không biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chắc chắn người Việt ngày xưa ở tận bên Tàu, sau đó trụt dần xuống phía nam. Tại sao như vậy? Cụ Trần Trọng Kim giải thích:

“Người nòi gióng Việt Nam ta mỗi ngày một nẩy nở ra nhiều, mà ở phía bắc đã có nước Tàu cường thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ biển lấn xuống phía nam, đánh Lâm Ấp, dứt Chiêm Thành, chiếm đất Chân Lạp, mở ra bờ cỏi bây giờ.”

Đây là kiểu “Dùi đánh đục thì đục đánh săng (gỗ)” hay “Cá lớn nuốt cá bé”.

ĐỒNG TRỤ NẰM Ở ĐÂU?

Nước ta có ranh giới đầu tiên với nước Tàu là do Mã Viện ấn định. Lịch sử kể lại rằng dưới thời Đông Hán, năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ của Tàu sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân, sang đánh Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về lại cho nhà Hán (Thiền sư Lê Mạnh Thát nói chuyện này không có!). Mã Viện dời phủ trị về Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất. Người Giao Chỉ đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao, vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.

Nhưng cột đồng này đã được dựng ở đâu?

Theo “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.

Khâm Châu là một châu của Tàu nằm sát biên giới với Giao Chỉ, còn Cổ Sâm là một động của ta nằm sát biên giới Tàu.

Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.

Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?

Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:

Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng, lớn chừng ba thước.

(Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)

Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí”  của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.

Đồng trụ nếu to 2 thước ta (theo Lê Qúy Đôn) hay 3 thước ta (theo Nguyễn Trải) thì cũng rất lớn. Mỗi thước ta bằng 0,425 mét. Như vậy 2 thước là 0,850 mét và 3 thước là 1,275 mét.

Về sau, cả người Tàu lẫn người Việt đều không biết rõ đồng trụ nói trên nằm ở đâu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục” có cho biết năm 1272, nhà Nguyên đã sai Ngột Lương sang Việt Nam hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước ở đâu. Vua Trần Thánh Tôn đã sai viên phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Lê Kính Phu tâu với Nhà Nguyên: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi. (Quyển VII, tr. 219).

Thật ra, Mã Viện không phải chỉ dựng một đồng trụ ở Cổ Sơn. Ông đã mở mang bờ cỏi của nhà Hán, dựng lên một đồng trụ ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và hai đồng trụ ở Bình Định. “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu cho biết: Sách Tần Thư Điạ Lý Chí ghi: Ở quận Nhật Nam có cột đồng từ đời Hán dựng làm địa giới. Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di, Mã Viện qua đất này dựng hai cột đồng nêu bờ cỏi nhà Hán.

Quận Nhật Nam lúc đó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.

Nhìn lại, nếu đồng trụ do Mã Viện dựng để phân ranh giới Việt – Trung mà còn thì nó cũng đã nằm trên đất Tàu, vì năm 1540 Mạc Đăng Dung đã giao vùng đất Cổ Sơn, nơi có đồng trụ, cho Trung Hoa rồi.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN

Nhiều người tưởng rằng, trong lịch sử, cha ông chúng ta luôn kiên cường dựng nước và giữ nước, không để mất một tấc đất nào. Thực tế không phải như vậy. Ngoài việc bỏ Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây chạy xuống Bắc Việt hiện nay, cha ông chúng ta còn phải chịu bị mất đất rất nhiều lần.

Mặc dầu Mã Viện đã dựng đồng trụ ở Phân Mao để đáng dấu ranh giới giữa Giao Chỉ và nước Tàu, những việc phân định ranh giới giữa hai nước không dễ dàng vì biên giới rất rộng lớn. Mỗi lần có tranh chấp, vua hay quan Tàu đều giàng quyền quyết định phần nào thuộc Tàu và phần nào thuộc ta.. Thí dụï năm 1442, nhà Minh gởi dụ cho vua Lê Thái Tông, nói rằng Chiêm Lãnh và Như Tích là thuộc Châu Khâm của Trung Quốc, do Hoàng Khoan cai quản, nên phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1547, Đô Đốc Mã của nhà Thanh gởi thư cho Chúa Trịnh và nói: “Từ Sa Châu trở ra ngoài đến Phân Mao - Đồng Trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, cho về An Nam”.

Ngoài chuyện tranh chấp về vùng biên giới, các vua và quan Tàu luôn tìm cách chiếm thêm đất của nước ta. Tạm bỏ qua “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đi, chúng ta thấy từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 18, dưới các triều đại của Trung Quốc từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh đều đem quân xâm lấn Đại Việt. Nhà Tống xâm chiếm 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh và nhà Thanh mỗi vương triều một lần. Ngoài những cuộc xâm chiếm đại quy mô như thế, các triều đại Trung Quốc cũng thường tìm cách cướp đất của người Việt ở vùng biên giới. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:

1.- Mất hai động Vật Ác và Vật Dương.

Dưới thời nhà Tống, Quách Quỳ đã chiếm 4 châu và một huyện của Đại Việt là Quảng Nguyên,  Quang Lang, Tô Mậu, Môn, và Thuận châu. Sau đó, năm 1057 Nùng Tôn Đàn nộp động Vật Ác và năm 1064 Nùng Trí Hội nộp thêm động Vật. Dương. Vua Lý Nhân Tông phái sứ qua thương lượng nhiều lần, vua Tống chỉ chịu trả cho 4 châu và một huyện, nhưng không trả hai động Vật Ác và Vật Dương.

2.- Mất 59 thôn ở Cổ Lâu

Năm 1401, khi Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly nhường ngôi, đã sai sứ sang xin vua nhà Minh phong vương. Vua Thánh Tổ nhà Minh nghe tin ở An Nam đang có chuyện lộn xộn nên cho điều tra và biết được Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh muốn nhân cơ hội này đem quân sang chiếm nước An Nam, lấy lý do là để hạch tội Hồ Quý Ly. Khởi đầu, vào năm 1405 nhà Minh sai sứ sang đòi lại đất Lộc châu, tức Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay, viện lý do đất này trước đây thuộc châu Tự Minh của tỉnh Quảng Tây. Lúc đầu Hồ Quý Ly không chịu, nhưng thấy áp lực của nhà Minh quá nặng nên Hồ đã sai quan hành khiển là Hoàng Hối Khanh đến dàn xếp. Hoàng Hối Khanh quyết định cắt 59 thôn ở Cổ Lâu nhường cho Tàu. Hồ Quý Ly thấy cắt nhiều quá, có mắng Hoàng Hối Khanh. Tuy đã nhún nhường như thế, nhà Minh vẫn không chịu, đem binh qua chiếm nước ta.

3.- Mạc Đăng Dung giao hai châu và 4 động cho Tàu

Theo cuốn “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, năm 1540 khi Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, đã trao trả 2 châu và 4 động cho nhà Minh. Hai châu là Như Tích và Chiêm Lãng, và 4 động là Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm và Liêu Cát. Các lãnh thổ này được sát nhập vào châu Khâm của Tàu. Nhưng Mạc Đăng Dung không được nhà Minh phong vương mà chỉ phong làm Đô Thống Sứ.

4.- Mất 13 châu và 3 động.

Năm 1684, thổ quan huyện Khai Hóa của tỉnh Vân Nam đem quân chiếm ba động Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ thuộc tỉnh Tuyên Hưng của ta. Chúa Trịnh Thuận Đức cho sứ qua đòi lại nhưng nhà Thanh không trả.

Năm 1698 thổ quan tỉnh Vân Nam lại chiếm thêm ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sứ thần Nguyễn Đăng Đạo đến Trung Quốc xin vua Khang Hy trả lại, nhưng vua từ chối. Chúa Trịnh Bính lại phái sứ khác qua nhà Thanh xin xem lại vụ này, nhưng quan Tuần Phủ Quảng Tây không cho đi. Từ đó, ba động này kể như mất luôn.

Năm 1781, dưới thời Tây Sơn do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Hoàng Công Thư đã đem 10 châu của nước Việt nộp cho Tổng Đốc tỉnh Vân Nam. Triều đình ta gởi thư yêu cầu Tổng Đốc Vân Nam xét lại biên giới. Tổng Đốc Vân Nam trả lại thư và nói rằng biên giới tự nhiên không cần vạch lại.

Trên đây là một số vụ mất đất điển hình trong thời phong kiến.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI XHCN

Có thể nói, nếu không có Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, khó mà ấn định được đường ranh giới hợp lý và khoa học trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d'Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.

Mặc dầu có những hiệp ước ấn định ranh giới một cách rõ ràng nói trên, kể từ năm 1954, sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, Trung Quốc bắt đầu xâm phạm biên giới Việt Nam. Những vụ xâm phạm này đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi rõ trong tập “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội xuất bản năm 1979, sau khi Trung Quốc đem quân “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trong “Lời Nhà Xuất Bản”, nhà xuất bản Sự Thật nói rõ đây là toàn bộ “Bị vong lục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lăng lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới”.

Vì tập sách khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Trong phần “Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay”, nhà cầm quyền Hà Nội cho biết thủ đoạn lấn chiếm đất của Trung Quốc như sau:

(1) Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất (tr. 8).

(2) Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữa nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam (tr. 10).

(3) Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam (tr. 11).

(4) Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc (tr. 12).

(5) Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới, điển hình là đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53), nơi chúng định chiếm một phần thác Bản Giốc và cồn Pò Thông (tr.14)...

Sau đây là một số trích đoạn được trích dẫn:

1.- Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.

Tài liệu cho biết:

“Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.”

Một thí dụ cụ thể: Từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung  cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. (tr. 8 và 9)

2.- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

“Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét...” (tr.10)

3.- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

“Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20.2.1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc... (tr.11 và 12).

Trên đây chỉ là một vài thí dụ cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

LỆNH PHẢI GIỮ ĐẤT

Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:

Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.

Lữ Giang


Mà hiện nay trong vấn đề Biển Đông – vấn đề Hoàng SaTrường Sa, ... khảo sát lại tất cả đường biên giới trên bộ trước đây đã mất gì so với ...
VOA Tiếng Việt · VOA Tiếng Việt · 21 thg 2, 2012
Việt Nam cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không ... Cả ba văn bản về biên giới vừa nói đều được ký tại Bắc Kinh ngày ...
BBC · 28 thg 8, 2020
Có Hoàng Sa, Gạc Ma, họ còn muốn ải Nam Quan, thác Bản Giốc và đường biên giới có lợi cho họ. Đoạt rồi, họ lại chiếm tiếp những bãi đá ngầm, ...
VOA Tiếng Việt · Lê Xuân Chiến · 10 thg 5, 2016
Tiếp xúc với thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn - PHẦN 3:"Tuyệt đại đa số các nhà khoa học Việt Nam và Quốc Tế, ...
YouTube · PhoBolsaTV · 10 thg 2, 2012
Người dân tưởng niệm cuộc chiến biên giới 1979 với Trung Quốc tại Hà Nội ... lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ...
Radio Free Asia · RFA Tiếng Việt · 19 thg 2, 2022
Đó là bánh phở dai, thịt vịt quay da giòn, thịt xá xíu, thịt quay da giòn, lạp sườn, rau sống, dưa chuột, lạc rang, khoai lang chiên thái sợi trộn với nước sốt ...
Người Việt Du Lịch Việt · MR LINH’S ADVENTURES - Offbeat Tour Operator · 18 thg 1, 2021
Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ ... và 'để mất ải Nam Quan và một phần thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc'.
VOA Tiếng Việt · VOA Tiếng Việt · 28 thg 8, 2020
Một số nhà quan sát thời sự Việt Nam từ trong nước và hải ngoại cùng ... Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam): Theo tôi, ...
BBC · 29 thg 8, 2020
Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, toàn bộ thác này nằm ... Khi nào Hoàng sa và trường Sa là của VN thì khi đó thác Bản giốc mới về VN.
XAMVN · Sơn Nguyễn Ngọc · 5 ngày trước
Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã ... chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư ...
Radio Free Asia · RFA Tiếng Việt · 1 tuần trước

(Ngày 11.8.2009)




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 648 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 641 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 626 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 526 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 509 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.